Thực trạng quy trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán và định giá Thăng long - T.d.k chi nhánh Đà Nẵng

Trong tương lai, nếu được tiếp tục nghiên cứu đề tài “Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng của công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Thăng Long –T.D.K Chi nhánh Đà Nẵng”. Tác giả dự định sẽ tiếp tục phát triển đề tài theo các hướng sau: + Nghiên cứu về quy trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng thực tiễn tại nhiều công ty khách hàng cụ thể hơn, trong đó có cả khách hàng cũ và mới nhằm mô tả quy trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng được cụ thể trong nhiều trường hợp, và loại hình khác nhau. + Tập trung nghiên cứu các gian lận và sai sót thường gặp trong khoản mục nợ phải thu khách hàng. Nhằm định hướng người viết nghiên cứu các thủ tục tương ứng, hiệu quả trong thực tế, giúp trau dồi kiến thức cho người viết hiện tại và phục vụ công tác sau này. Ngoài ra việc nghiên cứu tìm các thủ tục kiểm toán trên còn giúp cho người viết đưa ra hoàn thiện và bổ sung các thủ tục kiểm toán để thu thập bằng chứng tại đơn vị.

pdf132 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 4699 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng quy trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán và định giá Thăng long - T.d.k chi nhánh Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oàn thiện và có ý nghĩa hơn. III.3 Hạn chế của đề tài. + Hạn chế về thời gian: Theo tác giả thì thời gian thực tập là thời gian rất quan trọng với sinh viên trong thời đại ngày nay, khi mà các doanh nghiệp luôn đòi kinh nghiệm trong tuyển dụng nhân viên. Vì vậy tác giả luôn nổ lực và tận dụng thời gian thực tập tại công ty để được đi theo đoàn thực tập nên thực sự thời gian mà tác giả tập trung vào nghiên cứu thực hiện và hoàn thiện đề tài không nhiều. + Hạn chế về kiến thức: Do kiến thức bản thân tác giả còn hạn chế, cũng như kiến thức kiểm toán cần có một độ chín để hiểu một số tài liệu tham khảo và một số quy định, hệ thống chuẩn mực, pháp luật. Mặt khác, đề tài chỉ dừng lại nghiên cứu quy trình kiểm toán các khoản phải thu ở một khách hàng và việc so sánh với các công ty kiểm toán chỉ mang tính lý thuyết để hỗ trợ người viết đưa ra các giải pháp mà chưa thực sự thực hiện quy trình kiểm toán của các công ty được lựa chọn để so sánh. Vì vậy, các giải pháp cũng như việc so sánh vẫn còn mang tính chủ quan. III.4 Lợi ích đề tài + Đối với tác giả: Từ việc thực hiện đề tài, tác giả buộc phải nghiên cứu nhiều nguồn tài liệu, từ đó giúp tác giả củng cố lại kiến thức của bản thân, trau dồi thêm và những kiến thức còn thiếu giúp tác giả hoàn thiện kiến thức bản thân hơn, cập nhật thêm nhiều thông tư quy định mới ban hành mà tác giả chưa được học tới. Trang 76 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Bên cạnh đó, tác giả được đi thực tiễn kiểm toán với tư cách là trợ lý KTV, tác giả được trãi nghiệm công việc, được các anh chị chỉ dẫn rất nhiệt tình và giao cho bản thân tác giả thử sức với nhiều khoản mục, mà chủ yếu là khoản mục nợ phải thu khách hàng. Qua quá trình thực hiện đề tài và thực tập tác giả có cách nhìn khác hơn, học hỏi thêm nhiều điều về kiến thức thực tế do các anh chị truyền đạt, những kỹ năng mềm khác và thêm động lực hơn trong việc theo đuổi ước mơ của bản thân. Có thể nói, tự tác giả đã cảm nhận được ý nghĩa thực sự của khoảng thời gian thực tập và thực hiện đề tài. + Đối với đọc giả: Đề tài là kết quả nghiên cứu, là tâm huyết của tác giả. Để thực hiện được đề tài, tác giả đã nghiên cứu nhiều nguồn tài liệu như: sách kiểm toán của trường đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh, hệ thống chuẩn mực kiểm toán, hồ sơ kiểm toán và tham khảo ý kiến, cũng như rút ra từ những chia sẻ của các anh chị và kinh nghiệm trong quá trình thực tập. Cho nên, tác giả hy vọng đề tài sẽ là nguồn tài liệu tham thảo, củng cố kiến thức cho đọc giả. III.5 Hướng nghiên cứu phát triển tiếp theo của đề tài. Trong tương lai, nếu được tiếp tục nghiên cứu đề tài “Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng của công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Thăng Long –T.D.K Chi nhánh Đà Nẵng”. Tác giả dự định sẽ tiếp tục phát triển đề tài theo các hướng sau: + Nghiên cứu về quy trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng thực tiễn tại nhiều công ty khách hàng cụ thể hơn, trong đó có cả khách hàng cũ và mới nhằm mô tả quy trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng được cụ thể trong nhiều trường hợp, và loại hình khác nhau. + Tập trung nghiên cứu các gian lận và sai sót thường gặp trong khoản mục nợ phải thu khách hàng. Nhằm định hướng người viết nghiên cứu các thủ tục tương ứng, hiệu quả trong thực tế, giúp trau dồi kiến thức cho người viết hiện tại và phục vụ công tác sau này. Ngoài ra việc nghiên cứu tìm các thủ tục kiểm toán trên còn giúp cho người viết đưa ra hoàn thiện và bổ sung các thủ tục kiểm toán để thu thập bằng chứng tại đơn vị. Trang 77 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp + Nghiên cứu sự hỗ trợ của hệ thống thông tin tin học trong môi trường kiểm toán nói chung và kiểm toán nợ phải thu khách hàng nói riêng. Và những khác biệt khi kiểm toán trong môi trường tin học so với môi trường kiểm toán thủ công. Nhằm xem xét việc lựa chọn và điều chỉnh các thủ tục kiểm toán trong môi trường tin học của công ty kiểm toán. Trang 78 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO & TRÍCH DẪN 1. Bộ môn Kiểm toán (2012), Kiểm toán, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, NXB Lao Động Xã Hội. 2. Chuẩn mực kiểm toán số 210- Hợp đồng kiểm toán đoạn 4. 3. Chuẩn mực Kiểm toán số 700 Ý kiến Kiểm toán 4. Chương trình kiểm toán mẫu của Vacpa, 2013. 