Thực trạng hiệu quả huy động vốn tiền gửi của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Uyên – Cao Bằng

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về công tác huy động vốn tiền gửi, môi trường kinh doanh cũng như các nhân tố tác động đến hoạt động huy động vốn tiền gửi của ngân hàng, khóa luận đã chỉ ra những vấn đề cơ bản nhất về thực trạng huy động vốn tiền gửi tại NHNo&PTNT Quảng Uyên – Cao Bằng. Từ đó đề ra các giải pháp cho công tác huy động vốn tiền gửi tại NH. Em hy vọng thông qua việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp ích cho chi nhánh thực hiện có hiệu quả hơn hoạt động huy động vốn tiền gửi.

doc52 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5884 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng hiệu quả huy động vốn tiền gửi của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Uyên – Cao Bằng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiền có thể không cần trực tiếp đến ngân hàng giao dịch mà có thể rút tiền qua các máy rút tiền tự động (máy ATM). Với mục đích chủ yếu khi gửi tiền là để sử dụng các dịch vụ ngân hàng nên mức lãi suất mà ngân hàng trả cho người gửi tiền là rất thấp, thậm chí là không trả lãi. Huy động tiền gửi có kỳ hạn. Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân gửi vào ngân hàng có sự thỏa thuận về thời gian rút tiền. Khoản tiền này thường gắn với các tổ chức kinh tế có chu kỳ kinh doanh gần như xác định, ít có sự biến động. Đây là nguồn vốn có tính ổn định cao, ngân hàng có thể chủ động trong quá trình sử dụng, vì thế mức lãi suất mà ngân hàng trả cho người gửi tiền cũng cao hơn. Người gửi tiền ngoài mục đích sử dụng các dịch vụ ngân hàng còn vì mục đích sinh lợi. Do đó, sự thay đổi lãi suất sẽ có tác động rất nhanh và rõ nét đến hoạt động huy động nguồn vốn này của ngân hàng. Ở Việt Nam, hình thức huy động vốn tiền gửi bằng các chứng chỉ tiền gửi với các kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 24 tháng...ngày càng phổ biến, đã và đang phát huy vai trò tạo lập vốn cho ngân hàng. Huy động tiền gửi tiết kiệm. Đây là hình thức phổ biến nhất, lâu đời nhất của các NHTM. Bao gồm các loại sau: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền có thể rút tiền theo yêu cầu mà không cần báo trước vào bất kỳ ngày làm việc nào của ngân hàng. Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là một sản phẩm mà ngân hàng cung ứng để phục vụ khách hàng có nguồn tiền nhàn rỗi muốn gửi tiển vào ngân hàng vì mục tiêu an toàn và sinh lời mà không thiết lập được mục tiêu sử dụng trong tương lai. Khi sử dụng dịch vụ này, khách hàng có thể gửi tiền và rút tiền bất cứ lúc nào. Các giao dịch này không thường xuyên, chủ yếu là giao dịch gửi tiền và rút tiền trực tiếp. Do tính chất không ổn định nên lãi suất của tiền gửi tiết kiệm này rất thấp. Khi gửi tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn khách hàng sẽ được ngân hàng cấp cho một sổ tiết kiệm. Sổ này sẽ phản ánh tất cả các giao dịch gửi tiền, rút tiền, số dư hiện có, tiền lãi được hưởng hoặc khách hàng sẽ được cấp một báo cáo tài khoản sau mỗi giao dịch. Mỗi lần giao dịch, khách hàng phải xuất trình sổ tiết kiệm và chỉ có thể thực hiện được các giao dịch ngân quỹ như gửi tiền và rút tiền, không thực hiện được giao dịch thanh toán như loại tiền gửi thanh toán. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền chỉ có thể rút tiền sau một kỳ hạn gửi tiền nhất định theo thỏa thuận với ngân hàng. Đây là khoản tiền tích lũy có tính chất như tiền gửi có kỳ hạn thông thường. Khách hàng gửi vì mục tiêu an toàn và sinh lợi. Chủ yếu là những cá nhân có thu nhập ổn định và thường xuyên, thường là công chức, viên chức hoặc những người đã nghỉ hưu. Do vậy, lãi suất đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút đối tượng khách hàng này. Khi gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn khách hàng cũng được giao giữ một sổ tiết kiệm. Các hình thức thường thấy là: Chứng chỉ tiền gửi tiết kiệm, tiết kiệm nhà ở, tiết kiệm dự thưởng... Phân theo loại tiền gửi. Tiền gửi bằng nội tệ Là loại tiền gửi bằng đồng Việt Nam (VNĐ) gửi vào ngân hàng và hưởng lãi suất tiền Việt Nam được quy định tại thời điểm gửi tiền. Đây là loại tiền chiếm tỷ trọng lớn trong vốn huy động tiền gửi của các NHTM ở Việt Nam. Tiền gửi bằng ngoại tệ Là loại tiền gửi bằng ngoại tệ gửi vào ngân hàng và hưởng lãi suất ngoại tệ gửi. Các loại ngoại tệ được huy động chủ yếu là các ngoại tệ mạnh như: USD, EUR, GBP... Phân theo đối tượng gửi tiền. Tiền gửi từ dân cư. Tiền gửi dân cư là một bộ phận thu nhập bằng tiền của các tầng lớp dân cư trong xã hội gửi vào ngân hàng với mục đích an toàn, thanh toán và sinh lợi. Tiền gửi của dân cư bao gồm các hình thức tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán. Đây là khu vực huy động đầy tiềm năng cho ngân hàng. Vì thế, để khai thác nguồn vốn này, ngân hàng cần chú trọng đa dạng hóa các hình thức huy động cũng như lãi suất hợp lý. Tiền gửi từ các tổ chức kinh tế và tổ chức xã hội. Đây là nguồn huy động được đánh giá là rất lớn, chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Để tiết kiệm thời gian và chi phí trong thanh toán, các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều lập tài khoản tiền gửi trong ngân hàng. Các doanh nghiệp gửi tiền vào ngân hàng khi bán được hàng hóa và rút ra khi cần. Chu kỳ rút tiền của các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội không giống nhau. Do vậy ngân hàng có trong tay một khoản tiền lớn có thể sử dụng một cách tương đối thuận lợi. Tiền gửi từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Trong quá trình hoạt động, các ngân hàng thường có các khoản tiền gửi lẫn nhau để thuận tiện trong giao dịch, thanh toán... Mục đích của những khoản tiền gửi này là để NHTM sử dụng các dịch vụ lẫn nhau, như: Thanh toán hộ, phát hành hộ chứng chỉ tiền gửi, giao dịch ngoại tệ, giúp mua bán chứng khoán, tư vấn đầu tư, cho vay hợp vốn, đồng tài trợ... Mặt khác, các ngân hàng đang có nguồn dự trữ vượt yêu cầu có thể cho các ngân hàng khác vay để hưởng lãi suất. Hiệu quả huy động vốn tiền gửi của NHTM. Khái niệm. Cho tới nay có rất nhiều cách hiểu khác nhau về hiệu quả huy động vốn. Đó là sự gia tăng quy mô vốn huy động so với vốn chủ sử hữu, chi phí huy động vốn thấp, hay là lợi nhuận mang lại từ việc sử dụng vốn... Nói cách khác, hiệu quả huy động vốn tiền gửi được hiểu là kết quả hoạt động huy động vốn tiền gửi mà ngân hàng đạt được phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn với chi phí hợp lý nhất, đảm bảo mục tiêu an toàn và sinh lời cao của