Thực trạng thị trường hợp đồng kỳ hạn trên thị trường ngoại hối ở Việt Nam

Thị trường kỳ hạn đã giúp ích cho các doanh nghiệp trong việc phòng ngừa rủi ro ngoại hối với những bước phát triển đáng ghi nhận. Chứng tỏ nhu cầu giao dịch kỳ hạn của các doanh nghiệp là ngày càng tăng mặc dù nhu cầu mua bán ngoại tệ giao ngay của các doanh nghiệp cũng tăng không kém.  Tuy giao dịch kỳ hạn chưa chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số giao dịch ngoại tệ nhưng cũng không thể phủ nhận vai trò và sự phát triển của thị trường này.

ppt31 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 4481 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng thị trường hợp đồng kỳ hạn trên thị trường ngoại hối ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG HỢP ĐỒNG KỲ HẠN TRÊN THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI Ở VIỆT NAM Nhóm 7 – Lớp Ngân hàng Đêm 5 GVHD : TS. Thân Thị Thu Thủy Danh sách nhóm Lâm Ánh Nguyệt Quách Vũ Đăng Khoa Nguyễn Thị Ái Nhiên Nguyễn Thị Thùy Nhung Phạm Thị Thanh Thúy Lê Thị Ngọc Tú Nguyễn Võ Vân Anh Võ Thị Minh Tâm Phạm Việt Ánh Nội dung Phần 1 : Thực trạng thị trường hợp đồng kỳ hạn trên thị trường ngoại hối Việt Nam Phần 2 : Giải pháp phát triển hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ ở Việt Nam Phần 1 : Thực trạng thị trường hợp đồng kỳ hạn trên thị trường ngoại hối Việt Nam 1.1 Văn bản pháp lý liên quan Ở Việt Nam giao dịch hối đoái kỳ hạn chính thức ra đời từ khi Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy chế hoạt động giao dịch hối đoái kèm theo Quyết định số 17/1998/QĐ-NHNN7 ngày 10 tháng 01 năm 1998 Giao dịch hối đoái kỳ hạn là giao dịch trong đó hai bên cam kết sẽ mua, bán với nhau một số lượng ngoại tệ theo một mức giá xác định và việc thanh toán sẽ được thực hiện trong tương lai. 1.1 Văn bản pháp lý liên quan Các văn bản hiện nay đang được áp dụng : Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13 tháng 12 năm 2005. Nghị định số 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh ngoại hối. Thông tư số 03/2008/TT-NHNN ngày 11/04/2008 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối của tổ chức tín dụng. Các văn bản hiện nay đang áp dụng Quyết định số 648/2004/QĐ-NHNN ngày 28/5/2004 của Thống đốc Ngân hàng v/v sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 679/2002/QĐ-NHNN ngày 01/7/2002 Quyết định số 2635/QĐ-NHNN ngày 06/11/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước v/v ban hành một số quy định liên quan đến giao dịch ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối. Nội dung cơ bản liên quan đến hoạt động giao dịch hối đoái của các văn bản pháp lý Trên cơ sở Pháp lệnh ngoại hối và Nghị định hướng dẫn, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 03/2008/TT-NHNN quy định : Phạm vi cung ứng dịch vụ của các tổ chức tín dụng. Điều kiện cung ứng dịch vụ ngoại hối. Trách nhiệm của tổ chức tín dụng khi hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối. Nội dung cơ bản liên quan đến hoạt động giao dịch hối đoái của các văn bản pháp lý Quyết định số 648/2004/QĐ-NHNN ngày 28/05/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định : Các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ được giao dịch kỳ hạn, hoán đổi giữa đồng Việt Nam với các ngoại tệ trong kỳ hạn từ 3 (ba) ngày đến 365 (ba trăm sáu mươi lăm) ngày kể từ ngày ký hợp đồng giao dịch. Kỳ hạn của các giao dịch kỳ hạn, hoán đối giữa các ngoại tệ với nhau do các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ và khách hàng thỏa thuận. Quyết định số 648/2004/QĐ-NHNN Nguyên tắc xác định tỷ giá kỳ hạn trong giao dịch kỳ hạn, hoán đổi. Tỷ giá kỳ hạn giữa đồng Việt Nam với các ngoại tệ khác (ngoài USD) và tỷ giá giữa các ngoại tệ với nhau do Tổng Giám Đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ và khách hàng thoả thuận. Nội dung cơ bản liên quan đến hoạt động giao dịch hối đoái của các văn bản pháp lý Quyết định số 2635/QĐ-NHNN ngày 06/11/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối ấn định tỷ giá mua, tỷ giá bán giao ngay (SPOT) của Đồng Việt Nam với các ngoại tệ theo nguyên tắc như sau : Đối với Đôla Mỹ; không được vượt quá biên độ +/- 3% (ba phần trăm) so với tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước thông báo. Đối với các ngoại tệ khác: Do Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối xác định.  Từ đó ấn định tỷ giá trần/sàn trong giao dịch ngoại hối giao ngay của các ngân hàng thương mại. 1.2. Tình hình thực hiện Hợp đồng giao dịch hối đoái kỳ hạn Giao dịch ngoại tệ kỳ hạn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu: Một số nội dung chính Hợp đồng bán ngoại tệ kỳ hạn của Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu : Xem mẫu hợp đồng Giao dịch ngoại tệ kỳ hạn tại ACB Quy trình thực hiện: * Cách tính tỷ giá kỳ hạn: Tỷ giá kỳ hạn = tỷ giá giao ngay + điểm kỳ hạn - Điểm kỳ hạn = (Tỷ giá giao ngay * (lãi suất VND – LS USD)* số ngày thực tế))/100*360 - Ví dụ: vào ngày 29/6/2004: Tỷ giá giao ngay USD/VND là 15.733 Lãi suất mục tiêu USD: 1,0%/năm Lãi suất cơ bản VND: 7,5%/năm Tỷ giá bán USD/VND kỳ hạn 30 ngày tối đa không vượt quá mức sau: 15.733 * (7,5-1) *30 15.733 + = 17.733 + 85 = 15.818 100*360 Giao dịch ngoại tệ kỳ hạn tại ACB Những quy định tác nghiệp tại ACB: Nếu lãi suất cho vay VND của ACB cho kỳ hạn tương ứng lớn hơn lãi suất cơ bản VND của Ngân hàng Nhà nước ACB sẽ tính tỷ giá bán kỳ hạn USD/VND theo lãi suất của Ngân hàng Nhà nước. Ghi tỷ giá này vào Hợp đồng kỳ hạn (A). Sau đó, ACB tính lại tỷ giá bán kỳ hạn USD/VND thực tế theo lãi suất cho vay VND hiện hành của ACB cho kỳ hạn tương ứng (B). ACB sẽ thu mức chênh lệch tỷ giá giữa A và B nói trên từ khách hàng dưới dạng phí cam kết kỳ hạn thực hiện bằng đồng Việt Nam ngay vào ngày ký hợp đồng và thông báo trước phí này để khách hàng biết và quyết định. Phí cam kết = số ngoại tệ bán * (B - A) Giao dịch ngoại tệ kỳ hạn tại ACB Những quy định tác nghiệp tại ACB (tt): Nếu lãi suất cho vay VND của ACB cho kỳ hạn tương ứng thấp hơn lãi suất cơ bản VND của Ngân hàng Nhà nước : ACB áp dụng lãi suất cho vay VND hiện hành cho kỳ hạn tương ứng do ACB công bố để đảm bảo tính cạnh tranh hợp lý của tỷ giá bán kỳ hạn USD/VND theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Giao dịch ngoại tệ kỳ hạn tại ACB Những quy định tác nghiệp tại ACB (tt): Lãi suất áp dụng cho HĐ khi KH bán ngoại tệ kỳ hạn - Ngoại tệ: Lãi suất cho vay, VND: Lãi suất huy động Lãi suất áp dụng cho HĐ khi KH mua ngoại tệ kỳ hạn - Ngoại tệ: Lãi suất huy động, VND: Lãi suất cho vay Do mức lãi suất chênh lệch giữa USD và VND đã phản ánh gần hết vào giá bán kỳ hạn theo mặt bằng lãi suất thị trường nên các Chi nhánh hạn chế yêu cầu khách hàng đặt cọc 100% VND khi ký hợp đồng bán kỳ hạn USD với khách hàng. Thông thường, tỷ lệ đặt cọc VND của Hợp đồng kỳ hạn khoảng 1-5%/tổng giá trị giao dịch. Giao dịch ngoại tệ kỳ hạn tại ACB Quy trình thực hiện: - Trường hợp ACB mua USD của khách hàng: + Khách hàng ký kết 01 hợp đồng bán USD