Thực trạng, nguyên nhân, cách thức giải quyết việc ly hôn có yếu tố nước ngoài

Lời mở đầu Trong những năm qua, ở nước ta, vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài tăng nhanh về số lượng, nhiều nhất tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Theo báo cáo của Tổng cục thống kê, trong ba năm gần đây, đã có gần 32.000 phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài, phần lớn là người Đài Loan và Hàn Quốc. Đó là “hiện tượng tất yếu trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa mà chúng ta khó có thể tránh khỏi được” – Phó GS,TS Phan An (người chủ trì công trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước về “hiện tượng phụ nữ lấy chồng Đài Loan”) cho biết. Ly hôn là một mặt của quan hệ hôn nhân. Nếu kết hôn là hiện tượng bình thường nhằm xác lập quan hệ vợ chồng, thì ly hôn là hiện tượng bất bình thường, là mặt trái của hôn nhân nhưng là mặt không thể thiếu được khi quan hệ hôn nhân đã thực sự tan vỡ. Với mong muốn nâng cao hiểu biết của bản thân về vấn đề ly hôn có yếu tố nước ngoài, em xin chọn bài tập: “Tìm hiểu một số nét về thực trạng, nguyên nhân và cách thức giải quyết việc ly hôn có yếu tố nước ngoài.” II. Một số nét về thực trạng, nguyên nhân và cách thức giải quyết việc ly hôn có yếu tố nước ngoài 1. Khái quát về ly hôn có yếu tố nước ngoài - Trước khi đi vào khái niệm ly hôn có yếu tố nước ngoài, chúng ta cần tìm hiểu một số khái niệm: Ly hôn: Theo khoản 8 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc của cả hai vợ chồng. Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình: giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài; giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam; giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài. - Điều 104 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã quy định ly hôn có yếu tố nước ngoài: “ 1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam được giải quyết theo quy định của Luật này. 2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì theo pháp luật Việt Nam. 3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó. 4. Bản án, quyết định ly hôn của Tòa án hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài được công nhận tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.” Theo quy định tại khoản 1 Điều này thì việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam được giải quyết theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Xét dưới khía cạnh lý luận của tư pháp quốc tế thì đây là loại quy phạm xung đột một bên, khẳng định pháp luật của nước sở tại (Việt Nam) để điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài. Ưu thế của phương pháp này là ở chỗ: thẩm phán dễ dàng áp dụng pháp luật để giải quyết vụ việc phát sinh. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là không phải lúc nào việc áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết ly hôn cũng có thể bảo đảm được một cách tốt nhất quyền lợi của công dân Việt Nam. Có trường hợp áp dụng pháp luật nước ngoài lại có lợi hơn trong việc bảo đảm quyền lợi của công dân Việt Nam. Trong trường hợp này việc áp dụng quy phạm xung đột một bên tỏ ra bất cập. Vì vậy, quy định tại khoản 1 Điều 104 chỉ thích hợp khi các bên đương sự (hoặc ít nhất một bên đương sự là công dân Việt Nam) thường trú tại Việt Nam vào thời điểm xin ly hôn. Chỉ khi đó, việc áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết ly hôn mới có ý nghĩa. Ngoài ra, việc xây dựng quy phạm xung đột hai bên là phổ biến và cần thiết hơn. Đó cũng là mục đích ban hành khoản 2 và khoản 3 của Điều 104. Từ quy định tại hai khoản này cho thấy: trong việc xác định nội dung các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng để giải quyết ly hôn thì tuân theo hệ thuộc Lex domicilii - nơi cư trú (thường trú) chung là phù hợp hơn cả. Thực tiễn tư pháp quốc tế cho thấy, thông thường khi người nước ngoài cư trú trên lãnh thổ của quốc gia nào thì được hưởng quyền lợi và phải chịu sự ràng buộc của hệ thống pháp luật quốc gia đó. Vì thế, hệ thống pháp luật quốc gia mà người đó có quốc tịch, trong trường hợp này chỉ còn là hình thức bởi thực tế, họ được hưởng các quyền và lợi ích theo pháp luật của nước sở tại, họ không có điều kiện và cơ hội để thực hiện các quyền và nghĩa vụ công dân theo pháp luật Việt Nam. Cho nên áp dụng hệ thuộc nơi thường trú chung của vợ chồng để giải quyết ly hôn , trong trường hợp này là có ý nghĩa thực tiễn và khả thi hơn cả. Theo thực tiễn tư pháp và thông lệ quốc tế, hệ thuộc Lex rei sitae (pháp luật nơi có tài sản) được áp dụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài, đặc biệt được áp dụng triệt để nhằm xử lý các vấn đề liên quan đến bất động sản, chỉ trừ một số ngoại lệ (liên quan đến sở hữu nhà nước hay có tính chất công pháp quốc tế). Khoản 3 Điều 104 cũng quy định trong trường hợp bất động sản ở Việt Nam thì phải tuân theo pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề phức tạp nhất hiện nay ở Việt Nam liên quan đến quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài là ở chỗ pháp luật chưa quy định một cách thống nhất về quyền sở hữu bất động sản của người nước ngoài ở tại Việt Nam. Tùy thuộc vào việc người nước ngoài thuộc đối tượng nào (nhà đầu tư, thương gia, viên chức ngoại giao, ) mà pháp luật Việt Nam dành cho họ quyền sở hữu bất động sản ở các mức độ phù hợp. Chính vì vậy, việc xác định tài sản của vợ chồng (giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài) trên nguyên tắc sở hữu chung hợp nhất là rất phức tạp. Vấn đề công nhận, thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định ly hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xét xử được quy định tại khoản 4 Điều 104 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Thực tiễn các năm quan cho thấy: có nhiều trường hợp công dân Việt Nam ly hôn với nhau tại Tòa án (cơ quan tư pháp) nước ngoài, sau đó về Việt Nam kết hôn với người trong nước. Vấn đề đặt ra là bản án, quyết định ly hôn của nước ngoài có được công nhận và thi hành tại Việt Nam hay không. Ngày 17/4/1993, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài. Tuy nhiên, do không dự liệu được hết các khó khăn, phức tạp nảy sinh nên Pháp lệnh có nhiều điểm hạn chế. Do đó, để phần nào tháo gỡ khó khăn, NĐ 83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/1998 của Chính phủ đã cho phép thực hiện ghi vào sổ sự thay đổi về hộ tịch của công dân Việt Nam do việc ly hôn ở nước ngoài. Để giải quyết một số trường hợp vướng mắc trong quan hệ ly hôn của yếu tố nước ngoài, ngày 16/4/2003, Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao đã ban hành nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình. 2. Thực trạng việc ly hôn có yếu tố nước ngoài Hiện nay, tại các tòa án, số vụ ly hôn có yếu tố nước ngoài đang gia tăng. Riêng năm 2000, Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh đã đưa ra xét xử gần 1.000 vụ ly hôn có yếu tố nước ngoài. Trong đó, ly hôn với người Đài Loan chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đến là Việt kiều Mỹ và Australia. Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh bình quân mỗi ngày xét xử 5-6 vụ, có ngày lên đến 8-10 vụ, trong đó ly hôn có yếu tố nước ngoài chiếm 85%. Trong năm qua (năm 2009), chỉ riêng Tòa án quận Phú Nhuận đã xét xử 21 vụ ly hôn có yếu tố nước ngoài. Ở Cần Thơ, trung bình một năm, tòa án tỉnh thụ lý gần 100 vụ án xin ly hôn với người nước ngoài, trong đó trường hợp lấy chồng Đài Loan chiếm đa số. 3. Nguyên nhân việc ly hôn có yếu tố nước ngoài Nguyên nhân ly hôn là những sự việc, hiện tượng tác động đến hôn nhân và làm cho hôn nhân tan vỡ (đó là mối quan hệ nhân quả). Những vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài thường bắt nguồn từ các nguyên nhân sau: - Kết hôn vì mục đích vụ lợi: Những cặp vợ chồng này kết hôn với nhau vì nhu cầu kinh tế, thông qua các hình thức môi giới hôn nhân, không xuất phát từ tình cảm, tình yêu để xác lập mối quan hệ hôn nhân hợp pháp, bình đẳng, hạnh phúc. Họ lấy nhau vì tiền, vì tâm lý sính ngoại nên cũng dễ ly hôn. Hiện nay thì số lượng phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài tăng đột biến và chủ yếu là qua môi giới. Trong một phiên tòa ly hôn mới đây, Ngọc Hiền, người đứng đơn ly hôn tâm sự: “Trước đây người ta nói nhiều chuyện tiêu cực về việc lấy chồng Tây rồi, nhưng em không tin. Vậy là em lấy ông chồng Nhật để có 20.000 USD. Ba năm ở bên đó em bị đối xử còn tệ hơn đứa ở. Bị đánh nhiều đến nỗi không biết đau nữa. Mà tiền chồng hứa cho gia đình em trả nợ cũng chẳng thấy đâu Em không dám có con vì sợ sau này con mình giống cha nó”. Nói xong, cô cười khoe tòa án đã quyết định cho cô ly hôn sau năm lần bảy lượt hầu tòa. Hầu hết, những người phụ nữ đứng đơn ly hôn đều cho biết sẽ “quyết tâm” ly hôn cho bằng được, cũng như quyết tâm lấy chồng ngoại ban đầu. - Bất đồng ngôn ngữ, phong tục, tập quán: Giữa người Việt Nam với người nước ngoài thì bất đồng ngôn ngữ có lẽ là một vấn đề rất dễ hiểu, ví dụ như trường hợp sau: Câu chuyện của người phụ nữ 27 tuổi ở xã Đại Hợp (Kiến Thụy, Hải Phòng) luôn bị đứt quãng bởi những giọt nước mắt lăn dài. Mất gần 2.000 USD cho trung tâm môi giới để kết hôn với người đàn ông Đài Loan 47 tuổi, chị N.T.H. từng mơ về một mái ấm gia đình giàu có, hạnh phúc với những đứa con. Nhưng sang đến Đài Loan, người chồng kiên quyết không chấp nhận có thêm con vì anh ta đã có hai con với người vợ trước. Ngay cả khi chị H. trót mang thai đến tháng thứ 3, chồng vẫn bắt phá bỏ. Anh ta còn huỵch toẹt cho chị biết rằng tại trung tâm môi giới, hai người đã ký cam kết không sinh con. Lúc này chị H. mới biết mình bị trung tâm môi giới lừa. Vì bất đồng ngôn ngữ nên họ đã dịch sai ý của chị, từ mong muốn phải có con trở thành chấp nhận không có con. Sau bốn năm vò võ làm việc cực nhọc bên Đài Loan, chị H. quyết định ly dị, trở về Việt Nam với hai bàn tay trắng. Một trường hợp khác như là: có cô dâu từ Đài Loan chua chát kể: “Sống chung gia đình chồng mấy tháng trời nhưng tôi chỉ ra dấu bằng tay như người câm. Họ nói gì, làm gì mình chẳng hiểu. Tôi chẳng khác gì người hầu". - Thiếu thông tin về đối tượng kết hôn: Điều này rất phổ biến đối với những cuộc hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Chẳng hạn như việc phụ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc không phải là câu chuyện mới lạ. Bắt đầu từ những năm 1995, khi nhiều lao động Việt Nam sang Hàn Quốc cũng đã tìm hiểu và lập gia đình với những người Hàn Quốc. Rồi làn sóng đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam và cũng nhiều người Hàn Quốc đã chọn Việt Nam làm quê hương thứ 2 của mình. Hai đối tượng này không thông qua môi giới. Vấn đề xuất hiện nhiều hơn gần đây đa số là do số lượng tăng đột biến và chủ yếu qua môi giới. Và chủ yếu, vấn đề xuất phát từ đây. Có thể nói rằng nhiều đàn ông Hàn Quốc khi lấy vợ Việt Nam qua môi giới, không ít người trong số họ đều có khó khăn nhất định về kinh tế hoặc một lĩnh vực nào đó khiến họ không thể kết hôn với người trong nước. Có thể là khó khăn về tài chính, có thể là quá nhiều tuổi, có thể là tái hôn, có những vấn đề về tâm sinh lý, thể chất, việc làm, nhưng những thông tin này thì cô dâu Việt Nam có thể nói là không bao giờ biết chính xác nếu tìm hiểu qua môi giới. Sự chờ đợi giúp đỡ cha mẹ tại Việt Nam khi lấy chồng Hàn Quốc về vật chất là điều không nên chờ đợi nhiều, vì bởi vì chính bản thân họ cũng không phải là những đối tượng dư giả về kinh tế. Hơn nữa, xã hội truyền thống Hàn Quốc đàn ông làm chủ đạo kinh tế trong gia đình, phụ nữ thường ở nhà trông coi việc nhà và vai trò của phụ nữ thấp hơn nhiều so với đàn ông, nhiều khi họ ít có quyền quyết định việc hệ trọng như ở Việt Nam. Điều đó cũng có nghĩa là họ không thể gửi tiền về giúp cha mẹ mình vì không đi làm và cũng không có quyền quyết định trong việc này. Rất nhiều bậc phụ huynh gả con cho người nước ngoài và chờ đợi được hỗ trợ về kinh tế nhưng họ hoàn toàn không biết gì về con rể tương lai của mình, rồi từ đó tạo thành một áp lực với cả cô dâu và chàng rể. Như vậy, sự thiếu thông tin về đối tượng sẽ làm cho cuộc sống hôn nhân gặp rất nhiều khó khăn, dễ dẫn đến tình trạng ly hôn. - Chênh lệch về tuổi tác: Thông tin của gần nhất theo bản tin của của Sứ quán Hàn Quốc tại Hà Nội thì và được tờ báo Kinh tế hằng ngày gần đây đăng tải thì mức độ chênh lệnh tuổi giữa cô dâu Việt Nam và chú rể Hàn Quốc lên đến 20 tuổi, trong khi đó tuổi bình quân của phụ nữ Việt Nam 23,39 tuổi, trong khi tuổi của chú rể Hàn Quốc là từ 40-49 tuổi, thậm chí có tới 11% là trên 50 tuổi, có đến 65% đàn ông Hàn Quốc cưới vợ lần đầu, điều đó cũng có nghĩa là 35% đàn ông Hàn Quốc là tái hôn. Chênh lệnh bình quân là 19 tuổi. Trong phần điều tra, có đến 75% đàn ông Hàn Quốc không trả lời về phần học vấn của mình và và số tốt nghiệp cấp ba chỉ là 14,7% , và tốt nghiệp đại học là 6,5%. Khoảng cách về tuổi tác khiến sự chênh lệnh về tâm sinh lý cũng là một trong những nguyên nhân gây ra những vấn đề trong cuộc sống và ly hôn sẽ là chọn lựa của nhiều người. - Mâu thuẫn gia đình, bất đồng trong lối sống: Với ly hôn nói chung và ly hôn có yếu tố nước ngoài nói riêng thì chủ thể của việc ly hôn đều là những con người bình thường giống nhau. Do vậy mà nguyên nhân ly hôn là mâu thuẫn gia đình là điều hết sức phổ biến. Nhiều đôi vợ chồng khăng khăng đòi ly hôn chỉ vì ganh nhau trong những việc rất nhỏ như ai nấu cơm, ai đón con, Vợ thì nói không làm giúp một chút việc nhà dù là nhỏ nhất như quét nhà, vứt rác hay đi đón con, Còn chồng thì cho rằng đó là việc của người phụ nữ. Mâu thuẫn cứ ngày càng chồng chất, cuối cùng cũng dẫn đến chia tay. Hay như một trường hợp khác, một đôi vợ chồng trẻ chia tay chỉ vì cô vợ chê chồng không còn ga-lăng, tâm lý như hồi đang yêu. Cô bảo: “Ngày chưa lấy nhau, anh ấy lãng mạn lắm. hay kiếm cớ tặng hoa, tặng quà cho em và thường nói những lời yêu thương ngọt ngào. Giờ lấy được nhau rồi thì cộc cằn, ” - Bạo hành gia đình: Bạo hành là một hình thức xâm hại mà một người này gây ra cho một người khác và việc đó xảy ra bên trong gia đình. Bạo hành gia đình là một vấn đề nghiêm trọng, là nguyên nhân khá phổ biến gây thương tích cho người phụ nữ. Nạn nhân có thể vừa bị những tổn thương cơ thể, vừa có những sang chấn về tinh thần. PGS.TS Lê Thị Quý, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Giới và Phát triển (Trường Đại học KHXH & NV), cho biết, những vấn đề mà phụ nữ di cư kết hôn phải đối mặt là hết sức nghiêm trọng và phức tạp do có sự khác biệt về văn hóa, luật pháp, phong tục tập quán, ăn uống, ngôn ngữ và lối sống. Nhiều phụ nữ lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc do phải nộp một món tiền lớn cho môi giới nên cố gắng lấy lại tiền từ chồng để gửi về quê cho cha mẹ trả nợ. Trong khi người chồng lại đánh giá vợ kết hôn chỉ vì tiền nên sinh ra bất mãn. Những năm gần đây, số phụ nữ lấy chồng nước ngoài thông qua dịch vụ môi giới hôn nhân tăng mạnh. Tuy nhiên, nhiều trung tâm môi giới làm việc thiếu trách nhiệm, thậm chí có một số tổ chức buôn bán phụ nữ trá hình. Thủ đoạn của họ là lừa gạt phụ nữ bằng hình ảnh những người chồng ngoại quốc khỏe mạnh, đẹp trai, giàu có cùng với viễn cảnh một cuộc sống no đủ, hạnh phúc. Một số cô gái may mắn gặp được người có nhu cầu lấy vợ thực sự. Nhưng không ít phụ nữ đã bị lừa gạt, buộc phải lấy người chồng tàn tật, mắc bệnh thần kinh Họ trở thành nạn nhân của bạo lực gia đình, vì thế mà ly hôn là điều không tránh khỏi. - Ngoài ra còn có những nguyên nhân khác như: một bên mất tích; một bên bị bệnh tật, không có con; ngoại tình; 4. Cách thức giải quyết việc ly hôn có yếu tố nước ngoài 4.1. Thẩm quyền giải quyết việc ly hôn có yếu tố nước ngoài - Theo quy định tại khoản 3 Điều 102 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ có yếu tố nước ngoài, xem xét việc công nhận hoặc không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của nước ngoài theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được giải quyết theo nguyên tắc có đi có lại đối với các nước chưa có Hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam hoặc theo Hiệp định tương trợ tư pháp đối với các nước đã ký kết Hiệp định này với Việt Nam. Chẳng hạn như theo Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự và hình sự giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga ký ngày 25/8/1998, tại Điều 26 có quy định: “1. Việc ly hôn theo pháp luật và thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan tư pháp của bên ký kết mà vợ chồng đều là công dân vào thời điểm nộp đơn xin ly hôn. Nếu hai vợ chồng đều thường trú trên lãnh thổ của bên ký kết kia thì cơ quan tư pháp của bên ký kết ấy cũng có thẩm quyền giải quyết 2. Nếu vào thời điểm gửi đơn xin ly hôn, một người là công dân của bên ký kết này, còn bên kia là công dân của bên ký kết kia thì điều kiện ly hôn tuân theo pháp luật của bên ký kết nơi họ thường trú. Nếu một người cư trú trên lãnh thổ của bên ký kết này, còn người kia cư trú trên lãnh thổ của bên ký kết kia, thì áp dụng pháp luật của bên ký kết có cơ quan đang giải quyết việc ly hôn. 3. Việc ly hôn quy định tại khoản 2 Điều này thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan tư pháp của bên ký kết nơi cư trú của hai vợ chồng. Nếu một người cư trú trên lãnh thổ của bên ký kết này; còn người kia cư trú trên lãnh thổ của bên ký kết kia thì cơ quan của cả hai bên ký kết đều có thẩm quyền giải quyết. 4. Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn cũng có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về nuôi dưỡng và trợ cấp nuôi con chưa thành niên.” - Theo quy định tại đoạn 2, khoản 3, Điều 103 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam. Quy định này xuất phát từ nguyên lý và thực tế sau: Từ thực tế một số dân tộc thiểu số ở khu vực biên giới Việt Nam-Campuchia, Việt Nam-Lào, Việt Nam-Trung Quốc cùng họ hàng dòng tộc, nhưng người thì có quốc tịch Việt Nam, người thì có quốc tịch của nước láng giềng nên quan hệ hôn nhân và gia đình, cũng như việc ly hôn giữa họ với nhau, tuy vẫn còn yếu tố nước ngoài, nhưng có đặc thù riêng bởi có yếu tố cùng một dân tộc thiểu số, cùng cư trú ở khu vực biên giới của cả hai nước nên không nhất thiết phải đưa việc ly hôn giữa họ với nhau lên Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết như đối với các trường hợp ly hôn có yếu tố nước ngoài khác. Từ nguyên lý sát thực tế, nên xác định thẩm quyền của Tòa án cấp huyện giải quyết việc ly hôn trong trường hợp này là hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi và đỡ tốn kém công sức, tiền của của người dân khi có việc cần Tòa án giải quyết. 4.2. Thủ tục giải quyết - Hồ sơ xin ly hôn bao gồm: · Đơn xin ly hôn theo mẫu, trong đó phải trình bày đầy đủ các vấn đề như mâu thuẫn trong thời gian chung sống và mâu thuẫn đó là không thể giải quyết được; tài sản chung yêu cầu tòa giải quyết, vấn đề nuôi dưỡng con chung sau ly hôn · Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (Bản chính) · Hộ khẩu, giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người xin ly hôn · Giấy khai sinh của các con · Giấy tờ chứng minh tài sản chung yêu cầu tòa giải quyết - Theo Điều 167 Bộ luật tố tụng dân sự, sau khi nhận được hồ sơ nói trên, trong thời hạn năm ngày làm việc, Tòa án sẽ thông báo cho biết kết quả có thụ lý vụ việc ly hôn hay không. Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án thì Toà án phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Toà án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí; Toà án dự tính số tiền tạm ứng án phí, ghi vào phiếu báo và giao cho người khởi kiện để họ nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Toà án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí; Toà án thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Toà án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí; Trong trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí, án phí thì Toà án phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo. (Điều 171 Bộ luật tố tụng dân sự) - Theo Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16/4/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình đã hướng dẫn · Đối với trường hợp công dân Việt Nam ở trong nước xin ly hôn với công dân Việt Nam đã đi ra nước ngoài: Khi giải quyết loại việc này, cần phân biệt như sau: * Đối với những trường hợp uỷ thác tư pháp không có kết quả vì lý do bị đơn sống lưu vong, không có cơ quan nào quản lý, không có địa chỉ rõ ràng nên không thể liên hệ với họ được, thì Toà án yêu cầu thân nhân của bị đơn đó gửi cho họ lời khai của nguyên đơn và báo cho họ gửi về Toà án những lời khai hoặc tài liệu cần thiết cho việc giải quyết vụ án. Sau khi có kết quả, Toà án có thể căn cứ vào những lời khai và tài liệu đó để xét xử theo thủ tục chung. * Trường hợp bên đương sự là bị đơn đang ở nước ngoài không có địa chỉ, không có tin tức hoặc giấu địa chỉ nên nguyên đơn ở trong nước không thể biết địa chỉ, tin tức của họ, thì giải quyết như sau: - Nếu bị đơn ở nước ngoài không có địa chỉ, không có tin tức gì về họ (kể cả thân nhân của họ cũng không có địa chỉ, tin tức gì về họ), thì Toà án ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 45 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự và giải thích cho nguyên đơn biết họ có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án cấp huyện nơi họ thường trú tuyên bố bị đơn mất tích hoặc đã chết theo quy định của pháp luật về tuyên bố mất tích, tuyên bố chết. - Nếu thông qua thân nhân của họ mà biết rằng họ vẫn có liên hệ với thân nhân ở trong nước, nhưng thân nhân của họ không cung cấp địa chỉ, tin tức của bị đơn cho Toà án, cũng như không thực hiện yêu cầu của Toà án thông báo cho bị đơn biết để gửi lời khai về cho Toà án, thì coi đây là trường hợp bị đơn cố tình giấu địa chỉ, từ chối khai báo, từ chối cung cấp những tài liệu cần thiết. Nếu Toà án đã yêu cầu đến lần thứ hai mà thân nhân của họ cũng không chịu cung cấp địa chỉ, tin tức của bị đơn cho Toà án cũng như không chịu thực hiện yêu cầu của Toà án thông báo cho bị đơn biết, thì Toà án đưa vụ án ra xét xử vắng mặt bị đơn theo thủ tục chung. Sau khi xét xử Toà án cần gửi ngay cho thân nhân của bị đơn bản sao bản án hoặc quyết định để những người này chuyển cho bị đơn, đồng thời tiến hành niêm yết công khai bản sao bản án, quyết định tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi bị đơn cư trú cuối cùng và nơi thân nhân của bị đơn cư trú để đương sự có thể sử dụng quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật tố tụng. · Đối với trường hợp các bên đều là công dân Việt Nam kết hôn ở nước ngoài theo pháp luật nước ngoài, nay họ về Việt Nam xin ly hôn: Khi giải quyết loại việc này cần phân biệt như sau: * Đối với trường hợp các bên có giấy chứng nhận kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước đã ký kết với Việt Nam Hiệp định tương trợ tư pháp hoặc đã được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam. Theo quy định của Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/1998 của Chính phủ về đăng ký hộ tịch (sau đây gọi tắt là Nghị định số 83) thì việc kết hôn của đương sự cần được ghi chú vào sổ đăng ký; do đó, nếu việc kết hôn của đương sự chưa được ghi chú vào sổ đăng ký thì Toà án yêu cầu đương sự làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký theo quy định của Nghị định số 83 rồi mới thụ lý giải quyết việc ly hôn. Trong trường hợp đương sự không thực hiện yêu cầu của Toà án làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký mà vẫn có yêu cầu Toà án giải quyết, thì Toà án không công nhận họ là vợ chồng; nếu có yêu cầu Toà án giải quyết về con cái, tài sản thì Toà án giải quyết theo thủ tục chung. * Đối với trường hợp các bên có giấy chứng nhận kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước chưa ký kết với Việt Nam Hiệp định tương trợ tư pháp cấp và cũng chưa được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam. Theo quy định của Nghị định số 83 thì trong trường hợp này giấy đăng ký kết hôn phải được hợp pháp hoá lãnh sự và việc kết hôn cần được ghi chú vào sổ đăng