Thực trạng, nguyên nhân, và các giải pháp phòng chống tội trộm cướp tài sản ở Hà Tĩnh

Phần I: Lời nói đầu Năm 2006 với xu thế quốc hoá ngày càng cao của các nước trên thế giới, Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức WTO sau 11 năm phấn đấu và trưởng thành. Điều đó cho thấy rằng trong sự vận động không ngừng của thời đại Việt Nam đã không còn nằm trong vị thế cô lập, đối trọng mà trở thành đồng minh quan trọng của các quốc gia trên thế giới trong mọi lĩnh vực. Song song với sự phát triển của nền kinh tế trong những năm gần đây Việt Nam được đánh giá là Quốc gia có tình hình kinh tế chính trị ổn định nhất. (Điều đó càng được khẳng định khi Hà Nội được UNESSCO công nhận là “Thành phố vì hoà bình” vào năm 2000). Thu hút đầu tư và là điểm đến du lịch lý tưởng của du khách quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển kinh tế xã hội, Việt Nam cũng diễn ra khá nhiều diễn biến phức tạp. Hàng loạt các loại tội phạm có tính chất nguy hiểm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của xã hội đã diễn ra ngày càng phổ biến: trộm cắp, ma tuý, mại dâm Trong đó tội “cướp tài sản” (Điều 133 BLHS) là loại tội phạm nguy hiểm xâm phạm đến quyền sở hữu của mỗi công dân. Đây có thể nói là quyền bất khả xâm phạm của mỗi công dân. Đây cũng được coi là quyền bất khả xâm phạm đã được Hiến pháp 1992 cụ thể hoá thông qua nhiều văn bản pháp luật khác nhau do nhiều ngành luật điều chỉnh. Luật Hình sự là một ví dụ cụ thể. Luật Hình sự bảo vệ quyền sở hữu của con người bằng cách trừng trị mọi hành vi trái với pháp luật xâm phạm đến các quyền và lợi ích của công dân. Đây là vấn đề có khá nhiều bức xúc do vậy Đảng và Nhà nước ta cũng cần đưa ra các chính sách pháp luật cụ thể, phát triển tư duy chính trị pháp lý cho phù hợp với tình hình phát triển của xã hội. Đối với Hà Tĩnh là một tỉnh nghèo miền Trung nằm dọc theo quốc lộ 1A là dải đất nối liền hai miền Nam – Bắc với diện tích không lớn, mật độ dân cư thưa thớt. Người dân ở đây vẫn cần cù, một nắng hai sương, cuộc sống chủ yếu dựa vào nền kinh tế nông nghiệp. Tuy nhiên, trong những năm gần đây nền kinh tế của Hà Tĩnh tăng trưởng một cách chóng mặt điều đó cho phép người dân tiếp cận nhiều luồng văn hoá khác nhau dẫn đến xã hội phân hoá, hiện tượng tiêu cực ngày càng phổ biến. Đặc biệt là các loại tệ nạn xã hội: Ma tuý, mại dâm những loại tội phạm này chủ yếu tập trung ở độ tuổi thanh thiếu niên đang ở trong độ tuổi lao động. Vì vậy đã gây ra nhiều bức xúc trong dư luận nhân dân. Đứng trước thực trạng đó với tư cách là một sinh viên ngành luật, mà trước hết là một con người Hà Tĩnh. Khi được giới thiệu về thực tập tại TAND tỉnh Hà Tĩnh em đã lựa chọn đề tài: “Thực trạng, nguyên nhân, và các giải pháp phòng chống tội trộm cướp tài sản ở địa phương” làm đề tài nghiên cứu của mình. Tình hình tội phạm vi phạm điều 133 BLHS luôn biến động diễn ra trên thực tế và khá phổ biến và đa dạng. Mặt khác đây là lần đầu tiên đi nghiên cứu sâu vào vấn đề với trình độ còn hạn chế, trải qua thực tế còn ít. Thời gian nghiên cứu không nhiều. Do vậy, với đề tài này em chỉ đề cập được một số vấn đề về trách nhiệm hình sự có liên quan và lấy thực trạng tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh làm ví dụ chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót về nội dung và hình thức. Em rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn để em có thể hoàn thiện tốt chuyên đề của mình.

doc22 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3375 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng, nguyên nhân, và các giải pháp phòng chống tội trộm cướp tài sản ở Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I: Lời nói đầu Năm 2006 với xu thế quốc hoá ngày càng cao của các nước trên thế giới, Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức WTO sau 11 năm phấn đấu và trưởng thành. Điều đó cho thấy rằng trong sự vận động không ngừng của thời đại Việt Nam đã không còn nằm trong vị thế cô lập, đối trọng mà trở thành đồng minh quan trọng của các quốc gia trên thế giới trong mọi lĩnh vực. Song song với sự phát triển của nền kinh tế trong những năm gần đây Việt Nam được đánh giá là Quốc gia có tình hình kinh tế chính trị ổn định nhất. (Điều đó càng được khẳng định khi Hà Nội được UNESSCO công nhận là “Thành phố vì hoà bình” vào năm 2000). Thu hút đầu tư và là điểm đến du lịch lý tưởng của du khách quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển kinh tế xã hội, Việt Nam cũng diễn ra khá nhiều diễn biến phức tạp. Hàng loạt các loại tội phạm có tính chất nguy hiểm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của xã hội đã diễn ra ngày càng phổ biến: trộm cắp, ma tuý, mại dâm…Trong đó tội “cướp tài sản” (Điều 133 BLHS) là loại tội phạm nguy hiểm xâm phạm đến quyền sở hữu của mỗi công dân. Đây có thể nói là quyền bất khả xâm phạm của mỗi công dân. Đây cũng được coi là quyền bất khả xâm phạm đã được Hiến pháp 1992 cụ thể hoá thông qua nhiều văn bản pháp luật khác nhau do nhiều ngành luật điều chỉnh. Luật Hình sự là một ví dụ cụ thể. Luật Hình sự bảo vệ quyền sở hữu của con người bằng cách trừng trị mọi hành vi trái với pháp luật xâm phạm đến các quyền và lợi ích của công dân. Đây là vấn đề có khá nhiều bức xúc do vậy Đảng và Nhà nước ta cũng cần đưa ra các chính sách pháp luật cụ thể, phát triển tư duy chính trị pháp lý cho phù hợp với tình hình phát triển của xã hội. Đối với Hà Tĩnh là một tỉnh nghèo miền Trung nằm dọc theo quốc lộ 1A là dải đất nối liền hai miền Nam – Bắc với diện tích không lớn, mật độ dân cư thưa thớt. Người dân ở đây vẫn cần cù, một nắng