Thực trạng đói nghèo của các hộ gia đình dân tộc cơ tu tại xã Sông kôn, huyện Đông giang, tỉnh Quảng Nam

Với những kết quả mà xã đạt được trong công tác xóa đói giảm nghèo cũng như những mặt tồn tại hạn chế cần khắc phục. Bản thân tôi cũng là một người con được sinh ra và lớn lên tại địa bàn quê hương xã sông kôn và qua thời gian thực tập tại xã: nay tôi xin đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo tại địa bàn xã sông kôn trong thời gian tới. - Đối với cấp ủy Đảng: cần phải quán triệt sâu sắc tình thần của công tác xóa đói giảm nghèo. Chỉ đạo chính quyền, các ban ngành đoàn thể nghiêm túc thực hiện đúng mục tiêu đúng đối tượng, chính xác nắm bắt được tình hình đời sống của nhân dân. Mỗi Đảng viên ở từng thôn làng phải thực sự gương mẫu, là Đảng viên thì luôn phấn đấu không thuộc diện nghèo để bà con noi theo. - Đối với chính quyền xã: Tiếp tục kiện toàn Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo từ xã đến các cơ sở địa phương thôn làng. Cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo phải có trình độ chuyên môn, có năng lực thật sự, có tình thần trách nhiệm cao trong công việc, Tham mưu kịp thời với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương về phân định theo nhóm nguyên nhân nghèo đói, đề ra các giải pháp thực hiện theo nhóm đối tượng. Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về việc rà soát các hộ nghèo hằng năm do phòng LĐTB&XH huyện tổ chức để việc điều tra rà soát lại hộ nghèo đúng đối tượng, tránh tình trạng những hộ chịu khó làm ăn nhưng không may gặp rủi ro lại không được hưởng còn các hộ chày lười lao động không chịu làm ăn cứ tư tưởng trồng chờ vào các chính sách hỗ trợ của nhà nước thì lại được hưởng

pdf84 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1712 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng đói nghèo của các hộ gia đình dân tộc cơ tu tại xã Sông kôn, huyện Đông giang, tỉnh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y bùn”. Qua số liệu ở bảng 9, nhìn chung cả 3 thôn đều được trang bị các công cụ sản xuất, nhưng mà các công cụ này hết sức thô sơ, lạc hậu, chủ yếu là những công cụ sản xuất rẽ tiền. Cụ thể là tổng số gia súc của 3 thôn là 68 con chiếm 100%, trong đó trâu, bò là 29 con chiếm 42,65%, lợn 39 con chiếm 57,35%. Thôn Bền có số gia súc nhiều nhất với trâu, bò 12 con chiếm 44,44%, lợn 15 con chiếm 55,56% và thôn Bút Nhót có trâu, bò ít nhất với 7 con trâu, bò chiếm 38,89%, lợn 11 con chiếm 61,11%. Tương tự, tổng số TLSX của 3 thôn là 316 cái chiếm 100%, trong đó nhiều nhất là rựa, cuốc, liềm 294 cái chiếm 93,04%, bình phun thuốc trừ sâu 11 cái chiếm 3,48%, máy tuốt lúa thủ công 9 cái chiếm 2,85%, và ít nhất là máy xay xát 2 cái chiếm 0,63%. Tóm lại, qua điều tra các hộ cho thấy rằng công cụ sản xuất hết sức thiếu thốn, thô sơ, lạc hậu, chính những công cụ như vậy không những làm giảm năng suất cây trồng vật nuôi mà còn lấy đi nhiều công sức của người dân, cộng thêm với việc ăn uống thiếu thốn đã làm cho sức khỏe của các hộ nghèo không được đảm bảo, điều này dẫn đến thời gian sản xuất bị trì trệ, làm thì tốn kém nhiều thời gian, sức người nhưng năng suất đem lại không cao. Vì vậy tất cả các hộ trên cần phải có sự kết hợp, phối hợp lại với nhau, cùng nhau góp vốn để cùng mua các trang bị sản xuất, tăng thu nhập thoát khỏi cảnh nghèo đói. Đại học Kin h tế Hu ế Bảng 10: Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các hộ điều tra năm 2010 Chỉ tiêu ĐVT Thôn Bút Nhót Thôn Cơ Lò Thôn Bền BQC SL % SL % SL % SL % 1. Gia súc Con 18 100 23 100 27 100 68 100 - Trâu, bò Con 7 38,89 10 45,48 12 44,44 29 100 - Lợn Con 11 61,11 13 56,53 15 55,56 39 38,89 2. Tư liệu sản xuất 113 100 120 100 83 100 316 100 - Máy tuốt lúa thủ công Cái 4 3,54 5 4,17 0 0 9 2,85 - Bình phun thuốc trừ sâu Cái 2 1,77 3 2,5 6 7,23 11 3,48 -Máy xay xát Chiếc 0 0 0 0 2 2,41 2 0,63 - rựa, cuốc, liềm Cái 107 94,69 112 93,33 75 90,36 294 93,04 (Nguồn: số liệu điều tra năm 2010) Đại học Kin h tế Hu ế 2.2.2.4. Vốn đầu tư cho sản xuất Ai cũng biết muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, ngoài lao động, đất đai, TLSX khác thì cần phải có vốn. Vốn trong sản xuất nông nghiệp biểu hiện bằng tiền của tư liệu lao động và đối tượng lao động được sử dụng trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm mở rộng quy mô sản xuất với tốc độ cao. Tất cả các hộ nông dân đều rất cần vốn kể cả hộ giàu và hộ nghèo. Hộ giàu cần vốn để mở rộng quy mô sản xuất hang hóa và dịch vụ, còn hộ nghèo cần vốn để đảm bảo sản xuất nuôi sống gia đình họ. Vốn đầu tư cho sản xuất bao gồm vốn lưu động và vốn cố định. Vốn cố định của người dân xã Sông Kôn gồm có: Trâu, bò cày kéo, lợn nái sinh sản, máy tuốt lúa thủ công, máy xay xát, cuốc, rựa, liềm và các nông cụ khác Tuy nhiên theo phân tích ở phần tư liệu sản xuất thì đa số các nông hộ đều không có nhiều tài sản mà bà con nơi đây chỉ chỉ đầu tư mua các công cụ sản xuất rẻ tiền phù hợp với điều kiện khả năng kinh tế của họ như rựa, cuốc, xẻng, liềm, chỉ có một số các hộ khá hơn thì ngoài đầu tư mua sắm các công cụ thông thường họ còn có điều kiện đầu tư vào mua sắm các công cụ hiện đại hơn, đắt tiền hơn, đem lại hiệu quả hơn như máy cày, xe công nông, máy xay xát, Chính vì vậy mà họ thu lại lợi nhuận rất cao, vì khi họ làm xong công việc trong gia đình thì họ còn có thể cho người khác thuê. Còn những hộ không có điều kiện mua sắm các công cụ đắt tiền thì họ phải bỏ ra một khoản chi phí rất cao để thuê các công cụ phục vụ cho sản xuất. Đây cũng là lý do khiến cho các hộ nông dân nơi đây đã nghèo lại càng nghèo hơn. Qua quá trình khảo sát, tìm hiểu từ các cán bộ xã cán bộ thôn cũng như nguyện vọng của bà con nơi đây thì tôi được biết đó là, ở đây nhà nước vẫn có chính sách ưu đãi cho người nghèo vay vốn để sản xuất, chăn nuôi nhằm phát triển kinh tế cho các hộ nghèo với lãi suất thấp là 0,65%/ tháng, nhưng vì các nông hộ không biết lợi ích từ việc vay vốn cộng với ý nghĩ “ vay tiền có nghĩa là nợ nhà nước” nên hầu hết các nông hộ không dám vay. Các nông hộ chỉ vay vốn theo chính sách ưu đãi của nhà nước dành cho hộ nghèo đó là vay vốn không lãi trong vòng 5 năm, với số tiền là 5.000.000 đồng/hộ nhưng chương trình này rất ít chỉ có một số hộ được vay, còn đa số vẫn không được vay. Vì do không có lãi nên các cán bộ lợi dụng chức quyền họ đã lấy số tiền đó cho họ chứ không đến lược hộ nghèo vay. Qua đây cho thấy người nghèo hộ nghèo, ít có quyền vả lại dù họ có lên tiếng Đại học Kin h ế Hu ế thì ít có ai lắng nghe. Điều này yêu cầu các ban ngành