Thực trạng hồ sơ vụ án hình sự được lập bởi các cơ quan tiến hành tố tụng huyện Ba Vì tỉnh Hà Tây

Mục lục Trang Phần 1: Hồ sơ vụ án Phần 2: Hồ sơ vụ án nơi thực tập 2 2.1 Hồ sơ vụ án Hà Văn Hoà phạm tội lừa đảo chiếm đoạt 3 tài sản và phạm tội trộm cắp tài sản. 2.2 Hồ sơ vụ án Chu Văn Ba phạm tội vi phạm về điều khiển 4 phương tiện giao thông đượng bộ. 2.3 Hồ sơ vụ án Nguyễn Chí Thành phạm tội trộm cắp tài sản. 6 Phần 3: Những vấn đề về hồ sơ vụ án nơi thực tập 9 3.1 Việc lập hồ sơ và thụ lý hồ sơ 9 3.2 Việc củng cố hồ sơ 10 3.3 Việc giao nhận hô sơ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng 12 3.4 Trường hợp trả hồ sơ điều tra bổ sung 14 3.5 Những tài liệu cẩn phải có trong hồ sơ, tính hợp pháp và 15 tính có căn cư của tài liệu đó 3.6 Cách phân loại và sắp xếp những tài liệu có trong hồ sơ vụ án 18 Phần 4: Nhận xét và đánh giá về thực trạng hồ sơ vụ án 21 nơi thực tâp Danh mục 24 Phần 1 hồ sơ vụ án hình sự Hồ sơ vụ án hình sự là tập hợp những tài liệu được lập hoặc thu thập trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử bởi các cơ quan tiến hành tố tụng. Hồ sơ vụ án hình sự là căn cứ để Cơ quan điều tra ra bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố, là căn cứ cho Viện kiểm sát ra bản cáo trạng truy tố bị can, là căn cứ để Hội đồng xét xư ra bản án đúng người đúng tội. Hồ sơ vụ án hình sự thể hiện quá trình tố tụng của các Cơ quan tiến hành tố tụng và phản ánh sự tuân thủ pháp luật tố tụng cùng cách thức xây dựng hồ sơ vụ án của các cơ quan tiến hành tố tụng nhằm xác định sự thật khách quan của vụ án. Hồ sơ vụ án là tài liệu duy nhất để cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án thực hiện chức năng giải quyết vụ án hình sự theo quy định của pháp luật và đóng vai trò chính trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung. Qua việc nghiên cứu một số hồ sơ vụ án tại nơi thực tập, bài viết sẽ làm rõ một số vấn đề thực trạng hồ sơ vụ án hình sự được lập bởi các cơ quan tiến hành tố tụng huyện Ba Vì tỉnh Hà Tây. Các vấn đề nghiên cứu gồm: Việc lập hồ sơ và thụ lý hồ sơ hình sự; Việc củng cố hồ sơ; Việc giao nhận hồ sơ vụ án trong trường hợp Cơ quan điều tra chuyển hố sơ đến Viện kiểm sát, Viện kiểm sát chuyển hồ sơ tới Toà án; Trường hợp trả hồ sơ điều tra bổ sung; những tài liệu cần phải có trong hồ sơ; Các tài liệu có trong hồ sơ vụ án có đảm bảo tính hợp pháp và tính có căn cứ hay không; Cách phân loại và sắp xếp các tài liệu theo nhóm và trật tự thời gian. Sau đây xin được trình bày rõ những vấn đề cần nghiên cứu.

doc20 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4066 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng hồ sơ vụ án hình sự được lập bởi các cơ quan tiến hành tố tụng huyện Ba Vì tỉnh Hà Tây, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 1 hồ sơ vụ án hình sự Hồ sơ vụ án hình sự là tập hợp những tài liệu được lập hoặc thu thập trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử bởi các cơ quan tiến hành tố tụng. Hồ sơ vụ án hình sự là căn cứ để Cơ quan điều tra ra bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố, là căn cứ cho Viện kiểm sát ra bản cáo trạng truy tố bị can, là căn cứ để Hội đồng xét xư ra bản án đúng người đúng tội. Hồ sơ vụ án hình sự thể hiện quá trình tố tụng của các Cơ quan tiến hành tố tụng và phản ánh sự tuân thủ pháp luật tố tụng cùng cách thức xây dựng hồ sơ vụ án của các cơ quan tiến hành tố tụng nhằm xác định sự thật khách quan của vụ án. Hồ sơ vụ án là tài liệu duy nhất để cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án thực hiện chức năng giải quyết vụ án hình sự theo quy định của pháp luật và đóng vai trò chính trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung. Qua việc nghiên cứu một số hồ sơ vụ án tại nơi thực tập, bài viết sẽ làm rõ một số vấn đề thực trạng hồ sơ vụ án hình sự được lập bởi các cơ quan tiến hành tố tụng huyện Ba Vì tỉnh Hà Tây. Các vấn đề nghiên cứu gồm: Việc lập hồ sơ và thụ lý hồ sơ hình sự; Việc củng cố hồ sơ; Việc giao nhận hồ sơ vụ án trong trường hợp Cơ quan điều tra chuyển hố sơ đến Viện kiểm sát, Viện kiểm sát chuyển hồ sơ tới Toà án; Trường hợp trả hồ sơ điều tra bổ sung; những tài liệu cần phải có trong hồ sơ; Các tài liệu có trong hồ sơ vụ án có đảm bảo tính hợp pháp và tính có căn cứ hay không; Cách phân loại và sắp xếp các tài liệu theo nhóm và trật tự thời gian. Sau đây xin được trình bày rõ những vấn đề cần nghiên cứu. Phần 2 Quá trình tìm hiểu thu thập thông tin tại nơi thực tập Việc tìm hiểu thu thập thông tin tại Toà án nhân dân huyện Ba Vì được tiến hành thông qua việc nghiên cứu các hồ sơ vụ án đã được giải quyết và lưu trữ tại Toà án huyện Ba Vì. Phương pháp thu thập là nghiên cứu trực tiếp các tài liệu có trong HSVA và thông qua sự hướng dẫn của thẩm phán hướng dẫn thực tập. Để làm rõ một số vấn đề về công tác nghiệp vụ về hồ sơ và giao nhận hồ sơ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng sinh viên thực tập đã xuống thực tế tại cơ quan điều tra công an huyện Ba Vì và Viện kiểm sát nhân dân huyện Ba Vì để làm rõ một số vấn đề cần nghiên cứu. Việc nghiên cứu các tài liệu nhằm thu thập các thông tin để làm rõ những vấn đề cần nghiên cứu sau: Làm rõ vấn đề lập hồ sơ, đăng ký hồ sơ, thụ lý hồ sơ; Việc củng cố hồ sơ; Việc giao nhận hồ sơ trong trường hợp Cơ quan điều tra chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát, Viện kiểm sát chuyển hồ sơ sang Toà án Trường hợp trả hồ sơ điều tra bổ sung; Những tài liệu cần phải có trong hồ sơ; Các tài liệu có trong hồ sơ vụ án hình sự có đảm bảo tính có căn cứ và tính hợp pháp hay không; Cách phân loại và sắp xếp các tài liệu có trong hồ sơ. Để làm rõ các vấn đề trên, ta sẽ nghiên cứu những hố sơ vụ án cụ thể sau làm tài liệu thực tế cho đề tài thực tập. Hố sơ vụ án Hà Văn Hoà phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và phạm tội Trộm cắp tài sản. Hồ sơ vụ án Hà Văn Hoà phạm tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và tội “ trộm cắp tài sản”, xảy ra ngày 06/05/2006. Sau khi, căn cừ vào báo cáo của công an xã Thuỵ An, đơn trình báo của người bị hại và lời khai của những người có liên quan xác định có dấu hiệu phạm tội và người thực hiện hành vi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là xe máy. Ông Nguyễn Thanh Hà, chức vụ phó thủ trưởng cơ quan điều tra cảnh sát điều tra công an huyện Ba Vì được Thủ Trương cơ quan điều tra công an huyện Ba Vì đã ra quyết định khởi tố vụ án và khởi tố bị can về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại xã Cẩm Lĩnh huyện Ba Vì tỉnh Hà Tây. Ông Trần Quang Lịch, chức vụ thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra công an huyện Ba Vì đã ra quyết định phân công đồng chí Lương Đức Minh là điều tra viên và đồng chí Nguyễn Phi Thường trợ lý điều tra điều tra vụ án trên. Điều tra viên tiến hành lập hồ sơ điều tra vụ án. Việc lập hồ sơ điều tra vụ án nói trên được tiến hành như sau: thiết lập hồ sơ gồm các căc cứ để khởi tố vụ án, khởi tố bị can và các văn bản tố tụng. Hồ sơ vụ án Hà văn Hoà lừa đảo chiếm đoạt tài sản gồm cá tài liệu sau: quyết định khởi tố vụ án hình sự; Đề nghị xét phê chuẩn quyết định KTBC; Phê chuẩn quyết định KTBC; Quyết định KTBC; Biên bản giao nhận quyết định KTBC cho bị can; Quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án hình sự; Quyết định tạm đình chỉ điều tra bị can; quyết định truy nã bị can; Quyết định phục hồi điều tra vụ án hình sự; Quyết định phục hồi điều tra bị can; Báo cáo số 274 của công an huyện Ba Vì; Quyết định bổ sung quyết định KTBC( bổ sung khởi tố bị can Ha Văn Hoà về tội trộm cắp tài sản theo điều 138-BLHS ; Đề nghị phê chuẩn quyết định khởi tố bổ sung bị can; Quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố cổ sung; Biên bản giao nhận quyết định khởi tố bổ sung cho bị can; Đề nghị ra hạn thời hạn điều tra vụ án; Quyết định ra hạn điều tra lần 1; các tài liệu củng cố hồ sơ gồm: Đơn trình báo của người bị hại, biên bản lấy lời khai, biên bản nghi lời khai, báo cáo đối tượng của công an xã Cẩm Lĩnh, biên bản xác minh; Lý lịch bị can; Biên bản hỏi cung bị can, bản kiểm điểm của Hà văn Hoà; Biên bản tạm giữ đồ vật; Công văn yêu cầu định giá tài sản; Biên bản giao nhận hồ sơ vụ án cho hội đồng định giá tái sản; phiếu nhận vật chứng và phiếu xuất vật chứng; Biên bản định giá tài sản; Biên bản về việc trả lại tài sản; Danh nghi bản; bản kết luân điều tra, biên bản giao nhận bản kết luân điều tra và hồ sơ vụ án; quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung của viện kiểm sát; Bản án số 335/2006/HSST, toà án nhân dân quận cầu giấy, thành phố Hà Nội; Lệnh trích xuất phạm nhân và biên bản giao nhận phạm nhân giữa công an Ba Vì và trại giam Thanh Lâm. Sau khi kết thúc giai đoạn điều tra Cơ quan điều tra công an huyện Ba Vì để nghị truy tố bằng bản kết luận điều tra và chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án và bị can tới VKS nhân dân huyện Ba Vì. VKS nhân dân huyện Ba Vì thụ lý hồ sơ vụ án và lập hồ sơ truy tố bị can, hồ sơ gồm có: Hồ sơ điều tra vụ án; Biên bản bàn giao hồ sơ vụ án giữ Cơ quan điều tra và VKS; Quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung; Quyết định phân công Kiểm sát viên thực hiện quyền cồng tố tại toà; Bản cáo trạng của VKS nhân dân huyện Ba Vì truy tố bị can Hoà trước toà án; Biên bản giao nhận bản cáo trạng cho bị can. Sau khi có bản cáo trạng truy tố bị can Hoà của VKS Ba Vì, VKS chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án tới Toà án nhân dân huyện Ba Vì. Toà án nhân dân huyện Ba Vì đã thụ lý và tiến hành lập hồ sơ sơ thẩm, hồ sơ thẩm gồm: Hồ sơ truy tố; Biên bản bàn giao HSVA giưa VKS và TA nhân dân Ba Vì; Quyết định phân công thẩm phán chủ toà phiên toà; Quyết định đưa vụ án ra xét xử; Lệnh trích xuất Bị cáo; việc củng cố hố sơ tại phiên toà là biên bản phiên toà; Biên bản nghị án và bản án; quyết định tạm giam bị cáo để đảm bảo việc thi hành án. Hồ sơ vụ án Chu Văn Ba phạm tội về vi phạm điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Hồ sơ vụ án Chu Văn Ba phạm tội “ vi phạm về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” theo khoản 2 điều 202 BLHS. Căn cứ vào đơn trình báo của người bị hại và tài liệu của cơ quan cảnh sát điều tra. Sau khi xác định có dấu hiệu phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phưong tiện giao thông đương bộ quy định tại điều 202 BLHS, vụ án thuộc thẩm quyền thụ lý điều tra của cơ quan điều tra công an huyện Ba Vì. Ông Trần Quang Lịch, chức vụ thủ trương cơ quan điều tra công an huyện Ba Vì đã ra quyết định KTVA vi phạm về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ xảy ra ra vào ngày 30/4/2006 tại quộc lộ 32 thuộc thị trấn Tây Đằng. Sau khi xác định rõ hành vi phạm tội của Chu Văn Ba ông Trần Quang Lịch đã ra quyết định KTBC và quyết định phân công đồng chí Đỗ Hữu Nhật là điều tra viên tiến hành điều tra vụ án trên. Đồng chí Đỗ Hữu Nhật được giao nhiệm vụ tiến hành thu thập tài liêu, chứng cứ lập hồ sơ điều tra vụ án. Hồ sơ điều tra vụ án gồm những tài liệu sau: Tin báo-Lời khai của bà Nguyễn Thị Phương là người nhà nạn nhân bị gây tai nạn; biên bản khám nghiệm hiện trường; sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông; quyết định tạm giữ phương tiện liên quan tới tai nạn giao thông; Biên bản khám xe liên quan tới tai nạn giao thông; Đăng ký xe và giấy phép lái xe của chủ phương tiện liên quan tới tai nạn giao thông; Quyết định phân công phó thủ trưởng Cơ quan điều tra công an huyện Ba Vì tiến hành tổ chức điều tra vụ án. quyết định khởi tố vụ án hình sự; quyết định khởi tố bị can và đề nghị phê chuẩn quyết định khởi tố bị can; Quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can; Biên bản giao nhận quyết định khởi tố bị can cho Chu Văn Ba; Quyết định phân công điều tra viên điêu tra vụ án. Việc củng cố hồ sơ gồm các tài liệu sau: lý lịch bị can Chu Văn Ba và lý lịch của người bị hại Đỗ Đăng Tuấn; Biên bản ghi lời khai người bị hại Đỗ Đăng Tuấn; Biên bản tự khai và biên bản lấy lời khai của Chu Văn Ba; Biên bản hỏi cung bị can Chu Văn Ba; Biên bản thực nghiệm điều tra; sơ đồ hiện trường thực nghiệm điều tra; Bản ảnh tai nạn thực nghiệm điều tra; Quyết định trưng cầu giám định; Biên bản bàn giao hồ sơ vụ án cho hội đông giám định; Biên bản giám định và kết luận giám định; Hoá đơn chứng từ điều trị thương tích của Đỗ Đăng Tuấn; Biên bản về việc trả lại tài sản; Danh nghi bản của Chu Văn Ba; Bản kết luận điều tra; Biên bản giao nhận bản kết luận điều tra. Sau khi hồ sơ được chuyên tới VKS, VKS thụ lý hồ sơ và tiến hành lập hồ sơ truy tố bị can Chu Văn Ba. Hồ sơ truy tố gôm những tài liệu sau: Hồ sơ điều tra; Biên bản bàn giao hồ sơ vụ án giưa Cơ quan điều tra và VKS; Quyết định phân công Kiểm sát viên thực hiện quyền công tố tại toà; Bản cáo trạng truy tố bị can Ba; Biên bản giao nhận bản cáo trạng cho bị can Ba. Sau khi hồ sơ được chuyển tới Toà án, Toà án thụ lý hồ sơ và lập hồ sơ hình sự sơ thẩm. Hồ sơ hình sự sơ thẩm gồm những tài liệu sau: Hồ sơ truy tố; Biên bản bàn giao HSVA giữa VKS và Toà án; Quyết định phân công thẩm phán chủ toà phiên toà; Quyết định đưa vụ án ra xét xư; quyết định hoãn phiên toà; Quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung-yêu cầu giám định lại; việc củng cố hồ sơ tại toà: Biên bản giám định lại; kết luận giám định; Biên bản nghị án; Biên bản phiên toà; bản án; Quyết định tạm giam. Hồ sơ vụ án Nguyễn Chí Thành phạm tội Trộm cắp tài sản Hồ sơ vụ án Trôm cắp tái sản, đối tượng Nguyễn Chí Thành, sinh năm 1974, sinh trú quán tại thôn 8, xã Ba Trại, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây. Sau khi nhận được đơn trình báo của người bị hại là ông bà: Dương Thị Tuyết trú tại thôn 1, xã Ba Trại, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây; ông Nguyễn Danh Minh trú tại thôn 9, xã Ba Trại, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây và báo cáo của ban chấp hành xã Ba Trại về sự việc phạm tội. Sau khi xác định có dấu hiệu phạm tội và hành vi trộm cắp tài sản của đối tượng Nguyễn Chí Thành theo quy định tại điều 138 BLHS và vụ án thuộc thẩm quyền thụ lý của công an nhân dân cấp huyện theo quy định tại điều 110 BLTTHS. Ngày 12/5/2007, ông Trần quang lịch, chức vụ thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra công an huyện Ba Vì đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “ trộm cắp tài sản” xảy ra ngày 07 và 05 tháng 05 năm 2007 tại xã Ba Trại, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây và quyết định khởi tố bị can Nguyễn Chung Thành phạm tội trộm cắp tài sản. Theo nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại điều 34 BLTTHS, ông Trần Quang Lịch thủ trưởng cơ quan công an huyện Ba Vì ra quyết định phân công ông Ngô Đình Ngũ là điều tra viên và ông Nguyễn Anh Tuấn là trợ lý điều tra, tiến hành điều tra vụ án trên. Điều tra viên Ngô Đình Ngũ tiến hành tập hợp tài liệu hồ sơ điều tra vụ án nhăm xác minh hành vi phạm tội của bi can Nguyễn Chí Thành. Công việc tập hợp tài liệu của điều tra viên được tiến hành như sau, nhận quyết định phân công điều tra vụ án và các tài liệu lưu hồ sơ như quyết định khởi tố vụ án và quyết định khởi tố bị can cùng giấy tờ là căn cứ và đảm bảo tính hợp pháp để khởi tố vụ án và khởi tố bị can, nhận quyết định tạm giam bi can và giấy đề nghị phê chuẩn và quyết định phê chuẩn lệnh tạm giam bị can Thành của VKSND huyện Ba Vì. Điều tra viên tiếp tục lập và thu thập nhưng tái liệu trong quá trình điều tra nhằm xác minh sự thật của vụ án hình sự. Hồ sơ điều tra vụ án Nguyễn Chí Thành gồm những tài liêu sau: Đơn trình báo của người bị hại; Báo cáo của Công an xã; Quyết định khởi tố vụ án; quyết định khởi tố bị can; Đề nghị phê chuẩn và phê chuẩn quyết định khởi tố bị can; Bien bản giao nhânh quyết định khởi tố bị can; Quyết định phân công điều tra viên điều tra vụ án; Quyết định phê chuẩn lệnh bắt tạm giam bị can; Lệnh bắt và biên bản bắt bị can Thành; Lý lịch bị can; Biên bản nghi lời khai người bị hại; Bản khiểm điểm; Biên bản hỏi cung bị can; Biên bản nghi lời khai người làm chứng; Biên bản tạm giữ đồ vật tái sản; Bản đề nghị định giá tài sản; Biên bản bàn giao hồ sơ cho hội đồng định giá; Biên bản định giá tái sản; Kết luận định giá tài sản; Quyết định xử lý vật chứng; Biên bản trả lại tài sản; Danh nghi bản; Bản kết luận điều tra; Biên bản giao nhận bản kết luận điều tra. Sau khi hồ sơ được chuyển đến VKS, VKS tiến hành thụ lý hồ sơ và tiến hành lập hồ sơ truy tố bị can. Hồ sơ truy tố gồm những tài liệu sau: Hồ sơ điều tra; Biên bản bàn giao hồ sơ vụ án giưa Cơ quan điều tra và VKS; Quyết định phân công Kiểm sát viên thực hiện quyền công tố tại toà; Bản cáo trạng truy tố bị can Thành; Biên bản giao nhận bản cáo trạng. Sau khi hồ sơ được chuyển tới Toà án, Toà án thụ lý hồ sơ và lập hồ sơ hình sự sơ thẩm. Hồ sơ hình sự sơ thẩm gồm những tài liệu sau: Hồ sơ truy tố; Biên bản bàn giao HSVA giữa VKS và Toà án; Quyết định phân công thẩm phán chủ toạ phiên toà; Quyết định đưa vụ án ra xét xư; Biên bản giao nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; Giấy giới thiệu luật sư; Đơn đề nghị của người bị hại; Thẻ luật sư; Chứng chỉ hành nghề luật sư; Giấy chứng nhận bào chữa; Việc củng cố hồ sơ tại toà: Biên bản giám định lại; kết luận giám định; Biên bản nghị án; Biên bản phiên toà; bản án; Quyết định tạm giam. Qua việc nghiên cứu 3 hồ sơ vụ án trên ta thấy được quy trình tố tụng và quá trình lập hồ sơ vụ án của các cơ quan