hai sương, cuộc sống chủ yếu dựa vào nền kinh tế nông nghiệp. Tuy nhiên, trong những năm gần đây nền kinh tế của Hà Tĩnh tăng trưởng một cách chóng mặt điều đó cho phép người dân tiếp cận nhiều luồng văn hoá khác nhau dẫn đến xã hội phân hoá, hiện tượng tiêu cực ngày càng phổ biến. Đặc biệt là các loại tệ nạn xã hội: Ma tuý, mại dâm…những loại tội phạm này chủ yếu tập trung ở độ tuổi thanh thiếu niên đang ở trong độ tuổi lao động. Vì vậy đã gây ra nhiều bức xúc trong dư luận nhân dân. Đứng trước thực trạng đó với tư cách là một sinh viên ngành luật, mà trước hết là một con người Hà Tĩnh. Khi được giới thiệu về thực tập tại TAND tỉnh Hà Tĩnh em đã lựa chọn đề tài: “Thực trạng, nguyên nhân, và các giải pháp phòng chống tội trộm cướp tài sản ở địa phương” làm đề tài nghiên cứu của mình. Tình hình tội phạm vi phạm điều 133 BLHS luôn biến động diễn ra trên thực tế và khá phổ biến và đa dạng. Mặt khác đây là lần đầu tiên đi nghiên cứu sâu vào vấn đề với trình độ còn hạn chế, trải qua thực tế còn ít. Thời gian nghiên cứu không nhiều. Do vậy, với đề tài này em chỉ đề cập được một số vấn đề về trách nhiệm hình sự có liên quan và lấy thực trạng tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh làm ví dụ chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót về nội dung và hình thức. Em rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn để em có thể hoàn thiện tốt chuyên đề của mình. Sinh viên thực tập Phần II: Quá trình tìm hiểu thu thập thông tin 1. Thời gian thu thập thông tin Với nhận thức là chuyên đề về “tội cướp tài sản” theo Điều 133 BLHS là một chuyên đề khá phức tạp, mật độ dân cư thưa thớt và chủ yếu là dân nhập cư từ các địa phương khác đến. Do vậy, việc đi sâu vào thực tế gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì thế ngay từ những ngày đầu (bắt đầu từ ngày 17/01/2007) được phân công thực tập tại Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh cho đến giai đoạn hoàn thiện cuối cùng (ngày 27/04/2007) được sự chỉ bảo tận tình của các cô chú, anh chị đang công tác tại toà án em đã luôn luôn chú trọng việc thu thập thông tin về tình hình tội “cướp tài sản” cũng như nghiên cứu hồ sơ và xem xét công tác xét xử loại tội phạm này trên địa bàn tỉnh. Với khoảng thời gian là hơn ba tháng (từ 17/1 cho đến 27/4/2007) tuy thời gian không dài để có thể hoàn thiện tốt quá trình nghiên cứu cũng như tiếp cận thực tế. Tuy nhiên đó cũng là khoảng thời gian cần thiết có thể giúp em thu thập những thông tin đúng đắn, chính xác cho việc hoàn thành chuyên đề thực tập của mình. 2. Phương pháp thu thập thông tin. Để thu thập được lượng thông tin cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu, ứng dụng lý thuyết trên thực tế là một vấn đề không dễ. Bên cạnh đó như đã nói ở chuyên đề về tội “cướp tài sản” là một chuyên đề khó, muốn có được những thông tin chính xác cần phải có cách tiếp cận đúng đắn không xa rời thực tế, không áp dụng lý thuyết một cách đúng đắn thì đòi hỏi phải lựa chọn phương pháp phù hợp. Cho nên, trong chuyên đề thực tập này bên cạnh kiến thức cơ bản mà em tiếp thu trên ghế nhà trường để áp dụng nó trên thực tế và có được những kiến thức mới, sát với thực tế thì em đã sử dụng những phương pháp khiến cho thông tin mình thu thập không sai lệch, thiếu khách quan và có thể bao quát được toàn bộ vấn đề cần tìm hiểu. Trong thời gian thực tập, TAND tỉnh Hà Tĩnh em đã lựa chọn những phương pháp sau: Phương pháp điều tra xã hội học. Điều tra xã hội học là là phương pháp khá quan trọng. Nó được sử dụng rất nhiều trong công tác nghiên cứu các ngành khoa học khác nhau. Với chuyên đề này em đã sử dụng một cách triệt để phương pháp điều tra xã hội học sẽ giúp ta tiếp cận vấn đề dựa trên cơ sở thu thập thông tin phục vụ cho việc hoàn thành tốt đề tài đã lựa chọn. Bên cạnh việc nghiên cứu lý thuyết trong thời gian thực tập trên ghế nhà trường, việc xem xét thu thập thông tin từ khi tham gia xem xét thực tiễn xét xử tại TAND các cấp thì phương pháp đièu tra xã hội học sẽ giúp ta tiếp cận vấn đề dựa trên cơ sở thu thập ý kiến. Từ đó quyết định hướng giải quyết đối với tình hình của loại tội phạm này đang diễn ra ngày càng gia tăng tại địa phương. khi được giới thiệu thực tập tại tỉnh Hà Tĩnh để tìm hiểu nguyên nhân, điều kiện phát sinh và thực trạng, giải pháp của tội “cướp tài sản” thì em đã tiến hành việc điều tra thông qua việc phát phiếu điều tra, phỏng vấn, toạ đàm (ví dụ như: phát phiếu điều tra hoặc phỏng vấn tại các khu đông dân cư như: Trường học, cơ quan, công sở…) đồng thời trực tiếp tìm hiểu ý kiến đề xuất từ những người trực tiếp thụ lý, giải quyết các vụ án cũng như các đối tượng phạm tội về loại tội phạm này. Kết quả thu thập được cho thấy có tới 78,9% trả lời là không hề biết về tình hình tội phạm này đang diễn ra như thế nào, nguyên nhân là do đâu. Điều đó chứng tỏ hầu hết người dân còn thờ ơ, bàng quan về tình hình trật tự an ninh xảy ra tại địa phương. Số ít còn lại mặc dù có thái độ lo lắng trước sự gia tăng của tình hình tội phạm về số lượng và mức độ vi phạm của loại tội phạm này. Nhưng khi được hỏi về nguyên nhân, điều kiện phát sinh hay hướng giải quyết thì họ chỉ đưa ra những quy định chung chung và không thống nhất. Đây là một thực trạng đáng báo động, cần phải có những biện pháp nhằm tuyên truyền, giáo dục cho người dân về ý thức tuân thủ pháp luật. Đồng thời, thông tin kịp thời cho người dân nắm được tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn địa phương để từ đó nhân dân có ý thức nâng cao trong việc cảnh giác và phòng chống loại tội phạm này. Phương pháp quan sát. Việc nghiên cứu