Thực trạng và giải pháp thâm hụt ngân sách nhà nước Việt Nam

Thâm hụt ngân sách nhà nước là một vấn đề đau đầu của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Thâm hụt ngân sách nhà nước chính là nguyên nhân gây nên tác động tiêu cực tới đời sống người dân và làm mất cân bằng vĩ mô nền kinh tế: thoái lui đầu tư, thâm hụt cán cân thương mại, Bên cạnh đó, nó còn có mối liên quan chặt chẽ đến hiện tượng lạm phát. Do đó, việc nghiên cứu kỹ về Thâm hụt ngân sách nhà nước là hết sức cần thiết. Ngân sách nhà nước là một công cụ điều tiết vĩ mô rất hiệu quả và quan trọng. Thông qua đó mà Nhà nước thực hiên các chức năng, nhiệm vụ của mình như điều tiết hướng dẫn thị trường, định hướng đầu tư, đảm bảo công bằng xã hội, ổn định và tăng trưởng kinh tế. Thực tế trong những năm gần đau, mức độ thâm hụt ngân sách nhà nước ở Việt Nam đang ở mức báo động và có phần cao hơn so với các nước trong khu vực. Chính điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh tế ở nước ta, đặc biệt sau một thời gian dài phải hứng chịu sự tàn phá của chiến tranh.

docx27 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 11839 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng và giải pháp thâm hụt ngân sách nhà nước Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng luôn phải đói mặt với rất nhiều vấn đề khó khăn, bất ổn và gây ảnh hưởng tới nền kinh tế vĩ mô. ột trong nững vấn đề đó, chính là tình trạng thâm hụt Ngân Sách Nhà Nước ( NSNN). Đây là một vấn đề vô cùng nhạy cảm, nhất là đối với một đất nước đang trên đà phát triển như Việt Nam. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu có những biến động lớn như: giá dầu, xăn tăng cao, khủng hoảng tài chính tại Mỹ, tình trạng lạm phát diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới….,việc tìm ra giải pháp để điều chỉnh thâm hụt NSNN ở các quốc gia trên thế giới nói chung và ở Vệt Nam nói riêng là hết sức cấp bách và cần thiết. Ở nước ta, mức độ thama hụt ngân sách ngày càng tăng và ngày càng tác động tiêu cực đến đời sống nhân dân cũng như toàn bộ nền kinh tế. Đây chính là một trong những nguy cơ làm khủng hoảng nền kinh tế , gia tăng lạm phát gây khó khăn cho chính phủ trong những việc thực hiện các chính sách tài khóa và tiền tệ. Vậy thâm hụt ngân sách là gì? thực trạng vấn đề thâm hụt ngân sách diễn ra ở Việt Nam trong thời gian gần đây là như thế nào? Nguyên nhân cũng như tác động của nó đến nền kinh tế ra sao? Từ đó giải pháp đưa ra để khắc phục tình trạng đó là gì? Bìa thảo luận này với đề tài “Thâm hụt Ngân sách Nhà Nước- Thực trạng và giải pháp” là quá trình nghiên cứu nhằm tìm ra đáp án cho những câu hỏi trên. Bài thảo luận gồm 3 luận điểm lớn: Tổng quan lý thuyết chung về Ngân sách Thực trạng thâm hụt Ngân sách ở Việt Nam Giải pháp cho các vấn đề thâm hụt Ngân sách ở Việt Nam. Tuy nhiên, thâm hụt NSNN là một vấn đề mang tính vĩ mô, với trình độ hiểu biết cũng như trình độ lý luận có hạn nên bài thảo luận này của chúng em khó có thể tránh khỏi những thiếu xót. Vì vậy rất mong cô giáo và các bạn đóng góp ý kiến để bài thảo luận được hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn cô Tổng quan lý thuyết về Ngân sách: Ngân sách nhà nước 1.1.Khái niệm: Ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của nhà nước. Xét về mặt hình thức, ngân sách nhà nước là bảng tổng hợp các khoản thu, chi của nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định và được cơ quan có thẩm quyền quyết định nhằm đáp ứng các nhu cầu thực hiện chức năng và nhiệm vụ của nhà nước. Nói một cách khác, ngân sách nhà nước là kế hoạch tài chính vĩ mô của nhà nước giúp nhà nước quản lý và điều tiết các hoạt động kinh tế xã hội nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô trong từng thời kì. Xét về thực chất, ngân sách nhà nước phản ánh các quan hệ kinh tế giữa nhà nước với các chủ thể khác trong xã hội, phát sinh trong quá trình phân phối các nguồn tài chính theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu. Như vậy, ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với quyền lực kinh tế, chính trị của nhà nước và được thực hiện trên cơ sở luật pháp ấn định. Thực chất, Ngân sách nhà nước phản ánh các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối, sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước trên cơ sở luật định. Ngân sách nhà nước là bộ phận chủ yếu của hệ thống tài chính quốc gia. Nó bao gồm những quan hệ tài chính nhất định trong tổng thể các quan hệ tài chính quốc gia, cụ thể: Quan hệ tài chính giữa nhà nước và công dân Quan hệ tài chính giữa nhà nước và doanh nghiệp Quan hệ tài chính giữa nhà nước và tổ chức xã hội Quan hệ tài chính giữa nhà nước và quốc tế 1.2.Đặc điểm của ngân sách nhà nước: Ngân sách nhà nước bao gồm những đắc điểm sau : Hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với quyền lực kinh tế - chính trị của nhà nước, và việc thực hiện các chức năng của nhà nước, được nhà nước tiến hành trên cơ sở những luật lệ nhất định. Hoạt động ngân sách nhà nước là hoạt động phân phối lại các nguồn tài chính, nó thể hiện ở hai lãnh vực thu và chi của nhà nước. Ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với sở hữu nhà nước, luôn chứa đựng những lợi ích chung, lợi ích công cộng. Ngân sách nhà nước cũng có những đặc điểm như các quỹ tiền tệ khác. Nét khác biệt của ngân sách nhà nước với tư cách là một quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước, nó được chia thành nhiều quỹ nhỏ có tác dụng riêng, sau đó mới được chi dùng cho những mục đích đã định. Hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu. 1.3.Thu ngân sách nhà nước a. Khái niệm: Để có kinh phí chi cho mọi hoạt động của mình, nhà nước đã đặt ra các khoản thu (các khoản thuế khóa) do mọi công dân đóng góp để hình thành nên quỹ tiền tệ của mình. Thực chất, thu ngân sách nhà nước là việc nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ ngân sách nhà nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu của nhà nước. Ở Việt Nam, Đứng về phương diện pháp lý, thu NSNN bao gồm những khoản tiền Nhà nước huy động vào ngân sách để thỏa mãn nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Về mặt bản chất, thu NSNN là hệ thống những quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và