Bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng thông tin truyền thông đặt ra nhiều thách thức cho các nước trên thế giới. Một trong nhiều thách thức mà các nước đang phải đối mặt là việc chuẩn bị sẵn sàng cho xã hội và chính phủ của mình.
Việc nâng cao sức mạnh của công nghệ thông tin sẽ giúp cho các quốc gia khẳng định vị thế trên tường quốc tế.
Ngày nay, chính phủ điện tử được xem là nhân tố không thể thiếu đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, thực trạng chính phủ điện tử vẫn đang nảy sinh nhiều vấn đề bất cập. Chính vì vậy tôi muốn nghiên cứu, tìm hiểu sâu thêm về thực trạng, giải pháp cho chính phủ điện tử ở Việt Nam với mong muốn nâng cao hơn nữa hiệu quả của chính phủ điện tử đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn tới thầy Trần Cao Tùng - giảng viên bộ môn Thông tin trong quản lý hành chính nhà nước, là người trực tiếp hướng dẫn tôi nghiên cứu đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn tấm lòng nhiệt huyết của thầy!
Trong quá trình nghiên cứu tim hiểu chắc hẳn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, sai lầm, kính mong thầy giáo cùng các bạn bổ sung, đóng góp ý kiến cho bài nghiên cứu của tôi được hoàn thiện hơn!
Lời cảm ơn. 1
Phần mở đầu. 2
Nội dung. 4
Chương 1. Khái quát chung về Chính phủ điện tử. 4
I) Một số vấn đề liên quan tới Chính phủ điện tử. 4
1. Sự ra đời Chính phủ điện tử. 4
2) Lý do ra đời Chính phủ điện tử. 4
3) Các nhân tố thúc đẩy sự ra đời Chính phủ điện tử. 7
4) Chính phủ điện tử là gì?. 8
5. Ba giai đoạn của Chính phủ điện tử. 8
6. Sự khác nhau giữa Chính phủ điện tử và Chính phủ truyền thống. 10
7) Các lợi ích CPĐT mang lại 11
8)Các dạng giao dịch của CPĐT. 13
9)Các dạng dịch vụ cụ thể được cung cấp thông qua CPĐT. 14
II) Các mục tiêu của CPĐT. 15
1) Tạo môi trường kinh doanh tốt hơn. 15
2)Khách hàng trực tuyến không phải xếp hàng. 15
3)Tăng cường sự điều hành có hiệu quả của chính phủ và sự tham gia rộng rãi của người dân. 15
4)Nâng cao năng suất và hiệu quả của các cơ quan chính phủ. 16
5)Nâng cao chất lượng cộng đồng cho các vùng sâu vùng xa. 16
I) Chủ trương và chính sách của Nhà nước. 18
II) Thực trạng xây dựng chính phủ điện tử ở Việt Nam 18
1. Quá trình tin học hoá quản lý hành chính nhà nước. 18
2. Một số dịch vụ hành chính công qua Website của Chính phủ. 24
III) Những thách thức, khó khăn khi phát triển chính phủ điện tử. 29
1) Những thách thức, khó khăn chung. 29
2) Những thách thức riêng ở nước ta cần chú ý. 30
Chương 3. giải pháp và hướng phát triển. 34
I) Đánh giá về các tiền đề cho việc xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam 34
1. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông. 34
2. Nguồn nhân lực cho việc triển khai Chính phủ điện tử. 36
3. Nhận thức của người dân và khả năng tiếp cận các dịch vụ điện tử. 37
của Chính phủ. 37
4. Cơ sở pháp lý. 38
5. Vấn đề bảo mật thông tin. 39
6. Hệ thống thanh toán điện tử. 39
II) Định hướng và một số kiến nghị nhằm phát triển chính phủ điện tử ở Việt Nam 40
1. Đề xuất một số phương hướng nhằm phát triển công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin vào các dịch vụ của Chính phủ. 40
2. Một số kiến nghị nhằm phát triển Chính phủ điện tử ở Việt nam 42
KẾT LUẬN 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
52 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 11034 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng và giải pháp xây dựng chính phủ điện tử ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nước bằng tiếng Việt được đưa
lên trang www.hcmste.gov.vn thuộc Sở Khoa học công nghệ và Môi trường
TP. HCM.
Sau khi xây dựng xong quy trình đăng ký kinh doanh khép kín, từ ngày 1/1/2000, công tác đăng ký kinh doanh của Sở đã được xử lý qua mạng nội bộ (LAN). Điều này có nghĩa là khi doanh nghiệp nộp hồ sơ, phòng Đăng ký kinh doanh sẽ tiếp nhận xử lý theo quy trình trên mạng nội bộ. Với hình thức đăng ký này, doanh nghiệp phải đến Sở để nhận mẫu đơn đúng theo yêu cầu và nộp lại. Trong quá trình xử lý, những người có trách nhiệm sẽ kiểm tra thông tin trong đơn, bộ phận tiếp nhận sẽ hẹn ngày đến nhận giấy phép.
Đăng ký kinh doanh qua mạng đem lại rất nhiều lợi ích cho cả cơ quan đăng ký kinh doanh và cả doanh nghiệp. Đăng ký kinh doanh qua
mạng giúp hạn chế những sai sót trong nhập liệu như ngày tháng năm sinh, số chứng minh thư nhân dân. Các doanh nghiệp, thay vì phải đến cơ quan đăng ký kinh doanh để được hướng dẫn đăng ký kinh doanh, có thể ngồi tại văn phòng dể xem hướng dẫn trực tiếp từ hệ thống. Nếu đăng ký kinh doanh qua mạng, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được thời gian chờ đợi, giảm được số lần phải đến Sở ( chỉ phải đến một lần).
2.4. Những Website cho nông nghiệp Việt nam
Hiện Bộ NN&PTNT đang rất nỗ lực tận dụng công nghệ Internet vào mục tiêu thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt nam, thể hiện rõ ở ba Website sau:
* www.mard.gov.vn:
Bộ NN&PTNT quy định: từ ngày1/7/2001, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc bộ, giám đốc các Sở NN&PTNT, chi cục trưởng chi cục kiểm lâm các tỉnh… có trách nhiệm kết nối với mạng của Bộ để nhận thông tin phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, tổ chức lấy tin, gửi tin, báo cáo qua mạng tin học của bộ và qua thư điện tử. Hàng ngày lãnh đạo các đơn vị này phải truy cập thông tin trên mạng ít nhất hai lần vào buổi sáng và buổi chiều để theo dõi và nắm bắt thời các ý kiến chỉ đạo của Bộ, các văn băn mới của nhà nước. Qua Website này, những văn băn không cần phải đóng dấu đỏ sẽ được đưa trực tiếp lên mạng. Các văn bản này bao gồm các báo cáo thông báo tình hình của bộ, báo cáo của bộ gửi Chính phủ, các cơ quan của bộ… chiếm 70% tổng số lượng công văn, giấy tờ.
* www.pclb.vnn.vn:
Đây là trang Web hỗ trợ phòng chống bão lụt, giảm nhẹ thiên tai. Từ Wevsite này, chúng ta có thể kết nối sang Website www.pclb.vnn.vn do Phòng chống bão lụt miền Trung phụ trách. Tại đây, những thông tin về tình hình thiên tai trên cả nước được liên tục cập nhật. Ví dụ, tin áp thấp nhiệt đới của Trung tâm quốc gia dự báo khí tượng thuỷ văn được phát lúc 14 giờ 30 phút thì 25 phút sau bản tin đó cũng xuất hiện trên Internet.
* www.agroviet.gov.vn:
Đây là trang thông tin về nông sản. Nhờ sự cộng tác của Mạng thông tin thương mại thị trường Việt nam (Vitranet) và Bản tin thị trường (Bộ Thương Mại), Website www.agroviet.gov.vn cung cấp thông tin thị trường, thiết lập cầu nối giữa người sản xuất, người kinh doanh, các nhà hoạch định chính sách với các nhà đầu tư và nhà tài trợ trong và ngoài nước. Thông qua Website này các doanh nghiệp có thể tìm kiếm đối tác trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh liên quan đến nông nghiệp.
