Với mục tiêu phấn đấu của Đảng và Nhà nước ta đề ra: “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” thì nhiệm vụ đầu tiên là phải xây dựng được một xã hội công bằng, từ đó xã hội mới dân chủ, văn minh, đời sống nhân dân mới được cải thiện. Bên cạnh những cố gắng của toàn xã hội, thì những vấn đề tiêu cực, tiêu biểu là tình trạng vi phạm pháp luật hiện nay lại xảy ra với mức độ chóng mặt. Những hành vi vi phạm này dù xảy ra cố ý hay vô ý đều có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến xã hội, đi ngược lại với mục tiêu mà chúng ta đang tiến tới. Việc tìm hiểu nguyên nhân của tình trạng vi phạm pháp luật ở nước ta hiện nay là việc làm vô cùng cấp thiết, là nền tảng để tìm ra hướng giải quyết, khắc phục tình trạng vi phạm pháp luật trên, góp phần xây dựng một xã hội giàu đẹp mà chúng ta đang xây dựng. Có rất nhiều cách để trình bày nguyên nhân của vi phạm pháp luật. Bài tiểu luận này của em được đi theo hướng trình bày theo yếu tố chủ quan và khách quan để có được cái nhìn cụ thể về từng vấn đề ảnh hưởng đến nguyên nhân của vi phạm pháp luật.
Phần mở đầu 2
Phần I: Một số vấn đề lí luận về vi phạm pháp luật
1. Khái niệm vi phạm pháp luật 2
2. Cấu thành của vi phạm pháp luật 2
3. Phân loại vi phamn pháp luật 3
Phần II: Thực trạng của vi phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay
1. Tình hình vi phạm pháp luật hiện nay 3
2. Hậu quả 5
Phần III: Nguyên nhân của vi phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay
1. Nguyên nhân khách quan 5
2. Nguyên nhân chủ quan 7
Phần IV: Những giải pháp khắc phục và phòng chống 8
Kết luận 8
Danh mục tài liệu tham khảo 9
9 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 26864 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng và giải pháp của vi phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục:
Trang
Phần mở đầu 2
Phần I: Một số vấn đề lí luận về vi phạm pháp luật
1. Khái niệm vi phạm pháp luật 2
2. Cấu thành của vi phạm pháp luật 2
3. Phân loại vi phamn pháp luật 3
Phần II: Thực trạng của vi phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay
1. Tình hình vi phạm pháp luật hiện nay 3
2. Hậu quả 5
Phần III: Nguyên nhân của vi phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay
1. Nguyên nhân khách quan 5
2. Nguyên nhân chủ quan 7
Phần IV: Những giải pháp khắc phục và phòng chống 8
Kết luận 8
Danh mục tài liệu tham khảo 9
Với mục tiêu phấn đấu của Đảng và Nhà nước ta đề ra: “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” thì nhiệm vụ đầu tiên là phải xây dựng được một xã hội công bằng, từ đó xã hội mới dân chủ, văn minh, đời sống nhân dân mới được cải thiện. Bên cạnh những cố gắng của toàn xã hội, thì những vấn đề tiêu cực, tiêu biểu là tình trạng vi phạm pháp luật hiện nay lại xảy ra với mức độ chóng mặt. Những hành vi vi phạm này dù xảy ra cố ý hay vô ý đều có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến xã hội, đi ngược lại với mục tiêu mà chúng ta đang tiến tới. Việc tìm hiểu nguyên nhân của tình trạng vi phạm pháp luật ở nước ta hiện nay là việc làm vô cùng cấp thiết, là nền tảng để tìm ra hướng giải quyết, khắc phục tình trạng vi phạm pháp luật trên, góp phần xây dựng một xã hội giàu đẹp mà chúng ta đang xây dựng. Có rất nhiều cách để trình bày nguyên nhân của vi phạm pháp luật. Bài tiểu luận này của em được đi theo hướng trình bày theo yếu tố chủ quan và khách quan để có được cái nhìn cụ thể về từng vấn đề ảnh hưởng đến nguyên nhân của vi phạm pháp luật.
