Nguồn nhân lực là tài nguyên quý giá nhất của Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước. Mặc dù Đảng và Nhà nước ta đã rất chú ý đến đào tạo nhưng ĐBSCL luôn trong tình trạng thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao. Qua phân tích, tác giả đã cho thấy nguồn nhân lực ĐBSCL hiện còn nặng về lao động giản đơn, ít được đào tạo và mất cân đối trong cơ cấu và không hợp lý trong phân bố. Đây là sự lãng phí rất lớn nguồn nhân lực và là tồn tại rõ nét nhất của nguồn nhân lực Đồng bằng Sông Cửu Long. Từ đó, tác giả đã đề nghị một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho Đồng bằng Sông Cửu Long.
38 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4699 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c gia đó có các nhà doanh nghiệp tài ba.
Thứ hai là, nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xã hội, từ sử dụng lao động thủ công là phổ biến sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động được đào tạo cùng với công nghệ tiên tiến, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Đối với nước ta đó là một quá trình tất yếu để phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hộ chủ nghĩa. Khi đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá rút ngắn, tiếp cận kinh tế tri thức trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội còn thấp, do đó yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là trí lực có ý nghĩa quyết định tới sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và phát triển bền vững. Đảng ta đã xác định phải lấy việc phát huy chất lượng nguồn nhân lực làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững.
Thứ ba là, nguồn nhân lực chất lượng cao là điều kiện để rút ngắn khoảng cách tụt hậu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhằm phát triển bền vững.
Thứ tư là, nguồn nhân lực chất lượng cao là điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.Quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và quốc tế, nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức lớn.
Chương 2
THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC CÓ TRÌNH ĐỘ CAO
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
2.1. THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC TRÌNH ĐỘ CAO Ở VIỆT NAM
2.1.1 Thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam
Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, dân số Việt Nam vào năm 2010 là 86,82 triệu người. Đến năm 2011, dân số nước ta tăng thêm 1,06% so với năm 2010, đạt 87,84 triệu người. Dân số trung bình cả nước năm 2012 ước tính 88,78 triệu người, tăng 1,06% so với năm 2011.
Bảng 1. DÂN SỐ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010-2012
ĐVT: Triệu người
Dân số
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Chênh lệch
2011-2010
2012-2011
+/-
Tỷ lệ %
+/-
Tỷ lệ %
Theo Giới tính
86,93
87,84
88,78
0,91
1,05
0,94
1,07
Nam
42,99
43,44
43,92
0,45
1,05
0,48
1,10
Nữ
43,94
44,40
44,86
0,46
1,05
0,46
1,04
Theo Khu Vực
86,93
87,84
88,78
0,91
1,05
0,94
1,07
Thành thị
26,51
27,89
28,81
1,38
5,21
0,92
3,30
Nông thôn
60,42
59,95
59,97
-0,47
-0,78
0,02
0,03
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)
Phân theo giới tính: Dân số nam năm 2011 là 43,44 triệu người, tăng 1,05% và dân số nữ năm 2011 là 40,44 triệu người, tăng 1,05% so với năm 2010. Đến năm 2012, dân số nam 43,92 triệu người, tăng 1,10%; dân số nữ 44,86 triệu người tăng 1,04%. Nhìn chung, tốc độ gia tăng dân số nam cao hơn tốc độ gia tăng dân số nữ trong giai đoạn 2010 – 2012.
Xét theo khu vực: Trong tổng dân số cả nước năm 2011, dân số khu vực thành thị là 27,89 triệu người, tăng 1,38% so với năm trước; dân số khu vực nông thôn là 59,95 triệu người, giảm 0,47%. Tuy nhiên, dân số ở cả hai khu vực đều tăng trong năm 2012. Dân số khu vực thành thị tăng 3,30% so với năm 2011, đạt mức 28,81 triệu người. Dân số khu vực nông thôn cũng tăng thêm nhưng với tỷ lệ thấp là 0,03% so với năm 2011 và đạt 59,97 triệu người
Theo tính toán của Quỹ Dân số Liên hiệp quốc, đến giữa thế kỷ XXI, dân số Việt Nam (VN) có thể đạt ngưỡng 100 triệu người [10, Tr 1]. Ngân hàng thế giới (WB) đánh giá chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay đạt 3,79 điểm (thang điểm 10), xếp thứ 11 trong số 12 nước ở châu Á tham gia xếp hạng.
Chỉ số cạnh tranh nguồn nhân lực VN đạt 3,39/10 điểm và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế VN xếp thứ 73/133 nước được xếp hạng [10, Tr1]. Tuổi thọ trung bình của người VN hiện nay là 75 tuổi.
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên và lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc có xu hướng tăng qua các năm. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2011 là 51,40 triệu người, tăng 1,96% so với năm 2010. Trong năm 2012, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đã tăng thêm 1,18 triệu người, tương đương 2,30%, đẩy con số này lên 52,58 triệu người.
Bảng 2. LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010-2012
ĐVT: Triệu người
Lực lượng lao động
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Chênh lệch
2011-2010
2012-2011
+/-
Tỷ lệ %
+/-
Tỷ lệ %
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên
50,41
51,40
52,58
0,99
1,96
1,18
2,30
Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc
49,05
50,34
51,69
1,29
2,63
1,35
2,68
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)
Tương tự, lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2011 là 50,34 triệu người, tăng 2,63% so với năm 2010. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2012 là 51,69 triệu người, tăng 2,26% so với năm 2011.
Cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc biến động với tỷ lệ thấp. Xét theo thành phần kinh tế, lực lượng lao động khu vực ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng cao nhất, tăng từ 86,06% năm 2010 lên 86,30% năm 2012; Cơ cấu lao động khu vực nhà nước có xu hướng giảm tăng trong năm 2011 từ 10,42% năm 2010 lên 10,43% năm 2011 và giảm trong năm 2012 xuống còn 10,39%; Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng thấp nhất và giảm dần qua các năm, từ năm 2010 là 3,53% giảm xuống còn 3,31% năm 2012. Phân theo ngành kinh tế, lĩnh vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm tỷ trọng cao nhất và có xu hướng giảm dần qua các năm, từ năm 2010 là 49,50% xuống 47,49% năm 2012; lĩnh vực dịch vụ tăng từ 29,54% năm 2010 lên 31,40 % năm 2012. Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng cũng tăng dần qua 3 năm từ 20,96% năm 2010 lên 21,11% năm 2012.
Bảng 3. CƠ CẤU LAO ĐỘNG TỪ 15 TUỔI TRỞ LÊN ĐANG LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2012
ĐVT: %
Năm
2010
2011
2012
Theo thành phần kinh tế
100,00
100,00
100,00
Nhà nước
10,42
10,43
10,39
Ngoài nhà nước
86,06
86,20
86,30
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
3,53
3,38
3,31
Theo ngành kinh tế
100,00
100,00
100,00
Nông, lâm nghiệp và thủy sản
49,50
48,39
47,49
Công nghiệp và xây dựng
20,96
21,28
21,11
Dịch vụ
29,54
30,33
31,40
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)
Số liệu từ Điều tra biến động dân số năm 2011 của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình cho thấy, số lượng người cao tuổi đang tăng nhanh hơn bất kỳ nhóm dân số nào khác nên chỉ số già hóa cũng gia tăng nhanh chóng, trong khi đó tỷ số hỗ trợ tiềm năng lại giảm đáng kể [20, Tr1].
Thời gian để VN chuyển đổi từ cơ cấu dân số già hóa sang cơ cấu dân số già sẽ ngắn hơn nhiều so với tăng trưởng kinh tế cũng như các chương trình an sinh xã hội cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu của nhóm dân số cao tuổi được coi là nhóm thiệt thòi và dễ bị tổn thương nhất. Hiện tại, hơn 39% người cao tuổi VN vẫn đang làm việc.
Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi và tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi của VN giai đoạn 2010-2012 có chiều hướng giảm dần qua các năm, đây là một dấu hiệu tích cực của thị trường lao động. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm đã giảm từ 2,88% năm 2010 xuống 1,99% năm 2012. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị luôn cao hơn ở khu vực nông thôn. Trong đó, khu vực thành thị giảm từ 4,29% năm 2010 xuống 3,25% năm 2012 và khu vực nông thôn giảm từ 2,30% năm 2010 xuống 1,42% năm 2012. Tỷ lệ thiếu việc làm năm 2012 của lao động trong độ tuổi là 2,80%, trong đó khu vực thành thị là 1,58%, khu vực nông thôn là 3,35%, thấp hơn so với tỷ lệ lao động thiếu việc làm năm 2010 (các tỷ lệ tương ứng năm 2009 là: 3,57%, 1,82%, 4,26%). Ngược lại với tỷ lệ lao động thất nghiệp, tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ở khu vực nông thôn cao hơn khu vực thành thị.
Bảng 4. TỶ LỆ LAO ĐỘNG THẤT NGHIỆP VÀ THIẾU VIỆC LÀM Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010-2012
ĐVT: %
Năm
2010
2011
2012
Tỷ lệ lao động thất nghiệp
2,88
2,27
1,99
Thành thị
4,29
3,60
3,25
Nông thôn
2,30
1,71
1,42
Tỷ lệ lao động thếu việc làm
3,57
3,34
2,80
Thành thị
1,82
1,82
1,58
Nông thôn
4,26
3,96
3,35
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)
Theo Quyết định số 1216/QĐ-TTg, ngày 22-7-2011 của Thủ tướng Chính phủ, về việc phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực VN giai đoạn 2011-2020 [6, Tr1], thì trong 10 năm tới cần tăng nhanh tỷ lệ nhân lực qua đào tạo trong nền kinh tế với cơ cấu hợp lý. Tổng số nhân lực qua đào tạo năm 2015 là khoảng 30,5 triệu người (chiếm khoảng 55,0% trong tổng số 55 triệu người làm việc trong nền kinh tế đất nước) và năm 2020, có khoảng gần 44 triệu người (chiếm khoảng 70,0% trong tổng số gần 63 triệu người làm việc trong nền kinh tế). Trong tổng số nhân lực qua đào tạo, số nhân lực đào tạo qua hệ thống dạy nghề đến năm 2015 có khoảng 23,5 triệu người (tăng 77%). Đến năm 2020 có khoảng 34,4 triệu người (bằng 78,5%). Số nhân lực đào tạo qua hệ thống giáo dục - đào tạo đến năm 2015 có khoảng 7 triệu người (bằng 23%), đến năm 2020 có khoảng 9,4 triệu người (bằng 21,5%).
2.1.2. Hiện tượng chảy máu chất xám
Chảy máu chất xám (tiếng Anh: human capital flight hoặc brain drain) là thuật ngữ dùng để chỉ vấn đề di cư quy mô lớn của nguồn nhân lực có kiến thức và kĩ thuật từ một nước qua những nước khác.
Hiện nay, Chảy máu chất xám còn là cụm từ dùng để chỉ những người không thỏa mãn với môi trường làm việc, muốn tìm cơ hội thăng tiến và cống hiến ở một công ty mới. Việc giữ chân nhân viên giỏi đang là một vấn đề nhức nhối đối với nhiều doanh nghiệp, nhất là những ngành yêu cầu trình độ cao.
Xuất phát từ ước mơ thoát nghèo, lao động kĩ thuật cao thường có xu hướng học tập và làm việc ở môi trường được kỳ vọng là thuận lợi nhất. Từ đó, hiện tượng chảy máu chất xám ở các nước nghèo và đang phát triển lại càng đáng quan ngại hơn.
Theo thống kê của Trang Di cư (Bộ Ngoại giao VN) [25, Tr 1] thì cộng đồng Việt ở nước ngoài đã tăng hơn 4 triệu người, đang học tập, sinh sống và làm việc trên 103 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nếu chỉ nhìn trong ngắn hạn thì điều này đồng nghĩa với lượng chất xám đang thất thoát ngày càng nhiều. Số liệu thống kê ước tính có khoảng 400.000 trí thức, trong đó có 25% du học sinh VN đang học tập, sinh sống tại xứ người. Khảo sát năm 2010 của Viện giáo dục quốc tế IIE thì có đến 60-70% du học sinh có ý định ở lại học tập và công tác ở nước ngoài. Đáng lo hơn là số học sinh du học tự túc chiếm đến 90% tổng số lượng thống kê.
Đề án đào tạo cán bộ tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước (đề án 322) được hình thành từ năm 2000 với mục tiêu là đào tạo cán bộ tại những cơ sở giáo dục nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước với những ngành mà VN thiếu hoặc chất lượng chưa đạt chuẩn quốc tế. Đây là đề án được kỳ vọng rất lớn từ phía chính phủ, nhân dân lẫn người học. Đề án 322 là một chương trình nhận được nguồn kinh phí rất lớn trong điều kiện đất nước còn nghèo, kéo dài trong một thập kỷ. Theo ông Nguyễn Xuân Vang, cục trưởng Cục Đào tạo nước ngoài - Bộ GD-ĐT, cho biết kinh phí đã chi cho việc đào tạo từ năm 2.000 - 2010 là trên 2.500 tỉ đồng, trung bình mỗi năm chi 228,5 tỉ đồng.
Trong mười năm hoạt động của Ðề án 322, có 7.129 ứng viên trúng tuyển đã được gửi đi đào tạo ở các cơ sở giáo dục tiên tiến tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có 3.838 tiến sĩ, 2.042 thạc sĩ, 416 thực tập sinh và 833 cử nhân. Theo Bộ Giáo dục và Ðào tạo, 95% số lưu học sinh đã về nước đúng thời hạn và đã hoàn thành nhiệm vụ đào tạo [9, Tr 1]. Ðề án 322 là một minh chứng thể hiện những nỗ lực của Nhà nước ta trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, đồng thời bảo đảm tính công bằng về cơ hội trong lĩnh vực đào tạo.
Tuy vậy, ngay khi Ðề án khép lại, có một vấn đề đã được đặt ra một cách nghiêm túc, là hiệu quả hoạt động nghiên cứu của lưu học sinh sau khi trở về đơn vị công tác cũ. Không ít nghiên cứu sinh sau khi trở về đã phải từng bước tạm dừng hoặc rời bỏ hẳn hoạt động nghiên cứu khoa học vì nhiều lý do: môi trường khoa học còn bảo thủ, chưa chấp nhận thay đổi đến từ bên ngoài; điều kiện hoạt động khoa học thiếu thốn (thiếu kinh phí nghiên cứu; nghèo nàn cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, thư viện...) và đặc biệt là những vấn đề của đời sống vật chất khiến nhiều nhà nghiên cứu phải đặt khoa học sang một bên để lao vào các công việc mưu sinh.
Như vậy, vấn đề chảy máu chất xám không chỉ là những vết thương ngoại khi người được đào tạo rời bỏ Tổ quốc, di dân đến các quốc gia phát triển, mà còn là những vết thương nội khi nguồn chất xám chất lượng cao không phục vụ cho các mục tiêu phát triển khoa học, công nghệ, mà nhiều khi bị lãng phí trong những mục đích tầm thường của cuộc sống (nhưng không hề tầm thường với mỗi cá nhân). Nhìn một cách sâu xa, những vết thương nội để lại những hậu quả tai hại còn hơn cả những vết thương ngoại. Bởi lẽ một chuyên gia, một nhà khoa học nếu còn có những liên hệ với đất nước thì đến một lúc nào đó, sau khi vượt qua được những vấn đề trước mắt, họ vẫn có thể có những đóng góp quan trọng cho Tổ quốc. Nhưng nếu một nhà khoa học không vượt qua được thì rất nhiều khả năng giới khoa học sẽ mất đi một nhà khoa học chỉ sau một khoảng thời gian không tham gia nghiên cứu.
