Trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành may mặc, Việt Nam mới chỉ tha m gia
vào khâu sản xuất sản phẩm cuối cùng, khâu được đánh giá là tạo ra giá trị gia
tăng thấp nhất trong toàn chuỗi giá trị. Khoảng 90% doanh nghiệp Dệt May
của Việt Nam tham gia vào khâu này của chuỗi giá trị dưới hình thức gia công
theo tiêu chuẩn khách hàng (OEM). Tuy nhiên, trở thành nhà cung ứng đạt
chuẩn OEM vẫn đang còn nhiều vấn đề lớn mà các doanh nghiệp Việt Nam
cần cố gắng hơn nữa so với các nước Đông Á.
Mặt khác, muốn thâm nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu thì các
doanh nghiệp Việt Nam cần phải sản xuất dưới dạng sản xuất thiết kế gốc
(ODM - Original Design Manufacture) hay là sản xuất nhãn hiệu gốc (OBM -Own Brand Manufacture).
90 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3788 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) của Trung Quốc trong ngành may mặc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giới vẫn giữ xu thế tăng
nhưng lượng giá trị gia tăng tạo ra của Việt Nam vẫn còn rất thấp. Trong giá
trị của sản phẩm tạo ra ở Việt Nam thì có đến trên 50% là giá trị những
nguyên liệu, phụ liệu nhập khẩu, chưa kể đến các nguyên liệu nhập khẩu để
phục vụ cho công đoạn dệt. Kim ngạch hàng may mặc xuất khẩu của Việt
Nam năm 2006 là 5,65 tỷ USD cho thấy lượng giá trị gia tăng được tạo ra ở
Việt Nam vô cùng thấp. [26]. Hiện nay, chúng ta chủ yếu là nhập các nguyên
liệu hoàn chỉnh về, kết hợp chúng với các phụ liệu hoàn chỉnh, tiến hành may
gia công theo những kiểu mẫu và quy cách chất lượng có sẵn rồi giao hàng.
Với hình thức này, người được lợi là những nước nhận đơn hàng vì họ có
đuợc những sản phẩm hoàn chỉnh, chất lượng tốt mà giá lại rẻ, làm tăng mức
lợi nhuận của doanh nghiệp lên rất cao.
Một ví dụ để thấy rằng chúng ta đã rất thiệt thòi khi Việt Nam nhận rất
nhiều đơn hàng theo hình thức gia công. Theo mặt bằng giá hiện nay, với một
chiếc áo sơmi người lớn thông thường, các doanh nghiệp gia công Việt Nam
giao thành phẩm hoàn chỉnh cho đối tác nước ngoài với mức giá 5 USD.
Trong đó thông thường giá nguyên phụ liệu chiếm khoảng 70%, còn lại các
chi phí khác chiếm 30%. Trong tình hình hiện nay khi mà các nguồn nguyên
vật liệu hầu hết phải nhập khẩu, các doanh nghiệp gia công Việt Nam chỉ có
thể kiếm lời từ các khoản phí gia công, thông thường khoảng 1USD đến 1.3
USD. Trong khi với chiếc áo sơ mi đó, sau khi được tổ chức phân phối,
marketing và bán hàng, các doanh nghiệp nước ngoài có thể bán được với giá
là 20 USD. [22]. Như vậy nếu trừ đi các chi phí đó, mỗi chiếc áo sơmi có thể
58
đem về cho doanh nghiệp này từ 7 đến 10 USD/1chiếc. So sánh với lượng phí
1 USD mà doanh nghiệp gia công Việt Nam tạo ra, có thể thấy sự khác biệt
trong hàm lượng chất xám dẫn tới sự chênh lệch trong thu nhập đến mức nào.
Hơn nữa mẫu mã của những mặt hàng do ta sản xuất vẫn còn nghèo nàn về
kiểu dáng, đơn điệu về màu sắc, không đáp ứng được nhu cầu của tầng lớp có
thu nhập cao tại thị trường nhập khẩu. Giá của những mặt hàng này vì thế
cũng thấp. Do vậy trong chuỗi giá trị toàn cầu. Việt Nam chỉ tham gia với tư
cách một quốc gia cung cấp sức lao động chứ chưa đóng góp được một lượng
chất xám nào. Lợi thế duy nhất của Việt Nam hiện nay khi tham gia chuỗi
may mặc chỉ là nguồn nhân công khéo tay với giá rẻ mạt. Một khi lợi thế này
mất đi cùng với sự thay thế sức lao động bằng máy móc hoặc những biến
động về giá trên thị trường, Việt Nam sẽ không còn chỗ đứng trong chuỗi giá
trị toàn cầu về ngành may mặc.
- Xây dựng và phát triển thương hiệu ngành may mặc:
Để nâng cao vị trí của ngành may mặc Việt Nam trong chuỗi giá trị
may mặc toàn cầu thì việc đầu tư xây dựng thương hiệu cho riêng mình cũng
là một nhiệm vụ quan trọng. Hiện nay mới chỉ có khoảng trên 35% số lượng
doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may tại Việt Nam được nhiều nhà nhập khẩu
biết đến thông qua quan hệ xuất nhập khẩu và đặt hàng. Và cũng chỉ biết đến
một số ít các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm dưới tên CORENE SCAVI và
MAILFIX SCAVI, công ty may Phương Đông xuất khẩu sản phẩm dưới tên
FHOUSE… còn lại hầu hết các doanh nghiệp đều xuất khẩu dưới nhãn hiệu
của nhà nhập khẩu nước ngoài. [26]. Như vậy, trong hiện tại ngay cả việc xây
dựng và xuất khẩu thương hiệu của mình các doanh nghiệp Việt Nam còn khá
chật vật thì việc xây dựng được những thương hiệu đủ lớn thâm nhập vào
chuỗi giá trị toàn cầu có lẽ cần một khoảng thời gian rất dài và những có gắng
rất lớn từ nhiều phía.
59
Nhìn một cách tổng quát cả ngành dệt may của Việt Nam có lẽ thể thấy
chúng ta đang yếu kém về mọi khâu, từ khâu thiết kế đến khâu phân phối, từ
nguyên liệu đầu vào đến thị trường đầu ra. Chỉ với lợi thế lao động có tay
nghề, chắc chắn ngành may mặc Việt Nam không thể trụ vững lâu hơn nữa
trong bối cảnh ngành may mặc của Ấn Độ, Trung Quốc đang có những thành
tích ấn tượng như hiện nay. Ngành may mặc Việt Nam muốn không thua kém
phải nhanh chóng phối hợp với ngành sản xuất nguyên phụ liệu tìm cách phát
huy tối đa nội lực theo hướng sản xuất thay thế nhập khẩu nhằm tạo ra nhiều
giá trị gia tăng cho các sản phẩm may mặc Việt Nam.
3.1.3. Các thị trường tiêu thụ
3.1.3.1. Thị trường tiêu thụ nội địa
Với 87 triệu dân hiện nay thì Việt Nam là thị trường tiêu thụ nội địa rất
lớn. Năm 2006, tổng tiêu thụ nội địa ước đạt 1,8 tỷ USD, trong khi đó, xuất
khẩu dệt may đạt gần 6 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng trong tiêu thụ hàng nội địa
đạt khoảng 15%/năm, nhưng thực tế chỉ chiếm 1/4 năng lực sản xuất. Năm
2008, tổng tiêu thụ nội địa là 2,45 tỷ USD, chỉ chiếm 21% tổng giá trị xuất
khẩu. [3]. Như vậy, có thể nói rằng phần lớn doanh nghiệp dệt may trong
nước chỉ chú trọng đầu tư để xuất khẩu là chính, chưa quan tâm nhiều cho
phát triển xây dựng thương hiệu tại thị trường nội địa. Đến năm 2009 tiêu thụ
hàng may mặc trong nước tăng 23% so với năm 2008 là dấu hiệu tích cực
trong tiêu thụ hàng thời trang trong nước. [35]. Tại thị trường nội địa, hàng
thời trang trong nước đang từng bước khẳng định chỗ đứng trong người tiêu
dùng. Hiện nhiều doanh nghiệp dệt may đã đẩy mạnh, phát triển thị phần tiêu
thụ tại thị trường nội địa được đánh giá rất tiềm năng này. Các doanh nghiệp
xác định, dùng thị trường nội địa làm căn bản, thị trường xuất khẩu là động
lực phát triển của ngành dệt may. Khi gia nhập WTO, Việt Nam đã có thêm
60
nhiều cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu và đón nhận đầu tư nước ngoài vào
lĩnh vực dệt may. Tuy nhiên, thị trường nội địa cũng sẽ đối mặt với nhiều
cạnh tranh mới về giá cả, nhất là đối với hàng thời trang Trung Quốc. Hiện
thuế nhập khẩu hàng Trung Quốc đi qua đường chính ngạch vào Việt Nam
chỉ còn 10%, thay vì 40%-50% như trước đây. [31].
Cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu tiếp diễn khiến
ngành dệt khiến Việt Nam sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn do nhu cầu
người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu nên đơn đặt hàng sụt giảm.
Bên cạnh đó, việc mở cửa thị trường bán lẻ cho các tập đoàn lớn trên thế giới
theo lộ trình cam kết với WTO cũng tạo nên sức ép lớn với các doanh nghiệp
ngay tại thị trường nội địa.
Theo Hiệp hội dệt may Việt Nam, khó khăn lớn nhất rơi vào những
doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Mỹ (chiếm khoảng 55% thị phần của
hàng dệt may xuất khẩu trong năm 2008). Nhiều nhãn hiệu lớn, nhiều khách
hàng truyền thống đã giảm đến 50% đơn hàng. Kế đến là thị trường EU. Do
đồng EURO mất giá nên xuất khẩu vào thị trường này cũng bị ép giá. [38]. Vì
vậy, trước mắt các doanh nghiệp dệt may cần tập trung phát triển thị trường
trong nước, đây được coi là chiến lược phát triển dài hạn của toàn ngành dệt
may trong tình hình xuất khẩu đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay.
Trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp may mặc Việt Nam đã rất
chú trọng đến thị trường tiêu thụ nội địa. Tập đoàn Dệt may Việt Nam
(Vinatex) đang chiếm ưu thế hơn các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài, vì trước đây họ chỉ tập trung hết cho xuất khẩu theo đơn hàng của
công ty mẹ. Tính đến hết năm 2009 hệ thống siêu thị của Vinatex Mart đã
phát triển tới 22 tỉnh, thành phố, với tổng số 55 siêu thị. Ngoài ra, Vinatex còn
mở hơn 20 cửa hàng thời trang và tận dụng các hệ thống phân phối đang có,
61
nhất là hệ thống siêu thị Vinatex, các cửa hàng của các doanh nghiệp lớn đã
đầu tư từ nhiều năm. [24].
Bên cạnh Vinatex thì các công ty lớn của ngành dệt may cũng bắt đầu
cạnh tranh gay gắt trên thị trường nội địa như: Việt Tiến, May 10, Nhà Bè...
nhiều năm qua đã thành công trong việc chiếm lĩnh thị trường nội địa, hiện
cũng đang có nhiều chương trình xúc tiến tiêu thụ tại "sân nhà".
Việt Tiến đang thực hiện chiến lược phát triển thị trường trong nước
với mức tăng trưởng lên 40%, đưa ra thị trường hàng loạt sản phẩm mới, nhất
là các mặt hàng thời trang cao cấp như Viettien, Vee Sendy, T-Tup, Sciaro,
Manhattan, hàng may sẵn cho học sinh, công nhân nhãn hiệu Vie-Laross.
Ngoài 17 cửa hàng và gần 600 đại lý bán sản phẩm của Việt Tiến, doanh
nghiệp đang tiếp tục mở rộng, phát triển kênh phân phối, đưa sản phẩm vào
48 trung tâm thương mại. May 10, cũng là doanh nghiệp tiêu thụ mạnh tại thị
trường nội địa. Năm 2009 doanh nghiệp này đã tăng tỷ lệ tiêu thụ nội địa lên
30% so với năm 2008, bằng việc khai trương chuỗi sáu cửa hàng lớn tại Hà
Nội, Hải Phòng, Hạ Long và Thái Bình. Đồng thời, công ty này cũng đầu tư
ba xưởng sản xuất Veston cao cấp với dây chuyền thiết bị hiện đại được nhập
từ Nhật Bản, Italia. Tổng công ty cổ phần May Nhà Bè có kế hoạch tăng
trưởng thị trường nội địa cho năm nay dự kiến là 200%. Đây là một tỷ lệ ấn
tượng trong bối cảnh sức mua của nhiều mặt hàng đều suy giảm. Bên cạnh đó,
Công ty cổ phần May Đức Giang cũng xác định tăng thị phần trong nước
trong năm 2009 từ 20-25%. [24].
Để khai thác thành công thị trường trong nước, đem lại giá trị gia tăng
cao cho sản phẩm của nhiều doanh nghiệp dệt may chính là các doanh nghiệp
cần quan tâm, củng cố đội ngũ các nhà thiết kế thời trang chuyên nghiệp để có
thể đưa ra thị trường những sản phẩm đa dạng, đáp ứng nhu cầu mọi đối
62
tượng tiêu dùng từ thành thị đến nông thôn. Về lâu dài, doanh nghiệp phải
đưa ra những dòng sản phẩm dệt may tốt hấp dẫn người người tiêu dùng trong
nước hơn.
Ngoài ra, các doanh nghiệp phải chú trọng đến việc xây dựng thương
hiệu cho sản phẩm của mình trên thị trường nội địa. Hãy so sánh giá trị thu
được của 3 loại sản phẩm sau đây: một sản phẩm thời trang cấp thấp có giá
bán lẻ 60.000 đồng, giá bán buôn 50.000 đồng thì so với giá thành khoảng
45.000 đồng (bao gồm sản xuất, phân phối), lợi nhuận đạt được chỉ 5.000
đồng/sản phẩm. Trong khi tỉ lệ này ở sản phẩm thời trang trung bình là
150.000 đồng - 115.000 đồng - 85.000 đồng (bao gồm thiết kế, nguyên phụ
liệu, sản xuất, phân phối), lợi nhuận là 30.000 đồng/sản phẩm (gấp 6 lần so
với sản phẩm cấp thấp). Tỉ lệ ở sản phẩm thời trang cao cấp là 1.000.000 đồng
- 800.000 đồng - 550.000 đồng (bao gồm thương hiệu, thiết kế, nguyên phụ
liệu, sản xuất, phân phối), lợi nhuận là 250.000 đồng/sản phẩm (gấp 50 lần so
với sản phẩm cấp thấp). Điều này chứng minh thương hiệu luôn tạo giá trị gia
tăng của sản phẩm và nhiệm vụ sống còn hiện nay của các doanh nghiệp là
cần xây dựng thương hiệu cho thị trường nội địa.
Không những thế, để khẳng định vị thế trên sân nhà, các doanh nghiệp
dệt may Việt Nam còn phải vượt qua những yếu kém nội tại. Mặc dù trên
thương trường quốc tế, dệt may Việt Nam luôn khẳng định thế mạnh nhưng
thực chất chúng ta mới chỉ dừng ở khâu gia công. Trong khi công nghệ thời
trang là chuỗi liên kết 5 yếu tố: thương hiệu - nguyên vật liệu - thiết kế - sản
xuất - phân phối. Tuy nhiên, rất hiếm doanh nghiệp chú trọng phát triển đồng
đều cả 5 yếu tố trên. Thiết kế ít nhiều được chú trọng, sản xuất dựa theo công
nghệ hiện đại trong việc sản xuất xuất khẩu; còn nguyên vật liệu, bán hàng,
xây dựng thương hiệu vẫn là điểm yếu của các doanh nghiệp dệt may Việt
Nam.
63
Với sự nỗ lực tự thân và những hỗ trợ đã được hoạch định như giải
pháp đẩy mạnh công nghệ hỗ trợ với chi phí khoảng 2,6 tỉ đồng, phối kết hợp
đào tạo với các trung tâm thời trang thế giới… của Hiệp hội Dệt may Việt
Nam, hy vọng dệt may sẽ có một sức cạnh tranh tốt trong việc chinh phục thị
trường nội địa. [25]
3.1.3.2. Thị trường xuất khẩu
Cũng giống như nhiều nước đang phát triển trong khu vực, ngành may
mặc được coi như là một ngành mũi nhọn trong sự nghiệp phát triển kinh tế
bởi sức đóng góp vào GDP và khả năng tạo ra nhiều công ăn việc làm cho xã
hội. Để thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của ngành chiến lược sản xuất hướng
về xuất khẩu là một lựa chọn đúng đắn nhằm tìm kiếm một thị trường rộng
lớn hơn, đòi hỏi khắt khe hơn. Trong những năm gần đây Mỹ, EU, và Nhật
Bản vẫn luôn là thị trường trọng điểm mà Việt Nam hướng tới, tuy cơ cấu tỷ
trọng có thể thay đổi qua các thời kỳ tương ứng với những sự kiện kinh tế
chính trị có liên quan đến ngành may mặc. Năm 2009, xuất khẩu hàng dệt
may là khoảng 9,1 tỉ USD, kim ngạch xuất khẩu dệt may sang thị trường Mỹ
chiếm 58% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vượt xa EU (19%) và
Nhật Bản (9%). [2].
