Thực trạng đình công ở các doanh nghiệp và phương hướng giải quyết, phòng ngừa hiệu quả

LỜI MỞ ĐẦU Bản chất của quan hệ lao động là sự thỏa thuận được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, trong đó quyền và lợi ích của các bên chủ thể không chỉ bị chi phối bởi ý chí của bên kia mà còn chịu tác động ccuar các yếu tố khách quan bên trong quá trình thực hiện quan hệ lao động. Chính vì vây trên thực tế luôn luôn tồn tại những nguyên nhân tiềm ẩn dẫn tới tranh chấp lao động mà nghiêm trọng hơn là dẫn tới đình công. Đình công là đỉnh cao là diễn biến cuối cùng của tranh chấp lao động tập thể. Khi xảy ra đình công sẽ gây bất lợi cho người sủ dụng lao động, người lao động, cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đình công còn gây tác động xấu đến dư luận xã hội, ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế và môi trường đầu tư ở Việt Nam. Thực tiễn những năm gần đây các cuộc đình công đã xảy ra với số lượng, quy mô ngày càng lớn cũng nhue với tính chất ngày càng phức tạp, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, gây chú ý lơn đến dư luận xã hội, trở thành một vấn đề bức xúc đối với toàn xã hội. Việc đi sâu nghiên cứu về đình công có ý nghĩa thực tiến lớn đối với chính phủ Việt Nam, các nhà làm luật, người sử dụng lao động, người lao động và tất cả mọi cá nhân.Để có cái nhìn thấu đáo trên cả hai phượng diện người lao động và người sử dụng lao động để từ đó tìm ra giải pháp và dần khắc phục những hạn chế do đình công gây ra chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Thực trạng đình công ở các doanh nghiệp và phương hướng giải quyết, phòng ngừa hiệu quả.”.

doc24 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 11134 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng đình công ở các doanh nghiệp và phương hướng giải quyết, phòng ngừa hiệu quả, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Bản chất của quan hệ lao động là sự thỏa thuận được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, trong đó quyền và lợi ích của các bên chủ thể không chỉ bị chi phối bởi ý chí của bên kia mà còn chịu tác động ccuar các yếu tố khách quan bên trong quá trình thực hiện quan hệ lao động. Chính vì vây trên thực tế luôn luôn tồn tại những nguyên nhân tiềm ẩn dẫn tới tranh chấp lao động mà nghiêm trọng hơn là dẫn tới đình công. Đình công là đỉnh cao là diễn biến cuối cùng của tranh chấp lao động tập thể. Khi xảy ra đình công sẽ gây bất lợi cho người sủ dụng lao động, người lao động, cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đình công còn gây tác động xấu đến dư luận xã hội, ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế và môi trường đầu tư ở Việt Nam. Thực tiễn những năm gần đây các cuộc đình công đã xảy ra với số lượng, quy mô ngày càng lớn cũng nhue với tính chất ngày càng phức tạp, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, gây chú ý lơn đến dư luận xã hội, trở thành một vấn đề bức xúc đối với toàn xã hội. Việc đi sâu nghiên cứu về đình công có ý nghĩa thực tiến lớn đối với chính phủ Việt Nam, các nhà làm luật, người sử dụng lao động, người lao động và tất cả mọi cá nhân.Để có cái nhìn thấu đáo trên cả hai phượng diện người lao động và người sử dụng lao động để từ đó tìm ra giải pháp và dần khắc phục những hạn chế do đình công gây ra chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Thực trạng đình công ở các doanh nghiệp và phương hướng giải quyết, phòng ngừa hiệu quả.”. Bài viết gồm 3 phần: Phần I: Khái quát về đình công Phần II: Thực trạng và nguyên nhân của đình công Phần III: Giải pháp Phần I: Khái quát về đình công: I. Khái niệm: Đình công là sự ngừng việc tam thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động để giải quyết tranh chấp lao động tập thể ( điều 172-Bộ luật lao động ). II. Đặc điểm của đình công: Thứ nhất đình công biểu hiện sự ngừng việc tạm thời của người lao động. Thứ hai, đình công phải có sự tự nguyện của người lao động. Thứ ba, đình công luôn có tính tập thể. Thứ tư, đình công luôn có tính tổ chức. Thứ năm, mục đích của đình công là nhằm đạt được những yêu sách về quyền và lợi ích mà những người thực hiện quan tâm. III. Phân loại: 1. Căn cứ vào tính chất của đình công: đình công được chia làm 2 loại - Đình công kinh tế và đình công chính trị + Đình công kinh tế là những cuộc đình công nhằm gây sức ép với bên chủ thể lao động hoặc chủ thể khác để đạt được những mức đọ lớn hơn về quyền và lợi ích trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, nghề nghiệp: như việc làm, tiền lương thu nhập, điều kiện lao động và những quyền lợi khác liên quan đến quan hệ lao động. + Đình công chính trị : là những cuộc đình công gây sức ép để phản đối chính quyền Nhà nước hoặc các đảng phái chính trị cầm quyền hay đối lập nhằm đạt được các mực đích chính trị mà người đình công quan tâm. 2. Căn cứ vào mục đích đình công Gồm 2 loại đình công yêu sách và đình công hưởng ứng + Đình công yêu sách là đình công nhằm đạt được một hoặc một