xã hội phát sinh trong quá trình Nhà nước huy động các nguồn tài chính để hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của mình. Thu NSNN chỉ bao gồm những khoản tiền Nhà nước huy động vào ngân sách mà không bị ràng buộc bởi trách nhiệm hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp. Theo Luật NSNN hiện hành, nội dung các khoản thu NSNN bao gồm: Thuế, phí, lệ phí do các tổ chức và cá nhân nộp theo quy định của pháp luật; Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; Các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; Các khoản viện trợ; Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. Cần lưu ý là không tính vào thu NSNN các khoản thu mang tính chất hoàn trả như vay nợ và viện trợ có hoàn lại. Vì thế, các văn bản hướng dẫn Luật NSNN (Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ và Thông tư 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính) chỉ tính vào thu NSNN các khoản viện trợ không hoàn lại; còn các khoản viện trợ có hoàn lại thực chất là các khoản vay ưu đãi không được tính vào thu NSNN.[1] kết luận:thu ngân sách nhà nước là sự phân chia nguồn tài chính quốc gia giữa nhà nước với chủ thể trong xã hội dựa trên quyền lực nhà nước,nhằm giải quyết hài hòa các lợi ích kinh tế,xuất phát từ yêu cầu tồn tại và phát triển của bộ máy nhà nước cũng như yêu cầu thực hiện các chức năng nhiệm vụ kinh tế xã hội của nhà nước. Đặc điểm thu ngân sách nhà nước: Thu ngân sách nhà nước là tiền đề cần thiết để duy trì quyền lực chính trị và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Mọi khoản thu của nhà nước đều được thể chế hóa bởi các chính sách, chế độ và pháp luật của nhà nước. Thu ngân sách nhà nước phải căn cứ vào tình hình hiện thực của nền kinh tế; biểu hiển ở các chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội GDP, giá cả, thu nhập, lãi suất, v.v... Thu ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả không trực tiếp là chủ yếu. Nội dung thu ngân sách nhà nước -Thu thuế: Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc cho nhà nước do luật quy định đối với các pháp nhân và thể nhân nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Thuế phản ánh các quá trình phân phối lại thu nhập trong xã hội,thể hiện các mối quan hệ tài chính giữa nhà nước với các pháp nhân và thể nhân trong phân phối các nguồn tài chính và là công cụ cơ bản thực hiện phân phối tài chính. -Phí và lệ phí: Phí và lệ phí là khoản thu có tính chất bắt buộc, nhưng mang tính đối giá, nghĩa là phí và lệ phí thực chất là khoản tiền mà mọi công dân trả cho nhà nước khi họ hưởng thụ các dịch vụ do nhà nước cung cấp. So với thuế, tính pháp lý của phí và lệ phí thấp hơn nhiều. Phí gắn liền với với vấn đề thu hồi một phần hay toàn bộ chi phí đầu tư đối với hàng hóa dịch vụ công cộng hữu hình. Lệ phí gắn liền với việc thụ hưởng những lợi ích do việc cung cấp các dịch vụ hành chính, pháp lý cho các thể nhân và pháp nhân. Các khoản thu từ các hoạt động kinh tế của nhà nước: Thu nhập từ vốn góp của nhà nước vào các cơ sở kinh tế có vốn góp thuộc sở hữu nhà nước Tiền thu hồi vốn tại các cơ sở của nhà nước Thu hồi tiền cho vay của nhà nước. Thu từ hoạt động sự nghiệp Các khoản thu có lãi và chênh lệch từ các hoạt động của các cơ sở sự nghiệp có thu của nhà nước. Thu từ bán hoặc cho thuê tài nguyên, tài sản thuộc sở hữu nhà nước: Khoản thu này mang tính chất thu hồi vốn và có một phần mang tính chất phân phối lại, vừa có tính chất phân phối lại, vừa có tác dụng nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản quốc gia vừa tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Các nguồn thu từ bán hoặc cho thuê tài sản, tài nguyên, thiên nhiên; thu về bán tài sản thuộc sở hữu nhà nước. Thu từ phạt, tịch thu, tịch biên tài sản: Các khoản thu này cũng là một phần thu quan trọng của thu ngân sách nhà nước và được pháp luật quy định... Yếu tố ảnh hưởng thu ngân sách nhà nước: Thu nhập GDP bình quân đầu người:đây là nhân tố quyết định đến mức động viên của NSNN Tỷ suất doanh lợi trong nền kinh tế:đây là chi tiêu phản ánh hiểu quả của đầu tư phát triển kinh tế,tỉ suất này càng lớn thì nguồn tài chính càng lớn ,do đó thu NSNN phụ thuộc vào mức độ trang trải các khoản chi phí của nhà nước Tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên:đây là yếu tố làm tăng thu NSNN,ảnh hưởng đến việc năng cao tỉ suất thu Tổ chức bộ máy thu ngân sách:nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thu. Nguyên tắc thiết lập hệ thống thu ngân sách nhà nước -Các nguyên tắc định hướng: Nguyên tắc thu thuế theo lợi ích Nguyên tắc thu theo khả năng. -Các nguyên tắc thực tế: Nguyên tắc ổn định và lâu dài Nguyên tắc đảm bảo sự công bằng Nguyên tắc rõ ràng, chắc chắn Nguyên tắc đơn giản Nguyên tắc phù hợp với thông lệ quốc tế Các giải pháp tăng thu ngân sách nhà nước -Một là, trong khi khai thác, cho thuê, nhượng bán tài sản, tài nguyên quốc gia tăng thu cho ngân sách, nhà nước cần phải dành kinh phí thỏa đáng cho để nuôi dưỡng, tái tạo và phát triển các tài sản, tài nguyên ấy, không làm cạn kiệt và phá hủy tài sản, tài nguyên vì mục đích trước mắt. -Hai là, chính sách thuế phải vừa huy động được nguồn thu cho ngân sách nhà nước, vừa khuyến khích tích tụ vốn cho doanh nghiệp và dân cư. -Ba là, chính sách vay dân để bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước phải được đặt trên cơ sở thu nhập và mức sống của dân. -Bốn là, dùng ngân sách nhà nước đầu tư trực tiếp vào một số doanh nghiệp quan trọng trong những lĩnh vực then chốt, nhằm tạo ra nguồn tài chính mới. -Năm là, nhà nước cần có chính sách tiết kiệm, khuyến khích mọi người tiết kiệm tiêu dùng, tinh giản bộ máy, cải cách hành chính để tích lũy vốn chi cho đầu tư. 1.4.Chi ngân sách nhà nước Khái niệm Chi ngân sách nhà nước là việc phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện chức năng của nhà nước theo những nguyên tắc nhất định. Chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã được tập trung vào ngân sách nhà nước và đưa chúng đến mục đích sử dụng. Do đó, Chi ngân sách nhà nước là những việc cụ thể không chỉ dừng lại trên các định hướng mà phải phân bổ cho từng mục tiêu, từng hoạt động và từng công việc thuộc chức năng của nhà nước. Đặc điểm của chi ngân