Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng cho vay cá nhân ở ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam-chi nhánh Huế

 Sự quản lý vĩ mô của Nhà nước cùng với những định hướng chung sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc cho vay của Ngân hàng. Do đó, Nhà nước cần xác định rõ và thúc đẩy chiến lược phát triển kinh tế theo hướng phát triển các ngành mũi nhọn, ưu tiên phát triển ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và các ngành dịch vụ. Như vậy sẽ góp phần vào việc gia tăng mức cung về hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của dân cư. Ngoài ra, việc củng cố cơ cấu ngành một cách hợp lý sẽ giảm bớt tình trạng thất nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao chất lượng đời sống người dân. Không chỉ vậy, khi môi trường kinh doanh ổn định sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển, nâng cao thu nhập và mức sống dân cư thúc đẩy kinh tế phát triển.  Nhà nước cần tạo ra sự chặt chẽ và rõ ràng trong các điều luật về tín dụng và những điều luật liên quan để tạo điều kiện cho các NHTM đẩy mạnh, phát triển hoạt động tín dụng của mình

pdf63 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1671 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng cho vay cá nhân ở ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam-chi nhánh Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệp Sinh viên: Hoàng Thị Nhã - Lớp: K42 - TCNH 38 Và các hồ sơ khác liên quan Bước 2: Thẩm định hồ sơ đề nghị vay vốn. Cán bộ trực tiếp cho vay tiến hành thẩm định trên cơ sở hồ sơ khách hàng cung cấp như: - Đánh giá tính hợp lệ của Hồ sơ đề nghị vay vốn, sự phù hợp về nội dung và hình thức giữa hồ sơ do khách hàng cung cấp đối chiếu với các quy định hiện hành có liên quan. - Thẩm định năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự của khách hàng vay vốn - Đánh giá cụ thể khả năng tài chính, trên cơ sở tính toán lại nguồn thu, nguồn trả nợ của khách hàng. - Đánh giá mục đích vay vốn của khách hàng có phù hợp không - Thực hiện kiểm định, định giá tài sản đảm bảo Và các thủ tục thẩm định khác tùy theo loại hình cho vay Bước 3: Thực hiện quyết định cho vay Cán bộ trực tiếp cho vay lập tờ trình thẩm định ghi rõ quan điểm: - Đồng ý cho vay và/hoặc các điều kiện ràng buộc - Từ chối cho vay nêu rõ lý do Sau khi hoàn thành tờ trình và bộ hồ sơ khách hàng, cán bộ tín dụng chuyển hồ sơ đến Phụ trách Bộ phận trực tiếp cho vay và Người quyết định cho vay xem xét và phê duyệt. Phụ trách Bộ phận cho vay đề xuất cho vay hay không cho vay, nêu rõ lý do. Căn cứ hồ sơ, tài liệu Bộ phận trực tiếp cho vay cung cấp, Người cho vay ra quyết định cuối cùng, cán bộ trực tiếp cho vay sẽ thông báo trả lời với khách hàng. Bước 4: Giải ngân Trên cơ sở hợp đồng tín dụng đã ký, Chi nhánh thực hiện phát tiền vay cho khách hàng, tùy theo từng loại hình cho vay khác nhau mà có những thủ tục phát tiền vay khác nhau. Bước 5: Kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay và thu hồi nợ Sau khi phát tiền vay, cán bộ trực tiếp cho vay theo dõi việc sử dụng vốn của khách hàng có đúng mục đích và quy định hay không. Theo dõi tình hình trả nợ gốc, lãi của khách hàng có đủ, đúng hạn hay không. Đại họ Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Hoàng Thị Nhã - Lớp: K42 - TCNH 39 Trong quá trình giám sát nếu phát hiện có sai phạm trong quá trình sử dụng vốn vay hay những biến động bất lợi ảnh hưởng đến việc trả nợ của khách hàng thì cán bộ trực tiếp cho vay báo cáo phụ trách phòng để trình Người trực tiếp cho vay có biện pháp xử lý kịp thời. Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng Sau khi thu hồi nợ vay và các chi phí phát sinh (nếu có), cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng thực hiện thủ tục thanh lý hợp đồng tín dụng và thực hiện thủ tục giải chấp tài sản thế chấp, bảo lãnh, cầm cố cho khách hàng. 2.3. Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam - Chi nhánh Huế 2.3.1. Tình hình huy động vốn Bảng 3. Tình hình huy động vốn của VIB Huế giai đoạn 2009 - 2011 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 +/- % +/- % Tổng vốn huy động 255479 494187 446462 238708 93.44 -47725 -9.66 - Tiền gửi của TCTK 20240 33284 72845 13044 64.45 39561 118.86 - Tiền gửi của dân cư 230632 457632 373586 227000 98.43 -84046 -18.37 - Phát hành GTCG 4607 3271 31 -1336 -29 -3240 -99.05 (Nguồn: Phòng KHCN Ngân hàng TMCP Quốc Tế - Chi nhánh Huế) Ngân hàng hoạt động chủ yếu là cung cấp vốn tín dụng cho các cá nhân, tổ chức kinh tế khi có nhu cầu về vốn. Do vậy, lợi nhuận Ngân hàng được hình thành chủ yếu từ hoạt động tín dụng. Vì vậy, một Ngân hàng muốn hoạt động tốt đem lại hiệu quả cao, muốn cạnh tranh với các Ngân hàng khác thì điều kiện trước tiên là nguồn vốn Ngân hàng phải đủ lớn để đảm bảo cho hoạt động tín dụng được thuận lợi nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế. Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, nguồn vốn luôn giữ vai trò quan trọng. Ngoài vốn tự có thì vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Hoàng Thị Nhã - Lớp: K42 - TCNH 40 Ngân hàng phải mở rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa các hình thức huy động vốn để thu hút lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư và doanh nghiệp để phân phối lại cho các chủ thể cần vốn. Nghiệp vụ huy động vốn được thực hiện thông qua mở tài khoản thực hiện thanh toán cho khách hàng, huy động các loại tiền gửi và phát hành các công cụ nợ... Biểu đồ 3. Tình hình huy động vốn của VIB Huế giai đoạn 2009 - 2010 Trong các loại tiền gửi, thì tiền gửi của dân cư có tỷ trọng lớn nhất vì khách hàng nhận thức được rằng việc gửi tiền là an toàn hơn và cất giữ tiền mặt bên cạnh nguy hiểm thì còn kèm theo phát sinh chi phí cơ hội của việc nắm giữ tiền mặt nên gửi tiền vào Ngân hàng là phương pháp tối ưu nhất, mặt khác các chương trình khuyến mãi, bốc thăm trúng thưởng của Ngân hàng ngày càng hấp dẫn khách hàng hơn. Trong năm 2009, tiền gửi của dân cư là 230632 triệu đồng chiếm 90% trong tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh, năm 2010 tiền gửi của dân cư là 457632 chiếm 93% trong tổng nguồn vốn huy động, tăng 227000 triệu đồng so với năm 2009 tương ứng tăng 98.43%. Đến năm 2011 thì tiền gửi của dân cư giảm xuống 373586 triệu đồng, giảm 84046 triệu đồng so với năm 2010 tương ứng giảm 18.37%, sự giảm xuống này có thể là do trong năm 2011 NHNN bắt đầu áp trần lãi suất cho huy động, làm giảm lượng