A. LỜIMỞĐẦU
Công tác quốc phòng ở các Bộ, ngành, địa phương là bộ phận quan trọng trong toàn bộ công tác quốc phòng của Nhà nước, do Đảng lãnh đạo. Công tác quốc phòng bao gồm các vấn đề về giáo dục quốc phòng, động viên, tổ chức toàn dân làm công tác quốc phòng, xây dựng và bảo vệ tiềm lực quốc phòng, chuẩn bị cho đất nước sẵn sàng đối phó thắng lợi trong mọi tình huống, bảo vệ tổ quốc, bảo vệ HXCN, giữ vững chủ quyền an ninh quốc gia. Đó là công tác được triển khai ở mọi cấp mọi ngành, mọi địa phương từ trung ương cho đến cấp cơ sở.
Trong tình hình hiện nay, khi màđất nước chịu sự tác động mạnh của nền kinh tế thị trường thì vai trò của công tác quốc phòng ở các Bộ, ngành,địa phương lại càng trở nên quan trọng. Liệu chúng ta có nhất thiết bảo vệđất nước trên mặt trận quân sự bằng lực lượng vũ trang hay không? Hay trước điều kiện mới này mỗi người, mỗi tổ chức, mỗi cấp, ngành .nên bảo vệđất nước theo chuyên môn được đào tạo, tại nơi làm việc, trong mọi thời điểm.Vậy, yêu cầu mới đặt ra cho công tác quốc phòng ở các bộ, ngành vàđịa phương hiện nay để bảo vệ tổ quốc như thế nào? Em xin trình bày đề tài này để làm sáng tỏ những điều trên.
Do kiến thức còn nhiều hạn chế nên bài tiểu luận của em không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong thầy, cô giáo góp ý cho em để bài tiểu luận này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
MỤCLỤC
Trang
A. Lời mởđầu .1
B. Nội dung .2
I. Tổng quan về công tác giáo dục quốc phòng ở Bộ, ngành, địa phương 2
1. Khái niệm .2
2. Đặc điểm liên quan đến công tác quốc phòng ở Bộ, ngành, địa phương 2
3. Vai trò của công tác quốc phòng 3
II. Thực trạng và giải pháp trong công tác quốc phòng 4
1. Trực trạng 4
2. Giải pháp .5
III. Yêu cầu mới đặt ra cho công tác quốc phòng ở Bộ, ngành vàđịa phương trong tình hình hiện nay . .7
1. Yêu cầu mới của Bộ, ngành về công tác quốc phòng .7
2. Yêu cầu mới của công tác quốc phòng của các địa phương .10
C. Kết luận 14
17 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 27648 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng và giải pháp trong công tác quốc phòng ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. LỜI MỞ ĐẦU
Công tác quốc phòng ở các Bộ, ngành, địa phương là bộ phận quan trọng trong toàn bộ công tác quốc phòng của Nhà nước, do Đảng lãnh đạo. Công tác quốc phòng bao gồm các vấn đề về giáo dục quốc phòng, động viên, tổ chức toàn dân làm công tác quốc phòng, xây dựng và bảo vệ tiềm lực quốc phòng, chuẩn bị cho đất nước sẵn sàng đối phó thắng lợi trong mọi tình huống, bảo vệ tổ quốc, bảo vệ HXCN, giữ vững chủ quyền an ninh quốc gia. Đó là công tác được triển khai ở mọi cấp mọi ngành, mọi địa phương từ trung ương cho đến cấp cơ sở.
Trong tình hình hiện nay, khi mà đất nước chịu sự tác động mạnh của nền kinh tế thị trường thì vai trò của công tác quốc phòng ở các Bộ, ngành,địa phương lại càng trở nên quan trọng. Liệu chúng ta có nhất thiết bảo vệ đất nước trên mặt trận quân sự bằng lực lượng vũ trang hay không? Hay trước điều kiện mới này mỗi người, mỗi tổ chức, mỗi cấp, ngành...nên bảo vệ đất nước theo chuyên môn được đào tạo, tại nơi làm việc, trong mọi thời điểm.Vậy, yêu cầu mới đặt ra cho công tác quốc phòng ở các bộ, ngành và địa phương hiện nay để bảo vệ tổ quốc như thế nào? Em xin trình bày đề tài này để làm sáng tỏ những điều trên.
Do kiến thức còn nhiều hạn chế nên bài tiểu luận của em không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong thầy, cô giáo góp ý cho em để bài tiểu luận này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
B. NỘI DUNG
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG Ở CÁC BỘ, NGÀNH VÀ ĐỊA PHƯƠNG.
1. Khái niệm: Công tác quốc phòng ở Bộ, ngành, địa phương, là công tác được triển khai thực hiện ở mọi cấp, mọi ngành, mọi địa phương từ trung ương đến cơ sở.
2. Đặc điểm liên quan đến công tác quốc phòng ở Bộ, ngành và địa phương.
Trong điều kiện mới, công tác quốc phòng ở các Bộ, ngành và địa phương chịu sự tác động của nhiều yếu tố và những đặc điểm chung sau đây:
a. Tình hình thế giới và khu vực tác động đến công tác quốc phòng ở Bộ, ngành và địa phương.
Hiện nay, tình hình khu vực và thế giới có những diễn biến phức tạp, tác động đến đời sống kinh tế- xã hội của đất nước, trong đó có công tác quốc phòng. Nhiều thế lực thù địch và các lực lượng phản động luôn tìm cách chống phá nước ta, chúng thực hiện chiến lược diễn biến hoà bình, bạo lực lật đổ bằng nhiều âm mưu, thủ đoạn buộc ta phải đối phó. Công tác quốc phòng phải thực hiện tốt để góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội, độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và kiên định con đường đi lên CNXH.
Khoa học công nghệ phát triển sâu rộng có tác động lớn đến nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế- xã hội, quốc phòng- an ninh. Đất nước ta đang tiếp tục thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN trong khi tình hình thế giới, khu vực đang có những biến động sâu sắc, có tác động đến mọi mặt đời sống kinh tế- xã hội nước ta. Chúng ta đang đứng trước những thời cơ và thách thức lớn, đang xây dựng trong môi trường cạnh tranh quyết liệt. Nhiều tình huống phức tạp, quyết liệt có thể xảy ra, buộc ta phải đối phó. Bởi vậy, trong khi ta đang tập trung sức xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, phải chú trọng tăng cường quốc phòng – an ninh, nhằm bảo vệ độc lập chủ quyền, giữ vững ổn định an ninh chính trị, bảo đảm thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, đối phó có hiệu quả mọi tình huống.
b. Tình hình đất nước tác động đến công tác quốc phòng ở Bộ, ngành và địa phương.
Đảng ta xác định mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất – kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã và đang mở ra thời kỳ mới trong tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện cho xây dựng tiềm lực quốc phòng vững mạnh, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân kết hợp với thế trận an ninh nhân dân. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là đặc điểm tác động đến công tác quốc phòng. Bản thân công tác quốc phòng phải chăm lo bảo vệ vững chắc cơ sở vật chất kỹ thuật của nền công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đồng thời kết quả của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là yếu tố, là điều kiện để xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc. Đường lối phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần và cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã tác động tích cực đối với công tác quốc phòng. Bên cạnh những thuận lợi cũng nảy sinh những tiêu cực, hạn chế trong việc tổ chức thực hiện công tác quốc phòng ở Bộ, ngành, địa phương như việc quản lý, xây dựng và thực hiện kế hoạch, huy động tiềm năng mọi mặt cho quốc phòng.
3. Vai trò của Bộ, ngành, và địa phương đối với công tác quốc phòng.
a. Là nơi chỉ đạo trực tiếp công tác quốc phòng ở cơ quan, địa phương.
Công tác quốc phòng ở Bộ, ngành, địa phương là bọ phận quan trọng trong toàn bộ công tác quóc phòng của Nhà nước. Các bộ, ngành, địa phương là nơi có đủ nhân lực, vật lực để tạo ra tiềm lực quốc phòng cho cơ sở, địa phương và tích luỹ cho cả nước. Thường xuyên chỉ đạo mọi hoạt động công tác quốc phòng, cụ thể hoá 2 nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc tại cơ quan, cơ sở, địa phương; chỉ đạo khai thác tiềm năng, tiềm lực quốc phòng, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân trên từng địa bàn, vùng lãnh thổ, trong từng ngành và trong mọi thời điểm, phát huy sức mạnh tổng hợp, kết hợp kinh tế – xã hội với quốc phòng – an ninh. Làm tốt công tác quốc phòng ngay chính trên địa bàn, địa phương, cơ sở là trực tiếp góp phần tạo nên sức mạnh công tác quốc phòng của cả nước.
b. Là nơi trực tiếp xây dựng nền, thé trận quốc phòng kết hợp với nền, thế trận an ninh tạo nên nền tảng của quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân của cả nước.
