Thực trạng và giải pháp hoàn thiện phân cấp ngân sách nhà nước ở Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU Với mục tiêu, “Quản lý thống nhất nền tài chính quốc gia, xây dựng ngân sách nhà nước lành mạnh, củng cố kỷ luật tài chính, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả tiền của nhà nước, tăng tích lũy để thực hiện CNH - HĐH đất nước theo định hướng XHCN, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội nâng cao đời sống của nhân dân, đảm bảo quốc phòng an ninh đối ngoại”. Luât Ngân sách Nhà nước một đạo luật quan trọng trong hệ thống tài chính đã được Quốc hội khóa 9 kỳ họp thứ IX thông qua ngày 20 tháng 3 năm 1996 sau đó được sửa đổi bổ sung bởi Luật số 06/1998/QH khóa X ngày 25 tháng 5 năm 1998 đánh dấu mốc lịch sử quan trọng trong công tác quản lý, điều hành ngân sách nhà nước ở nước ta. Tạo cơ sở pháp lý cao nhất trong hoạt động của ngân sách nhà nước. Trong đó Luật đã đề cập đến vấn đề phân cấp ngân sách nhà nước hiện nay phân cấp ngân sách nhà nước đang trở thành chủ thể được quan tâm về cải cách hoạt động khu vực công, không chỉ ở các nước phát triển mà ở các nước kém phát triển. Bởi vì ngân sách nhà nước là một trong bốn yếu tố cấu thành nên hành chính nhà nước, là một trong những nội dung quan trọng và cốt lõi của những nghiên cứu phân cấp hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Phân cấp ngân sách nhà nước là cách thức chuyển giao quyền và trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến thu chi các nguồn tài chính của nhà nước. Trong khi những chính sách liên quan đến tài chính vĩ mô (chính sách ngoại hối, chính sách tiền tệ, ) được xem là những công cụ cần thiết để quản lý vĩ mô tạo sự phát triển bền vững, ổn định thì những tác nghiệp cụ thể để tạo nguồn thu và sử dụng nguồn thu đó đã trở thành vấn đề bức xúc thúc đẩy và cản trở các hoạt động được phân cấp cho chính quyền địa phương. Từ sau những năm 1980 xu hướng phân cấp tài chính cho chính quyền địa phương đã trở thành xu hướng chung của các nước trên thế giới. Việt Nam cũng không ngoại lệ, xong phân cấp ngân sách nhà nước ở Việt Nam vẫn còn diễn ra chậm chạp và còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy nhóm chúng tôi chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp hoàn thiện phân cấp ngân sách nhà nước ở Việt Nam” để nghiên cứu. Với mục tiêu tìm hiểu rõ hơn về thực trạng phân cấp ngân sách nhà nước ở Việt Nam và đưa ra một số phương hướng và giải pháp để làm tăng tính đồng bộ của phân cấp, đặc biệt là phân cấp ngân sách nhà nước. MỤC LỤC Stt Nội dung Trang LỜI NÓI ĐẦU 2/19 NỘI DUNG CHÍNH 3/19 I Khái quát chung về phân cấp ngân sách nhà nước ở Việt Nam 3/19 1 Một số khái niệm cơ bản 3/19 a Phân cấp là gì? 3/19 b Ngân sách nhà nước là gì? 3/19 c Thế nào là phân cấp ngân sách nhà nước? 3/19 2 Sự cần thiết và tác dụng của phân cấp ngân sách nhà nước 4/19 3 Sơ đồ phân cấp ngân sách nhà nước giữa chính phủ, chính quyền địa phương và các tổ chức khác 5/19 II Thực trạng phân cấp ngân sách nhà nước ở Việt Nam 5/19 1 Phân cấp nguồn thu ngân sách nhà nước 5/19 2 Nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước 8/19 III Một số hạn chế và phương hướng hoàn thiện việc thu chi ngân sách nhà nước ở Việt Nam 14/19 1 Một số hạn chế trong việc thu, chi ngân sách nhà nước 14/19 2 Một số phương hướng hoàn thiện việc thu chi ngân sách nhà nước 15/19 KẾT LUẬN 18/19 TÀI LIỆU THAM KHẢO 19/19

doc20 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6172 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện phân cấp ngân sách nhà nước ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH --------------------------------- TIỂU LUẬN LÝ LUẬN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Đề tài: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện phân cấp ngân sách nhà nước ở Việt Nam GV hướng dẫn : Hạ Thu Quyên Lớp : KH9A8 Nhóm làm đề tài : Nguyễn Thị Liễu : Lê Thị Lanh : Trương Hoài Thương : Lê Thị Thắm Tháng 10/2009 MỤC LỤC Stt Nội dung Trang LỜI NÓI ĐẦU 2/19 NỘI DUNG CHÍNH 3/19 I Khái quát chung về phân cấp ngân sách nhà nước ở Việt Nam 3/19 1 Một số khái niệm cơ bản 3/19 a Phân cấp là gì? 3/19 b Ngân sách nhà nước là gì? 3/19 c Thế nào là phân cấp ngân sách nhà nước? 3/19 2 Sự cần thiết và tác dụng của phân cấp ngân sách nhà nước 4/19 3 Sơ đồ phân cấp