Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng hình thành và phát triển Thị trường chứng khoán Việt Nam”
Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh đã chính thức đi vào hoạt động nhưng, thiết nghĩ, đề tài “Các giải pháp thúc đẩy sự hình thành và phát triển Thị trường chứng khoán Việt Nam” vẫn mang tính thời sự bởi lẽ:
Một là, Thị trường chứng khoán Việt Nam không phải và không thể chỉ là Trung tâm giao dịch chứng khoán. Để hoàn thiện và phát triển thị trường chứng khoán, cần thiết phải nghiên cứu để hình thành và phát triển nhiều bộ phận khác thị trường thứ nhất (sở giao dịch chứng khoán), thị trường thứ hai (thị trường OTC), cũng như các định chế có liên quan khác (hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán, hiệp hội các nhà tư vấn, các Quỹ đầu tư).
Hai là, ý tưởng cơ bản để thiết lập trung tâm giao dịch chứng khoán tại thành phố Hồ
Chí Minh là thiết lập một sàn giao dịch thử nghiệm để tập dượt và tạo bước đệm cho viêc
hình thành Sở giao dịch chính thức. Và, do vậy, cần phải tổng kết để đánh giá đúng thực
trạng hoạt động của mô hình thử nghiệm nhằm đúc rút những kinh nghiệm cho việc xây
dựng và phát triển một cơ Sở giao dịch chứng khoán chính thức, hiện đại trong tương lai.
Ba là, do quá kỳ vọng vào vai trò của thị trường, chứng khoán, Trung tâm giao dịch đã
khai trương trong bối cảnh các hạ tầng cơ sở cần thiết cho thị trường vẫn chưa được
chuẩn bị đầy đủ. Hậu quả là, sau một năm hoạt động, Trung tâm giao dịch chứng khoán
đang đối mặt với nhiều nguy cơ khủng khoảng: khủng hoảng lòng tin, khủng hoảng thiếu
chứng khoán, nguy cơ biến Trung tâm thành một sòng bạc kiểu mới, nguy cơ thao túng
thị trường bởi giao dịch tay trong (nội gián) . Những nguy cơ này đã và đang là những
mầm mống phát sinh những yếu tố bất ổn đe doạ đến tính công bằng, minh bạch vào sự
tồn tại và phát triển bền vững trong tương lai của thị trường, để khắc phục các nguy cơ
này, nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn cần phải tiếp tục làm rõ nhằm tránh các rủi ro khi
trang bị lại các hệ thống giao dịch, hệ thống thanh toán, lưu ký cho Sở giao dịch cũng
như hoạch định một chiến lược phát triển bền vững tổng thể cho thị truờng chứng khoán
Việt Nam trong tương lai.
Bốn là, theo kinh nghiệm của nhiều nước, ngay cả trong trường hợp thiết lập xong Sở
giao dịch chứng khoán, từ khi thiết lập cho đến khi Sở giao dịch chính thức khẳng định vị
thế trên thị trường tài chính cũng phải mất khoảng vài chục năm. Trong thời khoảng ấy,
nhiều vấn đề phát sinh cần phải được nghiên cứu, xử lý để bảo đảm thị trường hoạt động
ổn định và có hiệu quả.
Chương 1. Tổng quan về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Chương 2. Thực trạng hình thành và phát triển Thị trường chứng khoán Việt Nam.
Chương 3. Các giải pháp thúc đẩy sự hình thành và phát triển thị trường chứng khoán
Việt Nam.
89 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5068 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng hình thành và phát triển Thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
triển tất yếu,
hợp quy luật của các nỗ lực chuyển đổi triệt để từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị
trường trong lộ trình hội nhập từng bước vào nền kinh tế khu vực và kinh tế thế giới của
Việt Nam. Song, đối với một định chế phức tạp, gai góc và có nhiều tác động đến sự
thăng trầm của nền kinh tế như thị trường chứng khoán, sẽ là rất thiếu sót nếu tính đến
việc hình thành, phát triển, ổn định thị trường mà không nghiên cứu kỹ cung và cầu
chứng khoán trên thị trường. So với yếu tố cung - ý muốn, khả năng phát hành và bán cổ
phiếu để gây vốn hoặc để cân bằng thu chi ngân sách - thì yếu tố cầu - ý muốn, khả năng
tích luỹ và sử dụng tiền tiết kiệm để mua chứng khoán như một công cụ để tiết kiệm và
đầu tư - lại có ý nghĩa rất lớn đối với tiến trình phát triển thị trường chứng khoán ở nước
ta.
Xét dưới góc độ cầu, vấn đề cần quan tâm ở đây là, trong nền kinh tế mà tiền mặt vẫn
còn giữ địa vị thống trị trong các quan hệ giao dịch trao đổi như ở nước ta hiện nay, có
hay chưa có nhu cầu đầu tư chứng khoán trong các tầng lớp dân cư? Và nếu có, lượng
cầu chứng khoán hiện tại có đủ để duy trì và phát triển thị trường chứng khoán hay
không? Làm thế nào để kích cầu chứng khoán? Luận giải vấn đề này một cách khoa học,
thiết tưởng, là một việc làm hết sức bổ ích.
Trước hết, cũng như cầu các loại hàng hoá khác, sức cầu chứng khoán trên thị trường
được quyết định bởi mức thu nhập trung bình của dân cư. Với mức thu nhập bình quân
đầu người quá thấp (dưới 400 USD) như hiện nay, đối với phần lớn mọi người, thu nhập
hiện tại chỉ đủ để trang trải cho các nhu cầu sinh hoạt tối thiểu và mức tiết kiệm, nếu có,
vẫn chưa đủ lớn để chuyển hoá thành nguồn vốn đầu tư dài hạn trên thị trường chứng
72
khoán. Vậy thì cầu đầu tư chứng khoán chỉ có ở tầng lớp trung lưu và ở những nhóm
người có thu nhập cao. Đáng mừng là, theo dự ước của các chuyên gia kinh tế, nguồn vốn
tiết kiệm trôi nổi trong một bộ phận dân cư chưa được khai thác và luân chuyển trên thị
trường vốn ở nước ta là rất lớn, ước tính khoảng 5-7 tỷ đô la Mỹ; ước tính hàng năm
người Việt nam ở nước ngoài gửi về nước cho thân nhân khoảng 2 tỷ đô la Mỹ. Như vậy,
có thể thấy rằng, tiềm năng vốn đầu tư trong bộ phận công chúng vào thị trường chứng
khoán vẫn còn rất lớn nếu biết khai thác đúng mức.
Một yếu tố khác chi phối đến sức cầu chứng khoán là mặt bằng chung về sự thành
thạo tài chính và sự ưa thích đầu tư chứng khoán. Khó khăn lớn nhất hiện nay trong việc
khơi thông dòng chảy vốn tiết kiệm vào thị trường vốn là đại bộ phận công chúng ở
nước ta vẫn chưa có ý niệm gì về chứng khoán và đầu tư chứng khoán. Thực đơn đầu tư
phổ biến trước đây và hiện nay vẫn là cất trữ tại nhà, mua đất , mua vàng tích trữ, nắm
giữ ngoại tệ mạnh hoặc gửi ngân hàng và các dạng đầu tư chuyền thống khác. Gần đây,
với sự hình thành HSTC, nghề đầu tư chứng khoán với suất sinh lời hấp dẫn đã góp phần
tạo nên cầu đầu tư chứng khoán. Tuy vậy, không thể cho rằng đại bộ phận công chúng
nước ta đã làm quen và thành thạo với loại hình đầu tư mới mẻ này bởi lẻ phần đông
công chúng không những vẫn còn mơ hồ về các công cụ tài chính mà còn thiếu niềm tin
vào tính công bằng, sự ổn định của thị trường, khả năng sinh lời, sức hoán chuyển của
các công cụ tài chính.
