PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài
Thời kỳ hiện nay, thời kỳ hội nhập thời kỳ đất nước đang tiến lên sự nghiệp hóa Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước. Dân số một vấn đề đang được quan tâm không chỉ ở Việt Nam mà với các quốc gia trên toàn thế giới. Dân số nảy sinh lên rất nhiều vấn đề trong đó lực lượng lao động và việc làm là vấn đề bức xúc và cần được giải quyết ngay tại tất cả các quốc gia trên thế giới không riêng gì đất nước Việt Nam chúng ta.
Tại Việt Nam có tới 80% dân số và 70% lao động sống và làm việc tại nông thôn. Trên địa bàn cả nước có đến 6 – 7 triệu lao động dư thừa, không có việc làm thường xuyên, trong đó có 50% lao động có việc làm từ 4 – 5 tháng/năm. Hàng năm lao động cả nước tăng từ 3,4 – 3,5%, trong đó nguồn lao động nông thôn đã tăng nửa triệu. Cùng với sự tăng dân số và quá trình đô thị hóa ngày càng cao nên đã dẫn đến tình trạng đất nông nghiệp bình quan trên đầu người giảm xuống, xảy ra tình trạng đất chật người đông, thiếu việc làm là một điều tất yếu. Thực trạng này đã và đang là rào cản chính đối với sự nghiệp xóa đói giảm nghèo, nâng cao dân trí, phát triển nền giáo dục, bên cạnh đó một mối lo không nhỏ đó là phát sinh thêm nhiều tệ nạn xã hội.
Nhà nước từ lâu đã có chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng chuyển dần lao động nông thôn sang nghề dịch vụ và các ngành phi nông nghiệp. Do chịu ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân vì thế mà quá trình chuyển đổi này đã diễn ra một cách chậm chạp. Vì vậy thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm ở nông thôn cần được quan tâm, nghiên cứu và tìm ra các biện pháp hữu hiệu để sử dụng nguồn lao động nói chung và nguồn lao động nông thôn nói riêng một cách hiệu quả, đồng thời các biện pháp đó phải mang tính lâu dài để phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn.
Mỗi vùng kinh tế có những đặc thù riêng biệt về mọi mặt vì thế việc nghiên cứu phải gắn sát với sự phát triển của địa bàn nghiên cứu để có thể đưa ra những giải pháp, chính sách hiệu quả giải quyết việc làm cho lao động mỗi vùng miền.
Khánh Vĩnh là một huyện miền núi thuộc địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Là huyện có địa bàn khá rộng và phức tạp, địa hình hiểm trở nằm ở đầu nguồn của sông Cái Nha Trang – Khánh Hòa. Là huyện có diện tích rừng rất lớn, có những tiềm năng du lịch văn hóa lịch sử lâu đời và nền công nghiệp chế biến lâm sản. Nhiều năm qua mặc dù nền kinh tế có những chuyển biến tích cực đáng kể xong trong những năm gần đây tệ nạn xã hội của huyện có chiều hướng tăng. Theo cơ quan co thẩm quyền phần lớn các đối tượng vi phạm chủ yếu là những người không có việc làm chủ yếu là ở nông thôn. Vì vậy vấn đề giải quyết việc làm cho lao động các vùng nông thôn nói riêng và lao động của toàn huyện nói chung đang là vấn đề cấp thiết đặt ra cho chính quyền huyện Khánh vĩnh.
Từ thực trạng trên em tiến hành nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Thực trạng và một số biện pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện Khánh Vĩnh – tỉnh Khánh Hòa”.
64 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 11056 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng và một số biện pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện Khánh Vĩnh – tỉnh Khánh Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lao động. Trong đó tỉ lệ có việc làm chiếm 99,8% số người lao động trong độ tuổi lao động. Nhưng chi phí học nghề còn cao so với các xã đặc biệt khó khăn của huyện và hoạt động học nghề của các đối tượng này cũng bị gián đoạn không ít nên gây không ít khó khăn cho công tác quản lý, không chỉ vậy hiện nay huyện chỉ co một trung tâm đào tạo nghề nên gây khó khăn trong việc đi lại học tập của học viên, mà hàng năm trung tâm chỉ đào tạo được khoảng 500 lao động nhóm ngành nghề được đào tạo gồm: Công nghiệp xây dựng, nông – lâm – thủy sản. Bên cạnh đó còn xảy ra tình trang lao động trong huyện di chuyển ra vùng ngoài tìm việc làm và lao động vùng ngoài lao huyện tìm việc nên xuất hiện nhiều vấn đề khác về xã hội đặc biệt là các tệ nạ xã hội ngày càng tăng.
2.2.2.3. Xây dựng cơ sở hàng tầng tạo việc làm cho lao động nông thôn
Cơ sở hạ tầng một vấn đề không thể thiếu trọng một xã hội đã và đang phát triển, bên cạnh đó cơ sở hạ tầng cũng là lĩnh vực thu hút rất nhiều lao động phổ thông vao làm việc. Riêng về lình vực này năm 2010 đã giải quyết cho hơn 5.000 lao động có việc làm với mức thu từ 70 – 200 nghìn đồng/ ngày, bước đầu tạo việc làm cho lao động sản xuất nông nghiệp. Các dự án, các gói thầu lớn đã thu hút từ 500 – 1000 lao động thời vụ. Đó là các công trình về trường học, bờ kè các con sông, công trình thủy lợi, công trình xây sựng nhà tái định cư cho dân tộc thiểu số theo chương trình 134,135 của chính phủ đầu tư. Đặc biệt huyện đang tiến hành một công trình thủy điện tại xã Khánh Trung thu hút hơn 200 lao động trên một ngày, công trình nhà văn hóa thiếu nhi của huyển thu hút hơn 50 lao động trên một ngày tham gia xây dựng. Công trình tuyến đường Đà Lạt đoạn Cầu Lùng của huyện Diên Khánh đến Cầu Bà huyện Khánh Vĩnh cũng thu hút hơn 200 lao động tham gia hàng ngày.
Trong điều kiện diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp lại do qua trình đô thị hóa và phát triển công nghiệp, Khánh Vĩnh đã nhanh chóng lồng ghép các chương trình các dự án vào để tạo việc làm cho lao động. Đồng thời phối hợp với các chủ đầu tư tổ chức tuyển lao động và ưu tiên cho lao động địa phương vào làm việc tại các công trình công nghiệp. Không chỉ vậy huyện còn lập ra vùng chuyên canh cây mía, lúa nước, trồng cây nguyên liệu phục vụ sản xuất công nghiệp theo hướng bền vững. Đây là bước ngoặt quan trọng trong việc chuyển đổi từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp để người lao động tăng thu nhập cải thiện đời sống, tiến đến xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện góp phần tạo đà phát triển chũng cho toàn tỉnh.
2.2.2.4. Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn thông qua chương trình quốc gia về việc làm
Hoạt động xuất khẩu lao động ra nước với nước ta là một hoạt động khá mới những đã và đang được nhiều người quan tâm, bên cạnh đó tại huyện còn tiến hành thực hiện các chương trình giải quyết việc làm như: Vay vốn quỹ quốc gia giải quyết việc làm và giới thiệu việc làm cho lao động tại địa bàn huyện.
Chương trình cho vay vốn Quỹ quốc gia hỗ trợ giải quyết việc làm được thực hiện hàng năm, các đối tượng chưa có việc làm như: Bộ đội xuất ngũ, cán bộ nhân viên chức dôi dư nghỉ việc một lần, thanh niên học sinh đến tuổi lao động chưa tìm được việc làm được ưu tiên vay vốn, trong vòng 5 năm qua đã có 750 lao động được tạo việc làm như vay vốn ưu đãi với số tiền hơn 7 tỷ đồng, bình quân mỗi năm giải quyết cho khoảng 90 – 150 lso động vay vốn để phát triển sản xuất ổn định cuộc sống.
