Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp phòng chống tội trộm cắp tài sản ở huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương

Phần I - phần mở đầu Trong điều kiện phát triển của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Việt Nam, với mục tiêu công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước là một trong những yếu tố hàng đầu cho sự phát triển kinh tế của Quốc gia. Phương châm phát triển nền kinh tế nhiều thành phần đã làm cho các quan hệ pháp luật về kinh tế, dân sự, hình sự ngày càng đa dạng, phong phú. Kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện. Bên cạnh sự phát triển đó, thì nền kinh tế thị trường đã làm nẩy sinh những mặt trái, đó là sự tha hoá, biến chất về đạo đức và nhân phẩm của một số bộ phận con người, làm phát sinh tệ nạn xã hội, dẫn đến tình hình chính trị, an ninh và trật tự xã hội đi theo khuynh hướng xấu. Tội phạm ngày một gia tăng, tính chất mức độ hành vi phạm tội ngày càng nguy hiểm, tinh vi hơn, trong đó thì loại tội phạm xâm hại đến quyền sở hữu chiếm tỉ lệ lớn trong các loại tội phạm như: tội "cướp giật tài sản", "lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản", "trộm cắp tài sản" xảy ra rất phức tạp dưới nhiều hình thức, nó xâm phạm trực tiếp đến những quan hệ xã hội được pháp luật bảo hộ, đó là quyền sở hữu của con người, sở hữu của Nhà nước đã được ghi nhận tại điều Điều 58 Hiến pháp 1992 Nước CHXHCNVN quy định: “Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân”, đây là một quyền cơ bản gắn liền với lợi ích cá nhân của mỗi con người, có đảm bảo được quyền này thì mới khích lệ, động viên mọi người vận dụng hết khả năng của mình để cống hiến cho sự nghiệp phát triển đất nước. Nhận thấy, vai trò và tầm quan trọng của đề tài trong thực tiễn, với những kiến thức đã tích luỹ được trong quá trình học tập tại nhà trường và những kiến thức thực tế trong đợt đi thực tập cuối khoá tại Toà án nhân dân huyện Kim Thành, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp phòng chống tội trộm cắp tài sản ở địa phương” làm bài viết cho mình. Do trình độ, khả năng hiểu biết và kinh nghiệm trong thực tế còn hạn chế nên chuyên đề này không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong các thầy, cô giáo và các bạn đóng góp ý kiến để chuyên đề của tôi được hoàn thiện hơn, đầy đủ hơn bài viết của mình. Mục lục Phần I – Mở đầu Phần II – Nội dung Chương I: Tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Kim Thành 1. Giới thiệu một số nét về huyện Kim Thành 2. Tình hình tội phạm hình sự xảy ra trên địa bàn huyện Kim Thành 3. Tình hình trộm cắp tài sản xảy ra trên địa bàn huyện Kim Thành Chương II: Nguyên nhân, điều kiện phạm tội trộm cắp tài sản 1. Nguyên nhân kinh tế 2. Nguyên nhân giáo dục 3. Nguyên nhân nhà trường 4. Nguyên nhân của người quản lý tài sản Chương III: Đánh giá thực tiễn xét xử các vụ án trộm cắp tài sản của toà án nhân dân huyện Kim Thành 1. ưu điểm 2. Hạn chế Chương IV: Một số giải pháp kiến nghị trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động đấu trang, phòng trống tội trộm cắp tài sản Phần III: Kết luận

doc25 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 28489 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp phòng chống tội trộm cắp tài sản ở huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I - phần mở đầu Trong điều kiện phát triển của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Việt Nam, với mục tiêu công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước là một trong những yếu tố hàng đầu cho sự phát triển kinh tế của Quốc gia. Phương châm phát triển nền kinh tế nhiều thành phần đã làm cho các quan hệ pháp luật về kinh tế, dân sự, hình sự…ngày càng đa dạng, phong phú. Kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện. Bên cạnh sự phát triển đó, thì nền kinh tế thị trường đã làm nẩy sinh những mặt trái, đó là sự tha hoá, biến chất về đạo đức và nhân phẩm của một số bộ phận con người, làm phát sinh tệ nạn xã hội, dẫn đến tình hình chính trị, an ninh và trật tự xã hội đi theo khuynh hướng xấu. Tội phạm ngày một gia tăng, tính chất mức độ hành vi phạm tội ngày càng nguy hiểm, tinh vi hơn, trong đó thì loại tội phạm xâm hại đến quyền sở hữu chiếm tỉ lệ lớn trong các loại tội phạm như: tội "cướp giật tài sản", "lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản", "trộm cắp tài sản"…xảy ra rất phức tạp dưới nhiều hình thức, nó xâm phạm trực tiếp đến những quan hệ xã hội được pháp luật bảo hộ, đó là quyền sở hữu của con người, sở hữu của Nhà nước đã được ghi nhận tại điều Điều 58 Hiến pháp 1992 Nước CHXHCNVN quy định: “Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt … Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân”, đây là một quyền cơ bản gắn liền với lợi ích cá nhân của mỗi con người, có đảm bảo được quyền này thì mới khích lệ, động viên mọi người vận dụng hết khả năng của mình để cống hiến cho sự nghiệp phát triển đất nước. Nhận thấy, vai trò và tầm quan trọng của đề tài trong thực tiễn, với những kiến thức đã tích luỹ được trong quá trình học tập tại nhà trường và những kiến thức thực tế trong đợt đi thực tập cuối khoá tại Toà án nhân dân huyện Kim Thành, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp phòng chống tội trộm cắp tài sản ở địa phương” làm bài viết cho mình. Do trình độ, khả năng hiểu biết và kinh nghiệm trong thực tế còn hạn chế nên chuyên đề này không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong các thầy, cô giáo và các bạn đóng góp ý kiến để chuyên đề của tôi được hoàn thiện hơn, đầy đủ hơn bài viết của mình. I. Quá trình tìm hiểu và thu