Phần I: Một số vấn đề lý luận về vi phạm pháp luật:
Khái niệm vi phạm pháp luật:
Trong khoa học pháp lý hiện nay, có rất nhiều tài liệu nêu nên khái niệm của vi phạm Pháp luật, nhưng theo giáo trình Lí luận Nhà nước và Pháp luật của trường Đại học Luật Hà Nội ghi rõ như sau: “ vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội đã được pháp luật bảo vệ”.
Vi phạm pháp luật là một hiện tượng trong xã hội có những dấu hiệu để nhận biết sau:
Dấu hiệu thứ nhất là trái pháp luật:
Một hành vi bị coi là trái pháp luật khi không phù hợp với các qui định của pháp luật, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Dấu hiệu có lỗi :
Trong khoa học pháp lí, lỗi là trạng thái tâm lí phản ánh thái độ tiêu cực của chủ thể khi thực hiện hành vi, thái độ tâm lí của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật gây nguy hiểm cho xã hội cũng như hậu quả của hành vi.
Dấu hiệu năng lực trách nhiệm pháp lí:
Khả năng chịu trách nhiệm pháp lí do các hành vi của mình gây ra chỉ qui định đối với những người có khả năng nhận thức được hành vi cũng như tính chất nguy hiểm của hành vi và khả năng điều khiển, kiểm soát hành vi mình gây ra.
2. Cấu thành vi phạm pháp luật gồm các yếu tố:
Mặt khách quan của vi phạm pháp luật: là toàn bộ những biểu hiện thực tế ra bên ngoài của vi phạm pháp luật, đây là yếu tố để nhận diện và đánh giá một vi phạm pháp luật.
Khách thể của vi phạm pháp luật là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ và vi phạm pháp luật xâm hại.
Chủ thể của các vi phạm pháp luật là những chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí và đã thực hiện vi phạm pháp luật.
Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật là những hoạt động tâm lí - ý thức bên trong của chủ thể khi thực hiện vi phạm pháp luật, bao gồm lỗi của chủ thể: lỗi cố ý trực tiếp, lỗi cố ý gián tiếp, lỗi vô ý vì quá tự tin, lỗi vô ý vì cẩu thả; động cơ và mục đích vi phạm.
3.Các loại vi phạm pháp luật:
Dựa vào các yếu tố như tính chất, tầm quan trọng của khách thể, mức độ hậu quả, tính chất của hành vi, công cụ vi phạm, ..và những quan hệ đã được pháp luật bảo vệ, ta phân loại ra được các loại vi phạm sau:
Vi phạm hình sự ( tội phạm) là vi phạm pháp luật có tính nguy hiểm cho xã hội ở mức độ cao nhất, xâm phạm những quan hệ xã hội quan trọng nhất trong hệ thống quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Vi phạm hành chính là vi phạm pháp luật có tính nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm , mức độ thiệt hại cho xã hội do vi phạm hành chính gây ra thấp hơn tội phạm.
Vi phạm dân sự là vi phạm pháp luật trong trường hợp chủ thể không thực hiện hoặc không thực hiện đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ của họ trong một quan hệ pháp luật dân sự cụ thể,…
Vi phạm kỷ luật nhà nước là vi phạm pháp luật trong trường hợp chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của họ trong một quan hệ được xác lập trong các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý của nhà nước.
