Thực trạng sử dụng các công cụ kinh tế phát triển sản phẩm thân thiện với môi trường ở Việt Nam

Table of Contents 1 Các công cụ kinh tế dùng trong việc phát triển các sản phẩm TTMT . 3 1.1 Khái niệm 3 1.2 Phân loại 5 1.2.1 Công cụ thuế . 5 1.2.2 Công cụ phí, lệ phí . 6 1.2.3 Công cụ hỗ trợ 6 1.2.4 Công cụ ký quỹ, đặt cọc – hoàn trả . 8 1.2.5 Quỹ môi trường 8 1.2.6 Các chương trình thương mại . 9 1.2.7 Các công cụ khác . 10 2 Khái niệm và các tiêu chí đánh giá sản phẩm thân thiện với môi trường. 11 2.1 Khái niệm 11 2.2 Các tiêu chí đánh giá sản phẩm TTMT 11 3 Thực trạng phát triển sản phẩm TTMT . 13 3.1 Khó khăn về công cụ phát triển sản phẩm TTMT 16 3.2 Việc phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường, đối với các doanh nghiệp Việt Nam còn rất nhiều khó khăn. 16 4 Phân tích một số sản phẩm TTMT tiêu biểu tại Việt Nam . 18 4.1 Sản phẩm 1: Rau hữu cơ 18 4.1.1 Sản phẩm rau hữu cơ của Trung tâm Hành Động vì Sự phát triển Đô Thị (ACCD) . 18 4.1.2 Sản phẩm rau hữu cơ của công ty SCS: 23 4.1.3 Tổng quan về thực trạng của sản phẩm rau hữu cơ: 25 4.2 Sản phẩm 2: Đồ đựng và bao bì tự hủy . 26 4.2.1 Sản phẩm: . 26 4.2.2 Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp: 27 4.2.3 Các công cụ kinh tế được áp dụng và mức độ hiệu quả . 28 4.2.4 Đề xuất: 29 4.2.5 Kết luận chung 29 4.2.6 Nguồn tham khảo: . 30 4.3 Sản phẩm 3: Than sạch Hoàng Thương . 30 4.3.1 Mô tả sản phẩm 30 4.3.2 Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp: 31 4.3.3 Các công cụ kinh tế được áp dụng và mức độ hiệu quả: 34 4.3.4 Đề xuất . 34 4.3.5 Đánhgiá đề xuất: 35 4.3.6 Nguồn tham khảo 36 4.4 Sản phẩm ứng dụng năng lượng mặt trời 36 4.4.1 Mô tả sản phẩm 36 4.4.2 Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp . 38 4.4.3 Các công cụ kinh tế đã được áp dụng và hiệu quả 39 4.4.4 Đánh giá . 40 4.5 Đề xuất 40 4.5.1 Nguồn tham khảo 41 4.6 Sản phẩm khẩu trang hoạt tính. 41 4.6.1 Mô tả sản phẩm 41 4.6.2 Công nghệ sản xuất và năng lực sản xuất 42 4.6.3 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp . 43 4.6.4 Các công cụ kinh tế và mức độ hiệu quả . 44 4.6.5 Đề xuất từ doanh nghiệp 45 4.6.6 Tổng kết . 45 4.6.7 Nguồn tham khảo 45 4.7 Sản phẩm6: xử lý rác thải . 46 4.7.1 Mô tả sản phẩm 46 4.7.2 Công nghệ sản xuất và năng lực sản xuất 47 4.7.3 Công ty 48 4.7.4 Các công cụ kinh tế đang được áp dụng và hiệu quả. 49 4.7.5 Đề xuất của doanh nghiệp 49 4.7.6 Tổng kết . 50 4.8 Sản phẩm7 : Lò hơi tầng sôi tuần hoàn. 51 4.8.1 Mô tả sản phẩm 51 4.8.2 Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp: 52 4.8.3 Các công cụ kinh tế được áp dụng và mức độ hiệu quả . 54 4.8.4 Tổng quan về thực trạng của sản phẩm lò hơi. 55 4.8.5 Đề xuất . 55 4.8.6 Nguồn tham khảo 56

pdf56 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2552 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng sử dụng các công cụ kinh tế phát triển sản phẩm thân thiện với môi trường ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
việc của nông dân  Cần tăng giá thành của sản phẩm để tạo động lực cho nông dân chuyển từ trồng rau an toàn sang trồng rau hữu cơ.  Khâu quảng bá sản phẩm cần được đầu tư hơn nữa. 4.1.2 Sản phẩm rau hữu cơ của công ty SCS: 4.1.2.1 Mô tả sản phẩm và doanh nghiệp: 4.1.2.1.1 Sản phẩm  Ý tưởng về sản phẩm Cũng xuất phát từ mong muốn được cung cấp những sản phẩm đảm bảo vệ sinh, an toàn với sức khỏe người tiêu dùng, công ty SCS đã được thành lập năm 2008 với mô hình sản xuất sản phẩm rau hữu cơ.  Đặc tính sản phẩm Tương tự như sản phẩm rau hữu cơ của trung tâm phát triển vì đô thị. Hiện tại, sản phẩm rau an toàn của công ty SCS chưa hề được cấp một chứng nhận hay nhãn sinh thái nào do quy mô của doanh nghiệp chưa đủ tầm để xin giấy chứng nhận, một lý do khách quan khác là do hiện tại chưa có một chuẩn nào để đánh giá sản phẩm hữu cơ tại Việt Nam.  Công nghệ sản xuất và năng lực sản xuất o Quy trình và công nghệ sản xuất Sản phẩm rau hữu cơ của công ty SCS được gieo trồng bởi 15 hộ nông dân tại thôn Bái Thượng, Sóc Sơn. Cũng như các sản phẩm rau hữu cơ khác, toàn bộ quy trình sản xuất đều được làm rất thủ công, không hề sử dụng bất cứ loại phân, thuốc hóa học nào. Sản phẩm được bày bán tại cửa hàng của công ty và được quảng cáo qua internet và các báo giấy. Khách hàng có thể đặt mua hàng qua mạng hoặc đến liên hệ với cửa hàng của công ty. Sản phẩm được vận chuyển chủ yếu bằng xe máy nên thường dẫn đến tình trạng dập, héo, mất nước khiến doanh nghiệp phải loại bỏ bớt những phần hỏng. o Chiến lược phát triển của doanh nghiệp Hiện tại công ty SCS đã được chuyển nhượng cho một công ty ở Singapore do thiếu vốn đầu tư cho phát triển mô hình. Theo dự tính, mô hình trồng rau hữu cơ của SCS sẽ được công ty phía Singapore nhân rộng tới 700 hecta, thu hút được 1000 nông dân tham gia sản xuất và có thể được nhận trợ cấp từ Nhà nước. 4.1.2.2 Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp:  Thị phần cho sản phẩm Trung bình hàng tháng công ty có tất cả 500 khách hàng đặt mua sản phẩm.  Đối tượng tiêu dùng chính Khách hàng trên địa bàn Hà Nội.  Khó khăn trong quy trình sản xuất rau hữu cơ của công ty SCS o Người nông dân chưa có kiến thức kinh tế nên làm việc còn thiếu nguyên tắc, gây ra thiệt hại cho doanh nghiệp, khách hàng lẫn bản thân họ. o Quy mô còn nhỏ, vốn ít nên chưa thể đầu tư vào công nghệ sản xuất như nhà kính, nhà lưới, máy móc để tránh sâu bệnh, thiên tai (lũ lụt, hạn hán...). o Sản phẩm không thể được dán nhãn thực phẩm hữu cơ do nhà nước chưa có quy chuẩn đánh giá sản phẩm hữu cơ. 4.1.2.3 Các công cụ kinh tế được áp dụng và mức độ hiệu quả Hiện tại chưa hề có một công cụ kinh tế nào được áp dụng với sản phẩm rau hữu cơ của công ty SCS. Do quy mô sản xuất còn nhỏ nên công ty không thể xin trợ cấp từ phía nhà nước. Sản phẩm cũng không có dán nhãn thực phẩm hữu cơ (thực tế là chưa có cơ quan nào tại việt nam cấp được nhãn này), mà trên thị trường chỉ có dán nhãn thực phẩm an toàn ( sau khi phun thuốc trừ sâu đủ 1 lượng thời gian mới đem đi bán ). 4.1.3 Tổng quan về thực trạng của sản phẩm rau hữu cơ: Sản phẩm rau hữu cơ là một sản phẩm thân thiện với môi trường, an toàn cho sức khỏe của cả người sản xuất lẫn người tiêu dùng. Hiện nay, sản phẩm vẫn chưa được phổ biến trên thị trường do mô hình phát triển rau hữu cơ cũng mới xuất hiện trong thời gian gần đây. Hơn nữa, các doanh nghiệp đi theo mô hình trồng rau hữu cơ đều có điểm chung là gặp khó khăn về vốn và chứng nhận cho sản phẩm.  