tiền gửi của dân cư, bên cạnh đó, lạm phát cao, giá cả các mặt hàng tăng dẫn đến nhu 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 2009 2010 2011 - Phát hành GTCG - Tiền gửi của TCTK - Tiền gửi của dân cư Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Hoàng Thị Nhã - Lớp: K42 - TCNH 41 cầu sử dụng tiền của người dân tăng làm giảm bớt lượng tiền gửi, đồng thời nền kinh tế dần dần hồi phục sau khủng hoảng một phần nào đó đem lại cơ hội đầu tư tốt cho dân cư. Ngoài tiền gửi của dân cư thì tiền gửi tiết kiệm cũng là một nguồn huy động vốn lớn đối với Ngân hàng, so với tiền gửi của dân cư thì tiền gửi tiết kiệm có tình ổn định hơn đối với Ngân hàng, tỷ trọng của tiền gửi tiết kiệm trong tổng nguồn vốn huy động ngày càng tăng, và tốc độ tăng qua các năm càng lớn, cụ thể là: năm 2009, tiền gửi tiết kiệm (TGTK) ở Ngân hàng là 20240 triệu đồng chiếm 8% trong tổng nguồn vốn huy động, năm 2010 TGTK của chi nhánh là 33284 tăng 13044 triệu đồng so với năm 2009 tương ứng tăng 64.45%, năm 2011 TGTK của Chi nhánh là 72845 triệu đồng tăng 39561 triệu đồng so với năm 2010 tương ứng tăng 118.86%. 2.3.2. Thực trạng chất lượng cho vay khách hàng cá nhân a. Doanh số cho vay Bảng 4. Doanh số cho vay của Ngân hàng TMCP Quốc tế - Chi nhánh Huế giai đoạn 2009 - 2011 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 +/- % +/- % Doanh số cho vay 200262 443982 520378 243720 121.7 76396 17.21 - Cá nhân 111865 133965 143931 22100 19.76 9966 7.44 - Doanh nghiệp 88397 310017 376447 221620 250.71 66430 21.43 Cho vay KHCN 111865 133965 143931 22100 19.76 9966 7.44 Theo thời hạn - Ngắn hạn 66500 74067 121395 7567 11.38 47328 63.90 - Trung, dài hạn 45365 59898 22536 14533 32.04 -37362 -62.38 Theo hình thức đảm bảo Có TSĐB 107390 129895 139365 22505 20.96 9470 7.29 Không có TSĐB 4475 4070 4566 -405 -9.05 496 12.19 (Nguồn: Phòng KHCN Ngân hàng TMCP Quốc tế - Chi nhánh Huế) Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Hoàng Thị Nhã - Lớp: K42 - TCNH 42 Qua bảng số liệu ta thấy:  Năm 2009, doanh số cho vay KHCN của Ngân hàng cao hơn so với doanh số cho vay KHDN nguyên nhân là do năm này tình hình kinh tế chưa ổn định, lạm phát vẫn còn cao làm cho lãi suất cho vay cao, cho vay đối với doanh nghiệp gặp khó khăn. Sang năm 2010, doanh số cho vay KHCN tăng 19.96% tương ứng tăng 22100 triệu đồng, doanh số cho vay KHDN tăng 250.71% tương ứng tăng 310017 triệu đồng so với năm 2009, sự tăng vọt này đã làm cho tỷ trọng doanh số cho vay KHDN tăng lên chiếm 80% trong tổng doanh số cho vay. Tốc độ này vẫn duy trì tiếp tục trong năm 2011, tuy nhiên mức độ tăng của doanh số cho vay KHDN trong năm này không cao như năm 2010. Như vậy, qua 3 năm tỷ tọng doanh số cho vay cá nhân có xu hướng giảm, nguyên nhân là mặc dù số lượng KHCN chiếm một tỷ trọng lớn tuy nhiên khối lượng giao dịch lại nhỏ làm cho tỷ tọng doanh số cho vay KHCN thấp.  Đối với cho vay cá nhân theo thời hạn vay thì doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng trong 3 năm, chứng tỏ sự thận trọng của Ngân hàng trong quyết định cho vay. Tín dụng ngắn hạn có độ rủi ro thấp hơn so với tín dụng trung và dài hạn, nhất là nền kinh tế đang trong giai đoạn hồi phục sau khủng hoảng với những bất ổn tiềm tàng thì cho vay ngắn hạn giúp Ngân hàng dễ kiểm soát rủi ro hơn. Biểu đồ 4. Doanh số cho vay theo thời hạn 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 2009 2010 2011 - Trung, dài hạn - Ngắn hạnĐạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Hoàng Thị Nhã - Lớp: K42 - TCNH 43  Phân theo hình thức đảm bảo thì cho vay có tài sản đảm bảo luôn chiếm một tỷ trọng lớn, trên 95% trong suốt giai đoạn 2009 - 2011, tài sản đảm bảo có thể nói là một phương án dự phòng cho Ngân hàng khi khách hàng không trả được nợ vay. Tỷ trọng cho vay có tài sản đảm bảo cao chứng tỏ mức độ rủi ro của các khoản tín dụng của Ngân hàng là thấp, chất lượng tín dụng của Ngân hàng là cao. Biểu đồ 5. Doanh số cho vay theo hình thức bảo đảm b. Doanh số thu nợ Bảng 5. Doanh số thu nợ của Ngân hàng TMCP Quốc tế - Chi nhánh Huế giai đoạn 2009 - 2011 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 +/- % +/- % Doanh số thu nợ 107141 217688 437123 110547 103.18 219435 100.80 - Cá nhân 53707 119910 134822 66203 123.27 14912 12.44 - Doanh nghiệp 53434 97778 302301 44344 82.99 204523 209.17 Theo thời hạn - Ngắn hạn 33163 63757 114290 30594 92.25 50533 79.26 - Trung, dài hạn 20544 56153 20532 35609 173.33 -35621 -63.44 Theo hình thức đảm bảo - Có TSĐB 51174 114613 128780 63439 123.97 14167 12.36 - Không có TSĐB 2533 5297 6042 2764 109.12 745 14.06 (Nguồn: phòng KHCN Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Huế) 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 2009 2010 2011 Có TSĐB Không có TSĐB Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Hoàng Thị Nhã - Lớp: K42 - TCNH 44 Một trong những nguyên tắc quan trọng của việc cấp tín dụng là vốn vay phải được thu hồi theo đúng hạn cả gốc và lãi. Do đó, doanh số thu nợ phản ánh được hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng cũng như đơn vị vay vốn bởi vì hiệu quả sử dụng vốn được thể hiện ở việc trả nợ vay của khách hàng. Doanh số thu nợ của khối KHCN trong 2 năm 2009, 2010 chiếm tỷ trọng trên 50% trong năm 2011 tỷ lệ này giảm xuống 31%. Biểu đồ 6. Doanh số thu nợ của VIB Huế giai đoạn 2009 - 2011 Trong giai đoạn 2009 - 2011 doanh số thu nợ của VIB Huế tăng đều đặn qua các năm. Trong năm 2009, 2010 doanh số thu nợ của KHCN lớn hơn KHDN. Nguyên nhân một phần là do trong giai đoạn này doanh số cho vay KHCN chiếm tỷ trọng lớn thêm vào đó những khoản cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng chủ yếu là cho vay ngắn hạn, nên thời gian thu hồi nhanh. Trong năm 2011, doanh số thu nợ của khối KHCN cũng tăng tuy nhiên mức độ tăng của doanh số thu nợ KHDN lại cao hơn, có thể là do các khoản cho vay KHDN đến hạn thu hồi. Tuy nhiên, với tốc độ tăng về doanh số thu nợ của Ngân hàng trong thời gian trên cũng đã là một kết quả tốt đối với toàn bộ chi nhánh. 