Như vậy, rõ ràng khi nguồn cung chứng khoán gia tăng mạnh, sức cầu chứng khoán hiện
nay vẫn chưa thể đáp ứng yêu cầu phát triển thị trường chứng khoán trong tương lai. Vì
vậy, để khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các tầng lớp dân cư hiểu và ưa
thích đầu tư vào các công cụ tài chính, các giải pháp cần tập chung thực hiện để kích cầu
chứng khoán có hiệu quả là:
1. Song song với các nỗ lực thực hiện có hiệu quả các chương trình xoá đói, giảm nghèo,
cần nhanh chóng thiết lập và triển khai trên diện rộng chương trình giúp đỡ các tầng
lớp có thu nhập thấp và trung bình có điều kiện để mua chứng khoán. Mục tiêu của
chương trình này là hỗ trợ về mặt tài chính để khuyến khích người lao động nghèo
mua cổ phiếu ngay tại chính doanh nghiệp mà mình đã và đang gắn bó nhằm tạo điều
kiện cho người lao động tham gia là chủ doanh nghiệp, mở rộng đối tượng đầu tư, hạn
chế nạn đầu cơ, lũng đoạn thị trường và tăng tính linh hoạt của thị trường. Để đạt
được mục tiêu này, có thể áp dụng các hình thức hỗ trợ tài chính cho công nhân như
sau:
a) Cho phép các doanh nghiệp nhà nước bán cổ phần đã phát hành trước đây và cổ phần
phát hành mới theo giá chiết khấu cho công nhân nghèo (người lao động tại doanh
nghiệp chỉ phải trả 50% thị giá của cổ phiếu);
73
b) Thành lập Quỹ tín thác chứng khoán của công nhân. Các doanh nghiệp nhà nước góp
tiền hoặc cổ phiếu ngân quỹ vào Quỹ tín thác chứng khoán của công nhân và phân
phối cổ phiếu của Quỹ này (theo giá thị trường hoặc giá chiết khấu) cho công nhân có
mức thu nhập trung bình và thấp;
c) Cho công nhân vay tiền với lãi suất ưu đãi để mua cổ phiếu do doanh nghiệp phát
hành và trả dần tiền vay mua chứng khoán trong thời hạn 5-7 năm;
d) Cho phép các doanh nghiệp nhà nước được trích một khoản tiền từ lợi nhuận trước
thuế để mua cổ phiếu và phân phối cổ phiếu mua được cho công nhân.
2. Bên cạnh việc tổ chức tốt các kênh tuyên truyền, phổ cập, giáo dục cho công chúng
hiểu rõ các lợi ích của đầu tư chứng khoán trên các phương tiện thông tin đại chúng
(báo, vô tuyến truyền hình, đĩa VCD, băng video) và trong hệ thống trường học (phổ
thông cơ sở, phổ thông trung học, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học) để
từng bước hình thành một nền văn hoá chứng khoán cho công chúng, cần nhanh
chóng hình thành và phát triển kỹ nghệ quản lý vốn đầu tư bằng việc hình thành các
quỹ uỷ thác đầu tư để giúp cho vốn đầu tư của những nhà đầu tư không thích mạo
hiểm được quản lý an toàn, hiệu quả bởi những nhà quản lý vốn chuyên nghiệp. Dĩ
nhiên, để làm đựơc điều này, nhất thiết quỹ uỷ thác đầu tư phải được điều hành bởi
một đội ngũ cán bộ quản lý vốn giỏi, được đào tạo có hệ thống theo các chuẩn mực
quốc tế chứ không phải chỉ được trang bị bằng vài ba chứng chỉ do SSC cấp như hiện
nay.
3. Tăng tính hấp dẫn của hình thức đầu tư và chứng khoán bằng cách cải thiện khối
lượng và chất lượng của chứng khoán: nâng cao mức sinh lời và khả năng lưu chuyển
của chứng khoán và thị trường chứng khoán bằng cách mạnh dạn cổ phần hoá các
doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, quy mô vốn lớn (các tổng công ty), các doanh
nghiệp nhà nước đang kinh doanh trong những nghành nghề có tiềm năng phát triển
giao thông (hàng không, đường sắt), bưu điện, điện lực, cấp nước, các ngân hàng
thương mại quốc doanh (chỉ giữ lại Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn
để làm ngân hàng chính sách) hoặc một số doanh nghiệp nhà nước đã có những sản
phẩm khẳng định được vị thế trên thương trường trong và ngoài nước như Bia Sài
Gòn, Sữa Việt Nam, May Việt Tiến, Giấy Bãi Bằng....chứ không phải cổ phần hoá
những doanh nghiệp nhà nước yếu kém, thua lỗ hoặc làm ăn có hiệu quả nhưng quy
mô nhỏ như hiện nay. Chừng nào trên thị trường chứng khoán hiện diện các chứng
khoán của các doanh nghiệp mạnh thuộc các ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam
thì chứng đó “ phong vũ biểu” - chỉ số thị trường chứng khoán - mới phản ánh đúng
sức khoẻ của nền kinh tế.
74
4. Trong giai đoạn cung cầu mất cân đối như hiện nay, việc nghiêm cấm sử dụng dịch vụ
vay mượn để mua bán chứng khoán là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, khi thị trường
chính thức đã có 20-30 cổ phiếu niêm yết và cung cầu chứng khoán đã ổn định, cho
phép các công ty chứng khoán triển khai hình thức giao dịch (mua bán) chứng khoán
bằng tín dụng: cho vay tiền để mua chứng khoán và cho vay cổ phiếu để giúp khách
hàng thanh toán các giao dịch. Thông qua việc tạo lập cung và cầu chứng khoán tạm
thời, loại giao dịch chứng khoán bằng tín dụng sẽ góp phần bình ổn giá chứng khoán
trên thị trường. Tuy nhiên, để triển khai dịch vụ này cần phải có những quy định
nghiêm ngặt về tỷ lệ đặt cọc tối thiểu, số tiền tối đa được phép cho vay và loại chứng
khoán cho vay để tránh đầu cơ, lũng đoạn thị trường. Trong điều kiện hiện nay ở nước
ta, thiết nghĩ có thể áp dụng:
a) Tỷ lệ đặt cọc (ký quỹ) tối thiểu: 60% giá mua chứng khoán;
b) Loại chứng khoán được phép cho vay: chứng khoán đã niêm yết và các chứng khoán
đặc biệt do SSC chỉ định.
5. Xây dựng và phát triển hệ thống các trung gian tài chính hoạt động trên thị trường
chứng khoán (các quỹ đầu tư, các công ty chứng khoán, các công ty bảo hiểm) để
giúp các nhà đầu tư có thể dễ dàng tiếp cận hình thức đầu tư chứng khoán.
3.2.5. Đẩy mạnh cổ phần hoá và tư nhân hoá
Trong những năm gần đây, mặc dù không chịu ảnh hưởng trực tiếp của khủng hoảng
tài chính khu vực nhưng nhịp độ tăng trưởng của kinh tế Việt Nam có chiều hướng chậm
lại. Nhận định về những cản ngại đối với sự phát triển bền vững nền kinh tế nước ta, báo
cáo của Chính phủ nhấn mạnh: “.... nhìn chung hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước
còn thấp và tiếp tục giảm sút. Nhiều doanh nghiệp thua lỗ kéo dài chưa được sắp xếp lại.
Chủ trương cổ phần hoá, đổi mới quan hệ sở hữu và cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà
nước tiến hành còn chậm (....). Các thành phần kinh tế dân doanh, nhất là kinh tế tư nhân
trong thực tế còn bị kỳ thị, phân biệt đối xử nên chưa giải toả được tâm lý e ngại đầu tư
kinh doanh, làm giàu...”. Nhận định này hoàn toàn phù hợp với quan điểm của các
chuyên gia của WB vì “khu vực công cộng lớn là có hại cho sự tăng trưởng kinh tế ”. Vì
vậy, đã đến lúc phải tiến hành cải cách triệt để chế độ sở hữu theo cách giải quyết của
kinh tế thị trường nhằm giải phóng mạnh mẽ các năng lực sản xuất.
Trước hết, khái niệm sở hữu phản ánh quyền làm chủ của các thành phần kinh tế trong
nền kinh tế quốc dân. Quyền sở hữu bao gồm quyền làm chủ và sử dụng tài sản của mình,
quyền được hưởng những lợi ích kinh tế do nững tài sản này tạo ra, “trách nhiệm” phải
gánh chịu mất mát do kinh doanh thua lỗ hoặc do các rủi ro bất khả kháng mang lại. Căn
cứ vào ba tiêu chí này, nếu như quan niệm sở hữu toàn dân là việc nhân dân cùng làm
75
chủ các tài nguyên của đất nước thì hình thức sở hữu này rất mơ hồ và nhập nhằng và dễ
dẫn tới tình trạng lẫn lộn giữa các chức năng sở hữu, quản lý hành chính, quản lý kinh
doanh, tuỳ tiện, lãng phí trong sử dụng vốn và tài sản của toàn dân. Hậu quả là tài sản của
Nhà nước sẽ nhanh chóng bị thất thoát, năng lực tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp
Nhà nước sẽ ngày càng bị thu hẹp. Những vướng mắc nói trên có thể được giải quyết triệt
để nếu triển khai việc cổ phần hoá và tư nhân hoá một cách có hiệu quả.
Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là một phương cách thể chế hoá quyền sở hữu của
doanh nghiệp. Dưới hình thức công ty cổ phần, việc tách bạch, phân định khái niệm và
chức năng sở hữu (qua Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị) và chức năng quản lý
kinh doanh (Ban Giám đốc) rất rõ ràng. Thông qua cơ chế đề cao trách nhiệm cá nhân,
tạo cơ hội cho cá nhân phát huy khả năng trên cơ sở ràng buộc bằng đạo đức nghề nghiệp
và hành lang luật pháp, hình thức công ty cổ phần có vai trò rất lớn trong việc cải tổ
thành phần kinh tế quốc doanh hiện nay ở nước ta.
Khác với cổ phần hoá. Tư nhân hoá là quyết định của Nhà nước thay đổi hình thức
sở hữu từ quốc doanh sang tư nhân thông qua việc bán toàn bộ hoặc một phần cho tư
nhân. Trên góc độ kinh tế vĩ mô, tuy không tạo ra vốn đầu tư mới vì tư nhân hoá đơn
thuần chỉ là sự thay đổi hình thức sở hữu nhưng tư nhân hoá có tác dụng tạo động lực
kích thích các doanh nghiệp đổi mới phương thức quản lý, nâng cao năng suất lao động
và hiệu quả sản xuất.
Kinh nghiệm ở một số nước như Pháp, Thổ Nhi Kỳ, Nhật, Malaysia, Singapo và Anh đã
chỉ rõ những tác động tích cực đến nền kinh tế từ các chương trình tư nhân hoá. Ảnh
hưởng của chương trình này cũng lan toả sang Trung và Đông Âu. Thực tế cho thấy, ở
Ba Lan và Hungary, nơi chương trình tư nhân hoá không những đã không những có tác
động đến nhu cầu đặt cơ sở hạ tầng cho cơ Sở giao dịch và phát hành chứng khoán mà
còn tạo ra sự phát triển của thị trường vốn với đầy đủ các chức năng. Đây là một trong
những động lực chính của các chương trình tư nhân hoá ở những nước này. Tại Ba Lan,
để thực hiện chương trình tư nhân hoá, nhà nước đã thành lập Vụ Phát triển thị trường
vốn trực thuộc Bộ chuyển đổi quyền sở hữu (sau này là Bộ tư nhân hoá). Những tổ chức
tương tự cũng được thành lập ở Hungary, Cộng hoà Séc & Slovak và Nga.
Tại Việt Nam, để tạo điều kiện nâng cao hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh của
doanh nghiệp nhà nước, giảm thiểu chi phí và trách nhiệm điều hành kinh doanh của nhà
nước, bằng Nghị định số 103/1999/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 1999, Chính phủ đã có
chủ trương cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước thông qua các hình thức giao, bán, khoán
kinh doanh, cho thuê toàn bộ doanh nghiệp nhà nước. Thế nhưng, cũng giống như cổ
phần hoá, chủ trương tư nhân hoá thông qua các hình thức bán, khoán kinh doanh, cho
thuê vẫn còn có nhiều khó khăn; vướng mắc trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện.
76
Rõ ràng, trong bối cảnh này, nếu chúng ta không đổi quan điểm và cách thức tiến hành tư
nhân hoá và cổ phần hoá thì việc phát triển thị trường thứ cấp sẽ trở nên vo cùng khó
khăn vì nhu cầu mua đi và bán lại các chứng khoán chỉ nẩy sinh ra và chỉ khi tồn tại một
khối lượng chứng khoán đủ lớn được phát hành từ thị trường sơ cấp, được đại bộ phận
công chúng lắm giữ. Vì vậy, trong thời gian tới, để đẩy mạnh tư nhân hoá và cổ phần
hoá, các giải pháp cần triển khai thực hiện là:
Một, xây dựng và ban hành kịp thời các cơ chế, chính sách xác định giá trị tài sản
doanh nghiệp, giải quyết công nợ khó đòi, cơ chế thực hiện quyền sở hữu của nhà nước
trên số cổ phần nhà nước hiện tại có các công ty cổ phần để giải toả kịp thời các vướng
mắc phát sinh hiện nay trong quá trình chuyển đổi cơ cấu sở hữu.
Hai, các chủ trương chính sách đổi mới doanh nghiệp phải thể hiện quyết tâm chính
trị cao để đoạn tuyệt hẳn với quan niệm xem cổ phần hoá là bỏ vai trò chủ đạo của kinh
tế quốc doanh, là “chệch hướng”xã hội chủ nghĩa vẫn còn tồn tại phổ biến trong các
ngành, các cấp, các doanh nghiệp. Quan điểm này là nguồn gốc nảy sinh tư tưởng chần
chừ do dự hoặc thực hiện cổ phần hoá, tư nhân hoá không triệt để. Thực thế cho thấy, do
không nhận thức đúng các lợi ích kinh tế to lớn của cổ phần hoá doanh nghiệp nên các
doanh nghiệp được cổ phần hoá trong thời gian qua chủ yếu vần là các doanh ngiệp làm
ăn yếu kém. Hậu quả của hiện tượng này là tiến trình cổ phần hoá mất đi dần động lực và
ý nghĩa.
Ba, xoá bỏ tận gốc tư tưởng kỳ thị, phân biệt đối xử với các thành phần kinh tế dân
doanh thể hiện trong các chủ trương, chính sách. Dễ hiểu là, trong một môi trường cạnh
tranh chưa thật sự bình đẳng, việc chuyển sang cổ phần hoá sẽ làm cho một số doanh
nghiệp cảm thấy bị thiệt thòi và do đó động lực cổ phần hoá nến có được nhen nhóm thì
cũng sẽ mau chóng bị dập tắt và triệt tiêu.
Bốn, kiên quyết cắt đứt “cuống rốn” tín dụng ưu đãi đang là chỗ dựa nuôi dưỡng tư
tưởng ỷ lại, thói quen dựa dẫm, tập quán xin - cho vẫn còn tồn tại phổ biến trong Ban
lãnh đạo các doanh nghiệp nhà nước. Nếu không, phản ứng tự nhiên của các doanh
nghiệp sẽ là thà chấp nhận làm những “con gà công nghiệp” được nuôi dưỡng, chu cấp từ
đầu đến chân sẽ thoả mái, dễ dàng hơn khi phải tự lực cánh sinh để “bươn chải” và vươn
lên trong cơ chế thị trường. Khi con đường tiếp cận tới nguồn ưu đãi bị cắt đứt, khi ngân
hàng có thể tự lựa chọn khách hàng và áp đặt mức lãi suất theo mức độ rủi ro được chính
ngân hàng thẩm định từ dự án, từ doanh nghiệp, tất yếu các doanh nghiệp nhà nước sẽ
hoạt động có hiệu quả hơn để tự tồn tại và phát triển.
Năm, thành lập Quỹ quản lý tài sản quốc gia trực thuộc Quốc Hội để thay mặt toàn
dân bảo toàn và phát triển các tài sản công như cổ phần của các doanh nghiệp nhà nước,
vốn được chia khi tư nhân hoá các doanh nghiệp nhà nước, các khoản thu nhập từ đầu tư
77
và các nguồn khác do Quốc Hội phê chuẩn. Quỹ sẽ hoạt động như một tổ chức đầu tư
chuyên nghiệp với các thành viên của Hội đồng quản trị do Quốc Hội bổ nhiệm với
nhiệm kỳ 5-7 năm. Hội đồng quản trị có nhiệm vụ lãnh đạo hoạt động của Quỹ, bổ nhiệm
và giám sát hoạt động của các thành viên trong Ban Tổng giám đốc. Hình thức đầu tư của
Quỹ có thể là cho Chính phủ vay để tài trợ các công trình, các dự án lớn, mua bán chứng
khoán trên thị trường chứng khoán, đầu tư trên thị trường tiền tệ....
Khi thực hiện cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, tuỳ thuộc vào quy mô và vị
trí của doanh nghiệp trong nền kinh tế, Nhà nước có thể uỷ thác (bằng văn bản) số cổ
phần nhà nước trong các doanh nghiệp này cho Quỹ quản lý tài sản quốc gia, Bộ chủ
quản và một số doanh nghiệp đối tác có quan hệ mật thiết đối với đầu vào và đầu ra của
doanh nghiệp quản lý. Các tổ chức này sẽ cử người tham gia Đại hội cổ đông và biểu
quyết bằng số cổ phần của mình. Dĩ nhiên, trừ trường hợp Chính phủ quyết định tư nhân
hoá doanh nghiệp nhà nước, các cổ phần này không được phép mua bán, chuyển nhượng.
