Xác định rõ vai trò và tầm quan trọng của việc bảo toàn vốn trong kinh doanh
của chi nhánh. Hàng năm chi nhánh đã tổ chức Đại hội CBCNVC trong toàn chi
nhánh để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của năm cũ và đề ra những chỉ tiêu
biện pháp để thực hiện nhiệm vụ của năm mới. Đại hội đã xác định được tầm quan
trọng của việc bảo toàn vốn vay và lấy những trí tuệ của cả Đại hội nhằm thực hiện
được mục tiêu mà Đại hội đã đề ra.
23 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2186 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Cổ phần Quân đội – 73 Trần Duy Hưng – Thanh Xuân – Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN:
Thực trạng rủi ro tín dụng tại
Chi nhánh Ngân hàng Cổ phần
Quân đội – 73 Trần Duy Hưng –
Thanh Xuân – Hà Nội
Lời nói đầu
Trong quá trình thực tập, dưới sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình giúp đỡ của các
cán bộ Phòng Tổ chức, phòng Kinh doanh và các phòng ban khác của ngân hàng
TMCP Quân Đội, em đã tìm hiểu và thu thập được những thông tin, số liệu cần thiết
để hoàn thành báo cáo thực tập này.
Báo cáo thực tập gồm các chương sau:
Chương I: Khái quát chung về Chi nhánh Ngân hàng Cổ phần Quân đội – 73
Trần Duy Hưng – Thanh Xuân – Hà Nội
Chương II: Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Cổ phần
Quân đội – 73 Trần Duy Hưng – Thanh Xuân – Hà Nội
Chương III: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Cổ phần Quân
đội – 73 Trần Duy Hưng – Thanh Xuân – Hà Nội
Chương IV: Nhận xét và kiến nghị
Chương I
Khái quát chung về ngân hàng cổ phần quân đội – Chi nhánh 73 Trần Duy
Hưng
I. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng Cổ phần Quân đội (Military bank) gọi tắt là MB là một ngân hàng
thương mại cổ phần được thành lập tại nước CHXHCN Việt Nam theo giấy phép
hoạt động Ngân hàng số 0054/NH-GP ngày 14 tháng 9 năm 1994, do Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam cấp. Và cũng giống như tất cả các ngân hàng thương mại khác trong
cả nước, Ngân hàng Cổ phần Quân đội có hoạt động chủ yếu là cung cấp các dịch vụ
ngân hàng và các dịch vụ tài chính theo quy định của ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Từ khi thành lập đến nay, ngân hàng đã không ngừng phát triển và đã mở được nhiều
chi nhánh ở các tỉnh, như TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng. Trụ sở chính tại số
3 Liễu Giai - Ba Đình – Hà Nội cũng đã phát triển được nhiều chi nhánh nhỏ và chi
nhánh 73 Trần Duy Hưng – Thanh Xuân – Hà Nội là một trong những chi nhánh
được thành lập và phát triển khá mạnh mẽ.
Chi nhánh Ngân hàng Cổ phần Quân đội số 73 Trần Duy Hưng – Thanh Xuân –
Hà Nội có 5 phòng ban trực thuộc, chi nhánh có 31 cán bộ công nhân viên chủ yếu đã
qua đào tạo từ đại học trở lên, có 80% cán bộ công nhân viên có trình độ đại học và
tương đương, có 30% theo học trên đại học. Chi nhánh Ngân hàng Cổ phần Quân đội
73 Trần Duy Hưng – Thanh Xuân – Hà Nội là chi nhánh nằm trên địa bàn khá thuận
lợi của thủ đô. ở đây gần khu đô thị mới và cũng có nhiều công ty, nhà máy có thể
giao dịch với chi nhánh ngân hàng, và cũng có điều kiện thuận lợi để ngân hàng, tăng
trưởng dư nợ cho vay. Xong bên cạnh đó thì ở đây cũng còn gặp nhiều khó khăn là
do điều kiện ngân hàng mới được thành lạp, đội ngũ công nhân viên trẻ đầy năng
động cũng còn gặp nhiều khó khăn là do điều kiện ngân hàng mới được thành lập,
đội ngũ công nhân viên trẻ đầy năng động nhưng kinh nghiệm vẫn còn ít, cần có thời
gian để bồi bổ thêm. Nhưng trong thời gian 45 ngày thực tập tại chi nhánh, tôi thấy
cán bộ CNV chi nhánh đã nỗ lực hết mình, không ngừng phấn đấu vươn lên hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần đưa Ngân hàng Cổ phần quân đội sánh kịp cùng
các Ngân hàng thương mại khác trong cả nước
II. Nhiệm vụ chủ yếu
Cũng giống như các ngân hàng thương mại khác nhiệm vụ chính của chi nhánh
Ngân hàng Cổ phần Quân đội – 73 Trần Duy Hưng – Thanh Xuân – Hà Nội là phục
vụ các đối tượng khách hàng đa dạng bao gồm các doanh nghiệp và cá nhân thuộc
mọi thành phần kinh tế trong đó có doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân,
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các cá nhân.
