Nội dung của quảng cáo cần quan tâm đến các lợi ích của khách hàng khi sử
dụng sản phầ m và dịch vụ chứ không phải là những đặc tính của sản phẩm.Cầ n
nhấn mạnh sự chú ý của người tiêu dùng vào bảo hành. Bảo hành sẽ góp phần tăng
doanh thu bán hàng.
- Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa ý thức được rõ các lợi ích từ việc quảng cáo tới
các cộng đồng mạng nên vẫn chưa đầu tư thích đáng về nhân lực và tài chính cho
hoạt động quảng cáo trực tuyến. Doanh nghiệp vẫn chưa phát huy được hết các lợi
ích từ các hội chợ trực tuyến, sàn giao dịch trong việc quảng bá sản phẩ m và tìm
kiế m khách hàng. Do đó, việc tuyên truyền, phổ biến về phương thức marketing
trực tuyến, các lợi ích mà nó mang lại cho doanh nghiệp là cần thiết.
53 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2940 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng và giải pháp E- Marketing (tiếp thị điện tử) cho các doanh nghiệp tại Việt Nam trong thời gian 2008 – 2012, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chi phí hợp lý nhất.
14
Tuy nhiên để tìm kiếm được một vị trí như thế hoàn toàn không dễ dàng. Bạn có
thể đặt quảng cáo trên một trang web bất kỳ hay của một nhà chuyên cung cấp các
không gian quảng cáo trên web, thậm chí bạn có thể tham gia vào các chương trình
trao đổi banner, điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào sự cân nhắc và lựa chọn của bạn.
Có bốn loại banner: banner tĩnh, banner dạng động, banner dạng tương tác và
banner dạng rich media.
- Banner dạng tĩnh: Banner quảng cáo dạng tĩnh là các ảnh cố định trên một site
nào đó và là loại quảng cáo đầu tiên được sử dụng trong những năm đầu của quảng
cáo web. Ưu điểm của loại này là dễ làm và được hầu hết các site tiếp nhận. Nhưng
mặt trái của nó là những thay đổi mới về công nghệ quảng cáo banner khiến cho
các banner tĩnh trông thật nhạt nhẽo va nhàm chán. Hơn nữa, loại quảng cáo này
không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng tốt bằng các loại quảng cáo biểu ngữ
khác.
- Banner dạng động: Đây là những banner có thể di chuyển, cuộn lại hoặc dưới
hình thức nào đó. Hầu hết các dải băng quảng cáo kiểu này sử dụng hình ảnh dạng
GIF89 hoạt động giống như những cuốn sách lật gồm nhiều hình ảnh nối tiếp nhau.
Hầu hết các banner động có từ 2 đến 20 khung. Kiểu quảng cáo này cực kỳ phổ
biến, với lý do đơn giản là nó được nhấn vào nhiều hơn so với các quảng cáo
banner tĩnh. Vì có nhiều khung nên các banner này có thể đưa ra được nhiều hình
ảnh và thông tin hơn quảng cáo banner tĩnh. Hơn nữa, chi phi để tạo ra kiểu banner
này cũng không tốn kém và kích cỡ của nó nhỏ thường không quá 15 kilobyte.
- Banner kiểu tương tác: Quảng cáo kiểu banner tương tác ra đời nhằm đáp ứng
nhu cầu khách hàng tốt hơn, cho phép khách hàng tương tác trực tiếp với quảng
cáo chứ không đơn thuần là "nhấn". Các banner loại này còn thu hút các khách
hàng bằng nhiều cách khác nhau như qua các trò chơi, chèn thông tin, trả lời câu
hỏi, kéo menu xuống, điền vào mẫu hoặc mua hàng.
- Banner dạng rich media: Đây la sự kết hợp công nghệ tiên tiến đưa vào quảng
cáo banner. Rich media là một công nghệ cho phép thể hiện được thông điệp quảng
15
cáo chi tiết hơn, hoặc ở mức độ tương tác cao hơn so với các banner chuẩn GIF.
Rich media được xem là loại quảng cáo có dải thông cao, gây ảnh hưởng với khách
hàng nhiều hơn loại quảng cáo dạng banner động GIF. Banner dạng rich media cho
phép khách hàng hoàn tất việc giao dịch trong quảng cáo mà không phải ra khỏi
website của nhà thiết kế.
5. Mobie marketing (M-marketing)
Mobile marketing là sử dụng các kênh thông tin di động làm phương tiện
phục vụ cho các hoạt động marketing. Mobile marketing là loại hình được các nhà
tiếp thị lựa chọn do nó đã thể hiện được một số ưu thế khác biệt mà các loại hình
khác không có.
SMS – Tin nhắn văn bản: Đây là hình thức đơn giản và phổ biến nhất.
Công ty bạn có thể sử dụng SMS để gửi cho khách hàng thông tin về các sản phẩm
mới, chương trình khuyến mại mới, hay một lời chúc mừng sinh nhật … những nội
dung này có thể phát triển ra rất nhiều hình thức khác nhau, tùy thuộc vào sự sáng
tạo của công ty.
PSMS: Đây là một dạng phát triển hơn của SMS, có mức phí cao hơn tin
nhắn văn bản thông thường và thường được sử dụng để kêu gọi khách hàng tham
gia vào một trò chơi dự đoán nào đó, hoặc để bán các dịch vụ như nhạc chuông,
hình nền cho điện thoại di động.
MMS: Tin nhắn đa phương tiện, bao gồm cả văn bản, hình ảnh và âm thanh
đi cùng tin nhắn. Hình thức này mới chỉ được sử dụng một vài năm trở lại đây cho
các chương trình marketing của một số hãng lớn trên thế giới. Lý do dễ hiểu là vì
chi phí cho tin nhắn MMS lớn hơn và không phải khách hàng nào của bạn cũng có
chức năng gửi/nhận tin nhắn MMS trên điện thoại. Tuy nhiên, hiệu quả nó đem lại
có thể khá bất ngờ.
16
WAP: Hiểu một cách đơn giản đó là những trang web trên điện thoại di
động. Tương tự như những trang web được xem trên Internet, bạn có thể đưa thông
tin về công ty hay các sản phẩm dịch vụ của công ty mình lên những trang wap
này, hoặc phổ biến hơn là các thông tin hỗ trợ khách hàng.
Video xem trên điện thoại di động: Tương tự như tin nhắn MMS, tác động
của video đối với khách hàng có thể khá bất ngờ nhưng hình thức này khó áp dụng
vì sự hạn chế của cơ sở hạ tầng công nghệ ở nhiều nước chưa cho phép, cũng như
số thiết bị có thể xem được video di động cũng chưa nhiều.
6. Viral marketing
Viral marketing là loại hình truyền thông mà mọi người thường gọi với cái
tên là marketing lan truyền. Nó được định nghĩa dựa trên nguyên tắc lan truyền
thông tin, cũng tương tự như cách thức virus lan truyền từ người này sang người
khác với tốc độ theo cấp số nhân. Các nhà tiếp thị sử dụng chiến dịch marketing
lan truyền với mong muốn làm bùng nổ thông điệp của công ty tới hàng nghìn,
hàng vạn lần.
Viral marketing sẽ sử dụng tất cả các hình thức của truyền thông được thực
hiện trên môi trường Internet như các đoạn video, trò chơi trực tuyến, sách điện tử,
tin nhắn văn bản,…nhưng phổ biến hơn cả vẫn là sử dụng các mạng xã hội, diễn
đàn, blog, bản tin và thư điện tử.
7. Kênh truyền thông xã hội (Social Media Marketing)
Social Media Marketing là một thuật ngữ để chỉ một cách thức truyền thông
kiểu mới, trên nền tảng là các dịch vụ trực tuyến, với mục đích tập trung các thông
tin có giá trị của những người tham gia, mà các nhà tiếp thị Việt Nam thường gọi là
truyền thông xã hội hay truyền thông đại chúng. Hiểu một cách rõ hơn, truyền
thông xã hội là quá trình tác động đến hành vi của con người trên phạm vi rộng, sử
dụng các nguyên tắc tiếp thị với mục đích mang lại lợi ích xã hội hơn là lợi nhuận
thương mại.