lý thuyết và thu thập ý kiến thông qua các buổi toạ đàm phỏng vấn là phương pháp rất cần thiết khi nghiên cứu đề tài. Song để có được thông tin và số liệu một cách khách quan chính xác thì cần phải kinh qua trên thực tế. Và việc sử dụng phương pháp quan sát là một tất yếu khách quan không thể tránh khỏi. Đây là phương pháp quan trọng chủ yếu trong việc thu thập thông tin. Bởi lẽ, các số liệu là cơ sở để nghiên cứu đề tài cần phải được lấy từ thực tế, từ những con số cụ thể, chính xác. Do vậy, ngay từ những ngày đầu thực tập tại TAND tỉnh Hà Tĩnh em đã có điều kiện tham gia các phiên toà xét xử về tội “cướp tài sản” hoặc trực tiếp đến trại giam Cầu Đông tìm hiểu thông tin qua các đối tượng phạm tội…Vì thời gian thực tập không dài lại đúng vào dịp cuối năm, Tết Nguyên Đán và đầu năm nên việc tham gia các phiên toà xét xử còn quá ít (có khoảng 3 phiên toà) so với yêu cầu của đề tài. Tuy nhiên, cùng với sự giúp đỡ tận tình, chu đáo của các cô chú, anh chị đang công tác tại TAND tỉnh Hà Tĩnh và sự nỗ lực cố gắng của bản thân bằng việc nghiên cứu hồ sơ em đã có được những thông tin cần thiết qua các năm cụ thể: Năm 2004: có tới 39 vụ, năm 2005: có tới 22 vụ, năm 2006: 28 vụ.Ngoài ra còn có các bản án, bản cáo trạng…Với số lượng các thông tin này tuy không nhiều song cũng có thể coi là cần thiết để em có thể hoàn thiện để em có thể coi là cần thiết để em có thể củng cố hoàn thiện đề tài thực tập của mình. Phương pháp thống kê. Đây là phương pháp cuối cùng và không thể thiếu trong quá trình thu thập thông tin. Cũng như các phương pháp nêu trên thì phương pháp thống kê cũng đã được sử dụng rất nhiều trong các ngành khoa học khác nhau. Nó có tầm ý nghĩa quan trọng trong việc thu thập thông tin. Bằng các số liệu thu thập thông qua việc điều tra trực tiếp tham gia các phiên toà xét xử cũng như nghiên cứu hồ sơ, tài liệu, em đã tiến hành phân loại các tài liệu đã được thu thập chứng cứ như: đặc điểm nhân thân người phạm tội, thời gian phạm tội, địa điểm phạm tội, thủ đoạn và phương pháp thực hiện hành vi phạm tội, công cụ phạm tội…sắp xếp chúng một cách có khoa học, loại bỏ những số liệu không cần thiết. Đồng thời, để có được những thông tin chính xác, không sai lệch thì việc phân tích chúng ở nhiều góc độ, so sánh tính chính xác các tài liệu thu thập được, từ đó tổng hợp chúng là điều rất cần thiết. Tuy nhiên, việc sắp xếp, phân tích, so sánh các số liệu trên để chúng trở lên khách quan, đúng đắn và khoa học Logic không phải là dễ. Nó đòi hỏi chúng ta phải tư duy, lựa chọn một cách sáng suốt. Trong quá trình thu thập thông tin được sự giúp đơ của các cô chú, anh chị đang công tác tại TAND tỉnh Hà Tĩnh mà các số liệu thu thập được đã được lựa chọ kỹ càng thông qua các: Bản báo cáo công tác chuyên môn, báo cáo công tác thi đua, bản án, cáo trạng…và sắp xếp chúng một cách logic và có khoa học để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài của mình. Có thể coi công tác phương pháp thống kê là công đoạn cuối cùng, quan trọng trong việc thu thập thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu. Nếu chỉ sử dụng hai phương pháp: điều tra xã hội học và quan sát thì lượng thông tin thu thập đựoc trở nên vô nghĩa khi chúng không được sắp xếp: Thống kê một cách logic, khoa học. Vì vậy, bên cạnh việc sử dụng hai phương pháp trên thì phương pháp thống kê là không thể thiếu. Như vậy, trên đây là các phương pháp em đã sử dụng trong quá trình thu thập thông tin. Giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau. Việc sử dụng các phương pháp này là một nhu cầu tất yếu, quan trọng để có được những thông tin chính xác, khách quan, đầy đủ, nhằm hoàn thiện chuyên đề thực tập. Vì vậy, nó đóng vai trò không thể thiếu phục vụ cho việc hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp mà em đã lựa chọn. 3. Nguồn thu nhập thông tin. Để hoàn thành tốt chuyên đề, đồng thời củng cố thêm vốn kiến thức còn ít ỏi của mình trong quá trình thực tập tại TAND tỉnh Hà Tĩnh ngoài việc nghiên cứu các tài liệu cơ bản (vốn đã được học tại trường) như Bộ Luật Hình sự Việt Nam 1999( cụ thể là điều 133), Giáo trình Luật Hình sự ( của trường Đại học Luật Hà Nội) thì cùng với sự giúp đỡ tận tình của các cô chú, anh chị đang công tác tại TAND tỉnh Hà Tĩnh em đã được tiếp cận các tài liệu quan trọng như: Sổ thụ lý các vụ án hình sự, các bản án, bản cáo trạng, sổ kết quả giải quyết vụ án hình sự, báo cáo công tác chuyên môn, công tác thi đua…và nhiều loại hồ sơ khác trong các năm 2004, 2005, 2006 như: Công văn, Quyết định… Đây là nguồn chứa đựng các thông tin mà em đã thu thập được. Với nguồn tài liệu này tuy vẫn còn ít ỏi so với những đòi hỏi của đề tài “cướp tài sản”. Song phần nào đã giúp em lý giải được tình hình, nguyên nhân, điều kiện phạm tội. Từ đó, đề xuất những kiến nghị, giải pháp phù hợp trong việc đấu tranh phòng chống loại tội phạm này trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. 