Hiện nay chính sách cước, phí đối với tàu thuyền ra vào và làm hàng tại
cảng chưa thống nhất và khá cao so với các nước trong khu vực. Bên cạnh đó thủ
tục hành chính đối với tàu thuyền ra vào cảng rườm rà, phức tạp, có tới 6 "cửa" do
các cơ quan thuộc các bộ, ngành khác nhau quản lý và làm thủ tục tại các cảng biển
với khá nhiều văn bản, quy định được ban hành dẫn đến tình trạng chồng chéo,
trùng lặp trong thủ tục hành chính. Do đó cần phải thực hiện hiện đại hoá cảng biển
trên cơ sở chính sách ưu đãi và điều chỉnh cân đối giá cước, phí cảng biển sao cho
thống nhất, hợp lý hơn. Đơn giản hoá thủ tục đối với tàu thuyền ra vào cảng biển,
tiến tới hình thành và cung cấp "dịch vụ một cửa" cho các chủ tàu, doanh nghiệp
phù hợp với thông lệ quốc tế và áp dụng tối đa các tiến bộ của công nghệ thông tin
trong quản lý, điều hành.
104 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4731 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
10 tối
thiểu 5% trên cơ sở thị trường vận tải biển sẽ được cải thiện hơn so với năm 2009.
Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần vận tải
biển Việt Nam
Phạm Thị Thùy Linh – Nhật 2 – QTKD B – K45 77
Thực tế kết quả sản xuất kinh doanh quý 1/2010 đã có lãi. Do vậy, nếu các
quý tiếp theo thị trường vận tải biển tăng trưởng cao hơn, Hội đồng quản trị sẽ điều
chỉnh kế hoạch năm 2010, bao gồm cả kế hoạch cổ tức và báo cáo lại Đại hội đồng
cổ đông sau.
2.2. Về kế hoạch đầu tư phát triển đội tàu năm 2010.
2.2.1. Các dự án chuyển tiếp từ năm 2009 sang năm 2010 đã được Đại hội đồng cổ
đông thường niên năm 2009 phê duyệt.
- Về bán tàu: tiếp tục tổ chức bán tàu Cabot Orient trọng tải 4.450 tấn đóng
năm 1984 tại Nhật Bản.
- Về mua và đóng mới tàu: Công ty tiếp tục thực hiện dự án đóng mới tàu cỡ
22.500 tấn chiếc thứ hai, dự kiến nhận trong quý II/2010. Đồng thời, Công ty đang
chuẩn bị nhận 01 tàu hàng rời, tàu Medi Dubai (Vosco Sky), trọng tải 52.523 tấn
trong tháng 4/2010. Như vậy, dự kiến đến cuối quý II/2010 đội tàu Công ty sẽ gồm
30 chiếc với tổng trọng tải hơn 621.000 tấn.
2.2.2. Kế hoạch mua, bán tàu năm 2010.
- Kế hoạch bán tàu:
+ Bán 02 tàu dầu sản phẩm vỏ đơn đóng năm 1988 tại Nhật Bản: tàu Đại
Hùng trọng tải 29.997 tấn và Đại Long 29.996 tấn. Trong 03 năm gần đây, hai tàu
này kinh doanh có lãi do chi phí khấu hao thấp. Tuy nhiên, từ năm 2010 theo quy
định của Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO), các tàu vỏ đơn sẽ bị giới hạn khu vực
hoạt động để từng bước tiến tới loại bỏ hoàn toàn loại tàu này. Vì vậy, thị trường
cho 02 tàu Đại Hùng và Đại Long thời gian tới sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Mặt khác,
các hãng kinh doanh dầu lớn như Shell, BP, Chevron… và ngay cả một số Trader
đã đưa ra chính sách không sử dụng tàu vỏ đơn từ năm 2007 – 2008, nghĩa là sớm
hơn từ 02 – 03 năm so với kế hoạch loại bỏ tàu vỏ đơn của IMO. Ngoài ra, nhiều
nước đặc biệt là các nước phát triển đã áp dụng việc loại bỏ tàu vỏ đơn trước thời
hạn của IMO hoặc xem xét tới những điều kiện rất nghiêm ngặt mỗi khi phải sử
dụng tàu vỏ đơn.
Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần vận tải
biển Việt Nam
Phạm Thị Thùy Linh – Nhật 2 – QTKD B – K45 78
Bên cạnh đó, việc đưa tàu về khai thác thị trường nội địa từ năm 2010 sẽ
không khả thi do những lô hàng dầu sản phẩm nhập khẩu về Việt Nam thường được
ưu tiên cho đội tàu của Petrolimex. Việc vận chuyển dầu sản phẩm từ nhà máy lọc
dầu Dung Quất (sản lượng 5 triệu tấn/năm) hầu hết được dành cho Petrolimex,
PVTrans & PVOil Shipping. Chỉ có khoảng 10% (tương đương 500.000 tấn/năm
dành cho tất cả các tàu của các công ty còn lại trên thị trường nội địa) nên cơ hội
tìm hàng cho 02 tàu này rất khó khăn.
Vì vậy, Công ty dự kiến bán 02 tàu dầu sản phẩm vỏ đơn này do thị trường
hàng hóa bị thu hẹp như đã trình bày ở trên.
+ Bán tàu hàng khô cũ: Ngoài ra, căn cứ nhu cầu thực tế nếu phát triển thêm
tàu loại trọng tải lớn hơn, Công ty sẽ cân nhắc bán 01 – 02 tàu hàng khô trọng tải
loại nhỏ cỡ 6.500 tấn, tuổi tàu cao (tàu Vĩnh Long, tàu Sông Tiền) để có nguồn vốn
đối ứng mua tàu theo định hướng tăng tấn trọng tải, trẻ hóa đội tàu và nâng cao hiệu
quả hoạt động đội tàu.
Nếu thực hiện, HĐQT Công ty sẽ báo cáo lại Đại hội đồng cổ đông thường
niên năm 2011.
- Kế hoạch mua tàu:
+ Mua 01 tàu dầu sản phẩm trọng tải từ 45.000 – 55.000 tấn (cỡ MR) để duy
trì tổng trọng tải đội tàu dầu sản phẩm do bán 02 tàu dầu sản phẩm Đại Hùng và Đại
Long.
+ Căn cứ diễn biến thị trường hàng hóa, giá cước vận chuyển và giá tàu; Căn
cứ tình hình tài chính, Công ty có thể tận dụng cơ hội mua thêm 01 – 02 tàu khác
loại trọng tải phù hợp như tàu hàng rời, tàu container nếu giá tàu vẫn ở mức hợp lý
và Công ty có thể thu xếp được vốn.
Nếu thực hiện, Hội đồng quản trị Công ty sẽ báo cáo lại Đại hội đồng cổ
đông thường niên năm 2011.
Đồng thời, căn cứ tình hình thực tế, Công ty sẽ lựa chọn thời điểm thích hợp
để xem xét thoái tiếp một phần vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng hải
Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần vận tải
biển Việt Nam
Phạm Thị Thùy Linh – Nhật 2 – QTKD B – K45 79
Việt Nam để bổ sung vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và góp phần tạo nguồn
tài chính ổn định cho hoạt động của doanh nghiêp.
2.3. Về đơn giá tiền lương.
Đề nghị giữ nguyên như đơn giá của năm 2009, cụ thể:
- Hoạt động sản xuất chính (vận tải) là: 94 đ/1.000 đồng doanh thu
- Hoạt động dịch vụ là: 307 đ/1.000 đồng doanh thu
2.4. Về kế hoạch đổi mới và phát triển doanh nghiệp.
Căn cứ định hướng phát triển của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam mà
Vosco là công ty con do Nhà nước là cổ đông chi phối nắm giữ 60% vốn điều lệ.
