Thực trạng điều hành các Công cụ của Chính sách tiền tệ giai đoạn từ đầu năm 2010 đến nay

- Tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ tác động trực tiếp đến cung cầu ngoại tệ và tăng trưởng tín dụng ngoại tệ, nhưng không có tác động đến số nhân tiền nội tệ và không có nhiều tác động đối với lượng cung tiền nội tệ. Hơn nữa, NHNN đã liên tục điều chỉnh tăng tỉ giá 4 lần từ cuối năm 2009, một nhân tố làm tăng lạm phát, vì vậy tác động của việc tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc ngoại tệ đối với việc kiềm chế lạm phát là không rõ ràng.

doc8 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3506 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng điều hành các Công cụ của Chính sách tiền tệ giai đoạn từ đầu năm 2010 đến nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên : Lê Hồng Nhung Mã SV : CQ501968 Lớp : TCDN 50D Đề cương chi tiết Thực trạng điều hành các Công cụ của Chính sách tiền tệ giai đoạn từ đầu năm 2010 đến nay (cụ thể từ tháng 1/2010 đến tháng 5/2011) Chương I: Lý luận chung về chính sách tiền tệ và các công cụ của chính sách tiền tệ Khái niệm và mục tiêu của Chính sách tiền tệ Khái niệm Chính sách tiền tệ Chính sách tiền tệ (CSTT) là một công cụ quản lý kinh tế vĩ mô, do Ngân hàng Trung ương soạn thảo và thực thi, nhằm ổn định giá trị đồng nội tệ, đưa sản lượng và việc làm của quốc gia đến mức mong muốn ... CSTT có thể được hoạch định theo hai hướng: CSTT mở rộng CSTT thắt chặt Mục tiêu của Chính sách tiền tệ Kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng nội tệ Đây là mục tiêu hàng đầu của CSTT. Chính sách tiền tệ giúp kiểm soát lạm phát: Chính sách tiền tệ mở rộng: lượng tiền cung ứng tăng, giá cả hàng hóa tăng, dẫn đến lạm phát tăng. Chính sách tiền tệ thắt chặt: giá cả hàng hóa giảm xuống, lạm phát sẽ giảm. Kiểm soát lạm phát phải ổn định được giá trị đồng nội tệ thể hiện ở: Sức mua của đồng nội tệ với hàng hóa dịch vụ trong nước. Tỷ giá hối đoái thả nổi ổn định. Lạm phát ở mức một con số là có thể chấp nhận được đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Tạo công ăn việc làm cao Chính sách tiền tệ mở rộng: đầu tư sản xuất tăng, nền kinh tế cần nhiều lao động hơn, công ăn việc làm cao, tỉ lệ thất nghiệp giảm. Chính sách tiền tệ thắt chặt: thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh, tỉ lệ thất nghiệp tăng. Tăng trưởng kinh tế Chính sách tiền tệ mở rộng: cung tiền tệ tăng, lãi suất tín dụng giảm, khuyến khích đầu tư sản xuất kinh doanh, làm tăng sản lượng và tăng trưởng kinh tế. Chính sách tiền tệ thắt chặt: hạn chế đầu tư, thu hẹp sản xuất, sản lượng giảm, tăng trưởng chậm lại. Quan hệ giữa các mục tiêu Tăng trưởng kinh tế luôn đi đôi với tạo việc làm. Trong ngắn hạn, mục tiêu kiềm chế lạm phát xung đột với mục tiêu Tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm. Trong dài hạn, các mục tiêu này là thống nhất, giúp ổn định và phát triển kinh tế xã hội. Các công cụ của chính sách tiền tệ Các công cụ gián tiếp Có 3 công cụ gián