Thực trạng pháp luật đa dạng sinh học của Việt Nam và phương hướng hoàn thiện

MỤC LỤC Nội dung Trang Mục lục 1 Bảng từ viết tắt .2 Mở đầu .3 Chương I: Thực trạng pháp luật Việt Nam về đa dạng sinh học .5 I. Khái niệm và những nội dung của bảo tồn đa dạng sinh học .5 1. Khái niệm Đa dạng sinh học .5 2. Những nội dung cơ bản của bảo tồn Đa dạng sinh học .5 II. Các cam kết quốc tế của Việt Nam về Đa dạng sinh học .6 1. Các cam kết đã tham gia .6 2. Nội dung chủ yếu của các điều ước quốc tế bảo vệ đa dạng sinh học .7 3. Đánh giá việc thực thi của Việt Nam 8 III. Đánh giá các quy định của Việt Nam về Đa dạng sinh học .9 1. Thực trạng chung của pháp luật 9 2. Nội dung bảo vệ Đa dạng sinh học của pháp luật Việt Nam .11 IV. Nhận xét, đánh giá chung về thực trạng Pháp luật Đa dạng sinh học Việt Nam 14 Chương II: Phương hướng và hoàn thiện Pháp luật đa dạng sinh học ở Việt Nam 15 I. Phương hướng hoàn thiện .15 II. Giải pháp hoàn thiện 15 1. Những giải pháp hoàn thiện các mặt hạn chế của VBPL hiện hành 15 2. Kiến nghị hoàn thiện vấn đề phân công, phân cấp quản lý nhà nước 17 3. Xây dựng một số nội dung mới .18 Kết luận 20 Tài liệu tham khảo .21 MỞ ĐẦU Nằm ở vùng Đông Nam châu Á với diện tích khoảng 330.541 km2, Việt Nam là một trong 16 nước có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2002- Chiến lược quốc gia quản lý hệ thống khu bảo tồn của Việt Nam 2002 - 2010). Đặc điểm về vị trí địa lý, khí hậu . của Việt Nam đó góp phần tạo nên sự đa dạng về hệ sinh thái và các loài sinh vật. Về mặt địa sinh học, Việt Nam là giao điểm của các hệ động, thực vật thuộc vựng Ấn Độ - Miến Điện, Nam Trung Quốc và Inđo-Malaysia. Các đặc điểm trên đó tạo cho nơi đây trở thành một trong những khu vực có tính đa dạng sinh học (ĐDSH) cao của thế giới, với khoảng 10% số loài sinh vật, trong khi chỉ chiếm 1% diện tích đất liền của thế giới (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2002 - Báo cáo quốc gia về các khu bảo tồn và Phát triển kinh tế). Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho nguồn tài nguồn tài nguyên ĐDSH của Việt Nam đã và đang bị suy giảm. Nhiều hệ sinh thái và môi trường sống bị thu hẹp diện tích và nhiều Taxon loài và dưới loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng trong một tương lai gần( ). Để khắc phục tình trạng trên Chính phủ Việt Nam đã đề ra nhiều biện pháp, cùng với các chính sách kèm theo nhằm bảo vệ tốt hơn tài nguyên ĐDSH của đất nước. Tuy nhiên, thực tế đang đặt ra rất nhiều vấn đề liên quan đến bảo tồn ĐDSH. Trong đó, một nhân tố quan trọng không thể không đề cập là Pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học hiện nay của Việt Nam đang đứng trước những thách thức lớn, cần hoàn thiện để tiếp tục nội luật hóa những điều ước quốc tế đã tham gia và phát triển bền vững đa dạng sinh học của quốc gia. Xét một cách toàn diện, muốn giải quyết các vấn đề của đa dạng sinh học của Việt Nam hiện nay, việc hoàn thiện pháp luật phải được đặt lên hàng đầu, phải coi là nhân tố then chốt của các chính sách phát triển. Nhìn chung, chúng ta chưa có hệ thống pháp luật thống nhất về đa dạng sinh học. Việc xây dựng hệ thống pháp luật này mới chỉ đi được những bước ngắn và còn nhiều khó khăn. Trong bối cảnh đó, việc “ Đánh giá thực trạng Pháp Luật về bảo tồn đa dạng sinh học ở nước ta” là một hoạt động rất cần thiết để nhìn nhận những mặt yếu kém trong pháp luật về đa dạng sinh học và đề ra những phương hướng cho các giai đoạn tiếp theo. Nếu không có một khung pháp lý chung cho đa dạng sinh học thì Việt Nam sẽ luôn đứng trước những đe dọa suy thoái đa dạng sinh học nghiêm trọng hơn so với thời điểm hiện tại.

doc23 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5442 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng pháp luật đa dạng sinh học của Việt Nam và phương hướng hoàn thiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Nội dung Trang Mục lục..............................................................................................................1 Bảng từ viết tắt...................................................................................................2 Mở đầu...........................................................................................................3 Chương I: Thực trạng pháp luật Việt Nam về đa dạng sinh học...................................................................................................................5 Khái niệm và những nội dung của bảo tồn đa dạng sinh học.............5 Khái niệm Đa dạng sinh học...................................................................5 Những nội dung cơ bản của bảo tồn Đa dạng sinh