Thực trạng độc quyền tại Việt Nam hiện nay

Cạnh tranh là một quy luật, là một phần của nền kinh tế thị trường.Canh tranh cũng có mặt trái của nó, cạnh tranh thường dẫn đến độc quyền, và nó được đánh dấu bằng sự phá sản của một bên tham gia cạnh tranh, gây ra thất nghiệp, tạo gánh nặng cho xã hội.Tuy nhiên xétt trong một quá trình lâu dài và dựa vào toàn bộ lợi ích của xã hội thì cạnh tranh là động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội. Những mặt trái do cạnh tranh đem lại là điều không đáng ngại nếu như chúng ta có một chính sách cạnh tranh và chống độc quyền hợp lý.

docx29 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 17338 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng độc quyền tại Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN KHOA TCNH & QTKD -----˜˜˜----- LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH CÔNG CHỦ ĐỀ: THỰC TRẠNG ĐỘC QUYỀN TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY Nhóm thực hiện :NHỮNG NGƯỜI BẠN( nhóm 1) Giảng viên : PHAN THỊ QUỐC HƯƠNG Thành viên nhóm: VÕ VĂN ANH NGYỄN HỮU BINH LÊ QUANG CẢNH VÕ THẾ CƯỜNG PHAN DIỆP DANH NGUYỄN THANH DIỆU HÀ NHƯ HẢI LÊ SƠN HẢI NGUYỄN QUỐC CẢNH Y DANH Ayũn Quy Nhôn 12 -2012 LỜI MỞ ĐẦU Thị trường là nơi mọi người gặp gỡ, với một bên là những người bán, cung cấp, điều hòa các hàng hóa dịch vụ và bên kia là những người mua, đảm bảo nhu cầu tiêu thụ ổn định, nhờ đó đã duy trì được cho nhà sản xuất và thị trường hoạt động. Cạnh tranh là một quy luật, là kết quả của nền kinh tế thị trường tự do gồm có nhiều doanh nghiệp của nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại để tranh dành cùng một lợi ích, mong mở rộng thị phần của mình trên một thị trường liên quan. Cạnh tranh là động lực của cải tiến và phát triển. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà có sự tồn tại sự độc quyền, cũng như một số công ty độc quyền trong nền kinh tế thị trường, đó có thể là do, doanh nghiệp được nhà nước bảo hộ độc quyền về bí quyết kinh doanh, bằng sáng chế, hay là do doanh nghiệp kiểm soát được toàn bộ nguồn cung cấp các nguyên liệu để chế tạo ra một sản phẩm nào đó, hay cũng có thể là doanh nghiệp độc quyền là nhờ vào các quy định của pháp luật-doanh nghiệp được Chính phủ bảo hộ độc quyền. Thực trạng độc quyền ở nước ta hiện nay như thế nào? Và nước ta cần làm gì để kiểm soát độc quyền? Chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể ở dưới đây. Tại việt nam độc quyền tồn tại trong những ngành kinh tế quan trọng, ảnh hưởng mạnh mẽ đến chiến lược phát triển kinh tế của đất nước như: Điện, nước, dầu khí, đặc biệt chỉ có một hoặc một vài doanh nghiệp Nhà nước được phép hoạt động. Các doanh nghiệp này kinh doanh theo mô hình khép kín vừa thực hiện các khâu đầu vừa thực hiện các khâu cuối. Do hình thức hoạt động như vậy nên hạn chế cạnh tranh hay dường như không có đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Do vậy các tổng công ty có thể đưa ra những mức giá chung cao hơn so với mức giá thực tế của sản phẩm để thu được lợi nhuận siêu ngạch cao. Điều này làm cho người tiêu dùng mất nhiều chi phí hơn để sử dụng các hàng hoá dịch vụ trong khi chất lượng không tương xứng. CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TÌNH HÌNH ĐỘC QUYỀN NƯỚC TA HIỆN NAY 1.1. Một số khái niệm cơ bản Độc quyền là một tình huống trong đó một công ty hoặc một tập đoàn, một nhóm các công ty chiếm lĩnh gần như toàn bộ thị trường đối với một loại hàng hoá hoặc dịch vụ nào đó. Khái niệm độc quyền được hiểu theo nghĩa hẹp là việc chiếm lĩnh thị trường của một công ty. Thị trường độc quyền là thị trường không có sự cạnh tranh do đó dẫn đến một hệ quả tất yếu là mức giá cao hơn và sản phẩm chất lượng thấp hơn. Độc quyền có hai loại là độc quyền thường và độc quyền tự nhiên. Độc quyền thường là trạng thái thị trường chỉ có duy nhất một người bán và sản xuất ra sản phẩm, không có loại hàng hóa nào thay thế gần gũi. Tuy nhiên, trên thực tế không có loại độc quyền thường. Độc quyền tự nhiên là tình trạng trong đó các yếu tố hàm chứa trong quá trình sản xuất đã cho phép hãng có thể liên tục giảm chi phí sản xuất khi quy mô sản xuất mở rộng, do đó đã dẫn đến cách tổ chức sản xuất hiệu quả nhất là chỉ thông qua một hãng duy nhất. Chẳng hạn, độc quyền trong ngành điện là một ví dụ cho hình thức độc quyền tự nhiên. Độc quyền là một ví dụ điển hình khi nhắc tới chủ nghĩa tư bản. Phần lớn mọi người đều tin rằng thị trường sẽ không hoạt động nếu chỉ có một người duy nhất cung cấp hàng hoá và dịch vụ vì họ sẽ không có động lực để tự hoàn thiện và đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên độc quyền sẽ vẫn tồn tại vì sẽ vẫn có nhu cầu về loại hàng hoá dịch vụ đó. Ví dụ như trên thị trường có sự độc quyền về nguồn nước. Cho dù giá bán nước có đắt và chất lượng không tốt thì bạn sẽ vẫn phải mua nó vì bạn vẫn cần dùng đến nguồn nước phục vụ cho cá nhân, sinh hoạt, sản xuất,… Vì độc quyền có những tác động tiêu cực đến nền kinh tế và gây thiệt hại cho xã hội nên Chính phủ luôn nỗ lực để ngăn ngừa độc quyền bằng các đạo luật chống độc quyền.  