cấp trên phải trực tiếp trao đổi với hộ nghèo để biết rõ nguyện vọng mong muốn của họ rồi cho vay đúng đối tượng. Hiện nay có chính sách cho hộ nghèo vay vốn để làm nhà ở theo chương trình 167 của chính phủ là không lãi với số tiền là 8.000.000 đồng/hộ trong thời hạn là 10 năm. Vì các hộ nghèo không có tiền bù để làm nhà ở kiên cố nên rất ít hộ nghèo được vay. Mặc dù cán bộ có chuyền trách đã có nhiều buổi tập huấn, gặp gỡ để tuyền truyền hướng dẫn cho người dân cách vay vốn để phát triển kinh tế nhằm nâng cao mức thu nhập, cải thiện đời sống của hộ nghèo lên, nhưng vẫn không được người dân hưởng ứng.Vì họ mang nặng tư tưởng vay tiền nhà nước không biết làm thế nào để sử dụng đồng tiền trong sản xuất cũng như trong chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế nên họ sợ khi tới hạn trả không biết lấy gì để tra được nợ mà còn nợ nhiều hơn vì lãi mẹ để lãi con. Khi điều tra thì được biết nhiều hộ không dám mạo hiểm vay lần thứ 2, thứ 3 nữa, vì họ đã vay một lần rồi đầu tư vào chăn nuôi nhưng trâu, bò chết hết, không có tiền trả nợ nên có tài sản gì quý giá trong nhà đem đi bán hết để có tiền trả nợ. Nghe nói vay vốn thì thoát nghèo nhưng lại nghèo thêm. Chính vì vậy nhiều hộ nghèo không dám vay vốn nữa vì khi vay mà không biết sử dụng để đồng tiền sinh lời thì gây áp lực gánh nặng cho hộ nghèo. Tóm lại, qua kết quả điều tra các hộ nông dân ở xã Sông Kôn rất ít vốn, hầu như là không có để đầu tư cho sản xuất trong khi vốn là vấn đề rất cần thiết trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, bên cạnh vốn, họ cần có kinh nghiệm, đầu óc làm ăn và biết cách sử dụng vốn hợp lý hơn. Điều này đòi hỏi các cấp lãnh đạo có chuyền môn, có thẩm quyền nên xem xét tạo điều kiện để giúp các hộ nghèo biết cách sử dụng đồng vốn, giúp các hộ nghèo nâng cao thu nhập và từng bước vươn lên thoát nghèo, rút dần khoảng cách giữa người nghèo và người giàu. 2.2.2.5. Tình hình nhà ở và và phương tiện sinh hoạt của các hộ điều tra năm 2010 Người xưa có câu: “ an cư lập nghiệp” nhà ở và tiện ngi sinh hoạt là yếu tố vật chất biểu hiện chất lượng cuộc sống của con người. Các hộ nghèo đói vì thu nhập thấp, không có tích lũy nhiều nên họ chưa có khả năng xây nhà kiến cố và mua sắm các tiện nghi sinh hoạt tối thiểu để phục vụ cho cuộc sống gia đình. Đó là một trong những chỉ tiêu phản ánh mức sống của người dân. Đại học Kin h ế Hu ế Qua số liệu trong bảng 11 ta thấy bình quân chung nhà bán kiến cố chiếm tỷ lệ cao nhất, trong đó nhà bán kiên cố ở thôn Cơ Lò chiếm tỷ lệ cao nhất là 90% với số lượng 18 nhà, ở thôn Bút Nhót nhà bán kiên cố chiếm tỷ lệ là 40% với số lượng 8 nhà và thấp nhất là ở thôn Bền chiếm tỷ lệ 10% với số lương là 2 nhà; bình quân chung nhà kiên cố chiếm tỷ lệ 30%, trong đó nhà bán kiên cố đều là nằm ở thôn Bền chiếm tỷ lệ 90% với số lượng là 18 nhà và thấp nhất là nhà tạm bợ chiếm tỷ lệ 23,33%, trong đó nhà tạm bợ ở thôn Bút Nhót là cao nhất chiếm tỷ lệ 60% với số lượng là 12 nhà và ở thôn Cơ Lò chiếm tỷ lệ 10% với số lượng là 2 nhà. Qua những con số trên phần nào cho biết sự chênh lệch về mức sống giữa các thôn. Tuy 3 thôn đều nghèo nhưng thôn Bền có nhà ở kiến cố hơn chứng tỏ mức thu nhập của họ cao hơn so với 2 thôn còn lại. Nhà ở bán kiên cố và tạm bợ vẫn còn rất nhiều, để hộ nghèo yên tâm làm ăn thì nhà nước cần có các chính sách hổ trợ vật liệu xây dựng, vốn cho hộ nghèo có nhà ở kiến cố. Về phương tiện sinh hoạt: Qua bảng số liệu cho thấy phương tiện sinh của các hộ nghèo cũng hạn chế, phần lớn đồ dùng của họ là những thứ rẻ tiền, kém chất lượng, không đáng giá, nhanh hư hỏng. Các hộ nghèo vẫn có xe máy nhưng chủ yếu là xe Trung Quốc, xe cũ sắp hết hạn sử dụng. Theo số liệu điều tra của 60 hộ ở 3 thôn năm 2010, thu được kết quả như sau Bình quân chung về phương tiện sinh hoạt thì điện thoại chiếm tỷ lệ cao nhất là 22,8%, ti vi chiếm tỷ lệ 20%, quạt điện chiếm tỷ lệ là 17,2%, xe máy chiếm tỷ lệ 15,6%, đầu VCD chiếm tỷ lệ 14% và chiếm tỷ lệ thấp nhất là xe đạp 10,4%. Đại học Kin h tế Hu ế Bảng 11: Tình hình nhà ở và phương tiện sinh hoạt của các hộ điều tra năm 2010 Chỉ tiêu ĐTV Thôn Bút Nhót Thôn Cơ Lò Thôn Bền Tổng ,BQC SL % SL % SL % SL % 1. Nhà ở Cái 20 100 20 100 20 100 60 100 - Nhà kiên cố Cái 0 0 0 0 18 90 18 30 - Nhà bán kiên cố Cái 8 40 18 90 2 10 28 46,67 - Nhà tạm bở Cái 12 60 2 10 0 0 14 23,33 2. Phương tiện sinh hoạt 60 100 77 100 113 100 250 100 - Hộ có ti vi Cái 15 25 15 19,48 20 17,70 50 20 - Hộ có đầu VCD Cái 5 8,33 10 12,99 20 17,70 35 14 - Hô có xe máy Chiếc 9 15 12 15,58 18 15,93 39 15,6 - Hộ có xe đạp Chiếc 6 10 5 6,49 15 13,27 26 10,4 - Hộ có quạt điện Cái 7 11,67 16 20,78 20 17,70 43 17,2 -Hộ có điện thoại Cái 18 30 19 24,68 20 17,70 57 22,8 (Nguồn: số liệu điều tra năm 2010) Đại học Kin h tế Hu ế So sánh về phương tiện sinh hoạt của 3 thôn thì thôn Bền có phương tiện sinh hoạt bình quân/hộ nhiều nhất với tổng số lượng là 113 cái chiếm 100%, trong đó điện thoại, ti vi, quạt điện, đầu VCD đều là 20 cái và cùng chiếm tỷ lệ 17,70%, xe máy là 18 chiếc chiếm tỷ lê. 15,93%, và thấp nhất là xe đạp 15 chiếc chiếm tỷ lệ 13,27%. Thôn Bút Nhót là thôn có tỷ lệ phương tiện sinh hoạt thấp nhất, bình quân/hộ thì điện thoại là 18 cái chiếm tỷ lệ 30%, ti vi 15 cái chiếm tỷ lệ 25%, xe máy 9 chiếc chiếm tỷ lệ 15%, xe đạp 6 chiếc chiếm tỷ lệ 10%, quạt điện 7 cái chiếm tỷ lệ là 11,67%, và thấp nhất là đầu VCD với số lượng là 5 cái chiếm 8,33%. Qua phân tích tình hình nhà ở và phương tiện sinh hoạt ở trên, cho thấy điều kiện mua sắm của các hộ người kinh ở thôn Bền cao hơn so với các hộ người dân tộc thiểu số CơTu ở thôn Bút Nhót và thôn Cơ Lò. Điều này cũng đồng nghĩa mức thu nhập, đời sống của các hộ người kinh cũng cao hơn người CơTu là do trình độ của họ cao hơn, có kinh nghiệm làm ăn, nên tiếp cận các dịch vụ dễ dàng và có hiệu quả. Tuy nhiên so với mặt bằng chung thì họ vẫn nằm trong diện nghèo. Tóm lại, nhà ở và phương tiện sinh hoạt của các hộ điều tra hết sức thô sơ và rẻ tiền, kém chất lượng nên sử dụng trong một thời gian ngắn thì hư hỏng, họ phải bỏ ra một khoảng chi phí lớn để sửa chữa, tu bổ lại. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho các hộ nghèo nơi đây đã nghèo lại càng nghèo hơn. Chính vì thế, các cấp chính quyền cần quan tâm đến người nghèo, hộ nghèo nhiều hơn nữa để xóa hết nhà tạm bợ, những ngôi nhà bán kiên cố thành những ngôi nhà kiến để giúp bà con nơi đây yên tâm lo làm ăn, sản xuất, phát triển kinh tế để tăng thu nhập, cải thiện đời sống của họ lên, góp phần xóa đói giảm nghèo của xã. 2.2.3. Tình hình đời sống của các hộ điều tra năm 2010 2.2.3.1. Tình hình thu nhập và cơ cấu thu nhập của các hộ điều tra năm 2010 Thu nhập là kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh của các nông hộ, nó phản ánh hiệu quả của một quá trình sản xuất kinh doanh. Thu nhập càng cao thì đời sống của các nông hộ càng cao và ngược lại. Chỉ tiêu phản ánh thu nhập bình quân đầu người/ tháng là chỉ tiêu phản ánh khá chính xác, đầy đủ thực trạng đời sống của các nông hộ. Để biết rõ hơn mức sống của các hộ điều tra, ta đi vào phân tích số liệu ở bảng 12. Qua số liệu điều tra được tổng hợp ở bảng 12 ta thấy, mức thu nhập bình quân của các nông hộ là rất thấp. Thu nhập bình quân chung của mỗi hộ là 16.691,67 nghìn đồng, Đại học Kin h tế Hu ế thu nhập bình quân chung/khẩu/ tháng là 261,26 nghìn đồng, trong đó thôn của Bút Nhót là thấp nhất 211 nghìn đồng và cao nhất là thôn Bền 323 nghìn đồng. Sỡ dĩ thôn Bền có thu nhập cao so với 2 thôn kia vì họ có trình độ nên chủ yếu là kinh doanh các dịch vụ đem lại lợi nhuận khá cao, đỡ rủi ro hơn so với sản xuất trong nông nghiệp như hai thôn còn lại. Qua đó ta thấy được khó khăn phần nào các nhóm hộ điều tra nói riêng và của toàn xã nói chung. Đây là một thách thức lớn cho chính quyền địa phương cần có các chính sách tạo việc làm nhằm tạo thu nhập cho người dân trong xã. Tóm lại, các hộ nghèo đói cần phải chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi mới có năng suất chất lượng cao phù hợp với điều kiện của địa phương. Đồng thời cần phải chuyển đổi cách sản xuất như loại bỏ dần cách thức sản xuất lạc hậu mà áp dụng tiến bộ khoa học, làm ăn đúng quy trình hướng dẫn để thu được năng suất cao, chất lượng tốt, tăng thu nhập góp phần xóa đói giảm nghèo vươn lên làm giàu chính đáng. Đại học Kin h tế Huế Bảng 12: Tình hình thu nhập và cơ cấu của các hộ điều tra năm 2010. Tính bình quân/hộ Chỉ tiêu ĐVT Thôn Bút Nhót Thôn Cơ Lò Thôn Bền BQC 1. Tổng thu nhập 1000đ 14.675 16.790 18.610 16.691,67 1.1 Từ SXNN và chăn nuôi 1000đ 9.975 10.320 5.350 8.548,33 - % so với tổng thu nhập % 67,97 61,47 28,75 51,21 1.2. Từ dịch vụ 0 0 7.350 2.450 - % so với tổng thu nhập % 0 0 39,49 14,68 1.3. Từ nguồn khác 4.700 6.470 5.910 5.693,33 - % so với tổng thu nhập % 32,03 38,53 31,76 34,73 2. Chỉ tiêu bình quân -TN bq/hộ/tháng 1000đ 1.123 1.399 1.551 1.390,97 -TN bq/khẩu/tháng 1000đ 211 250 323 261,26 -TN bq/LĐ/tháng 1000đ 395 350 485 409,64 (Nguồn: số liệu điều tra năm 2010)Đại học Kin h tế Hu ế 2.2.3.2. Tình hình chi tiêu của các hộ điều tra năm 2010 Ăn uống, sinh hoạt là nhu cầu không thể thiếu được trong cuộc sống, để có thể tồn tại và phát triển thì con người nhất thiết phải ăn, mặc và sinh hoạt khác. Tuy nhiên do điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng gia đình mà mỗi hộ cần có cách chi tiêu khác nhau. Đối với hộ nghèo đói thì nguồn thu nhập trong năm tập trung chi tiêu cho ăn uống, còn các khoản chi khác thì rất ít và tích lũy hầu như là không có, nhiều lúc ốm đau không có tiền nên họ phải đi vay mượn và chờ khi có mùa vụ thì trả nợ, đã nghèo càng nghèo thêm. Nhưng đối với các hộ khá và trung bình, ngoài chi tiêu cho ăn uống thì còn dùng một khoản thu nhập dành cho tích lũy, đầu tư cho năm sau nên kinh tế của nhóm hộ này ngày càng phát triển, ngoài ra họ còn chi cho các khoản chi tiêu khác như may mặc, mua sắm tiện nghi trong gia đình,Chính vì vậy mà khoảng cách giàu nghèo ngày càng xa. Qua số liệu ở bảng 13 ta thấy được người nghèo chi tiêu vào lĩnh vực xã hội là rất ít, mà chủ yếu là chi cho việc ăn uống là chính. Chi phí bình quân chung của hộ mỗi năm là 19870,32 nghìn đồng chiếm tỷ lệ là 100%, trong đó chi cho sinh hoạt là cao nhất 17.650,66 nghìn đồng chiếm tỷ lệ 88,83% và chi cho sản xuất kinh doanh là 2.219,66 nghìn đồng chiếm tỷ lệ là 11,17 %. Còn việc học hành và chăm sóc sức khỏe đối với hộ nghèo là quá xa vời, chi phí cho việc học hành chỉ có là 618,33 nghìn đồng chiếm 3,11%, còn về sức khỏe thì hầu như các hộ nghèo ít quan tâm đến vì nếu muốn quan tâm thì cũng không có tiền để mà chữa bệnh, do đó chi phí cho việc chữa bệnh chỉ có 524,17 nghìn đồng chiếm 2,64 %. Hiện nay đối với hộ nghèo thuộc chương trình 135, nhờ sự quan tâm của Đảng và nhà nước nên hàng năm hộ nghèo được cấp thẻ BHYT chữa bệnh miễn phí, giúp hộ nghèo dễ dàng tiếp cận với y tế, và có điều kiện quan tâm đến sức khỏe của mình hơn. Đạ i họ c K inh ế H uế Bảng 13: Tình hình chi tiêu và cơ cấu chi tiêu của các hộ điều tra năm 2010 Tính bình quân/hộ Chỉ tiêu Thôn Bút Nhót Thôn Cơ Lò Thôn Bền BQC 1000đ % 1000đ % 1000đ % 1000đ % Tổng chi phi 18.475 100 20.012 100 21.125 100 19.870,32 100 1.Chicho SXKD 1.750 9,47 1.934 9,66 2.975 14,08 2.219,66 11,17 -SXNN và chăn nuôi 1.750 9,47 1.934 9,66 1.075 5,09 1.586,33 7,98 -Ngành nghề dịch vụ 0 0 0 0 1.900 8,99 633,33 3,19 2. Chi cho sinh hoạt 16.725 90,53 18.078 90,34 18.150 85,92 17.650,66 88,83 - Ăn uống 12.852 69,56 13.030 65,11 11.982 56,72 12.621,33 63,52 - Học hành 350 1,9 615 3,07 890 4,21 618,33 3,11 - Hiếu, hỷ 510 2,76 567 2,83 705 3,34 606,83 3,05 - Chữa bệnh 450 2,44 418 2,1 743 3,52 524,17 2,64 - Đi lại 1.120 6,06 1.603 8,01 1.910 9,04 1.544,17 7,77 - Chi khác 1.443 7,81 1.845 9,22 1.920 9,09 1.735,83 8,74 (Nguồn: số liệu điều tra năm 2010)Đại học Kin h tế Hu ế 2.2.4. Cân đối thu chi của các hộ điều tra năm 2010 Cân đối thu chi trong cuộc sống hằng ngày là nhu cầu cơ bản thiết yếu đối với các hộ nghèo ở xã Sông Kôn nói chung và các hộ nghèo điều tra nói riêng. Việc cân đối thu chi hằng ngày trong cuộc sống là rất khó, vì giữa chi tiêu và thu nhập luôn không đều nhau, nhiều lúc muốn chi tiêu nhiều nhưng do không có thu nhập nên người ta đành kìm hãm sự mong muốn đó và điều này chỉ tái diễn trong suy nghĩ của họ mà thôi chứ khó có thể thành hiện thực. Do đó việc cân đối thu chi đối với hộ nghèo là rất khó và đa số các hộ nghèo thì việc chi tiêu luôn lớn hơn thu nhập, chính vì thế có những tháng không biết lấy gì để chi tiêu thì bắt buộc họ phải đi vay mượn, ký nợ để có chi tiêu và khi nào tới mùa vụ thì trả nợ, nên hộ nghèo thường hay nợ nần chồng chất, đã nghèo lại nghèo hơn nữa. Bảng 14: Cân đối thu chi của các hộ điều tra năm 2010 Tính bình quân/hộ Chi tiêu ĐVT Thôn Bút Nhót Thôn Cơ Lò Thôn Bền BQC 1.Tổng thu nhập 1000đ 14.675 16.790 18.610 16.691,67 2.Tổng chi phí 1000đ 18.475 20.012 21.125 19.870,32 3. Tích lũy 1000đ -3.800 -3.222 -2.515 -3.178, 65 ( Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010) Qua số liệu ta cũng biết được cuộc sống của người dân nơi đây rất khó khăn vất vả, kết quả