Các Bộ, ngành, địa phương là nơi trực tiếp tổ chức thực hiện nhiệm vụ quốc phòng – an ninh, trực tiếp tổ chức xây dựng tiềm lực, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, tạo nên nền tảng của quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân cả nước.
Các Bộ , ngành, địa phương là nơi thể hiện sự kết hợp chặt chẽ, gắn bó quốc phòng với an ninh, tạo ra sức mạnh tổng hợp nhằm ngăn ngừa và làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ của kẻ thù. Là nơi động viên, huy động sức mạnh nhanh nhất, kịp thời nhất để bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia.
c. Là nơi trực tiếp giáo dục, động viên tổ chức toàn dân tham gia làm công tác quốc phòng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Xuất phát từ vị trí Bộ, ngành, địa phương là nơi trực tiếp tổ chức giáo dục, phát động toàn dân tham gia xây dựng, củng cố quốc phòng, xây dựng tiềm lực quốc phòng vững mạnh.
II. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG Ở BỘ, NGÀNH VÀ ĐỊA PHƯƠNG.
1.Thực trạng:
Thực trạng công tác quốc phòng ở Bộ, ngành, địa phương trong những năm qua bước đầu đã đạt được những thành quả nhất định, củng cố xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường ổn định cho đất nước phát triển. Nhiều nội dung triển khai đạt kết quả tốt như: Giáo dục quốc phòng, xây dựng khu vực phòng thủ địa phương...Công tác quản lý Nhà nước về quốc phòng, kết hợp kinh tế – xã hội với quốc phòng – an ninh đang từng bước được tiến hành và đi dần vào nề nếp. Tuy nhiên, công tác quốc phòng ở Bộ, ngành và địa phương vừa qua còn bộc lộ một số nhược điểm cần khắc phục như: Thế trận quốc phòng toàn dân chưa vững chắc, chất lượng chưa cao, lực lượng dự bị động viên, hiệu lực quản lý Nhà nước về quốc phòng chưa thật sự đi vào nề nếp.
2. Một số giải pháp chủ yếu thực hiện công tác quốc phòng ở Bộ, ngành và địa phương.
a. Tăng cường công tác giáo dục quốc phòng.
Để tăng cường công tác quản lý Nhà nước về quốc phòng và thực hiện công tác quốc phòng co hiệu quả phải tăng cừơng công tác giáo dục quốc phòng cho toàn dân, cho cán bộ các cấp, các ngành, đưa công tác này thành nề nếp, thường xuyên nhằm nâng cao nhận thức cho mọi người về công tác quốc phòng.
Trước hết cần tiêu chuẩn hoá kiến thức quốc phòng cho từng đối tượng, từng cấp, theo lứa tuổi...Trên cơ sở đó xác lập chương trình cơ bản theo các tiêu chuẩn kiến thức quy định. Phân cấp tổ chức giáo dục quốc phòng cho từng cấp theo hệ thống các trường từ trung ương đến địa phương. Tổ chức giáo dục quốc phòng trong hệ thống các trường từ phổ thông cơ sở, các trường đào tạo nghề cho đến đại học và tương đương với nội dung phù hợp cho từng cấp học. Mặt khác, còn co nội dung chương trình giáo dục quốc phòng cho toàn dân không theo trường lớp tập trung.
Giáo dục quốc phòng phải triển khai rộng khắp, bằng nhiều biện pháp, hình thức phong phú, sinh động cho mọi đối tượng. Đặc biệt là cần tập trung bồi dưỡng gấp rút cho cán bộ chủ trì các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố.
Muốn thực hiện giáo dục quốc phòng tốt, đi đôi với qúan triệt, thực hiện các nghị định, chỉ thị, thông tư về quy chế tổ chức giáo dục, phải giải quyết đồng bộ những khó khăn tồn tại.
b. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về quốc phòng.
