Bao cáo đề dẫn: Thực trạng, định hướng và giải pháp phát triển cây mía ở Việt Nam
Đây là báo cáo đề dẫn (phần viết vầ cây mía) đã trình bày tại Hội thảo phát triển cây mía và cây điều do Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức tại Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam vào ngày 15/02/2011 nhằm xác định các giải pháp cốt lỗi để phát triển ổn định nhành mía đường và ngành điều Việt Nam.
Tác giả: TS Cao Anh Đương Nhà xuất bản: Hội thảo phát triển cây mía và cây điều, Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam, ngày 15/02/2011 Loại: pdf (Tiếng Việt) Số trang: 24 Kích thước: 2.1 M
24 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3570 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng, định hướng và giải pháp phát triển cây mía ở Việt Nam những năm qua, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo phát triển cây Mía và cây Điều, Tp. Hồ Chí Minh, 15/02/2011
Workshop on developing of Sugarcane and Cashew crop, HCM City, 15/02/2011
Thực trạng, định hướng và giải pháp
phát triển cây mía ở Việt Nam
Báo cáo đề dẫn
Người trình bày: TS. Cao Anh Đương
Hội thảo phát triển cây Mía và cây Điều, Tp. Hồ Chí Minh, 15/02/2011
Workshop on developing of Sugarcane and Cashew crop, HCM City, 15/02/2011
Phần 1:
Thực trạng mía đường Việt Nam
Hội thảo phát triển cây Mía và cây Điều, Tp. Hồ Chí Minh, 15/02/2011
Workshop on developing of Sugarcane and Cashew crop, HCM City, 15/02/2011
-33,31.000.0001.500.000tấnSản lượng đường
0,7105.750105.000tấn mía/ngàyTổng công suất NM
-18,215,94719,5triệu tấnSản lượng mía
-9,11011CCSChữ đường bình quân
-7,859,965tấn/haNăng suất mía bình quân
-11,2266.300300.000haDiện tích mía
So sánh
(%)
Đạt được
năm 2010
Theo Quyết định
26/2007/QĐ-TTg
Đơn vị tínhChỉ tiêu
Tổng hợp so sánh một số chỉ tiêu sản xuất mía đường chủ yếu đến 2010
Hội thảo phát triển cây Mía và cây Điều, Tp. Hồ Chí Minh, 15/02/2011
Workshop on developing of Sugarcane and Cashew crop, HCM City, 15/02/2011
Diễn biến năng suất mía của Việt Nam và thế giới từ 1990 - 2009
0,0
10,0
20,0
30,0
40,0
50,0
60,0
70,0
80,0
19
90
19
91
19
92
19
93
19
94
19
95
19
96
19
97
19
98
19
99
20
00
20
01
20
02
20
03
20
04
20
05
20
06
20
07
20
08
20
09
N
ă
n
g
s
u
ấ
t
m
ía
(
tấ
n
/h
a
)
Năng suất mía Thế giới (tấn/ha) Năng suất mía Việt Nam (tấn/ha)
Hội thảo phát triển cây Mía và cây Điều, Tp. Hồ Chí Minh, 15/02/2011
Workshop on developing of Sugarcane and Cashew crop, HCM City, 15/02/2011
Diễn biến diện tích trồng mía của Việt Nam và thế giới từ 1990-2009
0,000
5,000
10,000
15,000
20,000
25,000
30,000
35,000
40,000
19
90
19
91
19
92
19
93
19
94
19
95
19
96
19
97
19
98
19
99
20
00
20
01
20
02
20
03
20
04
20
05
20
06
20
07
20
08
20
09
D
iệ
n
t
íc
h
m
ía
t
h
ế
g
iớ
i
(t
ri
ệ
u
h
a
)
h
o
ặ
c
V
iệ
t
N
a
m
(
1
0
.0
0
0
h
a
)
Diện tích mía Thế giới (triệu ha) Diện tích mía Việt Nam (10.000 ha)
,
Tại sao DT mía ở VN
lại có xu hướng giảm
trong khi thế giới có
xu hướng tăng?