4. Thông tin thu thập được. Sau hơn ba tháng thực tập tại TAND tỉnh Hà Tĩnh, bằng những biện pháp thu thập thông tin một cách thiết thực. Đồng thời, được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú, anh chị đang công tác tại TAND và sự nỗ lực của bản thân em đã thu thập được một lượng thông tin vô cùng quý báu phục vụ cho việc nghiên cứu của mình thông qua các con số cụ thể qua các năm (được rút ra từ báo cáo tổng kết năm 2004, 2005, 2006). Năm 2004, toàn ngành đã xét xử 39 vụ 118 bị cáo trong tổng số 613 vụ 1053 bị cáo tội phạm hình sự. Năm 2005: Toàn ngành đã xét xử 22 vụ 70 bị cáo trong tổng số 422 vụ 664 bị cáo tội phạm hình sự. Năm 2006: Toàn ngành đã đưa ra xét xử 28 vụ 51 bị cáo trong tổng số 520 vụ 780 bị cáo tội phạm hinh sự. Như vậy, trên đây là các số liệu cụ thể qua các năm đã được thu nhập trong thời gian thực tập tại TAND tỉnh Hà Tĩnh. Tuy những số liệu này vẫn còn ít ỏi so với một chuyên đề rộng như “Thực trạng, nguyên nhân và các giải pháp phòng chống tội cướp tài snả ở địa phương” nhưng đây là những số liệu được thu thập một cách khách quan, đúng đắn và chính xác, là nguồn thông tin hợp lý để em có thể hoàn thành tốt chuyên đề thực tập của mình. Phần III Thực trạng, nguyên nhân và các giải pháp phòng chống tội “cướp tài sản” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Thực trạng tội cướp tài sản trong những năm gần đây. Trong những năm gần đây trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh tình hình tội phạm xâm phạm đến quyền sở hữu của con người diễn ra hết sức phức tạp, dưới nhiều hình thức đa dạng , gây mất trật tự an ninh xã hội, làm nhức nhối toàn thể cộng đồng. Đây là một hiện tượng xã hội tiêu cực cần sớm được ngăn chặn. Đặc biệt, đối với tỉnh Hà Tĩnh – một tỉnh nghèo miền trung đang trong giai đoạn chuyển đổi cơ chế, mở cửa nền kinh tế. Do đó, một số loại tội phạm và các tệ nạn xã hội khác cũng phát triển đa dạng như: buôn bán ma tuý, mại dâm, trộm cắp tài sản… cùng với sự phát triển của loại tội và tệ nạn xã hội này tội “ cướp tài sản” cũng có chiều hướng gia tăng cả về số lượng và các vụ cũng như tính chất mức độ phạm tội. Đây là loại tội phạm có tính chất nguy hiểm cao cho xã hội. Không những trực tiếp xâm phạm đến tính mạng tài sản của con người mà còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự chung cho xã hội và gây hoang mang trong quần chúng. Theo số liệu thống kê xét xử sơ thẩm của TAND tỉnh Hà Tĩnh trong năm 2004, 2005, 2006 thì tội “cướp tài sản” và loại tội phạm này ngày càng có xu hướng gia tăng. Cụ thể: Năm 2004: toàn ngành đã xét xử 39 vụ 118 bị cáo trong tổng số 613 vụ 1053 bị cáo tội phạm hình sự mà TAND tỉnh Hà Tĩnh đã thụ lý và xét xử . Năm 2005: toàn ngành đã đưa ra xét xử 22 vụ 70 bị cáo trong tổng số 422 vụ 664 bị cáo tội phạm hình sự nói chung. Năm 2006: toàn ngành đã đưa ra xét xử 28 vụ 51 bị cáo trong tổng số 520 vụ 780 bị cáo tội phạm hình sự . Rõ ràng, trên thực tế cho thấy tội “cướp tài sản” chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong tổng số tội phạm và có chiều hướng gia tăng. Đặc biệt, điều hết sức nguy hiểm và đáng báo động hiện nay là các đối tượng phạm tội có xu hướng càng trẻ hoá và tập trung chủ yếu vào độ tuổi từ 15-19. Trong đó, nhiều bị cáo đang ở lứa tuổi vị thành niên, nhiều đối tượng phạm tội đang là học sinh nhưng do thiếu ý thức rèn luyện, kém hiểu biết pháp luật. Bên cạnh đó, gia đình nhà trường buông lỏng trong quản lý, thiếu quan tâm theo dõi, giáo dục thường xuyên dẫn đến các em đi đâu, làm gì đều không biết. Hậu quả là các em tụ tập thành ổ nhóm ăn chơi đua đòi khi không có tiền thì bàn nhau đi ăn cướp để thoả mãn những nhu cầu hư hỏng của mình. Trong số nhiều vụ án xảy ra điển hình là vụ cướp tài sản xảy ra tại xã Đức Lạc, Đức Thọ vào hai đêm28/2/2004 và 7/3/2004 Đoàn Văn Khải, Đặng Sỹ Hiền cùng bốn tên khác đã dùng kiếm, dao, côn khống chế đe doạ những người đi đường tại những nơi vắng vẻ người qua lại thực hiện tám vụ cướp tài sản. Tuy số lượng tài sản mà bọn chúng chiếm đoạt không lớn xó khi chỉ được vài nghìn. Điều đáng nói ở đây là có tới 5/6 bị cáo khi bị cáo đang ở lứa tuổi vị thành niên. Trong đó có bị cáo chưa đủ 16 tuổi. Tính nghiêm trọng của tội phạm này còn được phản ánh qua số lượng cá bị cáo tham gia. Đồng thời có nhiều bị cáo tham gia cùng một vụ án. Số vụ án có tính chất đồng phạm cao. Tính chất nguy hiểm của nó thể hiện các bị cáo đã tiếp nhận mục đích của nhau, chúng có sự bàn bạc, chuẩn bị kỹ lưỡng. Do đó thường gây ra nhiều hậu quả lớn. Ví dụ điển hình đó là vụ cướp tài sản xảy ra tại địa bàn xã Kỳ Thư, huyện Kỳ Anh vào đêm 19/11/2005 do tên Hoàng Văn Minh, Trần Văn Hải, Nguyễn Tuấn Anh và đồng bọn sau khi dự đám cưới về do không có tiền để đánh bạc đã bàn nhau đến đoạn đường vắng (gần nghĩa trang xã) nơi ít người qua lại đẻ thực hiện hành vi cướp tài sản mà bị hại là anh Trần Đức Vĩnh đã chết trên đường cấp cứu do bị bọn chúng dùng dao đâm vào tim. Bên cạnh đó, tính nghiêm trọng của tình hình tội phạm này còn thể hiện ở hình thức, thủ đoạn, phương tiện, công cụ gây án. Nhiều vụ phạm tội được thực hiện rất táo bạo, dã man với những phương tiện nguy hiểm, bất chấp hậu quả xảy ra như thế nào, như: mã, tấu, kiếm … Ví dụ trường hợp Lê Văn Lương ở xã Tùng ảnh, huyện Đức Thọ do không có tiền chiêu đãi bạn gái nên vào đêm 11/1/2005 đã dùng mã tấu tự chế đi đến đoạn đê gần làng thấy anh Nguyễn Văn H và chị Trần Thị L đang ngồi tâm sự khống chế anh H rồi thực hiện hành vi cướp. Nhưng do anh H chống cự và chị L kêu cứu nên tên Lương hoảng sợ ra tay đâm vào bụng anh H làm anh H chết ngay tại chỗ. Sau đó hắn còn tiếp tục đe doạ chị L cướp một điện thoại di động và bỏ trốn. Hành động của tên Lê Văn Lương cho thấy tính côn đồ, thủ đoạn dã man, tàn bạo và hắn đã nhận được bản án thích đáng: 12 năm tù giam. Mặt khác, có nhiều trường hợp tái phạm, có những tên trong thời gian thử thách vẫn phạm tội. Chúng có thể phạm tội ở mọi lúc mọi nơi. Chứng tỏ sự coi thường pháp luật, bất chấp dư luận xã hội. Ví dụ cụ thể: trường hợp Võ Đức Tùng sinh năm 1974 trú tại xóm 2 xã Sơn Thịnh, Hương Sơn đã thực hiện hành vi cướp tài sản của anh Nguyễn Đình Hiệp vào ngay 2/10/2006 và bị Viện kiểm sát Nhân dân khởi tố theo bản cáo trạng số 06/QDD-KSĐT của Viện kiểm sát Nhân dân Hương