Phần II: Thực trạng vi phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay:
Tình hình vi phạm pháp luật hiện nay:
Theo thống kê của các cơ quan pháp luật gần đây cho thấy rằng tình hình vi phạm pháp luật ngày càng tăng. Các loại vi phạm không những tăng về số lượng các vụ việc mà còn tăng cả về số lượng chủ thể tham gia. Thông thường , vi phạm pháp luật tăng tỷ lệ với gia tăng dân số, nhưng hiện nay thì số vi phạm lại tăng nhiều hơn so với dân số. Đáng báo động là tình trạng vi phạm pháp luật này lại xảy ra trong mọi lĩnh vực của đời sống như: kinh tế, xã hội, an ninh trật tự, văn hoá,...với những thủ đoạn tinh vi, liều lĩnh, xảo quyệt hơn mà nếu không phán đoán chính xác sẽ không nhận thấy.
Đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, các loại vi phạm đặc biệt tăng nhanh, mạnh và đa dạng về hành vi, thủ đoạn. Nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế, nhiều loại hình doanh nghiệp, với các lĩnh vực hoạt động thông thoáng mà Nhà nước đã đề ra, nhưng cũng chính lợi dụng sự quản lý thiếu chặt chẽ này, một số những doanh nghiệp làm ăn bất chính, có lợi thế về vốn đã tiến hành những hình thức cạnh tranh không lành mạnh, trốn lậu thuế, buôn lậu,…Vì vậy, tình trạng vi phạm trong lĩnh vực kinh tế càng ngày càng tăng, các loại tội phạm mới cũng xuất hiện với những hình thức tinh vi, quy mô rộng hơn thể hiện rất rõ. Theo số liệu, trong 5 năm qua, công an các đơn vị, địa phương đã khởi tố điều tra gần 200 vụ án về tội phạm kinh tế liên quan đến hơn 320 đối tượng (chiếm 22% tổng số vụ), trong đó nổi lên là các hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (chiếm 12% tổng số vụ), đặc biệt là lừa đảo chiếm đoạt thuế VAT, hoạt động tàng trữ lưu hành tiền giả, kể cả ngoại tệ giả. Bên cạnh những nhà đầu tư nước ngoài làm ăn có hiệu quả, đã xuất hiện một số tổ chức doanh nghiệp, cá nhân người nước ngoài đầu tư chui trong các lĩnh vực chứng khoán, bất động sản, dịch vụ giải trí để rửa tiền, trốn thuế, lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Lợi dụng danh nghĩa các tổ chức, tập đoàn tài chính quốc tế để hứa hẹn, ký kết trong việc đầu tư, tư vấn thiết kế với một số dự án lớn với các doanh nghiệp nhưng có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt vốn đầu tư hoặc dây dưa, không thực hiện nghĩa vụ thuế. Đã xảy ra một số trường hợp tội phạm lợi dụng chính sách mở cửa của nước ta để buôn lậu bằng cách thẩm lậu nguyên liệu gia công, thành phẩm không qua thuế ngay tại các khu chế xuất trong nước. Đặc biệt, trong những năm qua, nổi lên tình trạng một số công ty trong nước cấu kết với các công ty nước ngoài để thực hiện hoạt động mua bán tài chính, lập hợp đồng giả, chứng từ giả để lừa đảo chiếm đoạt tiền hoàn thuế VAT…Tội phạm lợi dụng công nghệ cao có xu hướng phát triển và ngày càng gây hậu quả nghiêm trọng. Một số tội phạm như trộm cắp cước viễn thông quốc tế, làm giả thẻ tín dụng để rút tiền trong tài khoản cá nhân, đột nhập vào các trang web thương mại điện tử để phá hoại hoặc lấy cắp thông tin khách hàng… Phương thức thủ đoạn hoạt động phạm tội rất tinh vi và luôn có sự cấu kết giữa đối tượng trong nước với đối tượng nước ngoài, với các cán bộ nhân viên thuế, hải quan, để buôn lậu, thường xảy ra ở các cửa khẩu, biên giới,…
Trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội,…tình hình vi phạm cũng xảy ra rất phức tạp, trong đó tội phạm là loại hình vi phạm nghiêm trọng nhất xảy ra khá phổ biến. Số người vi phạm và số vụ việc tăng lên đáng kể, một số tội phạm nghiêm trọng như cướp giật, giết người, buôn bán và sử dụng ma tuý, mại dâm…tăng mạnh và có nhiều vụ án quan trọng. Đặc biệt là tội phạm có tổ chức ngày càng nhiều, có tình tái phạm cao, như các băng nhóm bảo kê nhà hàng,..với hình thức thanh toán nhau rất tàn bạo. Theo tin tức mới đây, có vụ việc khoảng 70 thanh niên mang theo súng, dao, kiếm... đã tham gia trận ẩu đả trước cổng khu đô thị Ciputra được xem là cao cấp nhất Hà Nội, đã cho thấy rõ điều đó.