5. GS.TS. NSƯT Nguyễn Quang Quynh (2005), Lý thuyết Kiểm toán, Đại học Kinh tế Quốc gia Hà Nội, NXB Tài chính, Hà Nội. 6. Hồ Ngọc Hà (2004), 20 sơ đồ kế toán doanh nghiệp, NXB Học viện Tài chính, Hà Nội. 7. Một số bài khóa luận cùng lĩnh vực tại thư viện trường Đại học Kinh tế Huế. 8. Một số trang web như: Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp PHỤ LỤC Trang Phụ lục 1: Chấp nhận, duy trì khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng...41 Phụ lục 2: Hợp đồng kiểm toán.42 Phụ lục 3: Tìm hiểu về Khách hàng và môi trường hoạt động của công ty ABC43 Phụ lục 4: Đánh giá HTKSNB ở cấp độ doanh nghiệp46 Phụ lục 5: Thư gửi khách hàng về kế hoạch kiểm toán46 Phụ lục 6: Chương trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng cho công ty ABC..47 Phụ lục 7: Sổ tổng hợp công nợ..51 Phụ lục 8: Bảng kê chứng từ tài khoản 13151 Phụ lục 9: Thu thập biên bản xác nhận công nợ.54 Phụ lục 10: Kiểm tra các khoản Khách hàng trả trước.55 Phụ lục 11: Báo cáo kiểm toán..60 Phụ lục 12: Thư xác nhận..78 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Phụ lục 1: Chấp nhận, duy trì khách hàng cũ và đánh giá rủi ro hợp (Trích) CÔNG TY Thanglong-TDK Tên khách hàng: Công ty CP Tinh bột sắn ABC Ngày khóa sổ: 31/12/2014 Nội dung: CHẤP NHẬN, DUY TRÌ KHÁCH HÀNG CŨ VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO HỢP ĐỒNG Tên Ngày Người thực hiện Người soát xét 1 Người soát xét 2 I. THÔNG TIN CƠ BẢN 1. Tên KH: Công ty CP Tinh bột sắn 2. Năm đầu tiên kiểm toán BCTC: 2012 3. Số năm DNKiT đã cung cấp dịch vụ kiểm toán BCTC cho KH này: 2 4. Tên và chức danh của người liên lạc chính: Hồ Văn Toàn 5. Địa chỉ: Điện thoại: Fax: Email: Website: 6. Loại hình DN Cty CP niêm yết Cty cổ phần DNNN Cty TNHH Loại hình DN khác Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp DN có vốn ĐTNN DN tư nhân Cty hợp danh HTX 7. Năm tài chính: 2014 từ ngày: 01/01 đến ngày: 31/12 8. Năm thành lập: 2004 Số năm hoạt động: 9. Ngành nghề kinh doanh của DN và hàng hóa, dịch vụ cung cấp, bao gồm cả các hoạt động độc lập hoặc liên kết. STT Tên ngành Mã ngành 1 Sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột 2 Bán buôn thực phẩm 3 Bán buôn MMTB và phụ tùng máy nông nghiệp.. 4 Bán buôn nông lâm sản nguyên liệu trừ gỗ, tre nứa và động vật sống 10. Các quy định pháp lý đặc thù liên quan đến hoạt động của DN (nếu có): Luật donh nghiệp II. CÁC VẤN ĐỀ CẦN XEM XÉT Có Khôn g N/A Ghi chú/Mô tả 1. Các sự kiện của năm hiện tại DNKiT có đầy đủ nhân sự có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và các nguồn lực cần thiết để tiếp tục phục vụ KH. Có bất cứ nghi ngờ nào phát sinh trong quá trình làm việc liên quan đến tính chính trực của BGĐ ại họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Có Khôn g N/A Ghi chú/Mô tả DN? Báo cáo kiểm toán về BCTC năm trước có “ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần”? Có dấu hiệu nào cho thấy sự lặp lại của vấn đề dẫn đến ý kiến kiểm toán như vậy trong năm nay không? Liệu có các giới hạn về phạm vi kiểm toán dẫn đến việc ngoại trừ/từ chối đưa ra ý kiến trên BCKT năm nay không? III. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ RỦI RO HỢP ĐỒNG Cao Trung bình Thấp IV. GHI CHÚ BỔ SUNG V. KẾT LUẬN Chấp nhận duy trì khách hàng: Có Không Thành viên BGĐ (2): ______________________________ Ngày (1): ________________ Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Thành viên BGĐ độc lập (3): ______________________________ Ngày (1): ________________ Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Phụ lục 2: Hợp đồng kiểm toán Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc Lập- Tự Do- Hạnh Phúc Số: 79714/HĐKT-TC Phú Yên, Ngày 02 tháng 12 năm 2014 HỢP ĐỒNG KIỂM TOÁN V/v: Kiểm toán Báo cáo tài chính kết thúc ngày 31/12/2014 của Công ty CP TBS ABC - Căn cứ vào Luật Dân sự của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 33/2005/QH11 ngày 14/06/2005; - Căn cứ vào Luật kiểm toán độc lập ngày 29/03/2011 và Nghị định 17/2012/NĐ-CP ngày 13/03/2012 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kiểm toán độc lập; - Căn cứ chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 210 về Hợp đồng kiểm toán. Hợp đồng này được thực hiện giữa các Bên: Bên A: Công ty CP Tinh bột sắn ABC Người đại diện: Trần Vĩnh Xuân Chức vụ: Giám đốc. Điện thoại: 057 385 8988 Fax: 057 385 8989 Địa chỉ: Buôn Nhum, Xã Eabia, Huyện Sông Hinh, Tỉnh Phú Yên Email: Mã số thuế: 4400348790 Bên B: CN Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Thăng Long -T.D.K Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Người đại diện: Đào Ngọc Hoàng. Chức vụ: Giám đốc ( Theo giấy ủy quyền số 972A/GUQ ngày 01/09/2010 của Tổng giám đốc công ty) Điện thoại: 0511 365 1818- 350 5858 Fax: 0511 365 1868. VPĐ D Quảng Nam: (0510) 2243 888 Email: kiemtoantdkdanang@gmail.com Địa chỉ: 42 Trần Tống, P. Thạc Gián, Q. Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng. Tài khoản số: 0041 00020 6496 Tại Ngân hàng TMCP Vietcombank- Chi nhánh Đà Nẵng. Mã số thuế: 0104779158-002 ĐIỀU 1: NỘI DUNG HỢP ĐỒNG Bên B sẽ cung cấp cho bên A dịch vụ kiểm toán BCTC năm 2014 kết thúc ngày 31/12/2014 của Bên A. Các báo cáo tài chính này được phù hợp với các chuẩn mực kế toán Việt Nam và kế toán Doanh nghiệp. ĐIỀU 2: LUẬT ĐỊNH VÀ CHUẨN MỰC. Dịch vụ kiểm toán được tiến hành theo quy chế kiểm toán độc lập, theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Bên B sẽ lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán để đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng BCTC không còn chứa đựng những sai sót trọng yếu. ĐIỀU 3: TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÁC BÊN.  Trách nhiệm của bên A: - Lưu trữ và bảo quản chứng từ sổ kế toán, BCTC theo quy định Nhà nước. - Cung cấp đầu đủ thông tin kịp thời, cần thiết cho cuộc kiểm toán. - BCTC dùng để kiểm toán phải được bên A ký và đóng dấu chính thức. - Cử nhân viên bên A phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc kiểm toán. Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp  Trách nhiệm bên B: - Bên B đảm bảo tuân thủ các chuẩn mực Kiểm toán hiện hành. - Xây dựng và thông báo cho bên A nội dung, kế hoạch kiểm toán. - Cử nhân viên kiểm toán có năng lực, kinh nghiệm thực hiện công việc kiểm toán. ĐIỀU 4: BÁO CÁO KIỂM TOÁN - Sau khi kết thúc kiểm toán, Bên B sẽ cung cấp cho Bên A sáu (06) bộ báo cáo kiểm toán kèm theo Báo cáo tài chính đã được kiểm toán bằng Tiếng Việt lập phù hợp với Chuẩn mực kế toán Việt Nam, chế độ kế toán doanh nghiệp và các quy định pháp lý có liên quan; 03 bộ Thư quản lý bằng Tiếng Việt ( nếu có) đề cập đến các thiếu sót cần khắc phục và các đề xuất của kiểm toán viên nhằm hoàn thiện hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soáy nội bộ của Bên A. - Trong trường hợp Bên A dự định phát hành báo cáo của kiểm toán của Bên B dưới bất kỳ dạng tài liệu nào hoặc phát hành các tài liệu trong đó có các thông tin về Báo cáo tài chính đã được kiểm toán, Ban Giám đốc Bên A đồng ý rằng họ sẽ cung cấp cho Bên B một bản của tài liệu này. ĐIỀU 5: PHÍ DỊCH VỤ VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN. Tổng giá phí kiểm toán là 27 500 000 đồng (bằng chữ: Hai mươi bảy triệu năm tram nghìn đồng ). Trong đó: Phí kiểm toán: 25 000 000 đồng, thuế GTGT 10%: 2 500 000 đồng. Phí này sẽ được thanh toán 50% ngay khi ký hợp đồng, 50% còn lại được thanh toán khi hoàn tất cuộc kiểm toán. ĐIỀU 6: THỜI GIAN THỰC HIỆN DỊCH VỤ. Công việc kiểm toán cho cả Công ty bao gồm các chi nhánh dự kiến tiến hành trong vòng 2 tuần từ ngày 24/02/2015 đến ngày 08/03/2015. Báo cáo kiểm toán sẽ được phát hành khoảng 4 ngày, sau khi kết thúc kiểm toán tại văn phòng bên A. Thời gian cu thể do 2 bên trao đổi thống nhất. Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp ĐIỀU 7: CAM KẾT THỰC HIỆN. Hai bên cam kết thực hiện tất cả các điều khoản nêu trên. Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu có khó khăn hai bên phải kịp thời thông báo cho nhau để trao đổi, tìm giải pháp thích hợp. Bất kỳ tranh chấp hoặc khiếu kiện phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng mà các bên không giải quyết được thương thảo, sẽ được giải quyết theo pháp luật Việt Nam tại Tòa án nơi ký hợp đồng. ĐIỀU 8: HIỆU LỰC VÀ THỜI HẠN HỢP ĐỒNG. Hợp đồng này có lập thành 04 bản tiếng Việt , mỗi bên giữ 2 bản và có hiệu lực từ ngày ký cho đến khi kết thúc hợp đồng hoặc khi có thỏa thuận hủy bỏ hợp đồng của cả hai bên Đại diện Bên A Giám đốc Trần Vĩnh Xuân Đại diện Bên B Giám đốc chi nhánh Đào Ngọc Hoàng Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Phụ lục 3: Tìm hiểu về Khách hàng và môi trường hoạt động của công ty ABC (trích): Công ty Thanglong-TDK Số:00129/TLTDK-CV Đà Nẵng, ngày 12 tháng 03 năm 2015 Kính gửi: Ban giám đốc và kế toán trưởng Công ty CP Tinh bột sắn ABC Điện thoại: 057 385 8988; Fax: 057 385 8989 Địa chỉ: Buôn Nhum, Xã Eabia, Huyện Sông Hinh, Tỉnh Phú Yên V/v: Kế hoạch kiểm toán BCTC năm kết thúc ngày 31/12/2014. Thưa Quý vị, Chúng tôi rất hân hạnh được Quý vị tin tưởng và tiếp tục bổ nhiệm là kiểm toán viên để kiểm toán Báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2014 của Quý Công ty. Để công việc kiểm toán được tiến hành thuận lợi, sau khi trao đổi và điều chỉnh, chúng tôi xin gửi đến Quý vị kế hoạch kiểm toán như sau: 1. Nhóm kiểm toán Họ và tên Chức danh Nhiệm vụ Đào Ngọc Hoàng Giám đốc Phụ trách chung Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Minh Hà Kiểm toán viên Soát xét, phát hành BC Trần Văn Long Trợ lý KTVCC Trưởng đoàn/ Trực tiếp thực hiện Phan Văn Tuấn Trợ lý KTV Trực tiếp thực hiện Phạm Thị Thanh Lam Nguyễn Thị Nhạn Trợ lý KTV Trợ lý KTV Trực tiếp thực hiện Trực tiếp thực hiện 5. Yêu cầu cung cấp tài liệu Chúng tôi cũng gửi kèm theo kế hoạch này Danh mục tài liệu đề nghị Quý Công ty cung cấp. Các tài liệu trong phần “Tổng quát” cần được gửi cho chúng tôi trước ngày 12/02/2015, các tài liệu còn lại để nghị gửi trước hoặc được cung cấp ngay khi chúng tôi bắt đầu thực hiện kiểm toán. Nếu Quý vị có câu hỏi gì hoặc gợi ý gì khác về kế hoạch kiểm toán này, xin vui lòng liên hệ lại với chúng tôi. Nếu Quý vị đồng ý với kế hoạch kiểm toán này, xin vui lòng ký xác nhận và fax lại cho chúng tôi để chúng tôi có thể tiến hành kịp thời gian yêu cầu. Thay mặt và đại diện cho Công ty, Đào Ngọc Hoàng Giám đốc CN Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Thăng Long- T.D.K. Đạ i h ọc Ki nh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Phụ lục 4: Đánh giá HTKSNB ở cấp độ doanh nghiệp (trích). CÔNG TY Thanglong- TDK Tên khách hàng: Công ty CP Tinh bột sắn ABC. Ngày khóa sổ: 31/12/2014 Nội dung: ĐÁNH GIÁ VỀ KSNB Ở CẤP ĐỘ TOÀN DN Tên Ngày Người thực hiện Người soát xét 1 Người soát xét 2 A. MỤC TIÊU: Theo quy định và hướng dẫn của CMKiT Việt Nam số 315, việc đánh giá KSNB ở cấp độ DN giúp KTV xác định rủi ro có sai sót trọng yếu (đặc biệt là rủi ro do gian lận), từ đó, lập kế hoạch kiểm toán và xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán tiếp theo. B. NỘI DUNG CHÍNH: KSNB ở cấp độ DN thường có ảnh hưởng rộng khắp tới các mặt hoạt động của DN. Do đó, KSNB ở cấp độ DN đặt ra tiêu chuẩn cho các cấu phần khác của KSNB. Hiểu biết tốt về KSNB ở cấp độ DN sẽ cung cấp một cơ sở quan trọng cho việc đánh giá KSNB đối với các chu trình kinh doanh quan trọng. KTV sử dụng các xét đoán chuyên môn của mình để đánh giá KSNB ở cấp độ DN bằng cách phỏng vấn, quan sát hoặc kiểm tra tài liệu. Trong biểu này, việc đánh giá này chỉ giới hạn trong 03 thành phần của KSNB: (1) Môi trường kiểm soát; (2) Quy trình đánh giá rủi ro; và (3) Giám sát các kiểm soát. Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp CÁC THÀNH PHẦN CỦA KSNB Có Kh ông N/ A Mô tả/ Ghi chú Tha m chiếu 1. MÔI TRƯỜNG KIỂM SOÁT 1.1 Truyền đạt thông tin và yêu cầu thực thi tính chính trực và các giá trị đạo đức trong DN - DN có quy định về giá trị đạo đức Kiểm tra tài liệu điều lệ của công ty HST T - DN có quy định nào để giám sát việc tuân thủ các nguyên tắc về tính chính trực và giá trị đạo đức không? Kiểm tra tài liệu điều lệ của công ty HST T - Có quy định rõ và áp dụng đúng các biện pháp xử lý đối với các sai phạm về tính chính trực và giá trị đạo đức không? C. KẾT LUẬN Yếu tố gây ra rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ toàn DN Các KS giúp giảm rủi ro Các thủ tục kiểm toán cơ bản bổ sung Không phát hiện Đạ i h ọc K inh tế H uế Phụ lục 5: Thư gửi khách hàng về kế hoạch kiểm toán Công ty Thanglong -TDK Số:00129/TLTDK-CV Đà Nẵng, ngày 12 tháng 03 năm 2015 Kính gửi: Ban giám đốc và kế toán trưởng Công ty CP Tinh bột sắn ABC Điện thoại: 057 385 8988; Fax: 057 385 8989 Địa chỉ: Buôn Nhum, Xã Eabia, Huyện Sông Hinh, Tỉnh Phú Yên V/v: Kế hoạch kiểm toán BCTC năm kết thúc ngày 31/12/2014. Thưa Quý vị, Chúng tôi rất hân hạnh được Quý vị tin tưởng và tiếp tục bổ nhiệm là kiểm toán viên để kiểm toán Báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2014 của Quý Công ty. Để công việc kiểm toán được tiến hành thuận lợi, sau khi trao đổi và điều chỉnh, chúng tôi xin gửi đến Quý vị kế hoạch kiểm toán như sau: 1. Nhóm