Thực trạng hoạt động đầu tư và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần thiết bị thực phẩm

Chúng ta không thể phủ nhân vai trò của cơ chế thị trường và cạnh tranh. Cạnh tranh thúc đẩy nền kinh tế phát triển, phát huy được hết mọi tiềm năng của xã hội và của từng doanh nghiệp. Các doanh nghiệp tham gia thị trường đều phải chấp nhận cạnh tranh và phải tìm mọi cách giành được thắng lợi trong những cuộc cạnh tranh này. Tăng khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp xét cho cùng là nhằm để mở rộng thị trường, tăng doanh thu, là điều kiện để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển được. Do vậy, tăng khả năng cạnh tranh của được là một tất yếu mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện. Công ty cổ phần thiết bị thực phẩm tính từ lúc thành lập đã trải qua 15 năm phát triển. Công ty đã trải qua nhiều thời kỳ sóng gió và khó khăn của nền kinh tế thị trường. Nhưng nhờ có sự năng động, nhạy bén trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như những kinh nghiệm trong việc sản xuất mà công ty đã đứng vững và từng bước đi lên, lập cho mình một vị trí vững chắc trên thị trường. song để có thể tiếp tục phát triển, giành thắng lợi trong cạnh tranh, công ty cổ phần thiết bị thực phẩm cần phải sử dụng các lợi thế cạnh tranh của mình một cách có hiệu quả nhất. Chuyên đề tốt nghiệp “Thực trạng hoạt động đầu tư và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Cổ Phần Thiết Bị Thực Phẩm.” Là kết quả của một quá trình nghiên cứu và vận dụng lý luận vào tìm hiểu thực trạng cạnh tranh của Công ty Cổ Phần và Thiết Bị Thực Phẩm trên thị trường. Hi vọng các giải pháp tôi đóng góp sẽ có ích trong việc đưa ra chiến lược cạnh tranh của công ty trong thời gian tới.

doc43 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2083 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng hoạt động đầu tư và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần thiết bị thực phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
á trình thực hiện các phương án sản xuất, các phòng ban luôn có sự chỉ đạo sát sao và kịp thời của ban lãnh đạo. Bên cạnh việc đôn đốc, nhắc nhở, công ty cũng luôn có chế độ khen thưởng và đãi ngộ hợp lý với các thành viên tích cực, hăng hái sản xuất. Nhờ có sự hoạt động nhịp nhàng, ăn khớp của bộ máy tổ chức quản lý mà công ty đã nhiều lần vượt qua được những khó khăn trong quá khứ và đang hướng tới một mục tiêu phát triển bền vững trong tương lai. Marketing và hệ thống phân phối sản phẩm. Là một công ty vừa hoạt động sản xuất vừa hoạt động kinh doanh, do đó việc tạo lập hệ thống marketing và phân phối là hết sức cần thiết. Chính hệ thông này sẽ giúp cho sản phẩm của doanh nghiệp có sức cạnh tranh hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Điều này giúp doanh nghiệp giải phóng được lượng hàng tồn đọng và giải quyết nhanh chu kỳ quay vòng vốn. Để thực hiện việc tiêu thụ sản phẩm, công ty đã tạo lập hệ thống phân phối rộng khắp thông qua các đại lý, các văn phòng đại diện trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, trong đó có một số khu vực tiêu thụ chính ở miền Bắc và miền Trung. Các văn phòng đại diện này có nhiệm vụ hỗ trợ các phòng chức năng quan hệ, giao dịch với một số đối tượng khách hàng, bạn hàng, các nhà cung cấp, cũng như các cơ quan, ban ngành có liên quan đến hoạt động của công ty. Hỗ trợ phòng kinh doanh, phòng tài chính công ty thu hồi công nợ, thanh quyết toán, thanh lý một số hợp đồng bán sản phẩm, dịch vụ, mua vật tư, hàng hóa. Quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản, trang thiết bị của văn phòng, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, chứng từ có liên quan đến các hoạt động của văn phòng đại diện và của công ty. Hỗ trợ phát triển thương hiệu FSEC, giao dịch quan hệ khách hàng tiêm năng để cung cấp thông tin cho công ty. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu, đề nghị từ các cá nhân, đơn vị tại công ty, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ qui định tại qui chế này và nhu cầu sản xuất của công ty. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển và lớn mạnh theo từng giai đoạn của mình mà công ty cần mở rộng hơn nữa các chi nhánh của mình tới các tỉnh, thành phố trên cả nước, chú ý tới các thành phố đang có tốc độ phát triển nhanh. 2. Thực trạng hoạt động đầu tư nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Cổ Phần Thiết Bị Thực Phẩm. 2.1 Vốn và cơ cấu nguồn vốn của công ty. Công ty Công ty Cổ Phần và Thiết Bị Thực Phẩm là một công ty cổ phần, nên nguồn vốn của công ty chủ yếu là vốn góp của các cổ đông và vốn đi vay. Xác định được tầm quan trọng của vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh và cả vốn cho hoạt động đầu tư phát triển nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty, công ty luôn có kế hoạch huy động và sử dụng vốn một cách có hiệu quả, hạn chế mức tối đa sự lãng phí, thất thoát vốn.. Tổng tài sản của công ty tính đến thời điểm 31/12/2009 là 253.381 triệu đồng, trong đó vốn chủ sở hữu của công ty là 27.258 triệu đồng, vốn đầu tư của chủ sở hữu là 23.004 triệu đồng, chiếm khoảng 10% trong tổng nguồn vốn của công ty. 90% nguồn vốn còn lại là từ nguồn vốn vay của các ngân hàng và chiếm dụng của các đối tác. Trong các năm 2008 và 2009, công ty đã có kế hoạch tăng vốn điều lệ bổ sung nguồn vốn kinh doanh, nhưng chỉ mới tăng lên được 23.004 triệu đồng. Nguồn vốn để tăng thêm thực chất chỉ là nợ phải trả các cổ đông chuyển sang thành vốn góp. Để thấy rõ hơn về tình hình nguồn vốn cũng như tài sản của công ty, ta theo dõi qua bảng sau: Bảng 1: Cơ cấu tài sản của công ty Cổ Phần Thiết Bị Thực Phẩm Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tổng cộng tài sản/nguồn vốn 187.781 204.748 253.382 A. Tài sản ngắn hạn 129.506 148.619 201.082 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 477 565 5.883 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn III. Các khoản phải thu ngắn hạn 36.875 37.348 39.631 1. Phải thu khách hàng 35.058 36.896 35.795 2. Trả trước cho người bán 1.260 258 4.524 3. Phải thu nội bộ 4. Phải thu theo tiến độ xây dựng 5. Các khoản phải thu khác 6. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (698) (1.165) IV. Hàng tồn kho 88.737 109.766 153.231 V. Tài sản ngắn hạn khác 3.417 939 2.337 B. Tài sản dài hạn I. các khoản phải thu dài hạn II. Tài sản cố định 50.508 45.953 43.352 1. TSCĐ hữu hình 50.802 45.953 43.352 - Nguyên giá 94.647 95.570 97.658 - Giá trị hao mòn lũy kế (44.027) (52.293) (61.391) 2. Chi phí xây dựng dở dang 181 2.675 7.175 III. Bất động sản đầu tư IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 7.270 7.270 7.270 - Công ty TNHH Bạch Đằng 1.200 1.200 1.200 - Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Vạn Điểm 6.070 6.070 6.070 V. Tài sản dài hạn khác 203 2.907 1.677 2.2 Nội dung đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. Để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty, công ty luôn chú trọng đầu tư có trọng điểm các vấn đến mang tính cốt lõi nhất. Những yếu tố đó là những yếu tố quyết định tới sự phát triển và thành bại của một công ty. Trong những năm qua, công ty luôn nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động đầu tư phát triển, nó không chỉ đem lại cho công ty năng lực sản xuất mới, làm cho doanh thu và lợi nhuận của công ty không ngừng tăng lên, mà còn làm tăng khả năng cạnh tranh của công ty so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Do đó công ty đã coi việc đầu tư phát triển doanh nghiệp là hoạt động đầu tư nhằm làm tăng khả năng cạnh tranh của công ty. Dưới đây là một số lĩnh vực chủ yếu công ty chú trọng đầu tư nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. 2.2.1 Đầu tư tài sản cố định. Nội dung đầu tư vào tài sản cố định của công ty là tiếp tục công tác đầu tư để hoàn thiện và đồng bộ hệ thống máy móc thiết bị sản xuất các sản phẩm (thiết bị nghiền và trộn bột chữa cháy, thiết bị nạp khí CO2), tiến hành sửa chữa lớn các máy móc thiết bị hiện tại (hệ thống máy CNC), tiến hành công tác bảo dưỡng định kỳ máy móc thiết bị, bổ sung một số máy móc thiết bị có nguy cơ hỏng hóc (máy phun bi, máy hàn) để đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục và đảm bảo an toàn lao động. Chi cho hoạt động này của công ty trong 3 năm từ năm 2007 đến 2009 như sau: Bảng 2: Chi tài sản cố định của công ty cổ phần thiết bị thực phẩm Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 2009 với 2008 Đầu tư xây dựng cơ bản 13.046 2.676 1.997 74,6% Chi phí xây dựng dở dang 181 2.675 7.175 268,2% Khấu hao tài sản cố định 7.349 9.422 9.089 96,45% Bảo dưỡng và sửa chữa tài sản 152 167,5 184,6 110,2% Nguồn: báo cáo của hội đồng quản trị 2.2.2 Đầu tư bổ sung hàng tồn trữ. Đối với bất kì một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào việc đầu tư vào sản phẩm và việc bổ sung hàng tồn trữ liên quan rất nhiều tới quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với công ty Cổ Phần Thiết Bị Thực Phẩm thì đầu tư vào hàng tồn trữ cũng liên quan tới những rủi ro mà công ty có thể gặp phải, nhất là khi công ty nhập khẩu hàng hóa (thép nguyên liệu) từ nước ngoài trong tình trạng nền kinh tế có nhiều diễn biến phức tạp như hiện nay, tỷ giá ngoại tệ cũng không ngừng biến đổi. Khi tiến hành đầu tư vào hàng tồn trữ, doanh nghiệp có thể tránh được sự tăng giá bất ngờ của các thiết bị. Tuy nhiên, nếu giá hàng hóa giảm thì doanh nghiệp cũng phải chịu một khoản lỗ nào đó. Chính vì thế, để tiến hành đầu tư bổ sung hàng tồn trữ, doanh nghiệp luôn phải có định hướng, có kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn, từng thời kỳ . Bảng 3: Tình hình đầu tư bổ sung hàng tồn trữ qua các năm của công ty Đơn vị: Triệu đồng Năm Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Đầu tư hàng tồn trữ 12.413 15.492 18000 Tốc độ tăng liên hoàn(%) - 24,8 16.19 Tổng vốn đầu tư 16.565 18.254 23.135 Tỷ trọng so với tổng vốn(%) 74,93 84,87 77,8 2.2.3 Đầu tư nghiên cứu triển khai khoa học và công nghệ. Công ty đang nghiên cứu và phát triển công nghệ sản xuất bột BC/ABC, hoàn thiện và đưa dây chuyền sản xuất bột cứu hỏa và nạp khí CO2 vào khai thác. Việc này sẽ giúp công ty chủ động nguồn nguyên liệu và tăng sức cạnh tranh trên thị trường đối với sản phẩm bình cứu hỏa và bình chứa không hàn. Bên cạnh đó, công ty còn tập trung nghiên cứu, khảo sát thị trường, xác lập phương án sản xuất sản phẩm mới, có định hướng đầu tư chuyển đổi sản phẩm bình gas bằng kim loại sang bình chứa gas, chứa khí bằng vật liệu phi kim loại đang có xu hướng phát triển. Bảng 4: Tình hình đầu tư nghiên cứu triển khai khoa học công nghệ Đơn vị: Triệu đồng Năm Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Đầu tư nghiên cứu triển khai khoa hoc và công nghệ 235 286 389 Tốc độ tăng liên hoàn (%) - 21,7 36,01 Tổng vốn đầu tư 16.565 18.254 23.135 Tỷ trọng trên vốn đầu tư(%) 1,42 1,57 1,68 2.2.4 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Trong một doanh nghiệp thì nguồn nhân lực có vai trò đặc biệt quan trọng. Do đó phát triển nguồn nhân lực sẽ góp phần giúp cho công ty giành thắng lợi trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, trong cạnh tranh và trong quá trình quản lí doanh nghiệp. Vì thế việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ là một hoạt động thường xuyên của công ty. Công ty luôn khuyến khích mỗi cán bộ tự học, tự trau dồi kiến thức chuyên môn, phẩm chất đạo đức để đứng vững trong sự biến đổi của cơ chế thị trường. Mặt khác xuất phát từ nhu cầu phát triển khoa học công nghệ, trình độ của đội ngũ nhân viên cũng cần được nâng cao hơn để có thể tiếp cận được với những tiến bộ về kỹ thuật, nâng cao hơn nữa chất lượng trong công việc. Chính vì lí do đó mà đầu tư phát triển nguồn nhân lực cũng là một vấn đề đáng quan tâm trong các nội dung đầu tư của Công ty. Năm 2008, công ty đã chi 96,322 triệu đồng cho việc đào tào, tăng 16% so với năm 2007. Với quá trình đầu tư này chất lượng cán bộ công nhân viên của công ty tăng dần qua các năm. Bảng 5: Chất lượng cán bộ nhân viên Đơnvị: người Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1. Tổng số cán bộ, công nhân viên 186 205 261 221 250 2. Tổng số cán bộ 22 25 27 27 29 3. Tỷ lệ CB có trình độ đại học, cao đẳng (%) 86 92 93 93 95 4. Số lượng CB có trình độ trên đại học 9 11 13 13 14 2.2.5 Đầu tư cho hoạt động maketing. Việc quảng bá cho những sản phẩm của công ty có thể thực hiện qua các hình thức khác nhau như truyền hình, qua website, áp phích quảng cáo, kết hợp với các hoạt động khuyến mãi, ưu đãi với các đối tượng đặc biệt Cân nhắc sử dụng biện pháp phù hợp nhất để tạo ra hình ảnh tổt nhất của công trong con mắt khách hàng. Sự đảm bảo cung cấp đủ số lượng và chất lượng các sản phẩm sẽ tạo uy tín về dịch vụ cung ứng, kỹ thuật công nghệ, văn hoá kinh doanh đối với khách hàng. Ngoài ra công ty còn thực hiện các biện pháp Marketing trực tiếp như: điện thoại hoặc gửi thư trực tiếp đến khách hàng, tổ chức các buổi hội nghị khách hàng và gửi giấy mời tham dự tới từng khách hàng Lợi thế của việc này là tăng cơ hội giao tiếp giữa công ty và khách hàng, giúp công ty có thể có được thông tin của khách hàng một cách nhanh chóng và kịp thời nhất, để có cơ hội cung ứng những sản phẩm dịch vụ mới, giảm được tương đối các loại chi phí quảng cao đồng thời duy trì các khách hàng hiện tại và phát triển thêm các khách hàng mới tiềm năng. Bảng 6: Chi đầu tư hoạt động Marketing của công ty cổ phần thiết bị thực phẩm. Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chi phí tuyên truyền, tiếp thị 18,6 20,5 22,9 Chi phí Marketing cho dịch vụ 8,7 13,8 21,8 Tổng 27,3 34,3 43,09 3. Đánh giá hoạt động đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty Cổ Phần Thiết Bị Thực Phẩm 3.1 Các kết quả đã đạt được. Chính nhờ hoạt động đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh có mục đích, có chiến lược cụ thể của công ty mà trong những năm qua công ty đã cải thiện được rất nhiều mặt, nhiều lĩnh vực, các thành tựu đó là một trong những nhân tố quan trọng giúp công ty ngày một kinh doanh đạt hiệu quả cao. Sản lượng bình gas sản xuất mới năm 2009 đạt 514.168 CG12 kg qui đổi. Sản lượng bình gas sản xuất mới năm 2009 bằng sản lượng cả hai năm 2007 và 2008 cộng lại (năm 2007 đạt 369.390 bình qui đổi, năm 2008 đạt 144.412 bình qui đổi). Sản lượng năm 2009 vượt 154.168 bình so với kế hoạch, bằng 143% kế hoạch đề ra (kế hoạch đề ra năm 2009 là 360.000 CG12kg qui đổi). Sản lượng bình gas năm 2009 đạt mức kỉ lục từ trước đến nay, sản lượng bình quân theo tháng đạt mức 42.847 bình, sản lượng tháng cao nhất đã lên tới xấp xỉ 80.000 bình. Sản lượng bình gas phục hồi thực hiện năm 2009 đạt 136.316 bình 12kg qui đổi. Sản lượng bình gas phục hồi năm 2009 thực hiện chỉ bằng 74% so với năm 2008 và bằng 76% kế hoạch năm 2009 ( năm 2008, thực hiện 183.768 bình phục hồi qui đổi, kế hoạch năm 2009 là 180.000 bình phục hồi). Sản lượng bình gas phục hồi giảm, không tăng xuất phát từ 2 nguyên nhân: (1) hầu hết các hãng gas hiện nay đã tự thực hiện đầu tư xây dựng xưởng sơn, sửa phục hồi bình gas; (2) trong năm 2009, công ty tập trung cao độ mọi nguồn lực cho sản xuất bình gas mới nên đã chủ động giảm sản lượng bình gas phục hồi. Tuy sản lượng bình gas phục hồi năm 2009 giảm so với năm 2008 nhưng doanh thu bình gas phục hồi vẫn đạt mức 171.331 triệu đồng, trong đó, doanh thu từ CG12kg là 162.336 triệu đồng, từ BG45kg là 4.173 triệu đồng, từ phục hồi bình gas là 4.823 triệu đồng. Doanh thu từ bình gas và phục hồi bình gas chiếm 53% tổng doanh thu toàn công ty và tăng cao so với doanh thu từ bình gas phục hồi năm 2008 ( doanh thu tiêu thụ bình gas năm 2008 đạt 50.055 triệu đồng). Sở dĩ có sự trái ngược trên là do giá cả có sự biến động qua các năm. Ta có đơn giá bình quân biến động qua các năm theo bảng: Diễn biến giá bán qua các năm Năm Đồng/CG12kg Đồng/BG45kg 2007 310.358 854.780 2008 346.132 958.114 2009 323.463 1.017.805 Tổng doanh thu năm 2009 đạt mức kỉ lục từ trước tới nay là 320.417 triệu đồng, tăng 82.658 triệu đồng, bằng 135% so với năm 2008 ( năm 2008 đạt 237.732 triệu đồng). Tổng doanh thu năm 2009 vượt 35.138 triệu đồng và bằng 115% so với kế hoạch năm 2009 đề ra ( 285.000 triệu đồng). Sản lượng bình chữa cháy và bình chứa khí không hàn đạt 8.442 bình, bằng 19% so với năm 2008 và bằng 14% so với kế hoạch (năm 2008, sản lượng đạt tổng cộng 44.565 bình, trong đó bình bột chữa cháy các loại đạt 42.758 bình và bình chứa không hàn đạt 1.798). Doanh thu từ bán thiết bị phòng cháy chữa cháy năm 2009 đạt 1.603 triệu đồng. Doanh thu từ kinh doanh thép thương mại đạt 148.929 triệu đồng, bằng 92% so với năm 2008 ( năm 2008 là 161.673 triệu đồng, năm 2007 là 80.450 triệu đồng). Doanh thu từ kinh doanh thép năm 2009 chiếm 46,5% tổng doanh thu toàn công ty. Giá vốn hàng bán năm 2009 ở mức 301.274 triệu đồng. Lợi nhuận gộp về bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ năm 2009 đạt mức 19.143 triệu đồng. Lợi nhuận gộp bằng 6.35% so với giá vốn hàng bán. Chi phí hoạt động tài chính năm 2009 ở mức 9.774 triệu đồng. Chi phí hoạt động tài chính chiếm đến 3,5% trong cơ cấu giá thành sản phẩm. Trong chi phí hoạt động tài chính thì chi phí lãi vay là 8.717 triệu đồng, chiếm 90% chi phí hoạt động tài chính và chiếm 2,3% trong cơ cấu giá thành sản phẩm. Chi phí hoạt động tài chính vượt chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cộng lại. Nếu trừ doanh thu kinh doanh thép thương mại, chi phí tài chính chiếm 5,7% doanh thu. Tuy nhiên chi phí hoạt động tài chính năm 2009 chỉ bằng 58% so với năm 2008. Chi phí bán hàng năm 2009 ở mức 3.922 triệu đồng. Chi phí bán hàng bằng 1,22% với doanh thu bán hàng. Nếu trừ doanh thu thép thương mại, chi phí bán hàng bằng 2,29% doanh thu, tương đương với mức năm 2008. ( chi phí bán hàng năm 2008 là 1.519 triệu đồng, bằng 0,64% so với doanh thu bán hàng 234.928 triệu đồng. Nếu trừ doanh thu thép thương mại là 161.673 triệu đồng thì chi phí bán hàng chỉ chiếm 2% doanh thu). Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2009 ở mức 5.583 triệu đồng. Chi phí bán hàng bằng 1,74% tổng doanh thu bán hàng. Nếu trừ doanh thu thép thương mại, chi phí quản lý doanh nghiệp bằng 3,26%. So với năm 2008, chi phí bán hàng đã tăng thêm 856 triệu đồng, tuy nhiên vẫn thấp hơn năm 2007. Nếu tính về số tương đối, chi phí quản lý doanh nghiệp đã giảm đi rất nhiều. (năm 2008, chi phí bán hàng ở mức 4.728 triệu đồng, chiếm 2% tổng doanh thu bán hàng (234.928 triệu đồng). Nếu trừ doanh thu thép thương mại, chi phí quản lý doanh nghiệp bằng 6,3% doanh thu. Năm 2007, chi phí quản lý doanh nghiệp ở mức 5.910 triệu đồng. 3.2 Những nét nổi bật của kết quả hoạt động trong năm ( lợi nhuận, tình hình tài chính của công ty tại thời điểm cuối năm) và so với kế hoạch năm đặt ra: Năm 2009, mặc dù vần gặp nhiều khó khăn do tác động của cuộc khủng hoảng tiền tệ từ năm 2008 chuyển qua, tuy nhiên, với chính sách hỗ trợ lãi suất của Nhà Nước cùng với sự nỗ lực của các thành viên trong toàn công ty, nỗ lực của người lao động trong công tác sản xuất, kinh doanh, sự tin tưởng của toàn thề người lao động vào các hoạch định, các chiến lược đề ra, công ty không những đạt mà còn vượt mức cao các chỉ tiêu cơ bản được Đại hội cổ đông thường niên năm 2009 thông qua, cụ thể là: Duy trì hoạt động bình thường tại công ty, đảm bảo việc làm thường xuyên và thu nhập ổn định cho người lao động, đặc biệt là lực lượng lao động chủ chốt. Thực tế, công ty không những duy trì việc làm ổn định cho những lao động cũ mà công ty còn tạo thêm việc làm cho thêm 33 lao động mới. Tính đến cuối năm 2009, số lượng người lao động tại công ty là 250 người, tăng 33 người so với đầu năm 2009 (217 lao động). Công ty vẫn đảm bảo mức thu nhập thường xuyên cho lực lượng lao động. Mức thu nhập bình quân đầu người thực hiện trong năm đã tăng cao so với các năm trước đó và so với kế hoạch năm đề ra. Tổng quỹ lương năm 2009 đạt 9.387 triệu đồng, tăng 185% so với năm 2008 (năm 2008 đạt 5.085 triệu đồng). Thu nhập bình quân của người lao động trong năm 2009 đạt 3.431.196 đồng/người/tháng, tăng 188% so với năm 2008(thu nhập bình quân đầu người năm 2008 là 1.826.817 đồng/người/tháng, năm 2007 là 2.136.819 đồng/người/tháng). và tăng 1,7 lần so với kế hoạch đặt ra năm 2009.