Cơ cấu vốn cổ phần nhà nước uỷ thác cho các tổ chức này xin được đề xuất như sau: a)
Quỹ quản lý tài sản quốc gia: 20-30%; b) Bộ chủ quản:5-10%; c) Các doanh nghiệp đối
tác quan trọng: 5%.
3.2.6. Chính sách công khai hoá thông tin
Ngày nay, trong thời đại bùng nổ thông tin, thông tin có vai trò quan trọng trong sinh
hoạt của mọi tầng lớp, mọi đối tượng. Đối với nhà đầu tư, trừ phi là nhà đầu tư theo đuổi
một chiến lược đầu tư đơn giản (như đầu tư số tiết kiêm hiện có vào các sổ tiết kiệm hay
chọn lựa ngẫu nhiên một loại chứng khoán nào đố và nắm giữ chúng cho tới khi đến
hạn), thông tin lại càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì để đầu tư thành công cần phải
có đầy đủ thông tin về thị trường, về ngành nghề, về tình trạng tài chính của doanh
nghiệp mà mình định đầu tư. Chính vì vậy, trong đầu tư, nắm được thông tin đầy đủ, kịp
thời, chính xác là đã nắm một nửa của sự thành công: nửa còn lại tuỳ thuộc vào khả năng
phân tích, phán đoán, sự nhậy cảm và tính năng động của mỗi nhà đầu tư.
Trong môi trường đầu tư ở các nước kinh tế thị trường phát triển, nguồn rất phong
phú. Nguồn thông tin thứ nhất mà các nhà đầu tư có thể sử dụng là thông tin từ các doanh
nghiệp. Tại Mỹ, các Luật Liên bang, Luật tiểu bang và Luật tiết lộ thông tin đầy đủ yêu
cầu các công ty cổ phần đại chúng xuất bản các báo cáo thường niên và báo cáo hàng quý
để gửi cho ác cổ đông. Thêm nữa, Uỷ ban chứng khoán cũng yêu cầu các công ty cổ phần
đại chúng phải xuất bản các bản tin hàng ngày trình bày chi tiết bất cứ sự thay đổi nào có
liên quan đến tình trạng tài chính và những thông tin khác có thể sử dụng để định giá các
chúng khoán của công ty.
78
Ngoài hai nguồn thông tin được cung cấp có tính miễn phí như trên, nhà đầu tư có thể
mua các thông tin từ các tạp chí và các báo cáo tài chính chuyên ngành có uy tín. Đây
cũng là những nguồn thông tin rất hữu ích trong việc giúp nhà đầu tư ra quyết định. Có lẽ
giới đầu tư quốc tế không mấy ai không biết đến các tạp chí nổi tiếng thế giới như Wall
Street Jounal, Forbes, Business Week, Fortune, Aall Jounal, Havard Business Review,
Jounal of Porfolio Management, Stock Guide và Bond Guide của Standard & Poor. Hiển
nhiên, để có được những phân tích nhạy bén, sắc sảo, nếu như không kể đến trình độ của
chuyên gia phân tích thì yếu tố có vai trò quyết định và chất lượng các báo cáo tài chính
của các công ty.
Ở nước ta, từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, Chính phủ cũng đã từng bước
pháp chế hoá nghĩa vụ cung cấp thông tin của các doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên,
việc thực hiên các quy định này xem ra vẫn còn hết sức tuỳ tiện cho nên hiện nay tình
trạng “lãi giả, lỗ thật” vẫn còn là hiện tượng khá phổ biến của các doanh nghiệp nhà
nước, loại hình doanh nghiệp vẫn được xem là có hệ thống báo biểu, sổ sách ghi chép bài
bản nhất, có hệ thống nhất. Chỉ cần điểm qua một số doanh nghiệp “nổi tiếng” qua các vụ
án cũng đủ thấy mức nghiêm trọng của vấn đề: Dâu tằm tơ, Dệt Nam Định, Tamexco,
Đông lạnh Hùng Vương, Minh Phụng-Epco.... Rõ ràng, hiệu quả kinh tế và giá trị thực
của các doanh nghiệp sẽ vẫn còn là một ẩn số khó đoán đối với nhà đầu tư cũng như nhà
quản lý nếu như bức tranh tài chính của các doanh nghiệp, những tế bào của nền kinh tế,
vẫn còn là bức tranh mập mờ, không trung thực. Vì vậy, để hệ thống công bố thông tin có
thể phục vụ đắc lực cho hoạt động của thị trưòng chứng khoán, cần thiết phải:
1. Tổ chức xây dựng một khung pháp lý đầy đủ hơn về nghĩa vụ công bố công khai
thông tin bắt buộc đối với mọi loại hình doanh nghiệp theo đúng với các thông lệ và
tập quán quốc tế và quy định các chế tài thích hợp để xử lý nghiêm minh các vi phạm
về công bố thông tin.
2. Hiện đại hoá các phương tiện công bố thông tin và đa dạng hoá phương pháp công bố
thông tin trên VSE. Song song với việc xây dựng hệ thống cung cấp thông tin qua
mạng internet để cung cấp tất cả những thông tin về thị trường và các thông tin có
liên quan đến tổ chức niêm yết, cần xây dựng mạng phát thanh (broadcasting
network) để phục vụ cho việc công bố thông tin trực tiếp từ tổ chức niêm yết đến các
công ty chứng khoán thành viên và hệ thống mạng điện thoại trả lời tự động (audio
automatic response system) các thông tin do nhà đầu tư yêu cầu.
3. Thông tin, đặc biệt là những thông tin định hướng thể hiện qua các bài phân tích, dự
báo xu hướng thị trường, giá cả cổ phiếu có vai trò tối quan trọng đối với các nhà đầu
tư. Chỉ cần các thông tin này được xử lý không đúng do thiếu thận trọng, do non tay
nghề hoặc cố ý làm sai lệch vì một động cơ nào đó thì hiệu ứng lây lan sẽ không
79
lường hết được. Vì vậy, nên chăng, cần có những quy định nhiêm ngặt là, ngoài
những mẫu tin về tình hình, diễn biến thị trường, các bài phỏng vấn các nhân vật có
liên quan, các phóng viên các báo cáo không được phân tích, bình luận về những lĩnh
vực không thuộc chuyên ngành của mình.
4. Cơ sở của hoạt động công bố thông tin là các cơ sở dữ liệu. Dữ liệu có chính xác thì
thông tin được xử lý mới phát huy tác dụng. Trong thực tế, hầu hết các dữ liệu thống
kê có nguồn gốc từ các nghiệp vụ hoạch toán kế toán. Vì vậy, cần khẩn trương xây
dựng và đưa vào vận hành một hệ thống một chế độ kế toán và kiểm toán hoàn chỉnh
theo các chuẩn mực kế toán và kiểm toán quốc tế để tạo điều kiện cho không những
công chúng trong nước mà cả cho công chúng ngước ngoài có điều kiện so sánh, thẩm
định tình hình tài chính, khả năng sinh lời của các công ty cổ phần trước khi quyết
định đầu tư. Đây cũng là điều kiện cơ bản để thích ứng với xu thế quốc tế hoá và toàn
cầu hoá giai đoạn hiện nay.
5. Để tạo sự minh bạch, công bằng và cân đối về mặt thông tin trong các quyết định điều
tiết thị trường, cần công khai khoá nội dung các chính sách sẽ được áp dụng và
nguyên tắc, lộ trình thực hiện cụ thể cho mỗi chính sách nhằm giữ vững gia tăng niềm
tin của giới đầu tư về hình ảnh của một thị trường trong sáng, ổn định.
3.2.7. Xây dựng một hệ thống các ngân hàng thương mại đa năng
Lịch sử hoạt động của ngành công nghiệp chứng khoán đã từng ghi nhận, lúc mới
hình thành, không có sự tách biệt và phân biệt rạch ròi giữa ngành công nghiệp chứng
khoán và ngành công nghiệp ngân hàng. Nói một cách khác, một ngân hàng thương mại
hoàn toàn có thể kinh doanh chứng khoán nếu có đủ điều kiện. Thế nhưng, kể từ sau cuộc
đại khủng hoảng tài chính vào những năm 30, tình hình đã thay đổi.