số yêu sách về quyền và lợi ích cho chính những người tham gia đình công. + Đình công hưởn ứng: là những cuộc đình công nhằm ủng hộ, tỏ thái độ đồng tình để hỗ trợ cho một cuộc đình công khác trong khi những người tham gia đình công (hưởng ứng) không có yêu sách về quyền và lợi ích cho mình. 3. Căn cứ vào phạm vi đình công - Đình công doanh nghiệp: là những cuộc đình công do tập thể lao động trong phạm vi một doanh nghiệp tiến hành. - Đình công bộ phận doanh nghiệp: là những cuộc đình công do tập thể lao động trong một bộ phận cơ cấu của doanh nghiệp (hoặc của đơn vị sử dụng lao động) tiến hành. - Đình công ngành khu vực: là những cuộc đình công của những người lao động trong phạm vi một ngành, một khu vực tiến hành. - Tổng đình công: là những cuộc đình công của những người lao động trong phạm vi nhiều ngành hoặc nhiều khu vực trong toàn quốc tiến hành. 4. Căn cứ vào các quy định của pháp luật về đình công: Chia làm 2 loại: đình công hợp pháp và đình công bất hợp pháp - Đình công hợp pháp: là những cuộc đình công tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật. - Đình công bất hợp pháp: là các cuộc đình công thiếu một trong các điều kiện của đình công hợp pháp theo quy định của pháp luật. Phần II: Thực trạng và nguyên nhân của đình công. I . Thực trạng của đình công: Theo báo cáo số 02/BC-CP ngày 28/4/2006 của chính phủ thì từ khi bộ luật lao động có hiệ lực thi hành thì đến ngày 15/4/2006 thì cả nước đa xảy ra 1250 cuộc đình công, bình quân 111 cuộc trên năm. Tại thời điểm cuối năm 2005, đầu năm 2006, các cuộc đình công tự phát liên tiếp xảy ra theo phản ứng dây chuyền và chỉ trong tháng 5/2006 đã có 19 cuộc đình công diễn ra trên địa bàn cả nước. Trong số 1250 cuộc đình công trên có 831 cuộc đình công diễn ra ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (chiếm 66,7%); các doanh nghiệp dân doanh có 332 cuộc (chiếm 24,6%) và các doanh nghiệp nhà nước có 87 cuộc (chiếm 6,9%).Như vậy đình công diễn ra phổ biến nhấy ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, sau đó đến các doanh nghiệp dân doanh và thấp nhất là ở các doanh nghiệp nhà nước. Điều đáng lưu ý nhất là trong 831 cuộc đình công trong các doanh nghiệp FDI có tới 305 cuộc đình công ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Đài Loan(chiếm 36,3%) và 235 cuộc đình công có vốn đầu tư của Hàn Quốc(chiếm 27,9%) .Điều này chứng tỏ trong các doanh nghiệp của Hàn Quốc và Đài Loan, quan hệ chủ thợ còn nhiều tồn tại cần giải quyết.Một trong những nguyên nhân trọng yếu dẫn đến đình công của các doanh nghiệp Đài Loan và Hàn Quốc là do cách ứng xử của người sử dụng lao động với người lao động chưa hợp lí, dễ dẫn đến những va chạm và đụng độ.Ngược lại với các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhật Bản tranh chấp lao động ít xảy ra và hầu như không có đình công. Sở dĩ có hiện tượng này là do hoạt động đối thoại giữa chủ với thợ, giữa quản lí và nhân viên được thực hiện tốt, các mâu thuẫn vừa phát sinh được thực hiện tốt, qua đó ngăn ngừa các xung đột dẫn đến đình công. Theo số liệu điều tra của viện khoa học lao động và xã hội trong năm 2002, thu nhập bình quân của người lao động trên tháng của khu vực nhà nước là 1.209.000 đồng ; ở các doanh nghiệp dân doanh là 800.000 đồng/tháng ; ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 1.658.000 đồng.Điều đó chứng tỏ mức độ đủ sống của tiền lương dược đảm bảo tốt nhất ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, sau đó là doanh nghiệp nhà nước, tiếp đó là doanh nghiệp nhà nước và thấp nhất là các doanh nghiệp dân doanh. Nhưng trái lại với mức tiền lương và mức sống như vậy mà các cuộc đình công tư năm 1995 đến năm 2004 lại có xu hướng tăng mạnh ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp dân doanh, trong khi đó khu vực doanh nghiệp nhà nước lại giảm đi. Số cuộc đình công diễn ra trên địa bàn cả nước là khác nhau.Trong số 1550 cuộc đình công thì trênđịa bàn TP Hồ Chí Minh đã co 505 vụ (chiếm 40,1%) ,ở Bình Dương có 279 vụ (chiếm 21,1%) ,ở Đồng Nai có 255 vụ (chiếm 21,1%). Các tỉnh còn lại có 235 cuộc (chiếm 17,7%). Như vậy có tới 82,3% tổng số cuộc đình công tập trung chủ yếu ở khu vực trọng điểm kinh tế trọng điểm phía Nam. Điều này lại càng được thể hiện rõ hơn trong năm 2008, cả nước xảy ra 650 cuộc đình công thì có đến 80% vụ tập trung ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, 81,1% rơi vào doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài , 71,3% thộc các ngành sản xuất gia công sử dụng nhiều lao động. Việc tập trung nhiều cuộc đình công ở phía Nam đặc biệt là các tỉnh,thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương cao hơn so với các tỉnh thành phố trong cả nước là do mức độ phát triển mạnh của khu vực này. Từ năm 2006 đến nay số cuộc đình công liên tiếp xảy ra tăng mạnh về quy mô. Trong năm 2006 cả nước xảy ra 382 cuộc; năm 2007 la 541 cuộc tăng 41% so với năm 2006; năm 2008 là 650 cuộc tăng 30% so với năm 2007. Các cuộc đình công của 3 năm