- Thị trường Mỹ
Có thể thấy hàng dệt may nhập khẩu vào Mỹ từ Việt Nam tăng đáng kể
trong 5 năm qua. Mặc dù chính sách thương mại của Mỹ đối với Việt Nam có
nhiều thay đổi, kể cả việc Mỹ ban hành quy chế thương mại bình thường hóa
quan hệ thương mại vĩnh viễn đối với Việt Nam của Mỹ tháng 12 năm 2001.
Việc áp dụng quota nhập khẩu lên một số mặt hàng may mặc và việc tuân thủ
cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, xuất khẩu hàng may mặc của Việt
64
Nam sang Mỹ vẫn tiếp tục tăng đều, cùng với nó, thị phần chung của Việt
Nam trên thị trường Mỹ cũng tăng. Tỷ trọng nhập khẩu hàng may mặc của
Mỹ từ Việt Nam tăng từ 0,1% năm 2001 lên 4,3% năm 2006. Cũng trong năm
này, xuất khẩu sang Mỹ của Việt Nam đạt 3,044 tỷ USD, chiếm 55% lượng
xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam. Năm 2008 kim ngạch xuất khẩu cụ thể
sang thị trường Mỹ tăng mạnh nhưng ngay sau đó đã có sự sụt giảm đáng kể.
Xuất khẩu hàng dệt may vào Hoa Kỳ tháng 5 năm 2009 tăng 10,68% so với
tháng 4 nâng tổng kim nghạch xuất khẩu hàng dệt may của nước ta sang thị
trường này đạt 1,8 tỷ USD, giảm 5,47% so với cùng kỳ năm 2008. Tuy nhiên
kể cả trên những mảng thị trường mà Việt Nam là một trong 3 nhà cung cấp
hàng đầu của Mỹ, trừ một số ngoại lệ thì tỷ lệ cung cấp nhập khẩu của Việt
Nam vẫn ở dưới mức 10%. Trong năm 2008 và 2009 kim ngạch xuất khẩu
hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ đã vượt qua kim ngạch
xuất khẩu của Mêhicô và Ấn độ, Việt Nam đã trở thành nước cung cấp lớn
thứ 2 trên thị trường Mỹ sau Trung quốc, trong khi các nhà xuất khẩu Trung
Quốc lại chuyển hướng xuất khẩu sang thị trường EU. [15].
- Thị trường EU
Xuất khẩu của Việt Nam sang các nước phát triển mạnh từ sau hiệp
định buôn bán hàng dệt may giữa Việt Nam với EU được ký kết ngày
15/12/1992 và bắt đầu thực hiện từ năm 1993 làm tốc đọ tăng trưởng bình
quân đạt trên 23%/năm trong 5 năm từ năm 1993 đến 1997. Tuy nhiên thâm
hụt thương mại của EU lại tiếp tục xu hướng giảm trong năm 2007. Sản lượng
dệt may của EU giảm, nhập khẩu hàng dệt may tăng, chi tiêu của người tiêu
dùng và xuất khẩu tăng cao hơn. Thâm hụt thương mại dệt may của EU tiếp
tục gia tăng khi mà nhập khẩu hàng dệt may từ Trung Quốc, Bangladesh, Ấn
độ, Hồng Kông và Indonesia tăng với tốc độ hai con số. [17].
65
Xuất khẩu dệt may của Châu Âu tăng, các nhà xuất khẩu dệt may EU
đã và đang thành công tại các thị trường Đông Âu như Nga, Ukraine, ngoài ra
Trung Quốc cũng trở thành thị trường nhập khẩu hàng dệt đứng thứ 10 của
Châu Âu kể từ năm 2006.
Từ năm 2008, EU sẽ bãi bỏ hạn ngạch dệt may cho Trung Quốc, điều
này sẽ đẩy các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vào khó khăn rất lớn khi phải
cạnh tranh gay gắt hơn với ngành dệt may của Trung Quốc. Ngoài ra Trung
Quốc lại có lợi thế về năng lực sản xuất lớn do chủ động được nguồn nguyên
phụ liệu sản xuất và có khả năng cung cấp nhiều phẩm cấp hàng hóa.
Số liệu thống kê cho thấy, nếu năm 2003 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt
may của Việt Nam sang EU chỉ đạt 537,1 triệu USD, đến năm 2004 đã tăng
lên mức 760 triệu USD, năm 2005 tiếp tục tăng lên mức 882,8 triệu USD,
năm 2006 vượt qua ngưỡng 1tỷ USD (đạt 1,244 tỷ USD), năm 2007 đạt 1,49
tỷ USD , tăng 19,74% so với năm 2006. [25]. Trong bối cảnh nhu cầu nhập
khẩu của thị trường này liên tục tăng lên, đồng thời các sản phẩm dệt may của
Việt Nam vẫn đang có được lợi thế cạnh tranh về giá so với các sản phẩm của
Trung Quốc, dự báo xuất khẩu dệt may Việt Nam tới thị trường này có thể
duy trì ở được tốc độ tăng trưởng 20% mỗi năm và đạt kim ngạch xuất khẩu
1,8 tỷ USD trong năm 2008. [17].
- Thị trường Nhật Bản
Thị trường Nhật Bản là một trong những thị trường xuất khẩu không
hạn ngạch lớn nhất của Việt Nam. Năm 1995 là năm đầu tiên Việt Nam lọt
vào danh sách 10 nước xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất vào Nhật Bản. Từ đó
đến nay, Việt Nam luôn duy trì tốc độ tăng trưởng và thị phần xuất khẩu tại
thị trường Nhật Bản. Năm 2006, tại Nhật Bản, nhu cầu nhập khẩu tăng nhẹ
5,9% do kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc, Mỹ, Eu và Việt Nam ngày một
tăng cao hơn. Riêng Trung Quốc đã cung cấp 83,4% hàng dệt may nhập khẩu
66
vào thị trường Nhật Bản. Hiện nay, sau nước trong khu vực Đông nam á gồm
Singapore, Malaysia, Philipines, Indonesia, Brunei và Thái Lan đã hạ được
mức thuế quan xuống còn 0% khi xuất khẩu hàng dệt may vào Nhật Bản. [8].
Trong khi đó, hàng dệt may của Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường này
vẫn đang phải chịu mức thuế khoảng 10%, điều này sẽ tiếp tục đẩy các doanh
nghiệp trong nước vào thế cạnh tranh khá căng thẳng với các nước trong khu
vực khi xuất hàng sang thị trường này. Kim ngạch xuất khẩu dệt của Việt
Nam tới thị trường Nhật Bản đã đạt 703,85 triệu USD trong năm 2007, tăng
12,1% so với năm 2006. Năm 2009, Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật
Bản chiểm 9% giá trị xuất khẩu. [17].
3.1.4. Đánh giá vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu
ngành may mặc.
Ngành dệt may có lịch sử phát triển lâu đời tại Việt Nam, tuy nhiên nó
mới chỉ là một ngành sản xuất quan trọng hơn chục năm nay và sự hội nhập
với nền kinh tế thị trường thế giới cũng chậm hơn so với các nước trong khu
vực khoảng 15 đến 20 năm. Vì vậy vai trò của Việt Nam trong chuỗi giá trị
hàng may mặc toàn cầu có thể đánh giá là vẫn còn mờ nhạt và tham gia vào ít
công đoạn, chủ yếu là khâu sản xuất theo phương thức OEM.