của một năm trời lao động cực khổ không đem lại cho họ có một khoản tích lũy nào cả dù chỉ là một ít, tích lũy bình quân chung của các hộ điều tra là -3.178,65 nghìn đồng/hộ/ năm, trong đó thôn Bút nhót là thôn có tích lũy thấp nhất -3.800 nghìn đồng/hộ/năm, thôn Bền có tích lũy cao nhất -2.515 nghìn đồng. Với con số tích lũy này thì làm cho các hộ nghèo nợ nầng chồng chất, chi tiêu cho sinh hoạt hằng ngày rất khó khăn, vất vả nên đã khổ thì càng khổ hơn. Đây là một vấn đề cấp bách nhất đặt ra là chính quyền và các ban nghành cần kết hợp và tìm các giải pháp giải quyết, hướng dẫn và vận động bà con mạnh dạng vay vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh, hướng dẫn bà con cách sử dụng vốn có hiệu quả, hướng dẫn cho bà con cách làm ăn, để giúp bà con tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo ngay tại địa bàn xã. Đại học Kin h tế Hu ế 2.3. Nguyên nhân nghèo đói của các hộ gia đình dân tộc CơTu theo điều tra năm 2010 ở xã Sông Kôn, huyện Đông Giang, Tỉnh Quản Nam Có nhiều ý kiến khác trong việc xác định nguyên nhân gây ra tình trạng nghèo đói. Trên thực tế, không có một nguyên nhân biệt lập, riêng lẻ dẫn tới hiện tượng nghèo nhất trên diện rộng, có tính chất xã hội. Nó cũng không phải là nguyên nhân thuần túy về kinh tế hoặc do thiên tai dịch họa. Ở đây nguyên nhân của tình trạng là có sự đan xen, thâm nhập vào nhau cả tất yếu lẫn ngẫu nhiên, cả cái cơ bản và tức thời (đột xuất), cả nguyên nhân sâu xa lẫn ngyên nhân trực tiếp, cả khác quan lẫn chủ quan, tự nhiên lẫn kinh tế-xã hội. Vì vậy, để chống nghèo đói, giảm bớt sự nghèo khổ, cần phải xác định đúng những nguyên nhân dẫn đến nghèo đói. 2.3.1. Nguyên nhân khách quan khách quan Sông kôn là một xã nghèo miền núi của huyện Đông Giang, cộng với phong tục tập quán canh tác của bà con nơi đây còn mang nặng tính truyền thống, chưa tập trung thâm canh, sản xuất theo vùng. Trình độ dân trí thấp nên chưa biết cách áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào trong sản xuất. Hiện nay, trên địa bàn huyện nói chung và xã Sông Kôn nói riêng chưa có một khu công nghiệp hoặc cụm kinh tế thương mại, dịch vụ để tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế hàng hóa. Đồng thời, chưa có ngành nghề phụ truyền thống nào nhằm thu hút lao động trong lúc nông nhàn. Diện tích đất hoa màu phân tán riêng lẻ, không tập trung nên chưa áp dụng được cơ giới hóa vào trong sản xuất. Sản xuất của bà con nông dân nơi đây hoàn toàn dựa vào tự nhiên, chưa có một công trình thủy lợi nào trên địa bàn huyện để chủ động nguồn nước cho việc tưới tiêu vào trong sản xuất. Chưa có thị trường giá cả ổn định trong việc tiêu thụ sản phẩm của bà con nông dân sản xuất ra. Vì vậy vẫn còn tình trạng thương gia ép giá. 2.3.2. Nguyên nhân chủ quan Bên cạnh những nguyên nhân khách quan như điều kiện tự nhiên và môi trường, qua điều tra thực tế tôi đã tổng hợp được những nguyên nhân chủ quan chính dẫn đến tình trạng nghèo đói ở bảng 15. Đại học Kin h tế Hu ế Bảng 15: Những nguyên nhân chính dẫn đến đói nghèo của các hộ điều tra năm 2010 Chỉ tiêu Số hộ % I. phân theo nguyên nhân 1. Thiếu vốn và TLSX 53 88,33 2. Thiếu lao động 3 5 3. Thiếu kinh nghiệm làm ăn 30 50 4. Thiếu việc làm 29 48,33 5. Đông người ăn theo 15 25 6. Thiếu ruộng đất 44 73,33 7. Tai nạn rủi ro 3 5 8. Ốm đau dài ngày 9 15 9. Nguyên nhân khác 10 16,67 II. Phân loại theo số lượng nguyên nhân 60 100 1. Do 2 nguyên nhân 6 10 2. Do 3 nguyên nhân 24 40 3. Do 4 nguyên nhân 20 33,33 4. Do 5 nguyên nhân trở lên 10 16,67 ( Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010) - Thiếu vốn và TLSX: Đây là nguyên nhân số 1, qua phỏng vấn điều tra trực tiếp và gián tiếp đến các hộ điều tra thì có đến 88,33% số hộ trả lời là thiếu vốn sản xuất và TLSX. Các hộ nghèo hầu như không có khoản tích lũy, làm không đủ ăn thường xuyên phải đi làm thuê và đi vay mượn để đảm bảo cho cuộc sống hằng ngày nên họ không có vốn để đầu tư cho sản xuất. Trong khi nhà nước có chính sách cho người nghèo vay với lãi xuất ưu đãi thì họ không dám vay, vì sợ không biết lấy gì để trả khi đến hạn trả mà còn nợ nhiều hơn nữa. Vì vậy, vì vay họ chỉ còn trông chờ vào sự giúp để của người thân, bà con làng xóm, đặc biệt là họ đi mua nợ các nhà bán hàng rồi đến màu thu hoạch họ đem trả, chính vì ăn trước trả sau nên khi thu hoạch họ chẳng còn gì để tiết kiệm. Nó cứ lặp đi lặp lại cho đến bây giờ. Đại học Kin h tế Hu ế - Thiếu đất sản xuất (73,33%), đây là nguyên nhân thứ 2 dẫn đến nghèo đói của các hộ nông dân. Qua phân tích tình hình sử dụng đất đai của các nông hộ thì ta thấy diện tích bình quân trên hộ cũng tương đối cao nhưng khi phỏng vấn thì biết được, đất đai ở đây chất lượng kém, ruộng nước thì rất ít, chủ yếu là làm nương rẫy trên các đồi núi nên năng suất thấp, họ muốn nhà nước có chính sách san bằng các đồi núi để họ có đất sản xuất thêm nhằm tăng thêm thu nhập. - Thiếu kinh nghiệm làm ăn (50%): Đây là nguyên nhân thứ 3 dẫn đến nghèo đói. Trình độ văn hóa thấp, trình độ biết cách áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất không có, bản thân các họ nghèo cũng không biết nên sản xuất như thế nào để cho năng suất cao, cộng thêm thiếu vốn, thiếu thông tin, thiếu kinh nghiệm cho nên trong quá trình sản xuất gặp rất nhiều khó khăn. - Thiếu việc làm (48,33%): Có lẽ đây là nguyên nhân phổ biến nhất ở tất cả các địa phương nói chung và xã Sông Kôn nói riêng, ngoài công việc trồng trọt và chăn nuôi thì các hộ nghèo không có việc làm phụ trong lúc nông nhàn để tăng thêm thu nhập, trong lúc nhàn rỗi thì họ đi làm thuê để cải thiện cuộc sống nhưng không phải lúc nào cũng có việc để làm thuê vả lại tiền công rất rẽ mạc không đủ để dàn trải cho sinh hoạt thường ngày. Chính vì thế họ vẫn không thoát được cảnh nghèo đói. Ngoài các nguyên nhân trên, còn có một số nguyên nhân khác, đó là gặp tài nạn rủi ro, ốm đau thường xuyên, mất sức lao động, mắc bệnh hiểm nghèo chạy chữa tốn kém nên họ không những không thoát nghèo mà càng nghèo hơn nữa. Tuy nhiên cũng có một số người chày lười trong lao động, chi tiêu ăn uống không có kế hoạch, cờ bạc , rượu chè, Nguyên nhân này tuy không nhiều nhưng đây là một tệ nạn xã hội ảnh hưởng rất lớn trong hạnh phúc gia đình và gây rối trật tự, an ninh xã hội tại địa phương. Những hộ nghèo thường có nhiều nguyên nhân dẫn đến nghèo đói. Qua điều tra cho thấy có tới 40% do 3 nguyên nhân, 33,33% do 4 nguyên nhân, 16,7 do 5 nguyên nhân trở lên và 10% do 2 nguyên nhân trở lên. Những nguyên nhân trên xuất phát từ chính bản thân hộ nghèo, chính vì vậy ngoài