Thực trạng và biện pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo ở Việt Nam

PHẦN MỞ ĐẦU1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:Như chúng ta đã biết nông nghiêp luôn được xem là ngành then chốt và có truyền thống lâu đời trong nền kinh tế Việt Nam. Sản xuất lúa gạo đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn Việt Nam. Khoảng 80% trong tổng số 11 triệu hộ nông dân có tham gia sản xuất lúa gạo và chủ yếu dựa và phương thức thủ công truyền thống. Trong gần ba thập kỉ qua nhờ có sự đổi mới cơ chế quản lý nên kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong sản xuất lúa gạo. Đảng, Nhà nước và chính quyền các địa phương luôn quan tâm và tăng cường đầu tư cho nông nghiệp nói chung, sản xuất lúa gạo nói riêng, nhất là về xây dựng kết cấu hạ tầng, nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao khoa học kĩ thuật, đổi mới thiết bị, công nghệ chế biến đã đưa ngành sản xuất lúa gạo phát triển vượt bậc: từ chỗ thiếu lương thực, nước ta đã vươn lên trở thành quốc gia xuất khẩu gạo và đã khẳng đinh vị thế của mình trên trường quốc tế với tư cách quốc gia xuất khẩu gạo đứng hàng thứ hai thế giới trong nhiều năm qua. Lượng gạo tham gia vào các bên lưu thông chủ yếu phụ thuộc vào hai nguồn cung cấp chính đó là Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH). Trong 15 năm gần đây tốc độ tốc độ tăng trưởng của sản xuất gạo khá ổn định, tỉ lệ xuất khẩu gạo trong tổng sản lượng gạo đã tăng từ 9.5% trong năm 1990 lên tới 26.7% trong năm 1999. Ngoài ra khoảng 10% gạo xuất khẩu không rõ phẩm chất và khoảng dưới 1% là gạo xuất khẩu dưới dạng đã nấu. Trong giai đoạn 1997-2001 với lượng xuất khẩu trung bình hàng năm khoảng 3.8 tấn Việt Nam đã cung cấp gạo cho hơn 120 quốc gia trên thế giới, thuộc tất cả các châu lục khác nhau, tuy nhiên chủ yếu là xuất sang Châu Á (52%), Châu Âu (20%), Trung Đông (12.7%). Các hoạt động chế biến và lưu thông lúa gạo tuy đã có bước phát triển đáng kể song vẫn đang còn nhiều trở ngại cần phải phấn đấu vượt qua: năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất còn thấp, giá thành sản phẩm cao, sức cạnh tranh yếu. Căn cứ vào tình hình và yêu cầu thực tiễn trên, việc khai thác triệt để hơn nữa những tiềm năng to lớn của đất nước trong sản xuất cũng như tìm các thị trường, giữ vững và phát triển thị phần mặt hàng xuất khẩu gạo luôn được xem là vấn đề đòi hỏi sự nghiên cứu và giải quyết. Chính vì vậy, em đã chọn đề tài nghiên cứu cho chuyên đề kinh tế của mình là “THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU GẠO Ở VIỆT NAM” nhằm mục tiêu tìm ra hướng và đề xuất những biện pháp đúng đắn để giải quyết vấn đề trên. 2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:2.1.Mục tiêu chung:Đánh giá và phân tích thực trạng xuất khẩu gạo nhằm chỉ ra những mặt thuận lợi và khó khăn trong thời gian qua (2007-2009). Trên cơ sở đó đề ra những biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo ra thị trường thế giới. 2.2.Mục tiêu cụ thể:Nghiên cứu và nhận xét thực trạng sản xuất, xuất khẩu gạo Việt Nam trong những năm qua (2007-2009)Đánh giá khả năng cạnh tranh của việc xuất khẩu lúa gạo ra thị trường thế giới.Phân tích những thuân lợi và khó khăn trong việc sản xuất và xuất khẩu gạo ở Việt Nam.Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu gạo. 3.PHẠM VI NGHIÊN CỨU:3.1.Phạm vi về không gian:Nghiên cứu trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam. 3.2.Phạm vi về thời gian:Số liệu liên quan chủ yếu lấy từ năm 2007-2009. 3.3.Đối tượng nghiên cứu:Tình hình xuất khẩu gạo ở Việt Nam. 4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:4.1.Phương pháp luận:Phương pháp kiểm tra, đánh giá và tổng kết được thực hiện trên cơ sở các thông tin được thu thập để hình dung và biết được tình hình – thực trạng thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam một cách tương đối chính xác. Đó cũng là căn cứ để phân tích đánh giá kết quả đề tài. 4.2.Phương pháp phân tích:4.2.1.Phương pháp thu thập số liệu:Thu thập thông tin số liệu thứ cấp trên báo, tạp chí, internet, niên giám thống kê, tổng cục thống kê 4.2.2.Phương pháp phân tích: đối với mục tiêu cụ thể.Đối với mục tiêu thứ nhất: sử dụng phương pháp phân tích thống kê mô tả, tức là dựa vào số liệu thu thập được trong những năm 2007-2009 rồi đưa ra nhận xét về tình hình xuất khẩu gạo trong thời gian qua.Đối với mục tiêu thứ hai: đánh giá khả năng cạnh tranh của việc xuất khẩu lúa gạo ra thế giới dựa trên nghiên cứu ứng dụng, nhân quả.Đối với mục tiêu thứ ba: phân tích từ đó rút ra nhận định về những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động xuất khẩu gạo ở Việt Nam.Đối với mục tiêu thứ tư: sử dụng phương pháp quy nạp và suy luận để đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu gạo ở nước ta trong thời gian tới.

doc35 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 8094 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng và biện pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ào thu nhập của nước ngoài và tỷ giá hối đoái. Thu nhập của nước ngoài phát triển thì giá trị xuất khẩu có cơ hội phát triển lên. Tỷ giá hối đoái tăng (tức là tiền tệ trong nước mất giá so với ngoại tệ) thì giá trị xuất khẩu cũng có thể phát triển nhờ giá hàng trở nên thấp đi. Vậy hoạt động kinh doanh xuất khẩu lúa gạo là hoạt động khi mà gạo được xuất bán từ Việt Nam sang quốc gia khác, từ phạm vi lãnh thổ Việt Nam sang lãnh thổ khác. 1.1.2.Vai trò xuất khẩu gạo trong nền kinh tế Việt Nam: Gạo là loại lương thực chủ yếu để nuôi sống hơn 50% dân số toàn cầu, tập trung nhiều nhất ở Châu Á. Gạo không những được buôn bán đơn thuần như hàng hóa giữa các nước khác nhau mà còn là một trong những mặt hàng chiến lược thực hiện chính sách đối ngoại của các chính phủ thông qua hình thức viện trợ. Mỹ là nước đã sử dụng hình thức này như một chiến lược ngoại giao nhằm tăng cường sự phụ thuộc của các nước khác vào nước mình trong các quan hệ kinh tế. Tương tự như vậy, EU thường nhập khẩu gạo để cung cấp miễn phí cho các nước Châu Phi để đổi lại các điều kiện khác về kinh tế. Việt Nam có 2 vùng trồng lúa chính là Đồng bằng sông Hồng ở phía Bắc và Đồng bằng sông Cửu Long ở miền Nam. Hàng năm sản lượng của cả nước đạt 33-34 triệu tấn thóc, trong đó chỉ sử dụng khoảng 8 triệu tấn (tương đương 4 triệu tấn gạo sau khi xay xát) cho xuất khẩu, còn lại là tiêu thụ trong nước và bổ sung dự trữ quốc gia. Việt Nam là nước đông dân, trong đó gạo là lương thực chính và khó có thể thay thế. Qua đó cho thấy tầm quan trọng của xuất khẩu gạo đối với nền kinh tế quốc dân là phương tiện cơ bản thúc đẩy kinh tế phát triển. 1.1.2.1.Xuất khẩu gạo tạo nguồn vốn chủ yếu, tăng thu ngoại tệ tích lũy vốn cho quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước: Quá trình công nghiệp hóa cần lượng vốn để nhập khẩu máy móc, thiết bị kĩ thuật công nghệ cao để có thể theo kịp nền công nghiệp hiện đại của các nước phát triển. Nguồn vốn cho nhập khẩu được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau nhưng quan trọng nhất vẫn là xuất khẩu, xuất khẩu qui định qui mô và tốc độ của nhập khẩu. Hiện nay các nước xuất khẩu gạo với khối lượng lớn chủ yếu là các nước đang phát triển: Trung Quốc, Việt Nam, Trung Quốc. Chính vì thế nguồn ngoại tệ thu về từ xuất khẩu gạo đối với các nước này là rất quan trọng. 