(kế hoạch năm 2009 là 2.500.000 đồng/người/tháng. Đảm bảo khả năng cân đối thu chi, đảm bảo tình hình tài chính lành mạnh, không để các khoản nợ quá hạn đối với các ngân hàng và các cơ quan chức năng (cơ quan thuế, bảo hiểm xã hội). Năm 2009, công ty đã trả nợ gốc và lãi vay dài hạn trong quá trình đầu tư với tổng số tiền là 10.439 triệu đồng, tặng 1.103 triệu đồng, bằng 112% so với năm 2008. (trả nợ gốc và lãi vay dài hạn trong quá trình đầu tư năm 2008 là 9.422 triệu đồng, năm 2007 là 11.080 triệu đồng). Tổng số gốc và lãi vay dài hạn trả từ năm 2007 đến năm 2009 là 30.941 triệu đồng. Trả nợ đầy đủ các khoản vốn vay dài hạn đối với các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Thực tế, công ty vẫn đảm bảo khả năng cân đối thu chi, đã trả đầy đủ và đúng hạn các khoản vay ngắn hạn, lãi phát sinh đối với các tổ chức tín dụng; trả đầy đủ và đúng hạn các khoản nợ phải trả cho nhà cung cấp; kê khai, nộp đầy đủ và đúng hạn các khoản thuế phải nộp cho các cơ quan nhà nước với tổng số tiền thuế thực nộp năm 2009 là 7.175 triệu đồng vượt 1.782 triệu đồng, bằng 133% so với năm 2008 (năm 2008 nộp 5.394 triệu đồng, năm 2007 nộp 11.425 triệu đồng); trích, kê khai, nộp đầy đủ và đúng hạn bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho các cơ quan bảo hiểm xã hội. Đảm bảo nguồn khấu hao và lợi nhuận sau thuế đủ để trả các khoản vay dài hạn và lãi phát sinh trong quá trình đầu tư, đảm bảo không để lỗ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả năm 2009, khấu hao tài sản cố định đã trích và lợi nhuận sau thuế đạt 13.147 triệu đồng, trong đó khấu hao tài sản cố định là 9.098 triệu đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 4.049 triệu đồng, vượt 2.708 triệu đồng so với khoản vay dài hạn và lãi phát sinh trong quá trình đầu tư trả trong năm. Thu nhập ròng năm 2008 đạt 9.459 triệu đồng, trong đó khấu hao tài sản đạt 9.422 triệu đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 37 triệu đồng. Thu nhập ròng năm 2008 đạt 10.386 triệu đồng, trong đó khấu hao tài sản đạt 7.349 triệu đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 3.037 triệu đồng. Bảng 7: Khấu hao, lợi nhuận sau thuế và thu nhập ròng qua các năm Đơn vị: triệu đồng Năm Khấu hao tài sản cố định Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp Thu nhập ròng 2007 7.349 3.037 10.386 2008 9.422 37 9.459 2009 9.098 4.049 13.147 Cộng 25.869 7.123 32.992 Phát hành thành công cổ phiếu ra công chúng để tăng vốn điều lệ lên 48 tỉ đồng theo nghị quyết của Đại hội cổ đông thường niên năm 2008 và 2009 để nâng cao năng lực tài chính của công ty. Thực tế trong các năm 2008 và 2009, công ty đã làm các thủ tục cấp thiết để xin phép ủy ban Chứng Khoán Nhà Nước chấp thuận cho phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ từ 12 tỉ đồng lên 48 tỉ đồng. Tuy nhiên, trong năm 2009, ủy ban Chứng Khoán Nhà Nước mới chỉ 2 lần cho phép và ngay sau đó công ty đã thực hiện phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ lên 23.004.550.000 đồng. Lần thứ nhất, phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2005 và 2006 cho các cổ đông, tăng vốn điều lệ lên 17.777.860.000 đồng. Lần thứ hai, phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông, tăng vốn điều lệ từ 17.777.860.000 lên 23.004.550.000 đồng. Dự kiến trong năm 2010 công ty sẽ tiếp tục làm các thủ tục cần thiết để tăng vốn điều lệ lên 48 tỉ đồng theo nghị quyết của Đại hội cổ đông thường niên năm 2008 và 2009 thông qua. 3.3 Những thay đổi chủ yếu trong năm (những khoản đầu tư lớn, những thay đổi chiến lược kinh doanh, sản phẩm, thị trường mới) Chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2009 công ty đã đặt ra và được đại hội cổ đông thông qua từ đầu năm, không có sự thay đổi lớn so với các năm trước đó. Công ty vẫn lên kế hoạch tập trung cho sản xuất vỏ bình gas; phục hồi bình gas; sản xuất thiết bị phòng cháy chữa cháy; sản xuất bình chứa bia và kinh doanh thương mại ( kinh doanh thép). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện kế hoạch, nhu cầu về vỏ bình gas tăng mạnh, công ty đã chuyển hướng, tập trung cao độ máy móc thiết bị, nhân lực và nguồn lực tài chính cho sản xuất bình gas để tranh thủ cơ hội thị trường, do đó sản lượng vỏ bình gas sản xuất năm 2009 đã có sự tăng trưởng đột biến, cao nhất từ trước đến nay, đạt mức 514.168 bình gas 12kg qui đổi. Sản lượng vỏ bình gas bình quân vướt mức 40.000 bình 12kg qui đổi mỗi tháng, có tháng sản lượng vỏ bình gas đạt mức xấp xỉ 80.000 bình 12kg qui đổi, có thời điểm công ty phải bố trí sản xuất 3 ca/ngày, liên tục trong 7 ngày/tuần mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Sản lượng vỏ bình gas sản xuất năm 2009 đã bằng cả 2 năm 2007 và 2008 cộng lại, sản lượng vỏ bình gas sản xuất năm 2009 vượt 154.168 bình, bằng 143% so với kế hoạch năm 2009. Do có sự điều chỉnh trong chiến lược kinh doanh, do tập trung nguồn lực cho sản xuất vỏ bình gas, công ty đã chủ động giảm sản lượng phục hồi bình gas, giảm sản lượng thiết bị phòng cháy chữa cháy và dừng hẳn việc sản xuất bình chứa bia. Thực tế sản lượng các sản phẩm này đã giảm mạnh so với năm 2008 và so với kế hoạch năm. Cũng do việc điều chỉnh chiến lược và kế hoạch kinh doanh, năm 2009, công ty đã điều chuyển một số lượng lớn máy móc thiết bị, nhân lực và nguồn vốn dành cho sản xuất thiết bị phòng cháy chữa cháy, bình chứa bia sang phục vụ sản xuất vỏ bình gas mới. Công ty cũng đã đầu tư mua sắm mới và thay thế, cải tạo, sửa chữa một số máy móc thiết bị. Tổng mức đầu tư mua sắm mới máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, trang thiết bị văn phòng để nâng cao công suất, đáp ứng yêu cầu sản xuất bình gas là 2.383.035.669 đồng Về thị trường: năm 2009, nhìn chung không có sự thay đổi lớn về thị trường. Thị trường tiêu thụ sản phẩm vỏ bình gas vẫn chỉ là thị trường nội địa, chưa có sản phẩm xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Trong đó tập trung phần lớn tại thị trường miền Bắc và miền Trung. Công ty vẫn duy trì quan hệ tốt với các khách hàng truyền thống và là những khách hàng lớn, có tiềm năng phát triển, có năng lực tài chính, có thương hiệu tốt được nhiều người biết đến như: TOTAL, ELF, SHELL, PETROVIETNAM, ALPHA PETRO, Gia đình gas, CD PETRO, Ngọn Lửa Thần, Thái Dương Gas, Thái Bình Dương Gas, Tân Thành Gas, Việt Pháp Gas...