Căn cứ thực tế mô hình tổ chức hiện tại và yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt
động của toàn bộ hệ thống từ hoạt động chính là vận tải biển đến các hoạt động dịch
vụ của Công ty. Nhằm tiến tới xây dựng mô hình tổ chức hoạt động công ty mẹ –
công ty con để phát huy tính chủ động, linh hoạt, nâng cao trách nhiệm và hiệu quả
các đơn vị hạch toán phụ thuộc của Vosco, trong năm 2010 Hội đồng quản trị
Công ty dự kiến chuyển đổi một số đơn vị dịch vụ phụ thuộc thành các công
ty con do Vosco nắm quyền kiểm soát và chi phối như sau:
- Sáp nhập 02 đơn vị: Chi nhánh Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam –
Xí nghiệp đại lý Sơn và Xí nghiệp đại lý Dầu thành công ty cổ phần do Vosco giữ
cổ phần chi phối (tối thiểu 51%). Dự kiến vốn điều lệ từ 10 – 15 tỷ đồng.
- Chuyển đổi Chi nhánh Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam - Đại lý tàu
biển và logistics thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Vosco là
chủ sở hữu, góp 100% vốn điều lệ. Dự kiến vốn điều lệ từ 10 – 15 tỷ đồng.
- Chuyển đổi Chi nhánh Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam – Xí nghiệp
sửa chữa và dịch vụ tàu biển thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do
VOSCO là chủ sở hữu, góp 100% vốn điều lệ. Dự kiến vốn điều lệ từ 15 – 20 tỷ đồng.
2.5. Một số vấn đề khác.
Công ty dự kiến điều chỉnh hoạt động của một số chi nhánh tại các địa
phương cho phù hợp với yêu cầu quản lý sản xuất và phát triển dịch vụ, nâng cao
Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần vận tải
biển Việt Nam
Phạm Thị Thùy Linh – Nhật 2 – QTKD B – K45 80
hiệu quả hoạt động của các chi nhánh này, cụ thể là Chi nhánh Công ty cổ phần Vận
tải biển Việt Nam tại Đà Nẵng và Vũng Tàu.
II. CÁC BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA
VOSCO
1. Các biện pháp chung nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của
ngành vận tài Việt Nam
Một là, quan tâm tới việc xây dựng và phát triển đội ngũ lao động của doanh
nghiệp. Hiệu quả của mỗi quốc gia, ngành và doanh nghiệp phụ thuộc lớn vào trình
độ văn hoá, chuyên môn, tay nghề, kỹ năng, năng lực của đội ngũ lao động. Muốn
vậy phải thường xuyên tạo điều kiện cho người lao động nâng cao trình độ, kích
thích tinh thần sáng tạo và tính tích cực trong công việc bằng các hình thức khuyến
khích vật chất và tinh thần.
Hai là, nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn trong doanh nghiệp. Việc
đảm bảo đầy đủ, kịp thời và sử dụng có hiệu quả vốn sẽ là nhân tố quan trọng tác
động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải có
kế hoạch sử dụng hiệu quả và phải có những biện pháp phòng chống những rủi ro;
phải xác định cơ cấu vốn hợp lý, chặt chẽ thích ứng với quy mô doanh nghiệp, tránh
không lạm dụng vốn vay quá mức, đặc biệt là vốn ngắn hạn...
Ba là, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý doanh nghiệp. Xây
dựng tốt mối quan hệ giữa người quản lý và người lao động, luôn tôn trọng và
khuyến khích tính tự chủ sáng tạo của lực lượng lao động tạo ra sức mạnh tổng hợp
phát huy hiệu quả của các yếu tố sản xuất, đặc biệt là yếu tố con người. Cần tăng
cường chuyên môn hoá, kết hợp đa dạng hoá cùng với những phương án quy mô
hợp lý cho phép khai thác tối đa lợi thế quy mô giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sử
dụng các yếu tố đầu vào. Việc tổ chức, phối hợp với các hoạt động kinh tế thông
qua các hình thức tổ chức liên doanh, liên kết nhằm phát huy sức mạnh chung, tăng
khả năng cạnh tranh và tiêu thụ trên thị trường là một trong các biện pháp tăng hiệu
quả kinh doanh.
Bốn là, xây dựng hệ thống trao đổi và xử lý thông tin trong doanh nghiệp.
Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống trao đổi và xử
Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần vận tải
biển Việt Nam
Phạm Thị Thùy Linh – Nhật 2 – QTKD B – K45 81
lý thông tin. Đây là yếu tố tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh. Điều này đòi
hỏi cần phải hiện đại hoá hệ thống trao đổi và xử lý thông tin phục vụ không ngừng
nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Năm là, vận dụng khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến vận dụng vào sản
xuất, kinh doanh. Các doanh nghiệp để khẳng định vị trí trên thương trường, để đạt
hiệu quả kinh doanh, để giảm thiểu chi phí, sản lượng cao đồng thời để thị trường
chấp nhận sản phẩm, đòi hỏi sản phẩm phải đạt được các tiêu chuẩn, đạt chất lượng
sản phẩm. Muốn vậy, cần tiếp cận với khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến vận
dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, phải không ngừng cải tiến, đầu tư công
nghệ để giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.
Sáu là, quản trị môi trường. Các khía cạnh thuộc về môi trường kinh doanh
ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp như: cơ chế chính sách của
Nhà nước, tình hình kinh tế thế giới, trao đổi quốc tế, hệ thống chính trị; mối quan
hệ song phương giữa các quốc gia; các hiệp định đa phương điều khiển mối quan hệ
giữa các nhóm quốc gia; các tổ chức quốc tế,...Vì vậy, muốn hoạt động kinh doanh
có hiệu quả cần phải quản trị môi trường. Đó là việc thu thập thông tin, dự đoán,
ước lượng những thay đổi, bất trắc của môi trường trong và ngoài nước, đưa ra
những biện pháp đối phó nhằm giảm bớt những tác động, những tổn thất có thể có
do sự thay đổi, bất trắc đó.
Thậm chí, nếu dự đoán trước được sự thay đổi môi trường ta có thể tận dụng
được những thay đổi này, biến nó thành cơ hội cho việc sản xuất, kinh doanh của
doanh nghiệp.
2. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần vận tải
biển Việt Nam
2.1. Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực vận tải
Đối với các doanh nghiệp vận tải biển, đội tàu khai thác đóng vai trò quan
trọng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh. Do đó những hạn chế của đội tàu
Vosco sẽ là một khó khăn rất lớn trong việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh
doanh của công ty, đặc biệt là rất khó khăn trong việc giảm chi phí khai thác. Chính
vì vậy giải pháp về đầu tư phát triển đội tàu phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn nhưng
Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần vận tải
biển Việt Nam
Phạm Thị Thùy Linh – Nhật 2 – QTKD B – K45 82
hiệu quả đối với Vosco là rất cần thiết. Đồng thời nó còn có vai trò quan trọng và ý
nghĩa thiết thực trong việc định hướng chiến lược khai thác khi Vosco mở rộng hoạt
động ra khu vực thị trường thế giới.
Về chất lượng đội tàu: Công ty cần chú ý đến chất lượng hoạt động của đội
tàu, chấp hành nghiêm chế độ bảo dưỡng, sửa chữa, vận hành thường xuyên để đảm
bảo đội tàu luôn ở trong tình trạng tốt, có độ an toàn hàng hải cao. Công ty cũng cần
tích cực chủ động tự đổi mới tàu bằng vốn tự có của mình để giảm chi phí sửa chữa,
bảo dưỡng và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Về cơ cấu đội tàu: Để không trở nên thua kém, lạc hậu so với các đội tàu
trong nước và có thể bắt kịp xu thế phát triển của đội tàu thế giới Vosco cần đầu tư
thêm các loại tàu chuyên có trọng tải lớn, thay thế dần các tàu cũ, có tuổi thọ đã quá
cao. Đặc biệt, đầu tư thêm tàu chở container trong một vài năm tiếp theo để đáp ứng
nhu cầu vận tải container bằng đường biển đang ngày một tăng mạnh như hiện nay
là việc làm cần thiết. Tuy công ty đã bước đầu có được một đội tàu container cho
riêng mình nhưng đội tàu của công ty vẫn còn quá hạn chế với 2 tàu container có
sức chở 560 TEU.