Trong cơn lốc khủng hoảng tài chính, chỉ tính từ 1930 đến năm 1933, trung bình mỗi
năm có trên 2.200 ngân hàng trên thế giới bị phá sản. Sự sụp đổ hàng loạt của các ngân
hàng đã làm đình trệ cơ chế thanh toán, gia tăng nạn thất nghiệp và làm cho nên kinh tế
các nước vốn đã suy thoái trầm trọng thêm. Có ba yếu tố được tin là nguyên nhân đằng
sau của những vụ sụp đổ hàng loạt của các ngân hàng là: (1) cạnh tranh quá mức giữa các
ngân hàng trong việc cung cấp các dịch vụ giao dịch và trung gian, (2) những rủi ro
không kiểm soát được phát sinh từ việc các ngân hàng thương mại tham gia vào việc kinh
doanh chứng khoán, (3) chính sự sụp đổ của thị trường chứng khoán dẫn tới sự sụp đổ
của hệ thống ngân hàng.
Dựa trên những luận cứ này, nhằm tránh các lạm dụng và các xung đột quyền lợi có
thể có, Quốc hội Mỹ đã thông qua đạo luật Ngân hàng năm 1933, thường được hợi là đạo
luật Glass-Steagall, nghiêm cấm các ngân hàng thương mại không được bao tiêu và kinh
80
doanh chứng khoán công ty trên thị trường thứ cấp (luật không cấm các ngân hàng bao
tiêu và kinh doanh các trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu
trách nhiệm chung). Đổi lại, luật cũng nghiêm cấm các ngân hàng đầu tư (các hãng môi
giới, kinh doanh chứng khoán) cũng không được phép tham gia vào các hoạt động của
ngân hàng thương mại. Như vậy, trên thực tế, đạo luật Glass-Steagall đã tách rời hoạt
động của các ngân hàng thương mại ra khỏi ngành công nghiệp chứng khoán.
Cũng tương tự như ở Mỹ, luật chứng khoán và ngân hàng của mỗi quốc gia sẽ xác
định rõ những tổ chức nào được phép bao tiêu chứng khoán. Trong khi ở Nhật, luật
chứng khoán còn đặt ra những hạn chế nhiều hơn về hoạt động chứng khoán của các
ngân hàng thương mại thì ở một số quốc gia Âu châu, đặc biệt là ở Đức, không có sự tách
rời giữa hoạt động của hàng ngàn thương mại và hoạt động của ngân hàng đầu tư. Với tư
cách là các ngân hàng kinh doanh đa ngành (universal banks), các ngân hàng này được
phép kinh doanh cả trên lĩnh vực chứng khoán và bảo hiểm.
Tuy nhiên, cách đây vài thập niên, ngay chính tại Mỹ, dưới áp lực cạnh tranh do
những đổi mới tài chính mang lại, bức tường ngăn cách giữa công nghiệp ngân hàng và
công nghiệp chứng khoán đã có dấu hiệu lung lay. Một trong những đổi mới tài chính có
tác động đến việc trình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong thời kỳ này là việc các
ngân hàng đầu tư (các công ty chứng khoán) và các hãng môi giới được phép mở cho
khacsh hàng một tài khoản gọi là tài khoản quỹ hỗ tương trên thị trường tiền tệ có thể ký
phát séc thanh toán. Sự lấn sân của các định chế tài chính không nhận tiền gửi vào mảnh
đất hoạt động của các ngân hàng thương mại đã làm nảy sinh vấn đề: Nếu các công ty
kinh doanh chứng khoán (nghiệp vụ ngân hàng đầu tư)?. Để tự giải đáp vấn đề này trong
khuôn khổ luật định, ngay từ đầu năm 1963, các ngân hàng ở Mỹ đã bắt đầu một chiến
lược thử nghiệm mới. Thay vì chấp nhận tất cả những hạn chế do đạo luật Glass -
Steagall đưa ra, các ngân hàng lớn như Bankers Trust, Citicorp, Morgan Guaranty, Chase
là những ngân hàng đầu tiên có thẩm quyền hoạt động với tư cách là những nhà buôn một
số loại chứng khoán nhất định. Các ngân hàng này đã xin phép được bao tiêu các trái
phiếu thu nhập của chính quyền địa phương, thương phiếu, chứng khoán có bảo đảm
bằng thế chấp, quản lý và tư vấn các quỹ đầu tư có vốn cố định và quỹ đầu tư có vốn biến
đổi. Các ngân hàng này cũng có quyền mở các công ty con để hoạt động với tư cách là
nhà buôn trái phiếu kho bạc.
Mùa xuân năm 1987, dưới áp lực của các ngân hàng thương mại, lần đầu tiên, trên cơ
sở xem xét từng trường hợp, Quỹ dự trữ Liên Bang (Ngân hàng Trung Ương Mỹ) đã cấp
giấy phép để ba công ty sở hữu ngân hàng (tập đoàn ngân hàng) lớn ở New York được
thành lập các công ty kinh doanh chứng khoán để bao tiêu và phân phối thương phiếu,
trái phiếu thu nhập của chính quyền địa phương và các chứng khoán được đảm bảo bằng
81
thế chấp được phát hành bởi các công ty khác. Tuy nhiên, cũng có những giới hạn áp đặt
lên hoạt động của công ty kinh doanh chứng khoán. Lúc đầu, Quỹ dự trữ Liên Bang quy
định rõ là thu nhập về kinh doanh nghiệp vụ ngân hàng đầu tư. Về sau, vào tháng 9/1989,
tỷ lệ này được áp dụng trong một vài quốc gia Âu châu như Đức, nơi không có sự phân
chia pháp lý giữa các ngân hàng thương mại và các công ty chứng khoán.
Có thể khẳng định rằng sự chuyển dịch sang hoạt động kinh doanh và bao tiêu chứng
khoán là sự mở rộng tự nhiên, hợp lôgic của các thẩm quyền đang có về đầu tư và cho
vay thông thường của ngân hàng thương mại bởi vì, một mặt, thương phiếu và các chứng
khoán được thế chấp bằng tài sản là thành phần chủ yếu cấu thành nên các khoản cho vay
được chứng khoán hoá của ngân hàng; mặt khác, xét về mặt lịch sử, các ngân hàng các
ngân hàng cũng đã và đang là các nhà đầu tư trái phiếu chính quyền địa phương nhà bao
tiêu trái phiếu trách nhiệm chung của chính quyền địa phương (general obligation
municipal bonds). Tuy nhiên, cuộc tranh luận xoay quanh vấn đề có nên huỷ bỏ hoàn
toàn bức tường ngăn cách giữa hoạt động ngân hàng thương mại và nghiệp vụ kinh doanh
chứng khoán vẫn chưa đến hồi kết thúc bởi nhiều người lập luận rằng những rủi ro trong
hoạt động kinh doanh chứng khoán là rất lớn và nó là mối đe dạo không nhỏ đến sự ổn
định trong hệ thống ngân hàng. Vì vậy, khi nền kinh tế Mỹ có dấu hiệu đi xuống vào đầu
năm 90 và khi công chúng phải chứng kiến các cuộc đổ vỡ tín dụng và tiết kiệm, việc
tháo bỏ những giới hạn hoạt động cho các ngân hàng thương mại gặp phải trở ngại. Đến
nay, đạo luật Glass - Steagall vẫn còn hiệu lực pháp lý.
Tại Việt Nam, ranh giới giữa công nghiệp ngân hàng và công nghiệp chứng khoán
(sắp được hình thành) vẫn chưa đượcc làm rõ trong khi thiết kế Luật các tổ chức tín dụng.
Vì vậy, vấn đề các tổ chức tín dụng có được thành lập công ty chứng khoán hay không
vẫn là một vấn đề còn bỏ ngay trong văn bản có tính pháp lý cao nhất. Thế nhưng, về vấn
đề này, điều 29 Nghị định 48/1998/NĐ-CP về chứng khoán và thị trường chứng khoán
ngày 11 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy định “Công ty chứng khoán phải là công
ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn” (....) các tổ chức tín dụng, công ty bảo
hiểm hoặc các tổng công ty muốn tham gia kinh doanh chứng khoán trong lĩnh vực
chứng khoán của các tổ chức tín dụng. Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số
172/1999/QĐ-TTg về việc các tổ chức tín dụng thành lập công ty chứng khoán và tham
gia niên yết chứng khoán; Thực hiện Quyết định nói trên, ngày 2 tháng 11 năm 1999
Thống đốc ngân hàng Nhà nước cũng đã ký thông tư hướng dẫn số 04/1999/TT-NHNN5
về việc thành lập công ty chứng khoán của các ngân hàng thương mại. Như vậy, bằng các
văn bản pháp quy nói trên, trong tương lai hoạt động chứng khoán và hoạt động của các
ngân hàng thương mại ở nước ta vẫn có sự tách bạch chứ không phải là hoạt động kinh
doanh đương nhiên của các ngân hàng thương mại. Lập luận cho các quyết định trên tựu
82
trung là ở chỗ: sở trường của các ngân hàng thương mại là cho vay chứ không phải là
kinh doanh chứng khoán-nghiệp vụ mới mẻ, phức tạp và có nhiều rủi ro; và, xung đột
quyền lợi có thể xảy ra khi một ngân hàng cùng một lúc hoạt động với nhiều chức năng
khác nhau....
