DẪN LUẬN
Nguồn nhân lực (NNL) là nguồn tài nguyên nhân lực cung cấp sức lao động cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội, là bộ phận quan trọng nhất của dân số bởi nó đóng vai trò tạo ra mọi giá trị về của cải vật chất, văn hoá và dịch vụ cho xã hội. NNL bao gồm những người nằm trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, bất kể trạng thái có hay không làm việc.
Nằm ở phương vị Tây-Bắc của thủ đô Hà Nội, trong phạm vi từ bờ phải sông Hồng đến lưu vực sông Đà, sông Mã, Tây Bắc là vùng đất rộng người thưa, tiềm năng đất đai, rừng, nguồn nước, hệ sinh thái động thực vật được xếp vào tốp đứng đầu trong 8 vùng kinh tế của cả nước, có nhiều tiềm năng to lớn cho công cuộc CNH-HĐH, đặc biệt là thuỷ điện và khai khoáng.
Tuy nhiên, Tây Bắc hiện đang phải đối mặt với những khó khăn, trở ngại trong quá trình CNH-HĐH. Đó là một loạt các vấn đề như: trình độ dân trí thấp, kỹ thuật canh tác nông, lâm nghiệp nói chung còn lạc hậu, tình trạng du canh du cư, đốt phá rừng làm nương, độc canh và quảng canh vẫn phổ biến ở các xã vùng cao. Cán bộ thiếu về số lượng, bất cập về cơ cấu, thấp về trình độ, nhất là cán bộ khoa học - kỹ thuật cao, cán bộ quản lý kinh tế giỏi, giáo viên các trường phổ thông các cấp từ tiểu học đến trung học và cao đẳng, đại học. Đội ngũ cán bộ có trình độ đại học là con em các dân tộc thiểu số còn quá ít, trong khi đó đội ngũ cán bộ miền xuôi lên công tác ở Tây Bắc chưa yên tâm gắn bó lâu dài. Những chương trình đầu tư phát triển kinh tế-xã hội dành cho Tây Bắc tuy đạt được những kết quả bước đầu, nhưng chưa bền vững, chưa ổn định và còn cách xa so với mục tiêu đề ra. Đầu tư của Nhà nước cho vùng Tây Bắc chưa tương xứng cả về vốn ngân sách và đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật, công nhân lành nghề.
Trước thực tiễn đó, Báo cáo chuyên đề “Thực trạng nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc” sẽ tập trung đánh giá thực trạng chất lượng NNL và công tác phát triển NNL các DTTS trong vùng. Từ đó đề xuất những giải pháp phát triển NNL các DTTS đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH của vùng Tây Bắc nói riêng và của cả nước nói chung.
Báo cáo sử dụng số liệu từ các cuộc điều tra của Tổng cục Thống kê từ năm 1999 đến nay, số liệu của các báo cáo khoa học và của các công trình chuyên khảo đã công bố.
Trong quá trình thu thập thông tin, chúng tôi gặp nhiều khó khăn do thiếu các số liệu cơ bản đối với từng dân tộc ở từng địa phương cụ thể. Điều đó đã gây trở ngại lớn tới khả năng phân tích, tổng hợp. Tuy nhiên, với những số liệu đã thu thập được, chúng tôi đã cố gắng đưa ra những luận cứ chính xác hoặc tương đối chính xác, làm cơ sở cho các luận chứng để chứng minh các luận đề trong khung phạm vi báo cáo.
CẤU TRÚC CỦA BÁO CÁO
1. Đặc điểm, tình hình
1.1. Đặc điểm tự nhiên
1.2. Tình hình kinh tế-xã hội
2. Thực trạng dân số và NNL các DTTS vùng Tây Bắc thời kỳ đổi mới
2.1. Dân số và lao động
2.1.1. Về quy mô và đặc điểm dân số
2.1.2. Về lực lượng lao động
2.2. Chất lượng NNL
2.2.1. Về năng lực
2.2.2. Về phẩm chất
2.2.3. Về chất lượng tổng hợp
2.3. Cơ cấu NNL
2.3.1. Về cơ cấu thành phần
2.3.2. Về cơ cấu loại hình
2.3.3. Về cơ cấu lãnh thổ
2.4. Công tác phát triển NNL DTTS vùng Tây Bắc thời kỳ đổi mới
2.4.1. Những đổi mới trong lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng
2.4.2. Những đổi mới quản lý của các cấp Chính quyền
2.4.3. Nâng cao năng lực làm chủ của Nhân dân trong công tác phát triển NNL
3. Một số chính sách và giải pháp phát triển NNL DTTS vùng Tây Bắc
3.1. Giải pháp về dân số và kế hoạch hoá gia đình
3.2. Các chính sách và giải pháp về quản lý việc phân bố, di chuyển và sử dụng NNL
3.3. Các chính sách và giải pháp về đào tạo và bồi dưỡng NNL
3.4. Các chính sách và giải pháp về tuyển dụng, đãi ngộ
3.5. Các giải pháp nhằm hạn chế và kiểm soát thất nghiệp
3.6. Các giải pháp nhằm nâng cao tính năng động và hiệu quả hoạt động của nền kinh tế tạo môi trường kinh tế thuận lợi cho sự phát triển của NNL
3.7. Các giải pháp về công tác quản lý nhà nước
3.8. Giải pháp về nâng cao nhận thức
3.9. Giải pháp về thay đổi chính sách
Kết luận
39 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4967 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trình độ của lực lượng sản xuất và lực lượng LĐ. Vì vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu LĐ vẫn là nội dung cơ bản của CNH-HĐH ở Tây Bắc và không thể giải quyết trong một sớm một chiều. Trong quá trình đó, cơ cấu LĐ cần được chuyển dịch theo hướng: giảm tỷ trọng LĐ trong ngành nông nghiệp trong đó giảm số hộ thuần nông, tăng dần tỷ trọng LĐ phi nông nghiệp, ngành nghề, dịch vụ. Cùng với sự thay đổi cơ cấu LĐ theo loại hình thì trong cơ cấu LĐ xã hội phải giảm dần tỷ trọng LĐ chân tay, tăng dần tỷ trọng LĐ chất xám. Có nghĩa là chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ giảm LĐ phổ thông, đồng thời tăng LĐ kỹ thuật.
2.3.3. Về cơ cấu lãnh thổ
Cùng với sự mất cân đối về cơ cấu đào tạo, cơ cấu thành phần và cơ cấu loại hình thì sự phân bố cơ cấu NNL theo lãnh thổ hiện nay cũng bị mất cân đối nghiêm trọng.
Theo số liệu thống kê năm 2008 thì dân cư và NNL giữa các vùng và trong nội bộ từng vùng phân bố bất hợp lý. Trong khi mật độ dân cư cả nước là 260 người/km2 thì Tây Bắc là 90,16 người/km2, chênh lệch 11 lần với Đồng bằng Sông Hồng (993 người/km2). Nếu so sánh mật độ của Lai Châu (37 người/km2) với mật độ của Hà Nội (1.827 người/km2) thì mức độ chênh lệch lên tới hơn 49 lần [TL-32].
Trong từng vùng, từng địa phương, vấn đề nổi cộm lên là mất cân đối giữa thành thị, ven đô và trục đường giao thông với nông thôn vùng núi, vùng sâu, biên giới và đây là vấn đề gây nên tình hình căng thẳng trong quan hệ cung cầu về LĐ.
Do chính sách phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Bắc nên dòng người di cư từ miền xuôi lên Tây Bắc những năm gần đây tăng lên nhanh chóng làm mất cân đối về mật độ dân cư và điều kiện sống giữa các khu vực. Như một quy luật hiển nhiên là những nơi có mật độ dân cư thấp, trình độ của lực lượng sản xuất thấp thì chất lượng NNL thấp và ngược lại. Trong khi các vùng đô thị có diện tích đất tự nhiên chỉ chiếm 0,1% thì dân cư chiếm 30%, GDP đạt 3,43 triệu/người/năm; số liệu tương ứng ở các vùng khác là: ven đô thị và gần các trục đường giao thông 14,9; 41,2 và 2,24; vùng núi, vùng sâu, biên giới 85,0; 28,5; 1,07.
Với hơn 1.142.020 người, chiếm trên 73,4% dân số từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế thường xuyên của cả vùng, nông nghiệp và nông thôn Tây Bắc trở thành thị trường LĐ chính của cả vùng. Tuy nhiên, tình trạng thiếu việc làm, việc làm không đủ và kém hiệu quả rất lớn. Theo số liệu điều tra năm 1999, thời gian nhàn rỗi của LĐ nông nghiệp toàn vùng còn khoảng 1/3 thời gian LĐ – tương đương với 380.673 người và chiếm 19,42% LLLĐ toàn vùng.