Hội thảo phát triển cây Mía và cây Điều, Tp. Hồ Chí Minh, 15/02/2011
Workshop on developing of Sugarcane and Cashew crop, HCM City, 15/02/2011
Diễn biến diện tích của các vùng trồng mía từ 1995 - 2009
0,0
20,0
40,0
60,0
80,0
100,0
120,0
140,0
1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
D
iệ
n
t
íc
h
t
rồ
n
g
m
ía
(
n
g
à
n
h
a
)
ĐB sông Hồng
Trung du & MN
phía Bắc
Bắc Trung Bộ &
DH miền Trung
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
ĐB sông Cửu
Long
Hội thảo phát triển cây Mía và cây Điều, Tp. Hồ Chí Minh, 15/02/2011
Workshop on developing of Sugarcane and Cashew crop, HCM City, 15/02/2011
Những đóng góp chủ yếu của Chương trình mía đường
Hình thành nên 1 ngành sản xuất công nghiệp khá lớn với 40 nhà máy,
trải rộng trên toàn đất nước, hàng năm tạo ra giá trị sản xuất trên 18.000
tỷ đồng.
Góp phần phát triển kinh tế - xã hội nhiều địa phương, vùng miền, đặc
biệt là các vùng nông thôn, vùng trung du, miền núi, vùng dân tộc ít
người, vùng đất nghèo, khó khăn, vùng sâu, vùng xa,… trải đều ở cả 3
miền Bắc – Trung – Nam.
Giúp nông dân khai hoang phục hóa, chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên
200.000 ha, giải quyết việc làm cho hơn 1 triệu lao động nông thôn với
trên 250.000 hộ.
Đáp ứng cơ bản đủ nhu cầu tiêu thụ đường trong nước, hàng năm Nhà
nước tiết kiệm được hàng trăm triệu USD để nhập khẩu đường.
Tạo ra nhiều sản phẩm phụ (ngoài và bên cạnh đường), là đầu vào và tiền
đề phát triển của nhiều ngành công nghiệp khác như cồn, bia, rượu,
nước giải khát, bánh kẹo, chế biến thực phẩm, ván ép, phân bón, chất
đốt, phát điện,…
Hội thảo phát triển cây Mía và cây Điều, Tp. Hồ Chí Minh, 15/02/2011
Workshop on developing of Sugarcane and Cashew crop, HCM City, 15/02/2011
Những tồn tại chính hiện nay
Năng suất mía thấp: Bình quân đạt gần 60 tấn/ha, ngoài Đồng bằng Sông Cửu
Long đạt TB 70-80 tấn/ha, còn lại hầu hết các vùng khác chỉ đạt 45-50 tấn/ha (so
với năng suất mía bình quân trên thế giới hiện nay là 70 tấn/ha).
Hiệu suất thu hồi đường của các nhà máy thấp: Hiện chỉ ở mức 80-82%. Đây
là mức xấp xỉ bình quân của thế giới tuy nhiên vẫn còn thấp hơn nhiều so với
tuỷ lệ thu hồi của nước cao nhất là Australia – 92%. Do hiệu suất thu hồi đường
thấp, chất lượng mía hạn chế nên tỷ lệ mía/đường của Việt Nam là tương đối
cao. Nếu so với Australia thì Việt Nam cần một lượng mía gấp đôi để sản xuất 1
tấn đường. Đồng thời, tỷ lệ mía/đường ở Việt Nam cho thấy phụ thuộc cả vào
quy mô của nhà máy. Điều đó có nghĩa là đối với các nhà máy có qui mô càng
lớn thì hoạt động có hiệu quả hơn với tỷ lệ mía/đường thấp hơn.
Diện tích trồng mía nhỏ lẻ, phân tán và chưa được đầu tư tương xứng yêu
cầu sản xuất công nghiệp: Diện tích trồng, sản lượng mía bình quân/niên
vụ/hộ quá thấp (30 - 40 tấn mía), thời gian sinh trưởng dài, lại bị cạnh tranh
quyết liệt bởi các cây trồng khác (cao su, sắn,…), còn nông dân thì không mặn
mà với cây mía. Dẫn đến việc diện tích mía tăng chậm, thậm chí 3 niên vụ gần
đây có xu hướng giảm sút nghiêm trọng.
Hội thảo phát triển cây Mía và cây Điều, Tp. Hồ Chí Minh, 15/02/2011
Workshop on developing of Sugarcane and Cashew crop, HCM City, 15/02/2011
Những tồn tại chính hiện nay (tt)
Giá thành đường cao: Là ngành có tuổi đời non trẻ so với khu vực và thế
giới, trình độ sản xuất thấp kém nên giá thành trung bình đường Việt Nam luôn
cao hơn từ vài chục đến cả 100 USD/tấn so với Ấn Độ, Thái lan, Trung Quốc,
Braxin,... dẫn đến khó khăn khi cạnh tranh với đường nhập khẩu.
