Thực trạng, giải pháp nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với CBCC cấp phường quận 12

PHẦN MỘT : KHÁI QUÁT TỔNG QUAN VỀ QUẬN 12 1. Lịch sử hình thành : Quận 12 được thành lập từ ngày 01/4/1997 theo Nghị định 03/NĐ-CP, ngày 6/01/1997 của Chính phủ trên cơ sở : Toàn bộ diện tích các xã Thạnh Lộc, An Phú Đông, Tân Thới Hiệp, Đông Hưng Thuận, Tân Thới Nhất và một phần xã Tân Chánh Hiệp; một phần xã Trung Mỹ Tây thuộc Huyện Hóc Môn trước đây. Tổng diện tích đất tự nhiên 5.274,89ha, dân số hiện nay 390.493 người (tính đến 4/2009). Quận 12 được chia thành 11 phường: An Phú Đông, Đông Hưng Thuận, Tân Hưng Thuận, Tân Thới Nhất, Tân Chánh Hiệp, Thạnh Lộc, Thạnh Xuân, Tân Thới Hiệp, Hiệp Thành, Thới An và Trung Mỹ Tây. Bao gồm 50 khu phố, 832 tổ dân phố. Quận 12 nằm phía bắc Thành phố Hồ Chí Minh với vị trí địa lý như sau: -Phía Bắc giáp huyện Hóc Môn; -Phía Đông giáp tỉnh Bình Dương, Quận Thủ Đức; -Phía Nam giáp quận Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh; -Phía Tây giáp huyện Bình Tân; xã Bà Điểm. Nằm ở cửa ngõ Tây Bắc Thành phố Hồ Chí Minh, có hệ thống đường bộ với quốc lộ 22 (nay là đường Trường Chinh), xa lộ vành đai ngoài (nay là quốc lộ 1A ), các tỉnh lộ 9, 12, 14, 15, 16, hệ thống các hương lộ này khá dày, Quận 12 có cơ sở hạ tầng thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội. Quận 12 còn có sông Sài Gòn bao bọc phía đông, là đường giao thông thủy quan trọng. Trong tương lai, nơi đây sẽ có đường sắt chạy qua. Vị trí này, cảnh quan này tạo cho Quận 12 không gian thuận lợi để bố trí các khu dân cư, khu công nghiệp, thương mại – dịch vụ – du lịch để đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, phát triển kinh tế – xã hội, hướng tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 2. Quá trình 10 năm phát triển : 2.1. Những kết quả :  Qua 10 năm, kinh tế của quận đã có bước phát triển mạnh mẽ, đời sống kinh tế của người được phát triển một cách rõ nét. Tốc độ phát triển bình quân qua 10 năm ngành CN/TTCN là 19,68%; ngành TM-DV là 19,59%. Tốc độ phát triển các ngành được đảm bảo năm sau luôn cao hơn năm trước.  Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của quận từ cơ cấu kinh tế “Công nghiệp/Tiểu thủ công nghiệp-Thương mại-Dịch vụ-Nông nghiệp” sang cơ cấu “Dịch vụ-Công nghiệp/tiểu thủ công nghiệp-Nông nghiệp” là bước đi đúng hướng góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của quận sau 10 năm, nhiều nhà đầu tư chọn quận 12 là địa điểm đầu tư, kinh doanh: - Năm 1997 ngành TM-DV chỉ có 458 đơn vị DN và cá thể với vốn đăng ký khoảng 27 tỷ đồng; Cuối năm 2006 số lượng cơ sở đã tăng lên 868 DN và cá thể tăng 90% (gấp 1,9 lần), tổng vốn đăng ký là 578 tỷ đồng tăng 2.041% (gấp 21,41 lần) so năm 1997; - Ngành CN/TTCN có 69 đơn vị DN và cá thể với tổng vốn đăng ký 15,37 tỷ đồng đến năm 2006 có 590 đơn vị DN và cá thể tăng 755% (gấp 8,55 lần), tổng vốn đăng ký là 299,699 tỷ đồng tăng 1.850% (gấp 19,5 lần) so năm 1997.  Công tác xã hội hóa giao thông được thực hiện có hiệu quả. Người dân tích cực tham gia hiến đất làm đường góp phần đẩy mạnh việc nhựa hóa các tuyến đường trên địa bàn quận. Qua 10 năm, có thể nhận thấy sự thay đổi một cách rõ nét về cơ sở hạ tầng trên địa bàn quận, đến nay các tuyến đường giao thông trên địa bàn quận đã được nhựa hóa 61,57km (trong đó 44.115 km là các tuyến đường do thành phố quản lý và 17,455 là các tuyến đường do quận quản lý) góp phần phát triển kinh tế xã hội của quận; còn 64,546 km đường cấp phối sỏi đỏ, và 7,688 km đường đá đang tiếp tục được đẩy mạnh đầu tư xây dựng. Trong 10 năm, tổng vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản là 794,739 tỷ đồng.

doc48 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4354 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng, giải pháp nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với CBCC cấp phường quận 12, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa địa phương nói riêng, của đất nước nói chung. - Trước yêu cầu phát triển ngày càng cao của công tác tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động của chính quyền cơ sở, đội ngũ CBCC cấp xã đang bộc lộ những hạn chế, yếu kém về năng lực, hiệu quả QLHCNN ở cơ sở. - Bên cạnh đó, trên cơ sở các đặc trưng CBCC trong giai đoạn hiện nay, như đã trình bày ở phần “đặc trưng CBCC cấp xã” (phần 2.2 ở trên). Tất cả những lý do trên đặt ra nhiệm vụ phải tập trung đổi mới, củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng chính quyền cơ sở bằng quy hoạch, kế hoach cụ thể, từng bước, hợp lý đối với từng địa phương. Nâng cao năng lực đối với CBCC cấp chính quyền cơ sở cũng là một trong số những nội dung cải cách hành chính về mặt nhân sự (Mục số 3: đào tạo, bồi dưỡng CBCC) trong “Chương trình tổng thể Cải cách hành chính giai đoạn 2001-2010”. Điều đó cho thấy nâng cao năng lực đối CBCC cấp xã là một nhiệm vụ quan trọng trong để đảm bảo hiệu quả hoạt động QLHCNN ở địa phương nói riêng, và hiệu quả QLNN trong giai đoạn phát triển kinh tế thị trường mạnh mẽ ở nước ta như hiện nay. 3.2. Nội dung nâng cao năng lực đối với CBCC cấp xã: - QLHCNN là một nghề của xã hội, và là một nghề đặc biệt của xã hội. Bên cạnh các yếu tố cần thiết để giải quyết công việc chuyên môn mang tính nghề nghiệp, người CBCC còn là đại diện cho Bộ máy Nhà nước, thực thi quyền lực của Nhà nước để quản lý mọi mặt xã hội theo pháp luật. Vì thế, người CBCC không chỉ cần am hiểu các kiến thức kinh tế, xã hội nói chung mà cần phải có bản lĩnh chính trị vững vàng để thực hiện nhiệm vụ Cách mạng mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Vì vậy, năng lực của một người CBCC có được phải thông qua một quá trình đào tạo, bồi dưỡng về các mặt: kiến thức, kỹ năng và thái độ hành vi để đảm bảo thực hiện tốt yêu cầu công việc QLHCNN đặt ra. Bao gồm: Trình độ lý luận chính trị, trình độ QLNN, trình độ chuyên môn, trình độ Ngoại ngữ và Tin học… - Nâng cao năng lực đối với CBCC là một quá trình đào tạo và bồi dưỡng lâu dài, có kế hoạch cụ thể, hợp lý, để tạo ra một lực lượng CBCC đáp ứng về mọi mặt yêu cầu của công tác QLHCNN, trong một môi trường quản lý Nhà nước luôn luôn thay đổi, bao gồm: + Đào tào bồi dưỡng về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng công tác, quá trình trải nghiệm công tác thực tế. + Rèn luyện, giáo dục, tự tu dưỡng đạo đức công vụ, nâng cao tinh thần trách nhiệm nghề nghiệp, danh dự của người CBCC. - Nâng cao năng lực đối với CBCC cấp xã là quá trình đào tạo, bồi dưỡng có kế hoạch cụ thể, phù hợp với đặc điểm địa phương, nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa thực trạng năng lực CBCC cấp xã hiện nay với những yêu cầu đặc trưng của công tác QLHCNN ở cấp xã; góp phần nâng cao hiệu lực QLNN nói chung trong giai đoạn phát triển KTTT định hướng XHCN hiện nay. + Đào tạo là hoạt động có mục đích nhằm xây dựng đội ngũ CBCC cấp xã có kiến thức, kỹ năng để đáp ứng yêu cầu công việc của cấp xã. + Bồi dưỡng là