- Đối với huyện Đức Thọ: Cần có chính sách hỗ trợ, đẩy nhanh quá trình xây
dựng nông thôn mới ở các xã, tạo điều kiện tốt nhất để từng xã phát huy được lợi thế
của mình, đồng thời hạn chế được những khó khăn làm ảnh hưởng đến quá trình xây
dựng nông thôn mới. Cần phải phổ biến cho toàn bộ lãnh đạo biết được rằng việc xây
dựng nông thôn mới hoàn toàn là do dân, tất cả là dân làm, cán bộ chỉ có việc khuyến
khích dân làm, hỗ trợ dân bằng các nguồn ngân sách xã và so sánh với chỉ tiêu xem có
đạt hay chưa. Bên cạnh đó còn nên đặt ra chỉ tiêu khen thưởng đối với các xã hoàn
thành mục tiêu để các xã thi đua xây dựng. Nhưng cũng cần tránh tiêu cực, chạy theo
bệnh thành tích mà quên đi chất lượng thực hiện.
- Đối với xã Tùng Ảnh: Là xã đầu tiên đạt 19 tiêu chí về nông thôn mới, Tùng
Ảnh đã trở thành một tấm gương sáng cho các xã khác làm theo. Điều này sẽ đòi hỏi
Tùng Ảnh cần có một chính sách hợp lý hơn để giữ gìn sự phát triển này một cách bền
vững. Bên cạnh đó, tuy là đã hoàn thành, nhưng xã không thể vì thế mà đứng lại, vẫn
phải tiếp tục phát triển để thay đổi bộ mặt hơn nữa, góp phần thúc đẩy quá trình đô thị
hóa nông thôn ngày càng nhanh hơn. Cần có chính sách khuyến khích và thi đua giữa
các thôn với nhau, như vậy quá trình xây dựng sẽ mạnh mẽ hơn, tích cực hơn và nhanh
hơn. Bên cạch đó, có thể biểu dương những cá nhân, tổ chức có thành tích tốt, tích cực
tham gia, đóng góp xây dựng trên địa bàn để tạo ra sự động viên cho các cá nhân đó,
đồng thời khích lệ những cá nhân, tổ chức khác cố gắng hơn nữa trong công tác thi
đua
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - Xã hội trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại xã Tùng ảnh, huyện Đức thọ, tỉnh Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh và Châu Linh.
Xã đã cố gắng tạo điều kiên thuận lợi để cơ quan Bưu chính viễn thông lắp đặt, nâng
cấp các thiết bị hiện đại để cung cấp dịch vụ tốt hơn, bên cạnh đó, xã còn động viên
nhân dân sử dụng dịch vụ ngày càng nhiều hơn. Tuy nhiên, với hạng mục này thì xã
không tiến hành đầu tư xây dựng, mà việc xây dựng, nâng cấp các tuyến dây cáp là do
nhà cung cấp chịu trách nhiệm.
Trụ sở xã, trường học, trạm y tế, và 30% hộ dân trên địa bàn có kết nối internet,
có 98% hộ dùng điện thoại phục vụ tốt nhu cầu thông tin liên lạc
Bảng 16: Kết quả thực hiện tiêu chí bưu chính viễn thông trong 3 năm 2011-2013
BƯU CHÍNH
VIỄN THÔNG
Tổng chỉ
tiêu phấn
đấu
Kết
quả
2011
Kết
quả
2012
Kết
quả
2013
Tỷ lệ hoàn thành so
với tổng chỉ tiêu
phấn đấu (%)
Quy định
chuẩn Quốc
gia
Điểm phục vụ bưu
chính viễn thông
2 1 2 2 100% Đạt
Có internet đến thôn 12 12 12 12 100% 30% thôn đạt
Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện xây dựng mô hình nông thôn mới xã Tùng Ảnh
Đánh giá tiêu chí: Đạt
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NIÊN KHÓA: 2010-2014
SVTH: Trần Thị Phương Thảo 38
2.2.8. Nhà ở dân cư
Đến cuối năm 2012 trên địa bàn xã có tổng số 1968 hộ; không có nhà tạm, dột
nát; số hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ xây dựng: 1712 hộ, chiếm 87%.
Trên cơ sở nâng cao đời sống của cư dân nông thôn, xã đã tích cực tuyên truyền
vận động tất cả các hộ dân nông thôn xây dựng nhà ở đảm bảo đạt tiêu chí của Bộ xây
dựng quy định.
Năm 2013 có 58 hộ gia đình nâng cấp và xây mới nhà ở đạt chuẩn đưa tổng số 1770
hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ xây dựng chiếm 90%/80% theo tiêu chí quy định.
Bảng 17: Kết quả thực hiện tiêu chí nhà ở dân cư trong 3 năm 2011-2013
NHÀ Ở DÂN CƯ
Tổng
chỉ
tiêu
phấn
đấu
Kết
quả
2011
Kết
quả
2012
Kết
quả
2013
Tỷ lệ hoàn
thành so
với chỉ
tiêu phấn
đấu (%)
Quy định
chuẩnQuốc
gia
Nhà tạm, dột nát 0 0 0 0 100% 0
Số nhà ở đạt tiêu chuẩn 1968 1554 1712 1770 90% 80%
Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện xây dựng mô hình nông thôn mới xã Tùng Ảnh
Đánh giá tiêu chí: Đạt
2.2.9. Tổng nguồn vốn sử dụng cho việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KT-
XH giai đoạn 2011-2013
Để thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế-kỹ thuật thì nguồn vốn là
không thể thiếu. Chỉ cần có vồn, mọi việc sẽ được bố trí và hoàn thành hợp lý theo chủ
trương đề ra. Vốn ở đây có thể sử dụng là vốn ngân sách nhà nước và vốn đóng góp từ
chính những người dân, vốn ủng hộ từ những con em xa quê về để xây dựng quê
hương Trong những năm xây dựng NTM, xã đã huy động được một lượng vốn lớn
từ người dân, từ con em xa quê góp sức xây dựng quê hương. Cũng chính vì do dân
thực hiện, nên ít xảy ra tiêu cực trong quá trình xây dựng.
Theo báo cáo cho thấy, trong các lĩnh vực của hạ tầng kinh tế-kỹ thuật, xã Tùng
Ảnh vẫn đang chú trọng vào hệ thống giao thông nông thôn, cơ sở vật chất văn hóa,
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NIÊN KHÓA: 2010-2014
SVTH: Trần Thị Phương Thảo 39
nhà ở dân cư, hệ thống thủy lợi và trường học. Đó là những lĩnh vực thiết yếu nhất,
phục vụ sản xuất và đời sống, đáp ứng được nhu cầu sử dụng trên địa bàn. Trong 3
năm qua, Tùng Ảnh đã đầu tư vào xây dựng hạ tầng 108,02 tỷ đồng, trong đó, vốn NS
đóng góp 73,23 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 67,79%); Số vốn còn lại là do dân đóng góp xây
dựng. Về hệ thống giao thông nông thôn, Tùng Ảnh đã đầu tư 38,8 tỷ đồng trong giai
đoạn 2011-2013. Trong đó dân đóng góp 8,79 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 22,65%. Hình thức
đóng góp này không chỉ có tiền mặt, mà còn có ngày công và mặt bằng. Về cơ sở vật
chất văn hóa, số vốn bỏ ra là 21,22 tỷ, trong đó, vốn ngân sách là 16,72 tỷ đồng, chiếm
78,79%, người dân đóng góp 4,5 tỷ đồng, chiểm tỷ lệ 21,21% . Trong tất cả các lĩnh
vực thì có 2 lĩnh vực chủ yếu là tự dân làm, đó là điện và nhà ở, với vốn 100% là dân
đóng góp. Bên cạnh đó, hạng mục chợ nông thôn hoàn toàn sử dụng 100% vốn ngân
sách. Xã đã khuyến khích nhân dân tự làm, tự cải thiện môi trường sống của mình.
