Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập môn sinh học lớp 6 sách giáo khoa mới ở các trường THCS tỉnh An Giang

Phần thứ nhất: đặt vấn đề i. Lý do chọn đề tài .01 ii. Nhiệm vụ nghiên cứu .02 iii. Phương pháp nghiên cứu .02 iv. đối tượng nghiên cứu 02 b. Phần thứ hai: Kết quả nghiên cứu i. Cơ sở lý luận liên quan đến chương trình thay sách giáo khoa mới .03 ii đặc điểm của chương trình sinh học lớp 6 mới .09 iii. Kết quả khảo sát tại một số trường trung học cơ sở tỉnh an giang 10 iv. đánh giá chung qua các trường đã khảo sát 22 bài soạn theo phương pháp tích cực 24 c. Phần thứ ba: Kết luận và kiến nghị .29

pdf42 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5998 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập môn sinh học lớp 6 sách giáo khoa mới ở các trường THCS tỉnh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh hoạt động cao của chủ thể - Tính nhân văn cao của giáo dục 1.3.2. Bản chất: - Khai thác động lực học tập trong bản thân người học để phát triển chính họ. - Coi trọng lợi ích nhu cầu của cá nhân người học đảm bảo cho họ thích ứng với đời sống xã hội. 1.4. Thế nào là phương pháp dạy học tích cực 1.4.1. Hướng thực hiện dạy và học tích cực: - Phương pháp dạy học tích cực có kế thừa và kết hợp những mặt tích cực của phương pháp dạy học cổ truyền vì: - Phương pháp dùng lời (lời nói của thầy, của trò, lời của sách...) là nguồn tri thức chủ yếu. Dù là các phương pháp như trực quan, thực hành, thuyết trình giảng giải thì lời nói của thầy không thể không có → lời nói mạch lạc, rõ ràng có sức truyền cảm → học sinh dễ dàng tiếp thu hơn. - Phương pháp trực quan: phương tiện trực quan “là nguồn kiến thức” cơ bản, lời nói của thầy đóng vai trò chủ đạo hướng dẫn sự tri giác các tài liệu trực quan: Mẫu vật thật, mẫu ngâm, màu nhồi, mô hình, tranh vẽ, phim video... qua đó học sinh khái quát kết quả quan sát của mình → kiến thức của bản thân. - Các thao tác dạy học, hành động của thầy là mặt bên ngoài. Mặt bên trong là cách tổ chức quá trình nhận thức trong não bộ của trò. Nếu phương pháp dùng lời là lời nói của thầy với chữ viết trên bảng để giảng giải → học sinh chỉ được nghe. 10 Nếu phương pháp thực hành: Thầy dùng thao tác thí nghiệm chứng minh, học sinh thảo luận trao đổi → quá trình nhận thức của học sinh sẽ sâu sắc hơn. 1.4.2. Những phương pháp tích cực cần được phát triển ở phổ thông: - Vấn đáp tìm tòi: Giáo viên đặt câu hỏi – học sinh trả lời và lĩnh hội kiến thức. Căn cứ vào hoạt động nhận thức, người ta phân biệt 3 loại phương pháp vấn đáp: - Vấn đáp tái hiện: Câu hỏi của giáo viên yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức cũ để hình thành củng cố kiến thức mới học. - Vấn đáp giải thích - minh họa: làm sáng tỏ một vấn đề nào đó, giáo viên lần lượt nêu các câu hỏi kèm theo ví dụ minh họa. Phương pháp này có hiệu quả cao hỗ trợ các phương pháp nghe, nhìn. - Vấn đáp tìm tòi (Đàm thoại Ơrixtic) giáo viên dùng một hệ thống câu hỏi lôgic hướng dẫn học sinh phát hiện ra bản chất sự vật, quy luật, hiện tượng dẫn đến kích thích sự ham muốn hiểu biết của học sinh, giúp cho học sinh tự khám phá phát hiện kiến thức mới, niềm vui mới. Thực trạng hiện nay GV chỉ mới dùng 2 PP đầu (Tái hiện và giải thích minh họa) - Dạy và học theo đặt và giải quyết vấn đề: Đây không phải là phương pháp hoàn toàn mới đối với giáo viên. Từ năm 1960 chúng ta cũng đã làm quen với phương pháp này. Cho đến nay đa số giáo viên chưa vận dụng thành thạo mà chỉ mới ở trình độ thấp. Cấu trúc bài dạy học nêu vấn đề gồm 3 bước: Bước 1: Đặt vấn đề và xây dựng bài toán nhận thức: - Tạo tình huống có vấn đề - Phát hiện và nhận định vấn đề nảy sinh - Phát biểu vấn đề Bước 2: Giải quyết vấn đề đặt ra: - Đề xuất cách giải quyết - Lập kế hoạch giải quyết - Thực hiện kế hoạch giải quyết Bước 3: Kết luận - Thảo luận kết quả và đánh giá 11 - Khẳng định hay bác bỏ giải quyết - Phát biểu kết luận - Đề xuất vấn đề mới Có 4 mức độ của dạy học đặt và giải quyết vấn đề từ thấp đến cao. Mức 1: Giáo viên nêu vấn đề → học sinh giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của giáo viên. Mức 2: Giáo viên nêu vấn đề, gợi ý → học sinh giải quyết vấn đề. Mức 3: Giáo viên cung cấp thông tin để HS tạo tình huống có vấn đề → học sinh giải quyết vấn đề - giáo viên cùng đánh giá. Mức 4: Học sinh tự phát hiện vấn đề trong thực tiễn → tự giải quyết vấn đề, tự đánh giá → giáo viên bổ sung. Qua thực tiễn thì hiện nay đa số giáo viên chỉ áp dụng ở hai mức độ đầu còn mức 3 và 4 rất ít. Mức độ dạy học theo phương pháp đặt - giải quyết vấn đề. Mức độ đặt vấn đề nêu giả thuyết lập kế hoạch giải quyết vấn đề đánh giá Dạy và học hợp tác qua nhóm nhỏ - Lớp học chia thành từng nhóm nhỏ 4-6 HS. Tùy theo mục đích, yêu cầu của vấn đề học tập. - Các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hay chủ định được duy trì, ổn định hoặc thay đổi theo từng phần của tiết học. - Các nhóm có cùng một nhiệm vụ hay nhiệm vụ khác nhau. - Các nhóm tự bầu nhóm trưởng hay thư ký. - Các nhóm đều tham gia vào thảo luận chung cả lớp. Thành viên bất kỳ trong nhóm đều có thể tham gia thảo luận theo ý của mình tránh ùn đẩy nhau. Đây là một phương pháp dạy học tích cực trên thế giới, chúng ta đang áp dụng PP này tại các trường THCS. Tuy nhiên PP này bị hạn chế bởi không gian chật hẹp của lớp học, bởi thời gian hạn định của tiết học cho nên GV phải biết tổ chức hợp lý và HS phải quen với phương pháp này thì mới có kết quả. Ở trường THCS mỗi tiết học chỉ có 1 - 3 hoạt động nhóm. Mỗi hoạt động 5-10 phút. Trong hoạt động nhóm tư duy tích cực của HS phải được phát huy phương pháp này là rèn luyện năng lực hợp tác giữa các thành viên trong tổ chức. Cần tránh khuynh hướng hình thức và đề phòng lạm dụng. Hoạt động nhóm càng nhiều thì chứng tỏ phương pháp dạy học đổi mới. Ngoài những cơ sở lý luận trên chúng tôi coi toàn bộ sách giáo khoa mới và toàn bộ chương trình, các kiến thức được đề cập cụ thể; Các bài học phần lớn được xây dựng, trình bày dưới dạng gợi ý, quan sát, thảo 12 luận tìm hiểu vấn đề, cung cấp hình ảnh, tranh vẽ, gợi ý những mẫu vật thật, những TN mô tả → HS hiểu và tự