1.1.2.2.Xuất khẩu gạo đóng vai trò chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy sản xuất phát triển: Sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam có những lợi thế cơ bản như lợi thế về đất đai, khí hậu, nước tưới tiêu, nguồn nhân lực, vị trí địa lý và cảng khẩu. Chính những lợi thế đó đã làm cho sản lượng lúa gạo tăng đều đặn trong những năm qua. Ngày nay với xu thế hội nhập, cơ hội và thách thức rất nhiều, các nước đều phải phát triển kinh tế theo hướng xuất khẩu những sản phẩm mà mình có lợi thế.Chính vì khẳng định được lợi thế của việc xuất khẩu gạo nên Việt Nam đã tập trung vào sản xuất lúa gạo với quy mô lớn, trình độ thâm canh cao, khoa học kĩ thuật tiến bộ nhằm tăng năng suất, số lượng và chất lượng gạo. Từ sự tập trung sản xuất đó sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành có liên quan và dẫn tới sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Xuất khẩu gạo tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành khác có cơ hội phát triển. Xuất khẩu gạo tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp yếu tố đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Thông qua xuất khẩu nước ta có thể tham gia vào công cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về cả giá cả, chất lượng từ đó hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích nghi với thị trường. Đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải đổi mới hoàn thiện công việc sản xuất kinh doanh. 1.1.2.3.Xuất khẩu có tác động tích cực tới giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân: Đối với mỗi quốc gia, việc phát triển nguồn nhân lực là nội dung lớn thuộc chiến lược phát triển con người để thực hiện thắng lợi các chiến lược kinh tế - xã hội của đất nước. Dân số nước ta với 80% dân số tập trung ở nông thôn, phần lớn sinh sống bằng sản xuất lúa gạo và trồng cây lương thực. Trong khi đó, đời sống ở nông thôn và thành thị có sự chênh lệch đáng kể: đời sống của nông dân còn thấp, xét về mức thu nhập bình quân đầu người, điều kiện vật chất và cơ sở hạ tầng. Với tình trạng đó thì việc phát triển sản xuất và xuất khẩu gạo để nâng cao thu nhập cho nông dân là điều thật sự cần thiết. Thật vậy, xuất khẩu gạo trước hết làm tăng thu nhập cho nông dân đặc biệt là ở vùng lúa nước. Sau nữa, xuất khẩu giúp giải quyết một lượng lớn lao động dư thừa trong nước. Việc tạo một việc làm ổn định là một biện pháp hữu hiệu để tăng thu nhập, ổn định xã hội. 1.1.2.4.Giúp nâng cao vị thế của Việt Nam, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại: Phải tìm hiểu và nắm vững mức tiêu thụ trên thị trường thế giới thì xuất khẩu ở Việt Nam mới có hiệu quả cao và cũng như xác định được phương hướng xuất khẩu gạo. Vì thế xuất khẩu gạo là biện pháp hữu hiệu giúp Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới, luôn theo dõi cũng như tìm cách tiếp cận thị trường xuất khẩu gạo của thế giới. Từ đó mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. 1.2.Đặc điểm xuất khẩu gạo ở Việt Nam: 1.2.1.Đặc điểm về sản xuất: Cây lúa, hạt gạo đã trở nên thân thuộc gần gũi từ bao đời nay của ngườ dân Việt Nam, đó là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Cây lúa, hạt gạo gắn liền với sự phát triển của dân tộc và đến nay là hàng hóa xuất khẩu quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long với những cánh đồng lúa bao la đã giúp hình thành nên một vùng chuyên canh lúa nước mang đậm bản sắc dân tộc. Đồng bằng sông Hồng – một nền văn minh lúa nước đã hình thành từ nghìn năm qua. Đây là địa bàn cư trú của người Việt cổ, cũng là nơi hình thành nền văn minh lúa nước. Vùng lúa Đồng bằng sông Hồng đang có những biến đổi tích cực bước đầu nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất phì nhiêu, khí hậu thuận lợi. Đây là vựa lúa lớn nhất của nước ta, ngành kinh tế quan trọng là sản xuất lúa gạo, đặc biệt là gạo chất lượng cao để xuất khẩu. Việt Nam là nước nông nghiệp, sản xuất chủ yếu là lúa gạo. Mặc dù quá trình đô thị hóa đang phát triển nhanh, diện tích sản xuất lúa gạo ngày càng bị thu hẹp nhưng năng suất sản lượng lương thực mỗi năm đều tăng lên một triệu tấn, năm 2008 đạt trên 38 triệu tấn. Tuy nhiên, sản xuất lúa gạo phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên nên lúa chỉ được trồng phổ biến ở các nước có đông bằng châu thổ, khí hậu nhiệt đới ẩm. Hiện nay do trình độ đô thị hóa, việc tăng dân số quá nhanh cũng như việc xây dựng các khu công nghiệp ồ ạt nên diện tích trồng lúa ngày càng bị thu hẹp. Do đó việc tăng sản lượng lúa phụ thuộc vào khả năng tăng năng suất. Vì thế mà yêu cầu cần có trình độ thâm canh cao, ứng dụng khoa học kĩ thuật tiến bộ trong sản xuất lúa. Hiện nay gạo đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam. Vì vậy sản xuất lúa gạo rất được chú trọng cả về tăng năng suất và diện tích bằng các biện pháp như thâm canh, xen canh, gối vụ hay áp dụng các biện pháp khoa học trong khâu gieo trồng chăm sóc, thu hoạch và tạo giống chất lượng tốt. 1.2.2.Đặc điểm về xuất khẩu gạo: Tính thời vụ trao đổi: Số lượng gạo cung cấp trên thị trường không đều vào mỗi thời điểm trong năm, điều này phụ thuộc vào thời gian gieo trồng. Để khắc phục đặc điểm này yêu cầu việc xuất khẩu gạo phải luôn có kế hoạch bảo quản, dự trữ hợp lý tránh tình trạng lúc thừa lúc thiếu sẽ dẫn tới bị ép giá. Xuất khẩu gạo tương đối ổn định hơn so với hàng công nghiệp: Nguyên nhân thứ nhất là do yếu tố chính trị quốc gia nên mỗi nước đều phải đảm bảo an ninh lương thực, nếu lương thực không được đảm bảo sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới chính trị quốc gia đó. Vì thế buôn bán chủ yếu được ký kết giữa các chính phủ với nhau thông qua các hiệp định, các hợp đồng có tính nguyên tắc, dài hạn và định lượng cụ thể hàng năm vào đầu các niên vụ. Thứ hai, một số nước dùng xuất khẩu gạo để thực hiện các ý đồ chính trị thông qua viện trợ, cho không, mua bán chịu dài hạn. Điều này được thực hiện giữa các chính phủ là chủ yếu. Các nước lớn đóng vai trò chi phối thị trường gạo thế giới: Trên thế giới chỉ một vài nước là xuất khẩu với một lượng gạo lớn và có uy tín: Thái Lan, Mỹ, Trung Quốc, Việt Nam,…Nếu lượng gạo xuất khẩu của các nước này có sự biến động có thể ảnh hưởng đến giá cả của gạo dẫn tới những biến động trong cung cầu gạo, hay có thể ảnh hưởng đến tình hình sản xuất các loại hàng hóa khác. Về xuất khẩu gạo, năm 2008 ở Việt Nam đã xuất khẩu 5 triệu tấn, năm 2009 có khả năng xuất khẩu đến 6 triệu tấn gạo. Việt Nam có diện tích sản xuất lúa xếp hạng 5 và xuất khẩu gạo đứng hàng thứ 2 trên thế giới, đã góp phần đảm bảo an ninh lương thực nước nhà và thế giới. Tuy nhiên, nước ta xuất khẩu số lượng gạo nhiều nhưng lợi nhuận thấp, tình trạng được mùa, mất giá vẫn tiếp tục diễn ra, gạo xuất khẩu giá còn thấp, thị trường không ổn định, làm cho đời sống và thu nhập người sản xuất lúa gạo còn nhiều khó khăn. Việc giới thiệu tiềm năng thế mạnh về sản xuất lúa gạo Việt Nam ra thế