Các nhà máy đường có quy mô nhỏ, công suất thấp: Bình quân chỉ đạt
khoảng 2.500 TMN/nhà máy, chỉ phù hợp cho giai đoạn đầu phát triển khi giá
nhân công rẻ, sẽ không phù hợp cho giai đoạn sau khi giá nhân công tăng
cao. Theo các chuyên gia của CIE, thì với qui mô như vậy chi phí sản xuất
đường của Việt Nam sẽ luôn cao hơn nhiều so với chi phí sản xuất đường của
các nước trong khu vực khoảng 40-50%.
Cơ cấu phân chia tỷ lệ lợi nhuận chưa hợp lý, trong đó nông dân bị thiệt
nhiều nhất: Nhà nước chỉ khuyến cáo mua 1 tấn mía với giá bằng 60 kg
đường, không áp đặt và không kiểm soát được, giá đường lại luôn lên xuống
thất thường, do đó nông dân chưa yên tâm sản xuất vì lợi ích không rõ ràng và
không được đảm bảo.
Hệ thống tổ chức ngành đường chưa hợp lý: Hiện nay ai, cơ quan nào nắm
quyền điều hành chi phối đối với toàn ngành mía đường? (Chính phủ, Bộ, Cục
Chế biến, Cục Trồng trọt hay Hiệp hội).
Hội thảo phát triển cây Mía và cây Điều, Tp. Hồ Chí Minh, 15/02/2011
Workshop on developing of Sugarcane and Cashew crop, HCM City, 15/02/2011
Những tồn tại chính hiện nay (tt)
Nhà nước chưa có cơ chế hỗ trợ cho nông dân ổn định sản xuất mía: Tuy là
các nhà máy có ký kết hợp đồng hẳn hoi song thường chỉ là hợp đồng 1 năm
(trong khi 1 chu kỳ trồng mía thông thường là 3 năm), trong đó giá mía không
được đảm bảo và xác định là bao nhiêu nên nông dân không mạnh dạn đầu tư
vì không dán chắc sẽ thu hồi đủ vốn và có lãi.
Chính sách pháp luật riêng cho ngành mía đường chưa hoàn thiện: Chưa có
“Luật Mía Đường” hay văn bản dưới luật áp dụng riêng cho ngành đường như
nhiều nước khác, vì “ngành mía đường là ngành sản xuất đặc thù, không phải là
ngành kinh tế vì lợi nhuận tối đa mà là ngành kinh tế - xã hội quan trọng”.
Việc quy hoạch, phân chia vùng nguyên liệu hiện nay là chưa hợp lý: Nhiều
nhà máy chế biến nằm ở khá xa vùng nguyên liệu có nơi tới trên 100km, điều đó
dẫn tới chi phí marketing và vận chuyển từ nơi trồng mía đến nhà máy là tương
đối cao, chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng giá thành sản xuất đường. Xuất hiện
hiện tượng độc quyền, ép giá trong việc thu mua mía nguyên liệu trong vùng
quy hoạch hoặc được phân chia, cản trở việc cạnh tranh lành mạnh giữa các
nhà máy, dẫn tới cản trở sự phát triển sản xuất mía, bởi người dân sẽ không
được hưởng lợi gì từ giá mía cao.
Hội thảo phát triển cây Mía và cây Điều, Tp. Hồ Chí Minh, 15/02/2011
Workshop on developing of Sugarcane and Cashew crop, HCM City, 15/02/2011
Những tồn tại chính hiện nay (tt)
Hệ thống tổ chức, cơ chế đầu tư cho công tác nghiên cứu chưa hợp lý,
chưa tương xứng với yêu cầu và đóng góp của ngành mía đường:
- Hiện cả nước chỉ có duy nhất 1 cơ quan nghiên cứu khoa học chuyên ngành
là Trung tâm NC & PT Mía Đường (Viện NC Mía Đường cũ).
- Về hệ thống tổ chức thì khi trực thuộc đơn vị này, khi trực thuộc đơn vị khác,
từng bị đề xuất sáp nhập làm trại giống của 1 Công ty Đường, còn nay thì
đang trực thuộc Viện KHKT NN miền Nam (bị giới hạn về phạm vi hoạt động).
