Contents
1.Khái quát về nền kinh tế Trung Quốc
2. Thực trạng đầu tư nước ngoài của Trung Quốc.
2.1. Thực trạng đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc.
2.2. Thực trạng thu hút đầu tư của Trung Quốc
2.3. Các chính sách đầu tư nước ngoài của TQ
3. Tình hình đầu tư nước ngoài tại VN và bài học kinh nghiệm từ TQ
3.1.Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam rút ra từ thực trạng đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc
1. Khái quát về nền kinh tế Trung Quốc
Tên nước Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa
Thủ đô Bắc Kinh
Diện tích 1,39 tỷ người (tính đến 2010)
Dân tộc 56 dân tộc (dân tộc Hán là chủ yếu)
Tôn giáo Phật giáo, Đạo giáo, Đạo Hồi,
Thiên chúa giáo
Ngôn ngữ Tiếng Hán là tiếng phổ thông
Hành chính 31 tỉnh, trong đó thành phố gồm 22 tỉnh, 5 khu tự trị, 4 thành phố trực thuộc TƯ
Đất nước Trung Quốc nổi tiếng là một trong những cái nôi văn minh nhân loại sớm nhất với lịch sử tồn tại trên 3.500 năm. Với lịch sử hàng nghìn năm phát triển, Trung Quốc luôn biết mở cửa tiếp nhận tinh hoa thế giới, thâu hoá tri thức, tạo dựng nên gia tài văn hoá đầy trí tuệ mà luôn giữ được sắc thái riêng biệt của mình
Năm 1978, Trung Quốc tiến hành công cuộc cải cách mở cửa và thực hiện một cuộc thay đổi vĩ đại trong lịch sử của, và đã đạt được những thành tựu đáng khâm phục. Gần 30 năm thực hiện cải cách mở cửa, Trung Quốc đã thu được những thành tựu to lớn, trở thành cường quốc với nền kinh tế đứng thứ hai thế giới. Từ năm 1979 đến 2005, GDP bình quân hàng năm của Trung Quốc tăng trên 9,4%, đạt mức cao nhất thế giới. Tính riêng năm 2005, năm cuối cùng thực hiện "Kế hoạch 5 năm lần thứ 10", GDP của Trung Quốc tăng trưởng 9,9%, đạt khoảng 2200 tỷ USD (gấp 50 lần so với năm 1978), xếp thứ 4 thế giới; thu nhập bình quân của cư dân ở thành thị đạt khoảng 1295 USD, ở nông thôn đạt khoảng 403 USD. Về kinh tế đối ngoại, Trung Quốc kết thúc thời gian quá độ sau khi gia nhập WTO; tổng kim ngạch thương mại đạt 1422 tỷ USD, tăng 23,2%, xếp thứ 3 thế giới (gấp 60 lần so với năm 1978); dự trữ ngoại tệ đạt 941 tỷ USD, đứng đầu thế giới. Kể từ năm 2003, Trung Quốc đã vượt Mỹ trở thành nước thu hút đầu tư nước ngoài FDI lớn nhất thế giới; năm 2005 FDI thực tế đạt 60,3 tỷ USD, đưa tổng số vốn đầu tư thực tế vượt 620 tỷ USD.
Về đầu tư nước ngoài, năm 1989, chính quyền đã ban hành các đạo luật và nghị định về khuyến khích nước ngoài đầu tư vào các vùng và các lĩnh vực ưu tiên cao. Một ví dụ điển hình của chính sách này là Danh mục ngành khuyến khích, quy định mức độ nước ngoài có thể được phép tham gia trong nhiều lĩnh vực công nghiệp khác nhau. Mở cửa cho bên ngoài vẫn là trọng tâm của quá trình phát triển của Trung Quốc. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất khoảng 45% hàng xuất khẩu Trung Quốc (dù đa số đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc đến từ Hồng Kông, Đài Loan và Ma Cao, hai trong số này thuộc quyền quản lý của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa), và Trung Hoa Đại lục tiếp tục thu hút dòng đầu tư to lớn. Năm 2005, dự trữ ngoại tệ vượt mức 800 tỷ USD, hơn gấp đôi mức năm 2003 và trong tháng 11 năm 2006, Trung Hoa đại lục trở thành nước có dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới, vượt mức 1.000 tỷ USD.
Về đối ngoại, Trung Quốc khẳng định sẽ tiếp tục đi theo con đường phát triển hòa bình, kiên trì mở cửa đối ngoại, sẵn sàng hợp tác cùng có lợi với các nước trên thế giới, trong đó Trung Quốc hết sức coi trọng phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước láng giềng theo phương châm "mục lân, an lân, phú lân" (thân thiện với láng giềng, ổn định với láng giềng và cùng làm giàu với láng giềng). Hầu hết các quốc gia và khu vực đều có nhu cầu thiết lập và mở rộng hợp tác với Trung Quốc trên mọi lĩnh vực. Tính đến nay, Trung Quốc đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 38 quốc gia Đông á, Đông Nam á, Nam á và Tây á. Các mối quan hệ này ngày càng được gia tăng lòng tin về chính trị và hợp tác toàn diện, chặt chẽ về kinh tế.
34 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3929 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hách hàng đầu tiên có thể là tuyến đường sắt cao tốc sắp được xây dựng nối liền Sao Paulo với Rio de Janeiro.
Nếu đầu tư của Trung Quốc thực sự giúp tạo ra một chu kỳ tăng trưởng mới ở các nước đang phát triển, nó sẽ là một liều thuốc bổ cho nền kinh tế toàn cầu, giữa lúc nhiều nền kinh tế hàng đầu vẫn rất u ám, thậm chí đối mặt với nguy cơ suy thoái kép. Sự kết hợp giữa nhu cầu nhập khẩu và đầu tư tăng mạnh của Trung Quốc là một lý do giúp kinh tế Braxin đạt được mức tăng trưởng 8,9% trong nửa đầu năm 2010.
Tuy nhiên, đối với các nền kinh tế phương Tây, sự hiện diện của Trung Quốc mang lại nhiều rủi ro. Chiến lược đầu tư của Bắc Kinh xem ra có thể mở đầu một thời kỳ cạnh tranh gay gắt giữa các tập đoàn đa quốc gia của các nước phát triển và các công ty quốc doanh Trung Quốc. Sự hỗ trợ tài chính mạnh mẽ từ phía chính phủ cũng là lý do khiến các công ty Trung Quốc bị cáo buộc cạnh tranh không bình đẳng. Không có gì ngạc nhiên, khi một số tập đoàn đa quốc gia như GE và Siemens trong thời gian gần đây lên tiếng chỉ trích các chính sách công nghiệp của Bắc Kinh. Đây chính là những tập đoàn hoạt động trong các lĩnh vực mà Trung Quốc đang ngày càng có sức cạnh tranh như thiết bị điện và đường sắt.
Sức mạnh nổi lên của Trung Quốc cũng đặt ra vấn đề về tương lai của đồng USD. Các quan chức Trung Quốc đã nói về mục tiêu dài hạn loại bỏ vai trò dự trữ quốc tế của đồng USD bằng một giỏ tiền tệ khác, trong đó có thể bao gồm đồng nhân dân tệ. Do thương mại với các nước đang phát triển phát triển mạnh, Bắc Kinh bắt đầu có các bước đi quan trọng nhằm mở rộng phạm vi sử dụng đồng nhân nhân tệ, bao gồm cho phép các quỹ đầu tư nước ngoài sử dụng đồng tiền này đầu tư vào thị trường trái phiếu trong nước. Một số nhà kinh tế cho rằng đồng nhân dân tệ có thể sẽ trở thành đồng tiền giao dịch trong các hợp đồng buôn bán ở châu Á trong thập kỷ tới.
Nhìn ở khía cạnh nào thì cũng thấy là nền kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng rất ấn tượng và số tiền dự trữ của các doanh nhân Trung Quốc cũng không nhỏ hơn Quỹ Dự Trữ Ngoại Hối (FX Reserve) của Chính phủ là bao nhiêu. Điều này gây ra một hiện tượng mới bắt đầu từ 10 năm qua là Trung Quốc hiện đang tài trợ cho rất nhiều hoạt động kinh tế của thế giới, đã phát triển và đang phát triển. Trong khi Chính phủ Trung Quốc dùng tiền dự trữ để mua trái phiếu và các khoáng sản cho nhu cầu sản xuất nội địa; thì doanh nghiệp tư nhân có khuynh hướng mở rộng hoạt động xuất khẩu của mình bằng cách mua lại các công ty Âu Mỹ có giá trị gia tăng cho hệ thống phân phối (logistics) của ngành nghề mình. Một ưa thích khác của doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc là việc mua lại thương hiệu (Geely mua Volvo, Levono mua IBM PC…) và đầu tư vào các liên doanh để mua công nghệ cao (không thành công lắm vì Âu Mỹ vẫn bảo vệ kỹ những lợi thế cạnh tranh của họ).