Đại bộ phận nông dân các DTTS ở nông thôn Tây Bắc không có nghề, không có vốn, chưa qua đào tạo, một số có rất ít ruộng đất. Điều tra mức sống hộ gia đình ở một số địa bàn cơ sở tỉnh Lai Châu năm 2006 cho thấy có tới 85% hộ nông dân thiếu vốn; 62% thiếu đất canh tác và phương tiện sản xuất và hơn 50% thiếu kiến thức, kinh nghiệm tổ chức sản xuất, kinh doanh [TL-19]. Thực tế này cho thấy, nguy cơ thiếu việc làm ít có cơ hội được cải thiện và đặc biệt khó có thể cải thiện được trong thời gian ngắn. Diễn biến tình hình hiện nay cho thấy, cho tới sau năm 2020, LĐ nông thôn vẫn chiếm phần lớn trong tổng LĐ xã hội các DTTS vùng Tây Bắc. Song, cùng với quá trình đô thị hoá, quá trình mất dần đất nông nghiệp, nhất là vùng ven đô và trục đường giao thông diễn ra với tốc độ nhanh, trong khi chưa đủ điều kiện để chuyển họ sang làm ngành nghề phi nông nghiệp và dịch vụ sẽ dẫn đến hiện tượng thất nghiệp tiềm tàng rất lớn ở nông thôn. Mặt khác, cùng với quá trình tích tụ ruộng đất vào một số người có khả năng sản xuất nông nghiệp hàng hoá sẽ có nguy cơ một bộ phận nông dân không còn ruộng đất, không còn tư liệu sản xuất trở thành thất nghiệp, bổ xung vào đội quân “lâm tặc”: phát rừng làm nương hoặc khai thác lâm thổ sản trái phép. Vì vậy, bài toán đặt ra là một mặt vừa phải có chính sách di chuyển LĐ và hành nghề để giảm sức ép về việc làm ở một số vùng nông thôn, mặt khác phải có biện pháp đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu LĐ nông thôn để giải quyết việc làm tại chỗ.
2.4. Công tác phát triển NNL DTTS vùng Tây Bắc thời kỳ đổi mới
2.4.1. Những đổi mới trong lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng
Xác định CNH-HĐH là nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2020, trong đó phát triển NNL một cách toàn diện và mạnh mẽ là vấn đề then chốt. Đảng bộ các tỉnh vùng Tây Bắc đều đã thể hiện những quan điểm quyết tâm phát triển NNL của địa phương thông qua Nghị quyết Đảng bộ lần thứ XI của từng tỉnh. Hội đồng Nhân dân các tỉnh cũng đã có Nghị quyết về giáo dục đào tạo gắn với phát triển NNL, phát triển khoa học công nghệ gắn với phát triển NNL và phát triển văn hoá – thông tin đối với công tác phát triển NNL và quán triệt đến các cấp uỷ Đảng ở các cơ sở. Các Nghị quyết nêu trên đã được thể chế hoá thành các văn bản triển khai đến từng ban ngành, từng đơn vị và được cụ thể hoá qua đề án phát triển kinh tế xã hội, giai đoạn 2006 – 2010, tầm nhìn 2020 của từng tỉnh. Có thể khái quát sự đổi mới trong nhận thức và tư duy lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với công tác phát triển NNL các DTTS vùng Tây Bắc như sau:
Một là, phát triển NNL là để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của CNH-HĐH, đem lại cho kinh tế địa phương một nền tảng công nghiệp hiện đại, khoa học kỹ thuật tiên tiến, thúc đẩy sản xuất, chất lượng và hiệu quả ngày càng cao, tác động mạnh mẽ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ.
Hai là, coi phát triển giáo dục và đào tạo là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục; thực hiện “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá” giáo dục. Củng cố thành tựu xoá nạn mù chữ và tiến tới đẩy nhanh tiến độ phổ cập giáo dục Trung học cơ sở. Tăng ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo theo nhịp độ tăng trưởng kinh tế của địa phương. Thực hiện công bằng trong giáo dục, tạo điều kiện cho mọi trẻ em trong độ tuổi đều được đi học.
Ba là, phát triển NNL phải xuất phát từ điều kiện cụ thể của địa phương với đặc điểm tuy có nhiều tiềm năng, thế mạnh về công nghiệp (đặc biệt là công nghiệp khai khoáng và thuỷ điện), lâm nghiệp, nông nghiệp hàng hoá… kinh tế cơ bản vẫn là kinh tế trọng nông, công nghiệp - dịch vụ, dịch vụ - thương mại yếu kém và chậm phát triển; cơ sở vật chất, kỹ thuật của nông nghiệp và cấu trúc hạ tầng nông thôn lạc hậu, đời sống nông dân khó khăn, sinh hoạt văn hoá nghèo nàn, trình độ dân trí thấp…
Bốn là, quan điểm phát triển toàn diện: thực hiện CNH-HĐH là vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Phát triển NNL phải nhằm vào việc làm cho con người phát triển tự do, toàn diện cả về thể chất, trí tuệ, tác phong làm việc, đạo đức trong LĐ.
Năm là, phát triển NNL theo hướng CNH-HĐH trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới phải giữ vững truyền thống cách mạng, văn hoá dân tộc; hoà nhập chứ không hoà tan.
Sáu là, thực hiện trọng dụng nhân tài, cân đối toàn diện có trọng điểm trong xây dựng quy hoạch sử dụng cán bộ khoa học kỹ thuật và LĐ CMKT: xây dựng đội ngũ công nhân kỹ thuật, nhân viên kỹ thuật, cán bộ quản lý đầu ngành, chuyên gia giỏi các ngành nghề, các lĩnh vực, các cấp, tạo điều kiện cho họ có khả năng sáng tạo, phát huy sáng kiến góp phần phát triển KT-XH.
2.3.2. Những đổi mới trong quản lý của các cấp Chính quyền
Thực hiện quan điểm chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, Chính quyền các cấp các tỉnh vùng Tây Bắc những năm qua đã có những đổi mới rõ nét trong công tác quản lý gắn với phát triển NNL của địa phương, thể hiện rõ nét qua các chương trình phát triển giáo dục đào tạo, phát triển khoa học công nghệ và phát triển văn hoá xã hội. Cụ thể như sau:
- Về giáo dục đào tạo:
Công tác giáo dục đào tạo được các tỉnh đặc biệt quan tâm. Ngân sách dành cho giáo dục không ngừng tăng lên theo từng năm. Năm 2000, tổng ngân sách địa phương dành cho giáo dục đạt 207 tỷ đồng, chiếm 6,18% tổng ngân sách, tăng 20,7 tỷ đồng so với năm 1999 [TL-28]. Số trường, lớp và phòng học phổ thông không những tăng nhanh về số lượng mà còn từng bước được kiên cố hoá, xoá bỏ từng bước nhà tạm. Năm 2000, toàn vùng đã có 682 xã có trường trung học cơ sở (chiếm 72,36%), tăng 3,02% so với năm 1999. Số phòng học tăng 1,3 lần: từ 25.762 phòng năm học 2000 – 2001 lên 33.640 phòng năm học 2007 – 2008 [Xem biểu 7].
Số giáo viên trực tiếp giảng dạy tăng nhanh, góp phần khắc phục thiếu hụt giáo viên. Đặc biệt, đội ngũ giáo viên là người DTTS không ngừng được bổ xung vào hệ thống giáo dục của địa phương, khắc phục tình trạng bất đồng ngôn ngữ giữa giáo viên và học sinh kiểu “người không biết tiếng dạy người không biết chữ”. Năm 2005, toàn vùng có 18.175 giáo viên Phổ thông các cấp là người DTTS trực tiếp giảng dạy ở các điểm trường. Đến năm 2007, con số đó là 18.271 giáo viên (tăng 96 giáo viên người DTTS) [TL-9].
Hệ thống trường dân tộc nội trú (theo chế độ miễn phí và nhà nước chu cấp ăn, ở) ngày càng mở rộng và hoàn thiện. Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến lớp đạt 85-90%. Các tỉnh thực thi nhiều chính sách như miễn giảm học phí, cấp không giấy viết và sách giáo khoa; chính sách cử tuyển ưu tiên con em học sinh đồng bào dân tộc ít người vào các trường đại học, chuyên nghiệp.
Công tác xoá nạn mù chữ và chống tái mù được đẩy mạnh làm cho số người biết đọc, biết viết không ngừng được tăng lên. Đến năm 1999, toàn vùng Tây Bắc có 84,1% dân số từ 10 tuổi trở lên biết đọc biết viết; trong đó thành thị là 97,5%; nông thôn là 81,8% [Xem biểu 8].