Bảng 18: Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KT-XH giai đoạn 2011-2013
ĐVT: tỷ đồng
Hạng mục đầu tư Tổng vốn
đầu tư
Trong đó
Vốn ngân sách Vốn đóng góp
SL % SL %
Hệ thống giao thông nông thôn 38,8 30,01 77,35 8,79 22,65
Hệ thống thủy lợi 6 4 66,67 2 33,33
Hệ thống điện nông thôn 2 - - 2 100
Trường học 11 9,5 86,36 1,5 13,64
Cơ sở vật chất văn hóa 21,22 16,72 78,79 4,5 21,21
Chợ nông thôn 13 13 100 - -
Bưu chính viễn thông - - - -
Nhà ở 16 - - 16 100
Tổng 108,02 73,23 67,79 34,79 32,21
Nguồn: Đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Tùng Ảnh
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NIÊN KHÓA: 2010-2014
SVTH: Trần Thị Phương Thảo 40
2.3. Sự tham gia và những đánh giá của người dân cũng như những thay
đổi của xã trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội trong tiến trình
xây dựng nông thôn mới.
2.3.1. Sự tham gia, đóng góp của người dân
Theo khảo sát 120 người dân của 12 thôn trên địa bàn xã thì kết quả mang lại là
100% người dân được biết đến việc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thời gian
qua, họ cũng thường xuyên tham gia và các cuộc họp bàn của thôn về việc triển khai
kế hoạch thực hiện, cũng như rất có hứng thú tham gia vào công cuộc xây dựng NTM
trên địa bàn. Hơn thế nữa, 100% người dân đều tham gia vào xây dựng NTM trên địa
bàn. Tuy nhiên, có rất nhiều lý do khiến họ tham gia vào công cuộc xây dựng này,
không phải ai cũng tham gia vì có chung một mục đích. Việc xây dựng NTM còn dựa
vào ý thức của từng người. Theo khảo sát cho thấy, sự tham gia của người dân vào xây
dựng nông thôn mới trên địa bàn có nhiều nguyên nhân, cụ thể như sau:
Bảng 19: Nguyên nhân chủ yếu khiến người dân tham gia xây dựng NTM
ĐVT: Người
STT Nguyên nhân Số lượng khảo sát Số lượng đánh giá %
1 Mục tiêu phát triển chung 120 114 95
2 Bắt buộc tham gia 120 37 30,8
3 Mục tiêu, lợi ích cá nhân 120 31 25,8
4 Trách nhiệm bản thân 120 79 65,8
Nguồn: Tổng hợp exel qua phiếu điều tra khảo sát
Trong số 120 người được hỏi, có 114 người tham gia vào quá trình xây dựng
nông thôn mới vì mục tiêu phát triển chung, chiếm tỷ lệ 95% trong tổng số phiếu điều
tra. Bên cạnh đó cũng có những nguyên nhân khác như vì trách nhiệm của bản thân, có
79 phiếu (chiếm 65,8%). Họ nhận thấy việc xây dựng hạ tầng nông thôn mới như là
việc của mình, không phải chỉ cộng đồng mà nó là của bản thân, bản thân cần thực
hiện, nên thực hiện, hơn nữa, họ có thể là những cán bộ về hưu, những người đang làm
việc, nên cũng có trách nhiệm trong việc dây dựng NTM trên địa bàn. Bên cạnh đó,
vẫn có bộ phận tham gia xây dựng hạ tầng nông thôn mới là do bắt buộc (37 phiếu
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NIÊN KHÓA: 2010-2014
SVTH: Trần Thị Phương Thảo 41
chiếm 30,8%) và do mục tiêu, lợi ích cá nhân (31 phiếu). Tuy nhiên, bộ phận này chỉ
chiếm phần nhỏ trong cả cộng đồng, nên sức ảnh hưởng không lớn. Đúng như bí quyết
tạo nên thành công trong việc xây dựng nông thôn mới nói chung và hạ tầng nông thôn
mới riêng là đi vào lòng dân, để dân tự nguyện tham gia. Đại bộ phận người dân tham
gia là vì mục tiêu chung, vì sự phát triển chung của cả cộng đồng mà người được
hưởng lợi ích trực tiếp chính là nhân dân.
Biểu đồ 1: Nguyên nhân khiến người dân tham gia vào quá trình xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn xã Tùng Ảnh
ĐVT:%
Nguồn: Tổng hợp exel qua phiếu điều tra khảo sát
Cùng với sự tham gia của dân sẽ có sự đóng góp của dân. Nguồn lực của xã
không thể đủ để thực hiện tất cả các công việc, vì vậy cần huy động và ủng hộ từ phía
nhân dân. Xây dựng nông thôn mới là do dân tự làm. Ông Lương Đức Sơn, một công
chức làm việc về lĩnh vực lao động-thương binh-xã hội tại Ủy ban nhận định: “ Xây
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NIÊN KHÓA: 2010-2014
SVTH: Trần Thị Phương Thảo 42
dựng nông thôn mới ở đây giống việc đi khuyên nhủ, đi nài nỉ dân làm, nhà dột, nhà
tạm, nhà hư hỏng nhiều thì cũng phải sửa sang, nâng cấp, xây mới; đường đất, lầy lội
khi mưa thì cũng phải bê tông nó lên để đi lại cho thuận lợi, sạch sẽ; đường nhỏ, hẹp
mà còn tối thì bắt điện đường cho nó sáng dù gì trước sau cũng phải làm, mà giờ
đang có một phần giúp đỡ, hỗ trợ từ nhà nước, khuyến khích từ cấp trên, sao không
làm luôn cho đỡ vất vả”. Nghe hợp lý là dân sẽ hưởng ứng và nhiệt tình tham gia.
Tham gia vào quá trình này không chỉ dân được lợi, mà hình ảnh của xã cũng được
thay mới.
Sự đóng góp của dân được thể hiện thông qua nhiều hình thức, người cái này,
người cái kia, cùng chung tay xây dựng nông thôn mới, xây dựng bộ mặt mới cho xã
mình.
Bảng 20: Hình thức đóng góp của dân vào quá trình xây dựng NTM
ĐVT: Người
STT Hình thức đóng góp Số lượng khảo sát Số lượng đánh giá %
1 Tiền mặt 120 106 88,33
2 Ngày công, sức lao động 120 105 87,50
3 Tài sản 120 89 74,17
4 Hình thức khác 120 25 20,83
Nguồn: Tổng hợp exel qua phiếu điều tra khảo sát
Kết quả điều tra cho thấy, người dân chủ yếu đóng góp vào quá trình xây dựng
hạ tầng bằng tiền mặt và ngày công; sức lao động. Có 106 người trong tổng số 120
người được điều tra nói rằng họ đóng góp tiền mặt vào quá trình xây dựng NTM,
chiếm 88,33% số phiếu điều tra. Hình thức đóng góp này chủ yếu là khuyến khích,
nhưng cũng có một phần bắt buộc. Một định mức tối thiểu được đặt ra bắt buộc tất cả
mọi người đóng góp, nhưng nếu những ai có điều kiện tốt hơn có thể đóng góp nhiều
hơn để góp phần xây dựng quê hương. Về ngày công, sức lao động, có 105 người trên
tổng số 120 người được khảo sát đóng góp bằng hình thức này. Đây là hai hình thức
chủ yếu mà người dân có thể làm, có thể bỏ ra để góp phần vào quá trình xây dựng.
Bên cạnh đó, còn có đất đai, mặt bằng, các công trình đi qua khu dân cư, một số người
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NIÊN KHÓA: 2010-2014
SVTH: Trần Thị Phương Thảo 43
dân tình nguyện hiến mặt bằng để xây dựng, nhiều hộ còn không cần nhận bồi thường,
chỉ cần các công trình được xây dựng trên mảnh đất của họ, phục vụ tốt cho nhu cầu
của họ thì họ sẵn sang bỏ ra. Một số nhỏ người dân còn đóng góp hình thức khác như:
các ý tưởng, các quan điểm giúp xây dựng hạ tầng đảm bảo chất lượng, hợp mỹ quan
và hợp với nguồn lực của địa bàn. Đây cũng là một trong những chính sách khích lệ
tính sáng tạo, đoàn kết trong dân của xã. Và hiện tại thì nó đã mang lại những kết quả
tốt như sự kỳ vọng.