kiểm toán Họ và tên Chức danh Nhiệm vụ Đào Ngọc Hoàng Giám đốc Phụ trách chung Phạm Thị Minh Hà Kiểm toán viên Soát xét, phát hành BC Trần Văn Long Trợ lý KTVCC Trưởng đoàn/ Trực tiếp thực hiện Đạ i h ọc K inh tế H uế Phan Văn Tuấn Trợ lý KTV Trực tiếp thực hiện Phạm Thị Thanh Lam Nguyễn Thị Nhạn Trợ lý KTV Trợ lý KTV Trực tiếp thực hiện Trực tiếp thực hiện Đạ i h ọc K inh tế H uế 2. Phạm vi công việc Theo thỏa thuận, chúng tôi sẽ tiến hành kiểm toán Báo cáo tài chính cho năm tài chính năm 2014( kết thúc ngày 31/12/2014) nhằm đưa ra ý kiến liệu báo cáo tài chính có phản ánh trung thực, hợp lý tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ của Công ty, phù hợp với Chuẩn mực kế toán Việt Nam, Chế độ kế toán (doanh nghiệp) Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính hay không. Các công việc cụ thể mà chúng tôi sẽ thực hiện như sau: • Tham gia chứng kiến kiểm kê tiền mặt, hàng tồn kho và tài sản cố định của Công ty tại thời điểm cuối năm tài chính; • Tìm hiểu Công ty và môi trường hoạt động bao gồm cả tìm hiểu kiểm soát nội bộ và hệ thống kế toán; • Thu thập các thông tin pháp lý, các quy định nội bộ và các tài liệu quan trọng như: Điều lệ Công ty, Biên bản họp Hội đồng quản trị, Đại hội cổ đông, Ban Giám đốc làm cơ sở để kiểm toán các thông tin liên quan trên Báo cáo tài chính; • Đánh giá các chính sách kế toán được áp dụng, các ước tính và xét đoán quan trọng của Ban Giám đốc cũng như đánh giá việc trình bày tổng thể Báo cáo tài chính; • Thực hiện kiểm tra các kiểm soát nội bộ và kiểm tra cơ bản đối với Báo cáo tài chính và các khoản mục trình bày trên Báo cáo tài chính; • Trao đổi những vấn đề phát sinh cần xem xét, các bút toán cần điều chỉnh; • Tổng hợp và lập Báo cáo kiểm toán dự thảo trình bày ý kiến của Kiểm toán viên về tính trung thực, hợp lý của Báo cáo tài chính được kiểm toán. Phát hành Báo cáo kiểm toán chính thức sau khi nhận được ý kiến đồng ý của Ban Giám đốc. Đạ i h ọc K inh tế H uế 3. Thời gian dự kiến thực hiện kiểm toán Chúng tôi dự kiến sẽ tham gia chứng kiến kiểm kê tại Công ty từ ngày 25/12/2014 đến 27/12/2014. Cuộc kiểm toán sẽ được thực hiện từ ngày 13/02/2014 tại văn phòng Quý Công ty và dự kiến kết thúc trong vòng sáu (06) ngày làm việc. Thời gian dự kiến phát hành báo cáo kiểm toán dự thảo là: 28/03/2015.. 4. Yêu cầu phối hợp làm việc Trong thời gian thực hiện kiểm toán, đề nghị Công ty tạo điều kiện thuận lợi cho các nhân viên của chúng tôi trong quá trình làm việc. 5. Yêu cầu cung cấp tài liệu Chúng tôi cũng gửi kèm theo kế hoạch này Danh mục tài liệu đề nghị Quý Công ty cung cấp. Các tài liệu trong phần “Tổng quát” cần được gửi cho chúng tôi trước ngày 12/02/2015, các tài liệu còn lại để nghị gửi trước hoặc được cung cấp ngay khi chúng tôi bắt đầu thực hiện kiểm toán. Nếu Quý vị có câu hỏi gì hoặc gợi ý gì khác về kế hoạch kiểm toán này, xin vui lòng liên hệ lại với chúng tôi. Nếu Quý vị đồng ý với kế hoạch kiểm toán này, xin vui lòng ký xác nhận và fax lại cho chúng tôi để chúng tôi có thể tiến hành kịp thời gian yêu cầu. Thay mặt và đại diện cho Công ty, Đào Ngọc Hoàng Giám đốc CN Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Thăng Long- T.D.K. Đạ i h ọc K inh tế H uế Xác nhận của Công ty CP Tinh bột Sắn ABC Tôi đồng ý với nội dung của Kế hoạch kiểm toán trên đây do CN Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Thăng Long- T.D.K cung cấp. _______________________ Họ và Tên: Trần Xuân Vĩnh Chức danh: Giám đốc Công ty CP Tinh bột sắn ABC Ngày: Phụ lục 6: Chương trình kiểm toán khoản phải thu khách hàng công ty ABC. CN CÔNG TY Thanglong-TDK Tên khách hàng: Công ty CP Tinh bột sắn ABC Ngày khóa sổ: 31/12/2014 Nội dung: CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG NGẮN HẠN/DÀI HẠN Tên Ngày Người lập CT Người soát xét 1 Người soát xét 2 A. MỤC TIÊU Đảm bảo tất cả khoản phải thu KH ngắn hạn/dài hạn là có thực; thuộc quyền sở hữu của DN; được ghi nhận đầy đủ, chính xác, đúng niên độ và theo giá trị phù hợp; và trình bày trên BCTC phù hợp với khuôn khổ lập và trình bày BCTC được áp dụng. B. RỦI RO CÓ SAI SÓT TRỌNG YẾU CỦA KHOẢN MỤC Các rủi ro Thủ tục kiểm toán Người Đạ i h ọc K inh tế H uế trọng yếu thực hiện Tham chiếu Không có C. THỦ TỤC KIỂM TOÁN STT Thủ tục Người thực hiện Tham chiếu I. Thủ tục chung 1 Kiểm tra chính sách kế toán áp dụng nhất quán với năm trước và phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng. Nhạn D340 2 Lập Bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số dư cuối năm trước. Đối chiếu các số dư trên Bảng số liệu tổng hợp với Bảng CĐPS, Sổ Cái, sổ chi tiết và giấy tờ làm việc của kiểm toán năm trước (nếu có). Nhạn D310 II. Thủ tục phân tích 1 So sánh số dư phải thu KH bao gồm cả số dư dự phòng năm nay với năm trước kết hợp với phân tích biến động của doanh thu thuần, dự phòng phải thu khó đòi giữa hai năm. Nhạn D310 III. Kiểm tra chi tiết Đạ i h ọc K inh tế H uế 1 Thu thập Bảng tổng hợp chi tiết các khoản phải thu KH và KH trả tiền trước theo từng đối tượng KH: - Đối chiếu số liệu với các tài liệu liên quan (Sổ cái, sổ chi tiết theo đối tượng, BCĐPS, BCTC) - Xem xét bảng tổng hợp để xác định các khoản mục bất thường (số dư lớn, các bên liên quan, nợ lâu ngày số dư không biến động, các khoản nợ không phải là KH,...). Thực hiện thủ tục kiểm tra (nếu cần). Nhạn D341 D. KẾT LUẬN Theo ý kiến của tôi, trên cơ sở các bằng chứng thu thập được từ việc thực hiện các thủ tục ở trên, các mục tiêu kiểm toán trình bày ở phần đầu của chương trình kiểm toán đã đạt được. Chữ ký của người thực hiện:_______________ Kết luận khác của Thành viên BGĐ và/hoặc Chủ nhiệm kiểm toán (nếu có): . Đạ i h ọc K inh tế H uế Phụ lục 7: Sổ tổng hợp công nợ. Công ty cổ phần Tinh bột sắn ABC Xã Eabia Huyện Sông Hinh Tỉnh Phú Yên· SỔ TỔNG HỢP CÔNG NỢ Năm 2014 Mã đối tượng Tên đối tượng Dư nợ đầu Dư có đầu PS Nợ PS có Dư nợ cuối Dư có cuối DN Đà Nẵng 13.460.000.000 0 76.671.993.010 79.229.593.010 10.902.400.000 0 CNCTYTPGIALAI CN Công ty TNHH MTV Thực Phẩm Và Đầu Tư Fococev 0 0 766.993.010 615.593.010 151.400.000 0 CTYCPOTOVANHOIMI Cty Cp oto Vận Hội Mới 12.960.000.000 0 39.930.000.000 43.390.000.000 9.500.000.000 0 CTYCPTMDAUTUFOCV Công Ty Cổ Phần Thương Mại Đầu Tư FOCOCEV 0 0 995.000.000 995.000.000 0 0 DULICHFOCOCEV CT CP Thương mại và 500.000.000 