ngân hàng trong từng thời kỳ. Như vậy, trên giác độ ngân hàng, để đạt được hiệu quả huy động vốn tiền gửi cao, ngân hàng cần bám sát nhu cầu sử dụng vốn, huy động vốn không những đáp ứng nhu cầu mà còn phù hợp về cơ cấu, kỳ hạn, loại tiền với chi phí huy động hợp lý nhất. Đồng thời phải duy trì được tính ổn định cao của các nguồn tiền huy động. Có như vậy mời hạn chế được rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất và gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn tiền gửi của NHTM. Tỷ lệ tăng trưởng vốn tiền gửi huy động năm sau so với năm trước (1). = x100% Tỷ lệ này cho biết: Tốc độ tăng trưởng vốn năm sau so với năm trước là bao nhiêu. Tỷ lệ này càng cao thì hiệu quả huy động vốn tiền gửi càng cao. Cơ cấu vốn tiền gửi huy động. Một yếu tố quan trọng khác được đưa ra để đánh giá hiệu quả huy động vốn tiền gửi của NHTM là cơ cấu vốn. Cơ cấu vốn huy động được phản ánh thông qua tỷ trọng các loại tiền gửi trên tổng số nguồn vốn tiền gửi mà ngân hàng huy động được. Tỷ trọng của nguồn vốn tiền gửi i = Chi phí huy động vốn tiền gửi bình quân năm sau so với năm trước (2). = x100% Chỉ tiêu này cho biết: Tổng chi phí huy động vốn tiền gửi mà ngân hàng phải bỏ ra để có được 1 đồng vốn khả dụng năm sau cao hơn hay thấp hơn so với năm trước. Chỉ tiêu này phản ánh hoạt động huy động vốn là hiệu quả nếu nó nhỏ hơn 1. Trong đó: Chi phí huy động vốn tiền gửi BQ năm N = Khả năng đáp ứng nhu cầu cho vay từ nguồn tiền gửi năm sau so với năm trước. Chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ đáp ứng nhu cầu vay từ nguồn tiền gửi năm sau cao hơn hay thấp hơn so với năm trước, trong đó: Tỷ lệ đáp ứng nhu cầu vay năm N = x100% Chỉ tiêu này cho biết: 1 đồng vốn tiền gửi mà ngân hàng huy động được sẽ đáp ứng được bao nhiêu % nhu cầu vay của khách hàng. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn tiền gửi của NHTM. Nhân tố môi trường bên trong ngân hàng. Chiến lược kinh doanh của ngân hàng. Chiến lược kinh doanh có thể nói là đường lối, phương hướng hoạt động của một ngân hàng. Mỗi ngân hàng có một chiến lược kinh doanh khác nhau. Điều này phụ thuộc vào từng điểm mạnh, điểm yếu, khả năng cũng như hạn chế của ngân hàng. Chiến lược kinh doanh xác định quy mô huy động có thể mở rộng hay thu hẹp, cơ cấu vốn có thể thay đổi về tỷ lệ các loại nguồn vốn, chi phí hoạt động có thể tăng hay giảm. Chiến lược kinh doanh liên quan đến huy động vốn tiền gửi bao gồm: Chính sách về giá cả, lãi suất tiền gửi, tỷ lệ hoa hồng và phí dịch vụ. Đây là các yếu tố quan trọng. Với việc lãi suất huy động tăng thì thu hút được nguồn vốn đi vào ngân hàng rất lớn. Song, hiệu quả của việc huy động vốn giảm do chi phí huy động tăng. Do đó, quy mô nguồn vốn huy động được sẽ phụ thuộc chủ yếu vào chiến lược kinh doanh của ngân hàng. Uy tín và năng lực tài chính của ngân hàng. Đó là hình ảnh của ngân hàng trong lòng khách hàng, là niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng. Uy tín của ngân hàng được đánh giá thông qua một quá trình hoạt động lâu dài cùng với những thành quả mà ngân hàng đạt được. Uy tín của ngân hàng không phải là yếu tố vững bền mà cần có sự nỗ lực không ngừng để giữ gìn và phát huy uy tín của mình. Một ngân hàng có uy tín sẽ thuận lợi trong việc đặt quan hệ với khách hàng và thu hút nguồn vốn từ khách hàng. Đồng thời, ngân hàng có nguồn lực tài chính tốt là cơ sở để phát triển hoạt động kinh doanh, tạo sự tin tưởng từ khách hàng và nhà đầu tư. Cơ sở vật chất và trình độ công nghệ của ngân hàng. Cơ sở vật chất và mạng lưới hoạt động của ngân hàng là yếu tố góp phần tạo dựng hình ảnh của ngân hàng trong mắt khách hàng. Một ngân hàng có cơ sở vật chất hiện đại và mạng lưới hoạt động rộng khắp sẽ dễ dàng thu hút nguồn vốn do khách hàng yên tâm hơn khi gửi tiền vào ngân hàng. Công nghệ ngân hàng ngày càng phát triển so với trước đây. Việc áp dụng máy tính là một cuộc cách mạng trong hoạt động của ngân hàng. Nhờ có hệ thống tin học hiện đại, ngân hàng có thể thu thập thông tin từ khách hàng, về thị trường nhanh chóng và chính xác. Từ đó có thể kịp thời hoạch định và triển khai các chiến lược kinh doanh phù hợp. Năng lực và trình độ của cán bộ ngân hàng. Đội ngũ nhân sự là nguồn lực quan trọng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng quan tâm. Một đội ngũ nhân sự giỏi sẽ giúp ngân hàng vận hành tốt và đạt hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh. Đối với công tác huy động vốn tiền gửi, một đội ngũ giao dịch viên vững nghiệp vụ, thao tác nhanh, thành thạo, thái độ niểm nở, ân cần với khách hàng sẽ tạo ấn tượng tốt đối với khách hàng, qua đó sẽ thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch và gửi tiền tại ngân hàng. Nhân tố môi trường bên ngoài ngân hàng. Chính sách, pháp luật của Nhà nước về hoạt động ngân hàng. Pháp luật được đặt ra để điều chỉnh mọi quan hệ xã hội. Do vậy tất cả mọi hoạt động của ngân hàng đều chịu sự điều chỉnh của luật pháp. Cụ thể là: Luật các tổ chức tín dụng 2010, Luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các văn bản pháp luật khác như: Thông tư, chỉ thị... Lĩnh vực hoạt động của ngân hàng là vô cùng quan trọng trong nền kinh tế, vì vậy các hoạt động của ngân hàng luôn được Nhà nước quản lý chặt chẽ bằng các văn bản pháp quy. Mỗi văn bản đều có ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động ngân hàng, kể cả hoạt động huy động vốn. Chính sách tiền tệ của ngân hàng Nhà nước. Chính sách tiền tệ là công cụ điều tiết hoạt động của nền kinh tế, vì thế hoạt động của ngân hàng phải tuân theo chính sách này trong từng thời kỳ. Nó tác động đến công tác huy động vốn của NHTM thông qua các công cụ như: Lãi suất, tỷ lệ dự trữ bắt buộc... Tình hình kinh tế - chính trị - xã hội trong và ngoài nước. Đây là yếu tố khách quan có tác động lên tất cả các ngành nghề kinh tế, bao gồm cả ngân hàng. Sự ổn định chính trị trong và ngoài nước có tác đông rất rõ rệt lên hoạt động của hệ thống ngân hàng. Các cuộc bãi công, biểu tình, sụp đổ chính phủ luôn kéo theo tình trạng huy động vốn của ngân hàng suy giảm nặng nề bởi người dân không còn tin tưởng. Ngược lại, sự đồng tâm, nhất trí, ổn định trong bộ máy lãnh đạo sẽ giúp cho các NHTM huy động vốn một cách dễ dàng. Nền kinh tế ở trạng thái tăng trưởng hay suy thoái đều có tác động sâu sắc đến hoạt động ngân hàng. Trong trạng thái tăng trưởng của nền kinh tế, người dân có thu nhập cao, ngân hàng dễ dàng huy động được nguồn tiền nhàn rỗi này để đáp ứng cho các nhu cầu vay của doanh nghiệp để mở rộng quy mô sản xuất. Ngược lại, kinh tế suy thoái, ngân hàng cũng khó khăn hơn trong