Đáng lo ngại hơn là tình trạng thanh thiếu niên, trẻ vị thành niên phạm tội xảy ra rất nhiều. Theo số liệu của Cục cảnh sát Điều tra tội ph ạm về trật tự xã hội- Bộ Công An, năm 2007 toàn quốc có 10.361 vụ án do người chưa thành niên ( CTN) gây ra, gồm 15.589 em, 6 tháng đầu năm 2008 đã xảy ra 5.746 vụ mới với 9000 em( tăng 2%). Số vụ án do người CNT gây ra chiếm 20% tổng số vụ vi phạm h ình sự với những hành vi ph ạm tội hết sức dã man, tàn bạo như trộm cắp tài sản, cố ý gây thương tích, giết người. Lứa tuổi phạm tội cao nhất từ 16 đến dưới 18 tuổi chiếm khoảng 60%, từ 14 đến 16 tuổi là 32%, mức độ tái phạm cũng rất cao; hơn 35%. Ngoài ra, còn các hiện tượng vi phạm an toàn giao thông như đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng, không đội mũ bảo hiểm diễn ra thường ngày.
Trong quá trình hội nhập, ngoài những lợi ích tích cực mang lại, thì những yếu tố tiêu cực cũng tràn lan, những luồng văn hoá lai căng, đồi truỵ cũng du nhập vào Việt Nam gây biến đổi trong đời sống văn hoá- xã hội. Như hiện tượng băng đĩa đen, sách báo đồi truỵ đã tác động đến hầu hết giới trẻ ngày nay. Nổi lên như hiện tượng phạm tội để lấy tiền mua sắm, sử dụng thuốc lắc, đi Bar…
Một số vấn đề xảy ra hiện nay cũng rất nghiêm trọng đó là tình trạng vi phạm pháp luật về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực phẩm bẩn đã không còn là chuyện bất thường ở Việt Nam: chỉ một thời gian ngắn mà khá nhiều vụ việc vi phạm bị phanh phui, điển hình vụ nước uống nhãn hiệu Aquarphar của công ty Dược phẩm Tâm Đăng, quận1 TPHCM có chứa vi tùng gây mủ Pseudomonas, tiếp đến là vụ tẩy trắng mực tươi bằng ôxy già tại khu vực chợ Đầu mối Long biên,..theo số liệu 48% cơ sở ở Hà Nội không có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Vi phạm môi trường cũng tăng mạnh, mới đây các cơ quan đã phát hiện công ty VeDan đã thải chất thải chưa qua xử lý xuống sông Thị Vải, gây ô nhiễm môi trường,.. Tệ nạn tham nhũng, đưa hối lộ của những quan chức, cán bộ..có giảm nhưng lại cho ta thấy thủ đoạn tinh vi hơn của các đối tượng này để che giấu những hành vi phạm pháp.
Hậu quả:
Những hậu quả do tình trạng vi phạm gây ra cho Nhà nước và xã hội rất nghiêm trọng, khó khắc phục, ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống. Thứ nhất, nó gây mất ổn định đời sống xã hội, đến các hoạt động kinh tế,..tạo tâm lý hoang mang lo lắng cho người dân, sụt giảm lòng tin với chế độ xã hội mà chúng ta đang hướng đến. Thứ 2, gây thiệt hại cho sức khoẻ, tính mạng con người, thiệt hại về tài sản, đặc biệt là tài sản của Nhà nước có liên quan đến các vụ bê bối tài chính, gian lận thương mại, vay vốn ngân hàng. Thứ 3, đó là sự thoái hoá của đội ngũ cán bộ công nhân viên Nhà nước..và còn rất nhiều những hậu quả khác mang tính lâu dài khó khắc phục. Một dạng hậu quả phi vật chất gián tiếp gây ra hậu quả cho xã hội đó là hoạt động ban hành các avưn bản trái pháp luât.
