Thực trạng quản lý và sử dụng đất đai của huyện Tuy Phước - Tỉnh Bình Định giai đoạn 2005 - 2007

PHẦN THỨ NHẤT ĐẶT VẤN ĐỀ 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong hoàn cảnh đất nước ta đang từng bước xây dựng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả đất đai không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn đảm bảo cho mục tiêu ổn định chính trị-xã hội. Bên cạnh đó, nước ta là một nước nông nghiệp, có dân số đông, việc quản lý và sử dụng đất đai như thế nào cho có hiệu quả đang trở thành mối quan tâm hàng đầu, là mục tiêu chiến lược của đất nước. Mặc khác, việc sử dụng đất đai còn ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cây trồng, vật nuôi. Vì vậy chúng ta cần có các phương án sử dụng đất đúng mục đích nhằm để mang lại hiệu quả kinh tế cho từng ngành, từng vùng, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương. Nếu chúng ta sử dụng đất không có khoa học, không theo quy hoạch, kế hoạch sẽ làm cho đất bị cằn cỗi và bạc màu dẫn đến những tác hại xấu đối với đời sống kinh tế xã hội. Để sử dụng đất đai ngày càng hợp lý, phát huy hết tiềm năng sản xuất thì việc đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đai là rất cần thiết, nhằm tìm ra những hạn chế để có những giải pháp khắc phục cho vấn đề quản lý và sử dụng đất ở các năm kế tiếp một cách chặt chẽ và hiệu quả hơn. Huyện Tuy Phước có diện tích tự nhiên là 21712,57 ha với 11 xã và 02 thị trấn, mật độ dân số 867 người/km2. Có Cụm công nghiệp Phước An và gần thành phố Quy Nhơn, đồng thời nằm trên trục giao thông Bắc-Nam (Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc-Nam) đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội của huyện. Xuất phát từ nhu cầu cấp thiết trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Thực trạng quản lý và sử dụng đất đai của huyện Tuy Phước-tỉnh Bình Định giai đoạn 2005-2007” 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện Tuy Phước. - Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đất để đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai trên địa bàn huyện. - Làm cơ sở cho việc nghiên cứu tiếp theo. 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Thực trạng quản lý và sử dụng đất đai trên đại bàn huyện Tuy Phước giai đoạn 2005-2007. - Nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến thực trạng quản lý và sử dụng đất đai của huyện Tuy Phước giai đoạn 2005-2007. - Bao gồm tất cả diện tích đất nằm trong ranh giới hành chính của huyện Tuy Phước. 3.2. Nội dung nghiên cứu - Đánh giá khái quát điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội của huyện Tuy Phước. - Đánh giá công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở huyện Tuy Phước giai đoạn 2005-2007. - Đánh giá thực trạng sử dụng đất đai giai đoạn 2005-2007, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp điều tra, thu thập số liệu tài liệu. - Phương pháp thống kê. - Phương pháp phân tích số liệu, tài liệu. - Phương pháp bản đồ.

doc74 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4878 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng quản lý và sử dụng đất đai của huyện Tuy Phước - Tỉnh Bình Định giai đoạn 2005 - 2007, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
07 1 1 11 Xã Phước Hiệp 1 08 1 1 13 Xã Phước Thành 1 03 1 1 25 Xã Phước Quang 1 11 1 1 21 Thị trấn Diêu Trì 1 04 1 1 12 Thị trấn Tuy Phước 1 06 1 1 6 Tổng 13 97 13 13 284 (Nguồn: Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Tuy Phước, năm 2006) - Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thực hiện Quyết định 389/QĐ-UB của UBND tỉnh Bình Định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên toàn địa bàn huyện đã triển khai từ nhiều năm nay nhưng nhìn chung tiến độ còn chậm. Nguyên nhân dẫn đến tiến độ thực hiện cấp giấy chậm là do các hộ gia đình, cá nhân không thực hiện đăng ký đất để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, còn tranh chấp về ranh giới sử dụng, khiếu nại về quyền được sử dụng đất hay nguồn gốc đất không rõ ràng, đất được cấp không đúng qui định pháp luật đất đai… Trên toàn huyện có 38.442 hộ sử dụng đất nông nghiệp với tổng diện tích là 12458,5ha và 6.370 cá nhân sử dụng đất ở với diện tích đang sử dụng là 759,75 ha. Tính đến 30/12/2007, trên toàn huyện phòng Tài nguyên Môi trường đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 40.034 hộ gia đình, cá nhân với tổng diện tích được cấp là: 12.686,50 ha. Kết quả được thể hiện qua bảng 10: Bảng 10: Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện (tính đến ngày 30/12/2007) Chỉ tiêu Số hộ sử dụng (1) Số hộ cấp giấy CNQSD đất (2) Tỷ lệ % (2/1) Tổng số hộ D.tích(ha) Tổng số hộ D.tích (ha) Hộ D.tích 1.Đất nông nghiệp 38.442 12458,5 38.442 12.458,5 100 100 2. Đất ở 6.370 759,75 1.592 228 25 30 Tổng cộng 44.812 13.218,25 40.034 12.686,50 (Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, năm 2007) Quyết tâm thực hiện tốt Nghị định 64/CP của Chính phủ, Quyết định 4034/QĐ-UB và Quyết định 624/1998/QĐ-UB của UBND tỉnh Bình Định về việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, tính cho đến nay trên địa bàn huyện cơ bản đã hoàn thành. Nhìn chung trong thời gian qua, được sự quan tâm chỉ đạo của UBND huyện, phòng Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện tốt công tác cấp giấy chứng nhận cho người sử dụng đất. Tuy nhiên huyện cũng chỉ mới cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp còn đất ở và đất chuyên dùng số lượng giấy chứng nhận được cấp còn rất hạn chế. Nguyên nhân còn tồn đọng của công tác này là do cán bộ địa chính xã, thị trấn đảm nhiệm nhiều chức năng công việc nên không tập trung được cho công tác cấp giấy chứng nhận. Đối với các xã có nhiều đồi, núi như: Phước An, Phước Thành khi đo vẽ bản đồ một số thửa không tách được, ranh giới xác định không rõ ràng nên khi kiểm tra, thẩm định phải kiểm tra thực địa, đo đạc lập biên bản xác định ranh giới… để tránh những tranh chấp về sau nên làm mất nhiều thời gian gây ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện. Do tranh chấp, khiếu nại về quyền lợi của nhân dân gây khó khăn cho việc đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. * Một số nhận xét chung về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: - Về thuận lợi: Được sự quan tâm lớn của các cấp lãnh đạo của Trung ương, Tỉnh, Huyện. Cùng với sự cố gắng, tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình của các cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường huyện trong công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Về khó khăn: Tình hình sử dụng đất tại các xã, thị trấn còn nhiều biến động phức tạp do chưa có qui hoạch chi tiết hay do ảnh hưởng của công tác qui hoạch (diễn ra phổ biến ở những xã, thị trấn phát triển đang trong giai đoạn qui hoạch như thị