đồng thời đã mở rộng quan hệ với một số đối tác mới như: Gas Đất Việt, Sài Gòn Gas. Thị trường nguyên vật liệu đầu vào hầu như không có nhiều sự biến động, nguồn cung cấp nguyên vật liệu chính để sản xuất vỏ bình gas như thép, van, sơn không có sự thay đổi. Công ty vẫn duy trì nguồn cung cấp thép sản xuất vỏ bình gas từ các công ty lớn của Nhật Bản (JFE, Nippon Steel) và Trung Quốc (Baosteel). Công ty vẫn duy trì quan hệ với các đối tác cung cấp van truyền thống, lâu dài như: SVM, SCG và TPA và vẫn duy trì quan hệ tốt với các đối tác cung cấp sơn truyền thống như: Đại Phú, Tân Nam Phát. Nhìn chung, các đối tác vẫn tin tưởng vào công ty và duy trì mối quan hệ tốt, cùng chia sẻ với công ty và vượt qua những thời kì khó khăn trong thời gian vừa qua. Bên cạnh đó công ty còn có những cải tiến về cơ cấu tổ chức, chính sách, quản lý: Trong năm Công ty đã có một số thay đổi về cơ cấu tổ chức bộ máy, cụ thể Công ty đã điều chỉnh thu gọn bộ máy quản lý cho phù hợp với tình hình mới: Công ty đã giải thể 2 chi nhánh tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh để thành lập mới 2 văn phòng đại diện tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; Công ty đã thành lập ban quản lý dự án Sao Biển để thực hiện dự án đầu tư khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng Sao Biển tại tỉnh Quảng Bình; Công ty đã sáp nhập Ban Kỹ thuật, Ban Định mức và Ban An toàn sản xuất để thành lập Phòng Kỹ thuật An toàn; đã sáp nhập các ban thuộc khu vực sản xuất để thành lập các Xưởng Sản xuất và Xưởng Cơ khí. Ta có thể thấy kết quả chung về hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong giai doạn 2006- 2009 như sau: Bảng 8: Tổng kết hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần thiết bị thực phẩm. Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1. Doanh thu hoạt động tài chính 440 430 268 473 2. Lợi nhuận gộp 17.840 24.260 21.512 19.143 3. Chi phí tài chính 12.023 10.940 16.769 9.774 4. Chi phí bán hàng 1.802 2.415 1.519 3.922 5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 3.123 5.797 4.728 5.583 6. Lợi nhuận từ SXKD 1.331 5.540 1.235 336 7. Lợi nhuận khác 151 1.277 4.572 8. Tổng lợi nhuận trước thuế 1.181 3.531 42 4.908 9. Tổng lợi nhuận sau thuế 1.015 3.307 37 4.049 3.4. Những hạn chế Hạn chế về huy động vốn đầu tư: hiện nay, khả năng tài chính của công ty còn rất hạn hẹp, không phù hợp với qui mô và tiềm năng, khả năng phát triển của công ty. Hiện công ty phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn của ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Tổng tài sản của công ty tính đến thời điểm 31/12/2009 là 253.381 triệu đồng, trong đó vốn chủ sở hữu của công ty là 27.258 triệu đồng, vốn đầu tư của chủ sở hữu là 23.004 triệu đồng, chiếm khoảng 10% trong tổng nguồn vốn của công ty. 90% nguồn vốn còn lại là từ nguồn vốn vay của các ngân hàng và chiếm dụng của các đối tác. Trong các năm 2008 và 2009, công ty đã có kế hoạch tăng vốn điều lệ bổ sung nguồn vốn kinh doanh, nhưng chỉ mới tăng lên được 23.004 triệu đồng. Nguồn vốn để tăng thêm thực chất chỉ là nợ phải trả các cổ đông chuyển sang thành vốn góp. Trong năm 2009 và dự kiến trong năm 2010, công ty lại tiếp tục dành vốn để đầu tư phát triển Dự án Sao Biển tại Quảng Bình, đầu tư vào Công ty cổ phần Năng Lượng Đất Việt, như vậy sẽ càng làm gia tăng áp lực tài chính. Trong tương lai, công ty cần có kế hoạch huy động nguồn vốn hợp lí, giảm dần tỷ trọng nguồn vốn vay từ bên ngoài, bổ sung nguồn vốn tự có của công ty để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, cũng như hoạt động đầu tư nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Những hạn chế phân bổ nguồn vốn đầu tư chưa hợp lí: Mặc dù là doanh nghiệp chuyên về hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng xét về cơ cấu vốn đầu tư của doanh nghiệp còn có nhiều bất cập như: Mặc dù vốn đầu tư cho hoạt động maketing có tăng qua từng năm, nhưng tỷ lệ vốn đầu tư so với tổng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp còn chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn. Năm 2009, số vốn đầu tư chi cho hoạt động này là 43,09 triệu đồng chỉ chiếm 1,06% .Điều này ảnh hưởng tới khả năng giới thiệu và cung ứng sản phẩm tới khách hàng vì số khách hàng biết đến sản phẩm của công ty còn rất hạn chế. Hạn chế về hệ thống máy móc thiết bị. Hiện tại, một hệ thống máy móc thiết bị của công ty đã có dấu hiệu hư hỏng, cần được sửa chữa, khắc phục (máy tiện, máy phay, máy dập sâu Trung Quốc, xe nâng hàng). Một số thiết bị có nguy cơ hỏng hóc do dừng hoạt động lâu ngày hoặc không được bảo dưỡng thường xuyên, hoặc không đủ trình độ để sửa chữa (máy cắt dây, các máy hàn, máy dập thủy lực). Một số máy móc thiết bị đã hoạt động xấp xỉ 10 năm (hệ thống máy hàn) đòi hỏi phải được thay thế mới. Hạn chế về chất lượng đội ngũ nhân sự: Mặc dù công ty có đội ngũ lao động có trình độ cao, nhưng với nhu cầu phát triển mở rộng công ty thì đội ngũ lao động hiện nay còn thiếu rất nhiều. Đặc biệt là trong tình hình hiện nay, khi công ty đầu tư phát triển sản xuất và mua sắm một số máy móc trang thiết bị hiện đại mới, thì số lượng người lao động biết sử dụng còn hạn chế. Nhất là những thợ sửa chữa máy trong công ty thì gần như không có. Chỉ có một số lao động lành nghề biết sửa chữa nhưng chỉ sửa được một số hỏng hóc đơn giản và dừng lại ở việc bảo dưỡng. Vì lí do đó mà trong một số năm gần đây, công ty vẫn chưa phát huy được hết năng lực sản xuất, một số máy móc gặp sự cố phải nằm chờ vì không có người sửa. Ngoài ra, lực lượng lao động của công ty hiện tại có kinh nghiệm nhưng đôi khi ỷ lại có kinh nghiệm đã cắt xén công đoạn sản xuất làm theo lối mòn cũ, chưa hoặc khó điều chuyển cho phù hợp với quy trình sản xuất mới, từ đó làm giảm hoặc ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Tuy số lượng những người có hiện tượng này không nhiều nhưng cũng cần phải chỉnh đốn càng sớm càng tốt để nâng cao chất lượng sản phẩm và giữ uy tín với khách hàng. Chương II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ THỰC PHẨM 1. Phương hướng hoạt dộng và nhiệm vụ của công ty trong thời gian tới 1.1 Mục tiêu và nhiệm vụ trong thời gian tới. Qua việc nhận định tình hình thị trường, đánh giá những khó khăn, thuận lợi, thời cơ, cơ hội, công ty cần xác định mục tiêu rõ ràng trong ngắn hạn và dài hạn để có những định hướng và hành động đúng đắn. Công ty đã để ra những mục tiêu cơ bản năm 2010 như sau: - Duy trì hoạt động bình thường tại công ty, đảm bảo việc làm thường xuyên và thu nhập ổn định cho người lao động tại công ty, đặc biệt là lực lượng lao động chủ chốt. - Đảm bảo khả năng cân đối thu chi, đảm bảo tình hình tài chính lành mạnh, không để các khoản nợ quá hạn đối với các ngân hàng hay các cơ quan chức năng (thuế, Bảo hiểm xã hội). Trả nợ đầy đủ các khoản vốn vay dài hạn đối với ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. - Đảm bảo nguồn khấu hao đủ trả nợ các khoản vay dài hạn. Đảm bảo không để lỗ trong các hoạt động