quá trình cập nhật những kiến thức mới, bổ sung những kiến thức còn thiếu, lạc hậu, nhằm nâng cao trình độ, phẩm chất, bổ sung và hoàn thiện các kỹ năng phục vụ cho nghề nghiệp chuyên môn, nâng cao chất lượng hoạt động công vụ cấp chính quyền cơ sở. - Ngoài ra, nội dung của nâng cao năng lực đối với CBCC cấp xã còn bao hàm việc hoàn thiện và tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách nhằm khuyến khích, động viên tinh thần làm việc CBCC cấp xã trong điều kiện QLHCNN ở cấp cơ sở còn khó khăn như hiện nay. Đồng thời, góp phần động viên về mặt tinh thần, tạo sự yên tâm công tác cho CBCC cấp xã. Từ đó, CBCC xã mới có điều kiện yên tâm để trau dồi, tự trau dồi chuyên môn của mình, nâng cao chất lượng hoạt động công vụ tại địa phương. - Bên cạnh đó, hoạt động định hướng tạo nguồn, lập quy hoạch, kế hoạch nhằm thu hút nhân lực, nhân tài cho cấp xã, từng bước thực hiện tiêu chuẩn hoá, để nâng cao mặt bằng trình độ chuyên môn CBCC cấp xã cũng cần được quan tâm thông qua hoạt động bầu cử, tuyển dụng CBCC cấp xã theo tiêu chuẩn về CBCC xã quy định tại quyết định 04/2004/QĐ-BNV. Điều đó cũng góp phần nâng cao mặt bằng chung năng lực CBCC cấp phường xã trong giai đoạn hiện nay. Đó là những nội dung cơ bản của hoạt động nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với CBCC cấp xã. Hoạt động Quản lý CBCC cấp xã nói chung và nâng cao năng lực đối với CBCC Xã nói riêng là nhiệm vụ của mọi cấp Đảng, Nhà nước như trong quy định tại Chương IV “Quản lý CBCC cấp xã” của NĐ114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003. Trong phạm vi của đề tài nghiên cứu công tác nâng cao năng lực đối với CBCC cấp phường trên địa bàn quận 12 của UBND quận 12 ( phòng Nội vụ thực hiện chức năng này là chủ yếu ). Phòng Nội vụ thực hiện công tác quản lý CBCC cấp phường và công tác nâng cao năng lực đối với CBCC cấp phường nói riêng trên địa bàn quận theo sự chỉ đạo theo chiều ngang của Quận uỷ 12, UBND quận 12, theo sự chỉ đạo chuyên môn của Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh. III. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC NÂNG CAO NĂNG LỰC CBCC CẤP PHƯỜNG CỦA UBND QUẬN 12: 1. Nhận xét về tình hình CBCC 11 phường địa bàn quận 12: - Theo số liệu thống kê đến ngày 20/12/2008, quận 12 có 11 phường, trong đó: Tổng số CBCC 11 phường 446 CB chuyên trách 113 Công chức 128 CB không chuyên trách 205 1.1. Cơ cấu CBCC theo độ tuổi: Độ tuổi Tỷ lệ % Số lượng Trên 60 2,9 13 Từ 46 - 60 20,9 93 Từ 31 - 45 40,8 182 Dưới 30 35,4 158 Nhận xét: - Số lượng CBCC dưới 30 tuổi chiếm 35,4%; từ 31 đến 45tuổi chiếm 40.8%; độ tuổi trên 46 đến 60 tuổi chiếm trên 20% chủ yếu là Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc, Hội cựu chiến binh, Hội Nộng dân và các thành viên. Điều này cho thấy đội ngũ CBCC cấp phường trên địa bàn quận 12 có tuổi đời trẻ chiếm khá đông. + So với số liệu thống kê năm 2007, số lượng CBCC phường độ tuổi dưới 46tuổi chiếm 66%, đến năm 2008, tỷ lệ này là 76.2% (trên biểu đồ). Như vậy số lượng CBCC trẻ đã tăng lên đáng kể. + Số CBCC có tuổi đời trên 46 đến 60 tuổi chiếm 23,8%, trong đó đa số là cán bộ chuyên trách và không chuyên trách (chiếm đến gần 90% theo số liệu thống kê năm 2008). Như vậy, CBCC cấp phường Quận 12 đang dần được trẻ hoá. Đội ngũ trẻ với tính năng động, sáng tạo sẽ là một yếu tố thuận lợi cho đặc trưng của QLHCNN ở cấp chính quyền cấp cơ sở và trong xu thế hội nhập toàn cầu mọi mặt kinh tế xã hội hiện nay. 1.2. Cơ cấu theo giới tính: Cơ cấu theo giới tính tỷ lệ % số lượng Nam 57.80% 258 Nữ 42.20% 188 Nhận xét: Tỷ lệ CBCC nữ tham gia công tác quản lý Nhà nước tại khối phường trong nhưng năm vừa qua đã tăng lên, và đóng góp những kết quả không nhỏ trong hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương . 1.3. Cơ cấu theo trình độ học vấn: Trình độ học vấn tỷ lệ % số lượng THCS 2.70% 11 THPT 97.30% 401 Nhận xét: - Số lượng CBCC có trình độ cấp THCS chiếm 2,7%; cấp THPT chiếm 97,3%. Điều này cho thấy trình độ học vấn CBCC ở cấp phường trên địa bàn Quận 12 đang dần nâng cao, đáp ứng yêu cầu theo quyết định 04/2004/QĐ-BNV về tiêu chuẩn đối với CBCC cấp xã, phường, thị trấn. 1.4. Cơ cấu theo trình độ chuyên môn: Trình độ chuyên môn tỷ lệ % Số lượng Chưa qua ĐT 34% 150 Trung cấp 29% 130 Cao đẳng 19% 84 Đại học 18% 80 Trên ĐH 1% 2 Nhận xét: - Về tình độ chuyên môn: số lượng chưa qua đào tạo vẫn chiếm tỷ lệ khá cao (34%). - Tuy nhiên, số lượng có trình độ đã tăng lên đáng kể so với năm 2007: Về trình độ trung cấp (29%), cao đẳng(19%), trình độ đại học tăng khá cao (18%), so với 2007 là 10%. - Hơn nữa, trong năm 2008, lực lượng CBCC Phường có thêm 02 người có trình độ trên đại học, chiếm 1%. Con số này tuy không cao, nhưng đã đánh dấu một bước phát triển về trình độ chuyên môn của đội ngũ CBCC phường quận12. Nhìn chung, về mặt trình độ chuyên môn của CBCC cấp Phường quận 12 đã tăng lên đáng kể. Qua đó, thấy được sự quan tâm của cấp Ủy Đảng, Chính quyền về công tác tuyển dụng cũng như đào tạo, bồi dưỡng đối với CBCC cấp chính quyền cơ sở của quận 12 Trình độ chuyên môn là yếu tố cơ bản cấu thành năng lực của người CBCC để giải quyết các công việc QLHCNN theo lĩnh vực chuyên môn. Và đặc biệt trong nền Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta và xu thế toàn cầu hoá hiện nay, để thực hiện tốt vai trò quản lý vĩ mô mọi mặt đời sống KT-XH của Nhà nước, người CBCC không chỉ phải có trình độ Lý luận Chính trị vững vàng, nắm vững các kiến thức và kỹ năng QLHCNN, mà còn phải vững vàng về trình độ chuyên môn để giải quyết linh hoạt vấn đề thuộc đối tượng quản lý. Thực tế, CBCC cấp phường quận 12 với 34% chưa qua đào tạo về trình độ chuyên môn là một khó khăn cho hoạt động QLHCNN ở phường. Vì vậy, thời gian tới, UBND quận 12 cần quan tâm hơn đến công tác đào tạo, bồi dưỡng về trình độ chuyên môn cho CBCC phường, cũng như triển khai tuyển dụng đầu vào có chuyên môn đủ tiêu chuẩn. 1.5. Trình độ quản lý nhà nước: Trình độ QLNN Tỷ lệ% Số lượng Chưa qua đào tạo 45% 200 Bồi dưỡng CV 32% 143 Trung cấp 20% 90 Đại học 2.91% 13 Nhận xét: - Tỷ lệ CBCC chưa qua đào tạo chiếm 40%, con số này đã giảm rất nhiều so với năm 2007 (46%). - Số người đã qua đào tạo (60%) đã tăng lên đáng kể là một điều đáng ghi nhận. Trong đó, số người có trình độ đại học về QLHCNN chiếm 2,5%, cũng là một bước phát triển mới về trình độ CBCC cấp phường ở quận 12. Như vậy, thời gian qua, trình độ QLHCNN của CBCC cấp phường quận 12 đã tăng lên, góp phần rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả QLHCNN ở chính quyền cấp cơ sở quận 12. Tuy nhiên, trong thời gian tới, UBND quận 12 cần có kế họach cụ thể đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức QLHCNN cho CBCC cấp phường, trên cơ sở chỉ đạo của Quận uỷ, UBND quận 12, Sở Nội vụ, đặc biệt là đối với 40% số lượng chưa qua đào tạo kiến thức QLHCNN ở địa phương như đã nêu ở trên. 1.6. Cơ cấu theo trình độ lý luận chính trị: Trình độ lý luận chính trị Tỷ lệ % Số lượng Chưa qua đào tạo 21.70% 97 Sơ cấp 36% 160 Trung cấp 34.60% 155 Cao cấp 6.70% 30 Đại học 1.00% 4 Nhận xét: - Số lượng chưa qua đào tạo về lý luận Chính trị chiếm 21,7%, đã được đào tạo bồi dưỡng là 78,3%. - Trình độ lý luận chính trị là một chuẩn mực đầu tiên trong tiêu chí đánh giá người CBCC. Đồng thời nó có vai trò quan trọng trong xây dựng nhân cách, uy tín, quyền uy; nó quyết định vai trò, vị thế của người CBCC trong hệ thống chính trị. Số lượng đã qua đào tạo bồi dưỡng LLCT ở cấp phường quận 12 đã tăng lên. Điều đó, góp phần nâng cao uy tín của người CBCC cấp phường trong bộ máy chính quyền Nhà nước cũng như việc nhận thức về mặt chính trị vai trò của chính họ trong QLNN ở cấp chính quyền cơ sở. Từ đó, họ sẽ phát huy năng lực, sự nhiệt tình trong công việc ở địa phương, thực hiện tốt vai trò đại diện bộ mặt của Nhà nước ở địa phương, và đặc biệt là góp phần củng cố niềm tin của người dân đối với chính quyền địa phương quận 12 nói riêng, với Nhà nước ta nói chung. 