Đánh giá về chính sách thu hút, trọng dụng, đãi ngộ cán bộ khoa học và công nghệ trong các trường đại học (ĐH), Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân nhận định: “VN đang rất lãng phí nguồn lực chất xám ở các trường ĐH, nơi tập trung rất đông nguồn nhân lực trình độ cao với nhiều giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ” [12, Tr 1].
2.1.3. Hoạt động động đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
Theo Bộ Giáo dục và đào tạo năm học 1999-2000, cả nước có 153 trường ĐH và cao đẳng (ĐH là 69, cao đẳng là 84), năm học 2004-2005 số trường là 230 (93 trường ĐH, 137 trường cao đẳng), năm học 2011-2012, số trường ĐH và cao đẳng (CĐ) là 419 (ĐH là 204 trường, số trường CĐ là 215). Như vậy, so với năm học 1999-2000 thì số trường ĐH và cao đẳng tính đến năm học 2011-2012 đã tăng thêm hơn 2,7 lần. Việc tăng thêm các trường ĐH và CĐ để đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội, góp phần đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là cần thiết. Song việc mở ồ ạt các trường trong điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn, đội ngũ giáo viên chưa đủ, đồng thời một cơ chế quản lý lỏng lẻo, nhiều bất cập thì lại trở thành một điều đáng lo ngại đối với giáo dục nước ta.
Bảng 5. SỐ LƯỢNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG VÀ SINH VIÊN ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG QUA CÁC NĂM HỌC
Bậc học
Năm học
Hệ cao đẳng
Hệ đại học
Tổng
Trường
Sinh viên
Trường
Sinh viên
Trường
Sinh viên
1999 – 2000
153
173.910
69
719.840
222
893.750
2004 – 2005
137
273.460
93
1.046.291
230
1.319.754
2009 – 2010
230
576.880
173
1.358.861
403
1.935.739
2010 – 2011
173
726.219
188
1.435.887
414
2.162.106
2011 – 2012
215
756.290
204
1.448.021
419
2.204.313
Ghi chú: - Đơn vị tính cột Trường là: Trường
- Đơn vị tính cột Sinh viên là: Sinh viên
(Nguồn: Bộ giáo dục và Đào tạo)
Nếu như số lượng sinh viên vào năm học 1999-200 là 893.754 sinh viên thì đến năm học 2011-2012 là 2.204.313 sinh viên tăng 1,6 lần. Quy chuẩn về cơ cấu trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động khu vực châu Á hiện nay là: 1 đại học/4 cao đẳng/10 trung cấp [27, Tr 1] nhưng đối với VN thì con số này là ngược lại. Số trường ĐH năm 2012 là 204 trường với 1.448.201 sinh viên, trong khi số CĐ chỉ là 215 trường với 756.292 sinh viên. Thay vì 1 đại học/4 CĐ thì chúng ta đã làm ngược lại: 2 đại học/1 cao đẳng. Cơ cấu ngành nghề đào tạo cũng đang gặp vấn đề: đào tạo công nhân kỹ thuật còn chiếm tỷ trọng thấp; nhân lực được đào tạo các ngành kỹ thuật - công nghệ, nông - lâm - ngư chiếm tỷ trọng thấp, còn tỷ trọng các ngành xã hội, luật, kinh tế, ngoại ngữ lại quá cao, thiếu nhiều công nhân kỹ thuật lành nghề, trước hết là trong các ngành trọng điểm (cơ khí, điện tử - kỹ thuật điện, hóa chất...).
Trung tâm Nghiên cứu và Phân tích chính sách thuộc Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) tổ chức một cuộc khảo sát với quy mô gần 3.000 cựu sinh viên thuộc năm khóa khác nhau (ra trường từ năm 2006-2010) của ba ĐH: ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và ĐH Huế, đã cho thấy những con số báo động. Có đến 26,2% cử nhân cho biết chưa tìm được việc làm, dù khái niệm việc làm ở đây được hiểu rất rộng là bất cứ công việc gì tạo ra thu nhập, không nhất thiết phải đúng với trình độ, chuyên ngành đào tạo. Trong số này, 46,5% cho biết đã đi xin việc nhưng không thành công. 42% lựa chọn một giải pháp an toàn là tiếp tục học lên hoặc học thêm một chuyên ngành khác. Thậm chí, có 27% cử nhân được hỏi cho biết, họ rất khó kiếm việc làm do ngành học của mình không phù hợp với thị trường. Số người rơi vào cảnh nhà tuyển dụng không hiểu về ngành học cũng chiếm tới 18%. Do đây là khảo sát được thực hiện tại các ĐH quốc gia, ĐH vùng - những ĐH “đầu tàu” của VN nên thực trạng này ở các trường ĐH khác có lẽ cũng không khả quan hơn [15, Tr 1].
Theo bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào Tạo Phạm Vũ Luận thì “so với nhu cầu hiện đại hóa đất nước, chất lượng giáo dục ĐH còn yếu kém. Chính vì vậy Đảng ra chỉ thị phải đổi mới căn bản và toàn diện bậc học này” [22, Tr 1]. Nguyên nhân việc không kiểm soát chất lượng giảng dạy và cấp bằng tùy tiện hiển nhiên là làm giảm thấp uy tín của giáo dục VN. Bằng chứng là chất lượng của các trường ĐH hàng đầu VN bị xuống cấp nghiêm trọng, không có khả năng cạnh tranh quốc tế, và trên thực tế không thể lọt vào nhóm 200 trường đầu bảng xếp hạng các trường ĐH trên thế giới.
2.1.4. Hoạt động nghiên cứu khoa học
Theo thống kê của Bộ Khoa học - Công nghệ, tính đến tháng 12-2012 cả nước có 24.300 tiến sĩ và 101.000 thạc sĩ. So với năm 1996 đội ngũ này tăng trung bình 11,6%/năm, trong đó TS tăng 7%/năm, thạc sĩ tăng 14%/năm [28, Tr 1]
Theo Phó Giáo Sư – Tiến Sĩ Phạm Bích San, Phó tổng thư ký Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật VN (VUSTA) nhận định “Số Giáo sư, Tiến sĩ chúng ta nhiều nhất Đông Nam Á nhưng không có trường ĐH VN nào được đứng trong bảng xếp hạng 500 trường ĐH hàng đầu thế giới. Số lượng các bài báo công bố quốc tế của cả nước gần 90 triệu dân trong một năm chỉ bằng số lượng của một trường ĐH ở Thái Lan” [28, Tr 1]. Theo Báo cáo Harvard, trong năm 2006, 2.830 giảng viên của trường ĐH Chulalongkorn của Thái Lan đăng được 744 công trình nghiên cứu trên các tạp chí quốc tế. Trong khi đó, 3.360 giảng viên của hai trường ĐH Quốc gia Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đăng được tổng cộng 36 công trình.
Năm 2006, các nhà nghiên cứu của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) đăng được 41 bài báo khoa học trên các tạp chí quốc tế [13, Tr 1]. Cũng trong năm đó, chỉ riêng các nhà nghiên cứu của Trường ĐH Phúc Đán ở Thượng Hải đã đăng được 2.286 bài trên các tạp chí quốc tế.
Theo thống kê Viện thông tin khoa học (ISI), trong giai đoạn 1996-2011 Việt Nam mới có 13.172 ấn phẩm khoa học công bố trên các tập san quốc tế có bình duyệt, bằng khoảng một phần năm của Thái Lan (69.637), một phần sáu của Malaysia (75.530), và một phần mười của Singapore (126.881).
Thống kê của Bộ Khoa học – Công nghệ và các chuyên gia cho thấy trong 5 năm (2006 - 2010) cả nước chỉ có khoảng 200 bằng sáng chế, giải pháp hữu ích được cấp tại Cục Sở hữu trí tuệ và chỉ có 5 bằng sáng chế được đăng ký tại Mỹ, trung bình mỗi năm có một bằng sáng chế; riêng năm 2011, nước ta không có bằng sáng chế nào được đăng ký tại đây. Trong khu vực Đông Nam Á, Singapore (4,8 triệu dân) có 647 bằng sáng chế. Đứng thứ hai là Malaysia (27,9 triệu dân) với 161 bằng sáng chế; Thái Lan (68,1 triệu dân) có 53 sáng chế. Còn một nước có số dân và trình độ phát triển tương đương nước ta là Philippines cũng có tới 27 bằng sáng chế.