Huyện đã giao cho phòng Lao động Thương binh và xã hội huyện phối hợp với Trung tâm dịch vụ việc làm của sở Lao động Thương binh và xã hội tỉnh Khánh Hòa cùng các công ty mô giới tuyển lao động địa phương khác tiến hành tư vấn giới thiệu việc làm cho lao động đến làm việc tại các Doanh nghiệp thuộc các địa phương khác trong cả nước, mỗi năm có hơn 500 lao động đi làm việc tại tp. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai… Bên cạnh đo các trung tâm dạy nghề tuyển sinh đào tạo nghề cho lao động tự tìm việc làm trong địa phương hoặc tham gia xuất khẩu lao động ra nước ngoài.
2.3. Đánh giá tình hình sử dụng lao động nông thôn, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn và các yếu tố ảnh hưởng
2.3.1. Đánh giá tình hình sử dụng lao động và giải quyết việc làm
Vấn đề sử dụng lao động tại huyện Khánh Vĩnh trong giai đoạn 2006 – 2010, lực lượng lao động trên địa bàn huyện tăng nhanh hơn mức tăng dân số (15,55%/12,69%), số người phụ thuộc do lao động nuôi dưỡng giảm dần. Giải quyết việc làm cho lao động đạt kết quả tích cực thông qua chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi, thu nhập của người lao động cũng tăng đáng kể. Tỉ lệ thất nghiệp toàn phần không đáng kể chiếm chưa đầy 1% lực lượng lao động trong độ tuổi lao động. Trình độ của người lao động cũng được nâng cao hơn nhằm phục vụ yêu cầu ngày càng cao của nền khoa học kỹ thuật hiện đại ngày nay, đặc biệt là đối với lực lượng lao động quản lý khu vực Nhà nước. Lao động trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh có những ưu điểm chung của lao động của cả nước đó là đức tính cần cù, sáng tạo, chịu thương chịu khó trong sản xuất nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần.
Nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về giáo dục – đào tạo nói chung về dạy nghề nói riêng đã có những bước chuyển biến tích cực. Tỉ lệ học sinh đến lớp được tăng lên nhanh, hoàn thành phổ cập giáo dục bậc trung học, tạo tiền đề thuận lợi cho công tác đào tạo nghề. Người lao động ngày càng tăng và người lao động cũng quan tâm hơn đến vấn đề học nghề nâng cao trình độ lao động, kết quả cho thấy số lao động được tuyển mới học nghề ngày càng tăng. Dạy nghề đã và đang từng bước chuyển đổi theo hướng cầu lao động ngày càng cao, tiếp cận với các Doanh nghiệp và thị trường lao động, gắn với các chương trình giải quyết việc làm, giảm nghèo. Quy mô dạy nghề tăng nhanh, góp phần nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề và thúc đẩy quá trình chuyện dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy nghề đã được cải thiện phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế hiện nay cũng như về lâu dài.
Bên cạnh những mặt đạt được thì số người lao động trong độ tuổi lao động chiếm xấp xỉ trên một nửa dân số, thấp hơn rất nhiều so với tỉ lệ của cả nước và trong toàn tỉnh Khánh Hòa, dẫn tới lao động phải nuôi dưỡng đến gần 2 lần, làm cho đời sống chậm được nâng cao, khả năng tích lũy thấp.
Chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành kinh tế, thành phần kinh tế và vùng kinh tế rất chậm. Lao động trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và kinh tế cá thể chiếm tỉ trọng lớn. Lao động trong khu vực kinh tế tư nhân có tỉ trọng thấp, tăng chậm. Lao động trong khu vực nhà nước chủ yếu là cán bộ, công chức, viên chức hành chính sự nghiệp.
Lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp lớn; trình độ lao động nói chung thấp cả về nhận thức và tay nghề; ý thức kỷ luật và tự giác của lao động còn nhiều hạn chế, một bộ phận có tâm lý ỷ lại vào sự trợ giúp của nhà nước, không chịu khó vươn lên. Tất cả những hạn chế trên dẫn đến năng suất lao động và thu nhập thấp, khả năng tích lũy tái sản xuất mở rộng kém, không đáp ứng kịp yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.
Đầu vào của đào tạo nghề không bảo đảm cả về số lượng và chất lượng nên tuyển sinh gặp khó khăn. Do nhiều nguyên nhân khác nhau nên việc triển khai đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp còn chậm, chất lượng học viên chưa đạt yêu cầu khi thử việc vào các doanh nghiệp, công ty….Quy mô đào tạo dài hạn (cao đẳng nghề, trung cấp nghề) còn thấp. Các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy nghề mặc dù được tăng cường nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Công tác xã hội hóa dạy nghề còn chậm, chưa huy động tốt khả năng tham gia của các thành phần kinh tế trong sự nghiệp dạy nghề.
2.3.2. Yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện Khánh Vĩnh
2.3.2.1. Quy mô sản xuất ngành nông nghiệp
Tuy Khánh Vĩnh là huyện miền núi có diện tích đất lâm nghiệp chiếm 72,2% diện tích đất tự nhiên và đất nông nghiệp ngày càng giảm dó quá trình đô thị hóa ngày càng cao, cùng với công nghiệp hóa nhưng ngành tròng chọt của huyện Khánh Vĩnh đã đạt được một số kết quả đáng kể: Sản xuất ngành nông nghiệp chiếm 34,14% GDP toàn huyên năm 2010, nội bộ ngành lại có sự chuyển đổi phù hợp theo hướng phát triển sản xuất mới.
Những năm gần đây sản xuất nông nghiệp vẫn giữ một vai trò khá quan trọng trong sự phát triển của toàn ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao về GDP toàn ngành (68% GDP), ngành nông nghiệp ngày càng phát triển theo hướng chuyên môn hóa phục vụ nhu cầu của con người ngày càng cao với việc tiếp cận với các phượng tiện hiện đại, chăn nuôi và các dịch vụ nông nghiệp vân đang chiếm ưu thế ngày càng cao, con trồng trọt tuy chiếm tỷ trọng lớn trong nông nghiệp nhưng chỉ tăng 2,72%/năm (năm 2009) về giá trị đóng góp.
Bảng 10: Diện tích gieo trồng của huyện Khánh Vĩnh
Đơn vị tính: ha
Chỉ tiêu
Năm
2005
2007
2009
Tổng diện tích
8610
11249
14195,59
1. Cây hàng năm
- Cây lương thực
+ Lúa
+ Ngô
- Cây CN hàng năm
- Cây hàng năm khác
2. Cây lâu năm
- Cây công nghiệp
- Cây ăn quả
6358
2620
1120
1500
1690
2048
2252
1932
320
7560
2805
1235
1570
1761
2994
3689
3221
468
6437,85
2680
1160
1520
1675
2082,85
7757,74
7200,74
557
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Khánh Vĩnh)
Thông qua bảng thống kê trên cho ta thấy giai đoạn 2005 – 2009 diện tích gieo trồng của toàn huyện tăng bình quân hơn 2500ha/năm. Diện tích tăng chủ là ở cây lâu năm trong đó là cây công nghiệp chiếm diện tích đáng kể (7200,74ha trong tộng diện tích cây lâu năm là 7757,74ha năm 2010). Diện tích cây công nghiệp phát triển rất nhanh từ 1932ha năm 2005 lên 7200,74ha năm 2010. Từ đó cho thấy vai trò của việc trồng cây lau năm đóng vai trò khá quan trọng trong cơ cấu cây trồng. Điều này cho thấy điều kiện tự nhiên ở huyện Khánh Vĩnh có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp lau năm.
Bảng 11: Diện tích cây trồng chính của huyện Khánh Vĩnh
Đơn vị tính: ha
Cây trồng chính
Năm
2005
2007
2009
1. Lúa đông xuân
2. Lúa hè thu
3. Lúa vụ mùa
4. Ngô
5. Mía
6. Lạc
7. Mè
8. Bông
9. Khoai lang
10. Đậu tương
11. Thuốc lá
12. Sắn
340
330
450
1500
1530
23
106
-
17
25
68
960
515
370
350
1570
1600
29
50
30
20
30
22
920
520
490
150
1520
1520
30
90
-
30
30
5
1410
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Khánh Vĩnh)
Trong những năm gần đây cây trồng hàng năm của huyện như lúa, ngô, khoai lang và sắn, mía là những cây trồng chính trong huyện. Tuy nhiên lúa hè thu có tốc độ tăng nhanh từ 330ha năm 2005 lên 490ha năm 2009, lúa vụ mùa lại giảm từ 450ha năm 2005 xuống còn 150ha năm 2009, diện tích sắn lại tăng mạnh từ 960ha năm 2005 lên 1410ha năm 2009. Mía lại có xu hướng giảm trong khi đó loại cây này đã góp phần cải thiện đời sống của người dân trong toàn huyện đáng kleer trong thời gian qua từ 1600ha xuống còn 1520ha năm 2009 do chi phí sản xuất tăng cao và giá thành sản phẩm lại giảm nên kéo theo diện tích mía bị giảm.