- Từng bị cắt hết nguồn kinh phí lương và quản lý bộ máy (2001-2005), từng có
năm có tới 42 cán bộ nghiên cứu thế hệ thứ hai (được Cuba giúp đào tạo bài
bản nhất) cùng chuyển công tác sang cơ quan khác, từng có lúc chỉ còn chưa
tới 10 cán bộ NC với trưởng bộ môn là … trung cấp.
- Chỉ có duy nhất 1 cơ sở nghiên cứu tại huyện Bến Cát (khó khăn về nước
tưới, đất nghèo kiệt), không có hệ thống Trạm, Trại nghiên cứu vệ tinh ở các
vùng sinh thái, kể cả Trạm lai tạo ở vùng núi cao (đang phải thuê) như nhiều
nước khác.
- Kinh phí hoạt động chủ yếu bằng nguồn ngân sách Nhà nước luôn hạn hẹp, lại
không liên tục, vốn đầu tư cho nghiên cứu chỉ bằng 0,03% giá trị mía sản xuất,
thấp hơn 20-30 lần mức đầu tư của khu vực và thế giới (các nước đầu tư cho
nghiên cứu 0,5-1% giá trị mía sản xuất được). Chưa nhận được kinh phí đầu
tư trở lại trực tiếp từ ngành mía đường.
Hội thảo phát triển cây Mía và cây Điều, Tp. Hồ Chí Minh, 15/02/2011
Workshop on developing of Sugarcane and Cashew crop, HCM City, 15/02/2011
Nguyên nhân của những tồn tại
Năng suất mía thấp: Mặc dù tốc độ tăng năng suất mía trong gần 20 qua của
Việt Nam đạt mức gần 2,1%/năm (so với mức bình quân của thế giới là
0,78%/năm) nhưng vì xuất phát điểm của chúng ta quá thấp do vậy năng suất
mía bình quân của Việt Nam còn kém xa so với các nước trong khu vực cũng
như trên toàn thế giới. Nguyên nhân chính là do giống cũ chiếm tỷ lệ cao (trên
60%) và chủ yếu là giống nhập nội (khả năng thích nghi kém, không ổn định, sâu
bệnh nhiều), nông dân còn hạn chế về trình độ canh tác, mức độ quan tâm đầu
tư của Nhà nước về giao thông, thủy lợi, cơ giới hóa, khuyến nông,… còn thấp
và sự hỗ trợ của doanh nghiệp mía đường thì còn rất ít và lẻ tẻ.
Hiệu suất thu hồi đường của các nhà máy thấp: Do dây chuyền thiết bị, công
nghệ chế biến lạc hậu, quy mô nhỏ, chất lượng mía nguyên liệu thấp, thu mía
non, mía dơ.
Diện tích trồng mía nhỏ lẻ, phân tán và chưa được đầu tư tương xứng yêu
cầu sản xuất công nghiệp: Do điều kiện tự nhiên, lịch sử để lại.
Giá thành đường cao: Điều này là tất yếu vì công suất NM của VN thấp, trình
độ sản xuất chưa cao, chi phí sản xuất cao, mới khấu hao.
Hội thảo phát triển cây Mía và cây Điều, Tp. Hồ Chí Minh, 15/02/2011
Workshop on developing of Sugarcane and Cashew crop, HCM City, 15/02/2011
Nguyên nhân của những tồn tại (tt)
Các nhà máy đường có quy mô nhỏ, công suất thấp: Do hệ quả của sự phát
triển ồ ạt các nhà máy đường trong giai đoạn đầu sau khi có Chương trình 1
triệu tấn đường. Do toàn bộ nguồn vốn đầu tư cho các nhà máy là vốn vay trong
nước và vốn nước ngoài (67%). Trong đó, riêng vốn vay mua công nghệ và thiết
bị giản đơn, công suất nhỏ của Trung Quốc đã chiếm 11%.
Cơ cấu phân chia tỷ lệ lợi nhuận chưa hợp lý, trong đó nông dân bị thiệt
nhiều nhất: Ở VN nông dân được nhận bằng 60 kg đường/tấn mía (nhưng ai giám
sát?). Trong khi đó ở Úc là 66,6%, Barbados 77,5%, Mauritus 74% từ đường và rỉ mật;
ở Thái Lan là 70%, Dominic là 65 kg đường/tấn mía và 50% phụ phẩm, Indonesia
là 62% đường và 42% rỉ mật.