tiến hành tố tụng. Qua nghiên cứu hồ sơ ta thấy được quá trình chứng minh bằng cách xấy dựng hồ sơ vụ án của các cơ quan tiến hành tố tụng là phù hợp với pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam. Việc nghiên cứu trên đã làm sáng tỏ những vấn đề nghiên cứu mà xin được trình bày cụ thể tại phần tiếp theo sau đây. Phần 3 Một số vấn đề về hồ sơ vụ án hình sự nơi thực tập Hồ sơ vụ án hình sự là tập hợp hệ thống các văn bản, tài liệu được thu thập hoặc lập trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố xét xử vụ án hình sự. Căn cứ vào sự nghiên cứu một số hố sơ vụ án cụ thể tai Toà án nhân dân huyện Ba Vì tỉnh Hà Tây sau đây sẽ làm rõ những vấn đề sau. Việc lập hồ sơ và thụ lý hồ sơ. Hồ sơ vụ án là tập hợp các tài liệu thu thập được trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Việc lập hồ sơ được tiến hành ở mỗi giao đoạn tố tụng. Tại Cơ quan điều tra hồ sơ vụ án được lập ở giai đoạn ban đầu bằng cách lập hồ sơ điều tra vụ án hình sự. Hồ sơ điều tra vụ án hình sự được lập sau khi có quyết định khởi tố vụ án và được lập bởi điều tra viên được phân công điều tra vụ án. Hồ sơ điều tra vụ án gồm những tài liệu như: Tin báo về tội phạm hoặc căn cư khởi tố vụ án khác; quyết định khởi tố vụ án; quyết định khởi tố bị can; đề nghị và phê chuẩn quyết định KTBC; biên bản giao nhận quyết định KTBC; Lệnh tạm giam và phê chuẩn lệnh tạm giam nếu có và những tài liệu khác được củng cố trong quá trình điều tra vụ án. Sau khi có bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố Cơ quan điều tra chuyển toàn bộ HSVA tời VKS, VKS tiến hành thụ lý hồ sơ và tiến hành lập hồ sơ truy tố bị can. Hồ sơ truy tố bị can gồm những tài liệu sau: Hồ sơ điều tra vụ án hình sự; biên bản bàn giao hồ sơ giữa cơ quan điều tra và VKS; Quyết định phân công Kiểm sát viên thực hiện quyền công tố; Tài liệu củng cố hồ sơ nếu có; Bản cáo trạng; biên bản bàn giao hồ sơ giữa VKS và toà án. Sau khi hồ sơ được chuyển tới Toà án, Toà án tiến hành thụ lý hồ sơ và lập hồ sơ xét xử sơ thẩm, việc lập hồ sơ do thẩm phám được phân công chủ toà phiên toà. Hồ sơ xét xử sơ thẩm vụ án Nguyễn Chí Thành gồm những tài liệu sau: Hồ sơ truy tố bị can Thành; Biên bản bàn giao HSVA giữa VKS và Toà án; Quyết định phân công thẩm phán chủ toạ phiên toà; Quyết định đưa vụ án ra xét xư; Giấy giới thiệu luật sư; Đơn đề nghị của người bị hại; Thẻ luật sư; Chứng chỉ hành nghề luật sư; Giấy chứng nhận bào chữa; Việc củng cố hồ sơ tại toà: Quyết định hoãn phiên toà; Biên bản giám định lại; kết luận giám định; Biên bản nghị án; Biên bản phiên toà; bản án; Quyết định tạm giam. Vậy hồ sơ vụ án là gồm tập hợp các tài liệu của hồ sơ điều tra, hồ sơ truy tố và hồ sơ xét xử sơ thẩm. Việc củng cố hồ sơ vụ án. Củng cố hồ sơ vụ án hình sự là một quá trình rất quan trong để chứng minh sự thật khách quan của vụ án, cũng như chứng minh hành vi phạm tội của bị can mà cơ quan cảnh sát điều tra phải tiến hành trong giai đoạn điều tra, viện kiểm sát phải tiến hành trong giai đoạn truy tố, Toà àn trong giai đoạn xét xử. Việc củng cố hồ sơ vụ án Hà Văn Hoà phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội trộm cắp tài sản được tiến hành như sau: sau khi lập hồ sơ vụ án, phó thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra được phân công điều tra vụ án trên và cùng với điều tra viên tiến hành thu thập tài liệu, chứng cứ nhằm xác minh rõ hành vi phạm tội của bị can Hà Văn Hoà: Hà văn hoà sau khi thực hiện hành vi phạm tội đã bỏ trốn, đồng chí Nguyễn Thanh Hà phó thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra được phân công điều tra vụ án trên đã ra quyết định truy nã bị can Hà Văn Hoà, quyết định này được lưu vào hồ sơ vụ án. Trong quá trình truy nã bị can, cán bộ điều tra tiến hành thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết lệnh truy nã tại địa phương nơi bị can thường trú, đồng thời ra quyết định tạm đình chỉ vụ án và quyết định tạm đình chỉ điều tra bị can, quyết định này được lưu vào HSVA. Tại bút lục số 15 của hồ sơ vụ án là biên bản bắt người đang bị truy nã tại trụ sở công an phường Nghĩa Đô - Quận Cầu Giấy Hà Nội, công an phường Nghĩa Đô đã bắt bị can Hà Văn Hoà theo lệnh truy nã số 03 ngày 18 tháng 08 năm 2006 của cơ quan cảnh sát điều tra công an huyện Ba Vì. Báo cáo số 274 của công an phường Nghĩa Đô gửi cảnh sát điều tra công an huyện Ba Vì về việc bắt bị can Hà văn Hoà theo lệnh truy nã, cơ quan điều tra công an huyện Ba Vì đã ra quyết định đình nã và ra quyết định phục hồi điều tra vụ án, điều tra bị can. Khi xác định được trong quá trình bị truy nã, bị can Hà Văn Hoà có hành vi phạm tội trộm cắp tài sản. Ông Nguyễn Thanh Hà phó thủ trưởng cơ quan điều tra công an huyện Ba Vì được phân công điều tra vụ án trên đã ra quyết định khởi tố bổ sung với bị can Hoà về tội trộm cắp tài sản theo điều 138 BLHS. Cán bộ điều tra củng cố tài liệu về thủ tục tố tụng khi khởi tố bổ sung như đơn trình báo của người bị hại, của công an xã, các bản đề nghị và phê chuẩn đề nghị của viện kiểm sát; quyết định và phê chuẩn quyết định của viện kiểm sát; quyết định ra hạn điều tra vụ án . Điều tra viên củng cố hồ sơ nhằm chứng minh Hà Văn Hoà có đủ năng lực trách nhiệm hình sự cũng như xác định rõ hành vi phạm tội của y và y là tội phạm gồm các tài liệu sau: bản xác minh lý lịch bị can Hà văn Hoà, bản tự khai cảu bị can, biên bản hỏi cung bị can, biên bản lấy lời khai của người làm chứng, biên bản lấy lời khai của người bị hại, biên bản lấy lời khai của người có quyền và nghĩa vụ liên quan, phiếu nhận vật chứng, phiếu xuất vật chứng, biên bản định giá tài sản, biên bản về việc trả lại tài sản cho chủ sở hữu và một số tài liệu liên quan, danh ghi bản, bản kết luận điều tra, biên bản giao nhận bản kết luận điều tra cho bị can. Sau khi có bản kết luận điều tra, cơ quan