Thực trạng sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình qua khảo sát tại thôn Đồng Vang - Xã Kim Long - huyện Tam Dương - tỉnh Vĩnh Phúc

Câu 6: Theo như cô nói thì chú nhà là người tạo ra thu nhập chính đúng không ạ? Thế mọi việc trong gia đình ai là người quyết định chính đối với các công việc chung của gia đình? TL: Các công việc lớn như sửa nhà, mua sắm đồ dùng đắt tiền thì do chú quyết còn các chi tiêu thường ngày trong gia đình như đi chợ, mua sắm những thứ lặt vặt trong gia đình thì là cô Câu 7: Thế trong gia đình công việc nhà chủ yếu do ai làm hả cô? TL: Cô đi làm giờ nhà nước nên 5 giờ tối mới được về nên cơm tối chủ yếu là chú nấu, buổi trưa thì cô nấu. Các công việc dọn dẹp nhà cưa thì buổi tối cô làm, còn giặt giũ, lau chùi nhà thì cuối tuần cô làm Câu 8: Thế tức là việc nhà chú chỉ làm mỗi nấu cơm tối thôi ạ? TL: Bảo thế cũng không đúng, vì chú chỉ hâm lại thức ăn buổi trưa và bắc cơm (cười). Nhưng chú cũng giúp đỡ cô nhiều. Cuối tuần cô lau nhà thì tầng 1 cô lau, tầng 2 chú lau. Chú còn thường xuyên rửa bát sau mỗi bữa ăn Câu 9: Thế cô có thường xuyên cảm thấy quả tải vì công việc nhà không ạ? TL: Cũng đôi khi. Nhất là vào mùa hè trời nắng nóng cô chả muốn dọn dẹp gì. Có dọn cũng trong không gian mình sống thôi, các phòng khác ít được sử dụng cô để đấy. Những lúc mệt như thế thì chú cũng hay đề nghị giúp

doc87 trang | Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 6705 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình qua khảo sát tại thôn Đồng Vang - Xã Kim Long - huyện Tam Dương - tỉnh Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngày nay mọi quan điểm trên đã có những thay đổi hơn theo hướng tích cực cho phụ nữ. Nhưng nhìn chung cho thấy, người chồng vẫn thường tham gia các hoạt động xã hội nhiều hơn người vợ. Vì ngoài công việc lao động sản xuất, người vợ còn phải dành thời gian cho công việc nhà, chăm sóc con cái nên họ ít có thời gian tham gia các hoạt động bên ngoài xã hội. Ở vai trò là người đại diện cho gia đình, người chồng thường là người tham gia các hoạt động của dòng họ. Bởi lẽ quan niệm xưa luôn cho rằng “nữ nhi ngoại tộc” con gái đi lấy chồng thì không còn là người trong họ, con gái là con người ta. Hình thức gia đình gia trưởng vẫn tồn tại trong nếp sống, nếp nghĩ càng khẳng định chắc chắn vị trí, chỗ đứng của người đàn ông trong dòng họ, gia tộc. “Vào những dịp giỗ lạt, ngày Tết thì cô chỉ có lui cui trong bếp nấu nướng, dọn dẹp cùng với mấy chị em khác, còn việc liên quan đến xây mô, sửa sang nhà thờ, gặp mặt các cụ thì chồng cô làm.” (PVS : Nữ - 50 tuổi – Buôn bán, làm nông) Bảng 2: Mức độ tham gia đại diện cho gia đình tham gia các hoạt động trong dòng họ. Tần suất Tỉ lệ (Đơn vị:%) Chồng 271 33.2 Vợ 122 15.0 Chồng nhiều hơn vợ 316 38.7 Vợ nhiều hơn chồng 76 9.3 Người khác 31 3.8 Tổng 816 100.0 Với kết quả điều tra mức độ tham gia đại diện cho gia đình tham gia các hoạt động trong dòng họ ở trên, ta có thể thấy trong 100 hộ gia đình được hỏi thì có trên 33 hộ chỉ có chồng đại diện tham gia các hoạt động trong dòng họ; 15 hộ chỉ có vợ đại diện; và trong 48 hộ gia đình có cả vợ và chồng đại diện cho gia đình thì có gần 39 hộ người chồng được đại diện nhiều hơn. Trong các gia đình truyền thống, chức năng kinh tế của gia đình được thực hiên chr yếu là tự cung tự cấp dựa trên cơ sở nền kinh tế nghèo nàn, khoa học kỹ thuật còn lạc hâu, lao động chủ yếu dựa trên cơ bắp cùng với những công cụ thủ công thô sơ. Vì thế đòi hỏi nhiều sức lực trong lao động của người đàn ông. Người nam giới trở thành người trụ cột chính trong gia đình, là lao động chính đóng góp vào nền kinh tế cơ bản của gia đình. Lao động của người chồng trong gia đình đương nhiên được xã hội nhìn nhận theo hệ qui chiếu cổ điển dựa trên tiêu chuẩn cơ bắp có tính chất cảm giác, do vậy được coi là lao động quan trọng cho sự tồn tại của gia đình. Trong khi đó, người phụ nữ được gán cho vai trò người cai quản gia đình, giữ tay hòm chìa khoá, quán xuyến các công việc nội trợ trong gia đình và nuôi dạy con cái. Mặc dù họ có tham gia các hoạt động sản xuất tạo thu nhập nhưng sự đóng góp về mặt kinh tế của người vợ đều bị coi là nhỏ bé, không giá trị, tài sản là do hai vợ chồng đóng góp và gây dựng nhưng đều là “của chồng công vợ”, ở một khía cạnh nào đó là hoàn toàn thuộc về sở hữu của người chồng. Do vậy, người chồng có một quyết định tối cao đối với toàn bộ công việc trong gia đình, nhất là những chuyện được coi là “ công to việc lớn”. Bảng 3: Mức độ tham gia đại diện cho gia đình tham gia các hoạt động trong cộng đồng. Tần suất Tỉ lệ (Đơn vị:%) Chồng 212 25.7 Vợ 204 25.0 Chồng nhiều hơn vợ 203 24.9 Vợ nhiều hơn chồng 176 21.8 Người khác 21 2.6 Tổng 816 100.0 Trong việc phân công đại diện tham gia các hoạt động trong cộng đồng thì mức độ tham gia của người chồng và người vợ là khá cân bằng. Trong 100 hộ được hỏi thì có trên 25 hộ chỉ người chồng đại diện, 25 hộ chỉ người vợ đại diện, gần 25 hộ cả người chồng và người vợ đại diện nhưng chồng đại diện nhiều hơn, gần 22 hộ người vợ đại diện nhiều hơn người chồng. Theo số liệu trên thì trong phân công đại diện tham gia các hoạt động trong cộng đồng thì đã có sự bình đẳng nhất định nhưng người chồng vẫn nắm vai trò lớn hơn. Do người chồng nắm giữ với vai trò đại diện cho vợ và cả gia đình nên người phụ nữ ít có điều kiện tham dự vào các giao tiếp xã hội một cách chính thức hay độc lập. Họ dường như chỉ thay thế người chồng trong vai trò chăm sóc, điều chỉnh các mối quan hệ trong gia đình, với họ hàng để giữ gìn sự ổn định, bền vững của gia đình. Nhưng đứng ở vai trò đại diện cho gia đình để tham gia các hoạt động cộng đồng hay dòng họ thì người chồng lại chiếm tỷ lệ cao hơn, đặc biệt là trong hoạt động dòng họ. Vì quan niệm xưa luôn cho rằng “nữ nhi ngoại tộc” con gái đã đi lấy chồng thì không còn là người trong họ, con gái là con người ta. Hình thức gia đình gia trưởng vẫn tồn tại trong nếp sống, nếp nghĩ càng khẳng định chắc chắn vị trí, chỗ đứng của người đàn ông trong dòng họ, gia tộc. Như vậy, qua những số liệu trên đã khắc hoạ rõ nét bức tranh phân công lao động theo giới trong gia đình tại xã Kim Long - huyện Tam Dương - Vĩnh Phúc. Các công việc mang tính chất nội trợ như đi chợ, nấu nướng, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc các thành viên trong gia đình và giáo dục con cái tuyệt đại đa số là do phụ nữ đảm nhận, người chồng ít tham gia vào các công việc này. Còn trong các việc như quyết định