Trong xu hướng đổi mới của ngành công nghiệp dịch vụ tài chính hiện nay trên thế
giới, thiển nghĩ, việc dựng nên bức tường ngăn cách giữa hoạt động ngân hàng và hoật
động kinh doanh chứng khoán không phải là một giải pháp tốt bởi lẽ:
Một, không nghi ngờ gì nữa, rõ ràng hoạt động kinh doanh chứng khoán là một trong
những hoạt động cung cấp các dịch vụ tài chính có nhiều rủi ro nhất. Tuy nhiên, nói
nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán có nhiều rủi ro lơn nghiệp vụ ngân hàng thương mại
không có nghĩa là việc kết hợp thực hiện hai loại nghiệp vụ dưới cùng mài nhà chung
nhất định sẽ đem lại rủi ro lớn hơn so với việc chỉ thực hiện các nghiệp vụ của ngân hàng
thương mại. Thật vậy, vận dụng Lý thuyết hiện đại về tổ hợp đầu tư vào tổ hợp các hoạt
động ngân hàng thương mại kinh doanh chứng khoán có thể thấy rằng: dường như một
hoạt động có thể là rất rủi ro khi nó được xem xét trong trạng thái cô lập thế nhưng khi
nó kết hợp với các hoạt động khác, rủi ro của sự kết hợp này có thể giảm đi rất nhiều,
thậm chí bằng không. Hơn nữa, thực tế đã chỉ rõ rằng, rủi ro của hoạt động kết hợp (ngân
hàng, chứng khoán) là thấp hơn mức rủi ro của bản thân nghiệp vụ ngân hàng thương
mại và sự kết hợp hoạt động này có thể đem lại mức lợi nhuận kỳ vọng cao hơn.
Hai, tại những nước đã từng tồn tại bức tường phân đôi rạch ròi “sân bãi” ngân hàng
- chứng khoán, xu hướng xoá dần sự ngăn cách giữa hai lĩnh vực này ngày càng thể hiện
rõ nét. Nếu như tại Mỹ, mỗi năm người ta lại tiến đến gần hơn đến chỗ xoá đi bức tường
ngăn cách này thì ở Nhật tình hình cũng tương tự như vậy. Dù tách bạch hoạt động ngân
hàng và chứng khoán, các ngân hàng của Nhật vẫn đang bị sa lầy trong những khoản cho
vay khổng lồ không có khả năng thu hồi mà nguyên nhân chủ yếu là trong nhiều năm, các
ngân hàng này đã cho các công ty vay để đầu tư một cách ồ ạt vào thị trường bất động
sản và chứng khoán khiến giá cả các mặt hàng này tăng lên một cách chóng mặt và tạo ra
một nền kinh tế bong bóng vào cuối những năm 80. Khi nền kinh tế bong bóng nổ tung
với tốc độ khá nhanh cũng như khi phồng lên bất chấp quy luật, nền kinh tế Nhật phải
đương đầu với thời điểm gay go nhất trong 50 năm qua khi tốc độ tăng trưỏng kinh tế
Nhật chỉ dao động trong khoảng trên dưới 1%. Để chấn hưng nền kinh tế, chí phủ Nhật
buộc phải đưa ra chương trình cải cách “Big Bang” bao gồn 8 điểm với mục tiêu cơ bản
là làm cho thị trường tài chính Nhật năng động linh hoạt, tự do, công bằng, minh bạch và
quốc tế hoá hơn. Một trong 8 điểm của chương trình “Big Bang” này là xoá bỏ biên giới
phân chia 3 ngành nghề: ngân hàng, bảo hiểm và kinh doanh chứng khoán. Theo lộ trình
thực hiện kế hoạch này, từ tháng 12 năm 2000, các công ty bảo hiểm sẽ được phép kinh
83
doanh dịch vụ ngân hàng và ngược lại các ngân hàng cũng được phép kinh doanh trong
lĩnh vực chứng khoán.
Ba, dù xét về mặt bản chất, kinh doanh ngân hàng có sự khác biệt so với kinh doanh
chứng khoán nhưng suy cho cùng, 4 trong 5 loại hình kinh doanh chứng khoán mà công
ty chứng khoán được phép thực hiện là tự doanh, bao tiêu phát hành chứng khoán, quản
lý danh mục đầu tư, tư vấn đầu tư chứng khoán thì không nghiệp vụ nào không cần đến
kỹ năng phân tích kinh tế, phân tích ngành và phân tích tài chính doanh nghiệp bởi vì,
quyết định đầu tư hoặc tư vấn cho khách hàng đầu tư vào loại chứng khoán nào, của
công ty nay, số lượg bao nhiêu, vào thời điểm nào, nên nắm giữ hay bán tống tháo đi sẽ
là các quyết định hợp lý và lời tư vấn đánh giá khi và chỉ khi nó dựa trên các thông tin
đúng về thực trạng tài chính doanh nghiệp, dự báo chính xác chiều hướng tăng trưởng
của nền kinh tế, của từng ngành. Những kỹ năng này không hề xa lạ đối với cán bộ ngân
hàng, đặc biệt là cán bộ tín dụng, người phải luôn nắm chắc tình hình tài chính của doanh
nghiệp, của ngành để quyết định có cho vay hay không, cho vay với số lượng bao nhiêu
và tư vấn đẻ giúp khách hàng sử dụng tiền tín dụng đầu tư vào lĩnh vực nào, mặt hàng
nào là có lợi nhất. Trên phương diện này, kinh doanh ngân hàng và kinh doanh chứng
khoán có những điểm rất gần nhau.
Bốn là, ngoài đội ngũ chuyên viên phân tích và thẩm định dự án dồi dào, hệ thống
ngân hàng thương mại, nhất là các ngân hàng thương mại quốc doanh có hệ thống các chi
nhánh tồn tại ở cả 64 Tỉnh, Thành, ở nhiều địa bàn Quận, Huyện với hệ thống các kho két
kiên cố rất thuận lợi để tổ chức triển khai các đại lý nhận lệnh và lưu chứng khoán cũng
như tư vấn đầu tư.
Do vậy. Xét trên toàn cục, tách bạch hai ngành ngân hàng và chứng khoán sẽ gây ra
sự lãng phí đáng không đáng có trên các nguồn lực khan hiếm có, không phát huy hết
tiềm lực của hệ thống các ngân hàng thương mại trong dịch vụ chứng khoán.
Với các luận cứ vừa đề cập ở trên, rõ ràng sẽ là phù hợp hơn nếu Việt nam quyết định
đi theo xu hướng ngân hàng kinh doan đa ngành của Đức vì chẳng sớm thì muộn, bức
tường tách bạch hai ngành công nghiệp ngân hàng-chứng khoán sẽ được huỷ bỏ trong
tương lai ngay chính tại nước Mỹ!
3.2.8. Xây dựng một lãi suất chuẩn
Một trong những thành tố quan trọng nhất của quyết định đầu tư trên thị trường
chứng khoán là lãi suất. Lãi suất thay đổi sẽ tác động lợi ích kinh tế của nhà đầu tư và do
đó ảnh hưởng đến giá cả chứng khoán. Chẳng hạn, đối với trái phiếu, giá trái phiếu sẽ
giảm khi lãi suất thị trường tăng và ngược lại, khi giá trái phiếu tăng khi lãi suất thị
trường giảm. Đối với cổ phiếu, mối quan hệ này không hoàn toàn đơn giản như vậy. Tuy
84
vậy, dù giá cả cổ phiếu bị chi phối bởi nhiều yếu tố như tình hình tài chính, tỷ lệ chia cổ
tức, triển vọng pháp triển của công ty nhưng nói chung, nhiều báo cáo nghiên cứu vẫn chỉ
rõ rằng, giá cổ phiếu thường giảm trong những thời kỳ gia tăng lãi suất. Do giá chứng
khoán và lãi suất thị trường có mối quan hệ chặt chẽ như vậy cho nên tại các thị trường
phát triển, để vận hành có hiệu quả thị trường sơ cấp lẫn thị trường thứ cấp, người ta
thường xây dựng một lãi suất chuẩn như một lãi suất tham chiếu để hướng dẫn cho việc
thiết lập các lãi suất trên các thị trường khác nhau. Lãi suất chuẩn nàyđược sử dụng như
một thước đo để xác định mức lãi suất hiện hành của thị trường, chiều hướng vận động
trong tương lai của lãi suất.