Sơn. Trước đó, ngày 20/8/2006 đã bị TAND huyện Hương Sơn kết án về hành vi cướp tài sản xảy ra trong đêm 10/5/2006 nhưng cho hưởng án treo và đang trong thời gian thử thách. Như vậy, hành vi của tên Võ Đức Tùng cho thấy thái độ coi thường pháp luật, bất chấp dư luận xã hội chỉ vì thiếu tiền tiêu vặt, lười lao động, chỉ thích ăn chơi đua đòi. Với bản án thích đáng mầ TAND huyện Hương Sơn đã tuyên cho thấy sự nỗ lực hết mình của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc ngăn chặn, bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội. Qua những số liệu và ví dụ đã được phân tích trên đây có thể kết luận rằng tình hình tội “cướp tài sản” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh là rất báo động có nhiều diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Đây là nỗi lo không chỉ riêng ai. Mặc dù, trong những năm qua TAND các cấp thuộc địa bàn Hà Tĩnh đã nỗ lực hết mình trong việc phát hiện và xử lý kịp thời mọi hành vi vi phạm. Tuy nhiên, vẫn phải kể đến nhiều vụ án phạm tội “cướp tài sản” và nhiều bị cáo chưa bị phát hiện, điều tra và xử lý kịp thời (còn trong được gọi là tội phạm ẩn) mặc dù pháp luật Hình sự của Nhà nước ta đã chỉ rõ “Mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật”. “Không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội”. Để có thể đạt được mục tiêu đề ra đòi hỏi Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành và mỗi chúng ta, đặc biệt là người làm công tác nghiên cứu và công tác thực tiễn về pháp luật phải có những biện pháp cụ thể, hiều quả để đấu tranh chống và phòng ngừa loại tội phạm có tính nguy hiểm đặc biệt này. 2. Nguyên nhân của tình hình tội “cướp tài sản” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Trong nội dung trên chúng ta đã đi đánh giá thực trạng của tội “cướp tài sản” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Qua đó đã thấy được tính nghiêm trọng và mức độ nguy hiểm do hành vi của loại tội phạm này gây nên. Điều đó đã đặt ra cho chúng ta một nhiệm vụ cấp thết là phải kịp thời ngăn chặn và đi tới xoá bỏ loại tội phạm này trong tương lai. Song để thực hiện được nhiệm vụ này đạt được hiệu quả cao thông qua các biện pháp cụ thể thì trước hết chúng ta phải đi tiìm hiểu và xác định rõ nguyên nhân và cơ chế phát sinh thì chúng ta mới có biện pháp đấu tranh và phòng ngừa kịp thời. Qua khảo sát trên địa bàn đồng thời nghiên cứu các vụ án cụ thể đúc kết ra các nguyên nhân phát sinh loại tội phạm này bao gồm những nguyên nhân khách quan và chủ quan sau: Thứ nhất: Do ảnh hưởng tư tưởng chính trị, tàn dư của xã hội cũ. Trong quá trình tồn tại và phát triển con người luôn chịu nhiều tác động bởi các điều kiện môi trường bên ngoài như lối sống, thói quen và đặc biệt chịu ảnh hưởng của ý thức hệ chính trị – tư tưởng. Những ý thức này khi đã ăn sâu bám rễ thì không phải một sớm một chiều mà rũ bỏ chúng đi được. Đặc biệt là tư tưởng tiêu cực được các đối tượng tiêu cực tiếp thu nhanh hơn tư tưởng tích cực. Đối với đất nước ta chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến, một đất nước chịu nhiều sự xâm lăng của các vua chúa phong kiến phương Bắc và chủ nghĩa đế quốc thực dân. Do vậy, chúng đã để lại những hậu quả nặng nề, đó là tàn dư của nó vẫn còn rơi rớt lại đến ngày nay như: Tư tưởng nhỏ nhen, ích kỷ, lối sống sa đọa, ăn chơi, hưởng thụ, coi thường kỷ cương phép nước, coi thường tính mạng sức khoẻ , tài sản người khác và những tư tưởng dân tộc cực đoan. Chính những lối sống này đã ăn sâu bám rễ vào bộ phận lớp trẻ dẫn tới các tệ nạn xã hội: trộm cắp, giết người, cướp của… vì vậy, một trong những biện pháp nhằm phòng chống tội “cướp tài sản” là phải xoá bỏ những tư tưởng phong kiến cực đoan, lạc hậu mà xã hội cũ để lại. Thứ hai: Do ảnh hưởng xấu của môi trường giáo dục. Thể hiện ở ba mặt chủ yếu: môi trường gia đình, môi trường nhà trường, môi trường xã hội. Đây là một yếu tố rất quan trọng chi phối rất lớn đến thái độ tâm lý của mỗi các nhân. Nó được thể hiện thông qua lối sống buông thả không quan tâm, chăm sóc con cái của nhiều gia đình, sự buông lỏng quản lý của nhà trường đã dẫn tới tình trạng con em họ lớn lên có những suy nghĩ lệch lạc, dễ mắc vào các tệ nạn xã hội, coi thường pháp luật, hành động theo suy nghĩ cá nhân , dẫn tới hành vi bừa bãi, làm ẩu, quan niệm sai lệch về cuộc sống, mặc cảm cá nhân… Trong họ thiếu sự chuẩn bị trước về kinh nghiệm sống trong quá trình va chạm xã hội, từ sự thiếu giáo dục đó dẫn tới những hành động trái với quy tắc xử sự chung của xã hội. Thứ ba: Tình hình kinh tế của tỉnh Hà Tĩnh trong những năm gần đây có tốc độ tăng trưởng cao nhưng chưa đồng đều. Số lượng người trong độ tuổi lao động thiếu việc làm vẫn còn ở mức cao. Đặc biệt, ở một số địa phương khi mà chính quyền thực hiện việc thu hồi đất nông nghiệp để cấp cho các dự án công nghiệp đã làm cho một bộ phận lớn lao động thiếu việc làm. Với số tiền nhận được do đền bù đất nông nghiệp bị thu hồi là tương đối lớn nhưng người dân vẫn chưa biết đưa vốn vào đầu tư kinh doanh, phát triển sản xuất. Thay vào đó họ lại dùng số tiền đó vào việc tiêu xài, mua sắm những đồ dùng sinh hoạt đắt tiền… gay tốn kém và lãng phí. Một bộ phận nhân dân có trình độ văn hoá thấp, không nghề nghiệp, không đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp lại khó khăn về kinh tế … cũng là nguyên nhân dẫn họ tới việc coi thường pháp luật thực hiện các hành vi phạm tội. Thứ tư: Trong những năm qua, do mở cửa cơ chế kinh tế nên nền kinh tế Hà Tĩnh phát triển một cách chóng mặt, tốc độ đô thị hoá mạnh, đạt được nhiều hiệu quả đáng khích lệ. Song, cũng do sự biến động