Qua tình hình vi phạm pháp luật trên ta thấy rằng nhiệm vụ cấp bách hiện nay là phải tìm ra được nguyên nhân và giải pháp để ngăn chặn những hành vi phạm pháp này một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Phần III: Nguyên nhân của vi phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật hiện nay ở nước ta, được chia ra thành nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan sau:
Nguyên nhân khách quan:
Theo quan điểm của Mác- Lênin thì tồn tại xã hội quyết định ý thức của xã hội,qua đó ta thấy rằng yếu tố khách quan như: điều kiện sống, điều kiện kinh tế-xã hội,… đã tác động đến những hành vi vi phạm pháp luật của con người. Những nguyên nhân đó được biểu hiện như sau:
-Nhóm nguyên nhân về kinh tế là nhóm nguyên nhân đặc biệt quan trọng. Có thể thấy rằng sự vận động và phát triển của nền kinh thế thị trường đã tác động sâu sắc đến các quan hệ xã hội và các lĩnh vực của đời sống con người, khơi dậy những yếu tố tiêu cực, những mặt trái của cơ chế thị trường đã làm cho xã hội thêm biến chuyển. Nền kinh tế thị trường đòi hỏi Pháp luật phải thừa nhận nhiều thành phần kinh tế, phải chấp nhận sự cạnh tranh của các chủ thể tham gia sản xuất và kinh doanh trên thị trường trong và ngoài nước. Nhưng sự cạnh tranh, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, nó liên quan đến lợi nhuận, đến những nguồn lợi ích vật chất lớn thì không bao giờ chỉ là cạnh tranh lành mạnh theo kiểu thi đua mà thường là những cuộc cạnh tranh tàn khốc, quyết liệt, tất yếu dẫn đến tình trạng phá sản, hiện tượng độc quyền, làm tổn hại đến quá trình sản xuất, kinh doanh của các chủ thể và lợi ích người tiêu dùng. Bên cạnh đó, sự đề cao quá mức lợi ích cá nhân, vì lợi nhuận, vì đồng tiền con người đã bất chấp tất cả tình nghĩa, đạo đức, pháp luật để làm giàu phi pháp. Các mánh lới, thủ đoạn được sử dụng trong các hoạt động kinh tế,..Sự phát triển kinh tế còn kéo theo các vấn đề xã hội như công ăn việc làm, tình trạng thất nghiệp cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật. Chính sách mở cửa hội nhập đã tạo ra những hoạt động vi phạm mới,…
-Nhóm nguyên nhân về xã hội là nhóm nguyên nhân khó có thể thống kê trên thực tế. Các nguyên nhân về xã hội rất đa dạng và phong phú. Cùng nằm trong mối quan hệ gắn bó với nền kinh tế thị trường đó là sự phân hoá xã hội thành những tầng lớp khác nhau, sự phân hoá giàu nghèo rõ rệt. Nhờ sự phát triển của khoa học kĩ thuật phát triển, máy móc dần dần thay thế con người, một bộ phận biết cách nắm bắt thị trường, đầu tư hợp lí sẽ nhanh chóng làm giàu, trở thành những ông chủ; còn một bộ phận dân chúng đã trở thành nạn nhân của cơ chế thị trường bị mất đất, không có vốn, trình độ văn hoá kém,…Mấy năm hiện trở về đây, cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ Mỹ cũng đã tác động đến nền kinh tế, gây phá sản các công ty nhà máy làm đình đốn trong hoạt động sản xuất gây thất nghiệp cho công nhân. Trong khi đó, nhu cầu của đời sống ngày càng tăng lên trong thời đại “ bão giá” hiện nay, tất yếu sẽ dẫn đến những việc làm liều lĩnh, gây nên tình trạng vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, sự gia tăng dân số cũng dẫn đến tình trạng thất nghiệp. Vấn đề xã hội không thể không lưu ý đến đó là tình trạng người chưa thành niên phạm tội ngày càng nhiều, mà nguyên nhân của tình trạng này là do sự thiếu quan tâm của gia đình. Trong thời đại kinh tế, cha mẹ lo kiếm tiền không quan tâm đến tinh thần của con cái, dùng tiền để chu cấp cho con đầy đủ mọi vật chất, hoặc do hoàn cảnh gia đình như đói nghèo, cha mẹ ly hôn,… thiếu sự quan tâm chăm sóc, thiếu hiểu biết, dễ dàng bị bạn bè lôi kéo, áp lực trong học tập đã dẫn đến tình trạng vi phạm.