- Thực hiện trẻ hoá cơ cấu đội tàu. Vosco cần thanh lý hoặc bán những tàu
có tuổi tàu cao trên 20 năm, mua tàu mới từ 12 tuổi trở xuống.
2.2. Các giải pháp nhằm phát triển thị trường
2.2.1/ Tăng cường công tác quảng cáo, tiếp thị
Giải pháp tăng cường công tác quảng cáo, tiếp thị có vai trò tích cực trong
việc thúc đẩy khả năng mở rộng thị trường trong điều kiện năng lực vận tải của
Vosco còn nhiều điểm hạn chế như hiện nay. Mục đích của giải pháp này nhằm vào
cả hai thị trường: trong nước và ngoài nước.
Các biện pháp cụ thể để thực hiện giải pháp này như sau:
- Tăng cường quảng cáo trên các tạp chí, báo ngành trung ương và địa
phương.
- Quảng cáo thông qua hoạt động tài trợ cho một chương trình, hoạt động xã
hội nào đó.
Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần vận tải
biển Việt Nam
Phạm Thị Thùy Linh – Nhật 2 – QTKD B – K45 83
- Quảng cáo trên Internet. Đây là một hình thức đang rất phát triển trong
những năm gần đây, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
- Thực hiện chiến lược tiếp thị từ xa. Với hình thức này khách hàng có thể
nhận được lời chào về dịch vụ vận tải biển của Vosco. Các hình thức tiếp thị từ xa
thường là: Qua Fax, điện thoại, gửi thư quảng cáo đến tất cả các công ty, xí nghiệp,
văn phòng đại diện... có nhu cầu vận tải.
- Đối với các đại lý cần có những biện pháp khuyến khích thích đáng đối với
tỉ lệ hoa hồng cho các đại lý nhằm thúc đẩy hoạt động của các đại lý có hiệu quả.
- Khai thác triệt để các lợi thế của các đại diện của Vosco tại nước ngoài về
quan hệ giao dịch, về bám sát thị trường. Đồng thời các đại diện cũng có thể làm đại
lý giao nhận hàng hoá tại thị trường mình phụ trách đối với các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu trong nước không có khả năng thành lập đại diện hoặc chi nhánh ở nước
ngoài.
- Đối với thị trường trong nước, Vosco phải thống kê được các doanh nghiệp,
các cơ sở kinh doanh thường xuyên có nguồn hàng chuyên chở trong nước và xuất
khẩu. Đồng thời phải nắm vững những mặt hàng của từng cơ sở về chủng loại, về
khối lượng cần luân chuyển hàng năm và tới thị trường nào.v..v...từ đó tổ chức đội
ngũ nhân viên bám sát từng đối tượng dựa trên cơ sở xây dựng mối quan hệ thân
thiết lâu dài nhằm có được những thông tin cần thiết để xây dựng kế hoạch, phương
án cho việc chuyên chở hàng hoá đến những thị trường mà họ cần chở đến. Việc
này sẽ chuyển dịch khá nhiều công tác tiếp thị đang còn thụ động và kém năng động
như hiện nay.
Chiến lược quảng cáo, tiếp thị như trên hứa hẹn đem lại hiệu quả cho hoạt
động kinh doanh vận tải của công ty, phần nào giải quyết được khó khăn trong việc
tìm nguồn hàng, đảm bảo được khối lượng hàng hoá vận chuyển, nâng cao năng lực
vận tải của công ty.
2.2.2. Xây dựng một chiến lược giá cả hợp lý
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh thì giá cả là một yếu tố rất quan trọng
trong cạnh tranh. Trong khi đó sự cạnh tranh trên thị trường vận tải biển Việt Nam
và quốc tế ngày càng gay gắt, khốc liệt. Nguồn hàng luôn biến động, giá cước giảm
Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần vận tải
biển Việt Nam
Phạm Thị Thùy Linh – Nhật 2 – QTKD B – K45 84
liên tục, giá nhiên liệu tăng, luôn xảy ra tình trạng dư thừa trọng tải tàu do “cung”
đã vượt “cầu”. Do đó để tồn tại, phát triển và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị
trường, công ty cần phải xây dựng cho mình một chiến lược giá cả hợp lý nhằm thu
hút nguồn hàng vận chuyển, phấn đấu hạ giá thành vận tải, nâng cao chất lượng
phục vụ. Muốn thực hiện được như vậy công ty phải đảm bảo:
- Chi phí vận tải ở mức độ thấp nhất.
- Hoàn thành kế hoạch vận tải đúng thời gian quy định để tránh những chi
phí phát sinh thêm như cảng phí, chi phí ngày tàu, chi phí bảo quản hàng hoá, lưu
kho lưu bãi…
- Tổ chức lao động hợp lý để tiết kiệm chi phí lao động sống trong quá trình
hoạt động kinh doanh vận tải.
- Tổ chức kiểm tra hạch toán để tiết kiệm lao động quá khứ thông qua hệ
thống mức thời gian, vật liệu, nhiên liệu….
Song do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan trong đó đặc biệt phải kể đến
khả năng tài chính (tình trạng phổ biến của các doanh nghiệp Việt Nam), Vosco
không thể hạ giá cước xuống quá thấp trong một thời gian ngắn. Vì vậy rất cần sự
hỗ trợ của nhà nước (như áp dụng chính sách trợ giá). Mặt khác do trên thị trường
vận tải biển Việt Nam tồn tại nhiều công ty vận tải nước ngoài có khả năng khổng
lồ về tài chính và thường sử dụng các biện pháp cạnh tranh không lành mạnh nên
các doanh nghiệp vận tải biển trong nước trong đó có Vosco không thể cạnh tranh
về giá được. Do đó nhà nước cần áp dụng giá cước tối thiểu và lấy đó làm căn cứ
cấp giấy phép hoạt động cho các doanh nghiệp. Đồng thời phải luôn kiểm tra, giám
sát bất chợt, định kỳ.
2.2.3. Xây dựng các dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh doanh vận tải
Để việc phát triển kinh doanh vận tải gặp thuận lợi, bên cạnh những giải
pháp như phát triển đội tàu, quảng cáo, tiếp thị... công ty cũng cần phải xây dựng
các dịch vụ hỗ trợ, cụ thể:
- Mở rộng hơn nữa mạng lưới đại lý ở cả thị trường trong nước và thị trường
nước ngoài. Các đại lý này có thể làm đại lý giao nhận hàng hoá tại địa điểm hoạt
Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần vận tải
biển Việt Nam
Phạm Thị Thùy Linh – Nhật 2 – QTKD B – K45 85
động cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu không có đại lý hoặc chi nhánh của
mình tại đó.
- Hiện nay ở nước ta hàng hoá xuất khẩu thường được thu gom từ nhiều địa
phương, sau đó tập trung về cảng biển để vận chuyển ra nước ngoài và ngược lại,
hàng nhập khẩu sẽ từ cảng biển được đưa tới nơi tiêu thụ bằng các phương tiện vận
chuyển nội địa khác nhau như ô tô, đường sắt....Việc đưa hàng từ nơi sản xuất tới
cảng biển và ngược lại từ cảng biển tới nơi tiêu thụ thường gây nhiều lãng phí về
thời gian, phát sinh các chi phí chồng chéo. Do đó để tiết kiệm chi phí cho các
doanh nghiệp xuất nhập khẩu và cũng là để tăng thu lợi nhuận hoạt động kinh doanh
công ty nên kết hợp với các cảng vụ, tổ chức vận tải ô tô, đường sắt, hàng không...
