Thực trạng tiền lương và các giải pháp về vấn đề tiền lương ở Việt Nam
LỜINÓIĐẦU
Vấn đề tiền lương luôn là vấn đề quan trọng của mọi thời đại, tiền lương chính là giá cả của sức lao động vì vậy mà nó gắn liền với mọi phương thức sản xuất và các hình thức kinh tế. Đặc biệt dưới chủ nghĩa tư bản thì tiền lương là phương tiện, là cái để thấy rõ nhất bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Việc phân tích tiền lương trong chủ nghĩa tư bản sẽ vạch trần được bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản, nóđược biểu hiện bề ngoài là công nhân bán lao động và toàn bộ lao động được trả công, công nhân không bị bóc lột. Để làm rõ sự nhầm lẫn về bản chất và hiện tượng bóc lột của chủ nghĩa tư bản thì lí luận về tiền công sẽ là sự bổ sung và hoàn chỉnh. Nó giúp ta hiểu rõ hơn dã tâm và sự che đậy bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Để hiểu một cách thấu đáo kĩ càng hơn về vấn đề này mà em đã chọn “tiền lương” làm chủđề cho bài tiểu luận của mình.
MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
I.Lý luận về tiền lương. 2
1. Định nghĩa về tiền lương dưới CNTB. 2
2. Sự chuyển hoá của giá trị sức lao động hay giá cả sức lao động thành tiền công lý giải cho việc “ Nhà Tư bản thuê công nhân trả lương đủ sức lao động nhưng công nhân vẫn bị bóc lột ”. 3
3.Các hình thức của tiền công. 5
4. Những nhân tố quyết định sự sự biến đổi của tiên công và hiện tượng tiền lương trong CNTB thường thấp hơn giá trị sức lao động. 8
II. Thực trạng tiền lương và các giải pháp về vấn đề tiền lương ở Việt Nam. 9
1. Thực trạng tiền lương. 9
2. Các giải pháp để tiếp tục hoàn thiện chính sách tiền lương. 12
Kết luận 14
Tài liệu tham khảo.
12 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5672 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng tiền lương và các giải pháp về vấn đề tiền lương ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜINÓIĐẦU
Vấn đề tiền lương luôn là vấn đề quan trọng của mọi thời đại, tiền lương chính là giá cả của sức lao động vì vậy mà nó gắn liền với mọi phương thức sản xuất và các hình thức kinh tế. Đặc biệt dưới chủ nghĩa tư bản thì tiền lương là phương tiện, là cái để thấy rõ nhất bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Việc phân tích tiền lương trong chủ nghĩa tư bản sẽ vạch trần được bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản, nóđược biểu hiện bề ngoài là công nhân bán lao động và toàn bộ lao động được trả công, công nhân không bị bóc lột. Để làm rõ sự nhầm lẫn về bản chất và hiện tượng bóc lột của chủ nghĩa tư bản thì lí luận về tiền công sẽ là sự bổ sung và hoàn chỉnh. Nó giúp ta hiểu rõ hơn dã tâm và sự che đậy bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Để hiểu một cách thấu đáo kĩ càng hơn về vấn đề này mà em đã chọn “tiền lương” làm chủđề cho bài tiểu luận của mình.
Phần Nội dung
I. BẢNCHẤTKINHTẾCỦATIỀNLƯƠNGDƯỚICHỦNGHĨATƯBẢN
1. Định nghĩa về tiền lương dưới chủ nghĩa tư bản
Công nhân làm việc cho nhà tư bản một thời gian nào đó, sản xuất ra một lượng hàng hoá nào đó thì nhận được một số tiền công nhất định. Tiền trả công đó gọi là tiền lương. Hiện tượng đó làm cho người ta lầm tưởng rằng tiền công là giá cả sức lao động. Sự thật thì tiền công không phải là giá cả hay giá trị sức lao động. Vì lao động không phải là hàng hoá và không thể làđối tượng mua bán.sở dĩ như vậy là vì:
- Nếu lao động là hàng hoá thì nó phải có trước,phải được vật hoá trong hình thức cụ thể nào đó. Tiền để cho lao động có thể vật hoáđược là phải có tư liệu sản xuất. Nhưng người lao động có tư liệu sản xuất thì họ sẽ bán hàng hoá do mình sản xuất,chứ không bán “lao động”.
- Việc thừa nhận lao động là hàng hoá dẫn tới một trong hai mâu thuẫn về lí luận sau đây: nếu lao động là hàng hoá vàđược trao đổi ngang giá, thì nhà tư bản không thu được lợi nhuận;điều này phủ nhận sự tồn tại thực teescuar quy luật giá trị thặng dư của chủ nghĩa tư bản. còn nếu hàng hoáđược trao đổi không ngang giáđể có giá trị thặng dư cho nhà tư bản, thì sẽ phủ nhận quy luật giá trị.