trấn Diêu Trì, thị trấn Tuy Phước, xã Phước Lộc, xã Phước An, xã Phước Sơn…). Quá trình đô thị hóa nhanh dẫn đến đất đai có giá trị người dân mua bán, trao đổi bằng giấy viết tay, tự ý thay đổi mục đích sử dụng đất gây khó khăn trong công tác kiểm tra, thẩm định. Công tác giải toả đền bù các dự án chưa đủ kinh phí để thực hiện, các diện tích do UBND xã, thị trấn đấu giá, cấp đất sai thẩm quyền, thu tiền sử dụng đất trái quy định nên không thể cho đăng ký được. Ranh giới hành chính một số xã như: xã Phước An, xã Phước Thành chưa thống nhất rõ ràng gây khó khăn cho công tác quản lý cũng như cấp giấy chứng nhận cho người sử dụng. Bên cạnh đó, công tác cập nhật các biến động còn chậm, đây là nguyên nhân ảnh hưởng lớn nhất đến quản lý đất đai, đến từng thửa đất và từng chủ sử dụng đất, ảnh hưởng đến công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 3.1.1.7. Thống kê, kiểm kê đất đai Thống kê, kiểm kê đất đai nhằm đánh giá hiện trạng sử dụng đất và kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; làm căn cứ để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ tiếp theo. Kết quả thống kê, kiểm kê cung cấp những số cơ bản về tài nguyên đất phục vụ cho việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm và hàng năm của địa phương, từ đó có cơ sở cho việc đề xuất việc điều chỉnh chính sách, pháp luật, quy hoạch về đất đai. Công bố số liệu về đất đai trong niên giám thống kê quốc gia; phục vụ nhu cầu sử dụng dữ liệu về đất đai cho quản lý nhà nước, hoạt động kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh, nghiên cứu khoa học…và các nhu cầu khác của cộng đồng. Trong những năm qua, Phòng Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo tất cả các xã, thị trấn kiểm tra - thống kê đất đai hoàn thành theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đặc biệt đợt kiểm kê đất đai 2005-2007 Phòng đã thực hiện khá tốt, do vậy đến nay tất cả số liệu về đất đai cơ bản đầy đủ, có hệ thống và tương đối chính xác. 3.2.2.8. Quản lý tài chính về đất đai Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, nó vừa là tư liệu lao động, vừa là đối tượng lao động; đất là sản phẩm của tự nhiên. Đầu tiên, đất không phải là hàng hoá, song trong quá trình phát triển của xã hội, con người đã xác lập quyền sở hữu đất đai và đất trở thành hàng hoá - một thứ hàng hoá đặc biệt; đất cũng được mua bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế… điều này đã diễn ra ở nhiều nước dưới mọi hình thức. Thực tế ở Việt Nam, thị trường đất đai đặc biệt sôi động kể từ khi Nhà nước ta có chủ trương xóa bỏ cơ chế quan liêu, bao cấp, chuyển sang cơ chế thị trường, cơ chế của nền sản xuất hàng hóa. Chúng ta không thể tồn tại hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền, tạo nên sự bất bình đẳng giữa những người được Nhà nước giao đất và tất yếu sẽ dẫn đến việc sử dụng đất lãng phí, kém hiệu quả. Trong khi đó đất đai có liên quan đến hàng triệu hộ nông dân, liên quan đến hoạt động của mỗi tổ chức, hộ gia đình và cá nhân. Do đó Luật Đất đai năm 1993 đã ghi nhận “đất có giá ” và Luật Đất đai năm 2003 thừa nhận giá đất được hình thành do Nhà nước qui định theo hướng sát với giá thị trường. Đây là một qui định quan trọng, thể hiện sự có mặt của quan hệ đất đai trong cơ chế thị trường. Hay nói cách khác, Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi để đất đai tham gia vào nền kinh tế sản xuất hàng hoá, tham gia thị trường bất động sản. Do vậy giá đất phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố (kinh tế, xã hội, điều kiện tự nhiên, pháp luật…). Nguồn thu ngân sách của huyện trong những năm qua tăng khá, trong đó có đóng góp rất lớn từ nguồn thu trên lĩnh vực đất đai. Đây là nguồn tài chính rất quan trọng, chủ yếu để huyện đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Qua bảng 11, cho thấy kết quả thu ngân sách từ đất đai năm 2005 hơn 28 tỷ đồng, năm 2006 hơn 31 tỷ đồng và năm 2007 thu hơn 32 tỷ đồng. Trong các khoản thu thì thu tiền sử dụng đất là chiếm tỷ lệ cao, thấp nhất là khoản thu tiền chuyển quyền sử dụng đất. Bảng 11: Kết quả thu ngân sách từ đất đai trên địa bàn huyện (2005 – 2007) Đơn vị tính: đồng Loại thuế Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Thu phí trước bạ nhà đất 751,095,104 983,089,696 947,474,577 Thu thuế nhà đất 595,193,810 699,790,067 787,398,783 Thu tiền sử dụng đất 26,337,727,250 28,791,758,200 29,145,286,050 Tiền thuê đất 400,914,793 513,274,865 1,146,444,419 Thu tiền chuyển QSD đất 328,303,350 339,370,840 678,487,146 Tổng số 28,413,234,307 31,327,283,668 32,705,090,975 (Nguồn: Phòng Tài chính-Kế hoạch huyện Tuy Phước, năm 2007) 3.1.1.9. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản Đây là một trong những nội dung mới của Luật Đất đai năm 2003. Thị trường quyền sử dụng đất là một bộ phận quan trọng của thị trường bất động sản và là nơi diễn ra các hoạt động mua bán hàng hoá nhà đất cũng như dịch vụ gắn liền với hàng hóa đó. Thị trường quyền sử dụng đất đang ngày một trở thành một bộ phận không thể thiếu của hệ thống các thị trường trong nền kinh tế quốc dân. Chính vì thế mà việc xây dựng và quản lý thị trường nhà đất là một vấn đề cấp thiết trong thời gian tới. Trong thời gian qua với mong muốn là xây dựng và quản lý thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản, Đảng và Chính phủ đã nỗ lực hết sức mình để xây dựng các qui định mới trong Luật Đất đai năm 2003: - Thứ nhất là việc qui định thêm các quyền bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất đã làm tăng thêm các hình thức trao đổi, mua bán với loại hàng hoá này, mở ra nhiều cơ hội sử dụng hiệu quả nguồn lực quí giá này. - Thứ hai là qui định điều kiện để hàng hoá đất đai có thể tham gia vào thị trường này là phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đất đai không bị tranh chấp, không bị kê biên để thi hành án là cơ sở cho Nhà nước quản lý được thị trường nhà đất, chống việc mua bán trái phép. Mục đích cuối cùng là tiến tới xây dựng một thị trường nhà đất lành mạnh công khai phát huy tối đa hiệu quả của đất. Trong những năm qua, nền kinh tế huyện Tuy Phước đã có những bước tăng trưởng đáng kể, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực phù hợp với tính chất của nền kinh tế thị trường, quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng, nhu cầu xây dựng dẫn đến nhu cầu chuyển nhượng, thế chấp, góp vốn làm ăn tăng nhanh. Vì vậy, trong thời gian qua huyện đang gấp rút thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đại trà ở trên toàn huyện. Đây chính là cơ sở đầu tiên để phát triển thị trường sử dụng đất lành mạnh đúng pháp luật phù hợp với nhu cầu thực tế và coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trên lĩnh vực đất đai của huyện, tạo tiền đề cho việc quản lý Nhà nước về đất đai đi vào nề nếp, đúng qui định của pháp luật. 3.1.1.10. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất Thực hiện quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất chính là việc xem xét, đánh giá người sử dụng đất đã thi hành đúng pháp luật đất đai đã ban hành hay chưa. Muốn thực hiện được điều này thì các cơ quan quản lý từ cấp huyện đến cấp xã, thị trấn phải có những biện pháp tích cực, như tuyên truyền, phổ biến rộng rãi pháp luật về đất đai cho người dân hiểu, phải chấn chỉnh lề lối, tác phong làm việc của cán bộ địa chính từ cấp huyện xuống cấp xã, thị trấn thực hiện cải cách hành chính tránh nhũng nhiễu, gây phiền hà đến nhân dân, mà phải giải thích, hướng dẫn một cách rõ ràng cho người đến đăng ký đất đai. Có như vậy mới làm cho người dân tin, hiểu và thực hiện đúng chức trách của mình, đó cũng chính là điều kiện để các cơ quan chuyên môn thực hiện tốt công tác quản lý và giám sát của mình. Trong thời gian qua, huyện Tuy Phước cũng đã chú trọng tới công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật đất đai, tổ chức hướng dẫn cho cán bộ địa chính xã, thị trấn để thực hiện đúng pháp luật đất đai mới ban hành và đã có những bước tiến triển đáng ghi nhận. Tuy nhiên còn nhiều vấn đề bất cập cần khắc phục, đó là một số cán bộ địa chính cấp xã, thị trấn chưa hiểu rõ pháp luật đất đai dẫn đến gây phiền hà cho nhân dân. 3.1.1.11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các chế độ, quy định về quản lý và sử dụng đất được thực hiện định kỳ trên địa bàn huyện, góp phần tạo điều kiện thuận lợi để tăng cường công tác quản lý đất đai. Hằng năm, UBND huyện có kế hoạch thanh tra, kiểm tra về lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện, kết quả qua 3 năm đã kiểm tra 28 vụ và phát hiện 10 vụ vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai, kết quả thể hiện qua bảng 12: Bảng 12. Kết quả thanh tra đất đai của huyện Tuy Phước (2005-2007) Năm Số vụ được kiểm tra Số vụ vi phạm Số vụ đã xử lý Số lượng (vụ) Diện tích (m2) Số lượng (vụ) Diện tích (m2) Số lượng (vụ) Diện tích (m2) 2005 9 67.560 4 30.180 2 12.180 2006 04 35.753 2 14.762 1 6.762 2007 15 205.355 4 66.407 2 14.407 Tổng 28 308.668 10 111.349 5 33.349 (Nguồn: Phòng Thanh tra huyện Tuy Phước, năm 2007) Nhìn chung việc sử dụng đất cho thuê, đa số các doanh nghiệp và hộ gia đình đầu tư sử dụng có hiệu quả và giải quyết được việc làm cho lao động tại địa phương. Tuy nhiên, vẫn còn một số doanh nghiệp tuy có đầu tư nhưng việc đầu tư chưa đầy đủ theo dự án đầu tư. Đến nay, Huyện đã tham mưu UBND tỉnh đã có Quyết định thu hồi đất đối với 05 Doanh nghiệp sử dụng không đúng mục đích và sản xuất không có hiệu quả, tổng diện tích là 33.349 m2, gồm Công ty Xi măng Sông Đà-Yaly thuê đất tại Phước An, với diện tích 6.000 m2; Công ty TNHH Phước An thuê đất tại xã Phước An, với diện tích là 6.180 m2; Công ty Cổ phần Hưng Nông thuê đất tại xã Phước Lộc với diện tích là 5.007 m2; Công ty Cổ phần 504 thuê đất tại xã Phước Lộc với diện tích thu hồi 9.400 m2; Bên cạnh đó vẫn còn một số xã, thị trấn chưa tập trung xử lý dứt điểm số vụ vi phạm, còn ỷ lại, trông chờ ở cấp trên, biện pháp xử lý còn lúng túng. 3.1.1.12. Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai Bảng 13. Kết quả giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai qua 3 năm (2005-2007) Năm Số vụ tranh chấp Số đơn khiếu nại Số đơn tố cáo Tổng số Đã giải quyết Còn tồn đọng Tổng số Đã giải quyết Còn tồn đọng Tổng số Đã giải quyết Còn tồn đọng 2005 55 49 6 36 34 2 8 7 1 2006 46 43 3 32 29 3 5 4 1 2007 34 31 3 29 25 4 4 4 0 Cộng 135 123 12 97 88 9 17 15 2 (Nguồn: Phòng Thanh tra huyện Tuy Phước, năm 2007) Tính từ năm 2005 đến năm 2007, Thanh tra huyện đã tiếp nhận 249 đơn khiếu nại, tố cáo và tranh chấp trên lĩnh vực đất đai, trong đó: Tranh chấp 135 vụ, khiếu nại 97 vụ, tố cáo 17 đơn. Phòng đã phối hợp với phòng Tài nguyên và Môi trường huyện đã tham mưu UBND huyện ra hơn 320 văn bản giải quyết (vì có vụ phải giải quyết 2-3 lần). Kết quả đã giải quyết dứt điểm 226 vụ, còn tồn đọng và đang tiếp tục giải quyết 23 vụ. Tình hình khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai qua bảng 13 cho ta thấy năm 2007 giảm so với năm 2005 và 2006. UBND huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn và các ban, ngành liên quan tập trung giải quyết dứt điểm nhằm hạn chế đơn thư vượt cấp, ổn định trật tự xã hội trên địa bàn và phục vụ đại hội Đảng các cấp. Nhận xét chung: Nhìn chung công tác quản lý đất đai của huyện từ năm 2005 đến nay đã cơ bản hoàn thiện, đã bám sát 7 nội dung quản lý nhà nước về đất đai của Luật Đất đai năm 1993, việc quản lý và sử dụng đất đai có hiệu quả hơn. Song do những tồn tại của lịch sử và những năm trước đây để lại rất nhiều, nên chưa giải quyết một cách triệt để. Việc ra đời của Luật Đất đai năm 2003 có một số thay đổi so với Luật Đất đai năm 1993 cho nên còn nhiều lúng túng trong việc áp dụng. - Công tác tuyên truyền các chính sách đất đai chưa được sâu rộng trong nhân dân. - Việc cập nhật theo dõi thông tin số liệu, chỉnh lý biến động chưa được kịp thời, nhanh chóng và thường xuyên. - Một số xã, thị trấn tuỳ tiện giao đất thu tiền hoặc quá thẩm quyền, sai mục đích… nên khi làm giấy chứng nhận gặp nhiều khó khăn gây ra hàng loạt vụ khiếu kiện đến nay vẫn chưa giải quyết được. - Công tác kiểm kê và công tác quy hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn huyện triển khai nhưng tiến hành còn khá chậm so với yêu cầu, chưa được chính xác, chỉ tiêu, phương pháp thống kê không đồng nhất do đó số liệu thống kê có sự sai khác qua các năm. Nghiệp vụ của các cán bộ địa chính xã, thị trấn còn hạn chế, lại đảm nhiệm số lượng công việc nhiều nên cũng gây nhiều khó khăn. - Các văn bản pháp luật có nhiều thay đổi chưa nắm bắt kịp thời nên giải quyết các đơn thư khiếu nại tố cáo không kịp thời, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật đất đai chưa nghiêm dẫn đến cố tình vi phạm. - Cơ quan, bộ phận tham mưu của ngành từ huyện xuống xã, thị trấn thiếu về nhân lực, yếu về chuyên môn, thường xuyên bị thay đổi và một số trường hợp bị kỷ luật. Cho nên tiến độ giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo và những kiến nghị của nhân dân chưa được giải quyết kịp thời và đúng hẹn do đó còn tồn đọng rất nhiều. 3.1.1.13. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai Hoạt động dịch vụ công về đất đai là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước lập, có chức năng thực hiện các hoạt động dịch vụ công về đất đai. Ở huyện Tuy Phước thì cơ quan này là Văn phòng tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả gọi tắt là “một cữa” thành lập từ năm 2004. Từ đó đến nay mô hình này hoạt động tương đối hiệu quả, tất cả các hồ sơ đều được tiếp nhận tại phòng một cửa, điều này đã tiết kiệm được thời gian và tiền của của người dân, giúp cho người dân tiếp cận với thủ tục hành chính một cách dễ dàng và nhanh chóng. Đây là sự nỗ lực của các cấp chính quyền trong việc cải cách thủ tục hành chính và đã đạt được hiệu quả cao, được nhiều người dân đồng tình ủng hộ. 3.1.2. Đánh giá tình hình quản lý Nhà nước về đất đai của huyện Từ năm 2005 cho đến nay, việc quản lý đất đai trên địa bàn huyện đã có nhiều thay đổi rõ rệt, nhất là trong việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất đai. Tuy Phước đã có những tiến bộ nhất định trong công tác quản lý và sử dụng đất đai chặt chẽ, đất đai được sử dụng hiệu quả. Tổng diện tích tự nhiên của huyện theo kết quả kiểm kê (01/2008) là 21712.57 ha. - Diện tích đất nông nghiệp: 12458.50 ha, chiếm 62,90 % so với tổng diện tích. - Diện tích đất phi nông nghiệp: 7.032,47 ha, chiếm 24,69 % so với tổng diện tích. - Diện tích đất chưa sử dụng: 3.534,95 ha, chiếm 12,41 % so với tổng diện tích. - Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã làm đúng trình tự thủ tục, tổ chức giao đất cho các tổ chức để xây dựng trụ sở cơ quan, các công trình hạ tầng kỹ thuật kịp thời, đã phát huy cao hiệu quả sử dụng đất. Việc xét giao đất ở cho dân được thực hiện chặt chẽ hơn, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đã công khai quy hoạch, công khai kết quả xét duyệt. - Tuy nhiên cũng còn phải một số tồn tại đó là : Công tác quản lý Nhà nước về đất đai cũng còn gặp nhiều khó khăn, tốc độ đô thị hoá cùng với nhu cầu sử dụng đất tăng do dân số làm cho đất đai biến động liên tục gây khó khăn cho cập nhật, chỉnh lý biến động dẫn đến gây trở ngại cho công tác quản lý và sử dụng đất đai. Một số cấp uỷ Đảng, chính quyền ở xã, thị trấn và cán bộ đảng viên nhận thức về đất đai, quản lý đất đai chưa thật sâu rộng nên trong quản lý còn hạn chế. Việc cập nhật theo dõi thông tin số liệu, chỉnh lý biến động chưa được cập nhật nhanh chóng, kịp thời, không quan tâm đầy đủ và thường xuyên. Số liệu đo đạc trước đây thiếu chính xác cho nên giữa sổ bộ địa chính so với thực tế còn có nhiều sai sót. Trong những năm qua, nhiệm vụ quản lý đất đai của địa phương luôn ở trong điều kiện chỉ tiêu, kế hoạch khá lớn. Bên cạnh đó ngành Tài nguyên và Môi trường phải giải quyết nhiều tồn tại chỉ tiêu, kế hoạch do giai đoạn trước để lại việc lập qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất hằng năm chưa dự tính hết nhu cầu sử dụng đất, quy hoạch khu dân cư ở một số vùng chưa phù hợp với tập quán cũng như chưa gắn kế hoạch phát triển kinh tế của địa phương, của ngành với nhu cầu nhà ở, đất ở của nhân dân. Từ khi Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực thì có rất nhiều điểm mới so với Luật Đất đai năm 1993 cho nên việc áp dụng còn gặp nhiều khó khăn. Công tác tuyên truyền các chính sách đất đai chưa được sâu rộng trong nhân dân, các cán bộ địa chính xã còn bị thay đổi nhiều không đáp ứng được yêu cầu của công việc. Chưa lường hết khả năng nhu cầu thuê đất của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình nên kế hoạch sử dụng đất, cho thuê làm chưa sát nên dẫn đến diện tích có năm thiếu, năm thừa. Trong khi các đối tượng muốn thuê được ngay nên các trường hợp được thuê đất hiện nay chưa tương xứng với tiềm năng của huyện Công tác kiểm kê và công tác quy hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn huyện triển khai nhưng tiến hành còn khá chậm so với yêu cầu. Công tác tuyên truyền để nhân dân hiểu tầm quan trọng và giá trị pháp lý của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa được các cấp quan tâm đúng mức, do đó kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đạt tỷ lệ thấp. Công tác quản lý nhà nước về đất đai chưa có sự tập trung cao trong chỉ đạo nên tình trạng lấn chiếm đất xây dựng nhà trái phép vẫn tiếp tục diễn ra. Việc để kéo dài và không giải quyết dứt điểm được việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất cho một số hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Tuy Phước gây ra khiếu nại của nhân dân. Việc chỉ đạo xử lý các vụ lấn chiếm đất đai, sử dụng đất không đúng mục đích chưa có giải pháp mạnh, xử lý chưa kiên quyết. Giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai một số vụ không kịp thời, giải quyết kéo dài không dứt điểm. 3.2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI CỦA HUYỆN GIAI ĐOẠN 2005-2007 3.2.1. Tình hình biến động đất đai của huyện Tuy Phước Từ năm 2005 cho đến 2007 tình hình biến động đất đai diễn ra khá phức tạp trên toàn địa bàn của huyện, nhất là trong đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng, thể hiện qua bảng 14. * Đối với đất nông nghiệp là: Năm 2006 so với năm 2005 giảm 25,53% tương ứng giảm 4.129,44 ha, diện tích này giảm là vì năm 2006 đã chuyển xã Phước Mỹ về thành phố Quy Nhơn quản lý. Năm 2007 so với năm 2006, tăng 3,44% tương ứng 414,62 ha, diện tích này tăng chủ yếu là do đất bằng chưa sử dụng chuyển sang 414,62 ha. + Đất sản xuất nông nghiệp: năm 2006 so với năm 2005, giảm 8,38% tương ứng 910,40 ha (Phước Mỹ là: 840,25 ha), năm 2007 so với năm 2006, giảm 0,38% tương ứng 37,92 ha. Diện tích đất nông nghiệp giảm nguyên nhân chủ yếu là do dân số tăng nhanh, nhu cầu nhà ở của người dân tăng cao nên đã chuyển một số diện tích đất nông nghiệp sang đất ở và đất chuyên dùng. + Đất lâm nghiệp: năm 2006 so với năm 2005 giảm 77,02% tương ứng giảm 3.206,6 ha (Phước Mỹ: 3352,5 ha); năm 2007 so với năm 2006 tăng 47,14% tương ứng 451,11 ha, nguyên nhân tăng là do đất đồi núi chưa sử dụng chuyển sang. + Đất nuôi trồng thủy sản: năm 2006 so với năm 2005, giảm 1,15% tương ứng 12,63 ha (Phước Mỹ: 2,17ha); năm 2007 so với năm 2006, tăng 0,16% tương ứng 1,71 ha; nguyên nhân tăng là do đất sông suối và mặt nước chuyên dùng, đất trồng lúa, đất bằng chưa sử dụng và đất trồng cây hàng năm khác chuyển sang 0,09 ha. * Đất Phi nông nghiệp: Năm 2006 so với năm 2005 giảm 5,3% tương ứng giảm 372,29 ha; năm 2007 so với năm 2006, tăng 0,63% tương ứng 41,84 ha, diện tích này tăng chủ yếu là do đất nông nghiệp chuyển sang. * Đất Chưa sử dụng: Năm 2006 so với năm 2005 giảm 43,65% tương ứng 2.308,27 ha (Phước Mỹ: 2186,16 ha), năm 2007 so với năm 2006 giảm 14,12% tương ứng giảm 422,5 ha. Tình hình biến động đất đai của huyện (2005-2007) thay đổi ngày càng phù hợp hơn với định hướng phát triển chung của toàn huyện. Tuy nhiên vẫn còn nhiều diện tích chuyển mục đích sử dụng tuỳ tiện không tuân theo qui định của luật đất đai… Bên cạnh đó, từ khi huyện có chủ trương cho hoạt động khai thác khoáng sản một số tổ chức, cá nhân lợi dụng khai thác quá mức cho phép, không phù hợp với qui hoạch, làm ảnh hưởng tới các loại đất sản xuất khác như khai thác cát khi vào mùa lũ làm sạt lở diện tích đất nông nghiệp ở ven sông, khai thác đá trên đất lâm nghiệp có rừng làm thay đổi loại đất sang đất