điều tra chuyển HSVA cho viện kiểm sát, viện kiểm sát qua việc nghiên cưu hồ sơ nhận thấy có vi phạm thủ tục tố tung và thiếu chứng cứ quan trọng không thể bổ sung được, viện kiểm sát ra quyết định tra hồ sơ điều tra bổ sung. Biên bản bàn giao HSVA giữa VKS và Toà án; Quyết định phân công thẩm phán chủ toạ phiên toà; Quyết định đưa vụ án ra xét xư; Giấy giới thiệu luật sư; Đơn đề nghị của người bị hại; Thẻ luật sư; Chứng chỉ hành nghề luật sư; Giấy chứng nhận bào chữa; Việc củng cố hồ sơ tại toà: Biên bản giám định lại; kết luận giám định; Biên bản nghị án; Biên bản phiên toà; bản án; Quyết định tạm giam. điều tra tiếp tục củng cố hồ sơ vụ án theo yêu cầu điều tra bổ sung. Tài liệu đó gôm: bản án của toà án nhân dân quận Cầu Giấy là căn cứ chứng minh bị can Hoà có tiền án, lệnh trích xuất phạm nhân và biên bản giao nhận phạm nhân giữa công an Ba Vì và trại giam Thanh Lâm. Những tài liệu được củng cố đúng và đủ đảm bao cho VKS truy tố đúng người đúng tội, đảm bao cho quá trình tiếp theo của tố tụng hình sự. Việc củng cố hồ sơ tại VKS được tiến hành sau khi hồ sơ truy tố được lập, tài liệu củng cố gồm: quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung; bản án của toà án nhân dân quận Cầu Giấy là căn cứ chứng minh bị can Hoà có tiền án, lệnh trích xuất phạm nhân và biên bản giao nhận phạm nhân giữa công an Ba Vì và trại giam Thanh Lâm; Bản cáo trạng và một số tại liệu tố tụng khác. Việc củng tố tại liệu trong hồ sơ xét xử sơ thẩm được tiến hành tại phiên toà băng cách yêu cầu bị cáo, bị hại, một số người tham gia tố tụng khác đưa ra tại liệu đồ vật làm chứng cứ chứng minh sự thật khách quan của vụ án và được nghi vào biên bản phiên toà. Việc xây dựng các tài liệu tố tụng tại phiên toà cũng là sự củng cố hồ sơ sơ thẩm như biên bản nghị án, bản án và một số quyết định khác. Việc giao nhận hồ sơ vụ án giữa các cơ quan tiến hành tố tụng. Việc giao nhận hồ sơ vụ án trong trưòng hợp cơ quan điều tra chuyển hồ sơ sang viện kiểm sát. Việc chuyển hồ sơ vụ án sang viện kiểm sát được tiến hành bởi cán bộ điều tra được giao nhiệm vụ điều tra vụ án. Cán bộ điều tra trực tiếp mang hồ sơ vụ án sang viên kiểm sát, tại phòng thụ lý hồ sơ vụ án hình sự của viện kiểm sát một kiểm sát viên được phân công thụ lý HSVA tiến hành nhận HSVA của cơ quan điều tra. Kiểm sát viên tiến hành kiểm tra tài liệu có trong hồ sơ để làm rõ những vấn đề sau: Có phải vụ án là vụ án hình sự hay không, đã khởi tố theo tồi gì, bị can bị khởi tố theo đúng tội mà VKS đã phê chuẩn hay không, có bản kết luận điều tra không và bản kết luận đã được giao cho bị can hay chưa, có biên bản giao nhận bản kết luận điều tra không. Kiểm sát viên tiến hành lập biên bản bàn giao HSVA, biên bản này có nội dung như sau: thời gian, địa điểm giao nhận; họ tên chức vụ của người đại diện cho bên giao và bên nhận; bàn giao hồ sơ vụ án gì; lý do bàn giao; hồ sơ gồm mấy tập, tổng số bao nhiêu bút lục; kèm theo hồ sơ có tài liệu chứng cứ đồ vật gì; thời gian kết thúc việc lập biên bản. Biên bản được lập thành 4 bản để lưu hồ sơ. Nếu kèm theo hô sơ có đồ vật thì kiểm sát viên tiến hành lập biên bản giao nhận đồ vật. Sau khi hoàn tất việc lập biên bản Kiểm sát viên vào sổ thụ lý hồ sơ vụ án hình sự và chuyển hồ sơ cho viện trưởng VKS. Việc giao nhận HSVA trong trường hợp Viện kiểm sát chuyển hồ sơ sang toà án. Sau khi nghiên cứu HSVA, xét thấy đủ căn cứ truy tố bị can trước pháp luật viện trưởng VKS quyết định phân công kiểm sát viên thực hiện quyền công tố tại Toà án và ra bản cáo trạng truy tố bị. Trong khoảng thời gian 3 ngày kể tư khi ra quyết định truy tố bằng bản cáo trạng viện trưởng viện kiểm sát phân công Kiểm sát viên chuyển hồ sơ đến toà án. Việc nhận hồ sơ vụ án tại Toà án, chánh án phân công thư ký tiến hành nhận HSVA. Tại phòng giao nhận hồ sơ thư ký cung kiểm sát viên tiến hành việc giao nhận, thư ký kiểm tra các tài liệu có trong hồ sơ vụ án để làm rõ những vấn đề sau: bị can bị truy tố là ai, bị truy tố về tội gì, bản cáo trạng đã được giao cho bị can chưa và việc giao nhận có văn bản không. Việc giao nhận hồ sơ có kèm theo đồ vật làm chứng cứ không, nếu có thư ký tiến hành lập biên bản giao nhận đồ vật. Sau khi đã kiểm tra hồ sơ thư ký lập biên bản bàn giao HSVA và cùng với kiểm sát viên ký vào biên bản bàn giao. Nội dung của biên bản bàn giao HSVA gồm các vấn đề sau: Thời gian, địa điểm lập biên bản; họ tên chức vụ của người đại diện cho bên nhận và bên giao; bàn giao HSVA gì; lý do bàn giao; hồ sơ gồm bao nhiêu tập, tổng số bao nhiêu bút lục; kèm theo hố sơ là gì; việc lập biên bản kết thúc vào thời gian nào. Biên bản được lập thành 4 bản để lưu hồ sơ. Sau khi hoàn tất việc lập biên bản thư ký toà án vào sổ thụ lý và chuyển hồ sơ cho chánh án toà án để thực hiện việc nghiên cứu và phân công xét xử. Trường hợp trả hồ sơ điều tra bổ sung. Trong quá trình nghiên cưu hồ sơ vụ án Viện kiểm sát, Toà án tra hồ sơ vụ án trong những trường hợp sau đây. Viện kiểm sát ra quyết định trả hồ sơ vụ án cho cơ quan điều tra để điều tra bổ sung khi nghiên cứu HSVA phát hiện thấy: Còn thiếu những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà Viện kiểm sát không thể tự mình bổ sung được; có căn cứ để khởi tố bị can về một tội phạm khác hoặc có người đồng phạm khác; có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Thẩm quyền ra quyết định là Viện trưởng viện kiểm sát hoặc Phó viện trưởng viện kiểm sát thay mặt viện trưởng ra quyết định. Tại hồ sơ vụ án Hà Văn Hoà, sau khi nghiên cứu HSVA và bản kết luận điều tra số 25 ngày 25 tháng 2 năm 2007 của Cơ quan điều tra công àn huyện Ba Vì. Viện kiểm sát nhân dân huyện ba vì thấ rằng: bị can Hà văn Hoà sau khi gây án ở Ba Vì đã bỏ trố, Cơ quan điều tra huyện Ba Vì đã ra quyết định truy nã số 03/18-8-2006. Ngày 18/10/2006 Công an thành phố Hà Nội đã