Chợ Eatam là chợ chủ yếu phục vụ cho nhu cầu mua sắm sinh hoạt của sinh viên trường Đại học tây nguyên nên lượng rác thải phát sinh tại đây là khá lớn, trung bình một ngày phát sinh 0.97 tấn rác. Vào các ngày cuối tuần, các ngày lễ tết lượng rác thải phát sinh lại tăng mạnh. Hàng ngày lượng rác thải rác thải từ cửa hàng rau và hoa quả chiếm 31.96% tổng lượng rác thải phát sinh trên địa bàn chợ Eatam.
Công tác thu gom, vận chuyển rác thải đã được thực hiện liên tục trong khu vực nhưng hiệu quả thu gom mới chỉ đạt ở mức trung bình. Công tác thu gom rác thải trên địa bàn chưa được quan tâm về nhân lực, đầu tư công nghệ. Tại khu vực nghiên cứu, công tác quản lý rác thải hầu như chưa được quan tâm đúng mức, chưa triển khai đến các đơn vị, các cơ quan hành chính cũng như cộng đồng dân cư.
13 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2642 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng rác và quản lý rác thải tại khu vực chợ EATAM thành phố Buôn Ma Thuột, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỰC TRẠNG RÁC VÀ QUẢN LÝ RÁC THẢI TẠI KHU VỰC CHỢ EATAM THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đê tài.
Phường eatam đóng trên địa bàn thành phố buôn ma thuột tỉnh đăk lăk là một trong những phường khá nhộn nhịp và tấp nập vì tại đây có trường Đại học Tây Nguyên. Trong những năm gần đây phường đã có những bước phát triển đáng kể về kinh tế xã hội, đời sống của nhân dân được cải thiện đáng kể. Như vậy, khi kinh tế phát triển, tiêu dùng tăng nhưng cũng kéo theo đó là những vấn đề xung quanh nó như an ninh, chính trị, môi trường… Trong đó một vấn đề nổi cộm nên ở phường Eatam hiện nay chính là vấn đề rác thải sinh hoạt mà đặc biệt là tại khu vực chợ Eatam. Qua thực tế cho thấy khi chợ đã tan thì quang cảnh chợ đúng như một bãi chiến trường rác, có gọn thì người bán hàng chất thành từng đống tại chỗ, còn không họ bán hàng xong, rác thế nào thì vẫn nằm nguyên thế, họ cho rằng đã nộp tiền chợ thì sẽ có người phải dọn. Mà rác tại chợ thường đến chiều mới được dọn, thu gom lại để chuyển đến nơi tập kết rác, do vậy trong khoảng thời gian từ cuối giờ sáng đến chiều thì thôi đủ thứ mùi bốc lên khó chịu, mùi hôi thối, bẩn thỉu bốc lên từ cống rãnh, từ mặt đất nhờn nhợt nước và đủ thứ rác rưởi trộn lẫn với các mùi thực phẩm sống, chín. Rác thải không chỉ ảnh hưởng đến môi trường, đến mỹ quan của Phường, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân sống tại khu vực chợ.
Từ những thực trạng về rác thải trên địa bàn phường và từ những yêu cầu thực tế, chúng em quyết đinh nghiên cứu vấn đề: “Thực trạng vấn để rác thải và quản lý rác thải tại khu vực chợ Eatam thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đaklak”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.
+ Điều tra số lượng, thành phần của rác thải tại chợ Eatam
+ Điều tra công tác quản lý, vận chuyển, thu gom, công tác tuyên truyền vệ sinh môi trường và nhận thức của người dân về rác thải
+ Đề xuất một số biện pháp quản lý, rác thải nhằm góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu về thực trạng rác thải trên địa bàn Chợ Eatam (nguồn phát sinh, thành phần, khối lượng rác) và thực trạng quản lý rác thải tại đây ( tình hình thu gom, vận chuyển)
+ Phạm vi nghiên cứu: Chợ Eatam
3.3 Phương pháp nghiên cứu:
3.3.1Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:
+ Thu thập, tổng hợp tài liệu có liên quan như: hiện trạng rác thải, công tác thu gom, vận chuyển thông qua các cơ quan của phương Eatam.
+ Các số liệu thu thập thông qua ban quản lý chợ.
+Tìm hiểu qua sách báo, mạng internet…..
3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
+ Phương pháp khảo sát thực địa để thấy được tình hình chung về rác thải trên địa bàn.