0 34.980.000.000 34.229.000.000 1.251.000.000 0 Đạ i h ọc K inh tế H uế du lịch Fococev KH Khách Hàng 2.850.766.403 0 32.222.482.503 32.364.248.901 2.789.000.005 80.000.000 BANLE Bán lẻ 1.200.000 0 86.282.500 87.482.500 0 0 CTYTNHHHOANGMY CTY TNHH Hòang Mỹ 42.630.000 0 0 42.630.000 0 0 CTYTNHHPHIHUNG Cty TNHH Phi Hùng. 2.660.000.000 0 26.070.000.000 26.070.000.000 2.660.000.000 0 CTYTNHHTMTHANHTN Công ty TNHH Thương Mại Thành Thành An 0 0 2.227.600.000 2.227.600.000 0 0 HUYNHTHINGOCHIEU Huỳnh Thị Ngọc Hiếu 0 0 237.600.000 237.600.000 0 0 KHOLE bán lẻ 525.001 0 0 525.001 0 0 NGOVANLOC Ngô Văn Lộc 6.000.000 0 0 6.000.000 0 0 TRANTHIPHUNG Trần Thị Phụng 0 0 18.000.000 18.000.000 0 0 TTRANVANHUNG Trần Văn Hùng 0 0 0 80.000.000 0 80.000.000 VASTSEATRONGNHAN Công Ty TNHH VASTSEA Trọng Nhân 0 0 95.400.000 95.400.000 0 0 YCTYBIA C.ty Bia SANMIGUEL VIỆT NAM 411.400 0 0 411.400 0 0 Đạ i h ọc K inh tế H uế YDOANTHISEN Đoàn Thị Sen 0 0 27.000.000 27.000.000 0 0 YNGUYENTHIDIEM Nguyễn Thị Diễm 140.000.002 0 2.311.000.003 2.322.000.000 129.000.005 0 YPHAMTHISONBA Phạm Thị Sơn Ba 0 0 1.149.600.000 1.149.600.000 0 0 NB Nội bộ 0 0 5.230.000 5.230.000 0 0 DANGTHIHOP Đặng Thị Hợp 0 0 3.570.000 3.570.000 0 0 YTRANVANHOA Trần Văn Hoa 0 0 1.660.000 1.660.000 0 0 VT Vật tư 12.556.160.000 0 616.370.378.378 620.360.033.135 8.566.505.243 0 YVP Công ty Thực phẩm và Đầu tư Công nghệ 12.556.160.000 0 616.370.378.378 620.360.033.135 8.566.505.243 0 Tổng cộng 28.866.926.403 0 725.270.083.891 731.959.105.046 22.257.905.248 80.000.000 Đạ i h ọc K inh tế H uế Phụ lục 8: Bảng kê chứng từ (Trích) Công ty cổ phần Tinh bột sắn ABC Xã Eabia Huyện Sông Hinh Tỉnh Phú Yên· BẢNG KÊ CHỨNG TỪ N¨m 2014 Ct Ngày Số Diễn giải Tk nợ Tk có Tiền Mã Đối tượng HD 31/01/2014 0000046 Xuất kho tinh bột sắn theo HĐKT số 02/14/CTKD-PYSL ngày 09/01/2014 1311 33311 857 650 000 YVP HD 31/01/2014 0000046 Xuất kho tinh bột sắn theo HĐKT số 02/14/CTKD-PYSL ngày 09/01/2014 1311 5111 8 576 500 000 YVP HD 31/01/2014 0000047 Xuất kho tinh bột sắn theo HĐKT số 01/14/CTKD-PY ngµy 09/01/2014 1311 33311 2 340 000 000 YVP HD 31/01/2014 0000047 Xuất kho tinh bột sắn theo HĐKT số 01/14/CTKD-PY ngày 09/01/2014 1311 5111 23 400 000 000 YVP Đạ i h ọc inh tế H uế HD 31/01/2014 0000049 Xuất kho vật tư hàng hóa theo HĐKT số 01-HĐKT ngày 02/01/2014 1311 33311 25 053 910 CNCTYTPGIALAI HD 31/01/2014 0000049 Xuất kho vật tư hàng hóa theo HĐKT số 01-HĐKT ngày 02/01/2014 1311 7111 250 539 100 CNCTYTPGIALAI HD 31/12/2014 0000204 Xuất bán bao PE loại 50kg 1311 5111 137 636 364 CNCTYTPGIALAI Đạ i h ọc K inh tế H uế Phụ lục 9: Thu thập biên bản xác nhận công nợ CN Công ty Thăng Long - TDK Tên Ngày Tên khách hàng: Công ty cp Tbs ABC Người thực hiện Nhạn 13/03/2014 Ngày Khóa sổ: 42004 Người soát xét 1 Nội dung: Thu thập biên bản xác nhận công nợNgười soát xét 2 Người soát xét 3 Đơn vị tính: VND Mục tiêu Đảm bảo các khoản phải thu hiện hữu và thuộc quyền sở hữu của đơn vị Nguồn gốc số liệu Biên bản xác nhận công nợ, sổ tổng hợp công nợ Công việc thực hiện: 1. Từ Bảng tổng hợp số dư công nợ chọn một số khách hàng có số dư lớn kiểm tra Walk through: STT Mã khách hàng Tên khách hàng Số dư tại ngày 31/12/2014 Xác nhận công nợ 1 CNCTYTPGIALAI CN Công ty TNHH MTV Thực Phẩm Và Đầu Tư Fococev 151.400.000 x 2 CTYCPOTOVANHOIMI Cty Cp ôtô Vận Hội Mới 9.500.000.000 x 3 DULICHFOCOCEV CT CP Thương mại và du lịch Fococev 1.251.000.000 x 4 CTYTNHHPHIHUNG Cty TNHH Phi Hùng. 2.660.000.000 5 YNGUYENTHIDIEM Nguyễn Thị Diễm 129.000.005 6 YVP Công ty Thực phẩm và Đầu tư Công nghệ 8.566.505.243 x Kết luận: Đạt mục tiêu kiểm toán 2. Thu thập biên bản xác nhận công nợ: TK Khách hàng Số dư tại ngày 31/12/2014 Xác nhận công nợ tại ngày 31/12/2014 Nợ Có Nợ % Có % 131 Công ty ABC 22.257.905.248 80.000.000 19.468.905.243 87,47 0 0 → Vậy hầu hết các đối tượng phải thu có số tiền lớn đều được xác nhận công nợ. Đạ i h ọc K inh tế H uế Phụ lục 10: Kiểm tra khoản Khách hàng trả trước. CN Công ty Thanglong -TDK Tên Ngày Tên khách hàng: Công ty cp Tbs ABC Người thực hiện Nhạn 13/03/2014 Ngày Khóa sổ: 31/12/2014 Người soát xét 1 Nội dung: Kiểm tra khoản khách hàng ứng trước Người soát xét 2 Người soát xét 3 Đơn vị tính: VND Mục tiêu: Đảm bảo các khoản khách hàng trả tiền trước là có thực Nguồn gốc số liệu: BCTC; Sổ chi tiết; Sổ chi tiết đối tượng công nợ; Sổ nhật ký chung Thực hiện kiểm toán: Thu thập danh sách các khoản KH trả tiền trước, đối chiếu với Sổ Cái, kiểm tra chứng từ, đánh giá tính hợp lý của các số dư KH trả trước lớn qua việc xem xét lý do trả trước, mức độ hoàn thành giao dịch tại ngày khóa sổ kế toán. Tên KH Số dư Có 31/12/2013 Ghi chú Trần Văn Hùng 80000000 Theo PT số 049A, ngày 31/12/2014 số tiền 80.000.000, khớp số dư trên sổ Cái. Thời gian dự kiến giao hàng là 15/01/2015. Công ty đã giao hàng đúng dự kiến ( đã kiểm tra hóa đơn và phiếu xuất kho) Kết luận Đạt được mục tiêu kiểm toán. Đạ i h ọc K inh tế Hu ế Phụ lục 11: Báo cáo kiểm toán Số: 0179 /TLTDK-TC Đà Nẵng, ngày 28 tháng 03 năm 2015 BÁO CÁO KIỂM TOÁN Về Báo cáo tài chính tổng hợp của Công ty TNHH Tinh bột sắn Fococev cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2014 Kính gởi: Hội đồng quản trị và BGĐ Công ty TNHH Tinh bột sắn Fococev Chúng tôi đã kiểm toán Báo cáo tài chính tổng hợp của Công ty CP Tinh bột sắn Fococev gồm: Bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/2014, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính tổng hợp cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2014 được lập ngày 04/03/2015, từ trang 04 đến trang 22 kèm theo. Việc lập và trình bày báo cáo tài chính tổng hợp này thuộc trách nhiệm của Giám đốc công ty. Trách nhiệm của chúng tôi là đưa ra ý kiến về báo cáo này căn cứ trên kết quả kiểm toán của chúng tôi. Cơ sở ý kiến Chúng tôi đã tiến hành kiểm toán theo các Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam. Các chuẩn mực này yêu cầu công việc kiểm toán lập kế hoạch và thực hiện để có được sự đảm bảo hợp lý rằng Báo cáo tài chính tổng hợp của Công ty không còn chứa đựng các sai sót trọng yếu. Chúng tôi đã thực hiện việc kiểm tra theo phương pháp chọn mẫu và áp dụng các thử nghiệm cần thiết, các bằng chứng xác minh những thông tin trong báo cáo tài chính tổng hợp; đánh giá việc tuân thủ các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), các nguyên tắc và phương pháp kế toán được áp dụng, các ước tính và xét đoán quan trọng của Giám đốc cũng như cách trình bày tổng quát các báo cáo tài chính tổng hợp. Chúng tôi cho rằng công Đạ i h ọc K inh tế H uế việc kiểm toán của chúng tôi đã đưa ra những cơ sở hợp lý để làm căn cứ cho ý kiến của chúng tôi. Ý kiến của Kiểm toán viên Theo ý kiến của chúng tôi, Báo cáo tài chính tổng hợp kèm theo đã phản ánh trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Tinh bột sắn Fococev tại ngày 31/12/2014, cũng như kết quả sản xuất kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ trong năm tài chính kết thúc cùng ngày, phù hợp với các Chuẩn mực kế toán, Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan. Đạ i h ọc K inh tế H uế Phụ lục 12: Thư xác nhận Đà Nẵng,Ngày 05 tháng 01 năm 2015 THƯ XÁC NHẬN PHẢI THU KHÁCH HÀNG Kính gửi: Công ty: Địa chỉ: Fax: Kính thưa Quý vị, V/v: xác nhận số dư nợ cho mục đích kiểm toán “Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Thăng Long - TDK” đang thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2014 của Công ty chúng tôi. Báo cáo tài chính của chúng tôi đã phản ánh số dư liên quan đến tài khoản của Quý vị tại ngày 31/12/2014 như sau: Số tiền Quý vị phải trả chúng tôi : VND Số tiền Quý vị đã ứng trước cho chúng tôi : VND Nhằm mục đích kiểm toán báo cáo tài chính của chúng tôi, rất mong Quý vị xác nhận tính đúng đắn của số dư nêu trên và gửi thư xác nhận này trực tiếp bằng đường bưu điện, fax hoặc bản scan đến trước ngày 31 tháng 01 năm 2015 cho kiểm toán viên của chúng tôi theo địa chỉ sau: CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN THĂNG LONG - TDK Địa chỉ : 42 Trần Tống, phường Thạc Gián, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng Đạ i h ọc K inh tế H uế Người nhận : Ông Đào Ngọc Hoàng Điện thoại : 0511. 365 1818 Fax : 0511. 365 1868 Email : Kiemtoantdkdanang@gmail.com Nếu không đồng ý với số dư nêu trên, xin Quý vị cung cấp đầy đủ chi tiết của sự khác biệt cho kiểm toán viên của chúng tôi. Lưu ý: Tất cả các xác nhận qua fax phải có bản chính/ hoặc xác nhận bản gốc được gửi bằng đường bưu điện theo sau. Xin cảm ơn sự hợp tác của Quý vị. Kính thư (Chữ ký, họ tên, chức danh, đóng dấu) Xác nhận của Công ty .. Chúng tôi xác nhận các số dư nêu trên là Đúng Chữ ký: Đóng dấu(nếu có) Tên: Chúng tôi xác nhận các số dư nêu trên là Không đúng Chi tiết về các khoản chênh lệch như sau: (đính kèm bảng chi tiết nếu không đủ chỗ trống để trình bày chi tiết): Đạ i h ọc K inh tế H uế Phụ lục 13: So sánh quy trình kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại CN công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Thăng Long -T.D.K tại Đà Nẵng với một số công ty kiểm toán độc lập khác. Mỗi công ty kiểm toán sẽ dựa vào chuẩn mực kiểm toán để thiết lập quy tình kiểm toán phù hợp với khách hàng và nguồn lực của công ty. Thồng qua việc so sánh thực trạng quy trình kiểm toán các khoản phải thu khách hàng giữa công ty với hai công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC và công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam, để giúp tác giả khách quan hơn trong việc đưa ra các đánh giá về công ty từ đó đề xuất giải pháp khắc phục. 1.1 Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC. 1.1.1 Giới thiệu sơ lược về công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC. Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC (dưới đây gọi tắt là AAC) là công ty kiểm toán và kế toán trực thuộc Bộ Tài chính, thành lập năm 1993 và tái cơ cấu vào năm 1995. Là một trong số ít công ty ra đời và hoạt độ.ng tại Việt Nam. Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC là thành viên tổ chức kiểm toán quốc tế PrimeGlobal có trụ sở chính tại Hoa kỳ và hơn 380 thành viên hoạt động tại 90 quốc gia trên Toàn thế giới. 1.1.2 Tổng quát về quy trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng của công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC Quy trình kiểm toán các khoản phải thu do công ty TNHH Kiểm toán và kế toán AAC thực hiện gồm 3 giai đoạn: 1.1.2.1 Chuẩn bị kiểm toán a. Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán - Tìm hiểu khách hàng. • Đối với khách hàng cũ thì dựa vào hồ sơ kiểm toán của năm trước, phỏng vấn, cập nhật thông tin năm hiện hành. • Đối với khách hàng mới: Thu thập các nội dung sau: con người, sản phẩm, thị trường, kết quả kinh doanh, tài chính, tài sản và công nợ, hệ thống kế toán, chính sách kế toán và những nhân tố khác. Đạ i h ọc K inh tế H uế - Tìm hiểu, đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. • Tìm hiểu chung về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng • Tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng tới hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng - Tìm hiểu, phân tích chu trình bán hàng của công ty khách hàng. - Xác định tài liệu cần cung cấp để thực hiện cuộc kiểm toán. - Xác định mức trọng yếu: Mức trọng yếu được xác định công ty AAC bao gồm: • Mức trọng yếu tổng thể. • Mức trọng yếu thực hiện • Sai sót có thể bỏ qua. Cơ sở thiết lập mức trọng yếu có thể là: • Lợi nhuận trước thuế(5-10%): Thông thường là lợi nhuận bình quân qua nhiều năm • Doanh thu thuần( 0,3-3%): áp dụng đối với doanh nghiệp đang gần điểm hòa vốn • Tài sản thuần (2%): doanh nghiệp đang tạm ngưng hoạt động hoặc gặp khó khăn về khả năng thanh toán. - Ngưỡng ra quyết định điều chỉnh tại doanh nghiệp SAD bằng 5% PM b. Thiết kế chương trình kiểm toán.  Thủ tục chung. Kiểm tra chính sách kế toán áp dụng nhất quán với năm trước và phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng. Lập Bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số dư cuối năm trước. Đối chiếu các số dư trên Bảng số liệu tổng hợp với Bảng CĐPS, Sổ Cái, sổ chi tiết và giây tờ làm việc của kiểm toán năm trước (nếu có).  Thủ tục phân tích. Đạ i h ọc K i h tế H uế Các thủ tục phân tích thường được sử dụng khi thực hiện kiểm toán nợ phải thu khách hàng là: - Tính số vòng quay nợ phải thu (bằng doanh thu bán chịu thuần/ số dư các khoản phải thu bình quân) rồi so sánh với số liệu của ngành hoặc năm trước. - So sánh tỷ lệ nợ khó đòi trên tổng số nợ phải thu năm nay so với năm trước, nếu có chênh lệch thì có thể nợ phải thu đã bị khai khống hoặc khai thiếu. - So sánh tuổi nợ của khách hàng với thời gian quy định của đơn vị. Phương pháp này giúp KTV tập trung vào những vùng có rủi ro cao để kiểm tra chi tiết. - Tính tỷ lệ dự phòng phải thu khó đòi trên số dư nợ phải thu của năm nay so với năm trước. Sai sót có thể xảy ra là mức dự phòng có thể bị khai khống hoặc bị khai thiếu.  