Để giải thích cho tình trạng này là giảng viên VN kém ngoại ngữ. Điều này có thể chấp nhận như một lời giải thích nhưng khó chấp nhận với thực tế hiện tại, nhất là trong thời đại toàn cầu hoá hiện nay, khi mà các hoạt đông nghiên cứu khoa học ngày càng trở nên có tính toàn cầu trong đó tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp chính. Những nhà khoa học không có khả năng kết nối với những xu hướng toàn cầu trong lĩnh vực của họ chắc chắn sẽ không tham gia vào các nghiên cứu có liên quan.
Nguyên nhân khác, theo quy định của Bộ Giáo dục – Đào tạo, mỗi giảng viên ĐH ngoài việc đảm bảo 900 giờ giảng dạy phải có 500 giờ dành cho nghiên cứu khoa học/năm. Đối với Giáo sư, Phó Giáo sư và giảng viên chính thì số giờ dành cho nghiên cứu khoa học từ 600 - 700 giờ/năm. Tuy nhiên, hiện nay đa số giảng viên các trường ĐH chỉ đào tạo mà không nghiên cứu khoa học. Các trường ĐH không có biên chế làm khoa học chuyên nghiệp. Việc nghiên cứu chỉ được coi là hoạt động làm thêm của cán bộ giảng dạy.
Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đã công bố bảng xếp hàng về Chỉ số đối mới công nghệ toàn cầu năm 2012, trong đó VN xếp vị trí 76 [19, Tr 1].
Hình 1. Chỉ số đối mới công nghệ toàn cầu
Chỉ số đổi mới toàn cầu (GII- Global Innovation Index) được tính dựa trên điểm số trung bình của các yếu tố đầu vào là môi trường thuận lợi cho đổi mới (cách tổ chức, nguồn nhân lực, thị trường, cơ sở hạ tầng), môi trường kinh doanh và đầu ra là thành tựu trong đổi mới khoa học và sáng tạo.
Theo Tổng giám đốc Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới Francis Gurry, đổi mới công nghệ đóng vai trò quan trọng thúc đẩu tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm mới và chất lượng. Đổi mới công nghệ cũng là yếu tố quan trọng hàng đầu để tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tuy nhiên, chỉ số này luôn thấp hơn các nước Malaysia, Singapore và Thái Lan.
Chất lượng của các nghiên cứu khoa học còn thấp. Đề tài mà chúng ta tiến hành nghiên cứu là ứng dụng những thành tựu của thế giới vào điều kiện cụ thể của VN. Những vấn đề mà chúng ta chọn làm mục tiêu nghiên cứu đối với thế giới thường là quá cũ, có khi cũ đến hai, ba hoặc cũng có thể tới bốn chục năm. Tên đề tài thường chung chung, không có giới hạn cụ thể [28, Tr 1]. Tỷ lệ kết quả nghiên cứu được ứng dụng vào sản xuất có lẽ chỉ khoảng vài ba phần trăm. Đề cương nghiên cứu của đề tài thường “rộng”, nhiều nội dung nhưng kết quả đạt được thì quá khiêm tốn, lặp đi lặp lại, bảo vệ đạt “xuất sắc”. Tuy nhiên, ngoài việc nộp cho Bộ Khoa học và Công Nghệ và thì đề tài không được ứng dụng. Nghiên cứu khoa học có thể được thực hiện nhằm được tính điểm công trình để ứng cử vào các chức danh giáo sư, phó giáo sư. Điều này gây lãng phí lớn hàng chục tỉ đồng cho ngân sách nhà nước.
2.2. THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC CÓ TRÌNH ĐỘ CAO Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
2.2.1. Giới thiệu khái quát Đồng bằng Sông Cửu Long
Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) có diện tích đất tự nhiên là 39.653,2 Km2 (chiếm 12,50% diện tích đất tự nhiên của cả nước, gồm 13 tỉnh, thành phố: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Thành phố Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. Đây là vùng sinh thái, là đồng bằng châu thổ lớn nhất VN, là châu thổ rộng và phì nhiêu ở Đông Nam Á và thế giới. Đất canh tác hầu hết là đất phù sa, được tưới tiêu bằng hệ thống sông ngòi, kênh mương chằng chịt do thiên nhiên ban tặng và được xây dựng qua nhiều thế hệ. Do vậy, ĐBSCL là vùng đất có nhiều tiềm năng về sản xuất nông nghiệp.
ĐBSCL có bờ biển dài trên 700 Km2 và khoảng 360.000 Km2 lãnh hải, là vùng đặc quyền kinh tế giáp biển Đông và vịnh Thái Lan, do đó rất thuận lợi cho phát triển kinh tế biển, khai thác, nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ, du lịch và vận tải biển.
ĐBSCL có vị trí địa lý thuận lợi, nằm giữa một khu vực kinh tế năng động và phát triển, liền kề với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam – có tiềm lực lớn nhất cả nước. Biên giới tây giáp với các nước Đông Nam Á càng làm cho ĐBSCL trở thành một vị trí chiến lược toàn diện về kinh tế lẫn quốc phòng.
ĐBSCL được Đảng và nhà nước xác định là vùng kinh tế lớn hàng đầu cả nước. Đó là vùng kinh tế không chỉ có nông nghiệp và thuỷ sản xuất khẩu lớn nhất cả nước, mà còn là vùng có lợi thế để phát triển thương mại, du lịch dịch vụ; phát triển các tuyến hàng hải quốc tế quan trọng và giao lưu kinh tế với các quốc gia lưu vực sông Mê Kông nói riêng, với ASEAN và thế giới nói chung.
Tuy nhiên, nếu so với đồng bằng Sông Hồng và Đông Nam Bộ đời sống văn hóa, xã hội của ĐBSCL còn có một khoản cách nhất định, đó là kết cấu hạ tầng, kỹ chưa phát triển, nhận thức của người dân chưa cao, đời sống kinh tế còn nghèo. Do dó điều kiện để phát triển và hưởng thụ dịch vụ văn hóa của người dân trong vùng còn gặp nhiều khó khăn.
2.2.2 Thực trạng nguồn nhân lực Đồng bằng Sông Cửu Long
Do quy mô dân số lớn, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên tương đối cao (khoản 0,82% vào năm 2011), cơ cấu dân số trẻ, ĐBSCL đã tạo ra sức cung lớn về lực lượng lao động. Từ năm 2009 đến 2011, trong khi dân số thực tế tăng bình quân là 0,34% thì tốc độ tăng lực lượng lao động, thì tốc động tăng trưởng lực lượng lao động 0,95%. Đây là một tiềm năng lớn cho phát triển nguồn nhân lực của vùng, nhưng cũng tạo nên sức ép lớn về giải quyết việc làm và các vấn đề xã hội khác.
Bảng 6. SỰ GIA TĂNG NGUỒN NHÂN LỰC
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
ĐVT: Nghìn người
Lực lượng lao động
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Chênh lệch
2011-2010
2012-2011
+/-
Tỷ lệ %
+/-
Tỷ lệ %
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên
10046,10
10128,70
10238,40
82,60
0,82
109,70
1,08
Dân số
17213,40
17272,20
17330,90
58,80
0,34
58,70
0,34
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)
Xét theo ngành kinh tế, do có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nến tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ tăng lên và ngành nông nghiệp giảm xuống. Cụ thể từ năm 2001 đến năm 2011 tỷ trọng khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 65,89% xuống còn 51,72%, giảm bình quân 1,42%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng từ 10,57% lên 16,82%, tức tăng bình quân 0,63%/năm. Khu vực dịch vụ tăng từ 23,5% lên 31,5%, tức tăng bình quân 0,76%/năm. Tuy nhiên, năm 2012 lại có xu hướng ngược lại do tình hình kinh tế khó khăn, thị trường bất động sản bị ứ động.