việc huy động tiền gửi từ dân cư, doanh nghiệp cũng có xu hướng giảm dần quy mô sản xuất. Do vậy, hiệu quả hoạt động của ngân hàng cũng suy giảm. Năng lực tài chính, thu nhập và thói quen sử dụng tiền mặt của người dân. Năng lực tài chính và nguồn thu nhập của khách hàng càng cao thì họ càng có điều kiện và nhu cầu gửi tiền vào ngân hàng. Khi thu nhập tăng lên, khả năng tích lũy của ngân hàng cũng sẽ tăng lên. Vì thế, việc phân bổ dân cư, thu nhập của người dân là nguồn lực tiềm tàng có thể khai thác nhằm mở rộng quy mô huy động vốn tiền gửi của các NHTM. Tâm lý, thói quen thích sử dụng tiền mặt của đại bộ phận người dân Việt Nam là yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn tiền gửi của NHTM. Nó cản trở việc người dân sử dụng các dịch vụ của ngân hàng cũng như việc gửi tiền của ngân hàng. Vì vậy, việc tuyên truyền để thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt của khách hàng là việc ngân hàng cần hết sức quan tâm để có thể thực hiện tốt việc huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư, nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh của ngân hàng và đáp ứng vốn cho nền kinh tế. Sự cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế thế giới như hiện nay, các NHTM không chỉ cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với các định chế tài chính khác trong nước và nước ngoài về mọi mặt như: Năng lực tài chính, công nghệ ngân hàng, nguồn nhân lực... Nếu ngân hàng không có ưu thế cạnh tranh thì sẽ khó thành công trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng. Nhìn chung có rất nhiều những yếu tố ảnh hưởng đến việc huy động vốn của ngân hàng. Các yếu tố này tác động đến mọi hoạt động, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng. Mỗi ngân hàng khi hoạt động đều cần phải tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu. Những yếu tố tác động này có tính hai mặt: Có thể tác động tích cực đồng thời tác động tiêu cực tới ngân hàng. Ngân hàng nào xác định đúng, chính xác các yếu tố tác động sẽ huy động được vốn với chi phí rẻ, từ đó nâng cao hiệu quả huy động. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CỦA NHNo&PTNT QUẢNG UYÊN – CAO BẰNG. 2.1 Giới thiệu khái quát về NHNo&PTNT Quảng Uyên – Cao Bằng. 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển NHNo&PTNT Quảng Uyên – Cao Bằng. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng được hình thành theo nghị định số: 53/HĐBT. Ngày 26 tháng 3 năm 1988. Từ chi nhánh Ngân hàng Nhà nước cấp huyện bóc tách ra thành hai Ngân hàng: Một bộ phận thuộc quản lý hành chính Nhà nước thành phòng Đại diện Ngân hàng Nhà nước và một bộ phận quản lý các Doanh nghiệp, hộ nông dân và nhận tiền gửi dân cư thành Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp và được gọi tên là: Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp huyện Quảng Uyên. Để thực hiện các chức năng trung gian tín dụng, chức năng trung gian thanh toán, chức năng trung gian “tạo tiền” (tạo ra thanh toán). Năm 1990, với sự ra đời của hai pháp lệnh Ngân hàng là “Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước” và “Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và Công ty Tài chính” đã phân biệt rõ chức năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh tín dụng, tiền tệ, cung ứng và điều hoà lưu thông tiền tệ... Với chức năng kinh doanh của các Ngân hàng thương mại; cùng với thời điểm này năm 1990, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp huyện Quảng Uyên được đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp huyện Quảng Uyên theo Quyết định số: 603/NH-QĐ, ngày 22 tháng 12 năm 1990 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Đến tháng 6 năm 1998 lại đổi tên một lần nữa được gọi là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn theo quyết định số: 198/1998/QĐ-NHNN, ngày 02 tháng 6 năm 1998 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của NHNo&PTNT Quảng Uyên – Cao Bằng. Cũng như chức năng của các ngân hàng thương mại khác ở Việt Nam, Chi nhánh có các chức năng như: Trung gian tín dụng, trung gian thanh toán và chức năng tạo tiền. Cụ thể như: Huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi, tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư, nhận vốn từ các tổ chức tín dụng trong nước; Cho vay ngắn, trung và dài hạn; Chiết khấu thương phiếu, công trái và giấy tờ có giá; Cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác. 2.1.3 Cơ cấu tổ chức điều hành. NHNo&PTNT Quảng Uyên có tổng số 19 cán bộ, trong đó 70% cán bộ có trình độ đại học và trên đại học, 30% cán bộ trình độ trung cấp. Có 60% cán bộ là đảng viên. Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Quảng Uyên theo ngành dọc bao gồm: Giám đốc chịu trách nhiệm chung toàn ngân hàng và các trưởng phòng phụ trách các phòng ban liên quan. Giám đốc: ( Bà Vương Thị Dung): Có nhiệm vụ chủ yếu là điều hành và quản lý mọi hoạt động của chi nhánh theo đúng pháp luật nhà nước, các thông tư, chỉ thị của NHNN và NHNo&PTNT Việt Nam. Phòng kế hoạch kinh doanh: (Trưởng phòng: Bà Ma Thị Kiều): Phụ trách công tác kế hoạch của Chi nhánh, làm nhiệm vụ huy động vốn, cấp tín dụng và thực hiện một số dịch vụ ngân hàng cho khách hàng theo đúng quy định, thể lệ của Thống đốc NHNN và các hướng dẫn thực hiện của NHNo&PTNT Việt Nam. Phòng kế toán và ngân quỹ: ( Trưởng phòng: Bà Nguyễn Thu Hậu): Chịu trách nhiệm về công tác tài chính và hạch toán kế toán của chi nhánh theo đúng các quy định của Nhà nước và của ngành. Là phòng có trách nhiệm kiểm tra các chứng từ thanh toán của các phòng ban tại chi nhánh. Thực hiện các nghiệp vụ tiền tệ kho quỹ, quản lý quỹ nghiệp vụ của chi nhánh, thu chi tiền mặt, quản lý các tài sản quỹ và hồ sơ thế chấp cầm cố. Phòng kiểm soát: (Trưởng phòng: Bà Trịnh Hồng Điệp): Chịu trách nhiệm kiểm tra toàn bộ hoạt động của các nghiệp vụ tại chi nhánh. Sơ đồ 1.1: Bộ máy tổ chức NHNo&PTNT Quảng Uyên. GIÁM ĐỐC. PHÒNG KẾ TOÁN NGÂN QUỸ. PHÒNG KẾ HOẠCH KINH DOANH. PHÒNG KIỂM SOÁT. 2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Quảng Uyên – Cao Bằng. Với đặc điểm là ngân hàng cấp 3 của hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, NHNo&PTNT Quảng Uyên – Cao Bằng có bề dày lịch sử phát triển lâu dài, các hoạt động của ngân hàng đã hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương trong nhiều năm qua đã thể hiện vai trò quan trọng của ngân hàng ở địa phương. Song, do đặc điểm kinh tế xã hội, trình độ dân cư còn thấp, ngân hàng được đặt trên địa bàn là huyện vùng núi còn nhiều khó khăn, nên sự phát triển của ngân hàng chưa thật sự tương xứng với tiềm năng. Bảng 2.1: Bảng Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Quảng Uyên – Cao Bằng. Đơn vị tính: Triệu đồng, %. Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh năm 2011 với 2010 So sánh năm 2012 với 2011 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Doanh thu 183.301 188.391 203.060 5.090 27.77 14.669 7.78 Chi phí 151.852 153.693 171.366 1.841 12.12 17.673 11.5 LNTT 31.449 34.698 31.694 3240 10.33 (3.004) (8.66) Thuế 7.862 8.674 7.923 812 10.33 (751) (8.66) LNST 23.587 26.024 23.771 2.437 10.33 (2.253) (8.66) Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh NHNo&PTNT Quảng Uyên – Cao Bằng. Về doanh thu, năm 2011 doanh thu của ngân hàng là 188.391 triệu đồng, tăng 5.090 triệu đồng so với năm 2010, với tỷ lệ tăng 27.77%. Năm 2012, doanh thu tăng nhẹ 7.78% so với năm 2011, lên mức 203.060 triệu đồng. Chí phí của ngân hàng cũng biến động tăng qua các năm. Năm 2010, chi phí của ngân hàng là 151.852 triệu đồng. Năm 2011, tăng lên mức 153.693 triệu đồng, tăng 1.841 triệu đồng so với năm 2010 và tỷ lệ tăng là 12.12%. năm 2012, chi phí ngân hàng tăng 17.673 triệu đồng lên mức 171.366 triệu đồng, tăng 11.5% so với năm 2011. Năm 2010, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng là 31.449 triệu đồng, đóng góp vào ngân sách nhà nước 7.862 triệu đồng và lợi nhuận ròng trong năm là 23.587 triệu đồng. Năm 2011, lợi nhuận sau thuế là 26.024 triệu đồng, tăng 10.33% so với năm 2010. Năm 2012, lợi nhuận sau thuế giảm 8.66% so với năm 2011 ở mức 23.771 triệu đồng, đóng góp ngân sách nhà nước 7.923 triệu đồng. 2.2 Thực trạng hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại NHNo&PTNT Quảng Uyên – Cao Bằng. 2.2.1 Về tăng trưởng quy mô vốn tiền gửi huy động. Tiền gửi của khách hàng là cơ sở để tạo lập nguồn vốn kinh doanh ổn định và vững chắc nhằm đáp ứng nhu cầu vốn phát triển kinh tế địa phương. Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Quảng Uyên luôn tích cực khai thác mọi nguồn vốn trong dân cư và sử dụng lãi suất linh hoạt, coi huy động vốn là nghiệp vụ hàng đầu để đứng vững sự tồn tại và phát triển đa dạng hoá hình thức huy động kết hợp với đòn bẩy lãi suất phù hợp, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, quảng cáo tiếp thị. Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng đặc biệt là áp dụng ứng dụng tin học vào giao dịch được nhanh chóng và thuận lợi, đáp ứng mọi nhu cầu khách hàng đầy đủ. Được khách hàng tin tưởng và tín nhiệm. Bảng 2.2: Quy mô vốn tiền gửi huy động tại NHNo&PTNT Quảng Uyên – Cao Bằng. Đơn vị tính: Triệu đồng, %. Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh năm 2011 với 2010 So sánh năm 2012 với 2011 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Quy mô vốn tiền gửi huy động. 244.141 303.536 311.279 59.395 24.33 7.743 2.55 Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh NHNo&PTNT Quảng Uyên – CB. Qua bảng số liệu trên ta thấy, vốn huy động tiền gửi của ngân hàng có sự tăng trưởng qua các năm nhưng không đồng đều. Năm 2010, quy mô vốn tiền gửi huy động đạt 244.141 triệu đồng. Năm 2011, mặc dù nền kinh tế chung còn trong giai đoạn khó khăn, song hoạt động huy động vốn tiền gửi của NHNo&PTNT Quảng Uyên vẫn có sự tăng trưởng vượt mức kế hoạch lên 303.536 triệu động, tương ứng tỷ lệ 24.33%. Sang năm 2012, mức tăng trưởng quy mô vốn tiền gửi của NH chỉ đạt 2.55% so với năm 2011 với 311.279 triệu đồng. Từ số liệu thực trạng hoạt động huy động vốn tiền gửi của ngân hàng, ta có: Tốc độ tăng trưởng vốn tiền gửi năm 2011 = x100 = 124.33% Tốc độ tăng trưởng vốn tiền gửi năm 2012 = x100 = 102.55% Như vậy, trong giai đoạn nghiên cứu, hoạt động huy động vốn tiền gửi của ngân hàng xét về khía cạnh gia tăng theo quy mô là có sự tăng trưởng. Năm 2011, tốc độ tăng trưởng vốn đạt 124.33% so với năm 2010. Sang năm 2012, mặc dù sức tăng trưởng là nhẹ, đạt 102.55% so với năm 2011. Mức tăng trưởng vốn qua các năm không đồng đều được lý giải rằng, năm 2011 sở dĩ NH đạt được mức tăng trưởng này là do bối cảnh kinh tế khó khăn, các kênh đầu tư khác không còn hấp dẫn dân chúng, đồng thời việc hạn chế chi tiêu, gia tăng vốn tích lũy cũng được quan tâm nhiều hơn. Sang năm 2012, nền kinh tế vẫn chưa thoát khỏi cảnh trì trệ, nên kênh đầu tư của dân chúng hầu như ít thay đổi, hơn nữa phản xạ của dân chúng đối với nền kinh tế cũng đã hình thành và ổn định từ năm 2011, nên dòng tiền gửi vào ngân hàng cũng ít biến động, vì vậy mức tăng trưởng vốn tiền gửi của ngân hàng năm 2012 tăng trưởng ít hơn so với mức tăng trưởng năm 2011. Song, trong cả giai đoạn nghiên cứu, hoạt động huy động vốn tiền gửi của ngân hàng xét về quy mô là hiệu quả. Biểu đồ 2.1: Quy mô vốn tiền gửi huy động của NHNo&PTNT Quảng Uyên – Cao Bằng giai đoạn 2010 – 2012. Đơn vị tính: Triệu đồng. 2.2.2 Về cơ cấu vốn tiền gửi huy động. Cơ cấu vốn tiền gửi phân theo đối tượng gửi tiền. Bảng 2.3 : Cơ cấu vốn tiền gửi tại NHNo&PTNT Quảng Uyên – Cao Bằng phân theo đối tượng gửi tiền. Đơn vị: Triệu đồng, % Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh năm 2011 với 2010 So sánh năm 2012 với 2011 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Tổng VTG huy động. 244.141 100 303.536 100 311.279 100 59.395 24.33 7.743 2.55 Tiền gửi dân cư 187.183 76.67 236.115 77.92 243.358 78.18 48.932 26.14 7.243 3.07 Tiền gửi của TCKT 42.810 17.57 43.861 14.45 45.385 14.58 1.051 2.46 1.524 3.47 Tiền gửi của TCTD 14.148 5.76 23.560 7.63 22.536 7.24 9.412 66.53 (1.024) (4.35) Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh NHNo&PTNT Quảng Uyên – CB. Tiền gửi của dân cư: Năm 2010, tiền gửi của dân cư là 187.183 triệu đồng, chiếm 76.67% tổng vốn tiền gửi huy động của NH. Năm 2011, nguồn vốn tiền gửi của dân cư đạt 236.115 triệu đồng, chiếm 77.92% quy mô vốn tiền gửi huy động trong năm và tăng 26.14% so với năm 2010. Năm 2012, nguồn vốn tiền gửi NH huy động được trong dân cư là 243.358triệu đồng, tăng 3.07 so với năm 2011, đạt tỷ trọng 78.18% trong cơ cấu vốn tiền gửi huy động trong năm. Như vậy, quy mô vốn tiền gửi huy động từ bộ phận dân cư luôn đạt mức cao và có sự tăng trưởng trong 3 năm nghiên cứu, tỷ trọng vốn tiền gửi cũng ở mức cao nhất trong cơ cấu vốn tiền gửi huy động của NH. Điều đó cho thấy NH đã làm tốt vai trò định vị khách hàng và tạo được niềm tin từ bộ phận khách hàng này. Vì thế nguồn vốn tiền gửi huy động từ bộ phận dân cư là hiệu quả. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế giao động ở mức 14% đến 17% trong cơ cấu vốn tiền gửi huy động của NH và có sự suy giảm dần theo các năm nghiên cứu. Năm 2010, tiền gửi của các tổ chức kinh tế là 42.810 triệu đồng, chiếm 17.57% cơ cấu vốn tiền gửi huy động trong năm. Năm 2011, với tốc độ tăng trưởng 2.46% so với năm 2010, bộ phận vốn này tăng lên mức 43.861 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 14.45 cơ cấu vốn tiền gửi huy động trong năm. Năm 2012, số tiền gửi của các tổ chức kinh tế là 45.385 triệu đồng, tăng 3.47% so với năm 2011. Ta thấy quy mô và tốc độ tăng trưởng của bộ phận vốn này còn khiêm tốn, nguyên nhân xuất phát từ tác động của kinh tế khó khăn ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp, việc sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Do đó nhu cầu gửi tiền trong NH của doanh nghiệp cũng giảm. Điều đó cho thấy hoạt động huy động vốn tiền gửi từ bộ phận này không đạt hiệu quả. Tiền gửi của các TCTD khác được giữ giao động dưới 8%, chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu vốn tiền gửi huy động của NH. Năm 2010, quy mô nguồn vốn này là 14.148 triệu đồng, chiếm 5.76% cơ cấu vốn tiền gửi huy động. Năm 2011, với tỷ lệ tăng trưởng 66.53%, mức vốn này tăng lên 23.560 triệu đồng, chiếm 7.63% cơ cấu vốn huy động trong năm. Năm 2012, nguồn vốn này suy giảm nhẹ 4.35% xuống còn 22.536 triệu đồng, chiếm 7.24% cơ cấu vốn huy động. Như vậy, sự biến động của nguồn vốn này cho thấy, mặc dù kinh tế khó khăn, song ngân hàng đã làm tốt công tác thanh toán thông qua hệ thống liên ngân hàng. Vì tiền gửi của các TCTD khác tại ngân hàng chỉ mang mục đích thanh toán hộ nên tính chất ổn định của nguồn vốn này là thấp. Trong 3 năm nghiên cứu, cơ cấu của thành phần vốn này chỉ giao động dưới mức 8% được coi là hợp lý. Biểu đồ 2.2: Cơ cấu vốn tiền gửi huy động theo đối tượng gửi tiền của NHNo&PTNT Quảng Uyên – Cao Bằng Đơn vị tính: Triệu đồng. Cơ cấu vốn tiền gửi phân theo kỳ hạn. Bảng 2.4: Cơ cấu vốn tiền gửi tại NHNo&PTNT Quảng Uyên – Cao Bằng phân theo kỳ hạn gửi tiền. Đơn vị: Triệu đồng, % Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh năm 2011 với 2010 So sánh năm 2012 với 2011 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Tổng VTG huy động 244.141 100 303.536 100 311.279 100 59.395 24.33 7.743 2.55 Tiền gửi không kỳ hạn 40.210 16.47 45.318 14.93 44.326 14.24 5.108 12.70 (992) (2.19) TGCKH< 12 tháng 178.540 73.13 228.654 75.33 235.296 75.59 110.114 61.67 6.642 2.30 TGCKH> 12 tháng 25.391 10.4 29.564 9.74 31.657 10.17 4.173 16.43 2.093 7.08 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh NHNo&PTNT Quảng Uyên – CB. Sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn của NH luôn hấp dẫn khách hàng hơn so với sản phẩm tiền gửi không kỳ hạn. Trong đó tiền gửi ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất, điều này cho thấy tâm lý của khách hàng không muốn gửi tiền dài hạn do không dự báo trước được biến động của lãi suất, mặt khác là để thuận tiện cho việc sử dụng tiền khi có nhu cầu phát sinh. Tiền gửi không kỳ hạn trong 3 năm giao động quanh mức 15%. Năm 2010, nguồn tiền gửi này chiếm 16.47% cơ cấu vốn tiền gửi, năm 2011 là 14.93% và năm 2012 là 14.24%. Phần vốn này duy trì ở mức thấp do nó là nguồn tiền không ổn định, lãi suất thấp nên khách hàng không mặn mà và chỉ duy trì ở mức tối thiểu phục vụ cho nhu cầu thanh toán. Nguồn vốn tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng: của chi nhánh trong 3 năm nghiên cứu có sự tăng trưởng. Năm 2010, quy mô vốn ngắn hạn là 178.540 triệu đồng, chiếm 73.13% quy mô vốn huy động. Năm 2011, khi nhu cầu tiết kiệm của dân cư tăng cao thì nguồn vốn này đã tăng trưởng 61.67% so với năm 2010 lên mức 228.654 triệu đồng. Tính đến hết năm 2012, nguồn vốn này đạt 235.296 triệu đồng, chiếm 75.59% trong cơ cấu vốn tiền gửi huy động của NH, tăng trưởng 6.64% so với năm 2011. Nguồn vốn này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu vốn tiền gửi huy động của ngân hàng khi duy trì mức trên 73% cơ cấu vốn tiền gửi huy động trong 3 năm nghiên cứu. Điều đó cho thấy ngân hàng đã làm tốt công tác huy động vốn từ phân đoạn vốn này. Đây là nguồn vốn tương đối ổn định nên NH có thể chủ động sử dụng cho các nhu cầu kinh doanh của mình. Nguồn vốn tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng: Thành phần vốn này có sự gia tăng về quy mô trong giai đoạn nghiên cứu. Năm 2010, với quy mô 25.391 triệu đồng, vốn trung và dài hạn chiếm 10.4% cơ cấu vốn huy động. Năm 2011, quy mô vốn tăng trưởng 16.43% lên mức 29.564 triệu đồng, song tỷ trọng vốn trong cơ cấu vốn tiền gửi huy động giảm nhẹ xuống còn 9.74% tổng vốn tiền gửi huy động. Năm 2012, nguồn vốn này chiếm 10.17% cơ cấu vốn huy động trong năm, với quy mô huy động là 31.657 triệu đồng, tỷ lệ tăng 7.08% so với năm 2011. Vậy, đối với loại tiền gửi trên 12 tháng, mặc dù có sự tăng trưởng qua các năm, song tỷ trọng thấp trong cơ cấu vốn tiền gửi huy động. Đây là nguồn vốn ổn định nhất trong các kênh huy động vốn tiền gửi của ngân hàng, mức huy động trong 3 năm nghiên cứu như vậy là chưa hiệu quả, nên việc gia tăng nguồn vốn này là cần thiết. Biểu đồ 2.3: Cơ cấu vốn huy động phân theo kỳ hạn của NHNo&PTNT Quảng Uyên – Cao Bằng. Đơn vị tính: Triệu đồng. 2.2.3 Về chi phí huy động vốn tiền gửi bình quân. Bảng 2.5: Chi phí lãi tiền gửi NHNo&PTNT Quảng Uyên – Cao Bằng. Đơn vị tính: Triệu đồng, %. Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh năm 2011 với 2010 So sánh năm 2012 với 2011 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Tổng vốn tiền gửi huy động. 244.141 303.536 311.279 59.395 24.33 7.743 2.55 Lãi suất BQ huy động vốn (%) 12.35 15.53 12.7 - - - - Chi phí khác (%) 0.01 0.01 0.01 - - - - Tỷ suất chi phí huy động VBQ 12.36 15.54 12.8 - 25.73 - (17.63) Tổng chi phí huy động VBQ 30.176 47.169 39.845 16.993 56.31 (7.324) (15.53) Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh NHNo&PTNT Quảng Uyên – CB. Biểu đồ 2.4: Chi phí huy động vốn tiền gửi NHNo&PTNT Quảng Uyên – Cao Bằng Đơn vị: Triệu đồng. Chi phí huy động bao gồm chi phí trả lãi vay và chi phí phi lãi. Chi phí huy động vốn bình quân có sự biến động trong 3 năm nghiên cứu. Năm 2010, với mức lãi suất huy động BQ 12.35%/năm, chi phí huy động vốn tiền gửi của NH là 30.176 triệu đồng. Như vậy, trong năm 2010, để được sử dụng 1 đồng vốn tiền gửi ngân hàng phải bỏ ra 0.1235 đồng chi phí. Năm 2011, lãi suất bình quân tăng lên mức 15.53% khiến tổng chi phí huy động vốn tiền gửi tăng lên 47.169 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 56.31% so với năm 2010, nguyên nhân của sự tăng trưởng cao này là do nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp trong thời điểm này là rất cao, do vậy các ngân hàng đua nhau sử dụng chính sách lãi suất nhằm thu hút