Nhìn vào số tiền họ đã đầu tư như một bản đồ cho tương lai, ta có thể nhận rõ những cá tính của đầu tư Trung Quốc. Điều này rất quan trọng cho những doanh nhân muốn tiếp cận nguồn vốn này và cho những người làm chính sách kinh tế muốn tránh những ảo tưởng về ý đồ của Trung Quốc. Theo luật lệ Trung Quốc, mỗi đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp hay công dân Trung Quốc trên 200.000 USD đều phải được sự chấp thuận của Cục Đầu Tư Nước Ngoài nói trên. Dĩ nhiên con số đầu tư “chui” của các tư nhân và số tiền chuyển ra nước ngoài để che dấu tài sản cũng là một con số khổng lồ, nhưng không ai biết chính xác để rút kết luận. Điều chắc chắn là mọi hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Trung Quốc ở nước ngoài chịu sự kiểm soát và điều hành chặt chẽ bởi chính phủ Trung Ương và nằm trong kế hoạch về kinh tế vĩ mô của chính phủ. Xin ghi nhớ ở đây là Cục Đầu Tư Nước Ngoài nằm dưới sự điều khiển trực tiếp của Bộ Kế Hoạch Quốc Gia.
Theo những tuyên bố của ông Fan Chung Yong - Cục Trưởng Cục Đầu Tư Nước Ngoài của Trung Quốc, ta có thể rút ra các ngụ ý của ông về tiêu chí đầu tư FDI của Trung Quốc ở nước ngoài. Sách lược gồm 4 điểm chính:
Giúp chính phủ thực hiện các mục tiêu chính trị;
Giúp kinh tế Trung Quốc phát triển bền vững bằng cách thu gom những tài nguyên và công nghệ cao;
Giúp các doanh nghiệp Trung Quốc cạnh tranh hữu hiệu hơn với quốc tế về thị phần, về kỹ năng quản trị, về thương hiệu;
Tạo ra lợi nhuận tốt đẹp hơn so với hoạt động nội địa.
Đây là kế hoạch chính thức; nhưng khi nhìn vào những dự án đầu tư đã giải ngân, ta lại phát hiện vài sự kiện thú vị:
Nếu tiêu chí số một là mục tiêu chính trị, thì chính phủ Trung Quốc đã không sử dụng tối đa vũ khí FDI này của mình. Lấy trường hợp một đồng minh thân thiết nhất của Trung Quốc là Bắc Triều Tiên. Nếu Trung Quốc thực sự muốn giúp Bắc Triều Tiên phát triển kinh tế thì chỉ cần 10% số tiền FDI năm 2009 (20 tỉ USD), Bắc Triều Tiên sẽ có bước tiến nhảy vọt về GDP vì hiện nay GDP của họ rất nghèo nàn (dưới 26 tỉ USD vào 2008). Có thể họ muốn giữ Bắc Triều Tiên nghèo khó để phải luôn luôn tùy thuộc vào Trung Quốc và dễ sai bảo hơn? Tôi không biết gì về chính trị nhưng nhìn vào kinh tế, ta thấy có nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời cho quan hệ giữa Trung Quốc và Bắc Triều Tiên. Một nước anh em về chủ nghĩa khác của Trung Quốc là Cuba (GDP phỏng đoán là dưới 52 tỉ USD vào 2009) đã chỉ nhận khoảng 5 triệu USD đầu tư FDI của Trung Quốc. Với các quốc gia cực tả, chống Mỹ như Iran hay Venezuela, FDI của Trung Quốc đều nhắm vào dầu khí thay vì chính trị. Có lẻ “bụt nhà không thiêng”?
Về thu tóm tài nguyên, nhất là khoảng sản và dầu khí, thì Trung Quốc rất năng động trong lãnh vực này. Những hoạt động của Trung Quốc tại Châu Phi, Úc, Trung Đông đã tốn khá nhiều giấy mực và bình luận của thế giới. Tuy vậy, về công nghệ cao, các công ty Trung Quốc đã thất bại phần lớn tại các quốc gia Âu, Mỹ, Nhật, Úc. Các xứ này hiểu rõ lợi thế cạnh tranh duy nhất của họ với Trung Quốc là công nghệ cao và thương hiệu, cũng như kỹ năng quản trị, nên họ đã tìm mọi cách vô hiệu hóa chiến lược này của Trung Quốc. Vả lại, ngày nào mà Trung Quốc chưa nghiêm túc xử lý các luật lệ về bản quyền trí tuệ, của Trung Quốc cũng như của quốc tế, thì các doanh nghiệp IT và công nghệ cao sẽ tránh né Trung Quốc và coi họ như kí sinh trùng.
Mặc dù Trung Quốc đã đầu tư FDI nhiều nhất vào Âu, Mỹ, Úc (khoảng 58% của tổng số FDI trên toàn cầu), nhưng ngoài hai thương hiệu Volvo và IBM PC, họ đã không có một thành tích gì khác để trưng bày. Tuy vậy con số 58% này nói rõ sự liên hệ mật thiết của nền kinh tế Trung Quốc và Âu Mỹ Úc. Trung Quốc hiểu rất rõ rằng Trung Quốc không thể phát triển đơn phương như ước muốn mà phải tùy thuộc rất nhiều vào thị trường, kỹ năng quản trị, công nghệ và ngay cả tài nguyên của các nước Tây phương. Ngay cả Quỹ Dự Trữ Ngoại Hối của quốc gia cũng đầu tư chủ yếu vào tiền mặt và trái phiếu của Âu Mỹ Nhật Úc. Một sự thực mà các nhà yêu nước Trung Quốc không muốn nhìn nhận Trung Quốc cần Âu Mỹ Nhật Úc hơn là ngược lại.
Điểm sau cùng của chính sách đầu tư FDI của Trung Quốc là tìm lợi nhuận. Đây là thất bại lớn nhất của chính sách này. Theo lời thú nhận của ông Zhu Zhixin, Phó Chủ tịch của Sở Kế Hoạch Quốc Gia (State Planning Commission vừa đổi tên thành National Development and Reform Commission NDRC), thống kê đến 2008 cho thấy chỉ 28% các hoạt động tại nước ngoài của doanh nghiệp Trung Quốc là có lời; 47% là hòa vốn và 25% phải chịu lỗ liên tục hoặc đã đóng cửa rút lui. Nhận thức được những bất lợi này, ông Bộ trưởng đã nêu ra 5 vấn đề lớn mà doanh nghiệp Trung Quốc phải đối phó khi đầu tư vào nước ngoài:
+ Doanh nghiệp nhỏ hơn doanh nghiệp đối thủ, lại làm quá nhiều lĩnh vực, nên không đi sâu vào ngành nghề gì.
+ Doanh nghiệp có truyền thống địa phương hóa, không quan tâm đến chuyện lan rộng ra thế giới.
+ Không có công nghệ hay thương hiệu riêng.
+ Tổ chức doanh nghiệp còn luộm thuộm.
+ Doanh nghiệp vừa và nhỏ học nhiều bài học xấu từ các công ty quốc doanh lớn.
Điều này cho thấy Trung Quốc còn phải học nhiều về vấn đề đầu tư FDI tại nước ngoài. Nhật đã trả nhiều bài học đắt giá về đầu tư nước ngoài ở hai thập niên 70’s và 80’s khi kinh tế của Nhật bứt phá ngoạn mục. Chỉ sau này, sau 20 năm phiêu lưu, đầu tư nước ngoài của Nhật mới ổn định và thâu lợi.
2.2.2. Thực trạng thu hút đầu tư của Trung Quốc
Sau hơn 20 năm (từ 1979 đến nay) thực hiện chính sách cải cách mở cửa, kinh tế Trung Quốc đã đạt được những thành tựu to lớn, thu hút sự chú ý của cả thế giới. Kim ngạch ngoại thương hai chiều của Trung Quốc đã tăng từ 28 tỷ USD năm 1982 lên 510 tỷ USD năm 2001. Năm 2001, Trung Quốc trở thành nước xuất khẩu đứng thứ bẩy thế giới (266,3 tỷ USD) và là nước nhập khẩu đứng thứ 8 trên thế giới (243,7 tỷ USD). Cho đến nay, tương ứng với các thời kỳ, nền kinh tế Trung Quốc vẫn dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng. Vị thế và ảnh hưởng của Trung Quốc đã tăng lên rõ rệt. Nhiều nhà kinh tế nhận định rằng, từ nay đến hết thập niên đầu thế kỉ XXI vẫn là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Trung Quốc.