thập thông tin 1. Thời gian Trong khuôn khổ thời gian thực tập từ ngày 22/01/2007 đến ngày 27/04/2007 với phạm vi nghiên cứu thực hiện đề tài tại Toà án nhân dân huyện Kim Thành, một số cơ quan làm án, các xã, thị trấn thuộc địa bàn huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương. 2. Quá trình thu thập thông tin: - Thu thập án lưu; báo cáo thống kê của TAND huyện Kim Thành trong 3 năm 2004, 2005, 2006; hồ sơ vụ án, thông qua đó lựa chọn ra những nội dung, vấn đề còn tồn đọng có liên quan. - Sổ thụ lý các vụ án hình sự sơ thẩm, sổ kết quả xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự. Từ đó thu thập số liệu đưa vào bài viết. - Đối chiếu với những văn bản pháp luật đã học có liên quan. - Tìm hiểu số liệu tội phạm tại Toà án huyện Kim Thành. - Học hỏi kinh nghiệm thực tiễn của các cán bộ tòa án nơi thực tập. Từ những thông tin thu thập được cho ta thấy thực trạng nguyên nhân giải pháp và các biện pháp khắc phục, xử lý chúng ở TAND huyện Kim Thành 3. Phương pháp nghiên cứu đề tài: - Phương pháp quan sát: đây là phương pháp mang tính thực tế cao đó là sự thu thập các thông tin khác nhau của xã hội về các đối tượng nghiên cứu bằng sự tri giác trực tiếp, thông qua việc hỏi, ghi nhận các ý kiến của các ông, bà thẩm phán trực tiếp tham gia hoạt động tố tụng và thực tiễn tham gia xét xử các vụ án tại địa phương nơi tôi thực tập. - Phương pháp thống kê: là việc thu thập các tài liệu cần thiết liên quan đến đề tài, từ đó phân loại tài liệu, sắp xếp theo trình tự thời gian, đặc điểm tội phạm, thủ đoạn và phương pháp thực hiện tội phạm, công cụ và phương tiện phạm tội trên cơ sở đó tìm ra những nguyên nhân mục đích của loại tội phạm này. - Phương pháp phân tích tài liệu: là phương pháp xem xét các chứng cứ có trong các hồ sơ vụ án, xảy ra trên địa bàn huyện Kim Thành, từ đó phân tích, đánh giá rút ra những kết luận nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài Ngoài ra, tôi còn sử dụng một số phương pháp, như: phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp so sánh phục vụ cho đề tài của mình. Rất mong nhận được đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn Tôi xin chân thành cảm ơn ! Phần II - Nội dung Chương I : Tình hình phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Kim Thành 1. Giới thiệu đôi nét về huyện Kim Thành. Huyện Kim Thành - nằm ở vị trí Đông Nam của tỉnh Hải Dương, phía Bắc giáp huyện Kinh Môn, phía Nam giáp huyện Thanh Hà, phía Tây giáp huyện Nam Sách, phía Đông giáp thành phố Hải Phòng. Là đơn vị hành chính - kinh tế cấp huyện, có diện tích 112,9 Km2 dân số 26.576 người huyện Kim Thành có 20 xã, 1 thị trấn. Số lượng người trong độ tuổi lao động 76.000 người chiếm 60,04%. Lao động của huyện chủ yếu là lao động nông nghiệp (chiếm 82,89%) có tiềm năng rất lớn cho nhu cầu phát triển nông nghiệp và các nghành công nghiệp đòi hỏi kỹ thuật thấp như dệt, may, sản xuất vật liệu xây dựng... Từ năm 2002 đến nay, huyện Kim Thành đã thực hiện nhiều chính sách phát triển kinh tế với mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế của tỉnh. Trong tiến trình phát triển kinh tế đó, huyện đã từng bước thu hút vốn đầu tư nước ngoài và các thành phần kinh tế, góp phần phân công lao động trên địa bàn, tạo công ăn việc làm cho người lao động, cải thiện mức sống của người dân làm cho đời sống nhân dân ngày càng thay đổi và khởi sắc. Không chỉ trong lĩnh vực nông nghiệp mà công nghiệp cũng từng bước phát triển, nhiều nhà máy xí nghiệp được xây dựng: như nhà máy sản xuất Bao Bì, Nhà máy sản xuất Lanh Ke, công ty Dệt May, công ty Giầy Da,…đã tạo ra nhiều việc làm cho hàng ngàn lao động cho con em địa phương. Song bên cạnh sự phát triển đó, vẫn còn tồn tại những mặt trái của nó đó là những tệ nạn xã hội như tệ nạn cờ bạc, ma tuý, trộm cắp tài sản, cướp giật tài sản…Những năm gần đây, các tệ nạn này càng gia tăng làm cho tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn địa phương mất ổn định. 2. Tình hình tội phạm hình xảy ra trên địa bàn huyện Kim Thành Trong những năm gần đây tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Kim Thành xảy ra hết sức phức tạp, số lượng các vụ án có tính chất rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiệm trọng có xu hướng gia tăng so với các loại tội ít nghiệm trọng và nghiêm trọng. Năm 2004 trên địa bàn huyện đã xảy ra 2 vụ giết người trong đó 1 vụ giết người cướp của, 1 vụ giết người do mâu thuẫn cá nhân. Năm 2006 có 1 vụ con giết mẹ, 5 vụ cướp tài sản, 2 vụ cướp giật, 9 vụ về tội lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, 3 vụ về tội tổ chức đánh bạc, 31 vụ về tội trộm cắp tài sản…nhiều vụ có tổ chức, quy mô lớn, liên quan đến nhiều đối tượng trên địa bàn tỉnh, có vụ tới 20 bị cáo, số lượng tài sản bị xâm hại, hoăc bị chiếm đoạt tới hàng chục tỷ đồng, loại đối tượng này thường lợi dụng sự sơ hở về quản lý, lơ là của cán bộ có trách nhiệm, để thực hiên hành vi phạm tội (như vụ Phạm Văn Minh “Lừa đảo chiếm đoạt thuế VAT”; vụ Nguyễn Thiện Báu “tổ chức đánh bạc”; vụ Trần Huy Sơn “Vận chuyển, lưu hành tiền giả”), trong đó người phạm tội có cả phụ nữ, người ở độ tuổi chưa thành niên. Năm 2006 có 4 vụ phụ nữ phạm tội “chứa gái mại dâm” và “môi giới mại dâm” tăng 2 vụ so với năm 2005 và có 6 bị cáo là người chưa thành niên phạm tội “cướp tài sản” Theo số liệu đã được thống kê tại báo cáo tổng kết cuối năm thì tình hình tội phạm hình sự xảy ra trên địa bàn huyên như sau. Năm Tội phạm hình sự Số vụ Bị cáo 2004 50 68 2005 54 71 2006 60 82 (Số liệu từ số thụ lý án hình sự của Toà án nhân dân huyện Kim Thành) 3. Tình hình tội phạm trộm cắp tài sản xảy