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 400000 450000 500000 2009 2010 2011 - Doanh nghiệp - Cá nhân Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Hoàng Thị Nhã - Lớp: K42 - TCNH 45 c. Dư nợ cho vay Bảng 6. Tổng dư nợ cho vay của VIB Huế giai đoạn 2009 - 2011 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 +/- % +/- % Dư nợ cho vay 186757 413051 496306 226294 121.17 83255 20.16 - Cá nhân 101942 115997 125106 14055 13.79 9109 7.85 - Doanh nghiệp 84815 297054 371200 212239 250.24 74146 24.96 Dư nợ cho vay CN 101942 115997 125106 14055 13.79 9109 7.85 Theo thời hạn - Ngắn hạn 57648 67958 75063 10310 17.88 7105 10.45 - Trung, dài hạn 44294 48039 50043 3745 8.45 2004 4.17 Theo hình thức đảm bảo - Có TSĐB 97988 113270 123855 15282 15.6 10585 9.34 - Không có TSĐB 3954 2727 1251 -1227 -31.03 -1476 -54.13 (Nguồn: phòng KHCN Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam - Chi nhánh Huế) Qua bảng số liệu, cho thấy: Dư nợ cho vay của VIB Huế tăng qua các năm, tuy nhiên năm 2011 tốc độ tăng chậm lại 20.16%, tương ứng tăng 83255 triệu đồng, thấp hơn so với tốc độ tăng của năm 2010 là 121.17%, tương ứng tăng 226294 triệu đồng, nguyên nhân là năm 2010 nền kinh tế bắt đầu hồi phục sau khủng hoảng, nhu cầu về vốn trong nền kinh tế tăng mạnh, đặc biệt là khi mà lạm phát ở mức cao, giá cả các mặt hàng đều tăng mạnh thì nhu cầu vay vốn cho mục đích kinh doanh cũng như tiêu dùng đều mạnh hơn, trong năm 2011 có thể là do chính sách siết chặt tiền tệ, kiểm soát tín dụng của Nhà nước nhằm kiềm chế lạm phát mà mức dư nợ cho vay của Ngân hàng tăng với tốc độ chậm lại. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Hoàng Thị Nhã - Lớp: K42 - TCNH 46 Biểu đồ 7. Dư nợ cho vay của VIB Huế giai đoạn 2009 - 2011 Tỷ trọng của dư nợ tín dụng KHCN giảm qua các năm, năm 2009 tỷ trọng của dư nợ KHCN là gần 55%, nhưng qua năm 2010 giảm xuống còn khoảng 28% và 25% vào năm 2011. Điều này có thể lý giải là do trong giai đoạn hậu khủng hoảng, các doanh nghiệp cần vốn nhiều hơn để tái sản xuất, mở rộng sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu đối với người tiêu dùng và cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài trong thời buổi hội nhập kinh tế. Phân theo kỳ hạn, dư nợ cho vay KHCN với kỳ hạn ngắn hạn vẫn chiếm tỷ lệ lớn hơn so với dài hạn, cụ thể là tỷ trọng của dư nợ cho vay ngắn hạn KHCN chiếm 57% vào năm 2009, 59% vào năm 2010 và 60% vào năm 2011, để lý giải điều này là do: sản phẩm chủ yếu trong cho vay KHCN là cho vay mua nhà, sửa chữa nhà, cho vay cá nhân kinh doanh và cho vay tiêu dùng, hầu hết các sản phẩm này đều tập trung ở các khoản vay ngắn hạn nên cho vay KHCN ngắn hạn chiếm tỷ tọng lớn. 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 2009 2010 2011 - Doanh nghiệp - Cá nhân43874 Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Hoàng Thị Nhã - Lớp: K42 - TCNH 47 Biểu đồ 8. Dư nợ cho vay theo kỳ hạn Phân theo hình thức đảm bảo thì tỷ trọng của khối lượng dư nợ cho vay có tài sản đảm bảo chiếm đa số, duy trì tỷ lệ trên 95% qua 3 năm, khi quyết định cho vay, Ngân hàng luôn kỳ vọng khách hàng sẽ lựa chọn phương án đầu tư thích tối ưu nhất và thực hiện phương án đó để có dòng tiền có thể trả đầy đủ gốc và lãi cho Ngân hàng khi khoản vay đến hạn. Tuy nhiên, khách hàng có thể không thực hiện được nghĩa vụ của mình nên tài sản đảm bảo là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định cho vay của Ngân hàng. Do đó, cho vay có tài sản đảm bảo là một hình thức cấp tín dụng truyền thống của Ngân hàng nhằm đảm bảo an toàn cho các cho những khoản vay của khách hàng và hạn chế rủi ro. Bên cạnh đó, do đặc thù của KHCN là khó xác định được mức độ tin cậy cũng như tư cách của người đi vay, nên tài sản đảm bảo là một yếu tố giúp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay của Ngân hàng. Biểu đồ 9. Dư nợ cho vay theo hình thức bảo đảm 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 2009 2010 2011 - Trung, dài hạn - Ngắn hạn 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 2009 2010 2011 - Có TSĐB - Không có TSĐB Đại ọc Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Hoàng Thị Nhã - Lớp: K42 - TCNH 48 d. Tỷ lệ nợ quá hạn Bảng 7. Phân loại dư nợ cho vay của VIB Huế giai đoạn 2009 - 2011 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 +/- % +/- % Dư nợ cho vay cá nhân 101941 115997 125106 14056 13.79 9109 7.85 Tổng nợ quá hạn 0 500 1079 500 579 115.8 NQH/Dư nợ CN 0 0 Nợ đủ tiêu chuẩn (N1) 101941 115947 124027 14006 13.74 8080 6.97 Nợ cần chú ý (N2) 0 0 335 0 335 Nợ dưới tiêu chuẩn (N3) 0 500 412 500 -88 -17.6 Nợ nghi ngờ (N4) 0 0 332 0 332 Nợ có khả năng mất vốn (N5) 0 0 0 0 0 Nợ xấu (N3+N4+N5) 0 500 744 500 244 48.8 (Nguồn: phòng KHCN Ngân hàng TMCP Quốc tê Việt Nam - Chi nhánh Huế)  Về tỷ lệ nợ quá hạn: Qua bảng số liệu trên ta thấy, nợ quá hạn luôn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ thấp hơn 1% so với dư nợ cá nhân của Ngân hàng, trong đó nợ quá hạn cao nhất là vào năm 2011, với 1079 triệu đồng tương ứng là 0.86% so với dư nợ cho vay KHCN, nguyên nhân là do chủ trương thắt chặt tín dụng, kiềm chế lạm phát đồng thời quy định về trần lãi suất huy động của NHNN làm cho nguồn vốn huy động của Ngân hàng bị hạn chế, dẫn đến việc vay vốn của khách hàng gặp khó khăn, chi phí tăng cao làm lợi nhuận giảm. Năng lực tài chính của khách hàng giảm, làm giảm khả năng trả nợ cho Ngân hàng. So với năm 2011 thì năm 2010 tình hình thị trường có vẻ ổn định hơn, nợ quá hạn thấp hơn. Tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh vẫn rất thấp, có thể đạt được như vậy có thể nói là thành công và nỗ lực của chi nhánh trong công tác thẩm định cho vay, theo dõi và thu hồi nợ. Đại ọc Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Hoàng Thị Nhã - Lớp: K42 - TCNH 49  Về tỷ lệ nợ xấu: Nợ xấu của VIB - Chi nhánh Huế qua 3 năm vẫn duy trì ở một mức rất thấp, trong đó nợ xấu cao nhất là vào năm 2011, nợ xấu là 744 triệu đồng chiếm 0.59% so với tổng dư nợ cho vay KHCN. Nợ xấu có xu hướng tăng từ năm 2009 - 2011. Tuy nhiên chỉ là một con số rất nhỏ. Điều này cho thấy sự chặt chẽ trong quy trình thẩm định cho vay của Ngân hàng nhằm hạn chế những khách hàng có độ rủi ro cao và giảm thiểu những món vay không thu hồi được. e. Phân tích lợi nhuận trên tổng dư nợ cho vay Bảng 8. Lợi nhuận cho vay KHCN trên tổng dư nợ cho vay KHCN giai đoạn 2009 - 2010 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Lợi nhuận cho vay (triệu đồng) 2719 8770 21708 Dư nợ cho vay KHCN 101942 115997 125106 LN cho vay KHCN/ Dư nợ cho vay KHCN (%) 2.67 7.56 17.35 Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của các khoản cho vay của Ngân hàng. Nó cho biết một đồng nợ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuân cho Ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ lợi nhuận từ hoạt động cho vay mang lại càng lớn, đó là một trong những nhân tố tạo nên hiệu quả cho vay