giới chưa nhiều. Đồng thời việc xây dựng thương hiệu lúa gạo Việt Nam chưa cân xứng với yêu cầu xuất khẩu. 1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo: 1.3.1.Nhân tố thị trường: Nhân tố thị trường có ảnh hưởng rất lớn chi phối toàn bộ hoạt động xuất khẩu gạo của mỗi quốc gia tham gia xuất khẩu. Xuất khẩu gạo gắn liền với quá trình chọn lọc thị trường, nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng ở thị trường đó để đặt hàng cho nông dân sản xuất loại giống mình cần. Để đánh giá và đưa ra nhận định về một thị trường cụ thể nào đó ta có thể dựa trên các yếu tố sau: Nhu cầu của thi trường về sản phẩm gạo. Gạo là hàng hóa thiết yếu, số lượng tiêu thụ của nó phụ thuộc vào thu nhập, cơ cấu dân cư, thị hiếu,…Khi thu nhập cao thì cầu về số lượng gạo giảm nhưng trong đó câu về gạo chất lượng cao có xu hướng tăng lên (ở các nước phát triển: Nhật, Châu Âu…) ngược lại cầu đối với gạo chất lượng thấp giảm đi chính vì thế tỷ trọng tiêu dùng cho gạo trong tổng thu nhập vẫn phát triển. Cung gạo trên thị trường là một nhân tố quan trọng trong xuất khẩu. Khi xuất khẩu cần phải tìm hiểu kỹ về khả năng xuất khẩu từng loại gạo của mình. Trên thị trường thế giới sản 3. Do đó, nếu lượng cung tăng lên quá nhiều có thể dẫn đến dư cung - điều đó là bất lợi cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu. Giá cả là một yếu tố quan trọng, là thước đo sự cân bằng cung-cầu trong nền kinh tế thị trường. Tuy cầu về gạo là ít biến động nhưng với sản phẩm đặc sản thì giá quyết định khá lớn. 1.3.2.Nhân tố tự nhiên bao gồm vị trí địa lý và yếu tố khí hậu: Cây lúa là loại cây lương thực phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Điều kiện tự nhiên có phù hợp thì giống lúa mới phát triển tốt và mang lại năng suất cao. Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng hàng đầu của canh tác lúa gạo. Độ phì nhiêu của đất chi phối sâu sắc khả năng thâm canh và giá thành sản phẩm. Tổng diện tích tự nhiên của cả nước có trên 33.1 triệu ha, trong đó đất nông nghiệp là 9.4 triệu ha chiếm 28%,đất giành để trồng lúa khoảng 4.3 triệu ha chiếm trên 13% diện tích đất cả nước. Như vậy tài nguyên đất đai của nước ta có lợi thế đồng thời cho cả hướng thâm canh và quảng canh nhằm tăng nhanh sản lượng lúa. Hầu hết khối lượng gạo trong buôn bán quốc tế thường được vận chuyển bằng đường biển. So với các phương thức vận tải quốc tế bằng đường sắt, đường hàng không, vận tải quốc tế bằng đường biển thường đảm bảo tiện lợi, thông dụng vì có mức cước phí rẻ hơn. Do vậy, riêng phương thức này đã chiếm khoảng trên 80% buôn bán quốc tế. Việt Nam có vị trí giao thông đường biển rất thuận lợi. Nước nguồn tài sản thiên nhiên vốn quý giá cũng là yếu tố cơ bản thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu gạo phát triển mạnh. Tài nguyên khí hậu cũng đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái, cung cấp năng lượng và các yếu tố khác như độ ẩm và gió mùa. Khí hậu thuận lợi sẽ cho năng suất cao, tăng khả năng chống chọi sâu bệnh, mang đến chất lượng cao cho giống lúa. Nếu có sự biến đổi bất thường của khí hậu như mưa bão, lũ lụt sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng đối với sự tăng trưởng của cây lúa. 1.3.3.Nhân tố con người: Tiến hành sản xuất và xuất khẩu gạo cần nhiều lao động do tính chất phân bố rộng của sản xuất và đòi hỏi bắt buộc phải có con người khi thực hiện công việc. Sản xuất lúa gạo cho phép tận dụng tốt ưu thế về lao động. Yếu tố nhân lực không những đòi hỏi phải hoàn thiện về số lượng nhân lực mà còn phải hoàn thiện cả về chất lượng. 1.3.4.Nhân tố cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ của sản xuất, tiêu thụ sản phẩm: Các nhân tố về cơ sở vật chất kỹ thuật là hệ thống vận chuyển, là kho tàng, bến bãi, và cũng là hệ thống thông tin liên lạc…Hệ thống này bảo đảm việc lưu thông nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí lưu thông. Các nhân tố về kỹ thuật, công nghệ sản xuất và tiêu thụ đặc biệt quan trọng trong việc tăng khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường tiêu thụ gạo. Hệ thống chế biến với công nghệ dây chuyền hiện đại sẽ góp phần tăng chất lượng và giá trị của gạo. 1.3.5.Đối thủ cạnh tranh: Các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu không những phải tìm hiểu kỹ về khả năng xuất khẩu của mình mà còn phải luôn quan tâm đến khả năng xuất khẩu của đối thủ cạnh tranh. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp và đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn luôn là sức ép đáng lo ngại đối với mục tiêu mở rộng thị phần của doanh nghiệp xuất khẩu. 1.3.6.Nhân tố về chính sách vĩ mô: Nhóm nhân tố này thể hiện sự tác động của Nhà nước tới hoạt động xuất khẩu gạo. Trong điều kiện hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam mới tham gia thị trường xuất khẩu rất cần tới sự quan tâm của Nhà nước. Đặc biệt hiện nay khả năng Marketing tiếp cận thị trường, sự am hiểu luật kinh doanh, khả năng quản lý của doanh nghiệp còn hạn chế. Vì thế, việc đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ làm công tác tiêu thụ là rất quan trọng. Và điều này chỉ được thực hiện và giải quyết thông qua những chính sách kinh tế vĩ mô của tổ chức hay cơ quan quản lý Nhà nước. Chương 2 THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO Ở VIỆT NAM 2.1.Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam trong những năm 2007-2009: 2.1.1.Tình hình xuất khẩu: * Từ năm 2007 đến nay xuất khẩu gạo của Việt Nam luôn được xem là một thế lực chủ yếu trên thị trường gạo thế giới với số lượng và chất lượng ngày càng tăng. Gạo trở thành mặt hàng tăng giá mạnh nhất trong số các loại hàng hóa do nhu cầu xuất khẩu. Đồng thời tình hình xuất khẩu cũng có nhiều biến động khác nhau trong những năm qua. Trong năm 2007 sau khi tăng mạnh về lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu, tình hình xuất khẩu gạo những tháng cuối năm 2007 diễn ra vô cùng trầm lắng với lượng gạo xuất khẩu giảm xuống mức thấp nhất. Nguyên nhân chính là do mục tiêu xuất khẩu 4.5 tấn gạo trong năm đã tiến gần về đích. Theo số liệu thống kê của Tổng cục hải quan, trong tháng 11 năm 2007, các Doanh nghiệp trong nước chỉ xuất khẩu vẻn vẹn 70.1 nghìn tấn gạo, trị giá 23.2 USD, giảm 78% về lượng và 79% về kim ngạch so với tháng 10/2007, giảm 63% về lượng và 57% về kim ngạch xuất khẩu so với tháng 11/2006. Như vậy, kết thúc 11 tháng đầu năm 2007, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam đã đạt 1.435 tỷ USD với lượng xuất khẩu đạt xấp xỉ 4.4 triệu tấn, mặc dù giảm nhẹ 4% về lượng nhưng vẫn tăng 14% về kim ngạch xuất khẩu so với cùng kỳ năm 2006. Với mức tăng trưởng và đạt kết quả khả quan như vậy, có thể nói 2007 thực sự là năm thắng lợi của xuất khẩu gạo Việt Nam mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về nguồn cung do những ảnh hưởng về thiên tai và sâu bệnh. Giá gạo luôn ở mức cao trong năm 2007. Xuất khẩu gạo trong tháng 10/2007 được giá nhất với 352 USD/tấn – đây là mức cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, sang tháng 11/2007 giá xuất khẩu giảm 22 USD xuống còn 330 USD/tấn, cao hơn 41 USD/tấn so với tháng 11/2006. Kết