Biểu đồ 2: Hình thức đóng góp của người dân vào quá trình xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn xã Tùng Ảnh
ĐVT:%
Nguồn: Tổng hợp exel qua phiếu điều tra khảo sát
2.3.2. Đánh giá của dân
Sau 3 năm tích cực xây dựng nông thôn mới theo các tiêu chí mới trên địa bàn xã
Tùng Ảnh, những thành tích đạt được không phải là nhỏ, cũng không phải là ít. Theo như
nhận định của những người dân được hỏi ý kiến thì nguyên nhân chính để đạt được kết
quả hôm nay vẫn là do sự đồng sức đồng lòng của cấp ủy, Đảng, chính quyền với nhân
dân, sự chỉ đạo sáng suốt, nhiệt tình, tỷ mỉ của cấp trên và sự hưởng ứng nhiệt tình của
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NIÊN KHÓA: 2010-2014
SVTH: Trần Thị Phương Thảo 44
toàn người dân. Tuy nhiên, không phải tất cả đều hài lòng về kết quả đạt đc. Dưới đây là
những đánh giá của người dân:
Về chất lượng hạ tầng: Theo như người dân đánh giá, chất lượng của các công
trình hạ tầng kinh tế-kỹ thuật được xây dựng trên địa bàn thời gian gần đây là tốt, đảm bảo
chất lượng và đáp ứng được nhu cầu đặt ra. Các công trình được xây dựng theo đúng tiêu
chuẩn, theo đúng tiến độ và hơn hết là kịp thời phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của
người dân.
Về cán bộ chỉ đạo: Được dân đánh giá rất tốt, nhiệt tình, quan tâm giúp đỡ, phổ
biến kịp thời các chính sách, chủ trương từ cấp trên cho dân thực hiện, hơn hết là làm tròn
trách nhiệm của mình. Người dân rất hài lòng với thái độ, ý thức làm việc của cán bộ. Vì
vậy, những lời cán bộ nói ra, luôn được dân đóng góp ý kiến và hưởng ứng thực hiện.
Về lĩnh vực được ưu tiên: Tuy là hạ tầng kinh tế-kỹ thuật rất quan trọng cho quá
trình tăng trưởng, phát triển, nhưng nó gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, không phải cứ đầu
tư xây dựng là đầu tư đồng đều, cái nào cũng như nhau mà phải có chọn lọc. Cái nào cần
thiết phải ưu tiên đầu tư, cái nào không cần chú trọng thì không cần thiết đầu tư nhiều.
Theo như nhận định và ý kiến của người dân, trên địa bàn xã ưu tiên đầu tư vào hệ thống
giao thông nông thôn, các tuyến đường trên địa bàn dân cư được xây dựng, được bê tông
hóa để phục vụ cho nhu cầu đi lại của dân. Chính lĩnh vực này dân trực tiếp tham gia là
chủ yếu, chính quyền còn có chính sách hỗ trợ xi măng cho các ngõ, các thôn làm đường.
Vì vậy, theo đánh giá của dân, hệ thống giao thông là lĩnh vực được chú trọng, ưu tiên
nhất vì nó là lĩnh vực người dân có nhu cầu sử dụng nhất. Tiếp theo là hệ thống thủy lợi
và hệ thống điện. Đây là những lĩnh vực phục vụ cho sản xuất và đời sống, như nhận định
của người dân thì trên địa bàn vẫn chú trọng, ưu tiên phát triển lĩnh vực này. Tiếp theo đó
là các lĩnh vực khác. Riêng với hệ thống bưu chính viễn thông, xã không đầu tư xây dựng
mà chỉ tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để nhà cung cấp cung ứng dịch vụ, vì vậy
người dân ít đánh giá vào lĩnh vực này.
Bảng 21: Lĩnh vực ưu tiên đầu tư theo nhận định của dân qua điều tra
ĐVT: Người
STT Lĩnh vực Số lượng điều tra Số lượng đánh giá %
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NIÊN KHÓA: 2010-2014
SVTH: Trần Thị Phương Thảo 45
1 Giao thông 120 112 93,33
2 Thủy lợi 120 99 82,5
3 Điện 120 101 84,17
4 Trường học 120 68 56,67
5 Chợ 120 68 56,67
6 Nhà ở 120 68 56,67
7 Cơ sở vật chất văn hóa 120 82 68,33
8 Bưu chính viễn thông 120 29 24,17
Nguồn: Tổng hợp exel qua phiếu điều tra khảo sát
Theo số liệu điều tra cho thấy, 112 phiếu đánh giá giao thông là lĩnh vực ưu tiên
trong quá trình xây dựng hạ tầng. Tiếp theo là điện (101 phiếu), thủy lợi (99 phiếu), và cơ
sở vật chất văn hóa (82 phiếu). Đây là 4 lĩnh vực được ưu tiên phát triển nhất trong thời
gian qua theo như những người được điều tra nhận định.
Biểu đồ 3: Lĩnh vực đầu tư được ưu tiên trong hạ tầng kinh tế-kỹ thuật trên
địa bàn xã Tùng Ảnh theo nhận định của người dân
ĐVT:%
Nguồn: Tổng hợp exel qua phiếu điều tra khảo sát
Như người dân nghĩ thì việc ưu tiên đầu tư vào các lĩnh vực này là hợp lý, phù
hợp với nhu cầu sử dụng và đời sống của người dân. Theo như người dân đánh giá, kết
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NIÊN KHÓA: 2010-2014
SVTH: Trần Thị Phương Thảo 46
quả đạt được ngày hôm nay là do sự chung sức, chung lòng của cấp ủy, Đảng, chính
quyền cũng như người dân trên địa bàn. Tình thần đoàn kết đã tạo ra sức mạnh to lớn,
tạo ra được một bước phát triển mạnh mẽ trên toàn bộ địa bàn.
2.3.3. Những thay đổi của xã sau 3 năm thực hiện xây dựng nông thôn mới
nói chung và xây dựng hạ tầng kỹ thuật nói riêng.
Trong 3 năm thực hiện xây dựng nông thôn mới theo 19 tiêu chí, giờ đây ngồi
nhìn lại xã, đã có rất nhiều đổi thay đáng kinh ngạc và cũng có nhiều kết quả đáng
khích lệ và tự hào. Nhìn chung theo người dân đánh giá, sau khi thực hiện xây dựng
NTM nói chung và hạ tầng nói riêng, xã đã có những thay đổi như: Đường sá sạch sẽ,
đi lại thuận tiện; điện luôn đáp ứng được nhu cầu sử dụng, hệ thống thủy lợi đáp ứng
được nhu cầu tưới tiêu, chất lượng cuộc sống tăng lên, thu nhập tăng lên, điều kiện sản
xuất được nâng cao Trong đó, rất nhiều người dân đánh giá sau khi xây dựng hạ
tầng thì chất lượng cuộc sống được cải thiện. Điều này có thể chứng minh cơ sở hạ
tầng có vai trò rất là quan trọng trong đời sống của người dân.
Về giao thông nông thôn, trước đây, những con đường lầy lội vào mùa mưa,
đường đất rất bẩn, rất trơn nhưng người dân vẫn phải đi làm, các em vẫn phải đi học,
những đoạn đường đó đã là một phần trong cuộc sống, sinh hoạt của người dân. Trong
quá trình đi làm phiếu điều tra, tôi có hỏi một số người dân về những thay đổi trên địa
bàn thôn thì có những ý kiến rất thiết thực. Cụ thể: bà Nguyễn Thị Sao, 58 tuổi, thôn
Dương Tượng cho biết: “ Giờ nghĩ lại thấy sao hồi trước mình khổ cháu à, những lúc
trời mưa lụt,đường thì bẩn mà lại trơn, nhiều khi đi còn bị ngã xe, đau mà có làm gì
được, giờ đường sạch sẽ, bê tông cả rồi, mưa lụt gì cũng kệ nó, mình cũng sạch sẽ mà
đi thôi”. Hay ông Trần Văn Hậu, 63 tuổi, ở thôn Châu Linh nói: “ Lối vào nhà ông
trước đây cũng đường đất, trời mà mưa thì bẩn lắm, một lối thì được có 3 nhà chung
nhau, không làm gì được, muốn làm con đường mà nó tốn kém quá nên cứ phải chịu
vậy thôi, nhưng nhờ có cái nông thôn mới, xã cho 15% kinh phí làm đường, kinh tế gia
đình cũng khá hơn, trước sau cũng phải làm nên gia đình đã bỏ thêm ít kinh phí và
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NIÊN KHÓA: 2010-2014
SVTH: Trần Thị Phương Thảo 47
bàn bạc với 2 nhà bên để xây dựng, giờ cháu thấy đó, sạch sẽ, đi lại thuận tiện, không
phải lo gì”.
