Năm 1975 sau khi thực hiện thành công cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở miền nam, thống nhất đất nước dưới sụ lãnh đạo của Đảng CSVN nhân dân ta tiến hành công cuộc taí thiết và xay dựng đất nước, từng bước đi lên XHCN. Đặc biệt vào tháng 12/1986 tại Đại hội Đảng CSVN lần thứ VI diễn ra tại Hà Nội đã đề ra đường lối đổi mới và quản lý, lãnh đạo nền kinh tế, xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường dưới sự quản lý của nhà nước theo định hướng CNXH. Có thể khẳng định rằng đất nước chúng ta đã thu được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực có ý nghĩa lịch sử quan trọng.
Trong bối cảnh hiện nay khi mà những thành tựu KHKT – CNTT hiện đại đã và đang phát triển như vũ bão được ứng dụng trong phát triển KT- XH, ANQP. Đất nước chúng ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH và từng bước hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, trước những thời cơ vận hội thách thức mới khi mà vị thế của nước ta trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao thì đòi hỏi các tổ chức, các ban ngành phải có những cải biến mạnh mẽ trong công tác tổ chức và cán bộ để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Một thực trạng cho thấy hiện nay nhiều tổ chức, nhiều ngành chưa làm tốt vấn đề này và trong đó không thể không nói đến tổ chức Đoàn thanh niên. Đây có thể xem là một thực trạng bức xúc và còn nhiều bất cập đặc biệt là cấp cơ sở. Được xây dựng rèn luyện và trưởng thành qua các thời kỳ đấu tranh cách mạng, Đoàn đã tập hợp đông đảo thanh niên phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp giải phóng dân tộc thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Bước vào thời kỳ mới, tiếp tục phát huy những truyền thống quý báu của dân tộc và bản chất tốt đẹp của mình, đồng thời kế tục sự nghiệp vẻ vang của Đảng, chủ tịch Hồ Chí Minh, thường xuyên bổ sung lực lượng trẻ cho Đảng, tổ chức động viên ĐVTN cả nước đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Nhìn lại trong suốt quá trình hình thành và phát triển của lịch sử dân tộc từ khi có Đảng, vấn đề kiện toàn tổ chức và nâng cao chất lượng công tác cán bộ bao giờ cũng được đánh giá là một việc làm quan trọng nhất. Bởi vì “ Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, công việc thành công hay thất bại là do cán bộ tốt hay xấu “ các nhà kinh điển cảu chủ nghĩa Mác – Lênin củng như chủ tịch Hồ Chí Minh đã không chỉ dừng lại việc đánh giá thanh niên là một lực lượng đông đảo góp phần quan trọng vào mọi hoạt động của đời sống xã hội mà còn nhìn nhận thanh niên là một lực lượng mới dang nổi lên, đang trưởng thành có khả năng tiếp thu cái mới tiến bộ, KHKT và công nghệ hiện đại cải tạo xã hội với những sáng tạo không ngừng phát triển và Bác Hồ cũng đã nhận định: “ Họ là bộ phận năng động nhất của dân tộc, họ chỉ có thể phát huy được sức mạnh của mình khi họ đã được tổ chức, hướng dãn hoạt động đúng ”.
Nhưng trong thực tế nhiều cơ sở tổ chức đoàn chưa nhìn nhận và đánh giá đúng vị trí, vai trò của công tác tổ chức, cán bộ trong quá trình xây dựng và phát triển vì vậy dẫn đến những khó khăn trong việc hoạt động, tập hợp đoàn kết thanh niên, giáo dục lý tưởng cho thanh niên, đưa thanh niên vào các chương trình hành động cách mạng.Vấn đề này nhiều năm qua ở một số phường trên đại bàn Thành phố Hà Tĩnh – Tỉnh Hà Tĩnh đã được các cấp uỷ Đảng, chính quyền, cấp bộ đoàn quan tâm, đầu tư nhưng trong thực tế vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, chưa có tính chiến lược còn mang nặng tính hình thức đặc biệt khi Thành phố Hà Tĩnh được nâng cấp từ ( Thị xã Hà Tĩnh ) và sát nhập 5 xã của huyện giáp ranh ( Thạch Hà ) vào Thành Phố thì việc đòi hỏi quy hoạch và đào tạo đội ngũ làm công tác đoàn phải chú trọng hơn nữa, tránh tình trạng thừa thiếu cán bộ, trình độ. Công tác tuyển chọn và sử dụng còn mang nặng về tình cảm, nhìn nhận cán bộ còn phiến diện từ những tiêu cực và sai lầm đó sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuả công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi trên địa bàn Thành phố. Vì vậy tôi quyết định chọn chuyên đề “ Thực trạng và các giải pháp nhằm nâng cao chất đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở một số phường trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh - tỉnh Hà Tĩnh ’’ làm chuyên đề tốt nghiệp trong chương trình học trung cấp lý luận chính trị và nghiệp vụ Đoàn - Hội - Đội tại Học Viện TTN Việt Nam.
Mục lục
1
Các từ viết tắt
3
Lời cảm ơn
4
Phần mở đầu
5
Chương 1: Lý luận và thực tiễn về công tác tổ chức cán bộ đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh nói chung và cơ sở nói riêng.
9
1.1 Cơ sở lý luận về công tác thanh niên và cán bộ làm công tác Đoàn - Hội - Đội.
9
1.1.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin.
9
1.1.2 Quan điểm cảu chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác giáo dục thanh niên.
9
1.1.3 Quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
12
1.2 Vị trí, vai trò, chức nămg, nhiệm vụ của tổ chức Đoàn cơ sở.
15
1.2.1 Khái niệm.
15
1.2.2 Vị trí.
17
1.2.3 Vai trò.
20
Chương 2: thực trạng tình hình công tác tổ chức cán bộ đoàn cơ sở phường Nguyễn Du và phường Tân Giang trên địa bàn TP Hà Tĩnh - tỉnh Hà Tĩnh
23
2.1 Đặc điểm về điều kiện vị trí đại lý kinh tế - chính trị - văn hoá xã hội trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh.
23
2.1.1 Đặc điểm về điều kiện địa lý.
23
2.1.2 Đặc điểm về điều kiện kinh tế - chính trị.
23
2.1.3 Đặc điểm về điều kiện văn hoá – xã hội.
24
2.1.4 Về công tác xây dựng Đoàn và phong trào thanh thiếu niên của hai phương Nguyễn Du và Tân Giang trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh.
24
2.2 Thực trạng về công tác tổ chức và năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ đoàn hai phường Nguyễn Du và Tân Giang trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh.
27
2.2.1 Tình hình tổ chức bộ máy trên địa bàn
27
2.2.2 Tình hình đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở.
28
2.2.3 Công tác tuyển chọn và quy hoạch cán bộ Đoàn cơ sở.
29
2.2.4 Thực trạng phong trào thanh niên trên đại bàn.
31
CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP, ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ ĐOÀN VÀ ĐỔI MỚI TỔ CHỨC
35
3.1 Các giải pháp về xây dựng củng cố tổ chức, đào tạo bồi dưỡng cán bộ và phương thức hoạt động của Đoàn cơ sở.
35
3.1.1 Các giải pháp về công tác cán bộ.
35
3.1.2 Các giải pháp về tổ chức.
36
3.1.3 Các giải pháp đổi mới phương thức hoạt động của Đoàn cơ sở đối với hai phường Nguyễn Du và phường Tân Giang trên địa bàn TP Hà Tĩnh
38
3.2 Những đề xuất kiến nghị với Đảng uỷ chính quyền và các cấp bộ đoàn.
39
3.2.1 Đối với các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các ban nghành đoàn thể 39
3.2.2 Với Trung ương Đoàn 40
3.2.3 Với Tỉnh Đoàn 40
3.2.4 Với các huyện Đoàn và ban nghanh trong huyện 41
3.2.5 Với các tổ chức đoàn cơ sở 41
Kết Luận 42
Tài liệu tham khảo 44
44 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 8529 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng và các giải pháp nhằm nâng cao chất đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở một số phường trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh - Tỉnh Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c. Quyền hạn của tổ chức cơ sở Đoàn.
Kết nạp đoàn viên mới, quản lý đoàn viên, tếp nhận, chuyển sinh hoạt Đoàn; giới thiệu Đoàn viên ưu tú cho Đảng bồi dưỡng, kết nạp; giới thiệu cán bộ, đoàn viên vào quy hoạch đào tạo, sử dụng cán bộ của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể, các tổ chức kinh tế - xã hội.
Tổ chức các hoạt động, các phong trào nhằm đoàn kết tập hợp thanh niên, đáp ứng nhu cầu, lợi ích chính đáng, hợp pháp của tuổi trẻ; liên kết, phối hợp với các ngành, các đoàn thể, tổ chức kinh tế - xã hội tạo sức mạnh đồng bộ trong công tác thanh niên.
Tổ chức các hoạt động tạo thêm việc làm và thu nhập cho cán bộ đoàn viên, thanh niên, tạo nguồn kinh phí cho hoạt động của đoàn; được sử dụng con dấu hợp pháp.
1.2.2 Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở Đoàn.