vốn từ bộ phận dân cư để đáp ứng các nhu cầu cho vay của mình. Như vậy, trong năm 2011, để huy động được 1 đồng vốn tiền gửi, ngân hàng phải bỏ ra 0.1553 đồng chi phí, tăng 0.0318 đồng so với năm 2010. Do đó, có thể nói hoạt động huy động vốn tiền gửi của ngân hàng trong năm 2011 được xem là kém hiệu quả hơn so với năm 2010 nếu dùng thước đo chi phí huy động để đo lường. Năm 2012, cùng với các chính sách chung của Nhà nước về cơ cấu lại hệ thống ngân hàng và điều chỉnh lãi suất huy động của ngân hàng, lãi suất huy động vốn bình quân đã giảm xuống mức 12.7%/năm, dẫn đến chi phí huy động vốn bình quân giảm xuống còn 39.854 triệu đồng. So với năm 2011, để sử dụng 1 đồng vốn tiền gửi huy động, ngân hàng chỉ bỏ ra 0.127 đồng chi phí so với 0.1553 đồng, giảm 0.0283 đồng so với năm 2011. Như vậy, hoạt động huy động vốn tiền gửi năm 2012 hiệu quả hơn so với năm 2011, ngân hàng có thể có được lợi nhuận cao hơn. 2.2.4 Tỷ lệ đáp ứng nhu cầu cho vay từ nguồn vốn tiền gửi huy động. Bảng 2.6: Tương quan giữa vốn tiền gửi và dư nợ cho vay tại NHNo&PTNT Quảng Uyên – Cao Bằng. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tổng vốn tiền gửi huy động 244.141 303.536 311.279 Ngắn hạn 218.750 273.972 279.622 Trung và dài hạn 25.391 29.564 31.657 Tổng dư nợ 332.152 375.223 383.527 Ngắn hạn 257.982 293.012 302.558 Trung và dài hạn 74.170 82.211 80.969 Tỷ lệ đáp ứng (%) 73.50 80.89 81.16 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh NHNo&PTNT Quảng Uyên – CB. Biểu đồ 2.5: Biểu đồ tương quan vốn huy động và cho vay của NHNo&PTNT Quảng Uyên – Cao Bằng. Đơn vị tính: Triệu đồng. Theo biểu đồ trên ta thấy, từ năm 2010 đến năm 2012 tổng vốn huy động tiền gửi luôn đáp ứng được trên 73% tổng nhu cầu vay của khách hàng. Năm 2010 với 244.141 triệu đồng vốn tiền gửi huy động đã đáp ứng được 73.5% nhu cầu vay. Năm 2011, đáp ứng được 80.89% và năm 2012 là 81.16% tổng nhu cầu vay của khách hàng. Như vậy, mức đáp ứng của nguồn vốn tiền gửi như vậy được đánh giá là cao, phần còn lại được huy động từ các kênh huy động khác, đảm bảo cho NH chủ động trong kế hoạch kinh doanh của mình. Tỷ lệ đáp ứng của vốn huy động ngắn hạn cho các khoản vay ngắn hạn. Bảng 2.7 : Tỷ lệ đáp ứng của vốn huy động ngắn hạn cho các khoản vay ngắn hạn. Đơn vị tính: Triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Vốn tiền gửi ngắn hạn 218.750 273.972 279.622 Dư nợ ngắn hạn 257.982 293.012 302.558 Tỷ lệ đáp ứng (%) 79.26 93.50 92.42 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh NHNo&PTNT Quảng Uyên – CB Từ bảng số liệu trên ta thấy, nguồn vốn tiền gửi huy động ngắn hạn đã đáp ứng trên 79% tổng dư nợ ngắn hạn. Năm 2010, vốn tiền gửi ngắn hạn huy động được là 218.750 triệu đồng và dư nợ ngắn hạn là 257. 982 triệu đồng thì tỷ lệ đáp ứng nhu cầu vay là 79.26%. Đặc biệt, năm 2011 và 2012 tỷ lệ đáp ứng đạt trên 90%. Như vậy, ngân hàng đã làm tốt công tác huy động vốn tiền gửi. Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ đáp ứng của vốn huy động ngắn hạn cho các khoản ngắn hạn. Đơn vị tính: Triệu đồng. Tỷ lệ đáp ứng của vốn huy động trung và dài hạn cho các khoản vay trung và dài hạn. Bảng 2.8: Tỷ lệ đáp ứng của vốn huy động trung và dài hạn cho các khoản vay trung và dài hạn. Đơn vị tính: Triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 VTG huy động trung và dài hạn 25.391 29.564 31.657 Tổng dư nợ trung và dài hạn 74.170 82.211 80.969 Tỷ lệ đáp ứng (%) 34.23 35.96 39.09 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh NHNo&PTNT Quảng Uyên – CB Từ bảng số liệu trên ta thấy, nguồn vốn tiền gửi huy động trung và dài hạn không đáp ứng được các nhu cầu cho vay trung và dài hạn. Năm 2010, với 25. 391 triệu đồng vốn tiền gửi trung và dài hạn huy động được thì chỉ đáp ứng được 34.23% nhu cầu vay trung và dài hạn trong năm. Năm 2011, mặc dù tỷ lệ đáp ứng nhu cầu vay có tăng trưởng 1.73% so với năm 2010 lên mức 35.96%, với 29.564 triệu đồng vốn tiền gửi huy động trung và dài hạn được đánh giá là hiệu quả hơn so với năm 2010. Song tỷ lệ đáp ứng so với tổng dư nợ trung và dài hạn trong năm vẫn còn thấp, chỉ đạt mức 35.96%. Năm 2012, tỷ lệ đáp ứng của vốn huy động trung và dài hạn là 39.09% tổng nhu cầu vay trung và dài hạn trong năm, tăng trưởng 3.13% so với năm 2011. Như vậy cho thấy, khách hàng gửi tiền thường quan tâm hơn tới những sản phẩm tiền gửi ngắn hạn, trong khi khách hàng vay thường có xu hướng vay các khoản tiền trung và dài hạn. Điều này tạo ra khe hở kỳ hạn của các khoản tiền, là nguyên nhân gây ra rủi ro thanh khoản cho ngân hàng. Như vậy, việc huy động vốn trung và dài hạn chưa đạt hiệu quả. Trong khi nguồn vốn tiền gửi huy động trung và dài hạn có tính chất ổn định cao, ngân hàng nên có chiến lược thu hút nguồn vốn này để đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn dài hạn của mình. Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ đáp ứng của vốn huy động trung và dài hạn cho các khoản vay trung và dài hạn. Đơn vị tính: Triệu đồng. CHƯƠNG III CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI TẠI NHNo&PTNT QUẢNG UYÊN – CAO BẰNG 3.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu tình hình huy động vốn tiền gửi tại NHNo&PTNT Quảng Uyên – Cao Bằng. 3.1.1 Những thành tựu đạt được. Qua phân tích hoạt động huy động vốn tiền gửi của NHNo&PTNT Quảng Uyên – Cao Bằng, ta thấy trong những năm 2010 – 2012, NH đã có những cố gắng đáng kể trong việc mở rộng và nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi. Một là, quy mô vốn tiền gửi của NH tăng trưởng liên tục trong 3 năm. Điều này chứng tỏ NH đã có những chính sách sản phẩm, chính sách khách hàng hợp lý, linh hoạt, đa dạng hóa sản phẩm tiền gửi và cơ cấu khách hàng, giúp cho NH tạo dựng được cho mình một tập khách hàng truyền thống vừa thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm mới tại NH. Hai là, trong cơ cấu vốn tiền gửi huy động, tiền gửi dân cư và tiền gửi ngắn hạn đạt hiệu quả cao qua các năm, giúp ngân hàng đạt được các chỉ tiêu kế hoạch về huy động vốn tiền gửi trong năm. Việc thu hút được một lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư một mặt giúp NH đảm bảo hoạt động của mình, mặt khác là thực hiện quay vòng vốn trong nền kinh tế để cung cấp cho người cần vốn, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Ba là, các sản phẩm tiền gửi không ngừng được phát triển nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Các sản phẩm huy động vốn tiền gửi với các kỳ hạn khác nhau và mức lãi suất khác nhau làm đa dạng hóa sản phẩm của NH, giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn phù hợp với