Nguồn thông tin của Website này thu từ các kênh thông tin trên thế giới qua ăngten parabol (thông tin về nông phẩm, giá cả các sản phẩm nông nghiệp trên thế giới…), thông tin trong nước có nguồn từ Ban vật giá Chính phủ, Tổng cục thống kê, Tổng cục hải quan, Thông tấn xã Việt Nam… Đối tượng hưởng lợi trực tiếp từ trang thông tin này chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trên các trang chuyên đề về nông sản Việt nam, về lúa gạo, mía đường, cà phê, cao su đều có các thông tin về giá cả của các loại nông sản này như giá đóng cửa, giá mở cửa của các thị trường nông sản thế giới, giá cả trong nước, những chính sách mới về nông sản trong nước, trên thế giới, các dự báo về thị trường nông sản… Những thông tin này rất hữu ích cho các doanh nghiệp trong việc xúc tiến thương mại, đồng thời giúp họ tiết kiệm được thời gian và tiền bạc.
2.5. Khai báo hải quan điện tử
Khai báo hải quan điện tử ở Việt nam hiện nay mới chỉ ở mức độ thấp nhất. Tại các nước phát triển trên thế giới đang tồn tại ba mức độ của hình thức khai báo hải quan điện tử. Cao nhất là khai báo hải quan tức thì qua hệ thống mạng Chính phủ điện tử. Mức trung bình là khai báo điện tử trước, sau đó 3-4 ngày sẽ nộp hồ sơ. Mức độ thấp nhất là vừa khai báo điện tử vừa nộp hồ sơ. Các mức độ của hình thức khai báo hải quan điện tử bị chi phối bởi ba yếu tố: cơ sở pháp lý, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của các ngành, đơn vị liên quan và hạ tầng riêng của ngành Hải quan. Nhưng hiện khai báo hải quan điện tử vẫn còn thiếu một hạ tầng cơ sở pháp lý cần thiết và các hạ tầng cơ sở khác đảm bảo cho việc thực hiện khai báo hải quan điện tử.
Hải quan đang có một Website hết sức nghèo nàn và đơn điệu với chức năng tuyên truyền cho ngành, nhưng lại không được thường xuyên cập nhật. Cứ với tình trạng này, Website này sẽ không thể trở thành cổng hành chính phục vụ chương trình khai báo hải quan điện tử và các dịch vụ công khác của ngành hải quan. Chính vì vậy, mặc dù khai báo hải quan điện tử thực sự được đưa vào áp dụng vào tháng 6/2002, song đến tháng 8/2002, tiến trình khai báo hải quan điện tử chỉ được thực hiện với tốc độ rất chậm. Tại TP. HCM, sau hai tháng triển khai cũng chỉ có 6 doanh nghiệp làm hàng gia công tham gia chương trình khai báo hải quan điện tử.
Trong khi đó, với việc trang bị hệ thống máy tính và năm đường điện thoại
kết nối vào năm modem khi bắt đầu thực hiện chương trình, Cục hải quan thành phố đã mong đợi sẽ có hơn 200 doanh nghiệp tham gia.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Mặc dù nói là khai báo hải quan điện tử nhưng so với cách làm cũ, mọi công đoạn vẫn giữ nguyên, các doanh nghiệp còn phải mất thêm thời gian và kinh phí trang bị máy tính, phần mềm để lên mạng. Thực tế chứng minh khai báo hải quan điện tử chậm hơn khai báo thủ công, do doanh nghiệp vừa khai báo điện tử vừa phải mang hồ sơ lên Cục hải quan nộp như bình thường. Thêm vào đó, nhiều doanh nghiệp còn chưa vào cuộc do ngại đầu tư cơ sở hạ tầng thông tin. Một lý do khác là Hải quan chưa bao giờ công bố công khai chi tiết các chuẩn của mình về tờ khai điện tử cũng như bộ hồ sơ điện tử, khiến cho các công ty phần mềm vẫn thờ ơ với chương trình khai báo hải quan điện tử của ngành Hải quan. Những lý do trên đây dẫn đến tình trạng khai báo hải quan điện tử, dù đã triển khai thực hiện gần một năm nhưng vẫn không đạt được nhiều kết quả.
2.6. Báo điện tử
Hiện Việt Nam có 21 tờ báo, tạp chí điện tử, điển hình là các tờ Nhân Dân, Sài Gòn Giải Phóng, Lao Động, Người Lao Động, Quốc Tế, Quê Hương, Đầu Tư, Thời Báo Kinh Tế, Sài Gòn Tiếp Thị …. Con số 21 trên 500 tờ báo và tạp chí in vẫn còn khiêm tốn. Xong để tìm được hết tất cả các báo, tạp chí điện tử này lại không đơn giản chút nào, kể cả đối với những người làm việc thường xuyên trên mạng. Khó khăn lắm mới tìm được một nửa số báo, tạp chí điện tử đó. Các tờ báo dễ tìm thấy trên mạng có nội dung và hình thức khá tốt. Các trang chủ tổ chức có trật tự, màu sắc bắt mắt, chứng tỏ chúng được xây dựng và duy trì ở mức chuyên nghiệp cao. Tuy nhiên, đa số các bài được đưa lên mạng chỉ dừng ở mức lặp lại trang tin trên các tờ báo in của chính nó. Lợi thế của báo điện tử là đưa tin nhanh, dung lượng tin lớn, đa dạng gần như bị tuột khỏi tay các tổng biên tập. Phần lớn những người làm báo điện tử chỉ đơn thuần là biên tập viên chứ chưa có các phóng viên thực thụ và chuyên nghiệp theo nghĩa “điện tử”. Đó là nguyên nhân chính làm thu hẹp thị trường độc giả và do đó các báo điện tử ở nước ta vẫn sống nhờ vào báo in, nguồn thu từ quảng cáo trực tuyến cũng rất khiêm tốn.
Hiện báo điện tử đang gặp phải một số khó khăn. Đầu tiên là về vấn đề thiếu ngân sách. Một vấn đề khác nữa là hành lang pháp lý cho báo điện tử. Bên cạnh đó, các tờ báo điện tử đang vấp phải đối thủ cạnh tranh là các trang tin điện tử như VASC-Orienrtz (www.vnn.vn), VN-Express (Vnexpress.net)... Hàng ngày có khoảng 6 triệu lượt người truy cập trang www.vnn.vn. Dung lượng tin tức của họ vượt trội, khoảng 140 tin mỗi ngày. Thực chất, lượng tin ấy có đến 60% chép lại từ các tờ báo in và 25% .dịch từ nguồn tin nước ngoài. (Nguồn: PCWorld B Việt nam số 11/2002)
III) Những thách thức, khó khăn khi phát triển chính phủ điện tử
1) Những thách thức, khó khăn chung
1.1. Những thách thức về kỹ thuật
Vấn đề bảo mật luôn là vấn đề quan trọng trong chiến lượt phát triển Chính phủ điện tử ở các nước. Do vậy, để đảm bảo được tính an toàn và bảo mật những thông tin liên quan đến công dân và doanh nghiệp, một Chính phủ điện tử hiệu quả cần phải có hai thành phần công nghệ quan trọng sau:
- Một mạng lưới an toàn: công nghệ này bảo vệ mạng lưới khỏi bị nghe trộm và sữa đổi thông tin được truyền tải. Mặc dù hiện nay ở các nước đã có một số công nghệ bảo mật như SSL/V3 và S/MIME, nhưng chúng ta cần phát triển thêm nhiều công nghệ hơn nữa để đảm bảo an toàn ngày càng cao cho người sử dụng.
- Sự thẩm định điện tử: để xây dựng Chính phủ điện tử thành công, trước tiên phải có một hệ thống thẩm định điện tử đáng tin cậy cho các cá nhân, doanh nghiệp và các viên chức Chính phủ, những người phải xử lý các mẫu đơn và quyết định mẫu đơn của các nội dung đó.
1.2. Khung pháp lý và chính sách công cộng
Việc áp dụng công nghệ thông tin và viến thông có thể gặp phải những trở ngại về vấn đề pháp luật và chính sách. Luật pháp và chính sách phải đảm bảo cho việc thực hiện các giao dịch và các tài liệu điện tử diễn ra dể dàng. Do đó các nhà hoạch định chính sách phải xem xét ảnh hưởng của pháp luật và chính sách tới quá trình phát triển Chính phủ điện tử.
1.3. khoảng cách số
“ Khoảng cách số” vẫn là vấn đề nhức nhối của tất cả các Chính phủ trong quá trính phát triển Chính phủ điện tử, kể cả các nước phát triển lẫn các nước đang phát triển. Ví dụ như ở Mỹ, chính Bộ Thương Mại Mỹ đã báo động về một khoảng cách số khá sâu rộng trong xã hội. Số người Mỹ da trắng có khả năng sắm máy tính gấp 2 lần so với mỹ gốc phi hay Tây Ban Nha. Riêng số người Mỹ da trắng ngồi nhà truy cập Internet vẫn nhiều hơn so với tất cả những người Mỹ da màu vào Internet bất cứ đâu.