Tổ chức cơ sở đoàn là nền tảng của Đoàn, là cầu nối giữa tổ chức Đoàn với thanh niên, là tổ chức thực hiện mọi chủ trương, nghị quyết của Đoàn, là môi trường để ĐVTN rèn luyện cống hiến và trưởng thành. Tổ chức cơ sơr Đoàn giữ vai trò nòng cốt trong công tác đoàn kết tập hợp thanh niên, góp phần giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ vừa hồng vừa chuyên cho sựu nghiệp cách mạng của Đảng. Tổ chức cơ sở đoàn đảm nhận những nhiệm vụ quan trọng nhất đó là:
Thứ nhất: Giáo dục chủ nghĩa cộng sản cho thanh niên, đoàn kết thanh niên xung quanh Đảng thực hiện mục tiêu lý tưởng cách mạng của Đảng, lôi cuốn tất cả đoàn viên vào các hoạt động, kích thích tính tích cực chính trị - xã hội trong mỗi ĐVTN. Tạo cơ hội cho họ cùng nhau phát huy tiềm năng trí tuệ, sức lực để hoàn thành nhiệm vụ chính trị. Nhiệm vụ này đã được khẳng định rõ trong Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: “ Tổ chức các hoạt động, tạo môi trường giáo dục, rèn luyện đoàn viên, thanh thiếu nhi nhằm góp phần thực hiện các nhiệm vụ chính trị kinh tế, văn hoá – xã hội, quốc phòng, an ninh của địa phương đơn vị”.
Thứ hai: Đại diện, chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi. Nhiệm vụ này thể hiện sự gắn bó giữa người ĐVTN với tổ chức đoàn. Tổ chức cơ sở của Đoàn, tạo mọi điều kiện tối thiểu, từng bước đáp ứng nhu cầu chính đáng cho đoàn viên, giúp đoàn viên thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ đoàn viên, đảm bảo sự bình đẳng, công bằng trong học tập, lao động, công tác trước pháp luật và công luận. Đó là sự kết hợp hài hoà giữa các lợi ích trong hoạt động, việc làm và đời sống sinh hoạt hàng ngày của thanh niên. Tổ chức cơ sở Đoàn có nhiệm vụ khuyến khích, bảo vệ và phát huy những mặt tốt của ĐVTN, giúp họ nhanh chóng trưởng thành về mọi mặt, đồng thời đấu tranh phòng chống và loại trừ những mặt tiêu cực, các tệ nạn xã hôị góp phần bảo vệ nhân cách, sự phát triển của thể chất và tinh thần của ĐVTN, kiên quyết đấu tranh chống những hành vi vi phạm đến lợi ích chính đáng của ĐVTN, mở rộng dân chủ, tạo khối đoàn kết thống nhất, làm cho mọi ĐVTN thực sự gắn bó với đoàn và có trách nhiệm xây dựng tổ chức cơ sở Đoàn vững mạnh, làm nòng cốt tích cực trong công tác đoàn kết tập hợp thanh niên.
Thứ ba: Tổ chức cơ sở Đoàn có nhiệm vụ phối hợp với chính quyền, các đoàn thể và các tổ chức kinh tế, xã hội làm tốt công tác thanh niên, chăm lo xây dựng Đoàn, xây dựng cơ sở Đoàn, Hội, Đội ở địa bàn dân cư, tham gia xây dựng bảo vệ Đảng và chính quyền.
Công tác thanh niên không chỉ là nhiệm vụ của một tổ chức, một lực lượng xã hội mà còn là sự phối hợp đồng bộ của toàn xã hội. Các cấp bộ đoàn nói chung, tổ chức cơ sở đoàn nói riêng có nhiệm vụ phối hợp với chính quyền, các đàon thể, các tổ chức kinh tế xã hội dưới sự chỉ đạo của cấp uỷ đảng nhằm tạo sức mạnh tổng hợp trong công tác thanh niên. Tranh thủ mọi nguồn lực, phát huy nội lực từ phía cán bộ, ĐVTN nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn đồng thời phát huy vai trò của các Hội thanh niên trong công tác đoàn kết tập hợp thanh niên, tích cực tham gia xây dựn, bảo vệ Đảng và chính quyền. Từ đó, tổ chức cơ sở Đoàn sẽ tạo được cơ hội và môi trường tốt cho ĐVTN nâng cao trình độ về mọi mặt.
Nội dung, phương pháp hoạt động của đoàn cơ sở.
Trước hết đoàn cơ sở căn cứ vào nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị, căn cứ vào chủ trương nghị quyết của đoàn cấp trên, căn cứ vào nghị quyết của đại hội nhiệm kỳ Đoàn cơ sở và nhu cầu nguyện vọng của ĐVTN mà xác định nội dung hoạt động cho phù hợp. Và đặc biệt trên cơ sở của hai phong trào lớn mà tại đại hội IX của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã đề ra đó là: “ Bốn đồng hành năm xung kích” mà lựa chọn những hình thức, biện pháp tổ chức hoạt động có hiệu quả nhất.
Nội dung phương thức hoạt động của Đoàn cơ sở có thể tập trung vào những vấn đề sau:
- Những hoạt động góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chuyên môn ( học tập, lao động, sản xuất ) nơi các phong trào thi đua khác nhau nhằm xoá mù chữ, nâng cao trình độ dân trí, tay nghề, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, áp dụng tiến bộ KHKT và công nghệ mới vào sản xuất và đời sống.
- Các hoạt dộng VHVN – TDTT, vui chơi giải trí, các hoạt động tham gia giã ngoại, cắm trại.
- Các hoạt động nhân đạo từ thiện, hoạt động chính trị xã hội thông qua các phong trào, các cuộc gặp mặt thăm hỏi các quỹ, các công trình thanh niên các hoạt động về nguồn, lễ hội, mít tinh.
- Các hoạt động mang tính gíáo dục thông qua các hoạt động của những ngày kỷ niệm truyền thống của dân tộc, đất nước, của địa phương, đơn vị.
- Các hoạt động chăm sóc giáo dục TNNĐ thông qua việc tổ chức các hoạt động của tập thể của tập thể cho thiếu nhi trên địa bàn dân cư, đồng thời vận động các lực lượng xã hội chăm lo và giáo dục TNNĐ, hình thành các loại quỹ giúp đỡ trẻ em nghèo vượt khó, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập, con các gia đinh chính sách, thương binh liệt sỹ.
1.2.3 Những đặc trưng và tiêu chuẩn của người cán bộ Đoàn hiện nay.
Đặc trưng là những nét riêng về phẩm chất và năng lực của người cán bộ Đoàn đảm bảo tiến hành những hoạt động nghiệp vụ được thuận lợi, là những đặc điểm cần thiết để phân biệt giữa cán bộ Đoàn với cán bộ tổ chức khác. Những đặc trưng cơ bản của người cán bộ Đoàn là:
Tự nguyện, nhiệt tình và ham thích hoạt động TTN, bởi vì lao động của người cán bộ đoàn rất khác với lao động của người cán bộ cảu người cán bộ các tổ chức khác là lọai hình công việc đòi hỏi sự tự nguyện nhiệt tình cao.
Nội dung của những đặc trưng:
* Một là: Cán bộ Đoàn không phải là làm việc bằng chương trình kế hoạch khuôn mẫu của cấp trên mà phải nắm bắt được nhu cầu nguyện vọng của thực tiễn thanh niên đại phương đẻ tổ chức hoạt động phù hợp có chất lượng hiệu quả.
* Hai là: Nắm vững những đặc điểm tâm lý của thanh niên, biết giao tiếp với thanh niên co tri thức và khả năng tổ chức các hoạt động TTN nắm vững nghiệp vụ Đoàn - Hội - Đội hiểu thanh niên và biết các hoạt động trong thanh niên là đặc trưng có tính nghề nghiệp của người cán bộ Đoàn. Nó kà sắc thái rất riêng biệt phân biệt cán bộ Đoàn với các cán bộ của các tổ chức khác.
* Ba là: Có trình độ chuyên môn, co hiểu biết về kinh tế tự đảm bảo ổn định cuộc sống của bản thân và gia đình. Đặc trưng này của người cán bộ Đoàn mới xuất hiện trong những năm gần đây do những đòi hỏi khách quan của người cán bộ Đoàn trong thời kỳ xây dựng đất nước theo hướng kinh tế thị trường và đa dạng hóa ngành nghề và đặc biệt trong xu thế hội nhập và giao lưu sâu rộng về các lĩnh vực đời sống. Cán bộ đoàn cần được trẻ hoá, luân chuyển nhanh cần có chuyên môn đẻ được luân chuyển thuận lợi, cần có nghề, có hiểu biết về kinh tế kỷ thuật để từ đó tổ chức cho thanh niên tham gia phát triển kinh tế - xã hội.
* Bốn là: Cần có trình độ học vấn phù hợp với trình độ học vấn chung của thanh niên và có những tri thức cơ bản về chính trị văn hoá pháp luật, về đường lối chính sách đặ biệt là đường lối đổi mới. Biết ngoại ngữ, vi tính và sử dụng các phương tiện thông tin kỷ thuật hiện đại thông dụng. Đặc trựng này phản ánh một cách tất yếu khách quan phù hợp với xu thế phát triển của thời đại và cũng chính là những đòi hỏi thiết yếu của đất nước ta trong thời kỳ CNH, HĐH. Không có trí thức và bản lĩnh của người cán ộ thì không thể là thủ lĩnh của thanh niên, khó khăn trong tiếp cận thanh niên, không thể tổ chức được các hoạt động mạng tính sáng tạo hấp dẫn để thu hút tập hợp thanh niên vào các chương trình hành động cách mạng nhằm giáo dục và cải biến họ.
* Năm là: Phong cách sống, tác phong ý thức, năng động nhiệt huyết trong làm việc, trung thực, nhân ái là một đặc trưng quan trọng được thể hiện trong nhân cách của người cán bộ đoàn. Bởi vì công cuộc đổi mới, cũng như xu thế phát triển của thế giới hiện đại tất yếu đòi hỏi sự ra đời của thế hệ thanh niên năng động, có trình độ tri thức cao biết tiếp thu những tinh hoa của nhân loại. ứng dụng các kỷ thuật hiện đại trong công nghệ thông tin vào sản xuất và sử dụng vào cuộc sống bên cạnh đó phỉa biết đấu tranh bảo vệ lẽ phải, bảo vệ lợi ích quần chúng, sống nhân ái vị tha và có khả năng nắm bắt tâm lý thanh niên để vừa là thủ lĩnh nhưng cũng là người bạn chân thành của thanh niên.