Một trong những yếu tố tạo nền sự phát triển mạnh mẽ kinh tế của Trung Quốc trong hơn 20 năm qua là sự thành công trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Từ năm 1992 đến nay, Trung Quốc liên tục đứng đầu các nước đang phát triển và đứng trong tốp đầu trên thế giới về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và thậm chí đã vượt qua Hoa Kỳ vào năm 2002 với 52,7 tỷ USD. Đầu tư trực tiếp nước ngoài trở thành động lực của sự phát triển kinh tế Trung Quốc và chính nó là yếu tố then chốt để nước này thực hiện công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu. Quan trọng hơn, nó là cơ sở chủ yếu để Trung Quốc thực hiện bước chuyển từ một nước nông nghiệp, khai thác tài nguyên, xuất khẩu nguyên liệu là chính sang thành nước sản xuất và xuất khẩu chủ yếu các mặt hàng công nghiệp chế tạo. Nhờ có đầu tư trực tiếp nước ngoài mà đất nước Trung Quốc đã thay da đổi thịt. Nếu như trước khi mở cửa, Trung Quốc được ví như một hành tinh chết, không sinh sôi, không nảy nở, phát triển thì sau 20 năm mở cửa, một đất nước Trung Quốc lớn mạnh đang hình thành, tạo nên một trong những “điều thần kỳ kinh tế vĩ đại nhất của thế kỷ”.
While the rate of FDI utilization experienced sharp drops in the mid 1980s anChina, the emergence of China as a major host nation to FDI has nonetheless been driven by positive1992, however, further reforms were taken that led to a surge in FDI.Nguồn FDI vào Trung Quốc tăng, từ hơn 3 tỷ USD (năm 1990) lên 40 tỷ USD (năm 2000) và 53 tỷ USD (năm 2005)
Since the economic reform and opening up to the outside, China has attracted Kể từ khi cải cách kinh tế và mở cửa ra bên ngoài, Trung Quốc đã thu hút
increasingly large amount of foreign capital. ngày càng lớn số vốn nước ngoài. There are mainly three forms of foreign Có ba hình thức chủ yếu của dòng vốn đầu tư nước ngoài : capital inflow: foreign loans, direct foreign investment and other foreign investmevốn vay nước ngoài, đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư nước ngoài khác 1.Between 1979 and 2000, China's actual usage of foreign capital amount to more than
Giữa năm 1979 và 2000, thực tế sử dụng của Trung Quốc vốn nước ngoài hơn US 500 billion dollars (Table1), more than two third of foreign capital are in the for500.000.000.000 đô la Mỹ, hơn hai phần ba vốn nước ngoài theo hình thức of direct investmentđầu tư trực tiếp. Table 1 also indicates that the importance of FDI as a source of foreign caTầm quan trọng của FDI inflow has increased dramatically since the lateđã tăng mạnh kể từ cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980. Between 1979Những năm 1980 and 1983, FDI inflow account for only 12% of total actual foreign c, dòng vốn FDI chỉ chiếm 12% tổng vốn nước ngoài sử dụng thực tế. Many factors contributed to China's relative slow progress in attracting FDI duNhiều yếu tố góp phần làm chậm tiến độ tương đối của Trung Quốc trong việc thu hút FDI trong this periogiai đoạn này.For example, the government required that all foreign ventures maintain Ví dụ, chính phủ yêu cầu rằng tất cả các doanh nghiệp liên doanh nước ngoài duy trì its foreign exchange balance and made it difficult for foreign investors to repatriabảng cân đối ngoại tệ đã gây khó khăn cho các nhà đầu tư nước ngoài, any profits not earned in hard currenlợi nhuận bằng ngoại tệ mạnh không thu được.Part of the reason is that foreign Một phần lý do là investors are uncertain about the policy environment during the early years of reformcác nhà đầu tư nước ngoài không chắc chắn về môi trường chính sách trong những năm đầu của cải cách. The percentage of utilization increased during the second half of 1980s due toTỷ lệ sử dụng tăng lên trong nửa sau của năm 1980 do improved business environment but began to fall after 1989cải thiện môi trường kinh doanh nhưng đã bắt đầu giảm sau năm 1989. The political turbulence Những bất ổn chính trị in 1989 contributed to the decline in FDI utilization percentavào năm 1989 góp phần vào việc giảm tỷ lệ sử dụng vốn FDI. In addition, there Ngoài ra, were also fund shortage problems due to the government's tight credit squeeze vấn đề thiếu hụt do bóp chặt tín dụng của chính phủ để control the overheated economykiểm soát nền kinh tế quá nóng. Finally, many of the announced projects might also Cuối cùng, nhiều dự án công bố cũng có thể be actually fraudulgian lận,Phony joint ventures were set up to take advantage of liên doanh giả mạo được thiết lập để tận dụng lợi thế của favorable tax incentivethuận lợi ưu đãi thuế. So in the early 1990s, while contractual FDI surged to a Vì vậy, trong những năm 1990, trong khi hợp đồng FDI đăng ký tăng lên một con số record high, actual FDI utilization had only increased slowlcao kỷ lục nhưng thực tế sử dụng vốn FDI chỉ tăng từ từ. The percentage of FDI Tỷ lệ FDI utilization fell to its lowest level of less than 20% in 1992 but then increased steadilsử dụng đã giảm xuống mức thấp nhất dưới 20% vào năm 1992 nhưng sau đó tăng lên đều đặn throughout the 1990trong suốt những năm 1990.2
As RMB is not convertible, foreign-invest companies had to export to cover theiUproperty rights, fear of policy reversal, as well as lengthy process of buapproval may all contribute to The growth in FDI began to pick after from the mid-1980s, when a varietySự tăng trưởng trong FDI đã bắt đầu tăng từ giữa những năm 1980, khi một loạt các measures were adopted to improve the investment climate in Chibiện pháp đã được áp dụng để cải thiện môi trường đầu tư tại Trung Quốc. Between mid1980s and early 1990s, FDI increased steady and accounted for about one third oNăm 1980 và đầu những năm 1990, FDI tăng ổn định và chiếm khoảng một phần batotal foreign capital inflow. tổng số vốn nước ngoài chảy vào.FDI inflow accelerated since 1992 and became the most Dòng vốn FDI tăng nhanh kể từ năm 1992 và trở thành important source of foreign capital inflow, after the famous —Tour to the South“ bnguồn quan trọng nhất của dòng vốn nước ngoài. China's then paramount leader Deng XiChina has also become the seconTrung Quốc cũng đã trở thành quốc gialargest FDI recipient country in the world and the largest recipient among nhận FDI lớn nhất trên thế giới. counAnnual FDI usage grew from US$4 billion a year in 1991 to more than UFDI hàng năm sử dụng đã tăng từ 4 tỷ USD / năm vào năm 1991 lên hơn USD 45 billion of its peak (in 1997 and 1998)45tỷ, đỉnh cao của nó (vào năm 1997 và 1998). In 1999 and 2000, FDI inflow decreased Năm 1999 và 2000, dòng vốn FDI giảm from its highest level, but still amount to more than US$ 40 billion a yeartừ cấp cao nhất, nhưng vẫn còn số tiền hơn 40 tỷ USD một năm.
Trong những năm gần đây, FDI từ các nước vào Trung Quốc tăng rất nhanh . Năm 2010, tổng vốn FDI là 105,7 tỷ USD. Nguyên nhân của sự gia tăng nhanh chóng đó là bởi vì sức mạnh nền kinh tế Trung Quốc ngày càng được thể hiện sâu sắc. Hơn thế nữa,cơ sở hạ tầng được đầu tư theo tiêu chuẩn,tạo điều kiện tốt cho các doanh nghiệp phát triển. Hành lang pháp lý tại đất nước này ngày càng chặt chẽ và thông thoáng nhất có thể giúp doanh nghiệp nước ngoài yên tâm đầu tư.
Tác động của FDI:
- FDI có mặt ở nhiều ngành Công nghiệp của Trung Quốc, đóng góp vào việc chuyển đổi cơ cấu công nghiệp. Giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực FDI trong giá trị sản xuất công nghiệp của Trung Quốc đã tăng từ 7% năm 1990 lên 28% năm 2000. Các doanh nghiệp FDI là những doanh nghiệp có năng suất cao nhất (gấp đôi so với doanh nghiệp nhà nước).
- Năm 1995, các doanh nghiệp FDI của Trung Quốc chiếm tới 61% sản lượng quần áo và giày dép xuất khẩu của Trung Quốc, tạo nhiều việc làm, chiếm 3% lao động thành thị và đóng vai trò quan trọng trong quá trình tư nhân hóa. Vấn đề việc làm là vấn đề nhức nhối của xã hội Trung Quốc. Do dân số đông đúc và thiếu việc làm dẫn tới đời sống nhân đân khó khăn. Khi vốn FDI tăng cường sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân,góp phần cải thiện và đảm bảo đời sống cho người dân.