- Về phát triển khoa học kỹ thuật:
Theo số liệu thống kê năm 2000, trong số dân người DTTS các dân tộc Tây Bắc đã có 88.313 LĐ có trình độ CMKT các cấp được đào tạo, chiếm 4,5% tổng số NNL các DTTS toàn vùng. Đây là một tỷ lệ khá thấp khi mà dân số các DTTS chiếm tới 71,47% tổng dân số trong vùng.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nếu phân tích so sánh các số liệu thống kê của từng năm, chúng ta cũng có thể thấy được mức độ tăng lên nhanh chóng về trình độ học vấn trong NNL các DTTS Tây Bắc. Bình quân năm 1989, cứ 450 người thì có 1 người có trình độ đại học – cao đẳng. Năm 1999, chỉ còn 133 người thì có 1 người có trình độ trên. Như vậy, bình quân cứ 1 vạn dân, chúng ta lại có 75 người có trình độ đại học – cao đẳng. Bình quân cứ 72.554 người mới có 1 người có trình độ trên đại học vào năm 1989 thì tỷ lệ đã rút ngắn xuống còn 16.522 người có 1 người có trình độ trên đại học vào năm 1999. Bình quân năm 1999, cứ 1 vạn dân có 0,6 người có trình độ đại học cao đẳng.
Đặc biệt, nếu như năm 1989 ở Tây Bắc còn tới 06 dân tộc chưa có ai có trình độ đại học – cao đẳng (dân tộc Xinh Mun, La Hủ, Lự, Cống, Si La, Mảng) thì đến nay chỉ còn 01 dân tộc chưa có ai học đến trình độ này (dân tộc Mảng).
Các cơ sở đào tạo cán bộ khoa học - kỹ thuật cũng dần được hình thành trong vùng. Nếu như năm 1999, toàn vùng Tây Bắc chỉ có 01 trường Đại học; 02 trường Cao đẳng; 05 trường Trung học chuyên nghiệp và 01 trường dạy nghề thì cho đến nay ngoài trường Đại học Tây Bắc và các trường Trung học chuyên nghiệp, mỗi tỉnh đều có 01 trường Cao đẳng Sư phạm/cộng đồng. Các trung tâm giáo dục thường xuyên cũng đã được thành lập ở cấp tỉnh và huyện. Đặc biệt mô hình cao đẳng cộng đồng và trung tâm giáo dục thường xuyên với phương châm “cần gì học nấy, học ra làm ngay” là một mô hình phù hợp với đặc điểm vùng cao, vùng DTTS.
- Về y tế, tất cả các huyện đều có trung tâm y tế và 100% số xã có trạm y tế (số liệu thống kê năm 2000). Phần lớn các xã vùng dân tộc ít người đã có bác sĩ; các thôn, bản có cán bộ y tế, nguồn thuốc dự trữ tại các xã phục vụ khám chữa bệnh cho đồng bào tăng cả về cơ số và chất lượng thuốc. Trên 1 vạn thẻ bảo hiểm và khám chữa bệnh miễn phí cho đối tượng chính sách và người DTTS đã được cấp phát trong những năm qua. 95% trẻ em DTTS được tiêm chủng phòng ngừa 6 bệnh của chương trình tiêm chủng mở rộng. Số bệnh nhân sốt rét giảm trên 92%. Các dịch bệnh khác phổ biến trước đây như bướu cổ, phong, tiêu chảy, da liễu đã giảm đáng kể.
Với phương châm dự phòng tích cực, chủ động và đi trước một bước. Ngành Y tế các địa phương đẩy mạnh phong trào vệ sinh phòng bệnh, rèn luyện thân thể, chủ động phòng chống các tác nhân gây hại cho sức khoẻ đi đôi với nâng cao hiệu quả công tác điều trị. Chú trọng giáo dục sức khoẻ, bài trừ các tập tục lạc hậu; kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền. Nhờ đó, trong những năm qua, số giường bệnh và cán bộ y tế không ngừng tăng; đồng thời với công tác tăng cường các hoạt động văn hoá thể thao trong từng cộng đồng và từng nhóm dân cư. Đặc biệt, đến năm 2000, 100% số xã trong vùng đã có trạm y tế xã. Nhờ đó, công tác phòng bệnh, phòng dịch được thực hiện tốt ngay từ cơ sở, sức khoẻ của nhân dân được cải thiện.
2.4.3. Nâng cao năng lực làm chủ của Nhân dân trong công tác phát triển NNL
Năng lực làm chủ của nhân dân thể hiện trong các quyền bầu cử, ứng cử và tham gia quản lý Nhà nước và xã hội. Để tiến hành CNH-HĐH phải đi đôi với tăng cường nâng cao năng lực làm chủ của nhân dân trong công tác phát triển NNL. Kinh nghiệm ở nhiều địa phương cho thấy ở đâu năng lực làm chủ của nhân dân được nâng cao thì ở đó mọi người yên tâm, phấn khởi làm ăn; qua đó các các hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng không ngừng phát triển và đạt những thành tựu đáng kể. Ở nhiều địa phương do không quan tâm đúng mức đến công tác này nên số đông thanh niên muốn rời bỏ quê hương ra thành thị là do tính dân chủ ở địa phương còn kém, không hấp dẫn thanh niên, đặc biệt là những thanh niên có trình độ CMKT giỏi - một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra hiện tượng “chảy máu chất xám”.
Nhà nước Việt Nam chủ trương xây dựng một Nhà nước pháp quyền “của dân, do dân và vì dân” với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”; nhân dân là người quyết định mọi công việc của Nhà nước. Công dân có quyền tham gia quản lý xã hội một cách trực tiếp hoặc thông qua người đại diện do họ lựa chọn. Thông qua bầu cử, người dân tự lựa chọn ra những người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của mình. Điều này đã được Hiến pháp Việt Nam (1992) khẳng định. Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 29 ngày 11/5/1998 về Quy chế thực hiện dân chủ ở cấp xã, phường và Nghị định số 71 ngày 8/9/1998 về Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ quan.
Xét ở tầm vĩ mô, trong cuộc bầu cử Quốc hội nhiệm kỳ 2002-2007 và bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp ngày 25/4/2004 đã có tới hơn 99% số cử tri đi bầu. Trong tổng số 30 Đại biểu trong đoàn Đại biểu Quốc hội của Tây Bắc có 18 đại biểu người dân tộc thiểu số (chiếm 60%), 17 đại biểu dân tộc thiểu số xuất thân ở Tây Bắc (05 người Mông, 01 người Giáy, 01 người Bố Y, 01 người Hà Nhì, 03 người Thái, 01 người Lào, 02 người Mường, 01/02 người Tày, 01 người Kháng, 01 người Dao). Trong 17 người ấy có 07 người là nữ, 14 người có trình độ Đại học, 02 người có trình độ Thạc sĩ, 01 người có trình độ Tiến sĩ [TL-50]. Trong mỗi kỳ họp Quốc hội, phần chất vấn các thành viên Chính phủ về cách thức điều hành của Chính phủ, đặc biệt đối với các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng và đề xuất các giải pháp khắc phục khó khăn, thách thức. Việc truyền hình trực tiếp các phiên chất vấn của Quốc hội đã tạo điều kiện tốt hơn cho người dân trong việc thực thi các quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của Chính phủ. Nhà nước tôn trọng quyền khiếu nại, tố cáo của nhân dân. Các cơ quan Chính phủ phải tiếp dân, nghe dân trình bày và giải đáp cho dân, đồng thời phải tổ chức kiểm tra và giải quyết các khiếu nại, tố cáo của nhân dân. Nghị định số 51/2002/NĐ-CP ngày 26/4/2002 của Chính phủ về việc thi hành Luật Báo chí cũng quy định trong thời hạn 15 ngày kể từ khi nhận được ý kiến, kiến nghị phê bình, khiếu nại, tố cáo của công dân do cơ quan báo chí chuyển hay đăng, phát trên báo, người đứng đầu cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội hữu quan phải thông báo cho cơ quan báo chí biết tình hình giải quyết vụ việc. Pháp luật cũng quy định việc đền bù thiệt hại về vật chất và tinh thần cho những người bị oan sai.v.v…
Nhưng nếu nhìn nhận vấn đề tại hầu khắp các địa bàn cơ sở ở Tây Bắc, tình hình chưa lấy gì làm lạc quan. Người dân các DTTS vùng Tây Bắc hiện rất thiếu các điều kiện để nâng cao năng lực làm chủ trong công tác phát triển NNL, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Tại đây, các đơn vị cơ sở (thôn, bản) là cấp gần dân nhất. Mọi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước có đến được với người dân hay không đều thông qua thôn, bản.