Xóa bỏ “ khoảng cách số” không phải là một chuyện sớm chiều, mà cần phải có sự nổ lực hết sức của chính phủ trong một khoảng thời gian rất dài. Đây là thách thức không chỉ trong hiện tại mà cả tương lai, vì nếu không xóa bỏ “khoảng cách số” này thì không thể nào xây dựng được một Chính phủ điện tử hoàn chỉnh.
1.4. Ngân sách cho việc triển khai Chính phủ điện tử
Đây là vấn đề hết sức quan trọng để hỗ trợ cho việc triển khai Chính phủ điện tử được suôn sẻ. Đối với một nước có nguồn ngân sách hạn chế, chính hủ nên tìm kiếm các nguồn đầu tư hay có thể duy trì các chương trình tiết kiệm để tránh lãng phí. Các nhà hoạch định chính sách cần đặt ra các mục tiêu cụ thể và hợp lý dựa vào các nguồn lực sẵn có.
1.5) Các cản trở khác đối với Chính phủ điện tử
Theo cựu phó tổng thống Mỹ Al Gore, có 4 cản trở lớn của Chính phủ điện tử: ý muốn duy trì quyền lực, tệ tham nhũng, và trình độ công chức. Đây là những khó khăn nội tại của Chính phủ điện tử, Chính phủ các nước phải giải quyết được các khó khăn này.
2) Những thách thức riêng ở nước ta cần chú ý
2.1) Việc thực hiện chính phủ điện tử ở VN còn thấp
- Quá trình triển khai Chính phủ điện tử (e-government) ở VN, từ Trung ương tới các địa phương, người dân trong thời gian vừa qua còn rất trì trệ. Đó là ý kiến chung của các đại biểu tham dự bàn tròn, 3-11 về góp ý xây dựng “dự thảo phát triển chính phủ điện tử VN đến năm 2010”.
Thứ trưởng Bộ bưu chính Viễn thông Mai Liêm Trực cho rằng mặc dù thời gian qua, VN đã tiến hành nhiều hoạt động liên quan tới chính phủ điện tử như: đã hơn 50% bộ, ngành và hơn 80% tỉnh, thành phố trực thuộc đã có trang web, và có nhiều dịch vụ như: xin cấp giấy phép kinh doanh, làm thủ tục hải quan...được triển khai. Nhưng thông tin trên các website còn nghèo nàn, các dịch vụ mới chỉ đạt được ở bước đầu, và thực hiện còn độc lập, sơ sài.
2.2) Khả năng sẵn sàng cho chính phủ điện tử còn thấp
Thực tế cho thấy trong bảng xếp hạng về chỉ số sẵn sàng chính phủ điện tử (do Liên Hợp Quốc cung cấp), VN xếp thứ 97/173 nước, với điểm số E-Gov Index là 0.357 (điểm tối đa là 1, quốc gia có điểm cao nhất là 0.927, quốc gia có điểm thấp nhất là 0.009). Trong khu vực ASEAN, VN chỉ hơn được Lào, Campuchia và Myamar.
Trong khi hiện nay Singapore đã đưa được gần 2.000 dịch vụ hành chính lên mạng, trong đó có việc giải quyết hồ sơ hoàn thuế, xin cấp hộ chiếu, đăng ký tham gia các trung tâm thể thao. Khoảng 75% dân Singapore đã sử dụng các công cụ điện tử trong giao dịch với chính quyền. Thì Việt Nam mới có 6,67 người sử dụng Internet/100 dân.
Theo ông Mai Liêm Trực - Thứ trưởng Bộ BCVT, việc thực hiện chính phủ điện tử còn thấp là do nhận thức của các bộ, ngành, địa phương còn thấp; Hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông còn yếu; Môi trường pháp lý chưa hình thành, bí mật và án toàn thông tin chưa đảm bảo; Cải cách hành chình chậm phương thức điều hành lạc hậu; và Đầu tư dàn trải, thực hiện không tập trung và nguồn nhân lực cao cấp thiếu. Việc xây dựng các đề án, dự án thiếu cụ thể cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho việc áp dụng chính phủ điện tử không hiệu quả.
“Mô hình chính phủ điện tử giúp bộ máy trong minh bạch hơn, tiết kiệm thời gian, thu hẹp khoảng cách giữa người dân và chính phủ, đẩy mạnh sự tiến bộ kinh tế, xã hội thông qua tin học hóa hành chính nhà nước. Nhưng rất tiếc là nhận thức của lãnh đạo, trung ương cũng như địa phương về vấn đề còn này rất kém”, ông Trực phát biểu.
Theo ông Trực, VN đang phấn đấu để trở thành nước tiên tiến về chính phủ điện tử trong những năm tới. Nhưng nếu tình trạng cứ như hiện nay, từ trung ương tới địa phương còn chưa nắm vững được khái thế nào là chính phủ điện tử, thì kế hoạch đặt ra còn khó có thể đạt được.
2.3) Trình độ hiểu biết của người dân còn thấp
Hiện nay, đa phần người dân vẫn chưa nhận thức rõ vai trò và lợi ích của việc áp dụng CPĐT mang lại, đại bộ phận chưa bao giờ tiếp cận với máy tính và việc truy cập vào Internet là khó khăn và xa vời. Tuy nhiên, chỉ có một bộ phận nào đó có trình độ luôn mong muốn thúc đẩy sự phát triển CPĐT. Nhưng con số này chưa phải là nhiều.
Theo những số liệu thống kê mới nhất mà Tổng cục thống kê công bố tháng 3/2009 thì cả nước hiện chỉ có 17,2% số lao động biết sử dụng máy tính, chủ yếu là các ngành nghề có liên quan chẳng hạn như ngành thông tin truyền thông, tài chính ứng dụng… Các chuyên gia khẳng định tỉ lệ 17,2% là con số cực kỳ khiêm tốn cho thấy trình độ ứng dụng CNTT ở Việt Nam còn khá thấp, và điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới việc triển khai CPĐT hiện nay và sau này.
2.4) Điều kiện kinh tế- xã hội
Điều kiện kinh tế- xã hội cũng là một rào cản mà các nhà hoạch định triển khai CPĐT cần cân nhắc tới.
Mặt bằng chung của nền kinh tế xã hội cũng làm cho việc đầu tư phát triển lĩnh vực này cũng bị giới hạn. Cho dù có ưu tiên nhưng Chính phủ cũng phải cân đối đầu tư cho các lĩnh vực khác nhau trong xã hội. Bên cạnh đó những thói quen làm việc bên giấy tờ của người dân, công chức và quan chức cần có thời gian để thay đổi. Một nước có GDP tương đối thấp như nước ta, lại chưa có kinh nghiệm thực tế triển khai CPĐT nên rất cần sự quyết tâm của người lãnh đạo vừa làm vừa rút kinh nghiệm trên quy mô nhỏ, sau đó mới nhân rộng ra cả nước.
Vì vậy, việc triển khai CPĐT không thể diễn ra ngay lập tức mà cần phải cân bằng với sự phát triển của nền kinh tế- xã hội ở Việt Nam cũng như trình độ dân trí hiện nay.
2.5) Mục tiêu của nhiều dự án chưa đạt được
Theo kế hoạch 48 của Chính phủ về ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước giai đoạn 2009-2010 thì đến hết năm 2010, Việt Nam sẽ phải xây dựng được các cơ quan điện tử. Cụ thể , trung bình 60% thông tin chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp phải được đưa lên cổng thông tin điện tử, 80% cán bộ , công chức phải sử dụng thư điện tử trong công việc. Tuy nhiên, trên thực tế số thông tin chỉ đạo online chỉ mới đạt 30%. Điều đó cho thấy lãnh đạo nhều bộ ngành chưa thực sự vào cuộc và coi CNTT là giải pháp hàng đầu để thúc đẩy tổ chức phát triển.
Cho tới thời điểm này, số dịch vụ công được ứng dụng rộng rãi, thiết thực vẫn còn quá ít. Có một thực trạng là Bộ ban ngành này công khai một phần thủ tục hành chính lên mạng, tuyên bố số hóa một khâu “ sát vườn” với người dân nhưng khi người dân đến làm thủ tục lại bị vướng mắc ở các khâu khác, vốn chưa được “số hóa”. Kết quả là những dịch vụ đã được số hóa cũng chẳng dẫn tới đâu.