tăng gấp 1,24 lần so với giai đoạn 1994-2006. Và 9 tháng đầu năm 2009 số cuộc đình công là. Có thể thấy rằng số cuộc đình công gia tăng mạnh mẽ và từ đó có thể thấy mặt trái của quan hệ lao động đang tồn tại ở Việt Nam. Viêc các cuộc đình công gia tăng mạnh ở Việt Nam đang gây ra sự lo ngại cho nền kinh tế, nó gây ra những hậu quả nghiêm trọng mà rất khó lường. Từ việc làm cho sản xuất ở các doanh nghệp bị đình trệ, gây tổn thất cho doanh nghiệp. Đối với xã hội thì làm cho tình hình an ninh trật tự trở nên bất ổn, khó kiểm soát. Nó làm cho tốc độ phát triển của nền kinh tế bị châm lại (nếu đình công diễn ra trên diện rộng), làm cho hình ảnh môi trường đầu tư ở Việt Nam bị xấu đi trong con mắt các nhà đầu tư quốc tế. Xét về đặc điểm của các cuộc đình công diễn ra tại Viêt Nam, có thể thấy rằng tính tự phát của các cuộc đình công là rất cao. Kết quả thống kê của Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội cho thấy tất cả các cuộc đình công giai đoạn 1995- 2004 và phần lớn các cuộc đình công từ năm 2004 trở lại đều là đình công tự phát. Đó là những cuộc đình công trái pháp luật không có sự tham gia của Công đoàn. Thêm vào đó đình công xảy ra trước khi có thỏa ước lao động tập thể chứ không phải là sự lựa chọn cuối cùng sau khi người lao động (do Công đoàn đại diện) và người sử dụng lao động không đạt được thỏa thuận thông qua thương lượng tập thể. Việc đa số các cuộc đình công xảy ta đều trái pháp luật là do quy định thủ tục đình công hợp pháp lại quá nhiều rắc rối. Trong khi đó tổ chức công đoàn đại diện cho người lao động trong các doanh nghiệp lai chưa có hoặc hoạt động không hiệu quả. Hiện nay trong doanh nghiệp FDI mới chỉ có 50% doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn trong khi đay là khu vực xảy ra đình công nhiều nhất. Như vậy đình công xảy ra ở Việt Nam nếu xét từ góc độ pháp lý là trái pháp luật (theo điều 175 của Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao động ban hành ngày 29/11/2006 và điêu 176 của Bộ Luật Lao động ban hành năm 1994 về các trường hợp đình công bất hợp pháp), Tuy nhiên, xét từ góc độ thực tiễn có thể thấy người lao động khá linh hoạt khi sử dụng đình công như là một vũ khí đầu tiên và cũng là vũ khí cuối cùng để đạt được mục tiêu buộc người sử dụng lao động phải thực hiện các yêu cầu của mình. Thêm một đặc điểm đáng chú ý nữa là mặc dù các cuộc đình công tự phát song các cuộc đình công này đều được tổ chức tốt và tình đoàn kết của công nhân rất cao trong suốt quá trình đình công. Các báo cáo về diễn biến các cuộc đình công cho thấy một thực tế là trong các cuộc đình công ban đầu chỉ có sự tham gia của một nhóm nhỏ, sau đó toàn bộ công nhân sẽ cùng đình công gây sức ép rất lớn cho giới chủ. Trong số các cuộc đình công đã xảy ra thì có gần 90% số cuộc đình công có nội dung yêu cầu người sử dụng lao động phải đảm bảo quyền và lợi ích về tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội ,thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, kí kết hợp đồng lao động. Trong khi đó hầu hết các cuôc đình công trong khu vực nhà nước đều xoay quanh vấn đề chậm trả lương hoặc không trả lương, giảm biên chế và trợ cấp thôi việc.Và mục đích của các vụ đình công đang chuyển dần từ đòi quyền lợi sang đòi lợi ích. Qua đây chúng ta đã hiểu rõ phần nào thực trạng về đình công ở Việt Nam và cũng đã rõ được một phần nguyên nhân dẫn đến đình công của người lao động. Để có thể giảm bớt các vụ đình công trên và đưa nó vào khuôn khổ của pháp luật thì thì chúng ta phải hiêu rõ nguyên nhân và đưa ra các giải pháp cụ thể. II. Nguyên nhân : 1. Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp (người sử dụng lao động) Một là, do sự khác biệt về văn hóa và hành vi công nghiệp trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Rõ ràng sự khác biệt về hành vi ứng xử có thể gây nên sự thiếu hiểu biết lẫn nhau, làm cho quan hệ chủ thợ trở nên căng thẳng. Hơn nữa sự căng thẳng này lại không được giải tỏa kịp thời do thiếu sự đối thoại cần thiết giữa chủ và thợ, giữa quản lí và nhân viên dẫn đến bùng phát mâu thuẫn và hệ quả tất yếu của nó là đình công. Hai là, do cung cách quản lí. Người sử dụng lao động nhất là người nước ngoài quen với cách quản lí đòi hỏi người lao động phải có tác phong làm việc công nghiệp: đúng giờ tránh gây lãng phí thời gian, thắt chặt kỉ luật lao động. Song với người Việt do ảnh hưởng của nền văn minh lúa nước, do đang ở trong giai đoạn chuyển đổi từ nền sản xuất nông nghiệp sang nền sản xuất công nghiệp nên về phong cách làm việc vẫn mang đậm nét của nền kinh tế nông nghiệp. Điều đó sẽ tạo nên mâu thuẫn về việc thiếu cơ hội giải tỏa mâu thuẫn thông qua đối thoại và thương lượng có thể làm cho mâu thuẫn bùng phát. Ba là, do cách tính định mức lao động. Về nguyên tắc khi tính định mức lao động cho người lao động, các doanh nghiệp thực hiện định mức lao động trên cơ sở chọn người lao động có sức khỏe tốt thành thạo tay nghề và thực hiện chụp ảnh bấm giờ, loại bỏ thời gian hao