Những đặc trưng nói trên có mối quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau. Người nhiệt tình tự nguyện, ham thích hoạt động thanh niên sẽ đi đôi với sự hiểu biết về thanh niên và công tác thanh niên. Tính khách quan của đặc trưng này là cơ sở quan trọng trong việc hinh thành những quan niệm mới về cán bộ Đoàn. Không thể không thể lựa chọn người tự nguyện, càng không thể chọn người có trình độ quá thấp làm cán bộ đoàn. ở đây chúng ta phải thấy được vấn đề nhạy cảm đó là không coi tổ chức đoàn là nơi tạm trú cho thanh niên thất nghiệp càng không thể là nấc thang danh vọng cho những người cơ hội muốn leo cao thăng quan tiến chức.
Chính vì vậy mà trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ của mỗi một người cán bộ đoàn thực sự đòi hỏi rất nhiều tiêu chuẩn mà tiêu chuẩn là những số chuẩn mực làm thước đo đánh giá sự vật phản ánh chất lượng cần đạt tới của sự vật. Đối với người cán bộ cần có những tiêu chuẩn sau:
Có phẩm chất chính trị vững vàng, kiên định với mục tiêu lý tưởng của Đảng. Có ý thức trách nhiệm, thái độ làm việc tích cực đối với công cuộc đổi mới của đất nước.
Có năng lực công tác xã hội và khả năng vận động tập hợp đoàn kết thanh thiếu nhi.
Có khả năng tiếp thu cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, của cấp trên và tổ chức.
Có phẩm chất đạo đức lối sống trong sáng, có ý thức kỷ luật, sống trung thực chân tình được đông đảo ĐVTN tín nhiệm.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CÔNG TÁC TỔ CHỨC
CÁN BỘ ĐOÀN CƠ SỞ PHƯỜNG NGUYỄN DU VÀ
PHƯỜNG TÂN GIANG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ TĨNH - TỈNH HÀ TĨNH.
2.1 Đặc điểm về điều kiện địa lý kinh tế - chính trị - văn hoá xã hội của hai phường Nguyến Du - phường Tân Giang trên địa bàn Thành phố Hà Tĩnh - Tỉnh Hà Tĩnh.
2.1.1 Đặc điểm về điều kiện địa lý.
Phường Tân Giang là một phường về phía Đông của Thành phố với tổng diện tích là: 98,3ha; dân số: 6.370 người. Phía Nam giáp với phường Văn Yên, phía Bắc giáp với phường Thạch Quý, phía Tây giáp với phường Nam Hà, phía Đông giáp với phường Thạch Quý.
So với phường Tân Giang đối với phường Nguyễn Du là một phường vừa mới được thành lập từ đầu năm 2007, tách ra từ các tổ, khối phố của phường Bắc Hà và phường Thạch Quý với tổng diện tích 220,33ha; dân số: 4.612 người. Phía bắc giáp với xã Thạch Trung, phía Tây giáp với hai phường Trần Phú và phường Thạch Linh; phía Đông giáp với phường Thạch Quý; phía Nam giáp với phường Bắc Hà.
2.1.2 Đặc điểm về điều kiện kinh tế - chính trị.
Phường Nguyễn Du là một phường vừa mới thành lập tất cả các hạng mục công trình đang còn dở dang cơ sở vật chất hạ tàng đang trên quá trình hoàn thiện và xây dựng mà nên gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động cũng như thực hiện các mục tiêu về kinh tế, chính trị của địa phương.
Trụ sở Đảng uỷ, HĐND, UBND và các Ban ngành đoàn thể đang còn phải mượn hội trường của các khối phố trong địa bàn phường.
Bên cạnh đó hơn 50% dân số trong phường là dân góp từ các nơi đến Có 30% dân số tham gia sản xuất nông nghiệp, 20% làm tiểu thu công nghiệp, còn lại là cán bộ công nhân viên chức.
Trong khi đó phường Tân Giang là một phường được thành lập hơn 10 năm (năm 1995) tách ra từ phường Nam Hà, là một phường có hơn 30% là giáo dân, bên cạnh đó phường còn là một địa bàn nhức nhối của thành phố về các tệ nạn xã hội như: Ma tuý, cờ bạc, rượu chè, hầu hết các người dân là tiểu thương buôn bán ở chợ thành phố Hà Tĩnh, một bộ phận nhở là sản xuất nông nghiệp và các ngành nghề dịch vụ khác, nên trong các hoạt động đời sống dân sinh ở địa phương có nhiều hạn chế, các hoạt động chính trị phần nào đó còn gặp không ít khó khăn và thách thức.
2.1.3 Đặc điểm về văn hoá - xã hội.
Tuy là một phường mới được thành lập nhưng có thể nói phường Nguyễn Du là phường có các hoạt động văn hoá sôi nổi, tổ chức tốt các phong trào văn hoá đến tận các khu dân cư, một thuận lợi cho phương tiện địa bàn phường có nhiều đơn vị, cơ quan, xí nghiệp đặc biệt là nhà thiếu nhi tỉnh và trung tâm văn hoá thành phố, quảng trường Cố Tổng Bí thư Trần Phú tính hết năm 2007 có khăn 90% số hộ gia đình đạt văn hoá, các công tác xã luôn được lãnh đạo phường quan tâm và tạo điều kiện.
Đối với phường Tân Giang, như đã nói ở trên với cộng đồng dân cư hơn 30% dân số là giáo dân. Trong đó đa dạng về về các ngành nghề kinh doanh dịch vụ nên trong các hoạt động văn hoá có nhiều nét đặc trưng và khác với các phường, xã trên địa bàn thành phố.
Nhưng nhìn tổng thể thì các phong trào văn hoá, hoạt động xã hội của phường còn gặp nhiều khó khăn cũng như nhiêu vấn đề còn bức xúc chưa thực sự giải quyết tốt.
2.1.4 Về công tác xây dựng Đoàn và phong trào TTN của hai phường Nguyễn Du và phường Tân Giang trên địa bàn Thành Phố Hà Tĩnh.
Tổng quan về tình hình công tác thanh niên trong toàn thành phố.
Thành phố Hà Tĩnh - Tỉnh Hà Tĩnh hiện nay có số ĐVTN trong độ tuổi mà Đoàn, Hội phải quản lý là 12.771 ĐVTN( từ 16 – 35 tuổi), tổng số tập hợp vào tổ chức là 8.232, đạt tỷ lệ 64,45 %. Trong đó đoàn viên là 5.072; số ĐVTN địa bàn dân cư chiếm 63,1 % ( tỷ lệ tập hợp 43,7 %), cơ quan xí nghiệp, lực lượng vũ trang 11,4 %, khối trường học là 25,5 %.
Trong những năm qua công tác xây dựng tổ chức Đoàn có bước chuyển biến tích cự, góp phần củng cố vai trò chính trị của Đoàn trong mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên. Về công tác tổ chức, các cấp bộ đoàn đã tập trung chỉ đạo, kiện toàn các cơ sơ yếu kém. Từ đó chất lượng cơ sở đoàn được củng cố và tăng cường đáng kể. Công tác đoàn viên có nhiều tiến bộ, nhất là đoàn viên khối trường học; chương trình “Rèn luyện đội viên” được thực hiện tốt. Chất lượng đoàn viên ở một số khối được nâng lên; tỷ lệ đoàn viên xếp loại yếu giảm; số thanh niên được tập hợp, số đoàn viên mới được kết nạp tăng hàng năm. Đội ngũ cán bộ thường xuên được quan tâm bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ, nghiều đồng chí trưởng thành, bổ sung nguồn cán bộ cho Đảng, Nhà nước và các ngành.
Công tác Đoàn và phong trào TTN của phường Nguyến Du.
Hiện nay toàn phường có hơn 300 ĐVTN trong độ tuổi tập hợp, số ĐVTN tập hợp vào tổ chức là 170 đạt tỷ lệ 65% tham gia sinh họat trên 12 chi đoàn trong đó có 2 chi đoàn trường học.
Trong 12 Bí thư chi đoàn có 2 người tốt nghiệp Đại học, 1 Cao đẳng, và 4 trung cấp còn lại tốt nghiệp THPT. BTV Đoàn phường có 1 tốt nghiệp Đại học, còn lại trung cấp.
Là một phường vừa mới được thành lập nên trong các năm qua các hoạt động công tác Đoàn và phong trào TTN nhi còn gặp nhiều khó khăn, số ĐVTN tập hợp vào tổ chức còn ít, chất lượng đội ngũ cán bộ các BCH chi đoàn khôí phố trên địa bàn toàn phường còn thấp. Nhưng giới sự chỉ đạo, quan tâm, tạo điều kiện của Đảng uỷ, chính quyền, các ban ngành đoàn thể từ coá thể nói công tác Đoàn và phong trào TTN của phường Nguyễn Du có nhiều chuyển biến tích cực, tại Đại hội tỉnh Đoàn Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2007 - 2012 đồng chí Bí thư Đoàn phường đã được bầu vào BCH.
Thời gian qua Đoàn phường đã tổ chức được 2 lớp đôítượng đoàn cho 82 thanh niên ưu tú, và đã kết nạp được 60 đồng chí đứng vào hàng ngũ của Đoàn. Bên cạnh đó Đoàn phường đã tổ chức tốt việc đón các học sinh về hè và tổ chức các hình thức sinh hoạt phong phú, có chiều sâu về chất lượng được BTV đánh giá cao.
Công tác Đoàn và phong trào TTN của phường Tân Giang.