Về vốn: do thời gian này quy mô của hầu hết các mô hình trồng rau hữu cơ còn rất nhỏ nên rất khó có thể vay vốn và xin hỗ trợ từ Nhà nước. Tuy các doanh nghiệp có thể xin hỗ trợ từ các Tổ chức phi chính phủ (NGOs) và các quỹ đầu tư nhưng việc này lại tốn khá nhiều thời gian (trung bình 2 năm).  Về chứng nhận cho sản phẩm: hiện nay phía Chính phủ Việt Nam chưa đưa ra một quy chuẩn cụ thể để đánh giá sản phẩm hữu cơ. Chính vì vậy, sản phẩm rau hữu cơ hiện đang ở trong tình trạng thiếu chứng nhận, khiến cho năng lực cạnh tranh của sản phẩm giảm rõ rệt.  Để phát triển sản phẩm rau hữu cơ – một sản phẩm có tính cách mạng trong làn sóng “sản phẩm xanh” – Nhà nước đóng vai trò rất quan trọng. Chính phủ cần đưa ra một bộ quy chuẩn để đánh giá sản phẩm hữu cơ và cấp nhãn cho những sản phẩm đạt yêu cầu và sau đó là hỗ trợ các doanh nghiệp và nông dân về vốn và công nghệ để cải thiện và nhân rộng quy mô sản xuất. 4.2 Sản phẩm 2: Đồ đựng và bao bì tự hủy Công ty cổ phần đầu tư công nghệ mới 4.2.1 Sản phẩm:  Đặc tính sản phẩm Tính năng sử dụng không khác so với túi nylon thông thường về độ bền màu sắc và kiểu dáng . Tuy nhiên, túi nylon tự hủy có một điểm khác biệt lớn là sau khi sử dụng nó có thể tự phân hủy được dưới tác động trực tiếp của điều kiện môi trường bình thường như ánh nắng mặt trời, độ ẩm và visinh vật trong đất vì trong thành phần túi nylon tự hủy có một loại nguyên liệu đặc biệt : chất phụ gia tự hủy. Khi bao bì tự hủy qua sử dụng, thải vào môi trường vài tháng sau, gặp nước và ánh sáng sẽ nát vụn như bột, sau đó trở thành những hạt nhỏ li ti thấm vào đất, làm cho đất tơi xốp. Những hạt nhỏ này thân thiện với môi trường, không gây độc hại, không chứa các thành phần kim loại nặng như chì, đồng, thủy ngân, không ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Tuy giá bán bao bì tự hủy còn cao, nhưng độ an toàn cho sức khỏe của sản phẩm này tăng gấp nhiều lần so với sử dụng túi nilon  Công nghệ sản xuất o Sự kết hợp giữa polyme sinh học với polyme thiên nhiên sẵn có ở Việt Nam (Phó Giáo sư Nguyễn Đức Khảm cho biết đây là một bí mật công nghệ) khiến các nhà khoa học tạo ra được một loại nilông tự huỷ. o Điểm khác biệt lớn của công ty cổ phần đầu tư công nghệ mới trong việc sản xuất các loại sản phẩm nylon và màng phủ tự hủy là chủ động được công nghệ sản xuất chất phụ gia. Áp dụng được công nghệ tiên tiến của Trung quốc và Ấn độ , với sự tìm tòi miệt mài nhiều năm tháng PGS TS Nguyễn Đức Khảm và một số cộng sự bạn bè của ông ở một số viện nghiên cứu lớn, công ty đã hoàn toàn chủ động thay thế toàn bộ nguyên liệu nhập ngoại để sản xuất Hạt phụ gia bằng các nguyên liệu thiên nhiên có sẵn trong nước. Do đó, đảm bảo đưa ra mức giá cả hợp lý cho tất cả các sản phẩm của công ty để đáp ứng nhu cầu sử dụng rộng rãi của sản phẩm với đa số cơ quan doanh nghiệp và người dân có ý thức bảo vệ môi trường.  Các chứng nhận TTMT mà công ty đã đạt được: o Cúp vì sự nghiệp môi trường 2009 do Hội Bảo vệ Thiên nhiên & Môi trường Việt Nam và Bộ Tài nguyên & Môi trường cấp. 4.2.2 Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp:  Khách hàng và thị trường o Hiện nay, đối tượng khách hàng chính của công ty cổ phần đầu tư công nghệ mới là các công ty sản xuất ở nhiều tỉnh thành trên cả nước. Tùy theo đơn đặt hàng (theo thời gian phân hủy của sản phẩm: 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng…) mà công ty sản xuất ra các sản phẩm theo yêu cầu. Thời gian phân hủy càng lâu thì giá thành sản phẩm càng rẻ. + Quý I/2009, Công ty đã sản xuất và tiêu thụ trên 20 tấn bao bì tự hủy với doanh thu trên 1 tỷ đồng. Theo kế hoạch, từ nay đến cuối năm 2009, Công ty tiếp tục đầu tư dây chuyền công nghệ, mở rộng sản xuất, phấn đấu mỗi tháng sản xuất 50 tấn bao bì tự hủy phục vụ khách hàng. o Cơ hội đầu tư mở rộng sản xuất và thị trường cho công ty đang hứa hẹn nhiều tiềm năng, do đây là một lĩnh vực sản xuất và kinh doanh còn mới mẻ ở Việt Nam, trong xu hướng các sản phẩm ngày càng hướng đến thân thiện môi trường và người tiêu dùng ngày càng có ý thức cao hơn về tiêu dùng các sản phẩm vừa có lợi cho sức khỏe, vừa giảm ảnh hưởng đến môi trường. Ngoài ra, sản phẩm đồ đựng và bao bì tự hủy của công ty cổ phần đầu tư Công nghệ mới có giá rất cạnh tranh, nhất là so với sản phẩm tương tự nhập khẩu, do vậy nên được quan tâm và hỗ trợ phát triển để mở rộng sản xuất. 4.2.3 Các công cụ kinh tế được áp dụng và mức độ hiệu quả  Hiện tại, công ty cổ phẩn đầu tư công nghệ mới đang nhận được hỗ trợ từ chính phủ theo nghị định 119: o Khi công ty đầu tư nhập khẩu dây chuyền công nghệ mới, được miễn thuế nhập khẩu và được hỗ trợ 30% chi phí theo hóa đơn mua hàng. Ngoài ra, công ty còn được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho phần thu nhập tăng thêm của 04 năm đầu và giảm 50% số thuế phải nộp 07 năm tiếp theo do đầu tư mới này mang lại. o Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 15% o Được miễn thuế sử dụng đất 18 năm  Công ty cũng nhận được nhiều hỗ trợ về mặt kĩ thuật từ phía viện khoa học và công nghệ, trung tâm Nghiên cứu các chế phẩm sinh học.  Nhờ những hỗ trợ trên từ phía chính phủ, công ty cổ phần đầu tư công nghệ mới đã mạnh dạn mở rộng sản xuất, đầu tư cho dây chuyền công nghệ mới, hiện đại, sản xuất ra các sản phẩm chất lượng tốt, giá cạnh tranh. Các chính sách trên cũng khuyến khích công ty tìm tòi, mở rộng sản xuất thêm nhiều mặt hàng mới. 4.2.4 Đề xuất:  Công ty mong muốn được hỗ trợ về mặt bằng và tạo điều kiện vay vốn để mở rộng quy mô nhà máy. Hiện tại, qui mô nhà máy còn nhỏ, số lượng công nhân chưa nhiều và môi trường làm việc của công nhân phải tiếp xúc nhiều với mùi nhựa nấu chảy và các nguyên liệu đầu vào (là phế thải nilon, nhựa..). Nếu như được hỗ trợ, nhà máy có thể đầu tư mở rộng nhà xưởng, trang bị bảo hộ lao động tốt hơn cho công nhân.  Để tăng niềm tin từ phía khách hàng, công ty cũng mong muốn nhận được các chứng nhận như việc dán nhãn sinh thái, chứng nhận sản phẩm TTMT…Hiện nay, nhiều nhà sản xuất vẫn lựa chọn các sản phẩm bao bì thông thường, một phần vì giá thành rẻ hơn và một phần vì nhận thức về bảo vệ môi trường cũng như chưa hoàn toàn tin vào sản phẩm.  