ngân sách nhà nước giữa chính phủ, chính quyền địa phương và các tổ chức khác 5/19 II Thực trạng phân cấp ngân sách nhà nước ở Việt Nam 5/19 1 Phân cấp nguồn thu ngân sách nhà nước 5/19 2 Nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước 8/19 III Một số hạn chế và phương hướng hoàn thiện việc thu chi ngân sách nhà nước ở Việt Nam 14/19 1 Một số hạn chế trong việc thu, chi ngân sách nhà nước 14/19 2 Một số phương hướng hoàn thiện việc thu chi ngân sách nhà nước 15/19 KẾT LUẬN 18/19 TÀI LIỆU THAM KHẢO 19/19 LỜI MỞ ĐẦU Với mục tiêu, “Quản lý thống nhất nền tài chính quốc gia, xây dựng ngân sách nhà nước lành mạnh, củng cố kỷ luật tài chính, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả tiền của nhà nước, tăng tích lũy để thực hiện CNH - HĐH đất nước theo định hướng XHCN, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội nâng cao đời sống của nhân dân, đảm bảo quốc phòng an ninh đối ngoại”. Luât Ngân sách Nhà nước một đạo luật quan trọng trong hệ thống tài chính đã được Quốc hội khóa 9 kỳ họp thứ IX thông qua ngày 20 tháng 3 năm 1996 sau đó được sửa đổi bổ sung bởi Luật số 06/1998/QH khóa X ngày 25 tháng 5 năm 1998 đánh dấu mốc lịch sử quan trọng trong công tác quản lý, điều hành ngân sách nhà nước ở nước ta. Tạo cơ sở pháp lý cao nhất trong hoạt động của ngân sách nhà nước. Trong đó Luật đã đề cập đến vấn đề phân cấp ngân sách nhà nước hiện nay phân cấp ngân sách nhà nước đang trở thành chủ thể được quan tâm về cải cách hoạt động khu vực công, không chỉ ở các nước phát triển mà ở các nước kém phát triển. Bởi vì ngân sách nhà nước là một trong bốn yếu tố cấu thành nên hành chính nhà nước, là một trong những nội dung quan trọng và cốt lõi của những nghiên cứu phân cấp hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Phân cấp ngân sách nhà nước là cách thức chuyển giao quyền và trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến thu chi các nguồn tài chính của nhà nước. Trong khi những chính sách liên quan đến tài chính vĩ mô (chính sách ngoại hối, chính sách tiền tệ, …) được xem là những công cụ cần thiết để quản lý vĩ mô tạo sự phát triển bền vững, ổn định thì những tác nghiệp cụ thể để tạo nguồn thu và sử dụng nguồn thu đó đã trở thành vấn đề bức xúc thúc đẩy và cản trở các hoạt động được phân cấp cho chính quyền địa phương. Từ sau những năm 1980 xu hướng phân cấp tài chính cho chính quyền địa phương đã trở thành xu hướng chung của các nước trên thế giới. Việt Nam cũng không ngoại lệ, xong phân cấp ngân sách nhà nước ở Việt Nam vẫn còn diễn ra chậm chạp và còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy nhóm chúng tôi chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp hoàn thiện phân cấp ngân sách nhà nước ở Việt Nam” để nghiên cứu. Với mục tiêu tìm hiểu rõ hơn về thực trạng phân cấp ngân sách nhà nước ở Việt Nam và đưa ra một số phương hướng và giải pháp để làm tăng tính đồng bộ của phân cấp, đặc biệt là phân cấp ngân sách nhà nước. NỘI DUNG CHÍNH I. Khái quát về phân cấp ngân sách nhà nước 1. Một số khái niệm cơ bản a. Phân cấp là gì? Phân cấp là một phương pháp quản lý trong đó chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các tổ chức trong hệ thống các cơ quan thực thi quyền hành pháp được phân chia, phân công một cách cụ thể. Thông qua hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo nguyên tắc trao cho cơ quan cấp dưới nhiều quyền ra quyết định về các vấn đề có liên quan và tăng cường sự giám sát hoạt động của các cơ quan đó thông qua hệ thống trách nhiệm báo cáo. b. Ngân sách nhà nước là gì? Ngân sách nhà nước là toàn bộ khoản thu, chi của quốc gia trong dự toán đã được cơ quan chính phủ có thẩm quyền quy định được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của chính phủ (theo Luật Ngân sách nhà nước đã được Quốc hội Việt Nam thông qua năm 1996). c. Thế nào là phân cấp ngân sách nhà nước? Phân cấp ngân sách nhà nước là trao cho chính quyền địa phương các cấp nhiệm vụ, quyền hạn nhất định (bằng Pháp luật) về thu, chi ngân sách địa phương. Phân cấp ngân sách nhà nước là cách thức nhằm tạo cho chính quyền địa phương được phân cấp có chủ động, hiệu quả hơn trong việc tạo và sử dụng nguồn lực cho các hoạt động được phân cấp (cung cấp dịch vụ, quản lý nhà nước, làm kinh tế, …). Phân cấp ngân sách nhà nước được chia làm hai