các việc lớn trong gia đình hay đại diện gia đình tham gia các hoạt động cộng đồng, dòng họ thì hầu hết do người chồng quyết định. Do đó, có thể thấy được sự phân công lao động theo giới trong gia đình là không hợp lý. Người vợ có vai trò quan trọng trong gia đình, mọi công việc nội trợ trong gia đình họ là người quán xuyến tất cả nhưng họ lại không có được quyền ngang bằng người chồng trong việc ra quyết định, họ có ít tiếng nói trong những công việc quan trọng cần quyết định bàn bạc, mà những công việc như thế người chồng đều tự quyết định lấy. Tuy nhiên, khi nói rằng nữ giới bỏ nhiều công lao động hơn nam giới trong những công việc nội trợ thì không có nghĩa là nam giới không đóng góp việc gì. Theo quan sát, công việc thực tế của nam giới cũng rất vất vả vì vẫn có khá nhiều hộ gia đình làm ruộng. Tuy cường độ kém so với lao động nữ nhưng nam giới thường làm những công việc mà nữ giới không đảm đương được, hoặc vì quá nặng nhọc, hoặc vì tập quán lâu đời không cho phép. Nữ giới thường làm những công việc mang tính đơn điệu, lặp đi lặp lại hàng ngày, trong đó nhiều lao động không tạo ra sản phẩm như công việc nội trợ. Còn công việc của nam giới thường được gắn nhiều giá trị hơn so với nữ giới, nam giới có nhiều cơ hội để đi làm kiếm tiền, lao động của nam giới thường có uy tín hơn lao động nữ giới. Trong nhiều trường hợp khi người chồng làm việc thì mọi người ghi nhận sự đóng góp của anh ta, nhưng khi người vợ làm việc mọi người cho đó là chuyện tất nhiên. Điều này thể hiện sự bất bình đẳng giữa người vợ và người chồng trong hoạt động lao động trong gia đình và ngoài xã hội. Người chồng và người vợ cùng bỏ công sức lao động như nhau nhưng giá trị lao động của người vợ không được coi trọng, trân trọng bằng của người chồng. Kinh nghiệm sau chuyến đi thực tập Cần phải tập trung hỏi đúng đề tài nghiên cứu, đúng câu hỏi nghiên cứu tránh lan man đi xa đề tài. Người phỏng vấn cần chủ động trong cuộc phỏng vấn, không được để người được phỏng vấn dẫn dắt câu chuyện sẽ dễ dẫn đến tình trạng sai chủ đề nghiên cứu. Bảng hỏi phải được thử nghiệm trước khi đi phỏng vấn thật nếu không sẽ khó tránh khỏi tình trạng sai xót. Người phỏng vấn chú ý chọn mẫu phù hợp với đề tài nghiên cứu Người phỏng vấn cần khéo léo chọn đúng thời điểm, địa điểm để tiến hành cuộc phỏng vấn tránh các yếu tố bên ngoài các tác động đến tính chính xác của câu trả lời. Khi phỏng vấn, người phỏng vấn cần chú ý thái độ, hành động của người được phỏng vấn. Nếu thấy có chỗ nào còn nghi ngờ thì phải đặt các câu hỏi lọc để kiểm tra. Trước khi tiến hành nghiên cứu, nhà nghiên cứu nên tìm hiểu qua về địa bàn sẽ tiến hành cuộc nghiên cứu để tránh các yếu tố tác động xấu đến kết quả của cuộc nghiên cứu. Người nghiên cứu nên nắm rõ được các câu hỏi trong bảng hỏi cũng như câu hỏi phỏng vấn sâu để khi phỏng vấn không bị vấp và không đi lạc đề tài. KẾT LUẬN Kết luận Gia đình Việt Nam đã và đang biến đổi dưới tác động của những biến đổi xẫ hội và giao lưu văn hoá. Địa vị của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội được nâng cao dần từng bước. Song dường như những chuyển biến tích cực đến với người phụ nữ còn rất chậm so với nam giới. Họ được hưởng thụ quá ít so với nam giới. Mô hình phân công lao động trong gia đình vẫn còn mang đặc trưng của quan niệm truyền thống. Hơn thế nữa, vai trò của phụ nữ là người vợ, người mẹ lại càng nặng nề hơn khi nền kinh tế vào quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa chưa đủ sức giải phóng người phụ nữ ra khỏi những lo toan vất vả của đời sống gia đình nông thôn hiện nay. Thực tế hiện nay ở các gia đình xã Kim Long - huyện Tam Dương - Vĩnh Phúc cho thấy, sự phân công lao động trong gia đình chưa được hợp lý, phần lớn người vợ vẫn phải đảm nhiệm chính các vai trò nội trợ. Để thực hiện tốt các vai trò người phụ nữ gặp nhiều khó khăn, họ ít có thới gian rảnh rỗi để nghỉ ngơi, học tập, giải trí, tham gia vào các tổ chức cơ quan. Rõ ràng là một sự thiệt thòi lớn mà người phụ nữ phải gánh chịu. Hơn nữa cũng thấy rằng một số công việc cần đến ý kiến của người phụ nữ vẫn chưa được thực hiện một cách công bằng, người phụ nữ không có tiếng nói, quyền quyết định các công việc quan trọng trong gia đình. Sự phân công lao động trong các gia đình phần nào còn bị ảnh hưởng bởi quan niệm truyền thống, người phụ nữ chưa nhận thức rõ vai trò, vị trí cũng như quyền lợi của mình trong gia đình. Vô hình chung họ lại tạo nên sự bất bình đẳng của phân công lao động trong gia đình mà không hề hay biết. Bên cạnh đó, trình độ học vấn của phụ nữ có vai trò quan trọng trong việc phân công lao động theo giới trong gia đình. Trình độ học vấn càng cao thì sự cùng thực hiện, cùng chia sẻ các công việc gia đình theo giới càng lớn. Học vấn cao mang lại cơ hội có nhiều việc làm tốt hơn, ổn định hơn đồng thời mang lại thu nhập cao hơn. Từ đó có điều kiện mua sắm các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày, nâng cao mức sống vật chất, giảm bớt gánh nặng cho người phụ nữ. Từ đó đem lại sự bình đẳng hơn trong phân công lao động, đảm bảo cho người vợ và người chồng cùng hoàn thành tốt cả vai trò trong gia đình và ngoài xã hội, tạo điều kiện củng cố hạnh phúc gia đình trên cơ sở củng cố mối quan tâm chung, cùng hợp tác trong công việc gia đình, cùng trao đổi bàn bạc các công việc quan trọng có liên quan đến sự tồn tại, phát triển của các thành viên trong gia đình. Kết quả nghiên cứu về sự phân công lao động theo giới trong gia đình vùng ven đô thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa giúp ta đi đến khẳng định đang dần có sự điều chỉnh vai trò giới theo giới trong gia đình một cách hợp lý hơn ở xu hướng thích nghi của gia đình trong điều kiện xã hội thay đổi. Xu hướng đó bắt nguồn từ thực tế cuộc sống của các gia đình ở Vĩnh Phúc hiện nay nhưng lại hoàn toàn phù hợp với các chủ trương chính sách kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới. Khuyến nghị Sự phân công lao động theo giới trong công việc nhà, các chuẩn mực và điều kiện xã hội, nguồn lực không đồng đều, tất cả đã cản trở phụ nữ và nam giới, khiến họ không thể tận dụng các cơ hội kinh tế như nhau và không thể khắc phục những rủi ro các cú sốc kinh tế giống nhau. Không nhận thức được sự phân biệt về giới khi cần thiết kế các chính sách có thể có hại cho hiệu lực của các chính sách đó xét cả khía cạnh công bằng lẫn hiệu quả. Từ những nghiên cứu bước đầu về sự phân công lao động theo giới trong gia đình vùng ven đô thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa, chúng tôi đề xuất một số khuyến nghị hy vọng có thể đóng góp ý kiến trong việc hoạch định các chính sách giúp cải thiện đời sống gia đình, giảm bớt gánh nặng gia đình cho người phụ nữ, góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc tiến bộ. Cần phải kề thừa có chọn lọc các giá trị văn hoá truyền thống trong viẹc đưa ra các chính sách về gia đình vì trong các nhân tố văn hoá có ảnh hưởng mạnh mẽ, đậm nét trong quan niệm nhận thức và ứng xử của mỗi người trong các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là mối quan hệ vợ - chồng trong gia đình. Việc kế thừa có chọn lọc các giá trị truyền thống và các giá trị hiện đại sẽ góp phần tạo nên mối quan hệ bình đẳng mới giữa nam và nữ trên cơ sở cùng hợp tác và phát triển. Cần có chính sách xã hội đúng đắn và thiết thực đối với phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ ở các vùng nông thôn, ven đô, tạo cho họ có quyền sinh hoạt và lao động bình đẳng như nam giới, bảo vệ phụ nữ khỏi tình trạng bị đối xử bất công. Chính quyền địa phương cần tạo điều kiện cho chị em phụ nữ về mọi lĩnh vực, nhất là giải phóng phụ nữ khỏi những tập tục, tư tưởng, lề thói không cần thiết, tìm mọi cách để phụ nữ giao tiếp nhiều hơn, tiếp xúc nhiều hơn, nhằm nâng cao tầm hiểu biết và vai trò của họ trong gia đình. Đồng thời cần mở rộng các hình thức tổ chức xã hội như hội phụ nữ, các câu lạc bộ để từ đó lôi cuốn chị em phụ nữ tham gia các sinh hoạt xã hội tạo cho họ có được nhận thức, tiếp xúc các thông tin về phụ nữ trong nước và trên thế giới đẻ họ tự giải phóng mình. Mặt khác, cũng cần có các tổ chức sinh hoạt như tổ chức các buổi thảo luận, nói chuyện cho nam giới để nâng cao nhận thức của người chồng, giúp người chồng hiểu rõ hơn về vai trò của nguời phụ nữ, về quyền bình đẳng của người phụ nữ, giúp người chồng thấy được quyền lợi, vai trò và trách nhiệm của người chồng trong gia đình đối với vợ. Đối với bản thân mỗi gia đình, mọi thành viên trong gia đình cần có sự chia sẻ trong công việc, đặc biệt giữa người vợ và người chồng. Người chồng cần có sự thông cảm và tôn trọng đối với vợ, ngược lại người vợ cũng phải biết tôn trọng ý kiến của người chồng, từ đó tạo được không khí hoà hợp trong gia đình, góp phần giảm bớt sự bất bình đẳng trong phân công lao động gia đình. TÀI LIỆU THAM KHẢO Báo cáo chi tiết của cán bộ xã Kim Long về tình hình kinh tế xã hội của xã. Xã hội học đại cương - NXB Quốc Gia Hà Nội, 1997, GS. Phạm Tất Dong - TS. Lê Ngọc Thùng đồng chủ biên Gia đình Việt Nam ngày nay, GS. Lê Thi ( chủ biên ), NXB Khoa học xã hội Hà Nội, 1996. Tập bài giảng xã hội học gia đình, TS. Lê Thị Quí. Vai trò của người phụ nữ nông thôn trong công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2002. Từ điển xã hội học, NXB Thế giới, 1994. Năm mươi từ then chốt chủa xã hội học (Tài liệu dịch của phòng thông tin tư liệu, thư viện Xã hội học). Giới và phát triển, Lê Ngọc Huỳ chủ biên. Đưu vấn đề giới vào phát triển, NXB Văn hóa thông tin (Báo cáo nghiên cứu chính sách của Ngân hàng thế giới) Phụ nữ và nam giới và cải cách kinh tế ở nông thôn (Trung tâm nghiên cứu phụ nữ và gia đình, 1995) Phụ lục Phụ lục 1: Báo cáo thu hoạch cá nhân sau chuyến thực tập ( Tại xã Kim Long - Huyện Tam Dương - Tỉnh Vĩnh Phúc ) Họ và tên : Tăng Tùng Lâm Lớp : XH15C Giảng viên hướng dẫn : Ths. Nguyễn Chu Du Mã sinh viên : 124D1031962 Giới thiệu về chuyến đi thực tế Lý do thực tập Chuyến đi thực tế để thực hành môn phương pháp nghiên cứu xã hội học. Biết một cuộc phỏng vấn cần chuẩn bị những gì và cần làm như thế nào? Chuyến đi thực tế giúp nâng cao hiểu biết về ngành xã hội học. Hiểu thế nào là một nhà xã hội học? Chuyến đi thực tế nhằm hiểu rõ hơn về nông thôn và gia đình Việt Nam, từ đó giúp hiểu hơn môn học xã hội học nông thôn, xã hội học gia đình cũng như nhiều môn học chuyên ngành khác. Chuyến đi thực tế giúp thực hành kỹ năng làm việc theo nhóm, tham gia các hoạt động tập thể. Chuyến đi thực tế giúp tích lũy kinh nghiệm cho việc viết khóa luận tốt nghiệp và công việc nghiên cứu sau này. Thời gian, địa điểm, số lượng đi thực tập Chuyến thực tập diễn ra từ mùng 1 tháng 12 đến mùng 3 tháng 12 năm 2014 Địa điểm thực tập tại Xã Kim Kong, Huyện Tam Dương, Tỉnh Vĩnh Phúc Số lượng đi thực tập là toàn bộ sinh viên khoa xã hội học khóa 15 trường đại học Công Đoàn. Sinh viên sẽ được chia về các thôn khác nhau tại xã Kim Long, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc để điều tra. Sinh viên sẽ ăn, ở và sinh hoạt tập trung trong những ngày đi thực tập tại đây. Nhật ký thực tập Thời gian Công việc Hoạt động Kết quả Ngày 1.12.2014 Sáng 5h45: tập trung điểm danh theo xe Triển khai đến từng lớp Tốt – Đúng thời gian 6h: xuất phát từ trường Tập trung theo kế hoạch đã sắp xếp Tốt 7h30 – 10h: Nghe báo cáo của ban lãnh đạo xã Ban lãnh đạo xã triển khai báo cáo tình hình của địa phương, những ưu, nhược điểm, thuận lợi, khó khăn trong địa bàn xã Do điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế, chỗ ngồi không đủ cho sinh viên, sinh viên nghe báo cáo phần lớn chỉ tập trung vào các bạn nhóm đầu 10h -11h: ổn định chỗ ở Tập trung ổn định theo lớp Thực hiện tốt, tuy vẫn khó khăn về chỗ ở và điện nước sinh hoạt 11h – 1h: ăn trưa nghỉ ngơi Tập trung ăn theo lớp Khó khăn về chỗ ngồi, không đủ cho cả sinh viên 3 lớp Chiều 1h – 2h: tập trung tại địa điểm nghe lớp phổ biến Tập trung theo lớp Hoạt động tương đối tốt 2h – 4h: quan sát thực địa, nghiên cứu một bảng hỏi của khoa Tập trung theo nhóm đã được phân công Tương đối hiệu quả, tuy nhiên người dân vẫn chưa thật sự tin tưởng hoặc là hạn chế không trả lời câu hỏi của phỏng vấn viên 4h – 5h: tập trung tại địa điểm của lớp nghe thảo luận Tập trung tại địa điểm của lớp Một số nhóm vắng mặt, không tham gia, kết quả phỏng vấn gặp một số khó khăn, tuy nhiên đã được khắc phục 5h – 7h: Hoạt động cá nhân Hoạt động cá nhân Tốt Tối 7h – 8h: Ăn tối tại nơi ở Tập trung theo lớp Khắc phục được hạn chế, song vẫn chưa đủ chỗ ngồi cho cả sinh viên 3 lớp 8h – 9h: Tập trung tại địa điểm của lớp Điểm danh tối Học đúc rút kinh nghiệm Tập trung theo nhóm, lớp Tương đối hiệu quả, song vẫn chưa thật sự nghiêm túc Ngày 2.12.2014 Sáng 7h – 7h30: Ăn sáng Tập trung theo lớp Tương đối hiệu quả, vẫn có một số bạn không đúng giờ 7h30 – 8h: Chuẩn bị Hoạt động cá nhân, nhóm, lớp Nhanh, hiệu quả 8h: Tập trung điểm danh Tập trung theo lớp Điểm danh theo lớp. có mặt đầy đủ 8h30 – 