Nếu như công ty được cấp giấy chứng nhận TTMT hoặc các giấy chứng nhận tương tự, niềm tin của khách hàng sẽ tăng lên, nhận thức về tiêu dùng sản phẩm xanh cũng sẽ được nâng cao. 4.2.5 Kết luận chung Nhóm hàng đồ đựng và bao bì tự hủy nằm trong nhóm các sản phẩm khi thải bỏ không gây ô nhiễm. Đối với trường hợp của công ty cổ phần đầu tư công nghệ mới, công ty đã nhận được tương đối nhiều hỗ trợ từ phía chính phủ, cụ thể là từ phía viện khoa học & công nghệ và theo đề án 119. Những hỗ trợ này đã được chứng minh là hiệu quả, giúp công ty khắc phục được những khó khăn trong giai đoạn đầu sản xuất.Bên cạnh đó, nếu như được tạo điều kiện vay vốn, thì công ty có tiềm năng tiến xa hơn nữa, đáp ứng nhu cầu khách hàng ngày càng tăng. Tương tự, đối với các doanh nghiệp sản xuất đồ đựng và bao bì tự hủy khác, chính phủ và các bộ, ban, ngành liên quan nên hỗ trợ về công nghệ để các doanh nghiệp có thể tự sản xuất các chất phụ gia, không phải nhập khẩu, sẽ giúp giảm được giá thành đáng kể, làm cho các sản phẩm trong nước mang tính cạnh tranh hơn. Bên cạnh đó, quy trình về thủ tục để cấp giấy chứng nhận, vay vốn cũng nên được cải thiện theo hướng nhanh, gọn, đảm bảo cho doanh nghiệp được tạo điều kiện tối ưu sản xuất, nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản phẩm. 4.2.6 Nguồn tham khảo: Công ty cổ phần đầu tư công nghệ mới – nhà máy sản xuất đồ đựng và bao bì tự hủy Địa chỉ: Khu công nghiệp Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc VPĐD :Số 3 ngõ 175 Đường Hồng Hà, Phường Phúc Xá Quận Ba Đình, Hà Nội. Website: Điện thoại: (04) 2213.4053 4.3 Sản phẩm 3: Than sạch Hoàng Thương Công ty sản xuất thương mại và chuyển giao công nghệ Hoàng Thương Địa chỉ: 563 Tam Trinh, Hoàng Mai, Hà Nội 4.3.1 Mô tả sản phẩm 4.3.1.1 Sản phẩm Viên than sạch Hoàng Thương có 2 lớp: Lớp trên cùng có 6 chất, gồm có 5 phụ gia là các chất trong thảo thực vật. Khối lượng lớp than này chiếm trên 0,2 kg/viên. Tiếp đến lớp than Quảng Ninh hay còn gọi là than thân khối lượng 1 kg/viên. Các thành phần hai lớp than này được phối chế độc lập nhau, trộn đều trên các máy trộn chuyên dùng, sau đó ủ trên 24 giờ để cân bằng độ ẩm rồi mới đưa vào máy ép. Tiện lợi cho việc nhóm than, chỉ cần 1/4 tờ báo là than cháy, không cần nhóm bằng củi hoặc bếp điện, tuổi thọ cháy của than từ 3 - 5 giờ, nhiệt lượng tỏa ra lớn, không cần phải ủ qua đêm, đã được khử độc, không khói, không mùi, ít thải khí độc hại  Đặc biệt o Than sạch Hoàng Thương không dùng hóa chất mà dùng thảo thực vật để khử mùi, vì vậy than Hoàng Thương không ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng o Than sạch Hoàng Thương được bộ khoa học và Công Nghệ, cục sở hữu trí tuệ cấp bằng độc quyền sáng chế: 6811 cấp theo quyết định số 1343/QD – SHTT ngày 24/01/2008 o Các sản phẩm than sạch, than nhóm của Hoàng Thương đã được kiểm nghiệm tại Tổng cục đo lường chất lượng và đăng ký chất lượng sản phẩm Hà Nội số: 1159/2006- CBTC ngày 8/11/2006 4.3.1.2 Công nghệ sản xuất và năng lực sản xuất Hoàng Thương sử dụng công nghệ máy ép hai đầu, do đó lượng than thảo thực vật rất đều, bằng nhau về khối lượng, đồng đều về chiều cao, không có hiện tượng than thảo thực vật bên dày, bên mỏng. Dây chuyền sản xuất than sạch được bố trí theo qui trình công nghệ sản xuất than sạch 2 lớp của Hoàng Thương, có 4 nhà xưởng chính:  Nhà xưởng sản xuất than thảo thực vật: 500 m2 và xưởng trộn, ủ than Q. Ninh với than bùn biển.  Nhà xưởng ép than  Phân xưởng hong, sấy than. Sản phẩm chủ yếu của dây chuyền là than tổ ong sạch. Tuy nhiên, sản phẩm sản xuất quy mô chưa lớn: xưởng sản xuất thủ công, chưa có dây chuyền công nghệ bán tự động. Công ty đã và đang mở rộng thị trường ra các tỉnh miền trong, tiến hành chuyển giao công nghệ. 4.3.2 Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp: 4.3.2.1 Thị trường Qua bảng số 1 (điều tra sử dụng than) cho thấy: Dân số Hà Nội đến nay gần 3 triệu người, tương ứng 540.000 hộ, trong đó có 304.570 hộ đốt than chiếm trên 50% số dân. Cứ mỗi gia đình đun nấu mỗi ngày 2 viên thì sẽ cần đến 609.140 viên than sạch, tương đương 600 tấn than mỗi ngày. Thực tế lượng than này cao hơn vì thường phải ủ lò 1 viên than qua đêm (tổng cộng đốt 3 viên/ngày). Như thế hiện nay TP. Hà Nội đốt trên một triệu viên than tổ ong mỗi ngày 4.3.2.2 Tính toán nhu cầu chất đốt Qua bảng số 4 ở trên cho thấy các hộ ở Nội Thành như quận Ba Đình và quận Hoàn kiếm ít đun nấu bằng than. Nhưng các Quận tập trung nhân dân lao động và các Quận, Huyện ngoại thành tỉ lệ sử dụng than rất cao (60 – 80)% số hộ. Qua điều tra xác định sơ bộ có 304.570 hộ đun than. Nếu mỗi ngày đun 2 viên than, thì số than cần cung cấp cho Hà Nội là: 304.570 hộ x 2 viên/than = 609.140viên/ngày Nhu cầu tiêu thụ là rất lớn, nhưng trước mắt Công ty Hoàng Thương chỉ đáp ứng 30% thị phần than chất đốt của Thành phố. Sản phẩm than sạch Hoàng Thương bước đầu được thị trường chấp nhận và tiêu thụ qua các đại lý của Công ty. Tóm lại công suất của nhà máy không lớn, nên không lo khủng hoảng thừa (không lo sản phẩm chậm tiêu thụ bị phân hủy, hoặc giảm chất lượng), vốn đầu tư nhỏ, thu hồi vốn nhanh, dễ triển khai. BẢNG LIỆT KÊ HỘ Ở CÁC QUẬN NỘI NGOẠI THÀNH HÀ NỘI ĐANG SỬ DỤNG THAN LÀM CHẤT ĐỐT SINH HOẠT (Theo điều tra của Công ty Hoàng Thương – 2007) Bảng số 5 TT Tên Quận, Huyện Bình quân 4 – 6 người/hộ Nhân khẩu Hộ khẩu Tỉ lệ hộ đun than % Hộ đun gas và Hộ đun than tổ điện % ong 1 Quận Đống Đa 377.733 75.547 40 60 30.220 2 Quận Ba Đình 235.100 47.200 20 80 9.440 3 Quận Hoàn Kiếm 179.400 35.880 30 70 10.764 4 Quận Hai Bà Trưng 317.500 63.500 40 60 25.400 5 Quận Hoàng Mai 250.600 50.120 80 20 40.096 6 Quận Long Biên 195.100 39.020 80 20 31.216 7 Quận Cầu Giấy 187.000 37.400 75 25 28.050 8 Quận Thanh Xuân 203.500 40.700 65 35 24.420 9 Quận Tây Hồ 111.100 22.220 60 40 13.332 10 Huyện Sóc Sơn 273.000 54.600 80 20 43.680 11 Huyện Đông Anh 299.700 59.940 80 20 47.952  304.570 hộ đun than 4.3.2.3 Nhu cầu thị trường  Nhu cầu chất đốt cho thành phố Hà Nội, xem bảng số: 5 609.140 viên/ngày x 30 ngày = 18.274.200 viên/tháng. Chất đốt trong tháng là: 18.274.200 viên/tháng = 219.290.400 viên/năm. Qui đổi viên than ra kg, tấn chất đốt: (trọng lượng viên than là: 1,4 kg/viên). 219.290.400 v/năm x 1,4 kg/viên = 307.006.560 kg, Lấy tròn 300.000 tấn than/năm. NHU CẦU THỊ TRƯỜNG TT Tên sản phẩm Đơn vị đo Số lượng tiêu thụ than % năm Ghi chú 2009 2010 2011 (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) 1 Than sinh hoạt Tấn 255.000 270.000 300.000 Chất đốt cho thành phố 4.3.3 Các công cụ kinh tế được áp dụng và mức độ hiệu quả: Doanh nghiệp chưa nhận được những hỗ trợ thiết thực từ chính phủ và các cơ quan ban ngành để mở rộng kinh doanh. Gặp khó khăn trong việc thuê nhà xưởng.Hiện tại, việc thuê nhà xưởng khá bấp bênh, giá thuê cao, và khó thuê dài hạn mà phải ký từng hợp đồng ngắn hạn.Thêm vào đó, việc vay vốn để mở rộng sản phẩm và quy mô sản xuất cũng gặp khó khăn. Lý do là các công ty nhỏ không đủ tài sản đối ứng để được vay ngân hàng số tiền lớn cho mở rộng sản xuất. Doanh nghiệp cũng gặp khó khăn trong nguồn cung nguyên liệu ( than ). Về công nghệ, giám đốc tự nghiên cứu, không có hỗ trợ từ chính phủ về công nghệ hay vốn, thuế. Do đó, dù doanh nghiệp nhận định thị trường cho sản phẩm có tiềm năng nhưng không đủ lực để mở rộng sản xuất kinh doanh. 