học...........................5 Các cam kết quốc tế của Việt Nam về Đa dạng sinh học...................6 Các cam kết đã tham gia.........................................................................6 Nội dung chủ yếu của các điều ước quốc tế bảo vệ đa dạng sinh học.....7 Đánh giá việc thực thi của Việt Nam......................................................8 Đánh giá các quy định của Việt Nam về Đa dạng sinh học...............9 Thực trạng chung của pháp luật..............................................................9 Nội dung bảo vệ Đa dạng sinh học của pháp luật Việt Nam.................11 Nhận xét, đánh giá chung về thực trạng Pháp luật Đa dạng sinh học Việt Nam..........................................................................................14 Chương II: Phương hướng và hoàn thiện Pháp luật đa dạng sinh học ở Việt Nam..............................................................................15 Phương hướng hoàn thiện.................................................................15 Giải pháp hoàn thiện........................................................................15 Những giải pháp hoàn thiện các mặt hạn chế của VBPL hiện hành......15 Kiến nghị hoàn thiện vấn đề phân công, phân cấp quản lý nhà nước....17 Xây dựng một số nội dung mới.............................................................18 Kết luận......................................................................................................20 Tài liệu tham khảo...............................................................................21 Bảng từ viết tắt BVMT: Bảo vệ Môi trường. Bộ NN & PTNN: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. BMNN: Bộ máy nhà nước. ĐNN: Đất ngập nước. ĐTM: Đánh giá tác động môi trường. ĐDSH: Đa dạng sinh học. HTPL: Hệ thống pháp luật. NN: Nhà nước. VBQPPL: Văn bản quy phạm pháp luật. VPPL: Vi phạm pháp luật. MỞ ĐẦU Nằm ở vùng Đông Nam châu Á với diện tích khoảng 330.541 km2, Việt Nam là một trong 16 nước có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2002- Chiến lược quốc gia quản lý hệ thống khu bảo tồn của Việt Nam 2002 - 2010). Đặc điểm về vị trí địa lý, khí hậu... của Việt Nam đó góp phần tạo nên sự đa dạng về hệ sinh thái và các loài sinh vật. Về mặt địa sinh học, Việt Nam là giao điểm của các hệ động, thực vật thuộc vựng Ấn Độ - Miến Điện, Nam Trung Quốc và Inđo-Malaysia. Các đặc điểm trên đó tạo cho nơi đây trở thành một trong những khu vực có tính đa dạng sinh học (ĐDSH) cao của thế giới, với khoảng 10% số loài sinh vật, trong khi chỉ chiếm 1% diện tích đất liền của thế giới (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2002 - Báo cáo quốc gia về các khu bảo tồn và Phát triển kinh tế). Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho nguồn tài nguồn tài nguyên ĐDSH của Việt Nam đã và đang bị suy giảm. Nhiều hệ sinh thái và môi trường sống bị thu hẹp diện tích và nhiều Taxon loài và dưới loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng trong một tương lai gần( Trích tài liệu Hội thảo chuyên đề về Đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu: Mối liên quan đến đói nghèo và phát triển bền vững, Nguyễn Huy Dũng và Vũ Huy Dũng, Viện Điều tra quy hoạch Rừng (FIPI). ). Để khắc phục tình trạng trên Chính phủ Việt Nam đã đề ra nhiều biện pháp, cùng với các chính sách kèm theo nhằm bảo vệ tốt hơn tài nguyên ĐDSH của đất nước. Tuy nhiên, thực tế đang đặt ra rất nhiều vấn đề liên quan đến bảo tồn ĐDSH. Trong đó, một nhân tố quan trọng không thể không đề cập là Pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học hiện nay của Việt Nam đang đứng trước những thách thức lớn, cần hoàn thiện để tiếp tục nội luật hóa những điều ước quốc tế đã tham gia và phát triển bền vững đa dạng sinh học của quốc gia. Xét một cách toàn diện, muốn giải quyết các vấn đề của đa dạng sinh học của Việt Nam hiện nay, việc hoàn thiện pháp luật phải được đặt lên hàng đầu, phải coi là nhân tố then chốt của các chính sách phát triển. Nhìn chung, chúng ta chưa có hệ thống pháp luật thống nhất về đa dạng sinh học. Việc xây dựng hệ thống pháp luật này mới chỉ đi được những bước ngắn và còn nhiều khó khăn. Trong bối cảnh đó, việc “ Đánh giá thực trạng Pháp Luật về bảo tồn đa dạng sinh học ở nước ta” là một hoạt động rất cần thiết để nhìn nhận những mặt yếu kém trong pháp luật về đa dạng sinh học và đề ra những phương hướng cho các giai đoạn tiếp theo. Nếu không có một khung pháp lý chung cho đa dạng sinh học thì Việt Nam sẽ luôn đứng trước những đe dọa suy thoái đa dạng sinh học nghiêm trọng hơn so với thời điểm hiện tại. Chương I thực trạng pháp luật việt nam về đa dạng sinh học Khái niệm và những