ra trên địa bàn huyện Kim Thành. a.Thực trạng Trong những năm gần đây tình hình tội phạm trộm cắp tài sản ở huyện Kim Thành xảy ra rất phức tạp cả về số lượng đến cách thức thực hiện phạm tội.Theo thống kê của Toà án nhân dân huyện Kim Thành: Năm Tội trộm cắp tài sản Số vụ Bị cáo 2004 24 33 2005 27 34 2006 31 46 ( Số liệu từ sổ thụ lý sơ thẩm án hình sự của Toà án nhân dân huyện Kim Thành) Từ các số liệu thống kê trên ta thấy: Năn 2004: Toà án nhân dân huyện Kim Thành đã thụ lý và đưa ra xét xử 50 vụ với 68 bị cáo, trong đó các vụ án trộm cắp tài sản có 24 vụ chiếm 48%, số lượng bị cáo là 33 bị cáo, chiếm 48,5% Như vậy năm 2004 so với các loại tội phạm khác thì các vụ án về tội trộm cắp tài sản chiếm một tỉ lệ lớn trong tổng số vụ án hình sự xảy ra trên địa bàn huyện, trong khi đó các loại tội phạm khác như tội: " Cưỡng đoạt tài sản" có 5 vụ chiếm 10% ; "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, 9 vụ chiếm 18%; "Gá bạc, 3 vụ chiếm 6%"; "Tổ chức đánh bạc" có 4 vụ chiếm 8%; "Lưu hành tiền giả" có 2 vụ chiếm 4%, "Tội cướp tài sản có 3 vụ chiếm 6%. Năm 2005: Số vụ án hình sự được thụ lý và đưa ra xét xử tại Toà án nhân dân huyện Kim Thành là 54 vụ với 71 bị cáo, trong đó: tội " trộm cắp tài sản" có 27 vụ chiếm 50%, số bị cáo chiếm 47,8%. Các loại tội phạm khác: tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" có 11 vụ chiếm 20,3%; Tội "tàng trữ , sử dụng trái phép chất ma tuý" có 4 vụ chiếm 7,4%; "Tội buôn bán động vật quý hiếm" có 2 vụ chiếm 3,7%; "Tội cưỡng đoạt tài sản" có 7 vụ chiếm 12,9%; "Tội chống người thi hành công vụ" có 3 vụ chiếm 5,5%. Năm 2006: số vụ án hình sự thụ lý và đưa ra xét xử là 60 vụ, với 82 bị cáo trong đó tội " Trộm cắp tài sản" có 31 vụ chiếm 51,6% với 46 bị cáo chiếm 56,1% còn lại các loại tội phạm khác chỉ chiếm 48,4%. Như vậy, số liệu trên ta thấy tình hình tội phạm trên địa bàn huyện có xu hướng tăng trong các năm 2004, 2005, 2006. Năm 2004 tội trộm cắp tài sản chỉ có 50 vụ nhưng đến năm 2005 chiếm 54 vụ tăng 4 vụ. Đặc biệt năm 2006 chiếm 60 vụ, tăng 10 vụ so với năm 2004. Qua quá trình tìm hiểu, thu thập số liệu và ghi nhận các ý kiến đóng góp của các thẩm phán trực tiếp tham gia trong công tác xét xử cho biết. Tình hình tội trộm cắp tài sản đang phát triển theo chiều hướng gia tăng. Do tính phức tạp địa bàn huyện Kim Thành là huyện có tuyến quốc lộ 5A và tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng đi qua dài trên 20 km và nằm trên đó là ba nhà ga Lai Khê, Phạm Xá và ga Phú Thái … đây là một trong những địa bàn hoạt động thuận lợi cho loại tội phạm này. Chúng hoạt động có tổ chức, hoạt động theo băng nhóm, có sự liên kết chặt chẽ với các đối tượng ở nhiều huyện, nhiều tỉnh, thành phố khác nhau, móc nối từ giai đoạn chuẩn bị đến giai đoạn tiêu thụ, thông tin với nhau bằng phương tiện liên lạc hiện đại, thường xuyên di chuyển địa bàn và phương thức hoạt động nhằm gây khó khăn cho công tác điều tra và đấu tranh phòng chống tội phạm trên địa bàn huyện. - Về địa bàn hoạt động của tội trộm cắp tài sản: Qua các vụ án về tội trôm cắp tài sản xảy ra trên địa bàn huyện Kim Thành thì phần lớn tập trung ở những nơi như: + Dọc theo theo quốc lộ 5A từ xã Kim Lương đến xã Lai Vu: Mà trọng tâm là ở các quán và nhà hàng bên đường, chúng thường đóng giả là khách ăn của quán rồi lợi dụng sơ hở của khách hàng để thực hiện hành vi trộm cắp tài sản. + Các nhà ga bến tàu: Bọn tội phạm thường lợi dụng lúc đông người trà trộn với hàng khách rồi móc túi của họ. + Khu vực thị trấn Phú Thái: Đây là một trong những khu vực tập trung nhiều trường học, nhà máy, xí nghiệp, công sở, vì vậy đây là khu vực thường xuyên xảy ra mất trộm tài sản, chủ yếu là xe đạp, xe máy. + Khu vực nông thôn: Tội phạm thường lợi dụng lúc đêm tối để tiến hành thực hiện hành vi trộm cắp, đối tượng mà chúng thực hiện chủ yếu là gia súc, gia cầm, xe đạp, xe máy, tivi… - Thời điểm thực hiện tội phạm: Đa số các vụ án "Trộm cắp tài sản" trên địa bàn huyện Kim Thành thường xảy ra vào ban đêm, một số ít xảy ra vào ban ngày. Qua công tác đấu tranh và phòng chống tội phạm cho thấy các loại tội phạm trộm cắp vào ban đêm thì đối tượng phạm tội chủ yếu là người địa phương, do chúng thông thạo đường đi lối lại, am hiểu lối sống sinh hoạt của người dân, nên đêm tối là thời điểm thích hợp để chúng thực hiện hành vi nhằm che dấu bộ mặt thật của mình tránh sự phát giác của quần chúng. Đối với tội trộm cắp tài xảy ra vào ban ngày, ngoài đối tượng là người địa phương còn có một số đối tượng ở nơi khác đến, như ở Hải Phòng, Hà Nam, Nình Bình, Hưng Yên, Thái Bình…. Chúng thường hoạt động theo từng nhóm, từ hai đối tượng trở lên ít mang tính đơn lẻ, thường có sự liên kết với nhau. b. Đặc điểm của tội: “Trộm cắp tài sản": - Về giới tính: Theo bảng tổng hợp báo cáo kết quả xét xử của Toà án nhân dân huyện Kim Thành và qua tìm hiểu ông thẩm phán Nguyễn Văn Nhần người đã làm trong công tác xét xử cho biết: Năm 2004: Tội trộm cắp tài sản, người phạm tội là nữ giới chiếm 2 vụ trong tổng số 50 vụ, năm 2006 có 4 vụ trong tổng số 60 vụ.Chủ yếu đối tượng phạm tội trộm cắp tài sản là nam giới chiếm tỉ lệ khoảng 94% còn nữ giới chiếm tỉ lệ rất nhỏ chiếm koảng 4- 6%. Đối với tội phạm là nữ giới, do yếu tố về kinh tế mà nẩy sinh ý định trộm cắp tài sản, đối tượng này thường lợi dụng sự thân quen, nhân lúc sơ hở, thiếu cảnh giác của chủ tài sản để thực hiện hành trộm căp tài sản, đối với những trường hợp này thường ít nghiêm trọng, chủ yếu các hành vi mang tính đơn lẻ. Đối với nam giới: Tội phạm bao giờ cũng mang tính chất mức độ nguy hiểm cao hơn, liều lĩnh, táo tợn hơn. Các đối tượng