4.3.4 Đề xuất  Nhận xét o Đây là tiêu biểu cho dạng sản phẩm thân thiện với môi trường của các doanh nghiệp gặp khó khăn và không được hỗ trợ tích cực nhiều từ chính phủ hay cơ quan nhà nước, các ngành liên quan: hỗ trợ để vay vốn, hỗ trợ để nâng cao công nghệ, hỗ trợ để công nhận sản phẩm… o Đánh giá khả năng mở rộng quy mô sản phẩm:  Muốn mở rộng quy mô, cần mở rộng đối tượng người tiêu dùng sang nhà máy sản xuất, dùng than sạch như nhiên liệu, để sản phẩm mang lại lợi nhuận lớn hơn, thu hút được nhà đầu tư hơn.  Cần vốn và công nghệ để sản xuất được khối lượng lớn hơn. Cần sự hỗ trợ từ chính phủ 4.3.5 Đánhgiá đề xuất:  Ý tưởng về những sản phẩm nhỏ thân thiện với môi trường sẽ xuất phát từ những doanh nghiệp nhỏ hay cá nhân trong xã hội, đặc biệt là những người lao động, người dân gắn cuộc sống công việc với những thứ thân thuộc, đơn giản, không quá nhiều máy móc phức tạp. Ta có thể thấy trong những năm gần đây, nhiều sáng chế phục vụ cho cuộc sống nảy sinh từ chính những nông dân, công nhân lao động: máy cắt lúa của Hai Lúa, trại gà Sao Lực,..tiềm năng từ những con người như thế này để đưa ra và hiện thực hóa ý tưởng về sản phẩm TTMT là rất lớn. Vấn đề là cần hỗ trợ và quan tâm đúng mức từ phía Nhà nước và các cơ quan ban ngành. Vì các công ty hay nhà máy được thành lập bởi những con người này sẽ ít vốn.  Đề xuất o Những loại sản phẩm như đồ dùng gia đình có thị trường tiêu thụ rộng ( bát đũa môi thìa, túi đựng đồ, hộp nhựa, đèn, quần áo, … ) và thực phẩm: có thể phát triển theo quy mô như thế này, xuất phát từ ý tưởng trong dân. Tuy nhiên cần hỗ trợ về vốn và công nghệ. o Tìm cách kết hợp giữa đội ngũ khoa học với người dân sống thực tế sẽ cho ra đời nhiều sản phẩm TTMT 4.3.6 Nguồn tham khảo  Website:  Phỏng vấn ông Hoàng Thương – giám đốc công ty sản xuất thương mại và chuyển giao công nghệ Hoàng Thương 4.4 Sản phẩm ứng dụng năng lượng mặt trời Công ty cổ phần phát triển công nghệ Vĩnh Phát Địa chỉ: Số 14, ngõ 160, đường Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội Ngành nghề kinh doanh chính:Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, phân phối, cung cấp, lắp đặt, bảo trì các loại thiết bị và linh kiện thiết bị ứng dụng năng lượng mặt trời 4.4.1 Mô tả sản phẩm Công ty có nhiều dòng sản phẩm sử dụng năng lượng mặt trời, chẳng hạn:  Máy nước nóng năng lượng mặt trời dùng cho gia đình  Hệ thống nước nóng năng lượng mặt trời công nghiệp  Hệ thống sấy không khí nóng bằng năng lượng mặt trời  Trạm phát điện năng lượng mặt trời, pin năng lượng mặt trời  Đèn năng lượng mặt trời các loại Trong bài viết chỉ đề cập đến máy nước nóng năng lượng mặt trời dùng cho gia đình Ý tưởng về thành lập công ty về sử dụng năng lượng mặt trời được giám đốc công ty, anh Tăng Chí Phúc hình thành trong quá trình làm nghiên cứu về môi trường tại Đức.  Đặc tính của sản phẩm Sản phẩm chỉ sử dụng nặng lượng mặt trời chuyển hóa thành nhiệt năng để đun nóng nước dùng cho gia đình. Hoàn toàn không hại gì đến môi trường trong quá trình sử dụng và không sử dụng gì đến điện năng Hiện tại sản phẩm của doanh nghiệp không có giấy chứng nhận TTMT  Giá cả o Bảng so sánh giá máy nước nóng năng lượng mặt trời của công ty và các máy nước nóng sử dụng nhiên liệu khác Máy nước nóng năng lượng mặt trời 110L 3.900.000 Bình nước nóng điện 15L 2.200.000 130L 4.480.000 30L 2.625.000 146L 4.970.000 80L 3.850.000 175L 5.950.000 150L 8.450.000 220L 7.350.000 200L 11.800.000 Bình nước nóng ga 5.5L 1.500.000 8L 1.650.000 Đơn vị: VND o .Bảng so sánh giá máy nước nóng năng lượng mặt trời của công ty và sản phẩm cùng loại của doanh nghiệp khác (Thái Dương Năng của công ty cổ phần quốc tế Sơn Hà) C.ty Vĩnh Phát 110L 3.900.000 C.ty Sơn Hà 120L 6.180.000 130L 4.480.000 140L 6.850.000 146L 4.970.000 160L 7.800.000 175L 5.950.000 190L 8.400.000 220L 7.350.000 220L 9.850.000  Công nghệ sản xuất: Công ty không sản xuất nguyên liệu mà chỉ nhập nguyên vật liệu từ Trung Quốc về rồi lắp ráp. Về cấu tạo, máy nước nóng năng lượng Mặt trời có bộ phận thu nhiệt là ống thủy tinh chân không bosilic siêu bền, sử dụng công nghệ nano. Với công nghệ này, bộ phận thu nhiệt trở nên nhỏ gọn và tích hợp được nhiều tính năng hơn, làm tiết kiệm nhiên liệu trong cả quá trình sản xuất và sử dụng. Không chỉ ở sản phẩm máy nước nóng, mà tất cả các thiết bị điện, điện tử khác được ứng dụng công nghệ nano, đều được đánh giá thân thiện với môi trường hơn, so với các sản phẩm cùng loại dùng công nghệ cũ. 4.4.2 Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp  Thị phần, thị trường cho sản phẩm Vì quy mô cũng như nguồn vốn của doanh nghiệp còn chưa lớn nên chỉ áp dụng theo hình thức nhập đâu bán đấy, thị phần của doanh nghiệp không cao. Tuy nhiên doanh nghiệp là nơi đi đầu về áp dụng các sản phẩm về công nghệ năng lượng mặt trời vào sinh hoạt đời sống (ngoài máy nước nóng năng lượng mặt trời còn có đèn năng lượng mặt trời bao gồm các loại đèn đường, đèn sân, đèn cổng, đèn giao thông…  Đối tượng tiêu dung chính Đối tượng tiêu dùng chính là khách hàng cá nhân có nhu cầu sử dụng năng lượng mặt trời thay thế cho điện năng. Ngoài ra còn có khách hàng là doanh nghiệp hoặc nhà nước, sử dụng sản phẩm đèn chiếu sang ( đèn đường, đèn giao thông hoặc đèn nhà)  Khó khăn o Như các doanh nghiệp vừa và nhỏ khác, công ty gặp khó khăn về vốn. Công ty chỉ áp dụng chính sách nhập đâu bán đấy. Công ty cũng không có đủ vốn để thực hiện chiến dịch marketing toàn diện như các công ty cùng ngành khác. o Doanh nghiệp không được trợ cấp từ phía chính phủ (ưu đãi thuế hay trợ cấp môi trường cho sản phẩm thân thiện môi trường) o Nhìn vào bảng so sánh giá giữa các loại bình nước nóng, ta thấy tuy nếu xét về cùng đơn vị thể tích thì giá bình nước nóng năng lượng mặt trời là rẻ hơn so với các bình nước nóng chạy bằng nhiên liệu khác. Tuy nhiên ở đây ta xét đến đối tượng sử dụng là các hộ gia đình (với nhu cầu sử dụng chỉ khoảng 40L mỗi ngày cho toàn gia đình) thì việc lựa chọn bình nước nóng năng lượng mặt trời không được ưu tiên. o Nước nóng không ổn định Vì năng lượng cần dung để chạy máy là năng lượng mặt trời nên những ngày trời mưa thì việc cung cấp năng lượng là điều không thể. Đồng nghĩa với điều này, 2 đến 3 tháng của mùa xuân, lúc thời tiết rất ẩm ướt và mưa phùn thì máy nước nóng không thể hoạt động.  