nhiệm vụ: - Thu ngân sách nhà nước: là việc nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ ngân sách của nhà nước nhằm bảo đảm thực các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. - Chi ngân sách nhà nước: là quá trình phân phối, sử dụng quỹ ngân sách nhà nước theo những nguyên tắc nhất định cho việc thực hiện các nhiệm vụ của nhà nước. Nói cách khác chi ngân sách nhà nước chính là việc cung cấp nguồn lực tài chính cho việc thực hiện các nhiệm vụ của bộ máy nhà nước. 2. Sự cần thiết và tác dụng của phân cấp ngân sách nhà nước Phân cấp ngân sách nhà nước là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý nhà nước. Đó là sự tác động điều chỉnh của nhà nước vào các quan hệ phát sinh trong việc quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước thông qua các công cụ pháp luật, chính sách nhằm quản lý và sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm nguồn tài chính quốc gia. Phân cấp ngân sách nhà nước là việc phân công trách nhiệm gắn với việc quy định và trao thẩm quyền thu, chi ngân sách nhà nước một cách rõ ràng giữa trung ương và chính quyền địa phương. Chính vì vậy việc phân cấp ngân sách nhà nước trong giai đoạn hiện nay là một tất yếu khách quan bởi vì: - Phân cấp ngân sách nhà nước sẽ giúp cho việc xác định một cách rõ ràng thẩm quyền và trách nhiệm giữa các cấp quản lý nhà nước về ngân sách. Đảm bảo giải quyết kịp thời các nhiệm vụ chi tiêu ngân sách nhà nước. - Phân cấp ngân sách nhà nước tăng cường chủ động linh hoạt, khắc phục sự thụ động, trông chờ vào cơ chế xin cho, trong hoạt động quản lý nhà nước của các cấp chính quyền cơ quan nhà nước cấp dưới. Đồng thời để các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương tập trung vào thực hiện các chức năng, điều hành, chỉ đạo xây dựng và hoạch định các chính sách pháp luật, chiến lược phát triển kinh tế xã hội đất nước. - Phân cấp ngân sách nhà nước tạo điều kiện tăng cường kiểm tra, thanh qua công tác quản lý nhà nước về ngân sách một cách rõ ràng. Đối với hệ thống bộ máy nhà nước các cấp góp phần làm lành mạnh, minh bạch nền tài chính quốc gia. Góp phần quan trọng trong tạo môi trường đầu tư sản xuất kinh doanh dịch vụ, phát triển nền kinh tế trong điều kiện nước ta đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới WTO, đang hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế quốc tế. Hơn nữa trong thời điểm hiện nay Đảng và Nhà nước ta đang tiến hành cải cách đổi mới tổ chức và hoạt động bộ máy nhà nước. Chúng ta đã thu được những hành tựu rất có ý nghĩa. Bên cạnh đó hiện tượng vi phạm pháp luật, nạn tham nhũng, sử dụng lãng phí ngân sách nhà nước còn khá phổ biến, bất cập, tồn tại trong công tác quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước. Phân cấp ngân sách nhà nước là một trong những phương thức tốt để khắc phục những biểu hiện tiêu cực trên. Phân cấp ngân sách nhà nước cũng là yêu cầu khách quan tất yếu trong lộ trình xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, từng bước hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 3. Sơ đồ phân cấp ngân sách nhà nước giữa chính phủ, chính quyền địa phương và các tổ chức khác. Các tổ chức khác Các tổ chức khác - Thuế - Các khoản hỗ trợ - Vay - Chuyển giao - Các nguồn khác Chính quyền địa phương - Thường xuyên - Đầu tư phát triển - Dự trữ - Cho vay - Các khoản khác Chính quyền địa phương - Thường xuyên - Đầu tư phát triển - Dự trữ - Cho vay - Các khoản khác Chính phủ Chính phủ - Thuế - Các khoản hỗ trợ - Vay - Các nguồn khác Nguồn thu Cân = thu - chi Quyền chi II. Thực trạng phân cấp ngân sách nhà nước ở Việt Nam 1. Phân cấp nguồn thu ngân sách nhà nước Theo Luật Ngân sách nhà nước năm 2002 thu ngân sách bao gồm: - Những khoản thu từ thuế, lệ phí - Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước - Các khoản đóng góp của tổ chức, cá nhân - Các khoản viện trợ - Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. Theo Điều 30, Điều 32 của Luật Ngân sách nhà nước thì phân biệt ra 3 loại nguồn thu: - Nguồn thu được giao 100% cho Trung ương - Nguồn thu được giao 100% cho ngân sách địa phương - Nguồn thu được chia theo tỷ lệ giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương. Trong đó ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chiến lược quan trọng của quốc gia như: Các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng, kinh tế xã hội có tác động đến cả nước, hoặc nhiều địa phương; các chương trình dự án quốc gia, các chính sách xã hội quan trọng điều phối hoạt động kinh tế vĩ mô của đất nước, bảo đảm an toàn quốc phòng an ninh, đối ngoại và hỗ trợ địa phương chưa cân đối được thu chi ngân sách. Bên cạnh đó ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu đảm bảo chủ động thực hiện những nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội trong phạm vi quản lý của địa phương. Việc phân cấp nguồn thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định, cấp xã được tăng cường nguồn thu, phương tiện và cán bộ quản lý tài chính ngân sách. Hiện nay tiềm lực tài chính quốc gia ngày càng được củng cố và tăng cường chuyển từ thế bị động, phụ thuộc từ bên ngoài sang một nền tài chính chủ động, có tích lũy đầu tư phát triển. Quy mô thu ngân sách nhà nước ngày càng lớn. Tổng thu ngân sách nhà nước dự kiến thực hiện 5 năm 2001-2005 đạt khoảng 755.000 tỷ đồng (tăng 135.000 tỷ đồng so với mục tiêu kế hoạch). Tốc độ tăng thu bình quân đạt 17,1% góp phần làm gia tăng đáng kể quy mô ngân sách. Theo số liệu thống kê ta có: Bảng thống kê ngân sách giai đoạn 1991-2005 Stt Năm Tổng thu (tỷ đồng) 1 1991-1995 31.794 2 1996-2000 73.988 3 2001-2005 153.934 Nguồn thu ngân sách trung ương được hưởng 100% gồm thuế XNK, thuế GTGT và thuế tiêu thụ đặc biệt với một số hàng hóa nhập khẩu, thuế và các khoản thu khác từ dầu khí, thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành. Nguồn thu ngân sách địa phương được hưởng 100% gồm thuế nhà đất, thuế tài nguyên, thiên nhiên phi dầu khí, thuế môn bài, thuế chuyển quyền sử dụng đất, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thu tử cho thuê và bán nhà thuộc sở hữu nhà nước, lệ phí chức bạ và phần lớn các loại phí khác. Cụ thể thu ngân sách nhà nước ở trung ương về một số khoản từ đầu năm đến 15 tháng 9 năm 2009 như sau (theo Tổng cục thống kê tổng thu ngân sách nhà nước): Stt Nội dung Tỷ lệ (%) 1 Các khoản thu trong nước 72,1 2 Thu từ dầu thô 61,5 3 Thu cân đối ngân sách nhà nước từ hoạt động XNK 71,6 4 Thu từ doanh nghiệp nhà nước 80,8 5 Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) 60,7 6 Thu thuế công thương nghiệp và dịch vụ ngoài nhà nước 67,5 7 Thuế thu nhập cá nhân 55,6 Thu ngân sách địa phương chiếm 25% năm 2002, dự kiến tổng số thu ngân sách địa phương sẽ tăng nhanh hơn thu ngân sách trung ương và tiến tới cuối năm 2004 đã đạt xấp xỉ 30% thu ngân sách nhà nước. Bảng nguồn thu ngân sách của chính quyền địa phương năm 2002 Bảng tổng thu của chính quyền địa phương (Triệu đồng) Tổng thu của chính quyền địa phương theo đầu người (Nghìn đồng/người) Từ thuế giao 100% cho địa phương (Triệu đồng) Thuế được phân chia (Triệu đồng) Thu từ trợ cấp (Triệu đồng) Thu từ trợ cấp trên đầu người (Nghìn đồng/người) Tổng 65.822.571 53.174 15.809.861 14.375.167 34.277.544 32.899 Tối đa 7.560.202 2.095 4.607.815 2.195.020 1.798.383 1.753 Tối thiểu 422.105 443 29.231 11.941 215.737 139 Trung bình 1.079.059 852 259.178 241.560 578.320 531 Nguồn thu được phân chi theo tỷ lệ giữa chính quyền trung ương và địa phương bao gồm: Thuế GTGT (Ngoại trừ thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu); thuế thi nhập doanh nghiệp (Ngoại trừ các đơn vị hạch toán ngành); thuế thu nhập cá nhân, thuế tiêu thụ đặc biệt từ hàng hoá, dịch vụ trong nước và phí xăng dầu. Tỷ lệ phân chia nguồn thu được xác định trên chính sách tổng thu từ nguồn thu mà ngân sách địa phương được hưởng 100% vào tổng số chi ngân sách địa phương tính theo định mức phân bổ. Luật ngân sách nhà nước không nêu rõ tỷ lệ phân chia nguồn thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương mà giao cho UBTNQH quyết định, ổn định trong thời kỳ từ 3 năm đến 5 năm. Tại từng tỉnh, các loại thuế được phân chia, sử dụng chung 1 tỷ lệ phân chia. Tỷ lệ này thay đổi ở các tỉnh khác nhau và được tính toán trong quá trình xây dựng ngân sách vào đầu thời kỳ, ổn định nhất là 3 năm. Ngoài ra ở nước ta có một phương thức phân chia nguồn thu khác với nhiều quốc gia trên thế giới. Tỷ lệ phân chia nguồn thu đối với tất cả các loại thuế phân chia là cùng một tỷ lệ, nhưng tỷ lệ này lại khác nhau giữa các tỉnh. 2. Nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước Chi ngân