Hiện nay toàn phường có 14 chi đoàn, trong đó có 12 chi đoàn được thành lập trên 12 khối phố và 2 chi đoàn trường học. Tổng số ĐVTN trong độ tuổi là 600 đ/c ( kể cả trong dịp hè), số ĐVTN ở khu dân cư là 256 tập hợp vào tổ chức là 220 đạt 89 %. Số Đảng viên tham gia sinh hoạt đoàn là 19 đ/c. Tổng số BCH chi đoàn là 47đ/c, BCH Đoàn phường là 15 đ/c, BTV là 3 đ/c. Chất lượng các bí thư chi đoàn và cán bộ Đoàn xã. Đại học 3, Trung cấp 5, tốt nghiệp phổ thông trung học là 5.
Các năm qua Đoàn xã đã tổ chức được 8 lớp đối tượng cho 529 thanh niên ưu tú, đã kết nạp được 521 đồng chí đứng vào tổ chức.
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương Đoàn khoá VII về việc “ Củng cố nâng cao chất lượng tổ chức Đoàn cơ sở, trọng tâm là tổ chứuc Đoàn trên địa bàn dân cư ”; thực hiện Nghị quyết 04 của BCH Thị uỷ ( nay là Thành uỷ ). Đoàn phường đã tập trung nâng cao chất lượng sinh hoạt, nội dung sinh hạot thường xuyên được đổi mới phù hợp với tâm lý tuổi trẻ như: Câu lạc bộ, giao lưu văn hóa văn nghệ. thể dục thể thao, hội thi trò chơi… được đông đảo ĐVTN hưởng ứng tham gia. Công tác kết nghĩa với các đơn vị đóng quân trên địa bàn được duy trì và phát huy có hiệu quả.
Hàng năm BCH Đoàn phường đều làm tốt công tác đánh giá phân loại Đoàn viên và chi đoàn. Việc theo dõi ĐVTN chuyển đi, chuyển đến được Thường vụ Đoàn phường quản lý chặt chẽ. Công tác quản lý, giáo dục, phân loại đoàn viên hàng năm được thực hiện nghiêm túc. Một số chi đoàn đã tổ chức gây quỹ đạt kết quả cao tiêu biểu như chi đoàn Đại Đồng, Vĩnh Hoà, Linh Tân, Yên Hoà … tổ chức sinh hoạt hè cho ĐVTN về sinh hoạt ở đại phương đều đặn một tháng một lần.
Bên cạnh luôn kịp thời củng cố kiện toàn lại BCH và BTV thay thế một số đồng chí chuyển công tác. Hàng năm cứ đến đầu tháng 10 Đoàn phường lên lịch Địa hội chỉ đạo các chi đoàn Đại hội đúng lịch đạt chất lượng cao.
2.2 Thực trạng về công tác tổ chức và năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ đoàn hai phường Nguyễn Du và Tân Giang trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh.
2.2.1 Tình hình tổ chức bộ máy trên địa bàn.
Nhìn chung bên cạnh những kết quả đạt được công tác xây dựng tổ chức Đoàn, Hội, Đội trên đại bàn thành phố nói chung và hai phường Nguyễn Du va Tân Giang nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế thậm chí yếu kém. Nội dung, hình thức sinh hoạt của Đoàn chậm đổi mới, chưa đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của ĐVTN. Chất lượng đoàn viên ở một số khối chưa cao, ranh giới giữa đoàn viên và thanh niên chưa rõ. Công tác quản lý đoàn viên, kỉ luật của Đoàn thiếu chặt chẽ, thậm chí bị buông lõng. Chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn ở một đơn vị còn thấp, nhất là khối doanh nghiệp, xã phường.
Công tác xây dưng Đoàn, Hội trong các doanh nghiệp tư nhân chưa đạt hiệu quả. Đội ngũ cán bộ Đoàn các cấp đặc biệt là các bí thư chi đoàn thôn, xóm, khối phố còn tình trạng vừa thiếu, biến động thường xuyên, vừa yếu về kỹ năng nghiệp vụ và kinh nghiệm công tác. Một số đơn vị hiện nay rất khó khăn trong việc chọn cán bộ Đoàn chủ chốt, hoặc bố trí trưởng thành.
Cá biệt như phường Nguyễn Du đồng chí Bí thư Đoàn phường vừa mới được nhận nhiệm vụ mới khi bước sang tuổi 40, trong khi đó về cơ cấu BTV còn thiếu trong số 3 đ/c cơ cấu ở BTV đến giờ còn lại 1 khuyết 2 chưa có con người để bổ sung thay thế bên cạnh đó đội ngũ bí thư chi đoàn ở các khối phố thường xuyên biến động, lực lượng kế cận không có, hoặc có nhưng không tham gia, có chi đoàn nhiều năm liền mất trắng không có người làm bí thư. Còn đôí với phường Tan Giang trong BTV đồng chí Phó bí thư vừa được nhận nhiệm vụ mới, dù là một phường có truyền thống hoạt động về công tác đoàn nhiều năm liền được Trung ương Đoàn tặng Bằng khen nhưng hiện tại cũng đang phải đối mặt với những thách thức không nhỏ về việc tổ chức tốt và ổn định bộ máy trong qúa trình vận động và điều hành các hoạt động phong trào Đoàn ơ cơ sở.
2.2.2 Tình hình đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở.
Vì nhiều lý do khách quan có, chủ quan có nhưng chủ yếu vẫn do nguyên nhân chủ quan của tổ chức đoàn. Một bộ phận Đoàn viên non kém vê nhận thức chính trị, thiếu ý thức trong việc tham gia các hoạt động cũng như xây dựng tổ chức đoàn. Đội ngũ cán bộ vừa yếu, vừa thiếu chưa đáp ứng được yếu cầu nhiệm vụ đạt ra đặc biệt là cấp cơ sở, xóm phố.
Công tác bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng nghiệp vụ và lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ đoàn còn hạn chế, chưa đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Mốt số cán bộ Đoàn chưa chịu khó tìm tòi học hỏi, lăn lộn với phong trào, tinh thần trách nhiệm chưa cao. Nội dung hình thức sinh hoạt chưa được các đồng chí cán bộ Đoàn cơ sở đổi mới, tạo sự đa dạng, hấp dẫn, do vậy chưa thu hút, tập hợp được thanh niên.
Tuy nhiên có nhiều nơi chất lượng cán bộ Đoàn đã được nâng lên nhưng vẫn chưa theo kịp sự chuyển động của tình hình thanh niên, cũng như yêu cầu tập hợp thanh niên trong giai đoạn hiện nay.
Công tác chỉ đạo và sự quan tâm của cấp uỷ Đảng chính quyền nhiều khi còn chưa sâu sát còn chung chung chưa cụ thể, từ đó dẫn đến tình trạng nhiều chi đoàn mất trắng không có bí thư, đội ngũ cán bộ từ Đoàn phường, xã đến chi đoàn ở thôn xóm, khối phố thường xuyên biến động, không có nguồn lực kế thừa, công tác bổ sung thiếu kịp thời.
Thực tế thu nhập của cán bộ đoàn còn quá thấp, các hỗ trợ về các cơ sở vật chất còn quá ít so với tầm hoạt động.
Bên cạnh đó chất lượng đầu vào của đội ngũ Bí thư Đoàn cơ sở cũng như các uỷ viên BCH Đoàn còn thấp, nhiều trường hợp trình độ văn hoá mới đạt 9/12, trình độ chính trị sơ cấp. Nên có thể nói nhiều tổ chức Đoàn cơ sở phương pháp làm việc thiếu khoa học, khả năng thiết kế các hoạt động, hiểu biết xã hội, tâm lý TTN còn yếu.
Nhiều năm qua ở hai phường Nguyễn Du và phường Tân Giang đội ngũ cán bộ Đoàn cũng đã được quan tâm và đầu tư nhưng thực tế cho thấy vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu nhiệm vụ đạt ra, vẫn còn trong tình trạng vừa yếu vừa thiếu. Điều đáng mừng trong năm 2006 BTV Đoàn của hai phường đã tham mưu và giới thiệu được hai đồng chi đi học tại Học Viện TTN Việt Nam niên khoá 2006 - 2008. Đội ngũ bí thư chi đã có những bước chuyển biến nhiều trường hợp đã tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng và các trường THCN, có bằng Trung cấp lý luận chính trị về tham gia hoạt động công tác đoàn trên địa phương.
2.2.3 Công tác tuyển chọn và quy hoạch cán bộ Đoàn cơ sở.
Nhiều năm việc đầu tư nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn cũng như công tác tuyển chọn và quy hoạch cán bộ Đoàn cơ sở đã được các cấp uỷ Đảng chính quyền nhiều địa phương trên toàn Thành phố quan tâm, Thành Đoàn Thành phố Hà Tĩnh cũng đã có Nghị quyết về việc đầu tư và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở và đặc biệt BCH Đảng bộ Thành phố có Nghị quyết 04 ( khoá XVII) nội dung chủ yếu cảu NQ là tập trung chỉ đạo các cấp bộ đoàn kiện toàn các cơ sở yếu kém, BCH Đảng Bộ Hà Tĩnh đã có Nghị Quyết “Về tăng cường lãnh đạo công tác thanh niên trong thời kỳ thực hiện mục tiêu xây dựng Hà Tĩnh trở thành tỉnh có công nghiệp và dịch vụ phát triển”, Nghị quyết 03 của BCH Đảng bộ tỉnh “về công tác thanh niên, chương trình phát triển thanh niên; tăng cường phối hợp với các Đoàn thể trong công tác thanh niên’’, kết luận của Đồng chí Nguyễn Thanh Bình phó bí thư thường trực tỉnh uỷ, chủ tịch hội đồng nhân dân tỉnh tại hội nghị tổng kết thực hiện Nghị Quyết TW ( khóa VII), về công tác thanh niên trong thời kỳ mới. Nhưng đi sâu vào thực tế thì công tác này chưa được làm tốt, làm đúng và chính xác hơn là chưa được đầu tư quan tâm đúng mức, nhiều nơi làm còn hời hợt mang nặng tính hình thức chiếu lệ, chưa có tầm nhìn xa, tính chiến lược lâu dài.