17
Truyền thông xã hội được thể hiện dưới hình thức là các mạng giao lưu chia
sẻ thông tin cá nhân như Facebook, Yahoo 360, Tam tay, YuMe…hay các mạng
chia sẻ tài nguyên cụ thể như: ảnh (tại trang www.flickr.com; www.anhso.net ...),
video (tại trang www.youtube.com hay www.clip.vn), tài liệu (truy cập trang
www.scribb.com, www.tailieu.vn ...) mà mọi người thường gọi là mạng xã hội.
Hình 3: Mạng xã hội Facebook
18
Hình 4: Mạng xã hội Zing Me
CHƯƠNG II- TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG E-
MARKETING TẠI VIỆT NAM
I. Thực trạng về nhận thức
Xu hướng sử dụng e-marketing ở Việt Nam, đặc biệt là marketing trực tuyến
đã từng bước được nhận định từ đầu năm 2008. Ngân sách quảng cáo trực tuyến
năm 2008 chỉ chiếm 0,4% tổng chỉ tiêu cho quảng cáo cho thấy online marketing
vẫn còn khoảng cách rất xa với các phương thức truyền thống. Tuy nhiên,theo số
liệu mới nghiên cứu của Công ty Nghiên cứu thị trường Cimigo, năm 2010, tổng
doanh thu quảng cáo trực tuyến Việt Nam đạt khoảng 500 tỷ đồng (25 triệu USD),
tăng trưởng gần 80% so với doanh thu năm 2009 (278 tỷ đồng).
Theo dự án của Yahoo! Kantar Media Next Index 2011 đã công bố kết quả
nghiên cứu khảo sát nhu cầu sử dụng Internet ở Việt Nam. Cuộc khảo sát kéo dài 1
tháng (từ tháng 1 đến tháng 2 năm 2011), dành cho các đối tượng từ 15 đến 54 tuổi
trên địa bàn 4 thành phố lớn: Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ và thành phố Hồ Chí
Minh và thu được kết quả như sau:
Tỉ lệ dùng Internet hằng ngày đã vượt tỉ lệ đọc báo in và nghe đài, đặc biệt ở
các thành phố lớn…
19
Hình 5: Tỷ lệ sử dụng internet đã vượt qua tỷ lệ nghe đài vài báo in…
Năm 2011, tỉ lệ sử dụng Internet là 42%, vượt 9% so với năm 2010.
Hoạt động trực tuyến phổ biến nhất chiếm 97% đó là đọc tin tức, tiếp đó là truy
cập vào các cổng thông tin điện tử với tỷ lệ gần 96% người tham gia. Số người sử
dụng Internet để truy cập vào các trang mạng xã hội đã tăng từ 41% năm 2010 lên
55% năm 2011. E-mail và Messenger vẫn luôn chiếm tỉ lệ lớn trong mọi giai đoạn.
Đối tượng chính truy cập Internet là giới trẻ, trong độ tuổi từ 15 đến 19, chiếm
tỉ lệ 94%, tăng 7% so với năm 2010.Tiếp đến là nhóm người trong độ tuổi từ 20
đến 24 với tỉ lệ 89%. Những đối tượng này quan tâm chủ yếu đến giải trí, đặc biệt
là game online (38%), âm nhạc (57%) và thể thao (39%); cập nhật thông tin trên
trang mạng xã hội (52%), xem video và hình ảnh thú vị trên mạng (45%).
20
Hình 6: Internet tiếp tục được giới trẻ đón nhận
Sự đa dạng của các nhu cầu khi sử dụng Internet những năm gần đây chứng
tỏ rằng việc quảng bá bằng công cụ đặt banner/display trên các trang báo điện tử,
mạng cộng đồng, các trang web về âm nhạc, mua sắm … sẽ tiếp tục được đẩy
mạnh. Song song đó là khuynh hướng đầu tư mạnh tay cho các công cụ tìm kiếm
để nâng hạng vị trí trang web. Những số liệu nghiên cứu thị trường về Internet cho
thấy tiềm năng phát triển của tiếp thị trực tuyến ở Việt Nam là rất lớn. Từ khi cuộc
khủng hoảng toàn cầu diễn ra đến nay, các chuyên gia marketing đã liên tục dự
đoán về sự thăng hoa của kênh truyền thông Internet trong thời gian tới. So sánh
với các kênh truyền thông truyền thống như tivi, báo, radio…, Internet có nhiều
điểm vượt trội. Nếu các loại hình truyền thông trước đây chỉ là sự độc thoại, việc
truyền đi thông điệp mang tính một chiều, người tiêu dùng thụ động tiếp nhận
21
thông tin thì với Internet, tình thế thay đổi 1800. Doanh nghiệp có cơ hội đối thoại
với người tiêu dùng, có thể tương tác 1-1 với nhóm khách hàng mục tiêu và người
tiêu dùng chủ động tiếp cận thông tin, lựa chọn thông điệp nào mình muốn nhận.
Với print ad hay phim quảng cáo TVC, nhà quảng cáo chỉ phát ra thông điệp mà
khó nhận được phản hồi ngay lập tức, nhưng với Internet không chỉ đơn giản là
việc nhấp chuột và nhìn thấy, marketer còn tạo cơ hội cho khách hàng cùng trải
nghiệm, suy nghĩ, dự báo… cùng nhãn hàng. Dựa vào việc phân tích hành vi của
người sử dụng Internet thông qua việc gắn công cụ đo lường thời gian người sử
dụng lưu lại trên trang web, hoạt động trên web… marketer có thể biết được thói
quen, sở thích của từng cá nhân, xác định rõ xem người đó có nằm trong nhóm
khách hàng mục tiêu hay không, phản ứng của họ với thương hiệu như thế nào…
Đó thực sự là cuộc đối thoại sâu sắc và thân thiện giữa những người làm tiếp thị
với khách hàng của mình.
Hiệu quả cao, tuy nhiên, hình thức này chưa thực sự được các doanh nghiệp
Việt Nam chú trọng đúng mức. Sự phát triển mạnh mẽ của internet đã đưa ra
những cơ hội kinh doanh mới cho doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực tiếp thị sản
phẩm, dịch vụ, hình ảnh của doanh nghiệp đến người tiêu dùng. Tuy vậy, vẫn chưa
có nhiều Doanh nghiệp biết cách khai thác các ứng dụng Internet một các hữu hiệu
cho hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp, đặc biệt là khai thác ứng dụng
internet cho hoạt động Tiếp thị của Doanh nghiệp”.
Tuy nhiên, trước tiềm năng từ internet mang lại và sự hội nhập và dòng
chảy kinh tế toàn cầu, con số doanh nghiệp ứng dụng công cụ internet vào kinh
doanh được dự báo sẽ tiếp tục tăng lên trong những năm tới để phù hợp với xu
hướng chung của thế giới.
II. Thực trạng cung cấp
Trên thực tế, hiện có 7 giải pháp tiếp thị điện tử. Tuy nhiên, tại thị trường
Việt Nam trong thời gian vừa qua, chỉ có một số giải pháp được triển khai một
22
cách phổ biến bao gồm: nhóm 1 - website, SEO, email marketing, nhóm 2 - mạng
xã hội và nhóm 3 - quảng cáo trực tuyến.
1. Nhóm 1: website, SEO và email marketing
Chỉ cần cụm từ “thiết kế website” tại địa chỉ tìm kiếm google, bạn sẽ có được
2.960.000 kết quả mà tại đó danh sách các công ty cung cấp dịch vụ xây dựng
website với nhiều tính năng được đăng tải cụ thể, chi tiết.
Hình 7 : Website google
Điều này cho thấy, thiết kế website cho doanh nghiệp đã trở thành một ngành
kinh doanh khá sôi động và thu hút nhiều đối tượng doanh nghiệp tham gia cung
cấp dịch vụ. Cùng với sự ra đời của phiên bản google tiếng Việt vào năm 2003
( và dịch vụ
yahoo search phiên bản tiếng việt năm 2005
( các doanh nghiệp công
nghệ thông tin và thương mại điện tử đã nghiên cứu nghiêm túc để triển khai thêm
23
tính năng SEO tại website cho doanh nghiệp nhằm tăng khả năng tìm kiếm, kết nối
giữa doanh nghiệp và khách hàng.