phí. Nhưng do người Việt Nam có thể lực thấp hơn người nước ngoài cho nên dù có cố gắng nhiều khi người lao động vẫn không hoàn thành mức sản lượng trong ca làm việc. Trong một số doanh nghiệp nước ngoài người lao động phải làm việc đến 12h mới hoàn thành mức sản lượng trong ca làm việc và chỉ nhận được mức lương dành cho ca làm việc 8h /ngày, trong khi đó người sử dụng lao động không chấp nhận trả lương làm thêm giờ do người lao động mới chỉ hoàn thành mức lao động được giao. Và như vậy đã gây nên mâu thuẫn rồi xảy ra đình công. Điển hình là gần ần đây nhất ,ngày 15/11/2009 khoảng 1000 công nhân của công ty Masan (sản xuất nước mắm, nước tương) ở Bình Dương đã đình công đến ngày thứ 5 để đòi giảm “định mức sản lượng”. Bốn là, do mức lương của công nhân còn thấp. Các doanh nghiệp chủ yếu bám chặt vào mức lương tối thiểu để trả lương dẫn đến mức lương trả cho người lao động tuy hợp pháp (cao hơn lương tối thiểu) nhưng chưa hợp lý, chưa phản ánh sự cân bằng của thị trường lao động và chưa phản ánh được sự đồng thuận của người lao động . Tính từ năm 1999 đến tháng 1/2006 mức tăng giá hàng đã là 28%, tỉ giá hối đoái tăng 14%, trong đó sự điều chỉnh mức lương trong doanh nghiệp FDI còn rất chậm và thấp. Trong 16 năm qua đã có 3 lần điều chỉnh mức lương tối thiểu cho doanh nghiệp FDI năm 1990 là 50 USD, năm 1998 do khủng hoảng kinh tế giảm xuống còn 45 USD và mới đây là 55 USD. Đây là mức thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Sự điều chỉnh này còn chậm và chưa đáp ứng được các yêu cầu cấp thiết của người lao động. Gánh nặng thiếu thốn, khó khăn về vật chất và tinh thần của người lao động ngày càng tăng. Trong khi đó còn có một số nhà đầu tư lấy luôn mức lương tối thiểu quy định làm mức lương trả cho người lao động hoặc chỉ cao hơn 1 đến 2 USD để đối phó. Từ cái nhìn thực tế chúng ta có thể thấy rằng thu nhập của người lao động trong các doan nghiệp FDI có sự phân hóa rõ rệt theo trình độ và vị trí công việc. Trong khi đó ở các doanh nghiệp nhà nước thu nhập có tính bình quân rất cao. Hệ quả là trong khi khu vực FDI lao động có trình độ cao nhận được mức lương rất cao ( thậm chí lên đến 1000-2000USD/tháng) thì thu nhập của công nhân lại khá khiêm tốn không cao hơn mức lương tối thiểu của khu vực FDI là mấy. Năm là, chủ sử dụng lao động vi phạm pháp luật lao động. Việc xây dựng thỏa ước lao động tập thể là việc mà các doanh nghiệp phải thực hiện. Nhưng trên thực tế cho thấy tình hình lao động và kí thỏa ước lao động tập thể còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng. Tỉ lệ kí thỏa ước lao động tập thể khu vưc doanh nghiệp nhà nước khoảng 95%, doanh nghiệp FDI 45-50%, doanh nghiệp dân doanh 55-60%. Hầu hết chất lượng các thỏa ước còn thấp, mang tính đối phó hình thức. Các bản thỏa ước không được thực hiện nghiêm chỉnh. Việc kí kết hợp đồng lao động diễn ra không đúng quy định. Có những doanh nghiệp kí hợp đồng từng năm với người lao động (mà theo khoản 2 điều 27 Bộ Lao Động, người sử dụng lao động chỉ được kí 2 hợp đồng lao động có thời hạn và người lao động tiếp tục làm việc thì phải kí hợp đồng không thời hạn) để trốn tránh việc tăng lương hàng năm cho người lao động và trốn bảo hiểm xã hội. Thậm chí nhiều doanh nghiệp hàng tháng đã thu tiền bảo hiểm xã hội của người lao động nhưng không nộp cho cơ quan bảo hiểm nên đã không thê thanh toán được chế độ ốm đau, thai sản cho người lao động, như trường hợp của công ty TNHH Dorwoo-STC. Còn có những doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội nhiều như công ty TNHH IKHan Việt Nam nợ 2,7 tỉ,công ty quốc tế Hannam nợ 976 triệu …Bên cạnh đó còn có những doanh nghiệp không tham chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.Nó giải thích tại sao người lao động lại đình công. Việc người sử dụng lao động trả lương thấp, chậm trả lương, nợ lương, cướp lương không trả đầy đủ tiền làm thêm giờ, tiền thưởng theo quy định của Luật Lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể đã gây nhiều bức xúc cho người lao động dẫn tới đình công. Điều kiện sinh hoạt tồi tệ cũng dẫn tới người lao động đình công đòi quyền lợi hợp pháp của mình. Ví dụ như công ty Masan ngoài nguyên nhân định mức sản lượng cao còn do nhà vệ sinh vừa thiếu lai quá bẩn. Việc vi phạm về thời gian làm việc của người lao động diễn ra khá phổ biến. Đặc biệt nhiều nơi thời gian làm việc của người lao động còn kéo dài quá quy định của pháp luật từ 4-5h/ngày. Với thời gian làm việc nhiều, cường độ lao động cao nhưng lại không chăm lo đến đời sống, bữa ăn chất lượng kém, nước uống không đủ… mà từ đó dẫn đến đình công. Việc tăng ca, tăng cường độ làm việc dưới áp lực về mặt thời gian thực hiện đơn đặt hang, nhất là trong ngành dệt may, giầy dép và những mạt hàng xuất khẩu mang tính thời vụ khác. Do đó, đã buộc người lao động phải dung vũ khí đình công. Sáu là, chăm lo đời sống cho người lao động. Phần lớn các doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện tốt được việc này do mục tiêu của người