Tất nhiên độc quyền cũng có ưu điểm trong một số lĩnh vực, ví dụ như việc cấp bằng cho phát minh mới. Việc cấp các bằng phát minh sáng chế sẽ tạo ra sự độc quyền đối với sản phẩm trí tuệ đó trong một thời hạn nhất định. Lý do của việc cấp bằng giúp cho người phát minh có thể bù đắp được khoản chi phí lớn mà anh ta đã bỏ ra để thực hiện phát minh sáng chế của mình. Về mặt lý thuyết thì đây là một cách sử dụng độc quyền để khuyến khích phát minh. Một ví dụ khác về độc quyền đó là độc quyền của nhà nước, trong đó nhà nước độc quyền cung cấp một số loại hàng hoá dịch vụ nhất định. Tuy nhiên để độc quyền nhà nước có hiệu quả thì nó phải cung cấp các hàng hoá và dịch vụ như điện, nước... ở một mức giá mà người dân có thể chấp nhận được. 1.2. Giới thiệu chung về tình hình độc quyền điện ở nước ta hiện nay Tập đoàn Điện lực Việt Nam là một doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam kinh doanh đa ngành. Theo báo cáo của UNDP 2007, EVN là doanh nghiệp lớn thứ ba Việt Nam (sau Agribank và VNPT). Lĩnh vực kinh doanh chính là sản xuất, truyền tải và xuất nhập khẩu điện năng. Tập đoàn điện lực Việt Nam EVN đang độc quyền trong ngành điện, là người tự đặt ra giá thu mua điện năng của các nhà máy thủy điện, nhiệt điện, khí điện đạm kể cả thu mua sản lượng điện từ bên ngoài như Trung Quốc… Do bị ép giá, giá thu mua của ngành điện đưa ra thấp hơn giá thành sản xuất của nhà máy, nên nhiều nhà máy sản xuất điện năng không phải do tập đòan đầu tư bị thua lỗ, cuối cùng phải bán chuyển nhượng lại toàn bộ cổ phần cho EVN, báo đài cũng đã phản ánh nhiều về vấn đề này đến nay cũng chưa có câu trả lời của ngành điện. Tập đòan cũng là người bán và phân phối điện phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh họat. Hiện nay EVN vẫn sử dụng mức giá bán được điều chỉnh và áp dụng từ ngày 1/1/2007 vẫn theo mô hình bậc thang và phương pháp bù trừ chéo như cũ. Giá bán lẻ điện tăng theo bậc thang Trong lĩnh vực chính là kinh doanh điện năng, EVN có 5 công ty điện lực chính và 5 công ty truyền tải điện kinh doanh đến khách hàng đó là: Ø 5 công ty điện lực chính: - Công ty điện lực 1. - Công ty điện lực 2. - Công ty điện lực 3. - Công ty điện lực TPHCM. - Công ty điện lực Hà Nội. Ø 5 công ty truyền tải điện: - NPT (Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia) - Công ty truyền tải điện 1. - Công ty truyền tải điện 2. - Công ty truyền tải điện 3. - Công ty truyền tải điện 4. Ngoài các công ty trên thì hiện nay EVN còn nhiều nhà máy điện trải dài khắp đất nước và 89 công ty điện lực tỉnh và quận/huyện thuộc TP.Hà Nội và TP.HCM và 5 công ty TNHH một thành viên ở Hải Phòng, Hải Dương, Ninh Bình, Đà Nẵng, Đồng Nai và một công ty cổ phần điện lực ở Khánh Hòa. Là doanh nghiệp kinh doanh đa ngành, ngoài lĩnh vực chính là điện năng thì EVN còn đầu tư vào một số lĩnh vực khác như: Ø Giáo dục: trường Đại Học Điện Lực. Ø Viễn thông: công ty viễn thông điện lực EVN (EVN Telecom) hoạt động trong lĩnh vực phát triển mạng lưới dịch vụ điện thoại cố định nội tỉnh và đường dài trong nước, cùng mạng điện thoại di động, dịch vụ Internet. Ø Tài chính - ngân hàng: tập đoàn là cổ đông thể chế của ngân hàng thương mại cổ phần An Bình, bên cạnh đó EVN vừa thành lập Công ty Tài chính EVN (EVN Finance) với vốn điều lệ 2.500 tỷ đồng, nhằm mục đích thực hiện kêu gọi đầu tư vào các dự án ngành điện. Ø CTCP bất động sản EVN - Land Nha Trang: thành viên mới của Tập đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN) với tổng vốn điều lệ ban đầu là 300 tỷ đồng, được thành lập vào năm 2008. EVN - Land Nha Trang được hình thành bởi các cổ đông chính là EVN; CTCP Điện Lực Khánh Hòa (KHP); Công ty XDCT&ĐT địa ốc Hồng Quang; Công ty điện lực 3; công ty TNHH TM&DV MESA, Công ty điện lực 2, công ty điện lực TP.HCM, công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện 4. Ø Kinh doanh resort: mới đây EVN đã huy động số vốn đầu tư là 260 triệu USD để đầu tư xây dựng khu resort tại khu vực Thừa Thiên Huế. Trong tổng số vốn đầu tư tài chính dài hạn 49.700 tỉ đồng thì lượng vốn đầu tư ra ngoài lĩnh vực sản xuất kinh doanh điện (như đầu tư vào viễn thông điện lực, chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản là 3.590 tỉ đồng, chiếm 7,22% vốn đầu tư và 4,82% tổng vốn chủ sở hữu). Nhìn chung, đầu tư vào các lĩnh vực ngoài điện của EVN đều hiệu quả, kinh doanh có lãi nhưng cũng cần được kiểm soát chặt chẽ. Theo nhóm nghiên cứu