Hình 8: Thư rác
Việc nhận được những email như trên là một việc khá phổ biến, đặc biệt trước
khi Thông tư liên tịch về quản lý thư rác được ban hành. Tuy nhiên, cũng chính do
ranh giới giữa thư rác và thư quảng cáo nghiêm túc là khá mong manh trên nền
pháp lý hiện này mà quảng cáo thông qua thư điện tử vẫn chưa phát huy được hiệu
quả như mong muốn. Người tiếp nhận thư điện tử cũng còn định kiến với hình thức
tiếp thị này.
2. Nhóm 2: Quảng cáo trên mạng xã hội
Báo cáo tiếp thị công nghệ số (Digital Marketing) của ADMA (hiệp hội tiếp thị công
nghệ số Châu Á) cho rằng Việt Nam hiện tại có hơn 16 triệu người dùng Internet tham
gia vào truyền thông xã hội (dưới nhiều hình thức: blog, web cá nhân, mạng xã hội).
Với các ưu điểm của quảng cáo trực tuyến như không bị giới hạn về không
gian và thời gian, chi phí hợp lý, sự hỗ trợ về công nghệ mở ra khả năng sáng tạo
vô tận, dễ xác định phân khúc khách hàng mục tiêu, v.v…, cộng thêm các ưu điểm
24
đặc biệt của mạng xã hội: tính tương tác cao, hiệu ứng lan truyền theo cấp số nhân,
quảng cáo trên mạng xã hội đang ngày càng thu hút sự quan tâm của các doanh
nghiệp.
Quảng cáo trên mạng xã hội: là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy
trình tuyên truyền, giới thiệu thông tin về sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp hay ý
tưởng, v.v… của doanh nghiệp (hoặc cá nhân kinh doanh) tới người tiêu dùng
thông qua môi trường mạng xã hội.
Trong suốt 5 năm (2005-2009), Yahoo! 360 luôn là mạng xã hội áp đảo về
số lượng thành viên ở Việt Nam. Trong nghiên cứu "Thói quen sử dụng Internet ở
Việt Nam" của Yahoo và TNS Media thực hiện vào tháng 04 năm 2009 (khi
Yahoo! 3600 còn hưng thịnh) có đến 85% người được hỏi cho biết có sử dụng dịch
vụ này. Trong khi đó, chỉ 4% số người tham gia khảo sát dùng Facebook. Con số
này ở YouTube là 46%, Google Group là 27%, Yahoo! Group 21% và MySpace là
5%. Quanh thời điểm Yahoo! 3600 đóng cửa, các mạng xã hội ở Việt Nam như
Hi5, MySpace, CyWorld, Opera, Twitter, Worldpress, Tamtay, Youbanbe, v.v...
đều có sự gia tăng đột biến về lượng thành viên đăng ký mới. Tuy nhiên, đà tăng
chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn rồi dừng lại, trừ trường hợp Facebook. Số
người dùng Facebook tăng đột biến, với tốc độ tăng khoảng 200.000 thành viên
mỗi tháng, nhất là khi phiên bản tiếng Việt ra mắt. Với tính chất mở, khả năng
tương tác rộng rãi, đến tháng 8 năm 2009, theo khảo sát của FTA, Facebook đã tiến
lên vị trí thứ 2 trong nhóm các mạng xã hội được yêu thích nhất Việt Nam thời kỳ
hậu Yahoo 3600. Yahoo! 360 Plus tạm dẫn đầu do có lợi thế từ hệ thống dịch vụ
email, chat, cộng với việc chuyển dữ liệu người dùng từ Yahoo! 3600 trước đó.
Nhưng năm 2012 Facebook đã vươn lên vị trí dẫn đầu trong nhóm các trang mạng
xã hội.
25
Nguồn: FTA Viettrack 09/2009
Hình 9 : Các mạng xã hội được ưa chuộng nhất Việt Nam thời kỳ hậu Yahoo 3600
Một mạng xã hội Việt Nam tuy ra đời muộn (tháng 8/2009) nhưng đã có
bước tiến ngoạn mục về số lượng thành viên là Zing Me. Theo số liệu Zing Me
cung cấp trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội này đạt 3,75
triệu thành viên hoạt động vào ngày 4/12/2009, trong khi con số tương ứng của
Facebook là 1,02 triệu. Mặc dù vậy, số lượng khách hàng quảng cáo trên Zing Me
chưa cao do đa phần khách vào Zing ở tuổi vị thành niên, với mục đích giải trí,
chưa định hình một đối tượng khách hàng rõ rệt. Ngoài các mạng xã hội cung cấp
dịch vụ tạo blog nêu trên, còn phải kể đến các diễn đàn thu hút khá đông thành
viên tham gia cũng như các doanh nghiệp tiến hành quảng cáo: muare.vn,
5giay.vn, webtretho.com, lamchame.com, v.v… và mạng xã hội cung cấp dịch vụ
trò chuyện trực tuyến phổ biến nhất Việt Nam là Yahoo! Messenger. Hiện nay, có
26
hai hình thức quảng cáo chính trên các mạng xã hội tại Việt Nam là quảng cáo hiển
thị và quảng cáo tương tác.
3. Nhóm 3: Quảng cáo trên báo điện tử
Trong những năm gần đây, các công ty lớn thường có xu hướng dịch chuyển
ngân sách từ quảng cáo trên báo in sang quảng cáo trên báo điện tử. Quảng cáo
trên báo điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình tuyên truyền,
giới thiệu thông tin về sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp hay ý tưởng, v.v… của
doanh nghiệp (hoặc cá nhân kinh doanh) tới người tiêu dùng thông qua báo điện tử.
Theo Luật báo chí sửa đổi, báo điện tử là loại hình báo chí “được thực hiện trên
mạng thông tin máy tính”.
Thời gian qua, thế giới đã và đang chứng kiến sự “công phá” mãnh liệt của
báo điện tử nói riêng và các phương tiện truyền thông trực tuyến nói chung đến các
phương tiện báo chí truyền thống khác như báo in, phát thanh, truyền hình. Báo
mạng điện tử có sự tổng hợp của công nghệ đa phương tiện, nghĩa là không chỉ văn
bản, hình ảnh mà cả âm thanh, video và các chương trình tương tác khác. Không bị
giới hạn bởi khuôn khổ, số trang, không bị phụ thuộc vào khoảng cách địa lý nên
báo mạng điện tử có khả năng truyền tải thông tin đi khắp toàn cầu với số lượng
không giới hạn.
Thông tin từ khi thu nhận đến khi phát hành đều được diễn ra rất nhanh
chóng, với những thao tác hết sức đơn giản nên báo mạng điện tử có thể tức thời và
phi định kỳ, luôn sống 24h/ngày, 7ngày/tuần. Báo mạng điện tử chiếm ưu thế tuyệt
đối trong việc thiết lập các diễn đàn, các cuộc giao lưu, bàn tròn, phỏng vấn trực
tuyến… nhằm tăng mối quan hệ giữa toà soạn với độc giả, độc giả với nhau, tạo cơ
hội cho độc giả có thể giao lưu, trao đổi với nhân vật mình quan tâm, yêu thích.
Báo mạng điện tử có tính năng một thư viện giúp người đọc không chỉ xem các tin,
bài hiện tại, mà còn đọc được những tin, bài trong quá khứ. Đồng thời, nhờ tích
hợp công cụ tìm kiếm thông tin khoa học và hiệu quả, người đọc dễ dàng tìm kiếm
27
thông tin. Với những ưu thế này, báo điện tử đang trở thành kênh truyền thông
được nhiều người lựa chọn.
Tại Việt Nam, hình thức quảng cáo phổ biến trên báo điện tử là đặt banner,
logo, hoặc pop-up. Các dạng quảng cáo như qua từ khóa, quảng cáo theo ngữ cảnh,
theo hành vi ... còn là những khái niệm mới mẻ. Và hiện, cũng chưa có một chuẩn
nào đối với các mẫu thiết kế cho quảng cáo trực tuyến (kích thước, vị trí ...). Điều
này khiến khách hàng mất thêm nhiều thời gian và chi phí khi tiến hành quảng cáo
tại các website khác nhau. Điển hình như Vnexpress.net, dantri.com, nếu tính sơ bộ
thì chỉ riêng trang chủ mỗi ngày có hơn 20 banner được đặt dưới đủ mọi hình thức.