thúc 11 tháng đầu năm 2007 bình quân giá gạo của Việt Nam đạt 326 USD/tấn, cao hơn cùng kỳ năm trước 52 USD/tấn. Đáng chú ý, lần đầu tiên giá gạo Việt Nam xuất khẩu ngang bằng với gạo Thái Lan cùng cấp các loại. Thậm chí có những thời điểm giá gạo 25% tấm của Việt Nam đã trúng thầu cao hơn gạo Thái Lan 8 USD/tấn. Xuất khẩu gạo được giá đã tác động mạnh đến giá thu mua gạo trong nước. Điều này đã giúp làm tăng thu nhập cho người nông dân. Tuy nhiên, xuất khẩu gạo năm 2007 cũng đối mặt với nhiều khó khăn.Trước hết là việc thu mua gạo vẫn gặp những bất lợi do giá gạo trong nước tăng cao cùng với nguồn cung trong nước vẫn bị hạn chế bởi nhiều yếu tố. Do vậy, khó khăn trong công tác điều hành và kế hoạch xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp trong năm tới là phải cân đối giữa lượng gạo xuất khẩu cũng như giá thu mua ở mức chuyển cũng đã tăng tới 60-70%, nhiều doanh nghiệp không thuê được tàu để vận chuyển. Điều này làm giảm hiệu quả xuất khẩu của doanh nghiệp do thời gian giao hàng kéo dài, chi phí tăng lên và doanh nghiệp có thể không đảm bảo thời gian giao hàng với các đối tác. Giá gạo tăng đột biến trong thời gian qua chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân: ngay từ đầu năm đã có dự báo nhu cầu gạo thế giới sẽ tăng lên khoảng 27.2 triệu tấn, nhưng đến tháng 7/2007 do có sự đột biến, nhu cầu tăng lên hơn 30 triệu tấn. Trong thời gian này Ấn Độ phải giảm tiến độ xuất khẩu gạo và nhập khẩu thêm lúa mì để bù đắp lượng gạo thiếu hụt. Indonexia trước đây không nhập gạo, năm nay cũng phải nhập khẩu hơn 1.3 triệu tấn, góp phần làm biến động thị trường gạo trên thế giới. Đến tháng 7 các doanh nghiệp đã ký xong hợp đồng xuất khẩu 4.5 triệu tấn như hướng dẫn của Chính phủ. Hiện nay nhu cầu gạo trên thế giới còn rất lớn mà những nước xuất khẩu gạo lại bán ra rất ít, kế cả Thái Lan-nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới. Do nhu cầu tăng mạnh, nên có thể nói loại gạo nào cũng có thể bán được trong giai đoạn hiện nay, ngay cả gạo IR 50404 – giống cho năng suất cao nhưng chất lượng bình thường cũng có khách hàng yêu cầu xuất khẩu. Điều đó đã tạo nên lợi thế cho hoạt động xuất khẩu gạo ở Việt Nam trong thời gian này. * Trong năm 2008, Việt Nam đã ký hợp đồng xuất khẩu 5.1 triệu tấn gạo,đã giao 4.65 triệu tấn, đạt kim ngạch 2.9 tỷ USD, gấp hơn 2 lần so với năm 2007 (1.4 tỷ USD). Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2008 cũng đạt mức cao, bình quân là 550 USD/tấn gần gấp đôi so với năm trước. Những tháng đầu năm năm 2008 giá gạo xuất khẩu của Việt Nam luôn tăng khá mạnh. Nếu như đầu tháng giêng năm 2008, gạo 5% tấm giá chỉ 355 USD/tấn thì tới ngày 4/2 mức giá xuất khẩu của gạo này đã lên tới 400 USD/tấn, tăng 95-100 USD/tấn so với cùng kỳ năm ngoái. Theo Hiệp hội lương thực Việt Nam, tình hình gạo trong và ngoài nước năm 2008 gặp nhiều khó khăn do những biến động có tính chất đột biến. Giá gạo trên thế giới đã bị đẩy tăng vọt lên đến đỉnh điểm chưa từng thấy vào cuối tháng 4 và tháng 5/2008. Giá gạo trắng loại tốt nhất của Thái Lan đã tăng lên mức đỉnh 1080 USD/tấn. Gạo 5% tấm của Việt Nam cũng đạt “giá sốt”với trên 1000 USD/tấn, gấp hơn 3 lần mức giá cùng loại năm 2007 (300-320 USD/tấn). Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ, Pakistan, Trung Quốc, Ai Cập, Hoa Kỳ, Uruguay, Campuchia, Argentina là 10 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới năm 2008. Tính đến 31/12/2008 lượng gạo tồn kho trong các doanh nghiệp xuất khẩu còn khoảng 850.000 tấn, đó là chưa tính các doanh nghiệp đã chế biến. Nếu cộng các hợp đồng ký trước đó chuyển sang năm 2009 thì lượng gạo tồn kho còn 765.000 tấn. Có thể nói đây là năm “tức anh ách” đối với nông dân và nhiều thương nhân. Cơ hội để người nông dân và nền kinh tế thu lợi khi giá lương thực tăng cao, đến 1.200 USD/tấn đã bị bỏ qua vì bệnh tạm ngưng xuất khẩu lại, nhưng giá gạo chỉ còn hơn 600 USD/tấn và đến tháng 12 giảm còn khoảng 350 USD/tấn. Chính Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn khi trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội đã nhìn nhận do dự báo kém dẫn đến lúng túng trong điều hành. Tình hình chung về thị trường gạo thế giới năm 2008: Giá gạo tăng 200% trong năm tháng đầu năm và giảm 52% trong những tháng còn lại. Philippine nhập khẩu kỷ lục khoảng 2.5 triệu tấn. Giá gạo sẽ không giảm xuống mức của mấy năm trước do dân số tăng và tín dụng thắt chặt. Thị trường gạo thế giới năm 2008 biến động mạnh. Giá gạo chia làm hai xu hướng rõ rệt: tăng mạnh trong 5 tháng đầu năm, và giảm mạnh trong 7 tháng cuối năm. Tính chung cả năm, giá gạo thế giới tăng khoảng 20-40%. Gạo trở thành mặt hàng tăng giá mạnh nhất trong số các loại hàng hóa trong 6 tháng đầu năm 2008 do nhu cầu xuất khẩu tăng, trong khi nguồn cung hạn hẹp bởi nhiều nước xuất khẩu lớn hạn chế hoặc cấm xuất khẩu. Tại Châu Á, giá gạo lập kỷ lục cao vào ngày 22/5 với loại 5% tấm của Thái Lan đạt 1.090 USD/tấn, còn gạo cùng loại của Việt Nam đạt 1.050 USD/tấn, đều tăng gấp ba lần so với một năm trước đó. Trong khi đó trên thị trường Chicago, giá gạo thô đã lập kỷ lục cao 25.07 USD/cwt vào ngày 24/4, tăng 79% so với một năm trước đó. Nguyên nhân giá gạo tăng kỷ lục nhanh trong năm tháng đầu năm bởi lạm phát tăng mạnh khiến Chính phủ nhiều nước xuất khẩu gạo lớn phải hạn chế hoặc tạm dừng xuất khẩu gạo với hy vọng ngăn chặn xu hướng lạm phát. Tại Thái Lan, giá thóc gạo nội địa tăng kỷ lục bởi đồng Baht tăng quá nhanh so với USD khiến Thái Lan không muốn ký hợp đồng mới vì sợ lỗ. Việt Nam, Campuchia, Ai Cập và nhiều nước khác cũng tạm dừng xuất khẩu gạo, ưu tiên đáp ứng nhu cầu nội địa để ngăn chặn lạm phát đang ở mức báo động. Chính phủ Indonexia không cho phép xuất khẩu gạo nếu dự trữ gạo quốc gia chưa đạt 3 triệu tấn. Gạo không còn là điểm nóng của Châu Á mà trở thành điểm nóng của toàn cầu. Braxin cũng thông báo tạm ngừng xuất khẩu để đảm bảo nguồn cung cho tiêu dùng trong nước trong vòng 6-8 tháng và giữ giá cả trong nước. Việc Braxin hạn chế xuất khẩu gạo đồng nghĩa với nhu cầu và giá gạo Mỹ tăng lên. Nigieria cũng phải miễn thuế nhập khẩu gạo trong vòng 6 tháng bắt đầu từ tháng 5 để khuyến khích khu vực tư nhân nhập khẩu gạo và để kéo giá gạo trong nước giảm xuống. Trong khi đó, nhu cầu nhập khẩu gạo không ngừng tăng từ Châu Á, Trung Đông, Châu Phi. Bão lớn xảy ra ở Myanma vào tháng 5 gây ra tình trạng thiếu thốn lương thực trầm trọng ở nước này. Thị trường gạo thế giới hạ nhiệt từ cuối tháng 5, sau khi Việt Nam và Thái Lan- hai nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới bước vào vụ thu hoạch, và một số nước nới lỏng chính sách hạn chế xuất khẩu gạo. * Trong những tháng đầu năm 2009, tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam có tín hiệu tốt. Những nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới như Ấn Độ, Thái Lan đều thực hiện những chính sách cấm hoặc hạn chế xuất khẩu. Đây là cơ hội cho Việt Nam chiếm lĩnh thị trường gạo xuất khẩu thế giới. Theo số liệu thống kê, trong 5 tháng đầu năm 2009, Việt Nam đã xuất khẩu được 3.152.035 tấn gạo, đạt kim ngạch 1.490.974.444 USD. Ngoài ra, Việt Nam