Chiến lược phát triển Trong tương lai doanh nghiệp sẽ phát triển thêm các sản phẩm sử dụng năng lượng mặt trời khác,ứng dụng vào mọi mặt của đời sống, cố gắng đưa những sản phẩm doanh nghiệp đang kinh doanh tiếp cận gần gũi hơn với người dân (ví dụ như đèn chiếu sáng). Ngoài ra, doanh nghiệp còn có đề án phát triển về phong điện (điện chạy bằng sức gió). 4.4.3 Các công cụ kinh tế đã được áp dụng và hiệu quả  Trong các công cụ kinh tế như thuế, phí môi trường, trợ cấp môi trường hay kí quỹ thì chưa có công cụ nào được áp dụng cho doanh nghiệp nói trên. Nhà nước chỉ trợ cấp cho sản phẩm này bằng cách trợ giá 1 triệu đồng cho người tiêu dùng. Việc trợ cấp này cũng góp phần khuấy động thị trường máy nước nóng năng lượng mặt trời, giúp khách hàng quan tâm đến sản phẩm hơn và dễ dàng chi trả hơn.  Doanh nghiệp có đề xuất chính phủ giảm thuế cho những doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này vì đây là lĩnh vực mới, chi phí sản xuất cũng như lắp đặt tương đối cao. Nếu chính phủ có thể giảm thuế thì sẽ tạo điều kiện hơn rất nhiều cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ như công ty Vĩnh Phát. 4.4.4 Đánh giá o Nếu xét về giá cả của sản phẩm thì sản phẩm máy nước nóng năng lượng mặt trời của công ty có ưu thế về giá: rẻ hơn khá nhiều so với sản phẩm Thái Dương Năng của công ty Sơn Hà (xét trên một đơn vị thể tích) và không đắt hơn là bao so với máy nước nóng chạy bằng nhiên liệu khác. o Doanh nghiệp có tiềm năng phát triển về các sản phầm sử dụng công nghệ năng lượng mặt trời vì đây còn là lĩnh vực mới (ngoài bình nước nóng năng lượng mặt trời thì các rất ít công ty đi vào các sản phẩm năng lượng mặt trời khác) o Do doanh nghiệp còn hạn chế về vốn cũng như cơ sở vật chất nên chưa có chiến lược marketing tốt, sản phẩm còn ít được biết đến đối với người tiêu dùng  Sản phẩm năng lượng mặt trời rất cần được phát triển vì vừa tiết kiệm triệt để được lượng điện năng cho quốc gia, vừa thân thiện môi trường, trong quá trình sử dụng không hề thải ra chất gây hại cho môi trường. Thị trường sản phẩm năng lượng mặt trời là thị trường tiềm năng, cần được khai thác mạnh hơn nữa trong thời đại việc cung cấp năng lượng là vấn đề sống còn của mỗi quốc gia  Doanh nghiệp cần được hỗ trợ thêm về vốn và thuế để được phát triển mạnh hơn nữa. 4.5 Đề xuất Đây là một dòng sản phẩm cần được khuyến khích phát triển. Với sự hạn chế về vốn và công nghệ kỹ thuật, các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa đủ năng lực để tự sản xuất các thiết bị điện điện tử ứng dụng các công nghệ tiên tiến, tiết kiệm nhiên liệu và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, nhà nước hoàn toàn có thể đưa ra các chính sách hỗ trợ về thuế, điều kiện vay vốn, các gói hỗ trợ để các doanh nghiệp này có thể áp dụng mô hình kinh doanh theo hướng nhập khẩu thiết bị và tự lắp ráp. Làm như vậy, là tạo điều kiện để phát triển sản phẩm TTMT theo hướng tiết kiệm nhiên liệu, nhân rộng sản phẩm ra thị trường Việt Nam, dần dần thay đổi được thói quen tiêu dùng của người dân. Xét về dài hạn, khi các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả và tăng được vốn, họ có khả năng để nâng cấp công nghệ, tiến đến tự sản xuất ra sản phẩm. 4.5.1 Nguồn tham khảo  Website:  Phỏng vấn ông Tăng Chí Phúc, giám đốc công ty cổ phần công nghệ phát triển công nghệ Vĩnh Phát 4.6 Sản phẩm khẩu trang hoạt tính Công ty trách nhiệm hữu hạn quả cầu xanh ( BlueSphere Co., Ltd) được thành lập năm 2008 bởi 1 người Úc. Sau một thời gian sống và làm việc tại Việt Nam, anh thấy đường phố Việt Nam quá bụi bặm và ô nhiễm. Từ đó anh tìm cách góp phần làm giảm ô nhiễm tại Việt Nam.Xuất phát từ điều đó, khẩu trang Karibon ra đời.Hiện tại công ty là công ty liên doanh (49% vốn nước ngoài, 51% Việt Nam).Chính vì ý tưởng thành lập công ty này mà mục đích của công ty này gần như là hướng tới môi trường, hầu như rất ít hướng đến lợi nhuận. Một điểm đặc biệt là các công nhân của công ty là người khuyết tật 4.6.1 Mô tả sản phẩm  Sản phẩm Khẩu trang Karibon là một hệ thống tái sinh nguồn không khí độc đáo. Hệ thống này bao gồm một lớp bên trong và một lớp bên ngoài làm từ lụa nguyên chất, lớp lọc bụi được dệt và một lớp vải than hoạt tính. Lớp vải than hoạt tính có khả năng ngăn giữ và hút các hoá chất hữu cơ lớn trong khói từ các phương tiện giao thông.Lớp vải than hoạt tính này có khả năng giữ được tổng số lượng hoá chất hữu cơ lớn bằng với khối lượng của nó trong những điều kiện phù hợp. Lớp lụa nguyên chất được dệt với chất lượng cao và có khả năng hút giữ được rất nhiều loại phần tử bụi khác nhau. Thử nghiệm thực tế đã cho thấy rằng sau 25 lần giặt, tương đương với 6 tháng sử dụng, khẩu trang Karibon vẫn có khả năng loại bỏ được các phần tử bụi nhỏ nhất. Hiện tại, giá bán khẩu trang hoạt tính Karibon trên thị trường dao động từ 50-72 nghìn đồng. Đây không phải là mức giá cạnh tranh, so với các sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp khác.  Đặc tính sản phẩm: o Giúp giảm thiếu tối đa khí thải xâm nhập vào cơ thể của người đi đường bao gồm bụi, các khí thải độc hại và các loại hóa chất khác(theo nghiên cứu cho thấy giẩm được 99% lượng khí thải) o Sản phẩm được làm từ than hoạt tính, không hề ảnh hưởng đến môi trường ở các khâu chế tạo, sử dụng và phân hủy Hiện tại sản phẩm khẩu trang của công ty chưa được cấp giấy chứng nhận nào về sản phẩm TTMT.Tuy nhiên sản phẩm khẩu trang hoạt tính Karibon đã được chứng nhận chất lượng ở nhiều nước trên thế giới. Ý tưởng về sản phẩm khẩu trang hoạt tính được giải thưởng quốc tế ở Hà Lan vào năm 2007. 4.6.2 Công nghệ sản xuất và năng lực sản xuất  Công nghệ sản xuất Vải than hoạt tính là một loại vải mới được sử dụng trong các hệ thống chống ô nhiễm môi trường, được làm 100% từ sợi cacbon hoạt tính và có khả năng hấp thụ và giữ một khối lượng các hóa chất hưu cơ tương đương với khối lượng của nó trong điều kiện phù hợp o Cơ chế hoạt động của vải than hoạt tính Vải than hoạt tính hút và giữ các hoá chất hữu cơ lớn cũng giống như cơ chế hoạt động của nam châm. Những điện tử trong vải than hoạt tính sẽ thu hút và giữ các hoá chất hữu cơ lớn qua quá trình sạc điện của chúng. o Khoảng thời gian tồn tại của vải than hoạt tính Lượng hoá chất mà vải than hoạt tính có thể hấp thụ và giữ tuỳ thuộc vào mật độ sử dụng khẩu trang của bạn cũng như đặc điểm và mức độ ô nhiễm.Vải than hoạt tính có thể hút giữ được các hoá chất hữu cơ lớn và một khi đã bị giữ lại thì các hoá chất này không thể thoát ra được. Điều này có nghĩa là lớp vải than hoạt tính sẽ dần dần tích trữ thêm nhiều hoá chất..  