Chương 3. giải pháp và hướng phát triển
I) Đánh giá về các tiền đề cho việc xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam
Chính phủ điện tử là một thuật ngữ còn khá mới mẻ với Việt nam. Gần đây chúng ta bắt đầu nghe nói nhiều tới Chính phủ điện tử, nhưng hầu như chỉ có một số các viên chức Chính phủ là có thể biết tới khái niệm Chính phủ điện tử. Vậy vấn đề ở đây là liệu Việt nam đã có Chính phủ điện tử hay chưa? Để trả lời được câu hỏi này, trước hết chúng ta hãy xem xét một số tiền đề phục vụ việc phát triển Chính phủ điện tử ở Việt nam sau:
1. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông
1.1 Hạ tầng Internet và viễn thông
♣ Thực trạng dịch vụ Internet và viễn thông ở Việt Nam
Bộ Bưu chính viễn thông đã thực thi các chính sách ủng hộ môi trường cạnh tranh, tạo ra các điều kiện cho tất cả các ngành kinh tế tham gia vào dịch vụ Internet và viễn thông. Kết quả là trên thị trường có rất nhiều nhà cung cấp được cấp phép cung cấp các dịch vụ viễn thông (hiện tại có 6 doanh nghiệp được phép cung cấp cơ sở hạ tầng mạng). Chỉ trong dịch vụ Internet, đến cuối năm 2002 đã có 3 IXP, 13 ISP và 4 ISP (nhà cung cấp dịch vụ internet) dùng riêng được cấp phép cung cấp các dịch vụ Internet và các ứng dụng (so với cuối năm 2000 chỉ có 1 IXP và 5 ISP).
Các ISP chủ yếu tập trung khai thác thị trường tại các thành phố lớn. Trong số 13 ISP vào thời điểm này, chỉ có VDC là có khả năng cung cấp dịch vụ trên toàn quốc, các ISP như FPT, NETNAM, SPT chỉ tập trung vào phát triển dịch vụ tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. 9 ISP còn lại, mặc dù đã được cấp phép nhưng vẫn chưa thực sự cung cấp dịch vụ.
VDC hiện tại đang chịu trách nhiệm về mạng xương sống của Việt Nam và các cổng đi quốc tế. Các ISP như FPT, NETNAM chỉ cung cấp dịch vụ ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, phí truy nhập Internet của 2 ISP này được tính theo giá trong nước. SPT và VIETEL do mới được cấp phép cung cấp dịch vụ nên thị phần còn thấp. VDC và FPT cũng là hai ISP lớn nhất Việt Nam, chiếm khoảng 87% thị trường Internet Việt Nam trong đó VDC chiếm khoảng 57% và FPT chiếm khoảng 30%. Với nhiều phương thức truyền tin khác nhau, dịch vụ điện thoại đã được đưa đến tất cả các quận huyện và 93,04% các xã phường trên toàn quốc (năm 2000 tỷ lệ này là 85,8%). Hiện nay, 8.356/8.981 phường xã trên toàn quốc đã có điện thoại, đạt tỷ lệ 93,04%; ở các xã đặc biệt khó khăn là 1.728/2362, đạt tỷ lệ 73,16%; 100% các xã ở đảo có điện thoại; 319 trong tổng số 401 xã vùng biên đã có điện thoại, đạt tỷ lệ 79,55%… Tổng số điện thoại cố định ở khu vực nông thôn là khoảng 1,8 triệu.
Hiện tại, ở hơn 60 tỉnh thành trên cả nước, những người sử dụng điện thoại cố định có thể truy cập gián tiếp Internet theo nhiều cách khác nhau như Internet trả trước, Internet trả sau, VNN1268, VNN1269,… và với dịch vụ VNN999, người sử dụng còn có thể truy nhập Internet qua điện thoại di động.
Đến hết tháng 6/2003, Việt Nam có trên 460.000 thuê bao Internet, tỷ lệ người sử dụng Internet đạt 2,38%. Mặc dù tỷ lệ này vẫn chưa đạt trung bình thế giới nhưng, với kết quả này, Việt Nam đã được đánh giá là có tốc độ phát triển viễn thông nhanh thứ hai trên thế giới sau Trung Quốc.
♣ Việc giảm phí Internet và viễn thông
Từ năm 2001, Tổng cục Bưu chính viễn thông đã thực thi hàng loạt chính sách nhằm từng bước giảm phí Internet và viễn thông. Trong suốt 2 năm 2001-2002, Tổng cục đã ban hành hai quyết định về phí lắp đặt và thuê bao đường dây Internet trực tiếp, áp dụng cho các khu công nghiệp phần mềm tập trung. Từ 1/1/2002, các loại phí kết nối Internet trực tiếp đối với các khu công nghiệp phần mềm tập trung đã giảm đáng kể so với trước. Tính trung bình, phí thuê đường dây giảm 30%, phí lắp đặt giảm 50% và phí thuê bao cổng Internet trực tiếp giảm 39%. Có thể nói rằng đây là một nỗ lực quan trọng của ngành Bưu chính trong việc thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp phần mềm nói riêng và công nghệ thông tin Việt Nam nói chung.
Với mục tiêu phổ cập hoá Internet, các chính sách thúc đẩy cạnh tranh cũng như các chính sách thích đáng về cước phí dịch vụ Internet đã được thực hiện. Trong hai năm 2001-2002, phí truy nhập Internet gián tiếp qua điện thoại đã giảm khoảng 14%. Chính sách nhiều giá đã được thực thi, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà cung cấp có thể chủ động trong việc mở rộng các dịch vụ Internet. Mức cước đầu năm 2003 dao động từ mức thấp nhất là 40 VND/phút đến mức cao nhất là 180 VND/ phút. Thêm vào đó, trong hai năm liên tục 2001-2002, Tổng cục Bưu chính viễn thông đã xây dựng lịch trình giảm giá và ban hành các quyết định về giảm cước đối với các loại hình dịch vụ viễn thông khác như phí thuê kênh trong nước và quốc tế, phí dịch vụ Frame Relay và X25 cùng với cước dịch vụ điện thoại quốc tế tiếp tục được cắt giảm.
Ngày 25/3/2003, Bộ Bưu chính viễn thông đã công bố mức giảm cước từ 10% đến 40% đối với 12 loại hình dịch vụ Internet và viễn thông. Các mức cước mới này có hiệu lực từ 1/4/2003. Theo đó, cước viễn thông quốc tế trực tiếp (IDD - International Direct Dial) giảm khoảng 32% và được chia theo 3 mức: mức 1 là 0,9 USD/phút, mức 2 là 1 USD/phút và mức 3 là 1,1 USD/phút. Trước đó cước được chia theo 4 mức tương ứng là 1,3 USD/phút, 1,4 USD/phút, 1,5 USD/phút và 1,7 USD/phút. Do vậy, việc giảm và điều chỉnh cước viễn thông trực tiếp quốc tế IDD từ 4 mức xuống còn 3 mức giúp các doanh nghiệp giảm được chi phí bằng cách chuyển từ mức cước cao xuống mức cước thấp. Cước thuê bao di động trả sau cũng giảm từ 150.000 VND xuống 120.000, cước cho mỗi phút đàm thoại cũng được chia làm hai mức: nội hạt là 1.800 VND/phút, liên tỉnh là 2.700 VND/phút. Cước di động trả trước trong nội hạt cũng giảm từ 3.500 VND/phút xuống 3.300 VND/phút,
cước liên tỉnh giảm từ 5.000-6.500 VND/phút xuống 4.200 VND/phút. Cước thuê bao di động theo ngày cũng giảm từ 3000 xuống còn 2.700 VND/ngày, cước gọi nội hạt không đổi trong khi cước liên tỉnh giảm còn 3.100 VND/phút.
Cước điện thoại trong nước cho truy cập Internet giảm từ 120 VND/phút xuống còn 40 VND/phút. Đối với dịch vụ thuê kênh viễn thông quốc tế, mức phí giảm tới 40%. Với các dịch vụ này, Bộ Bưu chính viễn thông đã đưa ra các mức giá trần và giá sàn để tạo quyền quyết định mức giá cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Mức phí dịch vụ kênh viễn thông quốc tế áp dụng cho các IXP để kết nối Internet quốc tế giảm từ 20% đến 30%.