Nhu vậy sự phát triển của ngành trồng trọt không chỉ phản ánh quá trình phát triển của nền kinh tế mà còn cho thấy sự phát triển của ngành chăn nuôi và khả năng tạo việc làm cho người lao động nông thôn thường xuyên hơn.
Ngành chăn nuôi của huyện mặc dù gặp phải khó khăn do dịch bệnh lở mồn long móng, cúm gà…nhưng số lượng đàn gia súc, gia cầm đã được khôi phục khá nhanh.
Bảng 12: Quy mô của ngành chăn nuôi của huyện Khánh Vĩnh
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm
2005
2007
2009
1. Trâu
2. Bò
3. Lợn
4. Dê
5. Gia cầm
Con
Con
Con
Con
Con
673
6409
5341
220
20207
533
8289
5150
750
23368
476
7780
6284
139
34901
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Khánh Vĩnh)
Theo thống kê cho thấy trâu, bò là loài gia súc lớn được chăn nuôi khá phổ biến để lấy sức kéo ở các vùng nông thôn, miền núi. Mặc dù trong những năm gần đây việc cày bừa đã được thay thế bằng sức kéo của máy móc nông cụ, nhưng như hiện nay vật giá ngày càng tăng cao thỉ việc sử dụng sức kéo từ trâu bò được duy trì trong đó số trâu bò dùng cho sức kéo là 288 con (năm 2009), số bò dùng cho sức kéo là 1222 con (năm 2009). Không như trâu bò, lợn được chăn nuôi với quy mô là nhỏ lẻ trong các hộ nông dân (trung bình 4 -5 con/hộ) để lấy thịt cung cấp cuộc sống hàng ngày của con người và chỉ với quy mô trong địa phương, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên số lượng bị giảm năm 2005 có 5341 con nhưng đến 2006 chỉ còn 2800 đến năm 2007 lại tăng lên 5150 con đến năm 2008 lại bị giảm 4737 con đến năm 2009 lại tăng lên 6248 con. Như vậy ta có thể biết được việc chăn nuôi lơn được quan tâm và phát triển trong khi ngày càng xảy ra những loại dịch bệnh ảnh hưởng đến việc chăn nuôi của bà con.. Chăn nuôi gia cầm cũng bị ảnh hưởng bởi dịch cúm nhưng giảm không đáng kể tính đến năm 2009 là 34401 con.
Tình hình phát triển chăn nuôi thể hiện cụ thể ở việc đáp ứng yêu cầu cung cấp sản phẩm cho thị trường.
Lâm nghiệp được xem là một thế mạnh của huyện Khánh Vĩnh do đó diện tích chiếm 72,2% tổng diện tích đất tự nhiên. Tuy vậy sản xuất lâm nghiệp vẫn chưa thể khai thác hết các tiềm năng đang có, giá trị sản xuất lâm nghiệp chỉ chiếm 26,78% GDP nông nghiệp. Phần lớn hoạt động sản xuất lâm nghiệp là khai thác nhỏ lẻ. Đây là yếu tố phát triển chưa bền vững. Nguyên nhân chính là sự phân định rõ ràng về các loại rừng (đất rừng sản xuất, rừng phòng hộ, và rừng đặc chủng).
Bên cạnh phát triển sản xuất lâm nghiệp và nông nghiệp, hoạt động sản xuất thủy sản đã được quan tâm và phát triển. Tuy chỉ chiếm 1,92% GDP nông nghiệp hiện đang có tốc độ phát triển khả quan, năm 2005 có sản lượng là 13,5 tấn nhưng 2009 là 50,4 tấn (nguồn từ phòng thống kê huyện). Ngành thủy sản phát triển chủ yếu là hoạt động nuôi trồng ( chiếm 46,2 tấn), khai thác và dịch vụ chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng có chỉ số GDP khá lớn ( 42,54% năm 2009). Thủy sản không phải là thế mạng của Khánh Vĩnh bởi diện tích sông suối, ao, hồ nhỏ, mực nước thấp. Do đó, sản xuất thủy sản mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu của địa phương
2.3.2.2. Quy mô sản xuất ngành nghề, thương mại – dịch vụ ở nông thôn
Ngành thương mại dịch vụ trong nông thôn phần lớn là những hoạt động nhỏ lẻ, nên khó có số liệu thống kê chính xác về quy mô sản xuất của ngành thương mại - dịch vụ trong nông thôn. Tuy nhiên, hầu hết hoạt động dịch vụ trong nông thôn còn chưa thực sự phát triển mạnh so với nhu cầu của người dùng và chất lượng dịch vụ cũng chưa thật sự đảm bảo do nhiều nguyên nhân như về vốn và trình độ chuyên môn. Về mức sử dụng lao động trong ngành còn thấp. Chính vì thê, muốn tăng cường sử dụng lao động trong nông thôn cần phải quan tâm đến đúng mức tới công tác thông kê cũng như quan tâm tới vấn đề tạo điều kiện cho người dân vay vốn, nâng cao trình độ.
2.3.2.3. Quy mô sản xuất ngành công nghiệp tại nông thôn
Khánh Vĩnh huyện không có thế mạnh về khoáng sản, trong những năm gần đây hoạt động khai thác chế biến gỗ và một số loại khoáng sản đã đạt được một số kết quả. Trong năm 2009 ngành công nghiệp có tỉ lệ GDP là 22,86% cho thấy quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ. Tuy nhiên việc khai thác và chế biến lâm sản đã thu hút một lượng lao động khá lớn nhưng lâm sản là nguồn tài nguyên hưu hạn, việc khai thác để gia tăng việc làm mà nếu không được tái tạo sẽ dẫn đến tính trạng cạn kiệt nguồn nguyên liệu và sẽ không phải là hướng đi bền vững. Bên cạnh đó hoạt động khai thác thô sơ với các loại máy mác lạc hậu, kỹ thuật hạn chế không tận dụng triệt để nguồn nguyên liệu và hiệu suất lao động. DO đo, nên có hướng phát triển tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật hàm lượng lao động trong sản phẩm để nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm mang lại lợi nhuận cao, tăng thu nhập cho người lao động, đặc biệt đối với lao động nông thôn.
Bảng 12: Một số sản phẩm chủ yếu của công nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh
Công nghiệp ngoài Nhà nước
Đơn vị
tính
Năm
2005
2007
2009
Xay xát lương thực
Đường trầm
Đường kết tinh
Nước đá
Công cụ cầm tay
Gạch nung
Mộc dân dụng
Xẻ gỗ tròn
Đá trẻ
May
Bánh mì
Giấy và bột giấy
Tăm nhang
Tấn
Tấn
Tấn
Tấn
1000 cái
1000 viên
m3
m3
1000 viên
1000 sp
Tấn
Tấn
Tấn
3306
-
525
1044
2,5
-
3812
1030
860
9,715
24
-
15
3970
-
252
582
2
8550
4500
1120
703
3,66
27
-
32
3552
-
352
529
1,74
6920
1525
9200
735
8,2
28
-
26
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Khánh Vĩnh)
2.3.2.4. Sự phát triển của các Doanh Nghiệp trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh
Dưới góc độ ngành CN, CN chế biến có nhiều cơ sở hơn so với các ngành CN khác. CN chế biến chủ yếu là say xát thóc, làm gạch, bánh mì trong các hộ gia đình tại nông thôn.