sản xuất kinh doanh. - Phát hành cổ phiếu ra công chúng để tăng vốn điều lệ lên 48 tỷ đồng theo nghị quyết của đại hội cổ đông thường niên năm 2008 và để nâng cao năng lực tài chính của công ty 1.2 Phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới. Đứng trước nhu cầu phát triển của thị trường và của toàn ngành, công ty đã đề ra phương hướng hoạt động riêng và cụ thể cho công ty trong thời gian tới như: tích cực hoạt động đầu tư nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty, mở rộng lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh, tiết kiệm chi phí sản xuất và sản xuất kinh doanh có hiệu quả, phấn đấu hoàn thành mọi chỉ tiêu kế hoạch đề ra, tổ chức mạng lưới hoạt động kinh doanh, sắp xếp và đổi mới sao cho phù hợp, không ngừng tăng cường và hoàn thiện công tác nghiên cứu khoa học của công ty, hoàn thiện công tác lập kế hoạch, đào tạo và nâng cao trình độ người lao động và tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuậtđáp ứng nhu cầu tiêu dùng của mọi khách hàng như hộ gia đình. Theo nhận định, thị trường bình gas mới năm 2010 sẽ tiếp tục tăng trưởng do nền kinh tế có dấu hiệu đã vượt qua khủng hoảng và đang trên đà phục hồi. Giá cả nguyên vật liệu đầu vào đã giảm đáng kể so với năm 2008 và dần đi vào ổn định. Năm 2009 hiệp hội gas được thành lập và có những tác động làm cho thị trường kinh doanh LPG dần trở nên lành mạnh. Chính Phủ cũng công bố nghị định số 107/2009/NĐ-CP về việc kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng đi vào hiệu lực làm tăng nhu cầu vỏ bình gas trên thị trường. Với những nhận định trên, công ty định hướng hoạt động năm 2010 như sau: - Duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh bình gas (bao gồm cả hoạt động phục hồi bình gas) với sản lượng kế hoạch tối thiểu là 600.000 bình gas 12kg qui đổi, bình quân 50.000 bình gas qui đổi mỗi tháng (tăng 17% so với năm 2009) Phấn đấu đạt mức 660.000 bình gas qui đổi, bình quân 55.000 bình gas qui đổi mỗi tháng (tăng 28% so với năm 2009) - Duy trì thị trường tiêu thụ và thị trường cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất bình gas. - Duy trì việc sản xuất, cung cấp thiết bị phòng cháy chữa cháy, bình chứa bia nếu thuận lợi. 1.2.1 Công ty cần tận dụng và phát huy thế mạnh của mình. Bản thân công ty đã trải qua cả một quá trình xây dựng phát triển lâu dài (từ năm 1995), điều này giúp công ty xây dựng được uy tín, có những mối quan hệ bền chắt với những khách hàng, đối tác và nhà cung ứng. Đây cũng là một trong những thế mạnh của công ty so với các công ty mới tham gia thị trường, bên cạnh đó lượng khách hàng mới được đánh giá là tiềm năng của công ty không ngừng gia tăng qua các năm, đây là kết quả rất đáng mừng, tuy nhiên lại đặt ra yêu cầu cho công ty trong việc đề ra chiến lược giữ chân các khách hàng quen thuộc và phải không ngừng mở rộng thị trường để đáp ứng tốt nhu cầu của mọi khách hàng. Công ty đã và đang là đối tác chiến lược của Công Ty Cổ Phần Năng Lượng Đất Việt, nên kế hoạch sản lượng đã được xác định với tổng sản lượng lên đến 50% sản lượng kế hoạch năm. Đây có thể nói là lợi thế rất lớn mà không phải doanh nghiệp nào cũng có được. Với những mục tiêu đã đặt ra nhằm xây dựng thương hiệu, khẳng định vị thế và vị trí của công ty trong trời gian qua, công ty đã từng bước tạo cho riêng mình một hệ thống cơ sở hạ tầng đầy đủ, mặt bằng rộng rãi, hệ thống máy móc thiết bị bao gồm cả hệ thống kiểm tra chất lượng sản phẩm về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu sản xuất, được bảo dưỡng định kỳ, thường xuyên và được khách hàng, đặc biệt là các khách hàng lớn tin tưởng. Tổ chức bộ máy của công ty đã ổn định, hệ thống các văn bản quản lý nội bộ tương đối đầy đủ cùng với hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 đã và đang được duy trì có hiệu lực và hiệu quả, là công cụ hữu hiệu trong quản lý điều hành của công ty. Không những thế ban giám đốc luôn thực hiện quan điểm lãnh đạo với tình thần đồng lòng gắng sức, nhất trí cao trong tập thể, tích cực quan tâm cải thiện môi trường làm việc cho người lao động bên cạnh việc củng cố, tăng cường, giữ vững kỉ cương, bảo vệ an ninh, chính trị nội bộ, kỉ luật lao động trong công ty. Đội ngũ lao động lành nghề và có nhiều kinh nghiệm được tích lũy qua nhiều năm, đã chủ động và nắm bắt được qui trình công nghệ, đa phần là người địa phương, tâm huyết và vẫn tin tưởng, quyết tâm gắn bó lâu dài với công ty, sẵn sàng cùng công ty vượt qua khó khăn trước mắt. Với những tiến bộ về cơ sở hạ tầng và một đội ngũ nhân viên tốt đã tạo nên những lợi thế cho Công ty nâng cao khả năng cạnh tranh của mình so với các đối thủ. 1.2.2 Công ty cần nhận ra những khó khăn, thách thức và khắc phục điểm yếu. Bên cạnh những điểm mạnh của công ty cũng luôn tồn tại những mặt yếu của công ty, mà những vấn đề này đòi hỏi trong quá trình hoạt động muốn phát triển bền vững công ty cần có biện pháp khắc phục kịp thời: Công ty vẫn bị mất cân đối trong việc thu chi ngắn hạn. Thực tế trong các năm vừa qua, công ty đã sử dụng vốn ngắn hạn để đầu tư mua sắm tài sản cố định, tài sản dài hạn hoặc tham gia góp vốn vào các công ty khác. Sang đến năm 2010, công ty vẫn tiếp tục mất cân đối với tổng số tiền lên tới 25 tỷ đồng, trong khi đó một loạt các khoản vay đầu tư dài hạn từ các tổ chức tín dụng cần thanh toán ( ước tính khoảng 11.540 triệu đồng) Khả năng tài chính của công ty còn rất hạn hẹp, không phù hợp với qui mô và tiềm năng, khả năng phát triển của công ty. Hiện công ty phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn của ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Tổng tài sản của công ty tính đến thời điểm 31/12/2009 là 253.381 triệu đồng, trong đó vốn chủ sở hữu của công ty là 27.258 triệu đồng, vốn đầu tư của chủ sở hữu là 23.004 triệu đồng, chiếm khoảng 10% trong tổng nguồn vốn của công ty. 90% nguồn vốn còn lại là từ nguồn vốn vay của các ngân hàng và chiếm dụng của các đối tác. Trong các năm 2008 và 2009, công ty đã có kế hoạch tăng vốn điều lệ bổ sung nguồn vốn kinh doanh, nhưng chỉ mới tăng lên được 23.004 triệu đồng. Nguồn vốn để tăng thêm thực chất chỉ là nợ phải trả các cổ đông chuyển sang thành vốn góp. Trong năm 2009 và dự kiến trong năm 2010, công ty lại tiếp tục dành vốn để đầu tư phát triển Dự án Sao Biển tại Quảng Bình, đầu tư vào Công ty cổ phần Năng Lượng Đất Việt, như vậy sẽ càng làm gia tăng áp lực tài chính. Hiện nay, thị trường gas nói chung và sản phẩm bình gas vẫn tồn tại những vấn đề bất ổn. Khu vực phía Bắc đã và đang xuất hiện thêm nhiều nhà máy sản xuất vỏ bình ga: Bình An, Vạn Lộc, Hồng Hà, Tấn Phát. Đã và đang có thêm những đơn vị đầu tư dây chuyền để phục hồi vỏ bình ga như: TQT, công ty TNHH Đông Nam Á