sự quan tâm tạo điều kiện của các cấp Uỷ Đảng thì cần có sự cố gắng vượt nghèo của chính bản thân người nghèo. Như vậy công tác xóa đói giảm nghèo mới bền vững và hiệu quả đem lại cuộc sống cho người nghèo. Đại học Kin h tế Hu ế CHƯƠNG III ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP 3.1. Phương hướng và mục tiêu 3.1.1. Phương hướng Đói nghèo là mọi nguồn gốc của bệnh tật, của thất học, mù chữ và là nguồn gốc của mọi loại tệ nạn xã hội khác nữa.Vì thế đói nghèo nó trở thành một vấn đề rất nóng bỏng, là một thách thức to lớn đối với tất cả các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam phải đối mặt với những thách thức đó trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội. Cho nên, hiện nay chương trình xóa đói giảm nghèo đã được triển khai khắp các địa phương trong cả nước. Đó là chương trình tổng hợp về kinh tế-xã hội gắn liền với phát triển kinh tế bền vững. Thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo cần phải lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế-xã hội và có những mục tiêu, giải pháp cụ thể, thiết thực phù hợp với điều kiện của các hộ nông dân, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các hộ nghèo đói có cơ hội cải thiện từng bước nâng cao thu nhập mức sống, tạo động lực cho các hộ nghèo có ý chí vươn lên hòa nhập với cộng đồng. Tăng cường khai thác và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực phát kinh tế của địa phương, thực hiện tốt chủ trương chính sách của nhà nước về kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, song song với việc tập huấn cho bà con nông dân về cách thức sản xuất, áp dụng các loại cây trồng vật nuôi có năng suất chất lượng cao, phẩm chất tốt thì các cán bộ khuyến nông khuyên lâm cần thực hành trực tiếp ngay với bà con trên chính mảnh đất sản xuất của các hộ nhằm giúp bà con dễ dàng tiếp thu và thực hiện đúng kỹ thuật đem lại hiệu quả kinh tế cao, từ đó góp phần xóa được đói giảm được nghèo. Tạo điều kiện cho các hộ nông dân phát triển một số mô hình chăn nuôi phù hợp với điều kiện, đặc điểm địa hình của địa phương nhằm đem lại thu nhập cao cho các hộ nghèo. Khuyến khích và tạo cơ hội, năng lực cho người nghèo như công việc tín dụng, điện, thị trường đầu ra cho sản xuất của họ phải đảm bảo, đẩy mạnh cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, đảm bảo nước sạch, vệ sinh, tạo điều kiện để họ chủ dộng tham gia vào công tác xóa đói giảm nghèo ở từng thôn bản góp phần nâng cao cuộc sống, có ý chí vươn lên thoát nghèo. Đại học Kin h tế Hu ế Huy động các nguồn vốn nhà nước, cộng đồng các tổ chức quốc tế cho các hộ nghèo đầu tư vào sản xuất, chăn nuôi nhằm phát triển kinh tế hộ gia đình. Nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua hoạt động văn hóa, xã hội, thể dục- thể thao, giáo dục, y tế, dân số, chương trình dinh dưỡng, câu lạc bộ bình đẳng giới ., tích cực phòng chống các tệ nạn xã hội, xóa dần các phong tục tập quá lạc hậu , cổ hủ, Phân đấu hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch cấp trên giao. Đồng thời giải quyết tốt chính sách xã hội, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, khuyên khích các hình thức vay vốn, xây dựng quỹ xóa đói giảm nghèo ngay ở địa phương, thôn bản. Ngăn chặn tái nghèo, tăng cường công tác tuyên truyền vận động thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo thông qua các hội đoàn thể như: phụ nữ, nông dân, thanh niên, cựu chiến binh và thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài truyên thanh huyện, xã, 3.1.2. Mục tiêu Căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương và thực trạng đói nghèo cũng như tiềm năng phát triển kinh tế-xã hội trong những năm qua. Căn cứ vào tiêu chí mới theo chỉ thị số 1752/CT-TTg ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng chính phủ về việc thực hiện chuẩn nghèo mới cho giai đoaạn 2011-2015. Căn cứ vào kết quả điều tra đến tháng 2 năm 2011 trên địa bàn xã Sông Kôn hiện còn 384 hộ nghèo với 1768 nhân khẩu chiếm 74,13% tỷ lệ hộ nghèo của toàn xã (nghèo theo tiêu chí mới). Đặc biệt có một số thôn tỷ lệ hộ nghèo trên 97,83%. Chính vì tỷ lệ hộ nghèo toàn xã rất cao nên đặt ra mục tiêu cụ thể phải phấn đấu thực hiện trong thời gian tới như sau: - Phấn đấu đạt thu nhập bình quân đầu người từ 6,5 đến 7 triệu đồng. - Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 72,63% so với tổng số dân tại thời điểm. - Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi xuống còn 28,75%. - Đảm bảo 100% hộ chính sách có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của nhân dân trên địa bàn quản lý. - Nâng tổng số thôn đạt chuẩn thôn văn hóa từ 5/11 thôn lên 10/11 thôn. - Đảm bảo 98% các hộ nghèo có điện dùng. Đại học Kin h tế Hu ế - Giáo dục- đào tạo trẻ em trong độ tuổi đến trường đạt 100%, không có học sinh nào giữa chừng. - Tiếp tục duy trì và nâng cao kết quả phòng chống gia đình tái hôn đúng độ tuổi và chống mù chữ, đảm bảo chất lượng trường chuẩn quốc gia. - Tập trung đẩy mạnh phát huy các ngành nghề truyền thống như đan tre, mây, dệt thổ cẩm của người CơTu . - Mở các lớp dạy nghề cho con em hộ nghèo như lớp cắt may, điện gia dụng, mở các lớp tin học cho các cháu tốt nghiệp cấp II để có điều kiện tiếp cận công nghệ thông tin nhằm mục đích về cung cấp truyên đạt lại thông tin cho bà con trong thôn. 3.1. Các giải pháp cụ thể Thông qua kết quả điều tra và xuất phát từ tình hình kinh tế- xã hội của xã Sông Kôn, từ những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo của các hộ và từ những nhu cầu thực của người dân, tôi xin đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm góp phần XĐGN cho các hộ nông dân của xã Sông Kôn như sau 3.2.1. Giải pháp về đất đai và TLSX cho hộ nghèo Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu đặc biệt không thể tách rời với hoạt động sản xuất. Đất đai chính là tài sản chủ yếu của nông dân nói chung, đặc biệt là đối với hộ nghèo. Qua điều tra thực tế cho thấy hầu hết các hộ nghèo đói thường thiếu đất sản xuất , có chẳng qua chỉ là một phần diện tích rất ít không đủ để canh tác. Điều này các cấp chính quyền địa phương cần quan tâm nhiều hơn. Tập trung nguồn vốn của Ban dân tộc miền núi tỉnh, khai hoang phân cho hộ dân tộc thiểu số (những hộ nghèo thiếu đất sản xuất) có đất sản xuất theo quyết định 134/CP của chính phủ. - Đối với hộ nghèo mới tách hộ chưa có đất sản xuất thì chính quyền địa phương cần quan tâm cấp đất, tạo điều kiện để các hộ này có đất sản xuất. - Đối với xã thì ngành địa chính xã cần tăng cường công tác kiểm tra việc sử dụng