CEPR (Trung tâm Nghiên cứu và chính sách) của Đại học Quốc gia Hà Nội thì EVN chiếm 74% sản lượng điện sản xuất, chiếm 100% về truyền tải và 94% về phân phối điện trên cả nước. Sơ đồ 1: Cách thức phân phối điện của EVN Nguồn IPP: nhà máy điện độc lập EVN: 74% Truyền tải EVN Phân phối EVN Khách hàng Bảng 1: Sản lượng điện sản xuất theo các nguồn (tính đến đầu năm 2012) Nguồn Sản lượng điện sản xuất (triệu kWh) Tổng điện phát và mua 120.795 Sản lượng điện sản xuất của các nhà máy điện 116.145 Thuỷ điện 45.029 Nhiệt điện than 24.780 Nhiệt điện dầu (FO) 506 Tua bin khí (khí+dầu) 45.744 Diesel 86 Sản lượng điện nhập khẩu 4.650 (Nguồn: Tổng cục thống kê) Bảng 2: Tỷ trọng sản xuất điện theo các nguồn (năm 2012) (Nguồn: Tổng cục thống kê) 1. ĐỘC QUYỀN TRONG NGÀNH ĐIỆN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. 1.1.Thực trạng: Dường như đã trở thành “điệp khúc” trong nhiều năm qua, cứ vào dịp đầu hè, thời tiết nắng nóng, nhu cầu điện tăng cao, người dân và các doanh nghiệp lại đối mặt với tình trạng thiếu điện gay gắt. Lý do muôn thủa để EVN thanh minh cho tình trạng đó lại là lỗi cho ông trời! Tình trạng cắt điện luân phiên kéo dài đã kéo theo nhiều hệ lụy cho xã hội, làm đảo lộn cuộc sống sinh hoạt của người dân, chất lượng cuộc sống bị giảm sút, lịch cắt điện dài hơi, dày đặc khiến cho kế hoạch sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp phải thay đổi, v.v… Đáng nói là, việc cắt điện của “ông điện lực” nhiều khi rất ngẫu hứng, tùy tiện.Người dân và các doanh nghiệp lắm lúc bị cắt điện mà không được báo trước nên các hoạt động sản xuất, sinh hoạt bị rơi vào thế bị động. Từ trước đến nay, người dân và các doanh nghiệp vẫn chỉ biết mua điện do EVN phân phối. Các nhà máy phát điện bao gồm cả thủy điện, nhiệt điện phần lớn đều do EVN quản lý. Tính đến thời điểm hiện nay, mặc dầu EVN đã tiến hành cổ phần hóa một số nhà máy điện như: Vũng Áng, Phả Lại, Cát Bà… trong đó có một số nhà máy do Tập đoàn đầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV),.. làm chủ đầu tư nhưng những doanh nghiệp này mới chỉ có thể tham gia xây dựng tạo nguồn điện. Các khâu khác vẫn do EVN nắm, đặc biệt là khâu truyền tải và phân phối. Vì nắm “đầu cán” ở khâu quan trọng này nên việc cung ứng điện tới tận người dân và doanh nghiệp vẫn do EVN đảm nhiệm. Sự độc quyền của EVN còn thể hiện ở chỗ doanh nghiệp này vừa thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực điện vừa thực hiện chức năng kinh doanh cộng với chức năng phân phối điện. Xét về mặt hình thức, EVN có Bộ Công thương là Bộ chủ quản nhưng trên thực tế, dường như những “quyết sách” của EVN nhiều khi nằm ngoài “tầm với” của Bộ này. Điển hình là năm 2009, Bộ Công thương từng đưa ra phương án được xem là tiến bộ trong việc xây dựng một thị trường điện cạnh tranh ở Việt Nam. Điểm mấu chốt của phương án này là: “Tái thiết kế tổng thể hệ thống điện cạnh tranh và tái cơ cấu ngành điện” bằng cách: gom các nhà máy phát điện do EVN quản lý nhằm thành lập một số tổng công ty phát điện hoạt động độc lập theo hướng cạnh tranh. Tách tổng công ty truyền tải điện quốc gia và trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia ra khỏi EVN thành công ty điều độ hệ thống điện quốc gia hoạt động độc lập, riêng rẽ, nằm ngoài sự chỉ đạo trực tiếp của EVN. Đề xuất này của Bộ chủ quản đã không nhận được sự đồng tình của EVN, EVN lập luận rằng, nếu thực hiện những biện pháp “chia” và “tách” trên sẽ làm suy giảm sức mạnh của cả tập đoàn do tầm bao quát của EVN sẽ bị thu hẹp lại. Nếu như ở những lĩnh vực kinh doanh khác, có nhiều doanh nghiệp trên cùng một “sân chơi”, doanh nghiệp nào có chất lượng sản phẩm tốt, phục vụ chu đáo, giá cả hợp lý sẽ được khách hàng lựa chọn. Lúc bấy giờ, khách hàng thực sự là các “thượng đế”. Điều này đã không xảy ra ở ngành điện khi người dân và các doanh nghiệp buộc phải mua điện với mức giá do EVN “định sẵn” trong khi chất lượng dịch vụ, cung ứng còn rất nhiều tồn tại, bất cập. Trong môi trường cạnh tranh ấy, người tiêu dùng chính là đối tượng được hưởng lợi.Như vậy, vấn đề phá vỡ thế độc quyền của ngành điện hiện nay càng đặt ra cấp thiết.Bởi có như vậy, nguồn điện mới hy vọng được cung cấp tốt hơn cho nhu cầu ngày càng tăng của công cuộc phát triển đất nước.Đồng thời, người dân sẽ không còn phải chịu cảnh giá điện chỉ có tăng mà không thấy giảm.