sử dụng lao động là kiếm được lợi nhuận cao nhất. Với việc đồng lương đã thấp thì người lao động lại phải chi trả quá nhiều chi phí cuộc sống. Trong khi đó, vấn đề nhà ở lại là vấn đề lớn đối với người lao động. Công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất thường là những người lao động từ tỉnh khác tới, do không có nhà nên họ thường ở những căn hộ chật hẹp. Người sử dụng lao động chỉ đóng góp một phần rất nhỏ lợi nhuận của mình vào các quĩ phúc lợi để giúp đỡ công nhân nhưng sự giúp đỡ này chỉ mang tính hình thức. Việc chăm lo đời sống tinh thần cho người lao động còn quá chung chung, không mang lại lợi ích cho người lao động. Bảy là, đối thoại xã hội ở doanh nghiệp – cơ chế hữu hiệu nhất để ngăn ngừa đình công đã không hoạt động. Trong đó đặc biệt là vấn đề thương lượng tập thể và ký thỏa ước lao động tập thể đã không được thực hiện hoặc nếu thực hiện thì chỉ mang tính hình thức. Qua nghiên cứu các cuộc đình công cho thấy, tại những doanh nghiệp xảy ra đình công “kênh” đối thoại thương lượng đã không tồn tại một cách thực chất hoặc nếu có tồn tại thì hoạt động không hiệu quả. Nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hiệu quả này là do người sử dụng lao động thiếu thiện chí đối thoại, thương lượng. Tại nhiều doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động chưa tạo điều kiện cho việc thành lập công đoàn cơ sở. 2, Nguyên nhân từ phía người lao động: Một là, đa số người lao động còn trẻ tuổi làm các công việc giản đơn và phần lớn từ nông thôn ra, chưa có tác phong công nghiệp, trình độ học vấn tay nghề, và hiểu biết về chính sách pháp luật còn thấp. Qua điều tra cho thấy hiện tại chỉ có 20% lực lượng lao động đã qua đào tạo. Trong đó, qua đào tạo nghề là 13,3%, tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp là 4,4%, tốt nghiệp cao đẳng, đại học trở lên là 4,8%. Sự cách biệt giữa các vùng về tỷ lệ lao động đã qua đào tạo cũng lớn. Trong bảy vùng kinh tế, đồng bằng song hồng là vùng có tỷ lệ lao động đã qua đào tạo cao nhất (31,9%); sau đó là Đông Nam Bộ và thấp nhất là vùng Tây Bắc. Do trình độ tay nghề, sự am hiểu về chính sách pháp luật còn nhiều hạn chế nên dễ bị kích động, lôi kéo, tham gia bãi công, đình công khi bị đụng chạm tới quyền lợi như lương, thưởng, điều kiện lao động.Người lao động còn chưa nhận thức rõ được hậu quả mà các cuộc dình trái pháp luật gây ra đối với xã hội. Hai là, trong việc đối thoại với người sử dụng lao động về việc xác định quyền và lợi ích của mình thì người lao động lại phó mặc cho Công đoàn. Việc này đã đặt cán bộ công đoàn vào một việc làm bất khả thi. Hơn nữa những người lao động phần lớn xuất thân từ nông thôn cần cù, chất phác, ngại va chạm, chưa giao tiếp xã hội nhiều, chưa có tác phong công nghiệp, chưa nắm vững pháp luật liên quan đến quyền và lợi ích của người lao động. Những người lao động này phần lớn rất ngại trở thành cán bộ công đoàn, đặc biệt là đối thoại thương lượng với người sử dụng lao động một cách công khai về những vấn đề liên quan tới lợi ích. Ba là, nhận thức của người lao động về đình công đã thay đổi nhiều: muốn đình công hơn, biết cách tổ chức đình công hơn nên dễ xảy ra đình công. Đặc biệt người lao động thấy các cuộc đình công xảy ra trong 15 năm qua (kể từ khi bộ luật lao động ra đời), đều không tuân thủ theo trình tự thủ tục do luật pháp quy định nhưng những người lao động khi đình công dường như chỉ có được mà không thấy mất gì. Do đó, người lao động bỏ qua quy trình tổ chức thương lượng hòa giải theo quy định của pháp luật không phải vì họ không hiểu luật mà vì đình công là phương pháp hữu hiệu nhất để họ đạt được các đòi hỏi của mình. 3. Các nguyên nhân khác: Một là, do quan hệ cung cầu trên thị trường lao động đã thay đổi, từ trạng thái “cung lớn hơn cầu” sang chiều hướng “cầu lớn hơn cung” người lao động đình công đòi tăng giá. Thực trạng này diễn ra mạnh ở khu vực phía nam. Người lao động đòi tăng giá tức thay đổi điểm cân bằng trên thị trường đây là quy luật của kinh tế thị trường, khi quan hệ cung cầu thay đổi thì giá cả cũng thay đổi .Đối với giá nhân công nếu việc thương lượng giữa người lao động vì người sử dụng nếu được thực hiện kịp thời và hữu hiệu thì mức giá mới của người người lao động được thiết lập một cách nhanh chóng để giảm áp lực. Nhưng do những kênh thương lượng chưa có hoặc có nhưng hoạt động chưa hiệu quả nên công nhân đã sử dụng một kênh “cổ điển” đó là đình công. Hai là, việc duy trì hai mức lương tối thiểu ở khu vực FDI và ngoài FDI đã gây nên sự khác biệt trên thị trường lao động. Ngay sau khi chính phủ ban hành nghị định sô 03/2006/ND-CP về nâng lương tối thiểu cho công nhân lao động tại khu vực FDI, lập tức doanh nghiệp trong nước cũng đình công đòi tăng lương.Sự chênh lệch mức lương này thể hiện rõ qua hai nghi định số 110/2008/ND-CP và số 111/2008/NĐ-CP. Sự điều chỉnh mức lương tối thiểu trong các doanh nghiệp FDI tháng 1/2006 đã thể hiện sự bất cập thông qua số vụ đình công đã xảy ra trong 6 tháng sau