Hiện tại, năng lực sản xuất của ngành công nghiệp phụ trợ may mặc
của Việt Nam rất yếu phải nhập khẩu tới 90% bông, gần 100% các loại sợi tơ
tổng hợp, hóa chất, thuốc nhuộm, máy móc, thiết bị và phụ tùng, 70% vải và
50 đến 70% các loại phụ liệu cho may xuất khẩu…[22]. Tuy nhiên mức độ
đóng góp vào GDP của ngành lại rất lớn, kim ngạch xuất khẩu dệt may năm
2007 là khoảng 7,8 tỷ USD, tăng 31% so với năm 2006, năm 2008 xuất khẩu
hàng may mặc của Việt Nam chiếm 1,7% so với xuất khẩu thế giới, là đứng
thứ 10 trong những nước xuất khẩu may mặc lớn nhất thế giới. Năm 2009 kim
ngạch xuất khẩu dệt may đạt 9,1 tỷ USD. Mức đóng góp này có được là nhờ
67
số lượng lớn các doanh nghiệp và công nhân lao động. Tổng cộng có khoảng
hơn 2000 doanh nghiệp bao gồm các doanh nghiệp trong nước và doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong ngành dệt may, sử dụng hơn
2,2 triệu lao động. [17].
Như vậy có thể thấy ngành dệt may tuy sử dụng số lượng lao động lớn
nhưng khối lượng sản xuất các ngành công nghiệp dệt, phụ trợ… rất ít, các
doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu dựa vào hình thức gia công xuất khẩu theo
đơn đặt hàng của nước ngoài do có lợi thế giá nhân công rẻ. Do chưa tự chủ
về nguồn nguyên liệu, đặc biệt là những nguyên liệu chất lượng cao nên trong
các hợp đồng gia công, Việt Nam thường phải dựa vào nguồn nguyên liệu
nhập khẩu. Những nguyên liệu này có thể do bên đặt hàng cung ứng toàn bộ
hoặc do ta tự liên hệ với các đối tác HongKong, Đài Loan, Trung Quốc…
mua về. Chi phí sản xuất do đó cũng tăng cao do những cho phí phát sinh liên
quan đến vận chuyển, giao dịch, lưu kho…
Hơn nữa năng lực thiết kế, marketing, phát triển sản phẩm và đặc biệt
là khả năng tiếp cận người tiêu dùng cuối cùng của các doanh nghiệp Việt
Nam hoạt động còn rất yếu. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động
với tư cách là nhà thầu phụ sản xuất theo hợp đồng gia công cho những nhà
sản xuất lớn hơn trong khu vực và nhận phí gia công. Những nhà sản xuất lớn
hơn này mới là những nhà cung cấp trực tiếp các sản phẩm may mặc cho các
hãng bán lẻ và kinh doanh hàng may mặc toàn cầu.
Như vậy hiện tại các doanh nghiệp may mặc Việt Nam mới chỉ tham
gia vào một công đoạn rất nhỏ, bắt đầu từ khâu nhập nguyên liệu cùng thiết bị
về, trải qua quá trình sản xuất, rồi giao lại thành phẩm cho bên đặt hàng. Đây
cũng là khâu tạo ra ít giá trị gia tăng nhất trong toàn chuỗi. Hiện tại chúng ta
cũng có những nỗ lực bước đầu trong việc làm gia tăng thêm lượng giá trị tạo
ra tại Việt Nam như: đưa thêm những sáng tạo về thiết kế kiểu dáng vào hợp
68
đồng gia công, nhận đảm nhiệm thêm những phần việc đòi hỏi công nghệ như
hoàn tất, thiết kế mẫu mã bao bì đẹp cho sản phẩm… Chúng ta đã xây dựng
được những thương hiệu riêng phục vụ cho xuất khẩu. Tuy nhiên những hoạt
động trên mới chỉ mang tính nhỏ lẻ và chỉ có ở một vài doanh nghiệp có trình
độ và năng lực sản xuất cao. Đại đa số doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn chưa
đưa được giá trị chất xám của mình vào sản phẩm. Vì vậy nâng cao vị trí của
ngành may mặc Việt Nam về cả hai hướng thượng nguồn và hạ nguồn chính
là mục tiêu lâu dài tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu may mặc Việt Nam.
3.2 Triển vọng ngành dệt may Việt Nam 2010 – 2015
3.2.1. Quan điểm và chiến lược phát triển ngành dệt của Nhà nước
Với lợi thế của Việt Nam là nguồn nhân lực đông và rẻ rất có lợi cho
ngành công nghiệp dệt may Việt Nam phát triển. Trong những năm qua Nhà
nước đã có quan điểm nhằm phát triển ngành Dệt May theo hướng chuyên
môn hoá, hiện đại hóa, nhằm tạo ra bước nhảy vọt về chất và lượng sản phẩm.
Tạo điều kiện cho ngành Dệt May Việt Nam tăng trưởng nhanh, ổn định, bền
vững và hiệu quả. Khắc phục những điểm yếu của ngành dệt may là thương
hiệu của các doanh nghiệp còn yếu, mẫu mã thời trang chưa được quan tâm,
công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, cung cấp nguyên phụ liệu vừa thiếu, vừa
không kịp thời.
Nhà nước chỉ đạo lấy xuất khẩu làm mục tiêu cho phát triển của ngành,
mở rộng thị trường xuất khẩu, đồng thời phát triển tối đa thị trường nội địa.
Tập trung phát triển mạnh các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên
phụ liệu, giảm nhập siêu, nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm trong
ngành. Tuy nhiên, phát triển ngành Dệt May phải gắn với bảo vệ môi trường
và xu thế dịch chuyển lao động nông nghiệp nông thôn. Nhà nước chú trọng
kêu gọi những nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào những lĩnh vực mà
các nhà đầu tư trong nước còn yếu và thiếu kinh nghiệm. Phát triển nguồn
69
nhân lực cả về số lượng và chất lượng cho sự phát triển bền vững của ngành
Dệt May Việt Nam; Trong đó, chú trọng đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ
thuật, công nhân lành nghề nhằm tạo ra đội ngũ doanh nhân giỏi, cán bộ, công
nhân lành nghề, chuyên sâu.
Nhà nước ta tổ chức lại các Viện nghiên cứu chuyên ngành dệt may
theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Để các viện nâng cao năng lực tư vấn,
nghiên cứu triển khai, chuyển giao công nghệ, khả năng thiết kế và sáng tác
mẫu. Bên cạnh đó Nhà nước hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong ngành đẩy
mạnh các hoạt động nghiên cứu triển khai các tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao
công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất của các doanh nghiệp Dệt May Việt
Nam.
Nhà nước từng bước xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
sản phẩm dệt may phù hợp và hài hoà với pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn
kỹ thuật và thông lệ quốc tế. Hỗ trợ nâng cấp các trung tâm giám định, kiểm
tra chất lượng sản phẩm Dệt May, hỗ trợ cho các doanh nghiệp Dệt May trong
quản lý chất lượng và khắc phục các rào cản kỹ thuật.
Cùng với các doanh nghiệp dệt may Nhà nước tập trung mọi khả năng
và cơ hội đàm phán mở rộng thị trường Dệt May trên thị trường quốc tế. NHà
nước từng bước cải cách các thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan,
xuất nhập khẩu theo hướng thực hiện cơ chế một dấu, một cửa, đơn giản hoá
các thủ tục.
Để giải quyết vốn cho đầu tư phát triển, ngành Dệt May Việt Nam huy
động vốn từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước thông qua các hình
thức hợp tác kinh doanh, công ty liên doanh, công ty liên kết, cổ phần hoá các
doanh nghiệp, doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, Nhà
nước khuyến khích các doanh nghiệp huy động vốn thông qua thị trường
70
chứng khoán (phát hành trái phiếu, cổ phiếu, trái phiếu quốc tế), vay thương
mại với điều kiện có hoặc không có sự bảo lãnh của Chính phủ. [16].
3.2.2. Những thách thức ngành dệt may khi Việt Nam gia nhập WTO
Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO đã được 3 năm.