Thử nghiệm chi tiết. - Đối chiếu số liệu trên sổ chi tiết công nợ, bảng tổng hợp công nợ, sổ cái với bảng cân đối kế toán và các thuyết minh. Kiểm tra cộng số học trên bảng kê, sổ chi tiết và sổ cái. - Xem lướt qua chi tiết các khoản phải thu để phát hiện các khoản phải thu bất thường. - Thực hiện gửi thư xác nhận. - Việc gửi thư xác nhận cần có sự chấp thuận của khách hàng. - Kiểm toán có thể sử dụng fax để xác nhận nợ. - Xem xét các thư xác nhận nhận được. - Kiểm tra tổng hợp thủ tục chia cắt niên độ (Thủ tục cut-off). - Mở rộng thủ tục cut-off để giảm rủi ro do bị báo cáo sai. - Kiểm tra việc lập dự phòng nợ khó đòi. - Kiểm tra việc quy đổi theo quy định hiện hành và việc đánh giá lại các khoản phải thu có gốc ngoại tệ theo tỷ giá quy định cuối kỳ, kiểm tra việc xử lý chênh lệch tỷ giá quy định cuối lỳ, kiểm tra việc xử lý chênh lệch tỷ giá phát sinh. - Kiểm tra việc trình bày và công bố khoản phải thu trên Báo cáo tài chính. Đạ i h ọc K inh tế Hu ế - Đảm bảo không có bất kỳ sự kiện phát sinh sau ngày kế toán, có mối quan hệ nhân quả với các nghiệp vụ trong niên độ, có thể đặc ngược lại việc đánh giá tài khoản khách hàng. - Kết luận về mục tiêu kiểm toán đã đạt được. 1.1.2.2 Thực hiện kiểm toán. Thực hiện theo chương trình kiểm toán đã được thiết kế. Bao gồm: Thử nghiệm kiểm soát, thủ tục phân tích, thử nghiệm kiểm tra chi tiết. 1.1.2.3 Kết thúc kiểm toán. - Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ. - Xem xét tính hoạt động liên tục. - Phát hành báo cáo kiểm toán. 1.2 Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam. 1.2.1 Giới thiệu sơ lược về công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam. Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam (dưới đây gọi tắt là E&Y) thành lập vào tháng 3 năm 1992, Ernst & Young là công ty 100% vốn nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, kế toán – kiểm toán được cấp phép hoạt động với khoảng 250 nhân viên. Hiện nay, điều hành Ernst & Young Việt Nam Việt Nam là ông Trần Đình Cường. 1.2.2 Tổng quan về quy trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng của công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam. Công ty Ernst & Young Việt Nam dùng phương pháp kiểm toán áp dụng chung cho tất cả các công ty thuộc Ernst & Young Global dựa trên phương pháp kiểm toán toàn cầu: EY Global Audit Methodology (EY GAM) 1.2.2.1 Chuẩn bị kiểm toán. a. Tiền kế hoạch - Tiếp nhận kiểm toán khách hàng mới và duy trì kiểm toán đối với khách hàng cũ, có nhu cầu được kiểm toán lại bởi E &Y/ - Phân công kiểm toán viên và các trợ lí kiểm toán tham gia vào quá trình kiểm toán. Đạ i h ọc K inh tế Hu ế - Đưa ra những thỏa thuận sơ bộ với khách hàng, bao gồm thời gian kiểm toán, các chi phí phát sinh trong quá trình kiểm toán, thời hạn ra báo cáo kiểm toán cho khách hàng - Ký hợp đồng kiểm toán đối với khách hàng mới hoặc thư hẹn kiểm toán đối với khách hàng cũ. b. Lập kế hoạch Tìm hiểu sơ bộ về khách hàng Trongquá trình tìm hiểu khách hàng, kiểm toán viên cần tìm hiểu từ tổng quan bên ngoài đến nội tại bên trong đơn vị để có cái nhìn chung nhất về tình hình hoạt động của đơn vị. • Hiểu biết chung về nền kinh tế: thực trạng nền kinh tế hiện tại, các chính sách thay đổi lãi suất và tỷ giá ngoại tệ, tỷ lệ lạm phát và giá trị tiền tệ trong tương lai • Hiểu biết về môi trường và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp: các yêu cầu về môi trường, thị trường và khả năng cạnh tranh, ảnh hưởng của sự thay đổi công nghệ, các chỉ số tài chính quan trọng, các chuẩn mực và chế độ kế toán liên quan cũng như các quy định pháp luật chi phối tình hình tài chính của doanh nghiệp • Các nhân tố nội tại của đơn vị: Các đặc điểm sở hữu và quản lí tại doanh nghiệp, tình hình kinh doanh hiện tại và chiến lược trong tương lai, khả năng tài chính, môi trường lập báo cáo của doanh nghiệp Tìm hiểu, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ - Kiểm soát nội bộ trong chu trình bán hàng – thu tiền bao gồm tất cả các thủ tục kiểm soát liên quan đến tổ chức bán hàng và theo dõi công nợ khách hàng, - Thực tế, mỗi đơn vị có một hệ thống kiểm soát nội bộ riêng về chu trình bán hàng – thu tiền. Nhưng một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu và hiệu quả đối với chu trình hạch toán nợ phải thu đòi hỏi phải tách biệt các chức năng, phân chia phân nhiệm cho những cá nhân hay các bộ phận khác nhau đảm trách. - Để tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ liên quan đến khoản phải thu, trước hết phải tìm hiểu về quy trình bán hàng và thu tiền của một doanh nghiệp. Đạ i h ọc K inh tế H uế Xác lập mức trọng yếu - Xác lập mức trọng yếu nhằm xác định trọng tâm của cuộc kiểm toán, xác định cỡ mẫu và là căn cứ để đánh giá các sai phạm trong quá trình kiểm toán. - Mức trọng yếu được xác định tại Ernst & Young Việt Nam bao gồm: • Mức trọng yếu tổng thể (PM) • Mức trọng yếu của khoản mục (TE) • Mức quyết định quyết định ra bút toán điều chỉnh: ( SAD) Căn cứ vào tình hình hoạt động và mức độ rủi ro tại các doanh nghiệp mà Ernts & Young kiểm toán, cơ sở thiết lập mức trọng yếu có thể là: • Lợi nhuận trước thuế: Thông thường là lợi nhuận bình quân qua nhiều năm • Lãi gộp • Doanh thu thuần: áp dụng đối với doanh nghiệp đang gần điểm hòa vốn • Tài sản thuần: doanh nghiệp đang tạm ngưng hoạt động hoặc gặp khó khăn về khả năng thanh toán. • Tổng tài sản: khi doanh nghiệp suy yếu • Ngưỡng ra quyết định điều chỉnh tại doanh nghiệp SAD bằng 5% PM Đánh giá rủi ro, xác định cách tiếp cận kiểm toán • Phương pháp tiếp cận kiểm toán bao gồm tiếp cận kiểm soát và tiếp cận cơ bản. Đối với mục tiêu kiểm toán nào mà kiểm toán viên định áp dụng tiếp cận kiểm soát, kiểm toán viên sẽ tìm hiểu về các kiểm soát có liên quan và thực hiện thử nghiệm để đánh giá thiết kế, vận hành và hữu hiệu của kiểm soát. Đối với những mục tiêu áp dụng tiếp cận cơ bản, kiểm toán viên tiến hành các thủ tục phân tích và kiểm