sách nhà nước bao gồm những khoản sau: - Chi đầu tư phát triển: Là quá trình nhà nước sử dụng 1 phần vốn tiền tệ đã được tạo lập thông qua hoạt động thu của ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế xã hội, phát triển sản xuất và để dự trữ vật tư hàng hoá nhằm thực hiện các mục tiêu ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế. Chi đầu tư phát triển của nhà nước luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi tiêu đầu tư phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Ta có: Bảng tình hình phân bổ vốn đầu tư (%) Năm Vốn đầu tư của nhà nước Vốn đầu tư của doanh nghiệp ngoài quốc doanh Vốn đầu tư của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 1995 42% 27,6% 20,4% 1998 55,5% 23,7% 20,8% 2000 57,5% 23,8% 18,7% 2002 52,3% 28,8% 10,8% Chi đầu tư phát triển của nhà nước bao gồm: + Đầu tư xây dựng cơ bản + Hỗ trợ phát triển kinh tế + Đầu tư phát triển các chương trình kinh tế khác (Trồng rừng, công nghệ thông tin). - Chi thường xuyên: Là quá trình phân phối, sử dụng quỹ tiền tệ của nhà nước về quản lý kinh tế xã hội. Mang tính chất là các khoản chi cho tiêu dùng xã hội, chi tiêu thường xuyên để gắn liền với chức năng quản lý xã hội của nhà nước. Bao gồm các loại chi đa dạng, chi thường xuyên có phạm vi tác động khả năng chứa đựng nhiều mục tiêu khác nhau: từ giải quyết chế độ xã hội đến chi sự nghiệp phát triển kinh tế với ý nghĩa đó, chi thường xuyên chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng chi ngân sách nhà nước. Tỷ lệ chi thường xuyên so với tổng chi ngân sách nhà nước và so với GDP (%) Năm Chi thường xuyên/tổng chi ngân sách nhà nước Chi thường xuyên/GDP 1991 67 11 1995 60,7 16,5 1997 63,2 16,8 1999 54,2 14 2001 53,1 16,2 2002 53,09 14,5 2003 62 15 Quy mô chi thường xuyên đã có sự gia tăng đáng kể về số tuyệt đối từ mức 8.092 tỷ đồng năm 1991 đến năm 2000 đã lên tới 70.127 tỷ đồng, năm 2002 là 78.784 tỷ đồng. + Chi cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo: Sự nghiệp giáo dục – đào tạo gắn liền với việc phát triển nguồn nhân lực là một nhân tố cơ bản quyết định đến sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Vì thế chính sách tài chính mà cụ thể là chi cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo của ngân sách nhà nước nhằm mục đích thúc đẩy sự nghiệp giáo dục – đào tạo. Năm 1991-1995: Tỷ trọng chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo chiếm 9,5% tổng chi ngân sách nhà nước và 15% tổng chi thường xuyên. Hiện nay: Tỷ trọng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục – đào tạo chiếm gần 12% đến 15% tổng chi ngân sách nhà nước và từ 18% đến 20% tổng chi thường xuyên. Ta có: Bảng tình hình chi cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo (tỷ đồng) Năm 1992 1995 1999 2000 2001 2003 Tổng chi Giáo dục đào tạo 1.868 8.011 10.235 12.677 15.700 17.317 + Chi cho khoa học công nghệ và môi trường: Đây là một trong những khoản chi cho ngân sách nhà nước nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, thúc đẩy CNH – HĐH. Năm 1991-1995: Chi cho KH-CN chiếm 1,1% tổng chi ngân sách nhà nước Năm 1996 ® nay: Chi cho KH-CN chiếm 2,0% tổng chi ngân sách nhà nước Nếu xét về số tuyệt đối từ 1991-200, tổng chi cho KH-CN đã tăng gấp 14 lần. KH-CN và môi trường là một trong những loại hình hoạt động sự nghiệp thuộc cơ chế “Khoán 10 đối với khu vực sự nghiệp có thu” theo tinh thần của NĐ10/2001/NĐ-CP. Nếu được triển khai sẽ tạo điều kiện cho các đơn vị hoạt đọng trong lĩnh vực KH-CN tự chủ quản lý tài chính, cụ thể là quản lý lao động và tiền lương. + Chi cho sự nghiệp y tế: Tính đến cuối năm 2000 cả nước đã có trên 28.000 cơ sở y tế tư nhân hoạt động dưới dạng phòng khám, trung tâm tư vấn y tế, … Mặc dù chủ trương xã hội hoá y tế đã và đang triển khai nhưng quy mô tổng chi sự nghiệp y tế từ ngân sách nhà nước vẫn không ngừng tăng lên, bình quân đạt mức tăng 13% năm. Tình hình chi cho sự nghiệp y tế (tỷ đồng) Năm 1991 1995 2000 2003 Tổng chi sự nghiệp y tế 638 2.065 3.435 5.039 + Chi cho sự nghiệp văn hoá - nghệ thuật - thể thao Các khoản thu này nhằm nâng cáo đời sống tinh thần, trình độ thẩm mỹ cho công chúng tạo điều kiện phát triển toàn bộ về chính trị, tư tưởng, đạo đức và sức khoẻ cho mỗi công dân. Trong thời gian qua với quy mô chi ngân sách nhà nước tăng lên thì khoản chi cho