đã xuất khẩu gạo sang 20 thị trường chính. Hiện nay, nông dân đồng bằng sông Cửu Long đã thu hoạch xong lúa đông xuân và đang thu hoạch lúa hè thu sớm. Giá lúa gạo dao động từ 4.200-4.300đ/kg, tùy chất lượng lúa và địa phương. Giá nguyên liệu loại 1 khoảng 5.000- 5.670 đ/kg, giá gạo nguyên liệu loại 2 khoảng 5.200-5.300 đ/kg, tùy từng địa phương. Gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì giao tại mạn tàu khoảng 6.950-7.000 đ/kg, gạo 15% tấm khoảng 6.450-6.500 đ/tấn, gạo 25% tấm ở mức 5.700-5.800 đ/kg. Tính đến ngày 07/08/2009 xuất khẩu gạo Việt Nam đạt hơn 4 triệu tấn, trị giá 1706 tỉ đô la, tăng 50,4% về khối lượng và 6,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2008. Một số cơ quan trong nước dự kiến đến hết năm Việt Nam sẽ xuất khẩu được 6 triệu tấn gạo. Tuy nhiên vào thời điểm hiện tại và trong mấy tháng cuối năm, khi mà chính phủ Thái Lan tiến hành xả gạo trên thị trường thế giới, đã đẩy nguồn cung lên cao, sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường tiêu thụ gạo của Việt Nam. Việt Nam đang trên đà phát triển ngành sản xuất lúa gạo cả nước cả về năng suất, diện tích và sản lượng. Điều đó được thể hiện rõ qua các năm 2007-2009. Bảng: Sản xuất lúa nói chung của cả nước từ năm 2007-2009 Năm Diện tích (1000 ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (1000 tấn) 2007 7,207.4 49.9 35,942.7 2008 7,400.2 52.3 38,729.8 2009 7,440.1 52.3 38,985.5 (Nguồn: Tổng cục thống kê và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) Diện tích tăng dần qua các năm nhưng tăng không nhiều, diện tích trồng lúa tăng tương đối ổn định qua các năm, năng suất năm 2007 tăng so với năm 2008 nhưng sang năm 2009 vẫn giữ mức năng suất tương đối như năm 2008 là 52.3 tạ/ha. Sản lượng lúa thu được cũng tăng qua các năm. Bảng thể hiện sự chênh lệch sản lượng lúa giữa các năm Năm Sản lượng (1000 tấn) Chênh lệch +(-) % 2007 35,942.7 - - 2008 38,729.8 2786.2 7.75 2009 38,895.5 165.7 0.43 Riêng về sản lượng, sản lượng thu được cao nhất ở năm 2008. Mức tăng của năm 2008 là tương đối cao so với năm 2007: tăng ở số tương đối là 7.75%, số tuyệt đối là 2786.2 (1000 tấn). Bước sang năm 2009 sản lượng vẫn tăng nhưng mức tăng về tương đối và tuyệt đối lại bị giảm sút so với năm 2008. Mức tăng tương đối và tuyệt đối của năm 2009 so với năm 2008 lần lượt là 0.43% và 165.7 (1000 tấn). * Nguyên nhân chính của việc tăng liên tục như trên là do nhu cầu về gạo luôn tăng lên liên tục. Trong năm 2007 cầu gạo thế giới tăng mạnh đã khuyến khích đẩy mạnh việc tăng cường sản xuất lúa gạo ở Việt Nam. Đồng thời cũng do sự nổ lực của hàng triệu nông dân, người lao động làm chủ ruộng đất từ đó làm chủ tất cả các khâu trong quá trình sản xuất tiêu thụ, được đảm bảo tiết kiệm và có hiệu quả nhất. Đặc biệt trong cơ chế thị trường xuất khẩu gạo ngày càng tăng, sự tiến bộ về khoa học công nghệ trong sinh học, giúp nâng cao năng suất, chất lượng giống lúa đã khuyến khích trực tiếp người nông dân tích cực sản xuất nhằm tăng thu nhập cải thiện đời sống. Bảng: số lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam Năm Số lượng (1000 tấn) Giá trị (1000 USD) Số lượng % thay đổi so với năm trước Giá trị % thay đổi so với năm trước 2007 4577.511 - 1,489,970 - 2008 4741.858 3.59 2,894,441 94.26 2009 5985.3 26.2 2,663,877 -7.97 (Nguồn: Tổng cục thống kê) * Nhận xét số lượng xuất khẩu gạo trong các năm thì năm 2009 đạt số lượng xuất nhất cao nhất nhưng giá trị cao nhất lại thuộc về năm 2008. Điều đó cho thấy để đánh giá hiệu quả xuất khẩu gạo không phải chỉ căn cứ vào số lượng mà phải kết hợp cả hai yếu tố về số lượng và kim ngạch xuất khẩu. Năm 2008, tình hình xuất khẩu gạo với thị trường vững vàng, giá bán luôn được khống chế ở mức cao, nông dân không lo ngại tình trạng rớt giá. Tuy nhiên, khi bước sang năm 2009 thị trường gạo thế giới đã bắt đầu hạ nhiệt, việc giá gạo quá cao cũng khiến nhiều người giảm tiêu thụ gạo, chuyển sang tăng cường những loại lương thực khác. Vì vậy, tuy số lượng xuất khẩu có tăng nhưng xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2009 đã không còn chiếm ưu thế cao về thị trường và giá. Điều đó đã dẫn đến kim ngạch xuất khẩu thấp hơn năm 2008. Đối với tình hình xuất khẩu gạo của thế giới thì trong thời gian Việt Nam luôn nằm trong top 10 nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới và đứng ở hàng thứ hai thế giới về sản lượng. Đó chính là thành quả to lớn mà ngành xuất khẩu gạo đã mang lại cho ta. Bảng: top 10 nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới Đơn vị tính (1000 tấn) STT Tên nước 2007 2008 2009 Thái Lan 8,000 8,570 10,000 Việt Nam 4,578 4,742 5,985 Hoa Kỳ 2,950 3,100 3,150 Pakistan 3,215 3,000 3,800 Ấn Độ 1,897 2,000 2,000 Myanma 952 1,052 800 Uruguay 974 926 750 Campuchia 750 800 800 Trung Quốc 645 760 1,500 Braxin 425 650 300 (Nguồn thống kê của Bộ nông nghiệp Mỹ USDA năm 2009) Thái Lan luôn được xem là cường quốc xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Gạo Thái Lan nổi tiếng về chất lượng và số lượng. Thái Lan với chủng loại gạo đa dạng, xuất khẩu nhiều loại gạo có độ dẻo, độ dai và hương vị khác nhau nên luôn đáp ứng nhu cầu tiêu thụ gạo trên thế giới. Việt Nam luôn đi phía sau Thái Lan và tiếp bước cũng như học hỏi Thái Lan những kinh nghiệm quí báo trong lĩnh vực xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, Thái Lan và Việt Nam luôn được xem là đối thủ cạnh tranh với nhau trong thị trường xuất khẩu gạo. Có thể nói Thái Lan là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Việt Nam do Thai Lan có nhiều lợi thế và có sức ảnh hưởng mạnh đến thị trường xuất khẩu gạo trên toàn cầu. Thái Lan là nước quan tâm nhiều nhất đến nghề canh tác lúa nước và lúa cạn lâu dài. Điều kiện đó đảm bảo cho Thái Lan giữ vị trí độc tôn về xuất khẩu gạo. Ngoài ra, Thái Lan còn có hệ thống bạn hàng truyền thống, ổn định và mở rộng, giá xuất khẩu gạo của Thái Lan được dùng làm giá quốc tế. Với thương hiệu nổi tiếng và có uy tín trong thị trường xuất khẩu gạo nên Thái Lan luôn đi trước và chiếm thị phần xuất khẩu cao hơn so với Việt Nam. Tuy nhiên trong thời gian gần đây xuất hiện do có nhiều chính sách đổi mới phù hợp và có những tiến triển tốt trong mối quan hệ ngoại giao nên mối quan hệ cạnh tranh giữa Việt Nam cũng bớt gay gắt. Không những phải đối đầu với đối thủ cạnh tranh trực tiếp là Thái Lan mà hiện nay còn xuất hiện những đối thủ cạnh tranh khác với tiềm lực mạnh mẽ như Myanma, Pakistan, Ấn Độ và Trung Quốc. Mặt khác, do vị thế kinh tế còn yếu kém, chất lượng gạo chưa cao nên giá gạo xuất khẩu của Việt Nam thường thấp hơn các nước và thường xảy ra tình trạng bị ép giá. 2.1.2.Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo ở Việt Nam: Từ trước đến nay Châu Á luôn được xem là thị trường trung thành và tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam. Trong năm 2007 gạo Việt Nam được xuất đến 63 quốc gia, vùng, lãnh thổ nhưng đến năm 2008 con số này đã tăng lên gấp đôi. Xuất khẩu gạo có xu hướng giảm mạnh ở thị trường Châu Á và tăng mạnh ở thị trường Châu Phi. Năm 2008, xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Châu Á giảm mạnh so với năm 2007 (giảm từ 78.1% năm 2007 xuống còn 58.8% năm 2008). Trong số các thị trường có tỷ trọng xuất khẩu gạo tăng thì thị trường Châu Phi là tăng mạnh nhất, tăng hơn gấp đôi so với năm 2007 (từ 8.4% năm 2007 lên 22% năm 2008). (Nguồn: AGROINFO, tính theo Tổng cục hải quan) Trong năm 2009 tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Châu Á tiếp tục tăng trở lại. Trong năm tháng đầu năm Việt Nam đã xuất khẩu gạo sang 20 thị trường chính, trong đó Philippine là nước nhập khẩu gạo Việt Nam nhiều nhất Cũng trong thời gian này lượng gạo xuất khẩu đạt hơn 6 triệu tấn các loại, chiếm 15% thị trường xuất khẩu gạo toàn cầu, nhưng hạt gạo Việt Nam giá trị xuất còn thấp. 2.1.3.Một số nước nhập khẩu gạo lớn ở Việt Nam: Biểu đồ cột top 10 thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất từ Việt Nam năm 2008 (Nguồn AGROINFO, tính theo Tổng cục hải quan) Philippines, Cu Ba, Malayxia, Indonexia là những thị trường nhập khẩu gạo hàng đầu từ Việt Nam. Thực tế, trong những năm trước đây cũng như năm 2007, Indonexia luôn là thị trường nhập khẩu gạo lớn của Việt Nam (chiếm 24% tổng lượng xuất khẩu). Nhưng sang năm 2008 nước này đã giảm mạnh lượng nhập khẩu gạo (chỉ chiếm hơn 1% tổng lượng gạo xuất khẩu). Thậm chí, sang năm 2009 sau khi thu hoạch vụ lúa chính nước này sẽ xem xét đến khả năng xuất khẩu gạo. Philippines luôn là thị trường đứng vị trí số 1, chiếm gần 40% tổng lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam, tăng 9.3% thị phần so với năm 2007. Trong 10 thị trường nhập khẩu lớn nhất này có 3 thị trường gồm Philippines, Malayxia,Cuba là thị trường truyền thống, 7 thị trường còn lại là thị trường thương mại. 2.2.Phân tích và đánh giá những thuận lợi và khó khăn đối với việc xuất khẩu gạo của Việt Nam ra thị trường thế giới: 2.2.1.Phân tích những thuận lợi: 2.2.1.1.Về điều kiện tự nhiên: Điều kiện đất đai và khí hậu Việt Nam rất thuận lợi cho ngành trồng lúa nước.Với lượng nước tưới tiêu dồi dào đã tạo nên lợi thế nối bật của nghề trồng lúa ở Việt Nam. 2.2.1.2.Về nhân lực: Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào là một cơ hội to lớn cho ngành xuất khẩu gạo. Theo số liệu thống kê cơ cấu lao động trong nông nghiệp và lâm nghiệp lần lượt là 50.20% ở năm 2007 và 48.87% ở năm 2008. 2.2.1.3.Nhu cầu nhập khẩu gạo Việt Nam ở các thị trường truyền thống ngày càng tăng lên: Bắt đầu từ cuối tháng 9/2009 Philippines trải qua liền hai cơn bão lớn và điều đó đã làm tăng lượng nhập khẩu gạo ở nước này. Liền sau đó, Ấn Độ phải nhập khẩu gạo do hạn hán trầm trọng nhất trong 21 năm qua. 2.2.1.4. Xuất hiện thêm nhiều thị trường nhập khẩu gạo Việt Nam với triển vọng đẩy mạnh tầm vóc khả năng xuất khẩu gạo Việt Nam: Ấn Độ tiếp tục hạn chế xuất khẩu gạo đã đem lại lợi nhuận lớn cho Việt Nam. Vì thế việc xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường truyền thống Ấn Độ tăng mạnh. Bên cạnh đó thị trường mới Nigeria cũng hứa hẹn nhập khẩu một lượng gạo lớn tại Việt Nam. Hàng năm, Nigeria nhập khẩu gạo chủ yếu từ Thái Lan. Gần đây, nhiều doanh nghiệp Nigeria đã sang Việt Nam tìm hiểu và thấy gạo Việt Nam rẻ hơn gạo Thái Lan nên họ có ý định muốn nhập gạo của ta. 2.2.1.5.Giá lúa gạo có xu hướng tăng lên: Thị trường gạo trong nước có dấu hiệu sôi động trở lại khi nhiều nước trên thế giới như Philippines, Malaysia có nhu cầu nhập khẩu thêm gạo. Điều đó đã đẩy giá gạo xuất khẩu tăng lên. Tháng 7/2009 giá loại gạo 5% tấm của Việt Nam đã tăng trở lại ở mức 410 USD/tấn. 2.2.1.6.Đối thủ cạnh tranh mạnh nhất là Thái Lan có nguy cơ ngày càng yếu thế trước Việt Nam: Thái Lan đang có nguy cơ đánh mất ngôi vua xuất khẩu gạo vào tay Việt Nam trong cuộc đua chiếm lĩnh thị trường. Tại thị trường Đông Nam Á, sản lượng xuất khẩu của Việt Nam tăng nhanh chóng trong những năm qua. Riêng năm 2009, lượng gạo của Việt Nam xuất sang Malaysia đã tăng gấp 1.5 lần so với năm 2008 và hoàn toàn làm chủ thị trường này. Trong khi đó, tại Philippines các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan hoàn toàn bị lép vế so với Việt Nam khi lượng gạo mà Bangkok xuất sang thị trường này chỉ bằng 1/10 so với nước ta. 2.2.2.Phân tích những khó khăn: 2.2.2.1.Về thị trường: Hiện nay chúng ta vẫn chưa thiết lập được hệ thống thị trường ổn định với khách hàng thực sự tin cậy. Nguyên nhân là do việc nghiên cứu thị trường xuất khẩu chưa được chú trọng, các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu phải nắm bắt kịp thời mọi thông tin cập nhật, chính xác nhằm đảm bảo hiệu quả hơn nữa cho hoạt động xuất khẩu. 2.2.2.2.Giá cả xuất khẩu: Giá cả xuất khẩu gạo ảnh hưởng đến giá thu mua trong nước và giá gạo xuất khẩu cũng quyết định thu nhập nông dân. Đã từ lâu, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam thấp vì nhiều lý do: không có đủ kho chứa nên thường xảy ra việc ký hợp đồng bán gạo khi trong kho chưa có gạo, nông dân thu hoạch lúa tới đâu thì giao gạo tới đấy, do thiếu kho chứa nên việc điều tiết xuất khẩu gạo luôn gặp khó khăn. Vì vậy luôn bị khách hàng ép giá, lúa gạo nhập lậu giá rẻ vào Việt Nam cũng là nguyên nhân làm cho giá gạo xuất khẩu giảm. 2.2.2.3.Chất lượng và chủng loại gạo Việt Nam: Hiện nay chất lượng gạo Việt Nam còn thấp. Nhược điểm lớn của gạo xuất khẩu Việt Nam là thường xuyên bị lẫn lộn nhiều giống, tạp hạt có màu. Loại có phẩm chất cao chiếm tỉ trọng thấp trong lượng gạo xuất khẩu. Vấn đề nữa là cơ cấu giống chất lượng thấp IR 50404 vẫn còn quá cao chiếm hơn 18%. 2.2.2.4.Gạo Việt Nam chưa tạo được thương hiệu: Muốn xuất khẩu gạo được đẩy mạnh thì gạo Việt Nam phải tạo được thương hiệu. Tuy nhiên, việc xây dưng thương hiệu gạo đòi hỏi phải kiên trì, có thời gian và nổ lực chung. Để đưa gạo có thương hiệu Việt Nam ra thị trường nước ngoài phải mất nhiều chi phí, công sức. Ngoài ra, do chưa tạo được lòng tin đối với khách hàng và chất lượng xuất khẩu gạo chưa cao cũng là một trở ngại lớn đối với việc tạo dựng thương hiệu. 2.2.2.5.Sự thay đổi thất thường của điều kiện tự nhiên, sự xuất hiện của sâu bệnh và dịch bệnh: Ảnh hưởng của mưa bão, lũ lụt là những tác nhân gây ra hậu quả tiêu cực lên sản lượng gạo thu được. Sâu bệnh, rầy nâu vẫn không ngừng xuất hiện phá hoại làm giảm nâng suất và phẩm chất cây lúa. 2.2.2.6.Giá nguyên liệu, vật tư đầu vào tăng cao kéo theo chi phí sản xuất tăng trong khi diện tích đất canh tác không tăng và giá thành sản xuất ngày càng tăng. 2.2.2.7.Áp lực từ những đối thủ cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu gạo: Thái Lan là đối thủ cạnh tranh mạnh nhất của Việt Nam. Thái Lan có nhiều lợi thế và nắm giữ thương hiệu gạo lâu đời đã tạo nên một rào cản lớn khiến Việt Nam khó có thể vượt qua. Ngoài ra trong năm 2009, Myanmar xuất khẩu gần 900,000 tấn gạo đã trở thành đối thủ cạnh tranh mới của Việt Nam. Điều đáng lo ngại là giá gạo Myanmar chỉ khoảng 320-330 USD/tấn thấp hơn 100USD/ tấn so với gạo Việt Nam. 2.2.2.8.Về vấn đề tổ chức công tác điều hành: Việc điều hành xuất khẩu gạo hiện nay đang bộc lộ những nhược điểm. Cơ cấu quản lý không chặt chẽ đã xuất hiện tình trạng một số tỉnh báo cáo sản lượng hàng hóa nhiều hơn so với thực tế. Việc phân bố lợi nhuận xuất khẩu gạo giữa người nông dân trồng lúa với các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gạo chưa hợp lý, trong đó phần thiệt thòi vẫn thuộc về Nhà nước và người nông dân. Các Bộ, ngành chức năng, Hiệp hội lương thực Việt Nam và các địa phương chưa chủ động đưa ra những quyết định quản lý kịp thời vào những thời điểm thị trường biến động phức tạp. 2.2.3.