Đó là về giao thông, còn về nhà ở, giờ đây trên địa bàn xã đã không còn nhà
tạm, nhà dột nát. Các hộ nghèo trước đây không đủ kinh phí để xây nhà, giờ cũng
được thôn bỏ quỹ tình thương để giúp một phần kinh phí, bên cạnh đó còn có việc bồi
thường đất sản xuất bị thu hồi, nhiều gia đình có thể xây được ngôi nhà ngói để trú
mưa, trú nắng, lại còn có một ít vốn để làm ăn, chuyển qua buôn bán. Giờ đây nhà ở
cũng có phần khang trang, không còn nhà nào phải chịu cảnh trời mưa là đưa các vật
dụng ra hứng nước, cũng không lo nhà bị giải tỏa đi lúc nào vì không có đất mà phải
làm trên đất công.
Về trường học, các trường trên địa bàn vốn đã là trường chuẩn Quốc gia, nên
cũng có phần nào đó khang trang, năm 2013, có chủ trương sát nhập trường học nên
việc mở rộng khuôn viên trường là điều tất yếu cần làm. Những trường mầm non cũng
đang được chú trọng cả về cơ sở vật chất cũng như chất lượng dạy học. Các em nhỏ sẽ
có điều kiện tốt nhất để học tập, vui chơi, giúp các em phát triển tốt nhất, toàn diện
nhất.
Về hệ thống điện, trước năm 2010, một số tuyến điện vẫn còn sử dụng dây điện
trần, chưa có bọc bảo vệ. Hỏi ý kiến bà Trần Thị Thủy, 59 tuổi, thôn Yên Hội, bà nói:
“ Điện giờ đây ổn định rồi, không thường xuyên bị cắt như trước, giờ đây có nắng
nóng thế nào thì cũng có điện dùng, trước đây thì hè về là điện không đủ, hay bị cắt
luân phiên, mà nhà bà trước đây có dùng dây điện trần, trời mà mưa xuống hay bị oxi
hóa, hay phải đưa sào ra đập, giờ xã lắp đường dây cao áp rồi, sử dụng an toàn, mà
không còn thiếu điện, tuy giá điện có cao hơn, nhưng cũng phấn khởi”.
Về hệ thống thủy lợi, chủ yếu là phục vụ cho việc sản xuất lúa nước, tuy áp
dụng các loại giống mới cho chất lượng cao vào sản xuất, nhưng cũng cần một hệ
thống kênh mương đáp ứng dầy đủ nước cho cây lúa phát triển, vào mùa khô, mùa lúa
tháng 5 thường xuyên xảy ra việc thiếu nước, nhất là khi cây lúa trổ bông, không có
nước, lúa sẽ cho năng suất thấp. Trước đây, khi đưa nước về các thửa ruộng thì phải
qua rất nhiều ruộng khác, lại còn kênh mương nhỏ, nước về chậm, không kịp cho bà
con làm đất, cấy mạ hay là lúa trổ bông mà nước chưa về kịp. Giờ đây hệ thống kênh
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NIÊN KHÓA: 2010-2014
SVTH: Trần Thị Phương Thảo 48
mương nội đồng đã được nâng cấp, xây mới, việc nước về ruộng trở nên dễ dàng hơn,
đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng nước tưới.
Với rất nhiều sự thay đổi đó, sự đi lên đó, nhưng trong suy nghĩ của người dân
Tùng Ảnh, họ vẫn kỳ vọng sự phát triển hơn nữa trong thời gian tới. Hy vọng những gì
cố gắng của người dân và cán bộ trên địa bàn sẽ mang lại kết quả như mong đợi.
2.3.4. Những khó khăn, thuận lợi của xã trong quá trình xây dựng nông
thôn mới nói chung và xây dựng hạ tầng kinh tế-kỹ thuật nói riêng theo ý kiến
đánh giá của người dân trên địa bàn
Để thực hiện một vấn đề nào đó, những thuận lợi và khó khăn là những điều
không thể tránh khỏi, nhưng những thuận lợi và khó khăn theo nhận định của từng đối
tượng lại khác nhau. Các cán bộ thực hiện sẽ có một nhận định khác về thuận lợi và
khó khăn của địa bàn, cụ thể đã được nêu ở phần trên. Nhưng với góc độ là một người
dân, một người trực tiếp tham gia thực hiện xây dựng, họ sẽ có những nhận định khác,
dựa vào sự quan sát và nhận thức của họ. Theo điều tra về ý kiến của dân, có thể tổng
hợp các ý kiến đó cụ thể như sau:
- Thuận lợi:
Là một xã đã từng có thâm niên xây dựng NTM, đã từng hoàn thành 33 tiêu
chí, nên có những tiêu chí đã đạt trước đó, một số hạ tầng đã kiên cố, vững chắc nên
có thể xem là xuất phát điểm tương đối cao.
Có sự chung sức, chung lòng của các cấp từ cấp xã đến các cấp thôn, xóm.
Nhân dân đồng sức, đồng lòng, ủng hộ và thực hiện các chủ trương mà cấp
trên đưa ra.
Được lãnh đạo quan tâm và chỉ đạo sát sao.
Đầu tư và sử dụng các công trình đúng mục đích, đúng nhu cầu.
Các chính sách cấp trên đưa ra phù hợp với điều kiện của dân, quan tâm tới
suy nghĩ của dân.
Các chính sách được phổ biến kịp thời cho dân biết để hưởng ứng thực hiện.
Các doanh nghiệp, các con em xa quê cũng góp phần lớn trong công cuộc
xây dựng NTM.
Chính sách đúng đắn từ cấp trên.
ẠI
HO
̣C K
INH
TÊ
́ HU
Ế
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NIÊN KHÓA: 2010-2014
SVTH: Trần Thị Phương Thảo 49
- Khó khăn:
Về ngồn vốn còn hạn chế, nhiều hộ gia đình còn có hoàn cảnh khó khăn, nên
khó trong việc đóng góp kinh phí xây dựng.
Một số bộ phận còn chưa thật sự nhiệt tình hưởng ứng tham gia hoặc tham
gia chưa tích cực, một số khác lại tham gia đối phó, ỷ lại, chỉ là do bắt buộc hoặc là do
trách nhiệm mới tham gia.
Một số công trình xây dựng đi qua khu dân cư còn vướng phải công tác giải
phóng mặt bằng.
Nguồn lực còn hạn chế, việc huy động nguồn lực nhiều lúc còn gặp một số
khó khăn.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NIÊN KHÓA: 2010-2014
SVTH: Trần Thị Phương Thảo 50
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP
3.1. Định hướng chung về phát triển cơ sở hạ tầng trong tiến trình xây
dựng nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn đã về đích trong năm 2013, nhưng không
chỉ dừng lại ở đó, xã Tùng Ảnh còn có ý muốn vươn xa hơn, muốn phát triển hơn nữa.
Vì vậy, không bao giờ hài lòng với kết quả đạt được, xã Tùng Ảnh vẫn tiếp tục lập kế
hoạch đầu tư xây dựng hạ tầng cho tương lai.