suy nghĩ, trao đổi, thảo luận để giải quyết vấn đề mà bài học yêu cầu. GV là người bổ sung, góp ý những vấn đề mà HS nêu ra một cách đầy đủ hơn. Ngoài ra sách giáo khoa mới còn cung cấp những thông tin cập nhật kiến thức hiện đại giúp cho GV hiểu vấn đề sâu hơn, HS hiểu vấn đề dễ dàng hơn Như vậy sách giáo khoa sinh học 6 giảm tải hơn giúp cho học sinh hiểu rõ hơn về thực vật mối quan hệ với môi trường sống → Vai trò của thực vật trong tự nhiên. Sách giáo khoa sinh học 6 cung cấp những kiến thức cơ bản về thực vật, nhiệm vụ của HS là phải tìm hiểu thực vật dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Sách giáo khoa chỉ cung cấp hoặc gợi ý một số thông tin, bản thân giáo viên phải đọc nhiều hơn → học sinh phải hoạt động nhiều hơn → HS tự tìm hiểu, chủ động tìm hiểu phát hiện những điều cần biết trong thiên nhiên... → Cách học như vậy HS sẽ hiểu bài sâu sắc và đầy đủ hơn. Đây cũng là một phương pháp tích cực của giáo viên, học sinh. Trong những năm gần đây vấn đề đổi mới trong sự nghiệp giáo dục đã trở thành chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Luật Giáo dục và Nghị quyết Trung ương II nhấn mạnh giáo dục là sản xuất trực tiếp con người. Nhà nước đã có những chính sách ưu đãi đầu tư vào giáo dục như: tăng lương cơ bản cho giáo viên trực tiếp lên lớp, tăng lương, phụ cấp cho giáo viên vùng sâu, vùng xa, đầu tư nhiều cho cơ sở vật chất nhà trường cũng như trang thiết bị giảng dạy. Với quan điểm nâng cao dân trí hạn chế đến mức thấp nhất sự chênh lệch chất lượng giảng dạy vùng núi, đồng bằng nông thôn, thành thị, bồi dưỡng giảng dạy các cấp học… với chất lượng giáo dục ngày một cải tiến. Tuy nhiên bên cạnh những vấn đề đổi mới, trong thực tế còn có những vấn đề cần quan tâm. - Vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy còn chậm - Chất lượng giảng dạy ở một số vùng khó khăn không phải bây giờ mới đặt ra. Trong khi chương trình sách giáo khoa sinh học 6 mới đã được triển khai 2 năm để đưa chất lượng giáo dục Việt Nam đi lên thì vấn đề này càng trở nên cấp bách. - Sự yếu kém về cơ sở hạ tầng ở vùng sâu, vùng xa đã khiến cho giáo dục nơi đây gặp nhiều bất lợi. Để giáo dục nơi đây khởi sắc phải có những giải pháp tổng thể mà đặc biệt là đầu tư cở sở hạ tầng. Một khi điều kiện kinh tế nơi đây được cải thiện thì khoảng cách về chất lượng giáo dục được rút ngắn so với thành thị. II. ĐẶC ĐIỂM CỦA CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC LỚP 6 MỚI: Nội dung về thực vật học đã được chọn lọc theo hướng tinh giảm, không còn những kiến thức khó hoặc mang tính hàn lâm có ứng dụng thực tế. Chương trình sắp xếp các kiến thức về các cơ quan cơ thể thực vật theo hệ thống cấu trúc và chức năng đi từ cấu trúc chức năng của rễ, 13 thân, lá đến cấu trúc chức năng của hoa, quả, hạt, với trình tự sắp xếp một cách lôgíc như vậy phần khó về cấu tạo hạt học sinh được học sau khi học sinh đã học về cơ quan sinh sản. - Chương trình yêu cầu chỉ tìm hiểu đặc điểm cấu tạo có liên quan chặt chẽ đến chức năng của các cơ quan mà không đi vào chi tiết, không đi sâu vào cơ chế chức năng sinh lý (ví dụ: cơ chế quang hợp, hô hấp, thụ tinh…) Đây là kiến thức khó. - Kiến thức về phân loại chỉ phân biệt ngành thực vật chính lớp 1, 2 lá mầm của ngành hạt kín Æ đây là cơ sở quá trình tiến hóa từ thấp đến cao. - Chương trình tăng cường vận dụng các thí nghiệm thực hành trong giờ lên lớp Æ Giáo viên và học sinh phải có ý thức chuẩn bị ở nhà Æ Nói chung thí nghiệm thực hành đơn giản, dễ làm Æ học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức hơn. - Kiến thức về sinh hóa – môi trường trong đó có bài 49 “bảo vệ sự đa dạng của thực vật” từ kiến thức này nhằm nhấn mạnh cho học sinh hiện nay: bảo vệ tài nguyên thực vật của đất nước. - Chương trình các kênh hình trong sách giáo khoa đã minh họa cho học sinh một nguồn tư liệu phong phú giúp cho học sinh học tập một cách hứng thú, tìm tòi nhiều hơn. - Kênh hình cung cấp thông tin khi học sinh đã học kênh chữ trong sách giáo khoa và giúp cho học sinh chủ động tìm tòi phát hiện những vẫn đề mới. Một số kênh hình nhằm mục đích kiểm tra sự hiểu biết của học sinh. Trên đây là kiến thức cơ bản chương trình sách giáo khoa sinh học 6 mà giáo viên vận dụng kiến thức có phương pháp dạy phù hợp. Học sinh tiếp thu kiến thức có phương pháp học tốt hơn. Nói chung với kiến thức như vậy sự tiếp thu của học sinh ở thành thị - nông thôn – vùng sâu, vùng xa sẽ có khoảng cách, các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập dễ dàng thực thi hơn. III. KẾT QUẢ KHẢO SÁT TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TỈNH AN GIANG Trong tháng 3 – 4, nhóm đề tài chúng tôi đã xuống một số trường trung học cơ sở tại một số huyện trong Tỉnh An Giang. Chúng tôi gặp gỡ các cán bộ lãnh đạo – giáo viên và học sinh của trường, phát phiếu điều tra, phỏng vấn về tình hình giảng dạy – học tập của giáo viên và học sinh tại trường theo chương trình sách giáo khoa mới. Chúng tôi tham gia dự giờ giáo viên, ra các bài kiểm tra và chấm đánh giá chất lượng giáo viên và học sinh theo tiêu chí phiếu nhận xét giờ dạy của Sở Giáo dục và Đào tạo Tỉnh – phiếu điều tra tiếp thu kiến thức của học sinh. Cụ thể như sau: 3.1. Trường trung học cơ sở thị trấn An Phú và trường THCS Khánh Bình (Huyện An Phú) 14 3.1.1. Giáo viên Chúng tôi kết hợp phỏng vấn điều tra chung hai trường: - Phỏng vấn điều tra: Lớp 6: có 12 lớp - 485HS 09 giáo viên sinh KTNN/TS 81 - Tổ chuyên môn: Trong đó về phương pháp giảng dạy: - 70% Dùng lời - 30% Trực quan (tranh là chủ yếu) - 25% Số bài thì nghiệm thực hiện được - 75% Không dạy được bài thực hành Lý do: - Thiếu trang thiết bị phục vụ - Không có phòng thí nghiệm - Thiếu kinh phí - Thực hiện phương pháp mới: - 80% - 100% thực hiện phương pháp dạy học hợp tác nhóm. - 100% thực hiện tiết dạy theo nhóm thảo luận ở bộ môn sinh 6 (dễ hiểu bài, tiếp thu bài nhanh) - 2% không thích vì quen theo phương pháp cũ. - Thực hiện phương pháp mới: - 100% dạy học theo phương pháp học hợp tác nhóm - 100% thực hiện tiết dạy theo nhóm thảo luận. - 100% giáo viên dạy sinh học 6 đều được tập huấn - Phương pháp dạy học: - 100% có đổi mới nhưng còn chậm - Trọng tâm đổi mới phương pháp dạy học hiện nay: - 83,5% phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. - 16,5% Tăng cường thực hành, bồi dưỡng tự học cho học sinh. - Dấu hiệu biểu hiện tích cực của học sinh: - 28% hăng hái phát biểu ý kiến - 14% hay nêu thắc mắc - 14% nêu cả ba dấu hiệu theo phiếu (a + b + d) 15 - 14% nêu (a + d) - 14% nêu (a + b) - Phương pháp tích cực: - 100% dạy học theo hợp tác nhóm nhỏ. - Thiết kế bài dạy theo phương pháp tích cực: - 28,5% rất khó - 57,0% khó - 14,5% bình thường - Bản chất của phương pháp dạy học tích cực: - 14,5% tích cực học của trò + học tập chủ động chống học tập bị động. - 14,5% chọn c + d - 14,5% chọn b + c + d - 56,0% học tập chủ động chống học tập thụ động. 3.1.2. Học sinh trường THCS thị trấn An Phú: Tổng số lớp 6 là 12 lớp có 485 học sinh. Số giờ chúng tôi dự là 08 tiết Chúng tôi đã phát phiếu điều tra phỏng vấn học sinh lớp 6 Trường trung học cơ sở thị trấn An Phú. Số phiếu phát ra: 245, thu vào 185 Bảng điều tra học tập của học sinh Trường THCS An Phú (Bảng này chúng tôi tổng hợp qua phiếu điều tra học sinh – trang: 35) Môn sinh học Rất thích 74% Thích 26% Bình thường Không Không tự đánh giá được Tiếp thu bài giảng Hiểu bài 16% Dễ hiểu 81% Không Không Lợi ích của phương tiện dạy học Kiểm tra lại kiến thức 15% Giúp hiểu bài nhanh, khắc sâu 82% Không Không Thích học theo phương pháp tích cực Rất thích 68% Thích 28% Không thích Dạy theo phương pháp mới Hiểu bài nhanh nhớ lâu 74% Hiểu bài 20% Không hiểu 15% Không Thuộc bài tại lớp Rất thuộc 36% Thuộc 54% Không thuộc 6% 16 - Lý do học sinh thích học môn sinh vì: - Đa số dễ hiểu biết hệ thực vật – động vật - Một số học sinh để biết sinh vật có lợi hay có hại và vai trò của mọi sinh vật trong đời sống. - Lý do học sinh thích học theo phương pháp tích cực: - Dễ học, tiếp thu nhanh - Có một số học sinh trả lời do được điểm cao. Câu hỏi này học sinh của An Phú ít trả lời. 3.1.3. Học sinh Trường trung học cơ sở Khánh Bình (huyện An Phú) Lớp 6 có 12 lớp, TS 283 học sinh. Số tiết chúng tôi dự giờ là 8 tiết Số phiếu phát ra: 130, thu vào 116 Bảng điều tra học tập của học sinh Trường THCS Khánh Bình - An Phú (Bảng này chúng tôi tổng hợp qua phiếu điều tra học sinh – trang: 35) Môn sinh học Rất thích 72,5% Thích 26% Bình thường 1,5% Không tự đánh giá được Tiếp thu bài giảng Dễ hiểu 83% Hiểu bài 15% Khó hiểu 2% Không Lợi ích của phương tiện dạy học Kiểm tra lại kiến thức 10% Giúp hiểu bài nhanh, khắc sâu 88% Không biết 2% Không Thích học theo phương pháp tích cực Rất thích 67% Thích 31% Không thích 2% Không Dạy theo phương pháp mới Hiểu bài nhanh nhớ lâu 85% Hiểu bài 14% Không hiểu 1% Không Thuộc bài tại lớp Rất thuộc 23% Thuộc 67% Không thuộc 10% - Lý do học sinh thích học môn sinh: - 55% các em cho rằng môn sinh dễ học, dễ hiểu - 35% học để hiểu biết về thực vật – động vật trong thiên nhiên, lợi ích của sinh vật. 17 - 10% hiểu biết về thiên nhiên rất phong phú, lý thú; có học sinh cho rằng học môn sinh dễ lấy điểm 9 – 10. 3.2. Trường trung học cơ sở Kiến An và trường THCS Long Điền B (Huyện Chợ Mới) 3.2.1. Giáo viên: Tổng số giáo viên được phỏng vấn 2 trường là 10 Trong đó về phương pháp giảng dạy: - 65% Dùng lời - 60% Trực quan (tranh là chủ yếu) - 60% Thực hành thí nghiệm - 35% Không thực hành - Lý do: - Thiếu trang thiết bị - Giáo viên và học sinh phải đến trung tâm thực hành thí nghiệm ở huyện. - Thực hiện phương pháp mới: - 90% giáo viên dạy học theo phương pháp học hợp tác nhóm. - 100% thực hiện tiết dạy theo nhóm thảo luận. - 100% giáo viên được tập huấn thay sách. - Phương pháp dạy học: - 100% có đổi mới nhưng còn chậm - Trọng tâm của đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là: - 83,5% phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. - 16,5% Tăng cường thực hành, bồi dưỡng tự học cho học sinh. 3.2.2. Học sinh: - Trường THCS Kiến An Huyện Chợ Mới Tổng số lớp 6 có 10 lớp, TS 370 học sinh Số giờ chúng tôi dự là 8 tiết Số phiếu phát ra: 160, thu vào 124 Kết quả điều tra học sinh qua bảng sau: (Bảng này chúng tôi tổng hợp qua phiếu điều tra học sinh) 18 Môn sinh học Rất thích 70% Thích 23% Bình thường 7% Không tự đánh giá được Tiếp thu bài giảng Dễ hiểu 19% Hiểu bài 33% Khó hiểu 3% Không Lợi ích của phương tiện dạy học Kiểm tra lại kiến thức 10% Hiểu bài nhanh, khắc sâu 90% Bình thường Không Không Thích học theo phương pháp tích cực Rất thích 63% Thích 33% Không thích 4% Không Dạy theo phương pháp mới Hiểu bài nhanh nhớ lâu 77% Hiểu bài 23% Không hiểu 0% Không Thuộc bài tại lớp Rất thuộc 30% Thuộc 53% Không thuộc 17% Không - Lý do các em thích học môn sinh học: - Đa số các em học để biết thực vật – động vật đa dạng phong phú vì có vai trò quan trọng trong đời sống của con người. Học để hiểu biết về thiên nhiên. - Một số ít học sinh có ý tưởng hiểu biết thêm về nguồn tài nguyên của đất nước, sự đa dạng mới mẻ của chúng trong đời sống hằng ngày để cải tạo thành loài giống mới. - Một số em có ý tưởng trở thành nhà khoa học để được khám phá, nghiên cứu khoa học. - Lý do các em thích học theo phương pháp tích cực: - 50% các em cho rằng dễ học bài, nhớ lâu. - 50% các em không trả lời câu hỏi này. - Dấu hiệu biểu hiện tính tích cực học tập của học sinh. - 28% hăng hái phát biểu ý kiến - 14% hay nêu thắc mắc. - 14% nêu cả ba dấu hiệu (a + b + d) theo phiếu điều tra. - 14% nêu hai dấu hiệu (a + d) - 14% nêu hai dấu hiệu (a + b) - Phương pháp tích cực: - 100% Dạy học theo hợp tác nhóm nhỏ. - Thiết kế bài giảng theo phương pháp tích cực: - 28,5% rất khó 19 - 57,0% khó - 14,5% bình thường - Bản chất của phương pháp dạy học tích cực: phiếu số 6 - 14,5% tích cực học của trò + học tập chủ động chống thụ động. - 14,5% chọn c + d theo phiếu điều tra. - 14,5% chọn b + c + d - 56,0% học tập chủ động chống học tập thụ động. 3.2.3. Học sinh trường trung học cơ sở Long Điền B (huyện Chợ Mới) Lớp 6 có 4 lớp, TS 141 học sinh. Số giờ chúng tôi dự giờ 08 tiết Số phiếu phát ra: 90, thu vào 7 Bảng điều tra học tập của học sinh trường Trung học sơ sở Long Điền B – Chợ mới (Bảng này chúng tôi tổng hợp qua phiếu điều