- Nhóm nguyên nhân từ bên ngoài mang đến cùng xu hướng hội nhập quốc tế:
Trong quá trình hội nhập, ngoài những yếu tố tích cực mang lại thì những yếu tố tiêu cực cũng “ hoà nhập” theo. Những công nghệ hiện đại, sự xâm nhập của lối sống, sự phong phú về thông tin đa chiều…tạo điều kiện cho những thế lực thù địch, phản động với mục đích xấu, động cơ không trong sáng được du nhập vào Việt Nam, Những thông tin qua hệ thống Internet, các luồng văn hoá như băng đĩa, sách báo, tạp chí không lành mạnh.. đã kích động những nhu cầu của con người nhưng điều kiện ở Việt nam chưa đáp ứng được gây phản ứng tiêu cực, nhất là trong lớp trẻ hiện nay là những đối tượng dễ bị kích động. Ngoài ra, việc hội nhập cũng chứa đựng những nguồn vi phạm như những tội phạm giết người rồi bỏ trốn sang Việt Nam, những loại hình vận chuyển buôn bán hàng cấm xuyên quốc gia, những thế lực phản động từ bên ngoài tràn vào gây mất lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó, việc hội nhập chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế, còn việc phòng chống tội phạm mới bước đầu được quan tâm đến nên vẫn còn nhiều hạn chế.
Nguyên nhân chủ quan:
Những nguyên nhân chủ quan này đều có tác động của những nguyên nhân khách quan trên. Thứ nhất, đó chính là ý thức của những chủ thể vi phạm pháp luật. Những năm qua ở nước ta nhiều người dân chưa nhận thức đúng và đầy đủ về pháp luật, ít quan tâm đến pháp luật, vì vậy những người vi phạm do kém hiểu biết và sự kém hiểu biết đôi khi lại làm cho họ không ý thức được quyền, lợi ích của họ có bị vi phạm hay không. Tình trạng này còn dẫn đến thái độ thờ ơ, lãnh đạm, thậm chí coi thường pháp luật, dẫn tới hành vi trái với qui định của pháp luật. Điển hình đó là ý thức của những người phạm tội chưa thành niên do sự yếu kém về ý thức phấn đấu, rèn luyện thế nên khi điều kiện ngoại cảnh tác động dễ gây vi phạm, và còn do lỗi của chính các bậc phụ huynh. Không chỉ do ý thức của người dân, kém hiểu biết, mà một bộ phận không nhỏ ý thức của những người làm trong các cơ quan Nhà nước, do nắm được luật nên càng dễ “ lách luật” hơn, với những hành động tinh vi để chiếm đoạt tài sản làm của riêng, tham nhũng, nhận hối lộ,..những cán bộ trụ cột được đào tạo lại vi phạm thì làm sao có thể răn đe người dân, gây mất lòng tin và uy tín cho dân.