Nhiệm vụ chính của chi nhánh 73 – Trần Duy Hưng – Thanh Xuân – Hà Nội là
huy động vốn nhàn rỗi từ dân cư và các thành phần kinh tế để cho vay.
Nhận tiền gửi và phát hành các loại chứng từ huy động vốn khác của các tổ
chức dan cư trong và ngoài nước. Trên cơ sở có vốn huy động, chi nhánh 73 Trần
Duy Hưng – Thanh Xuân – Hà Nội tiến hành cho các hộ gia đình, cá nhân và các
doanh nghiệp vay vốn có thể cho ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, thực hiện các dịch
vụ thanh toán, chuyển tiền. Đồng thời thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam giao.
Ngoài hai nhiệm vụ chính là huy động vốn và tín dụng. Chi nhánh còn tiến hành
các hoạt động phi tín dụng như: hoạt động thanh toán quốc tế kinh doanh ngoại tệ,
hoạt động bảo lãnh, hoạt động kinh doanh thẻ.
Với nhiệm vụ trên chi nhánh Ngân hàng Cổ phần Quân đội – 73 Trần Duy
Hưng đề ra mục tiêu kinh doanh là: Tối đa hoá lợi nhuận trên cơ sở vì sự thành đạt
của mọi người, mọi doanh nghiệp dựa trên việc kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch
vụ ngân hàng theo chính sách, pháp luật của Nhà nước, bắt kịp những biến dộng của
thị trường và thực hiện đúng chức năng của một Ngân hàng thương mại.
III. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của chi nhánh ngân hàng cổ phần đội
– Số 73 Trần Duy Hưng
* Cơ cấu tổ chức
Ban giám đốc: Gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc
Các phòng ban: Gồm 5 phòng ban.
Chức năng các phòng ban như sau.
- Phòng ngân quỹ: Với chức năng thu chi tiền mặt ngân phiếu thanh toán trên
chứng từ kế toán chuyển sang đồng thời thực hiện công tác điều chuyển tiền quản lý
các tài sản thế chấp cầm cố.
- Phòng nguồn vốn: Nhiệm vụ là huy động vốn từ các doanh nghiệp, các tổ
chức, cá nhân với mục đích tập trung vốn để cho vay.
- Phòng TCCB, tổ kiểm tra nội bộ: Có nhiệm vụ chính là quản lý cán bộ nhân
sự và quản lý hành chính, mua sắm trang thiết bị cho ngân hàng, quản lý tài sản cơ
quan. Đồng thời kiểm tra và kiểm soát nội bộ.
- Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ thẩm định và cho vay, bảo lãnh trong và
ngoài nước.
- Phòng kế toán, tổ chức việc hạch toán đầy đủ kịp thời, chính xác các nghiệp
vụ phát sinh về kế toán ngân hàng, tiền gửi tiền vay, thanh toán, chuyển tiền cho các
đơn vị, hạch toán trong nội bộ chi nhánh ngân hàng.
(Xem sơ đồ cơ cấu tổ chức hoạt động – Phần phục lục)
Chương II
Tình hình kinh doanh và kết quả hoạt động của chi nhánh ngân hàng cổ phần
quân đội
Trong những năm qua Chi nhánh Ngân hàng Cổ phần Quân đội 73 Trần Duy
Hưng đã tập trung huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, để đáp ứng nhu
cầu về vốn nhàn rỗi trong dân cư, để đáp ứng nhu cầu về vốn cho mọi thành phần
kinh tế trên địa bàn cũng như vùng lân cận. Sau đây là kết quả công tác huy động vốn
I – Công tác huy động vốn
Đối với công tác huy động vốn, Ngân hàng Cổ phần Quân đội 73 Trần Duy
Hưng đã đưa ra loạt sản phẩm nhằm thu hút vốn. Tính đến ngày 31/12/2005 tổng
nguồn vốn huy đông của Ngân hàng Cổ phần Quân đội đã đạt được 167,293 tỷ đồng
vượt 5% so với kế hoạch với tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, mạng lưới kinh
doanh rộng cùng với cơ chế lãi suất linh hoạt và việc tăng lãi suất huy động tiền
VNĐ cũng như thực hiện đa dạng các hình thức huy động vốn đã góp phần vào tốc
độ tăng trưởng 1,47% của vốn huy động từ dân cư bao gồm tiền gửi từ khách hàng và
phát hành kỳ phiếu, trái phiếu. Trong khi lãi suất huy động tiền VNĐ tăng thì lãi suất
USD ở mức rất thấp đã không còn hấp dẫn người gửi tiền, do đó tiền gửi ngoại tệ của
khách hàng đã giảm đi – 20,2% so với năm 2004.