Các cách thức quảng cáo để lôi kéo người xem click vào các banner cũng ngày một
đa dạng hơn. Banner thường được thiết kế với những hình ảnh động vui nhộn, màu
sắc bắt mắt, công nghệ đồ họa 3D, Flash được ứng dụng tối đa.
Năm 2009 nổi lên các dạng banner tương tác đa phương tiện, bao gồm cả các
loại mở rộng, có video trong banner, và gần đây là hình thức chèn form trong
banner, như trong các chiến dịch quảng cáo một số dòng sản phẩm gần đây của
MindShare và Unilever. Khi độc giả nhấp chuột vào một banner thì ngay lập tức,
liên kết sẽ dẫn đến một trang web buôn bán trực tuyến với những hứa hẹn, ưu đãi
cực kì hấp dẫn. Quảng cáo kiểu này đánh vào tâm lí tò mò và ưa khám phá của
công chúng.
Bên cạnh đó, nó mang lại cho công chúng cảm giác thú vị vì chính họ là
người tìm đến với thông tin chứ không phải bị ép buộc thu nhận thông tin quảng
cáo như những hình thức marketing truyền thống trên TV, báo in, tạp chí… Các
banner quảng cáo ở Việt Nam thường sử dụng các frames để giữ các banner luôn
nằm ở tầm mắt người đọc. Khi người đọc cuộn xuống, vị trí các quảng cáo này
trong tầm mắt người đọc.
28
Tuy nhiên, tương tự hình thức sử dụng banner quảng cáo trên mạng xã hội,
hiện nay trên các trang báo xuất hiện quá nhiều banner gây tác dụng phản cảm đối
với độc giả. Việc sắp đặt các banner nhiều màu sắc cạnh nha phá hỏng sự hài hòa
về màu sắc và mang lại cảm giác rối mắt cho người xem. Khách hàng có nhu cầu
sử dụng dịch vụ quảng cáo sẽ phải liên hệ với tòa soạn và mua vị trí đặt quảng cáo
theo tuần, tháng, quí hoặc năm. Kiểu tính phí này được đưa ra lần đầu ở báo điện
tử VnExpress khi báo này ra đời vào năm 2000.
BÁO GIÁ QUẢNG CÁO TRANG CHỦ VNEXPRESS
(Áp dụng cho các quảng cáo chạy từ 01/01/2012)
Khoản mục Kích thước
(fixels)
Cơ chế Đơn giá
VNĐ/tuần
Half Banner 364x90 Cố định, Chia sẻ 3 theo 80,000,000
Large 1 300x120 Cố định, Chia sẻ 3 theo 99,000,000
Large 2,3 300x120 Cố định, Chia sẻ 3 theo 95,000,000
Big 1 180x300 Cố định, Chia sẻ 3 theo 60,000,000
Big 2 180x300 Cố định, Chia sẻ 3 theo 50,000,000
Big 3.4 180x300 Cố định, Chia sẻ 3 theo 40,000,000
Big 5.6 180x300 Cố định, Chia sẻ 3 theo
user
30,000,000
Big 7.8 180x300 Cố định, Chia sẻ 3 theo 25,000,000
Big 9.10 180x300 Cố định, Chia sẻ 3 theo 18,000,000
Right 1 120x240 Cố định, Chia sẻ 3 theo
user
25,000,000
29
Right 2 120x240 Cố định, Chia sẻ 3 theo
user
18,000,000
Large Logo
4
300x250 Cố định, Chia sẻ 3 theo 34,000,000
Large Logo
5
300x250 Cố định, Chia sẻ 3 theo 25,000,000
Large Logo
6
300x250 Cố định, Chia sẻ 3 theo 20,000,000
Sky 180 x 600 Cố định, Chia sẻ 3 theo 12,000,000/ngày
Article 468 x 90 2 vị trí, độc quyền 5,000,000/ngày
Pop Under 400x500 Độc quyền 10,000,000/ngày
Float
Banner
120x300 Độc quyền 12,000,000/ngày
Nguồn:
Các công nghệ quảng cáo và cách đánh giá hiệu quả quảng cáo mới dựa
trên mức độ quan tâm của người xem được ứng dụng phổ biến trên thế giới là
CPM, CPC, Ad Click Through, Ad Impression, v.v…
Hình thức quảng cáo theo impression có ưu điểm tận dụng lợi thế của
Internet để tùy biến thông điệp quảng cáo đến người dùng theo từng lượt xem.
Khách hàng không cần mua đứt vị trí quảng cáo, thay vào đó, họ chỉ trả tiền theo
lượt quảng cáo của họ xuất hiện. Mỗi khi người dùng truy vấn trang web, hệ thống
máy chủ quảng cáo (Ad Server) sẽ nhúng vào nội dung trang web gởi đến người
dùng banner được lựa chọn ngẫu nhiên theo trọng số từ các banner lưu trữ trong hệ
thống. Trọng số này thường được xác định dựa trên tỉ lệ giữa số impression được
mua chia cho tổng số impression dự kiến (còn gọi là Inventory) tại vị trí quảng cáo.
30
Tuy nhiên, công nghệ này chưa được ứng dụng trên các báo điện tử Việt
Nam. Việc sử dụng cách tính phí dựa trên thời gian đăng banner (CPD), theo tuần
hay tháng một phần là do thiếu bên thứ ba để phục vụ và theo dõi hiệu quả quảng
cáo. Với cách tính phí này các khách hàng sẽ không thể biết được mức độ hiệu quả
của quảng cáo. Hơn nữa, khi có sự cố như nghẽn mạng, website bị tấn công từ chối
dịch vụ... phần thiệt hại sẽ thuộc về khách hàng vì lúc đó dù số lượng truy cập bị
giảm rất nhiều, thậm chí bằng không, họ vẫn phải trả tiền quảng cáo như ngày
thường. Ít có báo điện tử có được bộ tài liệu cung cấp cho nhà quảng cáo (sales kit)
cũng như đội ngũ nhân viên khai thác quảng cáo trực tuyến chuyên nghiệp. Hiệu
quả quảng cáo cũng rất khó đo lường vì nhà quảng cáo cũng không được cung cấp
các công cụ theo dõi xem hiệu quả do banner quảng cáo của họ đến đâu.
Trong khi đó, các website thu hút quảng cáo lớn ở nước ngoài đều cung cấp
cho khách hàng của họ những công cụ theo dõi hiệu quả quảng cáo. Các chỉ số cơ
bản để đánh giá khả năng thu hút bạn đọc của website là số lượt người truy cập
(visitor), số lượt người truy cập thường xuyên (unique visitor) và số trang bình
quân được xem (pages view) tính theo tháng, năm hầu như không có báo nào cung
cấp chính xác.
Đây là các thông số được các công ty quảng cáo quốc tế xem là tiêu chuẩn
đánh giá sức hấp dẫn của một website. Trong khi đó, nhiều báo điện tử Việt Nam
lại chủ yếu dựa vào thông tin xếp hạng của website Alexa.com để giới thiệu với
khách hàng quảng cáo. Về cơ bản, bảng tổng sắp thứ hạng của Alexa phản ánh
tương đối chính xác. Tuy nhiên, do website này chỉ cung cấp số hit (mỗi visitor có
thể tạo ra hàng ngàn hit) nên không thể đánh giá chính xác số visitor. Mặt khác,
phần mềm do website này cung cấp (Alexa toolbar) đều bị các chương trình chống
virus xếp vào loại phần mềm gián điệp (spyware) và không cho hoạt động.