bắt bị can Hoà theo quyết định truy nã đồng thời tạm giam để xử lý về hành vi phạm tội của Hoà đã gây ra tại Hà Nội. Ngày 18/11-2006 Công an huyện Ba Vì đã ra quyết định phục hồi điều tra vụ án, phục hồi điều tra bị can, sau đó kết thúc hồ sơ đề nghị truy tố bị can Hoà về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội Trộm cắp tài sản. Do hồ sơ còn thiếu phần thủ tục tố tụng vụ án hình sự của bị can Hoà gây ra trên địa bàn TP Hà Nội trong thời gian bỏ trốn đã bị cơ quan tiến hành điều tra, truy tố, xét xử. Hiện bị can Hoà đang bị giam theo lệnh của cơ quan nào hay đang thi hành án ở đâu. Hồ sơ chưa có tài liệu để xác định rõ. Vì những lý do trên VKS quyết định trả hồ sơ cho CQĐT điều tra lại với nội dung sau: Bổ sung phần thủ tục tố tụng hình sự vụ án trộm cắp tài sản bị can Hoà đã bị điều tra, truy tố, xet xử tại hà nội; trích xuất bị can Hoà về Ba Vì để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử. Vậy căn cứ tra hồ sơ là căn cứ vi phạm tố tụng. Thẩm phán hoặc Hội đồng xét xử ra quyết định trả hồ sơ cho viện kiểm sát để điều tra bổ sung trong những trường hợp sau: khi cần xem xét thêm những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà không thể bổ sung tại phiên toà được; khi có căn cứ cho rằng bị cáo phạm một tội khác hoặc có đồng phạm khác; khi phát hiện có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Trong trường hợp Toà án trả hồ sơ điều tra bổ sung cho VKS mà VKS không tự mình bổ sung được thi VKS tiếp tục trả hồ sơ điều tra bổ sung cho Cơ quan điều tra để điều tra bổ sung. Những tài liệu cần phải có trong hồ sơ, tính hợp pháp và tính có căn cứ của tài liệu đó. Những tài liệu cần phải có trong hồ là những tài liệu đảm bảo tính pháp lý của tố tụng hình sự nếu thiếu là vi phạm tố tụng hình sự. Những tài liệu này bắt buộc phải có trong mọi hồ sơ vụ án, những tại liệu này gồm: Quyết định khởi tố vụ án; quyết định khởi tố bị can; quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can; quyết định phân công điều tra viên điều tra vụ án; bản lý lịch bị can; biên bản hỏi cung bị can; biên bản lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại hoặc người có quyền và nghĩa vụ liên quan; nếu trong vua án có tài sản là đối tượng phạm tội hay thương tích của người bị hại thì phải có biên bản giám định của hội đồng giám định; bản kết luận điều tra; biên bản giao nhận bản kết luận điều tra cho bị can; quyết định phân công Kiểm sát viên thực hành quyền công tố; bản cáo trạng; Biên bản giao nhận bản cáo trạng; Biên bản giao nhận HSVA giữu VKS và Toà án; Quyết định phân công thẩm phán chủ toạ phiên toà; Quyết định đưa vụ án ra xét xử; Biên bản giao nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; Biên bản nghị án: Biên bản phiên Toà; Bản án; Trích lục bản án; Quyết định tạm giam nếu có. Sau đây ta sẽ làm rõ tính hợp pháp và tính có căn cứ của một số tài liệu cần phải có trong HSVA Hà Văn Hoà phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và phạm tội trộm cắp tài sản. Quyết định khởi tố vụ án là tài liệu đầu tiên có tính pháp lý để Cơ quan điều tra thụ lý, tiến hành lập hồ sơ và điều tra vụ án. Trong HSVA Hà Văn Hoà phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và phạm tội trộm cắp tài sản thì quyết định khởi tố vụ án gồm các vấn đề sau: Hình thức của quyết định KTVA là văn bản theo mẫu 01 ban hành theo quyết định số 1351/QĐ-BCA, ngày 18-11-2004. Người ra quyết định là ông Nguyễn Thanh Hà chức vụ phó thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra công an huyện Ba Vì - Hà Tây. Căn cứ quyết định khởi tố vụ án là: báo cáo vụ việc của công an xã Thuỵ An, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây; đơn trình báo của người bị hại; lời khai của những người có liên quan. Căn cứ cho thấy xác định có dấu hiệu tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại điều 139 BLHS xảy ra tại xã Cẩm Lĩnh Huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây ông Hà ra quyết định KTVA là hoàn toàn đúng với các điều 34, 100, 104 BLTTHS. Quyết định khởi tố bị can. Quyết định khởi tố bị can Hà văn Hoà được lập bằng văn bản. Căn cứ ra quyết định là căn cứ vào quyết định KTVA số 53 của công an huyện Ba Vì. Ông Nguyễn Thanh Hà chức vụ phó thủ trưởng Cơ quan công an huyện Ba vì là người được phân công điều tra vụ án trên đã ra quyết định. Nội dung của quyết định nay gồm những vấn đề sau: thời gian địa điểm ra quyết định; cơ quan ra quyết định và họ tên, chức vụ người ra quyết định, căn cứ ra quyết định, họ tên và lý lịch của bị can bị khởi tố, bị can bị khởi tố về tội gì. Như vậy quyết định khởi tố bị can như trên của công an huyện Ba vì là hoàn toàn đúng vời quy đinh tại các điều 34, 126 BLTTHS. Quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, việc khởi tố bị can phải có quyết định phê chuẩn của VKS thì quyết định đó mới có giá trị pháp lý. Tại hồ sơ vụ án Hà Văn Hoà, quyết định phê chuận quyết định khởi tố bị can của VKS nhân dân huyện Ba Vì số 108 ngày 27-6-2006, phê chuẩn quyết định khởi tố bị can Hà Văn Hoà về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hình thức của quyết định bằng văn bản. Căn cứ ra quyết định là căn cứ vào điều 36, 126 của BLTTHS và Xét quyết định khởi tố bị can số 87 ngày 18 tháng 6 năm 2006 của công an huyện Ba Vì về đề nghị phê chuẩn quyết định KTBC đối với Hà Văn Hoà về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tai điều 139 BLHS. Hình thức của quyết định là văn bản, nội dung của quyết định gồm những vấn đề sau: Thời gian địa điểm ra quyết định; căn cứ ra quyết định, phê chuẩn quyết định KTBC số nào và của cơ quan nào, đối với bị can nào và lý lịch bị can là gì; bị can bị khởi tố về tội gì và theo điều khoản nào của BLHS; trong quyết định phê chuẩn có yêu cầu của VKS yêu cầu Cơ quan cảnh sát điều tra tiến hành điều tra theo quy