Những tồn tại căn bản đó là:
Hiện nay trong thời kỳ hội nhập và nền kinh tế thị trường đang phát triển mạnh mẽ có những chuyển biến và thay đổi quan trọng về chất thì công tác tuyển chọn, quy hoạch tìm kiếm nguồn kế cận đối với người làm cán bộ Đoàn gặp không ít khó khăn, nhiều thanh niên lao vào làm ăn kinh tế, làm giàu bằng mọi cách kể cả vi phạm pháp luật, sống thờ ơ, bàng quang chạy theo lối sống thực dụng, đua đòi, lười lao động, thích hưởng thụ không muốn cống hiến và đặc biệt phai nhạt lý tưởng, vi phạm đạo đức coi thường các chuẩn mực xã hội. Thu nhập quá thấp cũng yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc đòi hỏi lòng nhiệt tình, sự cống hiến của người cán bộ Đoàn.
Nhận thức của một số cấp uỷ, chính quyền, mặt trận các đoàn thể và cán bộ, đảng viên về vai trò vị trí, nội dung công tác thanh niên trong tình hình mới chưa đầy đủ , “Sự lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp uỷ, chính quyền đối với công tác thanh niên còn chung chung, chưa đề ra chương trình, kế hoạch cụ thể, có nới còn khoán trắng cho tổ chức đoàn. Một số ít đồng chí lãnh đạo cấp uỷ Đảng, chính quyền chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình thiếu sự quan tâm lãnh đạo, có lúc, có khi chưa tôn trọng thanh niên, khen chê không đúng, thiếu khách quan. Nhiều cấp uỷ Đảng chưa chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác Đoàn và thanh niên; đội ngũ cán bộ Đoàn các cấp, nhất là cơ sở không được đào tạo đồng bộ, nhiều cơ sở cán bộ hẫng hụt; một số cán bộ Đoàn thiếu tính năng động, sáng tạo, ý thức trách nhiệm thấp, thiếu tâm huyết với công việc, nặng tính cá nhân, không hoàn thành nhiệm vụ, tín nhiệm thấp nhưng chậm được thay thế”.
Từ những vấn đề nói trên có thể nói công tác tuyển chọn và quy hoạch cán bộ đoàn ở Thành phố nói chung và hai phường Nguyễn Du và phường Tân Giang gặp rất nhiều khó khăn, thách thức việc luân chuyển và trẻ hoá đội ngũ làm bí thư Đoàn cơ sở khi hết tuổi đoàn là một bài toán nan giải độ tuổi trung bình của đội ngũ Bí thư chi đoàn trong toàn thành phố hiện nay là 31 tuổi.
Bên cạnh đó tình trạng thiếu hụt trầm trọng con người làm Bí thư chi đoàn đối với phường Nguyễn Du thực sự hết nan giải chưa có phương pháp án hữu hiệu, còn đối với Đoàn phường Tân Giang cũng đang rơi vào tình trạng có chi đoàn 1 năm thay đổi Bí thư chi đoàn đến 3 lần chính vì vậy nhiều năm qua công tác tuyển chọn và quy hoạch đội ngũ làm cán bộ đoàn từ cấp chi đoan đến đoàn phường đối với hai phường Nguyễn Du va Tân Giang vô cùng khó khăn và chưa thực đáp ứng được các đòi hỏi về việc đào tạo quy hoạch nguồn cán bộ lâu dài bổ sung kịp thời, nhưng khó khăn hơn nữa là việc tuyển chọn con người thực sự có tâm huyết, năng lực, tố chất vào tham gia công tác Đoàn.
2.2.4 Thực trạng phong trào thanh niên trên địa bàn thành phố.
Nhiều năm qua công tác Đoàn và phong trào TTN thành phố Hà Tĩnh diễn ra trong bối cảnh có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn thách thức. Dưới ánh sang Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng quê hương đã đạt được những thành tựu quan trọng toàn diện , nhất là sự hiện thị xã Hà Tĩnh trở thành thành phố. Sự ra đời Nghị quyết 04 của BCH Đảng bộ thành phố ( khoá XVII), tổ chức Đoàn và phong trào thanh niên thành phố đã nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp đồng bộ của cấp uỷ, chính quyền Mặt trận và các đoàn thể nhân dân.
Bên cạnh những thuận lợi, công tác Đoàn và phong trào TTN cũng gặp nhiều khó khăn thách thức đó là: Tình ttrạng thiếu việc làm, thu nhập thấp và không ổn định của một bộ phận thanh niên đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tập hợp, quản lí đoàn viên. Những mặt trái của cơ chế thị trường như lối sống thực dụng, tầm thường, văn hoá đồi truỵ, tệ nạn xã hội ...đang từng ngày từng giờ tác động đến tư tưởng, tình cảm của ĐVTN. Hiện nay tổng số thanh niên trong độ tuổi Đoàn, Hội của thành phố là 35.300 ( 15- 35 tuổi) chiếm 31,9% dân số. Trong những năm qua cùng với sự biến đổi to lớn trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, lực lượng thanh niên từng bước trưởng thành, phát triển về số lượng và chất lượng. Nhìn chung nhận thức về chính trị, trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học... ngày càng được nâng lên. Đa số thanh niên sống có lý tưởng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tích cực thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, năng động, sáng tạo, vươn lên lập thân lập nghiệp, xoá đói giảm nghèo; tích cực, hăng haí đi đẩutong học tập, lao động sản xuất, kinh doanh; có đạo đức lối sống lành mạnh, thể lực được cải thiện đáng kể, là lực lượng nòng cốt trong các phong trào VHVN - TDTT ... đóng góp một phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển thành phố Hà Tĩnh.
Tuy vậy trước yêu cầu ngày càng cao của công cuộc đổi mới, một bộ phận thanh niên còn thụ động, chưa mạnh dạn bứt phá vươn lên tự khảng định mình trong cơ chế mới; trình độ học vấn không đồng đều, nhìn chung chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH, nhất là bộ phận thanh niên nông thôn trình độ thấp , năng lực hạn chế. Một bộ phận thanh niên chậm giác ngộ lí tưởng cách mạng, thiếu bản lĩnh, sa sút về đạo đức lối sống, vi phạm pháp luật.
Vì vậy qua các năm Thành Đoàn thành phố Hà Tĩnh đã tập trung vào các mảng hoạt động quan trọng. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng có nhiều chuyển biến tích cực. Điểm nổi bật là sự xác định đúng đắn và chỉ đạo có hiệu quả việc học tập 6 bài học lý luận chính trị; học tập quán triệt các nghị quyết của Đảng, Đoàn, các chủ trương, chính sách, nhiệm vụ của địa phương đơn vị. Triển khai nghị chuyên đề “ Đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống trong TTN” của BCH Tỉnh Đoàn. Chuyên đề tư tưởng Hồ Chí Minh, cuộc vận động “ Học tập và làm theo lời Bác” được triển khai sâu rộng với nhiều hình thức phong phú như: toạ đàm, diễn đàn, xem phim tư liệu...
Công tác giáo dục truyền thống tiếp tục được triển khai sâu rộng có hiệu quả. Có trên 31.564 lượt ĐVTN đến với các đại danh lich sử như: Ngã ba Đồng Lộc, mộ cố Tổng Bí thư Trần Phú, khu lưu niệm Nguyễn Du, địa đạo Vĩnh Mốc, Thành cổ Quảng Trị. Bên cạnh đó các cấp bộ Đoàn cũng đã phối hợp với Hội CCB tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa giáo dục cao như nói chuyện truyền thống gặp gỡ giao lưu với các nhân chứng lịch sử. Nhiều cuộc thi tìm hiểu do tổ chức Đoàn, các cấp các ngành phát động đã thu hút sự tham gia của 155.238 lượt TTN và quần chúng nhân dân. Công tác giáo dục đạo đức, lối sống, nếp sống. Công tác giáo dục Dân số - Sức khoẽ - Môi trường tiếp tục được đẩy mạnh và chú trọng.
Phong trào thi đua học tập đi đầu xây dựng xã hội học tập, tiến quân vào khoa học công nghệ đã được các cấp bộ Đoàn quan tâm đúng mức. Đoàn khối trường học thường xuyên tổ chức các phong trào thi đua học tập, rèn luyện như: Tuần học tốt, kỳ thi nghiêm túc, làm báo tường, báo bảng ... Từ đó đã góp phần đưa thành phố thường xuyên dẫn đầu toàn tỉnh về chất lượng giáo dục toàn diện. Số ĐVTN đạt học sinh giỏi tỉnh tăng từ 138 em ( năm học 2002 -2003) lên 194 em ( năm học 2006 -2007); số học sinh tiên tiến tăng từ 30,9% ( năm hoc 2002 -2003) lên 40,2% ( năm học 2006-2007). Số học sinh đậu vào Đại học, Cao đẳng tăng từ 235 em ( năm học 2002- 2003) lên trên 500 em( năm học 2006 - 2007). Tại hội thi “ Tin học trẻ không chuyên toàn tỉnh “ hàng năm thành phố luôn dẫn đầu về số lượng thí sinh tham gia và chất lượng giải thưởng. Tiêu biểu cho phong trào này là Đoàn trường THPT Phan Đình Phùng, THCS Lê Văn Thiêm.