nội dung của bảo tồn Đa dạng sinh học: Khái niệm Đa dạng sinh học: Đa dạng sinh học (biodiversity) là khái niệm được hiểu khác nhau nếu tiếp cận từ những góc độ khác nhau. Công ước quốc tế về ĐDSH 1993 đã đưa ra định nghĩa sau đây: “Đa dạng sinh học có nghĩa là tính đa dạng biến thiên giữa các sinh vật sống của tất cả các nguồn bao gồm các sinh thái tiếp giáp, trên cạn, biển, các hệ sinh thái thủy vực khác và các tập hợp sinh thái mà chúng là một phần. Tính đa dạng này thể hiện ở trong mỗi loài, giữa các loài và các hệ sinh thái”. Còn trong Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) 2005 của Việt Nam thì định nghĩa: “Đa dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gen, loài sinh vật và hệ sinh thái” (khoản 16 điều 3). Nhận xét: Dù tiếp cận ở góc độ nào thì định nghĩa về đa dạng sinh học đều thừa nhận về mối quan hệ giữa các giống loài, sự phụ thuộc vào nhau giữa chúng trong quá trình tiến hóa và phát triển đa dạng sinh học – cấu thành nền tảng của cuộc sống trên trái đất, cuộc sống của con người lẫn các thực thể khác. Định nghĩa của Công ước đa dạng sinh học thiên về mặt sinh học còn định nghĩa của Luật BVMT 2005 Việt Nam thì thiên về nội dung chính của bảo tồn đa dạng sinh học, đơn giản, dễ hiểu hơn. Những nội dung của bảo tồn đa dạng sinh học: Việc bảo vệ ĐDSH phải được thực hiện trên cơ sở đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cộng đồng dân cư địa phương và các đối tượng có liên quan. Các quy định chung: Bảo tồn và phát triển ĐDSH trên cạn (rừng...) Bảo tồn và phát triển ĐDSH đất ngập nước và biển (thủy sinh...) Sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật (giống cây trồng, giống vật nuôi.) 2.2. Cấu thành chủ yếu của Pháp Luật về Đa dạng sinh học: - Bảo tồn đa dạng nguồn gen - Bảo tồn đa dạng loài - Bảo tồn đa dạng hệ sinh thái 2.3. Tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích: Vấn đề này đang được xây dựng trong Dự thảo Luật đa dạng sinh học Đây là việc “một tổ chức, cá nhân không phải là người sở hữu hay được giao quản lý nguồn gen trực tiếp thu thập, sử dụng, tiếp nhận nguồn gen để sử dụng cho các mục đích khác nhau”. Những hoạt động: thu thập, sử dụng, tiếp nhận nguồn gen. Chia sẻ lợi ích: Chia sẻ lại những lợi ích thu được từ việc tiếp cận nguồn gen. Những người được chia sẻ rất đa dạng, gồm cá nhân, hộ gia đình, nhà nước... Việc chia sẻ lợi ích dựa trên thỏa thuận giữa 2 bên, theo quy định của dự thảo luật ĐDSH là tối thiểu 30% lợi nhuận thu được. II. Các cam kết quốc tế của Việt Nam về Đa dạng sinh học: Các cam kết đã tham gia: Trong những năm gần đây, nước ta đã tham gia hay ký kết rất nhiều điều ước liên quan đến vấn đề môi trường, trong đó có các công ước liên quan đến bảo vệ đa dạng sinh học. Việc ký kết điều ước quốc tế thể hiện chính sách mở cửa của Việt Nam. Nước ta là thành viên thứ 28 của Điều ước môi trường đa phương, trong đó có một số điều ước liên quan cụ thể đến bảo tồn đa dạng sinh học. Các điều ước quốc tế đã ký kết này tạo ra một khuôn khổ pháp lý quốc tế quan trọng cho sự hợp tác giữa Việt Nam và các nước trên thế giới, đồng thời khẳng định cam kết của của Chính phủ Việt Nam trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Các công ước, thỏa thuận quốc tế đã tham gia (về ĐDSH): - Công ước quốc tế về đa dạng sinh học 1993 (tham gia ngày 16/11/1994) - Công ước về buôn bán quốc tế động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) 1975, tham gia ngày 30/01/1994. Công ước về vùng đất ngập nước có tầm quan trọng trong quốc tế, đặc biệt như là nơi cư trú của loài chim nước RAMSAR 1971, tham gia ngày 20/09/1988. Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học. Các công ước, thỏa thuận đang xem xét tham gia: Công ước quốc tế về bảo tồn các loài động vật hoang dã di cư 1979. Nội dung chủ yếu của các Công ước quốc tế bảo vệ Đa dạng sinh học( Xem giáo trình Luật Môi trường Trường ĐH Huế, NXB.CAND 2007, trang 382, 383. ): Các quốc gia phải xây dựng và triển khai thực hiện các chiến lược, chính sách, kế hoạch hoặc chương trình nhằm bảo toàn và sử dụng lâu bền đa dạng sinh học. Các quốc gia phải hợp nhất tối đa và thích đáng việc bảo toàn và sử dụng lâu bền đa dạng sinh học. Bảo toàn và sử dụng lâu bền đa dạng sinh học phải đưa vào các kế hoạch, chương trình, chính sách ngành và liên quan một cách phù hợp. Các quốc gia trong hành động của mình phải cố gắng cân nhắc, quan tâm sử dụng lâu bền tài nguyên sinh học khi ra quyết định. Phải có chính sách nhằm: + Thực hiện các biện pháp có liên quan đến sử dụng lâu bền tài nguyên sinh học nhằm tránh hay giảm dần tới mức tối thiểu các tác động xấu đến đa dạng sinh học. + Bảo vệ và khuyến khích