ký; do đó, nếu giấy đăng ký kết hôn của họ chưa được hợp pháp hoá lãnh sự, việc kết hôn của họ chưa được ghi chú vào sổ đăng ký, thì Toà án yêu cầu đương sự hoàn tất thủ tục hợp pháp hoá lãnh sự và làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký rồi mới thụ lý giải quyết. Trong trường hợp đương sự không thực hiện các thủ tục đó mà vẫn có yêu cầu Toà án giải quyết, thì Toà án không công nhận họ là vợ chồng; nếu có yêu cầu Toà án giải quyết về con cái, tài sản thì Toà án giải quyết theo thủ tục chung. · Đối với trường hợp người Việt Nam ở nước ngoài kết hôn với người nước ngoài mà việc kết hôn đó được công nhận tại Việt Nam, nay người Việt Nam về nước và người nước ngoài xin ly hôn * Trong trường hợp người nước ngoài đang ở nước ngoài xin ly hôn người Việt Nam mà người Việt Nam còn quốc tịch Việt Nam và đang cư trú tại Việt Nam, thì Toà án thụ lý giải quyết nhưng việc áp dụng pháp luật để giải quyết cần phân biệt như sau: - Nếu người nước ngoài là công dân của nước mà Việt Nam đã ký Hiệp định tương trợ tư pháp với nước đó mà trong Hiệp định tương trợ tư pháp đó có quy định khác với Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì áp dụng quy định của Hiệp định tương trợ tư pháp để giải quyết; nếu không có quy định khác thì áp dụng Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết. - Nếu người nước ngoài là công dân của nước mà Việt Nam chưa ký Hiệp định tương trợ tư pháp với nước đó thì áp dụng quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết. - Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó. * Trong trường hợp người Việt Nam không còn quốc tịch Việt Nam mặc dù vẫn đang cư trú tại Việt Nam thì Toà án không thụ lý giải quyết vì việc này không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án. · Đối với trường hợp công dân Việt Nam ở trong nước xin ly hôn với người nước ngoài đang cư trú ở nước ngoài Công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài, nhưng người nước ngoài đã về nước mà không còn liên hệ với công dân Việt Nam, nay công dân Việt Nam xin ly hôn, thì Toà án thụ lý giải quyết.” Việc giải quyết vụ kiện ly hôn có yếu tố nước ngoài cũng có một số quy định riêng về trình tự, thủ tục. Khi giải quyết vụ ly hôn có yếu tố nước ngoài, phải cân nhắc đến việc vận dụng pháp luật Việt Nam hay pháp luật nước ngoài để giải quyết việc ly hôn, tùy theo nơi cư trú của nguyên đơn, bị đơn vào thời điểm có đơn ly hôn hoặc nơi có tài sản chung của vợ, chồng có yêu cầu ly hôn, cũng như tùy thuộc vào việc có hay không có Hiệp định tương trợ tư pháp mà nước ta ký kết với nước ngoài. Trong trường hợp giải quyết vụ kiện ly hôn giữa công dân Việt Nam ở khu vực biên giới với nước láng giềng với công dân của nước láng giềng mà cùng thuộc một dân tộc thiểu số, thì tuy có yếu tố nước ngoài nhưng thẩm quyền xét xử thuộc Tòa án cấp huyện theo quy định tại đoạn 2, khoản 3, Điều 102 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. 4.3. Một số bất cập còn tồn tại trong việc giải quyết việc ly hôn có yếu tố nước ngoài: - Thực tế, những việc mà Tòa án Việt Nam ủy thác tư pháp cho Tòa án nước ngoài kết quả trả lời thường rất chậm, thậm chí nhiều trường hợp không nhận được sự trả lời, ngay cả đối với các nước mà Tòa án đã ký kết và gia nhập điều ước quốc tế. Chính vì vậy việc lấy lời khai, tống đạt các văn bản của Tòa án hoặc xác định tài sản ở nước ngoài là không thực hiện được làm cho vụ án kéo dài, vi phạm thời hạn xét xử. - Đơn cử việc giải quyết án ly hôn có yếu tố nước ngoài, nhiều vụ không thể thụ lý giải quyết do công dân Việt Nam xin ly hôn chỉ cung cấp cho Tòa án bản đăng ký kết hôn có địa chỉ của bên kia, ngoài ra không có một thông tin nào khác. Trước đây, những trường hợp này sau hai lần Tòa án ủy thác tư pháp qua Bộ Tư pháp, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài và Tòa án nước ngoài điều tra tống đạt nhưng hết thời hạn sáu tháng không có kết quả trả lời Tòa án phải tạm đình chỉ vì không tìm được hoặc không có lời khai của bị đơn. Điều này dẫn đến thực tế nhiều cuộc hôn nhân chỉ mang tính hình thức vẫn bị kéo dài ảnh hưởng đến cuộc sống vật chất cũng như tinh thần của nguyên đơn. - Ông Tạ Quốc Hùng - Phó Chánh án TAND tỉnh Hà Tây cho biết: Mặc dù TANDTC đã ban hành Nghị quyết 01/2003/HĐTP có hướng dẫn: Với những trường hợp công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài nhưng người nước ngoài đã về nước mà không liên hệ với công dân Việt Nam, nay công dân Việt Nam xin ly hôn thì Tòa án thụ lý giải quyết nhưng thực tế, các Tòa án không phải sau khi thụ lý một vài tháng là có thể đưa ra xét xử, mà vẫn phải tiến hành điều tra, xác minh và ủy thác tư pháp, đến khi không có kết quả trả lời từ phía cơ quan nhận ủy thác tư pháp thì Tòa mới xử cho ly hôn, do đó, các vụ án vẫn kéo dài. Bên cạnh đó thủ tục hợp thức hóa lãnh sự đối với các việc mà Tòa án Việt Nam yêu cầu thì nhiều Tòa án nước ngoài chưa đáp ứng kịp thời cũng gây khó khăn cho việc xét xử. - Rất nhiều vụ án trở nên phức tạp do chính sự bất cẩn của chính nguyên đơn khi họ không tìm hiểu kỹ "đối tác" của mình (về nhân thân, địa chỉ .). Điều này không chỉ khiến họ phải gánh chịu thiệt thòi mà còn gây khó khăn, tốn kém về thời gian, công sức cho Tòa án. Cũng có những vụ án gặp vướng do ý thức pháp luật của bị đơn - chẳng hạn bị đơn bỏ về nước trốn tránh nghĩa vụ ra tòa - Tòa án rất khó có biện pháp bắt buộc triệu họ về Việt Nam để tham gia vụ kiện. - Trình độ thẩm phán cũng còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu hiện nay. Do không được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức thường xuyên nên nhiều thẩm phán không nắm vững, không thường xuyên cập nhật được chuyên môn của tư pháp quốc tế. Mặt khác, nhìn chung trình độ ngoại ngữ của đội ngũ thẩm phán còn hạn chế, rất khó khăn trong việc tiếp cận với pháp luật nước ngoài cũng như khi tiến hành tố tụng trong những vụ án có công dân nước ngoài, pháp nhân nước ngoài. Hơn nữa, việc mời phiên dịch trong những vụ án này cũng gặp nhiều khó khăn phiền toái khi chúng ta chưa có quy định rõ cơ quan nào có trách nhiệm làm phiên dịch cũng như chi phí của việc mời phiên dịch sẽ được tính dựa trên tiêu chí nào . III. Lời kết Theo Lênin, “Thực ra tự do ly hôn tuyệt không có nghĩa là làm “tan rã” những mối liên hệ gia đình mà ngược lại, nó củng cố những mối liên hệ đó trên những cơ sở dân chủ, những cơ sở duy nhất có thể có và vững chắc trong một xã hội văn minh”. Nhà nước bằng pháp luật không thể cưỡng ép nam nữ phải yêu nhau và kết hôn với nhau, thì cũng không thể bắt buộc vợ chồng phải chung sống với nhau, phải duy trì quan hệ hôn nhân khi tình cảm yêu thương gắn bó giữa họ đã hết và mục đích của hôn nhân đã không thể đạt được. Việc giải quyết ly hôn là tất yếu đối với quan hệ hôn nhân đã thực sự tan vỡ. Điều đó là hoàn toàn có lợi cho vợ chồng, con cái và các thành viên gia đình. Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, trường Đại học Luật Hà Nội 2. Pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam - Nông Quốc Bình, Luận văn tiến sỹ luật học 3. Căn cứ pháp lý và thủ tục giải quyết các vụ kiện ly hôn tại Tòa án Việt Nam - Nguyễn Thị Túy Hoa, Luận văn thạc sỹ luật học 4. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 5. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 6. Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16/4/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình 7. http://www. giadinh.net.vn/ 8. http://www. vietbao.vn/ 9. http://www. vietnamese-law-consultancy.com/ 10. http://www. tuvanphapluat.asia/ 11. http://www. vnexpress.net/ MỤC LỤC Trang I. Lời mở đầu 1 II. Một số nét về thực trạng, nguyên nhân và cách thức giải quyết việc ly hôn có yếu tố nước ngoài 1 1. Khái quát về ly hôn có yếu tố nước ngoài 1 2. Thực trạng việc ly hôn có yếu tố nước ngoài . 4 3. Nguyên nhân việc ly hôn có yếu tố nước ngoài 4 4. Cách thức giải quyết việc ly hôn có yếu tố nước ngoài . 8 III. Lời kết 15 Tài liệu tham khảo . 16