Theo thông lệ quốc tế, lãi suất trái phiếu chính phủ ngắn hạn thường được sự dụng
làm lãi suất cho các công cụ tài chính có kỳ hạn dưới một năm. Đối với các công cụ tài
chính có kỳ hạn trên một năm, lãi suất của trái phiếu dài hạn được sử dụng như lãi suất
chuẩn. Vậy thì , tại Việt nam, lãi suất của trái phiếu chính phủ ngắn hạn và dài hạn cũng
sẽ được sử dụng làm lãi suất chuẩn. Thế nhưng, để lãi suất của các công cụ tài chính này
có thể giữ vai trò định hướng của lãi suất tham chiếu, cần phải:
Một là, phải từng bước nới lỏng việc kiểm soát tiền tệ và lãi suất, tiến tới tự do hoá
hoàn toàn lãi suất để lãi suất không bị bóp méo và phản ánh đúng giá trị thực của thị
trường.
Hai là, lãi suất của trái phiếu chính phủ dùng làm lãi suất chuẩn phải được định giá
trên cơ sở tham khaỏ lãi suất LIBOR, lãi suất được xem là lãi suất chuẩn trên các thị
trường tài chính quốc tế.
Ba là, phải phát hành với số lượng lớn, đều đặn loại trái phiếu chính phủ ngắn hạn
với kỳ hạn 3 tháng để giúp thu hẹp chênh lệch giữa lãi suất cao nhất và thấp nhất, giữa lãi
suất thị trường trong nước với thị trường nước ngoài, tạo cơ sở hình thành lãi suất chuẩn.
3.2.9. Các chính sách hỗ trợ khác
Hoạt động của thị trường chứng khoán phản ánh sức khoẻ của nền kinh tế. Để thị
trường chứng khoán hoạt động ổn định và phát triển, các tế bào của nền kinh tế mà trước
hết là các thị trường, đặc biệt là thị trường chứng khoán cũng phải cần:
1. khẩn trương xây dựng một hệ thống các ngân hàng và các thị trường tiền tệ, tín dụng,
thị trường ngoại tệ tương đối hoàn chỉnh, hoạt động có hiệu quả để hỗ trợ tích cực cho
tiến trình phát triển, hoàn thiện thị trường.
2. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hơn nữa chính sách và cơ chế điều hành lãi suất để lãi
suất phản ánh đúng quan hệ cung cầu vốn trên thị trường, làm chuẩn mực để so sánh,
định giá các công cụ tài chính khác.
85
3. Kiểm soát chặt chẽ thị trường bất động sản, thị trường ngoại tệ và các dạng thị trường
ngầm khác để định hướng nguồn tiền nhàn rỗi của công chúng để đầu tư vào các mục
tiêu phát triển và tăng trưởng kinh tế:
a) Nghiêm cấm các doanh nghiệp mua bất động sản để đầu cơ
b) Xoá bỏ hình thức hụi, họ.
KẾT LUẬN
Xây dựng và hình thành thị trường chứng khoán theo thông lệ quốc tế là bước triển tất
yếu trong quá trình xây dựng và phát triển một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần,
vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa ở nước ta. Tuy nhiên, cũng cần phải thấy rằng, thị trường chứng khoán - một định
chế tài chính cao cấp - là sản phẩm của một nền kinh tế thị trường phát triển cao cho nên,
với một nền kinh tế thị trường vẫn còn ở mức sơ khai như ở Việt Nam, với một hệ thống
pháp lý chưa đầy đủ, với một cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện như hiện nay, để hình thành,
hoàn thiện và phát triển thị trường chứng khoán phục vụ đắc lực, có hiệu quả cho quá
trình phát triển kinh tế, công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, rất nhiều vấn đề lý luận
và thực tiễn đặt ra cần phải giải quyết.
Luận văn cũng đề xuất các giải pháp kỹ thuật để xây dựng các khu vực khác nhau của
thị trường OTC, hình thành các tổ chức xếp hạng tín nhiệm, Hiệp hội các nhà kinh doanh
chúng khoán, hình thành công ty thanh toán bù trừ và xây dựng một lãi suất chuẩn. Để
phát triển thị trường chứng khoán, luận văn cũng đề xuất một loạt các chính sách, giải
pháp hoàn thiện khung pháp lý, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, các giải pháp tăng
cung, kích cầu chứng khoán, giải toả những vướng mắc trong tiến trình cổ phần hoá, tư
nhân hoá, các chính sách công khai hoá thông tin và huy động tiềm lựcc của các ngân
hàng thương mại trong việc phát triển thị trường chứng khoán.
Kinh nghiệm của nhiều nước, đặc biệt là các nước có nền kinh tế chuyển đổi rõ ràng,
để hoạt động có hiệu quả, thị trường chứng khoán cần có các điều kiện tiên quyết về
cung, cầu, về hệ thống tài chính trung gian, hệ thống luật lệ, hệ thống thanh toán, kiểm
toán và đội ngũ nhân sự thích hợp. Thiếu một trong những điều kiện tiên quyết này, thị
trường chứng khoán dù có được thành lập, cũng chỉ tồn tại hình thức, “hữu danh vô
thực”, “lợi bất cập hại”. Thực trạng hoạt động và vận hành của HSTC trong hơn một năm
qua là một trong những minh chứng không thể phủ nhận cho lập luận này.
Vì vậy, càng tích cự, chủ động chuẩn bị đủ các cơ sở hạ tầng cần thiết để nâng cấp
HSTC thành VSE và triển khai các kế hoạch, dự án hợp tác phát triển thị trường chứng
khoán với các tổ chức quốc tế nhằm hoàn thiện và phát triển thị trường chứng khoán thì
86
càng có đủ các cơ sở để thị trường đi vào hoạt động lành mạnh, phát triển vững chắc. Đó
là những bước đi tất yếu trong lộ trình xây dựng một thị trường chứng khoán nhằm phục
vụ cho việc phát triển một nền kinh tế thị trường năng động, phục vụ cho định hướng hội
nhập trong xu hướng toàn cầu hoá và quốc tế hoá các thị trường tài chính ở Việt Nam.
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
VIỆT NGỮ
1. Andre Farber (2000), “ Thị trường chứng khoán không phải là chìa khoá giải
quyết mọi vấn đề tài chính”, Đầu tư chứng khoán, 2000, tr.14-15
2. Duy Bình (2000), “Những “bóng mây đem” trên thị trường chứng khoán”, Đặc
san Công an thành phố Hồ Chí Minh, 2/11/200, tr.6
3. Duy Bình (2000), “Những “bóng mây đem” trên thị trường chứng khoán”, Đặc
san Công an thành phố Hồ Chí Minh, 9/11/200, tr. 6
4. Nguyễn Ngọc Bích (1999), Toàn cảnh thị trường chứng khoán, Nxb Thành phố
Hồ Chí Minh.
5. Lê Văn Châu (2000), “Thị trường chứng khoán Việt Nam: Nhìn từ điểm khởi
đầu hiện thực”, Chứng khoán Việt Nam, 2000 (7), tr. 9-14
6. Lê Văn Châu (2000), “Thị trường chứng khoán Việt Nam: Nhìn vấn đề đặt ra
tại thời điểm khởi đầu”, Chứng khoán Việt nam, 2000 (8), tr. 11-15
7. Cao cương (2000), “Doanh nghiệp nhà nước, bức tranh không phải màu hồng”,
Thời báo Kinh Tế Sài Gòn, 2000 (22), tr. 13
8. Chính phủ (1999), “ Tạo chuyển biến tích cực về tốc độ và chất lượng phát triển
kinh tế xã hội”, Báo Nhân Dân, 19 tháng 11 năm 1999, tr. 3
9. Dennis McConac (2000), “Cảnh giác với các khoản đầu cơ bong bóng”, Đầu tư
chứng khoán, 2000 (08,09,10), tr. 14-15
10. Lê Đăng Doanh (2000), “Niềm tin mới đặt vào cải cách”, Thời Báo Kinh Tế
Sài Gòn, 2001 (1), tr. 18-19
11. Nguyễn Anh Dũng (2001), “Hợp lý hoá cơ cấu và quy mô khu vực doanh
nghiệp nhà nước”, Báo Nhân dân, 3/8/2001, tr.2
12. Dwight H. Perkins, David D. Dapice & Jonathan H. Haughton (1994), Việt
Nam cải cách kinh tế theo hướng rồng bay, Viện phát triển quốc tế Harvard,
Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.