Công tác xây dựng tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh vững mạnh; mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên, xây dưụng Hội LHTN Việt Nam có những chuyển biến khá tích cực. Hiện nay Thành Đoàn có 58 cơ sở Đoàn trực thuộc và 27 liên đội trường học. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 07 cảu BCH Trung ương Đoàn ( khoá VII ) về “ Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn, trọng tâm là ở địa bàn dân cư”, đặc biệt là việc tham mưu thực hiện khá hiệu quả Nghị quyết 04 cảu BCH Đảng bộ thành phố ( khoá XVII), các cấp bộ đoàn đã tập trung chỉ đạo, kiện toàn các cơ sở yếu kém. Từ đó chất lượng cơ sở đàon được củng cố và tăng cường đáng kể. Đối với Đoàn cơ sở trực thuộc Thành Đoàn , từ năm 2006 dến 2008 tỷ lệ xuất sắc tăng từ 27,7 % lên 28,6%; tỷ lệ vững mạnh tăng từ 32,5% lên 33,9%.
Công tác tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và các đòn thể nhân dân đã được coi trọng đúng mức. Đoàn đã vận động ĐVTN tích cực thực hiện các chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng cụ thể hoá các chương trình hành động cụ thể; tổ chức cho ĐVTN tham góp ý xây dựng Đảng, giới thiệ đoàn viên ưu tú cho Đảng kết nạp, bồi dưỡng cán bộ, đàon viên bổ sung cho Đảng, chính quyền và các ngành. Từ năm 2006 đến 2008 hàng năm có từ 120 đến 150 đoàn viên ưu tú được đứng vào hàng ngũ của Đảng.
CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP, ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ ĐOÀN VÀ ĐỔI MỚI TỔ CHỨC.
3.1 Các giải pháp về xây dựng củng cố tổ chức, đào tạo bồi dưỡng cán bộ và phương thức hoạt động của Đoàn cơ sở.
3.1.1 Các giải pháp về công tác cán bộ.
Trước hết phải làm tốt công tác quy hoạch cán bộ vì công tác quy hoạch cán bộ là nội dung chủ yếu của công tác cán bộ, bảo đảm cho công tác cán bộ đi sâu vào nề nếp, chủ động có tầm nhìn xa có tính chiến lược đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài.
Nhận thức được vấn đề đó đặc biệt là vai trò, vị trí của người cán bộ Đoàn trong việc góp phần thúc đẩy phong trào của địa phương vì vậy hằng năm, qua các nhiệm kỳ đại hội cần phải có nghị quyết, chỉ thị về công tác cán bộ, trong đó xác định tập trung giải quyết tốt các vấn đề về quy hoạch và tạo nguồn; đào tạo bồi dưỡng; quản lý đánh giá, sử dụng cán bộ; thực hiện chính sách cán bộ … hướng tới xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực, tâm huyết nhiệt tình, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.Bên cạnh đó triển khai có hiệu qủa các giải pháp về công tác cán bộ và hằng năm phấn đấu có các đề tài , báo cáo về tinh hình chuyển biến chất lượng của đội ngũ cán bộ để có điều chỉnh, bổ sung kịp thời.
Công tác tuyển dụng, bố trí, quy hoạch, sử dụng cán bộ phải được tiến hành theo quy trình chặt chẽ, xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ và hiệu quả công việc. Việc đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nguồn phục vụ cho quy hoạch phải được tiến hành thường xuyên, xây dựng được kế hoạch đào tạo bồi dưỡng từng loại cán bộ.
Xác định nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, lấy tiêu chuẩn cán bộ làm căn cứ xây dựng chương trình đào tạo chú trọng bồi dưỡng chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Các kiến thức về lịch sử, địa lý, văn hoá … Bồi dưỡng kiến thức về quản lý nhà nước, quản lý xã hội, quản lý kinh tế, khả năng nghiệp vụ. Có chế độ khuyến khích và bắt buộc với cán bộ.
Để tạo nguồn cán bộ lâu dài cần phải chú trọng công tác quy hoạch, hàng năm rà soát, bổ sung, quy hoạch cán bộ dự nguồn cho từng chức danh, phê duyệt quy hoạch đảm bảo dân chủ khách quan. Xây dựng đội ngũ cán bộ đồng bộ, có cơ cấu hợp lý, chất lượng tốt, nâng cao được tỷ lệ cán bộ Đoàn là nữ, xây dựng đội ngũ cán bộ kế cận, khắc phục tình trạng hụt hẩng, các cơ sở phải đảy mạnh thực hiện các chính sách ưu tiên khuyến khích đối với các sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng có năng khiếu về hoạt động công tác đoàn về tham gia ở cơ sở, tiếp tục chuẩn hoá đội ngũ cán bộ; khắc phục tình trạng đào tạo, bồi dưỡng không đi đôi với bố trí sử dụng, đề bạt chưa xem xét tới các yếu tố năng lực chuyên môn, trình độ chính trị … cùng với xu thế chung yêu cầu về đổi mới công tác cán bộ nhằm tạo ra đội ngũ cán bộ kế cận có bản lĩn, đạo đức chính trị, nhạy bén, năng động nắm bắt và vận dụng cái mới để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.
3.1.2 Các giải pháp về tổ chức.
Tổ chức Đoàn phải bám sát vào nhiệm vụ chính trị, có nhiều đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động, mở rộng mặt trận tập hợp đoàn kết thanh niên; chăm lo đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, tạo nguồn cán bộ cho tổ chức Đảng, chính quyền các cấp; tổ chức nhiều phong trào thi đua lành mạnh thu hút đông đảo thanh niên tham gia phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh, giữ vững ổn định chính trị.
Công tác thanh niên phải thường xuyên tự đổi mới sát hợp với từng đối tượng; phát huy sức mạnh tổng hợp, đồng bộ của các lực lượng xã hội trong việc đoàn kết và giáo dục thanh, thiếu nhi. Đề ra được các cơ chế chính sách cụ thể, thiết thực để giải quyết tốt những vấn đề bức xúc của thanh niên về học tập, việc làm, thu nhập, tham gia phát triển kinh tế - xã hội.
Quán triệt sâu sắc các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên và công tác thanh niên trong các cấp uỷ Đảng,chính quyền, Mặt trận Tổ Quốc và các đoàn thể nhân dân nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về vai trò, vị trí quan trọng của tổ chức đoàn, công tác thanh niên đặc biệt trong giai đoạn mới. Các cấp uỷ Đảng phải thực sự coi xây dựng tổ chức đoàn vững mạnh, tập hợp đoàn kết thanh niên là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, là tiêu chuẩn để đánh giá, phân loại chất lượng Đảng bộ, chi bộ và chất lượng Đảng viên.
Các cấp uỷ định kỳ có chương trình làm việc với tổ chức đoàn thanh niên; phân công cụ thể cấp uỷ viên phụ trách công tác thanh niên; tạo điều kiện thuận lợi để các cấp bộ đoàn tổ chức có hiệu quả hoạt động tập hợp, đoàn kết các tầng lớp thanh niên, chăm lo các quyền lợi và lợi ích chính đáng của thanh niên, đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, truyền thống, lý tưởng, đạo đức, lối sống cho thanh niên. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên Hiệp Thanh Niên vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức.
Tăng cường sự phối hợp giữa Mặt trận Tổ Quốc, các đoàn thể và các ngành với Đoàn thanh niên, mở rộng mặt trận tập hợp thanh niên. phối hợp với Hội Liên Hiệp Thanh niên tham mưu đề xuất đổi mới nội dung, phương thức tập hợp, đoàn kết thanh niên; đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức Đoàn, Hội các cấp, nhất là ở cơ sở, vùng giáo, vùng dân tộc, vùng nông thôn, trong các công nghiệp ngoài quốc doanh …
Tăng cường sự kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ, giúp thanh niên hiểu và thể hiện đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ đối sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, quê hương.
3.1.3 Các giải pháp đổi mới phương thức hoạt động của Đoàn cơ sở hai phường Nguyễn Du - phường Tân Giang trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh.
Trước hết đối với cán bộ Đoàn cơ sở nhất là đồng chí Bí thư phải thể hiện được vai trò hết sức quan trọng trong chỉ đạo phong trào thanh thiếu nhi. Có phong cách làm việc khoa học, nhiệt tình, sáng tạo và nắm bắt kịp thời những tâm lý thanh niên.
BCH Đoàn cần tập trung nâng cao chất lượng đối tượng kết nạp Đoàn, mỗi thanh niên khi vào đoàn đều có nhận thức và hiểu biết cơ bản về Đoàn, được rèn luyện qua các hoạt động của Đoàn, đặc biệt là các hoạt động của phường, là thanh niên tiêu biểu của tập thể thanh niên, được chi đoàn tín nhiệm.
Xây dựng các chi đoàn khối phố, thôn xóm thực sự là nơi rèn luyện, phấn đấu của mỗi đoàn viên và là cầu nối giữa thanh niên với tổ chức Đoàn.
Đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức sinh hoạt chi đoàn, hoạt động chi đoàn, gắn với giải quyết những vấn đề bức xúc của đoàn viên, của thanh niên ở địa bàn dân cư, vấn đề bức xúc của đồng, đơn vị.
BCH đoàn hai phường xã cần phát động sâu rộng trong thanh niên hai phong trào lớn do Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX phát động là “ Năm xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc” và “Bốn đồng hành với thanh niên lập thân lập nghiệp”, tổ chức tốt các phong trào nhánh, hưởng ứng tốt các cuộc vận động, đợt sinh hoạt chính trị với các mục tiêu, nội dung cụ thể trong các đối tượng thanh niên.
Bên cạnh đó BCH của hai phường tăng cường mở rộng các hình thức tập hợp, đoàn kết thanh niên vào các chương trình hành động cách mạng, các chiến dịch, đợt hoạt động, các chương trình dự án phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương, cơ sở do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội Liên Hiệp Thanh niên Việt Nam tổ chức.
Xây dựng các công trình thanh niên, tổ chức các đội hình thanh niên xung kích, thanh niên tình nguyện, các mô hình( chi hội, đội, nhóm, câu lạc bộ… theo đối tượng nghề nghiệp, sở thích của thanh niên) để tập hợp thanh niên thực hiện các phong trào, các cuộc vận động ở nhiều cấp độ và quy mô khác nhau.