Dệt may là một trong những ngành được coi là mũi nhọn và chịu nhiều tác
động sau sự kiện này. Nếu như trong khoảng thời gian đầu năm 2008, ngành
dệt may đã đạt được những bước tăng trưởng khá mạnh thì cuối năm 2008,
đầu năm 2009, dệt may Việt Nam đang đứng trước rất nhiều những khó khăn,
thách thức mà nếu không có những hướng giải quyết kịp thời thì những hệ lụy
của nó là không thể lường trước. Tuy đã hội nhập được gần 2 năm nhưng
chúng ta vẫn chưa nhận thức hết những thách thức, áp lực cạnh tranh khi hội
nhập, dẫn đến việc thiếu chuẩn bị, thiếu phương án đối phó khi sản xuất kinh
doanh khó khăn do phải cạnh tranh với hàng ngoại và mức thuế nhập khẩu dệt
may đã giảm 2/3 xuống còn 20%. Đặc biệt ngày 1.1.2009, Việt Nam mở cửa
thị trường bán lẻ cho các doanh nghiệp nước ngoài thì sức ép cạnh tranh sẽ
lớn hơn. [36].
Ở nước ta doanh nghiệp trong ngành là các doanh nghiệp vừa và nhỏ,
năng lực cạnh tranh hạn chế. Trong khi đó, ngành phụ trợ lại kém phát triển,
70% nguyên phụ liệu trong ngành phải nhập khẩu từ nước ngoài dẫn đến giá
trị gia tăng không cao, thiếu linh hoạt và hạn chế khả năng đáp ứng
nhanh.[23]. May xuất khẩu phần nhiều vẫn theo phương thức gia công, thiết
kế mẫu mốt chưa phát triển, nhiều doanh nghiệp chưa xây dựng được thương
hiệu, hiệu quả sản xuất thấp. Khó khăn lớn nhất với các doanh nghiệp hiện
nay là cơ chế của Hoa Kỳ giám sát hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam và
nguy cơ tự khởi kiện điều tra chống bán phá giá. Mặc dù Chính phủ, các bộ
ngành và Hiệp hội đã kiên quyết đấu tranh chống lại cơ chế này và thường
xuyên tiếp xúc, giải thích, vận động để các khách hàng Hoa Kỳ yên tâm đặt
71
hàng tại Việt Nam nhưng Macy, Hagel vẫn rút toàn bộ đơn hàng tại Việt Nam
để chuyển sang nước khác. Sức ép này còn làm cho nhiều công ty Việt Nam,
công ty nước ngoài không dám đầu tư vào ngành dệt may nữa do sợ rủi ro.
Ngoài ra, các doanh nghiệp trong ngành đã phải bỏ ra nhiều chi phí
thuê vận động hành lang, thuê các công ty luật để đối phó với cơ chế chống
bán phá giá của Hoa Kỳ. Nên nhớ, hiện nay Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu
lớn nhất của Việt Nam, chiếm 57% thị phần xuất khẩu. [11].
Thủ tục hải quan vẫn cần có sự can thiệp từ góc độ nhà nước để tạo
thông thoáng cho doanh nghiệp trong vấn đề làm thủ tục hải quan, vấn đề
kiểm tra sau thông quan đang là một vấn đề đau đầu với không ít doanh
nghiệp dệt may. Câu hỏi được đặt ra là tại sao cơ quan hải quan không kiểm
tra cẩn thận ngay từ đầu? Vấn đề về cơ sở hạ tầng cảng biển, bến bãi cũng là
một vấn đề được đặt ra, giám đốc một doanh nghiệp tâm sự, giữa năm 2007
nhiều lô hàng về cảng chùa Vẽ, thủ tục hải quan đã xong hết nhưng không thể
lấy hàng về được vì chỉ có một chiếc gắp cont (con cẩu) nên không thể làm
việc kịp được, có nhiều lô hàng chúng tôi phải để ở cảng hơn nửa tháng mới
lấy về được. [32].
Để giải quyết những khó khăn của ngành nói chung cũng như các
doanh nghiệp dệt may nói riêng thì: trên góc độ nhà nước nếu trước đây có
thể có những biện pháp hỗ trợ trực tiếp của nhà nước thì khi chúng ta đã vào
WTO thì những hỗ trợ đó sẽ không còn nữa. Nhưng bù lại, nhà nước sẽ hỗ trợ
theo những chiến lược phát triển ngành dệt may mà cụ thể là Chính phủ đã
phê duyệt chiến lược ngành dệt may đến năm 2010 và định hướng đến năm
2020 với việc tập trung vào ba lĩnh vực chính: Nguyên phụ liệu, thiết kế và
phát triển thị trường. Vấn đề giải quyết trong thời điểm hiện tại là các doanh
nghiệp phải tự tranh bị cho mình những kiến thức chống bán phá giá, tìm hiểu
kỹ lưỡng luật pháp Hoa Kỳ để tránh được những vụ kiện có thể xảy ra. Được
72
biết, các quy định từ phía Hoa Kỳ hiện nay là quá cao đối với các doanh
nghiệp dệt may Việt Nam đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nên chăng
chúng ta cũng phải nhìn những kinh nghiệm thực tế của 2 ngành có sản phẩm
xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ là thủy sản và da giày bị khởi kiện bán phá
giá để ngành dệt may có thể tìm hiểu các bài học rút ra. [27].
Để phát triển công nghiệp dệt may chúng ta cần tăng cường hơn nữa
đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có chất lượng cao về quản lý,
kỹ thuật công nghệ, thiết kế thời trang. Bên cạnh đó cần phải xây dựng quan
hệ lao động hài hòa giữa người sử dụng lao động với người lao động. Chăm lo
cải thiện đời sống cho người lao động. Và cái quan trọng nhất là cần phải hợp
tác chặt chẽ với các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp, các hiệp hội, các
nhà nhập khẩu, bán lẻ, các đối tác Hoa Kỳ kiên quyết đấu tranh chống lại cơ
chế giám sát nhập khẩu và chống bán phá giá của Hoa Kỳ hoặc giảm thiểu tác
động của cơ chế này đối với ngành. Đồng thời cũng tăng cường vận động để
Hoa Kỳ không áp dụng các chính sách gây phương hại đến xuất khẩu dệt may
Việt Nam vào Hoa Kỳ.
3.2.3. Kế hoạch phát triển ngành dệt may Việt Nam
Nhiều năm qua, hàng dệt may luôn nằm trong nhóm hàng xuất khẩu
chủ lực của Việt Nam, nhưng giá trị gia tăng mang lại chưa cao, chỉ chiếm
khoảng 35% so với kim ngạch xuất khẩu. Theo số liệu ước tính, hàng
FOB (mua nguyên liệu, bán thành phẩm) xuất khẩu chỉ chiếm khoảng 20% -
30%, còn lại là gia công. Hiện ngành Dệt May đang phấn đấu để nâng tỷ lệ
xuất khẩu hàng FOB lên khoảng 50% trong năm 2013. [27].
Năm 2010, ngành Dệt May phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 10,5 tỷ
USD, tăng 15% so với năm 2009. Để đạt mức tăng trưởng này, một trong
73
những nhiệm vụ trọng tâm của ngành là quy hoạch, đầu tư có trọng điểm cho
sản xuất nguyên phụ liệu nhằm hạn chế nhập khẩu, tăng tỷ lệ nội địa hóa...
Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt May đến năm 2020 đã
được Chính phủ nhấn mạnh là hướng vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp, của sản phẩm, thay cho gia tăng số lượng và giá trị xuất
khẩu bằng gia công. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương
trình phát triển cây bông vải Việt Nam đến năm 2015 với mục tiêu đến năm
2015, diện tích cây bông vải đạt 30.000 ha và tiếp tục tăng lên hơn 2,5 lần
(76.000 ha) vào năm 2020. Việc triển khai tích cực chương trình này sẽ từng
bước giúp các doanh nghiệp dệt - may có thể chủ động nguyên liệu trong
nước. Việc đẩy mạnh đầu tư, phát triển nguồn NPL trong nước để phục vụ
cho xuất khẩu dệt may đã được Bộ Công Thương đề ra thành Chiến lược phát
triển ngành Dệt May Việt Nam đến năm 2010 và tính đến năm 2020, với
Chương trình sản xuất 1 tỷ mét vải, phát triển cây bông, đào tạo nguồn nhân
lực. [16].
Mục tiêu của ngành Dệt May Việt Nam đề ra trong Chiến lược phát
triển ngành đến năm 2020 là đạt doanh thu 31 tỉ USD, riêng xuất khẩu dự tính
thu được 25 tỉ USD, đồng thời nội địa hóa được NPL đầu vào đến 70%. Tỷ lệ
nội địa hoá hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2010 dự kiến sẽ
đạt trên 50%, so với 44% của năm 2009. Mức tăng này có được là do những
dự án đầu tư nhà máy sản xuất sợi, xơ, bông đã đi vào hoạt động. [2].