Quảng cáo trực tuyến có nhiều ưu điểm so với quảng cáo thông thường như:
rẻ, có khả năng thống kê phân tích thông tin, dễ triển khai, v.v. Tuy nhiên quảng
31
cáo trực tuyến tại Việt Nam chưa phát huy được thế mạnh vốn có do một số
nguyên nhân:
- Các tờ báo điện tử tự đưa ra các chuẩn về kích cỡ ô quảng cáo (banner) và
định dạng (format). Các đơn vị đi quảng cáo thường gặp khó khăn và tốn kém
trong việc phải thiết kế nhiều banner và nhiều định dạng nếu muốn quảng cáo trên
nhiều kênh. Thời gian triển khai do đó cũng bị kéo dài
- Không có thông tin chính xác dẫn đến những đầu tư không hiệu quả.
- Nhiều kích cỡ banner và định dạng còn dẫn đến những khó khăn trong việc
thu thập thống kê và phân tích hiệu quả quảng cáo.
- Các thông tin giúp nâng cao nhận thức về quảng cáo trực tuyến phần lớn cho
các đơn vị đi chào quảng cáo là các tờ báo điện tử đưa ra.
Thông tin mang hơi hướng quảng cáo nên kém tính thuyết phục đối với
doanh nghiệp, do đó hiệu quả tuyên truyền chưa cao. Các nguyên nhân trên dẫn
đến những nghi ngờ về vai trò và hiệu quả của quảng cáo trực tuyến. Điều này
không chỉ ảnh hưởng đến các tờ báo điện tử về nguồn thu, đồng thời còn ảnh
hướng đến chính các doanh nghiệp vì không tận dụng kênh hiệu quả giúp phát triển
doanh nghiệp. Đã đến lúc lĩnh vực này cần đến một đơn vị trung gian đo kiểm kết
quả truy cập và hiệu quả thông tin trên từng trang quảng cáo trực tuyến một các
chính xác và kịp thời để hỗ trợ thông tin cho bạn đọc và các doanh nghiệp dễ dàng
ra quyết định trong khi đặt quảng cáo. Đơn vị trung gian này sẽ cung cấp các
nguồn thông tin chính xác, độc lập giúp nâng cao nhận thức và vai trò của quảng
cáo trực tuyến; giúp các doanh nghiệp lựa chọn và ra quyết định; thống kê, phân
tích và đánh giá độc lập về các kênh quảng cáo trực tuyến đặc biệt là các tờ báo
điện tử.
32
Ngoài ra, công tác tuyên truyền, đào tạo các đơn vị đi quảng cáo, các công ty
môi giới quảng cáo, các kênh cung cấp quảng cáo giúp phát huy hiệu quả quảng
cáo và phát triển ngành quảng cáo trực tuyến cần được chú trọng hơn. Kích thước
và định dạng quảng cáo cần được thúc đẩy chuẩn hóa, chẳng hạn các báo điện tử
có thể hợp tác phát triển, xây dựng và áp dụng hệ thống chuẩn chung.
Tình hình ứng dụng :
Theo nghiên cứu gần đây của Yahoo và Neilsen, chỉ tiêu cho quảng cáo
online ở khu vực Đông Nam Á sẽ đạt 200 triệu USD vào năm 2010 và đạt tốc độ
tăng trưởng nhanh nhất trong năm tới. Cuộc khảo sát được thực hiện tại năm quốc
gia bao gồm Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái lan và Việt Nam nhằm đưa ra
dự báo về chỉ tiêu cho quảng cáo display và tìm kiếm (SEO) trong hai năm tới.
(Theo Marketing Interactive 2.2009)
Nguồn: Báo cáo Thương mại điện tử năm 2010
Hình 10: Doanh số quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam 2006 - 2011
33
Nhìn vào biểu đồ ta thấy, các doanh nghiệp đang chuyển dần tài chính sang
mảng tiếp thị trực tuyến và giảm dần đầu tư cho tiếp thị truyền thống. Điều này
chứng tỏ hiệu quả mà tiếp thị trực tuyến mang lại cho doanh nghiệp là đáng ghi
nhận. Tiếp thị trực tuyến đang ngày càng chứng tỏ được thế mạnh và hiệu quả của
mình mang lại trong quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp trong nước cũng tỏ ra khá nhạy bén với kênh truyền thông mới.
Pepsi Co là một doanh nghiệp điển hình ứng dụng công nghệ microsite trong chiến
dịch quảng bá sản phẩm mới của mình.
34
35
Nguồn: Báo cáo Thương mại điện tử năm 2010
Có thể nhận thấy doanh nghiệp, cá nhân rất tích cực quảng bá thương hiệu thông
qua mạng xã hội. Quảng cáo hiển thị (đặc biệt là hiển thị banner) là hình thức
36
quảng cáo được sử dụng rộng rãi nhất trên các mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay
do nó mang lại hiệu quả cao nhờ khả năng hiển thị thông điệp quảng cáo khá tốt.
Đây cũng là hình thức quảng cáo đơn giản, tiết kiệm thời gian quản lý cho doanh
nghiệp.
Sự phổ biến của Facebook hiện đang thu hút nhiều doanh nghiệp trong quảng
bá thương hiệu. Hình thức quảng cáo hiển thị được nhiều doanh nghiệp sử dụng
trong các chiến dịch quảng cáo của mình. Chẳng hạn, Samsung đã thực hiện các
chiến dịch quảng cáo nhắm vào đối tượng là những người trẻ sử dụng mạng xã hội
này. Thương hiệu này đã liên tục xuất hiện trên Facebook cho mỗi chiến dịch
quảng cáo sản phẩm mới cùng nhiều hình thức khuyến mãi hấp dẫn.
Tuy nhiên, sự xuất hiện dày đặc của những banner, flash quảng cáo, v.v…
trên các mạng xã hội hiện đang gây dị ứng quảng cáo cho người xem. Những
banner quảng cáo, mặc dù vẫn được đánh giá là cách quảng cáo phổ biến và hiệu
quả nhất hiện nay, càng ngày càng ít được chú ý do phải cạnh tranh tần suất và vị
trí xuất hiện giữa chính các banner với nhau. Diễn đàn là nơi chứng kiến mô hình
quảng cáo tương tác đầu tiên ở Việt Nam, với một số diễn đàn nổi bật như
www.muare.vn, www.5giay.vn, webtretho.com, enbac.com, v.v…
Như đề cập ở phần trước, các doanh nghiệp cũng quan tâm tới hình thức quảng
cáo tương tác lập tài khoản riêng trên các mạng xã hội:
Facebook: Việt Nam là quốc gia có lượng người sử dụng Facebook tăng
nhanh nhất thế giới, tính đến tháng 5 năm đã có hơn 4.000.000 người sử dụng,
chiếm 16,6 % lượng người sử dụng Facebook trên toàn thế giới. Một con số không
nhỏ nếu chúng ta biết rằng, tại thời điểm tháng 4/2009, con số này chỉ vào khoảng
73,280 người sử dụng, khi đó Việt Nam còn nằm vị trí áp chót trong số 30 nước sử
dụng Facebook ít nhất thế giới.
37
Nguồn:
Hình 11: Tổng hợp số người tham gia Facebook tại Việt Nam
Do đó, trên thế giới có không ít tập đoàn lớn đã tận dụng triệt để Facebook để
quảng bá thương hiệu của mình, trong đó nổi tiếng hơn cả là các thương hiệu như
Starbucks, Coca Cola, Ford, v.v… Xu hướng này cũng được các doanh nghiệp ở
Việt Nam chú ý. Các doanh nghiệp đã nhận thấy rằng nếu quảng cáo trên
Facebook sẽ có số lượng khách hàng tiềm năng ghé thăm rất lớn thay vì những
chiến lược PR khác tốn kém hơn rất nhiều. Và hơn nữa thông qua hình thức này
các doanh nghiệp sẽ nhận thấy những nhu cầu của khách hàng dễ dàng hơn. Chẳng
hạn, hãng Dell chi nhánh Việt Nam đã thành lập trang facebook của Dell với tên
gọi www.facebook.com/dellvietnam để kết nối với khách hàng, với số lượng “fan”
lên tới hơn 24.799; trang facebook của Vinabook
( cũng có lượng “fan” lên tới hơn 89.298. Số
38
lượng “fan” đông đảo này, cộng với mạng lưới quan hệ của họ, sẽ là đối tượng
khách hàng tiềm năng rất lớn cho doanh nghiệp.