Trong xã hội truyền thống, nếu như các làng của người Kinh ở đồng bằng có ngôi đình làm trung tâm sinh hoạt văn hoá thì ở các thôn, bản của các DTTS vùng Tây Bắc không có một tụ điểm tương tự. Nhà văn hoá thôn/bản được thiết kế xây dựng không phù hợp với tập quán sinh hoạt của đồng bào nên hầu hết “cửa đóng then cài” quanh năm. Thông tin tuyên tuyên trực tiếp do đó không phát huy hiệu quả. Mặc dù, hàng tháng hay hàng quý, chính quyền cơ sở đều qua hình thức họp dân để phổ biến các chính sách, tình hình nhiệm vụ mới, kiến thức pháp luật, dân số kế hoạch hoá gia đình, kỹ thuật khuyến nông - khuyến lâm… nhưng hầu hết mọi cuộc hội họp đều mượn địa điểm nhà dân rất khó khăn, phiền hà. Vì vậy, nhiều người ngại đi họp vì không được tự do thoải mái. Hệ quả là nhiều thông tin đồng bào không được biết, nhất là những thông tin về sản xuất, kinh nghiệm làm ăn, kiến thức khoa học kỹ thuật…
Việc tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng được phát triển. Đến nay, đồng bào các DTTS trong vùng được cấp phát miễn phí 17 đầu báo, tạp chí đến tận thôn, bản, xã đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa; diện phủ sóng phát thanh truyền hình ở Tây Bắc hiện đạt trên 80%; nhưng do trình độ học vấn của người dân hạn chế, nhu cầu về văn hoá đọc chưa phổ biến. Hầu hết cư dân các DTTS vùng Tây Bắc đều ít đọc báo, nhiều người hầu như cả năm không biết đến tờ báo là gì. Thông tin qua hệ thống phát thanh truyền hình cũng bị hạn chế. Do điều kiện kinh tế, thiếu nguồn điện, địa hình phức tạp, các thôn, bản cư trú rải rác… nên hình thức tuyên truyền này cũng không đạt kết quả cao, người dân ít được cập nhật thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng. Theo số liệu Điều tra mức sống hộ gia đình năm 2004, ở Tây Bắc chỉ có 41,52% hộ gia đình có ti vi; 22,52 hộ có radio/cassette. Số xã có trạm truyền thanh rất ít. Tỉnh Lào Cai chỉ có 20 trạm/180 xã, phường, thị trấn; tỉnh Sơn La có 40 trạm /193 xã; Điện Biên – Lai Châu có 18 trạm/156 xã.
Nâng cao năng lực làm chủ của nhân dân là nhiệm vụ quan trọng trong công tác phát triển NNL. Chỉ khi nào, năng lực làm chủ của nhân dân được nâng cao, việc tham gia vào quản lý Nhà nước và xã hội được đẩy mạnh thì khi đó công tác phát triển NNL mới có thể được tiến hành một cách tự giác, triệt để và toàn diện.
3. MỘT SỐ CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NNL CÁC DTTS VÙNG TÂY BẮC
3.1. Giải pháp về dân số và kế hoạch hoá gia đình
Tuy Tây Bắc là vùng có mật độ dân số thấp nhưng tỷ lệ gia tăng dân số hàng năm lại ở mức cao. Tỷ lệ tăng dân số cao là nguyên nhân sâu xa của đói nghèo, lạc hậu, chất lượng dân cư và NNL thấp. Trong thập niên 90, tỷ lệ tăng dân số ở các DTTS đều ở mức cao. Chẳng hạn người Hoa tăng 3,35%, người Tày: 3,4%, người Nùng: 3,61%, người Mường: 3,71%, người Thái: 3,91%, người Mông: 3,95%... Tốc độ tăng dân số cao cản trở đến tích luỹ, tái sản xuất mở rộng và tăng trưởng kinh tế.
Kinh nghiệm của tỉnh Yên Bái, năm 2001 khi mức giảm sinh đạt 0,65‰, thì GDP bình quân đầu người của tỉnh Yên Bái là 2,603 triệu đồng, năm 2002 giảm sinh đạt 0,51‰, GDP bình quân đầu người là 2,948 triệu đồng, năm 2003 giảm sinh đạt 0,45‰, GDP bình quân đầu người là 3,249 triệu đồng, năm 2004 giảm sinh đạt 0,34‰, GDP bình quân đầu người là 3,715 triệu đồng, năm 2005 giảm sinh đạt 0,3‰, GDP bình quân đầu người là 4,267 triệu đồng. Như vậy, so với năm 2001, GDP bình quân năm 2005 đã tăng gấp 1,64 lần. Đây là một kết quả đáng tự hào với một tỉnh còn rất nhiều khó khăn như Yên Bái [TL-1].
Áp dụng kinh nghiệm của Yên Bái vào thực tiễn, xuất phát từ đặc điểm dân tộc và lịch sử của dân cư và LĐ các DTTS vùng Tây Bắc, giải pháp cho vấn đề này là kết hợp giáo dục với biện pháp kinh tế - hành chính để đưa chỉ tiêu hạ tỷ lệ dân số trở thành hiện thực. Đối với công chức nhà nước, chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình có thể dần dần được pháp luật hoá. Đối với dân cư thành thị hay dân cư gần các trục đường giao thông có thể thực hiện bằng việc kết hợp giáo dục với xử phạt hành chính – kinh tế. Với cư dân vùng núi và DTTS, biện pháp cơ bản là tuyên truyền giáo dục nhằm thay đổi tư duy nhận thức của người dân về vấn đề con cái, xoá bỏ những quan niệm trọng nam khinh nữ, “có nếp, có tẻ”, “nối dõi tông đường”, “cháu đích tôn”. Đối tượng giáo dục chính sách dân số là thanh niên. Chính sách dân số của Nhà nước cần chuyển dần sang các khu vực vùng sâu vùng xa, nơi có điều kiện vật chất khó khăn, có mức sống thấp vì hạ tỷ lệ sinh gắn với đầu tư tăng trưởng kinh tế là giải pháp để nâng cao chất lượng NNL.
3.2. Các chính sách và giải pháp về quản lý việc phân bố, di chuyển và sử dụng NNL các DTTS vùng Tây Bắc:
Phân bố lại dân cư và NNL phải gắn với lợi ích chung của nền kinh tế quốc dân và phải được thực hiện trên hai cơ sở là: bố trí, ổn định dân cư, NNL trên từng địa bàn, khu vực và chủ động điều chỉnh phân bố dân cư, NNL giữa các vùng, các tỉnh trong cả nước.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho người LĐ đến nơi làm việc mới, cần khuyến khích, tạo lập môi trường thuận lợi như tạo các thủ tục thuận lợi về di chuyển hộ khẩu, các thủ tục sinh hoạt, cuộc sống, chính sách đất đai (thổ cư, thổ canh), hỗ trợ vốn….
Khuyến khích các địa phương thực hiện điều tiết dân cư trong tỉnh nhằm ổn định dân cư tại chỗ, khai thác có hiệu quả tiềm năng NNL, điều kiện tự nhiên ở từng địa bàn… nhưng phải phù hợp với tập quán của đồng bào các DTTS, đảm bảo lợi ích tổng thể của nền kinh tế quốc dân.
Đẩy mạnh đầu tư vào các vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa thông qua các chương trình xoá đói giảm nghèo, tăng cường đội ngũ cán bộ ở miền núi, vùng sâu vùng xa (nhất là giáo viên, bác sĩ, cán bộ văn hoá), đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: đường, điện, trường, trạm xá, nâng cao mức sống của dân cư nhằm thu hút NNL từ nơi khác đến làm việc tại những vùng này.
Phát triển sản xuất, nâng cao mức sống, trình độ dân trí, văn hoá của nhân dân ở những vùng, ngành cần tăng cường NNL; đồng thời sử dụng các công cụ: tiền lương, chính sách đầu tư, tín dụng ưu đãi, trợ cấp…
3.3. Các chính sách và giải pháp về đào tạo và bồi dưỡng NNL các DTTS vùng Tây Bắc
Cần khẩn trương đào tạo NNL tại chỗ có trình độ cao cho các tỉnh Tây Bắc đáp ứng yêu cầu của công cuộc CNH-HĐH hiện nay. Giáo dục và đào tạo phải chú trọng vào cả NNL tương lai và NNL hiện có.
- Với NNL tương lai, các chính sách và giải pháp phải hướng vào phát triển giáo dục đào tạo ở các cấp trong hệ thống giáo dục; đặc biệt là giáo dục phổ thông và giáo dục chuyên nghiệp. Muốn vậy, việc cấp bách cần làm là phân loại chất lượng của học sinh phổ thông, đặc biệt là đối với học sinh phổ thông trung học. Học sinh khá, giỏi, trung bình khá mới được dự thi đại học; số còn lại thì hướng họ vào các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Nếu muốn, họ sẽ có thể trở lại trường đại học khi đã có nghề.