- Doanh nghiệp Trung Quốc liên doanh với nước ngoài là cách tiếp cận nhanh nhất và thuận lợi nhất đối với các nguồn vốn ngân hàng nước ngoài. Doanh nghiệp Trung Quốc có cơ hội được sử dụng lượng vốn lớn để mở rộng quy mô sản xuất,tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm.
- Vai trò của FDI không lớn nếu xét về mặt đóng góp tài chính vào cán cân thanh toán, nhưng giúp cán cân thanh toán của Trung Quốc mạnh lên trong những năm qua và sau đó lại làm tăng mạnh dự trữ ngoại tệ (năm 2001 tăng thêm khoảng 50 tỷ USD). Đồng thời, FDI đã góp phần quan trọng trong toàn bộ vốn đầu tư, chiếm khoảng 35% GDP và do đó góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế. FDI còn góp phần vào tỷ trọng trong thuế giá trị gia tăng của Trung Quốc.
- FDI vào Trung Quốc còn có vai trò quan trọng khác, chứng tỏ Trung Quốc là một thị trường hấp dẫn, nên đã thu hút được nhiều FDI hơn các nước: Achentina, Braxin … , và làm cho các nước Đông Nam á lo ngại vì nguồn FDI chảy hết về Trung Quốc. FDI tăng nhanh làm cho vị thế của quốc gia này ngày càng vững mạnh hơn,chứng tỏ sức mạnh của nền kinh tế Trung Quốc.
Những nguyên nhân làm tăng FDI vào Trung Quốc :
- Trung Quốc có một thị trường tiêu thụ rộng lớn, đặc biệt quy mô thị trường có tầm quan trọng đối với FDI từ Mỹ và Châu Âu.
- Trung Quốc có lợi thế so sánh về nguồn lao động so với các nước khác trong khu vực. Đây là một yếu tố rất quan trọng trong thu hút FDI hướng vào xuất khẩu từ Hồng Công và Đài Loan.
- Cơ sở hạ tầng của Trung Quốc tương đối tốt hơn so với các nước khác trong khu vực.
- Đóng vai trò trung tâm trong việc mở cửa từng bước nền kinh tế đối với các nhà đầu tư nước ngoài và sự khác nhau quan trọng giữa các vùng này với các vùng khác ở Trung Quốc là các khu kinh tế mở. Tại đây đã có sự phân quyền quản lý và cho phép đầu tư vào các vùng kinh tế mở vượt kế hoạch Nhà nước.
Còn một số nguyên nhân khác, trong đó yếu tố văn hóa - dân tộc có vai trò tích cực (50% FDI vào Trung Quốc là từ Hồng Công, Đài Loan và Xingapo, những nơi có nhiều người Hoa sinh sống, do có tương đồng văn hóa và các nhà đầu tư này cũng có lợi trong việc qua được những rắc rối quan liêu và tham nhũng). Đồng thời, yếu tố cơ cấu kinh tế và thể chế chính trị cũng đóng vai trò quan trọng.
Những tồn tại và khó khăn:
- Sự tập trung vốn của FDI ở Trung Quốc thấp hơn so với các nước và vùng lãnh thổ khác. Chẳng hạn, FDI chảy vào 3 ngành công nghiệp hàng đầu của Hồng Công và Đài Loan là 86%, Inđônêxia là 79% và của Malaixia là 75% , còn Trung Quốc chỉ chiếm 47% FDI.
- FDI có mặt ở nhiều tỉnh, kể cả các tỉnh Nội Mông nghèo, nhưng phân bố không đều (các tỉnh miền Tây chỉ thu hút được 3%, các tỉnh miền Trung 9%, trong khi đó các vùng Duyên hải thu hút tới gần 88% các dòng vốn FDI), đã tạo ra chênh lệch phát triển giữa các vùng.
- Chính sách thuế của Trung Quốc rất phức tạp và còn nhiều bất cập, hiện đang khắc phục dần. Từ năm 1994 đến cuối năm 2000, khả năng mang lại lợi nhuận trước thuế trung bình của các doanh nghiệp FDI ở Trung Quốc là 8%; riêng với các doanh nghiệp FDI từ Mỹ trong những năm 1990 hoặc nửa cuối những năm 1990 là khoảng 14%, tương đương với khả năng mang lại lợi nhuận của doanh nghiệp FDI từ Mỹ vào các nước như Achentina, Braxin, Mêhicô và Thổ Nhĩ Kỳ.
Tóm lại, trong hơn hai thập kỷ chuyển đổi về kinh tế, Trung Quốc đã thu được những thành công rực rỡ: Tốc độ tăng trưởng cao, tỷ lệ đói nghèo giảm, và khu vực kinh tế ngoài quốc doanh phát triển mạnh. Một trong những động lực thúc đẩy sự chuyển đổi thành công này là việc khai thác hiệu quả nguồn vốn FDI.
Ngoài những yếu tố quyết định đối với việc thu hút FDI như quy mô thị trường lớn, giá lao động rẻ, cơ sở hạ tầng được cải thiện đi cùng với các chính sách FDI cởi mở, và đặc biệt là việc thành lập các khu kinh tế mở, còn có thể rút ra một số bài học khác cho nhiều nước đang phát triển
2.3. Các chính sách đầu tư nước ngoài của TQ.
2.3.1.Chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Việc thực hiện các chính sách thu hút ĐTNN trong thời kỳ này có thể được chia thành giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Từ năm 1979 đến năm 1982. Các Xí nghiệp dùng vốn nước ngoài chủ yếu dưới 3 hình thức: liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh và 100% vốn nước ngoài, lầu đầu tiên được thành lập ở các ĐKKT, tiếp đó là ở các thành phố mở cửa ven biển trên cơ sở thử nghiệm. Trong thời gian này, chủ ĐTNN vẫn còn băn khoăn nghi ngại về môi trường đầu tư, hầu hết các chủ đầu tư vào Trung Quốc khi đó là những Hoa kiều từ Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan, với quy mô đầu tư nhỏ. Hoạt động kinh doanh cũng chủ yếu là gia công, lắp đặt các linh kiện và phụ tùng nhập khẩu. Trong suốt thời kỳ này, cũng chỉ có 992 dự án ĐTNN được phê chuẩn với tổng giá trị hợp đồng và giá trị cam kết tương ứng là 6 tỷ và 1,166 tỷ USD.
Giai đoạn 2: Từ năm 1983 đến năm 1985. Năm 1983 nhiều Công ty nước ngoài tăng đầu tư vào Trung Quốc. Số dự đầu tư mới tăng thêm tới 470, khối lượng vốn được phê chuẩn và vốn thực tế sử dụng tương ứng là 1,732 tỷ và 0,636 tỷ USD. Địa bàn thu hút ĐTNN được mở rộng thêm trong các năm 1984 và 1985 như mở cửa 14 thành phố ven biển và 3 khu phát triển kinh tế. Chính quyền địa phương ở các khu vực này đã thực hiện nhiều biện pháp để cải thiện cơ sở hạ tầng như phát triển mạng lưới giao thông vận tải, thông tin, cấp điện, cấp nước.... thực hiện nhiều chính sách ưu đãi về thuế, lợi nhuận, đơn giản hoá các thủ tục hành chính như lập hồ sơ, kiểm tra, phê chuẩn và đăng ký dự án... Tháng 4/1984, Trung Quốc công bố Quy định về các Xí nghiệp hợp tác Trung Quốc - nước ngoài các cấp chính quyền địa phương lại đưa ra nhiều các biện pháp ưu đãi đối với ĐTNN. Kết quả là số các dự án FDI vào Trung Quốc tăng rất nhanh qua từng năm. Năm 1984 số Xí nghiệp dùng vốn nước ngoài mới tăng lên 1857, gấp hơn 2 lần mức năm 1983. Năm 1985, mức tăng số Xí nghiệp mới đạt 65% (3.073). Khối lượng vốn đầu tư cam kết trong các năm 1984 và 1985 tăng 53% và 120% so với các năm trước.
