Thực trạng và một số giải pháp nhằm phát triển du lịch Đà Nẵng

Đầu tư phát triển du lịch phải kết hợp tốt việc sử dụng ngân sách nhà nước với việc khai thác, sửdụng nguồn vốn nước ngoài và huy động nguồn lực trong dân theo phương châm xã hội hoá phát triển du lịch. Trong đó, đầu tư xây dựng kết cấu hạtầng dẫn đến và tại các điểm du lịch bằng ngân sách của Trung Ương hoặc địa phương, huy động vốn đầu tư nước ngoài hoặc từcác nguồn khác vào phát triển và đa dạng hoá các sản phẩm du lịch đặc biệt là hoạt động vui chơi giải trí nhằm tăng số ngày lưu trú của khách. Bên cạnh đó, cần khuyến khích các tổchức tín dụng tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và dân cưtrên địa bàn Thành phốvay vốn đầu tưphát triển khu vực dịch vụdu lịch, đặc biệt là vốn ưu đãi đầu tư vào phát triển các ngành dịch vụdu lịch chất lượng cao như xây dựng khách sạn 3 sao trở lên và nâng cấp các khách sạn chưa đủ điều kiện này, quy hoạch phát triển các nhà hàng đạt chuẩn.

pdf11 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4433 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm phát triển du lịch Đà Nẵng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 108 THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐÀ NẴNG PRACTICAL CONDITIONS AND SOLUTIONS FOR DA NANG CITY’S TOURIST DEVELOPMENT Hoàng Thanh Hiền Trường Cao đẳng Phương Đông Quảng Nam Nguyễn Thị Như Liêm Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Đà Nẵng không chỉ là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của miền Trung và Tây Nguyên, mà thành phố này còn là điểm đến hấp dẫn trên con đường di sản miền Trung và có nhiều bãi biển đẹp. Vì thế nó có lợi thế so sánh về du lịch với các địa phương khác trên cả nước, do đó, phát triển Đà Nẵng thành trung tâm du lịch quan trọng và là động lực đẩy mạnh phát triển du lịch của vùng là nhiệm vụ quan trọng hiện nay. Mặc dù có rất nhiều thuận lợi để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố, nhưng những năm qua, du lịch Đà Nẵng vẫn chưa phát triển đúng tiềm năng. Vì vậy, việc làm rõ thực trạng và gợi ý một số giải pháp nhằm phát triển du lịch của thành phố Đà Nẵng là vấn đề cần thiết và cấp bách hiện nay. ABSTRACT Danang is not only an economic, political and cultural center of the Highlands and Central Vietnam, but also an interesting destination on the heritage road, with many beautiful beaches. Thus, it has competitive advantages in tourism compared with other areas. Therefore, developing it into an important tourist center and a driving force for local tourist industry is a present-day imperative task. Although there are many favorable conditions for developing the city’s tourism into a key industry, the potentialities of this industry have not yet been brought into full play. For this reason, clarification of real situations and suggestion of solutions for the development of Danang city’s tourist industry are urgent and immediate issues. 1. Đặt vấn đề Thành phố Đà Nẵng nằm ở trung độ của Việt Nam, là trung điểm của sáu di sản thế giới bao gồm Phong Nha - Kẻ Bàng, Cố đô Huế, Nhã nhạc Cung đình Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn và không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên nên sẽ là điểm đến và điểm trung chuyển khách du lịch trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, Đà Nẵng cũng có nhiều danh lam thắng cảnh và các di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng như vùng núi Bà Nà - Núi Chúa, bán đảo Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Viện Cổ Chàm, Thành Điện Hải… cùng với những dải cát dài, bằng phẳng, sạch sẽ, chưa bị ô nhiễm của các bãi biển như Mỹ Khê, Thanh Khê, Non Nước, Nam Ô... rất thuận lợi để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 109 2. Thực trạng du lịch thành phố Đà Nẵng 2.1. Quy mô và đóng góp vào tăng trưởng Với những lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên cùng với những nỗ lực không ngừng để phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, lĩnh vực dịch vụ du lịch của Đà Nẵng đang ngày càng đóng góp lớn vào tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế thành phố nói chung và khu vực dịch vụ nói riêng. Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành khách sạn, nhà hàng tăng chậm qua ba giai đoạn từ mức 4,71% trong những năm 1997-2000; tăng lên 6,05% trong thời kỳ 2001-2005 và 5,42% trong giai đoạn 2006-2009. Đáng chú ý là tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành này vẫn thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng bình quân của toàn khu vực dịch vụ trong cả ba giai đoạn. (Xem Bảng 1) Bảng 1. Đóng góp của ngành dịch vụ khách sạn, nhà hàng vào tăng trưởng GDP ĐVT: %, điểm phần trăm Cơ cấu khu vực dịch vụ (%) Tốc độ tăng (%) Đóng góp vào tăng trưởng Tốc độ tăng (%) Đóng góp vào tăng trưởng Tốc độ tăng (%) Đóng góp vào tăng trưởng Năm 1997 2000 2005 2009 1997 -2000 Điểm (%) 2001 - 2005 Điểm (%) 2006 - 2009 Điểm (%) Toàn khu vực dịch vụ 54.99 51.89 44.68 51.51 8.43 8.43 9.18 9.18 19.01 19.01 Khách sạn, nhà hàng 7.49 6.28 5.01 4.49 4.71 0.65 6.05 0.82 5.42 0.57 Nguồn: Tính toán từ số liệu Niên giám Thống kê thành phố Đà Nẵng (2000, 2006, 2009) Bên cạnh đó, điểm phần trăm đóng góp của ngành khách sạn, nhà hàng vào tăng trưởng chung của khu vực dịch vụ cũng tăng lên chậm. Cụ thể, từ mức 0,65 phần trăm (giai đoạn 1997-2000) tăng lên 0,82 phần trăm (giai đoạn 2001-2005) và đặc biệt là giảm trở lại trong những năm gần đây (giai đoạn 2006-2009) với mức đóng góp vào tăng trưởng là 0,57 phần trăm. 2.2. Lượng khách và doanh thu dịch vụ du lịch 2.2.1. Lượng khách Có thể nói thị trường khách du lịch của Đà Nẵng đã không ngừng mở rộng về TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 110 quy mô, Hình 1 cho thấy lượng du khách đến thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn từ 2001-2009. Hình 1. Lượng khách du lịch đến thành phố Đà Nẵng 0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 1400000 1600000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 L ượ t n gư ời 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Tỷ lệ khách quốc tế Tỷ lệ khách nội địa Khách du lịch quốc tế Khách du lịch nội địa Tổng lượt khách Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Đà Nẵng Lượng khách du lịch đến Đà Nẵng trong giai đoạn 2001-2009 có xu hướng tăng nhanh ngoại trừ năm 2003 (do ảnh hưởng từ dịch SARS), với tốc độ tăng bình quân là 14%. Năm 2001 Đà Nẵng đón được 486.132 lượt khách thì đến năm 2005 con số này tăng lên là 659.456 lượt khách (tăng 1,3 lần) và năm 2009 là 1.350.000 lượt khách (tăng gần gấp 3 lần). Về cơ cấu khách du lịch, Hình 1 cho thấy khách du lịch nội địa luôn chiếm thị phần cao với tỷ trọng trên 60% trong tổng số lượt khách du lịch đến Đà Nẵng trong suốt giai đoạn 2001-2009. Điều đáng chú ý là trong gần 10 năm, mặc dù có sự tăng lên rất nhanh của lượng khách du lịch nội địa đến thành phố nhưng số lượng khách du lịch quốc tế lại tương đối ít biến động. Cụ thể là, tốc độ tăng trưởng bình quân của lượt khách du lịch quốc tế đến thành phố trong thời kỳ này là 6% trong khi đó con số này đối với lượt khách du lịch nội địa là 17%, cao gần gấp 3 lần. Điều này được thể hiện rõ qua Hình 1 khi khoảng cách giữa số lượt khách du lịch quốc tế và nội địa đến thành phố Đà Nẵng ngày càng mở rộng hơn, đặc