kỳ hạn cho ACB. - Trường hợp ACB bán USD cho khách hàng: + Đối với giao dịch ACB bán USD cho khách hàng thanh toán hàng nhập khẩu hoặc trả nợ vay tại ACB mà khách hàng có sẵn VND để mua USD: khách hàng ký kết 01 hợp đồng mua USD kỳ hạn với ACB. + Đối với giao dịch ACB bán USD cho khách hàng thanh toán hàng nhập khẩu hoặc trả nợ vay tại ACB mà khách hàng không có sẵn VND để mua USD: khách hàng ký kết hợp đồng tín dụng vay VND theo hướng dẫn, sau đó ký kết 01 hợp đồng mua USD kỳ hạn với ACB. Giao dịch ngoại tệ kỳ hạn tại VCB-HCM Bảng 1 : Doanh số giao dịch ngoại tệ tại VCB-HCM từ 1998-2007 Đơn vị tính : triệu USD Giao dịch ngoại tệ kỳ hạn tại VCB-HCM Bảng 2 : Tỷ lệ doanh số kỳ hạn so với doanh số giao ngay và tổng doanh số giao dịch tại VCB-HCM từ năm 1998 – 2007 Đvt: triệu USD Giao dịch ngoại tệ kỳ hạn tại VCB-HCM Đối tượng khách hàng chủ yếu giao dịch kỳ hạn với VCB-HCM là các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu Các kỳ hạn được sử dụng nhiều nhất là 7 ngày, 14 ngày, 21 ngày, 30 ngày và 60 ngày tương ứng với kỳ hạn thanh toán xuất nhập khẩu Ngoại tệ dùng trong thanh toán chủ yếu là USD  Mục đích chính của các doanh nghiệp sử dụng giao dịch kỳ hạn là bảo hiểm rủi ro hối đoái cho khoản chi phí và lợi nhuận bằng ngoại tệ. Giao dịch ngoại tệ kỳ hạn tại VCB-HCM Thị trường kỳ hạn đã giúp ích cho các doanh nghiệp trong việc phòng ngừa rủi ro ngoại hối với những bước phát triển đáng ghi nhận. Chứng tỏ nhu cầu giao dịch kỳ hạn của các doanh nghiệp là ngày càng tăng mặc dù nhu cầu mua bán ngoại tệ giao ngay của các doanh nghiệp cũng tăng không kém.  Tuy giao dịch kỳ hạn chưa chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số giao dịch ngoại tệ nhưng cũng không thể phủ nhận vai trò và sự phát triển của thị trường này. Nhận xét Tỷ giá đôla Mỹ so với tiền đồng Việt Nam phần lớn bị ảnh hưởng chủ yếu bởi các chính sách ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Tỷ giá USD/VND có thể dự báo trước được nhờ vào các yếu tố như chính sách ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước, tình hình tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát trong thời gian qua  Việc thực hiện các hợp đồng kỳ hạn giữa tiền đồng Việt Nam với đôla Mỹ gần như không phát huy được lợi ích của một công cụ bảo hiểm rủi ro về tỷ giá cho các doanh nghiệp Nhận xét Lãi suất cơ bản của VNĐ tương ứng với lãi suất cho vay VNĐ của các tổ chức tín dụng trong tất cả các giao dịch bán forward ngoại tệ so với VNĐ và chỉ mang ý nghĩa tham khảo để tuân thủ mức tỷ giá trần forward của NHNN Các tổ chức tín dụng đã lách được điều này để tính tỷ giá kỳ hạn sát với tình hình thị trường Vị dụ : lãi suất cho vay VNĐ của các tổ chức tín dụng cho kỳ hạn tương ứng cao hơn lãi suất cơ bản của VNĐ của NHNN thì tổ chức tín dụng sẽ tính tỷ giá bán forward theo lãi suất cơ bản VNĐ của NHNN và ghi tỷ giá này vào Hợp đồng forward (A). Sau đó, Ngân hàng tính lại giá bán forward thực tế theo lãi suất cho vay VNĐ hiện hành của Ngân hàng cho kỳ hạn tương ứng (B). Ngân hàng sẽ thu mức chênh lệch tỷ giá giữa A và B nói trên từ khách hàng dưới dạng phí cam kết kỳ hạn thể hiện bằng VNĐ ngay vào ngày ký Hợp đồng. Nhận xét Giao dịch kỳ hạn có những mặt hạn chế mà các NHTM phải đối mặt như rủi ro về giá (sự biến động về TG và LS), rủi ro đối tác (khi đối tác không thực hiện nghĩa vụ thanh toán hoặc từ chối thanh toán vào ngày đáo hạn), rủi ro thanh khoản (NH không có khả năng thanh toán vào ngày đáo hạn), rủi ro biên giới (NH thực hiện