định của BLTTHS. Đại diện VKS Ba Vì viện trưởng đã ký. Như vậy quyết định như trên của VKS huyện Ba Vì là hoàn toàn đúng với quy định tại điều 36, 126 BLTTHS. Bản kết luận điều tra là tài liệu cuối cùng của Cơ quan cảnh sát điều tra, nó là văn bản đề nghị VKS truy tố bị can trước toà án. Bản kết luận điều tra vụ án Hà Văn Hoà lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra ngày 06/05/2006 tại Cẩm Lĩnh- Ba Vì-Hà Tây gồm những vấn đề sau đây. Hình thức của bản kết luận điều tra là văn bản , theo mẫu của Bộ công an. Căn cứ của bản kết luận điều tra là những tài liệu được lập và thu thập được trong hồ sơ như quyết định KTVA số 53 và quyết định KTBC số 87 ngày 18/06/2006.... Nội dung của bản kết luận điều tra gồm những vấn đề sau: Thời gan địa điểm lập, số của bản kết luận điều tra; cơ quan lập; bản kết luận điều tra về vụ gì; lý lịch bị can Hà Văn Hoà; Diễn biến hành vi phạm tội của Hoà; nhận xét và đề nghị; cuối cùng là quyết định chuyển toàn bộ HSVA và Bị can đến VKS huyện Ba Vì-Hà Tây đề nghị đưa ra truy tố trước pháp luật. Phó thủ trương Cơ quan cảnh sát điều tra công an huyện BA Vì Nguyễn Thanh Hà đã ký. Như vậy bản kết luận điều tra của Cơ quan công an huyện Ba Vì-Hà Tây là hoàn toàn đúng với quy định tại điều 162 và 163 của BLTTHS. Cách phân loại và sắp xếp tài liệu có trong hồ sơ vụ án. Thông qua việc nghiên cứu những hồ sơ vụ án tại Toà án nhân dân huyện Ba Vì-Hà Tây ta thấy được cách phân loại và sắp xếp những tài liệu có trong HSVA như sau: Cách phân loại tài liệu có trong hồ sơ vụ án thành các nhóm tài liệu, gồm các nhóm sau: Các nhóm trong hồ sơ điều tra gồm; Nhóm tài liệu thủ tục tố tụng; nhóm tài liệu lý lịch; nhóm tài liệu lấy lời khai; nhóm tài liệu xác minh-giám định; nhóm tài liệu kết luận điều tra; Các tài liệu trong hố sơ truy tố thành một nhóm và hồ sơ xét xử sơ thành một nhóm. Cách sắp xếp các nhóm theo trình tự tố tụng - theo thời gian điều tra vụ án. Cách sắp xếp các tài liệu trong một nhóm được sắp xếp theo trình tự thời gian lập hay thu thập, nó thể hiện rõ trình tự tố tụng trong một vụ án. Sau đây ta sẽ thấy rõ việc phân loaị và sắp xếp các nhóm cùng các tài liệu có trong HSVA Chu Văn Ba vi phạm về điều khiển phương tiện giao thông đương bộ. Nhóm đầu tiên là nhóm tài liệu về thủ tục tố tụng, gồm những tài liệu sau(trình bày theo thứ tự có trong hồ sơ): Tin báo-Lời khai của bà Nguyễn Thị Phương là người nhà nạn nhân bị gây tai nạn; biên bản khám nghiệm hiện trường; sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông; quyết định tạm giữ phương tiện liên quan tới tai nạn giao thông; Biên bản khám xe liên quan tới tai nạn giao thông; Đăng ký xe và giấy phép lái xe của chủ phương tiện liên qua tới tai nạn giao thông; Quyết định phân công phó thủ trưởng Cơ quan điều tra công an huyện Ba Vì tiến hành tổ chức điều tra vụ án. quyết định khởi tố vụ án hình sự; quyết định khởi tố bị can và đề nghị phê chuẩn quyết định khởi tố bị can; Quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can; Biên bản giao nhận quyết định khởi tố bị can cho Chu Văn Ba; Quyết định phân công điều tra viên điêu tra vụ án. Nhóm tài liệu về lý lịch gồm: lý lịch bị can Chu Văn Ba và lý lịch của người bị hại Đỗ Đăng Tuấn. Nhóm tài liệu lấy lời khai gồm: Biên bản ghi lời khai người bị hại Đỗ Đăng Tuấn; Biên bản tự khai và biên bản lấy lời khai của Chu Văn Ba; Biên bản hỏi cung bị can Chu Văn Ba; Nhóm tài Liệu xác minh và trưng cầu giám định gồm: Biên bản thực nghiệm điều tra; sơ đồ hiện trương thực nghiệm điều tra; Bản ảnh tai nạn thực nghiệm điều tra; Quyết định trưng cầu giám định; Biên bản bàn giao hồ sơ vụ án cho hội đông giám định; Biên bản giám định và kết luận giám định; Hoá đơn chứng từ điều trị thương tích của Đỗ Đăng Tuấn; Biên bản về việc trả lại tài sản. Nhóm kết luận điều tra gôm: Danh nghi bản của Chu Văn Ba; Bản kết luận điều tra; biên bản giao nhận bản kết luận điều tra. Nhóm tài liệu truy tố gồm các tài liệu Biên bản bàn giao hồ sơ vụ án giữ Cơ quan điều tra và VKS; Quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung; Quyết định phân công Kiểm sát viên thực hiện quyền cồng tố tại toà; Bản cáo trạng của VKS nhân dân huyện Ba Vì truy tố bị can Hoà trước toà án; Biên bản giao nhận bản cáo trạng cho bị can. Nhóm tài liệu xét xử gồm các tài liệu Biên bản bàn giao HSVA giưa VKS và TA nhân dân huyện Ba Vì; Quyết định phân công thẩm phán chủ toạ phiên toà; Quyết định đưa vụ án ra xét xử; Lệnh trích xuất Bị cáo; việc củng cố hố sơ tại phiên toà là biên bản phiên toà; Biên bản nghị án và bản án; quyết định tạm giam bị cáo để đảm bảo việc thi hành án. Cách sắp xếp theo nhóm và trật tự thời gian của tài liệu có trong hồ sơ mang tính khoa học và nó đảm bào quá trình tố tung vụ án hính sự diễn ra theo đúng quy định của pháp luật. Phần 4 Nhận xét và đánh giá về thực trạng Hồ sơ vụ án nơi thực tập Qua việc nghiên cứu HSVA tại Toà án nhân dân huyện Ba Vì tỉnh Hà Tây ta thấy việc thực hiện chức năng tố tụng của các cơ quan tiến hành tố tụng thể hiện trong các HSVA hình sự là đã tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật. Việc thực hiện đó đóng vai trò quan trọng trong quá trình đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và điều tra, truy tố, xét xử tội phạm nói riêng. Hồ sơ vụ án là tập hợp những tài liệu quan trọng để chứng minh và tố tụng của các cơ quan tiến hành tố tụng nó thể hiện đượng lối giải quyết VAHS trên địa bàn một cách nhanh chóng và có hiệu quả. Vấn đề lập hồ sơ, thụ lý hồ sơ của các cơ quan tiến hành tố tụng huyện Ba Vì đa thực hiện tốt, có ý nghĩa cho quá trình giải quyết vụ án hình sự kịp thời và nhanh chóng, đã đảm bảo sự tuân thủ pháp luật tố tụng hình sự một cách triệt để. Vấn đề củng cố hồ sơ. Nhìn chung đã thực hiện tương đối tốt nhưng vì tình hình xã hội ngày càng phát triển dẫn