Bảng 7: CƠ CẤU LAO ĐỘNG TỪ 15 TUỔI TRỞ LÊN
THEO NGÀNH KINH TẾ
ĐVT: %
Năm
2001
2009
2010
2011
T9-2012
Nông, lâm nghiệp và thủy sản
65,89
54,54
52,61
51,72
52,30
Công nghiệp và xây dựng
10,57
16,63
17,24
16,82
16,53
Dịch vụ
23,54
28,83
30,15
31,16
31,17
Tổng
100,00
100,00
100,00
100,00
100,00
(Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam)
Xét theo khu vực (thành thị và nông thôn), đại bộ phận lực lượng lao động làm nghề Nông, lâm nghiệp và thủy sản tập trung phần lớn ở nông thôn. Những năm gần đây, thực hiện chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, cơ cấu vùng ĐBSCL có những bước chuyển dịch, kéo theo sự dịch chuyển cơ cấu lao động. Hệ quả là một bộ phận lao động ở nông thôn được chuyển sang thành thị hoặc được chuyển sang làm việc trong các ngành công nghiệp, làm giảm tỷ lệ lao động ở khu vực nông thôn. Tỷ lệ lao động khu vực thành thị đã tăng từ 17,16% năm 2001 lên 29,34% năm 2011. Tương ứng, tỷ lệ lao động khu vực nông thôn đã giảm từ 82,84% năm 2001 xuống còn 70,66% năm 2011.
Bảng 8. CƠ CẤU LAO ĐỘNG TỪ 15 TUỔI TRỞ LÊN THEO KHU VỰC
ĐVT: %
Năm
2001
2006
2009
2010
2011
Thành thị
17,16
24,83
27,92
27,58
29,34
Nông thôn
82,84
75,17
72,08
72,42
70,66
Tổng
100,00
100,00
100,00
100,00
100,00
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)
2.2.3. Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ ở Đồng bằng Sông Cửu Long
2.2.3.1. Khái quát về nguồn lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long
Hiện nay vùng ĐBSCL đang đối diện với thực trạng chất lượng nguồn nhân lực chưa theo kịp với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
Bảng 9. TỶ LỆ LAO ĐỘNG ĐÃ QUA ĐÀO TẠO GIAI ĐOẠN 2008 - 2011
ĐVT: %
Năm
2008
2009
2010
2011
Đồng bằng Sông Cửu Long
7,82
7,91
7,93
8,57
Đông Nam Bộ
22,45
19,59
19,48
20,73
Cả nước
14,31
14,82
14,59
15,41
. (Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)
Tỷ lệ lao động được đào tạo chuyên môn kỹ thuật trong cơ cấu nguồn nhân lực của vùng rất thất, chỉ đạt 7,82% vào năm 2008 và đạt 8,57% vào năm 2011. Con số này thấp nhất trong 07 vùng kinh tế của VN và thấp hơn nhiều so với bình quân cả nước (14,31% vào năm 2008 và 15,41% vào năm 2011). Dù đã được cải thiện nhưng nếu so với vùng Đông Nam Bộ thì tỷ lệ lao động được đào tạo chuyên môn kỹ thuật của vùng Đông Nam Bộ gấp xấp xỉ 3 lần so với ĐBSCL .
Lực lượng lao động có trình độ cao đẳng, ĐH của ĐBSCL chỉ chiếm 4,39% trong tổng lực lượng lao động, nhỏ hơn rất nhiều so với trung bình chung của cả nước là 7,90%. Tương tự thì lực lượng lao động được dạy nghề và trung cấp chuyên nghiệp cũng gần bằng phân nữa so với cả nước. Vì vậy, mà ĐBSCL vẫn được xem là vùng trũng giáo dục của VN. Và tỷ lệ này cần được cải thiện hơn nữa trong tương lai. Đặc biệt, ở lĩnh vực nông thôn, tỷ lệ lao động chưa đào tạo hơn 94% cao nhất cả nước và cao hơn trung bình chung cả nước 3,43%, đây là hậu quả của việc người dân không chú trọng đến việc đưa con cái đi học, muốn con ở nhà làm ruộng, cày bừa vì họ cho rằng làm nghề nông không cần phải học. Tỷ lệ lao động có trình độ ĐH trở lên thường tập trung ở thành thị, con số này gấp bốn lần so với nông thôn, vì ở thành thị có điều kiện để phát triển cho bản thân những người có trình độ.
Bảng 10. CƠ CẤU LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG THEO TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NĂM 2011
ĐVT: %
Chung
Thành thị
Nông Thôn
ĐB
Cả
nước
ĐB
Cả
nước
ĐB
Cả
Nước
SCL
SCL
SCL
Không có trình độ
91,43
84,41
81,56
69,18
94,26
90,83
Dạy nghề
1,82
4,03
3,94
6,67
1,23
2,88
Trung cấp chuyên nghiệp
2,36
3,66
4,25
5,81
1,85
2,81
Cao đẳng
1,01
1,79
1,82
2,92
0,79
1,31
Đại học trở lên
3,38
6,11
8,43
15,42
1,87
2,17
Tổng
100,00
100,00
100,00
100,00
100,00
100,00
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)
Về đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở cấp tỉnh, huyện trong vùng, thì 70% có trình độ ĐH, hai phần ba trong số họ có bằng cử nhân luật, kinh tế chính trị; một phần ba còn lại là cử nhân chuyên ngành kinh tế và kỹ thuật. Phần lớn cán bộ quản lý được đào tạo trong cơ chế cũ, nên một bộ phận không nhỏ còn xa lạ và thiếu hiểu biết về kinh tế thị trường. Kết quả khảo sát thực tế cho thấy, có khoảng 20%-50% cán bộ quản lý nhà nước trong vùng chưa được đào tạo các kỹ năng làm việc trong điều kiện mới và năng lực tổ chức, quản lý còn hạn chế. Nhưng đáng nói hơn, chỉ có 12,6% cán bộ quản lý tự nhận thấy cần bổ sung thêm kiến thức về quản trị kinh doanh và 31,2 có nhu cầu kiến thức quản lý hiện đại [1, Tr 58].
Về đội ngũ quản lý trong các doanh nghiệp của vùng, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn, mặc dù được đánh giá là nhân tố đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi, cải tiến công nghệ, áp dụng tri thức vào nơi sản xuất, kinh doanh và quản lý, thế nhưng một tỷ lệ khá lớn trong số họ lại có trình độ học vấn thấp và đáng lo ngại hơn là hầu hết đều thiếu những kiến thức về quản trị doanh nghiệp. Theo kết quả điều tra, chỉ có 30% số chủ doanh nghiệp ở nông thôn đã qua đào tạo kiến thức về quản trị kinh doanh, 25% hiểu biết về luật doanh nghiệp, 44% hiểu biết về luật thuế, 25% hiểu biết về luật lao động, 8% hiểu biết về luật đầu tư dẫn đến chất lượng và hiệu quả quản lý doanh nghiệp của các chủ doanh nghiệp ở nông thôn ĐBSCL rất thấp [1, Tr 59].
Thực trạng trên phản ánh nguồn nhân lực ĐBSCL hiện còn nặng về lao động giản đơn, ít được đào tạo và mất cân đối trong cơ cấu và không hợp lý trong phân bố. Đây là sự lãng phí rất lớn nguồn nhân lực và là tồn tại rõ nét nhất của nguồn nhân lực ĐBSCL.