1.2 Thị trường công nghệ thông tin Việt Nam
Tổng doanh thu của thị trường công nghệ thông tin Việt Nam năm 1997 là 150 triệu USD, năm 1998 là 180 triệu, năm 1999 là 195 triệu, năm 2000 là 235 triệu và năm 2001 là 300 triệu. Trong đó, phần cứng chiếm tới 80%, phần mềm 8% và dịch vụ 12%. Năm 2002, tổng doanh thu đạt 340 triệu USD trong đó doanh thu phần cứng đạt 280 triệu, phần mềm và dịch vụ 60 triệu.
Sự tăng trưởng của thị trường công nghệ thông tin Việt Nam
(Nguồn: Vietnam e-Readiness and e-Needs Assessment Report, May 2003)
Thị trường công nghệ thông tin thế giới phát triển chậm, trung bình khoảng 2,5%/năm, tối đa là 6% trong khi thị trường công nghệ thông tin Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì tốc độ 20-25%. Trong nửa đầu năm 2003, thị trường phần cứng, Internet và viễn thông phát triển sôi động nhất. Trong quý I, kim ngạch nhập khẩu thiết bị tin học của Việt Nam đạt 105 triệu USD, tăng 78% so với cùng kỳ năm trước. (Theo Tuần tin Công nghiệp - Thương mại Việt Nam, số 34/2003)
2. Nguồn nhân lực cho việc triển khai Chính phủ điện tử
Để triển khai Chính phủ điện tử, việc cần thiết nhất là phải có một nguồn nhân lực dồi dào. Nguồn nhân lực ở đây được hiểu là đội ngũ cán bộ làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin viễn thông, đội ngũ cán bộ quản lý có nhận thức đầy đủ về công nghệ thông tin cũng như Chính phủ điện tử. Nguồn nhân lực mạnh mẽ là nhân tố quan trọng đảm bảo cho sự thành công của chiến lược xây dựng Chính phủ điện tử.
Đầu tiên là nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông. Cho tới năm 1980, lực lượng làm công nghệ thông tin (CNTT) ở nước ta chủ yếu là các cán bộ thuộc các ngành toán, lý chuyển sang.
Hiện nay trên phạm vi toàn quốc ước tính có khoảng 20.000 cán bộ đang hoạt động trong lĩnh vực CNTT, trong đó có khoảng 2.000 người chuyên làm về phần mềm tin học. Ngoài ra, có khoảng 50.000 người Việt Nam ở nước ngoài đang hoạt động trong lĩnh vực CNTT.
Từ năm 1980, một số trường đại học đã bắt đầu có khoa tin học và cho tới nay hầu hết tất cả các trường đại học đều có khoa tin học và tất cả các sinh viên đều được đào tạo tin học đại cương. Bảy trường lớn ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một vài tỉnh miền Trung đã được Nhà nước hỗ trợ đầu tư cho các khoa CNTT với mục tiêu đào tạo 2000 cử nhân và kỹ sư tin học mỗi năm. Cho tới nay, trung bình mỗi năm có khoảng 3.500 người được đào tạo cơ bản về tin học. Tuy nhiên, nếu tính bình quân đầu người so với Singapore thì nước ta còn kém khoảng 50 lần. Hiện nay, chúng ta vẫn đang thiếu nhân lực về CNTT, số sinh viên tốt nghiệp hàng năm chưa đủ đáp ứng nhu cầu của các tổ chức và doanh nghiệp. (Nguồn: Thương mại điện tử - Học viện hành chính quốc gia - NXB Lao động 2003)
Còn về đội ngũ cán bộ quản lý các dự án tin học hoá quản lý hành chính nhà nước, mặc dù đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tin học hoá này nhưng đa số các cán bộ không có nhận thức đầy đủ và đúng đắn về nó. Một dự án tốt mà những nhà lãnh đạo chủ chốt lại không có nhận thức đầy đủ về bản chất của vấn đề thì không bao giờ có thể thành công được.
3. Nhận thức của người dân và khả năng tiếp cận các dịch vụ điện tử
của Chính phủ
Có thể nói nhận thức của người dân Việt nam về Chính phủ điện tử điện tử rất kém. Hầu như mọi người đều không biết Chính phủ điện tử là gì, kể cả những sinh viên đại học chuyên ngành công nghệ thông tin hay kinh tế, chứ không nói gì đến những người dân bình thường, kể cả người dân ở các thành phố lớn đến những người dân ở nông thôn. Từ tình trạng sử dụng dịch vụ Internet ta có thể thấy, mặc dù tỷ lệ người dân sử dụng Internet đã tăng lên, nhưng vẫn còn rất thấp so với các nước khác. Do vậy khả năng tiếp cận các dịch vụ công của Chính phủ là rất thấp. Đối tượng sử dụng chủ yếu là các doanh nghiệp, nhưng vẫn không phải tất cả các doanh nghiệp Việt nam đều sử dụng được các loại dịch vụ của Chính phủ điện tử. Còn người dân thì chỉ có một số ít sử dụng, đó là những người đã quen thuộc với Internet. Như vậy, muốn tăng khả năng sử dụng các dịch vụ công của Chính phủ điện tử, điều cần thiết trước mắt là phải nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đời sống.
Hiện nay nhiều nhà lãnh đạo chưa thấy hết được giá trị của công nghệ thông tin trong công tác quản lý. Nhận thức của đại bộ phận cán bộ công chức còn kém, chưa thấy sức mạnh và chưa biết khai thác công nghệ thông tin.
4. Cơ sở pháp lý
Các quyết định của Thủ Tướng Chính phủ số 280/QĐ-TTg ngày 29/4/1997 về việc xây dựng mạng tin học diện rộng trong các văn phòng UBND và các bộ, ngành; Quyết định số 136/QĐ-TTg ngày 5/3/1997 về việc thành lập ban điều phối quốc gia mạng Internet…, là những cơ sở pháp lý ban đầu cho việc phát triển hạ tầng cơ sở thông tin ở Việt Nam và tạo điều kiện cho thương mại điện tử, Chính phủ điện tử bước đầu phát triển tại Việt Nam. Pháp luật Việt Nam đã thừa nhận việc sử dụng các dữ liệu thông tin trên vật mang tin như đĩa từ, băng từ hay các loại thẻ thanh toán để làm chứng từ thanh toán và để thanh toán tại các ngân hàng và tổ chức tín dụng theo quyết định số 196/QĐ-TTg ngày 1/4/1997 của TTCP).
Chính phủ Việt nam cũng cần tạo ra một khung pháp lý cho sự ra đời của thương mại điện tử, tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của Chính phủ điện tử. Chính vì vậy, căn cứ Nghị quyết số 12/2002/QH11 về Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ năm 2002-2007 và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc giao Bộ Thương mại làm đầu mối xây dựng Pháp lệnh Thương mại điện tử, tháng 3/2002 Bộ Thương mại đã ra quyết định thành lập Ban soạn thảo Dự án Pháp lệnh Thương mại điện tử, từ đó từng bước hoàn chỉnh để trình quốc hội phê duyệt văn bản pháp lý quan trọng này. Cho tới nay, dự thảo lần thứ 6 của Pháp lệnh Thương mại điện tử đã được hoàn thành và được Bộ Thương mại trình lên Chính phủ. Theo dự kiến, Chính phủ sẽ chính thức phê duyệt và ban hành Pháp lệnh này vào quý I năm 2004.
Cho đến nay, Chính phủ Việt nam đã soạn thảo hai đề án tin học hoá quản lý hành chính nhà nước nhằm tạo tiền đề cho sự ra đời của Chính phủ điện tử. Đầu tiên, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 49/CP về ứng dụng công nghệ thông tin ở Việt nam giai đoạn 1996 - 2000, trong đó đề án tin học hóa quản lý hành chính nhà nước là một phần quan trọng trong Chương trình quốc gia về công nghệ thông tin. Tuy nhiên, đề án này không được thực hiện một cách suôn sẻ, hay nói đúng hơn là "đang khởi động thì ngừng lại". Chương trình quốc gia về công nghệ thông tin chỉ tồn tại có hai năm rưỡi, thời gian còn lại chỉ để sắp xếp về tổ chức và triển khai thử nghiệm một số dự án để rút kinh nghiệm. Vào ngày 25/7/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 112/QĐ-TTg phê duyệt đề án tin học hoá quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2005.
5. Vấn đề bảo mật thông tin
Hiện nay, việc bảo đảm an toàn, an ninh cho thông tin điện tử ở Việt Nam được thực hiện như sau:
- Đối với các thông tin điện tử có liên quan đến các cơ quan của Chính phủ (như an ninh, quốc phòng, ngoại giao…), từ lâu nhà nước đã có các quy định chặt chẽ và các giải pháp kỹ thuật phù hợp để đảm bảo an ninh, an toàn cho loại thông tin này. Ngành cơ yếu Việt Nam đứng đầu là Ban cơ yếu Chính phủ là cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm về bảo mật, bảo đảm an toàn cho việc chuyển nhận thông tin trên các phương tiện điện tử.