tiếp: nghiệp vụ thị trường mở, chính sách chiết khấu và dự trữ bắt buộc. Nghiệp vụ thị trường mở (Open market operations – OMO) Khái niệm: Nghiệp vụ thị trường mở là việc NHTW mua bán các giấy tờ có giá ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, chủ yếu là tín phiếu kho bạc, nhằm làm tăng hoặc giảm lượng tiền cung ứng. Đây là công cụ quan trọng nhất của NHTW trong việc điều tiết lượng tiền cung ứng. Hàng hoá: Tín phiếu kho bạc. Chứng chỉ tiền gửi. Thương phiếu. Trái phiếu chính phủ. Cơ chế tác động: Bán các giấy tờ có giá: thu hẹp tín dụng. Mua các giấy tờ có giá: mở rộng tín dụng. Ưu điểm: NHTW có thể kiểm soát hoàn toàn lượng nghiệp vụ thị trường mở. Linh hoạt và chính xác cao. NHTW có thể dễ dàng đảo ngược tình thế của mình. Nhanh chóng, ít tốn kém chi phí và thời gian. Nhược điểm: là công cụ được thực hiện thông qua quan hệ trao đổi nên nó còn phụ thuộc vào chủ thể khác trên thị trường (các Ngân hàng thương mại, …). Ở Việt Nam do thị trường chứng khoán chính phủ chưa phát triển nên NHNN phát hành tín phiếu NHNN để điều tiết việc cung ứng tiền tệ. Tuy nhiên do thị trường loại tín phiếu này chỉ diễn ra giữa một bên là NHNN và một bên là các NHTM nên hiệu quả điều tiết không cao, chỉ chủ yếu tác động vào dự trữ của các NHTM. Hiện nay trên thị trường mở chủ yếu là kỳ hạn 7 ngày, các kỳ hạn dài hơn hầu như chưa có. Chính sách chiết khấu (Discount Policy) Khái niệm: Chính sách chiết khấu là công cụ của NHTW trong việc thực thi chính sách tiền tệ, bằng cách cho vay tái cấp vốn cho các ngân hàng kinh doanh. Cơ chế tác động: NHTW tăng hoặc giảm lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu phụ thuộc vào mục tiêu của chính sách tiền tệ là nới lỏng hay thắt chặt. Ưu điểm: NHTW là người cho vay cuối cùng, kiểm tra chất lượng tín dụng của các NHTM, bơm tiền vào nền kinh tế, NHTM sẽ có chỗ dựa là NHTW. Nhược điểm: NHTW thường bị động trong việc điều tiết lượng tiền cung ứng. NHTW chỉ có thể thay đổi lãi suất chiết khấu nhưng không thể bắt các NHTM đến vay chiết khấu ở NHTW. Dự trữ bắt buộc (Reserve Requirements) Khái niệm: Dự trữ bắt buộc là số tiền mà các tổ chức tín dụng phải giữ lại mà không được dùng để cho vay hoặc đầu tư Mức dự trữ cho NHTW quy đinh và bằng một tỉ lệ nhất định so với tổng số tiền gửi của khách hàng tại các tỏ chức tín dụng. Cơ chế tác động Tỷ lệ dự trữ bắt buộc tác động đến cơ chế tạo bội số tiền gửi của các NHTM. NHTW tăng hoặc giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc sẽ làm hệ số tạo tiền thu hẹp hoặc tăng lên. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc tác động đến lãi suất cho vay của NHTM. Khi tỉ lệ này tăng, đòi hỏi NHTM tăng lãi suất cho vay, khả năng cho vay của NHTM giảm, lượng tiền cung ứng giảm. (và ngược lại) Ưu điểm: Ảnh hưởng một cách bình đẳng đến tất cả các ngân hàng. Là công cụ có ảnh hưởng rất mạnh đến lượng tiền cung ứng. Nhược điểm: Phức tạp, kém linh hoạt, không thể thực hiện những thay đổi nhỏ trong lượng tiền cung ứng bằng công cụ dự trữ bắt