2.2.3.2. Hoạt động đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long
Nhiệm vụ của giáo dục nói chung là đào tạo con người là mở mang và nâng cao dân trí, trong đó giáo dục ĐH đóng vai trò rất quan trọng, có thể nói một cách khẳng định rằng, cả bề mặt và chiều sâu của một nền giáo dục được thể hiện qua nền giáo dục ĐH. Tiến sĩ Võ Hùng Dũng, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI) chi nhánh Cần Thơ khẳng định: “Yếu kém về học vấn và đào tạo chuyên môn được xem là điểm yếu, ảnh hưởng rất lớn tới phát triển kinh tế xã hội của khu vực ĐBSCL”.
ĐBSCL là vùng đất trù phú, là vựa lúa của cả nước, nhưng nói đến Giáo dục – đào tạo, thì nơi đây còn nhiều yếu kém. Người ta ví nơi đây giàu lương thực nhưng nghèo con chữ là vì vậy. Ðể giáo dục ĐBSCL phát triển, tiến bước cùng các vùng khác trong cả nước, xứng tầm yêu cầu nhiệm vụ, Chính phủ, các ngành, các cấp đã vào cuộc, có những giải pháp quyết liệt. Ngân sách các tỉnh ĐBSCL dành cho giáo dục cũng tăng từ 13% lên 18%/năm. Nhiều giải pháp phấn đấu để đạt mục tiêu đến năm 2015 đưa tỷ lệ lao động được đào tạo lên 40% với 445.000 người/năm; đưa số trường CĐ nghề và trung cấp nghề lên 57 trường; nâng tỷ lệ 190 sinh viên/10.000 dân; nâng cấp, lập mới 10 - 12 trường ĐH, 11 trường CĐ.
Hiện tại, ĐBSCL có 12 trường ĐH, một phân hiệu trường ĐH và 27 trường CĐ. Việc xã hội hoá giáo dục với nhiều trường ĐH, CĐ ngoài công lập luôn được chú trọng, đi đầu là ĐH Cửu Long, ĐH Tây Đô,… Trong tương lai là ĐH Kinh tế Hàng hải, ĐH Đồng Bằng Sông Cửu Long, ĐH Mê Kông. Trước mắt là chung tay đào tạo nguồn nhân lực trình độ ĐH có chất lượng theo nhu cầu xã hội vùng ĐBSCL tầm nhìn đến năm 2020.
Ngành nghề ưu tiên đào tạo là giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, điều dưỡng, cán bộ y tế cộng đồng, y tế dự phòng, bác sỹ, dược sỹ. Trong lĩnh vực nông nghiệp, ưu tiên đào tạo ngành công nghệ sau thu hoạch, nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy hải sản; thủy lợi, động lực và cơ khí nông nghiệp, tài nguyên môi trường. Trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng, ưu tiên đào tạo các ngành cơ khí chế tạo, sửa chữa, điện, điện tử viễn thông, công nghệ thông tin, xây dựng cầu đường, kiến trúc, xây dựng dân dụng và công nghiệp, giao thông vận tải. Trong ngành kinh tế, ưu tiên đào tạo về quản trị kinh doanh, kinh tế phát triển, quy hoạch, kế hoạch, tái chính, ngân hàng, thương mại, kinh tế đối ngoại, bảo hiểm, du lịch, quản lý khách sạn.
Thời gian qua, các trường ĐH tại ĐBSCL có quy mô tuyển sinh khoảng 10.000 sinh viên/năm, trong khi hàng năm có hàng trăm ngàn học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học. Trong phạm vi cả nước, bình quân 0,9 triệu dân có một trường ĐH thì ở ĐBSCL 3,37 triệu dân có một trường ĐH.
Ngành nghề đào tạo ĐH ở ĐBSCL còn hạn hẹp, chủ yếu đào tạo các ngành kinh tế, sư phạm, nông lâm, ngoại ngữ. Các ngành cần thiết cho phát triển kinh tế, kỹ thuật cao giúp đưa quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nhanh hơn chỉ mới bắt đầu triển khai [17, Tr 1]..
2.2.3.3. Chất lượng nguồn nhân lực có trình độ đại học ở Đồng bằng Sông Cửu Long
Tác giả Quang Minh Nhật và cộng sự đã thực hiện một cuộc nghiên cứu về chất lượng nguồn nhân lực có trình độ ở ĐBSCL. Trên cơ sở khảo sát về chất lượng đào tạo của các trường đại học được đánh giá bởi doanh nghiệp trong khu vực đã cho thấy chất lượng đào tạo được đánh giá tương đối cao, thể hiện qua hầu hết các tiêu chí đều được đánh giá ở mức khá và giỏi. Tuy nhiên, chúng ta cần nghiêm túc nhìn nhận rằng cần phải quan tâm và cải thiện hơn nữa vì các tiêu chí quan trọng như kiến thức về lý thuyết cơ bản, kiến thức cơ sở ngành, chuyên ngành kỹ năng kinh nghiệm thực tiễn, khả năng giải quyết công việc chỉ được đánh giá ở mức khá.
Sinh viên dường như phù hợp hơn với yêu cầu công việc trong các trường trung học phổ thông và các đơn vị hành chính sự nghiệp, nhưng chưa được đánh giá cao khi được tuyển dụng và làm việc tại các ngân hàng và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh [4, Tr 278].
Khi thực hiện so sánh giữa yêu cầu/nhu cầu về chất lượng đào tạo của doanh nghiệp và thực tế chất lượng sinh viên được đánh giá bởi doanh nghiệp trong khu vực để đo lường mức độ đáp ứng chất lượng đào tạo nguồn nhân lức ĐBSCL. Theo tác giả Quang Minh Nhật và cộng sự, tuy có chút ít sự cách biệt giữa yêu cầu và thực tế đáp ứng về chất lượng, nhưng sinh viên tốt nghiệp từ các trường ĐH trong khu vực đã đáp ứng tương đối cao những yêu cầu của doanh nghiệp và xã hội. Nhìn chung chất lượng đào tạo được đánh giá khá tốt và đáp ứng được những yêu cầu trong công việc thực tiễn [4, Tr 279].
2.2.4. Nhu cầu nguồn nhân lực có trình độ ở một số lĩnh vực trong tương lai
2.2.4.1. Nhu cầu nguồn nhân lực lĩnh vực thuỷ sản
Ngành thủy sản đóng vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế nước ta, đặc biệt trong tiến trình phát triển và hội nhập với kinh tế thế giới. ĐBSCL là một vùng kinh tế quan trọng của Việt Nam. Đồng bằng này được xem như là vùng có những điều kiện thuận lợi cho phát triển thủy sản nhờ vào tiềm năng diện tích mặt nước biển, ven biển và nội đồng rất lớn cũng như các điều kiện khác về tự nhiên và kinh tế - xã hội.
Vai trò quan trọng và tiềm năng to lớn của ngành thủy sản ở ĐBSCL không những chỉ thể hiện ở diện tích mặt nước biển lớn mà còn cả ở nhiều loại hình diện tích mặt nước ven biển và nội đồng rất phong phú. Nhu cầu cho phát triển của vùng đến năm 2015 được dự báo khoảng 15.000 kỹ sư và sau đó đạt mức ổn định. Như vậy, hằng năm cần đào tạo bổ sung khoảng 250-300 kỹ sư thủy sản cho ĐBSCL .
Ngoài ra, đào tạo sau đại học là một nhu cầu thực tế của ngành thủy sản ở ĐBSCL. Ước tính mỗi năm cần đào tạo 30-50 thạc sĩ cho ngành thủy sản ở đây. Đào tạo kỹ sư ngành thủy sản cũng cần phải được thực hiện một cách cân đối với đào tạo ở cấp độ trung cấp-cao đẳng và sau đại học. Tỷ lệ số người có trình độ sau đại học cần đặc biệt cao đối với trường đại học, viện nghiên cứu và các cơ sở đào tạo nhân lực cho ngành thủy sản hay cơ quan quản lý ngành ở cấp tỉnh. Trình độ đại học thích hợp nhiều cho cấp tỉnh và huyện. Cấp độ trung cấp và cao đẳng là rất thích hợp cho mạng lưới khuyến nông lâm ngư cấp huyện, cơ sở và đơn vị trực tiếp sản xuất kinh doanh [3, 174].