Hệ thống tổ chức ngành đường chưa hợp lý: Mới chỉ có Hiệp hội của một số
Nhá máy đường (chưa phải Hiệp hội Đường đúng nghĩa), chưa có Hiệp hội
người trồng mía để làm đối trọng và chưa có cơ quan điều hành chuyên trách.
Chính sách pháp luật riêng cho ngành mía đường chưa hoàn thiện: Chưa
ban hành đồng bộ và kịp thời (đang giao cho Cục chế biến biên soạn?).
Hội thảo phát triển cây Mía và cây Điều, Tp. Hồ Chí Minh, 15/02/2011
Workshop on developing of Sugarcane and Cashew crop, HCM City, 15/02/2011
Nguyên nhân của những tồn tại (tt)
Nhà nước chưa có cơ chế hỗ trợ cho nông dân ổn định sản xuất mía: Do
Nhà nước và doanh nghiệp chưa nhận thức hết vai trò quan trọng của nông
dân. Nông dân trồng mía Việt Nam luôn là người chịu thiệt nhiều nhất, họ phải
tự chủ mọi vấn đề (từ trồng đến thu hoạch, bán mía), trong khi nông dân các
nước khác luôn luôn yên tâm sản xuất vì giá mía được Nhà nước đảm bảo ổn
định trong 1 giai đoạn nhất định, kể cả khi giá đường lên xuống thất thường.
Việc quy hoạch, phân chia vùng nguyên liệu hiện nay là chưa hợp lý: Do
công tác quy hoạch ngay từ đầu làm chưa tốt, do tốc độ độ thị hóa, công nghiệp
hóa diễn ra nhanh chóng, nhiều vùng nguyên liệu bị đẩy ra xa nhà máy. Phân
chia vùng nguyên liệu chưa đi theo điều kiện đầu tư và gắn kết chặt chẽ lợi ích
nhà máy và nông dân.
Hệ thống tổ chức, cơ chế đầu tư cho công tác nghiên cứu chưa hợp lý,
chưa tương xứng với yêu cầu và đóng góp của ngành mía đường: Do tiến
trình sắp xếp lại tổ chức các cơ quan nghiên cứu khoa học nông nghiệp, do lịch
sử để lại, do đóng góp của TT NC & PT Mía Đường thời gian qua chưa cao, chưa
rõ nên Nhà nước chưa thấy được vai trò quan trọng của công tác NCKH, do đó
chưa đề ra cơ chế đầu tư hợp lý và xứng tầm nên chưa có sản phẩm có tính
cạnh tranh cao phục vụ hữu hiệu cho ngành.
Hội thảo phát triển cây Mía và cây Điều, Tp. Hồ Chí Minh, 15/02/2011
Workshop on developing of Sugarcane and Cashew crop, HCM City, 15/02/2011
Phần 2:
Định hướng và giải pháp phát triển
mía đường Việt Nam
Hội thảo phát triển cây Mía và cây Điều, Tp. Hồ Chí Minh, 15/02/2011
Workshop on developing of Sugarcane and Cashew crop, HCM City, 15/02/2011
Thuận lợi hay triển vọng phát triển
Ngành mía đường thế giới đang trên đà hồi phục, giá mía, giá đường đang ở
mức cao và ổn định (theo dự báo là trong từ 2-3 năm tới): Do tác động của dân--
số thế giới tăng (trên 7 tỷ người), giá dầu thô tăng (gần 100 USD/thùng), chương
trình phát triển Ethanol nhiên liệu (đặc biệt là của Braxin chiếm 60%), đồng tiền
REAL của Braxin tăng giá sau nhiều năm liên tục bị mất giá (từ 1999).
Việt Nam hội đủ các điều kiện thuận lợi để phát triển cây mía: Về mặt tài nguyên
tự nhiên, như khí hậu, đất đai, Việt Nam được đánh giá là nước có tiềm năng
trung bình khá để phát triển mía cây. Việt nam có đủ đất đồng bằng, lượng mưa
nói chung là tốt (1400 mm đến 2000 mm/ năm), nhiệt độ phù hợp, độ nắng thích
hợp. Trên phạm vi cả nước, các vùng Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ, đặc
biệt là Duyên hải Nam Trung Bộ có khả năng mía đường tốt và rất tốt.