nhu cầu hơn. Bốn là, uy tín và thương hiệu của NH là yếu tố quan trọng tạo nên thành công của NH. Xuất phát từ đặc điểm địa bàn hoạt động thuộc huyện miền núi, dân cư chưa đông đúc, kinh tế cũng như hệ thống ngân hàng còn phát triển khá chậm chạp và nhỏ lẻ (3 ngân hàng). Do vậy, NHNo&PTNT Quảng Uyên – Cao Bằng tận dụng được lợi thế của mình trong vai trò là một NH lớn. Năm là, thái độ và trình độ của cán bộ nhân viên. NHNo&PTNT Quảng Uyên có tổng số 19 cán bộ, trong đó 70% cán bộ có trình độ đại học và trên đại học, 30% cán bộ trình độ trung cấp. Có 60% cán bộ là đảng viên. Như vậy, về trình độ cán bộ nhân viên được đánh giá là cao, đảm bảo đáp ứng cho các yêu cầu về nghiệp vụ tại NH. Sáu là, NH thực hiện tốt các văn bản, chỉ thị của NHNN cũng như quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động NH nói chung và hoạt động huy động vốn tiền gửi nói riêng, như: quy định về trần lãi suất huy động.... 3.1.2 Những mặt hạn chế và nguyên nhân tồn tại hạn chế trong công tác huy động vốn tiền gửi tại NHNo&PTNT Quảng Uyên – Cao Bằng. 3.1.2.1 Những mặt hạn chế. Một là, cơ cấu vốn tiền gửi theo kỳ hạn chưa thật hợp lý khi NH duy trì một lượng lớn vốn tiền gửi là ngắn hạn. Vốn tiền gửi huy động trung và dài hạn còn chưa tương xứng với tiềm năng của NH. Từ đó, gây khó khăn trong việc sử dụng vốn cho vay với các kỳ hạn tương ứng. NH sử dụng vốn tiền gửi ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn gây thiếu chủ động trong công tác phòng ngừa rủi ro thanh khoản cho chính những khoản tiền này. Hai là, khai thác vốn từ nguồn vốn trong các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế còn đạt hiệu quả thấp. Xét trên góc độ thị phần, huy động từ tổ chức kinh tế chỉ chiếm khoảng 14% - 17% tổng nguồn vốn huy động của hệ thống ngân hàng. 3.1.2.2 Nguyên nhân tồn tại những hạn chế trên. Một là, hình thức huy động vốn của ngân hàng chủ yếu tập trung khai thác nguồn vốn ngắn hạn. Các sản phẩm tiền gửi trung và dài hạn chưa phong phú, chưa có nhiều ưu đãi thu hút khách hàng. Hai là, chính sách lãi suất và biểu phí dịch vụ ngân hàng đôi khi chưa điều chỉnh nhanh chóng phù hợp với biến động thị trường, do vậy hoạt động huy động vốn tiền gửi chững lại khi thị trường biến động. Ba là, hạn chế về công tác quảng bá sản phẩm, ngân hàng chưa chú trọng về các hoạt động marketing, quảng bá sản phẩm đến công chúng và khách hàng. Bốn là, do tác động của sự điều chỉnh từ phía NHNN về việc áp dụng một số biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Đặc biệt là các quy định liên quan trực tiếp đến ngành ngân hàng, như: Quy định điều chỉnh giảm trần lãi suất huy động buộc NH phải hạ lãi suất huy động tiền gửi, từ đó làm giảm sự hài lòng và niềm tin của khách hàng vào sản phẩm. Năm là, tác động từ phía đối thủ cạnh tranh. Điển hình là ngân hàng Liên Việt Postbank. Là 2 NHTM duy nhất hoạt động trên địa bàn nên hoạt động của NH này luôn có tác động tới NH còn lại. Khi NH Liên Việt Postbank sử dụng chính sách tối đa hóa lợi ích khách hàng bằng việc đáp ứng yêu cầu của khách hàng nhanh chóng, giao dịch hướng tới sự đơn giản và thuận tiện cho khách hàng thì không phủ nhận NH này đã có một lượng khách hàng trung thành. 3.2 Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại NHNo&PTNT Quảng Uyên – Cao Bằng. 3.2.1 Đề xuất một số giải pháp. Một là, đa dạng hóa sản phẩm và tính năng sản phẩm phù hợp với nhu cầu và đặc điểm, tập quán tiêu dùng ở địa phương. Chú trọng đến các sản phẩm huy động vốn tiền gửi trung và dài hạn, NH có thể dùng các sản phẩm dịch vụ đi kèm để thu hút được nguồn vốn này, ví dụ: Sử dụng chính sách ưu đãi về quà tặng trực tiếp, phiếu tiền mặt, chính sách rút tiền ưu đãi, ưu đãi cộng điểm thưởng cho khách hàng thân thiết...để tăng tỷ trọng vốn trung và dài hạn nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu tài trợ cho tín dụng trung và dài hạn. Hai là, thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt. Mối quan tâm của tập khách hàng cá nhân đối với dịch vụ ngân hàng là thu nhập đem lại từ sản phẩm. Do vậy, một chính sách lãi suất hợp lý và linh hoạt của NH sẽ là động lực để khách hàng quyết định tiêu dùng sản phẩm của NH, NH cần quan tâm điều chỉnh lãi suất có tính đến sự hài hòa giữa lợi ích khách hàng và lợi ích ngân hàng trên cơ sở quy định của NHNN và NH cấp trên. Ba là, nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng. Dịch vụ ngân hàng hướng đến sự đơn giản, nhanh chóng và chính xác. Ngoài việc đưa ra các chính sách về sản phẩm đa dạng, đáp ứng nhu cầu khách hàng, ngân hàng cần phải hoàn thiện, phục vụ tốt hơn các dịch vụ hiện có. Nâng cao chất lượng dịch vụ tư vấn, dịch vụ trên điện thoại, website và internet.... Bốn là, tăng cường hoạt động Marketing, quảng bá sản phẩm. Với đặc điểm hoạt động là chi nhánh cấp 3, nên các hoạt động Marketing cần tập trung trên địa bàn hoạt động. Ngân hàng có thể sử dụng các các chương trình Marketing như: Bản tin trên đài phát thanh của phường, xã, tài trợ trực tiếp cho các chương trình xã hội, tham gia hoạt động từ thiện trên địa bàn, tham gia cấp học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo vượt khó....Những việc làm này vừa tạo dựng được hình ảnh, uy tín của ngân hàng đối với dân chúng, đồng thời giúp ngân hàng có thể giới thiệu, triển khai các sản phẩm mới hoặc sản phẩm cần định vị tới khách hàng. 3.2.2 Một số kiến nghị về hoạt động huy động vốn tiền gửi. 3.2.2.1 Kiến nghị với ngân hàng nhà nước. Một là, ổn định chính sách tiền tệ. Việc NHNN ban hành thông tư quy định về trần lãi suất huy động cùng các chế tài kèm theo nhằm ngăn chặn tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các NHTM, bình ổn mặt bằng lãi suất huy động. Tuy nhiên khi tình hình kinh tế có những thay đổi thì việc linh hoạt trọng quản lý lãi suất của ngân hàng là cần thiết. Về tỷ lệ dự trữ bắt buộc, việc quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc của NHTM ảnh hưởng đến nguồn vốn khả dụng của NHTM và chủ trương phân bổ nguồn vốn huy động của ngân hàng. NHNN cần áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc sao cho phù hợp với tình hình thực tế, vừa đảm bảo tính thanh khoản, vừa đảm bảo cho ngân hàng tận dụng hiệu quả nguồn vốn huy động của mình vào các hoạt động sinh lời. Hai là, hỗ trợ phát triển hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt. NHNN cần phối hợp với các NHTM và các cơ quan có liên quan trong việc phát triển hình thức thanh toán không dùng tiền măt, như: Chi trả lương qua hệ thống tài khoản ngân hàng, kết nối hệ thống ATM giữa các NH, hỗ trợ thanh toán các khoản phí, lệ phí ...qua tài khoản