tới một số hành vi phạm tội và phương thức thụ đoạn phức tạp. Do vậy việc Khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử nói chung và vấn đề củng cố tài liệu HSVA nói riêng gặp nhiều khó khăn và vấn đề thực hiện còn có phần hạn chế. Tài liệu củng cố trong giai đoạn điều tra không đầy đủ sẽ làm Cơ quan điều tra khó có thể ra bản kết luận điều tra để đề nghị truy tốm hay làm cho VKS, Toà án khó có thể thực hiện thực hiện chức năng truy tố, xét xử của mình. Việc củng cố tài liệu hồ sơ không đầy đủ sẽ dẫn tới Cơ quan VKS hay Toà án trả hồ sơ điều tra bổ sung sẽ ảnh hưởng tới việc giải quyết vụ án nhanh chóng và kịp thời. Qua việc nghiên cứu thống kê hồ sơ vụ án hình sự tại Toà án nhân dân huyện Ba Vì năm 2007 có 85 hồ sơ vụ án hình sự thì có tới 11 hồ sơ vụ án có quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung do thiều chứng cứ quan trong mà giai đoàn trước chưa thu thập đầy đủ, có 5 án bị Toà phúc thẩm sửa án và 3 án bị huỷ do thiếu chứng cứ quan trọng. Với thực trạng đó ảnh hưởng tới quá trình giải quyết và đấu tranh phòng chống tội phạm. Việc giao nhận hồ sơ vụ án hình sự giữa Cơ quan điều tra, VKS, Toà án được tiến hành nhanh chóng đảm bảo thời hạn tố tụng và pháp luật tố tụng. Các cơ quan tiến hành tố tụng có trụ sở gần nhau đảm bảo cho quá trình giao nhận hồ sơ vụ án được trực tiếp, thuận lợi đảm bao sự bí mật của hồ sơ vụ án và giải quyết nhanh chóng vụ án. Những tài liệu cần phải có trong hồ sơ vụ án, về vấn đề này hồ sơ vụ án tai nơi thực tập nhìn chung đã thực hiên tốt, đầy đủ có căn cứ và đúng theo quy định của pháp luật tố tụng. Nhưng vẫn còn một số ít trường hợp tài liệu có trong hồ sơ vụ àn còn thiếu căn cứ dẫn tời sự vi phạm tố tụng là căn cứ để VKS, Toà àn tra hồ sơ điều tra bổ sung. Tại hồ sơ vụ án Hà Văn Hoà phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và phạm tội trộm cắp tài sản, do thiếu lệnh trích xuất bị can giữa Cơ quan điều tra công an huyện Ba Vì và trại giam Thanh Lâm, thiếu bản án của Toà án nhân dân quận Cầu Giấy nên không thể xác định rõ bị can Hoà đang ở đâu hay đang phải thi hành án tại trại giam nào. Do vậy đó đã là căn cứ để VKS nhân dân huyện Ba Vì trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Cách sắp xếp các tài liệu trong hồ sơ vụ án. Cách sắp xếp các tài liệu có trong hồ sơ vụ án tại nơi thực tập mang tính khoa học tố tụng và sự đảm bảo tính tuân thủ theo pháp luật tố tụng của hồ sơ vụ án. Cách sắp xếp theo nhóm và trật tụ thời gian thể hiện các giai đoạn nhỏ của các giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử mà trật tự sắp xếp theo nhòm thể hiện trình tự tiến hành tố tụng như từ lập hồ sơ, củng cố hồ sơ, hoàn thiện hồ sơ và làm rõ những vấn đề cần chứng minh của vụ án. Cách sắp xếp theo nhóm và trật tự thời gian các tài liệu có trong hồ sơ vụ án của giai đoạn trước sẽ giúp giai đoạn sau nghiên cưu hay thẩm định dễ dàng mang tính khoa học và nhanh chóng giải quyết vụ án và góp phần đấu tranh tội phạm được tốt hơn. Hồ sơ vụ án hình sự thể hiện vai trò chức năng của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự và tình hình đấu tranh phòng chống tội phạm. Để thực hiện tốt chức năng này yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng cần phải thực hiện tốt những vấn đề nghiên đã được nghiên cứu tron đề tài. Đối với cơ quan tiến hành tố tụng ngoài việc thực hiện tốt vai trò chức năng của mình theo quy định của pháp luật tố tụng về xây dựng HSVA mà còn phải kết hợp với các cơ quan chức năng khác tham gia vào việc tuyên truyền đấu tranh phong chống tội phạm xã hội nói chung. Đối với thủ trưởng, phó thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện trưởng, phó viện trưởng VKS, kiểm sát viên, Chánh án, Phó chánh án Toà án, thẩm phán, Thư ký toà án tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn, nắm chắc kiến thức pháp luật và hiểu biết kiến thức xã hội để đảm bảo cho quá trình xây dựng HSVA được nhanh chóng đúng pháp luật góp phần vào việc đấu tranh phòng chống tội phạm hình sự. Danh mục tài liệu tham khảo Bộ luật hình sự của nước cộng hoà XHCN Việt Nam 1999 Bộ luật tố tụng hình sự của nước cộng hoà XHCNVN 2004 Giáo trình Luật hình sự - Đại học luật Hà Nội – NXB BCA Giáo trình Luật tố tụng hình sự - Đại học luật Hà Nội – NXB BCA Sổ tay thẩm phán – Toà án nhân dân tối cao Hồ sơ vụ án Hà Văn Hoà phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và phạm tội trộm cắp tài sản. Hồ sơ vụ án Chu Văn Ba phạm tội vi phạm về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Hồ sơ vụ án Nguyễn Chí Thành phạm tội trộm cắp tài sản. Danh mục chữ viết tắt trong bài BLHS: Bộ luật hình sự của nước cộng hoà XHCN Việt Nam 1999 BLTTHS: Bộ luật tố tụng hình sự của nước cộng hoà XHCNVN 2004 HSVA: Hồ sơ vụ án KTVA: Khởi tố vụ án KTBC: Khởi tố bị can VKS: Viện kiểm sát nhân dân TA: Toà án Mục lục Trang Phần 1: Hồ sơ vụ án Phần 2: Hồ sơ vụ án nơi thực tập 2 2.1 Hồ sơ vụ án Hà Văn Hoà phạm tội lừa đảo chiếm đoạt 3 tài sản và phạm tội trộm cắp tài sản. 2.2 Hồ sơ vụ án Chu Văn Ba phạm tội vi phạm về điều khiển 4 phương tiện giao thông đượng bộ. 2.3 Hồ sơ vụ án Nguyễn Chí Thành phạm tội trộm cắp tài sản. 6 Phần 3: Những vấn đề về hồ sơ vụ án nơi thực tập 9 3.1 Việc lập hồ sơ và thụ lý hồ sơ 9 3.2 Việc củng cố hồ sơ 10 3.3 Việc giao nhận hô sơ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng 12 3.4 Trường hợp trả hồ sơ điều tra bổ sung 14 3.5 Những tài liệu cẩn phải có trong hồ sơ, tính hợp pháp và 15 tính có căn cư của tài liệu đó 3.6 Cách phân loại và sắp xếp những tài liệu có trong hồ sơ vụ án 18 Phần 4: Nhận xét và đánh giá về thực trạng hồ sơ vụ án 21 nơi thực tâp Danh mục 24

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng hồ sơ vụ án hình sự được lập bởi các cơ quan tiến hành tố tụng huyện Ba Vì tỉnh Hà Tây.doc
Luận văn liên quan