sự nghiệp VH-NT-Thể thao cũng không ngừng tăng lên, với tỷ lệ bình quân tăng 13,5%. Trong đó chi cho hoạt động văn hoà và chi cho phát thanh truyền hình chiến gần 2/3 tổng chi sự nghiệp VH-NT-Thể thao. Chi cho Văn hoá – thông tin và phát thanh truyền hình (Đơn vị: tỷ đồng) Năm Chi văn hoá – thông tin Chi phát thanh truyền hình 1999 737 682 2000 919 717 2001 823 580 2002 886 623 Mặt khác, chi cho thể thao cũng không ngừng tăng lên: Năm 1991: 188 tỷ đồng Năm 2000: 387 tỷ đồng Năm 2001: 345 tỷ đồng Năm 2002: 370 tỷ đồng + Chi cho an sinh xã hội: Bao gồm các khoản chi chủ yếu chi bảo đảm xã hội, chi ưu đãi cho đối tượng chính sách, … Loại chi Năm 1991 1995 2000 2002 2003 An sinh xã hội 1.278 5.429 10.739 12.260 11.807 VH-NT-Thể thao 188 617 2.216 1.879 2.123 KH-CN 114 603 1.243 1.810 1.574 Sự nghiệp kinh tế 754 3.619 5.796 6.988 7.556 Cùng với sự phát triển quy mô chi ngân sách nhà nước thì quy mô chi an sinh xã hội cũng có chiều hướng tăng: Thời kỳ 1991-1995: Chiếm 9% tổng chi thường xuyên Thời kỳ 1996 ® nay: Chiếm gần 15% tổng chi thường xuyên + Chi cho sự nghiệp phát triển kinh tế Đây là khoản chi cho tiêu dùng phục vụ sản xuất, tạo điều kiện cho các ngành kinh tế hoạt động thuận lợi. Quy mô chi sự nghiệp kinh tế tăng mạnh Năm 1995: 784 tỷ đồng Năm 2002: 6.988 tỷ đồng (tăng 7,91 lần). Từ đó góp phần tích cực trong việc tăng cường các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư bảo vệ thực vật, nghiên cứu và áp dụng nhiều giống mới phục vụ cho nông nghiệp. + Chi cho hành chính nhà nước Là khoản chi nhằm đảm bảo sự hoạt động của hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương và cơ sở. Nhà nước đã thực hiện rà soát lại toàn bộ các khoản chi cho tổ chức một cách chặt chẽ trên tinh thần của pháp lệnh tiết kiệm chống lãng phí. Theo đó các khoản chi phí hội nghị, tiếp khách chi phí liên quan đến sử dụng tài sản công được hạn chế và tiết kiệm. Do đó tỷ trọng chi hành chính nhà nước tuy tăng về số tuyệt đối song giảm mạnh về số tương đối. Năm 1991-1995: Tỷ trọng bình quân chi hành chính trên tổng chi thường xuyên đạt 18%-20% Năm 1996® nay: Tỷ trọng bình quân chi hành chính trên tổng chi thường xuyên chỉ còn 9%-12% Năm 1991 1995 2000 2002 2003 Tổng chi 1.290 6.225 8.689 7.210 7.084 Trong thời gian qua chi quản lý hành chính đã góp phần trong việc thực hiện chức năng quản lý của nhà nước, bảo đảm thực hiện thành công các nhiệm vụ chính trị, duy trì sự ổn định vĩ mô và vai trò quản lý kinh tế của nhà nước. Kết quả phân cấp thu chi ngân sách tại Việt Nam 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Dự kiến 2003 Kế hoạch 1. Thu 65.352 70.612 78.489 90.749 103.773 121.716 141.930 149.320 Trong đó: Thu ngân sách địa phương 19.264 20.280 19.571 22.269 25.463 30.545 38.683 14.743 Tỷ lệ trong tổng thu (%) 29,5 28,7 24,9 24,5 24,5 25,1 27,3 30,0 Thu ngân sách trung ương 4,8 8 11,2 15,6 14,4 17,3 16,6 5,2 Thu ngân sách địa phương 8,5 5,3 3,5 13,8 14,3 20,0 26,6 15,7 2. Chi 78.057 81.995 95.972 108.961 129.773 148.208 177.150 187.670 Trong đó: Chi ngân sách địa phương 28.039 31.808 39.040 45.082 56.047 64.573 66.257 67.184 Tỷ lệ trong tổng chi (%) 35,9 38,8 40,7 41,3 43,2 43,6 37,4 35,8 Tính cả đầu tư phát triển 7.499 9.424 14.129 14.557 20.112 24.147 20.786 20.708 cộng chi thường xuyên 20.540 22.203 24.806 30.346 36.070 39.627 45.468 43.981 Chi ngân sách trung ương 20,7 5,0 17,0 13,5 19,1 14,2 19,5 5,9 Chi ngân sách địa phương 19,1 13,4 22,7 15,5 24,3 15,2 2,6 1,4 3. Tỷ lệ giữa chi đầu tư và chi thường xuyên của địa phương 93,8 91,3 78,9 73,4 70,6 77,1 85,1 101,7 4. Trợ cấp bổ sung từ ngân sách trung ương 9.964 12.290 20.510 26.601 23.553 35.278 38.040 35.048 Tỷ lệ tăng trưởng 35,4 23,3 66,9 29,7 -11,5 49,8 7,8 -7,9 Tỷ lệ trong tổng chi 35,5 38,6 52,5 59,0 42,0 54,6 57,4 52,2 III. Một số hạn chế và phương hướng hoàn thiện việc thu – chi ngân sách nhà nước ở Việt Nam. 1. Một số hạn chế của thu chi ngân sách nhà nước - Chính sách thuế thiếu ổn định, còn nhiều điểm chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, bảo hộ sản xuất thông qua thuế chưa hợp lý, còn lồng ghép nhiều chính sách xã hội nên đã ảnh hưởng nhiều tới hoạt động huy động vốn cho tăng trưởng kinh tế. - Tính bao cấp trong ngân sách nhà nước chưa được xoá bỏ triệt để. Chi tiêu ngân sách, chi tiêu hành chính còn lãng