Giai đoạn 3: Từ năm 11986 đến năm 1988. Sau khi đạt được những đỉnh cao trong thu hút ĐTNN. Trong các năm 1984 và 1985, Trung Quốc dường như cần có thời gian để "tiêu hoá", ổn định lượng FDI mới và cũng để xem xét, tổng kết kinh nghiệm, hoàn thiện hơn nữa môi trường đầu tư. Ngày 12/4/1986, Quốc hội Trung Quốc thông qua Luật các công trình dùng vốn nước ngoài của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, đồng thời Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra các quy định tạm thời của Hội đồng Nhà nước về khuyến khích ĐTNN (còn gọi là 22 điều khoản) vào tháng 10 năm 1986. Trong khi đó, các phòng ban của Chính phủ và chính quyền các địa phương đã liên tiếp công bố hàng loạt các biện pháp triển khai thực hiện các quy định này. Nhiều nơi đưa ra các biện pháp ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào các dự án sản xuất các sản phẩm xuất khẩu và sử dụng kỹ thuật mới. Năm 1987, Chính phủ Trung Quốc chỉ đạo các cơ quan hữu quan kiểm tra, xem xét tình hình thực hiện 22 điều khoản ở trên. Tháng 7/1988 Chính phủ lại công bố Luật và các quy định khuyến khích các nhà đầu tư Đài Loan đầu tư vào Đại lục. Do vậy, một làn sóng FDI mới lại đến Trung Quốc trong năm 1988. Các dự án đầu tư mới tăng 166% so với năm 1987, đạt con số 5.945. Khối lượng vốn đầu tư mới theo cam kết đạt 5,297 tỷ USD, tăng 3%.
Giai đoạn 4: Từ năm 1989 đến năm 1991. Do tác động của sự kiện Thiên An Môn (4/6/1989) các dự án ĐTNN mới phê chuẩn trong năm 1989 giảm 2,8% so với năm 1988, còn 5.579 dự án, nhưng khối lượng cam kết theo hợp đồng và khối lượng đầu tư thực tế lại tăng tương ứng là 5,6% và 6,3%, đạt 5,6 tỷ USD và 3,393 tỷ USD.
Tháng 4/1990, sau khi tổng kết kinh nghiệm 10 năm thu hút vốn ĐTNN và tham khảo kinh nghiệm quốc tế, Trung Quốc đã sửa đổi luật Liên doanh Trung Quốc - nước ngoài của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa công bố năm 1979, đồng thời cụ thể Luật thành cá điều khoản như: không thực hiện quốc hữu hoá các Xí nghiệp có vốn nước ngoài, giới hạn thời gian thực hiện hợp đồng, bổ nhiệm chủ tịch Hội đồng quản trị, miễn giảm thuế.... Tháng 5/1990, Chính phủ Trung Quốc lại công bố quy định về khuyến khích đầu tư của người Hoa và Hoa kiều yêu nước ở Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan và đến tháng 9 năm đã phê chuẩn quy định về khuyến khích ĐTNN và miễn thuế thu nhập và thuế kinh doanh cho các Xí nghiệp dùng vốn nước ngoài ở Khu mới Phố Đông Thượng Hải. Tháng 10, Bộ Ngoại thương và Hợp tác quốc tế Trung Quốc cho xuất bản cuốn Các Quy định chi tiết về thực hiện Luật công trình dùng vốn nước ngoài. Tất cả các biện pháp này đã cho thế giới thấy lập trường của Trung Quốc rất kiên định trong thực hiện các chính sách mở cửa kinh tế và bảo vệ quyền lợi pháp lý cũng như lợi ích của các nhà ĐTNN, đặc biệt đối với người Hoa và Hoa Kiều. Do vậy, dù các nước phương Tây đã thực hiện các biện pháp trừng phạt Trung Quốc sau sự kiện Thiên An Môn, ĐTNN và các hoạt động kinh doanh của Hoa kiều ở Trung Quốc vẫn gia tăng trong năm 1990, với 7.237 dự án đầu tư mới phê chuẩn, tăng 29% so với năm 1989. Trong năm 1991, lượng FDI lại tăng hơn nữa, với 12.000 dự án đầu tư mới phê chuẩn, tăng 65% so với năm 1990, các mức đầu tư cam kết và thực tế tương ứng đạt 12 tỷ USD (tăng 82%) và 4,37% tỷ USD (tăng 25%).
Tóm lại, trong suốt thập kỷ 80 Trung Quốc thực hiện nhiều các chính sách, biện pháp để thu hút vón ĐTNN và đã thu được kết quả đáng kể. Tuy nhiên, các chính sách, biện pháp này mới ở giai đoạn đầu và được thực hiện theo hướng: mở rộng dần dần địa bàn thu hút vốn, củng cố cơ sở hạ tầng cứng, từng bước xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng mềm. Thành công lớn nhất của Trung Quốc trong thời kỳ này là xây dựng được lòng tin về một môi trường đầu tư tốt, ổn định trong các nhà đầu tư. Cùng với những cố gắng trong cải cách ngoại thương, thành công này giúp Trung Quốc chuẩn bị tốt hơn cho sự phát triển thương mại và thu hút ĐTNN mạnh mẽ hơn, từ đó có thể hội nhập quốc tế mạnh hơn, chắc chắn hơn ở giai đoạn sau.
2.3.2.Chính sách đầu tư nước ngoài trong giai đoạn 1992 đến nay.
Tiếp tục mở rộng các vùng lãnh thổ mở cửa.
Bước vào thập kỷ 90, đặc biệt là từ năm 1992, vốn ĐTNN vào Trung Quốc tăng rất nhanh. Đầu năm 1992, khắp Trung Quốc dấy lên cao trào mới về mở cửa đối ngoại, đánh dấu sự chuyển hướng sang một giai đoạn mới về mở đối ngoại ở nước này. Tháng 3/1992, Quốc vụ viện Trung Quốc quyết định mở cửa 4 thành phố mở cửa ven biên giới phía Bắc. Đó là các thành phố Bắc Hà, Noãn Phần Hà, Huy Xuân và Mãn Châu Lý. Tháng 6 cùng năm, Quốc vụ viện Trung Quốc lại quyết định mở cửa thêm các thành phố (huyện, thị) ven biên giới như Bằng Tường, Đông Hưng (Khu tự trị Quảng Tây), Văn Đĩnh, Thụy Lệ, Hà Khẩu (tỉnh Vân Nam).
Về sau Trung Quốc còn tiếp tục mở cửa thêm một số thủ phủ, tỉnh lỵ ở cả khu vực ven biển, ven biên giới, ven sông Trường Giang và một số nơi ở sâu trong nội địa.
Cho đến nay, ở Trung Quốc đã hình thành thêm 3 vùng mở cửa lớn với mục tiêu mở cửa để thu hút ĐTNN và khai thác thị trường các nước xung quanh, đó là:
- Vùng Tây Bắc Trung Quốc, chủ yếu hướng sang các nước SNG, Đông Âu, Pakistan và một số nước Trung á.
- Vùng Tây Nam Trung Quốc, chủ yếu hướng về Đông và Nam á như các nước ấn Độ, Nê Pan, Myanma, Lào, Bănglađét.
Như vậy là sau 20 năm, Trung Quốc đã dần dần hình thành cục diện mở cửa đối ngoại trọng điểm, nhiều tầng nấc từ Nam đến Bắc, từ Đông sang Tây.
Điều chỉnh chính sách
Để tiếp tục duy trì nhịp độ phát triển cao và bền vững trong những năm cuối thế kỷ, từ đầu thập kỷ 90, Trung Quốc liên tục ban hành nhiều chính sách, biện pháp quan trọng nhằm cải thiện môi trường đầu tư cho phù hợp với những đòi hỏi của nền kinh tế thế giới cũng như nhu cầu đầu tư quốc tế. Những chính sách, biện pháp điều chỉnh chính là:
a. Trọng tâm của các yêu cầu ĐTNN được chuyển từ số lượng sang chất lượng.
Hiện Trung Quốc rất coi trọng thu hút các Công ty xuyên quốc gia lớn đầu tư vào các dự án sử dụng kỹ thuật cao. Để đạt được điều này, Chính phủ Trung Quốc đã nới lỏng kiểm soát việc thành lập các Xí nghiệp 100% vốn nước ngoài và các Xí nghiệp do người nước ngoài điều phối.
Trong suốt thập kỷ 80, hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài còn rất ít. Từ năm 1992, sau quyết định đẩy nhanh tôc độc cải cách và mở cửa, thiết lập thể chế thị trường xã hội chủ nghĩa, hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài ngày càng được mở rộng. Từ năm 1993, cùng với sự gia tăng đầu tư của các Công ty xuyên quốc gia, tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài về số hạng mục đầu tư, khối lượng vốn cam kết và thực tế sử dụng đều vượt số tương ứng của các loại hình chung vốn và hợp tác kinh doanh. Năm 1994, các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tăng 34% so với năm trước. Đặc biệt, quy mô mỗi hạng mục được mở rộng, các hạng mục kỹ thuật cao - mới của các khu khai thác kinh tế kỹ thuật ven biển đã nâng cao từ 10% trong mấy năm trước lên 30% năm 1994. Quy mô mỗi hạng mục tăng từ 1,8 triệu USD năm 1993 lên 2,2 triệu USD năm 1994.
b. Từng bước xoá bỏ các chính sách ưu tiên đối với FDI thông qua tái điều chỉnh biểu thuế quan cho phù hợp với các xu hướng mới của quốc tế.