Tiếp theo, cần nghiên cứu, áp dụng giáo dục chuyên ban, phân ban đối với học sinh PTTH người DTTS ở Tây Bắc nhằm phát triển tư duy vốn có của học sinh, tạo tiền đề cho giáo dục đào tạo chuyên nghiệp. Giáo dục chuyên nghiệp phải cụ thể hoá tiêu chuẩn được dự thi của học sinh để lựa chọn đúng đối tượng đào tạo. Chẳng hạn, khối trường đại học kỹ thuật, kinh tế chỉ lựa chọn học sinh chuyên ban A; khối trường khoa học xã hội ưu tiên lựa chọn từ học sinh chuyên ban C…
- Với NNL hiện có, cần bồi dưỡng, đào tạo lại nhằm phát huy hiệu quả lao động; đồng thời tránh sự lạc hậu về kiến thức và kỹ năng CMKT. Để đạt hiệu quả như mong muốn, cần có quy định thời gian phải bồi dưỡng, đào tạo lại đối với từng loại LĐ để người được đào tạo phải trải qua các lớp bồi dưỡng định kỳ hoặc trở lại trường đối với từng ngành nghề, lĩnh vực, từng loại công việc và ở từng chức danh công việc. Cần lựa chọn hình thức bồi dưỡng, đào tạo lại trên cơ sở cân đối giữa nhu cầu và khả năng đào tạo nhằm đảm bảo mục tiêu chất lượng NNL, tránh đào tạo, đào tạo lại ồ ạt gây lãng phí ngân sách mà không có hiệu quả thực tế. Bên cạnh đó, cần quy định trách nhiệm của người sử dụng LĐ trong việc đào tạo lại, bồi dưỡng người LĐ. Phải quán triệt quan điểm quá trình sử dụng không chỉ là quá trình khai thác năng lực, trí tuệ của người LĐ mà phải có trách nhiệm bồi dưỡng đào tạo để người LĐ có thể đảm nhận nhiệm vụ của mình.
3.4. Các chính sách và giải pháp về tuyển dụng, đãi ngộ
Cần coi quan hệ xã hội thân quen, gia đình, quan hệ cục bộ địa phương, bè cánh trong tuyển dụng, cất nhắc đề bạt cán bộ… làm cho công tác tuyển dụng và sử dụng LĐ chưa qua đào tạo hoặc đào tạo trái chuyên môn đang phổ biến ở Tây Bắc nói riêng, toàn quốc nói chung hiện nay là “quốc nạn” cần phải xoá bỏ. Muốn vậy, cần bổ sung vào Bộ Luật LĐ điều luật buộc chủ LĐ phải sử dụng đúng chuyên môn ngành nghề, trình độ được đào tạo của người LĐ. Trong đó quy định: người sử dụng LĐ và người LĐ không đúng chuyên môn được đào tạo đều bị xử phạt nghiêm khắc về hành chính kinh tế. Biện pháp này khắc phục tình trạng nhiều ngành đào tạo rất nhiều nhưng lại rất thiếu cán bộ, gây tổn thất lớn cho nhà nước.
Quy định rõ trách nhiệm của người sử dụng đối với người LĐ như đóng bảo hiểm xã hội, đào tạo, trợ cấp thôi việc và ngăn cấm việc xa thải đồng loạt công nhân… để đảm bảo quyền lợi chính đáng của người LĐ; quy định điều kiện ràng buộc người LĐ hoặc người sử dụng LĐ tìm cách phá bỏ hợp đồng khi các điều kiện hợp đồng vẫn đảm bảo nhằm bảo vệ lợi ích cho cả hai bên.
3.5. Các giải pháp nhằm hạn chế và kiểm soát thất nghiệp
Hiện nay, tỷ lệ LĐ chưa có nghề chiếm phần đông trong NNL các DTTS ở Tây Bắc, đặc biệt là khu vực nông thôn. Giải quyết được vấn đề này không chỉ có ý nghĩa tăng việc làm và hiệu quả LĐ mà còn là biện pháp chiến lược để xoá đói giảm nghèo, tiến tới thực hiện công bằng xã hội.
- Nông thôn miền núi Tây Bắc chiếm trên 81% dân số nhưng tỷ lệ người ở độ tuổi 13 trở lên được đào tạo chuyên môn nghề nghiệp rất ít, đặc biệt là nông – lâm - thuỷ sản. Người nông dân thiếu việc làm nghiêm trọng, thời gian nhàn rỗi chiếm trên 80%, nông dân không có ruộng đất, khoảng cách giàu – nghèo ngày càng dãn cách, cơ cấu kinh tế và LĐ nông thôn Tây Bắc chuyển dịch rất chậm, người nông dân vẫn duy trì di cư, chặt phá rừng để khai thác những mảnh nương mới…
Giải pháp cho vấn đề này là phải phát triển kinh tế theo hướng chuyển dịch cơ cấu LĐ mà trước hết là tăng cường đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu LĐ, tạo thêm việc làm nhằm phát triển NNL. Muốn vậy, Nhà nước cần hỗ trợ vốn LĐ nông thôn thông qua tín dụng ưu đãi để họ đầu tư phát triển sản xuất, mở mang ngành nghề; giảm thiểu các thủ tục hành chính trong cấp giấy phép kinh doanh đầu tư, giảm thuế, thực hiện tín dụng ưu đãi cho các nhà đầu tư vào địa bàn nông thôn nhằm khuyến khích đầu tư vào địa bàn này, khuyến khích khôi phục các làng nghề và việc làm phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn. Đồng thời, phát triển kinh tế ngành nghề song song với quá trình tích tụ tập trung ruộng đất nhằm phát triển kinh doanh nông nghiệp kiểu trang trại. Đẩy mạnh chuyển giao công nghệ; hỗ trợ đầu tư phát triển các trung tâm khoa học công nghệ; tuyên truyền, phổ biến các kiến thức khoa học công nghệ mới. Để hạn chế mặt trái của hướng đi này, cần có chính sách ngăn chặn việc chuyển nhượng ruộng đất của những người nông dân không có nghề phi nông nghiệp để họ không trở nên trắng tay.
- Đối với NNL DTTS ở thành thị, đẩy mạnh đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, có chính sách thu hút NNL trẻ vào các trường trung học, trường dạy nghề để họ có nghề trở thành những công nhân lành nghề bổ xung cho sự thiếu hụt trong cơ cấu NNL. Đồng thời, gắn đào tạo, với việc làm, gắn đào tạo với địa chỉ đầu ra. Một trong những phương án tối ưu cho hướng đi này là phát triển các trung tâm dịch vụ việc làm nhằm tăng thêm cầu nối giữa người LĐ với người sử dụng LĐ giúp “người tìm được việc” và “việc tìm được người” theo đúng yêu cầu và địa chỉ. Mặt khác, các trung tâm dịch vụ việc làm còn là nơi đào tạo nghề hoặc hướng dẫn học nghề cho người LĐ phù hợp với nhu cầu trong xã hội.
3.6. Các giải pháp nhằm nâng cao tính năng động và hiệu quả hoạt động của nền kinh tế tạo môi trường kinh tế thuận lợi cho sự phát triển của NNL các DTTS vùng Tây Bắc
Tây Bắc sau 65 năm xây dựng CNXH và hơn 20 năm đổi mới vẫn là một xã hội nông nghiệp. Trong nhiều năm tới, nông nghiệp và nông thôn vẫn chiếm vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế và giải quyết công ăn việc làm. Vì vậy, để nâng cao tính năng động và hiệu quả hoạt động của nền kinh tế trước hết cần hướng tới địa bàn nông thôn.
Đặc điểm của nền nông nghiệp Tây Bắc là mang nặng tính trọng nông; trong cơ cấu cây trồng thì cây lương thực chiếm tỷ trọng lớn với 78,2%; rau màu và cây công nghiệp lâu năm mới chỉ chiếm 12,1%. Cơ cấu giữa trồng trọt và chăn nuôi chênh lệch khá lớn: trồng trọt 73%, chăn nuôi 27%. Diện tích đất trống, đồi trọc, đất có khả năng nông nghiệp chưa được khai thác còn rất lớn; hệ số sử dụng đất trung bình mới đạt 1,4 – 1,5 lần, nhiều nơi mới canh tác 1 vụ/năm; tiềm năng phát triển kinh tế rừng rất đa dạng. Nên trước mắt, cần có chính sách nhằm kết hợp NNL dồi dào sẵn có với những tiềm năng đất đai, tài nguyên và các nguồn lực phát triển khác (VD: chương trình phủ xanh đất trống, đồi trọc, trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn…) làm tăng của cải xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái và tạo ra khối lượng việc làm lớn, có hiệu quả trong nông thôn.