Thứ hai, do sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế kéo theo sự lạc hậu của pháp luật. Hệ thống pháp luật nước ta vẫn thiếu tính toàn diện, thiếu tính khách quan phù hợp vì vậy, cứ thiếu đâu thì bổ sung, sửa đổi đấy, chưa có tính nhất quán, dễ tạo những kẽ hở để các đối tượng vi phạm. Nhiều khi luật chưa kịp sửa mà yêu cầu giải quyết gấp rút buộc các cơ quan phải ban hành các văn bản hướng dẫn hoặc quy định trái luật, những quy định chồng chéo, mâu thuẫn, thậm chí phủ định lẫn nhau, nên dân không biết phải thực hiện theo cái gì,.. điều tất nhiên sẽ phải “vi phạm”.
Thứ 3 đó là hoạt động phòng chống và kiểm soát tình hình vi phạm còn nhiều hạn chế, các lực lượng tham gia phòng chống tuy đông về số lượng nhưng chất lượng còn yếu kém, chưa được đào tạo bài bản, chưa nắm bắt được tình hình. Sự thiếu trách nhiệm của các cơ quan chức năng, buông lỏng trong công tác quản lí, làm cho tội phạm dễ thoát tội.
Cuối cùng, đó chính là công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật chưa đi sâu vào thực tế. Điều này có thể thấy rất rõ khi tìm hiểu nguyên nhân của vi phạm pháp luật ở người chưa thành niên, do sự thiếu hụt các dịch vụ hỗ trợ cộng đồng, như các trung tâm tham vấn kĩ năng sống,… để hỗ trợ cho người phạm tội và gia đình vượt qua khó khăn, giúp phòng ngừa tội phạm tái phạm. Công tác giáo dục, phòng ngừa hiện nay vẫn hạn chế về chất lượng, các chiến lược truyền thông và chương trình giáo dục về pháp luật và lối sống còn nặng nề về bề rộng, chưa đi sâu vào thực chất, chưa đủ mạnh để loại bỏ các tệ nạn xã hội với những hoạt động kém lành mạnh. Đội ngũ giảng dạy môn pháp luật trong các nhà trường, khu dân cư vẫn còn thiếu và chưa được đào tạo bài bản. Hệ quả là tuyên truyền không chính xác,…
Phần IV: Những giải pháp khắc phục và phòng chống.
Từ những phân tích về thực trạng và nguyên nhân về tình hình vi phạm pháp luật hiện nay ở nước ta, cho thấy tất cả các cá nhân và xã hội phải có biện pháp để khắc phục tình trạng này. Dưới đây là một số biện pháp để phòng tránh và khắc phục tình trạng trên:
Đầu tiên đó là phải đào tạo một đội ngũ cán bộ tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật tốt, vì đội ngũ này là nòng cốt trong việc phổ biến pháp luật đến nhân dân, là những người thực hiện pháp luật. Nếu dân nắm được pháp luật sẽ hạn chế được tình trạng vi phạm. Nâng cao ý thức người dân hiểu biết về pháp luật là một vấn đề rất khó nhưng không thể không làm được, nếu Đảng và Nhà nước biết cách đánh vào tâm lý của người dân. Trách nhiệm còn thuộc về chính các bậc cha mẹ giáo dục con cái, để khắc phục tình trạng trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật nhiều như hiện nay, các dịch vụ hỗ trợ cộng đồng cần được phát triển hơn nữa, tư vấn cho những người đã phạm tội để họ không tái phạm nữa. Quan trọng nữa đó chính là sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đến nhân dân, xây dựng hệ thống pháp luật chặt chẽ, nghiêm minh, có tính toàn diện, khách quan chân thực. Cương quyết xử lý những tình trạng vi phạm trong chính các cơ quan Nhà nước để làm gương cho nhân dân làm theo, tạo lòng tin của nhân dân vào Nhà nước. Các kế hoạch tuyên truyền nên đi sâu rộng, đừng chỉ là hình thức nên đi sâu vào thực tế để dân làm theo. Giải quyết các vấn đề việc làm, khắc phục tình trạng mất cân đối giữa các vùng miền, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, giải quyết hài hoà quan hệ giữa lợi ích với công bằng xã hội, thúc đẩy sự phát triển khoa học kĩ thuật. Nếu có những biện pháp trên kịp thời ngăn chặn sẽ góp phần tích cực trong công tác phòng chống vi phạm pháp luật ở nước ta hiện nay.