Quy trình sản xuất Công ty nhập hoàn toàn than hoạt tính ở nước ngoài về và chỉ gia công để thành sản phẩm khẩu trang ở Việt Nam. 4.6.3 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp  Thị phần Tuy doanh nghiệp mới được thành lập và trong giai đoạn phát triển nhưng thị phần trên thị trường sản phẩm đã phần nào được khẳng định bởi chất lượng sản phẩm được người dân tin cậy.( thêm dẫn chứng đi cậu )  Khó khăn o Khó khăn về vốn Do nguồn vốn còn hạn chế, công ty phải bỏ qua các công đoạn như marketing, quảng cáo. Hình thức duy nhất mà khẩu trang karibon đến với người tiêu dung là từ trang web (hầu như rất ít) và truyền miệng. Công ty hoàn toàn không có bất cứ hình thức quảng cáo nào trên báo đài hay tivi, internet (facebook hay dantri, vietnamnet). o Khó khăn về giá cả Giá này so với khẩu trang hoạt tính của các hang khác là tương đối cao (khẩu trang hoạt tính của AnviLife là 30 nghìn đồng, của Lucky là 20 nghìn đồng, của Kissy là 20 nghìn đồng).Tuy nhiên một chiếc khẩu trang Karibon có thể được dùng trong 6 tháng mà chất lượng vẫn không thay đổi. o Khó khăn từ phía chính phủ Hiện tại công ty không nhận được bất cứ trợ cập nào từ phía chỉnh, thuế vẫn đánh như bình thường.  Thuận lợi o Do kết cấu nhân viên của công ty khá đặc biệt ( gồm người khuyết tật), nên công ty được chính phủ ưu đãi về các loại giấy tờ và thủ tục hành chính ( chỉ cần có giấy phép kinh doanh) o Đây là thị trường sản phẩm mới, có tiềm năng. Hướng đi của công ty là hợp lý ( chú trọng vào chất lượng hơn là giá cả), trong tương lai sẽ phát triển hơn nữa 4.6.4 Các công cụ kinh tế và mức độ hiệu quả  Hiện tại chưa công cụ kinh tế nào về vấn đề môi trường được áp dụng cho doanh nghiệp (bao gồm thuế, phí môi trường, ký quỹ môi trường …)  Doanh nghiệp được giúp đỡ từ phía chính phủ không phải với vai trò là công ty sản xuất sản phẩm bảo vệ môi trường mà là công ty có công nhân là người khuyết tật.  Nếu doanh nghiệp nhận được hỗ trợ từ phía chính phủ về vấn đề thuế thì có thể gỡ bỏ được rất nhiều khó khăn về vốn cũng như về quy mô sản xuất. 4.6.5 Đề xuất từ doanh nghiệp  Mong muốn chính phủ đưa việc dạy về môi trường vào trường học ngay ở cấp bậc tiểu học  Mong muốn chính phủ tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp xã hội ( vốn, thuế). 4.6.6 Tổng kết  Thị trường sản phẩm khẩu trang hoạt tính là thị trường nhạy cảm, đòi hỏi doanh nghiệp phải có ý thức cao với môi trường và sức khỏe người dân (nhiều khẩu trang mang nhãn than hoạt tính nhưng sau khi phân tích định tính và định lượng thì thấy thành phần không hề có than hoạt tính).  Khẩu trang Karibon đã được kiểm nghiệm chất lượng ở tầm quốc tế, nếu quảng bá rộng rãi hơn nữa và được trợ giúp từ phía chính phủ sẽ phát triển ngày càng mạnh mẽ.  Đây là mẫu hình doanh nghiệp cần được hỗ trợ từ chính phủ: kinh doanh sản phẩm thân thiện với môi trường và hướng đến trách nhiệm xã hội ( tạo công ăn việc làm cho người khuyết tật ). Hình thức hỗ trợ không chỉ dừng lại ở những công cụ kinh tế như thuế, hỗ trợ vốn, mà nên có những biện pháp giúp phát triển hình ảnh doanh nghiệp trong xã hội, thông qua các hình thức nêu gương, tặng thưởng, công nhận, nhằm kích thích sự phát triển của nhóm doanh nghiệp này. 4.6.7 Nguồn tham khảo  Website:  Phỏng vấn chị Trần Hương Liên, tổng giám đốc công ty TNHH quả cầu xanh 4.7 Sản phẩm6: xử lý rác thải  Lò đốt rác thải y tế  Lò đốt rác thải sinh hoạt Công ty khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường Stepro 4.7.1 Mô tả sản phẩm  Lò đốt rác thải ý tế Sản phẩm lò đốt rác thải y tế của công ty có nhiều loại từ 5 kg/h đến 1000 kg/h. Lò có thể đốt tất cả các loại rác thải y tế với mọi độ ẩm khác nhau. Có thể nạp rác đầy một lúc để đốt mà không sợ quá tải.Trong quá trình đốt có thể nạp thêm rác mà không sợ lửa phụt ra ngoài. Rác trong buồng sơ cấp tự cháy do sử dụng công nghệ khí hóa áp suất âm, giảm thiểu tối đa tiêu tốn nhiên liệu. Đặc biệt lò đốt rác thải sử dụng công nghệ không khói là công nghệ khi đốt không nhìn thấy khói.  Lò đốt rác thải sinh hoạt (tương tự như trên)  Đặc tính sản phẩm Sản phẩm thân thiện với môi trường trong khâu thu gom, xử lý rác thải o Đối với khâu thu gom, lò đốt rác của stepro đã có mặt cải tiến rất thích hợp. Tư duy thiết kế của công ty là coi lò đốt như một kho chứa rác thải y tế hàng ngày của bệnh viện. Hộ lý mang rác ra chất thẳng vào lò. Khi đầy lò, nhân viên vận hành khởi động lò. Làm như vậy tránh được khâu tập kết trung gian, người vận hành không phải tiếp xúc rác hai lần, giảm thiểu rủi ro lan truyền bệnh tật và gây ô nhiễm môi trường. o Khi đốt không nhìn thấy khói "công nghệ không khói" là một ưu điểm nổi bật mà không có bất kỳ loại lò đốt rác nào hiện nay có được nên rất phù hợp cho điều kiện nước ta khi các bệnh viện, trung tâm y tế nằm xen lẫn khu dân cư. Sản phẩm đã được cấp giấy đánh giá tác động môi trường và giấy phép đốt rác thải 4.7.2 Công nghệ sản xuất và năng lực sản xuất  Cấu tạo lò Lò đốt bao gồm các bộ phận chính o Dây chuyển chuyển rác o Dây chuyền đảo rác/sấy rác kiểu quay o Lò đốt rác o Hệ thống làm nguội khói o Hệ thống tháo tro, chuyển tro o Hệ thống xử lý khói thải Rác được nạp vào dây chuyền sấy rác.Trong quá trình sấy rác được đảo liên tục và được sấy khô bởi nhiệt lượng sinh ra trong buồng đốt rác.Rác tự cháy trong buồng đốt rác. Tiêu hao điện cho lò đốt công suất 2 tấn/h như sau: o Dây chuyền chuyển rác: 2,2 KW/h o Dây chuyền đảo rác/sấy rác: 5,5 KW/h o Hệ thống làm nguội khói: 2,2 KW/h o Hệ thống xử lý khói: 35 kW/h o Khác: 1,1 kW Tổng cộng: 40 kW 4.7.3 Công ty  Thị trường cho sản phẩm Riêng đối với khu vực y tế công cộng, công ty gần như không có khả năng gia nhập thị trường. Đây là khó khăn rất lớn cho Stepro nói riêng và các doanh nghiệp nhỏ nói chung bởi vì các bệnh viện, trung tâm y tế công cộng vẫn là thị trường chính cho loại sản phẩm này. Các trung tâm, phòng khám tư nhân chỉ chiếm một phần nhỏ so với trung tâm y tế công cộng. Những rào cản gia nhập thị trường này là do chính sách nhà nước làm méo mó thị trường, cụ thể là trong việc mua trang thiết bị cho cơ quan, cho các bệnh viện, trung tâm y tế công mà không cần quan tâm đến giá cả và chất lượng của sản phẩm. Các công chức quản lý ngân sách nhà nước tham nhũng, nhận hối lộ, đút lót, nhập lò đốt đắt từ Nhật với giá dao động trong khoảng 6 tỷ đồng/ 1 hệ thống, trong khi lò đốt sản xuất trong nước cùng chất lượng chỉ có giá khoảng 1 tỷ đồng. Không chỉ vậy mà các lò đốt nhập vào có hệ thống đã qua sử dụng và chất lượng không được kiểm định. Lý do là hàng mua ở các công ty nước ngoài khó kiểm soát về giá trong khi đó hàng nếu mua ở Việt Nam thì thanh tra có thể dễ dàng nắm bắt được giá cả. Do đó đối với khu vực y tế công cộng thì doanh nghiệp không có khả năng thâm nhập. Thị trường sản phẩm chỉ ở khu vực y tế tư nhân.  