phí, thiếu hiệu quả: chi ngân sách cho một số lĩnh vực phục vụ nhu cầu chăm lo phát triển con người như giáo dục, y tế chưa đáp ứng nhu cầu cần thiết. - Tổ chức thực hiện chế độ công khai ngân sách nhà nước ở các đơn vị còn hình thức, chưa thực hiện đúng theo các quy định phân cấp ngân sách được đẩy mạnh về mặt khuôn khổ pháp lý. Xong việc triển khai giám sát quá trình này trên thực tế chưa ngang tầm với yêu cầu. Những công tác phòng chống, ngăn ngừa kết quả còn hạn chế, chưa kết hợp được việc xử lý tài chính với việc thực hiện chế độ, trách nhiệm đối với cán bộ, chế tài xử lý chưa đủ sức đẩy lùi tình trạng lãng phí, thất thoát trong quản lý sử dụng ngân sách. - Nợ tiềm ẩn của quốc gia vẫn còn là một thách thức không nhỏ, công tác quản lý nợ nước ngoài còn nhiều bất cập. Trong khi nợ tồn động của khu vực Doanh nghiệp nhà nước vẫn còn nan giải thì chưa có dấu hiệu cải thiện chất lượng nợ mới của khu vực này. Quản lý nợ nước ngoài còn phân tán ở các cơ quan khác nhau. Hệ thống thông tin báo cáo giữa các cơ quan tổng hợp còn chưa kịp thời, không đầy đủ, chính xác. Chưa xây dựng được cơ chế giám sát, phân tích rủi ro để đảm bảo an toàn và bền vững về nợ nước ngoài của quốc gia. 2. Phương hướng hoàn thiện thu – chi ngân sách nhà nước a. Phương hướng hoàn thiện thu ngân sách nhà nước Hoàn thiện chính sách thuế theo lộ trình cải cách đến năm 2010 đảm bảo sử dụng thuế thực sự là một công cụ quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế khuyến khích phát triển sản kinh doanh. - Sửa đổi, hoàn thiền đồng bộ hệ thống chính sách thuế, chính sách thu từ đất đai, taà nguyên và tài sản khác theo hướng giảm thuế suất, mở rộng đối tượng tính thuế, nộp thuế. Xây dựng cơ cấu thuế hợp lý, đặc biệt tích luỹ cho doanh nghiệp, thúc đẩy kinh tế phát triển. - Hoàn thiện chính sách thuế gián thu theo hướng như sau: + Mở rộng đối tượng chịu thuế: Trung ương xem xét thu hẹp phạm vi đối tượng không chịu thuế, đặc biệt tính đơn giản phù hợp với thông lệ quốc tế, đặc biệt thuế GTGT. + Xoá bỏ phân biệt đối xử, đảm bảo đáp ứng yêu cầu của hoà nhập kinh tế quốc tế. + Quy định hợp lý về thuế suất theo hướng giảm nhẹ gánh nặng thuế thông qua giảm dần thuế suất tiến đến quá trình thống nhất một mức thuế suất phổ thông (10%) đối với tất cả loại hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT. + Đơn giản hoá các trình tự thủ tục về hành chính thuế, đặc biệt là vấn đề hoàn thuế và quyết toán thuế nhằm tiết kiệm thời gian chi phí cho đối tượng nộp và cơ quan thuế. - Hoàn thiện chính sách thuế trực thu theo hướng (đảm bảo điều tiết một cách hợp lý thu nhập của cá nhân, và pháp nhân vào ngân sách nhà nước, đặc biệt chủ nghĩa xã hội và khuyến khích làm giàu). + Mở rộng đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế, đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân, đưa nó vào sác thuế chính. + Từng bước hạ thuế suất để đảm giảm mức thu nhằm khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh và nỗ lực lao động cũng như đảm bảo phù hợp với trào lưu trên thế giới giảm thuế. + Đơn giản hoá trình tự thủ tục kê khai, thu nộp quyết toán thuế, đặc biệt đối với thuế thu nhập cá nhân. - Hoàn thiện chính sách thuế tài sản theo hướng (đảm bảo khuyến khích sử dụng tiết kiệm, có kết quả TNTN và tài sản đảm bảo nguồn thu ổn định cho ngân sách địa phương). + Đối với đối tượng chịu thuế: Quy định bao quát các loại thuế. + Căn cứ tính thuế: Quy định thống nhất theo giá thị trường. + Về thuế suất: cần quy định thuế suất hợp lý ở mức thấp để khuyến khích các đối tượng tự nguyện nộp thuế cho ngân sách nhà nước. Thông qua đó góp phần mở rộng đối tượng nộp thuế tạo nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước (phân cấp cho ngân sách địa phương). + Về quản lý thuế: để đảm bảo quản lý các loại thuế tài sản một cách chặt chẽ, có hiệu quả, cần gắn liền công tác quản lý thuế với quản lý hành chính, phân cấp quản lý cho chính quyền địa phương. - Hoàn thiện chính sách phí và lệ phí theo hướng đảm bảo khuyến khích sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các loại tài sản, dịch vụ công và đảm bảo một phần kinh phí cho công tác quản lý và vận hành các loại hình dịch vụ này. - Việc cải các chính sách phí, lệ phí cần tập trung vào + Phân loại rõ ràng và đơn giản hoá các loại phí + Mở rộng đối tượng thu