11h: phỏng vấn Hoạt động cá nhân, nhóm Tương đối hiệu quả 11h – 1h: Ăn trưa Tập trung theo lớp Một số bạn không tham gia, có lí do cụ thể 1h: Điểm danh Tập trung theo lớp Có mặt đầy đủ Chiều 1h30 – 5h: Phỏng vấn Các nhóm tự làm sạch bảng hỏi Góp ý cho các thành viên trong nhóm Hoạt động theo nhóm, cá nhân Tương đối hiệu quả, vẫn còn một số thành viên không tham gia 5h – 7h: Hoạt động cá nhân Hoạt động cá nhân Tốt 7h – 8h: Ăn tối Tập trung theo lớp Một số bạn không tham gia, có lí do cụ thể 8h – 9h: Tập trung tại địa điểm các lớp Điểm danh Tập trung theo lớp Đầy đủ Học đúc rút kinh nghiệm Hoạt động theo nhóm, lớp Tương đối hiệu quả Ngày 3.12.2014 Sáng 7h – 7h30: Ăn sáng Tập trung theo lớp Tương đối hiệu quả, vẫn có một số bạn không đúng giờ 7h30 – 8h: Chuẩn bị Hoạt động cá nhân, nhóm, lớp Nhanh, hiệu quả 8h: Tập trung điểm danh Tập trung theo lớp Điểm danh theo lớp. có mặt đầy đủ 8h30 – 11h: phỏng vấn Hoạt động cá nhân, nhóm Tương đối hiệu quả 11h – 1h: Ăn trưa Tập trung theo lớp Một số bạn không tham gia, có lí do cụ thể 1h: Điểm danh Tập trung theo lớp Có mặt đầy đủ Chiều 1h30 – 3h: Phỏng vấn Các nhóm tự làm sạch bảng hỏi Góp ý cho các thành viên trong nhóm Hoạt động theo nhóm, cá nhân Tương đối nhanh và hiệu quả 3h – 5h: Tập trung dọn dẹp Tập trung theo lớp Hiệu quả 5h – 7h: Tập trung ăn tối Tập trung theo lớp Đầy đủ 7h30: Về Hà Nội Tập trung theo kế hoạch đã phân công Tốt Những bài học kinh nghiệm Thiết kế đề cương: Cần chuẩn bị một đề cương chi tiết trước khi tiến hành nghiên cứu để tránh mắc lỗi sai hoặc thiếu xót trong quá trình thực hiện nghiên cứu. Tuy nhiên đề cương cần thiết kế ngắn gọn, xúc tích nhưng đầy đủ nội dung của cuộc nghiên cứu để có thể thu thập được đầy đủ thông tin. Kỹ năng tiếp cận đối tượng: Người nghiên cứu cần khéo léo, linh hoạt trong quá trình tiếp cận đối tượng nghiên cứu. Phải biết chọn lọc đối tượng nghiên cứu cho phù hợp với nội dung đang nghiên cứu. Khi tiếp cận cần có thái đội hòa nhã, lịch sự tránh mất lòng đối tượng nghiên cứu sẽ gây ảnh hưởng đến kết quả của cuộc nghiên cứu Kỹ năng phỏng vấn cấu trúc: Trước khi tiến hành cuộc phỏng vấn thì người phỏng vấn cần tìm hiểu địa bàn và đối tượng phỏng vấn để xây dựng một bảng phỏng vấn cấu trúc phù hợp. Sau đó, người phỏng vấn nên tiến hành chọn lọc điều tra thử trước khi cuộc điều tra thật diễn ra để tranh những sai lầm hoặc thiếu xót có thể xảy ra trong quá trình phỏng vấn. Khi phỏng vấn người phỏng vấn cầ chú ý quan sát không gian xung quanh xem có những yếu tố nào gây ảnh hưởng đến kết quả điều tra để kịp thời điều chỉnh. Kỹ năng phỏng vấn sâu : Người nghiên cứu cần tìm hiểu để xây dựng các câu hỏi phỏng vấn sâu cho phù hợp với đối tượng nghiên cứu trước khi tiến hành cuộc phỏng vấn. Khi tiến hành phỏng vấn cần lựa chọn không gian, thời gian phù hợp để tránh thông tin thu được bị thiếu ay sai lệch. Hoặc cuộc phỏng vấn bị yếu tố bên ngoài tác động phải gián đoạn. Trong khi phỏng vấn cần chú ý quan sát thái độ, hành vi của đối tượng phỏng vấn. Nếu có gì thấy nghi ngờ phải đặt lại câu hỏi kiểm tra. Kỹ năng làm việc theo nhóm: Trong nhóm cần cử ra người nhóm trưởng là người có kinh nghiệm và có kiến thức rộng liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu Nhóm trưởng phải phân công công việc phù hợp với năng lực, khả năng của từng thành viên trong nhóm Nhóm trưởng phải tập hợp ý kiến của các thành viên và đưa ra ý kiến thống nhất cuối cùng. Tránh để xảy ra mâu thuẫn, xích mích sẽ ảnh hưởng đến kết quả điều tra Các thành viên tron nhóm phải có tinh thần tập thể và tinh thầm trách nhiệm cao. Cố gắng hết sức hoàn thành nhiệm vụ được giao. Điểm mạnh – điểm yếu chung Điểm mạnh Kỹ năng phỏng vấn tốt Xây dựng được đề cương nghiên cứu, câu hỏi phỏng vấn sâu và bảng phỏng vấn cấu trúc chi tiết, đầy đủ Biết chọn lựa đối tượng nghiên cứu phù hợp với cuộc nghiên cứu Kỹ năng làm việc nhóm tốt. Điểm yếu Do chưa có điều kiện đi thực tế nhiều nên một số câu hỏi phỏng vấn sâu và bảng phỏng vấn cấu trúc còn chưa được rõ ràng. Người phỏng vấn cần giải thích thì đối tượng phỏng vấn mới hiểu được ý của câu hỏi. Do chưa có kinh nghiệm nên thời gian diễn ra cuộc phỏng vấn còn quá dài. Số lượng mẫu chọn còn bị hạn chế Phụ lục 2: Biên bản phỏng vấn sâu Điều tra viên: Tăng Tùng Lâm Lớp: XH15C Mã số sinh viên: 124D1031962 Biên bản phỏng vấn sâu 1 Giới tính: Nam Tuổi: 29 Thời gian: 3 giờ chiều ngày 02/12/2014 Địa điểm: thôn Đồn Người phỏng vấn: Lê Đức Thắng Câu 1: Chào anh. Em thuộc nhóm nghiên cứu trường Đại học Công Đoàn đến xã mình làm một vài nghiên cứu xã hội học về vấn đề phân công lao động trong gia đình. Anh có thể cho em hỏi vài câu hỏi được không ạ ? TL: Ừ, anh cũng đang rảnh em cứ hỏi đi Câu 2: Hiện anh đang làm công việc gì thế ạ ? TL: Anh buôn bán sửa chữa điện thoại ở chợ Câu 3: Công việc có vất vả không anh ? TL: Thì việc kinh doanh mà em, lúc thế này lúc thế kia, lúc đông lúc vắng. Nhưng bởi thế nên thời gian chính anh đều ở ngoài này vì biết khách đến lúc nào đâu. Tầm 6, 7 giờ sáng là anh có mặt ngoài hàng rồi bán đến tầm 5, 6 giờ chiều là anh đóng quán. Ở đây nông thôn nên không có mở khuya như ở thành phố bọn em đâu Câu 4: Xin anh vui lòng cho em biết một số thông tin về gia đình anh được không ạ? Anh đã lập gia đình chưa? TL: Anh lập gia đình cũng được 5 năm rồi. Hiện đã có một cháu trai, cháu năm nay mới 4 tuổi. Còn vợ tôi thì buôn bán tạp hóa ở nhà. Câu 5: Gia đình mình chuyển ra ở riêng hay vẫn sống cùng bố mẹ, ông bà ? TL: Gia đình anh chuyển ra ở riêng từ ngày mới cưới. Cũng gần nhà nội nên ông bà cũng qua chơi suốt Câu 6: Trong gia đình mình, ai là người tham gia chính vào công việc nội trợ? TL: Chị nhà em à. Chị buôn bán ở nhà nên có nhiều thời gian hơn, anh ở ngoài quán cả ngày đâu có về nhà đâu mà nấu nướng. Với lại chị thích nấu nướng lắm, nấu ngon nữa là đằng khác ấy. Cậu 7: Thế còn những công việc dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ và những công việc lao động nhỏ khác trong gia đình? TL : (Cười) Cũng là chị nhà. Câu 8: Thế anh có thường giúp chị nhà làm các công việc gia đình không? TL: Anh thỉnh thoảng cũng giúp chị làm việc nhà như đưa con đi học, ngày lễ thì đưa hai mẹ con đi chơi, mua đồ chơi cho cu Bin. Nhưng còn nấu ăn thì anh chịu. Anh đi chợ toàn bị bảo là mua đắt, nên chị nhà cũng không cho đi Nói chung, lúc nào vợ ốm thì anh mới vào bếp thôi. Chứ đàn ông con trai đi chợ cũng kì lắm. Câu 9: Anh có thường xuyên quan tâm chăm sóc con cái không? TL: Tất nhiên