- Nếu lao động là hàng hoá thì hàng hoáđó cũng phải có giá trị. Nhưng thước đo nội tại của giá trị là lao động. Như vậy, giá trị của lao động lại được đo bằng lao động là một điều luẩn quẩn vô nghĩa.
Vì thế, lao động không phải là hàng hoá,cái mà công nhân bán cho nhà tư bản chính là sức lao động. Do đó tiền công mà nhà tư bản trả cho công nhân là giá cả của sức lao động.
Vậy bản chất của tiền lương dưới chủ nghĩa tư bản là giá trị hay giá cả của sức lao động, nhưng lại biểu hiện ra bề ngoài thành giá trị hay giá cả của lao động.
2. Sự chuyển hoá giá trị hay giá cả của lao động thành tiền lương
Quá trình lao động với tư cách là quá trình nhà tư bản tiêu dùng sức lao động có hai đặc trưng:
A, người công nhân lao động dưới sự kiểm soát của nhà tư bản giống như yếu tố khác của sản xuất được nhà tư bản sử dụng sao cho có hiệu quả nhất.
B, sản phẩm làm ra thuộc sở hữu của nhà tư bản, chứ không phải của người công nhân
Bây giờ chúng ta nghiên cứu một cách ngắn gọn quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa trong sự thống nhất của nó như là quá trình và lao động quá trình tăng thêm giá trị qua ví dụ về sản xuất sợi.
Giảđịnh để sản xuất 10 kg sợi cần 10 kg bông, giá 10 kg bông là 10 đô la. để biến số bông ấy thành sợi, một công nhân phải làm việc trong 6 giờ và hao mòn máy móc là 2 đô la; giá trị sức lao động trong một ngày của công nhân là 3 đô la; trong một giờ lao động người công nhân tạo ra một giá trị là 0,5 đô la:cuối cùng ta giảđịnh trong quá trình sản xuất sợi đã hao phí theo thời gian lao động xã hội cần thiết.
Với giảđịnh như vậy, nếu như quá trình lao động chỉ kéo dài đến cái điểm màởđó bùđắp được giá trị sức lao động ,tức là bằng thời gian lao động cần thiết thì chưa sản xuất ra giá trị thặng dư, do đó tiền chưa biến thành tư bản.
Trong thực tế quá trình lao động không dừng lại ởđó. Giá trị sức lao động mà nhà tư bản phải trả khi mua và Giá trị mà sức lao động đó có thể tạo ra cho nhà tư bản là hai đại lượng khác nhau mà nhà tư bản đã tính đến điều đó trước khi mua sức lao động. Nhà tư bản đã trả tiền mua sức lao động cả ngày. vậy việc sử dụng sức lao động trong ngày đó thuộc về nhà tư bản. Chẳng hạn, nhà tư bản bắt công nhân lao động 12 giờ trong một ngày.
Chi phí sản xuất
Giá trị của sản phẩm mới
Tiền mua bông là 20 đô la
Hao mòn máy móc là 4 đô la
Tiền mua sức lao động trong một ngày là 3 đô la
Giá trị của bông được chuyển vào sợi 20đô la
Giá trị của máy móc được chuyển vào sợi là 4 đô la
Giá trị do lao động của công nhân tạo ra 12 giờ lao động là 6 đô la
Cộng: 27 đô la
Cộng: 30 đô la
Như vậy toàn bộ chi phí nhà tư bản để mua tư liệu sản xuất và sức lao động là 27 đô la. Trong 12 giờ lao động, công nhân tạo ra một sản phẩm mớicó giá trị bằng 30 đô la, lớn hơn giá trịứng trước là 3 đô la. Vậy 27 đô la ứng trước chuyển hoá thành 30 đô la,đãđem lại một giá trị thặng dư là 3 đô la. Nhà tư bản sẽ chiếm không phần dôi ra này. phân tích giá trị sản phẩm được sản xuất ra, chúng ta thấy:
-Giá trị những tư liệu sản xuất nhờ lao động cụ thể của người công nhân màđược bao tồn và di chuyển vào giá trị của sản phẩm mới gọi là giá trị cũ
-Giá trị do lao động trừu tượng của công nhân tạo ra trong quá trình lao động . Phần giá trị mới này lớn hơn giá trị sức lao động,nó bằng giá trị sức lao động cộng thêm giá trị thặng dư.