núi đá không có rừng cây. bảng 14 * Tỷ lệ sử dụng đất của huyện: Qua bảng số liệu số 15 cho thấy tỷ lệ sử dụng đất của huyện từ 81% đến 88% thuộc diện cao, tuy diện tích đất chưa sử dụng còn chiếm dịên tích lớn. Mặc dù trong 2 năm 2006, 2007 huyện đã chủ trương khai hoang diện tích còn bỏ hoang và khắc phục một số diện tích bị sa bồi thủy phá để người dân trồng cây nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp. Bảng 15: Tỷ lệ sử dụng đất của huyện qua 3 năm 2005-2007 Chi tiêu ĐVT Năm 2005 2006 2007 1.Tổng diện tích đất tự nhiên Ha 28487 21677 21712,57 2.Tổng diện tích đất đã sử dụng Ha 23198,92 18697,19 19153,65 3.Tỷ lệ sử dụng đất % 81,44 86,25 88,21 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tuy Phước) 3.2.2.Tình hình sử dụng các loại đất 3.2.2.1. Tình hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp a. Về biến động sử dụng đất nông nghiệp từ năm 2005-2007 Qua bảng 16 cho thấy, diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện Tuy Phước qua 3 năm 2005-2007 có xu hướng giảm dần. Năm 2006 so với năm 2005 diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm 8,38% (diện tích đất nông nghiệp của xã Phước Mỹ đã chuyển về Quy Nhơn là 4.194,92ha), năm 2007 so với năm 2006 diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm 0,38%. Diện tích này giảm chủ yếu là do giảm diện tích đất trồng cây hàng năm, cụ thể năm 2006 so với năm 2005 giảm 5,64% tương ứng 585,81ha (Phước Mỹ: 4.194,92 ha), năm 2007 so với năm 2006 giảm 0,24% tương ứng 23,16 ha. Đối với diện tích trồng cây lâu năm, năm 2006 giảm so với năm 2005 là giảm 68,10% tương ứng 324,59 ha (Phước Mỹ là: 300,50 ha), năm 2007 so với năm 2006 là giảm 9,71% tương ứng 14,76 ha. - Nguyên nhân: Trong những năm gần đây, dân số tăng nhanh, nhu cầu nhà ở ngày càng cao vì vậy một phần diện tích đất sản xuất nông nghiệp được quy hoạch chuyển sang đất chuyên dùng và đất ở. Mặc dù diện tích đất nông nghiệp giảm nhưng huyện đã có phương án sản xuất nông nghiệp hợp lý, khai thác đầu tư thâm canh tăng năng suất sản lượng trên đơn vị diện tích đất canh tác, nhằm tăng năng suất cây trồng như chuyển diện tích đất 3 vụ bấp bênh sang 2 vụ ăn chắc, đến nay đã đạt được năng suất và sản lượng cao. Như chúng ta đã biết muốn tăng sản lượng thì ngoài tăng diện tích đất gieo trồng thì cần tăng năng suất, đây là con đường lâu dài và hướng đi trong tình hình thực tiễn hiện nay. Vì vậy, cần phải quy hoạch diện tích sản xuất nông nghiệp về lâu dài mới đảm bảo sản lượng, chính vì vậy, chúng ta phải biết sử dụng hợp lý bằng cách bố trí cây trồng thích hợp, đầu tư cân đối, đưa tiến bộ khoa học vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất cây trồng. b. Diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây trồng ở huyện qua 3 năm Lúa, ngô, lạc, đậu tương là những cây trồng chủ yếu và quan trọng trong hệ thống sản xuất của huyện Tuy Phước. Kết quả sản xuất trồng trọt thường được đánh giá bằng các chỉ tiêu chủ yếu là năng suất và sản lượng của cây trồng. Ở mỗi vùng sinh thái, mỗi địa phương trong những điều kiện sản xuất khác nhau thì các chỉ tiêu sản xuất cũng khác nhau, qua bảng 17 cho thấy: - Lúa: + Năm 2006 so với năm 2005 diện tích lúa tăng 23,55% (Phước Mỹ: 249,56 ha), năng suất và sản lượng đều tăng, cụ thể như: năm 2005 năng suất 53,9 tạ/ha, sản lượng 77493 tấn; năm 2006: năng suất là 56,9 tạ/ha, sản lượng 101.169 tấn; + Năm 2007 so với năm 2006, diện tích lúa giảm 10,69% là vì năm 2006 hạn hán kéo dài nên không đủ nước tưới hoàn toàn diện tích, đồng thời một phần diện tích đất nông nghiệp chuyển sang quy hoạch cụm công nghiệp Phước An và đất ở. Tuy nhiên, năng suất và sản lượng tăng ổn định, cụ thể như sau: Năm 2006 năng suất là 56,90 tạ/ha, sản lượng 101169 tấn, năm 2007 năng suất là 60,2 tạ/ha, sản lượng là 95540,5 tấn. - Đậu các loại: Năm 2005 năng suất 9,1 tạ/ha, sản lượng 6 tấn; năm 2006 năng suất là 9 tạ/ha, sản lượng 9 tấn; năm 2007 năng suất là 9 tạ/ha, sản lượng 20,4 tấn. Diện tích năm 2006 so với năm 2005 tăng 51,52%, năm 2007 so với năm 2006 tăng 127%. Vì hạn hán nên huyện đã chủ động chuyển đổi cây trồng nhằm phân phối nguồn nước tưới hợp lý. - Ngô: Năm 2005 năng suất là 45,2 tạ/ha, sản lượng 1091 tấn; năm 2006 năng suất là 46,6 tạ/ha, sản lượng 2056 tấn; năm 2007 năng suất là 53 tạ/ha, sản lượng 2005,4 tấn. Tuy diện tích biến đổi nhưng nhờ áp dụng tiến bộ kỹ thuật như đưa giống ngô mới vào quá trình sản xuất nên năng suất và sản lượng tăng. - Cây lạc: Diện tích gieo trồng năm 2006 so với năm 2005 giảm 21,53%, năm 2007 so với năm 2006 giảm 1,49%; Năng suất cây lạc bình quân cả năm đạt 22,2 tạ/ha, sản lượng năm 2007 đạt 715,9 tấn. - Sắn: Năm 2006 so với năm 2005 diện tích sắn giảm 35,09%, năm 2007 so với năm 2006 tăng 10,14%; năm 2005 năng suất là 125 tạ/ha, sản lượng 2850 tấn, năm 2006 năng suất 145 tạ/ha, sản lượng 2146 tấn; năm 2007 năng suất 156 tạ/ha, sản lượng 2542,8 tấn. - Đậu tương: Diện tích gieo trồng năm 2006 so với năm 2005 tăng 23,35%, năm 2007 so với năm 2006 giảm 43,79%. Năm 2005 năng suất đạt 17,9 tạ/ha, sản lượng 335 tấn; năm 2006 năng suất đạt 18,4 tạ/ha, sản lượng 447 tấn; năm 2007 năng suất đạt 19,2 tạ/ha, sản lượng 262,9 tấn. - Cói: diện tích trồng cói ít biến động, chủ yếu là trồng ở xã Phước Thắng dùng làm chiếu cói - Rau màu các loại: Diện tích trồng rau màu các loại đều tăng, nguyên nhân là UBND huyện đã chỉ đạo khắc phục diện tích đất cát sa bồi để trồng rau màu, đồng thời luân canh, xen canh cây trồng trên một đơn vị diện tích để đạt năng suất cao, cụ thể như sau: Năm 2005 năng suất đạt 106,8 tạ/ha, sản lượng 16.294 tấn; năm 2006 năng suất đạt 120,4 tạ/ha, sản lượng 21.016 tấn; năm 2007 năng suất đạt 121,4 tạ/ha, sản lượng 22.243 tấn. c. Năng suất ruộng đất và hệ số sử dụng đất của huyện qua 3 năm Qua bảng 18 cho ta thấy, kết quả quá trình quản lý và sử dụng đất đai được đánh giá trên các chỉ tiêu năng suất và hệ số sử dụng ruộng đất. Tuy ở mỗi xã, thị trấn có hệ số sử dụng khác nhau trong cơ cấu diện tích cây trồng hàng năm của từng vùng. Do diễn biến bất thường của thời tiết và nhiều nguyên nhân khác nên diện tích gieo trồng tăng giảm không đồng đều, cụ thể là: Diện tích gieo trồng năm 2006 so với năm 2005 tăng 21,63%; năm 2007 so với năm 2006 giảm 9,05%. Vì vậy làm biến động hệ số sử dụng đất và năng suất ruộng đất, cụ thể là: Năm 2006 so với năm 2005, tăng 28,89%; năm 2007 so với năm 2006, giảm 8,83%, nguyên nhân năm 2007 giảm là vì trong tháng 9 và 10/2006 lượng mưa trên địa bàn huyện giảm so cùng kỳ nên một số diện tích chỉ gieo trồng 1 vụ/năm. Mặc dù diện tích đất nông nghiệp giảm nhưng vẫn đảm bảo diện tích sản xuất lúa, đồng thời vẫn phát huy được lợi thế so sánh của vùng. 3.2.2.2. Tình hình sử dụng đất lâm nghiệp Diện tích đất lâm nghiệp năm 2007 là 1.408,02 ha chiếm tỷ lệ 11,3% so với