Để xảy ra tình trạng thiếu điện trầm trọng kéo theo việc cắt điện luân phiên trên diện rộng kéo dài thời gian qua, dù chưa thể thống kê tổng thiệt hại nhưng các chuyên gia đều cho rằng, những thiệt hại này còn lớn hơn nhiều so với lợi nhuận mà EVN làm ra hằng năm. Câu hỏi đặt ra là, liệu EVN có đền bù những thiệt hại mà người dân và các doanh nghiệp phải gánh chịu (?!). Cần nâng cao chất lượng cung ứng, dịch vụ trước khi đòi tăng giá. Hàng loạt băn khoăn được dư luận đặt ra là: EVN đã minh bạch hóa hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trước khi tăng giá điện? Giá thành sản xuất mỗi kwh điện, chi phí quản lý ra sao? EVN đã làm trọn trách nhiệm với các “thượng đế” của mình hay chưa?... Lí lẽ mà EVN đưa ra cho mỗi lần đòi tăng giá điện là: giá điện bình quân ở nước ta thấp hơn các nước khác trong khu vực xem ra cũng không thuyết phục bởi mức thu nhập trên bình quân đầu người ở nước ta thấp hơn nhiều so với các nước mà ngành điện đưa ra so sánh. 1.2. Giải pháp của nhà nước: Chính phủ Việt Nam đã nhận thức được: Hình thành và phát triển thị trường điện cạnh tranh là chiến lược phát triển dài hạn của ngành điện Việt Nam, Theo quyết định trên, thị trường điện Việt Nam sẽ hình thành và phát triển theo 3 cấp độ: -         Thị trường phát điện cạnh tranh (giai đoạn 2005-2014) -         Thị trường bán buôn cạnh tranh (giai đoạn 2014-2022) -         Thị trường bán lẻ cạnh tranh (giai đoạn sau năm 2022) Thị trường phát điện cạnh tranh: Là cấp độ đầu tiên của thị trường điện cạnh tranh ở Việt Nam. Trong giai đoạn này, chỉ có cạnh tranh trong khâu phát điện, chưa có cạnh tranh trong khâu bán buôn và bán lẻ điện. Khách hàng sử dụng điện chưa có cơ hội lựa chọn đơn vị bán điện cho mình. Các đơn vị phát điện sẽ cạnh tranh bán điện cho một đơn vị mua buôn duy nhất (Công ty mua bán điện trực thuộc EVN ) trên thị trường giao ngay và qua hợp đồng mua bán điện dài hạn. Cục Điều tiết Điện lực quy định hàng năm tỷ lệ sản lượng điện năng mua bán qua hợp đồng và điện năng giao dịch trên thị trường giao ngay. Thị trường bán buôn điện cạnh tranh: Hình thành các đơn vị bán buôn mới để tăng cường cạnh tranh trong khâu mua bán điện. Khách hàng lớn và các công ty phân phối được quyền mua điện trực tiếp từ các đơn vị phát điện thông qua thị trường hoặc từ các đơn vị bán buôn. Các đơn vị bán buôn điện cạnh tranh mua điện từ các đơn vị phát điện và cạnh tranh bán điện cho các đơn vị phân phối và khách hàng lớn. Chưa có cạnh tranh trong khâu bán lẻ điện, khách hàng sử dụng nhỏ chưa có quyền lựa chọn đơn vị cung cấp điện. Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh: Sự cạnh tranh diễn ra ở cả 3 khâu: phát điện, bán buôn và bán lẻ điện. Khách hàng trên cả nước được lựa chọn đơn vị bán điện cho mình (đơn vị bán lẻ điện) hoặc mua điện trực tiếp từ thị trường. Các đơn vị bán lẻ điện cũng cạnh tranh mua điện từ các đơn vị bán buôn, các đơn vị phát điện hoặc từ thị trường để bán lẻ cho khách hàng sử dụng điện. Sau một thời gian dài Bộ Công Thương, Cục Điều tiết Điện lực và các tổ chức liên quan đã  nghiên cứu, xây dựng hệ thống các văn bản pháp lý, xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin cũng như đào tạo, tập huấn cho các đơn vị tham gia thị trường, đến ngày 01 tháng 7 năm 2011 thị trường phát điện cạnh tranh đã bắt đầu vận hành thí điểm và theo dự kiến sẽ vận hành chính thức trong năm 2012. Theo lộ trình, sau khi kết thúc cấp độ 1 thị trường phát điện cạnh tranh vào năm 2014, mới chuyển sang cấp độ 2 thị trường bán buôn cạnh tranh (2015- 2022) và sau năm 2022 sẽ thực hiện thị trường bán lẻ cạnh tranh. Ý kiến về đề xuất của Bộ Công Thương bổ sung  giá điện trong Luật Điện lực Việt Nam. Trong tháng 4 năm 2012, Bộ Công Thương, cơ quan soạn thảo bổ sung dự luật Điện lực đề nghị Nhà nước không nên can thiệp vào giá điện để có được thị trường điện cạnh tranh toàn diện và thu hút đầu tư, khắc phục tình trạng thiếu điện như thời gian vừa qua. Theo quan điểm của Bộ Công Thương đề xuất 8 loại giá, phí thay cho việc Nhà nước quy định giá bán lẻ điện bình quân, trong đó có 3 loại giá: giá phát điện, giá bán buôn và giá bán lẻ điện, có 5 loại phía điều hành giao dịch thị trường điện lực và phí dịch vụ phụ trợ. Sự hình thành và phát triển thị trường điện với 3 cấp độ là cần thiết. Thực hiện thành công lộ trình phát triển thị trường điện, đưa vào hoạt động thị trường điện cạnh tranh sẽ tạo ra những thay đổi tích cực trong hoạt động điện lực ở Việt Nam, nâng cao được tính minh bạch và hiệu quả trong sản xuất và kinh doanh điện, hạ giá thành tạo cơ sở giảm giá bán điện. Phát triển thị trường điện cạnh tranh là xu hướng tất yếu của nền kinh tế thị trường, mang lại lợi ích chung cho người cung cấp và người tiêu thụ điện. 2. ĐỘC QUYỀN TRONG XĂNG DẦU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. 2.1. Thực trạng: Ngoài ngành điện, xăng dầu là một lĩnh vực quan trọng của đất nước liên quan đến an ninh năng lượng quốc gia. Thời gian vừa qua, Nhà nước và các cơ quan điều hành cũng đã thực hiện lộ trình xóa độc quyền ở phân phối sản phẩm xăng dầu.