rồi. Nhà có một đứa mà, được chiều nhất nhà ấy. Mà nó cũng hay ốm vặt nữa nên hai vợ chồng để ý đến nó suốt. Đã thế so với bạn bè cùng lứa trông nó lại còi nhất nữa, anh hay lên Internet tìm hiểu xong in ra về đưa cho vợ đọc. Câu 10: Thế những lúc cháu ốm thì ai thường là người chăm sóc thế anh? TL: Ở nhà có người ốm thì chị nhà làm hết các công việc em à. Chị nhà là dâu trưởng dù hai vợ chồng mới cưới được 5 năm nhưng chị nhà sọi trong việc chăm sóc con cái lắm. Như hôm rồi cu Bin bị viêm phổi một tay chị làm hết. Từ cho con con ăn, tắm rửa, giặt giũ, hát ru, thức đêm trông con, hỏi han bác sĩ. Lúc nào con ngủ được tí buổi ngày thì chị nhà mới đi ngủ để anh trông thay. Câu 11: Chị nhà anh đảm đang quá nhỉ. Nhưng việc nhiều như thế, nhất là những lúc con ốm đau thì anh phải giúp một tay chứ TL: Không phải đâu, chị nhà không cho anh làm ấy. Chị sợ anh ngủ quên không nhận thấy sự thay đổi của con, sợ anh cho con ăn thì bị nghẹn, hóc. Hôm ấy chị nhờ anh về nhà giặt đồ cho con, sau mang lên chị bảo bẩn, chưa sạch thế là chị nhà lại ra mua xà phòng giặt lại đồ trong nhà vệ sinh bệnh viện. Còn trụng qua nước sôi rồi mới đưa cho anh về nhà phơi khô. Câu 12: Thế trong gia đình có người ốm đau thì ai là người chăm sóc chính ạ? TL: Chị nhà em à. Cô ấy chăm sóc người ốm thì nhẹ nhàng, chu đáo chứ đâu có hùng hổ như anh đâu. Câu 13: Trong gia đình anh ai là người tạo ra thu nhập chính thế ạ ? TL: Cả hai vợ chồng em à. Anh buôn bán ở chợ thì tiền thuê cửa hàng, tiền điện, nước cũng chiếm một phần không nhỏ từ tiền lời. Chị nhà buôn bán tạp hóa tại nhà, nguyên chỗ anh ở có mỗi nhà anh bán nên người ta cũng hay ra đấy mua. Tính ra thì thu nhập của hai vợ chồng cũng tương đương nhau. Câu 14: Thế ai là người quyết định các khoản chi tiêu hàng ngày? TL: Phụ nữ là tay hòm chìa khóa. Tiền bán được sau một ngày anh lại đưa cho vợ, chỉ giữ lại một phần để cuối tháng lấy hàng mới với ăn nhậu thôi. Còn lại từ tiền chợ, điện nước, thuê cửa hàng, chi phí sinh hoạt chị nhà tự tính toán hết. Chỉ có lúc nào cần mua cái gì lớn, có giá trị như xe, vật dụng đắt tiền thì chị nhà sẽ hỏi ý kiến của anh nữa Câu 15: Thế những công việc như họp thôn xóm thì ai là người tham gia ạ? TL: Anh thường hay tham gia hơn. Chị vất vả cả ngày, buổi tối là thời gian chị nghỉ ngơi nên anh thường nhận đi họp. Mà đến cũng có việc gì quan trọng đâu, chỉ ngồi nghe thôi. Để chị ở nhà xem TV, chăm con còn có ích hơn. Câu 16: Thế còn những buổi vệ sinh thôn xóm thì anh hay chị nhà thường làm ạ? TL: Nghĩ cũng kì. Anh đi họp đến nghe rồi về. Xong mấy việc dọn dẹp, vệ sinh của thôn xóm thì chị nhà lại làm. Anh đi ra cửa hang từ sớm nên chị ở nhà làm hết. Nhiều hôm về thấy chị than thở phải quẹt dọn cả ngày trời cái đường vào thôn, nghĩ thương vợ nên anh hay qua bóp chân tay các thứ. Câu 17: Khi có đồ dùng, vật dụng hỏng hóc trong nhà ai là người tham gia sửa chữa ạ? TL: Đương nhiên là anh rồi. Đi sửa điện thoại cho nhà người ta mà nhà mình hỏng không sửa được ạ. Nhưng vợ anh cứ thấy cái gì hỏng mà cứ để đấy cả ngày là cô không chịu được. Có hôm chỗ rào chuồng gà bị gãy. Sáng đi ra quán anh đã bảo để đấy chiều tối về anh làm. Thế mà chị vừa trông quán vừa lui cui sửa, xong cái chuồng gà sửa xong nhìn còn thảm hơn cả lúc đầu. Về nhà nhìn cái chuồng vừa thương vợ vừa buồn cười. Câu 19: Anh và chị nhà có thường tham gia các công việc của dòng họ không ạ? TL: Đương nhiên là hai vợ chồng phải có mặt chứ em. Anh là còn đầu, chị nhà là dâu trưởng. Mọi việc lớn đều phải qua anh hết. Mỗi lần nhà có lễ to thì chị nhà phải dậy tự sớm sang bên nhà mẹ đẻ anh. Xong chuẩn bị mọi thứ, đi chợ, sắp xếp bàn ghế rồi chỉ đạo, hướng dẫn mấy đưa em làm việc cùng với mẹ và các gì. Còn anh chỉ tham gia làm lễ, với cả bàn luận với các cụ. Mỗi lần dòng họ có xây mới sửa sang cái gì, thì anh phải nghỉ bán tranh thủ làm xong, điều hành mọi thứ. Câu 20: Anh thấy hài lòng về cuộc sống hiện tại của gia đình mình chứ? TL: Hài lòng chứ. Hai vợ chồng còn trẻ nhưng kinh tế đã khá ổn định. Không được gọi là giàu có nhưng đủ dùng, đủ tiêu, không phải vay mượn. Vợ lại đảm đang nữa. Chỉ ao ước gia đình luôn hòa thuận như bây giờ là tốt rồi. A, thêm được đứa con gái nữa thì tuyệt vời hơn em à Em phỏng vấn xong rồi ạ. Em cảm ơn anh đã hợp tác. Biên bản phỏng vấn sâu 2 Giới tính: Nữ Tuổi: 35 Thời gian: 9 giờ sáng ngày 03/12/2014 Địa điểm: thôn Đồn Người phỏng vấn: Lê Đức Thắng Câu 1: Chào chị. Em thuộc nhóm nghiên cứu trường Đại học Công Đoàn đến xã mình làm một vài nghiên cứu xã hội học về vấn đề phân công lao động trong gia đình. Chị có thể cho em hỏi vài câu hỏi được không ạ? TL: Hỏi nhanh nha em. Chị cấy xong sào này nữa là chị về Câu 2: Vâng chị. Gia đình hiện đang có mấy thành viên ạ? TL: Nhà chị có 5 người. Chị và chồng chị, còn có 2 đứa con – một trai, một gái. Con trai mới học lớp 1, còn cô con gái thì hết năm này là lên cấp III rồi. Với cả mẹ chị nữa, tức bà ngoại mấy đứa nhỏ ấy Câu 3: Công việc chính của vợ chồng chị là gì ạ? TL: Như em thấy thì chị làm nông, nhà có 2 sào ruộng chị túc tắc làm hàng ngày thế, nhà đỡ phải mua gạo. Với cả nuôi ít gà, trồng rau ở nhà nữa. Chồng chị thì làm ở trên huyện. Câu 4: Thế công việc chính của chị là làm nông ạ? Mỗi mình chị làm thế có vất vả không chị? TL: Cũng không mấy vất vả em à. Công việc đồng áng không như ngày xưa nữa đâu có máy móc rồi phân bón nữa. Còn nuôi gà thì chị nuôi chưa đến 20 con 1 lứa. Vừa để nhà có trứng và thịt gà sạch để ăn, vừa để bán. Còn vườn rau thì có tí đất nhỏ. Hai vợ chồng thay phiên nhau tưới, chăm sóc. Câu 5: Thế việc nhà ai làm hả chị? TL: Cái này mới vất vả thực sự đây em này. Không chị làm hết thì ai làm hết hả em. Từ cái việc nhỏ nhất đến những việc nặng nhọc cũng một tay chị làm. Ông làm ở trên huyện, sang đi tối mịt mới về, về nhà chỉ có ăn và ngủ, đến cái quần cởi ra đó chị còn phải lấy lột ra rồi treo móc. Nhà có đàn bà thì sao để đàn ông làm mấy việc đó được hả em. Chị lấy phải ông chồng lười nên vất vả gấp đôi. May còn có cô con gái giúp đỡ. Con gái chị giúp đỡ được mẹ làm việc nhà rồi đấy, con gái mà không biết nữ công gia chánh thì sao lấy được chồng. Câu 6: Tại sao chị lại nghĩ con gái không biết nữ công gia chánh thì không lấy được chồng ạ? TL: Làm người phụ nữ thì phải lo giữ lửa gia đình. Chồng về nhà thấy nhà cửa bừa bộn, cơm nước chưa có. Gia đình chả có tí ấm áp, bẩn thỉu như thế chồng nó đi kiếm con khác thì làm sao. Với lại đàn ông yêu qua dạ dày, phụ nữ muốn nắm thóp được đàn ông thì