Ngày nay, với chủ trương dài hạn là phát triển CN, huyện đã tiến hành lên kế hoạch và quy hạch phát triển và xây dựng nhà máy thủy điện Sông Giang đang trong giai đoạn hoàn thành.
Chế biến lâm hàng năm Khánh Vĩnh khai thác đạt 26,78% GDP so với ngành nông nghiệp phục vụ chủ yếu cho việc làm giấy và sản xuất đồ gỗ phục vụ xuất khẩu. Ngoài ra còn phục vụ cho các xưởng mộc dân dụng.
Sản xuất tiểu thủ công nghiệp trong nông thôn những năm gần đây phát triển đa dạng ngành nghề tạo ta nhiều sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong cũng như ngoài huyện Khánh Vĩnh (dụng cụ cầm tay, sửa chữa thiết bị nông nghiệp, gò, hàn) đã và đang phát huy tác dụng tốt, hỗ trợ đắc lực cho ngành nông nghiệp phát triển đồng thời cũng tạo việc làm cho lao động thiếu việc làm.
Như vậy, ngành CN nặng, CN chế biến và tiểu thủ CN đang tạo ra số luongj lớn công việc trực tiếp và gián tiếp cho lao động ở nông thôn trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh. Chủ trương phát triển vùng nguyên liệu nâng cao hiệu suất máy góp phần tạo thêm việc làm cho người lao động trong vùng nguyên liệu.
2.3.2.5. Sự phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ
Như ở đầu đã phân tích thì trong thời gian gần đây huyễn đa rất chú trọng tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã, thị trấn. Hoạt động này đã tạo ra nhiều việc làm cho lao động địa phương trong thời gian nông nhàn. Tuy vân chưa tạo ra được bước chuyển lớn cho nguồn lao động nông thôn nhưng đây cũng là tiền đề cho sự phát triển sản xuất nông nghiệp nông thôn, phục vụ đời sống cho người dân tiến xâu hơn nữa là nâng cao chất lượng đời sống cho người lao động, phát triển nguồn lao động trong tương lai góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Các chính sách phát triển kinh tế nông thôn
Bên cạnh một số nguyên nhân cơ bản trên ảnh hưởng đến việc sử dụng nlao động và giải quyết việc làm cho lao động thì chính sách tín dụng và giải quyết việc làm, chính sách dân số, đất đai: Có những tác động không nhỏ thúc đẩy quá trình tạo việc làm cho người lao động và góp phần nâng cao chất lượng lao động.
Du lịch:
+ Đảm bảo phát triển ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn qua đó sẽ đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững về kinh tế của Huyện; tăng cường đầu tư đa dạng hóa sản phẩm du lịch, nâng cao các tiêu chuẩn của ngành mang tầm quốc tế thu hút nhiều khách du lịch nước ngoài tham quan nghỉ dưỡng có mức chi tiêu cao, tạo thêm công ăn việc làm cho lao động địa phương, nâng cao đời sống trình độ dân trí, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc bản địa, bảo vệ cảnh quan môi trường.
+ Quan tâm thế mạnh như: Du lịch văn hóa, du lịch nghỉ ngơi giải trí, leo núi, thể thao, du lịch sinh thái, du lịch tham quan nhà máy thủy điện Sông Giang.
+ Đầu tư nâng cấp hoàn thiện khu du lịch sinh thái YangBay thuộc xã Khánh phú.
+ Đầu tư xây dựng mới khu du lịch văn hóa tiếng đá Yang Ly.
+ Đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng suối nước nóng Khánh Hiệp (2 khu mỗi khu có diện tích 20ha), Khánh Phú (3 khu).
+ Đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái Ziêng - Khánh Trung.
+ Đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái vườn thông tại thị trấn Khánh Vĩnh.
+ Đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái ven sông Thác ngựa (Sông cái).
+ Đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái dọc đường đèo Khánh Lê – Đà Lạt.
+ Đầu tư các điểm du lịch – tham quan các công trình thủy điện sông Giang – sông Chò.
+ Đầu tư xây dựng các điểm du lịch tham quan làng nghề, các mô hình sản xuất.
+ Đầu tư xây dựng các điểm du lịch văn hóa thôn bản.
Thu hút vốn đầu tư:
+ Theo quyết định của tỉnh Khánh Hòa về việc ban hành chính sách khuyến khích thu hút vôn đầu tư trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, huyện Khánh Vĩnh một huyện thuộc tỉnh Khánh Hòa nên thuộc cơ chế trên: Lĩnh vực huyện khuyến Khích đầu tư như:
Thứ nhất, phát triển công nghiệp chế biến; bảo quản nông, lâm sản, thủy sản; trồng rừng; nuôi trồng thủy sản.
Thứ hai, đầu tư phát triển ngành nghề nông thôn như: Xây dựng cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ,mây tre đan, dệt may, cơ khí, xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn.
Thứ ba, Xây dựng khu du lịch.
Thứ tư, đầu tư phát triển công nghệ thông tin.
Thứ năm, xây dựng hoàn chỉnh khu đô thị mới, khu thương mại, khu dân cư tập trung.
Thứ sáu, đầu tư thành lập mới các cơ sở giáo dục đào tạo và dạy nghề.
Thứ bảy, đầu tư thành lập mới các bệnh viện tư nhân.
+ Ngoài cơ chế chính sách của trung ương, tỉnh Khánh Hòa còn đưa ra các chính sách ưu đãi để thu hút vốn đầu tư vào các lĩnh vực trong quy hoạch phát triển của huyện:
Ưu đãi về giá thuê đất đối với các dự án thuộc lĩnh vực ngành nghề, lĩnh vực khuyến khích đầu tư được giao hoặc cho thuê đất theo quy định hiện hành của UBND tỉnh, được UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và được thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai. Hỗ trợ tiền bồi thường về đất đai, căn cứ vào quy mô và tính chất quan trọng, cần thiết của dự anstinhr hỗ trợ mức chi phí bồi thường phù hợp.
+ Hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho lao động địa phương: Nhà đầu tư tuyển chọn sử dụng lao động tại địa phương, tổ chức đào tạo lao động địa phương, tổ chức đào tạo lao động địa phương cóa tay nghề thành thạo để bố trí việc làm trong các day truyền sản xuất chính của dự án, được ngân sách tỉnh hỗ trợ một lần để đào tạo nghề trong nước, mức hỗ trợ tối đa là 50% tổng kinh phí đào tạo và không quá 300.000đồng/người/tháng và không quá 1.500.000đồng/người/khóa học nghề.
+ Các chính sách một mặt hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng cho huyện, mặt khác giải quyết việc làm tại chỗ cho địa phương thông qua tạo đà sản xuất phát triển.
Chính sách đất đai:
+ Từ năm 1993 khi Luật đất đai ra đời và có hiệu lực, việc quản lý đất đai trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh đã từng bước đi vào nề nếp, tuy vậy do đất đai của huyện phần lớn là diện tích rừng tự nhiên nên khống tránh khỏi các vi phạm luật đất đai như: Lấn, chiếm đất, sử dụng sai mục đích , hủy hoạt đất… Mặc dù huyện đã tiến hành chỉ đạo giao đất cho các tổ chức cá nhân quản lý và sử dụng. Nhưng tình trạng buông lỏng quản lý vẫn diễn ra do lực lượng cán bộ quản lý còn yếu kém về chuyên môn, kinh nghiệm công tác.
Chính sách lao động việc làm
+ Các chương trình giải quyết việc làm: Vốn vay quỹ Quốc gia giải quyết việc làm và giới thiệu việc làm.Chương trình vay vốn quy Quốc gia hỗ trợ giải quyết việc làm được thực hiện hang năm, các đối tượng lao động không có việc làm như: Bộ đội xuất ngũ, cán bộ công nhân viên chức dôi dư nghỉ việc 1 lần, thanh niên học sinh đến tuổi lao động chưa tìm được việc làm được ưu tiên vay vốn.