- Đối với các thông tin điện tử trong lĩnh vực kinh tế xã hội, việc bảo đảm an toàn vẫn còn lỏng lẻo. Khi Việt Nam chính thức tham gia mạng Internet, nhà nước đã thành lập một cơ quan liên ngành Bưu chính viễn thông và Công an để quản lý, kiểm duyệt an ninh trên Internet và có một số văn bản quy định về vấn đề này.
6. Hệ thống thanh toán điện tử
Các ngân hàng thương mại của Việt Nam đang nỗ lực triển khai các dịch vụ, các sản phẩm đặc thù bằng cách hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, nhằm tự động hoá việc xử lý giao dịch, đa dạng hoá sản phẩm. Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại quốc doanh đều đã có hệ thống thanh toán điện tử riêng để đáp ứng các nhu cầu thanh toán của khách hàng trong nội bộ hệ thống và đi ra ngoài qua hệ thống bù trừ và thanh toán liên ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước. Ngoài ra, các ngân hàng còn tham gia hệ thống thanh toán SWIFT. Cụ thể là, ngân hàng Ngoại Thương đã có hệ thống bán lẻ SilverLake, hệ thống quản lý thẻ ATM và tham gia mạng SWIFT; ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam có hệ thống thanh toán tập trung BCS, hệ thống giao dịch trên mạng IBS và dịch vụ Home Banking; ngân hàng Công Thương Việt Nam đã có trương trình thanh toán điện tử trực tuyến triển khai tại toàn bộ 98 chi nhánh trên cả nước, đồng thời ngân hàng cũng sẵn sàng thanh toán các loại thẻ tín dụng của hai tổ chức là Visa và Master.
Đáng chú ý hơn cả là Ngân hàng Á châu ACB đã triển khai hệ thống quản trị ngân hàng bán lẻ mới TCBS trong trong toàn hệ thống, làm nền tảng cho việc phát triển ngân hàng điện tử Á châu (ACB E.Banking). Sau ba năm chuẩn bị, sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử đã chính thức hoạt động vào đầu năm 2003 với tổ hợp các kênh phân phối bằng điện tử với những sản phẩm dịch vụ ngân hàng của ACB dành cho khách hàng như Banking, Home Banking, Phone Banking, Mobile Banking, thẻ thanh toán. Đặc biệt dịch vụ Home Banking giúp khách hàng trên mạng kết nối tại văn phòng, tại nhà riêng. ACB E.Banking là kênh phân phối sản phẩm dịch vụ ngân hàng đến khách hàng thông qua điện thoại cố định, điện thoại di động, máy tính, POS, Internet, Intranet, Wap… dịch vụ có thể thực hiện 24/24 giờ và 7 ngày trong tuần. Hiện nay ACB đang cung cấp dịch vụ E.Banking hoàn toàn miễn phí. Đặc biệt, dịch vụ Home Banking do ACB cung cấp được bảo đảm an toàn nhờ hệ thống mã khoá bảo mật chữ ký điện tử của khách hàng (CA) do đơn vị thứ ba cung cấp (VASC). Công nghệ CA được các tổ chức tài chính quốc tế như Swift, Visa, Master… công nhận và sử dụng trong việc thanh toán điện tử. Các khách hàng sẽ được sử dụng tám dịch vụ chính như: Kiểm tra số dư tài khoản; Mua sắm hàng hoá không dùng tiền mặt (bằng dịch vụ Mobile Banking và thẻ ACB); Chuyển tiền giữa các tài khoản với nhau; Yêu cầu báo cáo về tình hình giao dịch tài khoản; Thanh toán các loại hoá đơn; Rút tiền từ tài khoản khi đang ở nước ngoài; Kiểm tra tỷ giá hối đoái, giá chứng khoán và
hỏi thông tin về các tài khoản và dịch vụ ngân hàng. Trước mắt việc áp dụng thanh toán dịch vụ Home Banking chỉ được áp dụng cho loại tiền đồng Việt Nam.
Như vậy, có thể thấy rằng chúng ta đã có một số cơ sở ban đầu phục vụ cho việc thanh toán điện tử thông qua các ngân hàng của Việt Nam. Tuy nhiên, việc thanh toán điện tử vẫn còn tương đối mới mẻ đối với các doanh nghiệp, đa số các doanh nghiệp vẫn chưa thể cho phép khách hàng thanh toán trực tuyến tại website của mình thông qua các dịch vụ của ngân hàng.
II) Định hướng và một số kiến nghị nhằm phát triển chính phủ điện tử ở Việt Nam
1. Đề xuất một số phương hướng nhằm phát triển công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin vào các dịch vụ của Chính phủ
Xuất phát từ thực tiễn thực hiện các đề án tin học hoá quản lý hành chính nhà nước, tôi xin được nêu ý kiến của mình nhằm định hướng Chính phủ trong việc phát triển công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin vào các dịch vụ của Chính phủ như sau:
- Phải gắn tin học hoá quản lý hành chính nhà nước với vấn đề cải cách hành chính. Cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin là hai vấn đề có mối liên hệ chặt chẽ. Công nghệ thông tin là một yếu tố hết sức quan trọng và cần thiết, có tác động tích cực thúc đẩy quá trình cải cách hành chính.
- Các nhà quản lý phải giữ vai trò chủ đạo, phải có sự lãnh đạo thống nhất từ cấp cao nhất của Chính phủ. Nếu người lãnh đạo không nhận thức được đầy đủ vai trò và ý nghĩa của ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước thì việc ứng dụng công nghệ thông tin khó có thể thành công. Như vậy, người lãnh đạo phải hiểu trước, hiểu sâu hơn về công nghệ thông tin thì mới có thể đưa công nghệ thông tin vào ứng dụng một cách hiệu quả.
- Hiệu quả phải đo được, tức là phải lượng hoá được những gì mà công nghệ thông tin góp phần nâng cao chất lượng quản lý.
- Hiệu quả đầu tư cần được đặt lên hàng đầu. Các dự án công nghệ thông tin phải có mục tiêu rõ ràng cụ thể, phải tính toán kỹ, đảm bảo sự đồng bộ giữa phần cứng, phần mềm, đào tạo huấn luyên chuyên viên kỹ thuật và những người sử dụng, người quản lý sao cho khi hệ thống được thiết lập xong là vận hành ngay được, thực hiện được mục tiêu đặt ra một cách hiệu quả. Tránh vội vàng, rập khuôn, làm ào ạt theo phong trào mà không chuẩn bị kỹ càng các điều kiện thực hiện.
- Tạo hành lang pháp lý cho tin học hoá, cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.
- Tin học hoá không chỉ hướng vào bên trong mà phải hướng ra bên ngoài, hướng vào các dịch vụ công. Tin học hoá ngoài việc trợ giúp các quy trình hoạt động trong các cơ quan nhà nước nhằm nâng cao hiệu suất công việc còn phải hướng tới việc tổ chức lại để tạo ra các dịch vụ nhằm phục vụ tốt hơn cho nhân dân.
- 24 bước cần thiết của một dự án ứng dụng công nghệ thông tin:
Xuất phát từ kinh nghiệm thực hiện dự án ứng dụng công nghệ thông tin của công ty FPT trong nhiều năm qua, các cơ quan nhà nước có thể áp dụng quy trình thực hiện dự án gồm 24 bước sau để có thể khắc phục được những hạn chế và loại bỏ được những nguyên nhân chủ quan dẫn đến tính kém hiệu quả của các dự án ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính nhà nước.
8 bước hình thành công việc:
1. Khảo sát hiện trạng.
2. Tham khảo mô hình tương tự (trong và ngoài nước).
3. Xác định nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin.
4. Xây dựng các mục tiêu, xác định phạm vi của dự án.
5. Xác định các nguồn lực cần thiết cho dự án.
6. Hình thành các bài toán với các mức độ ưu tiên.
7. Hình thành hệ thống chỉ tiêu đánh giá định lượng.
8. Xây dựng lộ trình chung cho dự án.
8 bước xây dựng giải pháp cho công việc:
9. Lựa chọn nhân sự phù hợp cho dự án, đặc biệt là nhân sự then
chốt.