đất của các hộ trong toàn xã, nếu phát hiện không sử dụng hoặc sử dụng sai mục đích thì cần thu hồi lại để cấp cho người hộ nghèo khác đang thiếu đất sản xuất. Tóm lại, đất đai là vấn đề phức tạp, vì vậy chính quyền địa phương cần áp dụng chính sách hợp lý, thõa mãn nguyện vọng của nhân dân, sẽ là động lực quan trọng giúp hộ nghèo thoát nghèo trên chính mảnh đất của họ. Mặc khác, sự quản lý, phân bổ sử Đại học Kin h tế Hu ế dung đất đai hợp lý của chính quyền địa phương sẽ giúp người nghèo có đất sản xuất, tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình, vươn lên làm giàu chính đáng 3.2.2. Giải pháp về vốn vay Qua số liệu điều tra và tình hình thực tế ở địa phương thì thấy rằng 88% hộ nông dân đều rất cần vốn để đầu tư cho sản xuất, chăn nuôi, phát triển kinh tế gia đình, tăng thu nhập. Thực tế cho thấy nhiều hộ nông dân đã vượt được đói nghèo nhờ vào các nguồn vốn vay.Tuy nhiên, do nguồn vốn ưu đãi không nhiều nên nhiều hộ gia đình vẫn chưa được vay. Người nghèo thì khó có cơ hội được vay vốn từ Ngân hàng nông nghiệp vì muốn vay thì phải có tài sản thế chấp. Điều này rất khó vì người nghèo không có tài sản gì có giá trị mà thế chấp. Nhưng từ khi Ngân hàng chính sách xã hội ra đời (2003- đến nay), đây là cơ hội để bà con được vay rộng rãi. Đặc biệt là hộ nghèo vì vốn từ ngân hàng chính sách không cần thế chấp tài sản mà thông qua thế chấp của các tổ chức hội đoàn thể như: Thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân,Thủ tục vay vốn đơn giản, chỉ cần thành lập tổ vay vốn, các tổ viên phải chấp hành tốt quy chế của tổ đã đề ra như thu lãi và đóng tiền tiết kiệm hàng tháng đúng hạn thì được ngân hàng giải ngân kịp thời. Tuy nhiên, thực tế thì rất khó thực hiện bởi vì bà con nông dân nơi đây không có nguồn thu nhập nên không có tiền để trả lãi và đóng tiết kiệm hàng tháng. Điều này làm cho bà con hạn chế vay, đặc biệt là những hộ nghèo chưa dám mạnh dạn vay vốn, sợ rủi ro không hoàn trả được vốn và lãi cho ngân hàng. Vì vậy, các ngành đoàn thể cần tăng cường tuyên truyền giải thích để bà con hiểu được sự quan trọng của nguồn vốn vay từ ngân hàng chính sách là ưu tiên cho hộ nghèo vay với lãi suất thấp (0,65%/ tháng) để bà con mạnh dạn vay vốn đầu tư vào phát triển kinh tế gia đình, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo ngay tại địa phương. 3.2.3. Giải pháp về hướng dẫn kỹ thuật làm ăn và chuyển giao công nghê Qua thực tế điều tra có nhiều hộ nghèo có sức lao động đã được vay vốn, nhưng do trình độ dân trí thấp nên việc tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật còn nhiều hạn chế, thiếu kinh nghiệm trong sản xuất, chăn nuôi. Vì vậy, UBND xã cần chỉ đạo nghành khuyến nông xã tăng cường công tác phối hợp với các ngành đoàn thể xã như Thanh niên, phụ nữ, nông dân., cựu chiến binh, Đại học Ki h tế Hu ế Tuyên truyền vận động bà con tham gia đầy đủ các lớp tập huấn do tỉnh, huyện tổ chức. Đồng thời xã cũng hết sức tranh thủ sự quan tâm của Trạm khuyến nông huyện tập huấn hướng dẫn cho bà con nông dân về cách làm ăn, về quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất, chăn nuôi. - Tổ chức tập huấn các lớp kỹ thuật thâm canh, kỹ thuật xen canh cây ngô, cây lúa. - Hướng dẫn sử dụng hợp lý có hiệu quả các loại phân bón, thuốc trừ sâu, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường. Tập huấn khuyên bà con thực hiện phương án phòng trừ tổng hợp IPM vào đồng ruộng. - Tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Đồng thời hướng dẫn bà con trồng cỏ voi để chăn nuôi bò tại chuồng. Hạn chế thả rong trên rừng, không ai chăn dắt, không chuồng trại làm ảnh hưởng đến chất lượng đàn gia súc. - Tập huấn hướng dẫn bà con chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi mới, chất lượng, năng suất cao hơn. - Tập huấn kỹ thuật trồng keo lai nhằm phát triển vườn đồi, giảm diện tích đồi núi trọc. Cách hướng dẫn: Cán bộ khuyến nông có thể mở lớp tập huấn chung hoặc riêng tập huấn cho từng nhóm hộ sản xuất. Tuy theo trình độ của từng nhóm hộ gia đình khác nhau mà hướng dẫn có kết quả, phù hợp với khả năng tiếp thu thông tin của từng nhóm hộ. Đồng thời việc chuyển giao công nghệ phải thực sự đến được với hộ nghèo. Muốn thực hiện được thì cần phải có bộ máy cán bộ, có trình độ chuyên môn cao, nhiệt tình với công việc và phải am hiểu biết các phong tục tập quán của bà con, hiểu được tiếng địa phương để bà con dễ dàng tiếp thu và thực hiện. Phải biết tranh thủ những ý kiến từ những người có uy tín như già làng, trưởng thôn để tuyên truyền, thuyết phục bà con thay đổi cách làm ăn làm lạc hậu bằng cách áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất, chăn nuôi. Về phân bón: Bà con chưa có thói quen sử dụng phân bón, vì vậy cần tuyên truyền cho bà con tận dụng nguồn phân hữu cơ sẵn có trong gia đình, hướng dẫn bà con biết cách bón phân hợp lý. Đại học Kin h tế Hu ế 3.2.4. Giải pháp đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ở nông thôn Kết cấu hạ tầng nông thôn là những công trình chủ yếu phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội ở nông thôn như: Giao thôn nông thôn thuận tiện cho việc vận chuyển nông sản hàng hóa mà bà con làm ra, cung cấp thông tin kịp thời nhằm giúp bà con dễ dàng nắm bắt thông tin về thị trường nông sản, về thị trường giá cả, Đặc biệt quan tâm xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp để chủ động nguồn nước tưới. Xây dựng mới và tu bổ lại các trường học, phòng học, cung cấp đầy đủ các dụng cụ phục vụ cho việc học và giảng dạy tốt nhằm xóa hết mù chữ cho học sinh con em người nghèo. Xây dựng và trang bị đầy đủ các dụng cụ y tế, đồng thời phải có kế hoạch đào tạo hoặc luân chuyển cán bộ y tế có đủ năng lực phục vụ công tác khám chữa bệnh kịp thời cho nhân dân tại địa bàn, ít nhất 1 trạm y tế xã phải có 1 bác sĩ để khám và chuẩn đoán kịp thời cho bệnh nhân. 3.2.5. Giải pháp về giáo dục và đào tạo Cần tiếp tục quan tâm tạo mọi điều kiện để các cháu yên tâm học tập, đặc biệt là các là các cháu thuộc hộ nghèo, cần tiếp quan tâm hỗ trợ sách, vở và các đồ dùng học tập để các cháu có điều kiện học tập tránh tình trạng bỏ học giữa chừng. Thực hiện miễn giảm học phí và các khoản đóng cho con em hộ nghèo, nên có các chương trình khuyên khích các học sinh nghèo vượt khó học giỏi. Đồng thời cân quan tâm tạo điều kiện về kinh phí để con em dân tộc thiểu số tham gia học tập các lớp đào tạo ngắn hạn như trung cấp nông nghiệp tại địa phương. Dài hạn là các trường Đại học nông lâm theo diện cử tuyển đầy là những nguồn cán bộ tương lai, sau khi đào tạo xong