+ Giới thiệu việc làm: Huyện đã giao cho Phòng Lao đông – Thương binh và Xã hội huyện phối hợp với trung tâm dịch vụ việc làm của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Khánh Hòa và các Công ty môi giới tuyển dụng lao động ở các địa phương khác tiến hành tư vấn giới thiệu việc làm cho lao động đến làm việc tại doanh nghiệp thuộc các địa phương khác trong cả nước; mỗi năm có hơn 1000 lao động đi làm việc tại các thành phố lớn như thành phố Hỗ Chí Minh, Khu công nghiệp Bình Dương, Đồng Nai… Đồng thời phối hợp với các trung tâm dạy nghề tuyển sinh đào tạo nghề chop lao động thuộc một số lĩnh vực ngành nghề để trang bị tay nghề cho lao động tự tìm việc làm tại trong nước hoặc tham gia xuất khẩu lao động đi các nước.
Hệ thống tin dụng và chính sách tín dụng:
+ Tín dụng được xem là chính sách khá hiệu quả và gần gũi nhất để phát triển sản xuất và tạo them việc làm. Tuy nhiên hệ thống ngân hang trên địa bàn huyện chưa thực sự phát triển, ngoài hệ thống ngân hang Quốc doanh (ngân hang nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hang chính sách xã hội) thì chưa có sự tham gia của các ngân hang tư nhân. Do đó đây sẽ là gành nặng cho hệ thống ngân hang quốc doanh trong việc thúc đẩy cho các thành phần kinh tế khác vay vốn phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người dân trong huyện nói chung, người lao động ở nông thôn nói riêng.
Công tác truyền thông dân số và tốc độ tăng dân số
+ Dân số là cơ sở hình thành nên nguồn lao động, là căn cứ để xác định nhu cầu giải quyết việc làm. Dân số càng tăng thì trong tương lai gần sẽ bổ sung một lực lượng lao động dồi dào, nhưng đồng thời dân số cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến việc làm của người lao động.
+ Đối với huyện Khánh Vĩnh, tốc độ tăng dân số bình quân khá cao tỉ lệ tăng tự nhiên hang năm là 17,96% (năm 2009) nên dân số của huyện có xu hướng tăng lên. Có thể thấy huyện có nguồn lực lao động dồi dào. Về mặt kinh tế - xã hội thì đây lại là vấn đề bất lợi vì dân số tăng mà kinh tế chưa phát triển kịp sẽ kéo theo hang loạt các vấn đề khác như nguồn lao động tăng, trong khi chưa giải quyết kịp thời việc làm cho người lao động, nhất là lao động trong nông thôn thì sã gây nên bất ổn an ninh lương thực và an ninh xã hội.
2.3.2.7. Chất lượng lao động nông thôn
Nguồn lao động được xem là yếu tố quan trọng để phát triển nền kinh tế - xã hôi. Xét dưới các góc độ về số lượng (theo tuổi, lao động, giới) và chất lượng lao động ( trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật). Chất lượng nguồn lao động là một yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới vấn đề về sử dụng lso động và tạo việc làm cho lao động.
Nhìn chung, chất lượng lao động của huyện còn thấp trong đó số lao động qua đào tạo còn khá thấp so với nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo như hiện nay.
Nguyên nhân chủ yếu của sự yếu kém về chất lượng lao động ở các vùng là do lao động bỏ học sớm để đi làm việc mưu sinh và bỏ học lập gia đình sớm. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng nguồn lao động thời điểm hiện tại và tương lai.
2.3.2.8. Di chuyển của lao động
Hiện nay ở vùng nông thôn đang xảy ra tình trạng hiện tượng lao động bị thiếu hụt nhiều do sự di chuyển lao động ra các thành phố lớn tìm việc làm. Phần lớn số lao động muốn thoát ly khỏi cuộc sống nông thôn và nền sản xuất nông nghiệp, họ lên thành phó với mục đích làm bất cứ việc gì mạng lại thu nhập đảm bảo cuộc sống của họ. Điều này đang là một áp lực không hề nhỏ trong việc giả quyết việc làm, nhà ở và an sinh xã hội cho thành phố, nhwung đồng thời cũng gây ra hiện tượng thiếu hụt cục bộ về lao động trong nông thôn. Anh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển sản xuất kinh tế - xã hội nông thôn. Ở Khánh Vĩnh hiện tượng di chuyển lao động vân chưa đến mức cảnh báo do nhiều hạn chế về phía người lao động, nên đây cũng là vấn đề thuận lợi cho sự phát triển kinh tế cũng là vấn đề khó khăn về giải quyết việc làm tại địa phương.
Khó khăn tại cơ sở sử dụng lao động địa bàn huyện Khánh Vĩnh
Cùng với sự phát triển kinh tê – xã hội thì hiện nay số lao động nông thôn gia tăng không nhỏ trong khi đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp và khu vực Nhà nước gần như đã không tạo được việc làm cho lao động thì sự phát triển kinh tế của tư nhân đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho lao động, đặc biệt là với lao động nông thôn. Tuy nhiên do những khó khăn mà cơ sở kinh tế tư nhân trong huyện chưa phát triển, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc thu hút lao động. Một số khó khăn cơ bản:
Thứ nhất là trong những yếu tố tạo nên tình trạng như vậy đó là vốn vì phần lớn các Doanh nghiệp ở nông thôn đều xuất phát từ nền kinh tế hộ gia đình có vôn thấp. Do đo, quy mô sản xuất hạn chế so với tiêm năng săn có, không chỉ vậy việc vay vốn với lại suất chưa hợp lý đã tác động không nhỏ tới sự phát triển của khu vực kinh tế này. Không chỉ dừng lại ở việc lãi suất cho vay chưa hợp là mà việc đi vay được tiền mỗi chủ thể phải mất một khỏa chi phí không có trong quy định, khoản chi phí này có thể hiểu một cách nôm na đó là phần trăm vốn vay, điều này đã gây e ngại cho các chủ Doanh nghiệp nông thôn trong việc đầu tư và mở rộng sản xuất.
Thứ hai là vấn đề thủ tục cấp giáy chứng nhận quyền sử dụng đất, tại sao giấy chứng nhận sử dụng đất lại liện quan đến như vậy vì để vay được tiền của ngân hàng, 100% các chủ sơ sở được hỏi đều phải thế chấp bằng sổ đỏ, tuy nhiên việc cấp sổ đỏ được diển ra quá chậm so với nhu cầu và tốc độc phát triển của kinh tế, công với thủ tục rờm rà ảnh hưởng giand tiếp đến quá trình vay vốn của các chủ Doanh nghiệp nông thôn.
Thư ba là trình độ quản lý của các chủ Doanh nghiệp còn thấp, chỉ có 20% chủ Doanh nghiệp đã qua đào tạo, có tới 80% chủ Doanh nghiệp phát triển các cơ sở sản xuất dựa trên kinh nghiệm học hỏi xung quanh truyền lại. hầu hết các cơ sở sản xuất ở nông thôn có quy mô nhỏ chủ yếu chỉ sử dụng từ 2 – 9 lao động.
Như vậy, với trình độ thấp chỉ quản lý trong quy mô vừa và nhỏ, còn đối với quy mô lớn chủ Doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong công tác quản lý lao động và phương hướng phát triển lâu dài của Doanh nghiệp.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI HUYỆN KHÁNH VĨNH – TỈNH KHÁNH HÒA
3.1. Cơ sở và đề xuất các biện pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện Khánh Vĩnh
3.1.1. Căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Khánh Vĩnh
Tại bản báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hôi của huyện Khánh Vĩnh đến năm 2020 có nêu rõ định hướng phát triển kinh tế - xã hội như sau:
Phát triển kinh tế - xã hội huyện Khánh Vĩnh phải đặt trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Khánh Hòa, gắn với quan hệ kinh tế lien vùng và trọng điểm kinh tế khu vực Cam Ranh – Diên Khánh – Nha Trang – Văn Phong _ Đà Lạt (Lâm Đồng). Xây dựng Huyện thành tụ điểm kinh tế động lực phía Tây của tỉnh Khánh Hòa, với những bước đi thích hợp trong phát triển và đầu tư chung của tỉnh.
Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH, hình thành rõ nét những sản phẩm mũi nhọn, những vùng kinh tế động lực của Huyện.