(Xem bảng 1 – Kết quả huy động vốn – Phần Phụ lục)
II. Hoạt động tín dụng (cho vay)-xem kết quả tại bảng 2 trang 8
Tổng dư nợ đến 31/12/2004 của Chi nhánh là: 184,062 tỉ đồng, tăng 77,3 tỉ so
với đầu năm, tốc độ tăng 72,4% đạt 107% so kế hoạch.
Trong đó: Dư nợ cho vay kinh tế ngoài Quốc doanh là: 176,929 tỉ đồng, tăng
74,5 tỉ đồng so với đầu năm 2004.
Thực hiện sự chỉ đạo của Ngân hàng cấp trên và để phòng ngừa được rủi ro Chi
nhánh Ngân hàng Cổ phần Quân 73 Trần Duy Hưng đội đã tích cực tăng trưởng cơ
cấu nguồn vốn cho vay ngắn hạn, trong tổng dư nợ cho vay. Để phù hợp với sự phát
triển kinh tế của địa phương và bảo toàn được vốn của Chi nhánh, đến cuối năm 2004
dư nợ cho vay ngắn hạn 66,172 tỷ đồng chiếm 36%/tổng dư nợ.
Bên cạnh việc tăng trưởng dư nợ Chi nhánh Ngân hàng Cổ phần Quân đội đã
luôn quan tâm, đến chất lượng tín dụng. Tính đến 31/12/2004 dư nợ quá hạn của Chi
nhánh là 1,980 tỷ đồng thì 1,786 tỷ đồng là nợ quá hạn của Công ty TNHH Minh
Hoàng tồn đọng từ năm 1994 đã hết thời hạn giãn nợ chuyển sang nợ qua hạn. Nợ
quá hạn của Công ty TNHH Minh Hoàng đã được Ngân hàng Nhà nước trình Chính
Phủ xin xoá nợ. Nợ quá hạn không tính Công ty TNHH Minh Hoàng, thì nợ quá hạn
của Chi nhánh chỉ còn: 194 triệu đồng, bằng 0,1%/ tổng dư nợ cho vay của Chi
nhánh, trong đó chỉ có 16 triệu đồng là nợ quá hạn trên 12 tháng.
Xuất phát điểm dư nợ cho vay đầu năm của Chi nhánh thấp. Do vậy Chi nhánh
Ngân hàng Cổ phần Quân đội xác định mục tiêu phải mở rộng cho vay. Tính đến
31/12/2005 dư nợ cho vay của Chi nhánh là: 243,22 tỉ đồng, tăng 59,15 tỉ đồng sơ
với đầu năm tốc độ tăng trưởng 32,14% tỉ đồng, tăng 61,1 tỉ so với đầu năm. Để
phòng tránh được rủi ro Chi nhánh đã điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn cho vay để phù
hợp với thực tế tại khu vực, cụ thể: tích cực tăng trưởng cho vay ngắn hạn trong tổng
dư nợ. Tại thời điểm cuối năm 2004 dư nợ cho vay ngắn hạn là: 66,172 tỉ đồng chiếm
36%/tổng dư nợ, thì đến 31/12/2005 dư nợ cho vay ngắn hạn là: 112,186 tỉ đồng,
chiếm 46,1%/tổng dư nợ. Trong tổng số cho vay 243,22 tỉ đồng thì có 70 tỉ dư nợ cho
vay mở rộng địa bàn, trong đó thu hút được 52 doanh nghiệp thuộc địa bàn ngoài khu
vực chiếm 52% doanh nghiệp có dư nợ vay tại Chi nhánh.
Cùng với việc mở rộng cho vay Chi nhánh Ngân hàng Cổ phần Quân đội - 73
Trần Duy Hưng trú trọng đến chất lượng tín dụng. Cụ thể đến 31/12/2005 nợ quá hạn
của Chi nhánh chỉ còn: 151 triệu đồng, chiếm: 0,006%/tổng dư nợ cho vay, giảm:
1,829 tỷ đồng so với đầu năm, trong đó chỉ có 11 triệu đồng là nợ quá hạn đến 12
tháng.
(Xem bảng 2- Kết quả cho vay – Phần phụ lục)
III. Các công tác khác:
Bên cạnh đầu tư tín dụng Chi nhánh Ngân hàng Cổ phần Quân đội – 73 Trần
Duy Hưng còn thực hiện mở rộng thanh toán và làm dịch vụ của Ngân hàng. Tạo
nguồn thu nhập cho Chi nhánh.