sử dụng các tài nguyên sinh học phù hợp với các tập quán văn hóa cổ truyền mà việc sử dụng phù hợp với các yêu cầu bảo toàn hoặc sử dụng lâu bền. + ủng hộ dân chúng địa phương triển khai và tiến hành các hành động sửa chữa các khu vực xuống cấp mà tại đó đa dạng sinh học đang bị suy giảm. Khuyến khích sự hợp tác giữa các cơ quan, chính quyền nhà nước và khu vực tư nhân trong việc phát triển các phương pháp sử dụng lâu bền tài nguyên sinh học. Kiểm soát việc xuất, nhập khẩu động, thực vật nhất là những động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng Đánh giá việc thực thi của Việt Nam: Nhằm thực thi các công ước, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc hoàn thành nghĩa vụ của bên tham gia. Việt Nam có những thành công nhất định trong việc nội luật hóa các quy định của công ước thành pháp luật cụ thể của Việt Nam. Trong một thời gian ngắn, chúng ta đã xây dựng được hệ thống chính sách và pháp luật về đa dạng sinh học cũng như thực hiện các hành động nhằm bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học. Kế hoạch hành động ĐDSH được xây dựng từ năm 1995 đã tạo ra một định hướng cụ thể cho công tác bảo tồn ĐDSH nhiều năm qua. Chính phủ cũng đã ban hành các kế hoạch hành động quốc gia về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước đến năm 2010, kế hoạch hành động quốc gia tăng cường quản lý buôn bán động thực vật hoang dã đến 2010, chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên đến 2010, kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học đến 2010 và định hướng đến 2020 thực hiện Công ước Đa dạng sinh học và Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học... Tham gia vào các điều ước quốc tế đã thúc đẩy rất nhiều công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại Việt Nam tuy nhiên hiệu quả thực hiện chưa cao. Rất nhiều nội dung đã được nêu ra trong điều ước quốc tế nhưng chúng ta chưa thực hiện được hoặc thực hiện chưa hiệu quả. Một vấn đề cần được quan tâm là năng lực của Việt Nam còn yếu trong việc đàm phán các thỏa thuận môi trường có liên quan đến ĐDSH. Một số thỏa thuận đa phương chứa đựng các ràng buộc pháp lý quốc tế có liên quan tới nhiều vấn đề kinh tế – xã hội khác. Điển hình là Công ước Quốc tế về cấm buôn bán các loài động thực vật hoang dã nguy cấp và Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học. III. Đánh giá các quy định của Việt Nam về đa dạng sinh học: Thực trạng chung của pháp luật: 1.1 ở Việt Nam, pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học được hình thành từ khá sớm. Sắc lệnh số 142 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 21/12/1949 quy định việc kiểm soát lập biên bản các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ rừng có thể coi là văn bản pháp luật (VBPL) đầu tiên đề cập đến vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học. Sự phát triển của pháp luật về đa dạng sinh học gắn liền với sự phát triển của pháp luật về môi trường và về từng yếu tố môi trường nói riêng. Tuy nhiên, sự gắn kết giữa pháp luật về môi trường và đa dạng sinh học ở nước ta bắt nguồn từ mối liên hệ tự nhiên giữa da dạng sinh học và môi trường.( Xem Giáo trình Luật Môi trường, Trường ĐH Luật Hà Nội, NXB.CAND năm 2006, trang 114. ) Những năm 60, 70 của thế kỷ XX chủ yếu quan tâm đến tài nguyên rừng. Chỉ từ khi Việt Nam tham gia Công ước quốc tế đa dạng sinh học thì chúng ta mới nhận thức đầy đủ và tương đối toàn diện về đa dạng sinh học. 1.2 Hiện tại, chúng ta có thể kể đến một số các văn bản quan trọng như sau: - Luật Đất đai 2003 - Luật Thủy sản 2003 - Luật Bảo vệ môi trường 2005 - Nghị định 109/2003/NĐ-CP về bảo tồn và phát triển bền vững đất ngập nước - Kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học 1995 - Quy chế quản lý và bảo tồn nguồn gen 1997 - Quy chế quản lý An toàn sinh học sinh vật biến đổi gen 2005 - Kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện Công ước Đa dạng sinh học và Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học. 1.3 Đánh giá tổng quan: Một cách tổng quan nhất thì Việt Nam chưa có một lĩnh vực pháp luật về ĐDSH một cách độc lập. Cụ thể: + Bảo vệ đa dạng sinh học đang được đề cập trong nhiều VBPL có giá trị pháp lý khác nhau + Mỗi văn bản chỉ đề cập đến một, một vài khía cạnh của ĐDSH + Nhiều nội dung chưa được điều chỉnh (ví dụ quyền đối với giống vật nuôi, kiểm soát các loài lạ...) Như vậy chúng ta đang có nhu cầu cần một VBPL có giá trị pháp lý cao đề cập đến mọi khía cạnh của ĐDSH. Hiện nay, Luật đa dạng sinh học đang được xây dựng. Đến nay đã có dự thảo lần 6, dự kiến tháng 11/2007 sẽ trình Quốc hội để thông qua. Trong dự thảo đã đề cập đến hầu hết các