Nhu cầu tiêu dùng nội địa của Việt Nam ngày càng tăng cao (năm 2011 khoảng
1,4 triệu tấn): Do dân số tăng (89 triệu người), GDP bình quân đầu người tăng
(năm 2010 là 1.200 USD), các ngành công nghiệp chế biến sau đường và bên
cạnh đường phát triển.
Nghị quyết 26 về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã được Ban Chấp
hành T.Ư Đảng khóa X thông qua tại Hội nghị T.Ư 7, năm 2008: Đây là nghị quyết
rất quan trọng đối với một đất nước vẫn còn 70% dân số sống ở nông thôn, 56%
lao động làm trong nông nghiệp, sẽ có tác động lớn tới ngành mía đường.
Hội thảo phát triển cây Mía và cây Điều, Tp. Hồ Chí Minh, 15/02/2011
Workshop on developing of Sugarcane and Cashew crop, HCM City, 15/02/2011
Những thách thức chính
Các nhà máy đường Việt Nam phần lớn vừa mới được xây dựng với quy mô
vừa và nhỏ, thời gian khấu hao chưa lâu: Hiện tại còn 40 nhà máy đường
đang hoạt động, với tổng công suất 105.750 tấn mía/ngày, bình quân một nhà
máy 2.500 tấn mía/ngày; phần lớn các nhà máy có quy mô nhỏ, thiết bị và công
nghệ lạc hậu, năng suất thiết bị và lao động, hiệu quả và chất lượng sản phẩm
thấp, giá thành cao.
Vùng nguyên liệu quy mô nhỏ bé, phân tán, hiệu quả sản xuất thấp: Xét cả
về năng suất nông nghiệp và năng suất công nghiệp chế biến, ngành mía đường
Việt Nam còn thấp, thua quá nhiều so với các ngành mía đường lớn của khu vực
và thế giới. Bình quân ở Việt Nam chỉ mới đạt 4-5 tấn đường/ha, trong khi đó ở
Thái Lan là 7-8 tấn/ha, ở Australia và Brazil là 9-12 tấn/ha.
Ngành mía đường Việt Nam sẽ chịu tác động rủi ro rất lớn bởi các điều kiện
biến đổi khi hậu như: Thời tiết hạn hán, bão, lũ, lụt, úng, phèn, mặn,… vì hầu
hết các vùng nguyên liệu chính nằm ở các vùng trung du, miền núi, vùng ngập
úng, nhiễm mặn, phèn,… - vốn là những vùng khó khăn, chưa được đầu tư các
công trình thuỷ lợi giao thông, đê bao, cống ngặn mặn,…
Hội thảo phát triển cây Mía và cây Điều, Tp. Hồ Chí Minh, 15/02/2011
Workshop on developing of Sugarcane and Cashew crop, HCM City, 15/02/2011
Những thách thức chính (tt)
Ngành mía đường Việt Nam cũng đang chịu tác động lớn bởi quan hệ cung
cầu và giá đường của thị trường thế giới: Phần lớn trong số 60 quốc gia sản
xuất đường lớn trên thế giới đều có chính sách hạn ngạch thuế quan. Với Việt
Nam, những bảo hộ này không có nhiều. Chỉ riêng hạn ngạch và thuế nhập
khẩu, theo lộ trình hội nhập AFTA, thuế suất đường sẽ giảm dần từ 30% năm
2007 xuống còn 5% năm 2010. Với việc gia nhập WTO, Việt Nam sẽ phải mở cửa
nhập khẩu trong hạn ngạch là 25% với đường thô, ngoài hạn ngạch là 65%, khối
lượng nhập khẩu trong hạn ngạch còn tăng 5% mỗi năm.
Giá đường thế giới, cho đến nay, không thực sự phản ánh quan hệ cân
bằng cung cầu, mà chịu tác động bởi chính sách trợ cấp sản xuất trực tiếp hay
gián tiếp của nhiều nước, nhất là các nước EU, Mỹ trong 40 năm qua luôn duy trì
giá đường cao gấp 4 lần so với giá đường trung bình trên thế giới đã bóp méo
thị trường đường của các nước đang phát triển. Ngành đường Việt Nam cũng
không nằm ngoài sự tác động này.