Cần rà xét hệ thống cơ quan, cán bộ làm công tác quốc phòng ở các Bộ , ngành, địa phương để xác định đâu cần cán bộ chuyên trách, đâu cần cán bộ kiêm nhiệm. Việc lựa chọn sắp xếp cán bộ cho cơ quan hoặc chuyên trách cần tiến hành chặt chẽ, có tiêu chuẩn chức danh cụ thể. Đồng thời phải đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu, vì đó là những chuyên gia giỏi về công tác quốc phòng . Đội ngũ cán bộ này cũng cần có quy hoạch, bố trí lực lượng thay thế liên tục, không để hẫng hụt, phục vụ được lâu dài, tích luỹ được kinh nghiệm.
Nên nghiên cứu tổ chức hệ thống hội đồng giáo dục quốc phòng ở cấp quân khu, tỉnh, thành phố, huyện (quận) để tăng cường lãnh đạo và chỉ đạo xã hội hoá nhiệm vụ giáo dục quốc phòng trong tình hình mới.
c. Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật và nâng cao ý thức trách nhiệm công dân về công tác quốc phòng.
Chính sách pháp luật là những vấn đề có tác động trực tiếp đến hiệu quả thực hiện công tác quốc phòng và quản lý Nhà nước về quốc phòng, vì vậy, nó phải là hệ thống đồng bộ, hoàn chỉnh. Các chính sách đặt ra phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện hoàn cảnh đất nước và có tác động tích cực đối với thực hiện công tác quốc phòng. Nhà nước cần nghiên cứu ban hành hệ thống pháp luật cho đồng bộ, làm cơ sở để thực hiện công tác quốc phòng và quản lý Nhà nước về quốc phòng. Trước mắt cần sớm ban hành luật về quốc phòng; pháp lệnh về bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chế độ; quy chế kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng an ninh; pháp lệnh động viên tiềm lực kinh tế phục cho quốc phòng. Những chính sách về quốc phòng của ta đã từng bước hình thành và được bổ sung. Trong điều kiện mới, nhiều nội dung không còn phù hợp, nhiều vấn đề còn phát sinh cần được bổ sung, điều chỉnh.
III. YÊU CẦU MỚI ĐẶT RA CHO CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG Ở BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY.
1. Yêu cầu mới của Bộ, ngành về công tác quốc phòng.
* Chỉ đạo tổ chức tuyên truyền giáo dục quốc phòng toàn dân và thực hiện công tác quốc phòng toàn dân cho cán bộ công chức và người lao động trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, ngành quản lý; phối hợp với bộ quốc phòng thực hiện bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho các đối tượng cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật.
- Trong tình hình quốc tế và trong nước hiện nay, cần tập trung bồi dưỡng cho cán bộ các cấp, các ngành của Đảng và Nhà nước và thế hệ trẻ học sinh, sinh viên có những kiến thức cơ bản về quốc phòng – an ninh để tạo chuyển biến mạnh mẽ, sâu rộng về nhận thức và trách nhiệm đối với nhiệm vụ xây dựng nền quóc phòng toàn dân vững mạnh, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong mọi tình huống. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế – xã hội với tăng cường quốc phòng – an ninh; lập kế hoạch và thực hiện nhiệm vụ động viên các nguồn lực của Bộ, ngành để sẵn sàng đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc XHCN trong mọi tình huống.
- Sức mạnh quốc phòng phụ thuộc vào xây dựng, tích luỹ tiềm lực quốc phòng của từng ngành trên cơ sở phát triển kinh tế- xã hội. Nhưng kinh tế giàu chưa hẳn đã có quốc phòng mạnh, mà nó phụ thuộc vào sự kết hợp kinh tế- xã hội với quốc phòng- an ninh và khả năng khai thác, sử dụng các tiềm lực kinh tế vào quốc phòng- an ninh. Đảng ta luôn xác định 2 nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Từng Bộ, ngành đi đôi với xây dựng kinh tế để tích luỹ tiềm lực, tạo sức mạnh quốc phòng, còn phải xây dựng chuẩn bị kế hoạch động viên nền kinh tế quốc dân theo chỉ tiêu được giao. Sự kết hợp kinh tế – xã hội với quốc phòng an ninh và chuẩn bị lực lượng dự bị động viên có tác dụng vừa ngăn đe vừa bảo đảm sẵn sàng đối phó thắng lợi mọi tình huống. Kết hợp kinh tế – xã hội với quốc phòng- an ninh còn thể hiện ý thức cảnh giác trong quản lý an ninh của từng ngành, xây dựng ý thức thường xuyên tự bảo vệ, chống mọi thủ đoạn phá hoại của kẻ thù, làm thất bại mọi âm mưu diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch.