để mở dịch vụ hàng hải và vận tải trọn gói "door to door". Hình thức này sẽ thu hút
được sự chú ý của các doanh nghiệp ngành hàng vì những tiện ích mà nó đem lại.
- Mở rộng hình thức giao dịch qua mạng Internet đặc biệt với các khách hàng
nước ngoài. Đối với những khách hàng này thì những giao dịch trực tiếp là rất khó
áp dụng và tốn kém do khoảng cách địa lý. Tất cả những thông tin liên quan đến
hợp đồng vận tải đều được thực hiện thông qua mạng. Ngay cả hoạt động thanh
toán cũng được thực hiện qua mạng Internet dưới hình thức chuyển tiền từ một tài
khoản ngân hàng nào đó tới tài khoản ngân hàng của công ty. Khách hàng điền các
thông tin cần thiết về tài khoản của mình và sau khi công ty kiểm tra độ chân thực
của thông tin thì giao dịch được thực hiện. Tuy nhiên giao dịch thương mại điện tử
đòi hỏi rất cao về bảo mật và an toàn. Do đó công ty cần phải có đội ngũ chuyên gia
về máy tính và Internet nghiên cứu về kỹ thuật mã hoá (cryptography) và các công
nghệ SSL (Secure Sockets Layer), SET (Secure Transsaction) để có thể bảo mật các
dữ liệu giao dịch.
Những biện pháp trên phần nào sẽ hạn chế được những khó khăn về khoảng
cách địa lý giữa khách hàng và công ty, tháo gỡ khó khăn và tiết kiệm chi phí cho
các doanh nghiệp ngành hàng trong công tác giao nhận hàng hoá. Nhờ đó thu hút
được sự chú ý của khách hàng đối với công ty, tạo điều kiện cho công ty mở rộng
phạm vi hoạt động, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
2.2.4. Đảm bảo an toàn hàng hải trong quá trình chuyên chở.
Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần vận tải
biển Việt Nam
Phạm Thị Thùy Linh – Nhật 2 – QTKD B – K45 86
Đảm bảo an toàn hàng hải trong quá trình chuyên chở chính là đảm bảo chất
lượng của dịch vụ vận tải. Đây là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu của
năng lực cạnh tranh. Ngành hàng hải mang tính quốc tế cao nên sự cạnh tranh rất gay
gắt và quyết liệt. Vì vậy trong quản lý kinh doanh vận tải biển nếu không lấy mục tiêu
chất lượng làm mục tiêu phấn đấu, nếu chỉ chạy theo lợi nhuận trước mắt thì doanh
nghiệp sẽ bị đẩy lùi ra ngoài vòng quay của thị trường, đi đến thua lỗ, phá sản.
Đảm bảo an toàn hàng hải tức là hàng hoá phải được vận chuyển nhanh gọn,
không bị hao hụt, hư hỏng trong quá trình vận chuyển. Và để thực hiện được điều
đó công ty phải chấp hành nghiêm chỉnh các công ước về an toàn của IMO và xây
dựng cho được hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế - ISO 9000.
Trường hợp tổn thất xảy ra mà thuộc trách nhiệm của công ty thì công ty phải có
trách nhiệm bồi thường theo đúng quy định của pháp luật hay đã thoả thuận trong
hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển. Điều này sẽ tạo nên độ tin cậy của
khách hàng đối với công ty, tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của công ty
phát triển.
2.3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực, đội ngũ thuyền viên
Con người là nhân tố quan trọng, quyết định trong mọi lĩnh vực kinh doanh.
Bởi vậy, để có thể nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, nâng cao chất lượng dịch
vụ vận tải, đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh, việc phát triển, đào tạo nguồn
nhân lực là một việc làm rất cần thiết. Dưới đây là một số giải pháp:
- Công ty cần phải xây dựng một chiến lược tuyển chọn được những người
có trình độ cao, bố trí công việc đúng với chuyên môn, trình độ của họ.
- Đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, chính trị, ngoại ngữ,
vi tính cho tất cả cán bộ, công nhân viên của công ty bởi vì đó là nhân tố quyết định
tăng năng suất lao động và nâng cao tính an toàn trong kinh doanh hàng hải. Có
trình độ chính trị, có phẩm chất đạo đức tốt mới kinh doanh có hiệu quả cao và
không phản bội lợi ích quốc gia, dân tộc, kết hợp hài hoà được giữa lợi ích quốc gia
và lợi ích của công ty
- Phối hợp chặt chẽ với các trường đào tạo nhân lực để đào tạo lại, đào tạo
cập nhật và đào tạo nâng cao cho đội ngũ thuyền viên. Đồng thời phải thường xuyên
Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần vận tải
biển Việt Nam
Phạm Thị Thùy Linh – Nhật 2 – QTKD B – K45 87
tổ chức các lớp dạy tiếng Anh để nâng cao trình độ ngoại ngữ cho họ. Đối với
những người sẽ là nguồn kế cận các vị trí cao hơn thì trước khi đề bạt thăng cấp
phải được đào tạo để phù hợp với vị trí mới.
- Đối với đội ngũ quản lý trên bờ: Nếu là những người chưa qua đào tạo cơ
bản thì nhất thiết phải đào tạo lại. Nếu là người đã qua đào tạo cơ bản thì việc đào
tạo nâng cao là rất cần thiết. Mục đích của những khoá học này là nhằm cung cấp
những kiến thức mới về khoa học quản lý, những thông tin mới về diễn biến kinh tế,
chính trị, xã hội. Đặc biệt là cập nhật được các tình huống và các biện pháp giải
quyết các tình huống thực tế.
- Cần đưa ra một số chính sách khuyến khích đối với đội ngũ thuyền viên để
khuyến khích họ làm việc và cống hiến sức mình cho sự nghiệp phát triển của công
ty như các chế độ lương, phụ cấp đi biển, độc hại, thâm niên đi biển, chế độ tiền ăn,
tiền tiêu vặt cần cao hơn trên bờ có trình độ tương đương và cần tương ứng với chế
độ thuyền viên của các công ty khác....
2.4. Các giải pháp nhằm giảm chi phí
Chi phí là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Hiệu
quả kinh doanh cao thể hiện doanh nghiệp đó quản lý tốt yếu tố chi phí. Để nâng
cao lợi nhuận, hiệu quả kinh doanh trong thời gian tới công ty cần:
2.4.1. Đối với các Phòng, Ban, Chi nhánh
- Phân cấp loại tàu theo tuổi tàu, tuyến hoạt động, hiệu quả và điều kiện khai
thác để lên kế hoạch sửa chữa và cung cấp các chủng loại vật tư, phụ tùng thay thế
phù hợp, tránh lãng phí.
- Mở rộng mối quan hệ với nhiều nhà cung ứng khác nhau để có thể đàm
phán giá nguyên, vật liệu phù hợp; tiến tới mua trực tiếp từ nhà sản xuất hoặc các
nhà cung ứng lớn mà không cần thông qua các môi giới.
- Đàm phán với các hãng sơn, dầu nhờn, các nhà cung ứng vật tư phụ tùng
giảm giá phù hợp với mục tiêu cùng chia sẻ để vượt qua giai đoạn khó khăn này.
- Tiếp tục chuyển đổi các tàu sang sử dụng dầu đốt 380cst theo đặc tính kỹ
thuật máy chính của tàu.
Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần vận tải
biển Việt Nam
Phạm Thị Thùy Linh – Nhật 2 – QTKD B – K45 88
- Tăng những công việc sửa chữa mà thuyền viên có thể tự làm; thu xếp để
tiến hành sửa chữa tàu trong nước; khi sửa chữa cần cân nhắc xem xét để tận dụng
những thiết bị vẫn có thể sử dụng tiếp.
- Nhận thêm tàu dầu về tự quản lý nhằm giảm chi phí quản lý.