và hạ thấp mức thu để khuyến khích các đối tượng tự nguyện nộp. + Phân cấp quản lý thu kết hợp với cơ chế giám sát. - Cơ cấu lại hình thức thuế phí và lệ phí trong tổng thu ngân sách nhà nước đến năm 2010 theo hướng gián thu 45%, GTGT 27%, thuế tiêu thụ đặc biệt 9%, Thuế XK, NK 9%, … - Phát triển dịch vụ tư vấn thuế nhằm phát triển cùng một bước hiệu quả của các chính sách thuế, tăng mức độ thuận tiện cho người nộp thuế. - Phát triển đa dạng và rộng rã các mô hình dịch vụ tư vấn thuế. - Mở rộng phạm vi và số lượng, chất lượng các dịch vụ tư vấn thuế. - Phân định hợp lý quyền lợi, quyền hạn, trách nhiệm của các cấp, ngành trong thu thuế. Hiện đại hoá công tác quản lý thuế, đẩy mạnh cải cách hành chính thuế, nâng cao hiệu quả hiệu lực, quản lý thuế, chống thất thoát, gian lận. b. Phương hướng hoàn thiện chi ngân sách nhà nước. - Cơ cấu lại chi đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước Duy trì mức tăng chi đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước cao hơn mức tăng trưởng kinh tế và chiếm tỉ trọng gần 20-21% tổng chi ngân sách nhà nước. Bố trí lại vốn đầu tư của ngân sách theo tiến độ thực hiện,công trình dự án nằm trong danh mục công trình trọng diểm quốc gia đã được phe duyệt. Kiên quyết không bố trí vốn hàng năm theo niên độ ngân sách, chấm dứt tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải, không hiệu quả. Nâng cao vai trò định hướng của nguồn vốn đầu tư ngân sách nhà nước trong viêc thu hút các nguồn vốn đầu tư của xã hội. Cơ cấu tổng vốn đầu tư từ ngan sách nhà nước cần được bố trí hơp lí cho các lĩnh vực trọng điểm của quốc gia. - Tăng nguồn lực tài chính cho phát triển nguồn nhân lực cho GD-ĐT, KH-CN, xóa đói giảm nghèo. - Hoàn thiện phân cấp tài chính về nhiệm vụ chi, đổi mới quản lí ngân sách theo thông lệ quốc tế. KẾT LUẬN Qua phân tích và nghiên cứu thực trạng phân cấp ngân sách nhà nước ở Việt Nam. Chúng tôi đã thấy được vai trò to lớn mà phân cấp ngân sách nhà nước đem lại, phát huy được sự quản lý của tổ chức trong việc động viên, phân phối và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính quốc gia, góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, làm tiền đề quan trọng thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Bên cạnh đó, hoạt động phân cấp ngân sách nhà nước còn bộc lộ một số bất cập, yếu kém, tồn tại trong việc huy động và phân bổ nguồn lực tài chónh cho tăng trưởng, đặc biệt là vấn đề sử dụng một cách hiệu quả nguồn lực tài chính để đảm bảo chất lượng tăng trưởng. Vì vậy để hạn chế tới mức thấp nhất những bất cập trên dòi hỏi phải có sự chỉ đạo chặt chẽ thường xuyên và kịp thời, hoàn thiện Luật phân cấp ngân sách nhà nước. Thực hiện bước đột phá về phân cấp ngân sách nhà nước trên cơ sở tính lồng ghép nhiều cấp của ngân sách nhà nước để đảm bảo quyền tư chủ, nâng cao trách nhiệm của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp. Tăng cường phân cấp về phân quyền hạn và trách nhiệm cho các cấp chính quyền địa phương và đơn vị về ngân sách theo mức độ và khả năng quản lý, phù hợp với từng cấp ngân sách. Tăng số địa phương tự cân đối được ngân sách và có đóng góp cho ngân sách nhà nước. Cho phép ngân sách cấp tỉnh được huy động nguồn lực từ trong nước. Phân cấp như vậy mới biến các chủ trương, chính sách tài chính vào hoạt động thực tế của đời sống và mới phát huy được vai trò của tài chính là một công cụ quan trọng thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững ở nước ta. Là cơ sở đảm bảo cho nền kinh tế nước ta sẽ hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế thế giới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam (Thực trạng và giải pháp) của GS.TS Dương Thị Bình Minh 2 Quản lý tài chính công ở Việt Nam của TS Vũ Thị Nhài 3 Tài chính Việt Nam 2001-2010 của PGS.TS Đỗ Dục Minh 4 Tài chính công của Bộ Tài chính 5 Phân cấp quản lý (Lý luận và thực tiễn) của Võ Kim Sơn 6 Việt Nam quản lý chi tiêu công để tăng trưởng và giảm nghèo của NXB Tài chính 7 Một số quy định về quản lý tài chính, công khai tài chính của NXB Lao động xã hội 8 Phân cấp quản lý hành chính 9 Luật ngân sách nhà nước 10 Giáo trình tài chính công 11 Website: google.com.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng và giải pháp hoàn thiện phân cấp ngân sách nhà nước ở Việt Nam.doc
Luận văn liên quan