Đánh giá tổng quát về cơ hội và thách thức của xuất khẩu gạo ở Việt Nam: 2.2.3.1.Cơ hội: Theo dự báo về nhu cầu nhập khẩu gạo trên thị trường thế giới, khả năng tăng trưởng gạo trong tương lai còn rất lớn tại các khu vực thị trường thế giới. Xu hướng tự do hóa thương mại và yêu cầu mở cửa thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp sẽ tác động mạnh đến chính sách tự cung về lương thực và làm tăng nhập khẩu lương thực của các nước đang nhập khẩu lương thực đặc biệt là các nước Châu Á (thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam). Đặc biệt, Thái Lan đang muốn lập liên minh xuất khẩu gạo với Việt Nam đã làm giảm bớt xu thế cạnh tranh. Sự kết hợp giữa hai nước sẽ giúp bình ổn thị trường gạo thế giới về giá cả. Tình hình phát triển kinh tế tại một số nước thuộc Châu Phi tương đối thuận lợi. Tốc độ tăng trưởng GDP 2009 của một số nước Châu Phi tăng hơn nhiều so với năm 2008 và Châu Phi là thị trường không đòi hỏi khắt khe về chất lượng sản phẩm. Vì vậy, Châu Phi là thị trường quốc gia tiềm năng lớn trong hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam. 2.2.3.2.Thách thức: Cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu gạo sẽ mạnh hơn do sự tham gia của các nước xuất khẩu tiềm năng như: Myanmar, Trung Quốc, Pakistan. Năng lực hoạt động Marketing xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam thấp và khó đươc cải thiện trong thời gian ngắn. Mặc dù Việt Nam được xem là một thế lực trên thị trường lúa gạo thế giới, nhưng thường là gắn liền với loại gạo chất lượng trung bình, thấp và độ ổn định về chất lượng kém. Đó là nguyên nhân làm cho giá xuất khẩu gạo luôn ở mức thấp. Việc hạ thấp chi phí xuất khẩu liên quan đến việc sử dụng cơ sở hạ tầng không thể giải quyết trong ngắn hạn. Những khó khăn trong việc phổ biến giống lúa chất lượng cao do hạn chế về nghiên cứu chuyển giao, các quyết định liên quan đến quyền sử dụng đất đai, qui mô sản xuất của các hộ nông dân qui mô nhỏ lẻ, năng lực cạnh tranh thấp. 2.3.Dự báo tình hình xuất khẩu gạo ở Việt Nam và những yếu tố tác động đến khả năng cạnh tranh của xuất khẩu gạo trong thời gian tới: Dự báo xuất khẩu gạo năm 2010 sẽ không còn thuận lợi như năm trước. Nguy cơ bùng phát bệnh đạo ôn, rầy nâu, bệnh vàng lùn-lùn xoắn lá gây hại cho cây lúa. Do năm 2009 sản xuất và tiêu thụ lúa gạo thắng lợi nên tiếp tục đặt mục tiêu đạt sản lượng hơn 23 triệu tấn, tăng 45.000 tấn so với năm ngoái. Xuất khẩu gạo Việt Nam trong năm 2010 sẽ gặp nhiều khó khăn do xuất hiện đối thủ cạnh tranh mới là Myanmar. Đây sẽ là đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam chứ không phải Thái Lan vì chủng loại gạo xuất khẩu của Thái Lan chủ yếu là gạo thơm và gạo đồ khác Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam có rất nhiều cơ hội tăng sản lượng và chất lượng gạo xuất khẩu nếu như Việt Nam tận dụng được nhu cầu thị trường tăng lên, đồng thời tăng cường có hiệu quả áp dụng các kỹ thuật mới trong sản xuất đi đôi với cải thiện cơ chế chính sách và phương thức xúc tiến thương mại. Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU GẠO Ở VIỆT NAM 3.1.Hoàn thiện tổ chức khâu trồng lúa và nâng cao chất lượng gạo cho xuất khẩu: 3.1.1.Hình thành chính sách tổ chức sản xuất lúa thời đại hội nhập từ khâu giống lúa thích hợp đến khâu lưu thông phân phối: Luôn đẩy mạnh nghiên cứu và tìm ra nhiều giống lúa mới có chất lượng cao đáp ứng các nhu cầu thị trường. Hình thành hệ thống nhân giống lúa thích hợp, đảm bảo tốt giống thuần, khắc phục tình trạng giống lai tạp, xuống cấp. Rút ngắn hơn nữa thời gian nghiên cứu, thực nghiệm đến áp dụng đại trà, đẩy mạnh hoạt động khuyến khích nông dân để nhanh chóng chuyển giao công nghệ cho nông dân. Quá trình phân phối phải có tổ chức và diễn ra một cách nhanh chóng chặt chẽ. 3.1.2.Thực hiện tốt quy hoạch phân vùng thâm canh trồng lúa cho xuất khẩu: Đối với Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm nên quy hoạch phát triển sản xuất các loại gạo có chất lượng tốt, khối lượng xuất khẩu lớn. Để nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu, cần chú ý quy hoạch tổng thể hệ thống cơ sở hạ tầng từ sản xuất đến chế biến lúa gạo. Đối với Đồng bằng sông Hồng – vùng trọng điểm thứ hai của nước ta, là vùng có những ưu thế về đất đai, nguồn nước, thời tiết thuận lợi cho phát triển các giống lúa đặc sản chất lượng cao. Mỗi tỉnh, mỗi huyện trong vùng cần quy hoạch từng tiểu vùng, từng huyện, từng xã phục hồi lại các giống lúa truyền thống có chất lượng cao phục vụ xuất khẩu. Ngoài ra, cần tiến hành thí điểm khu vực hóa các giống lúa nhập nội có chất lượng cao, năng suất khá của một số nước trong khu vực. Điều đó làm phong phú thêm chủng loại gạo cao cấp cho xuất khẩu, khai thác tốt hơn lợi thế của vùng này trong sản xuất và xuất khẩu gạo. Đối với vùng không có nhiều tiềm năng về xuất khẩu gạo thì cần cố gắng phấn đấu sản xuất lúa để có thể tự túc được nhu cầu lương thực. 3.1.3.Nhà nước cần có những chính sách ưu đãi về tín dụng, bảo trợ sản xuất: Khá đông những người trồng lúa xuất khẩu ở nước ta thuộc tầng lớp nghèo của xã hội. Trong điều kiện hiện nay, để có sản phẩm lúa gạo xuất khẩu trong quá trình trồng trọt chế biến nhiều khi phải tuân thủ quy trình kỹ thuật ngặt nghèo và tốn kém, đặc biệt là các loại lúa đặc sản chất lượng cao. Trong tình hình đó cần có sự hỗ trợ về vốn cho nông dân. Hiện nay với sự ổn định kinh tế các Ngân hàng cần tăng cường vốn cho nông dân vay có thể dưới hình thức ngắn hạn hay dài hạn. Đồng thời, Nhà nước cần chú ý nhiều hơn tới việc cho người nông dân vay phát triển sản xuất. Có như vậy các hộ gia đình mới có điều kiện để mở rộng quy mô sản xuất theo cả bề rộng lẫn chiều sâu. 3.1.4.Áp dụng và nâng cao các biện pháp khoa học-kỹ thuật trong sản xuất gạo xuất khẩu: Để theo kịp và nâng cao năng lực cạnh tranh với các nước xuất khẩu gạo về chất lượng thì phải tích cực ứng dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất gạo xuất khẩu. Luôn trang bị đầy đủ máy móc hiện đại với trình độ công nghệ cao vào quá trình chế biến là vấn đề cần thiết. 