khi thực hiện nghị quyết.Trong 6 tháng đã xảy ra 303 cuộc đình công tăng gấp đôi năm 2008. Điều đó cho thấy cần có sự điều chỉnh hợp lí vấn đề tiền lương giữa các khu vực. Ba là, sự hoạt động yếu kém của tổ chức công đoàn. Việc diễn ra các cuộc đình công trái pháp luật và diễn ra nhiều là do chúng ta chưa phát huy vai trò của tổ chức công đoàn cơ sở ở nhiều doanh nghiệp, cả khu vực FDI và doanh nghiệp tư nhân nhà nước. Các doanh nghiệp ở Việt Nam cả khu vực FDI và khu vực vốn đầu tư trong nước đều lẩn tránh thành lập tổ chức công đoàn. Những nơi có tổ chức công đoàn thì hoạt động yếu kém mờ nhạt không đảm bảo được quyền lợi của người lao động do: Người làm chủ tịch công đoàn lại đồng thời là phó giám đốc hoặc quản đốc phân xưởng thậm chí còn là giám đốc điều hành. Thêm nữa là do công đoàn Việt Nam khác với công đoàn các nước khác là thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ để thực hiện đình công phải báo cáo với công đoàn cấp trên rồi công đoàn địa phương phai báo cáo với công đoàn trung ương. Để thực hiện các thủ tục rườm rà đó thì khó có thể thực hiện đình công được. Đặc biệt theo quy định muốn tổ chức đình công theo luật dứt khoát phải báo cáo với Đảng và nếu ở doanh nghiệp áy có chi bộ Đảng thì công đoàn dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ ở đó.Đảng bộ là ai? Bí thư là ai?. Thường là giám đốc với phó giám đốc.Chính cơ chế “vừa đá bóng vừa thổi còi” này khiến họ không thể tổ chức được các cuộc đình công theo hướng luật hóa. Bốn là, trong việc giải quyết tranh chấp về lao động và đình công về lợi ích chính quyền đã can thiệp vào những việc lẽ ra phải là trách nhiệm của cả hai bên (người lao động và người sử dụng lao động) khiến hai bên mất động lực thương lượng và dẫn đến đình công ngay. Theo quy định các tranh chấp lao động xảy ra đều phải thông qua hòa giải thương lượng giữa hai bên (trừ các trường hợp thuộc khoản 2 điều 166 Bộ luật lao động) chính quyền phải phát tín hiệu là hai bên phải thương lượng và hỗ trợ cho nhau. Nhưng thời gian qua người lao động thường chọn phương án đình công ngay với sự tin tưởng là chính quyền sẽ đến giải quyết sớm vấn đề mà lẽ ra phải do hai bên thương lượng. Kết quả của sự can thiệp của cơ quan nhà nước thường nghiêng về yêu sách của người lao động. Nếu yêu sách đó về quyền thì đây là sự giải quyết đúng đắn. Nhưng nếu đình công về lợi ích thì sự can thiệp sớm và sâu của chính quyền là không thích hợp, không có tác dụng ngăn ngừa đình công trong tương lai mà thậm chí có tác dụng ngược. Năm là, các quy định pháp luật về đình công còn nhiều bất cập, không thực tiễn, trình tự thủ tục phức tạp. Hệ thống các tổ chức, cơ chế liên quan tới quan hệ lao động gồm: cơ quan hòa giải, trọng tài và hệ thống tổ chức công đoàn đã không đủ hữu hiệu để giải quyết tranh chấp lao động và phòng ngừa đình công. Hệ thống hòa giải được thành lập theo Bộ luật lao động hầu như không hoạt động. Còn thiếu hẳn hệ thống cung cấp dịch vụ về lao động nhằm giúp các bên thương lượng, hòa giải, đối thoại. Sáu là, do hệ thống thanh tra, kiểm tra hoạt động chưa hiệu quả. Mặc dù các quy định của pháp luật lao động khá đầy đủ và tạo sự công bằng nhất định trong các loại hình doanh nghiệp. Song do hoạt động của hệ thống thanh tra chưa bao phủ hết được các doanh nghiệp không thuộc sở hữu nhà nước dẫn đến hiện tượng vi phạm pháp luật lao động ở các doanh nghiệp không thuộc sở hữu nhà nước khá phổ biến. Sự vi phạm pháp luật lao động ở các doanh nghiệp này là mầm mống làm phát sinh mâu thuẫn nhiều khi dẫn tới đình công. Bảy là, các biện pháp xử lý còn nhẹ. Việc giải quyết “hậu đình công” quá nhẹ nhàng. Chưa có người sử dụng lao động nào vi phạm Bộ luật lao động bị xử lý nghiêm khắc. Thực tế giải quyết đình công cho thấy: cơ quan chức năng chỉ mong muốn thu xếp ổn thỏa, cho “êm” là đạt yêu cầu, 100% các cuộc đình công được giải quyết thông qua thương lượng hòa giải. Phần III: GIẢI PHÁP I. Giải pháp từ phía người sử dụng lao động: Một là, xây dựng mối quan hệ tốt với người lao động nhất là đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Việc xây dựng mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động là một trong những nhân tố giúp doanh nghiệp ổn định, phát triển. Người sử dụng lao động cần phải hiểu rõ về văn hóa, tác phong làm việc của người Việt Nam, từ đó có những hành vi ứng xử phù hợp với người lao động. Hai là, người sử dụng lao động phải có một cung cách quản lý sao cho phù hợp. Nhất là đối với doanh nghiệp FDI, người sử dụng lao động không nên áp đặt cung cách quản lý của những nước có điều kiện thuận lợi để hình thành tác phong công nghiệp chuẩn mực mà nên có sự kế thừa điều chỉnh sao cho phù hợp với điều kiện ở Việt Nam. Ba là, vấn đề định mức lao động là một vấn đề rất quan trọng, nên khi thực hiện định mức lao động người sử dụng lao động phải thực hiện một cách hợp lý. Khi xây dựng mức, người sử dụng lao động cần phải căn cứ vào điều kiện của người lao động, điều kiện sản xuất. Bốn là, vấn đề tiền