doc17 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3920 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng, nguyên nhân, cách thức giải quyết việc ly hôn có yếu tố nước ngoài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Lời mở đầu Trong những năm qua, ở nước ta, vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài tăng nhanh về số lượng, nhiều nhất tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Theo báo cáo của Tổng cục thống kê, trong ba năm gần đây, đã có gần 32.000 phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài, phần lớn là người Đài Loan và Hàn Quốc. Đó là “hiện tượng tất yếu trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa mà chúng ta khó có thể tránh khỏi được” – Phó GS,TS Phan An (người chủ trì công trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước về “hiện tượng phụ nữ lấy chồng Đài Loan”) cho biết. Ly hôn là một mặt của quan hệ hôn nhân. Nếu kết hôn là hiện tượng bình thường nhằm xác lập quan hệ vợ chồng, thì ly hôn là hiện tượng bất bình thường, là mặt trái của hôn nhân nhưng là mặt không thể thiếu được khi quan hệ hôn nhân đã thực sự tan vỡ. Với mong muốn nâng cao hiểu biết của bản thân về vấn đề ly hôn có yếu tố nước ngoài, em xin chọn bài tập: “Tìm hiểu một số nét về thực trạng, nguyên nhân và cách thức giải quyết việc ly hôn có yếu tố nước ngoài.” II. Một số nét về thực trạng, nguyên nhân và cách thức giải quyết việc ly hôn có yếu tố nước ngoài 1. Khái quát về ly hôn có yếu tố nước ngoài - Trước khi đi vào khái niệm ly hôn có yếu tố nước ngoài, chúng ta cần tìm hiểu một số khái niệm: Ly hôn: Theo khoản 8 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc của cả hai vợ chồng. Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình: giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài; giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam; giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài. - Điều 104 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã quy định ly hôn có yếu tố nước ngoài: “ 1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam được giải quyết theo quy định của Luật này. 2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì theo pháp luật Việt Nam. 3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó. 4. Bản án, quyết định ly hôn của Tòa án hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài được công nhận tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.” Theo quy định tại khoản 1 Điều này thì việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam được giải quyết theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Xét dưới khía cạnh lý luận của tư pháp quốc tế thì đây là loại quy phạm xung đột một bên, khẳng định pháp luật của nước sở tại (Việt Nam) để điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài. Ưu thế của phương pháp này là ở chỗ: thẩm phán dễ dàng áp dụng pháp luật để giải quyết vụ việc phát sinh. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là không phải lúc nào việc áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết ly hôn cũng có thể bảo đảm được một cách tốt nhất quyền lợi của công dân Việt Nam. Có trường hợp áp dụng pháp luật nước ngoài lại có lợi hơn trong việc bảo đảm quyền lợi của công dân Việt Nam. Trong trường hợp này việc áp dụng quy phạm xung đột một bên tỏ ra bất cập. Vì vậy, quy định tại khoản 1 Điều 104 chỉ thích hợp khi các bên đương sự (hoặc ít nhất một bên đương sự là công dân Việt Nam) thường trú tại Việt Nam vào thời điểm xin ly hôn. Chỉ khi đó, việc áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết ly hôn mới có ý nghĩa. Ngoài ra, việc xây dựng quy phạm xung đột hai bên là phổ biến và cần thiết hơn. Đó cũng là mục đích ban hành khoản 2 và khoản 3 của Điều 104. Từ quy định tại hai khoản này cho thấy: trong việc xác định nội dung các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng để giải quyết ly hôn thì tuân theo hệ thuộc Lex domicilii - nơi cư trú (thường trú) chung là phù hợp hơn cả. Thực tiễn tư pháp quốc tế cho thấy, thông thường khi người nước ngoài cư trú trên lãnh thổ của quốc gia nào thì được hưởng quyền lợi và phải chịu sự ràng buộc của hệ thống pháp luật quốc gia đó. Vì thế, hệ thống pháp luật quốc gia mà người đó có quốc tịch, trong trường hợp này chỉ còn là hình thức bởi thực tế, họ được hưởng các quyền và lợi ích theo pháp luật của nước sở tại, họ không có điều kiện và cơ hội để thực hiện các quyền và nghĩa vụ công dân theo pháp luật Việt Nam. Cho nên áp dụng hệ thuộc nơi thường trú chung của vợ chồng để giải quyết ly hôn , trong trường hợp này là có ý nghĩa thực tiễn và khả thi hơn cả. Theo thực tiễn tư pháp và thông lệ quốc tế, hệ thuộc Lex rei sitae (pháp luật nơi có tài sản) được áp dụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài, đặc biệt được áp dụng triệt để nhằm xử lý các vấn đề liên quan đến bất động sản, chỉ trừ một số ngoại lệ (liên quan đến sở hữu nhà nước hay có tính chất công pháp quốc tế). Khoản 3 Điều 104 cũng quy định trong trường hợp bất động sản ở Việt Nam thì phải tuân theo pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề phức tạp nhất hiện nay ở Việt Nam liên quan đến quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài là ở chỗ pháp luật chưa quy định một cách thống nhất về quyền sở hữu bất động sản của người nước ngoài ở tại Việt Nam. Tùy thuộc vào việc người nước ngoài thuộc đối tượng nào (nhà đầu tư, thương gia, viên chức ngoại giao,…) mà pháp luật Việt Nam dành cho họ quyền sở hữu bất động sản ở các mức độ phù hợp. Chính vì vậy, việc xác định tài sản của vợ chồng (giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài) trên nguyên tắc sở hữu chung hợp nhất là rất phức tạp. Vấn đề công nhận, thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định ly hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xét xử được quy định tại khoản 4 Điều 104 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Thực tiễn các năm quan cho thấy: có nhiều trường hợp công dân Việt Nam ly hôn với nhau tại Tòa án (cơ quan tư pháp) nước ngoài, sau đó về Việt Nam kết hôn với người trong nước. Vấn đề đặt ra là bản án, quyết định ly hôn của nước ngoài có được công nhận và thi hành tại Việt Nam hay không. Ngày 17/4/1993, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài. Tuy nhiên, do không dự liệu được hết các khó khăn, phức tạp nảy sinh nên Pháp lệnh có nhiều điểm hạn chế. Do đó, để phần nào tháo gỡ khó khăn, NĐ 83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/1998 của Chính phủ đã cho phép thực hiện ghi vào sổ sự thay đổi về hộ tịch của công dân Việt Nam do việc ly hôn ở nước ngoài. Để giải quyết một số trường hợp vướng mắc trong quan hệ ly hôn của yếu tố nước ngoài, ngày 16/4/2003, Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao đã ban hành nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình. 2. Thực trạng việc ly hôn có yếu tố nước ngoài Hiện nay, tại các tòa án, số vụ ly hôn có yếu tố nước ngoài đang gia tăng. Riêng năm 2000, Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh đã đưa ra xét xử gần 1.000 vụ ly hôn có yếu tố nước ngoài. Trong đó, ly hôn với người Đài Loan chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đến là Việt kiều Mỹ và Australia. Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh bình quân mỗi ngày xét xử 5-6 vụ, có ngày lên đến 8-10 vụ, trong đó ly hôn có yếu tố nước ngoài chiếm 85%. Trong năm qua (năm 2009), chỉ riêng Tòa án quận Phú Nhuận đã xét xử 21 vụ ly hôn có yếu tố nước ngoài. Ở Cần Thơ, trung bình một năm, tòa án tỉnh thụ lý gần 100 vụ án xin ly hôn với người nước ngoài, trong đó trường hợp lấy chồng Đài Loan chiếm đa số. 3. Nguyên nhân việc ly hôn có yếu tố nước ngoài Nguyên nhân ly hôn là những sự việc, hiện tượng tác động đến hôn nhân và làm cho hôn nhân tan vỡ (đó là mối quan hệ nhân quả). Những vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài thường bắt nguồn từ các nguyên nhân sau: - Kết hôn vì mục đích vụ lợi: Những cặp vợ chồng này kết hôn với nhau vì nhu cầu kinh tế, thông qua các hình thức môi giới hôn nhân, không xuất phát từ tình cảm, tình yêu để xác lập mối quan hệ hôn nhân hợp pháp, bình đẳng, hạnh phúc. Họ lấy nhau vì tiền, vì tâm lý sính ngoại nên cũng dễ ly hôn. Hiện nay thì số lượng phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài tăng đột biến và chủ yếu là qua môi giới. Trong một phiên tòa ly hôn mới đây, Ngọc Hiền, người đứng đơn ly hôn tâm sự: “Trước đây người ta nói nhiều chuyện tiêu cực về việc lấy chồng Tây rồi, nhưng em không tin. Vậy là em lấy ông chồng Nhật để có 20.000 USD. Ba năm ở bên đó em bị đối xử còn tệ hơn đứa ở. Bị đánh nhiều đến nỗi không biết đau nữa. Mà tiền chồng hứa cho gia đình em trả nợ cũng chẳng thấy đâu… Em không dám có con vì sợ sau này con mình giống…cha nó”. Nói xong, cô cười khoe tòa án đã quyết định cho cô ly hôn sau năm lần bảy lượt hầu tòa. Hầu hết, những người phụ nữ đứng đơn ly hôn đều cho biết sẽ “quyết tâm” ly hôn cho bằng được, cũng như quyết tâm lấy chồng ngoại ban đầu. - Bất đồng ngôn ngữ, phong tục, tập quán: Giữa người Việt Nam với người nước ngoài thì bất đồng ngôn ngữ có lẽ là một vấn đề rất dễ hiểu, ví dụ như trường hợp sau: Câu chuyện của người phụ nữ 27 tuổi ở xã Đại Hợp (Kiến Thụy, Hải Phòng) luôn bị đứt quãng bởi những giọt nước mắt lăn dài. Mất gần 2.000 USD cho trung tâm môi giới để kết hôn với người đàn ông Đài Loan 47 tuổi, chị N.T.H. từng mơ về một mái ấm gia đình giàu có, hạnh phúc với những đứa con. Nhưng sang đến Đài Loan, người chồng kiên quyết không chấp nhận có thêm con vì anh ta đã có hai con với người vợ trước. Ngay cả khi chị H. trót mang thai đến tháng thứ 3, chồng vẫn bắt phá bỏ. Anh ta còn huỵch toẹt cho chị biết rằng tại trung tâm môi giới, hai người đã ký cam kết không sinh con. Lúc này chị H. mới biết mình bị trung tâm môi giới lừa. Vì bất đồng ngôn ngữ nên họ đã dịch sai ý của chị, từ mong muốn phải có con trở thành chấp nhận không có con. Sau bốn năm vò võ làm việc cực nhọc bên Đài Loan, chị H. quyết định ly dị, trở về Việt Nam với hai bàn tay trắng. Một trường hợp khác như là: có cô dâu từ Đài Loan chua chát kể: “Sống chung gia đình chồng mấy tháng trời nhưng tôi chỉ ra dấu bằng tay như người câm. Họ nói gì, làm gì mình chẳng hiểu. Tôi chẳng khác gì người hầu". - Thiếu thông tin về đối tượng kết hôn: Điều này rất phổ biến đối với những cuộc hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Chẳng hạn như việc phụ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc không phải là câu chuyện mới lạ. Bắt đầu từ những năm 1995, khi nhiều lao động Việt Nam sang Hàn Quốc cũng đã tìm hiểu và lập gia đình với những người Hàn Quốc. Rồi làn sóng đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam và cũng nhiều người Hàn Quốc đã chọn Việt Nam làm quê hương thứ 2 của mình. Hai đối tượng này không thông qua môi giới. Vấn đề xuất hiện nhiều hơn gần đây đa số là do số lượng tăng đột biến và chủ yếu qua môi giới. Và chủ yếu, vấn đề xuất phát từ đây. Có thể nói rằng nhiều đàn ông Hàn Quốc khi lấy vợ Việt Nam qua môi giới, không ít người trong số họ đều có khó khăn nhất định về kinh tế hoặc một lĩnh vực nào đó khiến họ không thể kết hôn với người trong nước. Có thể là khó khăn về tài chính, có thể là quá nhiều tuổi, có thể là tái hôn, có những vấn đề về tâm sinh lý, thể chất, việc làm, nhưng những thông tin này thì cô dâu Việt Nam có thể nói là không bao giờ biết chính xác nếu tìm hiểu qua môi giới. Sự chờ đợi giúp đỡ cha mẹ tại Việt Nam khi lấy chồng Hàn Quốc về vật chất là điều không nên chờ đợi nhiều, vì bởi vì chính bản thân họ cũng không phải là những đối tượng dư giả về kinh tế. Hơn nữa, xã hội truyền thống Hàn Quốc đàn ông làm chủ đạo kinh tế trong gia đình, phụ nữ thường ở nhà trông coi việc nhà và vai trò của phụ nữ thấp hơn nhiều so với đàn ông, nhiều khi họ ít có quyền quyết định việc hệ trọng như ở Việt Nam. Điều đó cũng có nghĩa là họ không thể gửi tiền về giúp cha mẹ mình vì không đi làm và cũng không có quyền quyết định trong việc này. Rất nhiều bậc phụ huynh gả con cho người nước ngoài và chờ đợi được hỗ trợ về kinh tế nhưng họ hoàn toàn không biết gì về con rể tương lai của mình, rồi từ đó tạo thành một áp lực với cả cô dâu và chàng rể. Như vậy, sự thiếu thông tin về đối tượng sẽ làm cho cuộc sống hôn nhân gặp rất nhiều khó khăn, dễ dẫn đến tình trạng ly hôn. - Chênh lệch về tuổi tác: Thông tin của gần nhất theo bản tin của của Sứ quán Hàn Quốc tại Hà Nội thì và được tờ báo Kinh tế hằng ngày gần đây đăng tải thì mức độ chênh lệnh tuổi giữa cô dâu Việt Nam và chú rể Hàn Quốc lên đến 20 tuổi, trong khi đó tuổi bình quân của phụ nữ Việt Nam 23,39 tuổi, trong khi tuổi của chú rể Hàn Quốc là từ 40-49 tuổi, thậm chí có tới 11% là trên 50 tuổi, có đến 65% đàn ông Hàn Quốc cưới vợ lần đầu, điều đó cũng có nghĩa là 35% đàn ông Hàn Quốc là tái hôn. Chênh lệnh bình quân là 19 tuổi. Trong phần điều tra, có đến 75% đàn ông Hàn Quốc không trả lời về phần học vấn của mình và và số tốt nghiệp cấp ba chỉ là 14,7% , và tốt nghiệp đại học là 6,5%. Khoảng cách về tuổi tác khiến sự chênh lệnh về tâm sinh lý cũng là một trong những nguyên nhân gây ra những vấn đề trong cuộc sống và ly hôn sẽ là chọn lựa của nhiều người. - Mâu thuẫn gia đình, bất đồng trong lối sống: Với ly hôn nói chung và ly hôn có yếu tố nước ngoài nói riêng thì chủ thể của việc ly hôn đều là những con người bình thường giống nhau. Do vậy mà nguyên nhân ly hôn là mâu thuẫn gia đình là điều hết sức phổ biến. Nhiều đôi vợ chồng khăng khăng đòi ly hôn chỉ vì ganh nhau trong những việc rất nhỏ như ai nấu cơm, ai đón con,…Vợ thì nói không làm giúp một chút việc nhà dù là nhỏ nhất như quét nhà, vứt rác hay đi đón con,…Còn chồng thì cho rằng đó là việc của người phụ nữ. Mâu thuẫn cứ ngày càng chồng chất, cuối cùng cũng dẫn đến chia tay. Hay như một trường hợp khác, một đôi vợ chồng trẻ chia tay chỉ vì cô vợ chê chồng không còn ga-lăng, tâm lý như hồi đang yêu. Cô bảo: “Ngày chưa lấy nhau, anh ấy lãng mạn lắm. hay kiếm cớ tặng hoa, tặng quà cho em và thường nói những lời yêu thương ngọt ngào. Giờ lấy được nhau rồi thì cộc cằn,…” - Bạo hành gia đình: Bạo hành là một hình thức xâm hại mà một người này gây ra cho một người khác và việc đó xảy ra bên trong gia đình. Bạo hành gia đình là một vấn đề nghiêm trọng, là nguyên nhân khá phổ biến gây thương tích cho người phụ nữ. Nạn nhân có thể vừa bị những tổn thương cơ thể, vừa có những sang chấn về tinh thần. PGS.TS Lê Thị Quý, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Giới và Phát triển (Trường Đại học KHXH & NV), cho biết, những vấn đề mà phụ nữ di cư kết hôn phải đối mặt là hết sức nghiêm trọng và phức tạp do có sự khác biệt về văn hóa, luật pháp, phong tục tập quán, ăn uống, ngôn ngữ và lối sống. Nhiều phụ nữ lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc do phải nộp một món tiền lớn cho môi giới nên cố gắng lấy lại tiền từ chồng để gửi về quê cho cha mẹ trả nợ. Trong khi người chồng lại đánh giá vợ kết hôn chỉ vì tiền nên sinh ra bất mãn. Những năm gần đây, số phụ nữ lấy chồng nước ngoài thông qua dịch vụ môi giới hôn nhân tăng mạnh. Tuy nhiên, nhiều trung tâm môi giới làm việc thiếu trách nhiệm, thậm chí có một số tổ chức buôn bán phụ nữ trá hình. Thủ đoạn của họ là lừa gạt phụ nữ bằng hình ảnh những người chồng ngoại quốc khỏe mạnh, đẹp trai, giàu có cùng với viễn cảnh một cuộc sống no đủ, hạnh phúc. Một số cô gái may mắn gặp được người có nhu cầu lấy vợ thực sự. Nhưng không ít phụ nữ đã bị lừa gạt, buộc phải lấy người chồng tàn tật, mắc bệnh thần kinh… Họ trở thành nạn nhân của bạo lực gia đình, vì thế mà ly hôn là điều không tránh khỏi. - Ngoài ra còn có những nguyên nhân khác như: một bên mất tích; một bên bị bệnh tật, không có con; ngoại tình;… 4. Cách thức giải quyết việc ly hôn có yếu tố nước ngoài 4.1. Thẩm quyền giải quyết việc ly hôn có yếu tố nước ngoài - Theo quy định tại khoản 3 Điều 102 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ có yếu tố nước ngoài, xem xét việc công nhận hoặc không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của nước ngoài theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được