Các chính sách này được bắt đầu thực hiện từ 1/4/1996 với việc xoá bỏ các điều khoản miễn, giảm thuế nhập khẩu thiết bị và nguyên vật liệu cho các Xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các Xí nghiệp ở các đặc khu kinh tế. Ngày 1/1/1988, Trung Quốc đã quyết định miễn giảm thuế hải quan đối và thuế giá trị gia tăng cho việc nhập khẩu các thiết bị phục vụ sản xuất, đồng thời còn công bố Chỉ dẫn ĐTNN vào các ngành, trong đó các lĩnh vực được khuyến khích là:
- Nông nghiệp: ngũ cốc, rau quả, thịt, bảo quản các sản phẩm thuỷ sản, kỹ thuật mới để bảo quản thực phẩm tươi sống, sử dụng kỹ thuật tổng hợp và chế biến các loại sản phẩm mới từ tre, kỹ thuật phục vụ tưới tiêu và bảo quản nguồn nước, kỹ thuật mới chế tạo máy nông nghiệp.
- Các loại vật liệu xây dựng mới như các vật liệu làm tường, vật liệu trang trí và sửa chữa, vật liệu chịu nhiệt và không thấm nước (đặc biệt coi trọng việc phục vụ xây dựng nhà ở).
- Dịch vụ: thương mại quốc tế, khoa học kỹ thuật, tư vấn bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đã nới lỏng những hạn chế về các lĩnh vực được nhận FDI. Danh mục ưu tiên được áp dụng đối với nhiều loại kỹ thuật và sản phẩm. Nhiều lĩnh vực trước kia còn hạn chế, nay cũng được mở ra cho các nhà ĐTNN và Trung Quốc sẽ tiếp tục xem xét đưa ra nhiều điều khoản thuận lợi để khuyến khích FDI vào các khu miền Trung và miền Tây.
Hiện FDI được mở ra cho hầu như mọi lĩnh vực. Một số hạn chế về thị trường cũng được xoá bỏ thông qua từng bước loại dần các quy định về tỷ lệ hàng hoá giành cho xuất khẩu.
c. Thúc đẩy cải cách tài chính và cải cách hệ thống ngoại thương, giảm tối thiểu những hạn chế cho hoạt động của các Xí nghiệp dùng vốn nước ngoài.
Từ 1/12/1996, việc Trung Quốc thực hiện chuyển đổi đồng Nhân dân tệ (NDT) trong tài khoản vãn lại đã giúp các Xí nghiệp dùng vốn nước ngoài loại trừ được những hạn chế trong thanh toán quốc tế - chi trả các đối tác bên ngoài và chuyển lợi nhuận về nước. Điều này làm cho Trung Quốc có thêm sức hấp dẫn đối với các nhà ĐTNN. Bên cạnh đó, các liên doanh hoạt động trong lĩnh vực thương mại cũng được phép thành lập các cơ sở kinh doanh ở Phú Đông - Thượng Hải và ở Đặc khu Thâm Quyến trên nguyên tắc thử nghiệm. Đồng thời một số các ngân hàng nước ngoài cũng bắt đầu được phép kinh doanh bằng đồng NDT.
d. Khuyến khích các nhà ĐTNN đầu tư vào các khu vực miền Trung và miền Tây.
Giữa những năm 1990, ở khu vực ven biển Trung Quốc, sản xuất của một số ngành như dệt, may mặc, đồ chơi, công nghiệp nhẹ, máy móc, sản xuất nguyên vật liệu.... đã đạt kết mức bão hoà trên thị trường. Kết cấu đầu tư đòi hỏi phải được nâng cấp. Song vùng này do trang thiết bị cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện, thiếu vốn, thiếu kỹ thuật, hiệu quả tương đối thấp. Vì vậy, có nhiều khó khăn trong nâng cấp kết cấu đầu tư.
Ở một số tỉnh trong nội địa, tuy có cơ sở cho những ngành nghề tập trung nhiều tiền vốn, nhưng hiệu quả lao động không cao, lại thiếu thốn các điều kiện kinh tế bên trong và ngoài ngành, làm cho việc thu hút ĐTNN bị hạn chế. Bên cạnh đó, các hạng mục đầu tư của các Xí nghiệp lớn gần đây có tăng nhưng những hạng mục này vẫn chỉ giới hạn ở những thành phố lớn (ở Thượng Hải có tới 78,8% số Công ty xuyên quốc gia đầu tư vào Trung Quốc). Trước tình hình đó, Trung Quốc khuyến khích các vùng ven biển thu hút vốn với kỹ thuật cao, và lâu dài, hình thành vùng vốn kỹ năng để nâng cao tỷ trọng của các ngành nghề sử dụng vốn tập trung và kỹ thuật cao. Các tỉnh nội địa, thông qua điều chỉnh kết cấu tạo ra những ngành nghề có ưu thế tương đối về hiêu quả và năng suất lao động. Đồng thời thông qua việc phát triển các Xí nghiệp hương trấn, các Xí nghiệp vừa và nhỏ, thu hút vốn sử dụng lao động tập trung để mở rộng tổng lượng. Với mục đích phát triển hơn nữa các vùng này, mới đây Trung Quốc đã quyết định cho phép các tỉnh trong các vùng sâu, vùng xa, các khu tự trị được phê chuẩn các dự án vốn nước ngoài với tổng đầu tư lên tới 30 triệu USD - so với mức cũ là 10 triệu USD.
Do vậy, từ năm 1992 đến nay, cùng với việc đầu tư vào các khu ven biển, ven biên giới và ven sông, ĐTNN đã có xu thế phát triển vươn vào các khu nằm sâu trong nội địa, đặc biệt là các khu vực miền Trung và miền Tây, phát huy các ưu thế về lao động và tài nguyên dồi dào của Trung Quốc. Đầu tư nước ngoài cho đến nay đã phát triển rất nhanh ở các tỉnh Hà Nam, Hồ Bắc, Tứ Xuyên ở khu vực Tây Nam cũng như các tỉnh Cam Túc, Tân Cương, Ninh Hạ, Thanh Hải ở vùng Tây Bắc Trung Quốc.
e. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tăng cường bảo vệ quyền lợi của các nhà kinh doanh nước ngoài qua tăng cường các quy định pháp luật.
Từ ngày 1/1/1997, Thâm Quyến đã áp dụng các mức giá dịch vụ thống nhất khiến các Xí nghiệp nước ngoài dùng vốn nước ngoài cùng nhân viên của họ được hưởng mọi quy chế như các doanh nghiệp và công nhân Trung Quốc đối với vấn đề thị trường. Sự cải thiện môi trường đầu tư còn được biểu hiện ở chủ trương tăng hiệu quả làm việc của các cấp chính quyền địa phương qua đơn giản hoá các thủ tục phê chuẩn dự án, phục vụ tốt hơn các nhà đầu tư cũng như hoạt động của các Xí nghiệp dùng vốn nước ngoài.
Trong những năm gần đây, ở Trung Quốc đã nảy sinh một số vấn đề khiến các nhà ĐTNN phải phàn nàn như thiếu các tiêu chuẩn quản lý pháp lý, chính quyền nhiều địa phương tuỳ tiện thu một số loại phí.... Tháng 11/1996, Ban thường vụ Quốc hội tỉnh Phúc kiến đã công bốn quy định của tỉnh về các doanh nghiệp dùng vốn nước ngoài trong đó xác định rõ: các Xí nghiệp dùng vốn nước ngoài có quyền từ chối và kiện những ai tuỳ tiện thu lệ phí. Đây là trường hợp đầu tiên thay mặt Chính phủ Trung Quốc công bố quy định bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư nước ngoài.
Ngoài những điều chỉnh trên đây, thập kỷ 90 được thấy như một giai đoạn mới trong thu hút ĐTNN ở Trung Quốc bởi có sự gia tăng đầu tư của các Công ty lớn từ Nhật Bản, EU và Hoa Kỳ. Từ năm 1990, rất nhiều Công ty xuyên quốc gia ồ ạt đầu tư vào Trung Quốc với hy vọng sẽ có chỗ đứng lâu dài trong thị trường có tiềm năng khổng lồ này. Đáng chú ý là từ năm 1994, trong khi vốn đầu tư cam kết từ Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan giảm thì đầu tư từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Đức... lại tăng lên ở nhiều mức độ khác nhau. Quy mô trung bình của mỗi dự án đầu tư từ các nước này đều cao - gấp đôi so với các dự án đầu tư từ Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan, vì hầu hết đây là những Công ty lớn. Cho đến nay đã có hơn 200 Công ty lớn của Nhật Bản, Mỹ, EU đầu tư vào Trung Quốc. Các số liệu thống kê cho thấy có 17 trong số 20 Công ty lớn nhất của Đức cùng các Công ty nổi tiếng của Mỹ như GM, GE, Dupot.... đã có chỗ đứng ở Trung Quốc. Sự gia tăng đầu tư của các Công ty lớn từ các nước Âu - Mỹ đã giúp Trung Quốc duy trì khối lượng ĐTNN lớn với chất lượng đầu tư cao hơn.