1. Công tác kế toán:
Chi nhánh đã được trang bị đầy đủ các loại máy móc, thiết bị hiện đại để hiện
đại hoá trong công tác thanh toán cho khách hàng. Cụ thể tổng khối lượng thanh toán
trong năm 2004 là: 4.530 tỉ đồng, tăng so với năm 2005 là: 2.008 tỉ tốc độ tăng
124,7% so với 2001. Trong đó thanh toán điện tử đi là 2.867 món số tiền chuyển là:
3.435 tỉ đồng, chiếm 78,5%/tổng giá trị thanh toán.
2. Thu chi tiền mặt
Xuất phát từ tăng trưởng tín dụng thì công tác tiền tệ kho quỹ trong những năm
qua Chi nhánh thực hiện như sau:
2.1. Kết quả thu chi tiền mặt nội tệ (VNĐ)
(Xem bảng 3 – Kết quả thực hiện thu chi tiền mặt từ năm 2003 đến 2005)
Bên cạnh công tác tín dụng và thanh toán công tác tiền tệ luôn được Chi nhánh
coi trọng đây là nghiệp vụ truyền thống của ngành, hiện Chi nhánh vẫn thực hiện
theo kênh truyền thống, việc luân chuyển tiền tệ qua quỹ của Chi nhánh năm sau cao
hơn năm trước. Nhìn trên bảng tổng hợp ta thấy từ năm 2003, đến năm 2005 Chi
nhánh liên tục bội chi tiền mặt, vì việc tăng trưởng tín dụng tăng. Thu nhập của các
doanh nghiệp và tiền lương công nhân tăng, giá cả thị trường cũng tăng. Việc thu tiền
mặt của Chi nhánh tuy có tăng năm sau cao hơn năm trước, nhưng thực tế không đáp
ứng được nhu cầu chi của Chi nhánh trong những năm qua, mà phải xin tiếp quỹ từ
Ngân hàng cấp trên.
+ Tổng thu tiền mặt năm 2005 đạt: 477 tỉ đồng, tăng 93 tỉ đồng, so với năm
2004, Chi nhánh đã đáp ứng kịp thời nhu cầu rút tiền mặt của khách hàng.
+ Tổng chi tiền mặt là: 746,8 tỉ đồng, tăng 79,1 tỉ đồng so với năm 2004, tốc độ
tăng 11,9%. Bội chi tiền mặt là: 269,8 tỉ đồng
2.2. Kết quả thu chi tiền mặt ngoại tệ (USA)
Trong năm 2003, nguồn thu tiền mặt ngoại tệ của Chi nhánh đạt: 1.180.000
USD tăng 19,4% so với năm 2002. Tổng chi ra thị trường là: 948.000 USD tăng
21,2% so với cùng kỳ năm trước.
Năm 2004, tổng thu tiền ngoại tệ của Chi nhánh là: 1.325.000 USD tăng 12% so
với 2003. Tổng chi đạt: 1.010.000 USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước.
Năm 2005 tổng thu tiền mặt ngoại tệ đạt: 1.794.000 USD tăng 32,6% so với
cùng kỳ năm trước.
Tổng chi ngoại tệ là: 1.776.000 USD tăng 75% so với 2004.
Đặc biệt trong ba năm từ 2003 đến 2005 cán bộ làm công tác tiên tệ kho quỹ đã
trả lại tiền thừa khách hàng là: 548 món tiền thừa các loại với tổng số tiền là: 120.260
ngàn đồng, đồng thời lập biên bản thu giữ 631 món tiền giả các loại với tổng số tiền
thu giữ là: 125.595 ngàn đồng, kịp thời nộp về Ngân hàng Nhà nước để xử lý. Góp
phần làm trong sạch đồng tiền Việt Nam và làm ổn định tiền tệ trên địa bàn khu vực.
3. Kết quả thanh toán không dùng tiền mặt
Năm 2003 là tổng thu nhập 8.838 triệu đồng tăng so với năm 2002 là: 1.240
triệu đồng. Trong đó thu lãi cho vay trong năm là: 8.509 triệu đồng, chiếm 96,27%
tổng thu nhập, thu dịch vụ phí: 318 triệu đồng, nếu tính theo dư nợ bình quân năm
2003 là: 98.324 triệu đồng, thì kết quả lãi xuất đầu ra tại Chi nhánh là: 0,72%/tháng.
Tổng khối lượng thanh toán năm 2004 là: 5.130 tỉ đồng, tăng so với năm 2003 là: 61
tỉ đồng và bằng 102%
Trong đó:
+ Thanh toán điện tử đi là: 3.027 món với số tiền là: 2.292 tỉ đồng.
+ Thanh toán điện tử đến là: 2.446 món số tiền là: 1.061 tỉ đồng.
Đặc biệt trong năm 2004, Chi nhánh đã thực hiện mở rộng dịch vụ chi trả kiều
hối và thanh toán chuyển tiền ra nước ngoài, với số chi trả quy ra VNĐ đạt trên 2 tỉ
đồng và chuyển tiền ra nước ngoài là: 1 tỉ đồng. Thu dịch vụ là: 370 triệu đồng, so
với năm 2003 tăng 52 triệu.