Sự cạnh tranh của các cây trồng (sắn, cao su,…) và ngành sản xuất khác trong
vùng sản xuất mía ngày càng gia tăng.
Hội thảo phát triển cây Mía và cây Điều, Tp. Hồ Chí Minh, 15/02/2011
Workshop on developing of Sugarcane and Cashew crop, HCM City, 15/02/2011
Định hướng phát triển (theo Quyết định 26/2007/QĐ-TTg)
Phát triển sản xuất mía đường trong thời gian tới phải đảm bảo hiệu quả
kinh tế - xã hội và bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, phù hợp với quy
hoạch chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Phát triển sản xuất mía đường trên cơ sở phát triển đồng bộ từ sản xuất
mía nguyên liệu, nhà máy chế biến, sản xuất các sản phẩm sau đường đến lưu
thông và tiêu thụ sản phẩm; từng bước mở rộng công suất các nhà máy đường
hiện có theo hướng công nghệ hiện đại, thiết bị tiên tiến.
Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển mía đường, gắn lợi
ích giữa nhà chế biến và người sản xuất nguyên liệu, thúc đẩy xây dựng nông
thôn mới.
Nhà nước hỗ trợ một phần đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi
vùng mía tập trung; nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ,
nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất mía đường.
Hội thảo phát triển cây Mía và cây Điều, Tp. Hồ Chí Minh, 15/02/2011
Workshop on developing of Sugarcane and Cashew crop, HCM City, 15/02/2011
Mục tiêu phát triển cụ thể
Sản xuất trước tiên nhằm đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước đang
ngày càng tăng cao và 1 phần xuất khẩu (nếu có): Nhu cầu tiêu thụ trong
nước năm 2011 dự báo ở vào khoảng 1,4 triệu tấn, năm 2015 khoảng 1,6 -1,7
triệu tấn và năm 2020 khoảng 2,1 triệu tấn.
Mục tiêu cần đạt đến năm 2020: Tổng diện tích trồng mía duy trì khoảng
300.000 ha, năng suất mía bình quân đạt 80 tấn/ha, chữ đường bình quân 12
CCS, sản lượng mía đạt 24 triệu tấn; tổng công suất thiết kế của các nhà máy
khoảng 120.000 tấn mía ngày.
Hội thảo phát triển cây Mía và cây Điều, Tp. Hồ Chí Minh, 15/02/2011
Workshop on developing of Sugarcane and Cashew crop, HCM City, 15/02/2011
Giải pháp phát triển (tt)
Giải pháp về tổ chức và chính sách:
1/ Người trồng mía thành lập Hiệp hội người trồng mía; các nhà máy đường thành
lập Hiệp hội các nhà máy đường; Chính phủ hoặc Bộ thành lập “Cơ quan điều
hành ngành Mía Đường” có sự tham gia của đại diện các Bộ, Ngành liên quan, đại
diện Hiệp hội người trồng mía, đại diện Hiệp hội các nhà máy đường và một số
chuyên gia các ngành liên quan, kinh phí hoạt động lấy từ chính sự đóng góp của
ngành mía đường. Đây là công cụ để Chính phủ thực hiện việc hướng dẫn, chỉ
đạo, điều hành, kiểm soát ngành mía đường.
2/ Song song đó, Nhà nước cần ban hành “Luật Mía Đường” hay 1 văn bản pháp
luật tương tự (dưới Luật) cho riêng ngành mía đường.
3/ Tách Trung tâm NC & PT mía Đường từ Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam và
chuyển đổi tên gọi thành Viện Nghiên cứu Mía Đường, trực thuộc VAAS hoặc “Cơ
quan điều hành ngành mía đường” tương lai, thành lập thêm tối thiểu 3 Trại
Nghiên cứu cây mía vệ tinh của Viện ở Bắc Trung bộ, Nam Trung bộ và Tây Nam
bộ và 01 Trạm Lai tạo mía ở độ cao trên 800 m so với mức nước biển ở vùng Tây
Nguyên. Đồng thời tạo cơ chế đầu tư trở lại cho công tác nghiên khoa học mía
đường trên cơ sở trích 1 phần chi phí mua 1 tấn mía nguyên liệu, dần dần tăng
mức đầu tư lên đạt khoảng 0,5% tổng giá trị sản xuất của toàn ngành. Chỉ có cơ
chế này mới có thể gắn kết chặt chẽ, ổn địng lâu dài về quyền lợi và trách nhiệm
giữa công tác sản xuất và nghiên cứu khoa học.