của Ngân hàng. Qua bảng số liệu trên ta thấy: ở khối KHCN năm 2009 cứ 100 đồng vốn cho vay thì tạo ra 2.67 đồng lợi nhuận, con số này trong năm 2010 tăng lên là 7.56 đồng và năm 2011 là 17.35 đồng. Mặc dù tỷ trọng cho vay KHCN ngày càng giảm so với KHDN nhưng tốc độ tăng của lợi nhuận như trên cho thấy hoạt động cho vay KHCN của VIB Huế ngày càng đạt được những kết quả khả quan trong giai đoạn 2009 - 2011. f.Phân tích tỷ lệ tổng dư nợ cho vay trên tổng nguồn vốn huy động Bảng 9. Tỷ lệ dư nợ cho vay/ Tổng nguồn vốn huy động Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Tổng dư nợ cho vay (triệu đồng) 186757 413051 496306 Nguồn vốn huy động (triệu đồng) 255479 494187 446462 Tổng dư nợ/ Nguồn vốn huy động (%) 73.10 83.58 111.16 Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Hoàng Thị Nhã - Lớp: K42 - TCNH 50 Chỉ tiêu tổng dư nợ cho vay/ Nguồn vốn huy động phản ánh khả năng sử dụng vốn huy động của Ngân hàng. Qua bảng số liệu trên ta thấy: năm 2009 chỉ tiêu này của chi nhánh là 73.1%, năm 2010 là 83.58% và năm 2011 là 111.16%. Tỷ lệ này tăng qua các năm cho thấy vốn huy động của chi nhánh về đã đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng. Dùng nguồn vốn huy động để cho vay là đã tận dụng được nguồn vốn nhàn rỗi của Ngân hàng để kiếm lợi nhuận. Như vậy, có thể thấy được hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu của chi nhánh. Tuy nhiên, điều quan trọng ở đây là nếu tỷ lệ này quá cao cũng không phải là điều tốt cho Ngân hàng, vì nếu tỷ trọng Ngân hàng cho vay trung và dài hạn tăng thì sẽ ảnh hưởng khả năng thanh toán của Ngân hàng. Do đó, Chi nhánh cần cân đối giữa nguồn vốn huy động được với các khoản cho vay để ra quyết định cho vay chính xác, tránh để rơi vào tình trạng thiếu thanh khoản. Bảng 10. Tỷ lệ dư nợ cho vay KHCN/ Tổng nguồn vốn huy động Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Tổng dư nợ cho vay KHCN (triệu đồng) 101942 115997 125106 Nguồn vốn huy động (triệu đồng) 255479 494187 446462 Tổng dư nợ KHCN/ Nguồn vốn huy động (%) 39.90 23.47 28.02 Qua bảng số liệu trên ta thấy, chỉ tiêu dư nợ cho vay KHCN trên nguồn vốn huy động qua các năm lần lượt là: 39.9% vào năm 2009, 23.47% vào năm 2010 và 28.02% vào năm 2011, số liệu trên cho phần vốn huy động dùng cho hoạt động cho vay KHCN dao động không có xu hướng rõ rệt. Tuy nhiên, mức cho vay đối với KHCN của Chi nhánh trong giai đoạn này có thể coi là cao. Ngân hàng cần suy xét để cân nhắc giữa cho vay KHCN và cho vay KHDN sao cho phù hợp với thực tiễn của tình hình kinh tế và đem lại lợi nhuận tối ưu cho chi nhánh. g. Phân tích doanh số thu nợ trên dư nợ bình quân (Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng) Bảng 11. Vòng quay vốn tín dụng của VIB Huế giai đoạn 2009 - 2011 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Doanh số thu nợ (triệu đồng) 107141 217688 437123 Dư nợ bình quân (triệu đồng) 131872 299904 454679 Vòng quay vốn tín dụng 0.81 0.73 0.96 Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Hoàng Thị Nhã - Lớp: K42 - TCNH 51 Bảng 12. Vòng quay vốn tín dụng khối KHCN của VIB Huế giai đoạn 2009 - 2011 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Doanh số thu nợ KHCN (triệu đồng) 53707 119910 134822 Dư nợ KHCN bình quân (triệu đồng) 72908 108970 120552 Vòng quay vốn tín dụng khối KHCN (vòng) 0.74 1.1 1.12 Ngoài các chỉ tiêu như doanh số thu nợ, doanh số cho vay, tỷ lệ nợ quá hạn... thì Ngân hàng còn căn cứ vào chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng để xem xét việc sử dụng vốn có hiệu quả hay không. Nếu vòng quay vốn tín dụng cao thì chứng tỏ Ngân hàng cho vay có hiệu quả cao và thu hồi nợ tốt, làm cho đồng vốn đầu tư không bị ứ đọng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng. Căn cứ vào số liệu ở trên ta thấy vòng quay vốn tín dụng của chi nhánh vào năm 2009 là 0.81 vòng, giảm xuống trong năm 2010 còn 0.73 vòng và tăng lên 0.96 vòng trong năm 2011, nguyên nhân là do sự chênh lệch giữa tốc độ tăng của doanh số thu nợ và dư nợ bình quân. Vòng quay vốn tín dụng của Chi nhánh nhỏ hơn một nên chưa thể kết luận là chi nhánh cho vay đạt hiệu quả cao. Về vòng quay vốn tín dụng của khối KHCN trong năm 2009 là 0.74 vòng và tăng liên tục trong 2 năm 2010 và 2011, cụ thể là vòng quay vốn tín dụng của khối KHCN trong năm 2010 là 1.1 vòng, trong năm 2011 là 1.12 vòng. Mặc dù vòng quay vốn tín dụng của toàn chi nhánh nhỏ hơn 1 trong 3 năm nhưng vòng quay vốn tín dụng của khối KHCN lại tăng lên và lớn hơn 1 trong năm 2010 và 2011, điều này chứng tỏ việc cho vay đối với KHCN ở Chi nhánh mang lại hiệu quả cao hơn so với cho vay KHDN. 2.4. Đánh giá chung về chất lượng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam - Chi nhánh Huế giai đoạn 2009 - 2011 2.4.1. Những kết quả đạt được: - Với định hướng chiến lược kinh doanh chủ đạo là Ngân hàng bán lẻ hàng đầu trên địa bàn tỉnh, VIB Huế đã tập trung phát triển các sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân theo hướng bán lẻ ngày càng đa dạng phục vụ tốt hơn cho nhu cầu của khách hàng, hoạt động này đã góp phần đem lại phần lợi nhuận không nhỏ cho VIB nói chung và VIB - Chi nhánh Huế nói riêng. Dư nợ cho vay khối KHCN qua các năm đều tăng, sự tăng trưởng này trong điều kiện nền kinh tế đang phục hồi giai đoạn hậu khủng hoảng với nhiều bất ổn là một thành tích lớn của VIB - Chi nhánh Huế. Đại học Ki h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Hoàng Thị Nhã - Lớp: K42 - TCNH 52 - Khối lượng khách hàng của VIB Huế không ngừng gia tăng, càng ngày càng có nhiều người biết đến VIB. Cùng với việc không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, chăm sóc khách hàng và đào tạo đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt tình thì lượng khách hàng tiềm năng của VIB sẽ gia tăng, đồng thời những khách hàng này sẽ quảng bá về Ngân hàng với những người khác, thông qua đó có thể mở rộng thị trường tiềm năng của Ngân hàng. - Nhờ thực hiện tốt công việc kiểm soát sau khi vay, tăng cường phòng ngừa rủi ro ngay từ khâu xét duyệt nên nợ quá hạn và nợ xấu cho vay KHCN tại chi nhánh luôn ở mức có thể chấp nhận được. Lãi thu từ hoạt động cho vay KHCN cũng đạt được mức tăng trưởng ổn định, điều này chứng tỏ mức độ hiệu quả trong việc sử dụng vốn của Chi nhánh. Qua các chỉ tiêu đã phân tích ở phần trên có thể thấy được mức độ an toàn trong chất lượng cho vay KHCN của VIB - Chi nhánh Huế ngày càng được nâng cao. - Đối với KHCN, VIB cũng đã thực hiện nhiều chương trình