- Tăng cường tuyên truyền, giải thích, động viên người lao động nâng cao ý
thức, tinh thần trách nhiệm cùng chia sẻ khó khăn chung với Công ty thông qua việc
sử dụng tiết kiệm các thiết bị, văn phòng phẩm văn phòng như chỉ sử dụng điện
thoại, máy fax, máy in, máy phô-tô… cho việc công và những công việc thực sự
cần thiết; tắt các thiết bị sử dụng điện khi thấy không cần thiết; sử dụng giấy một
mặt để in; phô-tô những tài liệu nội bộ chỉ mang tính tham khảo…
2.4.2. Đối với các tàu
- Phối hợp các phòng, ban, chi nhánh tăng cường những công việc sửa chữa
gia công mà thuyền viên có thể tự làm; tăng cường sửa chữa tàu trong nước để tiết
kiệm chi phí; khi sửa chữa cần cân nhắc xem xét để tận dụng những thiết bị vẫn có
thể sử dụng tiếp.
- Tiếp tục phối hợp với các Phòng, Ban thực hiện chủ trương chuyển đổi việc
sử dụng dầu F.O từ loại 180cst sang 380cst trên các tàu theo đặc tính kỹ thuật máy
chính của tàu để giảm chi phí.
- Công tác thay thuyền viên phải được tiến hành tối đa tại các cảng trong
nước, ở nước ngoài chỉ thay tại cảng thuận tiện nhất và tiết kiệm tối đa cho Công ty.
- Tuyên truyền giáo dục để nâng cao ý thức cho các thuyền viên về tính kỷ
luật và ý thức trách nhiệm như không trực tiếp hoặc gián tiếp đồng lõa với kẻ xấu
làm thất thoát hàng hóa trong quá trình vận chuyển/xếp dỡ vì nếu bị các cơ quan
chức năng phát hiện và bắt giữ thuyền viên/tàu thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng.
2.4.3. Một số biện pháp khác
- Trong quá trình hội nhập với khu vực và thế giới, mạng máy tính toàn cầu
sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực quảng cáo, tiếp
thị khách hàng. Chi phí về Internet so với chi phí giao dịch là rất thấp bởi vì giao
dịch và giới thiệu về dịch vụ của công ty qua Internet thuận lợi và rẻ hơn nhiều so
với giao dịch qua điện thoại, fax và qua đường bưu điện. Hơn nữa những giao dịch
Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần vận tải
biển Việt Nam
Phạm Thị Thùy Linh – Nhật 2 – QTKD B – K45 89
trong thương mại điện tử sẽ tiết kiệm cho công ty rất nhiều các khoản chi phí đi lại,
ăn ở... tại nước ngoài trong các giao dịch trực tiếp thông thường. Mặt khác yêu cầu
khách quan của nền kinh tế thị trường bắt buộc các doanh nghiệp phải ứng dụng tin
học vào mọi lĩnh vực hoạt động, có như vậy mới đảm bảo cạnh tranh có hiệu quả.
Do đó việc ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử vào hoạt động kinh
doanh của công ty là một việc làm cần thiết trong việc giảm chi phí, tăng lợi nhuận,
nâng cao kết quả kinh doanh.
- Quan tâm đặc biệt trong công tác quản lý tài chính, quản lý kỹ thuật. Thực
hiện quản lý chặt chẽ các định mức tiêu chuẩn kỹ thuật trong quản lý nhiên liệu,
những loại vật tư phụ tùng chủ yếu, thực hiện chi đúng, đủ và tiết kiệm có hiệu quả,
đảm bảo đúng chế độ quản lý tài chính nhà nước tại doanh nghiệp.
- Hoàn thiện việc xây dựng, điều chỉnh, sửa đổi hệ thống theo dõi, quản lý
nhiên liệu, phụ tùng vật tư, vật liệu phục vụ cho sản xuất, trong sử dụng phải triệt để
tiết kiệm phù hợp với tình hình và điều kiện của công ty.
- Khắc phục tình trạng chưa đồng bộ giữa các bộ phận quản lý và các tàu;
Các thuyền trưởng cần phải thực hiện đầy đủ những qui định quy chế, thực hiện
nghiêm túc chế độ báo cáo để tránh tình trạng lãng phí ngày tàu như vẫn thường xảy
ra trong thời gian gần đây.
- Rút kinh nghiệm trong lập kế hoạch, quản lý, thực hiện chi phí sửa chữa,
cần nâng cao trách nhiệm của các sĩ quan quản lý trong phối hợp sửa chữa, nghiệm
thu và công việc bảo quản bảo dưỡng trên tàu nhằm giảm chi phí sửa chữa hàng
năm.
- Hoàn thành kế hoạch vận tải đúng thời gian quy định để tránh những chi
phí phát sinh như cảng phí, chi phí ngày tàu, chi phí lưu kho lưu bãi,...
- Bố trí, sắp xếp hợp lý để có thể khai thác tàu hai chiều, tránh tình trạng tàu
chạy không hàng, từ đó giảm được chi phí vận hành.
- Tận dụng tối đa gói kích cầu của Chính phủ thông qua việc hỗ trợ lãi suất
4% vốn vay cho các doanh nghiệp để vay vốn với mức sản xuất ưu đãi từ các nguồn
tín dụng nhằm tăng dòng tiền cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.5. Các biện pháp tăng doanh thu
Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần vận tải
biển Việt Nam
Phạm Thị Thùy Linh – Nhật 2 – QTKD B – K45 90
Đội tàu hàng khô trong năm 2009 vẫn đang tập trung chuyển gạo từ Sài Gòn
đi Philippines, Cuba. Tuy nhiên, do năng lực xếp dỡ tại cảng Sài Gòn không cao đã
dẫn đến hiện tượng ùn tắc tại cảng, làm ảnh hưởng đến hoạt động của đội hàng khô.
Tuy nhiên hiện nay hợp đồng vận chuyển gạo cũng đã được thực hiện gần hết vì thế
công ty nên chuyển hướng hoạt động của đội tàu hàng khô đến những tuyến xa, điều
kiện khai thác khó khăn hơn để đảm bảo nguồn thu cho công ty.
- Đa dạng hóa thị trường, đẩy mạnh việc phát triển đầu mối tìm nguồn hàng
để có những phương án khai thác tàu với mức giá cước hợp lý nhất trong điều kiện
rất khó khăn hiện nay.
- Hợp lý hóa một cách tối đa hành trình của tàu để giảm thời gian chạy
ballast, chờ cầu và ảnh hưởng xấu của thời tiết.
- Tăng cường mối quan hệ với các chủ hàng truyền thống để đảm bảo nguồn
hàng ổn định cho đội tàu, giảm thời gian tàu chờ hàng, chờ kế hoạch, tăng thời gian
quay vòng.
- Có thể cho thuê tàu định hạn nếu tính toán thấy hiệu quả hơn tại từng thời
điểm.
- Tiếp tục kiện toàn bộ máy quản lý để phát huy tối đa nguồn lực của doanh
nghiệp.