10. Lựa chọn giải pháp và các công nghệ liên quan.
11. Lựa chọn đối tác tin cậy.
12. Phân tích thiết kế hệ thống.
13. Tái cấu trúc các quy trình không hợp lý.
14. Xây dựng các ứng dụng mẫu.
15. Tiếp tục đổi mới quy trình nghiệp vụ.
16. Xác định mô hình ứng dụng và giải pháp.
8 bước triển khai:
17. Xây dựng các ứng dụng diện rộng.
18. Từng bước mở rộng diện khai thác thử nghiệm.
19. Đánh giá sơ bộ hiệu quả sử dụng.
20. Đào tạo tiếp nhận và khai thác hệ thống.
21. Đo mức độ đáp ứng hệ thống chỉ tiêu dịnh lượng.
22. Nghiệm thu, bàn giao hệ thống
23. Duy trì hệ thống.
24. Đánh giá hiệu quả ứng dụng, đưa ra hướng cải tiến.
2. Một số kiến nghị nhằm phát triển Chính phủ điện tử ở Việt nam
Dựa trên kinh nghiệm phát triển Chính phủ điện tử ở một số nước và từ thực trạng,khó khăn, thách thức khi triển khai Chính phủ điện tử đã nghiên cứu ở chương 2 và dựa vào điều kiện cơ sở vật chất của đất nước ta, bài tiểu luận sẽ đưa ra một số đề xuất nhằm phát triển Chính phủ điện tử ở Việt nam.
* Trước hết, để xây dựng Chính phủ điện tử, nước ta cần xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó phải xây dựng những cơ sở hạ tầng theo thứ tự ưu tiên. Có thể xếp hạng ưu tiên các cơ sở hạ tầng như sau:
- Hạ tầng viễn thông: các thiết bị viễn thông và máy tính phải được đề cập tới trong bất kỳ kế hoạch nào về Chính phủ điện tử. Mức độ phát triển hạ tầng viễn thông phụ thuộc vào đề án Chính phủ điện tử.
- Kết nối sử dụng công nghệ thông tin viễn thông của Chính phủ:
Tình hình sử dụng công nghệ thông tin và viễn thông của Chính phủ cho thấy mức độ sẵn sàng quản lý thông tin và thực hiện đề án Chính phủ điện tử. Do vậy cần phải xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.
- Đội ngũ cán bộ trong Chính phủ. Đây là nhân tố quan trọng nhất trong chiến lược phát triển Chính phủ điện tử ở bất cứ quốc gia nào. Đội ngũ cán bộ nhà nước phải hiểu rõ về tầm quan trọng của Chính phủ điện tử, và phải được trang bị những kiến thức cần thiết nhằm thực hiện tốt chiến lược phát triển Chính phủ điện tử.
- Khả năng tài chính đang và sẽ có. Chính phủ nên dành riêng một phần ngân sách để đảm bảo khả năng tài chính phục vụ cho quá trình xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử.
- Môi trường kinh doanh điện tử như khung pháp lý, an toàn thông tin…Ngoài những hỗ trợ về tài chính, nhà nước cần xây dựng một khung pháp lý chính thức và hoàn chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi Chính phủ điện tử.
* Tiếp đến là xây dựng và quản lý đề án Chính phủ điện tử, bao gồm:
- Thiết lập cơ quan chuyên trách về Chính phủ điện tử trong Chính phủ. Thực tế cho thấy rằng khó có thể thực thi được đề án Chính phủ điện tử mà không có một đội ngũ quản lý từ khi bắt đầu đến khi kết thúc. Những cơ quan như vậy cần được hỗ trợ về tài chính, nhân lực và quản lý để thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Đảm bảo trao đủ quyền lực cho cơ quan quản lý đề án: Sẽ rất khó khăn cho cơ quan quản lý đề án nếu bất cứ quyết định nào cũng phải chờ cơ quan cấp trên thông qua rồi mới được thực hiện. Điều này sẽ làm chậm tiến độ thực hiện đề án. Do vậy, cơ quan quản lý đề án cần được trao đủ quyền lực để có thể tự quyết định những vấn đề nằm trong phạm vi nhiệm vụ để rút ngắn thời gian và chi phí không cần thiết.
- Xây dựng một kế hoạch làm việc để thực hiện đề án Chính phủ điện tử. Kế hoạch làm việc nên tập trung vào 6 thành phần chính sau:
_ Phát triển nội dung: bao gồm phát triển ứng dụng, mở rộng tiêu chuẩn, xây dựng các giao diện ngôn ngữ địa phương, hướng dẫn sử dụng và đào tạo điện tử.
_ Nguồn nhân lực và các chương trình đào tạo ở tất cả các cấp.
_ Kết nối mạng nội bộ và mạng Internet.
_ Khung pháp lý.
_ Các giao diện tương tác với công dân đảm bảo dễ dàng truy cập và phù hợp với tất cả các đối tượng.
_ Nguồn vốn: Kế hoạch phải xác định được nguồn doanh thu như phí sử dụng hay ngân sách để có thể đảm bảo cân bằng về tài chính.
* Vượt qua những trở ngại tâm lý trong Chính phủ:
Trong quá trình phát triển Chính phủ điện tử, các quan chức chính phủ thường cho rằng công nghệ sẽ làm cho họ mất việc làm, mất quyền lực, một số còn lo sợ sẽ phải làm nhiều việc hơn, vất vả hơn, lo sợ sẽ không thích ứng được với công nghệ mới...
Những tư tưởng như vậy hạn chế rất nhiều tiến trình thực hiện đề án Chính phủ điện tử. Do vậy, Chính phủ cần phải giải thích cho họ hiểu mục nđích của đề án, giải toả những lo lắng, đào tạo họ thành những "nhân viên tri thức". Đây chính là nội dung của quản lý tri thức, một thành phần quan trọng trong bất cứ đề án Chính phủ điện tử nào. Chính phủ cũng nên đề ra nnhững phần thưởng để tuyên dương những cán bộ có thành tích trong quá trình thực hiện đề án.
* Xây dựng phương pháp đo hiệu quả hoạt động của Chính phủ dựa
trên những tiêu chuẩn sau:
- Tiêu chuẩn đo sự thích ứng của Chính phủ với Chính phủ điện tử:
1, Khối lượng giao dịch điện tử;
2, Thời gian thực hiện yêu cầu của người sử dụng;
3, Số lượng hoặc phần trăm các dịch vụ điện tử do Chính phủ cung cấp;
4, Số lượng các dịch vụ điện tử mới;
5, Một dịch vụ điện tử được thực hiện ở bao nhiêu tỉnh, thành trong cả nước.
- Tiêu chuẩn đo những ảnh hưởng của Chính phủ điện tử:
1, Số lượng người truy cập thông tin và dịch vụ điện tử của Chính phủ;
2, Hiệu quả trong việc cung cấp thông tin và dịch vụ điện tử 24/24 giờ, 7/7 ngày như thế nào;
3, Thời gian người sử dụng có được hàng hoá, dịch vụ, thông tin là bao nhiêu;
4, Giảm bao nhiêu chi phí mà người sử dụng và Chính phủ phải chịu.
* Tuyên truyền công cộng đối với công dân và doanh nghiệp, tuyên truyền trong Chính phủ để nâng cao nhận thức về Chính phủ điện tử.
Trên thực tế, việc xây dựng Chính phủ điện tử rất tốn kém, thời gian đem lại lợi ích cho công chúng không phải là ngắn, vì vậy có thể áp dụng phương pháp triển khai nhanh. Việc này nhanh chóng tạo nên môi trường linh động và cạnh tranh hơn trên thị trường. Đồng thời có thể tiến hành xây dựng các cổng thông tin kinh tế trên cơ sở thông tin của Bộ Thương mại để hỗ trợ cho các doanh nghiệp.
* Nâng cao nhận thức và thay đổi cách nghĩ của lãnh đạo trung ương cũng như địa phương
. Phải xây dựng được một đề án tổng thể thật cụ thể về vấn đề này ở từng cấp, ngành để tránh lãng phí. Đồng thời, cần giải quyết những vướng mắc tồn đọng, yếu kém hiện nay và học tập kinh nghiệm của những nước khu vực để áp dụng và tạo đòn bẩy để tăng cường sức mạnh của cả nền kinh tế xã hội trước những thách thức mới”, Bộ trưởng Bưu chính Viễn thông Đỗ Trung Tá nói.
Hiện nay, Bộ Bưu chính Viễn thông (BCVT) đang đẩy nhanh tiến độ hoàn thành Dự thảo kế hoạch phát triển Chính phủ điện tử VN đến năm 2010. Theo Bộ BCVT, Dự thảo này sẽ được trình Chính phủ xem xét vào tháng 12-2004. Đây cũng là một trong những bước nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý phục vụ sự phát triển của CNTT- TS VN.