sách nhà nước Chi ngân sách nhà nước gắn với bộ máy nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà nhà nước đảm đương trong từng thời kỳ Chi ngân sách nhà nước gắn với quyền lực nhà nước, mang tích chất pháp lí cao Các khoản chi của ngân sách nhà nước được xem xét hiệu quả trên tầm vĩ mô Các khoản chi của ngân sách nhà nước mang tính chất không hoàn trả trực tiếp Các khoản chi của ngân sách nhà nước gắn chặt với sự vận động của các phạm trù giá trị khác như giá cả, lãi suất, tỷ giá hối đoái, tiền lương, tín dụng, v.v... (các phạm trù thuộc lĩnh vực tiền tệ). Nội dung chi ngân sách nhà nước: -Theo chức năng nhiệm vụ, chi ngân sách nhà nước gồm: Chi tích lũy:Chi cho tăng cường cơ sở vật chất như đầu tư phát triển kinh tế và kết cấu hạ tầng, trong đó phần lớn là xây dựng cơ bản, khấu hao tài sản xã hội Chi tiêu dùng:Không tạo ra sản phẩm vật chất để xã hội sử dụng trong tương lại (chi bảo đảm xã hội), bao gồm: Giáo dục,Y tế, Công tác dân số, Khoa học công nghệ, Văn hóa, Thông tin đại chúng, Thể thao, Lương hưu và trợ cấp xã hội, Các khoản liên quan đến can thiệp của chính phủ vào các hoạt động kinh tế, Quản lý hành chính, An ninh quốc phòng, Các khoản chi khác, Dự trữ tài chính, Trả nợ vay nước ngoài và lãi vay nước ngoài -Theo tính chất kinh tế, chi ngân sách được chia ra: Căn cứ vào nội dung chi tiêu Căn cứ vào phương thức quản lý ngân sách nhà nước, bao gồm: Chi thường xuyên, Chi đầu tư phát triển, Chi dự trữ, Chi trả nợ c. Yếu tố ảnh hưởng đến chi ngân sách nhà nước: -Chế độ xã hội là nhân tố cơ bản -Sự phát triển của lực lương sản xuất -Khả năng tích lũy của nền kinh tế -Mô hình tổ chức bộ máy nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế, xã hội của nhà nước trong từng thời kỳ. d. Nguyên tắc tổ chức chi ngân sách nhà nước: Nguyên tắc thứ nhất: gắn chặt các khoản thu để bố trí các khoản chi:nếu vi phạm nguyên tắc này dẫn đến bội chi nsnn,gây lạm phát mất cân bằng cho sự phát triển xã hội Nguyên tắc thứ hai: đảm bảo yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả trong việc bố chí các khoản chi tiêu của ngân sách nhà nước Nguyên tắc thứ ba: theo nguyên tắc nhà nước và nhân dân cùng làm, nhất là các khoản chi mang tính chất phúc lợi xã hội Nguyên tắc thứ tư: tập trung có trọng điểm:đòi hỏi việc phân bổ nguồn vốn từ nsnn phải tập trung vào các chương trình trọng điểm,các ngành mũi nhọn của nn Nguyên tắc thứ năm: phân biệt rõ nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của các cấp theo quy định của luật Nguyên tắc thứ sáu: phối hợp chặt chẽ với khối lượng tiền tệ, lãi suất, tỷ giá hối đoái. Vai trò của ngân sách nhà nước Ngân sách nhà nước có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước. Cần hiểu rằng, vai trò của ngân sách nhà nước luôn gắn liền với vai trò của nhà nước theo từng giai đoạn nhất định. Đối với nền kinh tế thị trường, ngân sách nhà nước đảm nhận vai trò quản lý vĩ mô đối với toàn bộ nền kinh tế, xã hội. Ngân sách nhà nước là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội, định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội.  Huy động các nguồn tài chính của ngân sách nhà nước để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Mức động viên các nguồn tài chính từ các chủ thể trong nguồn kinh tế đòi hỏi phải hợp lí nếu mức động viên quá cao hoặc quá thấp thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế,vì vậy cần phải xác định mức huy động vào ngân sách nhà nước một cách phù hợp với khả năng đóng góp tài chính của các chủ thể trong nền kinh tế. Thâm hụt ngân sách 2.1.Khái niệm Thâm hụt ngân sách nhà nước là tình trạng mất cân bằng ngân sách nhà nước khi số chi vượt quá số thu ngân sách trong cân đối ngân sách nhà nước trong một tài khóa nhất định. 2.2.Phân loại; -Thâm hụt cơ cấu: là các khoản thâm hụt được quyết định bởi những chính sách tùy biến của chính phủ như quy định thuế suất, trợ cấp bảo hiểm xã hội hay quy mô chi tiêu cho giáo dục, quốc phòng,... -Thâm hụt chu kỳ: là các khoản thâm hụt gây ra bởi tình trạng của chu kỳ kinh tế, nghĩa là bởi mức độ cao hay thấp của sản lượng và thu nhập quốc dân. Ví dụ khi nền kinh tế suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng sẽ dẫn đến thu ngân sách từ thuế giảm xuống trong khi chi ngân sách cho cho trợ cấp thất nghiệp tăng lên. Giá trị tính ra tiền của thâm hụt cơ cấu và thâm hụt chu kỳ được tính toán như sau: Ngân sách thực có: liệt kê các khoản thu, chi và thâm hụt tính bằng tiền trong một giai đoạn nhất định (thường là một quý hoặc một năm). Ngân sách cơ cấu: tính toán thu, chi và thâm hụt của chính phủ sẽ là bao nhiêu nếu nền kinh tế đạt mức sản lượng tiềm năng. Ngân sách chu kỳ: là chênh lệch giữa ngân sách thực có và ngân sách cơ cấu. Việc phân biệt giữa ngân sách cơ cấu và ngân sách chu kỳ phản ánh sự khác nhau giữa chính sách tài chính: chính sách ổn định tùy biến và chính sách ổn định tự động. Việc phân biệt hai loại thâm hụt trên đây có tác dụng quan trọng trong việc đánh giá ảnh hưởng thực sự của chính sách tài chính khi thực hiện chính sách tài chính mở rộng hay thắt chặt sẽ ảnh hưởng đến thâm hụt ngân sách như thế nào giúp cho chính phủ có những biện pháp điều chỉnh chính sách hợp lý trong từng giai đoạn của chu kỳ kinh tế. II. Thực trạng thâm hụt ngân sách ở Việt Nam Thực trạng thâm hụt ngân sách ở Việt Nam: Việt Nam thâm hụt ngân sách liên tục hơn 10 năm qua Con số thâm hụt ngân sách của Việt Nam thuộc diện cao nhất so với các nước trong khu vực, khoảng 6% GDP/năm. Báo cáo báo cáo kinh tế vĩ mô 2012 "Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cơ cấu" do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội vừa công bố chỉ ra rằng, thâm hụt ngân sách Việt Nam tăng nhanh trong thời gian qua. Báo cáo chỉ ra rằng, thâm hụt ngân sách diễn ra liên tục trong khoảng hơn một thập kỉ qua và có mức độ ngày càng gia tăng. Cụ thể, thâm hụt ngân sách không bao gồm chi trả nợ gốc của Việt Nam trung bình trong giai đoạn 2003 - 2007 chỉ là 1,3% GDP, nhưng con số này đã tăng hơn gấp đôi lên 2,7% GDP trong giai đoạn 2008 - 2012. Thâm hụt ngân sách của Việt Nam qua các năm (%GDP) Đặc biệt những năm gần đây, thâm hụt ngân sách liên tục đã kéo theo sự gia tăng nhanh của nợ công. Tổng nợ công của Việt Nam đã tăng từ khoảng 40% GDP từ cuối năm 2007 lên tới 57% GDP vào cuối năm 2010 và chỉ giảm đôi chút vào năm 2011. Cùng thời gian đó, nợ nước ngoài của Việt Nam cũng tăng từ 32% lên tới gần 42% GDP. Nợ công của Việt Nam qua các năm (%GDP) Tình trạng nợ nước ngoài đang ngày càng tăng cao đã một phần phản ánh được tình trạng thâm hụt ngân sách của n ước ta So với các nước trên thế giới, thâm hụt ngân sách ở Việt Nam thuộc diện cao. Trung bình trong hai năm 2009-2010, con số thâm hụt ngân sách của Việt Nam cao nhất so với các nước trong khu vực, vào khoảng 6% GDP/năm. Con số này gấp khoảng 6 lần so với con số tương ứng của Indonesia, gấp 2 lần so với Thái Lan.  