Vậy giá trị thặng dư là giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không.
Ngày lao động của công nhân được chia thanh 2 phần:
-Phần lao động mà người công nhân tạo ra một lượng giá trị ngang bằng với giá trị sức lao động của mình gọi là thời gian lao động cần thiết.
-Phần còn lại của ngày lao động là thời gian lao động thặng dư.
Như vậy bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản đã trở nên rõ ràng cho dù nhà tư bản thuê công nhân trảđủ tiền cho công nhân thì công nhân vẫn bị bóc lột. Cái mà họ bị bóc lột không phải gì khác chính là giá trị thặng dư do mình tạo ra nhưng bị nhà tư bản chiếm mất.
Tiền công che đậy mọi dấu vết của sự phân chia ngày lao động thành thời gian lao động cần thiết và thời gian lao động thặng dư, thành lao động được trả công và lao động không được trả công. Do đó tiền lương che đậy bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản.
II. CÁCHÌNHTHỨC CƠ BẢNCỦATIỀNCÔNG
Tiền công có hai hình thức cơ bản là tiền lương tính theo thời gian và tiền lương tính theo sản phẩm.
1. Tiền công tính theo thời gian lận hình thức tiền công mà số lượng của nó phụ thuộc vao thời gian lao động của công nhân . Vậy cần phân biệt tiền công giờ, công ngày, công tháng.
Sự chênh lệch giữa giá trị trao đổi của sức lao động và khối lượng tư liệu sinh hoạt mà giá trịđó chuyển hoá thành, bây giờ cũng chuyển hoá thành sự chênh lệch giữa tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế. Số tiền mà người công nhân nhận được về ngày lao động, tuần lao động...của mình là số tiền công danh nghiã của anh ta,hay tiền công được đánh giá theo giá trị
Nếu tiền công giờđược quy định theo phương thức là nhà tư bản không phaỉ trả một số tiền công ngày hay tuần nhất định ,mà chỉ phải trả những giờ lao động mà nó giao việc cho công nhân.Khi đó nhà tư bản có thể bóp nặn của người lao động một số lượng thặng dư nhất định mà không cần phải dành cho họ một số chi phí lao động cần thiết để duy trì cuộc sống.
Giá cả lao động càng thấp thì số lượng lao động lại phải càng lớn hoặc ngày lao động phải càng dài.Nhưng việc kéo dài ngày lao động cũng làm giá cả tụt xuốngvà làm cho tiền công tuần tụt xuống.
2. Tiền công tính theo sản phẩm.
Định nghĩa : Tiền công tính theo sản phẩm là hình thức tiền công mà số lượng của nó phụ thuộc vào số lượng sản phẩm hay số lượng những bộ phận của sản phẩm mà công nhân đã sản xuất ra, hoặc tuỳ theo lượng công việc đã hoàn thành.
Khi quy định đơn giá tiền công nhà tư bản tính đén hai yếu tố:
+ Tiền công trung bình của công nhân trong ngày.
+ Số lượng sản phẩm mà công nhân sản xuất ra trong ngày.
Do đó về thực chất đơn giá tiền công là tiền công trả cho thời gian cần thiết sẩn xuất một sản phẩm.Vì thế tiền công tính theo sản phẩm là hình thức chuyển hoá của tiền công tính theo thời gian.
Trong tiền công tính theo sản phẩm,mới thoạt nhìn thì hình như giá trị sử dụng cho người công nhân bán ra không phải là chức năng sức lao động của anh ta,không phảI lao động sống mà là lao động đã vật hoá vào trong sản phẩm.Và hình như giá cả của lao động là do năng lực công tác của người sản xuất quyết định.
Một điều tự nóđã rõ ràng là sự khác nhau trong hình thức trả công không làm thay đổi chút nào bản chất của tiền công cả,tuy rằng với sự phát triển của sản xuất TBCN thì một hình thức này có thể sẽ có lợi hơn hình thức kia.
Khi nói đến tiền công tính theo thời gian thì lại phân biệt tổng số tiền công – Tiền công ngày,tiền công tuần .. với giá cả lao động.
=
Giá cảđã tìm ra được đó của giờ lao động sẽ dùng làm đơn vịđểđo giá cả của lao động.
Tiền công ngày và tiền công tuần chưa nói rõđược mức tiền công đó thấp hay cao,vì còn tuỳ theo ngày lao động dài hay ngắn.Vì vậy muốn đánh giáđúng mức tiền công không chỉ căn cứ vào lượng tiền mà còn phải căn cứ vào độ dàI của ngày lao động.
Tiền công ngày và tiền công tuần .. có thể vẫn không thay đổi mặc dù giá cả lao động không ngừng tụt xuống.