Để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này, Vinatex
kiến nghị Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ vốn, vì hiện năng lực về vốn của
các doanh nghiệp trong nước còn hạn chế, trong khi đầu tư phát triển lĩnh vực
này thường đòi hỏi vốn lớn. Cùng với đó, các ngành chức năng cần đơn giản
74
hóa thủ tục hải quan, giảm phiền hà cho doanh nghiệp trong việc nhập khẩu
NPL phục vụ sản xuất.
3.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam khi tham gia vào chuỗi giá
trị toàn cầu trong ngành may mặc.
Như ta đã biết ngành may mặc của Việt Nam đang nằm ở khâu dưới
cùng tức là khu vực sản xuất ra lượng giá trị gia tăng thấp nhất trong toàn
chuỗi. Để nâng cao khối lượng giá trị gia tăng tạo ra tại Việt Nam tức là
chúng ta phải thực sự làm chủ từ công đoạn thiết kế mẫu mã sản phẩm, hoặc
mở rộng vùng nguyên liệu cung ứng, phát triển nguyên liệu mới, giảm giá
thành các yếu tố đầu vào…hoặc là chúng ta phát triển theo hướng marketing,
xúc tiến thương mại, bán hàng và quảng bá thương hiệu cần đặt lên hàng đầu.
Trong tình hình hiện nay, ngoài các giải pháp cho việc nâng cao vị trí của
Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu thì qua thực trạng phát triển ngành may
mặc của Trung Quốc cũng chính là bài học kinh nghiệm cho Việt Nam khi
tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu trong ngành may mặc.
3.3.1. Nâng tỷ lệ nội địa hóa và chủ động nguồn nguyên liệu
Trung Quốc là quốc gia sản xuất và cung ứng nguyên phụ liệu ngành
công nghiệp dệt may lớn nhất trên thế giới. Năm 2009 tổng sản lượng sản
xuất nguyên phụ liệu ước tính chiếm gần 50% sản lượng thế giới. [5]. Vì vậy
Trung Quốc đã gần như chủ động được nguồn nguyên phụ liệu phục vụ sản
xuất hàng may mặc của mình. Có được thành công như vậy là do sự nỗ lực
của các doanh nghiệp dệt may Trung Quốc và đặc biệt là nhận được sự hỗ trợ
lớn của Chính phủ Trung Quốc. So với Trung Quốc thì ngành công nghiệp dệt
và phụ trợ Việt Nam hiện nay rất yếu, dẫn đến 70% nguyên phụ liệu phải
nhập khẩu từ nước ngoài, giá trị gia tăng không cao, thiếu linh hoạt và hạn
chế khả năng đáp ứng nhanh. [22]. Vì vậy vấn đề nhu cầu về cung cấp nguyên
75
liệu bông, xơ trong nước hiện còn nhiều khoảng trống và thiếu ổn định, trong
khi đây là những "đầu vào" thiết yếu cho ngành Dệt May trong việc nâng cao
giá trị trên thị trường thế giới.
Từ những thành công trong việc sản xuất và cung ứng nguyên phụ liệu
của ngành dệt may Trung Quốc. Hiện nay Việt Nam cũng đang từng bước
triển khai thực hiện các chủ trương, chiến lược phát triển cung ứng nguồn
nguyên liệu cho ngành dệt may của mình. Trước mắt nâng cấp những nhà
máy hiện tại để xây dựng công nghiệp phụ trợ đáp ứng một phần nhu cầu
nguyên vật liệu trong nước nhằm hạn chế sự phụ thuộc bởi nguyên liệu đầu
vào của nước ngoài. Đầu tư các khu công nghiệp (KCN) dệt may tập trung,
phát triển ngành bông và dệt, nhuộm; thúc đẩy nghiên cứu khoa học; phát
triển thương hiệu sản phẩm.
Tập đoàn Dệt - May Việt Nam (Vinatex) đang xây dựng 4 KCN dệt
nhuộm tại các tỉnh Ninh Bình, Nam Ðịnh, Long An, Trà Vinh nhằm thúc đẩy
các dự án sản xuất vải, nâng năng lực sản xuất của tập đoàn tăng thêm 200
triệu mét vải vào năm 2015. [34].
Bên cạnh đó, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và Vinatex cũng
đang triển khai xây dựng nhà máy sản xuất sợi tổng hợp ở KCN Ðình Vũ (Hải
Phòng). Dự kiến, nhà máy sẽ đi vào sản xuất năm 2012, đáp ứng 100% nhu
cầu xơ, sợi tổng hợp cho ngành Dệt. [1].
Ngoài các doanh nghiệp dệt may nhà nước và tư nhân cũng đã hào
hứng đầu tư vào chương trình phát triển dệt may. Ngay từ năm 2000, Công ty
cổ phần sợi Thế Kỷ (TP.HCM) đã quyết định đầu tư phát triển sản phẩm sợi
polyester filament, một trong những nguyên liệu dệt vải có tính bền cao,
chống nhăn, đàn hồi. Ðến nay, cả nước đã có 4 doanh nghiệp đầu tư phát triển
76
loại sản phẩm này. Công ty cổ phần sợi Thế Kỷ cho biết, năm 2000, công suất
của nhà máy chỉ đạt 4.800 tấn/năm, đến năm 2009, nhà máy đã tăng công suất
tới 14.400 tấn/năm, sản phẩm được tiêu thụ hết.
Như vậy, việc hình thành và phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ đã trở
thành một trong những yêu cầu cấp bách hiện nay của ngành dệt may Việt
Nam nhằm nâng cao khả năng tự đáp ứng về nguyên liệu, phụ liệu và tỷ lệ nội
địa hóa của ngành.
3.3.2. Xây dựng chiến lược hoạt động toàn cầu đặc biệt chú trọng
đến thị trường tiêu thụ nội địa
Ngoài những thị trường truyền thống như Mỹ, EU, Nhật Bản thì trong
vài năm trở lại đây Trung Quốc mở rộng thị trường xuất khẩu hàng dệt may
tới các nước Châu Á, Nga, Châu Phi...
Nhưng do suy thoái kinh tế toàn cầu từ năm 2008 đến nay nên các công
ty xuất khẩu Trung Quốc hiện đang tập trung hướng về thị trường nội địa
nhằm bán sản phẩm do tình hình kinh tế ảm đạm khiến lượng đơn đặt hàng
nước ngoài giảm sút. Mặc dù sản xuất rất nhiều sản phẩm cho các hãng nổi
tiếng thế giới, nhiều nhà sản xuất Trung Quốc vẫn gặp nhiều trở ngại trong
việc thâm nhập thị trường nội địa do cạnh tranh khắc nghiệt, thiếu thương
hiệu và mạng lưới phân phối.
Khi nhu cầu tiêu dùng tại Bắc Mỹ và châu Âu sụt giảm mạnh và cắt các
hợp đồng và đơn đặt hàng. Các công ty xuất khẩu Trung Quốc phải tìm kiếm
thị trường mới. Mặc dù kinh tế Trung Quốc vẫn phải dựa vào hai trụ cột chính
là vốn đầu tư và xuất khẩu, tiêu dùng nội địa vẫn đang dần mở rộng. Doanh số
bán lẻ tăng 21,6% trong năm 2008 nhờ thu nhập người dân tăng và các
77
chương trình của chính phủ nhằm khuyến khích tiêu dùng tại các khu vực
nông thôn. Mặc dù có những khó khăn, người tiêu dùng Trung Quốc vẫn
được hưởng lợi từ việc chuyển hướng này. Với nhiều hàng hóa đáng ra được
xuất khẩu sang phương Tây lại được bày bán trong nước, người mua hàng
Trung Quốc giờ đây có nhiều lựa chọn sản phẩm chất lượng hơn. [31].
Cũng giống như Trung Quốc, thị trường xuất khẩu may mặc truyền
thống của Việt Nam là 3 thị trường chủ yếu Mỹ, EU, Nhật Bản. Từ năm 2007
khi việt Nam gia nhập WTO, đặc biệt năm 2008 suy thoái kinh tế toàn cầu thì
nước ta chú trọng nhiều hơn đến thị trường tiêu thụ nội địa và bước đầu mở
rộng thị trường xuất khẩu hàng may mặc sang các nước láng giềng Châu Á,
Nga...