- Đối với các địa phương trên lãnh thổ, địa bàn có liên quan với hoạt động chuyên ngành thì các Bộ, ngành chủ quản cần có sự hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc việc kết hợp kinh tế – xã hội với quốc phòng- an ninh tại chỗ, tại địa phương, cơ sở sản xuất trong bất cứ thời điểm nào. Sự kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế- xã hội với tăng cường quốc phòng – an ninh ở các Bộ, ngành và địa phương là yếu tố bảo đảm cho xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận chiến tranh nhân dân vững chắc.
* Phối hợp với Bộ Quốc phòng và các Bộ, ngành, địa phương có liên quan xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân; xây dựng cơ quan, đơn vị cơ sở vững mạnh toàn diện, góp phần xây dựng tỉnh, thành phố thành khu vực phòng thủ vững chắc.
Để xây dựng khu vực tỉnh, thành phố vững chắc, các Bộ, ngành chỉ đạo các đơn vị cơ sở thuộc quyền thực hiện tốt công tác quốc phòng. Tích cực tham gia xây dựng khu vực phòng thủ. Có kế hoạch trực tiếp xây dựng tiềm lực quốc phòng, thế trận quốc phòng toàn dân kết hợp với thế trận an ninh nhân dân ngay ở từng cơ sở địa phương. Quá trình xây dựng khu vực phòng thủ địa phương vững chắc sẽ tác động tạo điều kiện cho mỗi Bộ, ngành xây dựng phát triển kinh tế và gắn với bảo vệ an ninh của từng ngành tại địa phương.
* Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, ngành phối hợp chặt chẽ với cơ quan địa phương thực hiện công tác tổ chức, huấn luyện, hoạt động của lực lượng tự vệ; quản lý, huy động lực lượng dự bị động viên, thực hiện công tác phòng thủ dân sự, động viên công nghiệp, huy động tiềm lực khoa học và công nghệ của Nhà nước cho công tác quốc phòng.
* Thực hiện các quy định của Nhà nước về bảo đảm ngân sách đối với sự nghiệp quốc phòng, thực hiện chính sách hậu phương vững chắc và các chính sách khác có liên quan đến quốc phòng.
Thực hiện tốt các chính sách về quốc phòng, về hậu phương quân đội và các chính sách khác là một nhiệm vụ có tác động trực tiếp đến sự nghiệp xây dựng và củng cố quốc phòng trong tình hình mới. Mọi chính sách về củng cố quốc phòng và hậu phương quân đội đều nhằm động viên phát huy trách nhiệm toàn dân tham gia công tác quốc phòng. Trong cơ chế thị trường, với nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đã nảy sinh ra những vấn đề mới trong chính sách quốc phòng. Vì vậy, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ với chức năng của mình, không những phải tổ chức thực hiện tốt các chính sách về củng cố quốc phòng, mà còn có trách nhiệm tham gia nghiên cứu, hoạch định các chính sách có liên quan đến chuyên ngành về công tác quốc phòng- an ninh.
* Phối hợp các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng, hàng năm và từng thời kỳ tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.
Hàng năm và từng thời kỳ các Bộ, ngành chỉ đạo việc tổ chức thanh tra, kiểm tra kết quả việc thực hiện công tác quốc phòng ở các cơ quan, đơn vị thuộc quyền. Giải quyết kịp thời mọi khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác quốc phòng trong phạm vi Bộ, ngành. Tổ chức tiến hành công tác sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm về kết quả thực hiện công tác quốc phòng; kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những khuyết điểm tồn tại trong việc chỉ đạo thực hiện công tác quốc phòng. Thực hiện khen thưởng đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân có thành tích trong hoạt động công tác quốc phòng, đồng thời cũng xử phạt nghiêm minh đối với tổ chức và cá nhân sai phạm.
2. Yêu cầu mới của công tác quốc phòng của các địa phương.
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, các tỉnh, thành phố có vị trí hết sức quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội và quốc phòng- an ninh. Đó là nơi trực tiếp xây dựng tiềm lực, thế trận quốc phòng toàn dân; nơi trực tiếp ngăn ngừa và đánh thắng chiến lược diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch.
Trước yêu cầu mới, công tác quốc phòng của các địa phương bao gồm:
* Tổ chức tuyên truyền giáo dục quốc phòng toàn dân và thực hiện công tác giáo dục quốc phòng toàn dân, bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ các cấp và giáo dục quốc phòng cho học sinh, sinh viên theo quy định của pháp luật.