+ Phỏng vấn bằng phiếu điều tra nhằm thu thập ý kiến của các hộ gia đình về tình hình quản lý rác thải sinh hoạt tại địa phương.
3.3.4 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
+ Tổng hợp tất cả các số liệu thu thập được từ các phương pháp trên.
+ Xử lý số liệu bằng Excel.
PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1 Những vấn đề chung
2.1.1 Khái niệm rác thải
Rác thải là bất kì loại vật liệu nào ở dạng rắn mà con người loại bỏ mà không được tiếp tục sử dụng như ban đầu.
Rác thải là các loại rác thải không ở dạng lỏng, không hòa tan được thải ra từ các hoạt động sinh hoạt, công nghiệp. Rác thải còn bao gồm cả bùn cặn, phế phẩm nông nghiệp, xây dựng, khai thác mỏ…
Rác thải là những vật chất ở dạng rắn do các hoạt động của con người và động vật tạo ra. Những “sản phẩm” này thường ít được sử dụng hoặc ít có ít, do đó nó là “sản phẩm” ngoài ý muốn của con người. Rác thải có thể ở dạng thành phẩm, được tạo ra trong hầu hết các giai đoạn sản xuất và trong tiêu dùng
2.1.2 Khái niệm về rác thải sinh hoạt.
“ Rác thải sinh hoạt là những chất thải có liên quan đến các hoạt động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại. Rác thải sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, tre, gỗ, lông gà lông vịt, vải, giấy, rơm, rạ, xác động vật, vỏ rau quả v.v…”
2.1.3 Quản lý chất thải
Quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải .
2.1.4 Quản lý môi trường
Quản lý môi trường là sự tác động liên tục, có tổ chức, có phương hướng và mục đích xác định của chủ thể ( con người, địa phương, quốc gia, tổ chức quốc tế v.v… ) đối với một đối tượng nhất định ( môi trường sống ) nhằm khôi phục, duy trì và cải thiện tốt hơn môi trường sống của con người trong khoảng thời gian dự định
2.1.2 Mối quan hệ giữa môi trường và con người
Quan niệm trước đây cho rằng, môi trường là những yếu tố bao quanh và tác động lên con ngừời (cá thể hay cộng đồng) và sinh vật, cách nhìn nhận này làm cho người ta dễ ngộ nhận rằng mối quan hệ giữa con người và môi trường là mối quan hệ một chiều: môi trường tác động tới con người và con người là một trung tâm tiếp nhận những tác động đó. Thực ra, mỗi con người lại là một tác nhân tác động tới các yếu tố chính trong môi trường mà nó đang tồn tại.
Trong những năm gần đây, người ta có cái nhìn toàn diện hơn về mối quan hệ giữa con người và môi trường:
_ Con người sống trong môi trường không phải chỉ để tồn tại như một sinh vật mà con người là một sinh vật đặc biệt biết tư duy, nhận thức được môi trường và biết tác động ngược lại các yếu tố môi trường để cùng tồn tại và phát triển.
_ Mối quan hệ giữa con người và môi trường là mối quan hệ tương tác (tác động qua lại), trong đó bao gồm cả những tương tác giữa các cá thể người, cộng đồng con người.
_ Con người sống trong môi trường không phải chỉ như một như một sinh vật, một bộ phận sinh học trong môi trường mà còn là một cá thể trong cộng đồng xã hội con người. Con người ở đây vừa có ý nghĩa sinh học vừa có ý nghĩa xã hội học. Chính vì vậy, những vấn đề môi trường không thể giải quyêt bằng các biện pháp lý - hoá - sinh, kỹ thuật học, mà còn phải được xem xét và giải quyết dưới các góc độ khác nhau như kinh tế học, pháp luật, địa lý, kinh tế - xã hội.
Theo đó, sự sống là phương thức tồn tại với những thuộc tính đặc biệt của vật chất đặc biệt nhất định của môi trường. Trong quá trình xuất hiện, phát triển, tiến hoá, sự sống luôn gắn chặt với môi trường mà nó tồn tại, cũng không có môi trường không có sự sống. Không hề có sự sống tồn tại trong môi trường mà lại không thích ứng.