Đối tượng tiêu dùng chính Đối tượng tiêu dùng chính là các phòng khám y tế tư nhân, cơ sở y tế tư nhân. Riêng khu vực y tế công cộng thì công ty không thể thâm nhập do những khó khăn gây ra bởi sự phân bổ nguồn ngân sách nhà nước của cán bộ nhà nước.  Khó khăn o Vấn đề cấp phép kinh doanh lò xử lý rác thải: mỗi doanh nghiệp khi muốn kinh doanh loại mặt hàng này phải có giấy đánh giá tác động môi trường. Để có được giấy này, mỗi doanh nghiệp phải tốn tiền bạc và thời gian. Cụ thể, mỗi giấy đánh giá tốn khoảng hơn 300 triệu và mất ít nhất là 1 năm. Giấy đánh giá tác động môi trường dày hàng trăm trang, có những mô hình, những luận cứ khoa học rất cao siêu mà bản thân doanh nghiệp không thể hiểu nổi. Do đó, doanh nghiệp phải thuê tư vấn. Các cơ quan giám sát, kiểm định, đánh giá đều chỉ là hình thức, không gắn liền với thực tế. Họ không cần biết công ty sản xuất ra sao, mặt hàng thế nào mà chỉ ngồi phê duyệt trong phòng kín. Từ đó, giá các sản phẩm tăng lên rất cao, thị phần giảm, lợi nhuận giảm, tính cạnh tranh giảm và hiệu quả của những công cụ này, đối với stepro nói riêng là không có. o Vấn đề cấp phép để được đốt rác thải: các doanh nghiệp đã mua sản phẩm của doanh nghiệp tư nhân thì đều phải xin được giấy phép để đốt rác. Trong khi đó thủ tục để xin giấy phép cũng rất phức tạp, tốn kém thời gian ( mất khoảng 2 năm) và tiền bạc (tính bằng trăm triệu) o Khó khăn về vận chuyển trong nước: giá vận chuyển một container từ Thượng Hải ( Trung Quốc) về đến cảng Hải Phòng là 600 USD, trong khi đó, chí phí vận chuyển hàng từ Hải Phòng đến Hà Nội 200 USD và từ Hà Nội vào thành phố HCM mất 2000 USD. 4.7.4 Các công cụ kinh tế đang được áp dụng và hiệu quả Đối với Stepro, các công cụ kinh tế không gây khó khăn chứ chưa mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp, gây ra tác dụng ngược lại, cụ thể làm cho doanh thu giảm và thị phần giảm, giá các sản phẩm tăng lên rất cao, lợi nhuận giảm, tính cạnh tranh giảm... 4.7.5 Đề xuất của doanh nghiệp Theo doanh nghiệp thì vấn đề quan trọng nhất cần phải thay đổi ở đây là bộ máy nhà nước, từ tư duy sản xuất đến tư duy quản lý. Nhà nước giảm bớt hàng rào về thủ tục hành chính. Và nếu nhà nước có trợ cấp doanh nghiệp, thì tuyệt đối ko trợ cấp bằng tiền vì các công ty nhà nước sẽ biển thủ, chỉ nên tạo điều kiện cho doanh nghiệp bằng các chính sách. Nhà nước cũng nên minh bạch hơn cho các công ty tư nhân về luật môi trường. Có một thực trạng là trong rất nhiều giấy phép để kinh doanh sản phẩm về môi trường, số giấy phép liên quan đến ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp là vô cùng nhỏ, những điều còn lại đều quá cao siêu và xa xôi, hầu hết doanh nghiệp đều không hiểu, không nắm bắt được và phải nhờ đến cố vấn (một hành động nữa của nhà nước nhằm trục lợi) Cơ chế chính sách công bằng giữa tất cả các doanh nghiệp, đặc biệt là giữa doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh. 4.7.6 Tổng kết  Thị trường lò đốt rác thải là thị trường khó khăn cho các công ty tư nhân nhỏ và vừa bởi sản phẩm quá lớn (về giá thành lẫn mục đích sử dụng) và đối tượng tiêu dùng đặc biệt (Các doanh nghiệp và tổ chức). Muốn thâm nhập và phát triển ở thị trường này, doanh nghiệp phải có nguồn vốn dồi dào cũng như khéo léo trong việc cung cấp đến từng bênh viện, nhà máy, công xưởng …  Công ty Stepro là công ty tư nhân đầu ngành trong lĩnh vực này, có điểm mạnh về vốn, chất lượng sản phẩm và chiếm được lòng tin của các khách hàng tư nhân.  Nhà nước cần xóa bỏ thực trạng cung cấp tiền và xây dựng đề án mua tràn lan lò đốt rác thải của nước ngoài (giá đắt gấp nhiều lần lò do doanh nghiệp tư nhân trong nước sản xuất) và cần tận dụng triệt để lò đốt rác (nhiều lò chưa hỏng đã bị bỏ vì không nằm trong đề án mới). Nhà nước cần mở cửa và tạo điều kiện công bằng cho các doanh nghiệp tư nhân tiến vào thị trường sản phẩm lò đốt rác cho các tổ chức công (bệnh viện công, doanh nghiệp công) 4.7.7 Nguồn tham khảo  Website:  Phỏng vấn ông Nguyễn Quốc Tuấn, tổng giám đốc công ty khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường Stepro 4.8 Sản phẩm7 : Lò hơi tầng sôi tuần hoàn. Công ty cổ phần Long Vạn Đạt Trụ sở: Số 512, nơ 5, khu đô thị bán đảo Linh Đàm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Văn phòng giao dịch: Số 306, đường Kim Giang, Hoàng Mai, Hà Nội. Điện thoại: +84-04-3.5592544. +84-04-3.5592618. Fax: +84-04-3.5591844 4.8.1 Mô tả sản phẩm Lò hơi sản xuất ra hơi nước cung cấp cho các thiết bị máy móc khác trong dây chuyền sản xuất công nghiệp. Nguyên lý của lò hơi công nghiệp là sử dụng nhiên liệu để đun sôi nước, tùy theo cấu tạo của loại lò hơi mà nhiên liệu có thể là rắn (củi, than, gỗ), lỏng (dầu FO... ), hoặc khí (gas). Phổ biến ở Việt Nam là lò hơi dùng dầu FO, than đá.Tuy nhiên, dầu FO nhập khẩu có giá thành cao nên rất tốn kém. Điểm đặc biệt của lò hơi tầng sôi tuần hoàn: Theo định nghĩa của các chuyên gia trong ngành, sản phẩm lò hơi thân thiện môi trường phải có năng lượng đầu vào thấp hay nói cách khác phải có hiệu suất sử dụng cao. Lò hơi tầng sôi tuần hoàn sử dụng các nhiên liệu xấu (than cám, phụ phẩm nông nghiệp) thay thế dầu FO, than đá nhằm tiết kiệm chi phí.Theo kỹ sư của công ty Long Vạn Đạt, chúng tôi được biết nếu sử dụng than cám, phụ phẩm nông nghiệp có thể tiết kiệm 70% chi phí so với than thông thường và 90% so với củi. Khi giảm thiểu được các chất độc hại thải ra môi trường, lò hơi tầng sôi tuần hoàn của Long Vạn Đạt đã làm tăng hiệu suất sử dụng. Nếu là sản phẩm lò hơi thông thường, lượng khí thải SOx, NOx, CO2 rất lớn gây ra hiệu ứng nhà kính dẫn đến sự nóng lên của trái đất hay tăng khả năng mưa axit. Với sản phẩm lò hơi tầng sôi tuần hoàn của công ty Long Vạn Đạt, các vấn đề trên phần nào được khắc phục giảm thiểu. Vì lò hơi cháy ở nhiệt độ thấp khoảng 800-900 độ C, nên lượng SOx và NOx tạo ra thấp hơn so với sản phẩm thông thường,đây cũng là điều kiện lý tưởng để khử SOx. Đặc biệt hơn nữa, công nghệ lò hơi tầng sôi tuần hoàn không cần sử dụng thiết bị để giảm lượng khí thải, mà chỉ cần dùng đá vôi. Lò hơi đốt trấu thay thế lò đốt than đá tại đồng bằng sông Cửu Long, chi phí nhiên liệu giảm còn 20%, mỗi năm tiết kiệm cho doanh nghiệp hơn 2 tỉ đồng, khoảng 6 tháng là hoàn vốn lò hơi lắp đặt mới. Đặc biệt với lò hơi 