tổng diện tích đất nông nghiệp. Trong đó, chủ yếu là đất rừng sản xuất, không có rừng phòng hộ (vì diện tích rừng phòng hộ trực thuộc xã Phước Mỹ đã chuyển về thành phố Quy Nhơn năm 2006). Trong đất rừng sản xuất có đất rừng trồng sản xuất là 83,65 ha, chiếm tỷ lệ 5,9% và đất trồng rừng sản xuất 1324,7 ha, chiếm tỷ lệ 94,06%. Qua bảng 19 cho cho thấy so sánh các năm, diện tích đất lâm nghiệp có biến động, cụ thể như sau: năm 2006 so với năm 2005, giảm 77,02% tương ứng 3206,6 ha (chủ yếu do diện tích đất rừng của xã Phước Mỹ đã chuyển về Quy Nhơn); năm 2007 so với năm 2006, tăng 47,14% tương ứng 451,11 ha. Nguyên nhân tăng là vì năm 2007 được sự hỗ trợ của Ngân hàng thế giới, huyện đã triển khai và tổ chức thực hiện trồng mới 432 ha rừng dự án WB3 ở Phước Thành, Phước An và 19,11 ha nằm trong dự án trồng rừng ở các xã bãi ngang của huyện (xã Phước Sơn, xã Phước Thuận, xã Phước Hoà). Diện tích đất lâm nghiệp tăng là do nhận chuyển từ các loại đất khác như đất trồng cây lâu năm, đất đồi núi chưa sử dụng. Nhìn chung công tác trồng rừng và bảo vệ rừng của huyện được quan tâm đúng mức. Huyện đã thành Ban quản lý dự án WB3, tiến hành điều tra quy hoạch rừng, đồng thời tổ chức tập huấn kỹ thuật, giải ngân vốn vay ưu đãi, giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho gần 500 hộ tham gia dự án, tạo điều kiện cho nhân dân an tâm đầu tư chăm sóc và bảo vệ rừng trồng, góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ tốt môi trường sinh thái và chống xói mòn rửa trôi, giải quyết công ăn việc làm, ổn định an ninh trật tự địa phương. 3.2.2.3. Tình hình sử dụng đất mặt nước nuôi trồng thủy sản của huyện Trong những năm qua ngành thủy sản nước ta đạt được những thành công đáng khích lệ, mặc dù gặp không ít khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp. Tuy Phước là huyện đồng bằng ven biển miền Trung, có 4 xã khu Đông (Phước Thắng, Phước Hoà, Phước Sơn, Phước Thuận), tiếp giáp với đầm Thị Nại, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm xuất khẩu. Qua bảng số liệu 19 cho ta thấy biến động về diện tích, năng suất, sản lượng nuôi trồng thủy sản của huyện, cụ thể là: - Nuôi tôm nước lợ: năm 2006 so với năm 2005, tăng 0,4% (Địa bàn xã Phước Mỹ không có diện tích nuôi tôm nước lợ); năm 2007 so với năm 2006, giảm 0,1% là vì cuối năm 2006 không có lũ lụt lớn đã hạn chế tẩy rửa chất thải tồn lưu trong khu vực ao nuôi, vùng nuôi ở đầm Thị Nại, thiếu nước ngọt bổ sung vào đầm nên độ mặn tăng cao gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình sinh trưởng, phát triển của các đối tượng nuôi, đồng thời năm 2006 diện tích tôm nuôi trồng bị dịch bệnh nên tác động đến tâm lý bà con, vì vậy diện tích và sản lượng năm 2007 so với năm 2006 cũng giảm mạnh. - Nuôi tôm nước ngọt: Năm 2006 so với năm 2005, giảm 9,38% tương ứng giảm 3 ha (Phước Mỹ: 2,17 ha); năm 2007 so với năm 2006, tăng 3,45% tương ứng 1ha. Nguyên nhân năm 2007 tăng là vì phong trào nuôi cá nước ngọt trong ao hồ có xu hướng mở rộng, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nhìn chung, trong thời gian qua huyện đã tập trung vận động, hướng dẫn ngư dân sản xuất đúng thời vụ, chuyển phương thức nuôi từ bán thâm canh sang nuôi quảng canh cải tiến, nuôi ghép, nuôi luân canh, đồng thời thay đổi vật nuôi, giảm mật độ nuôi tôm, cải tạo ao hồ, kênh mương đồng bộ theo đúng quy trình kỹ thuật, hạn chế ô nhiễm môi trường nhằm đảm bảo năng suất và sản lượng. 3.2.2.4. Tình hình sử dụng đất chuyên dùng của huyện Tuy Phước Diện tích đất chuyên dùng của huyện khá lớn khoảng 13% so với tổng diện tích tự nhiên và có biến động hàng năm, cụ thể qua bảng 21 như sau: Năm 2006 so với năm 2005, giảm 5,44% tương ứng giảm 164,94 ha (Phước Mỹ: 185,78 ha); năm 2007 so với năm 2006, tăng 0,71% tương ứng 20,41 ha. Nguyên nhân đất chuyên dùng tăng là do đầu tư xây dựng cụm công nghiệp Phước An, hệ thống giao thông, thủy lợi, văn hoá xã hội, thể dục thể thao, y tế, giáo dục, xây dựng và mở rộng trụ sở làm việc UBND các xã, thị trấn; đất sử dụng cho nhu cầu an ninh quốc quốc phòng, khai thác đất, đá, cát, làm gạch ngói và các vật liệu xây dựng…. - Diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa và đất tôn giáo, tín ngưỡng tương đối ổn định, ít có biến động. Nguyên nhân là huyện đã có chủ trương quy hoạch việc sử dụng đất vào mục đích tôn giáo tín ngưỡng (từ năm 2000 đến 2010) để phục vụ nhu cầu tín ngưỡng và tôn giáo trên địa bàn huyện. - Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng tăng từ năm 2006 đến năm 2007 là 10.48 ha, diện tích này tăng chủ yếu là diện tích ven sông suối, nguyên nhân là do nhân dân đã tận dụng khai thác đưa vào sử dụng cho mục đích nuôi trồng thủy sản; một số diện tích đất chưa sử dụng chuyển sang đất sông suối và mặt nước chuyên dùng thuộc đất phi nông nghiệp. 3.2.2.5- Tình hình biến động đất chưa sử dụng của huyện Hiện nay, diện tích đất chưa sử dụng trên địa bàn huyện còn khá nhiều chiếm khoảng 12% tổng số diện tích tự nhiên, tương ứng 2558,92 ha. Qua bảng 21 cho ta thấy: Năm 2006 so với năm 2005, giảm 43,65% tương ứng 2308,27% (Phước Mỹ: 2186,16 ha); Năm 2007 so với năm 2006, giảm 14,12% tương ứng 430,89 ha. Nguyên nhân làm cho diện tích đất chưa sử dụng giảm trong những năm qua là UBND huyện đã quan tâm đến việc chỉ đạo các ban ngành và UBND các xã, thị trấn chú trọng đến công tác khai hoang, mở rộng diện tích đất lâm nghiệp (trồng rừng Dự án WB3), đất nuôi trồng thủy sản… phục vụ cho phát triển kinh tế của địa phương. Tuy diện tích đất chưa sử dụng giảm nhưng không đáng kể, vì còn một số diện tích sông suối và đồi núi chưa sử dụng còn chiếm diện tích khá lớn. Do vậy trong thời gian tới huyện cần có biện pháp, và đề ra những pháp pháp hợp lý để khai thác và quản lý nguồn tài nguyên đất đai này như: Mở rộng diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, đồng thời xen canh, luân canh cây trồng trên diện tích đất chưa sử dụng, nhằm sử dụng đất một cách hợp lý và đem lại hiệu quả cao trên một đơn vị diện tích đất canh tác để phục vụ phát triển kinh tế xã hội huyện nhà. 3.2.3. Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Hiệu quả sử dụng đất đai biểu thị mức độ khai thác việc sử dụng đất đai theo xu hướng phát triển hiện đại không những chỉ có nhiệm vụ đem lại lợi ích trước mắt cho con người mà còn phải đảm bảo phát triển bền vững. Chỉ có hiệu quả kinh tế chúng ta mới có thể đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện trình độ năng lực của người sản xuất. Để đánh giá hiệu quả sử dụng đất đai cần phải đánh giá trình độ sản xuất và yếu tố thổ nhưỡng của đất đai đóng vai trò quan trọng. Qua đánh giá thực trạng tình hình sử dụng đất đai trên địa bàn huyện, tôi có một số đành giá quá trình sử dụng đất như sau: Tình hình sử dụng đất trên địa bàn huyện dần dần hợp lý và theo qui hoạch kế hoạch sử dụng đất đưa ra. Cơ cấu các loại đất thay đổi theo định hướng phát triển của huyện, diện tích đất chưa sử dụng giảm nhanh chóng trong những năm gần đây. Một số diện tích đất khó sản xuất sau khi chuyển đổi mục đích đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong các nhóm đất sản xuất nông nghiệp và đất có mục đích công cộng không còn nhiều biến động lớn, tạo điều kiện tốt, yên tâm cho người sử dụng đất và công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại đó là: Diện tích đất chưa sử dụng còn nhiều, sử dụng đất sai mục đích cho nên mang lại hiệu quả kinh tế chưa cao. Việc cải tạo đất sau gieo trồng không được chú trọng nên ảnh hưởng đến chất lượng đất làm cho đất xấu đi. Việc phân bố quĩ đất nhìn chung vẫn chưa hợp lý, chỗ nhiều chỗ ít, sử dụng và chuyển đổi mục đích sử dụng đất không hợp lý còn nhiều làm ảnh hưởng xấu đến độ phì nhiêu của đất và gây khó khăn cho công tác quản lý đất đai. CHƯƠNG IV MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI CỦA HUYỆN Xuất phát từ tình hình thực tế của huyện, cùng với một số khó khăn, tồn tại về vấn đề quản lý và sử dụng đất, tôi xin đưa ra một số giải pháp nhằm để nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Tuy Phước như sau: 4.1. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI 4.1.1. Tiến hành công tác quản lý quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất - Tiến hành điều chỉnh bổ sung quy hoạch đất đai đến năm 2010 đã được lập từ năm 2005. Triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết ở một số xã, thị trấn vùng đồng bằng và thị trấn, lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm. - Triển khai đo đạc bản đồ địa chính theo lưới toạ độ quốc gia và lập hồ sơ địa chính ở các xã, thị trấn để tạo cơ sở cho việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và phục vụ quản lý nhà nước. - Lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất hàng năm và 5 năm cần được thực hiện bám sát theo nhu cầu sử dụng đất mang tính khả thi cao, dự đoán khả năng phát sinh để tránh cho kế hoạch năm thiếu năm thừa 4.1.2. Củng cố hệ thống tổ chức, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ địa chính Mở các lớp tập huấn nghiệp vụ chuyên môn cho các cán bộ địa chính xã, thị trấn, nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ để làm tốt công tác tham mưu, đồng thời mời lãnh đạo chủ chốt cùng tham gia để biết rõ trách nhiệm của mình đối với việc quản lý và sử dụng đất đai của các địa phương. 4.1.3. Tăng cường thực hiện nội dung quản lý nhà nước về đất đai - Việc ban hành các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản cần rõ ràng hơn. Các văn bản pháp luật cần phải kịp thời, mang tính khoa học, tránh chồng chéo. Cần tổ chức các lớp tập huấn về thực hiện các văn bản một cách thường xuyên hơn cho cán bộ chuyên môn. Phổ biến rộng rãi cho nhân dân về Luật Đất đai bằng các phương tiện truyền thông như báo, đài… - Quản lý đất đai không chỉ là trách nhiệm của một cơ quan, tổ chức riêng nào cả mà nó cần có sự hợp tác của nhiều ban, ngành chức năng cho nên cần thiết phải có sự hợp tác của các ban, ngành chức năng và nhân dân trong việc quản lý và sử dụng đất đai có hiệu quả nhất. - Giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất cần được thực hiện nhanh chóng và theo đúng pháp luật, có những chính sách khuyến khích cho người sử dụng đất yên tâm sử dụng. - Công tác đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, quản lý các hợp đồng sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải thực hiện theo quyết định mới (Thông tư 29/2004/BTNMT ngày 01 tháng 01 năm 2004 của Bộ Tài nguyên Môi trường). Thực hiện theo nguyên tắc cơ chế “một cửa”. Thủ tục hành chính không rườm rà, không gây khó khăn cho người sử dụng. 4.1.4.Chuyển đổi ruộng đất, khắc phục tình trạng phân tán, manh mún: - Chuyển đổi ruộng đất cho phù hợp từng loại giống cây trồng, phù hợp với từng loại đất. - Các khu vực được qui hoạch để phục vụ cho mục đích công cộng, khu công nghiệp cần phải tiến hành chuyển đổi tập trung không nên phân tán nhỏ lẻ, làm kém hiệu quả. 4.2- GIẢI PHÁP VỀ SỬ DỤNG ĐẤT - Phát huy lợi thế về vị trí, giao thông và nguồn nguyên liệu vật liệu xây dựng, trong thời gian cần phát triển mạnh ngành công nghiệp làm bước đột phá phát triển kinh tế-xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vì vậy phải bố trí đủ đất đai cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nói chung và đất đai để phát triển cụm công nghiệp của huyện nói riêng. - Quỹ đất nông nghiệp bị hạn chế, nhất là đất trồng lúa do đó phải triệt để tiết kiệm sử dụng đất nông nghiệp. Phải đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, thâm canh tăng vụ trên đất nông nghiệp hiện có, đồng thời phải khai hoang, mở rộng diện tích đất nông nghiệp trên đồi núi chưa sử dụng. Phải chú trọng việc mở rộng diện tích đi đôi với chống xói mòn rửa trôi. - Khai thác có hiệu quả vùng đồi núi phục vụ phát triển rừng tạo cảnh quan môi trường cho du lịch phát triển. Hướng phát triển rừng là khoanh nuôi, bảo vệ đi đôi với trồng rừng. Phát triển nông lâm kết hợp với vùng gò đồi với mô hình vườn đồi. - Cơ sở, kết cấu hạ tầng cần ưu tiên đi trước một bước tạo điều kiện cho các ngành, các lĩnh vực phát triển, do đó cần ưu tiên đủ đất đai cho phát triển giao thông, thủy lợi. - Từng bước bố trí đủ đất đai cho sự nghiệp giáo dục- đào tạo, thể dục, thể thao, y tế, văn hoá-thông tin trên cơ sở tiết kiệm có hiệu quả bằng cách huy động các nguồn vốn để đầu tư. PHẦN THỨ BA KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ I. KẾT LUẬN Qua đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Tuy Phước, chúng tôi đi đến một số kết luận sau: Tuy Phước là một huyện có vị trí địa lý thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, giao lưu, buôn bán với các huyện, các tỉnh khác. Với tổng diện tích tự nhiên là 21712,57ha, đất đai, khí hậu-thời tiết thuận lợi, nguồn nước dồi dào thích hợp cho phát triển nông nghiệp. Tốc độ phát triển kinh tế cao, cơ cấu các ngành kinh tế đang dần chuyển đổi phù hợp. Giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế, tăng tỷ trọng công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Công tác quản lý và sử dụng đất của huyện đã có những thay đổi rõ rệt, dần đi vào ổn định. Hiện nay huyện đang tiến hành công tác số hoá bản đồ cho các xã, thị trấn và khảo sát đo đạc lại các diện tích đất chưa sử dụng. Công tác lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất hàng năm đều được thực hiện, nhìn chung các kế hoạch thực hiện được từ 50-70% so với kế hoạch đặt ra. UBND tỉnh đã phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2007 và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2008 - 2010 của huyện. Việc ban hành các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện huyện đã có nhiều cố gắng, triển khai đến từng cơ sở và tổ chức được nhiều lớp tập huấn cho cán bộ. Huyện Tuy Phước đã giao đất cho 2725 hộ gia đình, cá nhân và 9 tổ chức với tổng diện tích 766,321 ha đất nông nghiệp, 13,3092 ha đất phi nông nghiệp và 2,845 ha đất chưa sử dụng, cho 23 hộ gia đình, cá nhân và 40 tổ chức thuê đất với diện tích 30,22 ha đất nông nghiệp, 19,362 ha đất phi nông nghiệp và 24,9 ha đất chưa sử dụng và tiến hành thu hồi đất của các hộ gia đình, cá nhân, các tổ chức được 213 ha đất nông nghiệp, 146,5 ha đất phi nông nghiệp. Huyện đã thực hiện tốt công tác cho đăng ký đất. Hoàn thành xong công tác thống kê, kiểm kê đất đai 2007. Tính cho đến ngày 30/12/2007 phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tuy Phước đã cấp 40.034 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 44.812 hộ gia đình, cá nhân với tổng diện tích được cấp là 12.686 ha. Việc thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các chế độ về quản lý, sử dụng đất đai được tiến hành đồng bộ trên cả huyện và phát hiện và xử lý được rất nhiều vụ vi phạm. Kết quả huyện đã ra quyết định thu hồi 33.349 m2 đất của 05 doanh nghiệp. Giai đoạn 2005-2007 phòng Tài nguyên và Môi trường của huyện đã nhận 249 vụ khiếu nại, tố cáo, tranh chấp, đã trình UBND huyện, đồng thời tham mưu cho UBND huyện giải quyết và đã giải quyết được 226 vụ. Việc sử dụng đất đai trên địa bàn huyện đã có nhiều thay đổi rõ rệt, nhất là trong sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất đai. Trong giai đoạn 2005-2007 các nhóm đất chính không có sự biến động lớn, các biến động đất đai của huyện theo kế hoạch sử dụng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Giảm được diện tích đất chưa sử dụng và chuyển được nhiều diện tích đất khó sản xuất nông nghiệp sang mục đích sử dụng khác mang lại hiệu quả cao. - Tổng diện tích tự nhiên của huyện Tuy Phước (năm 2007): 21712,57 ha - Diện tích đất nông nghiệp: 12458,5 ha chiếm 62,90%; Diện tích đất phi nông nghiệp: 7.032,47 ha chiếm 24,69% so với tổng diện tích; Diện tích đất chưa sử dụng: 3.534,95 ha chiếm 12,41% so với tổng diện tích . II. ĐỀ NGHỊ Để tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai và đưa việc sử dụng đất đi vào nề nếp theo quy định của pháp luật nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng của đất đai. Trong quá trình nghiên cứu tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện Tuy Phước, bản thân tôi xin phép được có một số đề nghị như sau: - Tăng cường công tác phổ biến Luật đất đai và các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai sâu rộng trong nhân dân trên các phương tiện truyền thông như báo, đài… - Đẩy nhanh công tác giao đất, cho thuê đất. - Việc đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, thống kê, kiểm kê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cần được tăng cường hơn nữa, giải quyết việc cấp giấy chứng nhận cho người sử dụng đất, tránh để tồn đọng, kéo dài thời gian gây khó khăn cho việc quản lý và sử dụng đất. - Công tác giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai cần được qui định rõ ràng cho từng cấp giải quyết tránh tình trạng khiếu kiện vượt cấp. - Việc sử dụng đất đai trên địa bàn huyện chưa được hợp lý, chưa mang tính khoa học, đề nghị UBND Tỉnh và Sở Tài nguyên Môi trường Bình Định giúp đỡ tạo điều kiện cho huyện Tuy Phước lập qui hoạch sử dụng đất tổng thể sử dụng đất trên toàn địa bàn huyện, nhằm làm căn cứ để xây dựng Kế hoạch sử dụng đất từng năm, 5 năm tại địa bàn huyện. Tránh tình trạng lúng túng trong thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm. - Huyện là huyện đồng bằng có diện tích đất trồng lúa chiếm rất lớn, nên đề nghị xem xét được sử dụng diện tích đất trồng lúa trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm. - Tạo điều kiện và có những chính sách hợp lý cho các chủ sử dụng đất sử dụng các diện tích đất sản xuất kém hiệu quả. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. NXB Chính trị quốc gia, (năm 2003) Luật đất đai 2003 2. Thông tư số: 28/2004/TT-BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2004 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường “Về việc hướng dẫn thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng và sử dụng đất” 3. Thông tư: 29/2004/TT-BTNMT ngày 01 tháng 11năm 2004 của Bộ Tài nguyên Môi trường “Về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính” 4. Thông tư: 30/2004/TT-BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2004 của Bộ Tài nguyên Môi trường “Về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất” 5. Quyết định số: 36/2004/QĐ- BTNMT ngày 20 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường “Về việc ban hành qui phạm thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất” 6. Nghị định số: 12/2002/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2002 của Chính phủ về đo đặc bản đồ 7. Nghị định số: 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của chính phủ “Về thi hành Luật Đất Đai” 10. NXB Chính trị quốc gia, (năm 2000) Giáo trình: “ Đăng ký - thống kê đất đai”. 11. Bài giảng của thầy Nguyễn Văn Cường, năm 2006 về “Quản lý Đất đai” , Trường ĐH kinh tế Huế. 12. Bài giảng của thầy Hồ Kiệt, năm 1997 về “Quy hoạch sử dụng đất”, Trường Đại học Nông lâm Huế. 13. Hồ Điệp (năm 2006), “Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất tỉnh Thừa Thiên Huế” Chuyên đề tốt nghiệp, ĐH kinh tế Huế. 14. Tạ Minh Châu (năm 2006) “Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Hoài Ân-Tỉnh Bình Định”, Luận văn tốt nghiệp, ĐH kinh tế Huế. 15. Công văn số: 02/2005/BKT-VH-XH ngày 18 tháng 04 năm 2005 của Ban Kinh tế-Văn hoá-Xã hội huyện Tuy Phước về việc giám sát tình hình quản lý Nhà nước về đất đai, khai thác khoáng sản và môi trường trên địa bàn huyện Tuy Phước. 16. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tuy Phước, (năm 2007) Báo cáo về việc kiểm tra các nhóm đất chính trên địa bàn huyện Tuy Phước để phục vụ cho phát triển nông nghiệp. 17. Phòng Thống kê huyện Tuy Phước, (năm 2007), “Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội đến ngày 30 tháng 12 năm 2007”, Niên giám thống kê năm 2005-2007. 18. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tuy Phước (2007), “Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng đất đã giao, cho thuê các dự án trên địa bàn huyện từ 01/01/2005-31/12/2007”; các biểu mẫu thống kê đất đai 2005- 2007 19. Phòng Tài chính Kế hoạch huyện Tuy Phước (năm 2007), “Báo cáo quyết toán tài chính năm 2005-2007)”. 20. Phòng Thanh tra huyện Tuy Phước (năm 2007), “ Báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra năm 2005-2007”.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng quản lý và sử dụng đất đai của huyện Tuy Phước-tỉnh Bình Định giai đoạn 2005-2007.doc