Thâm hụt ngân sách ở một số nước châu Á 2009 - 2010 (%GDP) Riêng trong năm 2012, thâm hụt ngân sách nhà nước theo dự toán của Bộ tài chính là: Bảng: CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2012 (Kèm theo Quyết định số 3008/QĐ-BTC ngày 14/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc công bố công khai số liệu dự toán NSNN năm 2012) STT Chỉ tiêu Dự toán năm 2012 A TỔNG THU CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 740.500 1 Thu nội địa 494.600 2 Thu từ dầu thô 87.000 3 Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu 153.900 4 Thu viện trợ 5.000 B THU CHUYỂN NGUỒN NSTW NĂM 2011 SANG NĂM 2012 22.400 C TỔNG CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 903.100 1 Chi đầu tư phát triển 180.000 2 Chi trả nợ và viện trợ 100.000 3 Chi thường xuyên 542.000 4 Chi thực hiện cải cách tiền lương 59.300 5 Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính 100 6 Dự phòng 21.700 D BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 140.200 Tỷ lệ bội chi so GDP 4,8% Theo số liệu được Tổng Cục thuế công bố, kết quả thu ngân sách nhà nước năm 2012 do ngành Thuế quản lý ước đạt 607.844 tỷ đồng, bằng 104,5% so với dự toán, tăng 12,3% so với thực hiện năm 2011. Trong đó, thu dầu thô ước đạt 140.107 tỷ đồng, bằng 161% so với dự toán (vượt 53.107 tỷ đồng) và tăng 27,1% so với thực hiện năm 2011. Tuy nhiên, thu nội địa ước đạt 467.737 tỷ đồng, chỉ bằng 94,6% so với dự toán và tăng 8,6% so với thực hiện năm 2011. Cụ thể hơn, thu nội địa không kể tiền sử dụng đất ước đạt 422.592 tỷ đồng, chỉ bằng 92,3% dự toán, tăng 11,3% so với cùng kỳ. Theo lãnh đạo Tổng Cục thuế, những khoản thu từ khu vực kinh tế đều không đạt dự toán và có mức tăng trưởng thấp so với cùng kỳ như khu vực doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp ngoài quốc doanh… Năm 2012, theo tính toán của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bội chi ngân sách Nhà nước bằng 4,8% GDP, đạt chỉ tiêu đề ra. Trong 14 khoản thu, sắc thuế được ngành thuế quản lý, chỉ có 6 khoản thu vượt dự toán pháp lệnh, 7 khoản thu tương đương cùng kỳ. Nếu không kể thu từ dầu thô, tiền đất, chỉ có 37/63 địa phương hoàn thành nhiệm vụ năm 2012. Đánh giá về thành công của ngành thuế năm 2012, Tổng Cục thuế cho biết đã mở rộng việc kê khai thuế qua mạng Internet, đến nay đã triển khai được 50 tỉnh thành phố với gần 203 nghìn doanh nghiệp tham gia. Hiện Tổng Cục thuế đang triển khai giai đoạn 2 để tích hợp tự động Thuế - Hải quan – Kho bạc – Tài chính, bước đầu thí điểm tại Quang Ninh. Trong tháng 3/2013, ngành thuế sẽ triển khai rộng việc áp dụng chữ ký số trong toàn hệ thống. Trong tổng thu ngân sách nhà nước, thuế chiếm tỉ trọng lớn nhất Nguồn: ủy ban kinh tế Khi loại trừ dầu thô, số thu còn khoảng 21,6%GDP, tuy nhiên, thu từ dầu thô đang có xu hướng giảm dần trong tổng thu ngân sách nhà nước, từ khoảng 6,9%GDP trong năm 2007 xuống còn chưa đầy 3,1%GDP trong năm 2011. Hay nói cách khác, tỉ trọng các khoản thu ngoài dầu thô đang tăng Nguồn: Ủy ban kinh tế Mức thu thuế và phí (trừ dầu thô) của Việt Nam hiện nay đang rất cao so với các nước khác trong khu vực - các tác giả khẳng định. Cụ thể, trung bình trong 5 năm gần đây, nếu tỉ lệ thu thuế phí/GDP của Việt Nam trên 20% thì ở Trung Quốc là 17,3%, Thái Lan và Malaysia xấp xỉ 15,5%, Philipines 13%, Indosia 12,1% và Ấn Độ chỉ 7,8%. Tuy nhiên, với ước tính sơ bộ của năm 2010 và 2011 tỷ lệ này vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao, thậm chí gia tăng từ 22,6% lên 24,4%. Năm 2013, ngành thuế đặt kế hoạch tổng thu ngân sách là 644.500 tỷ đồng, trong đó thu từ dầu thô là 99.000 tỷ đồng, thu nội địa là 545.500 tỷ đồng, thu tiền sử dụng đất là 39.000 tỷ đồng, thu nội địa trừ đất là 506.500 tỷ đồng (tăng 19,9% so với ước thực hiện năm 2012). Ngành thuế đặt mục tiêu tăng cường công tác thanh tra kiểm tra chống thất thu ngân sách, mở rộng đối tượng và phạm vi thanh tra. Theo đó, chỉ tiêu kế hoạch đối với các Cục thuế phải thanh tra 1,79% và kiểm tra đạt 13% số doanh nghiệp thuộc diện quản lý thuế. Lãnh đạo ngành thuế cho biết sẽ chú trọng đối với các chuyên đề như chuyển giá, thương mại điện tử, kinh doanh qua mạng, hoàn thuế và hộ kinh doanh cá thể. Thanh tra đối với các doanh nghiệp lớn, có vốn đầu tư nước ngoài, các lĩnh vực như khai khoáng, bất động sản, du lịch, dịch vụ… Tính đến ngày 15/1/2013 con số bội chi ngân sách bằng hơn 2 lần so với cùng kỳ 2012 là 3.900 tỷ đồng.  Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/01/2013 ước tính đạt 25.700 tỷ đồng, bằng 3,1% dự toán năm.  Trong đó thu nội địa 17.500 tỷ đồng, bằng 3,2%; thu từ dầu thô 3.000 tỷ đồng, bằng 3%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu 5.000 tỷ đồng, bằng 3%.  Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/1/2013 ước tính đạt 33.900 tỷ đồng, bằng 3,5% dự toán năm.  Trong đó chi đầu tư phát triển 5.100 tỷ đồng, bằng 2,9% (riêng chi đầu tư xây dựng cơ bản 5.000 tỷ đồng, bằng 2,9%); chi phát triển sự nghiệp kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể ước tính đạt 24.300 tỷ đồng, bằng 3,7%; chi trả nợ và viện trợ 4.600 tỷ đồng, bằng 4,3%. 