Hiện nay, vấn đề cấp bách và lâu dài là phải tổ chức tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, quản lý Nhà nước về quốc phòng cho cán bộ các cấp, các ngành ở địa phương nhằm thực hiện tốt công tác quốc phòng. Để giáo dục quốc phòng ở điạ phương có kết quả, cần tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, phát huy vai trò điều hành cuả chính quyền ở địa phương, nêu cao trách nhiệm làm tham mưu và tổ chức thực hiện của các cơ quan, đoàn thể. Các địa phương cần tập trung nỗ lực giải quyết tốt những yêu cầu cấp thiết như: Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, kết hợp lồng ghép với tổ chức vui chơi lễ hội truyền thống, xây dựng chương trình nội dung phù hợp đối tượng, bồi dưỡng giáo viên, chuẩn bị cơ sở vật chất, tài liệu, học cụ...Song quan trọng hơn là về tổ chức, phương pháp tuyên truyền và giáo dục quốc phòng sao cho phù hợp với đặc điểm từng đối tượng mới đạt chất lượng hiệu quả cao.
* Chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc kết hợp phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, đối ngoại với quốc phòng an- ninh; gắn quốc phòng với an ninh; quốc phòng an ninh với kinh tế – xã hội, xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh toàn diện làm nòng cốt để xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc; quản lý, bảo vệ các công trình quốc phòng, căn cứ hậu phương và các khu vực quân sự ở địa phương.
Quá trình xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố là quá trình kết hợp chặt chẽ 2 nhiệm vụ chiến lược, vừa xây dựng vừa đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Từng địa phương được xây dựng vững mạnh toàn diện, phát triển kinh tế xã hội giàu mạnh mới tăng cường bảo đảm cho công tác bảo vệ căn cứ địa phương. Xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố là nhiệm vụ vừa cấp bách trước mắt nhằm đối phó với các tình huống xảy ra trong thời bình, vừa cơ bản lâu dài vì phải sẵn sàng đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược.
* Thực hiện các biện pháp về xây dựng, bảo vệ tiềm lực quốc phòng của địa phương, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân trong khu vực phòng thủ; động viên nền kinh tế quốc dân đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng của địa phương và cả nước trong mọi tình huống.
Trong tình hình hiện nay, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội là nhiệm vụ thường xuyên và cấp bách ở các địa phương, góp phần làm thất bại âm mưu chiến lược điên biến hoà bình, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, giữ vững ổn định chính trị, tạo điều kiện để xây dựng, phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng và bảo vệ tiềm lực quốc phòng. Để làm tốt nhiệm vụ đó, cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ ở mọi ngành, tại mọi nơi và trong mọi thời điểm.
* Chỉ đạo, tổ chức, xây dựng, huấn luyện và bảo đảm mọi hoạt động tác chiến của bộ đội địa phương, dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên; thực hiện công tác tuyển quân và động viên theo quy định của pháp luật.
* Chỉ đạo lực lượng bộ đội địa phương, dân quân tự vệ, dự bị động viên phối hợp với bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, công an nhân dân và các lực lượng khác giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; làm công tác vận động quần chúng và tổ chức huy động các lực lượng thực hiện công tác phòng thủ dân sự ở địa phương.
Từng địa phương, căn cứ vào tình hình cụ thể chủ động phối kết hợp với nhân dân và các cơ quan đơn vị đứng chan trên từng địa bàn, lãnh thổ giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Làm nòng cốt trong nhiệm vụ phòng chống tội phạm, làm trong sạch địa bàn. Thực hiện tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân tham gia công tác quốc phòng- an ninh, bảo vệ vững chắc địa phương trong mọi tình huống. Tổ chức thực hiện công tác phòng thủ dân sự, xây dựng các lực lượng chuyên trách về phòng thủ dân sự, tuyên truyền vận động nhân dân phòng chống thiên tai, bão lụt, hoả hoạn ... ổn định đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân và kinh tế xã hội ở địa phương.