VD :
Ngày lao động thông thường là 10 h
Giá trị hàng ngày của sức lao động là 3 si-linh
=> Giá cả 1 giờ lao động là 3,6 peny
Nếu ngày lao động tăng lên 12 thì giá cả hàng ngày của số lao động sẽ giảm xuống 3 peny.Mặc dù như vậy nhưng tiền công ngày và tiền công tuần vẫn không thay đổi.
Vì vậy những sự tăng lên của tiền công danh nghã hàng ngày,hàng tuần có thểđi kèm theo với một giá cả lao động không thay đổi hay tụt xuống.
Nhưng quy luật chung là : Nếu số lượng lao động hàng ngày hay hàng tuần... đã cho sẵn thì tiền công ngày hay tiền công tuần phụ thuộc vào giá cả lao động,bản thân giá cả này lại biến đổi cùng vớí giá trị sức lao động hay cùng với hay cùng với sự chênh lệch của giá cả sức lao động so với giá trị của nó. Ngược lại nếu giá cả sức lao động đã cho sẵn thì tiền công ngày hay tiền công tuần phụ thuộc vào số lượng lao động hàng ngày hay hàng tuần.
Tiền công tính theo sản phẩm cung cấp cho nhà tư bản một cáI thước đo hoàn toàn chính xác về cường độ lao động.Chỉ có thời gian lao động nào nhập vào một khối lượng sản phẩm quy định trước do kinh nghiệm xác lập thì mới được coi là thời gian lao động xã hội cần thiết vàđược trả công với tư cách là một thời gian lao động như thế. Tiền công tính theo sản phẩm là cơ sở của chếđộáp bức,bóc lột.Nó có hai hình thái cơ bản đó là chếđộ thầu công nhân và công nhân bóc lột công nhân.
Hơn nữa một khi đã có chếđộ tiền công tính theo sản phẩm thì tự nhiên lựi ích cá nhân của nhười công nhân bắt buộc anh ta phải sử dụng sức lao động của mình với cường độ cao nhất và từđó tạo điều kiện cho nàh tư bản nâng cao mức bình thường của cường độ lao động.Và nhà tư bản lại hạ thấp giá thành của mỗi sản phẩm xuống dẫn đến làm tăng giá trị thặng dư của nhà tư bản.
Một đặc điểm quan trọng nhất của chếđộ tiền côngdưới chủ nghĩa tư bản là lao động khẩn trương quá mức.Khi cường độ lao động vượt quá một mức độ nào đố thì bất cứ một sự bùđắp nào đó cũng không ngăn ngừa được sự phá hoại sức khoẻ của người lao động.
Qua sự trình bày ở trên ta thấy rằng tiền công tính theo sản phẩm là hình thức thích hợp nhất với phương thức sản xuất tư bản chủ nhghĩa.
III . NHỮNGNHÂNTỐQUYẾTĐỊNHSỰBIẾNĐỔICỦATIỀNCÔNG.
Những nhân tố tác động làm tăng giá trị sức lao động như nâng cao trình độ chuyên môn của người lao động và sự tăng cường độ lao động ,nhân tố làm giảm giá trị sức lao động như sự tăng năng suất lao động..
Sự hạ thấp tiền công dưới giá trị sức lao động do tác động của các nhân tố sau :
Tình hình thị trường sức lao động ảnh hưởng đến sự chênh lệch đó.Thất nghiệp trở thành hiện tượng thường xuyên khiến cho cung về lao động làm thuê vượt quá cầu về lao động làm cho sự cạnh tranh giữa công nhân tăng lên.Điều đó cho phép nhà tư bản mua sức lao động dưới giá trị của nó. Ta cần thấy rằng hàng hoá sức lao động buộc phải bán trong mọi điều kiện vì công nhân không còn cách nào khác đẻ sinh sống.
Lạm phát làm giảm sức mua của đồng tiền cũng là nhân tố làm giảm tiền công trong điều kiện hiện nay.Từ 1980 -1986 giá cả các hàng hoá tiêu dùng của nhân dân và dịch vụ trong các nước Tư bản phát triển tăng 4,4 lần.Trong khoảng thời gian đóở Mĩ tiền công thực tế tuần của công nhân giảm so với cuối những năm 70 là 7-8%.
Vì vậy xu hướng tăng tiền công danh nghĩa hoàn toàn có thể thống nhất với sự giảm tiền công thực tế,nếu tốc độ lạm phát tăng vượt quá tốc độ tăng tiền công danh nghiã.