2.Nguyên nhân dẫn đến thâm hụt NSNN: Thâm hụt NSNN khi số chi lớn hơn số thu ngân sách. Vì thế, nguyên nhân của nó cũng xuất phát từ việc thu và chi NSNN. Sau đây là một số nguyene nhân chính 2.1. Thất thu thuế: Thuế là nguồn thu chính và bền vững nhất cho NSNN bên cạnh các nguồn thu khác như: tài nguyên, doanh nghiệp nhà nước, vay, nhận viện trợ….Tuy nhiên, do hệ thống pháp luật ta còn nhiều bất cập, sự quản lí chưa chặt chẽ đã tạo kẽ hở cho các cá nhân, tổ chức lợi dụng để trốn thuế, gây tổn thất một lượng đáng kể cho NSNN…Trong khi đó nguốn thu về cho NS phần lớn là từ thuế ngày càng phổ biến dẫn đến thâm hụt NSNN ngày càng tăng cao hơn trong những năm gần đây. Cụ thể: Nổi bật trong thời gian qua là gói kích cầu năm 2009 trị giá khoảng 8 tỷ USD.. Ngày 12/5/2009, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã công bố chính thức về gói kích cầu có giá trị 143.000 tỷ đồng (tương đương 8 tỷ USD) của Chính phủ, sau đó tăng lên 160 nghìn tỷ đồng (tương đương 9 tỷ USD). Gói kích cầu 2009 tập trung vào việc hỗ trợ lãi suất, tăng đầu tư xây dựng cơ bản. Theo đó, gói kích cầu tương đương 8 tỷ USD được chia thành 8 phần có các giá trị khác nhau. Cụ thể các phần của gói kích cầu này bao gồm: - Hỗ trợ lãi suất vay vốn tín dụng khoảng 17.000 tỷ đồng. - Tạm thu hồi vốn đầu tư xây dựng cơ bản ứng trước khoảng 3.400 tỷ đồng. - Ứng trước ngân sách nhà nước để thực hiện một số dự án cấp bách khoảng 37.200 tỷ đồng. - Chuyển nguồn vốn đầu tư kế hoạch năm 2008 sang năm 2009 khoảng 30.200 tỷ đồng. - Phát hành thêm trái phiếu Chính phủ khoảng 20.000 tỷ đồng. - Thực hiện chính sách giảm thuế khoảng 28.000 tỷ đồng. - Tăng thêm dư nợ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp khoảng 17.000 tỷ đồng. - Các khoản chi kích cầu khác nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội khoảng 7.200 tỷ đồng. Ngay sau đó là gói kích cầu 2011 tập trung vào việc miễn giảm và giãn thuế với quy mô lên tới 29.000 tỷ đồng. So với gói kích cầu 2009, gói kích cầu lần này có quy mô tương đối nhỏ xét về giá trị tương đương với việc thực hiện chính sách giảm thuế khoảng 28.000 tỷ đồng năm 2009. Còn những gói hỗ trợ khác có quy mô lớn hơn như hỗ trợ lãi suất tín dụng, ứng trước ngân sách nhà nước, phát hành thêm trái phiếu chính phủ chưa được đề cập đến. Gói kích cầu có quy mô nhỏ đồng nghĩa với việc giảm áp lực lạm phát trong những năm kế tiếp. Năm 2012, gói kích cầu tập trung vào việc miễn giảm thuế cho doanh nghiệp. Gói kích cầu năm 2012 quy mô nhỏ hơn rất nhiều so với gói kích cầu năm 2009. (29.000 tỷ đồng so với 160.000 tỷ đồng). Bên cạnh đó, việc giãn thuế, giảm thuế và miễn thuế một mặt giúp các doanh nghiệp có them nguồn vốn đầu tư, duy trì và mở rộng sản xuất. Tuy nhiên, việc miễn thuế, giảm thuế hoặc chậm thu làm ảnh hưởng tới các khoản chi ngân sách khác gây thâm hụt NSNN. Theo đó, để khuyến khích phát triển sản xuất, kinh doanh, kích cầu đầu tư và tiêu dung, ngăn chặn suy giảm kinh tế, tháo gỡ khó khăn đối với kinh doanh, kích cầu đầu tư và tiêu dung, ngăn chặn suy giảm kinh tế, tháo gỡ khó khăn đối với doanh nghiệp, dựa trên quyết định số 16/2009/QĐ-TT của Thủ tướng chính phủ, Bộ tài chính đã ban hành nhiều giải pháp miễn. giảm và giãn thuế.Việc thực hiện các giải pháp giảm, giãn thuế đã lảm giảm thu năm 2009 khoảng 20.000 tỷ đồng. Điển hình là Bộ tài chính đưa ra văn bản yêu cầu các cơ quan hải quan cho Vinashin chậm nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng 1 năm đối với nguyên vật liệu vật tư thiết bị máy móc. nhập khẩu cho các hợp đồng bị hủy, tức là được gia hạn đến ngày 31/12/2011. Đồng thời cơ quan thuế cũng không áp dụng biện pháp cưỡng chế nộp thuế và Vinashin sẽ được miễn tiền phạt nộp thuế. Và một hậu quả đáng buồn trong sự che chở của chính phủ cho Vinashin là: Trong năm 2012, nổi cộm trong nên kinh tế là vụ ạn Vinashin. Vụ án Vinashin là 1 trong những vụ án kinh tế lớn nhất tại Việt Nam từ trước đến nay .Tính tới thời điểm giải thể Công ty Xuất nhập khẩu Vinashin là công ty con của tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam đã nợ thuế trên 40 tỷ đồng. 2.2.Bội chi NSNN: Có thể thấy rõ ràng nguồn thu Ngân sách nhà nước chủ yếu là thuế nhưng như đã kể trên thì tình trạng thất thu thuế còn là một vấn đề khó, nan giải. Nhưng đứng trước tình trạng đó thì vấn đề chi ngân sách cũng đang được quan tâm không kém. Do Nước ta còn đang là nước phát triển chi tiêu cho các lĩnh vực kinh tế để thúc đẩy cho các nghành kinh tế, cũng như các khoản trợ cấp cho những vấn đề xã hội để đảm bảo công bằng xã hội thì nhiều… Trước mắt còn chưa khắc phục xong vấn đề thất thu thuế thì vấn đề bội chi ngân sách đã là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng thâm hụt ngân sách. Bội chi ngân sách nhà nước đang là một trong những vấn đè cốt lõi, tình trạng bội chi ngân sách đang diễn ra hiện nay không chỉ là một vẫn đề của một quốc gia, một dân tộc mà nó còn là một vấn đề mang tính toàn cầu Bảng cân đối ngân sách nhà nước giai đoạn 2007-2011 Tổng thu ngân sách nhà nước giai đoạn từ 2007-2011 luôn nhỏ hơn tổng chi ngân sách nhà nước và giá trị bội chi ngân sách thì đang có xu hướng tăng dần qua các năm. Tính đến năm 2011 bội chi ngân sách là -121.500 tỷ đồng. Bảng Ngân sách nhà nước 2012 và bảng dự đoán trung hạn 2013- 2015 Qua bảng số liệu này cho thấy bội chi ngân sách thì vẫn trong tình trạng tăng nhưng trong giai đoạn này tỷ lệ bội chi so GDP đang giảm nhẹ xuống còn 4,5% vào năm 2015 2.3. Đầu tư công kém hiệu quả: Theo nhận định của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tư cao nhất thế giới, chiếm trên 40% GDP. Trong đó, đầu tư công chiếm tỷ lệ khá lớn (hơn 10% GDP đầu tư cơ sở hạ tầng). Mỗi năm, Việt Nam phải bỏ ra lượng tiền đầu tư công bằng khoảng 17 – 20% GDP, trong khi đó thì tại các nước trong khu vực con số này chỉ dưới 5%, như Trung Quốc là 3,5%, Indonesia 1,6%… Đó là một xu thế ngược với yêu cầu giảm đầu tư công vào nền kinh tế, tăng đầu tư phát triển từ các nguồn vốn xã hội khác. Từ năm 2007 đến nay, sau khi gia nhập WTO, Việt Nam trở thành một thị trường thu hút lượng vốn đầu tư lớn và ngày càng gia tăng qua các năm. Điều này nhằm giúp cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và các công trình trọng điểm quốc gia phục vụ lợi ích phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, do công tác quản lý, điều hành và xử lý các vấn đề cụ thể của chúng ta còn nhiều điều bất cập. Đầu tư còn dàn trải, thiếu tập trung vào các trọng tâm, trọng điểm. Nhiều dự án đầu tư triển khai chậm, kéo dài trong nhiều năm. Vốn đầu tư bị xé nhỏ hoặc để thua lỗ, thất thoát nặng nề. Theo số liệu báo cáo năm 2012, có đến 11 tập đoàn, tổng công ty được nêu tên cùng với những con số hang chục đến hàng