Hạ tầng luôn thay đổi theo thời gian, xuống cấp, hư hỏng là việc thường xuyên
xảy ra. Vì vậy vẫn cần đến việc kiểm tra, giám sát và nâng cấp, sửa chữa, xây mới kịp
thời. Mặc dù ngân sách hạn hẹp, có giới hạn, song xã vẫn dành một phần nào đó để
phục vụ cho công tác phát triển hạ tầng. Các lĩnh vực hạ tầng được chú trọng trong
thời gian tiếp theo chủ yếu là những lĩnh vực phục vụ cho sản xuất và học tập. Với
kinh phí lớn nhất vẫn dành cho giao thông, không phải sửa chữa mà sẽ là xây mới,
đường bê tông cứng thì sẽ xây mới trải thảm, mở rộng mặt đường và lề đường, cố gắng
những đoạn đường trục chính trong xã sẽ có vỉa hè để đảm bảo an toàn khi các phương
tiện lưu thông. Tiếp theo sẽ là điện, hệ thống điện cao áp đã được đưa vào sử dụng
nhưng vẫn chưa hoàn toàn, một số thôn ở vùng núi khó khăn hơn vẫn còn mạng lưới
điện trước đây, các cột điện vẫn chưa tốt. Xã có kế hoạch dựng các cột cao áp, đưa
đường dây cao áp lên tận các thôn vùng núi. Bên cạch đó, xã vẫn chú trọng vào thủy
lợi, vào hệ thống kênh mương. Thời tiết khắc nghiệt, sản xuất nông nghiệp chủ yếu là
sản xuất lúa nước, vì vậy, cần có hệ thống tưới tiêu tốt đề phục vụ sản xuất, cung cấp
nước tưới đầy đủ vào những ngày mùa, lúc lúa trổ bông. Xã có ý định xây dựng mới
một số đoạn kênh mương để nước có thế tới các thửa ruộng dễ dàng hơn. Về trường
học, xã tiếp tục đầu tư xây dựng các phòng học tại trường THCS Tùng Ảnh, do mới
thực hiện chính sách gộp trường học nên hạ tầng vẫn còn chưa thực sự rộng rãi, chưa
đáp ứng được nhu cầu học tập của các em, vậy nên cần phải xây dựng thêm các phòng
học, các phòng thí nghiệm, phòng máy, bên cạch đó còn có khuôn viên trường, đã
ĐA
̣I H
ỌC
KIN
H T
Ế H
UÊ
́
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NIÊN KHÓA: 2010-2014
SVTH: Trần Thị Phương Thảo 51
đạt chuẩn nên cần phải chỉnh trang cho sạch, đẹp, để các em có một môi trường học
tập tốt nhất.
Hạ tầng của xã Tùng Ảnh đã tương đối hoàn chỉnh, so với những vùng nông
thôn khác, xã Tùng Ảnh là một xã có hạ tầng phát triển, nhưng xã vẫn tích cực để phát
triển hơn nữa, đổi mới hơn nữa. Dưới đây là dự toán kinh phí cho các hạng mục thuộc
hạ tầng KT-KT xã có ý định đầu tư vào giai đoạn tới.
Bảng 22: Kinh phí đầu tư cho một số lĩnh vực thuộc hạ tầng kinh tế-kỹ
thuật giai đoạn 2015-2020 xã Tùng Ảnh
ĐVT:tỷ đồng
STT Hạng mục đầu tư Kinh phí
1 Hệ thống giao thông 20,441
2 Thủy lợi 1,272
3 Hệ thống điện 2,458
4 Trường học 0,750
Tổng 24,921
Nguồn: Đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Tùng Ảnh
3.2. Giải pháp cần thực hiện nhằm phát triển hệ thống hạ tầng nông thôn
xã Tùng Ảnh trong thời gian tới
3.2.1. Giải pháp về quy hoạch và thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế-xã
hội
Phát triển hạ tầng kinh tế-kỹ thuật là góp phần thúc đẩy sản xuất, đáp ứng nhu
cầu sinh hoạt của người dân, mặt khác còn thay đổi bộ mặt nông thôn, thay đổi bộ mặt
của xã Tùng Ảnh. Nhìn chung trong những năm gần đây, để thực hiện xây dựng nông
thôn mới, xã Tùng Ảnh đã xây dựng đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới khá
hoàn chỉnh và có tầm ảnh hưởng lâu dài. Để xây dựng được một đồ án quy hoạch có
hiệu quả, cần đánh giá được tiềm năng của xã, những gì xã đã đạt được, những gì xã
chưa làm được, các mối quan hệ trong sản xuất, các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển,
từ đó có hướng đi đúng đắn cho sự phát triển cũng như quy hoạch đúng hướng và hợp
lý, bên cạnh đó còn cần phân kỳ để thực hiện, chi tiết, cụ thể và phù hợp với điều kiện
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NIÊN KHÓA: 2010-2014
SVTH: Trần Thị Phương Thảo 52
của địa bàn. Để thực hiện được quy hoạch như đã đưa ra xã cần có những giải pháp
sau:
- Quy hoạch tổng thể cần phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của
địa phương, phù hợp với tình hình phát triển của xã.
- Có phương án quy hoạch đúng đắn để nâng cao hiệu quả quy hoạch cũng
như thực hiện quy hoạch đạt kết quả cao. Cần xem xét tới khả năng thực hiện quy
hoạch của địa phương mình để đưa ra hướng quy hoạch phù hợp và đúng đắn.
- Tránh việc quy hoạch chồng chéo, quy hoạch treo làm thất thoát và lãng phí
các nguồn lực như đất đai, nguồn vốn, lao động.
- Quy hoạch hợp lý là một trong những vấn đề nền tảng để phát triển trong
tương lai. Vì vậy cần một đội ngũ cán bộ quy hoạch có khả năng, kinh nghiệm và trách
nhiệm để tạo ra một phương án quy hoạch hợp lý.
- Trong quá trình thực hiện quy hoạch cần thường xuyên tổ chức rà soát, đánh
giá, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế và phù hợp với phương án quy
hoạch. Những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện quy hoạch cần được giải
quyết nhanh chóng và hiệu quả, tránh lãng phí thời gian, nguồn lực. Các cấp chỉ đạo
cần xem xét thường xuyên, đôn đốc việc thực hiện, nhưng không phải theo hình thức
bắt buộc, giám sát mà theo hình thức động viên, quan tâm, khích lệ.
- Huy động các nguồn lực để tiến hành xây dựng các hạng mục ưu tiên, các
hạng mục cần thiết cho đời sống và sản xuất của nhân dân.
- Tuyên truyền, vận động, xây dựng và củng cố để đảm bảo tính phát triển ổn
định và bền vững.
- Kiểm tra, đánh giá và so sánh với các chỉ tiêu quy hoạch để đưa ra được
những chính sách hợp lý hơn nhằm đẩy mạnh công tác thực hiện quy hoạch.
Nhìn chung trong thời gian gần đây, công tác thực hiện quy hoạch vẫn đang
diễn ra đúng nhịp độ và đúng hướng. Vậy nên, cần cố gắng hơn nữa để công tác này
được vững vàng và có thể thực hiện nhanh hơn.
3.2.2. Giải pháp tăng cường công tác tuyên truyền, đẩy mạnh sự tham gia
của các tổ chức chính trị, xã hội và các đoàn thể trong xây dựng cơ sở hạ tầng.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NIÊN KHÓA: 2010-2014
SVTH: Trần Thị Phương Thảo 53
Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn, nông
dân là chủ thể của quá trình phát triển, người dân đóng một vai trò rất quan trọng trong
quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông địa phương. Vì vậy, việc khuyến khích sự
tham gia của người dân vào việc xây dựng hạ tầng KT-KT ở xã là rất cần thiết.
Để công tác xây dựng hạ tầng nông thôn mới thành công hơn nữa, công tác vận
động quần chúng cần được chú trọng và thực hiện toàn diện. Trong việc này cần một
đội ngũ cán bộ có đầy đủ năng lực, trình độ, đủ nhiệt tình, năng động và hơn hết là có
khả năng thuyết phục và trình bày quan điểm. Bên cạnh mỗi cá nhân thì các đoàn thể
(hội nông dân, hội phụ nữ,hội cựu chiến binh) cũng có một vai trò trong việc vận
động người dân, tổ chức tham gia xây dựng hạ tầng nông thôn mới.
Việc vận động các đoàn thể, cá nhân, tổ chức còn có ảnh hưởng tới việc huy
động vốn. Nguồn ngân sách xã không thể đáp ứng được hết nhu cầu xây dựng hạ tầng,
vì vậy cần có sự tham gia hỗ trợ, đầu tư từ các cá nhân, tổ chức đoàn thể. Đây cũng là
một trong những nhân tố ảnh hưởng tới quá trình xây dựng hạ tầng nông thôn mới.