2.2.4.2. Nhu cầu nguồn nhân lực lĩnh vực du lịch
ĐBSCL là khu vực có tiềm năng về du lịch, độc đáo, không giống với vùng miền nào của cả nước. Nơi đây, cảnh quan sinh thái đặc trưng là đồng bằng và biển đảo, một vùng sông nước hữu tình và quyến rũ, cây trái bốn mùa trĩu quả, môi trường trong lành, tài nguyên thiên nhiên phong phú kết hợp với tinh hoa văn hóa, lịch sử của cộng đồng 4 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa và Chăm [11, Tr 1].
Ở Khu Du lịch Núi Sam - An Giang, Khu Du lịch Phù Sa, quận Cái Răng và Khu Du lịch Mỹ Khánh, huyện Phong Điền -TP.Cần Thơ, Khu Du lịch Vinh Sang - Vĩnh Long, là những nơi có sức hút tương đối khá thì đội ngũ chuyên nghiệp vẫn thiếu và yếu, hầu hết chỉ sử dụng lực lượng lao động phổ thông.
Hiện tại, ĐBSCL đang đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực du lịch cho vùng cả về cán bộ quản lý và lao động trực tiếp bằng nhiều hình thức, chương trình phù hợp, đáp ứng yêu cầu về các nghiệp vụ trong ngành du lịch, không ngừng nâng cao tay nghề và tính chuyên nghiệp cao. Theo kế hoạch phấn đấu của thành phố Cần Thơ và các tỉnh trong khu vực, đến năm 2015 có ít nhất 80% đội ngũ làm du lịch được thông qua đào tạo [16, Tr 1].
2.2.4.3. Nhu cầu nguồn nhân lực lĩnh vực y tế
Theo Quyết định 153/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì đến năm 2010, ĐBSCL phải đạt tỉ lệ 7 bác sĩ/10.000 dân và 01 dược sĩ đại học/10.000 dân. Tuy nhiên, đến thời điểm này, toàn vùng chỉ mới đạt 5,27 bác sĩ/10.000 dân và 0,73 dược sĩ đại học/10.000 dân, đáp ứng chỉ mới được khoảng gần 75% số bác sĩ, dược sĩ phục vụ nhu cầu điều trị, chăm sóc sức khỏe cho người dân. Thành phố Cần Thơ là địa phương duy nhất của vùng đạt 7 bác sĩ/10.000 dân, kế đến là cà mau với 6,26 bác sĩ. Tỷ lệ thấp nhất là tại Sóc Trăng chỉ có 3,7 bác sĩ/10.000 dân; tiếp đến là Hậu Giang 4,05 bác sĩ/10.000 dân. Ở Kiên Giang, nhiều xã đảo, huyện đảo đang rất thiếu bác sĩ, có khu vực hoàn toàn không có bác sĩ.
Trước nhu cầu chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh của người dân ngày càng nâng cao, việc thiếu bác sĩ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và thái độ phục vụ. So với tiêu chuẩn thì hiện tại ĐBSCL còn thiếu 3.048 bác sĩ và 655 dược sĩ trong hệ thống y tế công lập và ngoài công lập. Các tỉnh thiếu bác sĩ nhiều nhất là An Giang với 508 bác sĩ, Sóc Trăng 458 bác sĩ, Tiền Giang 363 bác sĩ [18, Tr 1].
Chương 3.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
3.1. PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Đây là giải pháp hàng đầu nhằm phát triển nguồn nhân lực cho ĐBSCL bởi giáo dục là điền kiện tiên quyết, là yếu tố trực tiếp đóng vai trò quyết định đến chất lượng nguồn nhân lực.
3.1.1. Đối với giáo dục phổ thông
Học sinh phổ thông là nguồn đầu vào cho cấp bậc giáo dục Đại học, cao đẳng, nếu kiến thức nền không vững thì sau khi hoàn thành cấp bậc giáo dục làm sao có được nguồn đầu ra có chất lượng cao.
- Đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân học tập”, vận động học sinh đúng tuổi đến trường, phải có những chính sách cụ thể, giao trách nhiệm đến từng ban ngành để hạn chế tối đa đi đến không có tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng.
- Hoàn thiện quy hoạc và thiết kế mạng lưới các trường theo từng địa phương trong toàn vùng trên cơ sở dụ báo số lượng học sinh trong 10 hoặc 15 năm tới. Xây dựng trường học có chất lượng, tránh tình trạng vừa xây xong phải sửa chửa. Có thiết kế cụ thể cho các trường ở vùng bị ngập nước, vùng sâu vùng xa.
- Nhanh chống chuyển sang chế độ học 2 buổi và mỗi lớp từ 30-35 học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục – Đào tạo.
- Mỗi trường nên có ít nhất một chuyên viên tâm lý để tư vấn, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của học sinh.
- Quy hoạch và nhân rộng trường sư phạm chất lượng cao để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, có lòng say mê trong nghề nghiệp. Có những chính sách ưu đãi để khác phục những khó khăn mà giáo viên đang gặp phải.
- Xây dụng và tổ chức thực hiện kế hoạc bồi dưỡng thường xuyên hoặc kiểm tra định kỳ về chuyên môn, ngoại ngữ, tin học nhằm chuẩn hoá đội ngũ giáo viên vào năm 2015 và nâng câp trình độ giáo viên vào năm 2020.
3.1.2. Đối với đào tạo bậc đại học, cao đẳng
- Tiếp tục hoàn thiện quy hoạch và thiết kế mạng lưới các trường cao đẳng, đại học trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển nguồn nhân lực và chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo cho toàn vùng.
- Tự ý thức và nâng cao trình độ ngoại ngữ cho bản thân sinh viên và giảng viên, đây là điều kiện tiên quyết để hoà nhập với xu thế toàn cầu hoá hiện nay.
- Điều chỉnh cơ cấu đào tạo và đào tạo lại nhằm giảm bớt tình trạng mất cân đối trong cơ cấu đào tạo và cơ cấu nguồn nhân lực hiện nay.
- Nhanh chóng triển khai mô hình liên kết giáo dục và đào tạo với doanh nghiệp nhằm gắn liền đào tạo với sử dụng, khắc phục tình trạng nội dung chương trình, quy mô và cơ cấu đào tạo còn xa rời thực tiễn. Nhân rông mô hình đào Co.op của Đại học Trà Vinh.
- Triển khai các chương trình đào tạo bằng tiếng anh, liên kết với các trường uy tín của nước ngoài xây dựng mô hình 2 giai đoạn (2 năm đào tạo tại Việt Nam - 2 năm đào tạo tại nước ngoài).
- Thực hiện việc nghiên cứu khoa học công nghệ theo đúng yêu cầu của doanh nghiệp và là điểm tựa về về khoa học và công nghệ cho doanh nghiệp trên cơ sở đó tạo ra sự thoã mãn hơn cho yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Chú trọng nghiên cứu khoa học trong sinh viên.
- Xây dựng bộ phận hướng nghiệp cho sinh viên nhằm giúp sinh viên định hướng nghề nghiệp trong tương lai một cách hiệu quả.
- Xúc tác hình thành một số trường chất lượng cao, trong đó ưu tiên đào tạo các ngành khoa học cơ bản và các ngành công nghệ cao. Liên kết đào tạo với các trường đại học trọng điểm ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, các trường chất lượng của khu vự và thế giới nhằm tăng nhanh quy mô đào tạo kỹ sư và nguồn nhân lực chất lượng cao.
3.2. GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một bước đột phá chiến lược, yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tạo lợi thế cạnh tranh, bảo đảm đưa nền kinh tế của đất nước phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả.
- Nâng cao đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của người lao động là một trong những tiền đề quan trọng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vì điều này có ý nghĩa quyết định đến trí lực, thể lực, nhân cách, sức sáng tạo và niềm đam mê của người lao động.