Cùng với sự phát triển tiến hoá của bản thân con người, sự chuyển biến từ hệ sinh thái tự nhiên sang hệ sinh thái người, con người đã trải qua những nấc thang tiến hoá từ thấp đến cao của các hình thái kinh tế: hái lượm, săn bắt- đánh cá, chăn thả, nông nghiệp, công nghiệp - đô thị hoá, kinh tế tri thức.Con người vừa là thực thể sinh học, vừa là thực thể xã hội (do quan hệ xã hội mà con người sinh học trở thành con người văn hoá), nên môi trường sống của con người còn gọi là môi trường nhân văn, là tổng hợp các điều kiện vật lý, hoá học, sinh học, kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá bao quanh và có ảnh hưởng đến sự sống và phát triển của từng cá nhân và của các cộng đồng người.
Để tồn tại và phát triển kinh tế - xã hội, con người khai thác môi trường để phục vụ cuộc sống, cùng với đà tăng dân số mãnh liệt, môi trường bị khai thác triệt để, tuỳ tiện đang trở nên cạn kiệt đến mức mức báo động làm thế cân bằng sinh thái bị vi phạm nghiêm trọng trên diện rộng, trên toàn thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động xấu đối với môi trường, cũng còn có những tác động tích cực đến hệ sinh thái. Nguyên nhân là do phải đảm bảo chất lượng cuộc sống cho con người và cộng đồng dân cư.
2.2 Kết quả nghiên cứu
2.2.1 Thực trạng rác thải sinh hoạt của chợ Eatam, thành phố Buôn Ma Thuột.
2.2.1.1 Nguồn phát sinh rác thải
Chợ Eatam là một chợ không lớn lắm nhưng lại rất nhộn nhịp vì đây là chợ sinh viên. Chính vì vậy mà mức độ tiêu dùng hàng hóa ở đây cũng khá mạnh. Nguồn phát sinh rác thải trên địa bàn Chợ chủ yếu từ sinh hoạt buôn bán của các các hộ bán rau, trái cây, cá thịt là chủ yếu, ngoài ra rác thải còn phát sinh từ hộ gia đình, các quán ăn. Rác thải từ nguồn này chủ yếu là chất hữu cơ dễ phân huỷ như thức ăn thừa, rau củ, quả bị hỏng...ngoài ra còn một lượng lớn các loại bao bì, túi nilon.
Hình 2.1 Sơ đồ nguồn phát sinh chất thải
Bán hoa quả
Rác thải
Bán cá, thịt
Cửa hàng tạp phẩm
Người đi chợ
Hộ gia đình
Bán rau
Kinh doanh dịch vụ
Quán ăn
Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt của Chợ được thể hiện ở bảng 4.3
Bảng 2.1. Nguồn phát sinh rác thải trên địa bàn Chợ Eatam
Nguồn
Khối lượng
(tấn/ngày)
Tỷ lệ (%)
RTSH hộ gia đình
0.21
21.65
Rác thải từ cửa hàng rau và hoa quả
0.31
31.96
Rác thải từ các quán ăn, dịch vụ công cộng...
0.19
19.59
Rác thải từ cửa hàng thịt, cá, tạp phẩm.
0.26
26.80
Tổng
0.97
100
( Nguồn:Ban quản lý Chợ)
Từ bảng trên cho thấy: Rác thải cửa hàng rau và hoa quả chiếm tỷ lệ lớn nhất (31.96%). Rác thải từ quán ăn và dịch vụ là ít nhất do đây chủ yếu là chủ yếu là giấy, bao bì…
Theo kết quả điều tra các hộ buôn bán của chợ Eatam là 0,25 kg/hộ/ngày. Đó là chưa kể một lượng lớn rác thải sinh hoạt phát sinh từ những ngày nghỉ cuối tuần hay những ngày lễ hội thì khối lượng rác thải phát sinh lại tăng lên, nếu lượng rác này không được thu gom thường xuyên sẽ gây ra ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan và ảnh hưởng tới sức khỏe người dân.