Dù có khai thác hết mọi tiềm năng của một nông thôn thuần nông cũng không thể thu dụng hết NNL nên về lâu dài cần đẩy nhanh tiến độ phát triển các hoạt động phi nông nghiệp, đẩy mạnh CNH-HĐH nông thôn, chuyển dịch cơ cấu LĐ, hướng tới xây dựng một nông thôn miền núi Tây Bắc phi nông nghiệp. Muốn vậy, cần giải quyết vấn đề tâm lý, tập quán của nông dân để họ dám mạnh dạn rời bỏ ruộng đất nông nghiệp, chuyển hẳn sang làm ngành nghề, phát triển công nghiệp nhỏ, công nghiệp gia đình ổn định, có thu nhập cao và việc làm ổn định gắn liền với quá trình đô thị hoá loại nhỏ, hình thành các thị trấn, thị tứ, các trung tâm cụm xã. Nhà nước và các địa phương cần hỗ trợ nông dân bằng cách phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông nông thôn; tạo điều kiện thuận lợi để họ tiếp cận được với các khoản tín dụng ưu đãi, tiếp cận thị trường; mở các lớp tập huấn giúp họ tự xây dựng được các phương án sản xuất, cung cấp cho họ những kiến thức về nghề nghiệp, về quản lý kinh doanh…
Tạo điều kiện cho người LĐ được tự do di chuyển giữa các vùng, các ngành để tạo sự cân đối về NNL trong nền kinh tế. Tuy nhiên, để tránh những hiện tượng tiêu cực có thể xảy ra, chỉ nên áp dụng với NNL đã qua đào tạo. Với NNL chưa qua đào tạo, có thể thực hiện di chuyển có trật tự thông qua các chủ trương của Đảng và Nhà nước như đi xây dựng vùng kinh tế mới, thực hiện LĐ nghĩa vụ, LĐ công ích… Qua đó có thể xây dựng được những công trình lớn, trọng điểm, góp phần tạo ra sự phát triển đồng đều giữa các vùng.
Thực hiện chính sách tiền lương gắn với cơ chế thị trường. Phải xác định: Tiền lương là giá cả của sức LĐ. Vì vậy, phải thay “cơ chế cào bằng” hiện nay bằng “cơ chế chuyên gia”. Phải chấp nhận NNL có trình độ CMKT giỏi được trả công cao hơn giá trị vì cung nhỏ hơn cầu; ngược lại LĐ giản đơn sẽ được trả thấp hơn vì cung lớn hơn cầu quá nhiều. Mặt trái của cơ chế này là nạn thất nghiệp nhưng đó không phải là điều đáng ngại mà có thể coi số người thất nghiệp là NNL dự trữ. Tuy nhiên, để tránh lãng phí nhân lực và hạn chế hậu quả tiêu cực về mặt xã hội cần tăng cường khâu tư vấn, dịch vụ giới thiệu việc làm, phát triển thị trường LĐ, bồi dưỡng, bổ sung kỹ năng cho người LĐ… Đồng thời cần chú ý đến những chính sách xã hội đối với người thất nghiệp như bảo hiểm, trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp khó khăn, đặc biệt chú ý đến nhóm đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương, những người có công với cách mạng.
3.7. Các giải pháp về công tác quản lý nhà nước
Sự nghiệp CNH-HĐH được tiến hành trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Vì vậy, bộ máy và cán bộ quản lý Nhà nước về NNL cần được nâng cấp để có được một năng lực và trình độ thích ứng.
Trước hết, phải đổi mới tổ chức của bộ máy, nâng cao năng lực hoạt động có hiệu quả của cán bộ quản lý NNL một cách đồng bộ từ Trung ương đến địa phương theo hướng củng cố và sắp xếp thành hệ thống với các chức năng nhiệm vụ rõ ràng, không trùng chéo. Biên chế tổ chức gọn nhẹ, lựa chọn cán bộ có năng lực, phù hợp và ngày càng tinh xảo, được trang bị đầy đủ những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, về kinh tế thị trường, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, am hiểu đặc thù của con người và văn hoá của dân cư vùng Tây Bắc nói chung; các DTTS vùng Tây Bắc nói riêng... Cơ chế hoạt động của bộ máy phải phù hợp với cơ chế quản lý và đáp ứng yêu cầu thực tiễn của công tác quản lý NNL trên 3 phương diện: đào tạo - sử dụng – việc làm. Khung pháp lý và các chính sách vĩ mô của Nhà nước phải đồng bộ và phù hợp với thực tiễn.
3.8. Giải pháp về nâng cao nhận thức
Quan điểm của Đảng “Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”; và “Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển”… luôn là quan điểm xuyên xuốt trong tiến trình phát triển. Tuy nhiên, nhận thức của các cấp Uỷ Đảng và Chính quyền các tỉnh Tây Bắc về vai trò của con người và nguồn lực con người hiện nay vẫn còn nhiều lệch lạc.
Tây Bắc tiến hành CNH-HĐH từ một nền kinh tế nghèo nàn, cơ sở công nghệ nhìn chung còn lạc hậu là nguyên nhân dẫn đến tư tưởng sùng bái những điều kiện vật chất của sản xuất như vốn, vật tư, kỹ thuật, hàng hoá… mà ít chú trọng đến yếu tố con người. Mặt khác, do tâm lý trông chờ vào sự bao cấp, hỗ trợ từ ngân sách trung ương nên hầu hết các tỉnh ở Tây Bắc hiện nay từ lý luận đến thực tiễn đều chú trọng vào việc quản lý vốn, quản lý vật tư, quản lý khoa học kỹ thuật, quản lý hàng hoá… mà chưa thực sự chú trọng vào việc quản lý và sử dụng tài nguyên con người.
Trên thực tế, những ý tưởng khoa học hoàn thiện nhất, những sơ đồ công nghệ tiên tiến nhất cũng khó có thể đưa lại kết quả như mong muốn nếu thiếu những con người có khả năng vận dụng chúng vào thực tiễn. Vì vậy, cần phải thực sự coi nguồn lực con người là nguồn vốn lớn nhất, quan trọng nhất trong tất cả các nguồn lực hiện có để tiến hành CNH-HĐH đất nước. Sự đổi mới về nhận thức phải được chuyển biến thành hành động, thành chương trình, nghị quyết cụ thể. Sự đổi mới nhận thức này trước hết phải xuất hiện từ các cán bộ quản lý, lãnh đạo Đảng, Chính quyền, các ngành kinh tế (Tài chính, Kế hoạch, Thương mại du lịch…) và đặc biệt là bộ phận cán bộ tham mưu góp phần hoạch định chính sách, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật.
Từ sự chuyển biến về mặt nhận thức, các cấp Uỷ Đảng, Chính quyền cần có Nghị quyết về vấn đề tăng ngân sách cho phát triển nguồn lực con người cả về y tế, giáo dục và văn hoá. Vai trò của nguồn lực con người phải được thể hiện ở các chương trình, chiến lược, dự án, chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương.
3.9. Giải pháp về thay đổi chính sách
Không thể phủ nhận một thực tế rằng, Nhà nước ta luôn quan tâm và dành các điều kiện ưu đãi nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc ít người, hỗ trợ họ thực hiện quyền bình đẳng, từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các dân tộc tiến tới trình độ phát triển chung của cả nước. Nhiều Chương trình phát triển kinh tế-xã hội ở các vùng tập trung đồng bào dân tộc ít người đã được Nhà nước ban hành; Chính phủ cũng có nhiều chỉ thị, quyết định và biện pháp cụ thể đối với một số vùng đặc thù có nhiều đồng bào ít người sinh sống; việc thực hiện chính sách dân tộc đã và đang mang lại những kết quả to lớn, nhất là trong thời kỳ đổi mới.
Tuy nhiên, cho đến nay, đời sống dân cư các DTTS nói chung, vùng Tây Bắc nói riêng vẫn còn rất thấp kém về mọi phương diện. Nguyên nhân bao gồm có cả những khó khăn về điều kiện tự nhiên và xã hội của vùng; nhưng bên cạnh đó còn bao gồm cả nguyên nhân từ sự bất hợp lý của hệ thống chính sách đối với vùng DTTS nói chung, Tây Bắc nói riêng. Việc thực hiện hỗ trợ về kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế… của nhà nước cho đồng bào các DTTS như hiện nay là tốt, không thể phủ nhận. Song, nếu nhìn một cách thực tế thì nhiều chương trình đã và đang có tác dụng trái ngược. Chẳng hạn, trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, việc hỗ trợ mái nhà, cho vay vốn ưu đãi… nhưng không nghiên cứu kỹ lưỡng phong tục tập quán của từng tộc người vừa tạo ra cho đồng bào tâm lý trông chờ, ỷ lại; vừa phá vỡ tính bản sắc tộc người và làm kìm hãm sức sáng tạo, tự chủ của các cộng đồng dân cư. Kinh nghiệm từ việc thất bại của dự án “đàn bò sữa Sơn La” không được rút ra thành bài học mà đang tiếp tục được thực hiện ở dự án “cây cao su”. Chương trình di dân tái định cư phục vụ việc xây dựng các nhà máy thuỷ điện lớn nhỏ ở nhiều địa phương vùng Tây Bắc hiện cho thấy nhiều bất cập trong vấn đề dân sinh cũng bởi những chính sách chúng ta đưa ra không gắn được với phong tục tập quán của đồng bào. Điều này cũng chính là sự lặp lại những bất hợp lý trong việc xây dựng nhà sinh hoạt văn hoá cộng đồng ở hầu hết các địa bàn cơ sở ở khắp các tỉnh miền núi, vùng dân tộc thiểu số nói chung, vùng Tây Bắc nói riêng… Trong lĩnh vực giáo dục, các chính sách ưu tiên điểm đầu vào đối với thí sinh các DTTS dự thi vào các trường đào tạo CMKT các cấp, chính sách cử tuyển, đào tạo theo địa chỉ… đã góp phần tăng nhanh số LĐ DTTS được đào tạo CMKT, giảm bớt số dân tộc không có người được đào tạo CMKT trong thời gian qua. Tuy nhiên, đó cũng lại chính là nguyên nhân khiến cho chất lượng CMKT của LĐ các DTTS thấp, không đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của nhiệm vụ được giao.