chăm sóc khách hàng và quảng cáo qua một số phương tiện thông tin đại chúng (thư giới thiệu sản phẩm, phát tờ rơi, quảng cáo qua ti vi, báo chí, mạng Internet...) nên càng ngày càng thu hút nhiều khách hàng. Mới chỉ qua gần 5 năm hoạt động, Ngân hàng TMCP Quốc Tế - Chi nhánh Huế đã không ngừng khẳng định vị thế của mình trên địa bàn tỉnh nhà và đạt được nhiều thành tựu đáng kể trên các lĩnh vực hoạt động kinh doanh. Chính từ những kết quả mà Chi nhánh đạt được đã để lại những ấn tượng tốt đẹp và tạo niềm tin cho khách hàng. 2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân Bên cạnh những kết quả đạt được thì tình hình cho vay KHCN tại chi nhánh vẫn còn một số hạn chế như sau:  Về phía Ngân hàng: - Công tác thẩm định trước khi cho vay của CBTD vẫn còn mắc phải một số hạn chế, chưa đánh giá đúng tình hình tài chính, năng lực cũng như kinh nghiệm của khách hàng, vì đối tượng cho vay là khách hàng cá nhân nên việc xác định tư cách của khách hàng là khó khăn. Việc định giá tài sản thế chấp cũng tồn tại một vài sai sót, nguyên nhân là do kinh nghiệm cũng như kiến thức chuyên môn của cán bộ tín dụng trong việc định giá tài sản là chưa cao, những quy định và điều luật về định giá tài sản chưa rõ ràng và cụ thể. - Số lượng cán bộ công tác tín dụng tại phòng KHCN chỉ có 9 người, một cán bộ phải quản lý nhiều khoản vay dẫn tới chất lượng thẩm định của từng khoản vay có thể là không cao. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Hoàng Thị Nhã - Lớp: K42 - TCNH 53 - Việc giám sát mục đích sử dụng vốn vay của từng khách hàng cũng còn hạn chế do số lượng khách hàng đông, gặp khó khăn trong việc kiểm tra và đề ra biện pháp xử lý kịp thời. - Hạn chế về mặt công nghệ: hiện nay số lượng máy ATM của Chi nhánh trên địa bàn tỉnh chỉ có 10 máy nên chưa thể đáp ứng tốt được nhu cầu giao dịch của khách hàng. - Vì chi nhánh mới thành lập ở Huế chưa lâu, nên dư nợ và lợi nhuận từ hoạt động cho vay KHCN của Chi nhánh so với các Ngân hàng khác cùng quy mô trên địa bàn tỉnh là chưa cao, Chi nhánh chưa thể khai thác triệt để hết các khách hàng tiềm năng của Ngân hàng mình.  Về phía khách hàng: - Vẫn còn một số khách hàng sử dụng vốn sai mục đích như đã thỏa thuận trong HĐTD. Khách hàng sử dụng vốn vay vào các lĩnh vực kinh doanh, đầu tư mạo hiểm trong khi thiếu kinh nghiệm thực tế trong những lĩnh vực này, sử dụng vốn vay kém hiệu quả, ảnh hưởng đến tiến độ trả nợ cho Ngân hàng. - Khách hàng luôn che dấu thông tin không tốt của mình để được cấp tín dụng, CBTD không thể hiểu hết mọi lĩnh vực kinh doanh nên không thể đánh giá chính xác trong việc thẩm định và ra quyết định cho vay. - Nhiều người vẫn còn tâm lý ngại đến Ngân hàng vì e ngại khi nghĩ rằng các thủ tục cho vay ở Ngân hàng phức tạp, rườm rà hoặc do họ chưa thực sự hiểu về hoạt động cho vay của Ngân hàng.  Một vài hạn chế khác: - Tính cạnh tranh giữa các Ngân hàng trên địa bàn tỉnh đã gây khó khăn cho VIB Huế trong việc thu hút khách hàng. Trong môi trường như hiện nay đòi hỏi phải có những thế mạnh, những ưu thế nổi bật cùng với thời gian hoạt động lâu năm mới tạo được sự tin tưởng từ khách hàng từ đó thu hút được khách hàng. - Một số chính sách pháp luật của Nhà nước về cho vay còn chưa rõ ràng, các quy định về tài sản thế chấp, định giá tài sản, chuyển quyền sở hữu... còn phức tạp. Những điều này ảnh hưởng tới hoạt động cho vay của Ngân hàng. - Môi trường kinh tế vẫn chưa thực sự ổn định, lạm phát còn khá cao làm cho mức sống của người dân chưa được cải thiện nhiều, nhu cầu vay vốn chưa cao được. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Hoàng Thị Nhã - Lớp: K42 - TCNH 54 Chương 3 NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUẾ 3.1. Những định hướng cơ bản về nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam - Chi nhánh Huế trong thời gian tới Với mục tiêu chung là xây dựng VIB trở thành một trong những Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, VIB - Chi nhánh Huế đã và đang từng bước phấn đấu tăng trưởng cả về quy mô lẫn chất lượng, phấn đấu xây dựng và nâng tầm VIB lên một tầm cao mới. Để thực hiện được những điều đó, chi nhánh đã xây dựng cho mình những định hướng cụ thể như sau: Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam - Chi nhánh Huế luôn hướng tới việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng với nhiều tiện ích và chất lượng tốt nhằm thỏa mãn những yêu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng và coi đây là nền tảng vững chắc cho sự cạnh tranh và phát triển. Phương châm hoạt động của VIB - Chi nhánh Huế là: “hướng tới khách hàng”. Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam - Chi nhánh Huế cam kết: 3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng tín dụng KHCN tại VIB - Chi nhánh Huế 3.2.1. Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng của chi nhánh Tuyển chọn và đào tạo cán bộ thực sự có năng lực và về chuyên môn nghiệp vụ và luôn tận tụy với khách hàng, đặc biệt là những cán bộ trẻ có năng lực, nhạy bén với công việc, có thể thích nghi nhanh chóng với sự thay đổi của hoạt động kinh doanh trong cơ chế thi trường: - Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho CBTD. Thường xuyên cập nhật những nghiệp vụ mới, phổ biến những quy định, những văn bản pháp luật mới có liên quan bằng những khóa học ngắn ngày. - Bổ sung các kiến thức ở các lĩnh vực kinh doanh khác nhau cho CBTD để phục vụ cho công tác thẩm định. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Hoàng Thị Nhã - Lớp: K42 - TCNH 55 - Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, giao lưu để CBTD có thể học hỏi kinh nghiệm, nghiệp vụ từ các chuyên gia, các CBTD có kinh nghiệm trong và ngoài đơn vị. Nâng cao nhận thức về đạo đức nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm cho nhân viên nói chung và CBTD nói riêng: - Đảm bảo đủ số lượng CBTD để tránh tình trạng quá tải công việc cho nhân viên, khiến nhân viên cẩu thả trong việc thẩm định các khoản vay. - Xây dựng chính sách đãi ngộ nhân tài, chính sách trả lương không chỉ căn cứ trên cơ sở lợi nhuận mà còn có sự đóng góp cho hiệu quả kinh doanh của mỗi cá nhân, dựa trên cơ sở tiến bộ về mặt kiến thức, kỹ năng, sự phản hồi ý kiến của khách hàng về nhân viên của chi nhánh,... tạo điều kiện cho mỗi một nhân viên phát huy hết năng lực của bản thân. 3.2.2. Đẩy mạnh hoạt động Marketing Ngân hàng, kết hợp với tiếp thị sản phẩm tín dụng cá nhân với các sản phẩm bán chéo khác Đẩy mạnh hoạt đông Marketing