2.2.1.2 Thành phần rác thải
Theo kết quả điều tra, rác thải sinh hoạt trên địa bàn Chợ Eatam chủ yếu là chất hữu cơ, tỷ lệ này chiếm khoảng 50% bao gồm: vỏ rau củ, hoa quả thối; tỷ lệ chất thải phi hữu cơ là 60% bao gồm chủ yếu túi nilon, vỏ hến, vỏ trai, giấy, giẻ vụn, các loại vỏ hộp…được thể hiện ở bảng 2.3 dưới đây:
Bảng 2.3. Thành phần rác thải tại chợ Eatam
Thành phần rác
Tỷ lệ
Chất hữu cơ
50%
giấy, giẻ rách
12%
nhựa, cao su, bao nilon
15%
kim loại, vỏ đồ hộp
3%
thuỷ tinh, mảnh vụn
5%
đất cát, xỉ than,và các tạp chất khác
10%
Qua bảng cho thấy tỷ lệ chất hữu cơ cao nhất (55%) do ở đây chủ yếu là các hộ gia đình kinh doanh, buôn bán, phong phú với nhiều loại hàng hóa chủ yếu là thực phẩm. Không có hoạt động chăn nuôi nên thực phẩm, thức ăn thừa không được tận dụng mà thải bỏ toàn bộ. Do vậy tỷ lệ chất hữu cơ trong rác thải ở đây là rất cao chủ yếu là chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, còn thành phần chất vô cơ không đáng kể chủ yếu là túi nilon, đất cát. bụi đường.
2.2.2 Thực trạng thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại Chợ Eatam
2.2.2.2 Thực trạng thu gom rác thải tại khu vực chợ Etam
Etam là một khu chợ mang tính chất là khu chợ Phiên nên việc thu gom và xử lý rác vẫn đang là một vấn đề cần đặt ra để các tổ chức quản lý trong khu vực. Hàng ngày các hộ buôn bán thuộc phạm vi chợ Etam phải trả chi phí cho việc thu gom rác thải từ việc buôn bán của mình. Vì vấn đề quản lý tại khu vực chợ Etam chưa có cơ quan nào đứng ra quản lý nên việc thu gom và quản lý rác thải trong khu vực chợ còn khá phức tạp, công việc thu gom rác thải tại chợ được một cá nhân đứng ra nhận thầu và đóng thuế với cơ quan chức năng. các hộ buôn bán trong khu vực chợ Etam mỗi ngày phải đóng phí chợ và phí xả thải với người nhận thầu, với mức phí là 1000 đồng/ngày. Các hộ buôn bán trong khu vực chợ hầu hết là những người buôn bán nhỏ lẻ và không có đang ký giấy phép kinh doanh nên việc quản lý từ cơ quan chức năng là hoàn toàn không có, việc buôn bán nhỏ lẻ như vậy nên khi phát sinh ra chất thải họ cũng chỉ để ngay dưới chân hay bên cạnh chỗ bày bán của mình mà thôi, việc không có ý thức về quản lý rác thải càng thể hiện rõ hơn, với địa hình của chợ hơi dốc nên mỗi khi có cơn mưa nặng hạt nào rớt xuống là các hộ buôn bán tha hồ mà đùn đẩy đống rác thải ngay dưới chân vào dòng nước để cuốn đi, không cần biết khối lượng rác thải này sẽ trôi về đâu, miễn là chỗ buôn bán của họ sạch sẽ là được rồi, những hộ trên đầu dốc thì quét ra để cho dòng nước cuốn đi, rác chảy tới hộ nào thì họ lấy chổi hoặc chân đẩy ra cho rác chảy theo dòng nước, và điểm tập kết rác là các con mương và suối ở dưới thấp hơn.
Những ngày bình thường thì tại khu vực chợ Etam vẫn được đội quản lý môi trường thành phố Buôn Ma Thuột quét dọn, việc quét dọn thường được diễn ra vào khoảng 3-4h sáng, vì vậy tới cuối ngày rác thải tại khu vực chợ khá nhiều rác dồn đóng tạo nên một mùi hôi tanh nồng nặc, rác rưởi khắp mọi nơi, từ các hàng trái cây, quần áo, cá, thịt, rau…tới những nơi ăn uống cũng đầy rác thải, tại hàng ăn uống , ngồi trên ghế ăn mà ở dưới chân rác thải với ruồi nhặng bay xung quanh rất mất vệ sinh. Đã có nhiều trường hợp khi ăn uông tại khu vực chợ đã bị ngộ độc thực phẩm và đau bụng, thế nhưng việc giải quyết vấn đề rác thải tại khu vực chợ Etam vẫn còn gặp nhiều khó khăn và hiện giờ vẫn phụ thuộc rất nhiều vào ý thức của các hộ kinh doanh buôn bán thuộc khu vực chợ.
2.2.2.2 Khả năng đáp ứng của công tác thu gom
a. Thiết bị thu gom
Thiết bị và phương tiện thu gom rất đơn giản gồm: 1 xe đẩy, chổi, xẻng, quần áo bảo hộ lao động, đôi ủng, găng tay lao động. Những trang thiết bị này chủ thầu đầu tư cho những người thu gom rác hàng năm.
b. Thành phần và tiền công thu gom.