Trong những năm gần đây, đời sống của nhân dân Việt Nam đã từng
bước được cải thiện, kể cả ở nông thôn. Vì vậy, nhu cầu, sức mua của người
dân đối với mặt hàng may mặc Việt Nam là rất lớn (chiếm trên 20% tổng nhu
cầu hàng dệt may), đặc biệt là các sản phẩm dành cho phụ nữ và trẻ em vì
chất lượng sản phẩm tốt mà giá cả hợp lý, phù hợp với thu nhập của người
dân. Doanh thu từ thị trường nội địa của các đơn vị thành viên Tập đoàn Dệt
may Việt Nam năm 2009 đã tăng 26% so với năm trước, ví dụ như Việt Tiến
đạt trên 600 tỷ đồng, tăng gần 150 tỷ so với năm 2008; Nhà Bè đạt 300 tỷ
đồng; May 10 đạt trên 100 tỷ đồng; May Phương Đông đạt gần 100 tỷ
đồng…[23] .
Thị trường nội địa thực sự là một thị trường tốt đối với hàng Việt Nam
mà trước đây chưa được các doanh nghiệp quan tâm, chú trọng. Vì vậy, để
đẩy mạnh hơn nữa chương trình này vào năm tới, Hiệp hội Dệt may khuyến
cáo các doanh nghiệp trong ngành cần tìm hiểu thị hiếu của từng vùng, lắng
nghe ý kiến của người dân để từng bước hoàn thiện sản phẩm cho phù hợp,
78
phân khúc lại thị trường nhằm mục tiêu kinh doanh lâu dài. Đồng thời, hạ giá
bán sản phẩm cho phù hợp với thu nhập của người dân nông thôn để có thể
cạnh tranh với hàng Trung Quốc. Điều quan trọng nhất là phải tổ chức được
hệ thống phân phối ổn định tại từng vùng, kết nối với tiểu thương tại chỗ để
mở rộng kênh phân phối. Đặc biệt các nhà sản xuất cũng cần lưu ý rằng hiện
nay trên thị trường có rất nhiều hàng nhập khẩu siêu rẻ, gây thiệt hại cho
nhiều doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp cần tích cực tham gia đóng góp
ý kiến xây dựng các rào cản kỹ thuật phù hợp với thông lệ quốc tế để bảo vệ
lợi ích cho chính doanh nghiệp mình cũng như người tiêu dùng.
3.3.3. Tận dụng lợi thế lao động rẻ ở khu vực nông thôn
Năm 1990, gần 90% giá trị xuất khẩu hàng dệt may Trung Quốc là từ
ngành công nghiệp dựa vào nông thôn và 15 tập đoàn mạnh nhất cũng là các
doanh nghiệp ở nông thôn. Định hướng này thúc đẩy quá trình công nghiệp
hóa nông thôn và tận dụng được lợi thế giá lao động rẻ. Kế đến là sự đóng
góp của trên 100.000 doanh nghiệp xuất khẩu dệt may nhỏ và vừa với hệ
thống sản xuất linh hoạt, có khả năng thay đổi nhanh chóng dòng sản phẩm
cho phù hợp với thị trường. [38].
Việt Nam cũng là nước có lực lượng lao động rẻ tập trung chủ yếu ở
khu vực nông thôn. Vì vậy để thu hút và tận dụng được nguồn lao động này
các doanh nghiệp đã xây dựng nhà máy ở khu vực đó để đào tạo họ trở thành
những công nhân phục vụ cho việc sản xuất hàng dệt may của doanh nghiệp
mình. Điển hình như Công ty cổ phần sợi Thế Kỷ (TP.HCM), cuối năm 2009
đã khởi công xây dựng một nhà máy có công suất 25.000 tấn/năm với tổng
vốn 550 tỷ đồng đến Bình Dương. Công ty TNHH Liên Anh cũng đã đầu tư
một trung tâm NPL dệt may và da giày tại huyện Dĩ An, Bình Dương với quy
mô rộng 160.000m2, nằm giữa khu vực trọng điểm kinh tế của Đông Nam
79
Bộ. Vốn đầu tư cho giai đoạn 1 là hơn 12 triệu USD và giai đoạn 2 dự kiến
khoảng 10 triệu USD. Những nhà máy này thu hút số lượng lao động đông và
tận dụng được nguồn nhân công rẻ sẽ tác động trực tiếp đến cơ cấu sản xuất
của cả hai ngành dệt may và da giày, nhằm thúc đẩy doanh nghiệp chuyển từ
gia công sang sản xuất. [24].
Ngoài ra, các doanh nghiệp Trung Quốc còn thuê chuyên gia nước
ngoài tư vấn về nhân sự, kinh doanh, sản xuất; hợp tác với các công ty tên
tuổi; thiết lập nhiều chi nhánh ở nước ngoài và hình thành mạng lưới sản xuất
và tiếp thị xuyên lục địa. Trung Quốc còn mạnh dạn thực hiện chính sách tư
nhân hóa, cho phá sản các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, đổi mới trang thiết bị,
áp dụng công nghệ mới.
Nhờ đó, Trung Quốc tạo ra được hàng hóa giá rẻ làm lợi thế cạnh tranh
trên thị trường quốc tế, đáp ứng được nhiều loại phẩm cấp hàng hóa cho thị
trường EU. Vì thế, doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần nghiên cứu kỹ tác
động của việc Trung Quốc được bãi bỏ hạn ngạch dệt may vào thị trường EU
để định hướng mặt hàng và quốc gia xuất khẩu. Doanh nghiệp Việt Nam cần
nhìn rõ góc độ “cầu” của thị trường EU về thị hiếu, tính đa dạng của sản
phẩm dệt may từ phẩm cấp thấp đến chất lượng cao, sức mua để tìm cách
thích ứng, tổ chức lại sản xuất cho hiệu quả hơn, nâng cao lợi thế cho sản
phẩm dệt may Việt Nam. [25].
3.3.4. Từng bước chuyển đổi từ phương thức sản xuất OEM sang
phương thức sản xuất ODM
Giống như những năm 1980, 1990 của Trung Quốc, hiện nay các doanh
nghiệp may mặc Việt Nam chủ yếu sản xuất hàng may mặc theo phương thức
gia công (OEM). Phải đến những năm 2000 một số các doanh nghiệp dệt may
Trung Quốc từng bước chuyển từ phương thức sản xuất OEM sang ODM.
80
Việt Nam phát triển ngành ngành công nghiệp dệt may sau 10 – 15 năm
so với Trung Quốc. Vì hiện nay ở nước ta khâu thiết kế mẫu mốt chưa phát
triển, tỷ lệ làm hàng theo phương thức FOB còn thấp, hiệu quả sản xuất thấp.
Ý tưởng thiết kế là khâu có tỷ suất lợi nhuận cao trong chuỗi giá trị thì lại là
khâu yếu nhất của ngành may mặc Việt Nam. Chỉ khoảng 30% giá trị xuất
khẩu của ngành dưới dạng FOB (tức là có tham gia vào khâu ý tưởng và thiết
kế) còn lại xuất khẩu dưới hình thức gia công. [23].
Ở khâu sản xuất theo phương thức OEM có tỉ suất lợi nhuận thấp nhất
chỉ chiếm 5-10%. Song những năm qua, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn
đang tập trung khai thác các lợi thế ở công đoạn này. Đứng trên giác độ của
các chuyên gia kinh tế cho thấy, mặc dù tạo giá trị gia tăng không cao nhưng
giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có sức cạnh tranh hơn bởi các “cường
quốc may mặc”, họ cạnh tranh nhau khốc liệt ở giai đoạn thiết kế và phát triển
phụ trợ mà tạo ra nhiều thị trường ngách cho các nước trong đó có Việt Nam.
Sau hơn 10 năm sản xuất theo phương thức OEM, các doanh nghiệp Việt
Nam có đủ kinh nghiệm để chuyển sang tiếp cận với phương thức sản xuất
ODM như: Công ty may Việt Tiến, Phương Đông, Viatex. Với việc hội nhập
sâu rộng của nước ta hiện đã tạo cho ngành Dệt may Việt Nam hoàn toàn có
đủ năng lực để phát triển và khai thác triệt để các lợi thế trong khâu này. [36].