KẾT LUẬN
Sự phát triển kinh tế - xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhiều điều kiện nhưng chủ yếu nhất vẫn là phụ thuộc vào con người. Điều đó càng đúng với hoàn cảnh cụ thể của Tây Bắc. So sánh các nguồn lực với tư cách là điều kiện, là tiền đề để tiến hành CNH-HĐH thì NNL có ưu thế nổi bật hơn cả. Do vậy, NNL phải chiếm vị trí trung tâm và đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
Những tiềm năng hiện có của NNL các DTTS vùng Tây Bắc là rất to lớn. Đó là thế mạnh về quy mô, về tuổi trẻ, về tính cần cù, ham học hỏi, là truyền thống văn hoá phong phú, đa dạng… Vấn đề cơ bản là phải khai thác và phát huy được những yếu tố tích cực của NNL các DTTS, hướng nó vào “quỹ đạo” của công cuộc CNH-HĐH đất nước bằng những giải pháp mạnh mẽ, đồng bộ và có hiệu quả.
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
1. Bài trả lời phỏng vấn Phóng viên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam của đ/c Hà Quyết, Bí thư Tỉnh uỷ Yên Bái (Đăng trên Giadinh.net.vn. Thứ năm, 15/11/2007)
2. Ban Dân tộc tỉnh Điện Biên – Báo cáo Tổng kết năm 2008
3. Ban Dân tộc tỉnh Hoà Bình – Báo cáo Tổng kết năm 2008
4. Ban Dân tộc tỉnh Lai Châu – Báo cáo Tổng kết năm 2008
5. Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai – Báo cáo Tổng kết năm 2008
6. Ban Dân tộc tỉnh Sơn La – Báo cáo Tổng kết năm 2008
7. Ban Dân tộc tỉnh Yên Bái – Báo cáo Tổng kết năm 2008
8. Báo cáo quốc gia năm 2001 về chỉ số phát triển con người
9. Báo cáo năm 2006 của Liên Hiệp quốc về HDI
9. Cổng Thông tin điện tử (Portal) các tỉnh Lào Cai, Sơn La, Yên Bái, Điện Biên
10. Cục Thống kê tỉnh Điện Biên – Niên giám thống kê năm 2008
11. Cục Thống kê tỉnh Hoà Bình – Niên giám thống kê năm 2008
12. Cục Thống kê tỉnh Lai Châu – Niên giám thống kê năm 2008
13. Cục Thống kê tỉnh Lào Cai – Niên giám thống kê năm 2008
14. Cục Thống kê tỉnh Sơn La – Niên giám thống kê năm 2008
15. Cục Thống kê tỉnh Yên Bái – Niên giám thống kê năm 2008
16. Bùi Tịnh và Cầm Trọng, Nguyễn Hữu Ưng: Các tộc người ở Tây Bắc Việt Nam. Ban dân tộc Khu Tây Bắc xuất bản năm 1975
17. Đặng Cảnh Khanh. NNL trẻ các DTTS - những phân tích xã hội học, Nxb. Thanh niên, H.2005
18. Đề tài nghiên cứu “Việc thực hiện chính sách dân tộc trên lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và quản lý cán bộ DTTS ở nước ta hiện nay” (Báo cáo tóm tắt). Vụ Dân tộc - Văn phòng Quốc hội. Hà Nội, 2005
19. Điều tra mức sống hộ gia đình tỉnh Lai Châu năm 2006. Cục Thống kê tỉnh Lai Châu thực hiện năm 2006
20. Nguyễn Sinh-Doãn Huề. Phát triển kinh tế vùng Tây Bắc trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, Tc. Cộng sản, số 21 (165) năm 2008
21. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XI các tỉnh Hoà Bình, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái
22. Phạm Minh Hạc (chủ biên). Vấn đề con người trong sự nghiệp CNH-HĐH, Nxb.Chính trị Quốc gia, H.1996
23. Trần Hữu Sơn. Văn hoá HMông, Nxb.VHDT, H.1996
24. UNDP. Việt Nam tìm kiếm bình đẳng trong tăng trưởng, kathmandu.2003
25. Tổng cục Thống kê – Bộ Y tế. Hà Nội, 2000
26. Tổng cục Thống kê - Điều tra mức sống hộ gia đình năm 2002
27. Tổng cục Thống kê-Điều tra mức sống hộ gia đình năm 2004
28. Tổng cục Thống kê - Điều tra vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2000
29. Tổng cục Thống kê-Kết quả điều tra biến động dân số 1-4-2006
30. Tổng cục Thống kê-Niên giám thống kê năm 1995
31. Tổng cục Thống kê-Niên giám thống kê năm 2005
32. Tổng cục Thống kê-Niên giám thống kê năm 2008
33. Tổng cục Thống kê-Thực trạng doanh nghiệp qua kết quả điều tra 2000 - 2007
34. Tổng cục Thống kê -Thực trạng lao động, việc làm ở Việt Nam, 2002
35. Tổng cục Thống kê-Thực trạng lao động việc làm 1997-2000
36. Tổng Cục thống kê-Tổng điều tra dân số-, 1999
37. TS.Phạm Thắng. Dân số và NNL trong thời ký CNH-HĐH ở Việt Nam, Tc.Cộng sản, Số phát hành 62-2004
38. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên – Thống kê giáo dục và đào tạo năm học 2008 – 2009
39. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hoà Bình - Thống kê giáo dục và đào tạo năm học 2008 – 2009
40. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lai Châu - Thống kê giáo dục và đào tạo năm học 2008 – 2009
41. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai - Thống kê giáo dục và đào tạo năm học 2008 – 2009
42. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La - Thống kê giáo dục và đào tạo năm học 2008 – 2009
43. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái - Thống kê giáo dục và đào tạo năm học 2008 - 2009
44. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Điện Biên – Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện công tác đào tạo nghề, phát triển NNL DTTS tỉnh, tháng 7/2008
45. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Hoà Bình – Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện công tác đào tạo nghề, phát triển NNL DTTS tỉnh, tháng 7/2008
46. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Lai Châu – Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện công tác đào tạo nghề, phát triển NNL DTTS tỉnh, tháng 7/2008
47. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Lào Cai – Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện công tác đào tạo nghề, phát triển NNL DTTS tỉnh, tháng 7/2008
48. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Sơn La – Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện công tác đào tạo nghề, phát triển NNL DTTS tỉnh, tháng 7/2008
49. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Yên Bái – Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện công tác đào tạo nghề, phát triển NNL DTTS tỉnh, tháng 7/2008
50. webside Đảng Cộng sản Việt Nam
PHỤ LỤC BẢNG BIỂU
Biểu 1. Tình hình đi học của một số DTTS vùng Tây Bắc
Dân tộc
Tổng số dân 5+
Đang đi học
Đã thôi học
Chưa bao giờ đi học
Số chưa đi học chiếm % với tổng số
Thái
1.170.578
344.544
545.651
820.254
23,94
Nùng
755.770
223.255
410.449
121.969
16,13
Mông
626.998
106.844
87.296
432.615
68,99
Dao
530.424
130.638
172.618
227.011