lương. Doanh nghiệp cần có chính sách tiền lương cho người lao động sao cho phù hợp. Cần xây dựng hệ thống thang bảng lương rõ ràng và công khai. Người sử dụng lao động cần có sự điều chỉnh sao cho phù hợp, không nên chỉ bám chặt vào mức lương tối thiểu mà cần có sự linh hoạt trong thỏa thuận tiền lương. Sự linh hoạt thỏa thuận tiền lương đã mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng lao động cũng như người lao động. Hiệu quả này được thể hiện rõ tại công ty Moutech (100% vốn của Đức). Tại đây công nhân lành nghề có thể kê khai trình độ năng lực thực tế khi đến làm việc. Trong tháng thử việc chỉ cần người lao động đạt 80% năng suất là được công ty xác nhận trình độ bậc thợ và được hưởng chính sách tiền lương như những công nhân có cùng trình độ. Ở những lần nâng lương, nâng bậc cho công nhân công ty đưa ra các tiêu chuẩn cụ thể để công nhân hiểu biết và tự giám sát việc thực hiện tại doanh nghiệp. Theo bà Nguyễn Thị Kiều Hạnh, Phó Giám đốc công ty Moutech, cho biết “chính sách tiền lương minh bạch và được điều chỉnh một cách linh hoạt thì sẽ hạn chế nguy cơ tranh chấp, khó xảy ra đình công”. Các doanh nghiệp cần coi đây là kinh nghiệm để học hỏi tìm ra những chính sách phù hợp về tiền lương cho công nhân. Năm là, người sử dụng lao động cần chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật lao động, thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh. Trước tiên, người sử dụng lao động cần phải tìm hiểu kỹ các quy định của pháp luật về quan hệ lao động, các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động cần thực hiện đúng việc xây dưng thỏa ước lao đông tập thể; thực hiện kí kết hợp đồng nghiêm chỉnh,thực hiện đóng bảo hiểm xã hội bảo hiểm y tế cho người lao động; trả lương đúng và đầy đủ cho người lao động;cần phải cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, trang bị bảo hộ cho người lao động.Cần cải thiện chế đọ dinh dưỡng cho người lao đông. Sáu là, chăm lo đời sống vật chất cũng như tinh thần cho người lao động một cách đầy đủ. Để nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động thì doanh nghiệp nên phối hợp vói địa phương tổ chức các hoạt động xã hội cho người lao động để họ có thể hòa nhập với nhau hơn. Hàng năm doanh nghiệp có thể tổ chức cho người lao động đi du lịch. Cần tạo được sự gắn kết giữa người lao động và người sử dụng lao động. Theo ông Phạm Xuân Hồng một nguyên tắc cũ nhưng luôn có giá trị là phải xem người lao động là “động lực của doanh nghiệp”. Từ đó xây các chiến lược phát triển công ty trên nền tảng xây dựng khả năng lao động, đời sống vật chất của người lao động .Công ty đã làm tốt điều đó, mức thu nhập của công ty đạt 2,5 triệu đồng/tháng. Người lao động nơi đây sở hữu đến 85% cổ phần trong công ty. Nguyên tắc được công ty đua ra là trả lương tương xưng để họ có được đội ngũ quản lý và công nhân lành nghề. Khi một xí nghiệp gặp khó khăn về đơn hàng, thu nhập công nhân giảm công ty sẽ trích quỹ lương dự phòng để hỗ trợ cho tương đương với các doanh nghiệp khác. Ông Hồng tự hào: “tháng nào thấy lương công nhân tăng thì biết lợi nhuận của công ty tốt. Qua ví dụ cụ thể về công ty Sài Gòn cũng như các doanh nghiệp khác có thể thâý rằng việc người sử dụng lao động có ý thức nâng cao đời sống người lao đông sẽ mang lại lợi ích cho người sử dụng lao động cũng như người lao động. Bảy là, người sử dụng lao động cần có những biện pháp giải quyết hậu quả sau đình công một cách hợp lý. Một cuộc đình công dù diễn ra ngắn hay kéo dài đều để lại những hậu quả cho doanh nghiệp từ sản xuất bị đình trệ trong thời gian đình công cho đến những tác động tiêu cực đến tinh thần làm việc của người lao động. Do vậy, doanh nghiệp cần cân nhắc trong các hoạt động của mình và đưa ra những biện pháp một cách hợp lý nhằm ổn định lại sản xuất, khơi lại tinh thần làm việc, tạo sự yên tâm cho người lao động bằng các điều chỉnh hợp lý về chính sách sau khi đình công xảy ra. Đồng thời tránh có những hành động có thể làm cho đình công lại tiếp tục xảy ra. Tám là, cần phải xây dựng kênh đối thoại hoạt động có hiệu quả, tằng cường thông tin với người lao động một cách chủ động. Người sử dụng lao động cần phải hiểu rõ tâm tư nguyện vọng của người lao động, giải quyết thắc mắc mâu thuẫn để ngăn chặn các cuộc đình công có thể xảy ra. Khi nhận biết có nguy cơ đình công tại các thời điểm nhạy cảm như cuối năm hay xét tăng lương định kì hay các doanh nghiệp xung quanh đình công, doanh nghiệp nên tìm cách xử lí kịp thời Đồng thời người sử dụng lao động cần thường xuyên trao đổi thông tin với người lao động để người lao động hiểu rõ tình hình sản xuất của doanh nghiệp trong từng giai đoạn cụ thể Thiết lập những kênh thông tin phản ánh của người lao động như trực tiếp trao đổi thông tin hoặc gián tiếp qua hòm thư góp ý, hòm thư điện tử. Thông qua kênh đối thoại này người sử dụng lao động có thể tuyên truyền pháp luật lao động tới người lao động cũng như những quyền lợi và nghĩa vụ khi làm việc tại doanh nghiệp. Chín