phải nấu ăn ngon, đảm đang Câu 7: Nhưng nếu việc nhà chị làm hết và làm nông, chăn nuôi chị cũng đều làm. Thế chồng chị sau giờ làm có giúp gì cho chị không ạ? TL: Giúp gì. Ông đi làm về lúc nào cũng than mệt xong nằm xem TV, bóng đá. Cơm nước xong xuôi, ra trước nhà làm mấy ván cờ không thì xem con học hành thế nào rồi đi ngủ. Bảo là thay phiên nhau tưới rau và chăm sóc chứ chỉ có hôm nào giở giời ông dậy sớm thì ông làm không thì cũng chỉ kịp ăn sang, vệ sinh cá nhân rồi lên xe đi làm. Câu 8: Thế chăm sóc con cái thì ai đảm nhận chính ạ? TL: Chồng chị ông đi làm cả ngày, ông về buổi trưa ăn xong rồi ngủ. Buổi tối ăn xong rồi ngủ. Thử hỏi thời gian đâu mà chăm sóc con cái. Hai đứa lớn lên trên tay chị. Đứa đầu năm nay vào cấp III lớn biết giúp chị nhiều rồi. Chứ ngày xưa hai đứa còn nhỏ, đứa này ôm, đứa kia cũng ốm. Chồng xin nghỉ việc ở nhà chăm con thì ông cũng không biết làm gì. Đứa lớn thì bà ngoại chăm, thằng út thì chị. Mà khổ nỗi, hai đứa chả biết giống ai, bình thường thì không sao nhưng lúc ốm thì quấy kinh khủng. Thằng út bế ru nó ngủ xong chỉ đặt xuống giường là nó lại khóc. Còn con chị thì biếng ăn, dỗ được nó ăn bát cháo thì quá hết cả bữa. Câu 9: Thế đi họp phụ huynh cho con thì 2 anh chị thay nhau đi hay sao ạ? TL: Chủ yếu là chồng chị đi. Đi họp phu huynh thì phải mất tiền. Chồng chị có chứ chị làm gì có. Chỉ có lúc nào hai đứa trùng nhau thì chị đi đứa đầu, chồng chị đi đứa nhỏ. Câu 10: Thế trong gia đình có người ốm đau thì ai là người chăm sóc chính ạ? TL: Chị chứ ai hả em. Nhiều lúc chị cũng mệt nhưng cả nhà có ai biết cách chăm sóc người khác được đâu Câu 11: Thế thu nhập chính trong gia đình là từ chồng chị đúng không ạ? TL: Đúng rồi em, chị buôn bán nông sản thì kiếm được bao nhiêu, chủ yếu là cải thiện bữa ăn gia đình thôi. Còn mua sắm vật dụng, sửa sang nhà cửa, tiền học cho con cái là một tay chồng chị lo hết. Câu 12: Thế chồng chị có bao giờ tỏ thái độ coi thường vì chị không tạo ra thu nhập chưa ạ? TL: Giám. Chồng chị lười thật nhưng chả giám ho hè gì. Vì 2 đứa con chị chăm, lớn lên khỏe mạnh, phát triển đầy đủ, không có chị kiếm ai về mà nuôi con cho lão. Câu 13: Trong gia đình thì ai là người thường xuyên đi họp xóm ạ? TL: Thường là chị đi họp xóm em à. Chồng chị đi làm cả ngày thời gian đâu mà đi nữa. Cho ổng ngủ mai dậy sớm đi làm, chứ đi họp mấy cái này mấy ông trong xóm kiểu gì chả có tí rượu. Ông uống rồi về ngủ say như chết, sáng mai lại dậy không kịp để đi làm. Câu 14: Thế là chị đảm nhận chính hầu hết các công việc trong gia đình ạ? TL: Cũng đúng, cơ mà chồng chị đi làm cả ngày cũng vất vả. Chị chỉ được cái việc nhà, nội trợ chứ việc ngoài xã hội chị có biết gì đâu. Suốt ngày chỉ có gà với qué. Từ xin cho con học, việc học của con, rồi làm thêm để có thu nhập, đến tiền khám bệnh cho ông bà nội ngoại, cưới hỏi, ma chay chồng chị làm hết. Nhiều lúc nghĩ kinh tế gia đình một tay chồng làm, chị nghĩ cũng thương nên việc nhà chị cũng cố làm hết, nuôi gà, trồng lúa chị đều làm để bớt đi gánh nặng kinh tế cho chồng. Câu 15: Thế khi có đồ dùng hỏng học trong gia đình thì ai là người sửa lại các thứ ạ? TL: Cái gì chị làm được thì chị làm. Còn không thì đợi chồng về. Những thứ như máy móc, điện đóm thì chị chịu. Câu 16: Còn công việc với dòng họ thì nhà chị ai đảm nhận chính ạ? TL: Nấu nướng ngày lễ Tết, giỗ chạp thì chị làm. Còn mọi việc từ sắp xếp mâm cỗ, chuẩn bị bàn thờ, tiếp khách thì chồng chị và ông bác làm. May bên nhà chồng các gì, các cô đông nên mấy việc này làm nhoáng tí là xong Câu 17: Thế những hôm thứ 7, chủ nhật chồng chị có đưa chị và 2 con đi đâu chơi không? TL: Em làm cứ như ở thành phố cuối tuần người ta kéo nhau đi nhà hàng, rồi mua sắm ấy nhỉ. Ở nông thôn cuối tuần chỉ có mời bạn bè đến nhà ăn uống thôi. Ngày hè thì ngày nghỉ anh nhà có đưa chị và hai con đi Tam Đảo. Lâu lâu có tiền thưởng thì anh lại cho chị thêm tiền mua cái này cái kia, hay đưa con đi mua đồ chơi, quần áo, đồ dùng học tập. Câu 18: Chị có hài lòng với cuộc sống bây giờ không ạ? TL: Căn bản là hài lòng em ạ. Câu 19: Vậy chỉ có mong ước gì không ạ? TL: Cũng chả biết mong ước gì nữa. Mong chồng kiếm thật nhiều tiền. Cô lớn năm nay lên cấp III, nếu đỗ trường chuyên thì phải thuê nhà cho nó ở trên tỉnh học, chứ học trường làng sao đỗ đại học được hả cháu. Câu 20: Thế việc nhà lại chỉ có mình chị làm à? TL: Chị chưa nghĩ đến điều ấy. Chỉ nghĩ con gái mà trọ học thì tội nghiệp nó, sợ con hỏng, với lại chồng chị lại phải lo lắng nhiều về kinh tế hơn nữa. Em cảm ơn chị đã dành thời gian trả lời các câu hỏi của em ạ. Biên bản phỏng vấn sâu 3 Giới tính: Nữ Tuổi: 50 Thời gian: 11 giờ sáng ngày 03/12/2014 Địa điểm: đối diện trường cấp tiểu học Người phỏng vấn: Lê Đức Thắng Câu 1: Chào cô ạ. Cháu thuộc nhóm nghiên cứu trường Đại học Công Đoàn đến xã mình làm một vài nghiên cứu xã hội học về vấn đề phân công lao động trong gia đình. Cô có thể cho cháu hỏi vài câu hỏi được không ạ? TL: May cho mày đến giờ này đấy, đến sớm hơn tý nữa như mấy nhóm kia cô chả tiếp đâu. Đang buôn bán cứ hỏi hỏi đến bực Câu 2: May quá cô à. Cho cháu hỏi gia đình cô gồm có mấy người ạ? TL: Gia đình cô có 4 người. Cô, chồng cô, 2 con. Câu 3: Hai con của cô bao nhiều tuổi rồi ạ? TL: Đứa đầu đang học Đại học ở Hà Nội, đứa thứ hai đang học lớp 7 Câu 4: Công việc chính của cô và chồng cô là gì ạ? TL: Làm ruộng và buôn bán tạp hóa ở chợ cháu à. Cô chú cứ thay phiên nhau như thế. Lúc thì cô ở nhà đi làm ruộng, lúc thì chồng cô. Cũng chả phân rõ việc này ai làm, việc kia ai làm. Cứ thế sáng ra ai dậy sớm hơn thì ra cửa hàng mở quán. Còn làm ruộng thì nhà cô có 3 sào, hai vợ chồng tranh thủ thì cũng đủ gạo ăn. Câu 5: Thế việc nhà trong gia đình được phân công như nào hả cô? TL: Nói chung nhà cô không có quy định ai phải làm gì hay phân công công việc trước. Tùy theo hoàn cảnh. Có lúc chị làm mệt, hay đau đầu thì chị đi chợ xong để đấy cho chú nấu cơm, dọn nhà. Nhưng đấy là những lúc cô không thể làm gì được thôi còn bình thường mọi việc nhà đều là do cô làm hết. Câu 6: Nhưng cô và chồng làm việc cùng nhau ít có sự khác biệt sao không phân chia ra hả cô? TL: Chia ra nghe nó như buôn bán, giao dịch ấy. Thực ra nhà cô 4 người ai cũng có ý thức dọn dẹp, làm việc nhà hết. Thấy sàn nhà bẩn thì lấy chổi quét, bố mẹ chưa về thì chị em thay nhau bắc cơm. Chỉ là nấu ăn thì chỉ có cô nấu đủ các món, đủ dinh dưỡng cho gia đình. Dọn dẹp nhà cửa thì cái mà đàn ông thấy cũng được, cũng sạch rồi thì với cô nó vẫn còn bẩn phải