Cyworld: Tính đến tháng 5 năm 2012, “ngôi nhà” dành cho mỹ phẩm
Lacvert Essance của công ty trên mạng Cyworld đã thu hút hàng trăm nghìn lượt
ghé thăm, hơn 65.000 “hàng xóm” và hơn 30.000 “lưu bút” của người xem.
YouTube: Nhiều doanh nghiệp đã tận dụng chức năng này để đăng tải các
đoạn phim, video clip quảng cáo sản phẩm, dịch vụ của mình. Minh họa video clip
quảng cáo tên YouTube
Hình 12: Quảng cáo OMO & Vinamilk trên Youtube
Twiter: Ở Việt Nam cũng đã xuất hiện tài khoản của một số doanh nghiệp và
của cả các mạng xã hội khác trên Twitter như Baomoi, Vinapay, Clip.vn, Buzz.vn,
YanTV, TuVinhSoft, LinkHay, v.v… Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, Twitter
vẫn chưa thật sự phổ biến tại Việt Nam.
Theo đà phát triển hiện tại của các công cụ trực tuyến, mạng xã hội không
còn là một trong nhiều lựa chọn mà đã trở thành một nhân tố tất yếu của bán hàng,
tiếp thị và gây dựng thương hiệu.
39
Bên cạnh mạng xã hội, báo điện tử là nơi thu hút nhiều doanh nghiệp trong
việc quảng bá thương hiệu của mình. Mặc dù, như phân tích ở phần trên, các báo
chưa cung cấp được công cụ theo dõi hiệu quả quảng cáo, nhưng nhiều doanh
nghiệp vẫn dành một phần ngân sách của mình để thực hiện quảng cáo trên phương
tiện này. Đặc biệt các báo có lượng truy cập lớn như Vnexpress, Dantri.com,
Vietnamnet.vn
Quảng cáo trực tuyến trên các báo điện tử chiếm hơn 30% chi phí quảng cáo
của công ty. Loại hình này cho phép kết nối dễ dàng, nhanh chóng đến trang chủ
của công ty chỉ cần click chuột. Lượng người truy cập vào website tăng đáng kể
cùng lúc với khách hàng đến siêu thị đông hơn. Tuy nhiên, chúng tôi phải cân nhắc
rất kỹ trước khi quyết định tăng thêm chi phí quảng cáo trên mạng
Khi chọn đăng ký dịch vụ quảng cáo trên các trang trực tuyến, doanh nghiệp
thường chú trọng vào các tiêu chí như: thứ hạng của website, lượng người truy cập,
đối tượng của nhà cung cấp dịch vụ, nội dung, hình thức thông tin, giá cả…
Hiện nay, một số doanh nghiệp nắm bắt được xu hướng tìm kiếm thông tin
trên Internet của giới tiêu dùng hiện đại, đề ra chiến lược cụ thể và lên kế hoạch
đầu tư chi tiết. Tùy thời điểm, kế hoạch quảng bá, thị trường mục tiêu và đối tượng
mà sản phẩm, dịch vụ nhắm đến thuộc giới trẻ hay doanh nhân thành đạt… mà
doanh nghiệp chọn lựa nội dung thông tin hiển thị cũng như website quảng cáo cho
phù hợp. Quảng cáo theo tuần, tháng, quý hay năm phụ thuộc vào chiến lược kinh
doanh cũng như thời hạn khuyến mãi của doanh nghiệp.
4. Nhu cầu về dịch vụ e-marketing
40
Hình 13 : Nhu cầu về dịch vụ e-marketing
Theo một nghiên cứu về xu hướng sử dụng Internet tại thị trường Việt Nam do
tập đoàn Yahoo công bố 20/05/2010, xu hướng đọc báo điện tử đang dần trở nên
phổ biến đối với người dân Việt Nam. Số người sử dụng internet để đọc tin tức
trực tuyến đã tăng từ 89% trong năm 2008 lên 97% trong năm 2009. Đọc tin tức
trực tuyến hiện là hoạt động online phổ biến nhất ở tất cả các nhóm tuổi và giới
tính. Dưới đây là một số kết quả quan trọng khác trong cuộc nghiên cứu:
- Xu hướng truy cập internet tại gia đình đã tăng từ 66% năm 2008 lên 71% năm
2009 để trở thành hình thức truy cập internet phổ biến nhất.
- Tỷ lệ truy cập từ internet cafe đã giảm từ 53% năm 2008 xuống còn 42% năm
2009.
- Với việc bùng nổ công nghệ 3G tại thị trường VN trong thời gian gần đây, số
lượng người dùng truy cập internet bằng điện thoại đã tăng đột biến. Cụ thể chỉ
trong vòng mấy tháng đầu năm 2010, số lượng người sử dụng 3G đã tăng gấp ba
lần so với cuối năm 2009.
41
- Số lượng người mua hàng qua mạng cũng đã tăng từ 4% năm 2008 lên 11% năm
2009.
- Các mạng xã hội đang tiếp tục phát triển mạnh tại VN. Trong đó, các hoạt động
chia sẻ nội dung và tham gia các diễn đàn trực tuyến hiện đang là hình thức hoạt
động phổ biến.
Một cuộc khảo sát khác do Yahoo! và công ty nghiên cứu truyền thông TNS tiến
hành với 1.200 người tuổi trên 15 cho thấy có đến 30% người sử dụng Internet vào
các trang web xem banner quảng cáo. Quảng cáo trực tuyến của các sản phẩm như
điện thoại di động, máy tính, máy in, xe máy,v.v… thu hút nhiều lượt truy cập của
người sử dụng.
Tỷ lệ các loại quảng cáo trên Internet được người dùng click vào xem
42
Việt Nam hiện giờ là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng số
lượng người dùng Internet đứng đầu thế giới. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê
tháng 7/2010, số người sử dụng Internet tại thời điểm cuối tháng 7/2010 đạt 25,1
triệu người. Người tiêu dùng hiện nay thường có thói quen tìm kiếm thông tin từ
nhiều nguồn khác nhau trên Internet trước khi đưa ra một quyết định nào đó. Do
vậy, Internet đang trở thành một trong những chiến lược quảng bá thương hiệu chủ
yếu để các doanh nghiệp cạnh tranh cùng đối tác và thu hút khách hàng tiềm năng.
Từ những số liệu trên, có thể thấy Việt Nam hiện là một thị trường tiềm năng cho
quảng cáo trực tuyến. Trong bối cảnh môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt,
nhiều doanh nghiệp đang tìm hướng đi mới, có hiệu quả hơn và chi phí hợp lý, tiếp
thị, quảng cáo trực tuyến là chính một giải pháp tốt, đặc biệt đối với các doanh
nghiệp vừa và nhỏ, không có nhiều chi phí cho quảng cáo.
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
E-MARKETING CHO CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM
I. Giải pháp về ứng dựng và triển khai hoạt động e-marketing tại doanh
nghiệp
1. Xây dựng và triển khai đồng bộ
1.1. Xác định mục tiêu
- Với mục tiêu truyền thông thì công ty có thể tạo ra những cuộc đối thoại trực
tuyến thông qua trang web, tiến hành nghiên cứu thị trường trực tuyến thông qua
các bảng câu hỏi khảo sát và các diễn đàn. Tiếp cận với khách hàng trực tuyến
thông qua các hoạt động truyền thông trực tuyến.
- Đối với mục tiêu “Mở rộng thương hiệu trực tuyến”, công ty có thể đưa ra
những đề xuất và trải nghiệm trực tuyến để thu hút khách hàng song song với các
hoạt động không trực tuyến.
1.2. Lựa chọn phạm vi ứng dụng
43
Dựa vào mục tiêu e-marketing của công ty, các nhà tiếp thị sẽ lên kế
hoạch chi tiết về phạm vi ứng dụng. Công ty có thể sẽ chỉ sử dụng các công cụ
của e-marketing để quảng bá hình ảnh thương hiệu. Nhưng có công ty sẽ sử
dụng để quảng cáo cho các loại sản phẩm của mình. Mà mỗi loại sản phẩm lại
có những đặc tính khác nhau nên mức độ ứng dụng e-marketing khác nhau.