1.7. Cơ cấu theo trình độ ngoại ngữ: Trình độ Ngoại ngữ Tỷ lệ % Số lượng Chưa qua đào tạo 44% 200 A 40% 176 B 14% 60 C 1.8% 8 Đại học 1% 2 Nhận xét: - Tỷ lệ CBCC phường có trình độ Ngoại ngữ là 56%, so với năm 2007 (là 40%). Như vậy, con số đã tăng lên khá nhanh. - Trình độ Ngoại ngữ là điều kiện cần thiết cơ bản đối với mọi ngành nghề trong thời đại ngày nay. Trong QLHCNN, Ngoại ngữ cũng một yếu tố rất cần thiết phục vụ công tác công vụ, nghiên cứu tài liệu quản lý Nhà nước…Số lượng có trình độ ngoại ngữ của CBCC cấp phường quận 12 thời gian qua đã tăng, chứng tỏ, ý thức về việc nâng cao trình độ năng lực QLHCNN của CBCC cấp phường cũng như sự quan tâm của các cấp trong việc đào tạo bồi dưỡng CBCC trên địa bàn quận 12. - Trong thời gian tới, con số chưa qua qua đào tạo trình độ ngoại ngữ cần giảm hơn nữa. 1.8. Cơ cấu theo trình độ Tin học: Trình độ Tin học Tỷ lệ % Số lượng Chưa qua đào tạo 36.5% 163 A 51.2% 230 B 9% 40 Trung cấp 2.3% 10 Đại học 1% 3 Nhận xét: - Cũng như Ngoại ngữ, Tin học là một điều kiện cần thiết trong hoạt động QLHCNN hiện nay, và cấp chính quyền cơ sở cũng vậy, yêu cầu về trình độ Tin học cũng là một tiêu chuẩn đối với CBCC cấp phường, nhằm phục vụ hoạt động công vụ hiệu quả hơn trong điều kiện hiện nay. - Tỷ lệ có trình độ Tin học của CBCC cấp phường quận 12 chiếm trên 60%, trong đó, số lượng có bằng A, B khá cao. Có thể đáp ứng về cơ bản công tác QLHCNN ở địa phương. - Bên cạnh đó, số lượng chưa có trình độ Tin học vẫn chiếm tỷ lệ cao (36,5%), đặt ra một yêu cầu cấp thiết trong thời gian tới của UBND quận 12 có kế hoạch đào tạo cụ thể, hợp lý trên cơ sở chỉ đạo của Sở Nội vụ Tp. HCM. Nhận xét chung về trình độ, năng lực CBCC 11 Phường Quận 12: Những ưu điểm: Một là, nhìn chung, trình độ CBCC cấp phường quận 12 đang dần được nâng cao, đáp ứng tiêu chuẩn theo QĐ 04/2004/QĐ-BNV. Góp phần thực hiện công tác QLHCNN ở địa phương ngày càng hiệu quả hơn. Hai là, trong những năm gần đây, đội ngũ CBCC phường quận 12 có phẩm chất chính trị, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ được nâng lên, bước đầu thích ứng với cơ chế quản lý mới, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ mới. Ba là, thực tế cũng cho thấy, CBCC phường quận 12 đang dần trẻ hoá. Đây là một điều kiện thuận lợi cho hoạt động QLHCNN tại cấp chính quyền cấp cơ sở quận 12 trong tình hình hiện nay; đồng thời đặt ra yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ này để họ ngày càng hoàn thiện các yêu cầu về mặt chuyên môn; và các chính sách chế độ đãi ngộ để thu hút ngày càng đông đảo lực lượng trẻ cũng một vấn đề trong thời gian tới Quận uỷ 12 cần quan tâm hơn. Những hạn chế: Một là, hiện nay số lượng CBCC phường quận 12 vẫn thiếu một số lượng khá lớn so với chỉ tiêu biên chế được giao. Theo quyết định 968/QĐ-UBND ngày 23/4/2008 của UBND quận 12 quy định số lượng biên chế của 11 phường tổng số là 544 biên chế (gồm cán bộ chuyên trách, công chức, cán bộ không chuyên trách). Trong khi đó, trên thực tế tổng số CBCC 11 phường tính đến 20/12/2008 hiện có tổng số là 446. Như vậy, số CBCC phường còn thiếu so với biên chế được giao là 98 người. Cụ thể như sau: Biên chế theo Qđ 968 của UBND Q12 số lượng thực tế tính đến 12/2008 số lượng còn thiếu Cán bộ chuyên trách và công chức 266 241 25 Cán bộ không chuyên trách 278 205 73 Tổng số 544 446 98 Đây là một khó khăn rất lớn cho hoạt động QLNN cấp chính quyền cơ sở ở quận 12. Hai là, cơ cấu về trình độ chưa đồng đều, chủ yếu về trình độ chuyên môn, tin học và ngoại ngữ. Là một khó khăn đối trong phối hợp, hợp tác chuyên môn nghiệp vụ công tác tại chính quyền cấp cơ sở Ba là, vẫn còn một số lượng lớn CBCC phường chưa đủ tiêu chuẩn, đặc biệt về trình độ Ngoại ngữ, Tin học, là những điều kiện cơ bản của người CBCC trong công tác QLHCNN giai đoạn hội nhập hiện nay. Tỷ lệ CBCC phừơng chưa đạt chuẩn về trình độ chuyên môn (34%), về trình độ QLNN (40%), về TĐLLCT (21,7%), về TĐ Ngoại ngữ (44%), về TĐ Tin học (36,5%). Bốn là, trên thực tế, còn tồn tại một số CBCC đã qua đào tạo bồi dưỡng về các mặt theo tiêu chuẩn CBCC phường, tuy nhiên tỏ ra yếu kém trong giải quyết các vấn đề thực tiễn. Năm là, kỹ năng nghề nghiệp, tính chuyên nghiệp, khả năng sẵn sàng đáp ứng sự thay đổi nhiệm vụ, môi trường công tác của CBCC phường còn yếu. Còn tồn tại một số CBCC chưa nắm chắc chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao nên giải quyết công việc còn mang tính chủ quan, tuỳ tiện, xử lý các vụ việc không đúng pháp luật, vi phạm chính sách của Đảng và Nhà nước. Nguyên nhân khách quan, cơ bản có thể kể đến là quận 12 là một quận mới, tách ra từ huyện Hóc Môn từ năm 1997. Đến nay đã được 12 năm. Sự phát triển của quận đã có thành tựu nhất định, tuy nhiên: Thứ nhất, vì là quận mới thành lập nên gặp rất nhiều khó khăn, trong đó có công tác quản lý cán bộ, đặc biệt là quản lý cán bộ cấp chính quyền cơ sở. đó là những “Mặt khó khăn” đã trình bày ở trên. Thứ hai, tốc độ đô thị hoá ở quận 12 khá nhanh, các loại hình kinh doanh, thương mại, dịch vụ, các doanh nghiệp nhiều, công tác quản lý rất khó khăn. Thứ ba, tỷ lệ gia tăng dân số cơ học khá cao, do di dân tự do vào làm ăn, sinh sống tại địa bàn quận. Cán bộ quản lý vừa thiếu về số lượng, một số lại không đủ năng lực. Đây là một khóm khăn rất lớn cho sự QLHCNN ở cấp hành chính cơ sở cũng như quá trình phát triển KTXH của quận 12 so với các Quận Huyện khác của Tp.HCM, đòi hỏi sự nỗ lực hơn nữa trong công tác cán bộ nói chung, cán bộ cấp chính quyền cơ sở nói riêng của Quận uỷ và UBND Q12 trong thời gian tới. 2. Tình hình Đào tạo, bồi dưỡng đối với CBCC phường của UBND Quận 12: 2.1. Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đối với CBCC cấp phường của Quận 12 triển khai thực hiện theo các văn bản pháp luật sau: Văn bản QPPL: - Pháp lệnh Cán bộ công chức sửa đổi, bổ sung năm 2003; - Nghị định số 114/2003/NĐ-CP về CBCC xã, phường, thị trấn; - Quy định số 161/2003/QĐ-TTg về ban hành quy chế đào tạo, bồi dưỡng CBCC; - Quyết định số 03/2004/QĐ-TTg về phê duyệt định hướng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCC xã đến năm 2010 - Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg về phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCC giai đoạn 2006-2010. - Công văn số 3645-CV/BTCTW ngày 02/4/08 của Ban tổ chức Trung ương về một số vấn đề trọng tâm trong công tác đào tạo, bồi dưỡng Căn cứ theo Chương VI Quản lý CBCC cấp xã tại NĐ 114/2003/NĐ-CP quy định về nội dung quản lý CBCC cấp xã của các cấp Trung ương, cấp Tỉnh, cấp Huyện, cấp xã, Quận 12 quản lý CBCC cấp phường dưới sự chỉ đạo của Thành uỷ, UBND và Sở Nội vụ TP.HCM. Trên cơ sở đó, Quận uỷ 12 ban hành quyết định số 376-QĐ/QU ngày 30/12/2008 quyết định về việc ban hành quy chế Tuyển sinh, đào tạo, bồi dưỡng CBCC Quận - phường như sau: - UBND Quận dưới sự chỉ đạo của UBND TP.HCM điều tra thống kê, phân tích, phân loại CBCC phường phục vụ công tác lập quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng. - Ban tổ chức Quận uỷ và Phòng Nội vụ quận 12 được sự uỷ nhiệm của Thường trực Quận uỷ, Thường trực UBND ban hành các văn bản chiêu sinh đối với các loại hình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng CBCC Phường đến các lãnh đạo cơ quan, Đảng bộ cơ sở. - Sau khi thực hiện quy trình tuyển chọn tại đơn vị cơ sở và quy trình tuyển chọn ở Quận; trên cơ sở đồng ý của Thường trực Quận uỷ 12, Thường trực UBND quận 12, Ban tổ chức Quận uỷ và phòng Nội vụ thông báo đến các đơn vị có cử CBCC đi đào tạo, bồi dưỡng, đồng thời lập danh sách CBCC đi đào tạo, bồi dưỡng gửi về Sở Nội vụ Thành phố HCM. Theo các văn bản chỉ đạo của Sở Nội vụ Tp.Hồ Chí Minh: - Quyết định 741/QĐ-UBND ngày 25/02/2009 của UBND Tp.HCM về phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng. - Một số văn bản về tổ chức khai giảng các lớp đào tạo, bồi dưỡng trong năm của Sở Nội vụ TP. HCM; các văn bản của Sở Nội vụ chỉ đạo các Quận về việc lập danh sách, cử CBCC các Phường tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng. 2.2. Nhận xét tình hình đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp phường Quận 12: 2.2.1. Những kết quả: Một là, trên sơ sở kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của Sở Nội vụ TP HCM, hàng năm, quận 12 tiến hành rà soát cập nhật trình độ hiện tại của CBCC và lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho CBCC quận nói chung, đối với CBCC cấp phường nói riêng. Hai là, công tác rà soát về tình hình CBCC phường được tiến hành một cách đều đặn, chủ động, có khoa học, vì vậy quận 12 luôn nắm sát thực trạng năng lực CBCC phường, tạo điều kiện cho công tác quản lý đối với CBCC phường trên địa bàn quận một cách hiệu quả. Ba là, từ khi thực hiện theo chế độ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí hành chính đối với các cơ quan Nhà nước theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005, UBND Quận đã tiến hành sắp xếp lại đội ngũ CBCC vào các công việc phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ, tinh giản biên chế; đồng thời, xác định nhu cầu đào tạo mới, đào tạo lại đối với CBCC chưa đạt chuẩn nâng cao năng lực quản lý nhà nước của CBCC quận, phường. Bốn là, thời gian qua, số lượng CBCC Phường được cử đi đào tạo, bồi dưỡng hàng năm được thực hiện theo kế hoạch một cách đều đặn. Mỗi năm, Quận uỷ và UBND Quận đều cử CBCC khối phường tham gia các lớp như: + Lớp Bồi dưỡng chức danh CBCC chủ chốt phường xã thị trấn (2008: 16CB ; Khoá I/2009: 04 CB chuyên trách tham gia. + Lớp Đào tạo chỉ huy trưởng BCH Quân sự Phường xã thị trấn (Khoá IV/2009-2010: 05 người) + Lớp kỹ năng giao tiếp (2008: 18CBCC; khoá I/2009:06 CBCC) + Lớp Tập huấn nghiệp vụ cho lực lượng Thanh tra xây dựng 2009 (số lượng: 74; đối tượng tham gia: công chức) + Lớp Trung cấp LLTC 2009-2011 (số lượng: 11; đối tượng: CBCC) + Các lớp bồi dưỡng Tin học, Anh văn… Năm là, đội ngũ CBCC phường được cử đi đào tạo, bồi dưỡng đều ý thức được trách nhiệm và quyền lợi của mình trong việc học tập nâng cao trình độ. Sau khi được đào tạo, bồi dưỡng, đa số đã áp dụng khá tốt trong công việc chuyên môn. Sáu là, kết quả thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ CBCC phường quận 12 là trình độ, năng lực CBCC phường đang dần được nâng lên rõ rệt, điều đó đã được thể hiện qua các số liệu thực tế đã trình bày ở phần III.1 về tình hình CBCC 11 phường quận 12 ở trên. Qua đó thấy được sự quan tâm sâu sát của Đảng uỷ và Chính quyền các cấp quận 12 đối với lực lượng CBCC cấp phường. 2.2.2. Một số hạn chế trong công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp phường trên địa bàn Quận: Một là, trình độ CBCC phường vẫn chưa đồng đều: + Về trình độ chuyên môn: trung cấp 29%, cao đẳng 29%, đại học 18%. + Trình độ QLNN: bồi dưỡng 27%, sơ sấp 12,3%, trung cấp 18%, ĐH 2,5%. + Trình độ Ngoại ngữ: bằng A 40%, bằng B 14%, bằng C và ĐH 2,8% Đây cũng là một khó khăn trong quá trình phối hợp thực hiện nhiệm vụ tại cơ sở. Hai là, qua công tác đánh giá CBCC phường sau đào tạo, bồi dưỡng đã phát hiện còn tồn tại số lượng CBCC đã được đưa đi đào tạo, bồi dưỡng nhưng thực tiễn công việc vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Đòi hỏi sự bố trí lại công tác hay các biện pháp xử lý khác… Ba là, công tác rà soát tình hình CBCC phường quận 12 hàng năm được tiến hành một cách chủ động. Tuy nhiên, chưa khắc phục được tình trạng nhiều cán bộ, công chức cấp phường thiếu tiêu chuẩn so với quy định. Vẫn còn một số lượng CBCC phường chưa đáp ứng tiêu chuẩn theo Quyết định 04/2004/QĐ-BNV. 2.2.3. Thực trạng trên có thể kể đến môt vài nguyên nhân: Công cuộc cải cách hành chính về mặt nhân sự theo Chương trình tổng thể CCHC giai đoạn 2001- 2010, trong đó, nội dung đào tạo, bồi dưỡng đối với CBCC cấp chính quyền cơ sở là một nội dung không kém phần quan trọng. Qua 9 năm thực hiện, đã thu được nhiều kết quả: năng lực CBCC cấp xã đã được cải thiện rõ rệt, thu hút ngày càng đông lượng CBCC trẻ tham gia vao hoạt động QLHCNN tại cấp xã…Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đáng khích lệ vẫn còn tồn tại tình trạng lạc hậu, chậm đổi mới trong công tác đào tạo bồi dưỡng là một ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng xây dựng CBCC nói chung và CBCC cấp xã nói riêng. Thực tế đó có thể xem xét qua một số nguyên nhân sau: Một là, việc đào tạo bồi dưỡng chưa xuất phát từ nhu cầu của người học, từ sự cần thiết của các kỹ năng thực hiện nhiệm vụ của công chức. CBCC tham gia vào các khoá đào tạo, bồi dưỡng chủ yếu là do yêu cầu duy trì hay chuyển ngạch chứ không phải với mục đích nâng cao trình độ và năng lực. Hai là, chưa có hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức sau khi được đào tạo, bồi dưỡng. Ba là, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng CBCC chưa đáp ứng yêu cầu: Các chương trình bồi dưỡng theo ngạch bậc còn thiên về lý thuyết, chưa quan tâm đúng mức cả về nội dung, thời lượng và phương pháp đối với chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng để thực thi công việc. Nội dung giáo trình, tài liệu có phần chưa phù hợp với đối tượng học, chương trình bố trí chưa hợp lý cho những đối tượng học khác nhau. Phương pháp giảng dạy chưa đổi mới. Bốn là, điều kiện làm việc của bộ máy chính quyền cấp xã chưa thật sự thu hút những người có năng lực tham gia vào bộ máy. Năm là, việc đào tạo, bồi dưỡng cho CBCC cấp xã vẫn còn mang tính đại trà, chưa phù hợp với yêu cầu công việc đặc trưng của mỗi xã, mỗi phường, mỗi thị trấn khác nhau. Kết luận: Công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với CBCC cấp phường quận12 dưới sự chỉ đạo của UBND quận 12 và Sở Nội vụ TP.HCM được triển khai khá tốt thông qua các kết quả đạt được đã trình bày ở trên. Tuy nhiên, trong thời gian tới quận 12 cần có các kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đặc biệt đối với một bộ phận chưa qua đào tạo, bồi dưỡng; nâng cao ý thức tham gia các khoá học nhằm phát huy chất lượng học tập là để phục vụ nhu cầu công tác, giảm tối đa số lượng CBCC đã qua đào tạo, bồi dưỡng vẫn không đáp ứng yêu cầu công việc; giảm dần sự chênh lệch khoảng cách về trình độ giữa các CBCC phường. 3. Tình hình thực hiện chế độ, chính sách đối với CBCC phường Quận 12: 3.1. Q12 thực hiện các chế độ, chính sách đối với CBCC phường bao gồm: 3.1.1. Về lương, nâng lương và phụ cấp: a, Đối với CB chuyên trách: - Áp dụng theo Điểm a Khoản 1 Điều 5 Nghị định 204/NĐ-CP của Chính phủ quy định bảng lương đối với CB chuyên trách (Bảng lương số 5); - Và tại các văn bản khác: + Thông tư liên tịch số 34/2004/TTLT:BNV-BTC-BLĐTB&XH ngày 14/5/2004 quy định việc xếp lương đối với CB được bầu giữ chức danh chuyên trách lần đầu. + Quy định cụ thể về việc bảo lưu hệ số chênh lệch giữa mức lương chuyên môn và mức lương chức vụ đối với CB được bầu giữ chức danh chuyên trách mà lương theo chức vụ bầu cử thấp hơn mức lương chức danh chuyên môn được hưởng, điều này được quy định tại ghi chú số 3, Bảng lương số 5 của NĐ 204/2004/NĐ-CP - Công văn số 746/CV-SNV ngày 26/7/2005 của Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh quy định việc phụ cấp lương đối với cán bộ chuyên trách tương đương bảng lương công chức hành chính. b, Đối với công chức cấp xã: - Công chức cấp phường được hưởng lương theo ngạch, bậc, hệ số lương; áp dụng theo Bảng lương số 2 của Điều 5 NĐ 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004. - Chế độ đối với người đang tập sự công chức cấp xã hưởng 85% lương, thời gian tập sự 06 tháng (Khoản 4 điều 13 Nđ 114/2003/NĐ-CP và Khoản 1 Điều 25 QĐ 110/2006/QĐ-UBND của UBND TP.HCM). - Xếp lương khi só sự thay đổi bằng cấp chuyên môn quy định tại Điểm 1.5. Điều 1 Phần III Thông tư số 34/2004/TTLT: BNV-BTC-BLĐTB&XH. - Công chức cấp xã được nâng lương theo quy định tại Khoản 1 Điều 6; Khoản 2 Điều 7 của NĐ 204/2004/NĐ-CP. - Ngoài ra thực hiện nâng lương trước thời hạn được áp dụng được áp dụng trong trường hợp công chức lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ mà chứa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch (hoặc trong chức danh) thì được xét nâng một bậc lương trước thời hạn tối đa là 12 tháng so với quy định về mốc thời gian nâng lương lần sau. c, Đối với CB không chuyên trách: - Áp dụng mức phụ cấp tương đương với bậc 1 (hệ số 1.86) của công chức hành chính ngạch cán sự, so với lương tối thiểu. 3.1.2. Chế độ BHXH, BHYT: - Áp dụng bắt buộc đối với Cán bộ chuyên trách, công chức + Về Chế độ BHXH được quy định tại Luật BHXH + Về Chế độ BHYT được quy định tại NĐ 63/2005/NĐ-CP - Áp dụng chế độ BHXH tự nguyện đối với CB không chuyên trách, quy định tại NĐ 190/2007/NĐ-CP ngày 28/12/2007. 3.1.3. Chế độ đối với CB đã nghỉ hưu (kể cả nghỉ mất sức) giữ chức danh CB chuyên trách, CB không chuyên trách: - Quy định tại QĐ số 71/2006/QĐ-UBND ngày 16/5/2006 của UBND TP.HCM, Công văn số 4372/QC-QHPX ngày 29/5/2006 của Sở Tài chính Thành phố quy định hướng dẫn về chế độ đối với CB nghỉ hưu tham gia công tác Phường, xã, thị trấn. 3.1.4. Chế độ trợ cấp khuyến khích đối với CB chuyên trách, công chức, CB không chuyên trách cấp xã có trình độ đại học: - Quy định tại QĐ số 140/2005/QĐ-UBND ngày 05/8/2005 của UBND Tp.HCM và Công văn số 1057/HDLS:NV-TC ngày 12/9/2005 của liên Sở Nội vụ - Tài chính hướng dẫn về việc thực hiện chế độ, chính sách khuyến khích cho người có trình độ đại học công tác tại phường, xã, thị trấn kể từ ngày 01/8/2005. 3.1.5. Chế độ định mức kinh phí hoạt động cho phường xã thị trấn: - Quyết định số 4856/QĐ-UBND ngày 11/11/2008 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh về giao định mức kinh phí thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí hành chính đối với phường xã thị trấn, giao định mức đối với xã phường thị trấn là 42.500.000đồng/người/năm. 3.2. Nhận xét tình hình thực hiện các chế độ, chính sách đối với CBCC: - Như đã trình bày ở phần II.3.2. “nội dung nâng sao năng lực đối với CBCC phường”. Để góp phần thực hiện công tác nâng cao năng lực đối với CBCC cấp xã, vấn đề thực hiện, áp dụng các chế độ, chính sách đối với CBCC xã sẽ tạo điều kiện cho họ yên tâm công tác; khuyến khích động viên kịp thời về mặt tinh thần vật chất đối với công việc mang tính chất đặc trưng, phức tạp ở chính quyền cấp cơ sở; đồng thời, tạo điều kiện để họ có thời gian chú tâm vào công việc cũng như tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ năng lực, là một yếu tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả công việc ở cấp hành chính cơ sở. - Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản chỉ đạo của UBND TP Hồ Chí Minh và Sở Nội vụ Tp.HCM như đã liệt kê ở trên, quận 12 đã triển khai thực hiện đối với CBCC phường trên địa bàn một cách có trình tự, khoa học và sâu sát: + Thực hiện rà soát tình hình CBCC phường thường xuyên, về mọi mặt. Để nắm bắt kịp thời trình độ, năng lực; các điều kiện làm việc (cơ sở vật chất, lương, phụ cấp…); các thành tích, sự số gắng nỗ lực của CBCC phường; cũng như những sai phạm trong quá trình công tác của CBCC phường. + Từ đó, Quận uỷ và UBND quận 12 có các kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đối với CBCC chưa đáp ứng các tiêu chuẩn của QĐ 04/2004/QĐ-BNV; kế hoạch bố trí lại công tác; khen thưởng hay xử lý kỷ luật kịp thời nhằm thực hiện công bằng về các chế độ chính sách đối với CBCC phường; đảm bảo tối đa các điều kiện thuận lợi phục vụ công tác QLHCNN ở cấp phường. - Từ sự quan tâm sâu sát của Quận uỷ 12, đội ngũ CBCC phường của quận ngày càng yên tâm công tác; trình độ CBCC ngày càng nâng cao rõ rệt; bộ máy QLHCNN cấp phường ngày càng thu hút đông đảo cá nhân tham gia làm việc theo hợp đồng hay thi tuyển CBCC (đặc biệt là lực lượng trẻ tham gia vào bộ máy chính quyền cấp cơ sở với tỷ lệ tăng, và chiếm số đông: số CBCC dưới 46 tuổi chiếm 76,2%) là một con số khá cao và là một thuận lợi rất lớn cho hoạt động QLHCNN chính quyền cấp cơ sở quận 12. Một vài chú ý