tra học sinh – trang: 35) Môn sinh học Rất thích 71,5% Thích 27,5% Bình thường 1,5% Không tự đánh giá được Tiếp thu bài giảng Dễ hiểu 30% Hiểu bài 70% Không hiểu 0% Không Lợi ích của phương tiện dạy học Kiểm tra lại kiến thức 13,5% Hiểu bài nhanh, khắc sâu 85% Không hiểu bài 1,5% Không Thích học theo phương pháp tích cực Rất thích 78,5% Thích 20% Không thích 1,5% Không Dạy theo phương pháp mới Hiểu bài nhanh nhớ lâu 93,5% Hiểu bài 6,5% Không hiểu 0% Không Thuộc bài tại lớp Rất thuộc 36,5% Thuộc 58,5% Không thuộc 5% Không - Lý do các em thích học môn sinh học: - Dễ học, nhiều hình ảnh thú vị, biết nhiều về thiên nhiên, cây trồng. - Một số học sinh biết được sinh vật có lợi, có hại gần gũi với thiên nhiên có ích cho bản thân sau này. - Lý do các em thích học theo phương pháp tích cực: 20 - Vui, dễ học, dễ tiếp thu bài hơn - Thuộc bài ngay tại lớp. 3.3. Trường trung học cơ sở Xuân Tô và trường THCS Nhà Bàng (huyệnTịnh Biên) 3.3.1. Giáo viên - Chúng tôi kết hợp phỏng vấn giáo viên 2 trường là 13 - Phương pháp dùng lời: 45% - Phương pháp trực quan: 55% - Bài thí nghiệm thực hiện 75% - Lý do: - Thiếu mẫu vật, kinh phí - Không có phòng thí nghiệm - Phương pháp dạy học mới: - Sử dụng máy 10% - Phương pháp dạy học theo nhóm: 80% - Phương pháp dạy học theo nhóm thảo luận: 75% - Giáo viên dạy theo phương pháp tích cực: 100% - Thực trạng của phương pháp dạy học phổ biến - Thầy đọc trò chép: 0% - Có đổi mới nhưng chậm: 90% - Đổi mới ở giáo viên giỏi: 0% - Chỉ đổi mới ở đợt thao giảng: 1% - Trọng tâm của phương pháp giảng dạy: - Tăng cường thực hành: 0,9% - Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh: 72% - Những dấu hiệu biểu hiện tính tích cực chủ động của học sinh: - Hăng hái phát biểu: 27% - Nêu thắc mắc: 45% - Bản thân tự chiếm lĩnh tri thức: 37% - Bài làm đầy đủ: 0% - Phương pháp được xem là tích cực: - Vấn đáp gợi mở: 0% - Phương pháp đặt giải quyết vấn đề: 2% - Phương pháp hợp tác, chia nhóm nhỏ 80% 21 - Giải thích minh họa 0% - Thiết kế bài giảng theo phương pháp tích cực: - Rất khó: 20% - Khó: 70% - Bình thường: 1% - Dễ: 0% - Bản chất của phương pháp dạy học tích cực: - Tích cực dạy của thầy: 0% - Tích cực học của trò: 30% - Chuyển trọng tâm hoạt động của thầy sang trò: 40% - Chủ động chống học tập thụ động: 3% 3.3.2. Học sinh trường THCS Xuân Tô (huyện Tịnh Biên): Lớp 6 có 7 lớp, TS 310 học sinh Chúng tôi dự giờ 8 tiết Số phiếu phát ra: 120, thu vào 103 Số học sinh là dân tộc: 20, số gia đình nghèo: 52 Bảng tổng hợp phiếu điều tra học sinh: Môn sinh học Rất thích 80% Thích 18% Bình thường 2% Không tự đánh giá được Tiếp thu bài giảng Dễ hiểu 60% Hiểu bài 40% Không hiểu 0% Không Lợi ích của phương tiện dạy học Kiểm tra lại kiến thức 0% Hiểu bài nhanh, khắc sâu 100% Không Không Thích học theo phương pháp tích cực Rất thích 38% Thích 60% Không thích 2% Không Dạy theo phương pháp mới Hiểu bài nhanh nhớ lâu 69,11% Hiểu bài 30% Không hiểu 0,9% Không Thuộc bài tại lớp Rất thuộc 48% Thuộc 52% Không thuộc 0% Không - Lý do học sinh học môn sinh vật: - Muốn hiểu biết về tự nhiên 22 - Lý do thích học theo phương pháp tích cực: - Vui, giúp nhanh nhớ bài. 3.3.3. Trường THCS Nhà Bàng (huyện Tịnh Biên): Lớp 6 có 6 lớp, TS 265 học sinh Chúng tôi dự giờ 8 tiết Số phiếu phát ra: 120, thu vào 106 Bảng tổng hợp phiếu điều tra học sinh: Môn sinh học Rất thích 70,37% Thích 14,8% Bình thường 14,8% Không tự đánh giá được Tiếp thu bài giảng Dễ hiểu 66,6% Hiểu bài 25,9% Không hiểu 7,5% Không Lợi ích của phương tiện dạy học Kiểm tra lại kiến thức 22,3% Hiểu bài nhanh, khắc sâu 77,7% Bình thường Không Không Thích học theo phương pháp tích cực Rất thích 55,9% Thích 40% Không thích 4,1% Không Dạy theo phương pháp mới Hiểu bài nhanh nhớ lâu 76% Hiểu bài 24% Không Không Thuộc bài tại lớp Rất thuộc 35,7% Thuộc 60,7% Không thuộc 3,6% Không - Lý do các em thích môn sinh: Dễ học, học vui, hiểu biết về thực vật xung quanh ta. - Lý do các em thích học theo phương pháp tích cực: Tự mình chủ động tìm tòi, hứng thú trong học tập. Tóm lại: Trong tất cả các giờ chúng tôi dự giờ ở các trường THCS khi giáo viên dạy theo phương pháp tích cực, có phương tiện trực quan minh họa, lời nói của thầy cô rõ ràng, truyền cảm… học sinh rất thích học, chú ý lắng nghe, hăng hái phát biểu ý kiến bởi vì vật sống, mẫu tươi, mẫu nhồi, mẫu ngâm, ép khô, tiêu bản kính hiển vi giúp cho học sinh hình thành biểu tượng cụ thể sinh động. Các mẫu vật đó đều có giá trị sư phạm bảo đảm được hình dạng kích thước màu sắc tự nhiên. Học sinh muốn tự mình khám phá khai thác triệt để và tìm hiểu mẫu vật một cách chủ động, từ đó phát huy tính tự giác độc lập, sáng tạo trong học tập, nghiên cứu. Qua đó tính độc lập, chủ động của học sinh cao hơn. 23 3.4. Trường THCS Trương Gia Mô thị xã Châu Đốc: 3.4.1. Giáo viên: Chúng tôi đã phỏng vấn, phát phiếu điều tra các giáo viên THCS các trường tại Thị xã Châu Đốc là 29. - Phỏng vấn điều tra: - Phương pháp dung lời 80% - Phương pháp trực quan 80% - Bài thí nghiệm được thực hiện 100% - Thực trạng phương pháp dạy: - Giáo viên có đổi mới nhưng còn chậm: 100% - Thầy đọc trờ chép: không - Đổi mới ở giáo viên giỏi: không - Chỉ đổi mới khi có thao giảng: không - Trọng tâm của đổi mới phương pháp dạy: - Tăng cường thực hành: 12,5% - Phát huy tính chủ động của học sinh: 84,3% - Bồi dưỡng tự học của học sinh: 0% - Tinh giảm bài giảng: 0% - Những dấu hiệu biểu hiện tích cực học tập của học sinh: - Hăng hái phát biểu ý kiến: 48% - Hay nêu thắc mắc: 13% - Bản thân chiếm lĩnh tri thức: 37% - Phương pháp được xem là tích cực: - Phương pháp gợi mở: 3,2% - Phương pháp giải quyết vấn đề: 16% - Hợp tác chia nhóm nhỏ: 77% - Giải thích minh họa: 3,7% - Thiết kế bài giảng theo phương pháp tích cực: - Rất khó: 23% - Khó: 66% - Bình thường: 11% - Dễ: 0% 24 - Bản chất của phương pháp dạy học tích cực: - Tích cực dạy của thầy: 80% - Tích cực học của trò: 70% - Chuyển trọng tâm hoạt động của thầy sang trò: 70,3% - Chủ động chống học tập thụ động: 29% 3.4.2. Học sinh trường trung học cơ sở Trương Gia Mô (thị xã Châu Đốc) Lớp 6 có 12 lớp, TS 532 học sinh, 5 GV. Chúng tôi dự giờ 8 tiết Số phiếu phát