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƢỚC
1. Hoàn thiện hệ thống quản lý, chính sách, pháp luật hàng hải
Để thực hiện thành công chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp vận tải biển (trong đó có Vosco) đòi hỏi phải có sự nỗ lực và kết hợp
chặt chẽ của cả nhà nước và các doanh nghiệp. Trong đó vai trò của nhà nước và
các cơ quan quản lý nhà nước có tính quyết định đến chiến lược tổng thể của ngành
Hàng hải và của công ty, đặc biệt ở hai lĩnh vực chính là tạo nguồn vốn và cơ chế
chính sách, còn vai trò của Vosco có tính quyết định đến việc biến những giải pháp
thành hiện thực. Dưới đây là một số đề xuất như sau:
- Cải cách thể chế hàng hải: Hiệu lực quản lý nhà nước đối với ngành hàng hải
chủ yếu phụ thuộc vào sự hoàn thiện của Bộ luật Hàng hải Việt Nam nói riêng và cả
hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành nói chung. Bên cạnh đó hoạt
Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần vận tải
biển Việt Nam
Phạm Thị Thùy Linh – Nhật 2 – QTKD B – K45 91
động hàng hải còn chịu sự điều chỉnh của các điều ước quốc tế có liên quan mà
nước ta đã ký kết hoặc tham gia. Tuy nhiên qua thực tiễn áp dụng Bộ luật hàng hải
đã bộc lộ những hạn chế đòi hỏi sớm được xem xét và điều chỉnh. Cụ thể:
+ Trong nội dung điều chỉnh có một số điều khoản không còn phù hợp hoặc
quy định chưa rõ, đặc biệt là các chế định liên quan đến cảng vụ, an toàn hàng hải,
cầm giữ hàng hải, trách nhiệm dân sự chủ tàu, xử lý tài sản chìm đắm ở biển và một
số điều khoản khác về hợp đồng vận chuyển hàng hóa, thuê tàu, bảo hiểm hàng hải,
tổn thất chung…
+ Phạm vi áp dụng của bộ luật còn hạn chế, chỉ áp dụng đối với tàu biển Việt
Nam, và đối với từng trường hợp hoặc quy định cụ thể thì mới áp dụng đối với tàu
nước ngoài.
+ Do Bộ luật được bạn hành trước khi có hiệu lực của Hiến pháp năm 1992
(sửa đổi) và nhiều bộ luật, luật, pháp lệnh thuộc các lĩnh vực khác nên đã phát sinh
những mâu thuẫn hoặc chồng chéo, nhất là một số chế định liên quan đến yếu tố
hành chính, dân sự trong hoạt động hàng hải.
- Rà soát lại các văn bản dưới luật đã được ban hành từ những năm trước mà
đến nay không còn phù hợp để từ đó hoàn thiện hoặc cho ra đời những văn bản, đạo
luật khác.
- Hoàn thiện hơn nữa quản lý nhà nước về hàng hải theo xu thế hội nhập,
hiện đại hoá các hoạt động quản lý và đơn giản những thủ tục hành chính.
+ Cần sớm có một quy chế mới dưới hình thức "Nghị định của Chính phủ"
và chỉ quy định riêng về thủ tục, trình tự xét duyệt, cấp phép mua bán tàu biển để
thay thế các văn bản cũ. Mục đích là để cải tiến lại quy trình xét duyệt, đấu thầu dự
án mua bán tàu biển hiện hành cho đỡ phiền hà hơn. Nhất là cần tôn trọng quyền tự
chủ về tài chính kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập và
xét đến những đặc điểm riêng của thị trường mua bán tàu biển quốc tế.
+ Kiện toàn bộ máy quản lý theo hướng giảm bớt đầu mối tham mưu, phân
định hợp lý chức năng, nhiệm vụ của từng đầu mối và tách biệt rõ ràng chức năng
quản lý nhà nước về chuyên ngành với chức năng điều hành các tổ chức sự nghiệp
công hàng hải trực thuộc.
Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần vận tải
biển Việt Nam
Phạm Thị Thùy Linh – Nhật 2 – QTKD B – K45 92
+ Nâng cao hiệu lực công tác quản lý đối với các doanh nghiệp vận tải biển.
Thực hiện kiểm tra giám sát và quản lý hồ sơ các tàu thuộc các doanh nghiệp trên
toàn quốc từ tình hình khai thác tàu cho đến hoạt động kinh doanh để có những biện
pháp hỗ trợ tích cực.
+ Thiết lập quản lý doanh nghiệp nước ngoài một cách nghiêm khắc, chống
cạnh tranh không lành mạnh để bảo hộ đội tàu trong nước.
- Tạo điều kiện phát triển đội tàu biển thông qua những chính sách giành
quyền vận tải như:
+ Giảm thuế cho hàng hoá bán CIF mua FOB và tăng thuế với hàng bán
FOB mua CIF.
+ Đẩy mạnh hợp tác liên doanh liên ngành giữa các doanh nghiệp vận tải
biển với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu để giành quyền vận tải cho đội tàu Việt
Nam., có thể thực hiện dưới hình thức ký hợp đồng chuyên chở lâu dài.
- Đổi mới cơ chế quản lý phân bổ ngân sách, xoá bỏ cơ chế "xin - cho", tạo
điều kiện cho các cơ quan, tổ chức liên quan thêm quyền chủ động trong sử dụng
ngân sách được cấp theo quy định.
2. Tăng cƣờng đầu tƣ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành
vận tải đƣờng biển
Hiện nay cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành vận tải biển nước ta còn nghèo
nàn lạc hậu, thể hiện ở phương tiện vận chuyển, thiết bị xếp dỡ, hệ thống kho bãi...
nên đã hạn chế rất nhiều năng lực vận tải và khả năng kinh doanh của các công ty
vận tải biển. Do đó việc đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành nhằm hỗ
trợ cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp là một việc làm cần thiết.
- Nhà nước cần hỗ trợ cấp vốn đầu tư thông qua hình thức lãi suất ưu đãi và
dành một phần ngân sách trực tiếp đầu tư cho đội tàu quốc gia, coi đó là đầu tư cho
cơ sở hạ tầng, đặc biệt là vốn đầu tư cho sự phát triển đội tàu hiện đại có công nghệ
tiên tiến, tạo điều kiện để đội tàu đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngoại thương
và đạt trình độ cạnh tranh nhất định trên thị trường vận tải biển khu vực và thế giới.
Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần vận tải
biển Việt Nam
Phạm Thị Thùy Linh – Nhật 2 – QTKD B – K45 93
- Thực hiện cải tạo, nâng cấp các trang thiết bị xếp dỡ. Hiện đại hoá thiết bị
xếp dỡ để có được tốc độ xếp dỡ hàng hoá nhanh hơn, tăng vòng quay phương tiện
vận tải, giảm bớt những ngày tàu không hoạt động và giảm được cảng phí cho tàu.
- Chú trọng đầu tư trang thiết bị có công nghệ hiện đại, áp dụng các dây
chuyền công nghệ xếp dỡ container và vận tải đa phương thức. Đổi mới trang thiết
bị xếp dỡ, đặc biệt là trang thiết bị xếp dỡ container. Hiện nay một số cảng vẫn
dùng xe nâng 2 càng xiên mà loại này hầu như không còn xuất hiện ở các bến cảng
hiện đại nữa. Cũng cần phải trang bị lại cẩu giàn container thay cho cẩu Kondor
cũng không phù hợp với việc xếp dỡ container.
- Trước xu thế vận tải container bằng đường biển ngày càng phát triển, cần
phải cải tiến cơ sở hạ tầng ở một số cảng, ga ở Việt Nam, đầu tư nâng cấp, cải tạo
hệ thống cầu đường, phối hợp với vận tải đường sông, đường sắt đường bộ để vận
chuyển, giao nhận container được nhanh chóng và hiệu quả.
- Đầu tư cơ sở hạ tầng tìm kiếm cứu nạn, ứng cứu dầu tràn, chỉnh trị luồng
tàu, khu neo đậu tàu, tránh bão...
- Thực hiện đầu tư phát triển ngành công nghiệp đóng tàu. Cải tạo, nâng cấp
các nhà máy đóng tàu hiện có, liên doanh, liên kết với nước ngoài xây dựng thêm
một số nhà máy mới với công nghệ hiện đại, trình độ quản lý tiên tiến, tiến tới có
thể đóng được tàu trọng tải lớn cỡ 10.000 DWT, tàu chở dầu thô, dầu sản phẩm, tàu
chở khí hoá lỏng... giảm chi phí đầu tư cho các công ty vận tải khi phải mua tàu của
nước ngoài.