Một vấn đề đáng quan tâm trong giai đoạn phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa nước ta hiện nay: quản lý nhà nước là một nghề và là một nghề đặc biệt của xã hội. Đối với CBCC cấp xã nói riêng - là cấp chính quyền có một vị trí đặc biệt trong hệ thống hành hính nhà nước. Năng lực của người CBCC xã có vai trò tiên quyết đối với hiệu quả quản lý hành chính nhà nước tại địa phương. Nhưng một thực tế hiện nay, CBCC xã thiếu rất nhiều không chỉ về số lượng mà còn cả về năng lực, đã làm giảm đi hiệu lực và hiệu quả của công tác quản lý nhà nước. Để thu hút và giữ chân những người CBCC có năng lực làm trong cơ quan nhà nước đòi hỏi Đảng và chính quyền các cấp phải có các chế độ, chính sách để bảo đảm về mặt tinh thần lẫn vật chất đối với họ để không những giữ chân mà còn thu hút được đông đảo nhân tài quản lý, xây dựng, phát triển đất nước. Một thực tế là: định mức cấp phường được giao theo Quyết định 4856/QĐ-UBND ngày 11/11/2008 của UBND thành phố Hồ Chí Minh là 42.500.000đồng/người/năm. Trong khi: + Tính chất và nội dung công việc quản lý Nhà nước cấp phường mang tính hỗn hợp và khối lượng công việc khá nhiều, một người CBCC phường phải đảm nhận nhiều công việc, nhiều chức năng khác nhau, có trường hợp kiêm nhiệm 2 lĩnh vực chuyên môn khác nhau gây áp lực về mặt tinh thần cho người CBCC phường + Công việc đặc thù phải tổ chức, triển khai nhiều chương trình, hoạt động, hội họp…của cấp Tỉnh, cấp Huyện giao, chi phí tốn kém. Điều này tất yếu dẫn đến kinh phí tiết kiệm được từ việc thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí hành chính của cơ quan hành chính cấp phường sẽ thấp hơn rất nhiều so với khoản tiết kiệm được ở các cấp hành chính khác. Công việc quản lý hành chính nhà nước ở cấp phường không những phức tạp, kiên quan trực tiếp đến quyền lợi của nhân dân, lại còn là cấp trực tiếp bắt buộc thực thi, triển khai các văn bản chỉ đạo, chương trình của các cấp trên đưa xuống. Mắt khác, định mức kinh phí thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trrách nhiệm về sử dụng biện chế và kinh phí hành chính giao cho cấp phường theo quyết định số 4856/QĐ-UBND của UBND Tp.Hồ Chí Minh sẽ không đủ để thực hiện một khối lượng lớn công việc một cách hiệu quả, đồng thời không những không tạo được động lực khuyến khích CBCC phường nâng cao ý thức tiết kiệm mà còn vô tình tạo ra chủ nghĩa cá nhân, tham nhũng, hạch sách dân…là một hiện tượng trong giai đoạn hiện nay. Kết luận: UBND và Sở Nội vụ TP.HCM đã thực hiện các chính sách, chế độ một cách bảo đảm tối ưu nhất mọi điều kiện để tạo sự yên tâm công tác, nâng cao chất lượng công vụ ở chính quyền cấp xã trên địa bàn Thành phố. Đồng thời nhằm thu hút nhân lực, nhân tài cho công cuộc xây dựng và phát triển Thành phố. Đây là một hướng đi đúng đắn về công tác cán bộ đối với cấp chính quyền cơ sở của Thành phố Hồ Chí Minh. Việc áp dụng các chế độ, chính sách đối với CBCC phường một cách hợp lý, kịp thời sẽ góp phần rất lớn trong công tác nâng cao trình độ CBCC cấp chính quyền cấp cơ sở. Sự thành công bước đầu của công tác quản lý CBCC, nâng cao năng lực CBCC phường của Quận uỷ và UBND quận 12 trên đây đã khẳng định điều đó. Song, trong thời gian tới cần xây dựng, bổ sung, hoàn chỉnh hơn hệ thống chế độ, chính sách đối với CBCC cấp xã phù hợp trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nước ta hiện nay. 4. Tình hình thực hiện công tác tuyển dụng đối với CBCC phường Quận 12: 4.1. Hoạt động tuyển dụng đối với CBCC phường Quận 12 tuân theo sự chỉ đạo của UBND và Sở Nội vụ Tp.Hồ Chí Minh: 4.1.1. Đối với CB chuyên trách phường: thực hiện bầu cử đối với các chức danh chuyên trách của HĐND và UBND theo Luật Bầu cử đại biểu HĐND, Luật Tổ chức HĐND và UBND; bầu cử CB chuyên trách trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thực hiện theo điều lệ của tổ chức chính trị, tổ chức CT – XH. Tuy nhiên, phạm vi báo cáo không nghiên cứu các chức danh của HĐND, lý do được trình bày tại phần c. Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, trang 20 của báo cáo. 4.1.2. Đối với công chức phường: Hoạt động tuyển dụng công chức phường Quận 12 thực hiện theo sự chỉ đạo của UBND và Sở Nội vụ Tp.HCM, bao gồm hoạt động tạm tuyển và tuyển dụng chính thức: - Tuyển dụng đối với CBCC cấp xã ở TP.HCM nói chung thực hiện chế độ tạm tuyển. Quận 12 thực hiện chế độ tạm tuyển công chức cấp xã theo hướng dẫn số 1057/SNV ngày 12/12/2006 của Sở Nội vụ TP.HCM. Đây là môt điểm khác biệt của TP.HCM so với các Tỉnh thành khác về tuyển dụng CBCC cấp xã nhằm đáp ứng yêu cầu giải quyết công việc trong thời gian chờ thi tuyển cho người lao động, đây cũng là một chính sách để thu hút người lao động có năng lực và nguyện vọng vào làm trong cơ quan HCNN của Tp.HCM. - Tuyển dụng chính thức công chức cấp phường Quận 12 thực hiện theo QĐ 110/2006/QĐ-UBND ngày 21/7/2006 của UBND TP.HCM: + Tại đây quy định các nguyên tắc tuyển dụng; điều kiện hồ sơ đăng ký dự tuyển; các hình thức sơ tuyển, thi tuyển, xét tuyển; tập sự, hướng dẫn tập sự, chế độ chính sách đối với người tập sự và hướng dẫn tập sự một cách rõ ràng. + Sở Nội vụ Tp.Hồ Chí Minh căn cứ vào nhu cầu tuyển dụng công chức của các Quận, Huyện gửi lên hàng năm, sẽ tổ chức Kỳ thi tuyển công chức tuỳ theo tình hình thực tế. + Công tác tuyển dụng công chức cấp phường do Chủ tịch UBND Quận chỉ đạo, tổ chức. + Sau khi trúng tuyển kỳ thi công chức, Chủ tịch UBND phường căn cứ vào quyết định tuyển dụng của UBND Quận, cử CBCC hướng dẫn người tập sự trong thời gian tập sự. + Hết thời gian tập sự, Chủ tịch UBND phường căn cứ vào kết quả của người tập sự, lấy ý kiến bằng văn bản của cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận, nếu đủ điều kiện thì đề nghị Chủ tịch UBND Quận ra quyết định tuyển dụng (thông qua Phòng Nội vụ Quận), nếu không đủ điều kiện thì cho thôi việc. 4.1.3. Đối với CB không chuyên trách: - UBND Quận 12 thực hiện xét tuyển đối với CB không chuyên trách theo Công văn số 64/HDLS:SNV-TC ngày 26/01/2005 của liên Sở Nội vụ, Sở Tài chính: + UBND các phường lựa chọn, lập danh sách xét tuyển CB không chuyên trách trình phòng Nội vụ Quận 12 xem xét và thông qua. + Sau khi được thông qua, Chủ tịch UBND phường thực hiện ký hợp đồng với người lao động theo mẫu quy định. + Việc xét tuyển CB không chuyên trách ưu tiên đối với người dưới 30 tuổi có trình độ đại học (theo công văn 1272/SNV-XDCQ ngày 31/10/2006 của Sở Nội vụ Tp.HCM về việc hướng dẫn UBND Quận Huyện quản lý CBCC xã phường thị trấn). Công tác quản lý CBCC cấp xã ở Tp.HCM do UBND và Sở Nội vụ chỉ đạo. Ngoài các chính sách, văn bản pháp luật trên để thu hút người lao động vào làm trong các cơ quan hành chính cấp cơ sở, UBND Thành phố còn có chương trình quy hoạch cán bộ dài hạn theo các năm, khuyến khích nhân tài, có hộ khẩu tại Thành phố Hồ Chí Minh, đưa đi đào tạo, thử thách và vào làm việc lâu dài trong các cơ quan Nhà nước. 4.2. Nhận xét tình hình tuyển dụng CBCC phường Quận 12: - Công tác tuyển dụng CBCC phường cũng có một vai trò nhất định để lực chọn người có đủ tiêu chuẩn theo QĐ 04/2004/QĐ-BNV, từng bước chuẩn hoá CBCC phường, nâng cao năng lực CBCC phường, hiệu quả hoạt động QLHCBNN cấp chính quyền cấp cơ sở. - Thời gian qua, Phòng Nội vụ dưới sự phân công của UBND Quận đã thực tốt công tác này ở địa phương. Lựa chọn và tuyển dụng người lao động vào làm trong bộ máy QLHCNN cấp phường có trình độ chuyên môn đáp ứng được yêu cầu công việc (đã qua đào tạo về TĐ chuyên môn là 66%); thu hút đông đảo lực lượng trẻ về công tác tại Phường (76,2% CBCC dưới 46 tuổi), nâng cao mặt bằng chung về trình độ năng lực CBCC phường, giải quyết công việc mang tính chuyên nghiệp hơn, giảm chi phí đào tạo lại, đào tạo bổ sung các kiến thức QLNN… - Tuy nhiên bên cạnh đó, môt khó khăn rất lớn trong công tác tuyển dụng đối với CBCC phường ở quận 12 là thiếu một lượng lớn CBCC cho hoạt động QLNN ở cấp phường (thiếu 98 biên chế) mà chưa tìm được nguồn bổ sung. Gây ra tình trạng quá tải công việc ở các phường trên địa bàn Quận, các CBCC của các phường luôn làm việc quá tải, áp lực công việc lớn, dễ xảy ra tình trạng làm việc kém hiệu quả hay kém năng suất. Đây là một vấn đề rất lớn cho công tác lập quy hoạch, kế hoạch tạo nguồn cho cấp phường và cũng là một bài toán khó để thực hiện nâng cao năng lực CBCC cấp phường trên địa bàn Quận 12 thời gian tới. Kết luận: Hoạt động Quản lý CBCC cấp xã nói chung và nâng cao năng lực đối với CBCC Xã nói riêng là nhiệm vụ của mọi cấp Đảng, Nhà nước như trong quy định tại Chương IV “Quản lý CBCC cấp xã” của NĐ114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003. Trong phạm vi của đề tài chỉ nghiên cứu công tác nâng cao năng lực đối với CBCC cấp phường trên địa bàn quận 12 của UBND quận 12, ( phòng Nội vụ). Qua quá trình thực tập và nghiên cứu, tôi đã thấy được sự quan tâm sâu sát của Quận uỷ và UBND quận 12 trong công tác nâng cao năng lực đối với CBCC phường trên địa bàn Quận và điều đó đã thu được nhiều kết quả, trình độ năng lực CBCC Phường ngày càng được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ đáp ứng tiêu chuẩn của QĐ 04/2004/QĐ-BNV tăng dần,…góp giải quyết các công việc QLHCNN tại chính quyền cấp cơ sở hiệu quả hơn. Tuy nhiên trong thời gian tới, Quận ủy và UBND quận 12 cần có các kế hoạch hợp lý trên cơ sở chỉ đạo của Sở Nội vụ TP.HCM về công tác rà soát, đánh giá CBCC sau đào tạo, bồi dưỡng; kế hoach đào tạo, bồi dưỡng đối với số CBCC chưa qua đào tạo (con số này vẫn còn khá đông); công tác thực hiện các chế độ chính sách nhằm khuyến khích và thu hút nhân lực cho cấp phường. Từ đó, thực hiện được mục tiêu xây dựng được một đội ngũ CBCC chính quyền cấp cơ sở năng động, vững chuyên môn, thực hiện tốt vai trò đại diện Nhà nước trong công tác ở địa phương, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào Bộ máy Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay. PHẦN BA: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CBCC PHƯỜNG ĐỊA BÀN QUẬN 12 Vấn đề nâng cao năng lực CBCC cấp phường quận 12 cần thực hiện tập trung vào một số giải pháp sau đây: 1. Nhóm giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng CBCC phường: 1.1. Về tổ chức bộ máy: - Phân công sắp xếp lại nhiệm vụ cho từng CBCC phường ở quận 12. Đồng thời xây dựng quy chế làm việc rõ ràng, khoa học. là tiền đề cho việc thống kê, rà soát tình hình chất lượng CBCC phường ở địa phương, nắm bắt được kịp thời, chính xác tỷ lệ chưa đạt chuẩn theo quyết định 04/2004/QĐ-BNV. từ đó, lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCC phường cụ thể, hợp lý trong những thời gian nhất định trên cơ sở kế hoạch về đào tạo, bồi dưỡng CBCC xã của Sở Nội vụ. - Công khai danh sách cán bộ, công chức cấp xã không đạt tiêu chuẩn và không đủ điều kiện để tiếp tục đào tạo, đồng thời, UBND Quận xem xét việc giải quyết chế độ chính sách đối với họ theo quy định. - Tăng cường điều động, luân chuyển, biệt phái CBCC cấp thành phố, quận có năng lực, trình độ chuyên môn đến công tác có thời hạn hoặc lâu dài tại phường. - Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy hoạch của Nhà nước đối với hoạt động quản lý hành chính của phường và các hoạt động công vụ của CBCC phường, nhất là những lĩnh vực về quản lý hành chính có liên quan trực tiếp tới người dân. Để nắm bắt kịp thời năng lực QLNN của CBCC phường, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, xử lý khác. - Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở nhằm phát huy quyền làm chủ của CBCC phường trong đơn vị và vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu của đơn vị, trách nhiệm công vụ, quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của từng CBCC trong hoạt động QLHCNN ở địa phương. 1.2. Về công tác lập quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng: - UBND quận 12 (Phòng Nội vụ) căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của Thành uỷ, UBND Tp.HCM, Quận uỷ 12 về CBCC cấp xã, để lập quy hoạch, kế hoạch cụ thể đưa người tham gia các khoá học tổ chức hàng năm. - Công tác quy hoạch CB hàng năm phải gắn với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và tuyển dụng CBCC phường; có điều chỉnh, bổ sung kịp thời CB trong diện quy hoạch, đáp ứng nhu cầu bố trí cán bộ trong nhiệm kỳ và nhiệm kỳ kế tiếp, chuẩn bị nguồn cán bộ chủ chốt kế cận và thay thế số CBCC không đạt chuẩn. 1.3. Về nội dung công tác đào tạo, bồi dưỡng: - Tổ chức triển khai và thực hiện đồng bộ, triệt để các giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng và tạo nguồn cán bộ giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 theo Qđ số 741/QĐ-UBND ngày 25/02/2009 của UBND Tp.HCM về phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCC Thành phố năm 2009, trong đó có CBCC các phường. - Áp dụng các hình thức đào tạo, bồi dưỡng dài hạn, ngắn hạn, định kỳ cho cán bộ chủ chốt, công chức chuyên môn để cập nhật những chính sách mới, kiến thức, kinh nghiệm công tác, giúp họ thực hiện tốt nhiệm vụ. - Thực hiện tốt công tác rà soát trình độ, năng lực CBCC phường: Số lượng chưa đạt chuẩn; số người cần bồi dưỡng thêm về kiến thức, kỹ năng QLHCNN, lý lậun chính trị, goại ngữ, tin học…, lập kế hoạch danh sách đưa đi học hàng năm theo kế hoạch của UBND Thành phố. Công tác lập kế hoạch cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng, cân đối hợp lý về việc cử người đi học, đảm bảo chất lượng sau đào tạo, bồi dưỡng phải có kết quả, đáp ứng tốt yêu cầu công việc ở địa phương. - Chú ý việc tăng cường công tác giáo dục, học tập và rèn luyện nhân cách, bản lĩnh chính trị của người CBCC theo tư tưởng Hồ Chí Minh. 2. Nhóm giải pháp về thực hiện chế độ, chính sách: Chế độ, chính sách đối với CBCC nói chung và đối với CBCC cấp xã nói riêng là một vấn đề cần được chú trọng trong giai đoạn phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Một chế độ, chính sách được đảm bảo và hợp lý về phân phối tổng sản phẩm xã hội trước tiên sẽ thu