3.2.Xây dựng bản sắc chiến lược sáng tạo thương hiệu gạo Việt về mọi mặt: 3.2.1.Nghiên cứu và không ngừng tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu: Chất lượng là yếu tố quan trọng nhất tạo nên khả năng cạnh tranh của hàng hóa nói chung và gạo nói riêng. Đối với mặt hàng gạo, một loại lương thực thường dùng hàng ngày nhất có liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người thì việc nâng cao chất lượng gạo ngày càng quan trọng và cần được quan tâm hơn. 3.2.2.Tổ chức lại các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, loại bỏ bớt thành phần tham gia xuất khẩu tự phát và chạy theo lợi nhuận thương mại, đặt chỉ tiêu chất lượng lên hàng đầu. 3.2.3.Nâng cao và cải thiện chất lượng bao bì, mạnh dạn xây dựng thương hiệu bắt đầu từ vùng chuyên canh xuất khẩu lớn: Bao bì đóng gói không chỉ đơn thuần là mang ý nghĩa là để bảo vệ hàng hóa mà còn là nhãn hiệu để quảng cáo hàng hóa, hướng dẫn tiêu dùng. Nhiều khi chính bao bì đóng gói mang lại hiệu quả hơn cả chính sản phẩm bên trong. Việc gạo xuất khẩu Việt Nam bị bán giá thấp hơn và kém cạnh tranh hơn gạo Thái Lan cùng cấp một phần cũng do bao bì đóng gói và công tác ghi nhãn mác kém. Ngoài ra, bao bì còn giúp giữ toàn vẹn sản phẩm trong quá trình vận chuyển. Vì vậy, bao bì đóng gói phải làm bằng những chất liệu bền tốt, phù hợp với từng chủng loại sản phẩm. Thứ đến là làm tốt công tác ghi nhãn mác trên bao bì vừa để tránh hàng giả vừa để quảng cáo sản phẩm của mình và đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của người tiêu dùng. 3.3.Hoàn thiện khâu tổ chức nguồn hàng cho xuất khẩu: 3.3.1.Tăng cường công nghệ bảo quản thóc gạo: Áp dụng công nghệ và thiết bị bảo quản trong các kho dự trữ quốc gia và dự trữ kinh doanh. Nâng cấp hệ thống kho chứa, bến bãi tại các đầu mối thu mua ở Đồng bằng sông Cửu Long. 3.3.2.Nâng cao công nghệ xay xác: Tuy có nhiều cố gắng, nhưng nhìn chung, cơ sở xay xác chế biến gạo của nước ta hiện vừa thiếu vừa yếu, thua kém khá nhiều so với Thái Lan và càng thua kém so với trình độ chế biến của Mỹ. Ta cần nhập khẩu mới từ Nhật Bản hay Italia ít nhất một cơ sở xay xác công suất trên 600 tấn/ngày bảo đảm đồng bộ các công đoạn hiện tại của thế giới để có thể cạnh tranh kịp thời với Thái Lan trong việc xuất khẩu gạo cao cấp 5% tấm. 3.3.3.Tổ chức sử dụng và lắp đặt hệ thống phơi sấ phù hợp: Sử dụng và lắp đặt hệ thống phơi sấy phù hợp, từ đó cần hoàn thiện kỹ thuật và nhân ra diện rộng một số mô hình thiết bị sấy có quy mô phù hợp, sử dụng các loại nguyên liệu rẻ tiền có sẵn tại địa phương ( như rơm, trấu, củi, than…) do các cơ sở trong nước nghiên cứu và chế tạo. 3.4.Đẩy mạnh các hoạt động Marketing trong xuất khẩu gạo: 3.4.1.Các biện pháp thích ứng với thị trường: Thị trường xuất khẩu gạo nhìn chung không ổn định về khách hàng và lượng hàng. Vì vậy để đảm bảo hơn hiệu quả kinh tế xã hội của sản xuất và xuất khẩu gạo, cần nâng cao khả năng thích ứng với những biến động của thị trường thế giới. Để làm được như vậy cần phải: Kết hợp chuyên môn hóa và đa dạng hóa các doanh nghiệp xuất khẩu gạo về loại hình doanh nghiệp, về quy mô doanh nghiệp. Cần có cơ chế mềm trong quản lý và giao hạn ngạch xuất khẩu cho các doanh nghiệp. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường để nắm bắt kịp thời nhu cầu gạo. Kinh phí để nghiên cứu thị trường nên có cơ chế để huy động thích hợp từ các doanh nghiệp, giảm gánh nặng đối với ngân sách Nhà nước. Quan hệ chính trị đối ngoại cần đi trước một bước để tạo điều kiện cho việc thâm nhập và mở rộng thị trường. 3.4.2.Các biện pháp đảm bảo giá phù hợp thị trường, không để bị ép giá và cạnh tranh phá giá: Giá gạo Thái Lan trên thị trường là giá chuẩn, giá gạo xuất khẩu trên thị trường thế giới thường xoay quanh giá gạo Thái Lan. Thời gian qua giá gạo Việt Nam thường thấp hơn giá gạo Thái Lan khoảng vài chục đôla. Vì vậy, Việt Nam cần phải có những thay đổi tích cực trong mối quan hệ với Thái Lan. Việt Nam nên phối hợp tốt với Thái Lan trong vấn đề chia sẻ thông tin về thị trường gạo, từ đó giúp bình ổn giá xuất khẩu gạo. Việt Nam cần có cơ chế quản lý giá xuất khẩu gạo thích hợp, thực hiện phân đoạn thị trường theo khu vực cho một số đầu mối xuất khẩu gạo lớn. 3.4.3.Nâng cao khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu và luôn tìm giải pháp mở rộng thị trường: Để tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu gạo cần tiến hành đồng bộ nhiêu giải pháp: Không ngừng nâng cao chất lượng, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa đặc sản. Cần chủ động chân hàng để chủ động đàm phán và thực hiện nhanh chóng các hợp đồng đã ký kết, nhất là trong khâu giao hàng. Cần xây dựng thương hiệu có uy tín trên trường quốc tế. Tăng cường liên minh với các nước xuất khẩu đặc biệt là Thái Lan/ Trong thời gian tới cần tăng nhanh tỷ trọng gạo đặc sản trong xuất khẩu. Nên coi đó là một trong những phương sách để mở rộng thì trường gạo cao cấp như Châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản. Hợp tác với các nước Tây Âu và các tổ chức quốc tế để tranh thủ bán gạo theo các chương trình viện trợ cho Châu Phi. Giải pháp này cần được cou như một trong những phương sách để mở rộng thị trường xuất khẩu. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.Kết luận: Trong những năm vừa qua, khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam liên tục tăng lên. Hiện nay, gạo Việt Nam đã có mặt trên 80 quốc gia trên thế giới, xuất khẩu gạo thu về một lượng ngoại tệ lớn cho đất nước, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước. Khả năng nâng cao sản lượng xuất khẩu, cạnh tranh về chất lượng và giá cả của gạo Việt Nam ngày càng có triển vọng theo chiều hướng có lợi. Thành tựu đạt được của sản xuất và xuất khẩu gạo là rất lớn nhưng bên cạnh đó còn nhiều khó khăn cần giải quyết như: công nghệ sau thu hoạch còn lạc hậu, thị trường chưa thực sự ổn định, giá gạo xuất khẩu còn thấp so với giá quốc tế, chất lượng gạo chưa cao, các chính sách quản lý còn nhiều bất cập. 2.Kiến nghị: Tập trung cao độ nguồn lực Nhà nước và người dân để đẩy mạnh phát triển lúa gạo chất lượng cao ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng băng sông Hồng nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và xuất khẩu gạo. Doanh nghiệp nên tổ chức phân phối và xuất khẩu theo chính sách chủ trương của Nhà nước. Hình thành tập đoàn xuất khẩu gạo, mở rộng thị trường xuất khẩu theo hướng lâu dài, bền vững bằng tăng sức cạnh tranh cả về chất lượng và giá cả. Tăng cường hợp tác với các nước nông sản lớn. Ngân hàng nên có những biện pháp hỗ trợ vốn cho nông dân bằng cách cho vay hỗ trợ vốn với lãi suất phù hợp. Nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn, nghiên cứu cải tiến thêm nhiều giống lúa mới, giống lúa đặc sản với chất lượng cao, chi phí thấp để giá thành sản phẩm đủ sức cạnh tranh với các nước xuất khẩu gạo khác trên thế giới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Văn Chung: “Hiện trạng và xu thế phát triển sản xuất lúa gạo ở Việt Nam”, Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn số 5/2009 trang 281, 282. 2. PGS.TS Nguyễn Sinh Cúc: “Giá nông sản Việt Nam, nguyên nhân và giải pháp”, Tạp chí nông thôn mới tháng 7/2009 trang 13,14. 3. Thúy Nga: “Mậu dịch gạo thế giới thời gian gần đây và triển vọng”, Tạp chí Thương mại số 4/2009, trang 9. 4. Duy Hiếu, Thanh Hải: “Sản xuất và xuất khẩu gạo trong thời gian qua”, Tạp chí Thương mại số 4/2009, trang 7. Các website: Xuất khẩu gạo 2007: Mừng và lo. Nâng cao chất lượng để tăng giá trị cho hạt gạo Việt Nam. Cần nâng cao tính cạnh tranh của hạt gạo Việt Nam trên thị trường thế giới. Xuất khẩu gạo: mừng mà lo. Nhu cầu nhập khẩu gạo thế giới đang tăng cao. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng và biện pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo ở việt nam.doc
Luận văn liên quan