tại Phủ Lý, Nam Hà. Thị trường vỏ bình gas vẫn tiếp tục cạnh tranh gay gắt và vẫn giữ thói quen mua trả chậm. Các yêu cầu của khách hàng về sản phẩm và chất lượng ngày càng cao và khắt khe, về tiến độ giao hàng ngày càng gấp. Thị trường bình chữa cháy nói riêng đang bị thống trị bởi hàng Trung Quốc có giá cạnh tranh công với tâm lý tiêu dùng thiết bị phòng cháy chữa cháy từ Trung Quốc chưa thể thay đổi ngay làm cho việc xâm nhập và phát triển thiết bị phòng cháy chữa cháy của công ty gặp rất nhiều khó khăn. 1.2.3 Công ty cần tận dụng cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh. Cùng với xu hướng chung của quá trình hội nhập nền kinh tế, công ty đang đứng trước khá nhiều cơ hội, tuy nhiên việc canh tranh với các đối thủ là các công ty cùng ngành để có thể giành được những cơ hội đó ngày càng diễn ra gay gắt. Các cơ hội trong năm 2010 đối với công ty là: (1) thị trường bình gas mới năm 2010 sẽ tiếp tục tăng trưởng do nền kinh tế có dấu hiệu đã vượt qua khủng hoảng và đang trên đà phục hồi. (2) Giá cả nguyên vật liệu đầu vào đã giảm đáng kể và dần đi vào ổn định. (3) Năm 2009 hiệp hội gas được thành lập và có những tác động làm cho thị trường kinh doanh LPG dần trở nên lành mạnh. (4) Chính Phủ cũng công bố nghị định số 107/2009/NĐ-CP về việc kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng đi vào hiệu lực làm tăng nhu cầu vỏ bình gas trên thị trường. Đây là những cơ hội cần phải biết tận dụng và nắm bắt kịp thời để công ty có thể mở rộng phạm vi hoạt động và tăng năng lực cung cấp sản phẩm của công ty. Như vậy có thể nói với xu hướng phát triển kinh tế ngày càng mạnh mẽ, có nhiều cơ hội mở ra cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, tuy nhiên việc nắm bắt cơ hội đó như thế nào lại đòi hỏi các doanh nghiệp phải nhanh nhậy, có thái độ tìm hiểu thị trường một cách nghiêm túc và không ngừng hoàn thiện mình để ngày càng trở nên năng động, phát triển bền vững nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 2. Giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty 2.1 Giải pháp về vốn. Vốn là yếu tố quan trọng trong sản xuất kinh doanh của bất kì một doanh nghiệp nào. Vốn lại càng quan trọng hơn cho hoạt động đầu tư đặc biệt là cho hoạt động đầu tư nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Việc huy động vốn quyết định tới việc lập kế hoạch đầu tư, chất lượng đầu tư và kết quả của hoạt động đầu tư. Là một công ty cổ phần, vốn chủ sở hữu của công ty là 27.258 triệu đồng, trong đó nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu là 23.004 triệu đồng chỉ chiếm khoảng 10% trong tổng nguồn vốn của công ty. 90% nguồn vốn còn lại là từ nguồn vốn vay của các ngân hàng và chiếm dụng của các đối tác khác. Hiện nay, tình hình tài chính tiền tệ vẫn tiếp tục căng thẳng. Các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng tiếp tục thặt chặt việc cho vay. Việc thắt chặt các khoản vay không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến công ty mà còn ảnh hưởng gián tiếp do khách hàng của công ty khó tiếp cận các nguồn vốn để đầu tư mua sắm tài sản mới. Để có thể huy động vốn kịp thời cho hoạt động đầu tư nhằm nâng cao năng lực canh tranh, công ty có rất nhiều hoạt động tích cực. Tăng năng lực tài chính của công ty bằng việc tăng vốn điều lệ theo nghị quyết đại hội cổ đông thường niên năm 2008 và 2009 để nâng cao khả năng tài chính, giảm bớt sự mất cân đối trong cơ cấu vốn và nguồn vốn. Việc tăng vốn điều lệ được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong công tác tài chính năm 2010. Song song với việc tăng vốn điểu lệ là thực hiện việc niêm yết cổ phiếu trên sở giao dịch chứng khoán để đảm bảo thuận lợi trong việc huy động vốn. Công ty cũng duy trì quan hệ tốt với các tổ chức tín dụng hiện có và tiếp tục mở rộng quan hệ với các tổ chức tín dụng khác. Tối thiểu phải duy trì được hạn mức tín dụng cho kế hoạch năm 2010-2011 với Ngân hàng Nông Nghiệp Phú Xuyên, với Techcombank như kế hoạch năm 2009-2010. Cần tiếp tục thắt chặt công tác tài chính, quản lý, bám sát các khoản phải thu, phải trả. Công ty cũng cần phối hợp với các đối tác chiến lược và các công ty thành viên, công ty có quan hệ để đảm bảo khả năng luân chuyển vốn. Đáp ứng yêu cầu trả nợ ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Để có thể huy động đủ và kịp thời vốn cho hoạt động đầu tư, công ty cần xây dựng cụ thể các danh mục đầu tư, có chiến lược đầu tư hợp lí, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để hiệu quả sử dụng vốn ngày càng cao tránh gây khó khăn cho việc phải huy động quá nhiều vốn cùng một lúc gây khó khăn cho việc huy động và đầu tư không hiệu quả. 2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư tài sản cố định. Công ty cần đầu tư nâng cấp và sửa chữa những thiết bị máy móc, thiết bị có dấu hiệu hư hỏng để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Tiếp tục đầu tư bổ sung và thay thế một số máy móc thiết bị đảm bảo công suất lên đến 80.000 bình gas/tháng. Đối với những thiết bị cần sửa chữa và bảo dưỡng cần thực hiện càng sớm càng tốt để những thiết bị đó có thể đưa vào hoạt động bình thường với hiệu quả cao nhất. Đối với những thiết bị dừng hoạt động lâu ngày cần tiến hành bảo trì và nghiên cứu đưa vào hoạt động sao cho phù hợp với hoạt động sản xuất của công ty, tránh bị thất thoát lãng phí, có mà không sử dụng. Đối với những máy móc thiết bị cần thay mới, cần nghiên cứu kĩ các phướng án thay thế về giá cả, chủng loại, nhập khẩu từ nước ngoài hay mua trong nước, công suất thiết kế, mức độ phù hợp với dây chuyền hiện có, phải đảm bảo hiệu quả doanh thu trên chi phí vốn bỏ ra là lớn nhất. 2.3 Giải pháp về nâng cao chất lượng đầu tư nguồn nhân lực. Công ty cần kiện toàn tổ chức nhân sự theo mô hình mới. Sàng lọc lực lượng lao động, định biên lao động cho các phòng, xưởng, tổ sản xuất. Giảm thiểu biên chế lực lượng gián tiếp, nâng cao chất lượng lao động và ý thức làm chủ của từng đối tượng lao động ở từng vị trí cụ thể. Nghiên cứu, tham khảo thực tiễn để đưa ra chính sách lao động, tiền lương, nhằm không chỉ giữ được lực lượng lao động có trình độ, có kinh nghiệm hiện tại mà còn thu hút thêm được lực lượng lao động mới có chất lượng. Công ty cũng nên tổ chức các khóa đào tạo nâng cao tay nghề sản xuất, đặc biệt là cử một số công nhân lành nghề đi học các khóa học về cấu tạo máy để khắc phục tình trạng máy hỏng mà không có người sữa chữa dẫn đến việc phí phạm nguồn lực. Bên cạnh đó công ty có thể tổ chức các phong trào thi đua sản xuất giữa các tổ đội để khuyến khích các nhân viên hăng hái làm việc, chủ động học hỏi nâng cao tay nghề. Công ty cần khen thưởng và động viên kịp thời với những cá nhân có thành tích xuất sắc để họ tiếp tục cố gắng và