khía cạnh của đdsh, có thêm những quy định mới như: tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích,... Vấn đề quy định nguyên tắc và trách nhiệm trong bảo tồn ĐDSH: Luật bảo vệ môi trường 2005 đã quy định nhiều nội dung về đa dạng sinh học như: khái niệm chung, bảo vệ ĐDSH thông qua các quy định về đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Bên cạnh đó, các luật khác cũng đề cập đến một vài khía cạnh của đa dạng sinh học: + Luật Bảo vệ và phát triển rừng: nguyên tắc trách nhiệm bảo vệ tài nguyên sinh vật rừng. + Luật Thủy Sản: nguyên tắc, trách nhiệm bảo vệ tính ĐDSH của nguồn lợi thủy sản. + Luật Thương Mại cấm hoặc hạn chế kinh doanh hay xuất khẩu động thực vật hoang dã, quý hiếm... Một số nguyên tắc và giải pháp chung cho bảo vệ đa dạng sinh học được nêu trong Kế hoạch hành động bảo vệ đa dạng sinh học của Việt Nam ban hành theo quyết định số 845 của Thủ tướng Chính phủ ngày 22/12/1995. Trong kế hoạch này cũng có nhiều điểm mới: + Tiếp tục bảo tồn ĐDSH trên cạn + Tăng cường bảo tồn ĐDSH các vùng đất ngập nước và biển + Chú trọng bảo tồn ĐDSH nông nghiệp, sử dụng hợp lý và phát triển tài nguyên sinh vật. Bên cạnh đó, Bộ Luật Hình Sự Việt Nam 1999 có quy định 7 tội danh liên quan đến đa dạng sinh học trong tổng số 10 tội phạm về môi trường. Nội dung bảo vệ đa dạng sinh học của Pháp luật Việt Nam: 2.1 Bảo vệ đa dạng hệ sinh thái: Vấn đề này được quy định trong nhiều văn bản như: luật BVMT 2005 (khái niệm hệ sinh thái, bảo vệ các hệ sinh thái thông qua các quy định về điều tra, đánh giá để lập quy hoạch bảo vệ dưới hình thức các khu bảo tồn thiên nhiên..); luật Bảo vệ và phát triển rừng quy định bảo vệ hệ sinh thái rừng; luật thủy sản quy định bảo vệ hệ sinh thái rạn san hô; Nghị định 109/2003 của Chính Phủ ban hành ngày 23/09/2003 về bảo vệ và phát triển các vùng đất ngập nước... Những văn bản trên đã bước đầu điều chỉnh các các hoạt động có ảnh hưởng lớn đến ĐDSH như: du lịch, nghiên cứu khoa học... Tuy nhiên, các hệ sinh thái khác nhau được điều chỉnh bằng các lĩnh vực pháp luật khác nhau nên hạn chế hiệu quả áp dụng. Bảo vệ đa dạng loài: Bảo vệ đa dạng loài và bảo vệ đa dạng nguồn gen gắn liền với nhau. Không có đa dạng loài thì không có đa dạng nguồn gen và ngược lại. Chính vì vậy việc bảo tồn đa dạng sinh học trước hết phải hướng đến việc bảo vệ các loài. Bảo vệ đa dạng loài được pháp luật nước ta quan tâm rất sớm dưới dạng các biện pháp bảo vệ các nguồn tài nguyên và các loại động thực vật quý hiếm, được quy định trong Luật BVMT, Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật Thủy sản...bên cạnh đó cũng giới hạn các loài động thực vật hoang dã quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng. Các loài động vật hiện đang được phân chia theo môi trường sống khác nhau, việc quản lý chúng thuộc thẩm quyền của các cơ quan khác nhau cho nên: + được điều chỉnh bằng các VBPL khác nhau. + chưa có sự thống nhất về quản lý và bảo vệ các loài trên cạn cũng như ở dưới nước. Pháp luật về bảo vệ và phát triển các loài thực vật mới tập trung điều chỉnh một nhóm các sản phẩm thực vật rừng mà chưa có các quy định mang tính tổng thể. Việc quy định lấy mẫu tài nguyên sinh vật trong rừng chưa chặt chẽ. Thêm nữa, danh mục động thực vật hoang dã, quý hiếm bộc lộ một số điểm bất cập so với tình hình thực tế: chưa xây dựng đầy đủ các tiêu chí để xây dựng mức độ quý hiếm của các loài động thực vật, chưa cập nhật thường xuyên các thông tin khoa học. Như vậy, chúng ta cần có căn cứ pháp lý chặt chẽ hơn trong việc điều tra, nghiên cứu khoa học, đánh giá tiêu chí và mức độ quý hiếm của các loài vật. 2.3 Bảo vệ đa dạng nguồn gen: Hiện nay đã có một số định nghĩa về nguồn gen: nguồn gen thực vật, nguồn gen động vật, vi sinh vật, nguồn gen cây trồng, nguồn gen vật nuôi. Việt Nam đã ban hành quy chế quản lý và bảo tồn nguồn gen thực vật, động vật và vi sinh vật nhưng giá trị thực hiện chưa cao bởi các lý do: hiệu lực pháp lý thấp, thiếu tính quy phạm nên khó định hướng hành vi.. Chúng ta cũng chưa có quy định cụ thể về giống cây thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên, việc điều chỉnh chung với giống cây trồng là chưa hợp lý. Bên cạnh đó, pháp lệnh về giống cây trồng và giống vật nuôi có ý nghĩa lớn đối với bảo vệ đa dạng nguồn gen nhưng phạm vi điều chỉnh còn hạn chế. An toàn sinh học: Quy chế quản lý An toàn sinh học ban hành kèm quyết định 212/2005 của Thủ tướng chính Phủ là cơ sở pháp lý quan trọng về quản lý an toàn sinh học. Tuy nhiên, giá trị pháp lý của văn bản này chưa cao nên hạn chế giá trị áp dụng. Các quy định về kiểm soát loài lạ là mảng ít được chú ý nhất trong lĩnh vực pháp luật về đa