này thường không có công ăn việc làm lại lười lao động, dẫn tới hành vi phạm tội. Ngoài ra, một số đối tương do ảnh hưởng của các tệ nạn xã hội như: Cờ bạc, nghiện ma tuý cũng là nguyên nhân làm phát sinh tội trộm cắp tài sản. - Về độ tuổi: Dựa theo bảng tổng hợp báo cáo kết quả xét xử của Toà án nhân dân huyện Kim Thành thì độ tuổi phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện như sau. Độ tuổi Dưới 14 Từ đủ 14 đến 16 Từ đủ 16 đến 18 Từ đủ 18 đến 30 Tứ 31 tuổi trở lên Năm 2004 0 vụ 2 vụ 2 vụ 16 vụ 4 vụ Năm 2005 0 vụ 0 vụ 3 vụ 20 vụ 4vụ Năm 2006 0 vụ 1 vụ 2 vụ 22 vụ 6 vụ (Theo sổ kết quả xét xử các vụ án hình sự sơ thẩm) Qua bảng số liệu trên ta thấy số người ở độ tuổi dưới 18 phạm tội trộm cắp tài sản là không nhiều, chiếm trung bình khoảng 5- 8% trong tổng số tội trộm cắp tài sản. Đối với những vụ án ở độ tuổi nay thường mang tính ít nghiêm trọng hơn, tài sản chiếm được có gia trị không lớn nguyên nhân là do thiếu tiền tiêu sài như chát, đánh bi- a, trò chơi điện tử dẫn đến trộm cắp tài sản của gia đình, của bạn bè, làng xóm. Độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi, chiếm tỉ lệ lớn, như: Năm 2004 có 19/33 bị cáo chiếm 57,5%, năm 2005 có 25/34 bị cáo, chiếm 73,5%, năm 2006 có 37/46 bị cáo chiếm 80,4%. Trong độ tuổi này họ thường là những người không có công ăn việc làm và lười lao động, bản tính ham chơi, một số ít do khó khăn về kinh tế dẫn đến phạm tội. + Nhân thân của người phạm tội: Đối tượng phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Kim Thành thường là những người có trình độ văn hoá thấp, không có việc làm ổn định, bản thân thì lười lao động, ham chơi, đàn đúm. Về hoàn cảnh gia đình: Những đối tượng này thường sinh ra trong gia đình có bố mẹ thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, đánh cãi chửi nhau, bố thường xuyên uống rượu say xỉn đánh đập con cái hoăc bố mẹ ly hôn nên thiếu sự quản lý giáo dục con cái. 4. Phương pháp, thủ đoạn của tội trộm cắp tài sản. Trong hàng loạt các loại tội, thì mỗi loại tội phạm đều có một dấu hiệu đặc trưng riêng. Đối với tội trộm cắp tài sản xảy ra trên địa bàn huyện Kim Thành do đặc điểm địa lý của nơi đây là huyện có diện tích tương đối rộng, nhiều tuyến đường quốc lộ cắt qua, lại có sông bao quanh, dân cư phân bố không đồng đều đã tạo nên những đặc trưng riêng của loại tội phạm này xảy ra ở nơi đây. Thứ nhất: về số lượng số lượng các vụ án trộm cắp tài sản chiếm một tỉ lệ lớn so với các loại án khác. Thứ hai: Phương pháp, thủ đoạn của tội trộm cắp tài sản mang tính chuyên nghiệp, thủ đoạn xảo quyệt và nguy hiểm hơn. Về phương pháp thực hiện hành vi: Chúng hoạt động có tổ chức, hoạt động theo băng nhóm tư 3 đối tượng trở lên, có sự liên kết chặt chẽ với các đối tượng ở nhiều huyện, nhiều tỉnh, thành phố khác nhau, móc nối từ giai đoạn chuẩn bị đến giai đoạn tiêu thụ. VD: Tại bản án số 51/HSST – 2006 của toà án nhân dân huyện Kim Thành sủ phạt 27 tháng tù giam đối với bị cáo Nguyễn Hữu Cảnh về hành vi trộm cắp xe máy. Để tiêu thụ tài sản đã chiếm đoạt được Cảnh đã móc nối với Hà Bá Xuân ở Lạch Tray - Hải Phòng là chủ hiệu cầm đồ. Về thủ đoạn : Chúng sử dụng các thủ đoạn hết sức tinh vi và xảo quyệt nhằm tiếp cận chủ tài sản hoặc tài sản để thuận tiện cho hành vi chiếm đoạt như: + ở khu vực nông thôn những đối tượng này thường lợi dụng đêm tối lẻn vào nhà ẩn nấp, đợi đến khi mọi người ngủ say rổi lấy chìa khoá mở cửa tiến hành thực hiện hành vi trộm cắp tài sản. + Đối với khu vực thị trấn: Đây là khu vực tập trung đông các hàng quán, các công sở lại không có người quản lý trông coi, lợi dụng yếu điểm đó các đối tượng này thường đóng giả khác hàng của quán nhân lúc không để ý của mọi người rồi thực hiện hành vi trộm cắp tài sản. + Đặc biệt gần đây xuất hiện một số thủ đoạn hết sức tinh vi đó là sự móc nối giữa người có trách nhiệm quản lý tài sản như người trông giữ xe với một nhóm đối tượng xấu để tháo, tráo đổi phụ tùng xe. Một số các đối tượng khác còn làm giả vé xe để thực hiện hành vi phạm tội. VD: Tại bản án số 46/HSST – 2004 đối với bị cáo Phạm Quang Điệp bị toà án nhân dân huyện Kim Thành tuyên phạt 24 tháng tù giam nhưng cho hưởng án treo vì hành vi trộm cắp tài sản. Trong vụ án này Điệp đã sử dụng kìm cộng lực để bẻ khoá vào nhà lấy đi một 1 tivi 21" và một số tài sản khác nhưng chưa kịp tiêu thụ thì bị phát giác. Chương II Nguyên nhân và điều kiện phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Kim Thành Trong công tác đấu tranh và phòng chống tội phạm, một trong những yếu tố hàng đầu không chỉ là việc đưa ra những bản án, quyết định mang tính nghiêm khắc để răn đe trừng phạt mà còn tìm ra những nguyên nhân, điều kiện nào dẫn tới con người thực hiện hành vi phạm tội. Đây chính là căn nguyên cội nguồn giữ một vai trò quyết định trong công tác phòng chống tội phạm. Nguyên nhân và điều kiện phạm tội của trộm cắp tài sản rất đa dạng. Nó có thể là nguyên nhân khách quan và chủ quan, chúng có quan hệ tác động qua lại với nhau.Tất cả những yếu tố đó, xét ở mỗi khía cạnh khác nhau, mỗi chừng mực khác nhau giúp cho chúng ta hiểu để đưa ra những biện pháp cách thức đúng đắn trong việc hạn chế và nâng cao hiệu quả của việc đấu tranh phòng chống tội phạm. Nắm được ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng đó, tôi rút ra một số nguyên nhân và điều kiện, trực tiếp làm phát sinh tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Kim Thành như sau: 1. Nguyên nhân điều phạm tội trộm cắp tài sản. 1.1 Nguyên nhân kinh tế Với mục tiêu phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong những năm qua kinh tế ở huyện Kim Thành đã đạt được tốc