1.3. Lựa chọn công cụ
- Trước khi quyết định sử dụng công cụ nào trong hoạt động e-marketing, công
ty cần xác định xem đối tượng nào sẽ là tập khách hàng mục tiêu (người sẽ
nhận thông điệp quảng cáo của công ty), nghiên cứu những chấp nhận của tập
người nhận trọng điểm vể mặt hàng, nghiên cứu những chấp nhận về hình ảnh
của công ty.
- Tiếp theo đó, công ty phải ấn định mục tiêu cho một chương trình tiếp thị và
quyết định ngân sách thực thi chương trình đó.
1.4 Thiết kế sản phẩm
- Việc thiết kế sản phẩm là một công việc hết sức quan trọng cần nhận được sự
quan tâm đúng mức của công ty. Đặc biệt trong môi trường trực tuyến, một
môi trường có tính đặc thù riêng đòi hỏi công ty càng phải chú trọng vào hoạt
động thiết kế sản phẩm. Thế giới trực tuyến được biết đến là nơi cung cấp rất
nhiều cơ hội mới.
- Đề xuất giá trị trực tuyến bằng cách nào đó củng cố được giá trị thương hiệu
cốt lõi và tóm tắt một cách rõ ràng những lợi ích mà khách hàng nhận được khi
mua hàng trực tuyến mà họ không thể có được ở nơi khác. Đây là một nhiệm
vụ và yêu cầu đòi hỏi công ty phải xem xét một cách cẩn thận về nhu cầu của
khách hàng, mức độ cạnh tranh, thế mạnh của công ty và nguồn lực sẵn có.
1.5 Đào tạo nội bộ
- Trong bối cảnh áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt, các công ty phải không
ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, nhân viên bằng cách
thường xuyên đào tạo lại một cách sâu rộng. Và e-marketing cũng là một lĩnh
44
vực cần được chú trọng đào tạo cho toàn thể các nhân viên trong công ty, đặc
biệt là nhân viên của phòng Marketing.
- Tùy thuộc vào điều kiện và khả năng tài chính, các công ty sẽ lựa chọn một loại
hình đào tạo phù hợp. Hiện nay có 2 loại hình đào tạo chính là: đào tạo tại chỗ
và đào tạo ở bên ngoài.
- Sau khi đào tạo, công ty cần phải chú trọng vào công tác đánh giá hiệu quả của
chương trình đào tạo. Các tiêu thức đánh giá phải hướng đến một số vấn đề
như: Phản ứng của người được đào tạo đối với nội dung và quy trình đào tạo;
Kiến thức cũng như những điều học hỏi được qua chương trình đào tạo; Những
thay đổi về hành vi nhờ có sự đào tạo; Các kết quả hoặc sự tiến bộ đo được
trong bản thân mỗi một học viên và cũng như của cả công ty như sự luân
chuyển lao động ít hơn, tai nạn giảm xuống thấp hơn, người lao động vắng mặt
ít hơn.
1.6 Phát triển sản phẩm và thương hiệu
Khi môi trường cạnh tranh giữa các nhà cung cấp ngày càng quyết liệt thì
thương hiệu sẽ đóng một vai trò hết sức quan trọng. Thương hiệu giúp công ty tạo
dựng hình ảnh và sản phẩm trong tâm trí người tiêu dùng.
Muốn thương hiệu ngày càng phát triển, các công ty cần xây dựng được một
chiến lược truyền thông và quảng cáo hiệu quả. Chính vì vậy mà các nhà làm
marketing cần cân nhắc thật kỹ lưỡng khi lựa chọn phương tiện quảng cáo. Quảng
cáo điện tử là hình thức ngày một phổ biến và được các công ty sử dụng trong quá
trình phát triển thương hiệu.
Các công ty cần lưu ý một điều rằng: giao diện của trang web phải nhất quán
với hình ảnh của thương hiệu trong hệ thống nhận diện thương hiệu. Nó phải đồng
nhất và không khác biệt so với các yếu tố thương hiệu khác được truyền tải.
Đối với hình thức quảng cáo bằng email, công ty cần phải chú ý đến việc lựa
45
chọn chủ đề sao cho thật hấp dẫn và lập sẵn một danh sách các địa chỉ email của
đối tượng khách hàng mục tiêu.
Ngoài hình thức quảng cáo bằng trang web và hệ thống thư điện tử, công ty có
thể lựa chọn một số hình thức quảng cáo khác như: quảng cáo Banner trên các
trang web lớn, quảng cáo trên công cụ tìm kiếm, quảng cáo tài trợ, quảng cáo bằng
điện thoại…Tuy nhiên, chí phí của các loại hình quảng cáo này là khá lớn, không
thích hợp với phần đông các công ty vừa và nhỏ.
1.7 Chăm sóc khách hàng
Tìm hiểu khách hàng là nền tảng thành công của hoạt động tiếp thị. Những nhà tiếp
thị giỏi là những người nắm bắt được tâm lý của tập khách hàng mục tiêu. Dường
như họ phải đi guốc trong bụng người tiêu dùng. Tìm hiểu về khách hàng trực
tuyến thậm chí còn quan trọng hơn do sự khác biệt về địa lý và văn hóa. Khách
hàng trực tuyến có đặc điểm và thái độ khác về quá trình tìm kiếm thông tin và
mua hàng trực tuyến.
Những chỉ dẫn về website: Việc chăm sóc khách hàng không chỉ được thực hiện
sau bán hàng, mà công ty cần phải thực hiện trước và trong khi bán. Chính vì vậy,
các công ty bán hàng trực tuyến nên đưa ra những chỉ dẫn rõ ràng và minh bạch về
cách thức sử dụng trang web. Hãy hướng dẫn cho họ một cách để bổ sung thêm
hàng hóa vào giỏ hàng của họ, cách thức đặt hàng và xem xét sản phẩm, phương
thức thanh toán và vận chuyển. Trả lời câu hỏi của khách hàng: Mục FAQ rất dễ
thiết kế nhưng lại mang lại hiệu quả trong việc trả lời câu hỏi của khách hàng một
cách nhanh chóng. Nhưng có một lưu ý rằng, công ty của bạn phải trả lời câu hỏi
của khách hàng một cách thường xuyên.
2. Một số vấn đề cần lưu ý trong quản lý và phát huy hiệu quả hoạt động
e-marketing
2.1. Vấn đề pháp lý
46
Quảng cáo trực tuyến đã bắt đầu phát triển tại Việt Nam trong vài năm gần đây.
Các hình thức quảng cáo trực tuyến chủ yếu vẫn là thông qua đặt banner, logo trên
các trang thông tin điện tử có lượng truy cập lớn.
Bên cạnh đó, xuất hiện hình thức quảng cáo gửi thư trực tiếp vào email cho các
khách hàng, quảng cáo bằng tin nhắn thông qua điện thoại di động. Hoạt động mua
bán địa chỉ thư điện tử và số điện thoại di động cho mục đích quảng cáo vẫn chưa
được diễn ra dưới sự quản lý của pháp luật. Do không sự chọn lọc đối tượng khách
hàng kỹ lưỡng và việc phát tán thư quảng cáo hàng loạt gây nhiều nhiều phiền toán
cho khách hàng. Các tin quảng cáo này thường bị xóa và không gây được ấn tượng
với khách hàng. Nhiều người còn sử dụng các phần mềm lọc để lấy địa chỉ email
của người dùng các trang tin. Do đó, quảng cáo trực tuyến không đạt được kết quả
như mong đợi. Chính vì thế, quảng cáo trực tuyến hiện cần điều chỉnh bởi pháp
luật để bảo vệ quyền lợi của người dùng, nhà cung cấp.
Hiện nay, các quy định liên quan đến loại hình quảng cáo này còn khá sơ lược
và chưa theo kịp sự phát triển nhanh chóng của hoạt động quảng cáo trên thực tế.
Có thế nói hiện nay chưa có văn bản pháp quy nào trực tiếp điều chỉnh lĩnh vực
quảng cáo trực tuyến.
Việc xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp trong quảng cáo trực tuyến cũng
là một vấn đề cần ưu tiên đối với cơ quan quản lý nhà nước trong thời gian tới.