Người dân ở các vùng nông thôn thường có tâm lý ỷ lại, không quan tâm tới
việc xã hội, tránh né các công việc cộng đồng. Vì vậy để người dân tích cực tham gia
vào quá trình xây dựng hạ tầng nông thôn mới, ban chỉ đạo, ban quản lý cần cho người
dân hiểu được vai trò của hạ tầng đối với cuộc sống, phải cho dân hiểu được mục tiêu
của việc phát triển hạ tầng là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, cải thiện cuộc
sống, nâng cao điều kiện sản xuất và góp phần tăng thu nhập của chính họ. Bên cạnh
đó, để khuyến khích người dân tham gia, ban chỉ đạo cần phát huy tính làm chủ của
dân, cho dân đóng góp ý kiến, ý tưởng xây dựng, cho dân phát biểu rõ yêu cầu và quan
điểm của mình. Một số ý kiến, quan điểm hay, thiết thực thì nên đưa vào áp dụng.
Tuy có một ban quản lý, nhưng sự tham gia của người dân là không thể thiếu.
Người dân có thể tham gia phát biểu ý kiến thì cũng có thể trực tiếp tham gia xây
dựng. Phát huy được sức mạnh tổng lực, tinh thần đoàn kết sẽ tạo ra được kết quả đáng
kinh ngạc. Với tinh thần đó, hiện nay xã đang thực hiện theo lời dạy của bác: “Dễ trăm
lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”.
3.2.3. Giải pháp huy động nguồn lực từ nhân dân
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NIÊN KHÓA: 2010-2014
SVTH: Trần Thị Phương Thảo 54
Nguồn lực là một nhân tố không thể thiếu trong quá trình đầu tư. Nguồn lực có
thể là tiền mặt, lao động, các loại tài sản Để thực hiện các hoạt động đầu tư xây
dựng hạ tầng nông thôn mới trên địa bàn thì ngoài nguồn kinh phí hỗ trợ còn cần tới sự
đóng góp của người dân cả về sức người và sức của. Thực hiện xã hội quá công tác
đầu tư với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, tích cực tuyên truyền vận
động để huy động tối đa nguồn lực trong nhân dân, trọng tâm là động viên nhân dân
góp công, góp đất không đền bù khi giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình hạ
tầng KT-XH thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới. Nguyên tắc chủ đạo trong
xây dựng các công trình là Nhà nước chỉ hỗ trợ, cộng đồng đóng góp, do đó người dân
luôn được quán triệt trong các buổi hội họp, thảo luận để cân nhắc về việc đóng góp ở
mức độ nào, thời gian và trình tự cho việc đóng góp.
Khi thực hiện huy động nguồn lực từ nhân dân cần công khai, minh bạch, rõ
ràng. Có thể thông báo kết quả tới mỗi người dân, để dân nắm được tình hình trong
thôn, trong xã qua các cuộc họp bàn, các cuộc triển khai chủ chương của cấp trên, xem
như một phần tuyên dương và khích lệ, đồng thời cũng tránh mất lòng tin của dân đối
với cán bộ lãnh đạo.
Thực hiện đa dạng hóa và linh hoạt các nguồn huy động, hình thức huy động,
phương thức huy động để người dân dễ dàng tham gia đóng góp phù hợp với khả năng
của từng hộ, từng người.
Để công tác huy động ngồn lực từ người dân ở địa phương đạt được hiệu quả
cao thì những hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện NTM phải có kế hoạch rõ ràng, cụ
thể, khiến người dân tin tưởng vào sự thành công của hoạt động đầu tư. Việc cần làm
hiện nay là giúp người dân hiểu rõ vai trò, tầm quan trọng của mình hơn nữa, cần phải
có ý thức tự lập, chủ động được nguồn vốn, không phụ thuộc vào sự hỗ trợ từ bên
ngoài. Bên cạch đó, cần khuyến khích, vận động con em xa quê đóng góp vào quá
trình phát triển và xây dựng quê hương, góp phần hỗ trợ cho một phần kinh phí của xã,
cũng như giảm bớt gánh nặng kinh phí cho người dân trên địa bàn.
Vai trò con người là không thể thiếu trong quá trình xây dựng và phát triển, vì
vậy, nếu huy động được sức dân, sự ủng hộ của dân thì đây là một nhân tố quan trọng
nhất trong việc thực hiện xây dựng NTM.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NIÊN KHÓA: 2010-2014
SVTH: Trần Thị Phương Thảo 55
3.2.4. Một số giải pháp khác
- Để phát triển hơn nữa thì cần có nhiều kinh nghiệm hơn nữa, vì vậy vẫn nên
tiếp tục có các đợt tập huấn, các chuyến đi thực tế tới các địa điểm đã thành công trong
việc xây dựng NTM để học hỏi những kinh nghiệm, trao đổi những bí quyết tạo nên
thành công, để góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng.
- Bồi dưỡng các cán bộ có năng lực, có kinh nghiệm và có trách nhiệm để lập
ra một ban chỉ đạo thực hiện NTM mới có đầy đủ khả năng xây dựng hạ tầng phát
triển hơn trong tương lai, để có các quan điểm xây dựng mới, các ý tưởng mới, đường
lối mới không bị trùng lặp với giai đoạn trước.
- Ban hành các cơ chế, chính sách để khuyến khích các đơn vị huy động nguồn
lực để đầu tư xây dựng hạ tầng, thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp vào phát triển
hạ tầng. Bên cạnh đó cũng cần biểu dương, khen thưởng những cá nhân, tập thể tích
cực, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển quê hương, đông thời
cũng có thể đẩy nhanh tiến độ thực hiện trong quy hoạch phát triển hạ tầng trên địa
bàn.
- Mang tiến bộ khoa học-kỹ thuật vào sử dụng rộng rãi trong cộng đồng để
người dân tiếp thu được những tiến bộ và bắt kịp sự phát triển của xã hội.
Nhìn chung với các chính sách và cách xây dựng NTM cũng như xây dựng hạ
tầng trên địa bàn thời gian qua đã đi đúng hướng và mang lại kết quả khả quan. Với
tốc độ phát triển, tinh thần đoàn kết và chính sách đúng đắn, chúng ta có thể hi vọng
vào một tương lai tốt đẹp hơn, phát triển hơn của xã Tùng Ảnh trong tương lai gần,
đồng thời, một hạ tầng KT-KT mới sẽ sớm khẳng định được vai trò của mình vào sự
phát triển của địa phương và với đời sống của người dân trên địa bàn.
3.3. Giải pháp để khắc phục những khó khăn còn tồn tại trên địa bàn trong
thời gian tới.
- Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức đa
dạng, phong phú, đi vào chiều sâu xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của
các cấp ủy, chính quyền, các ngành, Mặt trận và các đoàn thể ở mỗi địa phương; đổi
mới mạnh mẽ hơn nữa về nội dung và hình thức tuyên truyền, tập trung vào cơ chế,
chính sách mới và các cách làm hay, sáng tạo.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NIÊN KHÓA: 2010-2014
SVTH: Trần Thị Phương Thảo 56
- Tăng cường tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực quản lý, điều hành
và thực hành cho cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới các cấp, trọng tâm là
cán bộ xã, thôn gắn cuộc vận động ‘‘Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở
khu dân cư’’ với phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới.
- Tranh thủ các nguồn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương, xây dựng
cơ chế lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư từ các Chương trình, dự án khác
trên địa bàn; tranh thủ nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp, HTX, vốn tín dụng và
các nguồn huy động hợp pháp khác để tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm làm
chuyển biến một bước hệ thống cơ sở hạ tầng cấp xã, ưu tiên xây dựng hạ tầng phục
vụ sản xuất, dân sinh như giao thông, thuỷ lợi, giáo dục, nước sạch và vệ sinh môi
trường trên cơ sở đề án hỗ trợ xi măng cho xây dựng giao thông nông thôn và kênh
mương nội đồng; xây dựng các mô hình sản xuất hàng hóa nông sản chất lượng cao,
gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ, chú trọng ưu tiên cho 30 xã thí điểm xây dựng
nông thôn mới.
- Chỉ đạo các địa phương công khai, xây dựng quy chế quản lý quy hoạch và
thực hiện quy hoạch xây dựng xã NTM theo đồ án đã được phê duyệt.