Cán cân vốn.
Điều đáng lưu ý trong cán cân vốn của Trung Quốc trong thập kỷ 90 là ngoài vốn vay và vốn chứng khoán có xu hướng gia tăng, vốn FDI chiếm phần chủ yếu trong cơ cấu dòng vốn vào Tarung Quốc. Sở dĩ như vậy là vì: Thứ nhất, sang thập kỷ 90, những điều kiện về cơ sở hạ tầng (cứng và mềm) ở Trung Quốc đã tốt hơn sau hơn 10 năm xây dựng và phát triển. Thứ hai, môi trường đầu tư ở Trung Quốc cũng được cải thiện lớn nhờ kiên định chính sách mở cửa, chủ trương phát triển kinh tế thị trường và sự hoàn thiện từng bước các quy định pháp lý cũng như những cải cách có liên quan đến đầu tư nước ngoài như ngoại thương, thuế, hải quan...
Nhìn vào cán cân vốn của Trung Quốc từ năm 1992 đến nay thì thấy khối lượng vốn nước ngoài vào Trung Quốc lớn hơn nhiều lần so với khối lượng vốn ra khỏi Trung Quốc. Thực tế này phản ánh hai điều. Thứ nhất, Trung Quốc là nước đang phát triển, có nhu cầu đầu tư rất lớn. Thứ hai, môi trường đầu tư của Trung Quốc khá hấp dẫn đối với ĐTNN.
Việc duy trì mức dự trữ ngoại tệ cao giúp Trung Quốc có nhiều thuận lợi trong thực hiện các chính sách vĩ mô liên quan đến sự ổn định tiền tệ. Điều này được thấy rõ trong vài năm qua, dù chịu tác động lớn của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực. đồng NDT vẫn không bị phá giá và được coi như tấm lá chắn giúp cho kinh tế toàn khu vực không bị cuốn vào vòng xoáy của tái khủng hoảng tiền tệ. Sự ổn định của đồng NDT cũng củng cố lòng tin của các nhà ĐTNN ở Trung Quốc, đồng thời giúp Trung Quốc nâng cao vai trò, vị thế của mình, hội nhập mạnh mẽ hơn vào nền kinh tế thế giới mà sự gia nhập WTO tới đây là biểu hiện rõ ràng nhất, cụ thể nhất của sự hội nhập này.
Bảng: Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc 1979 - 1999
Năm
1978
1979
1980
1981
1982
1983
1984
1985
1986
1987
1988
Tỷ USD
1,55
2,15
2,26
4,78
11,13
14,47
16,7
11,9
10,5
15,2
17,5
Năm
1989
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
Tỷ USD
17,02
28,59
42,66
19,44
21,2
51,62
80,37
105
139,9
145
154,7
Nguồn: Niên giám thống kê Trung Quốc 1997; Bản tin Sứ quán Trung Quốc tháng 2/2000; Tạp chí ngoại thương số 5 - 25/2000; International Financial Statistics (IMF) May 2000; International Financial Statistics Yearbook (IMF) 1999.
3. Tình hình đầu tư nước ngoài tại VN và bài học kinh nghiệm từ TQ
Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
3.1.1.Thực trạng tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
Sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, mặc dù nền kinh tế thế giới chưa phục hồi một cách bền vững, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam có giảm, nhưng theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, Việt Nam vẫn thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới trong năm 2010 và là địa chỉ đầu tư hàng đầu đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Nhìn chung, tuy quy mô vốn FDI đăng kí có giảm dần từ năm 2008 đến năm 2010 nhưng quy mô vốn thực hiện lại khá ổn định
tỷ lệ giải ngân vốn đã tăng lên đáng kể. Theo Cục đầu tư nước ngoài, năm 2010 ở Việt Nam đã có 969 dự án cấp mới với tổng số vốn đăng kí cấp mới đăng là 17229.6 triệu USD, cộng cả vốn đăng kí cấp mới và tăng thêm là 18595.5 triệu USD. Ước tính các dự án FDI đã giải ngân được 11 tỉ USD, tăng 10% so với năm 2009. Về cơ cấu ngành đầu tư, dẫn đầu về quy mô vốn là lĩnh vực Kinh doanh bất động sản và Công nghiệp chế biến chế tạo. Các nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam năm 2010 là Singapore, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc. Thực tế tổng kết về tiếp nhận vốn FDI trong thời gian 20 năm từ 1990-2010 cho thấy Việt Nam vẫn luôn là điểm đến hấp dẫn cho các quốc gia này.
FDI đã đóng góp khá lớn cho nền kinh tế Việt Nam với sự gia tăng của dòng vốn, của việc chuyển giao công nghệ, nâng cao khả năng thanh toán quốc tế, phát triển xuất khẩu và hoà nhập nhanh vào thị trường quốc tế... Hiên nay, FDI chiếm 100% về khai thác dầu, sản xuất máy giặt, tủ lạnh, máy điều hoà, sản xuất ôtô... và chiếm tới 60% sản lượng thép tấm, 33% sản phẩm điện tử, 76% thiết bị y tế và 28% xi măng. Bên cạnh đó, FDI còn chiếm tỷ lệ cao trong ngành công nghiệp chủ đạo của Việt Nam như 42% công nghiệp da giầy, 25% công nghiệp may mặc và 84% trong lĩnh vực điện tử, máy tính và các linh kiện điện tử.
3.1.2.Thực trạng đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam
Bất chấp khủng hoảng kinh tế, hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn ngày càng gia tăng trong những năm gần đây. Sau đây là một vài số liệu thống kê về thực trạng đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam trong thời gian qua:
Tình hình đầu tư ra nước ngoài của VN
STT
Năm
Số dự án
Tổng vốn đầu tư (triệu USD)
1
2004
17
12.46
2
2005
37
437.9
3
2006
36
349.1
4
2007
80
911.8
5
2008
103
2386.2
6
2009
457
7200
7
2010
107
2,926
(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Theo tiêu chí tổng số vốn tiếp nhận thì các nước tiếp nhận đầu tư lớn nhất từ các nhà đầu tư Việt Nam là Lào, Liên bang Nga, Malaysia, Campuchia. Các lĩnh vực được quan tâm đầu tư nhiều nhất là công nghiệp xây dựng nông nghiệp và dịch vụ.
Tuy đã đạt được nhiều kết quả khả quan, hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam vẫn còn mang tính tự phát của doanh nghiệp, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng: Số lượng và quy mô các dự án còn nhỏ so với các nước có điều kiện tương tự; nhiều doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài gặp nhiều khó khăn mà không có sự hỗ trợ từ các cấp có thẩm quyền.
Thể chế chính sách liên quan đến đầu tư ra nước ngoài đã và đang ngày càng được hoàn thiện và đầy đủ tạo hành lang pháp lý cho hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp VN ở nước ngoài: trong mười năm (1999 – 2009) kể từ khi có Nghị định Chính phủ về đầu tư ra nước ngoài, cơ chế đã 2 lần sửa đổi và hiện đang được xem xét sửa đổi. Tuy nhiên hệ thống chính sách điểu chỉnh hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam còn chưa hoàn chỉnh, luôn đi chậm so với thực tế, tác động đến sự phát triển hoạt động đầu tư ra nước ngoài chưa mạnh, thậm chí còn gây trở ngại cho hoạt động đầu tư.
Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam rút ra từ thực trạng đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc
Với “chiến lược tuần hoàn” đã được thực hiện từ những năm 1980, trong thời gian qua, cùng với nỗ lực “hút” FDI Trung Quốc đã tích cực đẩy mạnh phát triển ngoại thương chiếm lĩnh thị trường. Kết quả năm 2010, Trung Quốc đã trở thành nước có GDP thứ hai thế giới sau Mỹ và vượt Đức trở thành nước xuất khẩu lớn thứ nhất thế giới. Từ đó, Trung Quốc đã tích lũy được lượng tư bản to lớn, với 2.648,3 tỉ USD dự trữ ngoại tệ (tính tới 10/2010). Như vậy là với chiến lược đầu tư nước ngoài hiệu quả, từ một nước đang phát triển Trung Quốc đã vươn lên thành một trong những cường quốc hùng mạnh bậc nhất thế giới.