6T/h đốt than cám thay thế lò hơi dầu FO Bình Dương, tiết kiệm mỗi ngày hơn 10 triệu đồng trong khi chưa sử dụng hết công suất. Nếu sử dụng thêm dây chuyền sản xuất thứ 2 thì 1 năm tiết kiệm khoảng 5 tỉ đồng và chỉ khoảng 3 tháng đã có thể hoàn vốn đầu tư. Công nghệ lò hơi tầng sôi đang được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp như dệt nhuộm, sản xuất giấy, bột giấy, thực phẩm, dược phẩm, khách sạn ... giúp tiết kiệm 80% nhiên liệu (Thông số đo lượng khí thải ra môi trường của lò hơi tầng sôi, và lò hơi thông thường ) 4.8.2 Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp:  Thị trường Sản phẩm lò hơi được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp như dệt nhuộm, sản xuất giấy, bột giấy, thực phẩm, dược phẩm, khách sạn... Nền kinh tế Việt Nam hiện đang sử dụng hơn 2000 lò hơi các loại bao gồm lò hơi tầng sôi, lò hơi đốt trấu, lò hơi điện, lò hơi đốt than, lò hơi đốt dầu và lò hơi đốt củi trong đó cung cấp chủ yếu ngành Công nghiệp. Các lò hơi này có công suất từ 1tấn/giờ đến 300tấn/giờ. Phần lớn các nồi hơi đều sử dụng với hiệu suất năng lượng thấpnên lượng khí đôc hại do đốt nhiên liệu phát thải vào môi trường là rất cao. Theo nghiên cứu của Bộ Công nghiệp gần đây cho thấy, do công nghệ lò hơi lạc hậu nên mức tiêu hao năng lượng để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm cao. Vì vậy, việc nâng cao hiệu suất tiết kiệm năng lượng của lò hơi đang là vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm, nhất là trong thời điểm hiện nay khi giá nhiên liệu đang có xu hướng ngày càng tăng cao.  Thị phần cho sản phẩm Tập trung vào các công ty lớn, do chi phí đầu vào đắt hơn so với các sản phẩm khác, đặc biệt các công ty thủy điện. Các công ty tại Việt Nam đã sử dụng như công ty giấy Bãi Bằng, công ty giấy Cầu Đuống, hai công ty nhiệt điện Na Dương ở Lạng Sơn và Cẩm Phả ở Quảng Ninh. Đây là các công ty sử dụng lò hơi mà công ty Long Vạn Đạt cung cấp: TT Chủng loại Tên công ty Địa điểm Ghi chú 1 02 Nồi hơi đốt dầu 12T/h Công ty cổ phần bia Sài Gòn – Bình Tây Bình Dương 2 01 Nồi hơi đốt dầu 7T/h Công ty giấy Tissue Sông Đuống Long Biên, Hà Nội 3 01 Nồi hơi đốt than ghi tĩnh 1.5T/h Công ty cổ phần Diêm Thống Nhất Long Biên, Hà Nội 4 01 Nồi hơi đốt than 15T/h tầng sôi Công ty giấy Tissue Sông Đuống Long Biên, Hà Nội 5 01 Nồi hơi đốt than ghi xích 3T/h Công ty cổ phần thuốc lá Thanh Hóa huyện Hà Trung, Thanh Hóa 6 01 Nồi hơi đốt than 20T/h tầng sôi Công ty cổ phần giấy Bãi Phù Ninh, Phú Thọ Bằng 7 Lắp đặt hệ thống nồi hơi tầng sôi đốt bã mía 20T/h Công ty cổ phần Mía đường Bình Định Bình Định 8 Lắp đặt, chế tạo hoàn chỉnh hệ thống nồi hơi tầng sôi đốt bã mía 35T/h Công ty cổ phần Mía đường Sông Con Nghệ An 9 Lắp đặt, chế tạo hoàn chỉnh hệ thống nồi hơi tầng sôi đốt bã mía 50T/h Công ty cổ phần Mía đường Ninh Hòa Ninh Hòa, Khánh Hòa Đang thi công 10 Lắp đặt, chế tạo hoàn chỉnh hệ thống nồi hơi tầng sôi đốt bã mía 20T/h Công ty cổ phần Mía đường Phan Rang TP Phan Rang – Tháp Chàm Đang thi công 11 Ngoài ra còn các lò hơi nhỏ từ 50KG/h đến 1000Kg/h…… 4.8.3 Các công cụ kinh tế được áp dụng và mức độ hiệu quả Các phần máy móc nhập khẩu để sản xuất lò hơi gần như bằng 0. 4.8.4 Tổng quan về thực trạng của sản phẩm lò hơi Với xu hướng phát triển sản phẩm vừa đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, vừa đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội, nhà nước, các doanh nghiệp và toàn thể xã hội đang dần có mối quan tâm lớn hơn tới các sản phẩm lò hơi mang lại hiệu suất cao, giảm thiểu lượng khí đốt không hết dẫn đến ô nhiễm môi trường. Lò hơi là sản phẩm có thị trường lớn tại Việt Nam, tuy nhiên, trong khoảng 2000 lò hơi đang được sử dụng tại Việt Nam, phần lớn đều là các lò hơi cũ, có hiệu suất thấp, gây ô nhiễm môi trường. Sở dĩ các sản phẩm này vẫn được sử dụng rộng rãi vì giá thành sản phẩm thấp, không có sự tiết chế từ nhà nước cũng như thời gian sử dụng 1 lò hơi dài ( khoảng 25 năm) nên khi muốn thay thế lại là gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp. Để đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế và duy trì được chất lượng của môi trường, nhà nước cần có hành động khuyến khích và tiết chế doanh nghiệp sử dụng công nghệ lò hơi thân thiện môi trường, ví dụ như lò hơi tầng sôi tuần hoàn. Tuy nhiên, các chính sách của chính phủ cũng phải cân nhắc đến các doanh nghiệp, với số vốn đầu tư khổng lồ thì làm thế nào duy trì được doanh nghiệp? Từ hai vấn đề trên, chúng tôi xin đề nghị có sự trợ giúp từ chính phủ, ví dụ như trợ giá cho doanh nghiệp sử dụng lò hơi thân thiện môi trường. 4.8.5 Đề xuất  Trợ giá, vì giá thành sản phẩm quá cao. Để sản phẩm phát triển ở VN phải đáp ứng 2 tiêu chí: đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, và đáp ứng sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Hiện tại việt nam vẫn dùng nhiều sản phẩm lò hơi bình thường, có chi phí thấp hơn, nhưng gây hại cho môi trường, không đảm bảo tiêu chí phán triển bền vững nền kinh tế. Vậy cần phải:  Cấm nhập khẩu hàng có hiệu suất thấp ( hiệu suất thấp dẫn đến năng lượng đầu vào cao , góp phần gây nhiều ô nhiễm môi trường )  Tuy nhiên, sản phẩm quá đắt, nếu buộc các doanh nghiệp phải mua thì lợi nhuận không còn nhiều; vì thế, cần phải có trợ giá từ chính phủ  Quy trình thu hồi và tái chế sản phẩm nhựa, kim loại không phân hủy được. Nhà nước khuyến khích và trợ cấp cho doanh nghiệp thu hồi lại sản phẩm sau khi sử dụng , nếu trở thành rác thải có khả năng gây ô nhiễm đến môi trường. Đồng thời, nhà nước cần phải phát huy những hệ thống sau  Phát triển , khuyến khích công việc thu gom phế thải, bao gồm nhựa, kim loại, etc  Phát triển công nghệ tái chế tại Việt Nam, xây dựng các nhà máy tái chế có công suất lớn  Khuyến khích người dân thu gom những phế thải. Trước tiên, hành động cần thiết là nâng cao ý thức và kiến thức của người dân về Sản phẩm thân thiện môi trường; Phân loại các chất không thể phân hủy và tác hại của nó đến cuộc sống của con người, môi trường…  Đánh thuế năng cho doanh nghiệp, người dân, cơ quan chịu trách nhiệm đối với vấn đề môi trường  Thúc đẩy, hỗ trợ sự phát triển của các tổ chức NGO tại Việt Nam  Các chính sách hỗ trợ cần phải tập trung vào công ty vừa và nhỏ 4.8.6 Nguồn tham khảo Anh Trần Tuấn Long, anh Đào Đức Hải tại công ty Long Vạn Đạt PGS.TS Phạm Hoàng Lương, kiêm hiệu phó trường đại học Bách Khoa Hà Nội

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfThực trạng sử dụng các công cụ kinh tế phát triển sản phẩm thân thiện với môi trường ở Việt Nam.pdf
Luận văn liên quan