độ phát triển kinh tế khá cao, tăng trưởng cả về chất, lượng, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, có sự ổn định, có thu nhập. Nhiều người giàu lên nhanh chóng bằng khả năng, sức lực và trí tuệ của mình. Bên cạnh đó cũng còn những mặt trái của xã hội, như: nạn cờ bạc, ma tuý, trộm cắp, …tình trạng thất nghiệp ngày một gia tăng, do tính ham chơi, lười lao động… dẫn đến hành vi phạm tội nói chung hành vi trộm cắp tài sản nói riêng. Thông qua các vụ án về trộm cắp tài sản ở địa bàn huyện Kim Thành, ta thấy phần lớn các đối tượng phạm tội lần đầu thường không có công ăn việc làm hoặc việc làm không ổn định, thu nhập ít ỏi, đồng tiền kiếm được không đủ trang trải cho bản thân, dẫn đến những hành vi sai trái, vi phạm pháp luật. Một số đối tượng khác do cờ bạc, rượu chè, sinh ra nợ nần cũng dẫn tới con đường phạm tội. Một số ít đối tượng còn lại do chơi bời, giao du với những đối tượng xấu nên bị xúi dục, lôi kéo cũng dẫn đến phạm tội. VD: Tại bản án sơ thẩm số 35/HSST - 2006 đối với bị cáo Nguyễn Văn Thành, bản án số 43/HSST - 2006 đối với bị cáo Trần Văn Phú bị Toà án nhân dân huyện Kim Thành xét xử với tội danh “Trộm cắp tài sản” nguyên nhân là do ham chơi cờ bạc dẫn đến vay nợ, số tiền kiếm được không đủ để trả cho các chủ nợ dẫn tới hành vi trộm cắp tài sản. 1.2 Nguyên nhân giáo dục * ảnh hưởng của yếu tố gia đình. Gia đình là môi trường hình thành các chuẩn mực về nhân cách, đạo đức của con người. Đây là yếu tố quyết định tác động trực tiếp đến quá trình hình thành nhân cách của mỗi con người.Trên thực tế hiện nay nhiều gia đình do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường cha mẹ mải lo kiếm tiền buông lỏng quản lý và giáo dục con cái. Có những gia đình quan niệm sai lệch, họ cho rằng có tiền thì có quyền lực và địa vị trong xã hội. Vì vậy, đã đánh mất đi vai trò làm cha, làm mẹ của mình trong việc giáo dục con cái. VD: Trường hợp của gia đình anh Phạm Văn Hiệp ở Tuấn Hương – Kim Thành – Hải Dương có con là Phạm Văn Hoà 16 tuổi đã bị toà án nhân dân huyện Kim Thành xét xử vào ngày 12/05/2005 tại bản án số 19/HSST- 2005 về tội danh “Trộm cắp tài sản” theo Điều 138K1BLHS nguyên nhân là do mải làm an kinh tế lên không có thời gian quan tâm, không biết con mình đi đâu làm gì và thường chơi bời với ai nên đã bị kẻ xấu lôi kéo, rủ rê dẫn tới phạm tội. Đến khi bị bắt gia đình mới biết. Một số gia đình trước những việc làm sai trái của con mình nhưng khi có sự phản ánh góp ý của mọi người thì lại không nhận ra sự sai, khuyết điểm của con cái mà ùa theo,đồng tình bênh vực cho con mình dẫn đến sai lầm nối tiếp sai lầm. VD: Gia đình anh Nguyễn Văn Đồ trú tại Bằng Lai - Kim Thành - Hải Dương có con là Nguyễn văn Đông đã bị Toà án nhân dân huyện Kim Thành xét xử về tội “ cướp tài sản” vào ngày 04/07/2006 tại bản án số 27/HSST- 2006 lúc đầu do đàn đúm với bạn bè lên thường xuyên trộm cắp vặt của làng xóm sau đó thiếu tiền tiêu xài đã rủ nhau đi cướp tài sản. 1.3 Nguyên nhân nhà trường. Toàn huyện Kim Thành có 49 trường trong đó có 24 trường Tiểu học, 21 trường trung học cơ sở và 4 trường phổ thông trung học nhìn chung phần lớn các trường mới chỉ chú trọng đến việc giảng dạy kiến thức mà chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục tư cách đạo đức làm người cho các em, trong trường mang tính giáo dục cao, giúp cho em có vốn kiến thức hiểu biết về pháp luật , có cách ứng xử thích hợp trong cuộc sống, thì lại ít được quan tâm chú trọng chỉ được coi là môn phụ, số tiết học còn ít, 1 tiết trên tuần . 1.4 Nguyên nhân của người quản lý tài sản Đây là một vấn đề tương đối phổ biến trên địa bàn huyện làm phát sinh tội trộm cắp tài sản nó là môi trường, điều kiện để cho người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội. Nguyên nhân là do chủ tài sản hoặc người được giao trách nhiệm quản lý tài sản còn sơ hở và chưa cảnh giác, để tài sản không có người trông coi, khi ra khỏi nhà không khoá cửa, để xe đạp, xe máy không có khoá an toàn…đã tạo cơ hội cho bọn tội phạm trộm cắp tài sản dễ dàng thực hiện hành vi của chúng. 2. Điều kiện phạm tội trộm cắp tài sản Trong quá trình làm sáng tỏ những nguyên nhân dẫn đến tình hình phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Kim Thành cho ta thấy có rất nhiều những yếu tố làm phát sinh tội trộm cắp tài sản có những yếu tố vừa là nguyên nhân cũng đồng thời là điều kiện phạm tội nhưng giữa chúng lại có sự khác nhau đáng kể, nguyên nhân chính là yếu tố làm phát sinh tội phạm còn điều kiện chính là môi trường thuân lợi cho sự hình thành và phát triển tội phạm. - Yếu tố tự nhiên và xã hội: Như đã đề cập đến ở trên thì huyên Kim Thành có diện tích tương đối lớn, dân cư phân bố không đồng đều địa hình phức tạp có nhiều tuyến đường cắt qua địa bàn huyên trong đó có tuyến quốc nộ 5A, Đường 188 (Hải Dương - Hải Phòng), Đường 168 (Hải Dương - Quảng Ninh) tuyến đường Sắt Hà Nội – Hải Phòng, đặc biệt là khu vực thuộc địa phân xã Kim Xuyên dân cư thưa thớt phía Tây Bắc tiếp giáp với Bãi Mạc thuộc địa phận của huyện Kim Thành nhưng có 1/3 diên tích nằm ở địa phận của huyện Kinh Môn là một khu vục rất rộng lớn cây cối um tùm, có sông Kinh Thầy bao quanh làm cho nơi đây là chỗ ẩn nấp của nhiều loại đối tượng phạm tội nhưng việc phát giác, truy bắt tội phạm lại gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài ra hiện nay trên địa bàn huyện có rất nhiều nhà máy xí nghiệp được xây dựng lên nhưng việc tổ chức,quản lý chưa đạt hiệu quả do đó đây là một trong những điều kiện khá thuận lợi cho bọn tội phạm trộm cắp tài sản hoạt động. - Về công tác đấu tranh, xử lý tội phạm nói chung, tội trộm