42,79
Sán Chay
129.927
39.399
69.860
20.647
15,89
Giáy
42.803
13.021
17.314
12.415
29,00
Kháng
8.735
1.958
2.161
4.615
52,72
Xinh Mun
15.052
3.572
4.207
7.270
48,29
Hà Nhì
14.576
1.455
2.316
9.796
67,20
La Chí
9.287
2.622
2.200
4.460
48,02
La Ha
4.768
866
1.209
2.692
56,45
Phù Lá
7.595
1.958
2.216
3.420
45,02
Lô Lô
2.796
496
471
1.855
66,34
Bố Y
1.611
530
550
530
32,89
Nguồn: Tổng điều tra dân số - Tổng cục Thống kê, 1999
Biểu 2. Tỷ lệ phần trăm dân số 10 tuổi trở lên biết đọc,
biết viết chia theo vùng và nơi cư trú
ĐVT: %
Vùng
Tổng số
Thành thị
Nông thôn
Toàn quốc
94,4
97,2
93,3
Đồng bằng sông Hồng
97,2
98,8
96,7
Đông Bắc
92,8
98,3
91,4
Tây Bắc
84,1
97,5
81,8
Bắc Trung bộ
95,5
97,7
95,2
Duyên hải Nam Trung bộ
94,9
97,1
93,9
Tây Nguyên
90,3
96,7
87,6
Đông Nam bộ
96,0
97,2
94,5
Đồng bằng sông Cửu Long
92,7
94,8
92,1
Nguồn: Tổng điều tra dân số - Tổng cục Thống kê, 1999
Biểu 3. Trình độ học vấn của cư dân nông thôn các tỉnh Tây Bắc
ĐVT: người
Các tỉnh
Tổng số dân 5+
Chưa đi học
Tiểu học
THCS
THPT
Lào Cai
420.559
100
157.774
37,52
166.063
39,49
69.768
16,59
25.318
6,02
Yên Bái
483.105
100
94.756
19,61
187.373
38,79
147.559
30,54
50.778
10,51
Lai Châu
435.271
100
221.785
50,95
147.294
33,84
48.614
11,17
16.110
3,70
Sơn La
682.908
100
220.785
32,33
312.069
45,70
112.341
16,45
35.450
5,19
Hoà Bình
595.203
100
42.422
7,13
252.782
42,47
211.043
35,46
81.203
13,64
Tổng số
2369.409
100
738.522
29,5
900.806
40,11
525.598
22,04
189.519
7,81
Nguồn: Tổng điều tra dân số - Tổng cục Thống kê, 1999
Biểu 4. Phân bố phần trăm dân số 5 tuổi trở lên theo cấp giáo dục – đào tạo,
chia theo giới tính và vùng
ĐVT: %
Chưa đi học
Phổ thông
Cao đẳng
Đại học trở lên
1999
2006
1999
2006
1999
2006
1999
2006
Tổng số
3,9
6,5
90,5
88,7
1,5
1,3
4,2
3,5
- Nam
3,0
5,0
91,1
89,7
1,1
1,1
4,8
4,3
- Nữ
4,8
8,0
89,7
87,7
2,0
1,5
3,5
2,8
ĐBSH
0,5
3,7
91,6
89,2
1,8
1,6
6,1
5,5
Đông Bắc
6,1
8,1
89,1
88,1
1,7
1,4
3,1
2,4
Tây Bắc
16,5
16,6
80,1
80,9
1,5
1,1
1,9
1,4
BTB
1,9
5,1
93,6
91,2
1,5
1,2
3,0
2,5
DHNTB
2,8
5,5
91,5
89,7
1,7
1,3
4,0
3,4
Tây Nguyên
9,9
11,5
85,7
85,4
1,4
0,9
3,0
2,2
Đông Nam bộ
2,6
5,4
88,8
87,2
1,7
1,6
6,9
5,9
ĐBSCL
5,1
7,9
91,9
89,7
1,0
0,7
2,0
1,6
Nguồn:
- Tổng cục Thống kê- Tổng điều tra dân số, 1999
- Tổng cục Thống kê-Kết quả điều tra biến động dân số 1 - 4 - 2006
Biểu 5. Tình hình phát triển y tế ở các tỉnh Tây Bắc
TT
Tỉnh
Số cơ sở khám chữa bệnh
(Cơ sở)
Số giường bệnh
(Giường)
Số xã có trạm xá xã
(Xã)
Tỷ lệ % so với tổng số xã trong tỉnh
1995
1998
1995
1998
1994
1999
1994
1999
1.
Lào Cai
197
224
1.453
1.536
132
165
81,5
91,56
2.
Yên Bái
175
208
1.888
1.958
145
168
91,2
93,3
3.
Hoà Bình
207
238
1.755
1.938
192
208
99,0
96,74
4.
Sơn La
185
226
2.152
2.815
196
180
92,9
89,55
5.
Lai Châu (cũ)
98
158
1.340
1.385
78
146
55,7
94,8
TS:
5
862
1.054
8.588
9.632
743
867
84,06
93,19
Nguồn: Tổng Cục thống kê - Bộ Y tế, 1999
Biểu 6. Số liệu đội ngũ cán bộ y tế ở các tỉnh Tây Bắc
ĐVT: Người
TT
Tỉnh
Năm 1994
Năm 1999
Tổng số lao động
Số bác sĩ
Dược sĩ đại học
Tổng số lao động
Số bác sĩ
Dược sĩ đại học
1.
Lào Cai
1.503
185
25
1.784
226
13
2.
Yên Bái
2.058
318
44
2.076
340
23
3.
Hoà Bình
2.236
204
30
2.178
257
21
4.
Sơn La
2.281
210
51
2.451
236
36
5.
Lai Châu (cũ)
1.613
142
19
1.841
202
12
TS:
5
9.691
1.059
169
10.330
1.261
105
Nguồn: Tổng Cục thống kê - Bộ Y tế, 1999
Biểu 7. Số phòng học của các trường phổ thông phân theo địa phương
ĐVT: Phòng
2000-2001
2001-2002
2002-2003
2003- 2004
2004-2005
2005-2006
2006-2007
2007-2008
Cả nước
347.108
360.604
372.306
386.885
408.938
424.059
437.333
442.957
Tây Bắc
25.762
25.552
27.672
28.316
30.303
32.503
34.102
33.640
Lào Cai
4.484
4.544
5.216
5.579
5.504
5.719
5.730
6.131
Yên Bái
5.828
4.255
4.595
4.550
4.954
4.969
6.308
4.836
Điện Biên
3.963
4.920
5.173
5.095
3.690
3.961
4.639
4.311
Lai Châu
2.544
3.751
3.087
3.218
Sơn La
6.377
6.617
7.166
7.407
7.727
8.130
8.484
8.945
Hòa Bình
5.110
5.216
5.522
5.685
5.884
5.973
5.854
6.199
Nguồn: Tổng Cục thống kê - Niên giám Thống kê, 2007
Biểu 8. Số lớp học phổ thông tại thời điểm 30/9 phân theo địa phương
ĐVT: Lớp học
2005
2006
2007
Tổng số
Chia ra
Tổng số
Chia ra
Tổng số
Chia ra
Tiểu học
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Tiểu học
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Tiểu học
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Cả nước
508.763
276.624
167.486
64.653
501.191
270.143
163.842
67.206
495.202
266.422
160.142
68.638
Tây Bắc
35.824
22.635
638.661
2899
35.878
22.386
739.619
3143
35.486
22.138
812.406
3139
Lào Cai
6.211
3.874
1.933
404
6.165
3.861
1.857
447
5.899
3.753
1.692
454
Yên Bái
5.954
3.341
1.915
698
5.621
3.040
1.861
720
5.307
2.898
1.763
646
Điện Biên
4.551
3.106
1.101
344
4.867
3.317
1.169
381
4.651
3.073
1.192
386
Lai Châu
3.367
2.625
629
113
3.686
2.821
730
135
3.946
2.987
803
156
Sơn La
9.458
6.255
2.522
681
9.494
6.103
2.629
762
9.468
6.059
2.641
768
Hòa Bình
6.283
3.434
2.190
659
6.045
3.244
2.103
698
6.215
3.368
2.118
729
Nguồn: Tổng Cục thống kê - Niên giám Thống kê, 2006
Biểu 9. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp phổ thông phân theo địa phương
ĐVT: %
2004-2005
2005-2006
2006-2007(*)
% học sinh tốt nghiệp so với tổng số dự thi
% học sinh tốt nghiệp so với tổng số dự thi
% học sinh tốt nghiệp so với tổng số dự thi
THCS
THPT
THPT
THPT
Cả nước
96,00
90,53
93,70
80,42
Tây Bắc
98.75
90,21
90,77
66,14
Lào Cai
99,35
89,27
96,22
76,37
Yên Bái
99,48
94,67
96,72
48,77
Điện Biên
97,10
83,18
81,79
91,99
Lai Châu
98,34
85,24
86,83
65,07
Sơn La
98,63
89,82
88,72
48,59
Hòa Bình
99,65
98,99
96,61
66,06
Nguồn: Tổng Cục thống kê - Niên giám Thống kê, 2006
Biểu 10. Cơ cấu kinh tế theo GDP vùng Tây Bắc giai đoạn 2001 – 2007
ĐVT: %
Năm
Khu vực
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Nông, lâm, thuỷ sản
50,4
50,0
48,0
45,5
43,3
42,0
41,2
Công nghiệp, xây dựng
16,6
17,2
19,2
20,9
22,5
23,0
23,5
Dịch vụ, thương mại
33,0
32,4
32,8
33,6
34,2
34,3
35,3
Nguồn: Tổng Cục thống kê - Niên giám Thống kê, 2006
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc.doc