Sang năm 2005 với phương châm đẩy mạnh các sản phẩm dịch vụ của Chi
nhánh, bằng mọi biện pháp làm tốt công tác tiếp thị, nâng cao chất lượng sản phẩm
dịch vụ của mình, Chi nhánh đã thu hút được nhiều khách hàng về mở tài khoản và
thanh toán tại Chi nhánh.
4. Kết quả kinh doanh (chênh lệch thu nhập từ chi phí)
4.1. Tổng thu nhập: 21,132 triệu đồng
Trong đó các khoản thu chủ yếu là:
- Thu lãi cho vay trong năm
- Thu dịch vụ phí
4.2. Tổng chi phí: 9,759 triệu đồng
Trong đó các khoản chi chủ yếu là:
- Chi tiếp khách, ấn chỉ, XDCB
- Lương, khấu hao
4.3. Chênh lệch thu > chi : 11,373 triệu đồng
Chương III
Thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng cổ phần quân đội – 73 Trần
Duy Hưng
Rủi ro tín dụng luôn là vấn đề được quan tâm đặc biệt ở các Ngân hàng. Thực tế
các Ngân hàng đều áp dụng các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro nhưng do rất
nhiều nguyên nhân tín dụng vẫn phát sinh và gây ra nhiều thiệt hại đối với Ngân
hàng.
I. Các dạng rủi ro tín dụng.
1. Nợ xoá: Là khoản nợ mà vì một lý do bất khả kháng để trả nợ cho Ngân hàng
và được sự cho phép của Chính phủ món nợ đó, nếu doanh nghiệp hoạt động có hiệu
quả trở lại thì vẫn phải trả nợ cho Ngân hàng, trừ phi doanh nghiệp đó không còn tồn
tại hoặc không còn một chủ thể nào để thu nợ thì món nợ đó mới được xoá vĩnh viễn.
2. Nợ khoanh: Là các khoản NQH đã tồn đọng lâu ngày nhưng vì rủi ro khách
quan (thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh…) mà người vay không trả được nợ cho Ngân
hàng. Xét thấy khó khăn chỉ là tạm thời, nếu vượt qua giai đoạn khó khăn, doanh
nghiệp có thể phát triển được. Trong điều kiện đó, Chính Phủ đã xem xét và cho
khoanh nợ đó để Ngân hàng tiếp tục cho doanh nghiệp được vay khoản nợ mới để
thực hiện các phương án sản xuất và kinh doanh.
3. Nợ giãn: Là khoản nợ khi đến hạn thanh toán mà doanh nghiệp vẫn chưa trả
được nợ Ngân hàng cho gia hạn nợ lần đầu vẫn không trả được nợ, cho gia hạn lần
hai cũng vẫn không trả được nợ khi hạn đến. Do đó các doanh nghiệp phải làm đơn
xin Chính Phủ xem xét cho kéo dài thêm thời gian trả nợ. Trong thời gian này doanh
nghiệp vẫn phải trả lãi cho Ngân hàng về khoản vay đó.
4. Nợ quá hạn: Là một trong những chỉ tiêu phản ánh rủi ro trong hoạt động rủi
ro tín dụng của NHTM. Nếu tình trạng NQH của Ngân hàng ở mức quá cao thì khả
năng rủi ro là rất lớn thậm chí Ngân hàng có nguy cơ phá sản. Ngược lại nếu tình
trạng NQH của Ngân hàng ở mức thấp thì khả năng rủi ro sẽ thấp. Tỷ lệ NQH cao
hay thấp tùy thuộc vào khả năng quản lý kinh doanh của mỗi Ngân hàng. Nhưng
thông thường, tỷ lệ NQH/tổng dư nợ thấp hơn 3% là thường gặp, nếu trong khoản từ
3% đến 5% là có thể chấp nhận được. Nhưng nếu trên 5% báo hiệu rủi ro là lớn phải
tìm mọi biện pháp khắc phục.
II. Tình hình rủi ro trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng Cổ
phần Quân đội – 73 Trần Duy Hưng.
Về quy định rủi ro tín dụng bao gồm nhiều loại như nợ quá hạn, nợ khoanh, nợ
giãn, nợ xoá nhưng trên thực tế tại Chi nhánh Ngân hàng Cổ phần Quân đội – 73
Trần Duy Hưng trong hai năm 2004-2005 chỉ có duy nhất một khoản nợ đó là khoản
nợ qua hạn. Do đó em xin được đi sâu vào khoản nợ quá hạn.
Tính đến 31/12/2005 NQH của Chi nhánh Ngân hàng Cổ phần Quân đội – 73
Trần Duy Hưng chỉ còn: 151 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0,06%/tổng dư nợ cho vay. Vì
khoản nợ của Công ty TNHH Minh Hoàng đã được Nhà nước chấp nhận khoanh nợ.