Việt Nam đang ở vào hoàn cảnh của một nước đang phát triển giống như Trung Quốc trước khi bắt đầu “Chiến lược tuần hoàn”. Theo như kinh nghiệm của Trung Quốc đã nêu ở trên thì bằng các chiến lược đầu tư nước ngoài hiệu quả, Việt Nam có thể cải thiện dần vị trí của mình trong hàng ngũ các nước đang phát triển và dần dần vươn lên trở thành một quốc gia có nền kinh tế phát triển. Chúng ta đang ở giai đoạn đầu của “Chiến lược tuần hoàn”, tức là giai đoạn tăng cường thu hút vốn FDI vào Việt Nam để hiện đại hóa nền kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu thu ngoại tệ, tích lũy tư bản và chuyển sang xuất khẩu tư bản thay cho xuất khẩu hàng hóa để thu lợi nhuận cao hơn.
Trung Quốc có rất nhiều chính sách chiến lược trong thu hút, đầu tư và sử dụng vốn FDI mà Việt Nam có thể học hỏi và áp dụng có hiệu quả. Một trong số đó là chính sách về nhà đầu tư chiến lược. Các chủ đầu tư lớn đầu tư FDI vào Trung Quốc lại chính là người Hoa kiều từ Hongkong và Đài Loan. Trung Quốc đã xây dựng và duy trì được mối quan hệ ngoại giao tốt với bộ phận người dân Hoa kiều ở nước ngoài để kêu gọi nguồn vốn đầu tư lớn từ họ. Trong khi đó, hiện nay Việt Nam mới chỉ quan tâm đến vấn đề nhà đầu tư chiến lược theo quốc gia (Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản,...) mà chưa chú ý đến vấn đề kêu gọi đầu tư từ bộ phận Việt kiều ở nước ngoài. Chắc chắn có không ít Việt kiều đã kinh doanh thành công ở nước ngoài và sẽ sẵn sàng mang vốn về quê hương đầu tư nếu như có được sự kêu gọi, định hướng và nhận được sự ưu đãi từ phía Nhà nước. Đây là một chính sách rất đơn giản nhưng lại thực sự hiệu quả của Trung Quốc mà Việt Nam có thể học hỏi áp dụng vào trong nước.
Bên cạnh chính sách về nhà đầu tư chiến lược còn có một số chính sách về FDI giống như Trung Quốc đã sử dụng mà hiện tại Việt Nam đang áp dụng. Đó là các chính sách: Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tăng cường bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư nước ngoài thông qua tăng cường các quy định pháp luật; cải cách hành chính và cải cách hệ thống ngoại thương để giảm tối thiểu hạn chế cho hoạt động của các doanh nghiệp có vốn FDI; hướng nguồn vốn vào các ngành có đóng góp nhiều cho đất nước như công nghiệp, nông nghiệp; khuyến khích các dự án sử dụng công nghệ cao;... Tuy nhiên các chính sách này chưa phát huy được hiệu quả nhanh chóng giống như khi được sử dụng ở Trung Quốc. Nguyên nhân là do hệ thống luật pháp, chính sách, quy định của Việt Nam còn chưa được hoàn thiện để có thể phát huy tối đa hiệu quả, bộ máy quản lý còn nhiều hạn chế,... Do vậy, trong thời gian tới, Việt Nam nên tăng cường học hỏi các kinh nghiệm của Trung Quốc từ việc xây dựng hệ thống chính sách, quy định một cách đồng bộ và phù hợp với tình hình hiện tại của nước ta, đồng thời cải cách chất lượng bộ máy quản lý từ cấp Nhà nước đến địa phương, song song với đề ra các chính sách kêu gọi và ưu đãi cho hoạt động đầu tư từ bộ phận Việt kiều ở nước ngoài.
Trong vấn đề thu hút vốn FDI vào trong nước, Việt Nam đang đứng trước rất nhiều cơ hội cũng như thách thức.
Những thuận lợi cơ bản là:
Dòng FDI toàn cầu đã dần vượt qua khỏi đáy của sự suy giảm năm 2009, có thể bắt đầu lấy lại đà tăng trưởng trong năm 2011.
Điều tra triển vọng đầu tư thế giới (WIPS) 2009-2011 của Cơ quan Thương mại và Phát triển của Liên hợp quốc cho thấy, Việt Nam vẫn được các công ty xuyên quốc gia đánh giá là 1 trong 15 nền kinh tế hấp dẫn cho đầu tư.
Tình hình chính trị ổn định, vị thế quốc tế của Việt Nam đang được nâng cao.
Môi trường pháp lý và thể chế kinh tế thị trường của nước ta tiếp tục được hoàn thiện hơn và phù hợp với khu vực và thế giới.
Bên cạnh những thuận lợi cơ bản nêu trên, sang năm 2011 Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với những khó khăn, thách thức, ảnh hưởng đến việc thu hút ĐTNN, cụ thể là:
Hệ thống kết cấu hạ tầng của Việt Nam mặc dù đã được đầu tư nhiều trong một vài năm trở lại đây nhưng vẫn còn yếu kém, chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư và doanh nghiệp.
Tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực đã qua đào tạo, đặc biệt là công nhân kỹ thuật và kỹ sư ngày càng rõ rệt.
Công tác quy hoạch còn thiếu đồng bộ, nhất quán.
Nhiều thủ tục hành chính kéo dài ảnh hưởng kết quả sản xuất kinh doanh; hệ thống luật pháp về đầu tư nước ngoài vẫn còn có những chồng chéo, chưa rõ ràng dẫn tới lúng túng trong việc triển khai thực hiện.
Chính sách ưu đãi chưa thỏa đáng làm ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của Việt Nam đối với các nhà đầu tư quốc tế.
Công tác thông tin, tổng hợp còn những bất cập khiến cho thông tin thiếu thông suốt, không đầy đủ và chưa kịp thời, gây khó khăn cho công tác quản lý, điều hành.
Trên cơ sở mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cùng với việc nắm bắt rõ các thuận lợi cũng như hạn chế về việc thu hút FDI, việc thu hút vốn FDI sẽ được định hướng tới các ngành: công nghiệp chế tác có giá trị gia tăng cao và công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu; phát triển công nghiệp hỗ trợ; khuyến khích phát triển công nghiệp công nghệ cao, tiết kiệm năng lượng; các dự án sử dụng công nghệ sạch; các dự án đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, các cơ sở y tế và chăm sóc sức khỏe hiện đại, xây dựng hạ tầng kỹ thuật...Theo đó, các dự án có quy mô lớn nhưng không thuộc những ngành tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế sẽ ít có cơ hội được xem xét cấp giấy chứng nhận đầu tư dễ dàng như các năm trước.
Chính sách FDI sẽ phải có định hướng và chọn lọc trong việc thu hút, phù hợp với cơ cấu kinh tế của cả nước nói chung, từng vùng lãnh thổ nói riêng. Theo đó:
Các dự án FDI được lựa chọn cấp phép phải phù hợp với cơ cấu kinh tế của cả nước; phù hợp với quy hoạch phát triển vùng và gắn với liên kết vùng; gắn với việc phát triển các cụm ngành nghề; tính đến sự phát triển của doanh nghiệp trong nước; xử lý hài hòa mối quan hệ giữa thị trường trong nước và xuất khẩu; gắn với việc chuyển giao công nghệ; gắn với đào tạo lao động.
Các dự án sẽ được xem xét một cách cẩn trọng, thậm chí không cấp phép các dự án tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; những dự án có quy mô vốn thấp sử dụng diện tích đất lớn; những dự án khai thác, sử dụng nhiều tài nguyên và công nghệ lạc hậu, không có quy trình chế biến sâu; những dự án tiêu tốn nhiều năng lượng...
Việc lựa chọn các dự án FDI, đặc biệt là các dự án có quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng sẽ gắn với việc lựa chọn đối tác - đây là tiền đề cơ bản giúp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu.
Song song với việc tập trung thu hút vốn FDI, Việt Nam vẫn cần phải có định hướng đầu tư ra nước ngoài phù hợp. Hiệu quả mang lại từ hai chiều di chuyển của luồng vốn đầu tư này sẽ giúp cho Việt Nam nâng cao dần thu nhập quốc dân, tăng tích lũy tư bản đề dần chuyển từ vị thế một nước thiếu vốn lên tầm một quốc gia giàu có về vốn như Trung Quốc. Để thực hiện có hiệu quả chiến lược này thì yếu tố quan trọng hàng đầu đó là phải nhanh chóng cải thiện môi trường đầu tư, hoàn thiện thể chế chính sách và có sự quan tâm định hướng thích hợp của Nhà nước, cùng với việc tích cực tìm hiểu kinh nghiệm của các quốc gia đã thành công như Trung Quốc và học hỏi áp dụng vào thực tế Việt Nam để tối đa hiệu quả của dòng vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.doc