3. Mở rộng liên doanh liên kết với vận tải đƣờng biển nƣớc ngoài
- Để phát triển hàng hải, phát triển đội tàu cần phải có một số vốn rất lớn do
đó việc liên doanh liên kết với nước ngoài hoặc khuyến khích nước ngoài đầu tư
vốn là giải pháp mang tính khả thi. Tuy nhiên với hình thức liên doanh nhà nước
cần quản lý chặt chẽ và hỗ trợ cho phía Việt Nam vì phía đối tác nước ngoài thường
có nhiều biện pháp nhằm chiếm dụng vốn của phía Việt Nam.
- Chúng ta cần tham gia ký kết, phê chuẩn các Công ước quốc tế về hàng hải
hơn nữa để tạo điều kiện phát triển ngành Hàng hải Việt Nam như: Công ước Tạo
thuận lợi cho giao thông hàng hải quốc tế (FAL-65), Tìm kiếm và cứu nạn hàng hải
Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần vận tải
biển Việt Nam
Phạm Thị Thùy Linh – Nhật 2 – QTKD B – K45 94
(SAR-79), Công ước giới hạn trách nhiệm dân sự chủ tàu 1957, Công ước về bắt
giữ tàu biển (ARREST-99), Trách nhiệm dân sự đối với tổn thất ô nhiễm dầu (CLC-
92), Ngăn ngừa các hành động phi pháp chống lại an toàn hàng hải (SUA-88) và các
công ước liên quan khác. Đồng thời nghiên cứu vận dụng vào thực tiễn hoạt động
của Ngành những công ước quốc tế còn lại mà nước ta chưa ký kết phê chuẩn.
- Tăng cường ký hiệp định song phương với nhiều nước đặc biệt những nước
có quan hệ buôn bán nhằm phân chia tỉ lệ vận chuyển hàng hoá, đảm bảo quyền vận
tải cho đội tàu Việt Nam.
- Vận dụng mối quan hệ với IRI - Tổ chức đăng kiểm tàu biển quốc tế để vay
tín dụng đóng, mua tàu mới tạo điều kiện phát triển đội tàu Việt Nam.
4. Xây dựng, phát triển hệ thống cảng biển
Hệ thống cảng biển Việt Nam cần được phát triển toàn bộ và có hệ thống
nhằm tạo tiền đề cho sự phát triển của giao thông vận tải biển và các ngành dịch vụ
hàng hải.
- Cải tạo và hiện đại hoá hệ thống các cảng biển hiện có, xây dựng một số
cảng mới hiện đại, nhất là cảng nước sâu, cảng trung chuyển quốc tế để tiếp nhận
tàu có trọng tải lớn. Xây dựng cảng chuyên dụng cho hàng rời, hàng lỏng. Từng
bước đưa các cơ sở công nghiệp nằm trong hoạt động của cảng tạo nên các tổ hợp
công nghiệp - cảng, mô hình mà thế giới đã phát triển đến thế hệ thứ ba. Cần có cơ
chế chính sách mới cho việc quản lý khai thác cơ sở hạ tầng cảng biển để thực hiện
tái đầu tư cảng.
- Xây dựng cảng chuyên dụng container. Mặc dù cảng biển của ta đã có thêm
cầu bến với các trang thiết bị hiện đại, song thực sự lại chưa có một cảng container
chuyên dùng theo đúng nghĩa.
- Xây dựng có trọng điểm và hiệu quả các cảng vệ tinh, cảng địa phương có
quy mô vừa và nhỏ có chức năng phục vụ cho nền kinh tế từng địa phương.
- Phát triển cảng biển một cách thống nhất, cân đối, đồng bộ đảm bảo sự liên
hoàn, liên kết giữa các phương thức vận tải, tạo thành mạng lưới giao thông thông
suốt trên toàn quốc. Xây dựng cảng trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế địa lý của đất
nước.
Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần vận tải
biển Việt Nam
Phạm Thị Thùy Linh – Nhật 2 – QTKD B – K45 95
- Hiện nay chính sách cước, phí đối với tàu thuyền ra vào và làm hàng tại
cảng chưa thống nhất và khá cao so với các nước trong khu vực. Bên cạnh đó thủ
tục hành chính đối với tàu thuyền ra vào cảng rườm rà, phức tạp, có tới 6 "cửa" do
các cơ quan thuộc các bộ, ngành khác nhau quản lý và làm thủ tục tại các cảng biển
với khá nhiều văn bản, quy định được ban hành dẫn đến tình trạng chồng chéo,
trùng lặp trong thủ tục hành chính. Do đó cần phải thực hiện hiện đại hoá cảng biển
trên cơ sở chính sách ưu đãi và điều chỉnh cân đối giá cước, phí cảng biển sao cho
thống nhất, hợp lý hơn. Đơn giản hoá thủ tục đối với tàu thuyền ra vào cảng biển,
tiến tới hình thành và cung cấp "dịch vụ một cửa" cho các chủ tàu, doanh nghiệp
phù hợp với thông lệ quốc tế và áp dụng tối đa các tiến bộ của công nghệ thông tin
trong quản lý, điều hành.
- Cải tạo phát triển, hiện đại hoá, đào tạo cán bộ quản lý, công nhân bốc xếp
phù hợp với công nghệ bốc xếp mới tại các cảng hiện hữu để phát huy các điều kiện
sẵn có nhằm đầu tư ít và khai thác có hiệu quả.
Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần vận tải
biển Việt Nam
Phạm Thị Thùy Linh – Nhật 2 – QTKD B – K45 96
KẾT LUẬN
Nâng cao hiệu quả kinh doanh là mục tiêu sống còn của mỗi doanh nghiệp
trong cơ chế thị trường hiện nay. Phân tích hiệu quả kinh doanh giúp cho nhà quản
trị nắm được tình hình thực trạng của doanh nghiệp, để thấy được mặt mạnh để phát
huy, mặt yếu để khắc phục tìm ra biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh.
Trong nhưng năm qua, nắm được xu thế phát triển của đất nước, cũng như
của ngành hàng hải nói chung và công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam nói riêng
đang từng bước hoà nhập, tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường. Quá trình
kinh doanh khai thác vận tải biển của Vosco đã đạt được những thành tựu đánh
khích lệ song không thể tránh khỏi những hạn chế do khách quan và chủ quan nên
hiệu quả kinh doanh chưa được mong muốn.
Sau một thời gian thực tập tại Vosco em đã tiếp thu được một số kiến thức
thực tế kết hợp với lý thuyết được học tại trường cùng với sự giúp đỡ của giáo viên
hướng dẫn và các cô chú, anh chị trong công ty Vosco, em đã hoàn thành bản luận
tốt nghiệp của mình. Trong khóa luận: “Thực trạng và các giải pháp nâng cao
hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam” em đã trình bày
cơ sở lý luận của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh và đưa ra một số biện pháp
nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty vận tải biển Việt Nam, tuy
nhiên các biện pháp để ra chỉ là một số dự báo vì vậy trong quá trình xem xét áp
dụng doanh nghiệp cần có những điều chỉnh cho phù hợp với thực tế để sản xuất
kinh doanh của Vosco ngày càng phát triển.
Song do trình độ và khả năng hiểu biết còn hạn chế nên bài viết không thể
tránh khỏi nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thày, cô
giáo và các bạn.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn ThS. Nguyễn Thị Kim Ngân, các Thầy
Cô giáo Khoa Quản trị kinh doanh, Ban giám đốc cùng toàn thể các cô chú, anh chị
trong công ty Vosco đã tận tình giúp đỡ em trong thời gian thực tập và quá trình
làm khóa luận.
Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần vận tải
biển Việt Nam
Phạm Thị Thùy Linh – Nhật 2 – QTKD B – K45 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] CIA World Fact Book 2008
[2] Công ty cổ phần chứng khoán Artex, 2008, Báo cáo phân tích ngành vận tải
[3] Công ty cổ phần chứng khoáng Bảo Việt, 2008, Báo cáo phân tích Công
ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam.