cắp tài sản nói riêng còn chưa thực sự nghiêm khắc hãy còn áp dụng nhiều biện pháp xử phạt hành chính, trong công tác xét xử còn áp dụng nhiều hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ dẫn đến việc phòng ngừa và tính giáo dục của bản án chưa cao, có nhiều trường hợp sau khi xử lý mà vẫn “ngựa quen đường cũ” không chỉ tái phạm mà còn tái phạm với mức độ nguy hiểm hơn. - Công tác quản lý, cải tạo phạm nhân còn nhiều khuyết điểm, nhiều đối tượng được mãn hạn tù khi trở về địa phương thì chính quyền địa phương không thực sự quan tâm, động viên an ủi, giúp đỡ tạo điều kiện cho họ làm ăn sinh sống hoà nhập với cộng đồng, đôi khi còn gây nhiều khó khăn cho đối với họ trong việc xin giấy xác nhận là con em địa phương để xin vịêc làm, đi làm ăn kinh tế, hoặc vay vốn để làm ăn, chỉ vì nhân thân không tốt dẫn đến một mặt do không có công ăn vịêc làm, kinh tế thì khó khăn cộng thêm bạn bè, làng xóm thì xa lánh làm cho họ càng sinh ra chán nản mất niềm tin trong cuộc sống. Đây chính là một trong những yếu tố dẫn đến tỉ lệ tái phạm cao. Những yếu tố trên cũng chính là những điều kiện thuận lợi để tội trộm cắp tài sản lợi dụng hoạt động.Vì vậy chúng ta cần loại bỏ những điều kiện thuận lợi đó mới góp phần hạn chế tình hình tội phạm diễn ra trên địa bàn huyện. Chương III Đánh giá thực tiễn xét xử các vụ án trộm cắp tài sản của toà án nhân dân huyện Kim Thành 1. Một số nét về tình hình xét xử của huyện Kim Thành trong những năm qua: Nhìn chung công tác xét xử tội trộm cắp tài sản có của Toà án nhân dân huyện Kim Thành qua những năm gần đấy có nhiều điểm nổi bật. Căn cứ vào số liệu đã được nêu trên cho ta thấy trong các năm 2005, 2006 số lượng các vụ án về trộm cắp tài sản tăng dần trong các năm. Năm 2005 các vụ án về trộm cắp tài sản có 27 vụ đến năm 2006 có 31 vụ như vậy nó đã tăng lên 7 vụ so với năm 2004 Năm 2005 2006 Tổng số vụ án 27 31 Số vụ trả lại viện kiểm sát 2 3 Số vụ đã xét xử 24 27 Số vụ còn lại 3 2 Tỉ lệ phần trăm 88,9% 87,1% (Số liệu được thống kê từ sổ kết quả xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự) Thẩm phán Nguyễn Văn Nhần cho biết đối với những vụ án mà toà án trả lại cho viện kiểm sát thì chủ yếu là do: Thứ nhất: Tình tiết của vụ án chưa rõ ràng cần phải xác minh thu thập thêm chứng cứ thêm Thứ hai: Phát sinh tình tiết mới tại phiên toà Năm 2006 tổng số các vụ án đã thụ lý là 31 vụ nhưng khi đưa ra xét xử chỉ có 27 vụ nguyên nhân là do 2 vụ còn tồn đọng đến năm 2007 và có một vụ trong quá trình thụ lý xét thấy vụ án không thuộc phạm vi, thẩm quyền của toà an cấp huyện do đó phải chuyển vụ án lên tỉnh để giải quyết theo đúng thẩm quyền. Về việc áp dụng hình phạt đối với các bị cáo phạm tội trộm cắp tài Năm Tổng số bị cáo Tổng số bị cáo đã bị xét xử án treo Tù từ 6 tháng đến 3 năm Tù từ 3 đến 7 năm Trên 7 năm 2005 34 29 8 14 7 0 2006 46 40 11 16 13 0 (Theo thống kê từ sổ kết quả xét xử hình sự sơ thẩm toà án nhân dân huyện Kim Thành) Số bị cáo bị áp dụng hình phạt án treo chiếm tỉ lệ trung bình 27,5% tổng hình phạt, chiếm đa số mức án từ 6 tháng đến 3 năm chiếm 40- 48,2% còn lại từ 24,3 - 32,5% số bị cáo bị áp dụng hình phạt từ 3 đến 7 năm, mức hình phạt từ 7 năm trở lên là không có. Qua tìm hiểu được biết án treo chiếm một tỉ lệ tương đối nhiều bởi lẽ các vụ án xảy ra trên địa bàn huyện thường mang tính chất ít nghiêm trọng, một số ít rơi vào trường hợp nghiêm trọng và không có trường hợp rất nghiệm trọng, và đặc biệt nghiêm trọng ở loại tội này mặt khác do huyện Kim Thành là một đơn vị hành chính cấp huyện do dó chức năng quyền hạn còn hạn chế. 2.ưu điểm và hạn chế trong công tác xét xử 2.1 Ưu điểm - Các vụ án đã được toà án xét xử theo đúng “ Nguyên tắc xét xử công khai” cho phép phóng viên dự và đưa tin phiên toà. - Số lượng vụ án khi bị kháng cáo, kháng nghị lên cấp phúc thẩm thường ít xảy ra. - Tăng cường giáo dục ý thức pháp luật và tuyên truyền mục đích chính trị địa phương bằng các tổ chức xét xử được các phiên Toà lưu động ở các địa bàn dân cư nơi thường diễn ra trộm cắp tài sản. 2.2 Hạn chế - Số vụ án trộm cắp tài sản đưa ra xét xử lưu động còn chưa nhiều chỉ mới đạt chỉ tiêu mà toà án tỉnh đưa ra. - Nhiều vụ có chưa bảo đảm được tính nhanh chóng,kịp thời - Thời gian tranh tụng còn ít Chương IV Một số giải pháp kiến nghị, trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động đấu tranh phòng chống tội trộm cắp tài sản Những giải pháp Giải pháp kinh tế Như đã phân tích ở trên thì yếu tố kinh tế chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tội trộm cắp tài sản vì vậy biện pháp này đưa ra, một mặt khắc phục tình trạng khó khăn về kinh tế, giúp đỡ và tạo cộng ăn việc là cho con em địa phương nhằm nâng cao mức sống. Mặt khác đây cũng một biện pháp giúp họ có một tư tưởng, lập trường vững vàng trong cuộc sống, biết tôn trọng, gìn giữ những gì là thành quả do chính sức lao động của mình làm ra, từ đó nâng cao ý thức bảo quản tài sản của bản thân và của mọi người. Để làm được điều đó chúng ta cần phải: Thứ nhất: Tăng cường xây dựng cơ sở dạy nghề, hướng nghiệp,từng bước mở rộng quy mô, đầu tư trang thiết bị nhằm tao công ăn việc làm phù hợp khả năng của từng đối tượng. Đảm bảo tới mức cao nhất khả năng dạy và tạo nghề cho mọi người Thứ hai: Các xã phường, thị trấn và chính quyền địa phương cần có chính sách ưu tiên hỗ trợ về kinh tế cho các gia đinh nghèo, có hoàn cảnh khó để đảm bảo mức sống cũng như tạo điều kiên giúp đỡ họ làm ăn và phát triển kinh tế. Đặc biệt đối với những đối tượng có tiền án tiền sự khi mãn hạn tù trở về địa phương phải có sự quan tâm cả về vật chất lẫn tinh thần, cần tìm cho họ những