Mở rộng các loại hình hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao: cắm trại, tham quan, dã ngoại, du khảo về nguồn …; các hình thức biểu dương và tôn vinh các tập thể và cá nhân, các giải thưởng và sân chơi bổ ích …để tập hợp, đoàn kết thanh niên.
3.2 Nh÷ng ®Ò xuÊt, kiÕn nghÞ víi §¶ng uû chÝnh quyÒn vµ c¸c cÊp bé ®oµn.
§Ó x©y dùng, tæ chøc ®éi ngò c¸n bé cã ®ñ n¨ng lùc tr×nh ®é, phÈm chÊt ®¹o ®øc ®¸p øng ®îc yªu cÇu trong thêi kú míi cÇn ph¶i x¸c lËp hÖ quy chuÈn vÒ chÊt lîng ®oµn viªn theo m« h×nh nh©n c¸ch cña ngêi §oµn viªn TNCS trong thêi kú míi. N©ng cao chÊt lîng §oµn viªn lµ tr¸ch nhiÖm cña tæ chøc §oµn, tr¸ch nhiÖm cña c¸c cÊp uû §¶ng vµ l·nh ®¹o c¸c ngµnh, ®Ó n©ng cao søc chiÕn ®Êu cña tæ chøc §oµn c¸c cÊp gãp phÇn n©ng cao chÊt lîng chÝnh trÞ cña ngêi §oµn viªn thanh niªn trong giai ®o¹n míi. X©y dùng m« h×nh nh©n c¸ch tiªu biÓu cho chÊt lîng §oµn viªn trong thêi kú CNH, H§H ®Êt níc theo ®Þnh híng XHCN. Nh÷ng gi¶i ph¸p tríc m¾t lµ: cÇn lµm tèt viÖc chÊn chØnh c«ng t¸c ph¸t triÓn §oµn viªn míi vµ giíi thiÖu §oµn viªn u tó vµo §¶ng víi ph¬ng ch©m: coi träng chÊt lîng h¬n sè lîng, tiÕp tôc triÓn khai ch¬ng tr×nh häc tËp 6 bµi lý luËn chÝnh trÞ cho §oµn viªn vµ ch¬ng tr×nh rÌn luyÖn §oµn viªn, g¾n víi viÖc trao thÎ §oµn viªn cho nh÷ng §oµn viªn rÌn luyÖn tèt. ChÊn chØnh vµ qu¶n lý c«ng t¸c c¸n bé vÒ thanh tra, kiÓm tra x©y dùng §oµn – Héi - §éi...
3.2.1 §èi víi c¸c cÊp uû §¶ng, chÝnh quyÒn vµ c¸c ban ngµnh ®oµn thÓ.
CÇn x©y dùng quy chÕ c¸n bé §oµn, quy chÕ l·nh ®¹o §oµn thanh niªn, cã sù ®¸nh gi¸ vÒ c«ng t¸c l·nh ®¹o cña huyÖn §oµn ®èi víi §oµn c¬ së trong toµn huyÖn. Chñ ®éng lµm tèt c«ng t¸c c¸n bé nãi chung vµ ®Æc biÖt lµ c«ng t¸c qu¶n lÝ, bè trÝ sö dông c¸n bé §oµn nãi riªng. LÊy kÕt qu¶ ph©n lo¹i chÊt lîng §oµn viªn vµ viÖc hoµn thµnh nhiÖm vô cña tæ chøc §oµn theo tõng th¸ng, tõng quý, n¨m vµ trong mçi phong trµo ®Ó lµm tiªu chÝ ®¸nh gi¸ c¸n bé, lµm c¬ së cho viÖc ®Ò b¹t, bè trÝ sö dông c¸n bé §oµn vµo nh÷ng vÞ trÝ cao h¬n.
C¸c cÊp uû §¶ng cÇn quan t©m h¬n n÷a vµ t¨ng cêng c«ng t¸c kiÓm tra gi¸m s¸t, ®Þnh híng, tiÕp tôc chØ ®¹o tæ chøc §oµn, kÞp thêi ®éng viªn, cæ vò chÊn chØnh. Kh«ng ngõng ®Çu t t¹o ®iÒu kiÖn vÒ c¬ së vËt chÊt vµ kinh phÝ ®Ó n©ng cao hiÖu qu¶ ho¹t ®éng cña §oµn c¸c cÊp. Tæ chøc §¶ng cÇn cã híng tæ chøc, lùa chän, quy ho¹ch ®µo t¹o båi dìng hîp lý ®Ó trong t¬ng lai cã ®îc ®éi ngò c¸n bé §oµn ®¸p øng ®îc víi yªu cÇu cña thêi ®¹i, gãp phÇn ®a phong trµo thanh niªn cña huyÖn §oµn ngµy cµng ®i lªn. ë mçi cÊp uû §¶ng tuú theo ®Æc ®iÓm t×nh h×nh thùc tiÔn cô thÓ cña ®Þa ph¬ng mµ cã nh÷ng néi dung, môc tiªu, nhiÖm vô l·nh ®¹o c«ng t¸c §oµn phï hîp, ®Þnh híng tæ chøc §oµn vµo viÖc xung kÝch thùc hiÖn th¾ng lîi nhiÖm vô chÝnh trÞ träng t©m cña ®Þa ph¬ng. Tr¸nh trêng hîp lÊy nghÞ quyÕt cña cÊp trªn thay sè liÖu råi ¸p dông vµo cÊp m×nh.
3.2.2 Víi Trung ¬ng §oµn.
ViÖc s¬ kÕt, tæng kÕt NghÞ quyÕt cÇn ®îc tæ chøc thêng xuyªn tõ Trung ¬ng ®Õn ®Þa ph¬ng.
T¨ng cêng c«ng t¸c kiÓm tra, ®¸nh gi¸, rót kinh nghiÖm, híng dÉn chØ ®¹o viÖc thùc hiÖn NghÞ quyÕt sè 02 Ban ChÊp hµnh Trung ¬ng §oµn kho¸ VIII vÒ c«ng t¸c c¸n bé §oµn trong thêi k× míi. Cã nh÷ng híng dÉn cô thÓ ë mçi néi dung trong c«ng t¸c c¸n bé §oµn ®Ó vËn dông thùc hiÖn ®îc thèng nhÊt trong toµn quèc. Phèi hîp chÆt chÏ víi tæ chøc §¶ng t¹i c¸c ®¹i ph¬ng n¾m ch¾c vÒ chÊt lîng mäi mÆt cña c¸n bé tØnh §oµn vµ c¸n bé §oµn thuéc quyÒn qu¶n lÝ cña Trung ¬ng §oµn.
X©y dùng bé gi¸o tr×nh chuÈn vµ nh÷ng th«ng tin chÝnh x¸c ®Ó phôc vô c«ng t¸c ®oµn, nhÊt lµ c«ng t¸c båi dìng, ®µo t¹o c¸n bé §oµn cÊp huyÖn, c¸n bé §oµn c¬ së x·, phêng, thÞ trÊn.
CÇn tham mu víi §¶ng, Nhµ níc ®Ó cã nh÷ng quy ®Þnh cô thÓ thùc hiÖn vµ cã nh÷ng chÝnh s¸ch ®·i ngé, nguån kinh phÝ hîp lý cho c¸c ho¹t ®éng vÒ c«ng t¸c §oµn vµ phong trµo thanh thiÕu niªn cña tæ chøc §oµn
CÇn t¨ng cêng vÒ c¬ së vËt chÊt, kinh phÝ ®Ó c¸c tæ chøc Thanh niªn ho¹t ®éng cã hiÖu qu¶.
3.2.3 Víi TØnh §oµn.
X©y dùng ®îc mét ®éi ngò c¸n bé thùc ®øc, thùc tµi, g¾n bã, tha thiÕt víi c¸c ho¹t ®éng §oµn. Cã n¨ng lùc ho¹t ®éng thùc tiÔn cao, gÇn gòi ®Ó tËp hîp ®oµn viªn thanh niªn xung kÝch thùc hiÖn th¾ng lîi nhiÖm vô chÝnh trÞ cña ®Þa ph¬ng, ®¬n vÞ. Kiªn quyÕt kh«ng ®Ó trong tæ chøc §oµn thanh niªn ë bÊt cø cÊp nµo tõ tØnh§oµn ®Õn c¸c c¬ së §oµn trong tØnh nh÷ng c¸n bé cã biÓu hiÖn bµng quang, thê ¬ víi ho¹t ®éng §oµn hoÆc nh÷ng c¸n bé cã th¸i ®é biÓu hiÖn “quan ®oµn”, chØ giái nãi mµ kh«ng biÕt lµm viÖc.