Trên thực tế, việc thiếu cơ chế giải quyết tranh chấp khiến cho nhà cung cấp dịch
vụ e ngại khi đưa ra các công nghệ mới cũng như cách tính phí phù hợp, đồng thời
khiến cho doanh nghiệp có nhu cầu quảng cáo trực tuyến e ngại đầu tư vào hình
thức quảng cáo này. Vấn đề này khi được pháp luật điều chỉnh sẽ giúp các bên
tham gia vào thị trường quảng cáo trực tuyến tin tưởng, góp phần thúc đẩy sự phát
triển của hoạt động này.
2.2. Vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân
47
Thông tin cá nhân là bất kỳ thông tin nào để xác định được hay có thể xác
định được danh tính của một cá nhân cụ thể. Trong thời gian vừa qua, với sự phát
triển của công nghệ thông tin, đặc biệt là Internet, các giao dịch thương mại điện tử
tăng mạnh, khối lượng thông tin trao đổi ngày càng nhiều. Tuy nhiên, những vi
phạm liên quan đến thông tin cá nhân cũng ngày một nhiều hơn, gây tâm lý e ngại
cho cá nhân, tổ chức khi tham gia giao dịch thương mại điện tử.
Theo kết quả khảo sát của Bộ Công Thương trong năm 2007, vấn đề bảo mật,
an toàn thông tin cá nhân được đánh giá là cản trở lớn nhất đối với phát triển
thương mại điện tử ở Việt Nam. Công nghệ thông tin và truyền thông, kể cả công
nghệ di động kết nối với Internet và các hệ thống thông tin khác cho phép con
người có thể thu thập, lưu trữ và tiếp cận thông tin từ mọi nơi trên thế giới. Những
công nghệ này mang đến nhiều lợi ích kinh tế, xã hội cho các cá nhân, doanh
nghiệp, nhà nước và toàn xã hội, đa dạng hoá phạm vi lựa chọn của người tiêu
dùng, giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, nâng cao năng suất lao động, đổi mới
giáo dục, cải tiến sản phẩm, v.v…
Những công nghệ hiện đại cho phép con người kết nối, thu thập và sử dụng
khối lượng thông tin đồ sộ nhưng chưa hậu thuẫn cho việc xác định danh tính của
những người tham gia các hoạt động đó. Hệ quả là khó có biện pháp quản lý dữ
liệu cá nhân và người ta ngày càng trở nên quan ngại hơn về những thiệt hại có thể
xảy ra do dữ liệu cá nhân của họ bị lạm dụng hoặc sử dụng sai mục đích.
Trong bối cảnh đó, việc xây dựng và thúc đẩy thực thi những cơ chế trao đổi
thông tin tin cậy và phù hợp trong các giao dịch trực tuyến cũng như ngoại tuyến là
yêu cầu cấp bách nhằm tăng cường niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp và người
tiêu dùng đối với thương mại điện tử. Những quy định pháp lý hạn chế hay ràng
buộc quá mức cần thiết đối với việc trao đổi thông tin đều có tác động tiêu cực đối
với sự phát triển kinh tế
48
Để bảo đảm quyền lợi chính đáng của mỗi cá nhân đối với quyền riêng tư,
cần xây dựng các cơ chế bảo vệ dữ liệu cá nhân để ngăn ngừa việc sử dụng thông
tin trái phép. Cần quy định trách nhiệm cụ thể đối với việc thu thập, sử dụng,
chuyển giao dữ liệu cá nhân, trong đó có tính đến thiệt hại có thể phát sinh từ việc
sử dụng thông tin trái phép, đồng thời xây dựng các biện pháp chế tài phù hợp đối
với mức độ thiệt hại có thể xảy ra.
Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam chưa có một văn bản quy phạm pháp
luật nào điều chỉnh các hành vi liên quan đến bảo vệ dữ liệu cá nhân một cách hệ
thống.
2.3. Khai thác thế mạnh cộng đồng
Việt Nam chứng kiến sự bùng nổ của các hình thức xã hội ảo, từ bộ lọc xã hội
(social filtering), nguồn dữ liệu từ đám đông (crowd sourcing), bộ đánh dấu xã hội
(social book marking), đến các blog và tiểu blog (microblogging) như
myspace.com, facebook.com, zing.vn, yume.vn, tamtay.vn, cyvee.com. Đây là
công cụ mới để doanh nghiệp và những người làm tiếp thị tiếp cận với thị trường
và khách hàng mục tiêu thông qua các hình thức marketing trực tuyến (E –
marketing).
Các kênh tiếp thị số như Internet, blog, mạng xã hội, qua điện thoại di động
có chi phí rẻ hơn cả trăm lần so với quảng cáo truyền thống, có “độ phủ” rất rộng
và hiệu quả cao nhưng vẫn chưa được các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng và đầu
tư phát triển. Do đó, cần nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về lợi ích của việc
khai thác quảng cáo đối với các mạng xã hội nhằm mở rộng kênh tiếp xúc với
khách hàng và xây dựng hình ảnh doanh nghiệp.
2.4. Nâng cao nhận thức xã hội
49
Nội dung của quảng cáo cần quan tâm đến các lợi ích của khách hàng khi sử
dụng sản phầm và dịch vụ chứ không phải là những đặc tính của sản phẩm.Cần
nhấn mạnh sự chú ý của người tiêu dùng vào bảo hành. Bảo hành sẽ góp phần tăng
doanh thu bán hàng.
- Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa ý thức được rõ các lợi ích từ việc quảng cáo tới
các cộng đồng mạng nên vẫn chưa đầu tư thích đáng về nhân lực và tài chính cho
hoạt động quảng cáo trực tuyến. Doanh nghiệp vẫn chưa phát huy được hết các lợi
ích từ các hội chợ trực tuyến, sàn giao dịch trong việc quảng bá sản phẩm và tìm
kiếm khách hàng. Do đó, việc tuyên truyền, phổ biến về phương thức marketing
trực tuyến, các lợi ích mà nó mang lại cho doanh nghiệp là cần thiết.
II. Kiến nghị
1. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước
- Coi tiếp thị điện tử là một trong những hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp triển khai,
đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong các kế hoạch phát triển liên quan tới
thương mại điện tử giai đoạn 2013-2018.
- Luôn khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp ứng dụng, triển khai tiếp thị điện tử
nhằm cắt giảm chi phí, tận dụng nguồn lực, từ đó, nâng cao năng lực cạnh tranh
của cả doanh nghiệp và nền kinh tế.
- Đưa tiếp thị điện tử vào nội dung tập huấn cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh
nghiệp vừa và nhỏ tại địa phương nhằm giúp doanh nghiệp tiếp cận và ứng dụng
một phương thức kinh doanh mới.
2. Kiến nghị đối với doanh nghiệp triển khai e-marketing
Để triển khai tiếp thị điện tử thành công, doanh nghiệp cần lưu ý một số điểm như
sau:
50
- Dành thời gian nghiêm túc nghiên cứu về phương thức tiếp thị mới trong bối cảnh
của từng doanh nghiêp và đặc thù sản phẩm, dịch vụ của đơn vị mình, từ đó, đề
xuất định hướng ứng dụng và phát triển.
- Dành nguồn lực thỏa đáng trong bộ phận tiếp thị của doanh nghiệp để phát triển
kênh tiếp thị điện tử và xác định đây là hướng đi tất yếu của hoạt động tiếp thị
trong thời đại Internet. Đánh giá đúng vai trò của kỹ sư tin học trong hoạt động
chuyên môn của tiếp thị điện tử.
Một trong những đặc điểm nổi bật của tiếp thị điện tử là tính tương tác giữa doanh
nghiệp và khách hàng, vì vậy, doanh nghiệp cần có sự đầu tư về “chất” nhiều hơn
phần chi phí bỏ ra để triển khai một chiến lược tiếp thị điện tử.
51
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
2010/
3.
4.
5.
6.
7.
nam-2011/
8.
cu.html
9.
10.
11.
12.
13.
icleid=218
14.
15.
52
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vanluong_blogspot_pdf9541_2648.pdf