+ Hình thành cơ cấu kinh tế là Công nghiệp – Dịch vụ - Nông nghiệp với sự đa dạng về quy mô vừa và nhỏ, hướng vào những điều kiện tiên quyết tạo thế và lực cho phát triển (Kết cấu hạ tầng then chốt, lĩnh vực và sản phẩm chủ lực, công nghệ và nhân lực). CCKT tạo tăng trưởng nhanh, ổn định trong thời gian dài, bền vững, đem lại công bằng tiến bộ xã hội.
+ Đầu tư có trọng điểm vào một số lĩnh vực mà huyện Khánh Vĩnh cũng như tỉnh Khánh Hòa có lợi thế cạnh tranh mạnh như: Thủy điện, du lịch, dịch vụ, các sản phẩm nông – lâm nghiệp… hình thành 3 địa bàn kinh tế quan trọng của Huyện (Khu kinh tế vệ tinh của thị trấn Khánh Vĩnh) ở phía Bắc (thị tứ Khánh Bình), phía Nam (thị tứ Khánh Phú) và phía Tây (thị tứ Liên Sang) bên cạnh đó thị trấn Khánh Vĩnh là trung tâm hành chính, trung tâm tài chính, giáo dục – đào tạo, văn hóa - xã hội của Huyện.
Chú trọng tới công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo, giảm bớt sự chênh lẹch mức sống giữa các tầng lớp dân cư, giữa đô thị và nông thôn, nâng cao nhận thức về tinh thần, ý thức trong lao động, tiết kiệm trong đời sống sản xuất của nhân dân trong Huyện…
+ Khánh Vĩnh là một huyện miền núi có hơn 70% dân số là đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống. Vì vậy, trong quá trình phát triển cần chú trọng đến vấn đề bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc người ở Khánh Vĩnh. Đẩy mạnh phát triển CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn, hình thành các khu dân cư nông thôn văn minh, xây dựng kết cấu hạ tầng, chú trọng tới các chính sách xã hội tăng cường hợp tác phát triển các khu vực nghèo, các nhu cầu về hưởng thụ văn hóa – xã hội.
+ Hiện nay đa số đồng bào dân tộc thiểu số còn có tính ỷ lại, không tích cực trong lao động, chưa biết cách tính toán tiết kiệm trong lao động cũng như sản xuất và đời sống hang ngày nên tỷ lệ hộ đói nghèo còn khá cao. Vì vậy cần có chính sách vận động tuyên truyền, khuyến khích nhân dân hăng say lao động, có ý thức trong lao động và tiết kiệm trong cuộc sống, đây là vấn đề then chốt nhằm từng bước giảm nghèo, nâng cao đời sống cho nhân dân trong Huyện thời gian tới.
Nâng cao chất lượng và chú trọng tới đào tạo nguồn nhân lực, tăng nguồn lao động, thu hút them nhiều lao động có chất lượng, tạo việc làm mới cho người lao động.
Có chính sách thu hút đâu tư và phát triển kinh tế rõ rang thuận lợi.
Gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường.
Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố an ninh quốc phòng, an ninh chính trị, kinh tế cụ thể trên từng địa bàn đô thị, nông thôn và các khu vực khác trong Huyện.
3.1.2. Căn cứ vào tiềm năng và lợi thế phát triển kinh tế tại địa bàn huyện Khánh Vĩnh
Huyện Khánh Vĩnh một huyện miền núi của tỉnh Khánh Hòa, gồm nhiều dân tộc anh em sinh sống, đời sống của đồng bào mang tính chất tự cung tự cấp, du canh du cư vì thế nền kinh tế tại địa bàn huyện chưa thực sự phát triển và vì thế những thế mạnh mà huyện có cũng chưa được khai thác hiệu quả. Từ đó muốn huyện thực sự phát triển cần phát huy những thế mạnh mà huyện sẵn có. Là huyện miền núi với diện tích đất lâm nghiệp lên đến 72,2% diện tích đất tự nhiên đây là một tiềm năng rất quan trọng trong việc thúc đẩy bà con tiến tới xóa đói giảm nghèo nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần. Huyện cần phát huy thế mạnh trên cho bà con yên tâm lao động sản xuất. Bên canh đó diên tích lâm nghiệp lớn, là một huyện miền núi được thiên nhiên ưu đãi có được nhiều khu du lịch sinh thái nhưng vân chưa được đua vào hoạt động một cách có hiệu quả nên cần khai thác phát triển lĩnh vực này mạnh hơn nữa đặc biệt phát triển các khu du lịch sông suối, thác mà huyện đang có một cách hiệu quả hơn nữa.
3.1.3. Quan điểm về sử dụng lao động và giải quyết việc làm của chính quyền địa phương huyện Khánh Vĩnh
Đào tạo nghề, giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh cần quán triệt các quan điểm sau:
Thứ nhất là Phát triển giáo dục, nâng cao trình độ dân trí là tiền đề có ý nghĩa quyết định để đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Thứ hai là Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm giải phóng triệt để sức sản xuất, trong đó có tiềm năng về lao động.
Thứ ba là Mọi ngành nghề phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, không trái với luật pháp và đạo đức xã hội đều đáng tôn trọng, được Nhà nước khuyến khích.
Thứ tư là Phát triển giáo dục, đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là trách nhiệm của mọi tổ chức, cộng đồng, doanh nghiệp, gia đình và cá nhân người lao động.
Thứ năm là Nhà nước tạo môi trường và điều kiện để mọi người lao động tự lo giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập là chính, chống tâm lý ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước. Mặt khác, Nhà nước quan tâm chăm lo đầu tư đào tạo nghề, nâng cao trình độ nhận thức và kỹ năng nghề nghiệp cho đối tượng đồng bào dân tộc thiểu số nhằm thực hiện chính sách bình đẳng dân tộc.
3.2. Các biện pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện Khánh Vĩnh
3.2.1. Hoàn thiện và xác định cơ cấu sản xuất các ngành nghề
3.2.1.1. Phát triển sản xuất nông nghiệp
Hiện nay theo số liệu cho thấy diện tích đất nông nghiệp đã bị giảm đáng kể vì vậy cần có những biện pháp thay đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, tăng cường đầu tư thâm canh, đẩy mạnh phát triển sản xuất cây công nghiệp như mía, keo lai… thực hiện dự án trồng rừng nguyên liệu giấy như vậy sẽ mở khả năng thu hút nhiều lao động tạo thêm nhiều việc làm.
Tập trung vào việc xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, khuyến lâm, khuyến ngư, nước sạch cho sinh hoạt, phát triển hệ thống điện và bưu chính viễn thông, hệ thống y tế, giáo dục, văn hóa ở nông thôn.
Phát triển công nghiệp – xây dựng
Huyện cần xác đinh rõ quy mô sản xuất tối ưu cho từng ngành Công nghiệp. Bên cạnh đó, tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng (đường giao thông, đường điện, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống thông tin liên lạc), thu hút đầu tư vào du lịch, dịch vụ thôn. Xây dựng các cụm, điểm công nghiệp tại các xã, thị trấn. Khuyến khích công nghiệp có sử dụng lao động.
Phát triển thương mại - dịch vụ - du lịch
Tiến hành qui hoạch mạng lưới chợ nông thôn, đa dạng hóa các dạng phẩm, hàng hóa tạo điều kiện thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế tham gia các hoạt động dịch vụ - thương mại. Tăng cường hoạt động tổ chức hội chợ, các hoạt động lễ hội văn hóa nhằm quảng bá du lịc và tăng cường giao lưu thương mại với các vùng trong và ngoại tỉnh.
Phân bổ sử dụng lao động tại nông thôn một cách hợp lý
Một địa phương có nền kinh tế phát triển trước hết các cơ quan chức năng cần có những chủ trương và chính sách thật sự hiệu quả và phug hợp với điều kiện của địa phương đang có. Một nguồn lao động dồi dào và có chất lượng cao nhưng không được phân bố vào các ngành nghề một cách hợp lý thì hiệu quả sử dụng cũng không cao vì thế cần có nhwungx biện pháp chính sách để hướng va phân bố số lượng lao động trong các thành phần, ngành nghề kinh tế một cách hợp lý để đạt được kết quả cao trong việc sử dụng lao động. Cần phân bố động cho phù hợp vào các ngành nghề kinh tế trong huyện tránh tình trạng thiếu việc làm ở thành phần ngành nghề kinh tế này, dư thừa lao động ở ngành nghề kinh tế khác trong địa bàn huyện.