của các quan hệ kinh tế cộng với chính sách mở cửa và chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý đã tạo ra nhiều hiện tượng tiêu cực: Sự du nhập của nhiều lối sống lệch lạc, suy đồi đạo đức như nghiện hút, cờ bạc, mại dâm cùng với sự phức tạp về thành phần dân cư… khiến cho nguy cơ dẫn đến hành vi phạm tội là rất cao. Điều đó đã được chứng minh qua số lượng người phạm tội hình sự trên địa bàn Hà Tĩnh ngày càng gia tăng. Nó không chỉ diễn ra trên các địa bàn có tốc độ đô thị hoá cao như: thị xã, thị trấn… mà ở các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa. Trước thực trạng đòi hỏi các cấp các ngành trên địa bàn Hà Tĩnh và mỗi chúng ta cần phải phối hợp đấu tranh phòng chống các loại tội phạm đang diễn biến gia tăng. Bên cạnh việc phát triển kinh tế còn phải chú trọng công tác tuyên truyền pháp luật, xử lý kịp thời những hành vi phạm tội. Thứ năm: Một nguyên nhân không kém phần quan trọng nữa là sự quản lý của chính quyền địa phương chưa thật hiệu quả, chưa kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý những vi phạm pháp luật như: ma tuý, mại dâm, cờ bạc… Đây là những hành vi thường dẫn đến ý thức phạm tội trộm cắp tài sản để có tiền mua ma tuý sử dụng, chơi cờ bạc. Thêm vào đó, chính quyền địa phương còn chưa quản lý tốt các loại hình dịch vụ mua bán đồ cũ, cầm đồ… ở mức độ nào đó, các cơ sở này đã tiếp tay cho những hành vi trộm cắp bằng cách mua lại những tài sản do đối tượng cướp tài sản có được. Tóm lại: Dẫn đến tình trạng phạm tội “cướp tài sản” bao gồm rất nhiều nguyên nhân. Trong những nguyên nhân đã nêu trên là những nguyên nhân chủ yếu nhất. Có thể trong trường hợp do một nguyên nhân cụ thể, cũng có thể do nhiều nguyên nhân đan xen kết hợp tác động cùng một lúc dẫn đến một người phạm tội này. Từ những nguyên nhân đó cho ta thấy biện pháp cần khắc phục thật hiệu quả ngăn chặn mọi hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến quyền sở hữu của con người. Phần IV. Nhận xét và kiến nghị Một số nhận xét Qua các số liệu đã thu thập và phân tích ở trên cho thấy trong những năm qua tình hình “cướp tài sản” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh diễn ra hết sức phức tạp. Đây là loại tội phạm có tính chất mức độ nguy hiểm cao, có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh tế, chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh. Trong ba năm 2004, 2005, 2006 số lượng các vụ án liên quan đến tội cướp tài sản được thụ lý và giải quyết tại TAND tỉnh Hà Tĩnh có chiều hướng gia tăng, chiếm một tỷ lệ khá lớn trong số vụ án liên quan đến tội cướp tài sản được thụ lý và giải quyết. Bên cạnh đó, mức độ nguy hiểm và mức độ của các vụ án phạm tội cướp tài sản ngày càng tăng. Điều này được thể hiện ở chỗ các vụ án liên tục xảy ra ngay cả ban ngày khi mà số lượng người qua lại khá đông và hành vi phạm tội dễ bị phát hiện. Đặc biệt trong một số vụ án nạn nhân chống cự hay do lo sợ bị phát hiện mà đã thực hiện hành vi giết người rồi cướp tài sản (Mặc dù mục đích và động cơ chính là chiếm đoạt tài sản). Điều đó cho thấy tính chất côn đồ và dã man của các đối tượng phạm tội. Bọn chúng không từ một thủ đoạn nào để chiếm đoạt tài sản thoả mãn lợi ích của cá nhân ngay cả tước đi tính mạng của người khác. Địa bàn hoạt động của chúng không chỉ thu hẹp trong phạm vi một huyện thậm chí ở các địa phương lân cận. Nguy hiểm hơn là một số đối tượng đã thực hiện hành vi cướp tài sản một cách thường xuyên, liên tục, coi đó là một nghề kiếm sống. Ngoài ra một vấn đề cần quan tâm đó là tình hình “trộm cướp tài sản” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh là đặc điểm nhân thân của đối tượng phạm tội. Hầu hết các đối tượng trộm cắp tài sản đều là thanh niên, trình độ văn hoá thấp, không nghề nghiệp, nhiều đối tượng là học sinh phổ thông. Trong tổng số 39 vụ trộm cướp tài sản được đưa ra xét xử năm 2004 có đến 18 vụ có đối tượng phạm tội là người nghiện ma tuý. Con số này năm 2005 có tới 10 vụ trên tổng số 22 vụ;năm 2006 có tới 11 vụ trong tổng số 28 vụ. Số lượng các vụ án có sự tham gia của nhiều đối tượng cũng gia tăng. Giữa các đối tượng có sự tham gia bàn bạc phân công nhiệm vụ, hành vi trước một cách chặt chẽ. Đặc biệt, có vụ đối tượng tham gia lên tới 6 đối tượng như trong vụ Nguyễn Tuấn Anh, Trần Tấn Hải cùng đồng bọn cướp tài sản bị TAND tỉnh Hà Tĩnh xét xử theo bản án số 15 ngày 18/4/2005. Như vậy, trên đây là một số nhận xét cơ bản về tình hình tội trộm cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Với những nhận xét trên đặt ra chúng ta là cần phải có những biện pháp cần thiết để khắc phục kịp thời nhằm hạn chế ngăn chặn tình trạng phạm tội để thoả mãn lợi ích cá nhân, trả lại sự bình yên của một vùng quê nghèo vốn yên bình với những người dân lam lũ, cần cù, chịu khó, một nắng hai sương. Một số kiến nghị, giải pháp trong việc hạn chế và nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Trước thực trạng tội “ cướp tài sản” trên địa bàn tỉnh HàTĩnh ngày càng gia tăng, có nhiều diễn biến phức tạp đòi hỏi các cấp, các ngành, các cơ quan tổ chức và nhân dân phải có những giải pháp cần thiết để phòng chống loại tội phạm này. Tội “cướp tài sản” là hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Nó có nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ nhiều yếu tố. Do đó để loại bỏ tình trạng phạm tội “cướp tài sản” cần xác định rõ và có các biện pháp nhằm ngăn ngừa cụ thể để tiêu diệt tận gốc rễ những nguyên nhân và điều kiện phát sinh loại tội phạm này. Phòng ngừa tội phạm nói chung và tội “cướp tài sản” nói riêng được tiến hành bằng nhiều biện pháp khác