Số nợ quá hạn của Chi nhánh chủ yếu là cho vay kinh tế ngoài Quốc doanh. Số nợ
quá hạn là rất thấp so với các Chi nhánh Ngân hàng Cổ phần Quân đội – 73 Trần Duy
Hưng trên toàn quốc. Qua đó ta thấy việc đầu tư tín dụng cho vay các thành phần
kinh tế tại Chi nhánh có hiệu quả được thể hiện bằng dư nợ cao, chất lượng tín dụng
được đảm bảo lợi nhuận thu được trong đầu tư cho vay là chủ yếu chiếm tỷ trọng trên
90% trong doanh thu của Chi nhánh. Chi nhánh đã xác định việc đầu tư cho vay kinh
tế ngoài Quốc doanh là phù hợp với nền kinh tế hiện nay. Vì cho vay kinh tế ngoài
Quốc doanh các tài sản làm đảm bảo việc vay vốn đảm bảo hơn, và dễ chuyển hoá
khi xử lý các tình trạng NQH dễ dàng thuận lợi hơn. Còn đầu tư cho vay kinh tế
Quốc doanh khó khăn hơn, hầu hết các đơn vị Quốc doanh tại khu vực vay vốn của
Chi nhánh là rất ít tổng dư nợ năm 2003 là 7,1 tỉ đồng, năm 2005 là: 5,1 tỉ đồng.
Nguyên nhân các đơn vị Quốc doanh vay vốn tại Chi nhánh ít, cụ thể như Công ty
TNHH Huy Thành từ chỗ vay vốn ngắn hạn của Chi nhánh bình quân hàng năm là từ
160 đến 200 tỷ đồng. Nhưng đến nay do đơn vị kinh doanh có lãi không những đã trả
hết nợ vay Ngân hàng mà còn dư vốn gửi tại Ngân hàng. Còn một số đơn vị Quốc
doanh nữa không có đủ điều kiện để vay vốn lớn, dẫn đến dư nợ Quốc doanh tại Chi
nhánh thấp.
Hiện nay dư nợ quá hạn tại Chi nhánh được thể hiện rất rõ nét thành hai mốc rõ rệt,
phần lớn là dư nợ từ 3 đến 6 tháng là chủ yếu. Còn nợ trên 12 tháng chỉ có 11 triệu đồng.
Chủ yếu là nợ quá hạn nằm ở kinh tế ngoài Quốc doanh trong trường hợp này các Doanh
nghiệp tư nhân đầu tư vốn ra chưa kịp thu hồi vốn để trả nợ Ngân hàng, đa số nằm ở định
kỳ hạn nợ 03 tháng là chủ yếu.
Số nợ dư trên 06 tháng là biểu hiện nợ khó đòi. Tìm ra ta thấy các Doanh nghiệp
tư nhân làm ăn thua lỗ, trình độ quản lý và sử dụng vốn vay quá kém, Ngân hàng Cổ
phần Quân đội đã có nhiều biện pháp tích cực để thu hồi nợ nhưng vẫn chưa có hiệu
quả.
Những món nợ quá hạn nêu trên chủ yếu nằm ở các Doanh nghiệp tư nhân và
Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần vv...Do làm ăn khó khăn có một số
trường hợp sử dụng vốn sai mục đích, mặt khác việc định kỳ hạn nợ các món vay
chưa hợp lý, cán bộ tín dụng chưa thường xuyên kiểm tra các món vay và vật tư hàng
hoá, dẫn đến nợ quá hạn xẩy ra, chưa thu hồi vốn về được.
Đạt được kết quả trên là do Chi nhánh Ngân hàng Cổ phần Quân đội đã từng
bước tăng cường kiểm tra, kiểm soát một cách chặt chẽ đối với khách hàng sử dụng
vốn vay Ngân hàng: Sàng lọc và loại bỏ những khách hàng kinh doanh kém hiệu quả,
tình hình tài chính thiếu lành mạnh, hạn chế cho vay đầu tư vào những dự án không
khả thi và tính rủi ro cao. Chính vì vậy nợ quá hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Cổ phần
Quân đội – 73 Trần Duy Hưng tuy chưa đến mức không có khả năng thu hồi vốn,
nhưng vẫn là nhiệm vụ cấp thiết của Chi nhánh Ngân hàng Cổ phần Quân đội – 73
Trần Duy Hưng tuy chưa đến mức không có khả năng thu hồi vốn, nhưng vẫn là
nhiệm vụ cấp thiết của Chi nhánh Ngân hàng Cổ phần Quân đội – 73 Trần Duy Hưng
cần tìm mọi biện pháp để thu hồi NQH.