Tại chợ vào buổi sáng sớm có một nhóm người chuyên làm nhiệm vụ đi thu gom rác trước khi chợ họp Hình thức trả công cho nhân công là mỗi người thu gom có thể được trả 1 triệu đến 1 triệu 200 nghìn đồng một tháng. Số tiền này là do các chủ cửa hàng kinh doanh dịch vu trả cho người thầu. Mức phí rác thải cho người có hộ khẩu tại chợ là 8000đ/gian hàng kinh doanh và 1000đ/gian hàng bán qua ngày.
c. Tần suất thu gom rác
Trong chợ, do đặc điểm đây là chợ gần trường đại học nên sinh viên mua rất nhiều, nên tần xuất thu gom của tổ thu gom rác là 8 ngày/tuần, hàng ngày đều có người đến thu gom rác theo giờ, thường là vào buổi chiều và sáng sớm.
Sau khi thu gom xong, rác sẽ được tập kết tại thùng rác hoặc gom thành đống cho đến khi xe rác đến và chở đi đến bãi rác thành phố.
2.2.3 Thái độ của nhà quản lý, công nhân thu gom và hộ gia đình đối với công tác quản lý rác thải sinh hoạt
2.2.3.1 Thái độ của nhà quản lý
Theo điều tra thực tế cho thấy, những người có trách nhiện trong việc quản lý, xử lý rác thải ở khu vực chợ chưa có sự quan tâm sát xao đến công việc của mình dẫn đến tình trạng quản lý chưa chặt chẽ vấn đề thu gom, xử lý rác thải.
Mặt khác những người chịu trách nhiệm quản lý này thiếu kiến thức chuyên môn cần thiết cho công việc của mình. Do đó việc tuyên truyền cho người dân hiểu trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong việc bảo vệ môi trường là rất kém.
2.2.3.2 Thái độ của người thu gom
Theo kết quả phỏng vấn người thu gom rác thải của chợ họ đều phản ánh là nhận được mức lương chưa thỏa đáng Ngoài lương ra họ chưa có chế độ đãi ngộ nào trong khi phải tiếp xúc với mùi hôi thối từ rác thải.
Khi được hỏi về ý thức của người dân trên địa bàn thị trấn thì đa số người dân chấp hành tốt việc đổ rác thành đống gọn gang nhưng bên cạch đó vẫn có hành vi đổ rác và xả rác ra một cách bừa bãi không đúng nơi quy định.
2.2.3.2 Thái độ của các hộ kinh doanh
Theo số liệu điều tra cho thấy:
Có 27% số hộ điều tra cho rằng mức phí đó là cao do các hộ đó thu nhập cao, buôn bán lâu dài và thuận lợi.
Có 48% số hộ cho rằng mức phí đó là phù hợp.
Và 25% số hộ đánh giá mức phí đó thấp.
Tuy nhiên có một vài hộ lại cho rằng không cần đóng phí vệ sinh vì cho rằng họ không có mấy rác thải và họ có thể tự xử lý được không cần thu gom.
+ Địa điểm thường xuyên đổ rác: Kết quả điều tra và khảo sát thực tế cho thấy chủ yếu là họ xả rác lung tung, không tạp trung lại một chỗ dẫn đến việc thu gom rác lâu và vất cả hơn vì phải quét gọn rác vào. Bên cạnh đo thì vẫn co một số hộ có ý thức bỏ rác gọn gang.
+ Ý kiến của người dân về chất lượng của dịch vụ thu gom rác thải: Theo kết quả điều tra người dân về chất lượng của hoạt động thu gom rác thải tại chợ thì có 40% số người được hỏi cho là tốt, 20% cho là bình thường, 33% cho là chưa tốt, 7% có ý kiến khác. Một phần nhỏ số người được hỏi phản ánh thái độ của người thu gom còn chưa tốt, chỉ thu gom rác của các kinh doanh mà có rác để gọn gang mà không quét dọn chỗ có rác rơi vãi lung tung.
Như vậy, công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định cần phải khắc phục.