Đến nay, cả nước có 14 doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu phân phối xăng dầu cả trong và ngoài quốc doanh. Tuy nhiên thị trường xăng dầu đang có xu hướng chuyển dần qua cơ chế thị trường thế nhưng vẫn chưa thực sự theo bản chất “thị trường” của nó mà dường như xăng dầu Việt Nam đang tồn tại “độc quyền nhóm”. Nhà nước vẫn còn nhúng tay quá sâu, còn các doanh nghiệp vẫn chưa có sự cạnh tranh thật sự. Các nhà đầu tư nước ngoài vẫn chưa thể thâm nhập vào thị trường trong nước.  Danh sách 14 doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu tại Việt Nam: 1. Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) 2. Tổng công ty dầu Việt Nam (PVoil) 3. Công ty thương mại kỹ thuật và đầu tư (Petec) 4. Công ty Hóa dầu Quân Đội(Mipec) 5. Công ty TNHH MTV dầu khí Tp HCM (SaigonPetro) 6. Công ty thương mại dầu khí Đồng Tháp (Petimex) 7. Tổng công ty xăng dầu Quân đội 8. Công ty xăng dầu hàng hải Việt Nam 9. Công ty thương mại xuất nhập khẩu Thành Lễ 10. Công ty THNN điện lực Hiệp Phước 11. Công ty CP xăng dầu hàng không (Vinapco) 12. Công ty CP nhiên liệu bay Petrolimex. 13.Công ty TNHH vận tải thủy bộ Hải Hà 14.Công ty Lọc Hóa Dầu Nam Việt(Nam Việt Oil) Các loại sản phẩm xăng dầu trên thị trường Việt Nam chủ yếu gồm có LPG, xăng 92, xăng 95, dầu hỏa, nhiên liệu phản lực Jet A1, DO 0,25% S; DO 0,05% S, cặn mazut,… Hiện nay, có thêm một số sản phẩm mới được bổ sung là xăng pha cồn bioethanol E5, dầu NLSH biodiesel…  đã được kinh doanh trên thị trường. Các công ty kinh doanh xăng dầu chính ở Việt Nam bao gồm Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV OIL), Công ty TNHH Dầu khí TP Hồ Chí Minh (Saigon Petro), Tổng công ty xăng dầu quân đội, và một số các công ty khác, trong đó Petrolimex vẫn là đơn vị dẫn đầu về thị trường nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam.(chiếm khoảng 55% đến 60% thị trường nội địa).Thị trường nhập khẩu xăng chính của Việt Nam là Singapore và Đài Loan, bên cạnh đó còn có 1 số nước khác như Trung Quốc, Thái Lan. Bảng tổng hợp giá bán lẻ xăng từ năm 2005 đến nay: Ngày Diesel (đ/lít)  Mogas 92 (đồng/lít)  01/ 1/2005 4970 7550 31/03/2005 5610 3/7/2005 6630   8.800 28/7/2005 5610 17/8/2005 7650   10.000 22/11/2005 6630   9.500 27/4/2006 7650   11.000 9/8/2006 8050   12.000 12/9/2006   11.000 6/10/2006 8670  10.500 13/1/2007  10.100 6/3/2007 11.000 7/5/2007 8870 11.800 16/8/2007 11.300 22/11/2007 10400 13.000 23/02/2008 14000 14500 21/7/2008 19.000 14/8/2008 18.000 27/08/2008 15450 17000 18/09/2008 15450 16500 17/10/2008 14950 16000 18/10/2008 14450 15500 31/10/2008 13950 15000 8/11/2008 12950 14000 15/11/2008 12950 13000 02/12/2008 11950 12000 11/12/2008 10950 11000 09/02/2009 10450 11000 19/03/2009 9.950 11000 02/04/2009 9.950 11.500 11/04/2009 9.950 12.000 08/05/2009 10.450 12.500 10/06/2009 11.450 13.500 01/07/2009 12.050 14.200 09/08/2009 12.050 14.700 30/08/2009 13.050 15.700 01/10/2009 12.750 15.200 24/10/2009 13.250 15.500 20/11/2009 14.250 16.300 15/12/2009 14.550 15.950 14/01/2010 14.850 16.400 21/02/2010 14.850 16.990 03/03/2010 14.550 16.990 27/05/2010 14.550 16.490 08/06/2010 14.350 15.990 09/08/2010 14.700 16.400 24/02/2011 18.250 19.300 29/03/2011 21.050 21.300 26/08/2011 20.750 20.800 10/10/2011 20.350 20.800 07/03/2012 21.350 22.900 20/04/2012 21.850 23.800 09/05/2012 21.550 23.300 23/05/2012 21.150 22.700 07/06/2012  20.450 21.900 21/06/2012  20.050  21.200  02/07/2012  19.850  20.600 20/07/2012 20.250 21.000 01/08/2012 20.750 21.900 13/08/2012  21.500  23.000 28/08/2012 21.800 23.650 Từ đầu năm tới nay, giá xăng đã điều chỉnh tổng cộng 11 lần, với 6 lần tăng, 5 lần giảm và đang đắt hơn so với cuối năm 2011 là 2.850 đồng/lít. Riêng từ tháng 7 tới nay, giá xăng thay đổi 5 lần trong đó 4 lần tăng. Giá xăng Ron95 là 24.150 đồng/lít, xăng Ron92 là 23.650 đồng/lít, dầu diesel giá 21.800 - 21.850 đồng/lít, dầu hỏa 21.900 đồng/lít và dầu mazut 3,0S là 18.950 đồng/kg. Ngày 11.11.2012. Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) chính thức điều chỉnh giảm giá xăng dầu; theo đó, mức giá mới như sau: Thuế nhập khẩu xăng hiện là 12%, dầu diesel là 8%, dầu hỏa và mazut là 10%. Mức trích quỹ bình ổn các mặt hàng xăng dầu hiện ở mức 500 đồng/lít. Theo quy định của nhà nước, (Quyết định 187 (ngày 15/9/2003)) các doanh nghiệp được phép định giá bán lẻ xăng dầu nhưng trên thực tế, hệ thống phân phối bán lẻ xăng dầu ở nước ta vẫn là hệ thống cửa hàng một giá, không có doanh nghiệp nào đề cập đến giá khác.Trong thời gian qua cho thấy, khi giá xăng dầu thế giới tăng, để đảm bảo lợi ích của mình, các doanh nghiệp đầu mối sẽ làm thủ tục để xin tăng giá bán lẻ xăng dầu trong nước, ngược lại khi giá thế giới giảm, nhưng các doanh nghiệp thường chần chừ giảm giá bán. Đây có thể là hiện tượng cấu kết của các doanh nghiệp nhầm thao túng thị trường. 