là, doanh nghiệp nên tạo điều kiện để tổ chức Công đoàn hoạt động có hiệu quả hơn. Các hoạt động có liên quan tới quyền lợi của người lao động, doanh nghiệp cần tham khảo ý kiến của tổ chức Công đoàn như việc điều chỉnh lương, tăng lương hàng năm, xem xét xử lý kỷ luật người lao động, ký kết hợp đồng lao động…Từ đó, người lao động của doanh nghiệp bên cạnh việc xản xuất lao động còn có điều kiện tham gia vào hoạt động phong trào, nâng cao nhận thức ở nhiều lĩnh vực. Tổ chức Công đoàn sẽ được phát huy vai trò là tổ chức trung gian đại diện cho quyền lợi cả hai phía là người dử dụng lao động và người lao động Mười là, trong quá trình giải quyết chanh chấp lao động các doanh nghiệp cần phải giải quyết dứt điểm, tránh dẫn đến đình công. Cần đưa ra những cách thức rõ ràng, không nên hứa với người lao động những gì mà doanh nghiệp không đáp ứng được. Mười một, cuối cùng người sử dụng cần chủ động đổi mới công nghệ, thúc đẩy sản xuất nhằm nâng cao lợi nhuận của công ty và nâng cao vị thế của công ty trên thương trường, do đó có thể vừa đem lại lợi nhuận cao cho người sử dụng lao động, vừa giúp doanh nghiệp có đủ chi phí để giải quyết tốt vấn đề liên quan tới người lao động. II. Giải pháp đối với người lao động: Một là, người lao động cần phải rèn luyện cho mình một tác phong công nghiệp để có thể thích nghi tốt với môi trường lao động. Hơn nữa người lao động cần phải rèn luyện nâng cao về trình độ tay nghề,nâng cao thể lực, để có thể làm việc tốt hơn và có cơ hội khẳng định vị trí của mình trong doanh nghiệp. Hai là, người lao động cần nâng cao hiểu biết của mình về pháp luật tránh tình trạng bị kích động lôi kéo tham gia đình công bất hợp pháp. Cần có sự nhận thức về hậu quả của các cuộc đình công trái pháp luật gây ra cho doanh nghiệp, cho toàn xã hội và ngay chính bản thân họ. Ba là, người lao động cần chủ động hơn trong việc đối thoại với người sử dụng lao động. Người lao động nên mạnh dạn hơn trong việc thương lượng về quyền lợi với người sử dụng lao động về các quyền và lợi ích của mình. Khi xảy ra mâu thuẫn xung đột thì người lao động cần phải phối hợp với Công đoàn, với người sử dụng lao động để giải quyết vấn đề, không nên tự ý đình công khi mà các biện pháp hòa giải chưa được thực hiện. Bốn là, cần phải chủ động, tham gia tích cực vào tổ chức Công đoàn, xây dựng Công đoàn vững mạnh, kịp thời trao đổi với công đoàn về những thắc mắc để cùng nghiên cứu giải quyết. Năm là, người lao động cũng nên thay đổi tư duy về đình công. Không nên cứ nhìn nhận vào kết quả của những cuộc đình công trước đó mà tự ý đình công. Người lao động cần biết rằng đình công là biện pháp cuối cùng chứ không phải là duy nhất để đòi quyền và lợi ích của mình từ phía người sử dụng lao động. KẾT LUẬN Hiện nay, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế nhanh trong khu vực và trên thế giới. Để có được kết quả đó là do sự phát triển mạnh mẽ của tổng thể nền kinh tế, đặc biệt là sự đóng góp của khu vực sản xuất. Với sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình sản xuất kinh doanh, kéo theo đó là sự ra đời hàng loạt các Khu công nghiệp, Khu chế xuất, nơi tập trung đông đảo lực lượng lao động tới làm việc, góp phần giải quyết vấn đề việc làm cho xã hội, nhưng nó lại đang đặt ra thách thức lớn cho sự phát triển của nền kinh tế. Đó là ở đây lại đang xảy ra một thực trạng rất đáng lo ngại, vấn đề đình công (bất hợp pháp). Đình công đang gây ra những tác hại cho nền kinh tế, tới sự hoạt động của sản xuất kinh doanh, nó kìm hãm sự phát triển của các doanh nghiệp. Việc đình công trái pháp luật làm cho tình hình an ninh xã hội trở lên phức tạp hơn, hơn thế nó còn làm ảnh hưởng xấu tới hình ảnh môi trường đầu tư ở Việt Nam tới bạn bè quốc tế. Đây là một vấn đề hết sức nghiêm trọng. Bởi đình công lan trên diện rộng có thể làm trì trệ sự phát triển kinh tế của Việt Nam, nhất là khi tình hình kinh tế thế giới đang có những sự bất ổn. Từ những thực trạng trên, các cơ quan nhà nước, Công đoàn, người sử dụng lao động, người lao động cần nhận thức rõ về vấn đề đình công ở Việt Nam hiện nay. Qua đó cần có sự phối hợp chặt chẽ với nhau để giải quyết các vấn đề phát sinh tránh dẫn tới đình công. Mỗi bên liên quan cần làm tốt nhiệm vụ chức trách của mình, cần đưa ra những giải pháp cụ thể để giảm thiểu tối đa số vụ đình công hiện nay cũng như trong tương lai. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Bộ luật lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Viêt Nam năm 1994 (đã sửa đổi bổ sung các năm 2002, 2006, 2007) và các tài liệu có liên quan. 2. Trường Đại học Lao động Xã hội, ThS.Khuất Thị Thu Hiền, Giáo trình luật lao động, NXB Lao động Xã hội, Hà Nội- 2009. 3. 4. 5. 6. 7. 8. Danh sách thành viên nhóm II: Nguyễn Tuấn Anh Hoàng Thị Quỳnh Chi Dương Thị Giang Nguyễn Thị Minh Nguyệt Nguyễn Viết Thanh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng đình công ở các doanh nghiệp và phương hướng giải quyết, phòng ngừa hiệu quả.doc
Luận văn liên quan