dạng sinh học. Điều này xuất phát từ nhận thức chưa đầy đủ về loài lạ và tác hại của chúng đối với ĐDSH. Vấn đề kiểm soát loài lạ được quy định khá đầy đủ trong Pháp lệnh về giống cây trồng và Pháp lệnh về giống vật nuôi. Tuy không đưa ra định nghĩa về loài lạ như quy định trong Công ước ĐDSH song nhiều quy định trong 2 pháp lệnh trên đã dựa trên các yêu cầu của kiểm soát loài lạ... Đối với Việt Nam, các giống vật nuôi, cây trồng mới đều được coi là loài lạ (theo khoản 2 điều 3 Pháp lệnh giống cây trồng, khoản 22 điều 3 Pháp lệnh giống vật nuôi 2004..). Việc kiểm soát lan truyền các loài sinh vật lạ trong lãnh thổ mới chỉ giới hạn trong các khu bảo tồn thiên nhiên, các vùng đất ngập nước... Những yếu kém này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo đảm an toàn sinh học, gây mối đe dọa cho các loài nội địa... Vấn đề phân công, phân cấp quản lý Nhà nước: a, Tùy từng lĩnh vực có yếu tố ĐDSH cần bảo vệ, pháp luật quy định chức năng quản lý nhà nước của từng Bộ, ngành: - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý về bảo vệ và phát triển rừng, về giống cây trồng nhà nước và lâm nghiệp, giống vật nuôi;thủy sản, giống vật nuôi, giống cây trồng thủy sản (trước kia có 2 Bộ là NN & PT NN và Bộ Thủy sản với lĩnh vực quản lý khác nhau, nay 2 Bộ đã hợp nhất mang tên Bộ NN & PTNN nên chúng ta quy định chung lĩnh vực quản lý). - Bộ tài nguyên và môi trường quản lý nhà nước về môi trường, về bảo vệ ĐDSH, về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước. - Các bộ ngành khác có trách nhiệm phối hợp với các Bộ nêu trên. b, Nghị định 109/2003/NĐ-CP phân công trách nhiệm của từng Bộ, ngành trong lĩnh vực quản lý Nhà Nước và bảo tồn, phát triển bền vững đất ngập nước: - Bộ Tài nguyên Môi trường lập kế hoạch tổng thể về điều tra cơ bản, nghiên cứu và ĐTM các vùng đất ngập nước trên phạm vi cả nước. - Bộ NN và PTNN tổ chức điều tra, nghiên cứu các vùng đất ngập nước có tính chất chuyên ngành; lập quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước (ĐNN) chuyên ngành, chỉ đạo và tổ chức quản lí các khu bảo tồn ĐNN chuyên ngành. Tuy nhiên hạn chế là: không giải thích thuật ngữ ĐNN chuyên ngành là gì? Hiện tại, mỗi tài nguyên do 1 cơ quan quản lí NN thực hiện nghĩa vụ bảo tồn, trong khi về bản chất tự nhiên, chúng là một chỉnh thế thống nhất có sự gắn kết nội tại cao. Nhận xét, đánh giá chung về thực trạng pháp luật ĐDSH Việt Nam: Chưa đảm bảo tính khả thi cao: - Một số quy định còn mang tính tuyên ngôn hay ở mức chung chung, thiếu cụ thể. - Nhiều quy định thiếu tính định hướng hành vi. - Nhiều quy định chưa tính đến các yếu tố khách quan của đời sống kinh tế – xã hội. - Các quy định về ĐDSH do nhiều văn bản có giá trị pháp lý khác nhau, do nhiều cơ quan soạn thảo, chỉ đề cập đến 1 hay 1 vài khía cạnh của ĐDSH. - Các quy định về bảo vệ nguồn gen, kiến thức bản địa, di truyền cây thuốc... còn mờ nhạt. 2. Chưa đảm bảo tính thống nhất: - Một số quy định chưa hợp lý, thiếu tính đồng bộ: * Trong tất cả các quy định của Pháp lệnh giống vật nuôi không đề cập đến thuật ngữ cũng như nội dung của quyền tác giả đối với vật nuôi, nhưng điều 31 lại quy định giải quyết tranh chấp quyền tác giả giống vật nuôi. * Bộ Luật Dân sự 2005 mới chỉ có các quy định về quyền đối với giống cây trồng. - Một số thuật ngữ được sử dụng thống nhất: bảo tồn tại chỗ với bảo tồn nội vi, bảo tồn nguyên vi; bảo tồn ngoại vi với bảo tồn chuyển vị nên việc giải thích và áp dụng pháp luật gặp khó khăn. - Thiếu một số quy định quan trọng: * Các quy định về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích, quyền đối với giống vật nuôi. * Bảo hộ các giống cây, con truyền thống của cộng đồng; các quy định về cơ chế kiểm soát các loài sinh vật lạ xâm hại, các quy định hình thức bảo tồn ngoại vi; các quy định về bảo tồn thiên nhiên hay bảo tồn loài hầu như chỉ mới được đề cập trong các VBPL về bảo vệ, phát triển rừng, chưa được đề cập trong các lĩnh vực khác. Chương II Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt nam Phương hướng hoàn thiện: ở phạm vi của một bài luận nhỏ, chỉ xin đưa ra một số phương hướng chung để hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo tồn ĐDSH như sau: 1. Đảm bảo sự ban hành các quy định của pháp luật mang tính thống nhất, đồng bộ, cụ thể, rõ ràng, phù hợp với đặc thù của từng lĩnh vực. 2. Hoạt động quản lí Nhà nước về đa dạng sinh học phải phù hợp với cơ chế thị trường, yêu cầu của quá trình hội nhập thương mại quốc tế. 3. Gắn lợi ích tối đa của từng cấp, từng ngành, từng địa phương, từng tổ chức, cá nhân với hoạt động bảo vệ đa dạng sinh học trên cơ sở xử lí hài hoà mối quan hệ giữa lợi ích của Nhà nước, lợi