chính những người này sẽ trực tiếp hướng dẫn cho bà con nông dân ở các thôn làng một cách có hiệu quả hơn là cán bộ người kinh ở nơi khác chuyển về. 3.2.6. Giải pháp về văn hóa, dân số kế hoạch hóa gia đình * Về văn hóa: Tăng cường quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hóa. Thực hiện tốt các cuộc vận động “ toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, thực hiện xây dựng làng văn hóa, thực hiện nếp sống văn minh lành mạnh, từng bước xóa bỏ các tập tục lạc hậu trong cưới hỏi, ma chay, cúng báinhằm tránh lãng phí. Đại học Kin h tế Hu ế Đặc biệt tuyên truyền vận động các cặp vợ chồng tham gia vào câu lạc bộ bình đẳng giới, để giảm bớt hiện tượng người phụ nữ không có quyền, tạo ra sự bình đẳng như nhau giữa nam giới và nữ giới, khuyên khích những cặp vợ chồng sống hạnh phúc và nuôi dạy con tốt. * Về DSKHHGĐ (Dân số kế hoạch hóa gia đình): Cần tiếp tục tuyên truyền về pháp lệnh dân số, thực hiện gia đình ít con để có điều kiện nuôi dạy con tốt. Tuyên truyền thực hiện KHHGĐ cho tất cả các cặp vợ chồng, đặc biệt những cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ. Lồng ghép chương trình vay vốn với công tác KHHGĐ. Tổ chức thành lập câu lạc bộ phụ nữ, tổ chức phụ nữ không sinh con thứ 3, câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững, câu lạc bộ bình đẳng giới. Vận động phụ nữ khám thai định kỳ và đến sinh con tại trạm y tế, tránh tình trạng sinh con tại nhà như trước đây nhằm đảm bảo kịp thời chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em sơ sinh. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để phụ nữ đến thực hiện các biện pháp tránh thai tại các cơ sở y tế. Đại học Kin h tế Hu ế PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Đói nghèo là một vấn đề nóng bỏng mà hầu hết các quốc gia trên thế giới phải đối mặt trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, trong đó có Việt Nam. Vì vậy hiện nay chương trình xóa đói giảm nghèo đã được triển khai ở khắp địa phương trong cả nước. Đó là chương trình tổng hợp về kinh tế xã hội gắn liền với phát triển kinh tế, thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo cần lồng ghép với chương trình kinh tế xã hội có những mục tiêu, giải pháp cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế của bà con, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nghèo đói cải thiện nâng cao được mức sống, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo. Xóa đói giảm nghèo là một nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị của toàn xã hội và của chính người nghèo. Đầy là nhiệm vụ quan trọng gắn liền với phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị - xã hội, là thách thức lớn đối với các cấp các ngành. Chính vì vậy mà Đảng và nhà nước hết sức quan tâm, xem đây vừa là một nhiệm trước mặt vừa mang tính chiến lược lầu dài tromg quá trình phát triển kinh tế xã hội. Góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Tập trung mọi nguồn lực phát triển kinh tế ở địa phương, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Tăng cường tập huấn cho bà con về kiến thức sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật nhằm tăng năng suất cây trồng vật nuôi, đêm lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói giảm nghèo từng bước ổn định cuộc sống của nhân dân. Phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch mà cấp trên giao, đồng thời giải quyết tốt các chính sách xã hội, thực hiện tiết hiện kiệm chống lãng phí, khuyến khích các hình thức vay vốn, xây dựng quỹ xóa đói giảm nghèo ở ngay địa phương. Đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sỏ hạ tầng phục vụ cho nhân dân, vận động nhân dân cùng tham gia góp sức góp của với nhà nước để xây dựng các công trình tại địa phương. Huy động các nguồn vốn ưu đãi với lãi suất thấp như vốn Ngân Hàng chính sách xã hội, vốn đầu tư phi chính phủ, vốn dân tộc đặc biệt khó khăn,để hộ nghèo đầu tư vào sản xuât kinh doanh, phát triển kinh tế gia đình. Đại học Kin h tế Hu ế Nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua các hoạt động văn hóa, thể dục- thể thao, giáo dục, y tế, phòng chống tệ nạn xã hội, bài trừ các tập tục lạc hậu, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để hộ nghèo, người nghèo phát huy hết nội lực khả năng, chủ động tham gia vào công tác xóa đói giảm nghèo ở thôn bản, góp phần nâng cao cuộc sống, vườn lên từng bước thoát nghèo. Ngăn chặn tái nghèo, tăng cường tuyên truyền công tác xóa đói giảm nghèo thông qua các hội đoàn thể như Thanh niên, Phụ nữ, Nông dân và thông qua các phương tiện đại chúng như đài truyền thanh huyện, đài truyền thanh xã. 2. Kiến nghị Với những kết quả mà xã đạt được trong công tác xóa đói giảm nghèo cũng như những mặt tồn tại hạn chế cần khắc phục. Bản thân tôi cũng là một người con được sinh ra và lớn lên tại địa bàn quê hương xã sông kôn và qua thời gian thực tập tại xã: nay tôi xin đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo tại địa bàn xã sông kôn trong thời gian tới. - Đối với cấp ủy Đảng: cần phải quán triệt sâu sắc tình thần của công tác xóa đói giảm nghèo. Chỉ đạo chính quyền, các ban ngành đoàn thể nghiêm túc thực hiện đúng mục tiêu đúng đối tượng, chính xác nắm bắt được tình hình đời sống của nhân dân. Mỗi Đảng viên ở từng thôn làng phải thực sự gương mẫu, là Đảng viên thì luôn phấn đấu không thuộc diện nghèo để bà con noi theo. - Đối với chính quyền xã: Tiếp tục kiện toàn Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo từ xã đến các cơ sở địa phương thôn làng. Cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo phải có trình độ chuyên môn, có năng lực thật sự, có tình thần trách nhiệm cao trong công việc, Tham mưu kịp thời với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương về phân định theo nhóm nguyên nhân nghèo đói, đề ra các giải pháp thực hiện theo nhóm đối tượng. Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về việc rà soát các hộ nghèo hằng năm do phòng LĐTB&XH huyện tổ chức để việc điều tra rà soát lại hộ nghèo đúng đối tượng, tránh tình trạng những hộ chịu khó làm ăn nhưng không may gặp rủi ro lại không được hưởng còn các hộ chày lười lao động không chịu làm ăn cứ tư tưởng trồng chờ vào các chính sách hỗ trợ của nhà nước thì lại được hưởng. Đại học Kin h ế Hu ế Cần kết hợp với các tổ chức ban ngành khác như Hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến bình, đoàn thanh niên để giúp đỡ kịp thời các hội viên của mình, tạo động lực quyết tâm vươn lên thoát nghèo. Để tạo sự công bằng, bình đẳng hơn giữa các cặp vợ chồng, tránh tình trạng người phụ nữ không có quyền quyết định mọi công việc trong gia đính thì các ban ngành xã nên tổ chức các câu lạc bộ như bình đẳng giới, gia đình văn minh nuôi dạy con tốt,. - Đối với các hộ nghèo: Người nghèo cần có tự tin, không phải mặc cam tự ti mà cần phải học hỏi kinh nghiệm làm ăn, cách làm giàu của các hộ khá giả, nâng cao nhận thức kiến thức làm ăn, có ý chí vươn lên khó khăn thử thách phấn đấu thoát nghèo bằng chính bản thân mình, nhà nước chỉ hỗ trợ một phần chứ không thể chu cấp toàn bộ mọi thứ được. Chính vì vậy, các hộ nghèo cần xác định rõ trách nhiệm của bản thân mình để phấn đấu cùng với nhân dân trong xã thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo. Đại học Kin h ế H ế TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS.TS Phạm Văn Vận, Giáo trình kinh tế cộng, NXB Thống kê 2006. 2. Thạc sĩ Nguyễn Quang Phục, khoa kinh tế và phát triển, trường Đại học kinh tế Huế, giáo trình nguyên ly kinh tế phát triển. 3. Giáo viên Trần Thị Giang, bài giảng kinh tế công cộng. 4. Nâng cao hiệu quả xóa đói giảm nghèo cho các hộ nông dân trên địa bàn huyện Vũ Quang tỉnh Ha Tỉnh, luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế, Đại học Huế, Võ Quang Huy năm 2009. 5. Phạm Gia Khiêm (2006) xóa đói giảm nghèo ở nước ta, những thành tựu, thách thức và giải pháp. 6. Phòng LĐ-TB& XH huyện Đông Giang, tổng hợp kết quả hộ nghèo của huyện năm 2008, 2009 và 2010 áp dụng theo chuẩn mới (2011-2015) theo Chỉ thị số 1752/CT-TTg ngày 21/9/2010. 7. Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch kinh tê- xã hội năm 2010 và đề ra mục tiêu, phương hướng nhiệm vụ năm 2011 của UBND xã Sông Kôn. 8. Một số luận văn niên khóa 2006- 2010. 9. Các trang web điện tử: - Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc. - Tìm kiếm thông tin. - Tạp chí Cộng sản. - Ngân hàng phát triển Châu Á.Đại học Kin h tế Hu ế ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN MẪU PHỎNG VẤN ĐIỀU TRA HỘ NGHÈO ĐÓI Ở XÃ SÔNG KÔN HUYỆN ĐÔNG GIANG TỈNH QUẢNG NAM Ngày..... tháng..... năm 2010. Xin chào: Ông( bà) Tôi tên là: Zơ Râm Thị Nhiếp Lớp R7 KTNN, Trường Đại Học Kinh Tế Huế. Hiện đang thực hiện cuộc điều tra về thực trạng đói nghèo của các hộ trong xã nhằm phục vụ cho đề tài: Thực trạng đói nghèo của các hộ gia đình dân tộc CơTu tại xã Sông Kôn Huyện Đông Giang Tỉnh Quảng Nam. Xin ông (bà) cung cấp cho tôi những thông tin sau đây một cách chính xác để tôi hoàn thành đề tài tốt nghiệp của mình được tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn! 1. Thông tin chung. -Họ và tên chủ hộ:............................................................................................. - Giới tính:..............................Dân tộc:............................................................ - Văn hoá:................................Tuổi:................................................................. - Địa chỉ:............................................................................................................ ... Loại hộ: -Hộ nghèo  -Trung bình  - Khá  Đại học Kin h tế Hu ế 2.Thông tin cơ bản về nhân khẩu trong hộ: S T T Họ và tên Tuổi Giới tính Quan hệ với chủ hộ Trình độ học vấn Nghề nghiệp 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 3.Thông tin về sở hữu đất đai: Xin ông bà cho biết đất đai mà gia đình ông (bà) canh tác (bao gồm đất riêng của gia đình và đất thuê mượn của người khác). Chỉ tiêu đất đai ĐVT Diện tích Giao cấp Đấu thầu Thuê mướn khác 1. Đất nông nghiệp m2 - Đất canh tác m2 - Đất lâm nghiệp m2 Đại học Kin h tế Hu ế - Đất nuôi trồng thủy sản m2 2. Đất vườn nhà ở m2 4. Thông tin vay vốn và vốn vay: Gia đình ông (bà) có vay vốn để dùng cho sản xuất kinh doanh hay không ?Nếu có thì vay bao nhiêu và vay từ nguồn nào dưới đây: Tổ chức cho vay Số tiền cho vay ( triệu đồng) - Ngân hàng Chính sánh xã hội - Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Vay từ nguồn khác 5. Thông tin về tư liệu sản xuất: Gia đình ông (bà) có các loại tài sản sau đây không? Nếu có, số lượng của từng loại là bao nhiêu? Loại tài sản ĐVT Số lượng 1.Gia súc - Trâu, bò cày kéo con - Lợn nái sinh sản con 2. Công cụ sản xuất - Máy cày Cái - Máy tuốt lúa thủ công Cái - Máy xay xát Cái - Máy bơm nước Cái - Bình phun thuốc trừ sâu Cái - Cuốc, rựa, liềm Cái Đại học Kin h tế Hu ế 6.Thông tin về nhà ở và trang thiết bị sinh hoạt. A. Nhà ở của ông bà thuộc loại nào? - Nhà kiên cố (nhà tầng, nhà đổ bằng)  - Nhà bán kiên cố (nhà xây cấp 4; nhà gỗ vững chắc)  - Nhà tạm (nhà lập tranh, tôn, tường tre nứa đan)  - Chưa có nhà ở cố định  B.Gia đình ông (bà ) có các loại đồ dùng sau đây không? Loại tài sản Số lượng ĐVT - Xe máy - Ti vi - Quạt điện - Xe đạp - VCD (đầu đĩa) - Điện thoại bàn(di động) 7. Thu nhập của hộ trong năm 2010 vừa qua. Chỉ tiêu ĐVT Gía trị Nguồn thu 1.000đ - Trồng trọt 1.000đ - Chăn nuôi 1.000đ - Lâm nghiệp 1.000đ - Thủy sản 1.000đ Đại học Kin h tế Hu ế - Nghành nghề dịch vụ 1.000đ - Nguồn khác: Tiền lương, trợ cấp 1.000đ 8. Chi tiêu của hộ: Xin ông (Bà) cho biết mức chi tiêu trong năm 2010: Cơ cấuchi tiêu ĐVT Giá trị 1. Chi cho sản xuất kinh doanh 1.000đ - Trồng trọt 1.000đ - Chăn nuôi 1.000đ - Lâm nghiệp 1.000đ - Thủy sản 1.000đ - Nghành nghề dịch vụ 1.000đ 2. Chi sinh hoạt - Ăn uống: Lương thực, thực phẩm,... 1.000đ - Giáo dục: học phí, sách vở,... 1.000đ - Y tế: thuốc men, viện phí,... 1.000đ - hiếu, hỷ 1.000đ - Đi lại 1.000đ - Chi khác: điện nước, mua sắm, 1.000đ 9. Nguyên nhân gây nghèo: Nếu gia đình ông (bà) là hộ nghèo. Theo ông (bà) có một (hay những) nguyên nhân nào đã làm cho gia đình nghèo khó; - Thiếu vốn và tư liệu sản xuất  - Tai nạn rủi ro  - Thiếu kinh nghiệm làm ăn  - Có người mắc bệnh tệ nạn xã hội  Đại học Kin h tế Hu ế - Thiếu việc làm  - Có người ốm đau thường xuyên  - Đông con, thiếu lao động  - Lười lao động  -Thiếu ruộng đất  - Nguyên nhân khác  10. Theo ông (bà) nếu có từ hai nguyên nhân gây nghèo trở lên thì nguyên nhân nào là quan trọng nhất. Tại sao?.... ........................................................................................................................... ... ... 11. Ông (bà) có nguyên vọng gì để nâng cao thu nhập trong hộ mình? ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... .................................................................... XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!Đạ i họ c K inh tế H uế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthu_c_tra_ng_do_i_nghe_o_cu_a_ca_c_ho_gia_dinh_dan_to_c_cotu_ta_i_xa_song_kon_huyen_dong_giang_tinh.pdf