- Ban hành quy chế thi đua, khen thưởng, biểu dương, vinh danh những tập thể
cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào xây dựng nông thôn mới; tăng cường
công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư của các dự án.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NIÊN KHÓA: 2010-2014
SVTH: Trần Thị Phương Thảo 57
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận:
Hạ tầng là một mặt không thể thiếu trong quá trình phát triển của một quốc gia
hay một vùng lãnh thổ. Đặc biệt ở vùng nông thôn, phát triển hạ tầng sẽ tạo điều kiện
thuận lợi để phát triển sản xuất và nâng cao đời sống. Đầu tư cho nông nghiệp và phát
triển nông thôn cũng như quá trình xây dựng nông thôn mới là một vấn đề phức tạp,
liên quan đến toàn bộ đất nước. Đối với điều kiện của nước ta thì phát triển nông
nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì cũng lấy nông nghiệp
là một ngành sản xuất chính, là cái gốc cho sự phát triển.
Là một xã đi lên từ nông nghiệp, giáp với trung tâm của huyện, có nhiều điều
kiện thuận lợi cho việc phát triển, Tùng Ảnh đã tận dụng được tối đa lợi thế và nguồn
lực để đạt được những kết quả đáng mừng như: tốc độ tăng trưởng đạt mức cao trên
10% mỗi năm, thu nhập của người dân đang ngày càng tăng lên, công nghiệp và các
ngành dịch vụ đang trên đà phát triển ổn định và mang lại giá trị lớn.
Đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế-kỹ thuật là một trong những chủ trương được
chú trọng trên địa bàn, với sự dẫn dắt, đầu tư từ nhà nước, nhân dân trên địa bàn đã nỗ
lực cố gắng để hoàn thiện và nâng cao chất lượng của các công trình, đóng vai trò
quan trọng trong quá trình sản xuất và sinh hoạt của toàn bộ dân cư. Bên cạnh đó, hạ
tầng kinh tế-kỹ thuật còn là một nhân tố để thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài, khai thác
tốt các tiềm năng và mang lại nhiều hữu ích trong quá trình tăng trưởng. Ngoài ra còn
tạo được nền tảng bền vững cho sự phát triển trong tương lai.
Qua việc đáng giá thực trạng đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế-kỹ thuật của xã,
chúng ta thấy được tất cả các tiêu chí nông thôn mới về hạ tầng kinh tế-kỹ thuật trên
địa bàn đều đã đạt chuẩn, vốn đầu tư vào xây dựng hạ tầng khá cao, chất lượng các
công trình xây dựng được nhân dân đánh giá tốt, người dân cũng tích cực tham gia vào
việc phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế-kỹ thuật để phục vụ sản xuất và đời sống, đặc
biệt có thể thấy được vì sao mà xã lại đạt được một thành tích cao như vậy. Với đội
ngũ cán bộ lãnh đạo từ xã đến từng thôn xóm năng động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm
và biết phát huy sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân, đồng thời đề cao vai trò chủ thể
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NIÊN KHÓA: 2010-2014
SVTH: Trần Thị Phương Thảo 58
của mỗi người dân, xem dân là gốc. Đó là một trong những nguyên nhân chính để
Tùng Ảnh có được kết quả ngày hôm nay. Hiện nay, với một bộ mặt mới, một hình
ảnh mới, một địa phương mẫu mới, Tùng Ảnh đang là một trong những điểm đến lý
tưởng cho các vùng khác học hỏi và trau dồi kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới.
Đề tài ra đời nhằm hiểu rõ hơn việc xây dựng nông thôn mới đạt kết quả cao
của xã, nhận định những thuân lợi và khó khăn còn tồn tại trong quá trình phát triển.
Từ đó mong muốn đóng góp một số ý kiến của mình, cũng như của người dân trên địa
bàn để góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã trong tương lai đồng thời tạo ra sự phát
triển bền vững cho xã trong thời gian tới.
Kiến nghị:
Qua quá trình thực hiện và tìm hiểu đề tài này, tôi xin đưa ra một số kiến nghị,
đề xuất sau:
Đối với Trung ương và Tỉnh Hà Tĩnh:
- Bổ sung quy định về việc rà soát các đơn vị đã đạt chuẩn cũng như chưa đạt
chuẩn hàng năm, bởi vì đối với hạ tầng kinh tế-kỹ thuật có thể sẽ bị thay đổi theo thời
gian, chất lượng hạ tầng cũng có thể bị giảm xuống, năm nay xã đạt tiêu chuẩn nhưng
sang năm có thể do chất lượng không còn được đảm bảo nên có thể không đạt, bên
cạnh đó những đơn vị chưa đạt sẽ cố gắng để đạt, những đơn vị đạt rồi sẽ phải cố gắng
hơn nữa để củng cố và nâng cao thành tích của mình.
- Ở những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa thì cũng nên chú trọng đầu tư hạ
tầng cũng như đầu tư phát triển để có cơ hội phát triển, đi lên, cải thiện đời sống cũng
như tạo ra sự cân bằng vùng miền. Không chỉ vùng đồng bằng, vùng miền núi cũng
cần một môi trường sống tốt hơn, không chỉ vùng thành phố, vùng nông thôn cũng cần
được phát triển. Vì vậy cần có chính sách phát triển phù hợp với từng vùng để tạo ra
sự phát triển đồng đều và bền vững.
- Các cán bộ ngành, trung ương tăng cường hướng dẫn, chỉ đạo các địa
phương trong sự nghiệp xây dựng nông thôn mới nói chung và phát triển hạ tầng kinh
tế-xã hội nói riêng. Tận tình giúp đỡ các đơn vị đang trong tiến trình xây dựng cũng
như các đơn vị đã xây dựng thành công. Tổ chức các cuộc họp trao đổi kinh nghiệm
cho các địa phương để đẩy nhanh tiến độ xây dựng.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NIÊN KHÓA: 2010-2014
SVTH: Trần Thị Phương Thảo 59
- Rà soát lại các cơ chế, chính sách của tỉnh đối với nông nghiệp, nông thôn,
nông dân, từ đó điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với yêu cầu, phù hợp với
hướng phát triển. Quan tâm tích cực đến các huyện, đôn đốc các huyện xây dựng nông
thôn mới để phát triển nhanh hơn.
Đối với huyện Đức Thọ và xã Tùng Ảnh
- Đối với huyện Đức Thọ: Cần có chính sách hỗ trợ, đẩy nhanh quá trình xây
dựng nông thôn mới ở các xã, tạo điều kiện tốt nhất để từng xã phát huy được lợi thế
của mình, đồng thời hạn chế được những khó khăn làm ảnh hưởng đến quá trình xây
dựng nông thôn mới. Cần phải phổ biến cho toàn bộ lãnh đạo biết được rằng việc xây
dựng nông thôn mới hoàn toàn là do dân, tất cả là dân làm, cán bộ chỉ có việc khuyến
khích dân làm, hỗ trợ dân bằng các nguồn ngân sách xã và so sánh với chỉ tiêu xem có
đạt hay chưa. Bên cạnh đó còn nên đặt ra chỉ tiêu khen thưởng đối với các xã hoàn
thành mục tiêu để các xã thi đua xây dựng. Nhưng cũng cần tránh tiêu cực, chạy theo
bệnh thành tích mà quên đi chất lượng thực hiện.
- Đối với xã Tùng Ảnh: Là xã đầu tiên đạt 19 tiêu chí về nông thôn mới, Tùng
Ảnh đã trở thành một tấm gương sáng cho các xã khác làm theo. Điều này sẽ đòi hỏi
Tùng Ảnh cần có một chính sách hợp lý hơn để giữ gìn sự phát triển này một cách bền
vững. Bên cạnh đó, tuy là đã hoàn thành, nhưng xã không thể vì thế mà đứng lại, vẫn
phải tiếp tục phát triển để thay đổi bộ mặt hơn nữa, góp phần thúc đẩy quá trình đô thị
hóa nông thôn ngày càng nhanh hơn. Cần có chính sách khuyến khích và thi đua giữa
các thôn với nhau, như vậy quá trình xây dựng sẽ mạnh mẽ hơn, tích cực hơn và nhanh
hơn. Bên cạch đó, có thể biểu dương những cá nhân, tổ chức có thành tích tốt, tích cực
tham gia, đóng góp xây dựng trên địa bàn để tạo ra sự động viên cho các cá nhân đó,
đồng thời khích lệ những cá nhân, tổ chức khác cố gắng hơn nữa trong công tác thi
đua.