Ngân hàng: Trong thời đại ngày nay, bất cứ ai cũng phải thừa nhận vai trò quan trọng của NHTM. Việt Nam gia nhập WTO, áp lực cạnh tranh đã khiến các NHTM phải thực sự thay đổi trong cách thức hoạt động kinh doanh của mình. Trước đây, các Ngân hàng thường ít quan tâm tới công tác Marketing Ngân hàng để tiếp thị sản phẩm dịch vụ của mình tới khách hàng. Gần đây, số lượng các NHTM tăng lên một cách nhanh chóng, áp lực cạnh tranh ngày càng cao, do đó để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trong hoạt động cho vay với các Ngân hàng trên địa bàn thì cần có các biện pháp như sau: - Xúc tiến thiết lập kênh phân phối, cổ động truyền thông, quảng cáo các gói sản phẩm của Ngân hàng, thực hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng. - Về hướng phát triển trong thời gian tới, Chi nhánh nên thành lập bộ phận chuyên về Marketing Ngân hàng, nhằm xây dựng thương hiệu cho Ngân hàng ngày càng lớn mạnh, vững chắc. Nắm bắt, dự báo xu hướng phát triển kinh doanh, dịch vụ để từ đó đề ra những kế hoach kinh doanh cho Ngân hàng trong thời gian tới. - Xác định những giá trị văn hóa cốt lõi của Ngân hàng, tạo ra phong cách khác biệt cho nhân viên, góp phần xây dựng hình ảnh của Ngân hàng có sự khác biệt so với các Ngân hàng khác trong lòng khách hàng. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Hoàng Thị Nhã - Lớp: K42 - TCNH 56 Kết hợp tiếp thị sản phẩm cho vay các nhân với các sản phẩm bán chéo khác. Đây là biện pháp giúp Ngân hàng có thể thu hút thêm khách hàng, tăng thu nhập. Khi khách hàng đến giao dịch, ngoài việc tư vấn cho khách hàng sản phẩm tín dụng mà khách hàng muốn sử dụng thì nhân viên Ngân hàng cần căn cứ vào đối tượng, nhu cầu và khả năng thanh toán của khách hàng để giới thiệu thêm các sản phẩm khác mà khách hàng có thể sử dụng cùng lúc. 3.2.3. Xây dựng chính sách kiểm soát hoạt động cho vay KHCN Tiếp tục nâng cao công tác kiểm soát hồ sơ KHCN từ lúc được tiếp nhận cho đến khi hoàn tất khoản vay, kiểm soát từ cả người vay và cả nhân viên Ngân hàng thụ lý và thẩm định hồ sơ cho vay để có thể điều chỉnh kịp thời những tình huống bất ngờ phát sinh, giúp cho Chi nhánh có thể theo dõi sát sao tình hình trả nợ của khách hàng cũng như hạn chế được hành vi trục lợi cá nhân của CBTD, xử lý nghiêm đối với những hành vi sai phạm trong hoạt động cho vay. Ngoài việc thẩm định tài chính của khách hàng thì Ngân hàng cũng phải nâng cao công tác thẩm định phi tài chính. Cần phải có sự đánh giá về khả năng quản lý, uy tín, tư cách, tính trung thực, thiện chí trả nợ của khách hàng. Trích lập dự phòng phù hợp nhằm hạn chế tối đa những rủi ro từ những biến động của giá vàng, ngoại tệ, và thị trường chứng khoán... Xây dựng hệ thống thu thập cơ sở dữ liệu của khách hàng, đồng thời kết hợp với đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý và kiểm soát rủi ro cho vay, hỗ trợ hoạt động xét duyệt tín dụng... 3.2.4. Hoàn thiện quy trình thực hiện cho vay KHCN Quy trình tín dụng của Chi nhánh mặc dù rất chặt chẽ, từng giai đoạn được chuyên môn hóa nhằm giảm thiểu rủi ro cao nhất. Tuy nhiên, một số giai đoạn vẫn còn rất dài làm cho khách hàng mất nhiều thời gian. Do vậy, CBTD cần phải linh động đối với từng đối tượng khách hàng để cả CBTD và khách hàng đều cảm thấy thuận tiện, đặc biệt mang đến sự hài lòng cao cho khách hàng: Xây dựng quy trình xử lý nợ và thu hồi nợ chặt chẽ và bắt buộc bộ phận quản lý nợ phải thực hiện theo đúng quy trình để chủ động trong việc theo dõi, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng thời hạn. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Hoàng Thị Nhã - Lớp: K42 - TCNH 57 Tiến hành phân loại nợ quá hạn theo những nguyên nhân khác nhau và có hướng xử lý thích hợp đối với từng trường hợp. 3.2.5. Đa dạng hóa danh mục cho vay và thường xuyên đánh giá, cải tiến sản phẩm cho vay của Ngân hàng để nâng cao tính cạnh tranh Đa dạng hóa danh mục cho vay theo nhóm khách hàng, ngành nghề, theo khu vực. Để đa dạng hóa danh mục cho vay hiệu quả, Chi nhánh cần tính suất sinh lời kỳ vọng và xác định được mức độ rủi ro chi nhánh có thể chấp nhận được khi đưa ra quyết định cho vay. Việc đa dạng hóa sản phẩm giúp Chi nhánh có thể cạnh tranh với các Chi nhánh khác cũng như giảm thiểu rủi ro thay vì tập trung vào một nhóm khách hàng. Trên cơ sở Ngân hàng đã đưa ra các tiện ích, điều kiện vay vốn của mỗi sản phẩm ở gói sản phẩm cho vay KHCN, để có thể cạnh tranh với các Ngân hàng khác thì chi nhánh phải có kế hoạch thường xuyên đánh giá và cải tiến các sản phẩm hiện có để có các điều kiện vay vốn cũng như bổ sung các tiện ích cho khách hàng phù hợp với mỗi giai đoạn. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng cần phải thường xuyên nghiên cứu, so sánh, phân tích các sản phẩm cho vay KHCN của Ngân hàng mình so với những Ngân hàng khác để đưa ra các sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu thị trường, nâng cao tính cạnh tranh cho các sản phẩm của Chi nhánh. 3.2.6. Xây dựng chính sách khách hàng linh hoạt Cuộc cạnh tranh giữa các Ngân hàng hiện nay ngày càng trở nên gay gắt hơn, việc xây dựng chính sách khách hàng hiện nay là một điều hết sức quan trọng nhằm giữ chân và thu hút khách hàng. Để làm được điều đó chi nhánh cần có một số biện pháp như sau: Căn cứ vào đặc điểm về kinh tế xã hội của từng vùng khác nhau mà Chi nhánh tiến hành các biện pháp tiếp cận khách hàng và giới thiệu sản phẩm tương ứng. Tiến hành phân loại khách hàng để có những chính sách khách hàng hợp lý. Đối với khách hàng truyền thống, có uy tín tốt, giao dịch thường xuyên thì cần phải có chính sách ưu đãi như: ưu đãi về lại suất, thời hạn, tặng phẩm... Đây là cách mà Chi nhánh có thể giữ chân khách hàng tốt nhất và là cách mà Chi nhánh có thể thu thập ý kiến từ khách hàng để hoàn thiện hơn nữa những sản phẩm của mình, khắc phục những yếu kém, phát huy những mặt mạnh để tăng năng lực cạnh tranh. Đại họ Kin h tế Huế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Hoàng Thị Nhã - Lớp: K42 - TCNH 58 Nghiên cứu, tìm hiểu tâm lý của khách hàng theo độ tuổi, giới tính... để có chế độ chăm sóc khách hàng phù hợp với từng nhóm đối tượng khác nhau. 3.2.7. Hoàn thiện cẩm nang về tín dụng Chỉ ra những khái niệm chính xác về hoạt động tín dụng, rủi ro tín dụng, hiệu quả tín dụng... để làm công cụ hỗ trợ cho nhân viên tín dụng của Ngân hàng. Trên cơ sở đã cung cấp đầy đủ nhận thức về hoạt động tín dụng cho CBTD, Ngân hàng có điều kiện để nâng cao hiệu quả tín dụng cũng như