ích của cộng đồng địa phương, của tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ đa dạng sinh học. 4. Bảo đảm hiệu lực thực tế của các VBQPPL, xử lý nghiêm khắc những hành vi vi phạm PL về ĐDSH. 5. Nghiêm túc thực hiện các cam kết quốc tế về ĐDSH đồng thời với việc bảo vệ lợi ích quốc gia. Giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo tồn ĐDSH: Những giải pháp hoàn hiện các mặt hạn chế của VBPL hiên hành: 1.1 Cần huỷ bỏ, sửa đổi các VBPL không còn phù hợp với thực tiễn; bổ sung hay ban hành mới các VBPL mới về ĐDSH. Phần lớn các văn bản hiện nay mới chú ý đến đối tượng là các hệ sinh thái rừng, đất ngập nước còn hệ sinh thái biển và ven bờ mới chỉ được điều chỉnh bởi các văn bản có tính riêng biệt, cá thể cho từng vùng hay cho một giống, loài. 1.2. Hoàn thiện các biện pháp quản lý ĐDSH: - Thống nhất các biện pháp quản lý các khu bảo tồn (rừng, biển, đất ngập nước..) bằng việc xây dựng và ban hành quy chế quản lý các khu bảo tồn. - Cần tăng cường cơ chế phối hợp giữa các Bộ với nhau. 1.3. Đào tạo cán bộ về quản lý khoa học và môi trường; giáo dục, tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về bảo vệ môi trường. - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục Pháp luật về môi trường. - Phát huy tối đa hiệu quả hoạt động của hệ thống quản lý thông tin dữ liệu môi trường phục vụ quản lý Nhà Nước về bảo vệ môi trường. 1.4. Xây dựng và hoàn thiện các chế tài trong việc xử lý các VPPL về ĐDSH: - Sửa đổi, bổ sung những quy định xử phạt hành chính cho phù hợp với yêu cầu về quản lý ĐDSH hiện nay, ví dụ như những hành vi vi phạm về nhập khẩu trái phép các sinh vật lạ, sinh vật biến đổi gen và sản phẩm của chúng, xuất khẩu trái phép tài nguyên. - Xây dựng, ban hành các quy định về giải pháp bồi thường thiệt hại gây ra cho môi trường nói chung và cho các hệ sinh thái, giống, loài, tài nguyên gen nói riêng. - Ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể việc xử phạt đối với tội phạm về môi trường theo quy định của Bộ Luật Hình sự 1999. 1.5. Đánh giá tác động môi trường cho những dự án để ngăn ngừa những tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học. Cần phải bổ sung thêm những quy định cụ thể về hình thức và mức độ tham gia của cộng đồng trong việc đánh giá tác động môi trường, giám sát các hoạt động của dự án sau khi đã có quyết định phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường. 1.6. Phát triển bền vững ngành du lịch sinh thái. Cần phải tạo ra một cơ sở pháp lý cho hoạt động này. Ví dụ như: tạo cơ chế khuyến khích phát triển du lịch sinh thái, quy định về trách nhiệm bảo vệ hệ sinh thái, tài nguyên sinh học… của từng đối tượng du khách, của những người, những tổ chức có trách nhiệm quản lý du lịch sinh thái. 1.7. Chúng ta cần có 1 pháp lệnh hay luật về tiếp cận tài nguyên di truyền. Cần làm rõ tính chất phát lý của tài nguyên di truyền (vấn đề này đang được xây dựng trong dự thảo luật ĐDSH). 2. Kiến nghị hoàn thiện vấn đề phân công, phân cấp quản lý Nhà nước: Các quy định về phân công, phân cấp quản lý Nhà nước hiện nay đang có sự chồng chéo, không hiệu quả như đã trình bày ở chương I. Thực tế, nếu các quy định bảo tồn ĐDSH có hoàn thiện nhưng việc phân công, phân cấp quản lý NN kém hiệu quả thì việc bảo tồn sẽ không đạt như mong muốn, thậm chí gây ảnh hưởng đến Đa dạng sinh học. Bài luận xin đưa ra 2 phương án giải quyết vấn đề này đang được đặt ra trong giới khoa học như sau: 2.1. Phương án 1: Duy trì cơ chế quản lý và phối hợp giữa các Bộ, ngành như hiện nay nhưng quy định cụ thể rõ ràng hơn: - Bộ TN & MT quản lý Nhà nước về ĐDSH với các hoạt động sau: + Xây dựng chính sách, pháp luật về bảo vệ ĐDSH áp dụng thống nhất trong cả nước + Xây dựng, triển khai mô hình bảo vệ, sử dụng bền vững ĐDSH. + Tập huấn, đào tạo cộng tác viên truyền thông. + Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học + Triển khai các dự án bảo tồn. + Tổng kết, báo cáo cơ quan quốc tế về hoạt động bảo tồn ĐDSH. - Bộ NN & PT Nông thôn quản lý về bảo tồn nguồn thuỷ sản, nông nghiệp, lâm nghiệp với các hoạt động như: quản lý các khu bảo tồn biển và thuỷ nội địa, giống cây trồng nông nghiệp và lâm nghiệp, quản lý các khu bảo tồn rừng, trực tiếp triển khai các dự án về ĐDSH trong phạm vi quản lý... 2.2 Phương án 2: Bộ TN và MT quản lý NN đối với mọi hoạt động bảo tồn và phát triển các nguồn Tài nguyên thiên nhiên và ĐDSH: Bảo tồn đa dạng hệ sinh thái, đa dạng loài trên cạn, dưới nước, tài nguyên gen động vật, thực vật... Các Bộ, ngành khác quản lý NN đối với việc khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên. Từ đó tạo ra một thế đối trọng, kiềm chế, kiểm soát các hoạt động khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên mà các Bộ NN & PT NN, UBND tỉnh đang nắm giữ trên thực tế… Cách tiếp cận như trên sẽ loại trừ đi những ưu điểm của phương án 1 và một số hạn chế khác như sau: - Tổ chức BMNN về ĐDSH cồng kềnh, phức tạp khiến cho các tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài khó tiếp cận, hợp tác và giúp đỡ. - Sự phối hợp giữa các Bộ, ngành có liên quan trong quá trình thực hiện và ADPL về Bảo tồn ĐDSH đạt hiệu quả chưa cao. - Lãng phí đầu tư do có sự trùng lặp nhiều nội dung hoạt động bảo tồn ĐDSH giữa các Bộ, ngành. - Mất cân bằng giữa nhiệm vụ bảo tồn với kiểm tra và sử dụng các nguồn tài nguyên. Một chủ thể vừa tiến hành bảo tồn, vừa khai thác, sử dụng thì hoạt động bảo tồn khó hiệu quả do các mục tiêu tăng trưởng kinh tế thường được ưu tiên, coi trọng hơn. - Phá vỡ tính thống nhất nội tại của các hệ sinh thái cần bảo tồn. 3. Xây dựng một số nội dung mới: Hiện nay, Dự thảo Luật đa dạng sinh học đã được xây dựng đến lần thứ 6. Dự kiến đến tháng 11 năm 2007 sẽ trình Quốc Hội thông qua sau khi lấy ý kiến quốc hội 2 lần vào tháng 6 và 10/2007. Một số nội dung mới được đưa vào Dự thảo như: quy định về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích, quy định về kiểm soát loài lạ trong lãnh thổ Việt Nam, quyền đối với giống vật nuôi. Riêng về quy định tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích có một số quan điểm hiện nay như sau: - Nếu trình bày: “Tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích” thì để trong Luật đa dạng sinh học sẽ không hợp lý vì bảo tồn đa dạng sinh học không chỉ có nguồn gen. - Thiết nghĩ nên trình bày là: “Tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích mở rộng” sẽ hài hoà được các mối quan hệ hơn (giữa các thành phần khác của bảo tồn ĐDSH, không chỉ bó hẹp ở nguồn gen). Hiện nay, theo dự thảo 6 Luật đa dạng sinh học về vấn đề này thì chương V vẫn mang tên là: “Tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích”. Nhưng tại các cuộc hội thảo và Ban soạn thảo đã thống nhất sẽ đổi tên chương thành “Tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích mở rộng”... Những nội dung mới trên đây rất cần thiết được quan tâm chú ý vì nó chưa được đề cập trong các văn bản pháp luật hiện hành, gây khó khăn cho việc áp dụng luật và bảo tồn ĐDSH, chưa nội luật hoá các quy định của các điều ước quốc tế đã tham gia ký kết. Kết luận Trong bối cảnh đa dạng sinh học Việt Nam đang có những suy thoái nghiêm trọng thì việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về lĩnh vực này là vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó cũng cần đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật bảo vệ môi trường đến từng người dân, nâng cao ý thức trong các hoạt động liên quan đến môi trường, đặc biệt là lĩnh vực đa dạng sinh học. Với việc tham gia Công ước quốc tế về đa dạng sinh học năm 1994 và các điều ước quốc tế khác, cùng với quá trình xây dựng Luật đa dạng sinh học, Việt Nam đang có những chuyển biến tích cực trong bảo tồn đa dạng sinh học. Hệ thống pháp luật chung đang dần được hình thành, tạo khuôn khổ pháp lý chung cho việc bảo tồn đa dạng sinh học. Từ năm 2001, ngày 22/05 đã được chọn làm ngày Đa dạng sinh học thay cho ngày 29/12 như các năm trước đó. Việt Nam đang hoà nhập vào dòng chảy của thế giới bằng những hành động thiết thực và có ý nghĩa để bảo vệ môi trường nói chung và đa dạng sinh học nói riêng. Vì một thế giới hoà bình, một thế giới xanh với những món quà vô giá từ thiên nhiên, đó là khẩu hiệu của bảo vệ môi trường./. Tài liệu tham khảo: Báo cáo hiện trạng môi trường năm 2005, chuyên đề Đa dạng sinh học, Bộ Tài Nguyên và Môi trường. Dự thảo Luật Đa dạng sinh học lần thứ 6, 2007. Giáo trình Luật Môi trường, ĐH Huế, NXB.CAND năm 2007, trang 382, 383. Giáo trình Luật Môi trường , ĐH Luật Hà Nội, NXB.CAND năm 2006, trang 114. Luật Bảo vệ Môi trường 2005, NXB. Chính trị quốc gia, 2006. Luật Thủy sản năm 2003. Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004. Pháp lệnh giống cây trồng năm 2004. Pháp lệnh giống vật nuôi năm 2004. TS. Vũ Thu Hạnh, Đánh giá thực trạng pháp luật về đa dạng sinh học tại Việt Nam, Đại Lải, 2007. Trang web: nea.gov.vn (Cục bảo vệ môi trường, Bộ TN và MT). ****&**** Danh sách nhóm 1 Kinh tế 30 A 2: 1.Nguyễn Thanh Kiên 2.Trần Thị Luyến 3.Đinh Bảo Ngọc 4.Nguyễn Thị Ngọc 5.Hán Hồng Nhung 6.Trương Hồng Quang (nhóm trưởng) 7.Hoàng Thị Soa 8.Nguyễn Thị Thuận 9.Phạm Chung Thủy 10.Đinh Thị Thu Trang 11.Dương Thị Tá. Nhận xét của giáo viên: Điểm:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng pháp luật đa dạng sinh học của Việt Nam và phương hướng hoàn thiện.doc