T¨ng cêng c«ng t¸c tæ chøc, lùa chän, quy ho¹ch, båi dìng, ®µo t¹o vµ sö dông c¸n bé ®éi ngò c¸n bé §oµn c¬ së, ®ång thêi chØ ®¹o c¸c x· lµm tèt c«ng t¸c tæ chøc, tuyÓn chän, t¹o nguån c¸n bé §oµn c¬ së. §Æc biÖt chó ý g¾n c«ng t¸c båi dìng, ®µo t¹o víi c«ng t¸c sö dông c¸n bé §oµn c¬ së x·
Coi träng c«ng t¸c qu¶n lÝ c¸n bé §oµn c¸c cÊp, g¾n c«ng t¸c qu¶n lÝ c¸n bé víi c«ng t¸c qu¶n lÝ chÊt lîng ®oµn viªn, ®¶ng viªn. Thêng xuyªn tham mu víi cÊp uû §¶ng chñ ®éng lµm tèt c«ng t¸c bè trÝ, sö dông c¸n bé ®¶m b¶o nguyªn t¾c tËp trung d©n chñ, tËp thÓ l·nh ®¹o, c¸ nh©n phô tr¸ch. Bè trÝ vµ sö dông ®óng ngêi, ®óng viÖc, ph¸t huy ®îc n¨ng lùc së trêng cña c¸n bé cÊp díi. C¸n bé §oµn lµ c¸n bé cña nh÷ng c«ng viÖc cô thÓ, c¸n bé cña c«ng t¸c phong trµo tuæi trÎ nªn kh«ng thÓ ®Ó x¶y ra t×nh tr¹ng “ch¹y” chøc quyÒn, chøc vô; kh«ng ®Ó t×nh tr¹ng “mét ngêi lµm quan c¶ hä dîc nhê”, do quen biÕt, ngêi nhµ mµ nhËn vµo c«ng t¸c nÕu nh kh«ng cã tr×nh ®é vµ n¨ng lùc thùc sù. Tạo động lực cho đội ngũ cán bộ đoàn thông qua việc tổ chức định kỳ “Hội Thi Bí Thư Chi Đoàn Giỏi”, tuyên dương các cán bộ Đoàn xuất sắc, coi trọng việc giới thiệu kết nạp Đảng cho các Bí thư chi đoàn xóm phố. Tham mu, ®Ò xuÊt víi cÊp uû chØ ®¹o c¸c cÊp uû ®¶ng, chÝnh quyÒn vµ c¸c ban ngµnh ®oµn thÓ quan t©m phèi hîp, hç trî cho tæ chøc §oµn cïng cÊp ho¹t ®éng. §ång thêi tham mu cho huyÖn uû chØ ®¹o c¸c cÊp uû §¶ng lµm tèt c«ng t¸c c¸n bé nãi chung vµ c¸n bé §oµn nãi riªng.
3.2.4 Víi c¸c huyÖn §oµn vµ ban ngµnh trong c¸c huyÖn.
Gi¸o dôc thÕ hÖ trÎ lµ tr¸ch nhiÖm cña toµn x· héi, kh«ng riªng g× cña tæ chøc §oµn, cña §¶ng. Do vËy tr¸ch nhiÖm cña c¸c ban ngµnh ®oµn thÓ víi tæ chøc thanh niªn lµ cÇn thiÕt. TÊt c¶ c¸c tæ chøc tËp trung t¹o m«i trêng lµnh m¹nh vÒ chÝnh trÞ, ®¹o ®øc, lèi sèng nhÊt lµ trong lÜnh vùc v¨n ho¸, phßng chèng tÖ n¹n x· héi trong Thanh niªn. Do vËy c¸c ban ngµnh ®oµn thÓ cÇn quan t©m h¬n n÷a cïng tæ chøc §oµn ch¨m lo gi¸o dôc, båi dìng thÕ hÖ trÎ.
3.2.5 Víi tæ chøc ®oµn c¬ së.
Tríc nh÷ng khã kh¨n hiÖn nay, ®Ó ®a tæ chøc cña m×nh ®i lªn tæ chøc §oµn c¬ së vµ chi ®oµn cÇn ph¶i:
Lµm tèt c«ng t¸c tham mu víi cÊp uû §¶ng, chÝnh quyÒn ®Ó cã phong trµo thËt m¹nh mÏ, cã chiÒu s©u.
Cñng cè l¹i lÒ lèi, chÕ ®é lµm viÖc, tæ chøc thêng xuyªn c¸c cuéc häp giao ban theo ®Þnh kú ®Ó n¾m t×nh h×nh.
Chñ ®éng ®Ò ra c¸c ch¬ng tr×nh ho¹t ®éng, phèi hîp chÆt chÏ víi c¸c ban ngµnh ®oµn thÓ ®Ó t¹o ra c¸c phong trµo míi mÎ, mang tÝnh hÊp dÉn cao ®Ó thu hót tËp hîp Thanh niªn.
N¨ng ®éng, linh ho¹t trong viÖc g©y quü cho ho¹t ®éng cña tæ chøc m×nh.
Cã kÕ ho¹ch cñng cè vµ xo¸ c¬ së tr¾ng §oµn - §éi.
Lµm tèt c«ng t¸c §oµn viªn, giíi thiÖu ®oµn viªn u tó cho §¶ng.
KÕt LuËn
Trong suèt qu¸ tr×nh l·nh ®¹o c¸ch m¹ng ViÖt Nam, §¶ng ta lu«n x¸c ®Þnh c¸n bé lµ nhiÖm vô träng t©m trong c«ng t¸c x©y dùng §¶ng, nhÊt lµ ch¨m lo cho ®éi ngò c¸n bé §oµn thanh niªn lùc lîng kÕ tôc sù nghiÖp c¸ch m¹ng cña §¶ng. §©y lµ vÊn ®Ò khã kh¨n phøc t¹p, nã g¾n víi con ngêi vµ g¾n víi c¸c mÆt kh¸c nhau cña ®êi sèng x· héi, ë bÊt cø giai ®o¹n c¸ch m¹ng nµo c¸n bé còng lµ trung t©m chó ý cña x· héi.
Ngµy nay, thùc hiÖn c«ng cuéc ®æi míi toµn diÖn ®Êt níc do §¶ng khëi xíng vµ l·nh ®¹o, ph¸t triÓn kinh tÕ hµng ho¸ nhiÒu thµnh phÇn vËn hµnh theo c¬ chÕ thi trêng, cã sù qu¶n lý cña nhµ níc theo ®Þnh híng x· héi chñ nghÜa, bíc ®Çu ta ®· thu ®îc nh÷ng th¾ng lîi ®¸ng kÓ lµm nÒn t¶ng cho viÖc ®Èy m¹nh cô nghiÖp CNH, H§H ®Êt níc.song bªn c¹nh dã cßn kh«ng Ýt khã kh¨n vµ thö th¸ch ®ßi hái ®éi ngò c¸n bé §oµn thanh niªn ph¶i cã ®Çy ®ñ phÈm chÊt, tr×nh ®é n¨ng lùc, trÝ tuÖ, søc khoÎ ®Ó ®¶m ®¬ng hoµn thµnh nhiÖm vô cña c¸ch m¹ng giao phã tríc m¾t vµ l©u dµi. §Ó x©y dùng mét ®é ngò c¸n bé c¸n bé cã chÊt lîng cao vµ toµn diÖn. Nh vËy ®ßi hái chung ta ph¶i quan t©m ®óng møc tíi tÊt c¶ c¸c kh©u trong c«ng t¸c c¸n bé tõ tuyÓn chän ®Õn ®µo t¹o, båi dìng, sö dông c¸n bé. ®©y lµ viÖc lµm ®ßi hái chóng ta ph¶i quan t©m, chó träng, song l¹i ph¶i kiªn tr×, lµm töng bíc, lµm ®Õn ®©u ch¾c ®Õn ®ã. Cã nh vËy míi ®¶m b¶o cã mét ®éi ngò c¸n bé cã ®ñ ®øc, tµi g¸nh v¸c nhiÖm vô l©u dµi, gian khæ cña §¶ng.
ViÖc n©ng cao chÊt lîng c¸n bé cÇn ph¶i tiÕn hµnh mét c¸ch ®ång bé gi÷a c¸c c¬ quan ban ngµnh cã liªn quan, lµm thêng xuyªn, liªn tôc cã träng ®iÓm trong ®µo t¹o, båi dìng, sö dông c¸n bé, cã m«i trêng ®Ó ®éi ngò c¸n bé ph¸t huy hiÖu qu¶, chÊt lîng c«ng t¸c, cã hÖ thèng qu¶ lý vµ c¸c c¬ chÕ chÝnh s¸ch hoÆc khuyÕn khÝch ®éi ngò c¸n bé phï hîp víi ®iÒu kiÖn cña ®Êt níc trong tõng giai ®o¹n vµ thêi kú.
Trªn ®©y lµ mét sè vÊn ®Ò kÕt luËn cña b¶n th©n em vÒ c«ng t¸c tæ chøc c¸n bé nãi chung vµ c«ng t¸c tæ chøc c¸n bé hai phêng NguyÔn Du vµ T©n Giang nãi riªng.
Trong qu¸ tr×nh viÕt chuyªn ®Ò víi thêi gian kh«ng nhiÒu tµi liÖu Ýt (do giíi h¹n cña chuyªn ®Ò ),nhËn thøc cña b¶n th©n cßn h¹n chÕ. Chuyªn ®Ò míi chØ b¾t ®Çu nªu nªn mét sè khÝa c¹nh, mét vµi biÖn ph¸p ë ph¹m vi nhá vµ cßn trõu tîng, do vËy ch¾c ch¾n bµi viÕt sÏ kh«ng tr¸nh khái nh÷ng h¹n chÕ thiÕu sãt, mong c¸c thÇy c« gi¸o ®ãng gãp ý kiÕn ®Ó chuyªn ®Ò ®uîc hoµn thiÖn.
Em xin ch©n thµnh c¶m ¬n!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Công tác tổ chức và cán bộ: NXB Chính trị Quốc gia.
2. Báo cáo của BCH Thành Đoàn thành phố Hà Tĩnh
khoá XVII.
3. Báo cáo của BCH Đoàn phường Nam Hà khoá IX.
4. Báo cáo của BCH Đoàn phường Thạch Linh khoá XIX.
5. Nghị quyết của BCH Đảng Bộ Tỉnh Hà Tĩnh khoá XV.
6. Nghị quyết của BCH Thành Đoàn thành phố Hà Tĩnh.
7. Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX.
8. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 70 năm xây dựng và trưởng thành. NXB thanh niên.
9. Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên - NXB thanh niên.
10.Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đất nước trong thời đại mới: Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
11. Lênin toàn tập - tập 6.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng và các giải pháp nhằm nâng cao chất đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở một số phường trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh - tỉnh Hà Tĩnh.doc