công việc phù hợp, thường xuyên động viên, an ủi giúp họ hoà nhập với cộng đồng xoá đi những mặc cảm của cuộc sống để trở thành người có ích cho xã hội. b. Các giải pháp về xã hội Tổ chức cho quần chúng nhân dân trên địa bàn huyện tham gia và phát hiện các đối tượng có những biểu hiện nghi vấn, tố giác các hành vi phạm tội hoặc cùng với cơ quan chức năng phối kết hợp ngăn chặn kịp thời các hành vi phạm tội. Đối với các cơ quan, tổ chức trên địa bàn cần có những hoạt động tích cực, hữu hiệu để đẩy mạnh phong trào đấu tranh và phòng chống tội trộm cắp tài sản. Đặc biệt sở giáo dục và đào tạo, sở văn hoá thông tin cần kết hợp với các phòng, ban hữu quan thường xuyên tổ chức các chương trình tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về ý thức chấp hành pháp luật, đưa việc giảng dạy pháp luật vào chương trình đào tạo nhà trường. Thông tin kịp thời cho nhân dân nắm được tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn địa phương để từ đó nhân dân có ý thức cao trong việc cảnh giác, phòng chống tội phạm, đẩy mạnh các hoạt động của đoàn thanh niên, hội phụ nữ…đối với việc quản lý, giáo dục thanh niên trên địa bàn. Xây dựng lối sống văn minh, lành mạnh, thi đua xây dựng các làng văn hoá, thường xuyên tuyên truyền sâu rộng, biểu dương các gia đình có những tấm gương sáng trong việc “Nuôi con giỏi dạy con ngoan”. c. Các biện pháp về tổ chức quản lý xã hội Thường xuyên kiểm tra nhân khẩu, tạm trú tạm vắng của những người sinh sống trên địa bàn huyện, làm tốt công tác “ đăng ký và quản lý nhân khẩu”, tập trung rà soát kỹ số đối tượng đã có tiền án tiền sự về tội trộm cắp tài sản. Theo dõi, nắm chắc tình hình hoạt động, phương thức, thủ đoạn, đặc điểm của thủ phạm trong các vụ trộm cắp xảy ra trên địa bàn huyện. d. Trách nhiệm của các cơ quan khi tiến hành tố tụng và sự phối kết hợp Thứ nhất: Về trách nhiệm của các cơ quan khi tiến hành tố tụng Cần phải thực hiện đúng “ Nguyên tắc xác định trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng”, nâng cao hơn nữa trách nhiệm của các chủ thể khi tiến hành tố tụng trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án theo đúng tinh thần mà Điều 12 BLHS quy định “Trong quá tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải nghiêm chỉnh thực hiện những quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về những hành vi, quyết định của mình” có như vậy mới bảo đảm được công tác điều tra, truy tố, xét xử đúng người đúng tội hạn chế oan sai bảo đảm quyền lợi ích hợp pháp của công dân. Thứ hai: Sự phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng Cần phải tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan công an, cơ quan điều tra, viện kiểm sát trong các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử và thống nhất việc xét xử, đảm bảo việc xét xử diễn ra một các nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả. Một số kiến nghị, và đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác xét xử tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Kim Thành. Trong thời gian nghiên cứu và quá trình tim hiểu về tội trộm cắp tài sản trong thời gian thực tập trên địa bàn huyện Kim Thành, tôi xin đưa ra một số kiến nghị và đề xuất như sau: Về hoạt động động của toà án nhân dân Để nâng cao hiệu quả xét xử toà an nhân dân huyện Kim Thành cần có nhiều biện pháp nhằm nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ của toà án mình bằng những việc làm cụ thể như: + Thường xuyên tổng kết đánh giá trong hoạt động xét xử, tìm ra những mặt đã đạt được, mặt còn hạn chế qua đó rút kinh nghiệm trong hoạt động chuyên môn, có như vậy mới bảo đảm được cho việc xét xử được nhanh chóng kịp thời, đúng người, đúng tội. + Hàng năm cần tổ chức các cuộc giao lưu, toạ đàm giữa các toà với nhau trong đó đưa ra các tình huống, các vụ án có tính chất phức tạp để trao đổi, thảo luận, tìm ra những phương hướng giải quyết đúng đắn và mang tính khả thi cao, phục vụ cho chuyên môn, nghiệp vụ của mình. + Tổ chức nhiều hơn nữa các phiên toà lưu động vì đây là một hình thức xét xử có tính hiệu quả cao, có ý nghĩa lớn trong công tác đấu tranh và phòng chống tội phạm bởi lẽ nó vừa thể hiện tính công khai vừa tạo điều kiện cho việc tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật cho người dân. + Thủ trưởng cơ quan, đơn vị cần thường xuyên tạo điều kiện cho cán bộ của toà mình có điều kiện thuận lợi tối đa cho việc nâng cao trình độ, chuyên môn bằng bằng cách tham gia các lớp tập huấn, biểu dương khen thưởng kịp thời những các bộ có thành tích và đạt được hiệu quả cao trong công việc, đồng thời phê bình triệt để đối với những cán bộ còn thiếu tinh thần trách nhiệm, chưa hoàn thành trong công việc. Về sự phối hợp giữa các cơ quan trong khối nội chính + Toà án, Công an, viện kiểm sát cần phải có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa, tuân thủ đúng quyền hạn và trách nhiệm của mình trong hoạt động tố tụng. Bảo đảm đến mực tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo, người tham gia tố tụng. Ngoài ra trong phạm vi nghiên cứu của để tài mình và khoảng thời gian thực tập tại toà án nhân dân huyên Kim Thành, tôi mạnh dạn đưa ra một số đề xuất mà bản thân nhận thấy cần phải có sự thống nhất về đường lối khi xét xử mới tương xứng với tính chất, mức độ của hành vi của người phạm tội có như vậy bản án mới có tính răn đe, giáo dục, phòng ngừa cao thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật: Tiêu biểu như: Về phần quyết định hình phạt: Theo Điều 45 BLHS về “căn cứ quyết định hình phạt” thì khi quyết định hình phạt, toà án chỉ căn cứ vào quy định của bộ luật hình