giải quyết theo nguyên tắc có đi có lại đối với các nước chưa có Hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam hoặc theo Hiệp định tương trợ tư pháp đối với các nước đã ký kết Hiệp định này với Việt Nam. Chẳng hạn như theo Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự và hình sự giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga ký ngày 25/8/1998, tại Điều 26 có quy định: “1. Việc ly hôn theo pháp luật và thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan tư pháp của bên ký kết mà vợ chồng đều là công dân vào thời điểm nộp đơn xin ly hôn. Nếu hai vợ chồng đều thường trú trên lãnh thổ của bên ký kết kia thì cơ quan tư pháp của bên ký kết ấy cũng có thẩm quyền giải quyết 2. Nếu vào thời điểm gửi đơn xin ly hôn, một người là công dân của bên ký kết này, còn bên kia là công dân của bên ký kết kia thì điều kiện ly hôn tuân theo pháp luật của bên ký kết nơi họ thường trú. Nếu một người cư trú trên lãnh thổ của bên ký kết này, còn người kia cư trú trên lãnh thổ của bên ký kết kia, thì áp dụng pháp luật của bên ký kết có cơ quan đang giải quyết việc ly hôn. 3. Việc ly hôn quy định tại khoản 2 Điều này thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan tư pháp của bên ký kết nơi cư trú của hai vợ chồng. Nếu một người cư trú trên lãnh thổ của bên ký kết này; còn người kia cư trú trên lãnh thổ của bên ký kết kia thì cơ quan của cả hai bên ký kết đều có thẩm quyền giải quyết. 4. Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn cũng có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về nuôi dưỡng và trợ cấp nuôi con chưa thành niên.” - Theo quy định tại đoạn 2, khoản 3, Điều 103 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam. Quy định này xuất phát từ nguyên lý và thực tế sau: Từ thực tế một số dân tộc thiểu số ở khu vực biên giới Việt Nam-Campuchia, Việt Nam-Lào, Việt Nam-Trung Quốc cùng họ hàng dòng tộc, nhưng người thì có quốc tịch Việt Nam, người thì có quốc tịch của nước láng giềng nên quan hệ hôn nhân và gia đình, cũng như việc ly hôn giữa họ với nhau, tuy vẫn còn yếu tố nước ngoài, nhưng có đặc thù riêng bởi có yếu tố cùng một dân tộc thiểu số, cùng cư trú ở khu vực biên giới của cả hai nước nên không nhất thiết phải đưa việc ly hôn giữa họ với nhau lên Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết như đối với các trường hợp ly hôn có yếu tố nước ngoài khác. Từ nguyên lý sát thực tế, nên xác định thẩm quyền của Tòa án cấp huyện giải quyết việc ly hôn trong trường hợp này là hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi và đỡ tốn kém công sức, tiền của của người dân khi có việc cần Tòa án giải quyết. 4.2. Thủ tục giải quyết - Hồ sơ xin ly hôn bao gồm: · Đơn xin ly hôn theo mẫu, trong đó phải trình bày đầy đủ các vấn đề như mâu thuẫn trong thời gian chung sống và mâu thuẫn đó là không thể giải quyết được; tài sản chung yêu cầu tòa giải quyết, vấn đề nuôi dưỡng con chung sau ly hôn · Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (Bản chính) · Hộ khẩu, giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người xin ly hôn · Giấy khai sinh của các con · Giấy tờ chứng minh tài sản chung yêu cầu tòa giải quyết - Theo Điều 167 Bộ luật tố tụng dân sự, sau khi nhận được hồ sơ nói trên, trong thời hạn năm ngày làm việc, Tòa án sẽ thông báo cho biết kết quả có thụ lý vụ việc ly hôn hay không. Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án thì Toà án phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Toà án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí; Toà án dự tính số tiền tạm ứng án phí, ghi vào phiếu báo và giao cho người khởi kiện để họ nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Toà án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí; Toà án thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Toà án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí; Trong trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí, án phí thì Toà án phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo. (Điều 171 Bộ luật tố tụng dân sự) - Theo Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16/4/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình đã hướng dẫn · Đối với trường hợp công dân Việt Nam ở trong nước xin ly hôn với công dân Việt Nam đã đi ra nước ngoài: Khi giải quyết loại việc này, cần phân biệt như sau: * Đối với những trường hợp uỷ thác tư pháp không có kết quả vì lý do bị đơn sống lưu vong, không có cơ quan nào quản lý, không có địa chỉ rõ ràng nên không thể liên hệ với họ được, thì Toà án yêu cầu thân nhân của bị đơn đó gửi cho họ lời khai của nguyên đơn và báo cho họ gửi về Toà án những lời khai hoặc tài liệu cần thiết cho việc giải quyết vụ án. Sau khi có kết quả, Toà án có thể căn cứ vào những lời khai và tài liệu đó để xét xử theo thủ tục chung. * Trường hợp bên đương sự là bị đơn đang ở nước ngoài không có địa chỉ, không có tin tức hoặc giấu địa chỉ nên nguyên đơn ở trong nước không thể biết địa chỉ, tin tức của họ, thì giải quyết như sau: - Nếu bị đơn ở nước ngoài không có địa chỉ, không có tin tức gì về họ (kể cả thân nhân của họ cũng không có địa chỉ, tin tức gì về họ), thì Toà án ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 45 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự và giải thích cho nguyên đơn biết họ có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án cấp huyện nơi họ thường trú tuyên bố bị đơn mất tích hoặc đã chết theo quy định của pháp luật về tuyên bố mất tích, tuyên bố chết. - Nếu thông qua thân nhân của họ mà biết rằng họ vẫn có liên hệ với thân nhân ở trong nước, nhưng thân nhân của họ không cung cấp địa chỉ, tin tức của bị đơn cho Toà án, cũng như không thực hiện yêu cầu của Toà án thông báo cho bị đơn biết để gửi lời khai về cho Toà án, thì coi đây là trường hợp bị đơn cố tình giấu địa chỉ, từ chối khai báo, từ chối cung cấp những tài liệu cần thiết. Nếu Toà án đã yêu cầu đến lần thứ hai mà thân nhân của họ cũng không chịu cung cấp địa chỉ, tin tức của bị đơn cho Toà án cũng như không chịu thực hiện yêu cầu của Toà án thông báo cho bị đơn biết, thì Toà án đưa vụ án ra xét xử vắng mặt bị đơn theo thủ tục chung. Sau khi xét xử Toà án cần gửi ngay cho thân nhân của bị đơn bản sao bản án hoặc quyết định để những người này chuyển cho bị đơn, đồng thời tiến hành niêm yết công khai bản sao bản án, quyết định tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi bị đơn cư trú cuối cùng và nơi thân nhân của bị đơn cư trú để đương sự có thể sử dụng quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật tố tụng. · Đối với trường hợp các bên đều là công dân Việt Nam kết hôn ở nước ngoài theo pháp luật nước ngoài, nay họ về Việt Nam xin ly hôn: Khi giải quyết loại việc này cần phân biệt như sau: * Đối với trường hợp các bên có giấy chứng nhận kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước đã ký kết với Việt Nam Hiệp định tương trợ tư pháp hoặc đã được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam. Theo quy định của Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/1998 của Chính phủ về đăng ký hộ tịch (sau đây gọi tắt là Nghị định số 83) thì việc kết hôn của đương sự cần được ghi chú vào sổ đăng ký; do đó, nếu việc kết hôn của đương sự chưa được ghi chú vào sổ đăng ký thì Toà án yêu cầu đương sự làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký theo quy định của Nghị định số 83 rồi mới thụ lý giải quyết việc ly hôn. Trong trường hợp đương sự không thực hiện yêu cầu của Toà án làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký mà vẫn có yêu cầu Toà án giải quyết, thì Toà án không công nhận họ là vợ chồng; nếu có yêu cầu Toà án giải quyết về con cái, tài sản thì Toà án giải quyết theo thủ tục chung. * Đối với trường hợp các bên có giấy chứng nhận kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước chưa ký kết với Việt Nam Hiệp định tương trợ tư pháp cấp và cũng chưa được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam. Theo quy định của Nghị định số 83 thì trong trường hợp