buộc. Ảnh hưởng đến lợi nhuận của các NHTM. Do những nhược điểm trên, công cụ Dự trữ bắt buộc đóng vai trò kém quan trọng. Các công cụ trực tiếp Kiểm soát hạn mức tín dụng Khái niệm: Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà NHTW buộc các tổ chức tín dụng phải tuân thủ khi cấp tín dụng cho nền kinh tế. Để hạn chế việc tạo tiền quá mức của NHTM, NHTW quy định hạn mức tín dụng tối đa cho từng NHTM. Ưu điểm: là công cụ quan trọng khi các công cụ truyền thống kém hiệu quả. Nhược điểm: khống chế hạn mức tín dụng làm lãi suất thị trường tăng, làm giảm cạnh tranh giữa các NHTM. Quản lý lãi suất của Ngân hàng thương mại NHTW có thể trực tiếp quy định khung lãi suất đối với các NHTM. (gồm có lãi suất trần và lãi suất sàn với các khoản huy động hoặc cho vay của NHTM) Ưu điểm: tác động nhanh, trực tiếp đến lãi suất của các NHTM, nhờ đó tác động đến tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng. Đây là một công cụ quan trọng khi các công cụ gián tiếp kém hiệu quả. Nhược điểm: là một công cụ cứng nhắc, kiểm soát lã suất sẽ triệt tiêu cạnh tranh của các NHTM, dễ gây tác động xấu tới hoạt động tiết kiệm và đầu tư. Vì vậy, nó thường chỉ được sử dụng trong điều kiện sự ổn định kinh tế vĩ mô chưa được thiết lập, hay các yếu tố thị trường chưa phát triển hoàn chỉnh. Ngoài ra, các NHTM có thể ngầm không tuân theo khung lãi suất quy định của NHTW. Chương II: Thực trạng điều hành các công cụ của chính sách tiền tệ ở Việt Nam từ đầu năm 2010 đến nay Điều hành các công cụ Trong 9 tháng đầu năm 2010, chính sách tiền tệ chưa thực sự theo hướng thắt chặt tiền tệ. Từ những tháng tiếp theo đến nay, chính sách tiền tệ được sử dụng theo hướng thắt chặt tiền tệ, với tính chất quyết liệt ngày càng tăng. Các công cụ chủ yếu được NHNN Việt Nam sử dụng trong thời gian qua là: chính sách chiết khấu, dự trữ bắt buộc, chính sách quản lý lãi suất. Các công cụ này được sử dụng với mục tiêu hàng đầu hiện nay là thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, kiềm chế lạm phát. Chính sách chiết khấu và nghiệp vụ thị trường mở Từ cuối năm 2009, khi chấm dứt gói kích cầu đối với nền kinh tế, NHNN đã nâng các lãi suất chủ chốt gồm lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất trên thị trường mở. Đặc biệt trong thời gian từ tháng 11 năm 2010 tới nay, lãi suất tái chiết khấu và tái cấp vốn liên tục tăng. Lãi suất chào mua trên trên thị trường mở cũng tăng. Lãi suất tái chiết khấu tăng mạnh từ 7% lên 12%, hiện là 13%. Lãi suất tái cấp vốn tăng từ 9% lên 11%, 12% hiện nay là 14%. Tuy nhiên không phải NHTM nào cũng tiếp cận được nguồn vốn vay tái cấp vốn từ NHNN. Lãi suất trên thị trường mở liên tục tăng từ 7% tháng 11/2010 lên mức hiện nay 15%. Theo số liệu: từ ngày 4-13/5, NHNN đã bơm ra 205.047 tỷ đồng trên OMO và hút về 164.252 tỷ đồng (bơm ròng 40.795 tỷ đồng). Tính từ đầu năm 2011 đến ngày 13/5, NHNN đã bơm ra 2.012.130 tỷ đồng và hút về 2.007.098 tỷ đồng (bơm ròng hơn 5.000 tỷ đồng). Quản lý lãi suất đối với các NHTM Lãi suất huy