hút, khuyến khích được nhiều nhân tài vào làm việc trong các cơ quan Nhà nước; sau là tạo điều kiện cho CBCC yên tâm công tác, động viên họ cống hiến hết mình cho công tác quản lý Nhà nước, phát triển đất nước; giảm thiểu và dần khắc phục nạn tham nhũng, lãng phí - căn bệnh phổ biến của giai đoạn quá độ. Sau đây là một số giải pháp cần tập trung ở giai đoạn này: 2.1. Về điều kiện làm việc: Trước hết cần quan tâm đến các điều kiện làm việc (cơ sở vật chất nơi làm việc, các thiết bị phục vụ hoạt động công vụ, kinh phí hoạt động…). UBND cấp phường là nơi thường xuyên tiếp xúc với nhân dân, các công việc cần giải quyết yêu cầu nhanh chóng, hiệu quả. Cơ sở vật chất đầy đủ mới đảm bảo CBCC yên tâm công tác, phát huy được tối đa năng lực trong giải quyết những yêu cầu thực tế địa phương xảy ra hàng ngày. Mặt khác, như đã trình bày ở phần III.3.2. Nhận xét tình hình thực hiện chế độ, chính sách đối với CBCC phường quận 12: Cần có sự xem xét, xây dựng, bổ sung hoàn chỉnh về các chế độ, chính sách hỗ trợ, khuyến khích đối với CBCC cấp xã một cách hợp lý trong giai đoạn phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nước ta hiện nay. Đây là một vấn đề thực tế cần được xem xét kỹ lưỡng nhằm vừa đảm bảo lợi ích vừa khuyến khích được người CBCC cống hiến được hết năng lực phục vụ đất nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay 2.2. Quan tâm sâu sát đến thực tế đời sống của CBCC phường, có các chính sách hỗ trợ kịp thời, hợp tình, hợp lý. Cần có những biện pháp để quan tâm sâu sát đến đời sống hàng ngày của người CBCC phường. Hiện nay, chế độ phụ cấp cho CBCC còn hạn chế; khoản tiết kiệm được từ việc sử dụng định mức kinh phí thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biện chế và kinh phí quản lý hành chính nhà nước đối với CBCC cấp phường xã còn hạn hẹp (như đã trình bày ở phần III.3.2.Nhận xét tình hình thực hiện chế độ, chính sách đối với CBCC cấp phường quận 12)… Bên cạnh đó, đời sống của CBCC phường nhiều khó khăn, đây cũng là một nguy cơ sinh ra nạn tham nhũng, hạch sách dân ở cấp cơ sở, làm mất niềm tin của nhân dân đối với bộ máy Nhà nước đang diễn ra trong thực tiễn. Vì vậy sự quan tâm kịp thời đối với từng CBCC phường để nắm bắt sát thực năng lực công tác, điều kiện hoàn cảnh sống CBCC, có các biện pháp, áp dụng các chế độ chính sách một cách kịp thời, hợp tình, hợp lý sẽ là một sự động viên vô cùng ý nghĩa đối với họ, đặc biệt là những người nhiệt tình, nhiệt huyết với công việc. 3. Nhóm giải pháp về tuyển dụng: 3.1. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, UBND quận 12 (Phòng Nội vụ) triển khai theo sự chỉ đạo của Quận uỷ 12 hay Sở Nội vụ thành phố Hồ Chí Minh thông báo công khai, rộng rãi việc tuyển dụng người vài làm trong cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương. Thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin công khai về quá trình tuyển dụng trong đội ngũ CBCC, trong nhân dân, đặc biệt là người dân địa phương, tạo điều kiện cho những người có nguyện vọng tham gia công việc QLNN ở địa phương đăng ký thi tuyển hay xét tuyển. 3.2. Thực hiện tốt nghiêm túc việc rà soát, đánh giá năng lực CBCC phường, để nắm rõ thực trạng năng lực CBCC phường (số lượng biên chế thiếu bao nhiêu, tỷ lệ người không đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ chyên môn…) từ đó có cơ sở quy hoạch, xây dựng kế hoạch tạo nguồn cho CBCC phường. 3.3. Chú ý việc tuyển dụng phải gắn liền với công tác quy hoạch, kế hoạch CBCC phường của Thành uỷ, UBND Tp.HCM và sự chỉ đạo của Quận uỷ, UBND quận 12, để có thể chủ động xây dựng nguồn nhân lực cho cơ quan HCNN ở cấp phường trong hiện tại và trong tương lai; đảm bảo được thời gian, phương thức khoa học trong tiến hành tuyển dụng, đảm bảo tạo lập được đội ngũ chất lượng, có trình độ đáp ứng tiêu chuẩn cho hoạt động QLNN ở địa bàn phường. đồng thời tránh được việc tuyển người theo ý chí chủ quan gây nên tình trạng vừa thừa vừa thiếu, lãng phí chất xám… 3.4. Công tác cử người (đang công tác tại phường theo chế độ hợp đồng hay người có nguyện vọng làm trong CQHCNN…) là nhiệm vụ của Quận uỷ và Phòng Nội vụ để tham gia các đợt thi tuyển CBCC do Sở Nội vụ Tp.HCM tổ chức (theo nhu cầu của các năm) cần có sự xem xét, đánh giá cẩn trọng về mọi mặt trình độ chuyên môn, lý lịch…,ưu tiên những người ở địa phương, có trình độ đại học, dưới 30 tuổi. Đây là một bước cần thiết góp phần rà soát nâng cao chất lượng đầu vào CBCC phường, trước khi thi tuyển. Tuy nhiên công việc này cần đảm bảo nguyên tắc công bằng, công khai tạo niềm tin cho những người có nguyện vọng cống hiến cho công việc qủan lý Nhà nước. KẾT LUẬN “Cán bộ là cái gốc của mọi việc” như Chủ tịch Hồ chí Minh đã nói. Trong giai đoạn phát triển kinh thị trường định hướng xã hội hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang nỗ lực chèo lái con thuyền đất nước hướng đến xây dựng xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu hướng đến con người, vì con người. Đồng thời mục tiêu của chúng ta đang thực hiện trong một một bối cảnh thế giới với xu hương hội nhập quốc tế sâu, rộng. Đó đã đặt ra một nhiệm vụ vô cùng khó khăn để chúng ta có thể thực hiện thành công mục tiêu của mình. Người Cán bộ công chức là những người trực tiếp thực hiện mục tiêu đó trên cơ sở sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, tổ chức thực thi các đường lối, chính sách, pháp luật vào đời sống thực tiễn. Sự thành công hay thất bại của sự nghiệp cách mạng của chúng ta phụ thuộc một phần rất lớn vào đội ngũ CBCC. Vì thế, năng lực của người CBCC có một vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước. Chính quyền cấp cơ sở là cấp gần dân nhất. Mọi công việc hành chính hàng ngày liên quan trực tiếp đến người dân. CBCC ở cấp hành chính cơ sở là đại diện bộ mặt của Bộ máy Nhà nước ở địa phương. Hiệu quả giải quyết công việc của cấp này ảnh hưởng trực tiếp đến niềm tin của người dân đối với bộ máy nhà nước cũng như quyết định một phần đến sự phát triển của địa phương nói riêng, của đất nước nói chung. Nâng cao năng lực cho CBCC cấp chính quyền cấp cơ sở là nhiệm vụ quan trọng không chỉ của Đảng, chính quyền các cấp mà còn là nhiệm vụ, là ý thức của toàn dân tham gia đóng góp vào công tác quản lý Nhà nước, phát huy vai trò dân chủ trong thời kỳ mới, bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm xây dựng được đội ngũ CBCC phường đạt chuẩn, năng động, vững chuyên môn, đáp ứng yêu cầu quản lý hành chính Nhà nước ở cấp chính quyền cơ sở, góp phần vào phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân trên địa bàn quận 12 nói riêng, vào sự phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh và cà nước nói chung, tiến tới thực hiện thành công mục tiêu của Đảng và nhân dân ta đã chọn là xây dựng xã hội chủ nghĩa dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng, giải pháp nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với CBCC cấp phường quận 12.doc
Luận văn liên quan