dọn lại. Giặt giũ thì cuối tuần cô giặt đồ của cả nhà cùng một lúc, sau thằng út bê lên tầng 2 để phơi khô. Câu 7: Cô quan niệm thế nào về việc đàn ông làm việc nhà? TL: Đàn ông làm việc nhà là chuyện bình thường mà Câu 8: Tại sao cô lại nghĩ như thế? TL: Thời đại hiện đại chứ có như ngày xưa đâu hả cháu. Công việc nhà thì nhiều, cô nhiều lúc cũng cần nghỉ ngơi chứ. Ngày xưa thì chồng chúa vợ tôi giờ thì nam nữ bình đẳng rồi. Đừng nhìn cô chú có tuổi mà nghĩ cô chú lạc hậu Câu 9: Còn về việc chăm sóc con cái thì thế nào ạ? TL: Tất nhiên công việc cho con ăn uống, tắm rửa, chăm sóc nó lúc ốm đau là do cô phụ trách rồi. Bây giờ con cô lớn rồi thì chúng có thể tự ăn uống và vệ sinh cá nhân cho bản thân. Còn việc học hành của con thì cả hai vợ chồng cũng rất quan tâm. Cô chú cũng muốn cho con sau này làm cán bộ công nhân viên chức, vào Nhà nước chứ làm vừa làm nông, vừa buôn bán ngoài chợ như cô chú vừa vất vả lại không ổn định, thu nhập bấp bênh. Câu 10: Bình thường họp phụ huynh cho con ai là người hay đi nhất thế cô? TL: Họp phụ huynh thì ngày xưa chồng cô hay đi cho đứa lớn, cô hay đi cho đứa nhỏ còn bây giờ đứa nhỏ ông cũng đi thay cô rồi. Cứ cái gì lien quan đến con cái là hai vợ chồng đều cùng tham gia bàn bạc. Bây giờ con gái lớn thì học đại học ở Hà Nội rồi, cô chú bớt đi một phần phải lo, giờ chỉ lo cho đứa út. Câu 11: Thế còn những lúc gia đình có người ốm đau thì thế nào ạ? TL: Thì chồng cô ra cửa hàng. Còn cô ở nhà hoặc lên viện chăm sóc. Câu 12: Thế trong gia đình thu nhập của hai vợ chồng như thế nào ạ? TL: Cũng đủ sống cháu à. Cô chú thay phiên nhau làm nên thu nhập kiếm được thì cứ để đấy chả chia ra “tiền anh, tiền tôi”. Vì thế nên cũng chả có mấy thu nhập ngoài. Cô đầu lên Hà Nội học xin đi làm thêm nhưng cô không cho. Câu 13: Nhưng sinh viên đi làm thêm giúp giao tiếp tốt hơn, hiểu thêm về cuộc sống mà cô. Sao cô không cho bạn ấy đi ạ? TL: Bố mẹ chịu khổ thêm tí chứ để con đã học xa nhà, còn vật vả kiếm tiền cô chú thấy không yên tâm. Với lại nó còn là con gái, học xong lấy bằng về đây có bằng giỏi là người ta nhận mà. Công việc Nhà nước thì nhàn, sau nay có nhiều thời gian chăm sóc con cái, nhà cửa. Câu 14: Khi trong nhà có đồ dùng hỏng hóc thì ai là người sửa chữa chúng ạ? TL: Chồng cô làm hết. Ông ngày xưa xuất thân là thợ thủ công nên khéo tay lắm. Ở nhà hỏng cái gì, ông cũng sửa được. Đến cả vườn rau ông trồng cũng ngay hàng thẳng lối Câu 15: Thế ai trong gia đình cô thường đi họp thôn xóm, tham gia các hoạt động cộng đồng ạ? TL: Bình thường thì việc đi họp thôn xóm đều do chồng cô làm. Lúc nào ông bận thì cô mới đi thay thôi. Thực ra đến cô cũng chả chú ý lắm, có ông ấy là hay để ý mấy hoạt động chung thôi. Nhưng ông đi nghe thì nghe thế thôi, nhưng lúc nào có các hoạt động vệ sinh, dọn sạch đường làng thì chỉ có mình cô làm. Câu 16: Thế còn những việc liên quan đến dòng họ ạ? Ai là người tham gia chính ạ? TL: Vào những dịp giỗ lạt, ngày Tết thì cô chỉ có lui cui trong bếp nấu nướng, dọn dẹp cùng với mấy chị em khác, còn việc liên quan đến xây mô, sửa sang nhà thờ, gặp mặt các cụ thì chồng cô làm. Câu 17: Cô cảm thấy cuộc sống hiện tại của mình thế nào? TL: Mặc dù công việc của hai vợ chồng có vất vả, nhưng cô vẫn rất vui vì cả gia đình cô biết chia sẻ mọi thứ với nhau, luôn yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. Cô nghĩ với cô như thế là được rồi. Cảm ơn cô rất nhiều vì những chia sẻ này để giúp đỡ cháu hoàn thành vấn đề nghiên cứu này! Biên bản phỏng vấn sâu 4 Giới tính: Nam Tuổi: 40 Thời gian: 3 giờ chiều ngày 03/12/2014 Địa điểm: thôn Đồn Người phỏng vấn: Lê Đức Thắng Câu 1: Chào chú ạ. Cháu thuộc nhóm nghiên cứu trường Đại học Công Đoàn đến xã mình làm một vài nghiên cứu xã hội học về vấn đề phân công lao động trong gia đình. Chú có thể cho cháu hỏi vài câu hỏi được không ạ? TL: Được, cháu Câu 2: Cho cháu hỏi gia đình chú có mấy người ạ? TL: Gia đình chú có bốn người. Đương nhiên là một vợ, một chồng và hai con Câu 3: Hai cháu nhà chú bao nhiêu tuổi ạ? TL: Con trai đầu đang học lớp 11, con gái út thì đang học lớp 9. Hai đứa ngoan và học giỏi lắm Câu 4: Thế vợ của chú hiện đang làm gì ạ? TL: Vợ chú ở nhà mở tiệm cắt tóc gội đầu Câu 5: Trong gia đình chú thì ai là người thường xuyên làm việc nhà ạ? TL: Là vợ chú. Từ nấu ăn, dọn dẹp, giặt giũ, chợ búa một tay cô ấy làm hết Câu 6: Bình thường chú có hay giúp vợ làm công việc nhà không ạ ? TL: Cũng thỉnh thoảng cháu à. Như những dịp cuối năm này cửa hàng của cô đông khách lắm. Nên chú thường đóng xưởng sớm về nhà đi chợ, nấu ăn thì đã có con gái lo rồi. Với lại nhà chú hai đứa đều lớn cả rồi nên cũng phụ giúp mẹ làm các công việc nhà. Câu 7:  Thế chăm sóc con cái chủ yếu là ai tham gia nhiều nhất ạ ? TL: Về chăm sóc con cái thì vợ chú dành nhiều thời gian hơn chú rồi. Vì mẹ bao giờ cũng gần gũi với con hơn mà. Nhà chú có một trai, một gái cả hai đứa đều rất quấn mẹ. Chắc tại chú đi xuất khẩu lao động một thời gian dài sau mới về nhà mở xưởng mộc nên hai đứa nó vẫn chưa quen. Chú thường xuyên có nhắc nhớ mấy đứa học hành, đưa đón nó đi học khi trời mưa to, lâu lâu thì chú cho tiền mua quần áo, sách truyện, đĩa nhạc Còn lại từ nấu ăn, nắm bắt sở thích, trò chuyện với con thì vợ tôi hay làm Câu 8: Chú đi xuất khẩu lao động bao nhiêu năm ạ? TL: 6 năm, từ năm 2004 đến năm 2010 Câu 9: Thế trong 6 năm đó vợ chú một mình chăm sóc hai đứa ạ ? TL: Ừ. Một nách hai con. Mà cô ấy chưa bao giờ than thở với chú một điều gì. Tiền chú gửi về cô ấy rất biết cách tiết kiệm, sắm sửa đồ đạc trong gia đình. Hai đứa con đều lớn lên khỏe mạnh, ngoan ngoãn. Ôí nhà, cả vợ cả chồng cùng dạy mà chả được như nhà chú đâu Câu 10: Thế bây giờ chú đang làm gì ạ? TL: Chú đi nước ngoài về thì mở xưởng gỗ làm bàn ghế, tủ kệ, làm bình gỗ, làm tủ bếp Câu 11: Công việc của chú vất vả không ạ? TL: Cách đây 2, 3 năm thì khá vất vả do mình chú làm, thợ đều đang học việc cả. Bây giờ thợ làm quen tay rồi chú chủ yếu là xử lý sổ sách, quản lý nhân công, công việc và giao dịch khách hàng thôi. Nhiều khách khó tính yêu cầu đích thân chú làm thì chú mới làm tiếp thôi. Câu 12: Trong gia đình chú có người ốm đau thì ai là người chăm sóc chính ạ? TL: Cô nhà chăm sóc hết đấy cháu. Mẹ chăm con thì nhất rồi. Vợ chăm chồng thì không ai bằng. Ông bà hai bên mà có ốm đau gì thì cũng cô thu xếp đưa về nhà chăm sóc. Cô thì tính nói năng bỗ bã, nhưng lo thì chu toàn sạch sẽ, chả ai chê được cái gì. Mẹ chú khó tính thế mà cô cũng chiều được Câu 13: Qua lời chú kể cháu thấy cô nhà đảm đang đấy ạ TL: Đúng rồi cháu. Cố ấy khéo tay hay làm. Chú đi được 6 tháng thì cô đi học cắt tóc gội đầu xong về quê mở cửa hàng. Vừa làm vừa chăm con vừa quán xuyến gia đình. Đời chú may cưới được người vợ tốt như cô ấy. Câu 14: Trong gia đình mình ai là người tạo ra thu nhập ạ? TL: Thu nhập chủ yếu là từ chú. Ở đây là nông thôn mấy người ra tiệm gội đầu, cắt tóc đâu cháu. Gần cuối năm, gần Tết công việc của cô mới nhiều vì thời điểm này người ta thích làm đẹp, thích sửa sang bản thân hơn. Thu nhập chính vẫn là từ xưởng mộc của chú. Câu 14: Thế trong gia đình ai là người hay tham gia các hoạt động cộng đồng ạ? TL: Tính từ lúc chú về nha. Chứ 6 năm trước thì chỉ có mỗi cô rồi (cười). Lúc mời về cô không cho chú đi giao lưu nhiều. Bởi lẽ cô sợ chú bị người ta lừa. Cháu biết rồi đấy, đi xuất khẩu lao động về kiểu gì chả có tí tiền. Về nhà cò mồi nó lôi vào cờ bạc, lô đề, bóng banh. Nên cô nhà sợ dặn dò chú suốt. Đi họp xóm cũng cô đi, sau dần dần chú mới đi thay. Hôm nào phải vệ sinh đường làng thì chú dậy sớm làm cùng mọi người Câu 15: Thế còn các công việc dòng họ ạ? TL: Ngày trước ấy, họ hàng hai bên một tay cô thu xếp. Từ quà biếu đến làm việc, cô sắp đặt chu toàn đến người bên nội nhà chú nể cô ấy cả cây. Sau chú về, đường sá xa xôi, cô lại còn bị chứng đau đầu nên về quê thì chỉ có mỗi chú, nếu hai đứa mà được nghỉ học thì về cùng. Câu 16: Thế là từ đấy cô nhà không còn lo công việc của dòng họ nữa ạ? TL: Vẫn lo toan mọi việc chứ cháu. Chú về chả nhẽ về tay không. Từ bia rượu, hoa quả, giò chả, cô đều chuẩn bị trước cho chú hết. Ở quê mà có làm cỗ thì cô cũng về vì cô nấu ăn ngon lắm. Chỉ là những công việc nhỏ, những buổi họp những người trong tộc thì cô ấy ít về hơn thôi. Cháu cảm ơn chú đã giúp cháu hoàn thành các câu hỏi ạ Biên bản phỏng vấn sâu 5 Giới tính: Nữ Tuổi: 40 Thời gian: 4 giờ chiều ngày 03/12/2014 Địa điểm: thôn Đồn Người phỏng vấn: Lê Đức Thắng Câu 1: Chào cô ạ. Cháu thuộc nhóm nghiên cứu trường Đại học Công Đoàn đến xã mình làm một vài nghiên cứu xã hội học về vấn đề phân công lao động trong gia đình. Cô có thể cho cháu hỏi vài câu hỏi được không ạ? TL: Ừ. Chào cháu Câu 2: Cho cháu hỏi công việc hiện tại của cô được không ạ? TL: Cháu đang ngồi trong bưu điện và công việc của cô là nhân viên bưu điện. Cô làm các giao dịch về cước tiền điện, tiền internet, gửi thử, nhận tiền. Câu 3: Gia đình cô có bao nhiêu người ạ? TL: Có bốn người cháu à. Cô xinh gái nhất nhà vì nhà cô có hai thằng con trai Câu 4: Chồng cô làm gì ạ? TL: Chồng cô làm buôn bán ở nhà Câu 5: Thế trong gia đình mình ai là người tạo thu nhập hả cô? TL: Tất nhiên là chồng cô rồi, cô làm công nhân viên chức thì lương được đáng mấy đâu cháu, ba cọc ba đồng làm sao sống được trong khi trong gia đình có bao nhiêu thứ phải lo, bao nhiêu là việc cần đến tiền, chưa kể đến lúc con cái hay người thân đau ốm hay phải đi bệnh viện, lương công nhân sao đủ hả cháu. Cô ngoài thời gian làm ở bưu điện huyện,về nhà cô còn nuôi gà, trồng rau ở mành vườn trước sân nhà. Dù không tạo ra nhiều thu nhập, nhưng công việc này cũng giúp gia đình cô bớt đi một khoản chi tiêu cho chợ búa, cũng như cải thiện bữa ăn cho gia đình Câu 6: Theo như cô nói thì chú nhà là người tạo ra thu nhập chính đúng không ạ? Thế mọi việc trong gia đình ai là người quyết định chính đối với các công việc chung của gia đình? TL: Các công việc lớn như sửa nhà, mua sắm đồ dùng đắt tiền thì do chú quyết còn các chi tiêu thường ngày trong gia đình như đi chợ, mua sắm những thứ lặt vặt trong gia đình thì là cô Câu 7: Thế trong gia đình công việc nhà chủ yếu do ai làm hả cô? TL: Cô đi làm giờ nhà nước nên 5 giờ tối mới được về nên cơm tối chủ yếu là chú nấu, buổi trưa thì cô nấu. Các công việc dọn dẹp nhà cưa thì buổi tối cô làm, còn giặt giũ, lau chùi nhà thì cuối tuần cô làm Câu 8: Thế tức là việc nhà chú chỉ làm mỗi nấu cơm tối thôi ạ? TL: Bảo thế cũng không đúng, vì chú chỉ hâm lại thức ăn buổi trưa và bắc cơm (cười). Nhưng chú cũng giúp đỡ cô nhiều. Cuối tuần cô lau nhà thì tầng 1 cô lau, tầng 2 chú lau. Chú còn thường xuyên rửa bát sau mỗi bữa ăn Câu 9: Thế cô có thường xuyên cảm thấy quả tải vì công việc nhà không ạ? TL: Cũng đôi khi. Nhất là vào mùa hè trời nắng nóng cô chả muốn dọn dẹp gì. Có dọn cũng trong không gian mình sống thôi, các phòng khác ít được sử dụng cô để đấy. Những lúc mệt như thế thì chú cũng hay đề nghị giúp Câu 10: Trong gia đình mình ai là người chăm sóc con cái ạ? TL: Thường là cô chăm sóc. Câu 11: Thế nếu có người già, ông bà mắc bệnh cần chăm sóc thì ai là người chăm sóc chính ạ? TL: Lúc ốm đau thì một tay cô chăm hết cả cháu ơi. Ông chồng của cô cũng biết đường giúp đỡ, nhưng ổng vống. Thà nhờ ổng nấu ăn hay đi chợ chứ nhờ ổng chăm sóc ai có khi lại rước thêm bệnh vào người. Câu 12: Nếu trong họ có công việc như cưới xin, ma chay hay họp họ thì là cô hay chú đại diện hả cô ? TL: Nếu chú sắp xếp được thời gian thì chú đại diện còn nếu không thì cô phải đi. Câu hỏi 13: Thế còn việc đi họp làng, họp xóm thì cô hay chồng cô đi ạ ? TL: Cô đi là chủ yếu Cháu cảm ơn cô đã tham gia phỏng vấn ạ Phụ lục 3: Bảng kiểm của quan sát STT Thời gian Nội dung Ghi chú 1 1-3/12/2014 Mô hình kinh tế , trang trại trên địa bàn 4 trang trại thanh long lớn 22 trang trại gia cầm quy mô lớn tầm trên 1000 con 2 1-3/12/2014 Biệt thự Nhiều biệt thự mới xây 3 1-2/12/2014 Hoa màu Chủ yếu trồng ngô, su su 4 1-3/12/2014 Nuôi gia súc Gia súc chủ yếu nuôi chăn thả trâu, bò trên đồi cánh đồng 5 1-2/12/2014 Nuôi gia cầm Gia cầm nuôi thả nhiều trên vườn đồi quanh nhà 6 1-2/12/2014 Tình hình kinh tế Không có nhiều hàng quán ven đường, chợ mở 2 ngày / phiên 7 1-3/12/2014 Đời Sống Không thấy có hoạt đông văn nghệ văn hóa nào diễn ra, thanh niên hầu hết đi làm ăn xa. Danh mục các từ viết tắt Th.s: Thạc sĩ TS: Tiến sĩ GS: Giáo sư PVS: Phỏng vấn sâu TL: Trả lời NXB: Nhà xuất bản Mục lục TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN KHOA XÃ HỘI HỌC ----------------------- BÁO CÁO THỰC TẬP Đề tài: PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG THEO GIỚI TRONG GIA ĐÌNH VÙNG NÔNG THÔN THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HOÁ HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC. (Nghiên cứu trường hợp: xã Kim Long - huyện Tam Dương - Vĩnh Phúc) Sinh viên: Tăng Tùng Lâm Giảng viên hướng dẫn: Ths.Nguyễn Chu Du Hà Nội, năm 2014

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbao_cao_xh15c_7154.doc