các giao dịch ngoại hối với các đối tác nước ngoài khi CP nước đó áp đặt lệnh cấm hay hạn chế chuyển tiền cho NH tại VN) và các rủi ro khác (như rủi ro hoạt động trong quá trình thanh toán hay rủi ro do bị lừa đảo). Những tồn tại của Hợp đồng giao dịch ngoại hối kỳ hạn Khách hàng vẫn chưa am hiểu lắm về loại giao dịch này Những nhà cơ lợi, đầu cơ, môi giới trên thị trường còn quá ít để thúc đẩy các nhà đầu tư tham gia mạnh mẽ thị trường kỳ hạn này Sự kém phát triển của thị trường giao dịch ngoại hối kỳ hạn nói riêng, phái sinh nói chung là một thách thức không nhỏ trong quá trình hội nhập của thị trường tài chính Việt Nam Những tồn tại của Hợp đồng giao dịch ngoại hối kỳ hạn Cơ chế điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước trong suốt thời gian qua khá ổn định theo hướng VND giảm giá từ từ so với ngoại tệ để khuyến khích xuất khẩu nhưng vẫn đảm bảo ổn định đối với hoạt động nhập khẩu  nhà xuất khẩu không cảm thấy lo ngại ngoại tệ xuống giá nhà nhập khẩu vẫn chưa thực sự cần giao dịch kỳ hạn để quản lý rủi ro tỷ giá  Trong tương lai khi Ngân hàng Nhà nước sẽ bớt dần can thiệp vào thị trường ngoại hối, khi ấy rủi ro tỷ giá đáng lo ngại và nhu cầu giao dịch hối đoái kỳ hạn sẽ gia tăng. Ý nghĩa của việc phát triển NVKD gd ngoại hối kỳ hạn nói riêng và gd phái sinh nói chung Đối với khách hàng: - Phòng ngừa rủi ro tỷ giá. - Chủ động nguồn ngoại tệ để thanh toán hàng nhập khẩu. - Kinh doanh trên cơ sở chênh lệch tỷ giá. Đối với ngân hàng - Tạo liên kết với khách hàng. - Tăng thu nhập cho ngân hàng. - Nâng cao năng lực kinh doanh. Phần II : GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KỲ HẠN NGOẠI TỆ Ở VIỆT NAM Hoàn thiện khung pháp lý đối với việc thực hiện các giao dịch ngoại hối phái sinh. Trong hoàn cảnh của nước ta hiện nay, để phát triển được thị trường các giao dịch ngoại hối phái sinh thì vai trò điều hành và quản lý thị trường của Ngân hàng Nhà nước chiếm vị trí quan trọng nhất bởi vì thực tế là thị trường ngoại hối của nước ta chưa được tự do hoá. Ngân hàng Nhà nước cần có những dự báo chính xác hơn về nhu cầu và xu hướng biến động của tỷ giá. Nếu Ngân hàng Nhà nước có những dự báo càng chính xác về xu hướng biến động tỷ giá thì sẽ tạo được niềm tin rất lớn ở các doanh nghiệp cũng như các ngân hàng thương mại, và khi đó các doanh nghiệp sẽ an tâm hơn trong việc sử dụng các giao dịch ngoại hối phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, đặc biệt là giao dịch kỳ hạn. Đối với Ngân hàng Nhà nước Xây dựng đội ngũ nhân viên thông thạo về các giao dịch ngoại hối phái sinh. Nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ tư vấn cho khách hàng, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu, tư vấn về các công cụ phòng ngừa rủi ro về thị trường: tỷ giá, lãi suất và giá cả. Xây dựng chiến lược kinh doanh và chiến lược khách hàng một cách hợp lý. Đối với Ngân hàng thương mại Các doanh nghiệp cần có một bộ phận chuyên môn am hiểu về mặt tài chính, đặc biệt nắm vững kỹ thuật vận dụng giao dịch kỳ hạn cũng như tính chất và ưu nhược điểm của loại hình giao dịch này để có quyết định sử dụng có lợi nhất, mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất. Đồng thời, theo dõi sát diễn biến của tỷ giá, phân tích tình hình thị trường và đưa ra những dự báo về chiều hướng biến động của tỷ giá để phòng ngừa rủi ro tỷ giá hiệu quả. Đối với khách hàng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptthuc_trang_hop_dong_forward_ngoai_te_new_8235.ppt
Luận văn liên quan