Chương IV
Nhận xét và kiến nghị
Xác định rõ vai trò và tầm quan trọng của việc bảo toàn vốn trong kinh doanh
của chi nhánh. Hàng năm chi nhánh đã tổ chức Đại hội CBCNVC trong toàn chi
nhánh để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của năm cũ và đề ra những chỉ tiêu
biện pháp để thực hiện nhiệm vụ của năm mới. Đại hội đã xác định được tầm quan
trọng của việc bảo toàn vốn vay và lấy những trí tuệ của cả Đại hội nhằm thực hiện
được mục tiêu mà Đại hội đã đề ra.
Đồng thời xây dựng các biện pháp để ngăn ngừa rủi ro xẩy ra, như tăng cường
kiểm tra kiểm soát nội bộ, quản lý chặt chẽ các món vay. Thường xuyên tổ chức
kiểm tra chéo đối với các cán bộ tín dụng phụ trách từng địa bàn, để từ đó rút ra
những tồn tại để khắc phục.
Để thúc đẩy nền kinh tế phát triển Nhà nước cần sớm có hành lang pháp luật
chặt chẽ và có tính hiệu lực cao, tạo môi trường hoạt động cho thị trường tiền tệ, để
tiến tới hội nhập khu vực và thế giới.
Việc quy hoạch đô thị cần làm sớm và ổn định, tránh sửa đổi bổ xung gây ảnh
hưởng đến việc đầu tư vốn của Ngân hàng.
Đề nghị Nhà nước rà soát lại và cấp giấy quyền sử dụng đất cho nhân dân, và
việc cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước cần làm sớm và triệt để, tạo điều kiện
thuận lợi cho việc đầu tư vốn của Ngân hàng.
Đồng thời cái cách bộ máy hành chính Nhà nước, tránh gây phiền hà cho nhân
dân, gây được niềm tin với nhân dân, làm ổn định chính trị để thu hút nguồn vốn đầu
tư nước ngoài vào trong nước.
Tiếp tục đổi mới và chấn chỉnh tác phong giao dịch, lề lối làm việc, phục vụ
khách hàng tận tình chu đáo. Để ngày càng nâng cao vị thế và uy tín của Chi nhánh
Ngân hàng Cổ phần Quân đội – 73 Trần Duy Hưng, mục tiêu thu hút khách hàng về
với Chi nhánh trong thời gian trước mắt và trong tương lai.
Luôn phải coi trọng và tìm kiếm khách hàng, giữ gìn khách hàng truyền thống
trong quan hệ tín dụng. Thường xuyên giáo dục chính trị tư tưởng cho CBCNV trong
Chi nhánh đồng thời kiểm tra ngăn chặn những biểu hiện trái với quy định.
Xây dựng định mức lao động, bố trí sắp xếp lao động hợp lý, nhất là cán bộ tín
dụng có năng lực am hiểu về thị trường đánh giá tìm kiếm khách hàng các dự án có
tính khả thi cao. Để việc đầu tư cho vay của Chi nhánh được thuận lợi và phòng tránh
được rủi ro.
Chi nhánh cần phải phân loại các món vay nợ quá hạn theo từng thời kỳ, loại
quá hạn 3 tháng, quá hạn 6 tháng và quá hạn trên 6 tháng. Qua đó mà có biện pháp
xử lý kịp thời.
Kết luận
Qua kiến thức đã học được ở trường, nghiên cứu tài liệu sách báo và qua thời
gian thực tập tại Chi nhánh Ngân hàng Cổ phần Quân đội – 73 Trần Duy Hưng, em
đã có những hiểu biết về thực tiễn hoạt động kinh doanh của NHTM nói chung và
của Chi nhánh Ngân hàng Cổ phần Quân đội – 73 Trần Duy Hưng nói riêng. Đặc biệt
là về hoạt động tín dụng. Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại thu nhập chủ yếu
cho các NHTM và nó cũng là hoạt động rất phức tạp và mang lại rủi ro lớn nhất.
Mục lục
Lời nói đầu ...............................................................................................................1
Chương I. Khái quát chung về Chi nhánh Ngân hàng Cổ phần Quân đội – 73
Trần Duy Hưng ........................................................................................................2
I – Quá trình hình thành và phát triển ........................................................................2
II – Nhiệm vụ chủ yếu ..............................................................................................3
III – Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Cổ phần Quân đội
– 73 Trần Duy Hưng .................................................................................................4
Chương II. Tình hình kinh doanh và kết quả hoạt động của Chi nhánh Ngân
hàng Cổ phần Quân đội – 73 Trần Duy Hưng .......................................................5
I – Công tác huy động vốn .........................................................................................5
II – Hoạt động tín dụng (cho vay) ..............................................................................5
III – Các công tác khác ..............................................................................................7
1. Công tác kế toán ....................................................................................................7
2. Thu chi tiền mặt ....................................................................................................7
3. Kết quả thanh toán không dùng tiền mặt ................................................................8
4. Kết quả kinh doanh (chênh lệch thu nhập trừ chi phí) ............................................9
Chương III. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Cổ phần
Quân đội – 73 Trần Duy Hưng
..................................................................................................................................1
0
I – Các dạng rủi ro tín dụng
..................................................................................................................................1
0
II – Tình hình rủi ro trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng Cổ phần
Quân đội – 73 Trần Duy Hưng
..................................................................................................................................1
1
Chương IV. Nhận xét và kiến nghị
..................................................................................................................................1
3
Kết luận
..................................................................................................................................1
5
Tài liệu tham khảo
Bảng kê các chữ viết tắt
Phần phụ lục
Tài liệu tham khảo
1 – Tập san: Ngân hàng Việt Nam quá trình xây dựng và phát triển.