ra: 255, thu vào 207 Bảng tổng hợp phiếu điều tra: Môn sinh học Rất thích 82,5% Thích 16% Bình thường 1,5% Không tự đánh giá được Tiếp thu bài giảng Dễ hiểu 27% Hiểu bài 73% Không hiểu 0% Không Lợi ích của phương tiện dạy học Kiểm tra lại kiến thức 18,5% Hiểu bài nhanh, khắc sâu 81,5% Bình thường Không Không Thích học theo phương pháp tích cực Rất thích 78% Thích 20% Không thích 2% Không Dạy theo phương pháp mới Hiểu bài nhanh nhớ lâu 71% Hiểu bài 9% Không hiểu 0% Không Thuộc bài tại lớp Rất thuộc 36% Thuộc 62% Không thuộc 4% Không - Lý do các em thích học môn sinh vì: - Hiểu biết thực vật, có sẵn ở địa phương, biết được thực vật có lợi, có hại bảo vệ trồng cây ở địa phương (có rừng bảo hộ núi Sam) - Lý do các em thích học theo phương pháp tích cực: - Học bài nhanh hơn, học trên mẫu vật cây mang đến lớp thực tế và hiểu biết hơn đọc sách, cùng nhau trao đổi vui và hứng thú hơn. 25 IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG QUA CÁC TRƯỜNG Đà KHẢO SÁT: Chúng tôi đã tiến hành tham gia dự giờ 56 tiết tại 7 trường THCS. Chúng tôi không xếp loại GV. Mục đích dự giờ để khảo sát việc dạy và học của GV – HS có theo phương pháp mới hay không, những ưu điểm và tồn tại của cách dạy và học từ đó có hướng đề xuất. Các trường chúng tôi khảo sát tạm thời chia thành hai loại: - Trường gần trung tâm văn hóa huyện, thị. - Trường vùng sâu, vùng xa trung tâm văn hóa huyện, thị. Có một số nhận xét như sau: 4.1. Điểm chung giữa các trường: - Đội ngũ GV của các trường được đào tạo cơ bản tại các trường ĐH – CĐSP. - Lãnh đạo các trường THCS nơi khảo sát đều quán triệt sâu sắc về đổi mới phương pháp dạy học mới. - Các GV của các trường đều nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp. - Tất cả các GV đều được tham gia tập huấn, bồi dưỡng chương trình thay sách sinh học 6. - 100% giáo viên đều áp dụng phương pháp dạy học mới, chủ yếu là phương pháp hợp tác, chia nhóm thảo luận. 4.2. Điểm riêng giữa các trường: Trường gần trung tâm văn hóa huyện, thị Trường vùng sâu, vùng xa trung tâm văn hóa huyện, thị - Đội ngũ GV được lựa chọn tốt hơn. - Đa số GV đều thực hiện theo phương pháp dạy học mới. - Cơ sở vật chất phương tiện dạy học của nhà trường được đầu tư tốt hơn. - Học sinh năng động hơn trong học tập - Cở sở vật chất nhà trường thiếu thốn, phương tiện dạy học nghèo nàn nên áp dụng phương pháp dạy học mới khó khăn. - GV chưa chủ động đổi mới phương pháp dạy học mới. - HS thụ động trong học tập 26 BẢNG TỔNG HỢP PHIẾU ĐIỀU TRA HỌC SINH LỚP 6 - THCS TỈNH AN GIANG Huyện Trường SP. phát SP. thu Tổng cộng Tỷ lệ An Phú An Phú Khánh Bình 245 130 185 116 301 75,5% 89,2% Chợ Mới Kiến An Long Điền B 160 90 124 78 202 77,5% 88,6% Tịnh Biên Xuân Tô Nhà Bàn 120 120 106 106 209 85,8% 88,3% Châu Đốc Trương Gia Mô 255 207 207 81,1% Tổng cộng 07 trường 1120 919 919 82% BẢNG TỔNG HỢP PHIẾU ĐIỀU TRA HỌC SINH LỚP 6 - THCS TỈNH AN GIANG Thái độ HS Huyện Rất thích học môn sinh Tiếp thu bài giảng Lợi ích của phương tiện dạy học Thích học theo PP tích cực Dạy theo PP Mới Thuộc bài tại lớp An Phú 100% 96,6% 84% 96% 95,3% 89,7% Chợ Mới 95% 66,3% 86,6% 95,5% 90% 87,6% Tịnh Biên 91% 96,1% 88,5% 96,6% 99% 98% Châu Đốc 85,2% 92,5% 78% 96% 100% 96,5% BẢNG TỔNG HỢP PHIẾU ĐIỀU TRA CÁN BỘ LÃNH ĐẠO & GIÁO VIÊN THCS - TỈNH AN GIANG Phương pháp Huyện Dùng lời Trực quan PP Mới Số bài TN thực hiện Không dạy theo PP thực hành An Phú 70% 30% 90% 25% 75% Chợ Mới 65% 60% 100% 50% 35% Tịnh Biên 45% 55% 100% 75% 25% Châu Đốc 80% 80% 100% 100% 00 27 BÀI SOẠN CHO GIÁO VIÊN TRƯỜNG THCS THAM KHẢO THEO PHƯƠNG PHÁP TÍCH CỰC SINH HỌC 6 Bài 45: Nguồn gốc cấy trồng: I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Xác định được các dạng cây trồng hiện nay là kết quả của quá trình những cây dại do con người tiến hành. - Phân biệt được sự khác nhau giữa cây dại và cây trồng và giải thích lý do. - Nêu được các biện pháp chính cải tạo cây trồng. - Thấy được khả năng to lớn của con người trong việc cải tạo cây trồng. 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát 3. Thái độ hành vi: Có ý thức bảo vệ thiên nhiên II. Lựa chọn phương pháp: Kiến thức của bài là loại kiến thức về hình thái, mẫu vật dễ kiếm: cải trồng, su hào, bắp cải, cải củ, quả chuối nhà… có thể đáp ứng được phương pháp dạy học “huy động mọi người cùng tham gia”. III. Kế hoạch giờ dạy: 1. Kiểm tra bài cũ: 10 phút 2. Vào bài mới, chia nhóm: 5 phút 3. Hoạt động: - Giáo viên phát mẫu vật, dụng cụ quan sát, hướng dẫn cách quan sát…: 5 phút. - Hoạt động của nhóm: 10 phút - Báo cáo của các nhóm: 10 phút - Củng cố và ghi bài: 5 phút IV. Chuẩn bị: - Mẫu vật chuẩn bị cho các nhóm 3 – 4 cây. - Phiếu học tập. V. Tiến trình bài giảng: 28 • Giới thiệu bài: Ngành hạt kín rất đa dạng và phong phú. Em nào cho biết ngành hạt kín có khoảng bao nhiêu loài (gần 300.000 loài) trong số đó trên 20.000 loài được con người sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Rất nhiều loài trong số này là cây trồng. Vậy cây trồng xuất hiện như thế nào? Do đâu mà phong phú như vậy. Đó là nội dung chủ yếu của bài học. Hoạt động 1: Giáo viên có thể giải thích thêm về chất lượng hạt, hạt phải chín, nguyên vẹn, mẩy, không bị sâu bênh, mối mọt… 1. Cây trồng bắt nguồn từ đâu: - Tìm hiểu nguồn gốc cây trồng: phương pháp đàm thoại toàn lớn. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Giáo viên gọi một số học sinh + Hãy kể tên một số cây trồng mà em biết? Công dụng của nó. + Các em có biết có bao nhiêu loại cây trồng và có bao nhiêu công dung. + Con người trồng cây nhằm mục đích gì? - Giáo viên đoc thông tin trong sách giáo khoa: từ xa xưa con người chưa biết trồng cây mà chỉ thu nhặt quả, hạt, củ… của cây cối mọc dại trong rừng làm thức ăn. Về sau do nhu cầu sống phải giữ giống của cây này để gieo trồng cho mùa sau nên mới có cây trồng. - Vậy trồng có nguồn gốc từ đâu - Một số học sinh trả lời + Kể tên cây và công dụng của cây trồng. + Có nhiều loại cây trồng khác nhau. Với những công dụng khác nhau. + Cây được trồng nhằm mục đích phục vụ nhu cầu cuộc sống của con người. - Cây trồng có nguồn gốc từ cây dại Giáo viên kết luận: Có nhiều loại cây trồng khác nhau. Cây được trồng nhằm mục đích phục vụ nhu cầu cuộc sống con người. Giáo viên ghi bảng: cây trồng có nguồn gốc từ cây dại. 2. Cây trồng khác cây dại như thế nào? Hoạt động 2: Tìm hiểu sự khác nhau giữa cây trồng với cây dại qua một số ví dụ. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Phương pháp trực quan và đàm thoại - Giáo viên treo tranh phóng to hình - Học sinh quan sát tranh, mẫu của các cây cải thật, suy nghĩ, phân tích, so sánh. 29 1.5.1 và trình bày một số mẫu loại cây cải. Giới thiệu cho học sinh quan sát (cải bắp, su hào, súp lơ, củ cải…) + Quan sát tranh và mẫu vật hãy cho biết sự khác nhau giữa cải dại (1) với các loại cải trồng cùng loài (1, 2, 3) + mẫu thật về lá, thân, hoa, rễ? - Đối với những loại cải trồng trên đây con người thường sử dụng bộ phận nào làm thức ăn? - Giáo viên treo bảng phụ có kẻ sẵn bảng so sánh trong sách giáo khoa. Yêu cầu một số học sinh lên bảng. Ghi lại sự khác nhau giữa cây trồng và cây dại cùng loại vào bảng so sánh (sau khi quan sát mẫu, tranh) TT Tên cây Bộ phận dùng So tính sánh chất Cây dại Cây trồng 1 2 Vậy cây trồng khác cây dại ở bộ phận nào là cơ bản? - Vậy hãy giải thích vì sao có sự khác đó? - Giáo viên có thể giải thích cặn kẽ hơn: do nhu cầu sử dụng con người đã chọn lọc các dạng khác nhau của các bộ phận, tác động vào các bộ phận đó làm cho chúng ngày càng biến đổi và cuối cùng đưa đến nhiều dạng cây trồng khác nhau và khác xa tổ tiên hoang dại. - Ngày nay với trình độ khoa học ngày càng cao với các phương pháp chọn giống hiện đại, con người đã tạo ra ngày càng nhiều giống cây mới có chất lượng cao như các giống lê, táo, nho, các - Học sinh: Cải dại: rễ cọc, thân nhỏ, lá nhỏ, hoa nhỏ. + Bắp cải có bộ lá rất phát triển + Su hào có thân dự trữ dinh dưỡng phình to. + Súp lơ: có hoa non phát triển thành chùm đặc. + Cải củ: có rễ phình to chứa chất dinh dưỡng. + Bắp cải: lá, su hào: thân, súp lơ: hoa, cải củ: củ. - Học sinh quan sát quả chuối rừng và chuối nhà, cắt đôi để quan sát ruột bên trong, nếm thử… và ghi vào bảng. - Học sinh khác lên bảng ghi cây khác. (khoảng 2 – 3 học sinh lên bảng ghi cây khác nhau) - Cây trồng khác cây dại ở chính những bộ phận mà con người sử dụng. - Tùy theo mục đích sử dụng mà từ loài ban đầu con người tạo ra được thứ cây trồng khác nhau và sống xung quanh với tổ tiên hoang dại. - Con người có khả năng to lớn trong việc cải tạo thực vật phục vụ cho nhu cầu nhiều mặt của mình. 30 giống lúa cao sản và chống chịu giỏi, các loại rau, hoa 4 mùa… các em thấy khả năng của con người như thế nào? Giáo viên tiểu kết và ghi lên bảng: Tùy theo mục đích sử dụng mà từ một loài cây hoang dại ban đầu, con người đã tạo ra nhiều thứ cây trồng khác nhau xa và tốt hơn hẳn tổ tiên hoang dại của chúng. 3. Muốn cải tạo cây trồng cần phải làm gì? Hoạt động 3: Tìm hiểu cải tạo cây trồng Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Giáo viên trình bày đoạn thông tin trong mục (3) - Dùng những biện pháp khác nhau như lai giống, gây đột biến, kỹ thuật…) để cải biến đặc tính của cây trồng. - Chọn những biến đổi có lợi phù hợp nhu cầu sử dụng, loại bỏ những cây xấu, chỉ giữ lại cây tốt để làm giống (hãy cho biết điều này có ý nghĩa gì?) - Nhân giống (bằng hạt, bằng chiết, ghép…) những cây đáp ứng nhu cầu sử dụng (theo các em điều này có ý nghĩa gì?) - Chăm sóc cây, tạo những điều kiện thuận lợi (tưới nước, bón phân, bắt sâu…) để cây bộc lộ hết những đặc tính tốt để làm gì?) - Cải tạo cho giống cây ngày càng tốt hơn. - Nhân nhanh giống cây trồng mà vẫn giữ được đặc điểm đáp ứng nhu cầu sử dụng. - Để phẩm chất cây tốt hơn. Để có điều kiện chọn lọc những giống tốt hơn. • Tổng kết: Như vậy bằng những phượng tiện hiện đại, con người đã cải tạo thực vật, đã tạo ra nhiều thứ cây trồng khác nhau. Ghi bảng: Nhờ khả năng cải tạo thực vật con người, ngày nay đã có rất nhiều thứ cây trồng khác nhau. 4. Kết luận: Yêu cầu học sinh đọc và ghi nhớ phần kết luận đóng khung trong sách giáo khoa. 5. Kiểm tra đánh giá: 5.1. Tại sao có cây trồng? Nguồn gốc của nó từ đâu? Hãy điền dấu X vào ô † trả lời đúng nhất 31 a) †- Do nhu cầu sử dụng của con người, cây trồng có nguồn gốc từ cây dại. b) †- Tùy theo mục đích cử dụng mà con người chọn lọc từ cây dại tạo ra được nhiều thứ cây trồng. c) †- Do nhu cầu dự trữ con người trồng cây dại, dần dần cây dại trành cây trồng. 5.2. Cây trồng khác cây dại như thế nào? b) †- Có nhiều thứ cây trồng cùng loại hơn. c) †- Năng suất cao hơn, chất lượng tốt hơn (ngon hơn) d) †- Có một số cây trồng trong cùng một tổ tiên hoang dại – cây trồng có năng suất cao hơn, ngon hơn. 5.3. Do đâu có sự khác nhau giữa cây trồng và cây dại? a) †- Do khả năng cải tạo thực vật của con người rất to lớn. b) †- Do con người giữ lại cây tốt, loại bỏ cây xấu. c) †- Do con người tưới nước, bón phân, bắt sâu thường xuyên. Giáo viên ghi câu hỏi lên bảng phụ, yêu cầu học sinh lấy giấy nháp làm theo yêu cầu bài tập (có ghi tên học sinh), sau đó chuyển giấy nháp cho bạn khác trong lớp chấm (chỉ yêu cầu điền câu đúng ở từng câu. Ví dụ: 1-b; 2-c… Giáo viên quy định điểm của mỗi câu đúng 0, 2 và đọc đáp án giáo viên hỏi: Bao nhiêu bạn điểm 0 ? Bao nhiêu bạn điểm 2, 4, 6, 8, 10 Sau đó nhận xét và thu bài để kiểm tra. 32 C. PHẦN THỨ BA KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ I. KẾT LUẬN Qua quá trình nghiên cứu nội dung sách giáo khoa sinh học lớp 6 và quá trình phỏng vấn – phát phiếu điều tra với các cán bộ lãnh đạo của trường – giáo viên trong tổ bộ môn, học sinh thông qua dự giờ của giáo viên THCS ở các trường chúng tôi khảo sát. Chúng tôi thấy việc thay sách giáo khoa của chương trình phổ thông nói chung và sách giáo khoa sinh học 6 nói riêng là điều hết sức cần thiết và bức bách hiện nay. Chúng tôi có một số nhận xét về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và tổ chức dạy học lớp 6 ở trường THCS như sau: 1.1. THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CHUYÊN MÔN Các cán bộ quản lý của các trường phổ thông trung học cơ sở - giáo viên đã tích cực tiếp cận chương trình mới từ các lớp bồi dưỡng cấp Bộ, đến việc triển khai bồi dưỡng giáo viên hè ở Tỉnh An Giang thể hiện: - Nghiêm túc dạy và học theo sách giáo khoa chương trình mới. - Sắp xếp đội ngũ giáo viên thực hiện đúng quy định phân công giáo viên đủ chuẩn tham gia giảng dạy bồi dưỡng thay sách để có năng lực hiểu biết kiến thức sách giáo khoa sinh học 6 – 7 mới. - Trong hoạt động tổ bộ môn các giáo viên phổ thông trung học cơ sở tăng cường nhiều tiết dạy mẫu, dạy theo nội dung đã được bồi dưỡng soạn giảng trong hè, đánh giá theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục – đào tạo. Đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ phát huy tính tích cực học tập của học sinh. 1.2. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH SÁCH GIÁO KHOA - Nội dung chương trình đã giảm nhiều tính kinh điển, nội dung xây dựng vào tính lôgíc, tính hệ thống của tri thức khoa học lược bỏ những nội dung mang tính hàn lâm thay vào đó là những nội dung mang tính thực tế, gần gũi với đời sống. Học sinh có thể vận dụng trong cuộc sống. Sách giáo khoa sinh học 6 mới đã tăng cường tính hoạt động của học sinh tạo điều kiện cho học sinh dễ học, dễ tiếp thu. - Tính liên hệ thực tế, vận dụng trong cuộc sống sách giáo khoa sinh học 6 mới lồng ghép với kiến thức hiện đại một cách nhuần nhuyễn không bị gò bó. - Số lượng kênh hình, kênh chữ vừa phải vừa sức tiếp thu của học sinh lớp 6 vừa lứa tuổi sinh lý của các em. Có giảm tải trình bày ngắn gọn Æ phân hóa được học sinh. - Nội dung chương trình có kiến thức thích hợp gây hứng thú cho học sinh. - Cấu trúc sách giáo khoa sinh học mới thực hiện được mục tiêu chung của cấp học là hình thành và phát triển năng lực tư duy độc lập, 33 chủ động, sáng tạo, tự học tập của học sinh từ đó đã góp phần biến chuyển phương pháp dạy học của giáo viên theo hướng tích cực hóa học tập của học sinh. 1.3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Giáo viên đã có sự chuyển biến mạnh mẽ trong cải tiến phương pháp giảng dạy, tăng cường hoạt động theo nhóm hợp tác. Tiết dạy sinh động hơn, vui hơn, gây hứng thú học tập của học sinh. Học sinh tiếp thu kiến thức nhanh hơn và lâu quên. - Giáo án của giáo viên có sự đầu tư chiều sâu hơn, có hệ thống câu hỏi vấn đáp được chuẩn bị kỹ hơn vào bài giảng mang tính thực tiễn. Trong tiết dạy học sinh hoạt động nhiều hơn so với sách giáo khoa cũ Æ giúp giáo viên tìm tòi hơn khi lên lớp có tầm hiểu biết rộng hơn. 1.4. SỬ DỤNG VÀ LÀM ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên đã có ý thức sử dụng triệt để các tranh ảnh, mẫu vật hiện có của trường tại lớp học (một số mẫu vật đã được Bộ Giáo dục – Đào tạo cấp cho các trường trung học cơ sở) - Tình trạng dạy chay dần dần được khắc phục. 1.5. CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH - Qua khảo sát tại 7 trường về giảng dạy của giáo viên và học sinh (cán bộ quản lý được phỏng vấn – trả lời phiếu điều tra: 62 phiếu. Số HS đã được phỏng vấn trả lời phiếu điều tra: 919 em) tiết dạy của giáo viên đầu tư nhiều hơn, học sinh tích cực tham gia phát biểu, năng động, tư duy. - Giáo viên nhiệt tình, yêu ngành, yêu nghề nên có ý thức học tập, học hỏi. - Nhìn chung giáo viên đủ trình độ, năng lực để tham gia giảng dạy chương trình thay sách giáo khoa mới. - Học sinh: Qua phỏng vấn – trả lời phiếu điều tra các em rất yêu thích bộ môn sinh học với lý do rất thực tế yêu thích thiên nhiên, muốn khám phá thiên nhiên, kênh hình, kênh chữ vừa phải, đẹp nên cũng là một yếu tố gây hứng thú học tập cho các em. - Qua dự giờ kiểm tra đánh giá các em rất thích và tự tin hơn, các em tự biết điểm của mình và tham gia chấm điểm của bạn. - Tồn tại: - Qua phỏng vấn giáo viên đội ngũ này còn nhiều người chưa nắm vững về đổi mới phương pháp – phương pháp mới “lấy học sinh làm trung tâm” nên giáo viên phải thay đổi cách dạy – học sinh thay đổi cách học. - Thông qua giảng dạy giáo viên còn hạn chế tạo hứng thú học tập khơi dậy lòng ham thích tìm tòi của hiểu biết của học sinh. Thông qua các 34 phương tiện mà giáo viên đã sử dụng, một số chưa khám phá triệt để phương tiện dạy học vào bài học cụ thể. - Hầu hết các tiết dạy được tổ chức, thiết kế thiên về hình thức chưa có chiều sâu. Tiết dạy nào cũng tổ chức nhóm nhưng trong quá trình giảng dạy chưa tập trung cho từng nhóm. - Giáo viên còn đưa ra quá nhiều câu hỏi học sinh chỉ cần nhìn vào sách giáo khoa là trả lời được, hoặc đưa ra câu hỏi mà học sinh trả lời lại những kiến thức giáo viên vừa nói (lặp lại). - Trong tiết dạy học sinh hoạt động nhiều nhưng thực chất nỗ lực cá nhân chưa cao, chủ yếu học sinh khá, giỏi tham gia còn các học sinh khác không tập trung, làm việc khác. Trong khi yêu cầu của học tập theo nhóm là tạo không khí hợp tác học tập mỗi thành viên cùng nhau hoạt động tham gia đóng góp ý kiến, tranh luận, thảo luận để đi đến sự thống nhất, hoàn chỉnh bài học. - Một số ít giáo viên dạy “đối phó” theo chỉ tiêu, thành tích tạo điều kiện cho học sinh đủ điểm, để học sinh làm bài kiểm tra thi cử. Các tiết thanh tra, dự giờ giáo viên còn “đối phó” nên tiết dạy gò bó, thiếu linh hoạt. - Đa số các tiết dạy giáo viên đều theo một khuôn mẫu: chia nhóm, đặt câu hỏi, treo tranh, phiếu học tập, gọi học sinh trả lời, gọi học sinh nhận xét câu trả lời của bạn. - Điều kiện cho việc áp dụng và phát triển phương pháp dạy học tích cực còn hạn chế. Cơ sở vật chất các trường thiếu thốn, không có Trường trung học cơ sở nào có phòng chức năng cho bộ môn. Các phương tiện dạy học nhìn chung không đủ đáp ứng yêu cầu giảng dạy (tranh ảnh đã cũ, mô hình mất các bộ phận). Đặc biệt dạy bằng máy Overhead không có trường nào có (nếu có thì cũng rất khó khăn cho các giáo viên mang vác máy đến các lớp học và thời gian nghỉ chuyển tiết sang lớp khác có 5 phút; máy photo, bản trong …) - Một số bài thực hành không thực hiện được do thiếu phòng, thiếu các thiết bị, cũ, hư hỏng chưa kịp bổ sung. - Giáo viên – học sinh tự làm thiết bị dạy học chưa đạt yêu cầu, mẫu vật chưa đạt yếu tố sư phạm, không đầy đủ các bộ phận nghiên cứu, nhiều thí nghiệm khó trường không có: kính hiển vi, cân, kính lúp, chuông thủy tinh làm thí nghiệm sinh học lớp 6… một số cây ở địa phương không có. - Một số giáo viên chưa được đào tạo sâu và đúng chuyên môn như đào tạo Hóa – Sinh (Sinh 30%) không có kiến thức về vi sinh học được phân dạy môn sinh (một số môn mà sinh viên Hóa – Sinh chưa được học như GPSL người, di truyền, phương pháp DH đại cương… những môn này yêu cầu giáo viên giảng dạy ở lớp 8 và 9 theo hướng thay sách giáo khoa mới). 