2.2. Hướng giải quyết của nhà nước. Hiện nay, giải pháp tình thế được đưa ra là giao cho doanh nghiệp độc quyền tự định giá xăng, dầu. Tuy nhiên giải pháp này không đúng quy luật của nền kinh tế thị trường, không mang tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.Việc tự định giá nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ của nhà nước, để tránh trường hợp các doanh nghiệp sẽ lạm dụng vị thế độc quyền để đưa ra mức giá bán có lợi cho họ, gây thiệt hại cho khách hàng. Để quản lý giá xăng dầu hiệu quả, cần trao cho doanh nghiệp quyền tự chủ trong khuôn khổ, tự chủ có sự giám sát của nhà nước và cả của người tiêu dùng. Thứ nhất, doanh nghiệp tự chủ xây dựng giá trong khuôn khổ mức giá cơ sở và quyết định giá bán trong phạm vi cho phép. Với kết cấu công thức giá cơ sở đã được pháp lý hóa, giá bán sẽ được tính toán cụ thể, mọi quyền lợi, nghĩa vụ của doanh nghiệp được phân định rõ ràng. Khi có quyền tự chủ trong phạm vi giới hạn, doanh nghiệp sẽ chủ động trong việc đề ra các biện pháp quản trị tiết giảm chi phí giá thành để nâng cao hiệu quả của bản thân họ. Hiệu quả mang lại do nỗ lực tự thân của doanh nghiệp trên cơ sở khuôn khổ pháp luật là quyền lợi chính đáng, Nhà nước cần khuyến khích để tạo điều kiện cho họ có quyền lợi đó. Ngược lại, nếu việc quản trị kém, doanh nghiệp phải chấp nhận thiệt thòi.Người tiêu dùng cũng phải chấp nhận nguyên tắc giá thị trường, không thể mong đợi giá bán thấp hơn giá thành trong sự vận động của quy luật cung cầu thị trường. Điều quan trọng là Nhà nước phải đảm bảo cho quá trình quản lý giá xăng dầu công khai, minh bạch, bình đẳng và có sự giám sát của các bên có liên quan.Giải pháp quan trọng là từng bước tiến đến thị trường cạnh tranh chứ không thể đòi hỏi trong ngày một ngày hai. Ngoài ra, các biện pháp giải quyết xăng, dầu đang được nhà nước quan tâm tới đó là tăng lượng chiết xuất xăng, dầu thành phẩm từ dầu mỏ thô của các máy lọc dầu Dung Quất ( hiện đáp ứng 30% nhu cầu nội địa), đẩy nhanh các dự án xây dựng nhà máy lọc dầu Nhi Sơn, Vũng Tàu, Cần Thơ, mở rộng việc áp dụng KHKT trong khai thác xăng, dầu thô. Và hướng tới việc áp dụng các dạng năng lượng thay thế ( Xăng ethanol – E5 do PV OIL độc quyền sản xuất,phân phối) nhằm thân thiện hơn tới môi trường. Báo economic với tựa đề “Độc quyền điện, xăng dầu: Tôi chưa làm hết trách nhiệm” Bộ trưởng Bộ Công Thương xin nhận trách nhiệm trong việc chậm trễ thực hiện cơ chế thị trường, cạnh tranh đối với mặt hàng điện và xăng dầu... Đại biểu Bùi Mạnh Hùng Đại biểu Bùi Mạnh Hùng (Bình Phước) chất vấn, tình trạng độc quyền trong hoạt động kinh doanh điện, xăng dầu đã tồn tại quá lâu, ảnh hưởng đến quyền lợi của các doanh nghiệp khác lẫn người tiêu dùng. Đại biểu muốn biết các giải pháp tích cực, kịp thời để xóa bỏ độc quyền của ngành điện và xăng dầu của Bộ hiện nay là gì?Trách nhiệm của Bộ trưởng trong việc này? Đặc biệt,theo đại biểu Hùng, tại sao trong khi Chính phủ, các cơ quan quản lý xác định việc xóa bỏ độc quyền đối với những mặt hàng này là “yêu cầu là cấp bách” nhưng lộ trình lại kéo dài tận 18 năm (từ năm 2004 đến 2022)? Thậm chí, với mặt hàng xăng dầu, do cách giải quyết không cương quyết, dứt điểm của cơ quan chức năng đã dẫn tới độc quyền kép. Đại biểu muốn biết, bao giờ thì chấm dứt? Trả lời chất vấn trên, Bộ trưởng Hoàng cho hay, điện và xăng dầu là những lĩnh vực hết sức quan trọng của đất nước, nó ảnh hưởng đến an ninh năng lượng quốc gia cũng như tác động trực tiếp đến mọi ngành sản xuất khác trong nền kinh tế. Chính vì vậy, từ trước đến nay, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) được giao nhiệm vụ chính trong mọi khâu của hoạt động này. Lý giải vì sao lộ trình xác lập thị trường điện cạnh tranh phải thực hiện trong thời gian dài, Bộ trưởng Hoàng cho rằng, vì thị trường điện là khá mới mẻ với Việt Nam, lại có nhiều vấn đề phức tạp nên cũng cần phải có thời gian nhất định. 3. ĐỘC QUYỀN VỀ THU MUA NÔNG SẢN. 3.1 THỰC TRẠNG. Trong thời gian gần đây tình trạng được mùa nhưng mất giá đã trở nên quá quen thuộc với người nông dân. Mỗi vụ mùa thành công người nông dân vô cùng phấn khởi nhưng niềm vui lai không được chọn vẹn khi họ phải luôn canh cánh với nỗi lo mất giá. Quả thế vào mỗi vụ mùa khi lượng nông sản được thu hoạch nhiều thì giá lại bị đẩy xuông rất thấp làm cho người nông dân phải điêu đứng.Mặc dù trúng mùa được mùa nhưng người nông dân hầu như không có lãi hoặc lãi rất thấp vì các thương lái thu mua với giá rất thấp, người nông dân bi ép gì Tình hình Tiêu thụ nông sản - Vẫn qua kênh thương lái: Tình trạng thương lái thao túng và ép giá các mặt hàng nông sản, đẩy doanh nghiệp và nông dân vào tình cảnh khốn đốn đã không còn là “chuyện mới” mà dường như đang dần trở thành “chuyện thường ngày ở