Kết luận:
Qua sự tìm hiểu về thực trạng và nguyên nhân vi phạm pháp luật hiện nay, ta thấy trong quá trình xây dựng xã hội giàu đẹp hiện nay vẫn còn rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Nếu những hành vi vi phạm kia được khắc phục triệt để thì nhiệm vụ to lớn đó không chỉ của riêng cá nhân nào, mà là của Đảng và Nhà nước, của toàn xã hội. Nó sẽ góp phần tích cực cho mục tiêu chúng ta đang hướng đến. Dẫu biết rằng điều đó là rất khó cải thiện nhưng chúng ta không thể phủ nhận những thành quả chúng ta đã đạt được để giảm đi tình trạng vi phạm này, nghiêm khắc xử lí những hành vi vi phạm, sớm đi đầu đón trước những hậu quả có thể xảy ra,…Bài tiểu luận này, tuy không to lớn như những công trình nghiên cứu của những nhà làm luật chuyên nghiệp, nhưng nó cũng phần nào nói lên những tác động của những yếu tố dẫn đến tình trạng vi phạm hiện nay. Với sự tìm hiểu qua các thông tin trên mạng internet, sách báo, giáo trình,..cộng thêm những ý kiến có phần nào mang tính chủ quan, em đã phần nào hiểu được vấn đề mình đang nghiên cứu và mong rằng những vấn đề còn tồn tại này sẽ sớm được khắc phục giải quyết. Là một công dân của đất nước, em xin hứa sẽ cố gắng những gì có thể để góp phần vào việc ngăn chặn những hành vi vi phạm hiện nay. Mặc dù rất cố gắng trong việc làm bài, nhưng có thể vẫn mắc những sai sót, mong các thầy cô xem xét, thông cảm cho bài tiểu luận đầu tiên của em. Em xin chân thành cảm ơn!
Danh mục tài liệu tham khảo:
Giáo trình lý luận Nhà nước và Pháp luật - trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công An Nhân Dân, 2003.
Nội dung cơ bản của môn học Lý luận Nhà nước và Pháp luật - Nguyễn Thị Hồi và Lê Vương Long( chủ biên), Nxb. Giao thông vận tải, Hà Nội, 2008.
Bùi Xuân Phái ,“Vi phạm pháp luật những vấn đề lí luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay”. Luận văn thạc sĩ Luật học, trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2001.
Lê Minh Tiến.“ Hành vi pháp lu ật- những vấn đề lí luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ Luật học, trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2003.
Tạp chí Luật học năm 2006:
Số 1/2006: TS Nguyễn Minh Đoan "Ý thức pháp luật với đời sống xã hội" - trang 22.
Số 4/2006: TS Nguyễn Văn Năm "Nhận thức về mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức".
Số 5/2006: TS Nguyễn Minh Đoan " Pháp luật với việc khắc phục những mặt trái của nền kinh tế thị trường" - trang 30.
Số 7/2006: PGS. Ts Hoàng Thị Kim Quế "Những vấn đề hôm nay của pháp luật và đạo đức" - trang 42.
Báo bảo vệ pháp luật - số 101 (675) từ ngày 18/12/2009 - 22/12/2009.
"Vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm" - báo Pháp luật Việt Nam - số 321 (4.043) trang 3 ngày 13/12/2009.
Và một số trang web tìm thông tin:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài tập học kỳ- Thực trạng và giải pháp của vi phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay.doc