Hội thảo phát triển cây Mía và cây Điều, Tp. Hồ Chí Minh, 15/02/2011
Workshop on developing of Sugarcane and Cashew crop, HCM City, 15/02/2011
Giải pháp phát triển
Giải pháp cụ thể:
1/ Khắc phục các hạn chế về quy hoạch, đảm bảo có được 300.000 ha mía ổn
định: Chính quyền các địa phương kết hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn rà soát, khắc phục các hạn chế về quy hoạch, phê duyệt, điều chỉnh, bổ sung
quy hoạch phát triển nguyên liệu của tỉnh và vùng nguyên liệu của từng nhà máy
phù hợp với quy hoạch phát triển cơ sở chế biến.
2/ Xây dựng vùng nguyên liệu: Thực hiện các giải pháp đồng bộ về giống, kỹ
thuật thâm canh, đầu tư cơ sở hạ tầng, áp dụng cơ giới hóa… để tăng nhanh năng
suất, chất lượng mía. Thực hiện đúng theo phương châm: “Giống là tiền đề, nước,
phân là cơ sở, chăm sóc là quyết định”
3/ Về khoa học và công nghệ:
- Sắp xếp, tổ chức lại hệ thống các cơ quan nghiên cứu khoa học chuyên ngành
mía đường cho phù hợp, nhằm phát huy hiệu quả tối đa các nguồn lực hiện có.
- Nhà nước tăng cường công tác khuyến nông, hỗ trợ trực tiếp cho nông dân (hợp
lệ theo quy định của WTO).
- Nâng cao hơn nữa vai trò đầu tàu của các nhà máy đường (công nghiệp nâng
nông nghiệp đi lên) trong lĩnh vực KH và CN thông qua việc nhà máy bỏ vốn đầu tư
hình thành và đảm nhận các dịch vụ cung ứng vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực
vật, giống, cơ giới hóa canh tác hoàn toàn,… cho người nông dân, bởi chỉ có các
nhà máy đường mới có điều kiện để đảm nhận nhữn dịch vụ này, còn người nông
dân thì đa số là không thể.
Hội thảo phát triển cây Mía và cây Điều, Tp. Hồ Chí Minh, 15/02/2011
Workshop on developing of Sugarcane and Cashew crop, HCM City, 15/02/2011
Giải pháp phát triển
Giải pháp cụ thể:
4/ Về đầu tư:
- Ngân sách Nhà nước hỗ trợ toàn bộ kinh phí lai tạo, tuyển chọn giống mía mới
(từ nguồn lai tạo trong nước và nhập nội) và công nhận giống mới, hỗ trợ 1 phần
kinh phí nhập nội giống và nhân giống mới cung cấp cho các Trung tâm, Trại
giống của các đại phương hoặc các nhà máy đường.
- Các nhà máy tiếp tục đầu tư nâng cao, mở rộng công suất các nhà máy hoạt
động có hiệu quả, sáp nhập hoặc giải thể các nàh máy có công suất thấp, hoạt
động kém hiệu quả.
5/ Về tiêu thụ và xúc tiến thương mại: Hoàn toàn do “Cơ quan điều hành ngành
mía đường” tương lai thực hiện. Tuy nhiên Nhà nước khuyến khích và tạo điều
kiện các nhà máy, công ty mía đường xây dựng thương hiệu, nhãn mác hàng hóa
và tăng cường xúc tiến thương mại mía đường.
6/ Về tổ chức và điều hành sản xuất: Hoàn toàn do “Cơ quan điều hành ngành
mía đường” tương lai thực hiện trên cơ sở “Luật Mía Đường” hoặc 1 văn bản
pháp luật có tính chất và hiệu lực gần tương tự.
Hội thảo phát triển cây Mía và cây Điều, Tp. Hồ Chí Minh, 15/02/2011
Workshop on developing of Sugarcane and Cashew crop, HCM City, 15/02/2011
XIN CẢM ƠN
MONG NHẬN ĐƯỢC CÁC Ý KIẾN ĐÓNG GÓP CỦA CÁC QUÝ ĐẠI BIỂU
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bao cáo đề dẫn- Thực trạng, định hướng và giải pháp phát triển cây mía ở Việt Nam những năm qua.pdf