tra các nghiệp vụ, các số dư tài khoản. Thiết kế chương trình kiểm toán Chương trình kiểm toán chung của doanh thu và nợ phải thu đang áp dụng tại Ernst & Young như sau: Bảng 2.3 Chương trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng của E&Y Đạ i h ọc K inh tế H uế Phải thu khách hàng Ex/ Oc Co Va / M e R & O Tha m chiếu Ngà y Bản chất, thời gian và mức độ thực hiện các thủ tục kiểm toán của chúng tôi được xác định dựa trên EY GAM( phương pháp kiểm toán toàn cầu: EY Global Audit Methodology) Thủ tục chung Đối chiếu số liệu trên sổ chi tiết và sổ cái, điều tra các nghiệp vụ có giá trị lớn và các khoản mục bất thường × Kiểm tra sự tồn tại của khoản phải thu: thông qua xác nhận hoặc kiểm tra việc thu tiền sau niên độ, hoặc có kết kết hợp cả hai thủ tục trên, xem xét việc sử dụng bảng rủi ro kiểm toán hoặc phần mềm E&Y Microstart để xác định cỡ mẫu và chứng từ thích hợp × × × Nếu khoản mục đã được kiểm giữa niên độ, xem xét và sử dụng phương pháp kiểm "cộng dồn" (roll-forward) các hoạt động từ ngày kiểm giữa niên độ đến ngày khóa sổ báo cáo tài chính. So sánh với các giao dịch trong kỳ trước và điều tra các giao dịch bất thường × Thực hiện thủ tục phân tích và xác định cao điểm của Phải thu khách hàng vào những ngày hoặc những tuần kết thúc năm, thực hiện kiểm "cut-off" ( chia cắt niên độ) bằng × Đạ i h ọc K inh tế H uế việc kiểm tra các chừng từ ghi nhận Phải thu khách hàng, hóa đơn, chừng từ vận chuyển.và các chứng từ hỗ trợ khác trước và sau năm tài chính Kiểm tra chứng từ làm căn cứ ghi nhận Phải thu khách hàng có giá trị lớn hơn 25% TE cho 10 ngày trước và sau niên độ để đảm bảo Phải thu khách hàng được ghi nhận đúng niên độ. Kiểm tra các khoản bán chịu cho khách hàng có giá trị lớn hơn 25%TE những ngày gần kết thúc năm và xem xét các nghiệp vụ ghi nhận hàng bán bị trả lại trong năm sau Đánh giá sự thích hợp của các khoản dự phòng nợ khó đòi × × Từ bảng phân tích tuổi nợ khách hàng, tính toán lại dự phòng nợ khó đòi So sánh tỉ số vòng quay nợ phải thu hoặc số ngày thu tiền bình quân năm nay và năm trước So sánh chi phí dự phòng nợ khó đòi và nợ đã được xóa sổ với năm trước Kết luận tính thích hợp của dự phòng Đánh giá tính thích hợp của các khoản điều chỉnh khác liên quan đến khoản phải thu như chiết khấu, biên bản ghi nợ chưa thanh toán × × Đạ i h ọc K inh tế H uế Kiểm tra việc đánh giá lại khoản phải thu có số dư ngoại tệ × × Kiểm tra chi tiết số dư và điều tra các khoản mục có giá trị lớn × Thủ tục phân tích Phân tích sự biến động của tổng Phải thu khách hàng, Phải thu khách hàng theo từng loại hoạt động giữa năm nay với năm trước, thu thập sự giải trình cho những biến động bất thường. × × × Xem xét khoản phải thu, Phải thu khách hàng và các khoản dự phòng trên sổ cái, hàng bán bị trả lại, kiểm tra các khoản mục bất thường × So sánh các giá trị lớn, kỳ hạn thanh toán, Phải thu khách hàng của những khách hàng quan trọng năm nay với năm trước × Kiểm tra chi tiết Xem xét chi tiết nợ phải thu và điều tra các số dư bất thường, tài khoản có số dư bên có và các tài khoản không phải khoản phải thu khách hàng, hoặc không được phân loại chính xác là khoản phải thu thương mại × × Kiểm tra việc ghi chép chính xác Đối chiếu với số tổng trên sổ cái và điều tra các khoản mục trọng yếu Đạ i h ọc K inh tế H uế Kiểm tra tính chính xác của tuổi nợ thông qua các chứng từ liên quan ( hóa đơn bán hàng, chứng từ vận chuyển) Xem xét thư xác nhận từ ngân hàng và xác nhận công nợ, xác định những công bố cần thiết cần thực hiện × × Xác định các khách hàng chính và tập trung vào việc xác định rủi ro tín dụng, đánh giá sự cần thiết của việc công bố × Kiểm tra chi tiết các tài khoản khác hoặc thuyết minh khoản phải thu, xem xét việc gửi thư xác nhận cho những khoản mục trọng yếu. × × (Nguồn: Chương trình kiểm toán của công ty TNHH Ersnt & Young Việt Nam) 1.2.2.2 Thực hiện kiểm toán. a. Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát. - Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ có liên quan đến quy trình bán hàng và thu tiền. - Xác định các rủi ro trọng yếu. - Đánh giá thiết kế việc thực hiện và hiệu quả hoạt động của kiểm soát được chọn. - Đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu. b. Thực hiện các thử nghiệm cơ bản Thực hiện các thủ tục phân tích, các thử nghiệm kiểm tra chi tiết theo chương trình kiểm toán đã thiết kế trong chương trình kiểm toán. 1.2.2.3 Kết thúc kiểm toán. - Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ. - Xem xét tính hoạt động liên tục. Đạ i h ọc K inh tế H uế - Phát hành báo cáo kiểm toán. 1.2.3 So sánh chương trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng tại CN công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Thăng Long-T.D.K với công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC và công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam. 1.2.3.1 Một số điểm chung. - Nhìn chung, chương trình kiểm toán của các công ty trên đều được xây dựng chung cho tất cả các khách hàng của công ty. Chưa phân biệt rõ ràng giữa doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ. - Đa phần, các KTV ít sử dụng hoặc ít dựa vào các thủ tục phân tích để giảm thiểu các thử nghiệm cơ bản. Kiểm tra chi tiết vẫn là hướng đi chủ đạo của một số kiểm toán viên. 1.2.3.2 Một số điểm khác nhau. Bảng 2.4: Một số điểm khác nhau giữa một số công ty kiểm toán độc lập Chỉ tiêu Thăng Long-T.D.K AAC E&Y Mức trọng yếu được xác định Thường chọn ở mức trung bình Thường chọn ở mức trung bình Chọn mức trọng yếu thấp nhất Chuẩn mực được tuân thủ VSA VSA VSA, ISA Khung chương trình kiểm toán mẫu CTKiT mẫu của VACPA CTKiT mẫu của VACPA CTKiT của E&Y Global xây dựng Thủ tục gửi thư xác nhận Thường bỏ qua Thực hiện xác nhận số dư cuối kỳ Thực hiện gửi thư xác nhận theo từng giao dịch. Mô hình, mẫu ghi nhận Dựa vào mẫu của CTKiT của VACPA Dưa vào mẫu của CTKiT của VACPA Chưa đưa ra một mô hình, mẫu cụ thể để các kiểm toán viên làm căn cứ ghi nhận nhận những Đạ i h ọc K inh tế H uế hiểu biết về quy trình hoạt động và chính sách của khách hàng Công cụ kiểm toán hỗ trợ Có, ít: Audit tool. Có, ít Có nhiều: Micro Star, EY Sampling Xây dựng thư điện tử Không Không Có Đạ i h ọc K inh tế H uế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnguyen_thi_nhan_8401.pdf
Luận văn liên quan