trăn nghìn tỷ đồng tiêt skiệm chi phí kinh doanh, nhưng chỉ duy nhất Vinashin được nhắc đến trong một số các doanh nghiệp làm thất thoát tài sản Nhà nước. Chính sự kém hiệu quả này làm cho ình trạng thâm hụt ngân sách nhà nước càng trở nên trầm trọng và “Vòng xoáy đi xuống” của kinh tế vĩ mô sẽ lại tiếp diễn. Đứng trước tình trạng đó, năm 2011, chính phủ ta đã đưa ra Nghị quyết số 11/NQCP về việc cắt giảm đầu tư công.Nhưng thực tế việc thực hiện Nghị quyết này còn gặp rất nhiều khó khăn. Cụ thể: Theo số liệu mới công bố của Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước thực hiện trong tháng 5/2011 ước tính 17,8 nghìn tỷ đồng. Và tính chung 5 tháng đầu năm nay, vốn đầu tư phát triển từ ngân sách Nhà nước thực hiện 73,3 nghìn tỷ đồng, bằng 39% kế hoạch năm và tăng 14,8% so với cùng kỳ năm 2010. Đi vào chi tiết, Tổng cục Thống kê cho biết trong số vốn nói trên, vốn trung ương quản lý đạt 15.123 tỷ đồng, bằng 36,1% kế hoạch năm và tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, vốn địa phương quản lý đạt 58.236 tỷ đồng, bằng 39,8% kế hoạch năm và tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2010. Các con số thống kê cho thấy, việc cắt giảm đầu tư công không dễ dàng như mong đợi. Nếu vẫn tiếp tục mức giải ngân như hiện nay, thì mục tiêu cắt giảm đầu tư công , có lẽ, sẽ trở nên hết sức khó khăn. 2.4.Sự thiếu hụt ngân sách trong những năm qua còn được sử dụng như một công cụ trong chính sách tài khóa để kích thích sựu tăng trưởng kinh tế Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra điều này thong qua cân đối NSNN hằng năm. Về nguyên tắc, sau khi lấy tổng thu trừ tổng chi trong năm sẽ xác định được số thặng dư hoăch thiếu hụt ngân sách nhà nước trong năm. Tuy nhiên, khi cân đối ngân sách chúng ta thường xác định số bội chi trước ( thong thường tương đương với mức Quốc Hội cho phép) và nguồn còn lại được Quốc Hội cho phép chuyển nguồn sang năm sau. Đây là chính sách thận trọng khi áp dụng lý thuyết bội chi một cách chủ đọng và điều đó không gây xáo trộn trong kinh tế vĩ mô, nhưng phải cân nhắc và kiểm tra xem toàn bộ số bội chi có được sử dụng để chi đầu tư phát triển cho các dự án trọng điểm và hiệu quả qua đó tạo them công ăn việc làm, tạo đà cho nên fkinh tế phát triển, tăng khả năng thu NSNN trong tương lai hay không. 3. Tác động của thâm hụt NSNN đến tình hình kinh tế Việt Nam: Thâm hụt ngân sách nhà nước có tác động 2 chiều đến tình hình nền kinh tế Việt Nam: Về mặt tích cực: Thâm hụt NSNN nhỏ hơn mức 5% thì sẽ tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế. Tăng bội chi ngân sách nhằm chống suy thoái. Thâm hụt ngân sách tạm thời trong giai đoạn suy thoái sẽ kích thích đầu tư phát triển, góp phần đưa đến tăng trưởng cao. Khi nền kinh tế gặp khủng hoảng, việc tăng chi tiêu Chính phủ sẽ kích thích kinh tế phát triển tạo ra việc làm lâu bền chi người lao động góp phần làm cho doanh thu từ thuế tăng và trợ cấp thất nghiệp giảm. Về mặt tiêu cực: Tuy hiên trong giai đoạn gần đây tỉ lệ thâm hụt ngân sách có nhiều biến động. Biểu đồ tỉ lệ thâm hụt ngân sách nhà nư so với GDP giai đoạn 2006- tháng 9 năm 2012 Dễ dàng nhận thấy tỷ lệ thâm hụt ngân sách có rất nhiều biến động. Cụ thể giai đoạn 2009-2011 tỷ lệ thâm hụt đang giảm từ 7% xuống còn 5.3% nhưng đến năm 2012 con số này lại trở về xấp xỉ 7% như năm 2012. Việc gia tăng thâm hụt NSNN có thể mang lại một số yếu tố tích cực nhưng trong thời điểm hiện tại khi tính đến tháng 9 năm 2012 tỷ lệ thâm hụt này lại là 6.9% thì không thể nói trước được điều gì. Việc gia tăng thâm hụt ngân sách sẽ có thể dẫn đến giảm tiết kiệm nội địa, giảm đầu tư tư nhân, hay gia tăng thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai. Thâm hụt ngân sách cao và kéo dai còn làm xói mòn niềm tin đối với năng lực điều hành vĩ mô của chính phủ. Thâm hụt NSNN tác động đến nhiều yếu tố như: Lạm phát, thất nghiệp và tỷ giá Thân hụt NSNN làm nền kinh tế thiếu tiiền, do đó phải đi vay, phải phát hành tiền. Khi phát hành tiền sẽ làm tăng lượng tiền trong nền kinh tế, dẫn đến giá cả tăng, đi kèm với nó là VNĐ mất giá, gây gai lạm phát. Đối với việc đi vay, bao gồm vay trong nước và vay nước ngoài luôn có những điều khoản rang buộc và một mức kãi suất nhất định nhưng nếu nhà nước chi tiêu khoản tiền này không phù hợp sẽ không thể tái tạo, quay vòng số tiền đó, nghĩa là sử dụng không hiệu quả dẫn đến tình trạng gây mầm cho lạm phát gia tăng ở thời kì sau. Biểu đồ tỷ lệ lạm phát từ 2011-2012 Khi lạm phát tăng thì lãi suất danh nghĩa cũng tăng theo. Khi đó trong nước sẽ hạn chế tiêu dùng, đầu tư, tăng cường tiết kiệm, sản lượng trong nước giảm đáng kể, nên kinh tế kém tăng trưởng, các doanh nghiệp sẽ hạn chế việc sản xuất làm nhu cầu nhân lực giảm, thất nghiệp gia tăng Biểu đồ tỷ lệ tăng trưởng giai đoạn 2004- 2012 Có thể dễ dàng nhận thấy giá trị lạm phát biến động tăng đột biên trong năm 2011 đã tác đọng không nhỏ đến tốc độ tăng trưởng trong thơi gian này. Đây chính là một hệ qua rđiển hình trong việc tăng thâm hụt NSNN. Một vấn đề đi kèm khác trong việc tăng thâm hụt NSNN là việc tỷ giá đồng nội tệ so với ngoại tệ tăng, chứng tỏ tiền trong nước đang bị mất giá. Việc này sẽ làm giảm đầu tư, đặc biệt là đâu f tư nước ngoài vào Việt Nam và các đầu tư có yếu tố nước ngoài. Tóm lại, thâm hụt ngân sách cao kéo dài sẽ đe dọa sự ổn định kinh tế vĩ mô, khả năng duy trì tốc đọ tăng trưởng nhanh và bền vững của nền kinh tế, gây nguy cơ lạm phát và vỡ nợ cảu quốc gia. Giải pháp cho thâm hụt ngân sách 1. Phát hành tiền: Khi ngân sách nhà nước thâm hụt,Chính phủ có thể tài trợ số thâm hụt của mình bằng cách phát hành thêm lượng tiền cơ sở,đặc biệt là trong trường hợp nền kinh tế đất nước suy thoái.Khi sản lượng thực tế thấp hơn mức sản lượng tiềm năng thì việc tài trợ số thâm hụt của chính phủ bằng cách phát hành thêm lượng tiền cơ sở sẽ góp phần thực hiện những mục đích của chính sách ổn định hoá kinh tế thông qua việc đưa nền kinh tế tiến đến gần mức sản lượng tiềm năng mà không gây lạm phát. Ngược lại,khi nhu cầu của nền kinh tế quá mạnh (sản lượng thực tế cao hơn mức sản lượng tiềm năng ) thì chính phủ không nên tài trợ số thâm hụt của mình bằng cách tăng nhanh lượng tiền cơ sở ,vì như vậy sẽ càng kích tổng cầu lên cao và đẩy sản lượng thực tế vượt xa mức sản lượng tiềm năng,hậu quả là làm tăng lạm phát . - Ưu điểm: Nhu cầu bù tiền để bù đắp ngân sách nhà nước được đáp ứng một cách nhanh chóng, không phải trả lãi, không phải gánh thêm các gánh nặng nợ nần.  - Nhược điểm: Tài trợ thâm hụt ngân sách theo phương pháp này thì xu hướng sẽ tạo ra một tổng cầu quá lớn trong nền kinh tế và làm cho lạm phát tăng nhanh . Như vậy, biện pháp này có nhược điểm lớn là chứa đựng nguy cơ lạm phát,gây tác động tiêu cực đến mọi mặt đời sống chính trị ,kinh tế và xã hội. 2. Vay nợ 2.1. Vay nợ trong nước: Vay nợ trong nước được Chính phủ thực hiện dưới hình thức phát hành công trái, trái phiếu. Công trái, trái phiếu là những chứng chỉ ghi nhận nợ của nhà nước, là một loại chứng khoán hay trái khoán do nhà nước phát hành để vay các dân cư, các tổ chức kinh tế - xã hội và các ngân hàng.  Ở Việt Nam, Chính phủ thường uỷ nhiệm cho Kho bạc nhà nước phát hành trái phiếu dưới các hình thức: tín phiếu kho bạc; trái phiếu kho bạc; trái phiếu công trình.  - Ưu điểm: + Đây là biện pháp cho phép Chính phủ có thể duy trì việc thâm hụt ngân sách mà không cần phải tăng cơ sở tiền tệ hoặc giảm dự trữ quốc tế. Vì vậy, biện pháp này được coi là một cách hiệu quả để kiềm chế lạm phát.  + Tập chung được khoản tiền tạm thời nhàn rỗi trong dân cư,tránh được nguy cơ khủng hoảng nợ nước ngoài, dễ triển khai. - Hạn chế : + Thứ nhất, chứa đựng nguy cơ kìm hãm sự phát triển của các hoạt động sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế. Để vay được tiền chính phủ phải đa dạng hoá các hình thức vay như phát hành trái phiếu, tín phiếu, công trái... Đồng thời phải thực hiện nhiều biện pháp để tăng mức độ hấp dẫn người cho vay như tăng lãi suất, mở rộng ưu đãi về thuế thu nhập... ngoài ra còn phải triển khai các biện pháp khác, kể cả tuyên truyền, vận động... để huy động tối đa nguồn tiền trong dân cư nhằm hoàn thành kế hoạch vay đã định. Tuy nhiên, tổng lượng tiền mà nhân dân và các đơn vị có thể có để cho chính phủ vay bị giới hạn trong tổng lượng tiết kiệm của xã hội. Nếu chính phủ huy động được nhiều thì đương nhiên phần tiền còn lại dành cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh ở khu vực ngoài quốc doanh sẽ giảm đi. Như vậy, chưa biết chính phủ sẽ làm gì, làm như thế nào đối với lượng tiền huy động được, nhưng xã hội hay trực tiếp hơn là khu vực các doanh nghiệp và dân cư đó sẽ mất đi một nguồn vốn tương ứng có khả năng dành cho đầu tư phát triển kinh tế. Nếu các biện pháp thu hút tiền vay của chính phủ và của ngân hàng càng có lãi suất cao thì càng tạo ra luồng tiền vốn dịch chuyển từ các khu vực doanh nghiệp và dân cư sang hệ thống tài chính ngân hàng mà không chảy vào sản xuất kinh doanh. Do vậy, vay trong nước để bù đắp thâm hụt ngân sách luôn luôn chứa đựng nguy cơ kìm hãm các hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế. Mục tiêu chấn hưng kinh tế của chính phủ thông qua con đường phát hành trái phiếu, tín phiếu... bị chính bản thân giải pháp này cản trở ngay từ nguồn gốc. Chính vì thế, trong thời kỳ kinh tế đình đốn, hầu như các nước đều tránh các biện pháp có nguy cơ làm giảm khẳ năng tự đầu tư của các thành phần kinh tế, kể cả doanh nghiệp quốc doanh, ngoài quốc doanh và các tầng lớp dân cư. Biện pháp tài trợ thâm hụt ngân sách này chỉ nên thực hiện trong trường hợp nền kinh tế là cường thịnh. Nếu ta tài trợ thâm hụt ngân sách bằng cách phát hành trái phiếu, thì trái phiếu sẽ tạo ra cho công dân trách nhiệm nộp thêm thuế trong tương lai để trang trải lãi về các trái phiếu đấy. + Thứ hai, việc trả lãi trong tương lai tạo ra một gánh nặng nợ cho chính phủ (trừ khi những thâm hụt ngân sách nhà nước này bắt nguồn từ việc chi tiêu cho các dự án đầu tư có sức sinh lời). Đặc biệt, ở những nước trải qua giai đoạn lạm phát cao (như nước ta hiện nay), giá trị thực của trái phiếu chính phủ giảm nhanh chóng, làm cho chúng trở nên ít hấp dẫn. Chính phủ có thể sử dụng quyền lực của mình để buộc các chủ thể khác trong nền kinh tế phải giữ trái phiếu, tuy nhiên, nếu việc này có dài có thể gây ảnh hướng nghiêm trọng đến uy tín của Chính phủ và khiến cho việc huy động vốn thông qua kênh này sẽ trở nên khó khăn hơn vào các năm sau. 2.2. Vay nợ nước ngoài: Chính phủ có thể tài trợ thâm hụt ngân sách bằng các nguồn vốn nước ngoài thông qua việc nhận viện trước nước ngoài hoặc vay nợ nước ngoài từ các chính phủ nước ngoài, các định chế tài chính thế giới như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), các tổ chức liên chính phủ, tổ chức quốc tế... Viện trợ nước ngoài là nguồn vốn phát triển của các chính phủ, các tổ chức liên chính phủ, các tổ chức quốc tế cung cấp cho chính phủ của một nước nhằm thực hiện các chương trình hợp tác phát triển kinh tế xã hội và hiện nay chủ yếu là nguồn vốn phát triển chính thức ODA.  Vay nợ nước ngoài có thể thực hiện dưới các hình thức: phát hành trái phiếu bằng ngoaị tệ mạnh ra nước ngoài, vay bằng hình thức tín dụng...  - Ưu điểm: nó là một biện pháp tài trợ ngân sách nhà nước hữu hiệu, có thể bù đắp được các khoản bội chi mà lại không gây sức ép lạm phát cho nền kinh tế. Đây cũng là một nguồn vốn quan trọng bổ sung cho nguồn vốn thiếu hụt trong nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. - Nhược điểm:  Thứ nhất, việc vay nợ nước ngoài sẽ khiến cho gánh nặng nợ nần, nghĩa vụ trả nợ tăng lên, giảm khả năng chi tiêu của chính phủ. Thứ hai, dễ khiến cho nền kinh tế trở nên bị phụ thuộc vào nước ngoài. Thậm chí, nhiều khoản vay, khoản viện trợ còn đòi hỏi kèm theo đó là nhiều các điều khoản về chính trị, quân sự, kinh tế khiến cho các nước đi vay bị phụ thuộc nhiều.  