KẾTLUẬN
Chính sách tiền lương đang được thực hiện ở nước ta là kết quả của đợt cải cáchtiền lương năm 1993.Đây là một cuộc cảI cách rất căn bản không những về lương mà còn là một đợt sắp xếp lại hệ thống phân phối tiền lương từ ngân sách nhà nước,nhằm mục tiêu xoá bỏ triệt để tình trạng bao cấp, khắc phục tính bình quân trong phân phối và tạo bước ngoặt về nhận thức quan điểm -Coi tiền lương là giá cả sức lao động.
Nghị quyết phiên họp thường kì (8-2001) của chính phủđãđánh giá “ Thực hiện phân phối công bằng hơn,tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,nâng cao năng suất lao động và hiệu quả công tác “.
Tuy vậy,cuộc sống luôn luôn biến động,trong khi tiền lương lại chủ yếu nằm trong trạng thái tĩnh,ít có thay đổi trong cả hệ thống bảng lương cho nên đã bọc lộ nhiều mặt hạn chế như sau :
+ Tiền lương thực tế vẫn chưa làm được chức năng tái sản xuất sức lao động. Mức lương của nhiều chức danh thậm chí không thể chu cấp đủđểăn,chưa kểđến các khoản tiền nhà,chữa bệnh..đãđược tiền tệ hoá vào lương
+ Mức lương tối thiểu còn quá thấp mặc dùđã qua 3 lần điều chỉnh (từ 120 lên 144,180 rồi 210 ngàn VNĐ )nhưng mới lên lại phần nào giá trị thực tế của tiền lương bọ giảm đI do lạm phát. Có hai “chốt hãm” làm cho mọi ýđịnh tăng lương tối thiểu phảI dừng lại : Đó là không có nguồn tài chính và nếu với nguồn tài chính có hạn muốn tăng lương phải giảm biên chế,nhưng do nhiều nguyên do nên biên chế vẫn tiếp tục tăng lên.
VD : Ngay trong đợt sắp xếp lại biên chếđể thực hiện giảm biên đồng loạt 15% thì biên chế cũng tăng lên 2,5%
+ Hệ thống thang bảng lương năm 1993 chưa thực sự khuyến khích người lao động phấn đấu về mặt chuyên môn,vô hình chung khuyến khích cán bộ,công chức chạy đua theo chức vụ.Chẳng hạn các kì lên lương vẫn nặng về thời gian,thâm niên công tấc,thi nâng bậc còn mang tính hình thức.
+ Tình trạng bất hơp lý và không công bằng vẫn còn là vấn đè bức bách của vấn đè tiên lương hiện nay.
Qua bài tiểu luận trên về vấn đề tiền lương em đã phần nào hiểu rõđược bản chất của tiền lương trong CNTB, sự che dấu bản chất bóc lột của nhà Tư bản đối với công nhân dưới hình thức trả tiền công của nó. Bên cạnh đó em cũng nhận thức được rằng vấn đề tiền lương ở Việt Nam vẫn còn là vấn đề quan trọng cùng với nhiều bất cập cần phảI giải quyết màĐảng và Nhà nước ta đang từng bước cải cách và hoàn thiện đem lại sự công bằng cho người lao động.Bài tiểu luận của em xin được kết thúc ỏđây mặc vẫn còn nhiều thiếu sót chưa được đề cập đến.Vì vậy em kính mong được sự chỉnh sửa vàđóng góp của thầy côđể bài tiểu luận của em được hoàn chỉnh hơn.
DANHMỤCTÀILIỆUTHAMKHẢO
Cacmac vàĂngghen toàn tập _ Tập 23
Giáo trình kinh tế chính trị.
Tạp chí cộng sản
Vấn đề và dư luận.
MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
I.Lý luận về tiền lương. 2
1. Định nghĩa về tiền lương dưới CNTB. 2
2. Sự chuyển hoá của giá trị sức lao động hay giá cả sức lao động thành tiền công lý giải cho việc “ Nhà Tư bản thuê công nhân trả lương đủ sức lao động nhưng công nhân vẫn bị bóc lột ”. 3
3.Các hình thức của tiền công. 5
4. Những nhân tố quyết định sự sự biến đổi của tiên công và hiện tượng tiền lương trong CNTB thường thấp hơn giá trị sức lao động. 8
II. Thực trạng tiền lương và các giải pháp về vấn đề tiền lương ở Việt Nam. 9
Thực trạng tiền lương. 9
Các giải pháp để tiếp tục hoàn thiện chính sách tiền lương. 12
Kết luận 14
Tài liệu tham khảo.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng tiền lương và các giải pháp về vấn đề tiền lương ở Việt Nam.docx