xử lý những trường hợp có hành vi tiêu cực của CBTD. Xây dựng chính sách tín dụng áp dụng cho từng giai đoạn khác nhau, trong đó định rõ thị trường và khách hàng mục tiêu, các mục tiêu cũng như kỳ vọng của Chi nhánh trong từng thời kỳ. 3.2.8. Nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật của chi nhánh Trong thời đại mà khoa học kỹ thuật đóng vai trò chủ chốt thì hoạt động của Ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ. Với công nghệ tiên tiến hoạt động của Ngân hàng có thể đạt được những kết quả cao hơn, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả làm việc của cán bộ... Tuy nhiên, do mới hoạt động trên địa bàn TP. Huế chưa lâu nên điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật tại VIB Huế chưa thực sự tốt để cung cấp các dịch vụ của mình tới khách hàng, do đó VIB Huế cần phải chú trọng hơn đến công tác đầu tư về cơ sở hạ tầng kỹ thuật như: Tăng cường ứng dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến phù hợp với trình độ phát triển của của hệ thống Ngân hàng và phát triển hệ thống giao dịch trực tuyến. Phát triển mạng lưới địa điểm giao dịch nhằm đáp ứng nhanh chóng, hiệu quả nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng đồng thời có thể tăng nguồn vốn huy động cho Ngân hàng.Đạ i họ c K inh ế H uế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Hoàng Thị Nhã - Lớp: K42 - TCNH 59 PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Trong thời gian qua (2009 - 2011), hoạt động cho vay KHCN của VIB - Chi nhánh Huế đã phát triển theo định hướng chiến lược của Ngân hàng là một Ngân hàng bán lẻ. Doanh số cho vay của hoạt động này tăng theo thời gian, chiếm gần một nửa tổng doanh số cho vay và mang lại lợi nhuận không nhỏ cho Chi nhánh. Tuy nhiên, đi kèm theo đó thì rủi ro của hoạt động này cũng ngày càng gia tăng. Sau thời gian nghiên cứu vừa qua, đề tài đã đạt được những kết quả như sau: - Khái quát những vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động tín dụng khối KHCN tại VIB Huế. - Số liệu thứ cấp mà Ngân hàng cung cấp được xử lý qua phần mềm xử lý số liệu Excel, thông qua đó phân tích xu hướng biến động của đối tượng và so sánh giữa các năm để đưa ra những nhận định về thực trạng chất lượng tín dụng KHCN của Huế trong giai đoạn 2009 - 2011. - Dựa vào kết quả phân tích để đề ra một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại VIB Huế. Tuy nhiên, đề tài vẫn còn mắc phải một số thiếu sót như sau: - Chưa điều tra được ý kiến khách hàng về chất lượng cho vay cá nhân tại VIB Huế, chưa đánh giá được mức độ hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ, hoạt động cho vay cá nhân của chi nhánh. - Trong qúa trình thực tập tại Chi nhánh, do điều kiện về thời gian hạn chế nên việc tìm hiểu về hoạt động cho vay cá nhân cũng như là thực trạng chất lượng của nó chưa được thấu đáo. - Do kỹ năng phân tích cũng như thời gian nghên cứu còn hạn chế và kiến chuyên sâu trong ngành còn hạn hẹp nên bài phân tích của em có thể vẫn chưa sâu, độ chính xác chưa cao và còn nhiều sai sót. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Hoàng Thị Nhã - Lớp: K42 - TCNH 60 2. Kiến nghị a. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước: Sự quản lý vĩ mô của Nhà nước cùng với những định hướng chung sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc cho vay của Ngân hàng. Do đó, Nhà nước cần xác định rõ và thúc đẩy chiến lược phát triển kinh tế theo hướng phát triển các ngành mũi nhọn, ưu tiên phát triển ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và các ngành dịch vụ. Như vậy sẽ góp phần vào việc gia tăng mức cung về hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của dân cư. Ngoài ra, việc củng cố cơ cấu ngành một cách hợp lý sẽ giảm bớt tình trạng thất nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao chất lượng đời sống người dân. Không chỉ vậy, khi môi trường kinh doanh ổn định sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển, nâng cao thu nhập và mức sống dân cư thúc đẩy kinh tế phát triển. Nhà nước cần tạo ra sự chặt chẽ và rõ ràng trong các điều luật về tín dụng và những điều luật liên quan để tạo điều kiện cho các NHTM đẩy mạnh, phát triển hoạt động tín dụng của mình. b. Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam: Hội sở chính Ngân hàng TMCP Quốc tế cần có các văn bản chỉ đạo rõ ràng, hướng dẫn nghiệp vụ khi có các quy định mới về hoạt động tín dụng, chiến lược mở rộng và phát triển hoạt động tín dụng cá nhân cần rõ ràng cụ thể hơn. Nên mở thêm các lớp đào tạo nghiệp vụ để nâng cao trình độ nghiệp vụ và năng lực chuyên môn cho nhân viên. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Hoàng Thị Nhã - Lớp: K42 - TCNH MỤC LỤC Trang PHẦN I. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ......................................................1 1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................1 3. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................................2 4. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................2 5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................2 6. Kết cấu đề tài ...........................................................................................................2 PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................3 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NHTM VÀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN Ở NHTM.......................................................................................................................3 1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại.................................................................3 1.1.1. Khái niệm NHTM.........................................................................................3 1.1.2. Chức năng của ngân hàng thương mại..........................................................3 1.1.3. Các nghiệp cụ của Ngân hàng thương mại ...................................................4 1.2. Các vấn đề về cho vay cá nhân ở NHTM ..........................................................5 1.2.1. Khái niệm......................................................................................................5 1.2.2. Khái niệm cho vay cá nhân...........................................................................5 1.2.3. Các hình thức cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng.........................6 1.2.4. Vai trò của hoạt