nhau. Mỗi biện pháp phòng ngừa gắn liền với chức năng, vai trò của một cơ quan nhà nước và một tổ chức nhà nước và xã hội nhất định. Bao gồm các biện pháp cụ thể sau: a. Dạy nghề, hướng nghiệp tạo việc làm ổn định và nâng cao đời sống cho nhân dân. Nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, khắc phục tình trạng sa sút trong xã hội. Cuộc đấu tranh phòng chống loại tội phạm này sẽ không đạt được kết quả nếu không giải quyết tốt vấn đề kinh tế của đất nước, của đời sống nhân dân và nhiệm vụ về văn hoá xã hội. Sau một thời gian khảo sát trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh cho thấy một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng cướp tài sản là do thiếu việc làm cho người lao động. Trong những năm qua mặc dù tốc độ đô thị hoá ở tỉnh Hà Tĩnh diễn ra rất mạnh, nhiều nhà máy xí nghiệp được xây dựng thu hút hàng nghìn lao động. Tuy nhiên vẫn có một số lượng người trong độ tuổi lao động thiếu việc làm, đặc biệt là ở độ tuổi 18 đến 30 tuổi. Bên cạnh đó, Hà Tĩnh là địa phương có dân số sống chủ yếu là nông nghiệp. Bản thân nghề này đã là một yếu tố làm cho sức lao động ở địa phương dôi dư rất là nhiều. Đồng thời một số đông người đang độ tuổi lao động lại không chịu khó học tập, lười lao động lại có thói quen ăn chơi đua đòi… đã đẩy người đó vào con đường ma tuý, mại dâm…dẫn đến tình trạng muốn có tiên ăn chơi họ không còn con đường nào khác là cướp tài sản người khác.Một số đối tượng khác sau khi đi tù về không có công ăn việc làm lại lao vào con đường cũ phạm tội và tái phạm. Đứng trước tình hình đó, Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh cần phối hợp chặt chẽ, đề ra các biện pháp thiết thực nhằm tạo công ăn việc làm cho người lao động. Như: - Tăng cường hỗ trợ ngân sách đầu tư, dạy nghề cho những người nghèo, con em gia đình chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn. Đảm bảo tới mức cao nhất khả năng cho dạy và tạo nghề cho mọi đối tượng. - Tổ chức lại sản xuất, phát triển các ngành nghề thủ công và truyền nghề cho lớp trẻ. Đồng thời khuyến khích các ngành nghề thu hút nhiều lao động. Cần có chính sách thu hút đầu tư cân đối giữa phát triển các ngành nghề, các doanh nghiệp lớn kết hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ để thu hút thêm nhiều lao động. - Tại các địa phương có thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các nhà máy, xí nghiệp thì cần có cơ chế rằng buộc giữa phát triển doanh nghiệp với địa phương, giữa chủ nông nghiệp với người nông dân bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp. Các chủ dự án phải cam kết nhận các con em những hộ thiếu đất sản xuất vào làm tại các doanh nghiệp. Đồng thời giúp điạ phương chuyển đổi nghề, tìm việc làm cho người nông dân. - Các cơ sở dạy nghề, hướng nghiệp bên cạnh việc từng bước đầu tư mở rộng quy mô, đầu tư trạng thiết bị dạy nghề, nâng cao chất lượng đào tạo còn cần hướng nhiều hơn vào đối tượng lao động nông thôn. Ngoài ra, cần chú ý hơn nữa công tác đào tạo nghề, hướng nghiệp tạo việc làm cho những đối tượng sau khi ra tù, trại cai nghiện…Họ là những đối tượng dễ sa vào con đường vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội. b. Tiến hành giáo dục nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh ngày càng gia tăng là do trình độ dân trí thấp, sự am hiểu về pháp luật của quần chúng nhân dân còn rất nhiều hạn chế. Vì vậy, việc tuyên truyền giáo dục ý thức pháp luật trong quân chúng nhân dân rất cần thiết. Đây là công tác hết sức quan trọng trong quản lý xã hội nói chung và trong phòng chống tội cướp tài sản nói riêng. Do vậy, các cơ quan trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh cần có những hoạt động tích cực, hữu hiêụ để đẩy mạnh phong trào đấu tranh chống tội “cướp tài sản”. Đặc biệt, các cơ quan liên quan cần phối hợp thường xuyên tổ chức các chương trình tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về ý thức chấp hành pháp luật, đưa việc giảng dạy pháp luật vào chương trình đào tạo trong các nhà trường. Thông tin kịp thời cho nhân dân nắm bắt được tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn để từ đó nhân dân có ý thức cao trong việc cảnh giác, phòng chống loại tội phạm này. Đồng thời, thực hiện xã hội hoá công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và các vi phạm pháp luật nói chung, tội cướp tài sản nói riêng. Hình thành tình cảm và lòng tin của nhân dân đối với pháp luật, lòng tin của nhân dân vào sự nghiêm minh của pháp luật, vào hiệu quả hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật là rất cần thiết. Tạo điều kiện cho việc điều tra truy tố xét xử các vụ án được nhanh chóng và kịp thời đúng pháp luật. Để làm được điều đó cần mở rộng tính dân chủ, công khai, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia tích cực đông đảo vào hoạt động này. Bên cạnh đó, cần phải đẩy mạnh công tác bồi dưỡng cán bộ có đủ năng lực và trình độ, phẩm chất đạo đức phục vụ cho công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho nhân dân. Các cơ quan bảo vệ pháp luật đặc biệt là Toà án nhân dân cần đẩy mạnh công tác giáo dục và tuyên truyền bằng mọi biện pháp cách thức như: Tổ chức các phiên toà xét xử lưu động tại các địa bàn thường xuyên xảy ra tội cướp tài sản nhằm răn đe ngăn ngừa ý thức pháp luậ,t củng cố tinh thần đoàn kết đấu tranh phòng chống tội phạm này. c. Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Đấu tranh chống tội phạm là nhiệm vụ chung của toàn xã hội, phát huy vai trò của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và của mọi công dân. Trong đó các cơ quan bảo vệ pháp luật phải xác định rõ đây là nhiệm vụ trực tiếp, thuộc chức năng của chính mình. Nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan này là đấu tranh kịp thời với tội phạm. Tức là khi có tội phạm xảy ra phải nhanh chóng điều tra khám phá, bắt giữ kẻ phạm tội, khắc phục hậu quả do kẻ phạm tội gây ra, tuyên truyền giáo dục pháp luật thường xuyên cho nhân dân, xử lý nghiêm minh kẻ phạm tội để quần chúng tin tưởng vào pháp luật và cơ quan bảo vệ pháp luật. Trên thực tế trong những năm qua các cơ quan bảo vệ pháp luật trên địa bàn Hà Tĩnh đã thực hịên đúng chức năng, vai trò, nhiệm vụ của mình tạo được niềm tin trong quần chúng nhân dân. d. Phát huy sức mạnh quần chúng trong hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm Đây là biện pháp rất thiết thực trong cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm vi phạm điều 133. Vì quần chúng nhân dân là người trực tiếp tiếp xúc và nắm bắt được chính xác những biểu hiện tiêu cực, các đối tượng hình sự chống đối xã hội tại địa phương. Do vậy, cần khuyến khích và động viên kịp thời sự tham gia của quần chúng, giáo dục cho quần chúng thấy rõ được lợi ích chung của toàn xã hội trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm để họ thực sự là tai mắt của các cơ quan nhà nước. Đông thời có chế độ khen thưởng thích đáng đối với những người có công trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. e. Kịp thời xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật nói chung và tội cướp tài sản nói riêng cần kết hợp giáo dục răn đe với kiên quyết,cứng rắn. cụ thể: Trong thời gian qua, thực hiện nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 2/1/2002 của BCT về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới và chỉ thị của ban cải cách TPTW, các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án…của tỉnh Hà Tĩnh đã có những chuyển biến tích cực trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình đạt hiệu quả cao. Được quần chúng nhân dân tin tưởng góp phần không nhỏ vao việc nâng cao hiệu quả hoạt động đấu tranh tội “cướp tài sản”. Tuy nhiên, các cơ quan tổ chức trên địa bàn tỉnh cần đẩy mạnh hơn nữa công tác đấu tranh phòng chống loại tội phạm này, đẩy nhanh tiến độ tiếp nhận và giải quyết các vụ cướp tài sản. Các vụ án cần phải được thụ lý, giải quyết trong thời hạn luật định, đảm bảo chất lượng, xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Không xử oan người vô tội, đảm bảo tính giáo dục và răn đe nhưng đồng thời cũng phải cứng rắn và cương quyết. Thường xuyên có biện pháp quản lý theo dõi chặt chẽ các đối tượng đã có tiền án tiền sự các đối tượng nghiện ma tuý, thường xuyên chơi cờ bạc trên địa bàn nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn những hành vi của họ. Bên cạnh đó, cần phải tăng cường công tác tuần tra canh gác kết hợp với tiếp nhận kịp thời việc trình báo của quần chúng nhân dân thực hiện việc kiểm tra thường xuyên các tụ điểm ăn chơi, nhà hàng, vũ trường trên địa phương…Vì đó, thường là những nơi tụ tập của bọn tội phạm sau khi gây án. Đồng thời, một yêu cẩu cấp thiết đặt ra đó là: Các cơ quan tổ chức chính quyền địa phương phải thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra hộ tịch, hộ khẩu, quản lý chặt chẽ các đối tượng tạm trú tạm vắng. Có như vậy, mới có thể góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn hạn chế và phòng ngừa có hiệu quả tội phạm cướp tài sản, tạo điều kiện cho các cơ quan tổ chức và quần chúng nhân dân yên tâm lao động sản xuất. Trên đây là 5 biện pháp chủ yếu, cơ bản nhất trong việc đấu tranh phòng ngừa tội “cướp tài sản”. Trong quá trình thực hiện chúng ta phải biết kết hợp hài hoà tất cả các biện pháp. Đồng thời trong từng trường hợp, từng thời điểm cụ thể chúng ta có thể áp dụng tất cả các biện pháp như các biện pháp chính trị xã hội, biện pháp tổ chức và quản lý.. nhằm tạo ra hiệu quả cao nhất trong công tác đấu tranh phòng ngừa tội cướp tài sản nói riêng và tình hình tội phạm nói chung. Đây là lần đầu tiên đi sâu vào thực tiễn, thời gian dành cho việc thực hiện chuyên đề không nhiều. Đồng thời thêm vào đó là khả năng còn hạn chế nên việc thiếu sót trong chuyên đề là không thể tránh khỏi. Em rất mong nhận được sự đóng góp và chỉ bảo của các thầy cô để việc học tập nghiên cứu của em được hoàn thiện. Em xin chân thành cảm ơn ! Tài liệu tham khảo 1. Tài liệu tham khảo - Bộ Luật Hình sự Việt Nam - Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Giáo trình tội phạm học 2. Văn bản pháp luật - Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị. 3. Tư liệu thực tiễn - Báo cáo công tác chuyên môn 2004, 2005, 2006 - Báo cáo công tác thi đua năm 2004, 2005, 2006 - Các bản án - Các bản cáo trạng - Sổ thụ lý các vụ án hình sự - Sổ kết quả giải quyết vụ án hình sự Mục lục Trang Phần I - Lời nói đầu 1 Phần II - Quá trình thu thập thông tin 3 1. Thời gian thu thập thông tin 3 2. Phương pháp thu thập thông tin 3 3. Nguồn thu thập thông tin 6 4. Thông tin thu thập được 7 Phần III - Thực trạng, nguyên nhân và các giải pháp phòng chống tội “cướp tài sản” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh 8 1. Thực trạng tội “cướp tài sản” trong những năm gần đây 8 2. Nguyên nhân của tình hình tội “cướp tài sản” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh 11 Phần IV - Nhận xét và kiến nghị 14 1. Một số nhận xét 14 2. Một số kiến nghị, giải pháp trong việc hạn chế và nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh 15

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng, nguyên nhân, và các giải pháp phòng chống tội trộm cướp tài sản ở Hà Tĩnh.doc
Luận văn liên quan