sự, cần cân nhắc tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự. Thứ nhất: Đối với tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi chúng ta cần phải hiểu đây chính là tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội vì vậy khi quyết định hình phạt chúng ta cần xem xét, cân nhắc đến hậu quả do hành vi đó gây ra bao gồm hậu quả thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản, và cả về hậu quả phi vật chất. VD: Cùng phạm tội trộm cắp tài sản, nếu trong hai vụ án có cùng các tình tiết khác như nhau, nhưng trong vụ án thứ nhất M trộm cắp tài sản với trị giá 55 triệu đồng, còn vụ án thứ hai N trộm cắp tài sản có trị giá 190 triệu đồng, thì tuy cũng áp dụng điểm e khoản 2 Điều 138 BLHS để xử phạt các bị cáo, song cần phải quyết định hình phạt đối với N nặng hơn M. Thứ hai : Về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự tại điểm e khoản Điều 48 BLHS quy định “Cố tình thực hiện hành vi phạm tội đến cùng” chúng ta cần phải hiểu: “Cố tình thực hiện hành vi đến cùng là quyết tâm thực hiện bằng được ý định phạm tội và hành vi phạm tội, mặc dù có sự can ngăn của người khác hoặc có những trở ngại khác trong quá trình thực hiện tội phạm” Đối với trường hợp này chúng ta cũng áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nếu mục đích của người phạm tội không đạt, nhưng chứng minh được người phạm tội đang tìm mọi cách để thực hiện được tội phạm, đạt được mục đích phạm tội của mình. Nhưng ở đây chúng ta cũng cần quan tâm một điều tình tiết này chỉ đề cập tới ý thức chủ quan của người phạm tội tức là người này quyết tâm thực hiện được hành vi phạm tội đến cùng do đó đối với những trường hợp người phạm tội có sự lưỡng lự, không dứt khoát thực hiện tội phạm thì không áp dụng tình tiết này. VD: A có ý định trộm cắp chiếc xe máy của B và đã hai lần đến nhà B. Tuy có điều kiện trộm cắp, nhưng lần đầu A lưỡng lự sợ bị bắt, lần sau A suy nghĩ nếu lấy trộm xe của B sẽ gặp khó khăn. Đến lần thứ ba A lấy trộm xe máy của B và đem bán. Trong trường hợp này không được coi là cố tình thực hiện hành vi đến cùng. Kết luận Công tác đấu tranh, phòng chống tội trộm cắp tài sản có một ý nghĩa, vai trò hết sức to lớn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước nó không chỉ xâm hại đến những quan hệ pháp luật, mà nhà nước bảo hộ(đó là chế độ sở hữu của nhà nước) mà nó còn trực tiếp xâm hại đến quyền sở hữu của con người. Do đó chúng ta cần phải ý thức được chính bản thân mình, để loại bỏ những hành vi đó ra khỏi đời sống xã hội, đây không phải chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của mội công dân bởi lẽ đấu tranh và phòng chống tội phạm là “ Sự nghiệp của toàn dân” có như vậy quyền và lợi ích chính đáng của mình mới được bảo vệ. Nhận thức sâu sắc được ý nghĩa và vai trò của công tác này Đảng bộ và nhân dân huyện Kim Thành đã không ngừng đẩy mạnh việc nghiên cứu những nguyên nhân, điều kiện cũng như thực trạng của tội trộm cắp tài sản để từ đó xây dựng và thực hiện các biện pháp phòng chống tội phạm này sao cho có hiệu quả nhất. Với tinh thần đó toà án nhân dân huyện Kim Thành đã “ Không ngừng rèn luyện nâng cao phẩm chất, đạo đức cách mạng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, tích cực tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm khắc phục những khuyết điểm nhằm nâng cao chất lượng xét xử, phối hợp với các ngành hữu quan đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm” Vì vậy, trong những năm gần đây công tác đấu tranh và phòng chống tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Kim Thành đã đạt được những thành tích đáng kể, nhiều hành vi vi phạm pháp luật, các vụ án có tính chất phức tạp đều được phát hiện và xử lý kip thời góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị trên địa bàn huyện, tạo được niềm tin trong quần chúng nhân dân.Tuy nhiên công tác này vẫn còn một số tồn tại nhất định. Với mong muốn có thể nâng cao hiệu quả của công tác và phần nào khắc phục được những mặt còn hạn chế đó tôi đã đưa ra một số những biện pháp và kiến nghị trong bài viết của mình. Em kính mong được sự đóng góp ý kiến của thầy, cô giáo và các bạn cho chuyên đề được hoàn thiện hơn. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô, cảm ơn các cô chú tại Toà án nhân dân huyện Kim Thành đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành chuyên đề này. Mục lục Phần I – Mở đầu Phần II – Nội dung Chương I: Tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Kim Thành Giới thiệu một số nét về huyện Kim Thành Tình hình tội phạm hình sự xảy ra trên địa bàn huyện Kim Thành 3. Tình hình trộm cắp tài sản xảy ra trên địa bàn huyện Kim Thành Chương II: Nguyên nhân, điều kiện phạm tội trộm cắp tài sản 1. Nguyên nhân kinh tế 2. Nguyên nhân giáo dục 3. Nguyên nhân nhà trường 4. Nguyên nhân của người quản lý tài sản Chương III: Đánh giá thực tiễn xét xử các vụ án trộm cắp tài sản của toà án nhân dân huyện Kim Thành 1. ưu điểm 2. Hạn chế Chương IV: Một số giải pháp kiến nghị trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động đấu trang, phòng trống tội trộm cắp tài sản Phần III: Kết luận Một số tài liệu tham khảo - Bộ Luật hình sự nước CHXHCN Việt Nam - Hiến pháp 1992 nước CHXHCN Việt Nam - Hồ sơ các vụ án trộm cắp tài sản đã được xét sử tại toà án huyện Kim Thành. - Sổ thụ lý các vụ án hình sự sơ thẩm toà án nhân dân huyện Kim Thành - Sổ kết quả xét xử các vụ án hình sự sơ thẩm - Tạp chí Toà án

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng, nguyên nhân và giải pháp phòng chống tội trộm cắp tài sản ở huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương.doc