Hình 2.4 Đánh giá của người dân về chất lượng thu gom rác thải
2.2.4 Đề xuất biện pháp quản lý rác
Với thực trạng công tác quản lý và thu gom rác như trên thì trong giai đoạn hiện nay, để thực hiện nhiệm vụ quản lý môi trường nói chung và quản lý rác thải nói riêng, ta có thể áp dụng nhiều công cụ khác nhau như: công cụ pháp luật, công cụ kinh tế, giáo dục cộng đồng…nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường cho khu vực chợ.
+ Thành lập bộ máy quản lý môi trường, phối hợp với nhau để nắm vững được tình hình môi trường chung chợ, nâng cao hiệu quả quản lý
Tại chợ cần có người phụ trách quản lý về môi trường.
Tổ chức tập huấn cho đội thu gom rác thải về kĩ thuật thu gom, phân loại rác, có trách nhiệm trong công việc của mình và chịu sự quản lý của cán bộ quản lý môi trường.
Tổ chức tập huấn cho cán bộ môi trường để nâng cao trình độ chuyên môn, khả năng quản lý mình.
+ Công nhân trực tiếp làm việc thu gom rác phải được xếp ở ngành lao động độc hại từ đó có chế độ tiền lương, phụ cấp độc hại, bảo hộ lao động cho phù hợp.
+ Giáo dục tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân thực hiện nếp sống văn minh, không đổ rác và vứt rác bừa bãi. Đối với vấn đề bảo vệ môi trường nói chung và rác thải nói riêng thì nâng cao nhận thức cũng như ý thức của người dân việc làm rất quan trọng, nó quyết định hiệu quả của vấn đề bảo vệ môi trường sống bởi để có được môi trường trong sạch thì không chỉ là sự cố gắng của một vài người mà cần có sự quan tâm của toàn xã hội thì mới có thể thực hiện được.
+ Tiến hành phân loại rác tại nguồn, tuyên truyền cho người dân biết cách phân loại rác thải trước khi đem thải bỏ. Thực hiện quản lý rác theo phương thức 3R (reduce - giảm thiểu, reuse - tái sử dụng, recycle - tái chế).
Reduce: Giảm thiểu, đó là việc hạn chế đến mức tối thiểu việc sử dụng các loại túi nilon, các loại đồ hộp phục vụ ăn uống….
Reuce: Tái sử dụng, đó là việc phân loại và tận dụng những phế liệu bán cho người thu mua và tái chế, thực phẩm dư thừa tận dụng cho chăn nuôi.
Recycle: Tái chế, tận dụng các loại chất thải hữu cơ dễ phân hủy để sản xuất phân bón, sản xuất khí sinh học.
2.2.5 Kiến nghị
Để có thể thực hiện tốt công tác quản lý, rác thải trên địa bàn chợ Eatam, chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị như sau:
+ Tăng cường hiệu quả của công tác phân loại , thu gom và đổ thải rác có hiệu quả.
+ Cần có cán bộ chuyên trách về vệ sinh môi trường ở cấp cơ sở, nâng cao năng lực quản lý rác thải .
+ Tổ chức phổ biến kiến thức về môi trường cho người dân về tác hại của ô nhiễm môi trường xung quanh nơi ở.
KẾT LUẬN
Chợ Eatam là chợ chủ yếu phục vụ cho nhu cầu mua sắm sinh hoạt của sinh viên trường Đại học tây nguyên nên lượng rác thải phát sinh tại đây là khá lớn, trung bình một ngày phát sinh 0.97 tấn rác. Vào các ngày cuối tuần, các ngày lễ tết lượng rác thải phát sinh lại tăng mạnh. Hàng ngày lượng rác thải rác thải từ cửa hàng rau và hoa quả chiếm 31.96% tổng lượng rác thải phát sinh trên địa bàn chợ Eatam.
Công tác thu gom, vận chuyển rác thải đã được thực hiện liên tục trong khu vực nhưng hiệu quả thu gom mới chỉ đạt ở mức trung bình. Công tác thu gom rác thải trên địa bàn chưa được quan tâm về nhân lực, đầu tư công nghệ. Tại khu vực nghiên cứu, công tác quản lý rác thải hầu như chưa được quan tâm đúng mức, chưa triển khai đến các đơn vị, các cơ quan hành chính cũng như cộng đồng dân cư.
Rác thải chưa được phân loại tại nguồn, chưa áp dụng phương pháp phân loại và thu gom hợp vệ sinh. Nếu rác thải được phân loại và tái sử dụng đi lại vào cuộc sống thì sẽ rất tốt.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- racthai_5489.doc