huyện”, chỉ chờ “đến hẹn lại lên”. Đặc biệt sự việc nổi trội trong thời gian gần đây đó là tình trạng thương nhân trung quốc lũng đoạn thị trường nông sản Việt Nam. Với các hoạt động mua bán tự do, tận thu sản phẩm, tìm cách nâng giá rồi khi dư thừa lại ép giá, nhiều thương nhân Ttrung Quốc đã khiến nông dân Việt Nam phai điêu đứng: Cuối tháng 5, thương nhân TQ thu mua dứa xanh tại Tân Phước (Tiền Giang) với giá 4.000 - 4.200đ/quả, cao hơn so với mức giá thu mua trong nước khi đó là 3.200đ/quả. Mỗi ngày có đến 20 - 30 tấn dứa xanh được thu gom và bán cho thương nhân TQ. Nhưng chỉ sau hai ngày, những thương nhân này biến mất, để mặc nông dân "khóc ròng" vì đã lỡ gom hàng.Trong khi đó, nhiều nhà máy ép dứa nội địa không có dứa để ép xuất khẩu . Tháng 6, thương nhân TQ túc trực tại cảng cá An Phú (xã Nghĩa Phú, huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi) bắt tay với đầu nậu ép giá thu mua hải sản khiến ngư dân bị thất thu nặng . Tháng 8, thương nhân TQ nâng giá tôm hùm loại II, tảng lờ tôm loại I tại Đà Nẵng, khiến nhiều người bán "như cho" tôm loại I do hàng đã tập kết, bị dồn ứ... Cũng với các chiêu trò cũ, thương nhân TQ thao túng thị trường cá cơm Nha Trang, cua Cà Mau. .. Trước đó, vào cuối năm 2011, các cảng cá khu vực duyên hải miền Trung như cảng cá Tiên Sa (Đà Nẵng), Hòn Rớ (Khánh Hòa) đều có mặt thương nhân TQ, vừa thu mua tại cảng cá vừa đưa tàu thuyền ra khơi để mua trực tiếp từ các tàu đánh cá trên biển và chở thẳng về TQ, khiến DN trong nước ngày càng thiếu nguyên liệu trầm trọng. Tại đồng bằng sông cưu long Vải bị ép giá ngay từ đầu vụ, rồi đến thanh long, dưa hấu, dứa, thậm chí cả gạo…, đặc biệt là khoai lang tím bị rớt giá thảm hại tới 70%, chỉ còn 250,000 đồng/tạ ( trong khi đó tháng trước giá khoai lên tới 1 triệu đồng/tạ) và dừa Bến Tre bị ép giá tới đáy. Nếu như cuối năm 2011, giá dừa còn ở mức 150.000 đồng/chục (12 trái) thì bây giờ chỉ còn từ 12.000 đến 15.000 đồng/chục,… Để tạo thị trường nông sản bền vững, giá cả thu mua ổn định, từ năm 2002, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 80/QĐ-TTg về phát triển tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng, đặc biệt là mô hình liên kết “4 nhà” nhằm gắn sản xuất với thu mua và chế biến nông sản. Tuy nhiên, cho đến nay, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, mô hình liên kết “4 nhà” vẫn còn rất mơ hồ, trong đó mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân còn rất lỏng lẻo. sau gần 10 năm, tỷ lệ nông sản hàng hóa tiêu thụ thông qua hợp đồng liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân mới đạt dưới vài phần trăm, như lúa hàng hóa 2,1%, chè 9%, cà phê 2,5%, rau quả 0,9%, thủy sản 13%, gỗ 16,7%... Chỉ vài lĩnh vực đạt tỷ lệ cao như trồng và tiêu thụ bông đạt trên 90%, thuốc lá 80%, nuôi bò sữa 80% Nguyên nhân của tình trạng trên, theo đánh giá của Bộ NN-PTNT là do vai trò đầu tàu của các doanh nghiệp trong xây dựng và phát triển bền vững các liên kết với nông dân chưa thể hiện rõ. Trong các ngành hàng như lúa gạo, cà phê, chè và hồ tiêu, doanh nghiệp thường thu mua qua thương lái để chế biến, tiêu thụ mà ít hợp đồng trực tiếp với nông dân. Thậm chí ngay cả những doanh nghiệp đã liên kết với nông dân cũng chưa thực sự đáng tin cậy vì thường không thực hiện đúng điều khoản hai bên đã thỏa thuận, như cung ứng vật tư không đúng chất lượng, đơn phương phá bỏ hợp đồng, ít quan tâm đầu tư vùng nguyên liệu, lạm dụng thế độc quyền để ép giá thu mua nông sản... Về phía nông dân cũng có những mặt hạn chế. Người nông dân còn thiếu thông tin sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, không theo quy hoạch. Hay sản xuất theo phong trào dễ dẫn đến tình trạng “chặt trồng, trồng chặt” gây mất ổn định và hiệu quả trong sản xuất. Doanh nghiệp khó hợp đồng với nông dân vì người nông dân thường âm thầm phá bỏ hợp đồng, bán nguyên liệu nông sản cho các nhà máy hoặc thương lái ở bên ngoài khi được họ trả giá cao hơn, khiến các doanh nghiệp, nhà máy khan hiếm nguyên liệu trầm trọng. Bởi vậy tới nay, hầu như doanh nghiệp vẫn chỉ tiêu thụ nông sản cho nông dân thông qua thương lái.Theo Tổng Công ty Lương thực miền Nam, thương lái cung ứng 36% sản lượng gạo cho tổng công ty. Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam cũng thu mua tới 83% gỗ nguyên liệu rừng trồng qua thương lái. 3.2. Giải pháp. - Để giúp người nông dân chính phủ có thể tổ chức thu mua lượng nông sản dư thừa và tiến hành trợ giá cho người nông dân trên mỗi đơn vị nông sản bán ra. Nhưng đây chỉ là giải pháp tạm thời Nhờ chính sách bảo hộ không ít thì nhiều mà các doanh nghiệp trong nước đã bắt tay nhau, cùng thu gom nông sản của người nông dân để chế biến xuất khẩu. Vì vậy không tạo được cạnh tranh bình đẳng trên thị trường nguyên liệu. Do vậy, thực tế lâu nay, lợi nhuận của nông dân trong chuỗi giá trị “trang trại - nhà máy - xuất khẩu” rất thấp, đây là lý do làm cho nông dân không ổn định sản xuất, chạy theo phong trào, “chặt trồng, trồng chặt”. Sản xuất manh mún nhỏ lẻ, dẫn đến tình trạng "trúng mùa, mất giá"... đang là những điểm yếu trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta. Khắc phục tình trạng này, một số địa phương triển khai mô hình tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp ký kết giữa ba bên: Doanh nghiệp - hợp tác xã - nông dân. Ở đây, doanh nghiệp ký hợp đồng với hợp tác xã cam kết thu mua hết nông sản với giá cả ổn định; hợp tác xã làm đầu mối thu mua và chuyển về doanh nghiệp bảo đảm chất lượng theo đúng yêu cầu của hợp đồng; nông dân không lo ngại về giá cả đầu ra hay bị tư thương ép giá, bởi doanh nghiệp đã ký hợp đồng bảo đảm sau khi trừ chi phí, bà con vẫn có lãi. Mô hình doanh nghiệp - hộ kinh doanh - nông dân Mô hình thứ hai là doanh nghiệp - hộ kinh doanh - nông dân. Ở đây, các hộ kinh doanh sẽ làm đầu mối thu mua nông sản. Nếu thực hiện tốt hai mô hình trên đây, hẳn sẽ không còn tình trạng hàng hóa đến doanh nghiệp phải qua nhiều khâu trung gian và nông dân bị tư thương ép giá khi đến mùa thu hoạch. Theo đại diện doanh nghiệp được chọn làm thí điểm thu mua nông sản, việc mở rộng mô hình này là rất cần thiết. Tuy nhiên, cần có giải pháp về vốn cho nông dân và doanh nghiệp để nhân rộng mô hình với nhiều loại nông sản khác. Mô hình tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp đang được Bộ Công thương xây dựng thí điểm ở 12 tỉnh, thành trong cả nước. Sự kết hợp giữa nông dân với doanh nghiệp mà các hộ kinh doanh, HTX là cầu nối mang lại lợi ích hai chiều: nông dân được cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm đầu ra với giá ổn định, giúp gia tăng lợi nhuận, dần chuyển từ tập quán sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất quy mô và có định hướng theo thị trường; còn doanh nghiệp kiểm soát được chất lượng nguyên liệu. Ðể duy trì và nhân rộng mô hình, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi liên kết tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp, trong thời gian tới, các địa phương cần ưu tiên quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung, phát triển thương hiệu nông sản; đồng thời có chính sách hỗ trợ cho nông dân để đẩy nhanh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp.  Nhà nước cần mạnh mẽ trong việc thiết lập cơ chế, chính sách để khuyến khích và tạo điều kiện cho doanh nghiệp và nông dân cùng liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ nông sản. Bộ NN-PTNT đang xây dựng đề án mới về thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng và liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp, đặc biệt về mía đường, rau an toàn, chè sạch, cà phê, cá tra, tôm nuôi, hồ tiêu, lúa và trái cây xuất khẩu. Nhà nước sẽ tạo cơ chế đặc biệt để “hút” doanh nghiệp “bắt tay” nông dân, như hỗ trợ 30% khi doanh nghiệp đầu tư nâng cấp, tu sửa cơ sở hạ tầng và vùng nguyên liệu, giảm 20% thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp khi liên kết với nông dân ở vùng nguyên liệu thuộc loại đặc biệt ưu tiên. Đặc biệt, Nhà nước sẽ có chế tài ràng buộc nông dân phải bán sản phẩm theo đúng hợp đồng cho doanh nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp xây dựng nhà máy chế biến gắn với xây dựng các vùng nguyên liệu, tổ chức thu mua nông sản đảm bảo có lợi bền vững cho nông dân. KẾT LUẬN Cạnh tranh là một quy luật, là một phần của nền kinh tế thị trường.Canh tranh cũng có mặt trái của nó, cạnh tranh thường dẫn đến độc quyền, và nó được đánh dấu bằng sự phá sản của một bên tham gia cạnh tranh, gây ra thất nghiệp, tạo gánh nặng cho xã hội.Tuy nhiên xétt trong một quá trình lâu dài và dựa vào toàn bộ lợi ích của xã hội thì cạnh tranh là động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội. Những mặt trái do cạnh tranh đem lại là điều không đáng ngại nếu như chúng ta có một chính sách cạnh tranh và chống độc quyền hợp lý. Nhiều nước trên thế giới đã áp dụng tốt chính sách quản lý tình trạng độc quyền trong phát triển kinh tế và đem lại hiệu quả cao Đối với Việt Nam, thực trạng hiện nay cho thấy môi trường cạnh tranh và chống độc quyền ở nước ta còn nhiều hạn chế còn nhiều tồn tại cần tháo gỡ. Đối với chúng ta còn nhiều việc phải làm để có một môi trường cạnh tranh lành mạnh, nhưng trước mắt việc phải làm là Việt Nam cần có một chính sách cạnh tranh hợp lý, cần phải có pháp luật về cạnh tranh hướng dẫn các doanh nghiệp khi tham gia cạnh tranh, để cho cạnh tranh đúng với ý nghĩa của nó là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxnhom_1_doc_quyen_tai_viet_nam_776.docx
Luận văn liên quan