35 - Một số trường gần biên giới một số học sinh chưa rành tiếng việt, chữ viết không rõ ràng, nhiều lỗi chính tả sai trầm trọng (dại học, thít học…) câu văn chưa chỉnh, chưa biết sử dụng câu, dấu chấm, dấu phẩy… - Đa số giáo viên đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm, câu dẫn điền câu cho học sinh làm bài kiểm tra chưa đúng với cách ra đề loại này. II. ĐỀ NGHỊ 2.1. Bộ giáo dục & Đào tạo: - Bộ giáo dục & Đào tạo cần cung cấp đầy đủ trang thiết bị phục vụ giảng dạy cho các trường THCS một cách kịp thời. 2.2. Sở Giáo dục & Đào tạo: - Tổ chức cho giáo viên ở các trường trung học cơ sở môn Sinh – KTNN; Hóa – Sinh học bồi dưỡng với thời gian 7 ngày. Với thời gian đó giáo viên mới đủ cập nhật kiến thức chương trình mới tạo điều kiện cho dạy sách giáo khoa sinh học đạt hiệu quả. - Tổ chức mời các chuyên gia, giáo viên các trường đại học có kinh nghiệm về hướng dẫn cách ra đề câu hỏi trắc nghiệm… bồi dưỡng thêm kiến thức chuyên ngành. - Mỗi trường cần có một phòng thí nghiệm có trang thiết bị tối thiểu của một phòng thí nghiệm để giáo viên – học sinh thực hành. - Nếu có điều kiện ở một số trường có thể huy động sự đóng góp nhà trường, phụ huynh, Nhà nước mua một số thiết bị dạy học như: máy chiếu, đầu Video, Tivi… để tạo điều kiện cho giáo viên, học sinh dạy và học sinh động, phát huy tính tích cực tốt hơn. - Lãnh đạo nhà trường tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho giáo viên của trường tham gia thực hiện giảng dạy theo phương pháp mới. Trên đây là một số nhận xét và đề nghị của chúng tôi thông qua đề tài này. Chúng tôi hy vọng rằng với thời gian 4 tháng đề tài sẽ góp phần tích cực trong việc giảng dạy môn sinh học nói chung ở trường trung học cơ sở ở Tỉnh An Giang. Muốn đổi mới phương pháp dạy học tích cực “lấy học sinh làm trung tâm” thì bản thân giáo viên giảng dạy phải đổi mới, nhà trường phải đổi mới. Có như vậy chúng ta mới thực hiện đúng Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII. Việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa học tập của học sinh là một quá trình lâu dài phải được thực hiện đồng bộ ở tất cả các cấp học, môn học. Hãy phấn đấu để trong mỗi tiết học bình thường ở trường trung học cơ sở, học sinh được hoạt động nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, tham luận nhiều hơn và quan trọng là suy nghĩ nhiều hơn trên con đường lĩnh hội nội dung học tập. Với thời gian 4 tháng chúng tôi tham gia hoàn thành đề tài này không khỏi không có khiếm khuyết, chúng tôi sẽ cố gắng tiếp thu góp ý của các thầy cô, đồng nghiệp bổ sung, sửa chữa trong thời gian tới một 36 cách đầy đủ, tốt hơn. Chúng tôi được sự giúp đỡ của Trường Đại học An Giang, Khoa Sư phạm, Phòng ban tạo điều kiện cho chúng tôi đến các trường trung học cơ sở, chúng tôi được các thầy cô, các em học sinh của các trường đến khảo sát giúp đỡ rất tận tình Chúng tôi xin chân thành cảm ơn. Rất mong được tiếp thu ý kiến xây dựng và giúp đỡ chúng tôi trong những công việc tiếp theo. NHÓM TÁC GIẢ 37 PHIẾU ĐIỀU TRA HỌC SINH 1. Tính tư tưởng 1.1. Em có thích học môn sinh học không? † a) Rất thích † b) Thích † c) Bình thường † d) Không thích 1.2. Vì sao em thích (trả lời ngắn ngọn) 1.3. Vì sao không thích 2. Tiếp thu bài giảng. Qua bài giảng của thầy cô: † a) Khó hiểu † b) Hiểu † c) Dễ hiểu † d) Không hiểu 3. Phương tiện dạy học: Phương tiện dạy học tranh, ảnh, thí nghiệm giúp em điều gì? † a) Kiểm tra lại kiến thức † b) Hiểu bài nhanh, khắc sâu bài dạy † c) Không được gì cả 4. Qua tiết dạy theo phương pháp mới các em thấy: † a) Hiểu bài nhanh hơn, nhớ lâu † b) Hiểu † c) Không hiểu 5. Em có thích học theo phương pháp tích cực này không? † a) Rất thích † b) Thích † c) Không thích Vì sao (trả lời ngắn ngọn): 6. Sau khi học xong bài này, em có thuộc bài tại lớp không? † a) Rất thuộc † b) Thuộc † c) Không thuộc 38 PHIẾU PHỎNG VẤN GIÁO VIÊN 1. Thực trạng phương pháp dạy học phổ biến ở trường bạn: † a) Thầy đọc trò chép, giảng giải xen kẽ vấn đáp † b) Có đổi mới nhưng còn chậm † c) Đổi mới ở giáo viên giỏi † d) Chỉ đối mới trong đợt thao giảng 2. Trọng tâm của đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là: † a) Tăng cường thực hành † b) Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh † c) Bồi dưỡng tự học cho học sinh † d) Giảng dạy tinh giản, vững chắc 3. Những dấu hiệu biểu hiện tính tích cực học tập của học sinh: † a) Hăng hái phát biểu ý kiến † b) Hay nêu thắc mắc † c) Bài làm đầy đủ † d) Tự bản thân chiếm lĩnh tri thức 4. Những phương pháp dạy học nào dưới đây được xem là phương pháp tích cực: † a) Vấn đáp gợi mở † b) Dạy học giải quyết vấn đề † c) Dạy học hợp tác chia nhóm nhỏ † d) Giải thích – minh họa 5. Để thiết kế một bài giảng theo phương pháp tích cực: † a) Rất khó † b) Khó † c) Bình thường † d) Dễ 6. Bản chất của phương pháp dạy học tích cực: † a) Tích cực dạy của thầy † b) Tích cực học của trò † c) Chuyển trọng tâm từ hoạt động của thầy sang hoạt động của trò † d) Học tập chủ động chống học tập thụ động 39 PHIẾU PHỎNG VẤN TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN CÁN BỘ LÃNH ĐẠO TRƯỜNG I. Phương pháp dạy học cổ truyền † 1. Phương pháp dung lời…………………..% † 2. Phương pháp trực quan…………………% † 3. Số bài thí nghiệm trong chương trình thực hiện được………….% † 4. Số bài không thực hiện được…………………..% Vì sao (trả lời ngắn gọn) II. Phương pháp dạy học mới † 1. Phương pháp dạy học có sự hỗ trợ máy……………….% † 2. Phương pháp dạy học theo nhóm………………………% † 3. Theo Anh (Chị) số giáo viên trong bộ môn Sinh dạy lớp 6 có bao nhiêu giờ dạy theo kiểu thảo luận nhóm…………………….% † Bao nhiêu số giáo viên chưa dạy được theo phương pháp tích cực…………..% Vì sao (trả lời ngắn gọn) 40 41

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuctrangvagiaiphapnangcaochatluonggiangday.pdf
Luận văn liên quan