81
KẾT LUẬN
Trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành may mặc, Việt Nam mới chỉ tham gia
vào khâu sản xuất sản phẩm cuối cùng, khâu được đánh giá là tạo ra giá trị gia
tăng thấp nhất trong toàn chuỗi giá trị. Khoảng 90% doanh nghiệp Dệt May
của Việt Nam tham gia vào khâu này của chuỗi giá trị dưới hình thức gia công
theo tiêu chuẩn khách hàng (OEM). Tuy nhiên, trở thành nhà cung ứng đạt
chuẩn OEM vẫn đang còn nhiều vấn đề lớn mà các doanh nghiệp Việt Nam
cần cố gắng hơn nữa so với các nước Đông Á.
Mặt khác, muốn thâm nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu thì các
doanh nghiệp Việt Nam cần phải sản xuất dưới dạng sản xuất thiết kế gốc
(ODM - Original Design Manufacture) hay là sản xuất nhãn hiệu gốc (OBM -
Own Brand Manufacture).
Trong marketing hiện đại, không chỉ các doanh nghiệp cần nỗ lực làm
marketing, mà các ngành và Nhà nước cũng cần đổi mới tư duy và làm
marketing chuyên nghiệp. Kinh tế học hiện đại cho chúng ta nhận thức về
chuỗi giá trị tạo nền tảng cho quá trình làm marketing trong bối cảnh toàn cầu
hoá. Thực tiễn cho thấy, nhiều doanh nghiệp và chính phủ Việt Nam đang nỗ
lực hướng tới việc nâng cao vị trí của mình trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Vấn đề là phải xác định thật rõ chuỗi giá trị từ công nghệ đến sản phẩm,
từ giá trị sản phẩm đến giá cả và thị trường tiêu thụ. Đó là một hệ thống các
hoạt động trao đổi được tổ chức chặt chẽ từ khâu sản xuất đến tiêu thụ, nhằm
mục đích tạo ra giá trị và tính cạnh tranh cao hơn. Đặc điểm chính của chuỗi giá
trị là tạo ra liên kết doanh nghiệp thông qua việc những bên tham gia vào chuỗi
giá trị làm việc cùng nhau, trên cơ sở liên kết công nghiệp - thương mại.
Qua thực trạng tham gia của các doanh nghiệp dệt may Trung Quốc vào
chuỗi giá trị toàn cầu ngành may mặc đã giúp cho Việt Nam có thêm những
82
bài học kinh nghiệm khi các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào sân chơi
chung của chuỗi giá trị toàn cầu. Sự xâm nhập và làm chủ lẫn nhau giữa các
quốc gia trong “luật chơi toàn cầu hóa” sẽ thúc đẩy các quốc gia, đặc biệt là
nước đang phát triển như Việt Nam phải biết tối ưu hóa lợi thế cạnh tranh
tĩnh, biến lợi thế cạnh tranh tĩnh thành lợi thế cạnh tranh động và khai thác
triệt để nó. Do vậy, các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam cần nhận thức rõ lợi
thế cạnh tranh về lao động để không còn tự đặt mình vào vị trí đáy của chuỗi
giá trị toàn cầu ngành dệt may trong tương lai không xa.
83
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Bình Minh, Thị trường nội cứu dệt may, trang web www.garco10.vn
2. Bộ công thương, Trung tâm thông tin thương mại (2009), Tình hình thị
trường thế giới và triển vọng phát triển ngành dệt may Việt Nam.
3. Duy Anh, Hàng dệt may Việt Nam tiêu thụ nội địa chỉ chiếm 1/4 năng
lực sản xuất, trang web www.cseif.gov.vn
4. Đỗ Thị Loan (số 39/2009), Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu và vị trí dệt
may Việt Nam, Tạp chí Kinh tế Đối ngoại, Đại học Ngoại thương, Hà
Nội.
5. Hiệp hội dệt may Trung Quốc (2009), Đánh giá năng lực sản xuất của
ngành dệt may Trung Quốc,
6. Hồng Hạnh, Bức tranh xuất khẩu dệt may Trung Quốc, trang web
www.vinatex.com
7. Hồng Hạnh, Trung Quốc tiêu thụ hàng dệt may tăng mạnh 2 tháng đầu
năm 2010 trang web www.vinatex.com
8. Hương Loan, Đẩy mạnh xuất khẩu dệt may sang Nhật, trang web
www.vneconomy.vn
9. InfoTV, Giá hàng may mặc xuất sang EU tăng mạnh, trang web
www.vietchinabusiness.vn
10. Lê Thị Hải Quỳnh (2005), Thâm nhập thị trường thế giới thông qua
chuỗi giá trị toàn cầu, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Ngoại thương, Hà
Nội
11. Michael Martin, Chuyên gia phân tích thương mại và Tài chính Châu
Á, Hiệp hội dệt may Việt Nam (27/11/2007), Báo cáo nghiên cứu
ngành dệt may Việt Nam của Hoa Kỳ, tr 25-29
12. Minh Anh, Xuất khẩu may mặc phục hồi tại Trung Quốc, Việt Nam,
84
Bangladesh, Pakistan và Thổ Nhĩ Kỳ, trang web www.vinatex.com
13. Nguyễn Hoàng Ánh (2008), “Nghiên cứu chuỗi giá trị toàn cầu
(global value chain – GVC) và khả năng tham gia của các doanh
nghiệp ngành điện tử Việt Nam", Đề tài khoa học và công nghệ, Bộ
Giáo dục và Đào tạo.
14. Thống kê Thương mại WTO (2006-2009), Tổng quan về ngành dệt
may Trung Quốc,
15. Thông tin thương mại, Một số đánh giá về triển vọng xuất khẩu hàng
dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ, trang web www.vietnamtextile.org
16. Thủ tướng Chính phủ (10/3/2008), Quyết định số 36/2008/QĐ-TTg
phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam
đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.
17. Tổng cục Thống kê Việt Nam (2005-2009), Tổng quan tình hình hoạt
động và xuất nhập khẩu dệt may của Việt Nam,
18. Tổng cục Thống kê Trung Quốc (2004-2009), Số liệu tình hình xuất
nhập khẩu dệt may Trung Quốc,
19. Tống Duy, Năm 2009 dệt may của Trung Quốc và ngành công nghiệp
dệt may bước vào một giai đoạn điều chỉnh chiến lược, trang web
www.incra.in.com
20. Trung tâm Thông tin TBS, Năm 2010 ngành công nghiệp dệt may
Trung Quốc thận trọng lạc quan về phía trước, trang web www.tbs-
china.com
21. VINATEX, Trung Quốc Diện tích trồng bông trong năm 2010 giảm
5%, trang web www.vietnamtextile.org
22. Vinanet, 70% nguyên liệu của ngành dệt may phải nhập khẩu, trang
web www.thietbimaymac.com
23. Vinanet, Những thành tựu của ngành dệt may sau khi Việt Nam gia
85
nhập WTO, trang web www.vietnamtextile.org
24. VnEconomy, Dệt may quay lại "sân nhà", trang web
www.thietbimaymac.com
25. Vnexpress.net, Dệt may cuống cuồng tìm thị trường mới trang web
www.thietbimaymac.com
26. Vũ Thị Hạnh (2007), Chuỗi giá trị toàn cầu và việc tham gia của các
doanh nghiệp dệt may Việt Nam, Luận văn thạc sỹ Kinh tế, Đại học
Ngoại thương Hà Nội.
27. Vương Trần, Việt Nam cần điều chỉnh để tăng sức cạnh tranh của
ngành dệt may, trang web www.orgvietnamscout.com
Tài liệu tiếng Anh
28. Gary Gereffi, Olga Memedovic (2003), The global apparel value
chain: What prospects for Upgrading by Developing countries, United
Nation Industrial Development Organnization, Vienna, pp 3-4
29. Kogut.B (1985), “Designing global strategies: Comparative and
Competitive Value-added chain”, Sloan Management Review, vol. 26,
no. 4: 15-28.
30. Raphael Kaplinsky, Mike Moris (2002), A handbook for value chain
research, University of Sussex, UK.
Các trang web
31. www.infotv.vn
32. www.itpc.hochiminhcity.gov.vn
33. www.ncseif.gov.vn
34. www.saigon3.com.vn/
35. www.sggp.org.vn
86
36. www.vietnamtextile.org
37. www.vietrade.gov.vn
38. www.vinatex.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3377_3375.pdf