- Vận động người dân thay đổi tập quán chi tiêu theo hướng giảm thiểu chi tiêu cho uống rượu, hút thuốc thay vào đó để nâng cao chất lượng bữa ăn, sinh hoạt. Tăng cường đầu tư cho giáo dục và văn hoá, đẩy lùi tệ nạn xã hội.
- Mở cuộc vận động sâu rộng trong toàn xã hội về nhân lực Việt Nam phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phát động phong trào thi đua yêu nước tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, góp phần giúp cho mọi người hiểu rõ về các chính sách phát triển nhân lực. Vận động các doanh nghiệp tham gia đào tạo nhân lực để sử dụng với chất lượng ngày càng cao.
- Tiến hành điều tra, khảo sát thường xuyên về nhân lực và chất lượng nhân lực ở tất cả các ngành, các cấp, địa phương và cả nước; bảo đảm cân đối cung - cầu nhân lực để phát triển kinh tế - xã hội Đồng bằng Sông Cửu Long.
- Phải làm cho cán bộ đứng đầu trong cơ quan Đảng, chính quyền địa phương, các ban ngành, tổ chức và các doanh nghiệp trong vùng nhận thức rõ về sự cần thiết phải thu hút và sử dụng các nhân tài có hiệu quả, từ đó đưa ra các chính sách trọng dụng hợp lý.
- Xây dựng chính sách chế độ đãi ngộ về vật chất và tinh thần cho lao động trình độ cao với phương châm “trải chiếu hoa, mời gọi nhân tài.
- Tạo điều kiện để cho sinh viên mới tốt nghiệp ra trường vào làm việc và thể hiện tài năng nhằm tạo được luồng sinh khí mới trong các doanh nghiệp, cơ quan tổ chức. Các doanh nghiệp liên kết với trường đại học, cao đẳng để phối hợp đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với tiêu chí của doanh nghiệp mình.
- Tổ chức sắp xếp lại cán bộ bằng cách rà soát và phân loại cán bộ theo các tiêu chí năng lực và vào đạo đức. Từ đó bố trí lại cán bộ theo nguyên tác đảm bảo những cương vị quan trọng phải thuộc về cán bộ có tài, có đức thực sự, đồng thời thực hiện việc luân chuyển và điều động cán bộ theo định kỳ.
- Hằng năm, Chính quyền địa phương cần tổng kết về lý luận và thực tiễn về nguồn nhân lực, đánh giá đúng mặt được, mặt chưa được, kịp thời rút ra những kinh nghiệm, trên cơ sở đó mà phát huy mặt tốt, khắc phục mặt chưa tốt.
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Nguồn nhân lực là tài nguyên quý giá nhất của Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước. Mặc dù Đảng và Nhà nước ta đã rất chú ý đến đào tạo nhưng ĐBSCL luôn trong tình trạng thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao. Qua phân tích, tác giả đã cho thấy nguồn nhân lực ĐBSCL hiện còn nặng về lao động giản đơn, ít được đào tạo và mất cân đối trong cơ cấu và không hợp lý trong phân bố. Đây là sự lãng phí rất lớn nguồn nhân lực và là tồn tại rõ nét nhất của nguồn nhân lực Đồng bằng Sông Cửu Long. Từ đó, tác giả đã đề nghị một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho Đồng bằng Sông Cửu Long.
2. KIẾN NGHỊ
Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ cần khẩn trương chỉ đạo xây dựng Hội đồng nghiên cứu, tư vấn Giáo dục – Đào tạo cho vùng. Chính quyền của các tỉnh, thành phố trong khu vực cần tăng cường phối hợp trong việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lược phát triển nguồn nhân lực – chiến lược lược trung tâm cho việc thực hiện các chiến lược khác của từng địa phương và toàn vùng.
Các cơ quan, tổ chức, các doanh nghiệp cần đổi mới tư duy, có cái nhìn mới về con người, nguồn nhân lực có chất lượng. Tạo điều kiện cho nguồn nhân lực trẻ có cơ hội cống hiến và phát triển.
Sinh viên cần có ý thức tự học, tự hoàn thiện bản thân cũng như các kỹ năng cần thiết để xây dựng thương hiệu cho bản thân.
Cần tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa xã hội - nhà trường - gia đình để tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao trong tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Thị Thanh (2005), “Phát triển nguồn nhân lực Đồng bằng Sông Cửu Long đến năm 2020”, Trường đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Chu Văn Cấp (2012), “Giáo dục và đào tạo với phát triển nguồn nhân lực Việt Nam”, Tạp chí Phát triển & hội nhập (Số 6-16), Tr 50-54.
3. Nguyễn Thanh Toàn, Lê Xuân Sinh, Huỳnh Văn Hiền (2009), “Hiện trạng và nhu cầu nguồn nhân lực cho sự phát triển của ngành thủy sản ở Đồng bằng Sông Cửu Long, Tạp chí Khoa học – Đại học Cần Thơ (Số 2), Tr 168-175.
4. Quang Minh Nhật, Phạm Lê Đông Hậu, Trần Thị Bạch Yến (2012), “Đánh giá mức độ đáp ứng chất lượng nguồn nhân lực theo yêu cầu của doanh nghiệp Đồng bằng Sông Cửu Long được đào tạo bậc đại học trở lên”, Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (Số 22b), Tr 273-282.
5. Niên Giám Thống Kê các năm 2009, 2010, 2011.
6. Quyết định số 1216/QĐ-TTg, phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011- 2020, Thủ tướng Chính phủ, 2011.
7. Bùi Du Dương (2013), Việt Nam tụt hậu 50 năm so với Thái Lan về công bố khoa học;
8. Bộ giáo dục và đào tạo (2012), Số liệu thống kê toàn ngành giáo dục năm 2012;
9. Duy Khiêm (2012) Bàn về hiện tượng chảy máu chất xám;
10 Đức Vượng (2013), Thực trạng và giải pháp về phát triển nhân lực Việt Nam;
11. Nguyễn Hà Phương (2009), Đầu tư du lịch ở Đồng bằng Sông Cửu Long: Nhân lực vừa thiếu, vừa yếu;
12. Nhật Tân, Xuân hải (2012) Việt Nam đang bị chảy máu chất xám nghiêm trọng;
13. Phạm Đức Chính (2008), Vì sao khoa học Việt Nam chưa phát triển;
14. Phạm Đức Chính (2008), Bốn vấn đề nóng cho thứ trưởng Giáo dục – Đào tạo tương lai;
15. Phạm Thị Ly (2012), Giảng đường ế ẫm: Sự sàng lọc của cơ chế thị trường;
16. Quốc Minh (2013), Nguồn nhân lực du lịch đồng bằng sông Cửu Long vừa thiếu vừa yếu;
17. Thế Đạt (2013), Đồng bằng Sông Cửu Long đẩy mạnh đầu tư về giáo dục;
18. Thế Đạt (2013), Các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long thiếu gần 4.000 bác sỹ và dược sỹ;
19. Thùy Ngân (2012), Việt Nam tụt hạng chỉ số trí tuệ;
20. Thông Tấn Xã Việt Nam (2012), Dân số Việt Nam đang già hóa nhanh chóng;
21. Thông Tấn Xã Việt Nam (2011), Đồng bằng Sông Cửu Long: Cần khắc phục điểm yếu về học vấn và đào tạo
22. Tiến Dũng (2011), Chất lượng đại học còn yếu kém;
23. Tổng cục thống kê Việt Nam (2013), Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam 2012;
24. Văn Đình Tấn (2012), Nguồn nhân lực trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta;
25. Vân Anh, Thuận Thiên (2012), Kiều hối chảy về, chất xám chảy đi;
26. Vĩnh Hy (2012), Có bao nhiêu thạc sĩ giấy?;
27. Vũ Thế Tùng (2012), Thiếu trường mầm non, thừa trường đại học;
28. Vũ Thơ (2012), Nhiều tiến sĩ, ít phát minh;
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_nguon_nhan_luc_co_trinh_do_cao_o_dong_bang_song_cuu_long_0_.doc