Cần có những biện pháp di chuyển lao động và hướng cho người lao động theo chính sách và tốc độ phát tireenr kinh tế xã hội của huyện hiện nay. Có những chính sách ưu đai cho những lao động di chuyện đến nơi làm việc mới, thu hút lao động tham gia vào nhiều thành phần kinh tế khác nhau mang lại hiệu quả lao động cao.
3.2.3. Nâng cao tay nghề trình độ lao động
Hiện nay trình độ lao động ở nông thôn còn khá thấp, tỷ lệ mù chức còn khá cao. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ảnh hưởng đến việc tiếp cận thong tin việc làm, chính sách… ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của huyện và cả toàn xã hội. DO đo, mỗi lao động nói chung và lao động vùng nông thôn nói riêng cần tự tao dồi kiến thức văn hóa, kiến thức sản xuất, tăng cường học hỏi lần nhau, học hỏi qua báo đài. Trên tinh thần đó, huyện cũng cần thực hiện trieerttj để công tác xóa mù chữ cho alo động nông thôn, đặc biệt là lao động đang trong độ tuổi lao động và các em thiếu nhi tránh tình trạng bọ học kéo dài ảnh hưởng nguồn nhân lực tương lai.
Mở rộng các ngành nghề sản xuất – dịch vụ nông thôn
Hiện nay cần có nhiều chính sách khuyến khích các hộ ngành nghề đầu tư mở rộng phát triển sản xuất sang những linh vực phù hợp với điều kiện mà huyện săn có. Trong đó, cần cung cấp đầy đủ những thong tin về chính sách, tiến hành tư vấn thực hiện cho người dân.
Qua đây cần nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ làm công tác tư vấn, như cán bộ khuyến nông, khuyến lâm: Cử cán bộ đi tập huấn và có những đợt kiểm tra thực tế đối với những cán bộ này.
Hướng dẫn, tạo điều kiện cho các lao động không có việc làm lập các dự án nhỏ vay vốn ưu đãi với lãi suất thấp để phát triển sản xuất tạo việc làm. Đồng thời cũng ưu tiên tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp tư nhân, các cơ sở sản xuất có điều kiện và khả năng tạo được nhiều việc làm được vay vốn ưu đãi mở rộng sản xuất thu hút nhiều lao động.
Tận dụng tối đa các chính sách sử dụng lao động và tiến tới xuất khẩu lao động
Khuyến khích phát triển các Doanh nghiệp đến đầu tư tại địa phương có sử dụng nhiều lao động tại chỗ, đặc biệt ưu đãi về giá thuế đất cho Doanh nghiệp có chính sách đào tạo nghề cho lao động tại địa phương.
Phối hợp với các công ty xuất khẩu lao động thường xuyên tuyên truyền tư vấn vay vốn, giáo dục định hướng tạo điều kiện cho người lao động đi xuất khẩu. Tăn cường công tác tuyên truyền, tư vấn, giới thiệu việc làm bằng nhiều hình thức, đa dạng hóa nội dung tư vấn tập trung vào việc xuất khẩu lao động, tư vấn pháp luật lao động, chọn nơi làm việc, lựa chọn ngành nghề phù hợp chất lượng lao động, tư vấn hướng dẫn xây dựng dự án vay vốn tạo việc làm…
Thiết lập kênh thôn tin truyền thong lao động việc làm miễn phí thường xuyên phát sóng qua tivi, đài, báo… Thường xuyên cập nhập thong tin thị trường lao động, tiến hành tổ chức điều tra khảo sát năm chắc tình hình số lượng, chất lượng lao động, nhu cầu về việc làm và khả năng thu hút tạo việc làm của các Doanh nghiệp, các lĩnh vực ngành nghề trên cơ sở đó xây dựn kế hoạch giải pháp giải quyết việc làm hàng năm.
Hoàn thiện công tác đào tạo nghề tại địa phương
Địa phương cần xúc tiến phối hợp với các cơ sở dạy nghề của tỉnh, lien kết với các cơ sở dạy nghề ở các địa phương khác, tiến tới thành lập trung tâm dạy nghề phù hợp trên địa bàn huyện để dạy nghề cho lao động dưới nhiều hình thức, nâng cao chất lượng lao động đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, đặc bieeth là chú trọng đến những đối tượng chưa có việc làm, thiếu việc làm.
Đào tạo nghề nâng cao chất lượng lao động để người lao động có cơ hội lựa chọn ngành nghề, công việc đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, sự nghiệp công nghiệp hóa của địa phương để giải quyết việc làm tại chỗ hoặc tham gia xuất khẩu lao động, xem biện pháp xuất khẩu lao động là một giải pháp xóa đói giảm nghèo có hiệu quả cao. Tăng cường từ vấn, tuyên truyền phổ biến và tạo điều kiện để lao động là người nghèo tích cực tham gia xuất khẩu sang các nước, phấn đấu mỗi năm một tăng số lượng tham gia xuất khẩu lao động.
Tư vấn tạo điều kiện, vốn, vật tư kỹ thuật để các hộ thiếu đất sản xuất chuyển đổi sang phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và các hoạt động kinh doanh dịch vụ khác. Bên cạnh đó đào tạo cần gắn liền với phát triển việc làm và đảm bảo lao động sau khi được đào tạo có việc làm và thu nhập ổn định.
Tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế phát triển
Khuyến khích hình thành các Doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ của tư nhân để khai thác tốt các tiềm năng mà địa phương hiện có trên mọi lĩnh vực ngành nghề dân dụng, cơ khí gò hàn, chế biến nông lâm thủy hải sản…
Khuyến khích thu hút mạnh các Doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh tế hộ gia đình trong nông nghiệp, nông thôn bỏ vốn đầu tư, các ngân hang và tổ chức tín dụng cung ứng vốn và đầu tư phát triển sản xuất ở địa bàn nông thôn. Thực hiện các chính sách đặc biệt để hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng giao thong nông thôn có nhiều khó khăn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Thưc hiện các chương trình giải quyết việc làm: Vốn vay quỹ Quốc gia giải quyết việc làm và giới thiệu việc làm.Chương trình vay vốn quy Quốc gia hỗ trợ giải quyết việc làm được thực hiện hang năm, các đối tượng lao động không có việc làm như: Bộ đội xuất ngũ, cán bộ công nhân viên chức dôi dư nghỉ việc 1 lần, thanh niên học sinh đến tuổi lao động chưa tìm được việc làm được ưu tiên vay vốn. Việc nay cần thực hiện một cách nhanh chóng với thủ tục đơn gian hiệu quản, tạo niềm tin ở người lao động để họ yên tâm sản xuất kinh doanh, góp phần làm cho nền kinh tế của huyện nhà từng bước đi lên khẳng định vị trí của mình trong xã hội, và cũng tư chính sách vay vốn giải quyết khó khăn cho các cơ sở sản xuất góp phần đi vao sản xuất và tạo them công ăn việc làm cho lao động nông thôn.
3.2.8. Tiến hành thăm dò dự báo nhu cầu sử dụng lao động và khả năng giải quyết việc làm tại địa phương cũng như các vùng lân cận
Tổng số người trong độ tuổi lao động tăng dần từ 18.250 người năm 2010 đến khoảng 27.000 người vào năm 2020. Dự báo thời kỳ 2011-2015 tuổi lao động tăng bình quân 800 người/năm.
Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ và giảm tương đối trong khu vực nông nghiệp. Số lao động cần được tạo việc làm hàng năm xấp xỉ 1.000 người. Ngành nông nghiệp dự kiến thu hút từ 300 – 500 lao động/ năm. Ngành công nghiệp – xây dựng thu hút khoảng 300 lao động/năm và dịch vụ là 200 lao động/năm.