Vay nước ngoài phụ thuộc vào đối tác cho vay và thường phải chịu những điều kiện ngặt nghèo về lãi suất và thời hạn vay trả. Hình thức vay thường qua các hiệp định song phương,nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vay trên thị trường tài chính quốc tế. Nguồn hỗ trợ phát triển chính thức thường cho vay với các điều kiện ưu đãi, nhưng ngày càng hiếm hoi và do vậy có sự cạnh tranh gay gắt. Dù thế nào, thì vay nước ngoài cũng chịu sự ràng buộc của nhiều điều kiện vay áp đặt từ nước cho vay. 2.3. Tăng thuế: Có một mức thuế suất tối ưu (t*) cho phép nhà nước đạt được số thu ngân sách từ thuế lớn nhất. Khi thuế suất nằm dưới mức tối ưu này, thì nâng thuế suất cho phép tăng thu ngân sách. Nhưng nếu thuế suất đã cao hơn mức tối ưu này mà lại tiếp tục nâng thuế suất thì số thu ngân sách chỉ giảm đi. Hàm ý của đường cong Laffer là khi thuế suất đang ở mức cao, thì giảm thuế suất sẽ có lợi vì thu ngân sách tăng đồng thời lại khuyến khích khu vực tư nhân hăng hái đầu tư. - Ưu điểm: Khi còn trong vùng có thể chịu đựng được,tăng thuế suất thuế thu nhập sẽ làm tăng nguồn thu ngân sách nhà nước,đồng thời còn kích thích các đối tượng mở mang các hoạt động kinh tế,tăng khả năng sinh lời,một phần nộp ngân sách nhà nước,còn lại là thặng dư cho mình.Trong trường hợp này,tăng thuế thu nhập có tác dụng kích thích tăng trưởng kinh tế. - Nhược điểm: Khi vượt qua giới hạn chịu đựng của nền kinh tế, tăng thuế suất trực thu sẽ làm giảm nguồn thu từ thuế của ngân sách nhà nước và thúc đẩy trốn thuế, lậu thuế. Trên thực tế, tăng thuế là giải pháp không dễ áp dụng và rất tốn kém. Tăng thuế có khả thi hay không còn phụ thuộc vào sức chịu đựng của nền kinh tế, phụ thuộc vào hiệu quả làm việc của hệ thống thu,phụ thuộc vào hiệu suất của từng sắc thuế. Trong thời kỳ kinh tế suy thoái, hoạt động kinh tế mờ nhạt thì tăng thuế không những không khả thi mà còn cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh,trực tiếp làm tăng số lượng nợ đọng thuế của các doanh nghiệp, đẩy các doanh nghiệp vào tình trạng tài chính không lành mạnh và làm giảm nguồn thu ngân sách. 2.4. Cắt giảm chi tiêu Đây là một giải pháp tuy mang tính tình thế, nhưng vô cùng quan trọng với mỗi quốc gia khi xảy ra bội chi NSNN và xuất hiện lạm phát. Triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư công có nghĩa là chỉ đầu tư vào những dự án mang tính chủ đạo, hiệu quả nhằm tạo ra những đột phá cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt những dự án chưa hoặc không hiệu quả thì phải cắt giảm, thậm chí không đầu tư. Mặt khác, bên cạnh việc triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư công, những khoản chi thường xuyên của các cơ quan nhà nước cũng phải cắt giảm nếu những khoản chi này không hiệu quả và chưa thực sự cần thiết. Xét theo góc độ kinh tế học,cắt giảm chi tiêu với hy vọng giảm tổng chi nhằm giảm mức thâm hụt ngân sách nhà nước là một biện pháp ‘tiêu cực’. Chính phủ sẽ cắt giảm chi thường xuyên,bao gồm cả chi lương ,chi mua sắm trang thiết bị cho bộ máy quản lý hành chính,thậm chí sẽ trì hoãn hoặc cắt giảm đầu tư phát triển. Đương nhiên, ở đây cần phân biệt tính hiệu quả, tiết kiệm trong mỗi khoản chi ngân sách với khái niệm cắt giảm chi tiêu ngân sách nhà nước,cần phân biệt khái niệm lãng phí và phạm trù kích cầu. Nếu như công việc trung gian gián tiếp kích thích hoạt động kinh tế thì đó không phải là lãng phí mà là những việc cần làm ngay giúp cho nền kinh tế phục hồi.Dù trước mắt ,ngân sách có thiếu hụt cũng phải tạo nguồn để chi cho khoản đó nhằm chấn hưng nền kinh tế và nuôi dưỡng nguồn thu trong tương lai. Chẳng hạn ở Việt Nam để tăng khả năng cạnh tranh cho hàng hoá của ta, cần tăng khả năng lưu thông,muốn tăng khả năng lưu thông cần giảm chi phí vận chuyển,muốn giảm chi phí vận chuyển nhà nước cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, cải tạo, hoàn thiện và xây mới các tuyến đường... 2.5. Các giải pháp khác  Tăng  cường  vai  trò  quản  lý  nhà  nước  nhằm  bình  ổn  giá  cả,  ổn  địnhchính sách vĩ mô vànâng cao hiệu quả hoạt động trong các khâu của nền kinh  tế.  Để  thực  hiện  vai  trò  của   mình,  nhà  nước  sử  dụng  một  hệ thốngchính sách và công cụ quản lý vĩ mô để điều khiển,  tác động vào đời sống kinh tế xã hội, nhằm giải quyết các mối quan hệ trong nền kinh tế cũng như đời sống xã hội, nhất là mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng  xã hội, giữa tăng  trưởng kinh tế  với giữ  gìn  môi  trường ...  Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, khi  lạm phát là một vấn nạn của các nước trên thế giới, vấn đề tăng cường vai trò quản lý nhà  nước đối với quản lý ngân sách Nhà  nước  nói  chung  và  xử  lý  bội  chi  ngân  sách  nói   riêng có ý nghĩa vô cùng cấp thiết. Kết luận: Thâm hụt ngân sách nhà nước là một vấn đề đau đầu của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Thâm hụt ngân sách nhà nước chính là nguyên nhân gây nên tác động tiêu cực tới đời sống người dân và làm mất cân bằng vĩ mô nền kinh tế: thoái lui đầu tư, thâm hụt cán cân thương mại,… Bên cạnh đó, nó còn có mối liên quan chặt chẽ đến hiện tượng lạm phát. Do đó, việc nghiên cứu kỹ về Thâm hụt ngân sách nhà nước là hết sức cần thiết. Ngân sách nhà nước là một công cụ điều tiết vĩ mô rất hiệu quả và quan trọng. Thông qua đó mà Nhà nước thực hiên các chức năng, nhiệm vụ của mình như điều tiết hướng dẫn thị trường, định hướng đầu tư, đảm bảo công bằng xã hội, ổn định và tăng trưởng kinh tế. Thực tế trong những năm gần đau, mức độ thâm hụt ngân sách nhà nước ở Việt Nam đang ở mức báo động và có phần cao hơn so với các nước trong khu vực. Chính điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh tế ở nước ta, đặc biệt sau một thời gian dài phải hứng chịu sự tàn phá của chiến tranh. Có nhiều giải pháp cho vấn đề thâm hụt ngân sách, song mỗi giải pháp đều có những tác dụng phụ đến nền kinh tế. Để khắc phục tình trạng thâm hụt ngân sách cần phải kết hợp nhiều biện pháp với mức độ thích hợp. Điều này đòi hỏi nghệ thuật quản lý vĩ mô sao cho vừa hạn chế và trung hòa các mặt tiêu cực, đẩy mạnh mặt tích cực nhằm hạn chế những tác động xấu đến các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Những tìm hiểu và phân tích của chúng em trên đây cũng chỉ phản ánh được phần nào thực trạng của Ngân sách nhà nước Việt Nam. Hi vọng bài tiểu luận sẽ cung cấp một phần thông tin quan trọng đối với các bạn sinh viên cũng như những ai có nhu cầu tìm hiểu Ngân sách Nhà nước Việt Nam. Do những hạn chế về nhiều mặt nên bài làm còn có những sai sót. Chúng em rất mong nhận được những góp ý chân thành từ cô và các bạn, để bài tiểu luận đựợc hoàn thiện hơn. Lời cuối cùng chúng em xin xhân thành cảm ơn cô và các bạn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxthuc_trang_va_giai_phap_tham_hut_ngan_sach_nha_nuoc_viet_nam_tu_2001_den_2012_4158.docx
Luận văn liên quan