NH. Nhờ đó, khách hàng sẽ được tiện lợi hơn vì không cần tích trữ hoặc sử dụng nhiều tiền mặt để thanh toán, đồng thời các NH cũng tận dụng được khoản tiền tạm thời nhàn rỗi trong tài khoản khách hàng. 3.2.2.2 Kiến nghị với hội sở NHNo&PTNT Việt Nam. Để góp phần nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại chi nhánh ngân hàng trực thuộc, hội sở NHNo&PTNT Việt Nam cần có các chính sách chung đùng đắn và hợp lý để định hướng phát triển cho các chi nhánh. Một là, đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi để nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong điều kiện NHNN áp dụng trần lãi suất huy động như hiện nay sẽ rất khó cho các NHTM muốn sử dụng công cụ lãi suất để cạnh tranh, vì thế NH nên chú trọng phát triển các tuyến sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại hướng đến sự thuận tiện, đáp ứng nhanh nhất và tốt nhất cho nhu cầu của khách hàng, đồng thời đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi gắn với nhu cầu đa dạng của khách hàng. Ngoài ra, cần xây dựng chiến lược sản phẩm, dịch vụ phù hợp trong từng thời kỳ, nghiên cứu lợi thế và bất lợi của từng dịch vụ, giúp khách hàng sử dụng dịch vụ một cách hiệu quả nhất. Hai là, ứng dụng công nghệ hiện đại vào giao dịch ngân hàng nhằm rút ngắn thời gian giao dịch, tiết kiệm chi phí, nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng. Ba là, thường xuyên mở các cuộc điều tra thăm dò ý kiến khách hàng về thái độ, cách ứng xử của nhân viên tại chi nhánh cũng như chất lượng sản phẩm, dịch vụ huy động vốn tiền gửi... để thấy được sự quan tâm, mức độ hài lòng và mong muốn của khách hàng đối với ngân hàng và sản phẩm dịch vụ của ngân hàng để từ đó có những điều chỉnh phù hợp hơn. Bốn là, chú trọng công tác bồi dưỡng, phát triển nhân sự cũng như chính sách đãi ngộ nhân sự tốt, làm cơ sở, động lực để người lao động cống hiến và tích cực hơn trong công việc, đóng góp vào sự phát triển lớn mạnh của ngân hàng. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về công tác huy động vốn tiền gửi, môi trường kinh doanh cũng như các nhân tố tác động đến hoạt động huy động vốn tiền gửi của ngân hàng, khóa luận đã chỉ ra những vấn đề cơ bản nhất về thực trạng huy động vốn tiền gửi tại NHNo&PTNT Quảng Uyên – Cao Bằng. Từ đó đề ra các giải pháp cho công tác huy động vốn tiền gửi tại NH. Em hy vọng thông qua việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp ích cho chi nhánh thực hiện có hiệu quả hơn hoạt động huy động vốn tiền gửi. Hạn chế của nghiên cứu và gợi ý cho các nghiên cứu tiếp theo. Trong quá trình làm khóa luận tốt nghiệp, mặc dù đã rất cố gắng, nhưng do thời gian và kinh nghiệm thực tế có hạn nên khóa luận còn tồn tại một số điểm hạn chế cần tiếp tục nghiên cứu trong tương lai. Vì thế, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến để hoàn thiện đề tài nghiên cứu của mình. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO GS.TS Nguyễn Thị Phương Liên, Giáo trình quản trị tác nghiệp ngân hàng thương mại, NXB Thống Kê, Năm 2010. TS Nguyễn Minh Kiều, Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Thống Kê, Năm 2007. PGS.TS Nguyễn Thị Mùi, Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Năm 2008. Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT Quảng Uyên – Cao Bằng. Các Website: www.sbv.gov.vn www.agribank.com.vn Một số khóa luận và đề tài nghiên cứu khác... PHỤ LỤC 1 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA NHNo&PTNT QUẢNG UYÊN – CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2010 – 2012. Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh năm 2011 với 2010 So sánh năm 2012 với 2011 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ TÀI SẢN 448.094 499.393 507.478 51.299 11.45 8.085 1.62 Tiền và các khoản tương đương tiền 28.091 27.505 25.489 (586) (2.09) (2.016) (7.33) Tiền gửi tại NHNN 22.121 27.736 24.108 5.615 25.38 (3.628) (13.08) Tiền, vàng gửi và cho vay các TCTD khác 21.770 19.718 17.932 (1.982) (9.13) (1.849) (9.35) Cho vay khách hàng 332.152 375.223 383.527 43.071 12.97 8.304 2.21 Tài sản cố định 24.100 26.517 29.352 2.417 10.03 2.835 10.69 Tài sản có khác 19.860 22.694 27.070 2.834 14.27 4.376 19.28 NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU 448.094 499.393 507.478 51.299 11.45 8.085 1.62 Các khoản nợ của chính phủ và NHNN 9.327 9.015 7.937 (312) (3.35) (1.078) (11.96) Tiền gửi và vay các TCTD khác 192 235 294 (43) (22.39) (59) (0.25) Tiền gửi của khách hàng 244.141 303.536 311.279 59.395 24.33 7.743 2.55 Các công cụ tài chính phái sinh và các khoản nợ tài chính khác 3.879 4.005 4.327 126 3.25 322 8.04 Các khoản nợ khác 62.797 61.712 85.386 (1.085) (1.73) 23.674 38.36 Phát hành giấy tờ có giá 55.643 52.089 35.262 (3.554) (6.39) (16.827) (32.30) Vốn và các quỹ 72.115 68.801 55.993 (3.314) (4.60) (12.808) (18.62) PHỤ LỤC 2 BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo&PTNT QUẢNG UYÊN – CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2010 – 2012. Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh năm 2011 với 2010 So sánh năm 2012 với 2011 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Thu nhập lãi 171.771 178.568 192.937 (3.203) (1.85) 24.369 14.46 Chi phí lãi (128.993) (132.202) (145.072) (6.791) (5.26) 22.870 18.72 Thu nhập lãi ròng 42.778 46.366 47.865 3.588 8.39 1.499 3.23 Thu nhập từ các khoản phí và dịch vụ 8.553 4.760 7.321 (3.793) (44.35) 2.561 53.80 Chi trả phí và dịch vụ (2.381) (1.120) (2.636) (1.261) (52.96) 1.516 136.36 Thu nhập từ tham gia thị trường tiền tệ 971 985 1.093 14 1.44 108 10.96 Thu nhập từ hoạt động khác 1.521 751 939 (770) (50.62) 188 25.03 Thu nhập ngoài lãi 8.664 5.376 6.717 (3.288) (37.95) 1.341 24.94 Tiền lương và chi phí có liên quan (5.702) (6.040) (7.186) 338 5.93 1.146 18.97 Chi phí khấu hao (970) (1.130) (1.220) 160 16.49 90 7.96 Chi phí hoạt động khác (8.136) (7.525) (9.732) (611) (7.51) 2.207 29.33 Chi phí ngoài lãi (14.808) (13.578) (18.138) (1.230) (8.31) 4.560 33.58 Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (5.670) (3.793) (5.520) (1.877) (33.10) 1.730 45.65 Thu nhập bất thường do thu hồi các khoản nợ khó đòi 485 327 770 (158) (32.58) 443 135.47 (5.185) (3.466) (4.750) (1.719) (33.15) 1.284 37.05 Thu nhập trước thuế 31.449 34.698 31.694 3240 10.33 (3.004) (8.66) Thuế thu nhập doanh nghiệp 7.862 8.674 7.923 812 10.33 (751) (8.66) Thu nhập sau thuế 23.587 26.024 23.771 2.437 10.33 (2.253) (8.66)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dochieu_qua_huy_dong_von_tien_gui_tai_nhno_ptnt_quang_uyen_cao_bang_2669.doc
Luận văn liên quan