động cho vay cá nhân.........................................................8 1.2.4.1. Đối với nền kinh tế ..................................................................................8 1.2.4.2. Đối với khách hàng..................................................................................9 1.2.4.3. Đối với Ngân hàng...................................................................................9 1.2.5. Quy trình tín dụng.........................................................................................9 1.2.6. Bảo đảm tín dụng ..........................................................................................9 1.3. Chất lượng tín dụng cá nhân của ngân hàng thương mại.................................10 1.3.1. Khái niệm về chất lượng tín dụng cá nhân .................................................10 1.3.2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân ............................11 1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay cá nhân......................................11 Đại học Kin h tế u ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Hoàng Thị Nhã - Lớp: K42 - TCNH 1.3.3.1. Chỉ tiêu định tính ...................................................................................11 1.3.3.2. Chỉ tiêu định lượng ................................................................................12 1.3.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng ..............................................................................................15 1.4. Các nghiên cứu trước đây về đề tài chất lượng cho vay cá nhân.....................20 Chương 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUẾ............21 2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam - Chi nhánh Huế............21 2.1.1. Lịch sử hình thành ......................................................................................21 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam - Chi nhánh Huế ...23 2.1.2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý ...............................................................23 2.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban ...............................................25 2.1.3. Tình hình sử dụng lao động của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Huế giai đoạn 2009 - 2011 ........................................................27 2.1.4. Các hoạt động chính của Ngân hàng Quốc tế - Chi nhánh Huế .................30 2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quốc tế - Chi nhánh Huế ............................................................................................31 2.2. Một số vấn đề cơ bản trong hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP Quốc Tế - Chi nhánh Huế ................................................................................34 2.2.1. Lợi ích khi vay vốn tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế - Chi nhánh Huế .......34 2.2.2. Nguyên tắc cho vay.....................................................................................34 2.2.3. Điều kiện cho vay .......................................................................................35 2.2.4. Lãi suất cho vay ..........................................................................................36 2.2.5. Hồ sơ vay vốn .............................................................................................36 2.2.6. Giới thiệu quy trình thực hiện cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP tại VIB Huế .................................................................................................37 2.3. Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam - Chi nhánh Huế................................................................39 2.3.1. Tình hình huy động vốn..............................................................................39 2.3.2. Thực trạng chất lượng cho vay khách hàng cá nhân...................................41 Đại ọc Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Hoàng Thị Nhã - Lớp: K42 - TCNH 2.4. Đánh giá chung về chất lượng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam - Chi nhánh Huế giai đoạn 2009 - 2011............................51 2.4.1. Những kết quả đạt được..............................................................................51 2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân..................................................................52 Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUẾ.............................................................................................................54 3.1. Những định hướng cơ bản về nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam - Chi nhánh Huế trong thời gian tới ............54 3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng tín dụng KHCN tại VIB - Chi nhánh Huế .......................................................................................54 3.2.1. Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng của chi nhánh ..................................54 3.2.2. Đẩy mạnh hoạt động Marketing Ngân hàng, kết hợp với tiếp thị sản phẩm tín dụng cá nhân với các sản phẩm bán chéo khác .....................................55 3.2.3. Xây dựng chính sách kiểm soát hoạt động cho vay KHCN .......................56 3.2.4. Hoàn thiện quy trình thực hiện cho vay KHCN .........................................56 3.2.5. Đa dạng hóa danh mục cho vay và thường xuyên đánh giá, cải tiến sản phẩm cho vay của Ngân hàng để nâng cao tính cạnh tranh .................57 3.2.6. Xây dựng chính sách khách hàng linh hoạt ................................................57 3.2.7. Hoàn thiện cẩm nang về tín dụng ...............................................................58 3.2.8. Nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật của chi nhánh.........................................58 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................................59 1. Kết luận .................................................................................................................59 2. Kiến nghị ...............................................................................................................60 TÀI LIỆU THAM KHẢO Đại học Kin h tế Hu ế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_va_giai_phap_nang_cao_chat_luong_cho_vay_ca_nhan_o_ngan_hang_tmcp_quoc_te_viet_nam_chi_nh.pdf
Luận văn liên quan