Trong đề án dự kiến được trình, mục tiêu là từ 2005 đến năm 2010 sẽ đổi mới tổ chức, phương thức quản lý, quy trình điều hành, xây dựng chính phủ Việt Nam năng động, minh bạch, hiệu lực, hiệu quả dựa trên sự trợ giúp toàn diện của CNTT-TT.
Chính phủ điện tử VN đảm bảo cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin thiết yếu và từng bước cung cấp dịch vụ công trực tuyến, một cửa cho người dân, doanh nghiệp ở mọi nơi, mọi lúc. Giúp doanh nghiệp làm việc với các cơ quan chính phủ nhanh hơn, thuận tiện hơn, tiết kiệm hơn.
Những nhiệm vụ lớn của chương trình này ( trị giá 221 triệu USD) đến năm 2010 là: 100% các cơ quan của chính phủ có trang web, đảm bảo đưa đầy đủ thông tin thiết yếu về pháp lý, hành chính liên quan đến cuộc sống của người dân lên mạng Internet. Người dân có khả năng tìm thông tin liên quan đến hoạt động của các cơ quan hành chính một cách nhanh chóng, kịp thời. Đến năm 2010 phấn đấu ¼ dân đô thị sử dụng chứng minh thư điện tử.
* Kinh nghiệm khi triển khai CPĐT ở địa phương:
. Việc triển khai tin học hóa hay cải cách hành chính trước.
Đã là một quy trình làm việc thì hiển nhiên nó sẽ phải có sự thay đổi theo thời gian và không thể tồn tại một quy trình bất biến được. Vì thế phải thiết kế phần mềm đáp ứng được sự thay đổi của quá trình làm việc, dù đơn vị hay địa phương đó cải cách hành chính trước hay tin học hóa trước. Có thể thấy tin học hóa tác động vào cải cách hành chính và ngược lại cải cách hành chính thấy tin học có thể làm được nhiều thứ nên lại tiếp tục cải cách và cuối cùng chúng ta sẽ có được quy trình làm việc tốt.
. Việc xây dựng cổng thông tin điện tử hay dịch vụ công trước
Nhiều năm qua mọi người chỉ chú trọng xây dựng cổng thông tin điện tử. tuy nhiên, đầu tiên, chúng ta triển khai trong nội bộ và nhận được sự ủng hộ của chính những người trong cơ quan, lúc đó mới có thể cung cấp các dịch vụ công qua mạng cho người dân tốt được.
Khi bản thân các cán bộ của cơ quan quản lý nhà nước đã có văn hóa ứng dụng CNTT thì tự khắc họ sẽ có nhu cầu đẩy ứng dụng đó ra cho người dân được hưởng.
Như tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đã triển khai văn phòng điện tử Bkav eOffice và thực hiện tốt trong nội bộ các cơ quan trên địa bàn, sau đó là một cửa điện tử Bkav eGate. Hiện nay, Bkav đang tư vấn cho tỉnh xây dựng cổng thông tin điện tử. Dựa trên các nền tảng như vậy thì mới có thể đảm bảo được sự thành công của CPĐT.
. Hạ tầng như thế nào là đủ để xây dựng CPĐT
Hầu hết hạ tầng của chúng ta hiện nay đã đủ, tại một số nơi do chấp vá nên lúc nào vũng tưởng là thiếu. Nhưng chỉ cần các chuyên gia tư vấn, vận dụng hết khả năng của thiết bị sẵn có thì địa phương đó mới hiểu ra là hạ tầng của họ đáp ứng được.
Tuy nhiên, nếu chúng ta phát triển hơn nữa sẽ phải mua sắm thiết bị.
. Làm thế nào để triển khai rộng CPĐT khi có rất nhiều sự khác biệt giữa các đơn vị hành chính trong cùng một địa phương.
Một số nơi dù là trung tâm thành phố nhưng lại rất e ngại trong việc thực hiện tin học hóa. Đối với những địa phương này thì phải chọn cách “ lấy nông thôn bao vây thành thị”, triển khai ở vùng sâu vùng xa trước như Sơn Hà ( Quảng Ngãi) hay Cao Lộc ( Lạng Sơn) … Khi đã có sự thành công ở nơi khó khăn như vậy thì lập tức các đơn vị quản lý ở thành phố sẽ thục hiện theo.
. Liên thông nhiều ứng dụng của các nhà cung cấp khác nhau
Đua ra nhiều chuẩn mở để các nhà cung cấp có thể kết nối với nhau
KẾT LUẬN
Hiểu đúng nghĩa thì Chính phủ điện tử là ước mơ và có lẽ là ước mơ kỳ diệu nhất của nền dân chủ, của một nhà nước của dân, do dân và vì dân trong thời đại thông tin. Vì vậy bất cứ nước nào, dù là nước xã hội chủ nghĩa hay nước tư bản chủ nghĩa đều cần phải xây dựng Chính phủ điện tử, bởi Chính phủ điện tử không những không làm biến đổi bản chất chế độ mà nước đó đang đeo đuổi, mà nó còn giúp cho nước đó nâng cao vị thế của mình.
Có nhiều cách để xây dựng Chính phủ điện tử. Mỗi nước có một chiến lược phát triển Chính phủ điện tử khác nhau, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nước đó. Một nước nghèo như nước ta không thể áp dụng chiến lược phát triển Chính phủ điện tử của các nước phát triểm trên thế giới một cách rập khuôn, vì nó sẽ rất dễ dẫn đến thất bại vì nó không phù hợp với hoàn cảnh kinh tế - xã hội nước ta. Vì vậy, có xây dựng Chính phủ điện tử thành công hay không chủ yếu phụ thuộc vào việc đề ra một chiến lược hợp lý và phải có sự chuẩn bị kỹ càng.
Tuy nói là chúng ta không thể áp dụng chiến lược phát triển Chính phủ điện tử của các nước đi trước, nhưng chúng ta vẫn có thể nghiên cứu chiến lược phát triển Chính phủ điện tử của các nước này, từ đó rút ra những bài học thành công và không thành công của họ để rút kinh nghiệm.
Con đường mà các nước đã đi qua trong lộ trình triển khai Chính phủ điện
tử mất một khoảng thời gian khá dài, hi vọng một nước đi sau như Việt nam sẽ không phải mất nhiều thời gian như vậy. Muốn vậy, Việt nam phải tự tìm ra những hướng đi thích hợp trong ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào việc nâng cao hiệu quả và hiệu lực của chính quyền các cấp, đồng thời từng bước cung cấp dịch vụ công cho người dân qua Internet nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như tiết kiệm thời gian và sức lực của người dân trong quan hệ với Chính phủ.
Chính phủ điện tử ở Việt nam mới chỉ đang trong giai đoạn đầu, tức là giai đoạn ứng dụng công nghệ thông tin sao cho bộ máy Chính phủ điều hành hiệu quả hơn, cung cấp các thông tin Chính phủ phục vụ đời sống xã hội, tin học hoá quản lý hành chính nhà nước… Vì vậy, nhiệm vụ cấp bách hiện nay của Việt nam là phải thực hiện những bước đi hợp lý, thực hiện những biện pháp cụ thể và hiệu quả để nhanh chóng chuyển sang giai đoạn tiếp theo của Chính phủ điện tử. Để thực hiện được điều này, Việt Nam cần phải xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin viễn thông, xây dựng và có kế hoạch quản lý chặt chẽ đề án Chính phủ điện tử, loại bỏ những trở ngại tâm lý trong Chính phủ và tích cực tuyên truyền để nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp dân chúng về Chính phủ điện tử. Những giải pháp trên được khoá luận rút ra từ bài học kinh nghiệm của các nước đi trước và tình hình thực tế của Việt Nam, hi vọng sẽ nhanh chóng được áp dụng nhằm giúp nước ta tiến nhanh trên con đường phát triển Chính phủ điện tử.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tạp chí Tổ chức nhà nước, số tháng1, 2, 4/2002
2. Giáo trình Thông tin trong quản lý hành chính nhà nước- Học viện hành chính quốc gia
3. Thông tin Kinh tế - Xã hội, số tháng 10 và 12/2003
4. Thương mại điện tử - Học viện hành chính quốc gia - NXB Lao động
2003
5. Google.com.vn
6. Thuvienluanvan.com
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng và giải pháp xây dựng chính phủ điện tử ở Việt Nam.doc