động VND đã liên tục tăng: lãi suất trần với lãi suất huy động của các NHTM: từ mức 10,5%/năm (đầu năm 2010), sau đó là 11,5% rồi 12% (tháng 11/2010). Các NHTM đã có một cuộc đua lãi suất huy động trong thời gian cuối năm 2010. NHNN đã quy định trần lãi suất huy động là 14%/năm. Tuy nhiên nhiều ngân hàng liên tục đưa ra các hình thức khuyến mại để nâng lãi suất huy động hoặc ngầm huy động ở mức cao hơn 14%/năm. Lãi suất cho vay VND: có xu hướng tăng cao. Bước sang năm 2010, gói hỗ trợ lãi suất cho vay 4% không còn nữa, kết hợp với chính sách thắt chặt tiền tệ nên lãi suất cho vay có xu hướng tăng. Đầu năm 2010, lãi suất cho vay bị giới hạn ở trần 12%/năm. Nhưng nhiều NHTM tìm cách thu thêm phí khiến lãi suất cho vay thực tế cao hơn 12%, khoảng 16-18%. Sau đó, chính sách thỏa thuận lãi suất cho vay được áp dụng từ tháng 4/2010 đối với các khoản vay ngắn, trung và dài hạn, khiến cho lãi suất cho vay chính thức tăng cao. Từ cuối tháng 4, nhờ các chính sách hỗ trợ của NHNN lãi suất cho vay đã dần giảm xuống, còn 13-15%. Trong các tháng tiếp theo của năm 2010, lãi suất cho vay tiếp tục giảm nhẹ. Tuy nhiên từ cuối năm 2010, lạm phát có dấu hiệu tăng trở lại, NHNN thực hiện siết chặt tín dụng, vì vậy, cùng với lãi suất huy động, lãi suất cho vay lại có xu hướng tăng mạnh. Hiện nay, lãi suất cho vay đang ở mức hơn 20%. Lãi suất huy động USD: cũng liên tục được các ngày 13/4/2011, NHNN đã quy định trần lãi suất huy động USD là 3%/năm. Dự trữ bắt buộc Tỷ lệ Dự trữ bắt buộc đối với VND được giữ nguyên trong thời gian qua. Có nhiều ý kiến cho rằng cần nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với VND. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với USD: tháng 4/2011, NHNN đã điều chỉnh tăng tỷ lệ Dự trữ bắt buộc với USD lên 2%, kết hợp với biện pháp giới hạn trần lãi suất huy động USD của cá nhân là 3%. Đánh giá hiệu quả việc điều hành các công cụ của chính sách tiền tệ Tác động tích cực Chính sách chiết khấu và nghiệp vụ thị trường mở: lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn tăng đã làm tăng mặt bằng lãi suất, hạn chế tăng trưởng tín dụng, thực hiện đúng hướng thắt chặt tiền tệ. Dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ tăng: sẽ làm giảm tăng trưởng tín dụng ngoại tệ trong thời gian tới. Chính sách Quản lý lãi suất đối với NHTM: các trần lãi suất huy động được đưa ra đã giúp bình ổn thị trường ngân hàng. Trần lãi suất huy động 14% hiện nay đã góp phần ngăn chặn cuộc đua lãi suất đối huy động giữa các ngân hàng thương mại. Chính sách thỏa thuận lãi suất cho vay thay vì trần lãi suất cho vay đã chấm dứt được việc các ngân hàng tính nhiều loại phí làm tăng lãi suất cho vay thực tế. Quy định trần lãi suất huy động USD đã góp phần ổn định tỉ giá. Nhìn chung: Các tháng đầu năm 2010: lạm phát được kiềm chế, mặt bằng lãi suất cho vay được giảm xuống, tỉ giá tương đối ổn định, thanh khoản của các NHTM được cải thiện. Đóng góp tích cực vào tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2010. (GDP 