2 – Nghị định số: 178/1999/NĐ-CP (Nghị định ban hành về bảo đảm tiền vay của các
tổ chức tín dụng quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của luật các tổ chức tín
dụng)
3 – Thị trường 06/2000/NHNN1, Công văn: 1219 và 1472 – NHCT5 thông tư liên
tịch số: 772/TTLT – TCĐC – NHNN về hướng dẫn thủ tục thế chấp giá trị quyền sử
dụng đất và tài sản gắn liền với đất của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại tổ
chức tín dụng.
4 – Các báo cáo về hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Cổ phần Quân
đội – 73 Trần Duy Hưng
5 – Luật các tổ chức tín dụng
6 – Các văn bản của NHNN và Cổ phần Quân đội đã quy định.
7 – Giáo trình lý thuyết tiền tệ
8 – Thời báo Ngân hàng 2004 – 2005
Bảng kê các chữ viết tắt
NHCT – Ngân hàng Công thương
NHTM – Ngân hàng Thương mại
NHNN – Ngân hàng Nhà nước
HĐBT – Hoạt động bất thường
CNV – Công nhân viên
TCCB – Tổ chức cán bộ
NQH – Nợ quá hạn
TSBĐ - Tài sản bảo đảm
XDCB – Xây dựng cơ bản
Phần phụ lục
Sơ đồ cơ cấu tổ chức hoạt động
Của chi nhánh ngân hàng cổ phần quân đội
73 Trần Duy Hưng – Thanh xuân – Hà Nội
Giám đốc
Phó giám đốc Phó giám đốc
Phòng
ngân
quỹ
Phòng
nguồn
vốn
Phòng
TCCB,
tổ
kiểm
tra
nội
Phòng
kinh
doanh
Phòng
kế
toán
Bảng 1 : Kết quả huy động vốn
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 So sánh 05/04
St TT
(%)
ST TT
(%)
Tăng
(+)
Giảm (-
)
%
Tăng
Giảm
Tổng huy động vốn 164.870 100 167.293 100 2.423 1,47
1- Phân theo khách hàng
- TG doanh nghiệp, ĐV
kinh tế
43.112 26,1 52.715 31,5 9.603 22,3
- TG tiết kiệm dân cư 121.758 73,9 114.578 68,5 -7.180 -5,9
2 – Phân theo tính chất
- TG không kỳ hạn 54.600 33,7 66.100 39,5 11.500 21,1
- TG có kỳ hạn 110.270 66,3 101.193 60,5 -9.077 -8,2
3 – Phân loại tiền tệ
- VNĐ 133.470 80,9 142.221 85 8.751 6,6
- Ngoại tệ (quy đổi) 31.400 9,1 25.072 15 -6.320 -20,2
Bảng 2. Kết quả cho vay
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 So sánh 05/04
St TT
(%)
ST TT
(%)
Tăng
(+)
Giảm (-
)
%
Tăng
Giảm
Tổng huy động vốn 184.062 100 243.220 100 59.158 32,14
1- Phân theo thành phần kinh
tế
- Dư nợ kinh tế quốc doanh 7.133 3,9 5.162 2,1 -1.971 -27,63
- Dư nợ kinh tế ngoài quốc
doanh
176.929 96,1 238.000 97,9 61.071 34,52
2 – Phân theo loại tín dụng
- Dư nợ ngắn hạn 66.172 36 112.186 46,1 46.014 69,54
- Dư nợ trung dài hạn 117.890 64 131.034 53,9 13.144 11,15
3 – Phân theo chất lượng tín
dụng
- Dư nợ trong hạn 182.082 98,9 243.069 99,94 60.987 33,49
- Nợ quá hạn 1.980 1,1 151 0,06 -1.829 -92,37
Bảng 3: Kết quả thực hiện thu chi tiền mặt từ năm 2003 đến 2005
Đơn vị tính: tỉ đồng
Năm Thu tiền mặt Chi tiền mặt Bội chi (+)
Bội chi (-)
2003 209,9 442,4 -232,5
2004 390 674 -284
2005 477 746,8 -269,8
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 560_4338.pdf