này giấy đăng ký kết hôn phải được hợp pháp hoá lãnh sự và việc kết hôn cần được ghi chú vào sổ đăng ký; do đó, nếu giấy đăng ký kết hôn của họ chưa được hợp pháp hoá lãnh sự, việc kết hôn của họ chưa được ghi chú vào sổ đăng ký, thì Toà án yêu cầu đương sự hoàn tất thủ tục hợp pháp hoá lãnh sự và làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký rồi mới thụ lý giải quyết. Trong trường hợp đương sự không thực hiện các thủ tục đó mà vẫn có yêu cầu Toà án giải quyết, thì Toà án không công nhận họ là vợ chồng; nếu có yêu cầu Toà án giải quyết về con cái, tài sản thì Toà án giải quyết theo thủ tục chung. · Đối với trường hợp người Việt Nam ở nước ngoài kết hôn với người nước ngoài mà việc kết hôn đó được công nhận tại Việt Nam, nay người Việt Nam về nước và người nước ngoài xin ly hôn * Trong trường hợp người nước ngoài đang ở nước ngoài xin ly hôn người Việt Nam mà người Việt Nam còn quốc tịch Việt Nam và đang cư trú tại Việt Nam, thì Toà án thụ lý giải quyết nhưng việc áp dụng pháp luật để giải quyết cần phân biệt như sau: - Nếu người nước ngoài là công dân của nước mà Việt Nam đã ký Hiệp định tương trợ tư pháp với nước đó mà trong Hiệp định tương trợ tư pháp đó có quy định khác với Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì áp dụng quy định của Hiệp định tương trợ tư pháp để giải quyết; nếu không có quy định khác thì áp dụng Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết. - Nếu người nước ngoài là công dân của nước mà Việt Nam chưa ký Hiệp định tương trợ tư pháp với nước đó thì áp dụng quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết. - Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó. * Trong trường hợp người Việt Nam không còn quốc tịch Việt Nam mặc dù vẫn đang cư trú tại Việt Nam thì Toà án không thụ lý giải quyết vì việc này không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án. · Đối với trường hợp công dân Việt Nam ở trong nước xin ly hôn với người nước ngoài đang cư trú ở nước ngoài Công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài, nhưng người nước ngoài đã về nước mà không còn liên hệ với công dân Việt Nam, nay công dân Việt Nam xin ly hôn, thì Toà án thụ lý giải quyết.” Việc giải quyết vụ kiện ly hôn có yếu tố nước ngoài cũng có một số quy định riêng về trình tự, thủ tục. Khi giải quyết vụ ly hôn có yếu tố nước ngoài, phải cân nhắc đến việc vận dụng pháp luật Việt Nam hay pháp luật nước ngoài để giải quyết việc ly hôn, tùy theo nơi cư trú của nguyên đơn, bị đơn vào thời điểm có đơn ly hôn hoặc nơi có tài sản chung của vợ, chồng có yêu cầu ly hôn, cũng như tùy thuộc vào việc có hay không có Hiệp định tương trợ tư pháp mà nước ta ký kết với nước ngoài. Trong trường hợp giải quyết vụ kiện ly hôn giữa công dân Việt Nam ở khu vực biên giới với nước láng giềng với công dân của nước láng giềng mà cùng thuộc một dân tộc thiểu số, thì tuy có yếu tố nước ngoài nhưng thẩm quyền xét xử thuộc Tòa án cấp huyện theo quy định tại đoạn 2, khoản 3, Điều 102 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. 4.3. Một số bất cập còn tồn tại trong việc giải quyết việc ly hôn có yếu tố nước ngoài: - Thực tế, những việc mà Tòa án Việt Nam ủy thác tư pháp cho Tòa án nước ngoài kết quả trả lời thường rất chậm, thậm chí nhiều trường hợp không nhận được sự trả lời, ngay cả đối với các nước mà Tòa án đã ký kết và gia nhập điều ước quốc tế. Chính vì vậy việc lấy lời khai, tống đạt các văn bản của Tòa án hoặc xác định tài sản ở nước ngoài là không thực hiện được làm cho vụ án kéo dài, vi phạm thời hạn xét xử. - Đơn cử việc giải quyết án ly hôn có yếu tố nước ngoài, nhiều vụ không thể thụ lý giải quyết do công dân Việt Nam xin ly hôn chỉ cung cấp cho Tòa án bản đăng ký kết hôn có địa chỉ của bên kia, ngoài ra không có một thông tin nào khác. Trước đây, những trường hợp này sau hai lần Tòa án ủy thác tư pháp qua Bộ Tư pháp, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài và Tòa án nước ngoài điều tra tống đạt nhưng hết thời hạn sáu tháng không có kết quả trả lời Tòa án phải tạm đình chỉ vì không tìm được hoặc không có lời khai của bị đơn. Điều này dẫn đến thực tế nhiều cuộc hôn nhân chỉ mang tính hình thức vẫn bị kéo dài ảnh hưởng đến cuộc sống vật chất cũng như tinh thần của nguyên đơn. - Ông Tạ Quốc Hùng - Phó Chánh án TAND tỉnh Hà Tây cho biết: Mặc dù TANDTC đã ban hành Nghị quyết 01/2003/HĐTP có hướng dẫn: Với những trường hợp công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài nhưng người nước ngoài đã về nước mà không liên hệ với công dân Việt Nam, nay công dân Việt Nam xin ly hôn thì Tòa án thụ lý giải quyết nhưng thực tế, các Tòa án không phải sau khi thụ lý một vài tháng là có thể đưa ra xét xử, mà vẫn phải tiến hành điều tra, xác minh và ủy thác tư pháp, đến khi không có kết quả trả lời từ phía cơ quan nhận ủy thác tư pháp thì Tòa mới xử cho ly hôn, do đó, các vụ án vẫn kéo dài. Bên cạnh đó thủ tục hợp thức hóa lãnh sự đối với các việc mà Tòa án Việt Nam yêu cầu thì nhiều Tòa án nước ngoài chưa đáp ứng kịp thời cũng gây khó khăn cho việc xét xử. - Rất nhiều vụ án trở nên phức tạp do chính sự bất cẩn của chính nguyên đơn khi họ không tìm hiểu kỹ "đối tác" của mình (về nhân thân, địa chỉ...). Điều này không chỉ khiến họ phải gánh chịu thiệt thòi mà còn gây khó khăn, tốn kém về thời gian, công sức cho Tòa án. Cũng có những vụ án gặp vướng do ý thức pháp luật của bị đơn - chẳng hạn bị đơn bỏ về nước trốn tránh nghĩa vụ ra tòa - Tòa án rất khó có biện pháp bắt buộc triệu họ về Việt Nam để tham gia vụ kiện. - Trình độ thẩm phán cũng còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu hiện nay. Do không được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức thường xuyên nên nhiều thẩm phán không nắm vững, không thường xuyên cập nhật được chuyên môn của tư pháp quốc tế. Mặt khác, nhìn chung trình độ ngoại ngữ của đội ngũ thẩm phán còn hạn chế, rất khó khăn trong việc tiếp cận với pháp luật nước ngoài cũng như khi tiến hành tố tụng trong những vụ án có công dân nước ngoài, pháp nhân nước ngoài. Hơn nữa, việc mời phiên dịch trong những vụ án này cũng gặp nhiều khó khăn phiền toái khi chúng ta chưa có quy định rõ cơ quan nào có trách nhiệm làm phiên dịch cũng như chi phí của việc mời phiên dịch sẽ được tính dựa trên tiêu chí nào... III. Lời kết Theo Lênin, “Thực ra tự do ly hôn tuyệt không có nghĩa là làm “tan rã” những mối liên hệ gia đình mà ngược lại, nó củng cố những mối liên hệ đó trên những cơ sở dân chủ, những cơ sở duy nhất có thể có và vững chắc trong một xã hội văn minh”. Nhà nước bằng pháp luật không thể cưỡng ép nam nữ phải yêu nhau và kết hôn với nhau, thì cũng không thể bắt buộc vợ chồng phải chung sống với nhau, phải duy trì quan hệ hôn nhân khi tình cảm yêu thương gắn bó giữa họ đã hết và mục đích của hôn nhân đã không thể đạt được. Việc giải quyết ly hôn là tất yếu đối với quan hệ hôn nhân đã thực sự tan vỡ. Điều đó là hoàn toàn có lợi cho vợ chồng, con cái và các thành viên gia đình. Tài liệu tham khảo Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, trường Đại học Luật Hà Nội Pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam - Nông Quốc Bình, Luận văn tiến sỹ luật học Căn cứ pháp lý và thủ tục giải quyết các vụ kiện ly hôn tại Tòa án Việt Nam - Nguyễn Thị Túy Hoa, Luận văn thạc sỹ luật học Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16/4/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình giadinh.net.vn/ vietbao.vn/ vietnamese-law-consultancy.com/ tuvanphapluat.asia/ vnexpress.net/ MỤC LỤC Trang I. Lời mở đầu 1 II. Một số nét về thực trạng, nguyên nhân và cách thức giải quyết việc ly hôn có yếu tố nước ngoài 1 1. Khái quát về ly hôn có yếu tố nước ngoài 1 2. Thực trạng việc ly hôn có yếu tố nước ngoài 4 3. Nguyên nhân việc ly hôn có yếu tố nước ngoài 4 4. Cách thức giải quyết việc ly hôn có yếu tố nước ngoài 8 III. Lời kết 15 Tài liệu tham khảo 16

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng, nguyên nhân, cách thức giải quyết việc ly hôn có yếu tố nước ngoài.doc
Luận văn liên quan