cống hiến cho công ty. Chính sách lao động, tiền lương cần phải hoàn thiện và đảm bảo nguyên tắc: phải gắn trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của người lao động với lợi ích của công ty, đặt quyền lợi của người lao động trước lợi ích của công ty, thu nhập của người lao động gắn liền với chất lượng và năng suất lao động. 2.4 Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển thương hiệu và nghíên cứu thị truờng. Để tiến hành hoạt động đầu tư nghiên cứu thị trường công ty phải bố trí đội ngũ nguồn nhân lực có trình độ cao, có khả năng phân tích, đánh giá và nhìn nhận cơ hội đầu tư trên thị trường. Công ty cần duy trì mối quan hệ với khách hàng tiêu thụ sản phẩm, định kì gặp gỡ khách hàng 3 tháng/lần. Duy trì kênh thông tin thị trường, đặc biệt là thị trường đầu vào để từ đó đưa ra những đối sách, định hướng kịp thời trước những biến động của thị trường. Công ty cần tiến hành nghiên cứu thị trường đầu ra và thị trường đầu vào một cách đồng bộ, cân đối giữa cung cầu sản phẩm trên thị trường, nắm bắt số lượng các đối thủ hiện có trên thị trường, khả năng và vị thế của những công ty có thị phần cao trong ngành, từ đó có kế hoạch đầu tư, sản xuất cho riêng mình, tranh thủ thời cơ nhằm hoạt động có hiệu quả, tăng vị thế của công ty. Nắm bắt kịp thời các chính sách, chủ trương, yêu cầu của nhà nước, của đảng, về đầu tư và về sản xuất kinh doanh, tận dụng những ưu đãi về đầu tư của nhà nước cho các doanh nghiệp để tiến hành hoạt động kinh doanh theo mục tiêu chiến lược chung của toàn nền kinh tế. Ngoài đối tác Đất Việt là một đối tác lớn của công ty, công ty vẫn cần tiếp tục duy trì quan hệ với các khách hàng truyền thống khác, trong đó quan tâm đến các khách hàng lớn. Tìm hiểu và mở rộng quan hệ với các khách hàng lớn khác trên cơ sở đảm bảo khả năng thanh toán. Khách hàng là trung tâm của hoạt động cung cấp sản phẩm dịch vụ, khách hàng đem lại lợi nhuận cho công ty, vì thế cần thường xuyên thăm dò thị trường, tìm hiểu xu hướng tiêu dùng của từng đối tượng, từ đó có kế hoạch phục vụ khách hàng vì mục tiêu lợi nhuận của công ty. Như vậy việc tăng cường tìm hiểu thị trường là hoạt động thực sự cần thiết đối với công ty, công ty cần có chiến lược đầu tư khi đã có những thông tin cần thiết về thị trường, hiệu quả đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty có đạt được mục tiêu cuối cùng hay không một phần cũng phụ thuộc vào khả nghiên cứu và tìm hiểu thị trường. 2.5 Những giải pháp khác. 2.5.1 Nâng cao công tác tài chính. Tăng cường năng lực tài chính của công ty bằng việc tăng nguồn vốn điều lệ theo nghị quyết đại hội cổ đông thường niên năm 2009 để nâng cao năng lực tài chính của công ty và giảm bớt sự mất cân đối trong cơ cấu vốn và nguồn vốn. Duy trì và mở rộng với các tổ chức tín dụng, tài chính đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất – kinh doanh. Trước mắt phải duy trì được hạn mức tín dụng đã có. Tiếp tục thắt chặt công tác tài chính, quản lý và bám sát chặt chẽ các khoản phải thu, tăng cường công tác bán hàng để giảm thiểu lượng hàng tồn kho, từ đó giảm áp lực về nguồn vốn kinh doanh, giảm chi phí hoạt động tài chính. 2.5.2 Nâng cao công tác kỹ thuật an toàn và chất lượng sản phẩm. Tiếp tục duy trì ổn định và nâng cao một bước sản phẩm, đặc biệt là chất lượng sản phẩm bình gas và chất lượng hồi phục bình ga để duy trì uy tín, thương hiệu và tạo tiền đề cho những năm tiếp theo. Xây dựng quy trình ổn định công nghệ sản xuất bình gas và bình chữa cháy, làm căn cứ xác định mức tiêu hao vật tư nguyên liệu và năng lượng đáp ứng yêu cầu quản lý giám sát tiêu hao trong sản xuất, từng bước đưa chỉ tiêu tiêu hao vật tư vào định mức thu nhập của người lao động nhằm tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm. Tăng cường công tác bảo dưỡng định kỳ máy móc thiết bị để đảm bảo an toàn sản xuất và an toàn lao động. 2.5.3 Nâng cao công tác quản lý, điều hành. Cần bám sát diễn biến thị trường để kịp thời đưa ra các chính sách, giải pháp phù hợp. Từ bài học quản lý điều hành các năm trước cần có các bước chuyển biến sâu sát trong công tác quản lý. Công tác kiểm tra giám sát quản lý, kiểm tra giám sát điều hành để đưa ra giải pháp và quyết định kịp thời ứng phó với tình hình đang diễn biến phức tạp trong tương lai. Điều chỉnh qui chế tổ chức và quản lý điều hành, qui chế kỷ luật – khen thưởng, qui chế trả lương và các qui định hiện hành phù hợp với tình hình mới, đảm bảo phát huy tối đa hiệu quả trong công tác quản lý điều hành. Duy trì việc áp dụng hệ thống nội quy, quy chế tại công ty và hệ thống quản lý chất lượng mới xây dựng ban hành, áp dụng từ năm 2008 vào hoạt động hàng ngày tại công ty. Coi đây là công cụ hữu hiệu trong hoạt động quản lý, điều hành. Ban hành phổ biến qui chế trả lương mới để ổn định tư tưởng và tạo động lực khuyến khích người lao động yên tâm gắn bó với công ty. KẾT LUẬN Chúng ta không thể phủ nhân vai trò của cơ chế thị trường và cạnh tranh. Cạnh tranh thúc đẩy nền kinh tế phát triển, phát huy được hết mọi tiềm năng của xã hội và của từng doanh nghiệp. Các doanh nghiệp tham gia thị trường đều phải chấp nhận cạnh tranh và phải tìm mọi cách giành được thắng lợi trong những cuộc cạnh tranh này. Tăng khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp xét cho cùng là nhằm để mở rộng thị trường, tăng doanh thu, là điều kiện để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển được. Do vậy, tăng khả năng cạnh tranh của được là một tất yếu mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện. Công ty cổ phần thiết bị thực phẩm tính từ lúc thành lập đã trải qua 15 năm phát triển. Công ty đã trải qua nhiều thời kỳ sóng gió và khó khăn của nền kinh tế thị trường. Nhưng nhờ có sự năng động, nhạy bén trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như những kinh nghiệm trong việc sản xuất mà công ty đã đứng vững và từng bước đi lên, lập cho mình một vị trí vững chắc trên thị trường. song để có thể tiếp tục phát triển, giành thắng lợi trong cạnh tranh, công ty cổ phần thiết bị thực phẩm cần phải sử dụng các lợi thế cạnh tranh của mình một cách có hiệu quả nhất. Chuyên đề tốt nghiệp “Thực trạng hoạt động đầu tư và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Cổ Phần Thiết Bị Thực Phẩm.” Là kết quả của một quá trình nghiên cứu và vận dụng lý luận vào tìm hiểu thực trạng cạnh tranh của Công ty Cổ Phần và Thiết Bị Thực Phẩm trên thị trường. Hi vọng các giải pháp tôi đóng góp sẽ có ích trong việc đưa ra chiến lược cạnh tranh của công ty trong thời gian tới. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docthuc_trang_hoat_dong_dau_tu_va_giai_phap_nang_cao_nang_luc_canh_tranh_cua_cong_ty_co_phan_thiet_bi_thuc_pham_2071.doc
Luận văn liên quan