2010 đạt 6,78% là mức khá cao so với nhiều nước trên thế giới). Chính sách tiền tệ kết hợp với chính sách tỷ giá, chính sách quản lý vàng và ngoại tệ: đã ổn định được tỷ giá hối đoái, giảm đáng kể tình trạng giao dịch USD tự do, giá vàng đã bám sát với giá thế giới. Tăng trưởng tín dụng các tháng đầu năm 2011 đã có giảm xuống so với năm 2010. Hạn chế: Việc điều hành các công cụ của chính sách tiền tệ vẫn chưa đạt được mục tiêu hàng đầu hiện nay là giải quyết lạm phát - Tình hình lạm phát: Đầu năm 2010, lạm phát ở mức cao, giữa năm lạm phát tăng chậm nhưng từ tháng 9/2010, CPI bắt đầu tăng trên 1%, báo hiệu lạm phát cao quay trở lại. Lạm phát cả năm 2010 đã đạt mức 11,75%, gần gấp đôi tăng trưởng GDP. Từ đầu năm 2011 đến nay, lạm phát liên tục tăng cao, CPI tháng 4/2011 tăng 3,32%, lạm phát 4 tháng đầu năm 9,6%, vượt xa mục tiêu lạm phát cả năm 2011 ở mức 7% do chính phủ đề ra. So với cùng kỳ năm ngoái chỉ số CPI đã tăng 17,5%. NHNN đã liên tục thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, nhưng lạm phát cao vẫn chưa có dấu hiệu giảm xuống. Nhiều dự báo cho thấy lạm phát vẫn còn cao, lạm phát cả năm 2011 có thể đạt 15%. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lạm phát, trong đó có tình trạng tăng trưởng nóng và tốc độ tăng trưởng tín dụng cao trong nhiều năm qua (trung bình 30%) ở Việt Nam. Vì vậy thắt chặt tín dụng sẽ góp phần kiềm chế lạm phát. Điều này được thể hiện qua việc điều hành các công cụ của chính sách tiền tệ. Chính sách chiết khấu: mức lãi suất tái chiết khấu và tái cấp vốn hiện vẫn thấp hơn nhiều so với lãi suất cho vay của các NHTM. Các NHTM vẫn sẵn sàng tiếp cận nguồn vốn này từ NHNN để cấp tín dụng cho Doanh nghiệp với lãi suất cao hơn (trên 20%) và thu lợi nhuận. Hơn nữa, không phải NHTM nào cũng tiếp cận được nguồn vốn này từ NHNN, nên chính sách chiết khấu chưa có tác động lớn trong việc thắt chặt tiền tệ. Nghiệp vụ thị trường mở: lượng giao dịch trên thị trường mở còn ít, hiện tại NHNN chỉ áp dụng kỳ hạn 7 ngày cho thị trường mở. Thị trường mở ở Việt Nam còn chưa phát triển. Sử dụng nghiệp vụ thị trường mở chưa mang lại hiệu quả trong việc thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát. Quản lý lãi suất đối với các NHTM chưa có hiệu quả, phát sinh nhiều vấn đề, đặc biệt là vấn đề thanh khoản của các NHTM: Lãi suất huy động tất cả các kỳ hạn được đẩy lên sát hoặc bằng mức trần lãi suất (đầu năm 2010 là 10,5%, hiện nay là 14%): không phù hợp với quy luật đường cong lãi suất. Tuy nhiên tăng trưởng huy động vẫn thấp hơn tăng trưởng tín dụng, cho thấy các NHTM vẫn chưa thu hút được lượng tiền trong dân cư vào Ngân hàng, chưa góp phần làm giảm lượng cung tiền. Tình trạng chạy đua lãi suất huy động VND vào cuối năm 2010. Lãi suất huy động thực tế tại một số NHTM vượt quá trần lãi suất, gây nhiều ý kiến lo ngại về khả năng thanh khoản của một số NHTM. Lãi suất tiền gửi không kỳ hạn có xu hướng tăng cao: từ mức 2-3%/ năm lên 9-11% vào cuối tháng 3/2011, và có thể tiếp tục tăng. Tiền gửi không kỳ hạn là nguồn vốn không ổn định, lãi suât tiền gửi không kỳ hạn tăng sẽ đe dọa thanh khoản của các Ngân hàng. Lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng nhìn chung tăng cao, cho thấy thanh khoản của các NHTM đang căng thẳng. Lãi suất cho vay từ đầu năm 2010 nhìn chung liên tục tăng cao, khiến các DN gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm vốn. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DN suy giảm, nhiều DN rơi vào tình trạng khó khăn, thiếu vốn. Tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ tác động trực tiếp đến cung cầu ngoại tệ và tăng trưởng tín dụng ngoại tệ, nhưng không có tác động đến số nhân tiền nội tệ và không có nhiều tác động đối với lượng cung tiền nội tệ. Hơn nữa, NHNN đã liên tục điều chỉnh tăng tỉ giá 4 lần từ cuối năm 2009, một nhân tố làm tăng lạm phát, vì vậy tác động của việc tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc ngoại tệ đối với việc kiềm chế lạm phát là không rõ ràng. Kết quả tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ vẫn tiếp tục xu hướng cao của năm 2010 (quý 1: tín dụng đối với nền kinh tế ước tăng 3,67% trong đó tín dụng bằng VND tăng 1,43%, tín dụng bằng ngoại tệ tăng 12,06%), cho thấy nguy cơ căng thẳng tỷ giá vào cuối năm. Số liệu tăng trưởng tín dụng quý I bằng số tuyệt đối là khoảng 100.000 tỷ VND, là con số rất lớn, cho thấy việc siết chặt tiền tệ chưa có tác dụng tốt. Nhìn chung: lạm phát vẫn rất cao và chưa có dấu hiệu suy giảm cùng tình hình thanh khoản của các NHTM không ổn định, và lãi suất cho vay rất cao, DN gặp nhiều khó khăn. Việc điều hành chính sách tiền tệ thiếu thống nhất, đầu năm 2010 là thắt chặt tiền tệ, sau đó là nới lỏng quá nhanh, cho thấy việc điều hành các công cụ của chính sách tiền tệ chưa có nhiều hiệu quả. Chương III: Kiến nghị và Giải pháp trong việc thực hiện các công cụ của chính sách tiền tệ, phục vụ mục tiêu kiềm chế lạm phát Bối cảnh kinh tế hiện nay: lạm phát cao và chưa có dấu hiệu tăng chậm lại. Lạm phát cao đang là tình trạng chung của nhiều nước châu Á. Kiến nghị: Thắt chặt hơn nữa chính sách tiền tệ: Tăng cường sử dụng các công cụ gián tiếp (nghiệp vụ thị trường mở, chính sách chiết khấu) thay vì sử dụng công cụ trực tiếp (quản lý lãi suất của NHTM). Việc áp đặt trần lãi suất huy động 14% là không hiệu quả. Phát triển nghiệp vụ thị trường mở. Chính sách chiết khấu: xem xét tiếp tục nâng lãi suất: lãi suất tái chiết khấu, tái cấp vốn. Tăng cường huy động tiền gửi, giảm tăng trưởng tín dụng (cả VND và ngoại tệ) xuống mức thấp hơn. Thắt chặt tiền tệ nhưng vẫn phải đảm bảo thanh khoản cho các NHTM. Tăng cường thắt chặt cấp tín dụng với khu vực phi sản xuất để giúp đảm bảo nguồn vốn cho các Doanh nghiệp sản xuất. Kiểm tra hoạt động của các NHTM, làm tăng độ minh bạch của hệ thống ngân hàng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐề cương chi tiết - Thực trạng điều hành các Công cụ của Chính sách tiền tệ giai đoạn từ đầu năm 2010 đến nay.doc
Luận văn liên quan