[4] Công ty cổ phần chứng khoáng Hải Phòng, 2009, Báo cáo phân tích
ngành vận tải biển – Khai thác và dịch vụ cảng
[5] Công ty cổ phần chứng khoán phố Wall, 2009, Báo cáo Ngành hàng hải
tháng 8/2009
[6] Phan Quang Niệm, 2008, Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà
xuất bản Thống kê.
[7] Tạp chí Hàng hải Việt Nam
[8] Tạp chí Giao thông vận tải
[9] Vosco, Báo cáo tài chính của Vosco năm 2007
[10] Vosco, Báo cáo tài chính năm 2008
[11] Vosco, Báo cáo tài chính năm 2009
[12] Vosco, Báo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007
[13] Vosco, Báo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008
[14] Vosco, Báo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009
[15] Các website:
1
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Thống kê đội tàu Vosco năm 2009
STT Tên tàu Trọng tải
(DWT)
Đăng kiểm Năm đóng Chủng loại
1 Lucky Star 22.777 NK - VR 2009 Hàng khô
2 Silver Star 21.967 NK 1995 Hàng khô
3 Damond Star 27.000 NK 1990 Hàng khô
4 Nepture Star 26.398 NK – VR 1996 Hàng khô
5 Polar 24.835 NK 1984 Hàng khô
6 Golden Star 23.790 NK 1983 Hàng khô
7 Vega Star 22.035 NK 1994 Hàng khô
8 Vosco Star 46.671 NK 1999 Hàng khô
9 Morning Star 21.353 NK 1983 Hàng khô
10 Thái Bình 15.210 VR 1980 Hàng khô
11 Lan Ha 13.316 NK 2006 Hàng khô
12 Vĩnh Phước 12.300 NK 1988 Hàng khô
13 Vĩnh Hoà 7.317 NK 1989 Hàng khô
14 Tiên Yên 7.060 NK 1989 Hàng khô
15 Sông Tiền 6.502,5 NK 1984 Hàng khô
16 Vĩnh Hưng 6.500 NK 2002 Hàng khô
17 Vĩnh An 6.500 NK 2001 Hàng khô
18 Vĩnh Thuận 6.500 NK 2000 Hàng khô
19 Vĩnh Long 6.479 VR 1982 Hàng khô
20 Sông Ngân 6.205 NK 1999 Hàng khô
21 Cabot Orient 4.485 VR 1984 Hàng khô
22 M/T Đại Minh 47.148 LLOYD 2004 Tàu dầu
23 M/T Đại Nam 47.102 ABS 2000 Tàu dầu
24 M/T Đại Việt 37.432 Lloyds 2005 Tàu dầu
25 M/T Đại Hùng 29.997 Lloyds 1988 Tàu dầu
26 M/T Đại Long 29.996 DNV 1988 Tàu dầu
27 Fortune
Freighter
8.937 NKNS*(Container
carrier)MNS*
1997 Container
28 Fortune
Navigator
8.515 NKNS*(Container
carrier)MNS*
1997 Container
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Vosco 2009)
2
Phụ lục 2: Bản cân đối kế toán tổng hợp năm 2009 của Vosco
(Tại thời điểm 31/12/2009)
TÀI SẢN Mã
số
Thuyết
minh
Số cuối năm Số đầu năm
A-TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 452.006.917.983 341.480.940.051
I. Tiền và các khoản tương đương
tiền
110 V.1 175.295.171.215 119.536.409.031
1. Tiền 111 175.295.171.215 119.536.409.031
2. Các khoản tương đương tiền 112 - -
II. Các khoản đầu tư tài chính
ngắn hạn
120 - -
1. Đầu tư ngắn hạn 121 - -
2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn
hạn
129 - -
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 109.119.521.327 91.940.828.549
1. Phải thu khách hàng 131 V.2 91.844.955.330 73.071.306.168
2. Trả trước cho người bán 132 V.3 4.456.803.827 12.271.479.892
3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 133 - -
4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch
hợp đồng xây dựng
134 - -
5. Các khoản phải thu khác 135 V.4 13.089.204.499 6.598.042.489
6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó
đòi
139 V.5 (271.442.329) -
IV. Hàng tồn kho 140 141.926.854.664 103.119.908.980
1. Hàng tồn kho 141 V.6 141.926.854.664 103.119.908.980
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149 - -
V. Tài sản ngắn hạn khác 150 25.665.370.777 26.883.793.491
1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 V.7 4.679.158.859 4.643.089.540
2. Thuế giá trị gia tăng được khấu
trừ
152 20.566.656.098 21.742.919.553
3. Thuế và các khoản khác phải thu
Nhà nước
154 - -
4. Tài sản ngắn hạn khác 158 V.8 419.555.820 497.784.398
3
B-TÀI SẢN DÀI HẠN 200 4.182.421.292.265 4.076.231.399.351
I. Các khoản phải thu dài hạn 210 - -
1. Phải thu dài hạn của khách hàng 211 - -
2. Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực
thuộc
212 - -
3. Phải thu dài hạn nội bộ 213 - -
4. Phải thu dài hạn khác 218 - -
5. Dự phòng phải thu dài hạn khó
đòi
219 - -
II. Tài sản cố định 220 3.975.476.234.069 3.933.146.205.771
1. Tài sản cố định hữu hình 221 V.9 3.703.247.116.696 3.532.061.909.422
Nguyên giá 222 6.384.962.840.994 6.048.799.786.018
Giá trị hao mòn luỹ kế 223 (2.681.715.724.298) (2.516.737.876.59
6)
2. Tài sản cố định thuê tài chính 224 - -
Nguyên giá 225 - -
Giá trị hao mòn luỹ kế 226 - -
3. Tài sản cố định vô hình 227 V.10 4.327.849.553 4.339.387.053
Nguyên giá 228 4.379.153.720 4.364.153.720
Giá trị hao mòn luỹ kế 229 (51.304.167) (24.766.667)
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 V.11 267.901.267.820 396.744.909.296
III. Bất động sản đầu tư 240 - -
Nguyên giá 241 - -
Giá trị hao mòn luỹ kế 242 - -
IV. Các khoản đầu tư tài chính
dài hạn
250 77.333.397.343 117.266.128.166
1. Đầu tư vào công ty con 251 - -
2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên
doanh
252 - -
3. Đầu tư dài hạn khác 258 V.12 77.333.397.343 133.747.040.666
4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài
chính dài hạn
259 V.13 - (16.480.912.500)
V. Tài sản dài hạn khác 260 129.611.660.853 25.819.065.414
4
1. Chi phí trả trước dài hạn 261 V.14 108.767.419.414 -
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 V.15 19.842.174.506 24.802.718.133
3. Tài sản dài hạn khác 268 V.16 1.002.066.933 1.016.347.281
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 270 4.634.428.210.248 4.417.712.339.402
NGUỒN VỐN Mã
số
Thuyết
minh
Số cuối năm Số đầu năm
A-NỢ PHẢI TRẢ 310 3.179.780.122.015 2.957.236.351.290
I. Nợ ngắn hạn 310 789.564.937.411 820.215.072.800
1. Vay và nợ ngắn hạn 311 V.17 294.387.222.654 165.008.233.488
2. Phải trả người bán 312 V.18 270.049.362.390 370.466.371.232
3. Người mua trả tiền trước 313 V.19 59.174.983.122 61.000.659.237
4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà
nước
314 V.20 7.376.706.670 16.704.388.044
5. Phải trả người lao động 315 41.037.672.298 42.539.687.850
6. Chi phí phải trả 316 - -
7. Phải trả nội bộ 317 - -
8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch
hợp đồng xây dựng
318 - -
9. Các khoản phải trả, phải nộp phí
ngắn hạn khác
319 V.21 117.538.990.277 164.495.732.949
10. Dự phòng phải trả ngắn hạn 320 - -
II. Nợ dài hạn 330 2.390.215.184.604 2.137.021.278.490
1. Phải trả dài hạn người bán 331 V.22 59.450.661.114 -
2. Phải trả dài hạn nội bộ 332 - -
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5291_2801.pdf