13. Trần Trọng Độ (2000), Báo cáo tổng kết hoạt động của thị trường đấu thầu tín
phiếu, trái phiếu kho bạc và phương hướng, giải pháp trong giai đoạn tới, Ban
đấu thầu (Liên Bộ Ngân hàng Nhà nước Tài chính), Hà Nội.
87
14. Etiene Valence (1997), “Thị trường chứng khoán”, Tập bài giảng, Hà Nội,
11/97
15. Đặng Quang Gia (cb) (1996), Tự điển Thị trường chứng khoán, Nxb Thống kê,
TP Hồ Chí Minh.
16. Quang Hoan (2001), “Để thị trường chứng khoán việt Nam phát triển cần nhìn
thẳng vào sự thật”, Đầu tư chứng khoán, 2001 (89), tr. 10-11.
17. Học viện Tài chính New York (1993), Những kiến thức cơ bản về chứng khoán
và môi giới chứng khoán, Nguyễn Ngọc Minh (dg), Nxb Thế Giới, Hà Nội.
18. Hồ Công Hưởng (1995), “Các thuộc tính của công cụ tài chính”, Tạp chí thông
tin khoa học Ngân hàng, 1995 (10), tr. 27-28
19. Hồ Công Hưởng (1996), “Xây dựng cơ sở hạ tầng cho sự hình thành thị trường
chứng khoán ở Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, 1996 (3), tr. 8-10
20. Hồ Công Hưởng (1996), “Tăng cung để thúc đẩy sự hình thành và phát triển
của thị trường chứng khoán”, Tạp chí thông tin khoa học Ngân hàng, 1996 (5),
tr. 46-17.
21. Hồ Công Hưởng (1996), “Các dạng rủi ro liên quan đến việc đầu tư vào các tài
sản tài chính”, Tạp chí thông tin khoa học Ngân hàng, 1996 (8), tr. 32-34
22. Hồ Công Hưởng (1998), “Chứng khoán hoá”, Tạp chí ngân hàng, 1998 (12),
tr. 33-35.
23. Hồ Công Hưởng (1998), Xây dựng một số tiền đề thúc đẩy sự hình thành thị
trường chứng khoán ở Việt Nam, Luận văn tốt nghiệp cử nhân chính trị, Học
Viên Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
24. Chu Tuấn Hùng (2000), “Tính thanh khoản của thị trường chứng khoán”,
Chứng khoán Việt Nam, 2000 (5), tr. 42-47.
25. Kazi Martin (2000), “Điều kiện đủ để thành lập thị trường chứng khoán”, Đầu
tư chứng khoán, 2000 (5), tr. 12.
26. Nguyễn Văn Lộc và Nguyễn Thanh Quang (1998), “Xuất phát từ trái phiếu,
Thị trường chứng khoán Việt Nam có đơn giản như vậy không?”, Tạp chí thị
trường tài chính tiền tệ, 1998, (5), tr. 17-19.
27. Trần Du Lịch (cb) & tgk (1993), Hướng tới một thị trường chứng khoán đầu
tiên ở Việt nam, Trung tâm phát triển ngoại thương và đầu tư, Tp. Hồ Chí Minh.
28. Khánh Linh (1998), “Thị trường chứng khoán Đài Loan và bài học kinh
nghiệm đối với Việt Nam”, Tạp chí tài chính tiền tệ, 1998 (5), tr. 28-29.
29. Lê Xuân Nghiã, Bùi Lương Phát & Tôn Tích Thạch (1995), Thị trường chứng
khoán và sở giao dịch chứng khoán, Nxb Thống kê, Hà Nội.
88
30. P.H.T.H (2001), “Hoạt động phát hành và niêm yết trên Trung tâm giao dịch
chứng khoán: Cần có quyết tâm và những giải pháp”, Chứng khoán Việt Nam,
2001 (7), tr. 12-14.
31. Lý Quang Vinh (cb) và tgk (1998), Chứng khoán và Phân tích đầu tư chứng
khoán, Nxb Thống Kê.
32. Trần Đắc Sinh (1998), “Trung tâm giao dịch chứng khoán là tiền đề cho việc
thành lập Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam”, Bài trả lời phỏng vấn, Tạp chí
Thị trường tài chính tiền tệ, 1998 (7), tr. 11.
33. Đinh Dũng Sỹ (2001), “Pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán
Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”, Chứng khoán Việt Nam, 2001 (2), tr. 39-
42.
34. Đinh Dũng Sỹ (2001), “Pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán
Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”, Chứng khoán Việt Nam, 2001 (3), tr. 28-
29.
35. Đinh Thu Thẩm (2001), “Giá trị cổ phiếu niêm yết: Thực và ảo”, Đầu tư chứng
khoán, 2001 (81), tr. 16-17.
36. Đinh Thu Thẩm (2001), “Giá trị cổ phiếu niêm yết: Thực và ảo”, Đầu tư chứng
khoán, 2001 (82), tr. 16-20.
37. Thời báo Kinh tế Việt Nam (2000), “Số liệu thống kê kinh tế Việt Nam 1999”,
Kinh tế 1999-2000 Việt Nam và thế giới, tr. 9-12.
38. Trần Trọng Toàn, Đinh Nguyên Khiêm (đồng cb) và tgk (1999), Toàn cầu hoá
và hội nhập kinh tế của Việt Nam, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.
39. Trung tâm giao dịch chứng khoán T.p Hồ Chí Minh (2001), “Thị trường chứng
khoán Việt Nam: Một năm nhìn lại”, Chứng khoán Việt nam, 2001 (7), tr. 3-8.
40. Trung tâm giao dịch chứng khoán T.p Hồ Chí Minh (2001), Con số và sự kiện
một năm hoạt động, Thành Phố Hồ Chí Minh.
41. Uỷ ban chứng khoán Nhà nước (2001), “Một năm hoạt động thị trường chứng
khoán Việt Nam”, Chứng khoán Việt nam, 2001 (8), tr. 3-8.
42. Lê Vương (2001), “Thị trường chứng khoán Việt nam: Có cần uống thuốc hạ
nhiệt?”, 2001 (86), tr. 16-17.
43. Lê Vương (2001), “Thị trường chứng khoán Việt nam: Có cần uống thuốc hạ
nhiệt?”, 2001 (87), tr. 17.
Anh Ngữ
44. Andrew Crockett (1997), The Theory and Practice of finalcial Stability,
Princeton Universty, New York.
89
45. A.S Hornby (1995), Oxford Advanced Learner’s Dictionary, Oxford
University Press, Oxford.
46. Donald E. Fischer, Ronald J.Jordan (1995), Securities Analysis and Portfolio
Management, 6th ed, Prentice - Hall, New York.
47. Jack P. Friedman (1994), Dictionary of Business Terms, Barron’s Educational
Seris, Inc, New York.
48. Japan Securities Research Institute (1996) Securities Market in Japan 1996,
Japan.
49. Kenneth Garbbade (1982), Securities Market, McGraw - Hill, Inc, New York.
50. Korea Stock Exchange (1998), Final Report: On The Technical Assistance For
the Establishment Of a Stock Exchange in Vietnam, Korea.
51. Lawrence S. Ritter, William L. Silber & Gregory F. Udell (1997), Principles of
Money, Banking and Financial Markets, 11th ed, Addison - Wesley, New York.
52. Leo Gough (1997) How the Stock Market Really Works, Pitman Publishing,
New York.
53. Leslie S.F. Young, Raymond C.P Chiang (ed) (1997), The Hong Kong
Securities Industry, The Stock Exchange of Hong Kong limited.
54. National Bank of Vietnam (1974), Securities Market Report on Vietnam,
Vietnam.
55. Richard Yau (1998), Securities Invesment Practice in Hong Kong, Hong Kong
Institute of Bankers, Hong Kong.
56. Robert Zipf (1997), How the Bond Market Works, New York institute of
Finance, New York.
57. Rudolf van der Bijl (1994) Trends In Emerging Capital Market - Implications
for Vietnam, IFC, Workshop on Securities Market Developmant, Vol I, II, Ha
Noi.
58. Sidney N. Robbins (1974), Securities Market Report on Vietnam, vietnam.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng hình thành và phát triển Thị trường chứng khoán Việt Nam.pdf