* Thực hiện nhiệm vụ xây dựng, bảo đảm hậu cần tại chỗ, bảo đảm ngân sách chi cho quốc phòng địa phương. Thi hành mọi chủ trương, chính sách về củng cố quốc phòng, động viên sức người, sức của ở địa phương cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Các địa phương là nơi triển khai thực hiện mọi công tác quốc phòng nên cần phải thi hành nghiêm chỉnh các chế độ, chính sách, pháp luật về quốc phòng- an ninh. Tuy nhiên, thực tế đang có những biến động của nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, đang nảy sinh nhiều khó khăn trong khâu tổ chức thực hiện công tác quốc phòng ở các địa phương. Vì vậy, đi đôi với chấp hành nghiêm chỉnh các chính sách, pháp luật, các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương cần phát huy tính năng động, sáng tạo trong thực hiện các chế độ, chính sách xã hội đạt hiệu quả cao.
Xuất phát từ mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng- an ninh, trên cơ sở luật pháp, cần động viên toàn dân, đoàn thể quần chúng, các tổ chức kinh tế – xã hội với tinh thần Nhà nước và nhân dân cùng làm, toàn dân chăm lo sự nghiệp quốc phòng – an ninh. Như vậy, công tác quốc phòng mới thực sự là quốc phòng toàn dân, mới huy động được sức mạnh của toàn dân tham gia giải quyết những khó khăn thực tế về chính sách xã hội.
* Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, sơ kết, tổng kết về công tác quốc phòng ở địa phương hàng năm và từng thời kỳ.
Để nắm bắt tình hình và điều chỉnh kịp thời trong quá trình thực hiện nhiệm vụ công tác quốc phòng. Từng địa phương, hàng năm hoặc từng thời kỳ theo định kỳ tổ chức thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm về thực hiện công tác quốc phòng ở địa phương. Để chấn chỉnh kịp thời những sai sót trong quá trình tiến hành công tác, cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương có thể thanh tra, kiểm tra đột xuất từng mặt công tác nhằm ngăn chặn, xử trí kịp thời những vụ việc vi phạm xảy ra. Tổ chức biểu dương, khen thưởng, động viên khích lệ những điển hình người tốt, việc tốt, đồng thời xử phạt nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật.
C. KẾT LUẬN
Qua bài phân tích trên ta thấy công tác quốc phòng ở Bộ, ngành, địa phương đóng một vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đứng trước nền kinh tế thị trường hội nhập kinh tế quốc tế với rất nhiều cơ hội và không ít những thách thức thì vai trò của công tác quốc phòng ở Bộ, ngành, địa phương lại càng trở nên quan trọng và cần thiết. Trong những năm qua bước đầu đã đạt được những thành quả nhất định nhưng vẫn còn không ít những khó khăn, thiếu sót cần khắc phục. Vì vậy, yêu cầu mới đặt ra ở đây cho công tác quốc phòng ở Bộ, ngành, địa phương không chỉ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trên mặt trận quân sự mà chúng ta còn phải xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trên tất cả các lĩnh vực ngành, nghề, ở mọi nơi và trong mọi lúc. Đồng thời, phải kết hợp chặt chẽ giữa kinh tế –xã hội với quốc phòng – an ninh vì đó là nền tảng, là cơ sở của việc dựng nước và giữ nước.
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan bài tiểu luận này là do em tự tìm tòi, nghiên cứu và viết nên. Nếu sai em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình giáo dục quốc phòng – Nhà xuất bản giáo dục.
Một số nội dung cơ bản về công tác quốc phòng – Trường Đại học kinh tế quốc dân _2005
Báo quân đội nhân dân số 16323 thứ 2/9/10/2006
MỤC LỤC
Trang
A. Lời mở đầu...............................................................................................1
B. Nội dung...................................................................................................2
I. Tổng quan về công tác giáo dục quốc phòng ở Bộ, ngành, địa phương 2
1. Khái niệm.................................................................................................2
2. Đặc điểm liên quan đến công tác quốc phòng ở Bộ, ngành, địa phương..2
3. Vai trò của công tác quốc phòng..............................................................3
II. Thực trạng và giải pháp trong công tác quốc phòng................................4
1. Trực trạng..................................................................................................4
2. Giải pháp...................................................................................................5
III. Yêu cầu mới đặt ra cho công tác quốc phòng ở Bộ, ngành và địa phương trong tình hình hiện nay.................................................................………...7
1. Yêu cầu mới của Bộ, ngành về công tác quốc phòng...............................7
2. Yêu cầu mới của công tác quốc phòng của các địa phương...................10
C. Kết luận..................................................................................................14
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng và giải pháp trong công tác quốc phòng ở Việt Nam.docx