Dự báo số lao động tham gia các thành phần kinh tế
Đơn vị: Nghìn người
Chỉ tiêu
Năm 2010
Đến năm 2020
1. Dân số
33.991
42.000
2. Dân số trong độ tuổi lao động
18.250
27.000
3. Tỷ lệ LĐ so với dân số (%)
52,15%
64,28%
4. Lao động trong độ tuổi chia theo khu vực
+ LĐ khu vực thành thị
1.580
10.800
Tỷ lệ (%)
15%
40%
+ LĐ khu vực nông thôn
16.670
16.200
Tỷ lệ (%)
85%
60%
5. Tỷ lệ LĐ chia theo ngành kinh tế (%)
+ Nông-lâm-thủy sản
76,12%
47%
+ Công nghiệp-Xây dựng
6,85%
30%
+ Dịch vụ-Du lịch
17,03%
23%
(Nguồn: Thảo luận về cơ cấu lao động đến 2015 và 2020)
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Lao động một tế bào quan trọng của xã hội, lao động dư thừa và thiếu việc làm diễn ra khá phổ biến không chỉ ở các vùng nông thôn mà còn diễn ra tại các vùng kinh tế trong cả nước và đối với tất cả các nước trên thế giới cũng vậy đây là vấn đề nan giải không chỉ đối với quốc gia nào. Thực trạng này chính là nguyên nhân dẫn đến xuất hiện ngày càng nhiều tệ nạn xã hội. Đê góp phần cho việc giải quyết việc làm tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Thực trạng và một số biện pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện Khánh Vĩnh – tỉnh Khánh Hòa”. Để thực hiện đề tài này đã đi sâu vào các lý luận về giải quyết việc làm và vấn đề sử dụng lao động nông thôn, đã tiếp thu kinh nghiệm và giải quyết việc làm mà nhiều năm qua huyện đã thực hiện để tạo việc làm cho lao động địa phương. Đề tài đã tiến hành phân tích số liệu của huyện Khánh Vĩnh tìm hiểu thực trạng sử dụng lao động và vấn đề giải quyết việc làm trong nông thôn.
Khánh Vĩnh một huyện miền núi của tỉnh Khánh Hòa, với tổng diện tích là 1.165km2, dân số có 34.755 người, 90% dân số sống ở nông thôn, 85% lao động làm nông nghiệp. Khánh Vĩnh có căn cứ địa cách mạng với di tích lịch sử Hòn Dù, Hòn Xã, Hòn Nhạn…, bên cạnh đó tiềm năng về kahi thác lâm sản giúp cho Khánh Vĩnh có khả năng phát triển về khai thác, phát triển về công nghiệp, phát triên du lịch sinh thái. Trong những năm gần đây kinh tế của huyện đã có sự chuyển dịch rõ rệt theo hướng công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp, giá trị sản xuất bình quân đầu người đạt 8,6 triệu đồng/năm.
Tuy nhiên cũng như nhiều huyện thuần nông khác, hàng năm tốc độ tăng dân số bình quân thời kỳ 2006 -2010 là 7210 người/năm, thời kỳ 2011 -2015 tuổi lao động tăng binhg quân 800 người/năm. Trong khi khả năng giải quyết việc làm của khu vực nhà nước mỗi năm càng hạn hẹp, thì khu vực ngoài nhà nước là một giả pháp hữu hiệu cho việc thu hút lao động.
Kiến nghị
Đối với địa bàn huyện Khánh Vĩnh
Đối với cấp huyện, xã cần tăng cường thêm về những biện pháp quản lý về đất đai, dân số, lao động. Phần lớn những lao động có thông tin về việc làm thông qua xã do đó cần đầu tư thêm phương tiện cho các xã để có điều kiện cập nhập thông tin một cách nhanh chóng và chuản xác hơn nhằm mục đích phụ vụ nhu cầu việc làm ngày càng cao cho nhân dân địa phương. Bên cạnh đó, Xã cũng là một đơn vị cần phải chủ động trong việc giới thiệu việc làm cho người lao động vì thế mà cần có đội ngũ cán bộ có trình độ, phẩm chất để thực hiện khâu giới thiệu việc làm, giảm chi phí xin việc cho các hộ nông dân đang có nhu cầu tìm việc làm.
Trong các ngân hàng cho vay vốn cần minh bạch hóa các tiêu chí vay vốn một cách nghiệm chỉnh dễ hiểu, đễ làm để tạo điều kiện cho người dân vay vốn. Để thực hiện tốt mục đích này đội ngũ cán bộ ngân hàng không những với các nghiệp vụ cần thiết cần phải có trách nhiệm cao và có thái độ thân thiện đối với người vay vốn.
Chính quyền tại các cấp cần có các biện pháp, chính sách để thúc đẩy quá trình thực hiện phổ cập tiểu học và tiến tới phổ cập trung học cơ sở và phát triển giáo dục phổ thông, góp phần giải quyết vấn đề nhận thức pháo luật, tiếp nhận thông tin của người dân ở nông thôn, đồng thời cũng là để đảm bảo phát triển nguồn nhân lực cho huyện.
Phát triển mạng lưới trường lớp với nhu cầu học tập ngày càng cao của người dân, nâng cao chất lượng trường lớp đặc biệt các vùng miền có nhiều người dân tộc thiểu số sinh sống. Tăng cường bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, giải quyết khâu chất lượng giáo viên ngay từ khâu tuyển chọn đầu vào.
Bên cạnh những phương pháp nêu trên cũng không thể thiếu việc tăng cường thanh tra và kiểm tra công tác dạy và học của các trường trên địa bàn huyện tại các cấp trường học. Quan tâm hơn nữa đến công tác tư vấn việc làm cho học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế của nhà trường, giúp các em có một cách nhìn đúng đắn về việc làm và con đường học tập mà mình đang đi. Chú trọng việc đào tạo nghề ngay trong trường học đặc biệt là các trường phổ thông để sau khi ra trường những lao động này có thể tự kiếm hoặc tự tạo việc làm ngay tại địa phương. Cần đổi mới các chương trình đào tạo nghề cho phù hợp với sự phát triển của địa phương hay nói cách khác là việc đào tạo nghề phải gắn với việc tạo việc làm cho lao động sau khi học xong nghề.
Đối với các cơ sở kinh tế
Đối với các cơ sở kinh tế cần nêu cao tinh thần chống tham nhũng, giảm chi phí cho việc sử dụng lao động sao cho có hiệu quả. Từ đó, phát triển sản xuất, tạo khả năng tạo việc almf cho lao động nông thôn.
Đối với người lao động
Hộ nông dân cần nhận thức rõ, đúng đắn vai trò làm chủ của mình trong sự phát triển kinh tế chung của huyện. Để làm được điều này một cách hiệu quả các hộ gia đình tại địa phương cần tự cập nhập thông tin, trao dồi trình độ, kiến thức về việc làm và về tốc độ phát triển kinh tế một cách tối đa để từ đó nâng cao vai trò nhận thức về việc tự tạo việc làm cho cá nhân góp phần giảm thiểu gánh nặng cho xã hội. Việc trao dồi kinh nghiệm kiến thức có thể thông qua các trường lớp, bạn bè, các hộ gia đình có kết quả sản xuất tốt... Bên cạnh đó cũng cần phản ánh những thiếu xót, những vướng mắc trong sản xuất kinh doanh lên các tổ khuyến nông, phản ánh những sai phạm một cách kịp thời cho các cơ quan có thẩm quyền... Thực hiện ghi chép lại tình hình thu chi của hộ gia đình đề việc quản lý tài chính một cách có hiệu quả. Các hộ gia đình nên áp dụng biện pháp thâm canh tăng năng suất cho cây trồng, học hỏi kinh nghiệm đầu tư sản xuất thyoong qua các kênh truyền hình, các hộ sản xuất tiên tiến, các cơ sở áp dụng biện pháp sản xuất mang tính công nghệ cao để tiến tới đa dạng hóa các nguồn thu nhập cho gia đình, góp phần thúc đẩy xã hội ngày càng phát triển.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng và một số biện pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện Khánh Vĩnh – tỉnh Khánh Hòa.doc