Đối với người dân
- Là một nhân tố quan trọng và mấu chốt trong quá trình xây dựng nông thôn
mới nói chung và xây dựng hạ tầng kinh tế-kỹ thuật nói riêng, nên người dân luôn phải
ý thức được trách nhiệm của mình, ý thức được việc mình cần làm để xây dựng quê
hương, đất nước.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NIÊN KHÓA: 2010-2014
SVTH: Trần Thị Phương Thảo 60
- Tích cực tham gia đóng góp công sức, tiền bạc, tự nguyện hiến đất và các
nguồn lực khác trong điều kiện có thể để góp phần xây dựng phát triển hạ tầng nông
thôn mới, xây dựng xóm làng văn minh, giàu đẹp. Và hơn nữa là xây dựng quê hương
để tự hào về một vùng đất anh hùng, linh thiêng.
- Tiếp tục phát huy sức mạnh đại đoàn kết, giữ gìn và phát huy bản sắc văn
hóa riêng của vùng miền cũng nhưtruyền thống quý báu của quê hương.
- Phát huy tính sáng tạo, tinh thần học hỏi để góp phần xây dựng quê hương
ngày càng giàu mạnh.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NIÊN KHÓA: 2010-2014
SVTH: Trần Thị Phương Thảo 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài giảng kinh tế đầu tư - Th.s Hồ Tú Linh- Đại học kinh tế Huế
2. Giáo trình phát triển nông thôn, trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội (2005)
3. Quyết định số 491/QĐ-TTg về Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới ngày
16/04/2009
4. Quyết định số 800/QĐ-TTg về “ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới”
5. Thông tư số 13/3011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN-MT ngày 28/10/2011 của
Bộ xây dựng, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn,bộ tài nguyên và môi trường.
Các trang web tham khảo
1. www.baohatinh.vn/news -Báo Hà Tĩnh Online
2. www.tailieu.vn
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO
PHỤ LỤC
PHIẾU ĐIỀU TRA
Kính chào ông/ bà!
Tôi là sinh viên đến từ lớp K44A Kế hoạch- Đầu tư, Trường Đại Học Kinh Tế
Huế.Hiện đang thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp “Thực trạng đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng KT-XH trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở xã Tùng Ảnh, huyện
Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh”. Những ý kiến của ông/ bà sẽ là những đóng góp vô cùng
quý giá đối với bài nghiên cứu của tôi. Tôi xin cam kết những thông tin, ý kiến ông/ bà
cung cấp sẽ chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu của tôi.
Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của ông/bà!
Ông/ bà vui lòng trả lời những câu hỏi phía dưới bằng cách đánh dấu hoặc
vào ô trống thích hợp nhất
Câu 1: Ông/bà có biết đến chương trình nông thôn mới không?
Có Không
Nếu không thì ông/bà trả lời câu 2, có thì trả lời tiếp từ câu 3.
Câu 2: Tại sao ông/bà không biết đến chương trình nông thôn mới?
Không quan tâm tới những chương trình này
Không được nghe phổ biến kế hoạch để tham gia, thực hiện
Không muốn tham gia
Lý do khác (.)
Câu 3: Ông bà có thường xuyên tham gia các cuộc họp thôn để bàn về kế hoạch
thực hiện chương trình nông thôn mới không?
Có Không
Câu 4: Ông/bà có hứng thú, quan tâm tới chương trình nông thôn mới không?
Có Không
Câu 5: Ông bà có tham gia vào quá trình xây dựng nông thôn mới không?
Có Không
Câu 6: Nguyên nhân chính để ông/bà tham gia vào quá trình xây dựng nông
thôn mới là gì?
Vì mục tiêu phát triển, lợi ích chung của thôn, xã
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO
Vì thôn, xã bắt buộc phải tham gia
Vì mục tiêu cá nhân, lợi ích cá nhân
Vì trách nhiệm của bản thân
Vì nguyên nhân khác()
Câu 7: Theo ông/bà, cơ sở hạ tầng KT-XH có vai trò quan trọng đối với đời
sống cũng như sản xuất của người dân trong thôn, xã không?
Có Không
Câu 8: Nếu có, theo ông/bà thì vì sao lại quan trọng?
Thay đổi bộ mặt của thôn, xã
Thuận tiện cho việc đi lại, sản xuất
Nâng cao hiệu quả sản xuất, đời sống người dân
Tạo môi trường sống thoải mái, an toàn, lành mạnh cho con em
Nghe cán bộ phổ biến, nói là quan trọng
Câu 9: Ông/bà tham gia đóng góp vào xây dựng nông thôn mới bằng hình thức
nào?
Đóng góp tiền mặt
Đóng góp ngày công, sức lao động
Đóng góp tài sản( đất đai, mặt bằng.)
Đóng góp bằng hình thức khác()
Câu 10: Khi cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội được đầu tư xây dựng trong quá trình
xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thôn, xã ông/bà kỳ vọng sẽ giải quyết được vấn
đề gì?
Cải thiện điều kiện sản xuất và điều kiện sinh hoạt
Tạo được môi trường sống lành mạnh, nâng cao chất lượng cuộc
sống
Thôn, xã sẽ có điều kiện phát triển, góp phần vào sự phát triển
chung
Các vấn đề khác(..)
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO
Câu 11: Ông/bà có thấy được sự thay đổi khi thôn, xã mình thực hiện đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội không?
Có Không
Câu 12: Nếu có thì những thay đổi đó là gì?
Đường sá được bê tông hóa, dễ đi lại, sạch sẽ, thông thoáng
Trường học được cải thiện về cơ sở vật chất, điều kiện học tập
Các nhà văn hóa của thôn được xây mới, đẹp hơn, rộng hơn, thoải
mái hơn
Các chợ được quy hoạch đúng nơi, phù hợp với khuôn viên
Mạng lưới điện được chuyển sang đường dây cao áp, đáp ứng nhu
cầu
Hệ thống thủy lợi nội đồng được nâng cấp, đảm bảo tưới tiêu
Chất lượng cuộc sống người dân được cải thiện
Thu nhập của người dân tăng lên
Điều kiện sản xuất được nâng cao
Những thay đổi khác ()
Câu 13: Ông/bà có hài lòng khi cơ sở hạ tầng ở thôn, xã mình đang ngày càng
được cải thiện và đi lên?
Có Không
Câu 14: Thu nhập, đời sống của gia đình ông/bà có tăng lên khi cơ sở hạ tầng
được đầu tư xây dựng không?
Có Không
Câu 15: Theo như ông/bà thấy thì thôn/xã mình đầu tư chú trọng vào lĩnh vực
nào trong những lĩnh vực sau?
Hệ thống giao thông nông thôn
Hệ thống thủy lợi
Trường học
Cơ sở vật chất văn hóa
Chợ nông thôn
Mạng lưới điện nông thôn
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO
Nhà ở dân cư
Hệ thống bưu chính viễn thông
Câu 16: Theo như tình hình của thôn, xã mình thì đầu tư chú trọng lĩnh vực đó
ông/bà nghĩ có hợp lý không?
Có Không
Câu 17: Theo ông bà thấy cán bộ lãnh đạo có làm tròn trách nghiệm và nghĩa vụ
của họ trong quá trình xây dựng nông thôn mới không?
Có Không
Câu 18: Ông/bà thấy chất lượng các công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn thôn,
xã mình như thế nào?
Câu 19: Quá trình đầu tư cơ sở hạ tầng trong quá trình xây dựng nông thôn mới,
theo ông/bà có những thuận lợi, khó khăn gì?
Câu 20: Ông/bà nghĩ kết quả hôm nay đạt được là do đâu?
Câu 21: Kỳ vọng của ông/bà trong thời gian tới đối với thôn, xã mình là gì?
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO
Câu 22: Ông/bà có kiến nghị gì trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng trong quá trình
xây dựng nông thôn mới của thôn, xã hiện nay?
Cảm ơn sự hợp tác của ông/bà!
Ông/bà vui lòng cho tôi biết một ít thông tin cá nhân:
Họ tên:Nam/Nữ:
Tuổi:...
Thôn:., xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh
Số năm sinh sống trên địa bàn:........
Nghề nghiệp:
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tran_thi_phuong_thao_k44a_khdt_1766.pdf