biệt trong hai năm là 2008 và 2009. Lý giải cho điều này đó là khủng hoảng kinh tế toàn cầu vào cuối năm 2008 và những tháng đầu năm 2009 cộng với dịch cúm A/H1N1 nên ngành du lịch Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng cũng bị ảnh hưởng chung với ngành du lịch thế giới. Tuy nhiên, điều đáng chú ý ở đây là năm 2009, mặc dù lượt khách du lịch quốc tế giảm đi một cách đáng kể từ 353.696 lượt khách năm 2008 xuống còn 300.000 lượt khách năm 2009 (giảm gần 15%); trong khi đó tổng lượt khách du lịch đến Đà Nẵng lại tăng từ 1.269.144 lượt lên 1.350.000 lượt (tăng lên gần 6%). Những con số này phần nào cho thấy, nhu cầu đi du lịch rất lớn của khách du lịch nội địa và cũng là một tín hiệu tích cực trong bối cảnh thị trường khách du lịch quốc tế đang có xu hướng chững lại và giảm dần. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 111 Đối với thị trường khách du lịch quốc tế của Đà Nẵng, có thể nói Đông Nam Á và Đông Bắc Á là hai thị trường đầy tiềm năng. Để giữ vững tốc độ phát triển của lượng du khách đến từ những vùng này, trong những năm qua thành phố đã xây dựng nhiều chương trình du lịch với định hướng thu hút dòng khách của các khu vực Đông Bắc Á và Đông Nam Á, thông qua việc xây dựng sản phẩm và tuyên truyền quảng bá cho các thị trường gửi khách các nước Đông Nam Á và Đông Bắc Á, các quốc gia ASEAN, và đặc biệt là khách du lịch từ Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc... Hình 2. Thành phần khách du lịch quốc tế đến thành phố Đà Nẵng năm 2009 23,8; 24% 15,6; 16% 8,3; 8% 16,6; 17% 14,2; 14% 10,3; 10% 11,3; 11% Pháp Anh Nhật Úc Đông Nam Á Bắc Mỹ Các nước khác Nguồn: Số liệu điều tra của Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế-xã hội Đà Nẵng (2010) Theo kết quả cuộc khảo sát mới đây (6/2010) của Viện Nghiên cứu kinh tế-xã hội Đà Nẵng về “Phân tích hành vi và đánh giá của khách du lịch quốc tế đối với điểm đến Đà Nẵng”, trong số 302 khách du lịch quốc tế được khảo sát thì khách du lịch đến từ các quốc gia phát triển như Anh, Pháp, Bắc Mỹ, Nhật Bản và Úc chiếm đến 73,1%; trong khi đó, du khách đến từ các nước Đông Nam Á chỉ chiếm khoảng 16,6%. Điều đó chứng tỏ mặc dù có lợi thế về khoảng cách địa lý, các chương trình du lịch được định hướng nhằm thu hút nhiều hơn nữa dòng khách đến từ các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á nhưng tiềm năng về nguồn khách du lịch trong những khu vực này vẫn chưa được khai thác, phát huy tối đa. Một đặc điểm đáng chú ý khác đó là phần lớn khách du lịch quốc tế đến Đà Nẵng với thời gian lưu trú còn ngắn. Số liệu thống kê từ Bảng 2 cho thấy số lượng khách quốc tế sử dụng lữ hành phục vụ chiếm tỷ trọng khá cao (trên 50%). Trong khi đó, tỷ trọng khách du lịch quốc tế sử dụng lưu trú phục vụ đạt mức cao nhất cũng chỉ ở mức 34% (năm 2001) và mức thấp nhất là 16% (năm 2005). TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 112 Bảng 2. Lượng khách du lịch đến Đà Nẵng phân theo lữ hành phục vụ và lưu trú phục vụ ĐVT: Lượt khách 1997 2000 2001 2005 2006 2009 Các đơn vị lữ hành phục vụ 46.834 107.835 106.817 46.133 62.512 145.000 40.504 100.995 86.215 24.619 39.737 79.350 Trong đó: khách quốc tế 86% 94% 81% 53% 64% 54% Các đơn vị lưu trú phục vụ 158.546 285.883 316.470 698.621 666.265 667.400 41.807 84.238 108.557 114.336 112.764 128.500Trong đó: khách quốc tế 26% 29% 34% 16% 17% 19% Nguồn: Niên giám Thống kê thành phố Đà Nẵng (2000, 2006, 2009) 2.2.2. Doanh thu dịch vụ du lịch Thật khó có thể ước lượng chính xác được tổng doanh thu của ngành du lịch từ tất cả các lĩnh vực có liên quan đến hoạt động du lịch. Tuy nhiên, theo số liệu từ Cục thống kê, doanh thu của ngành du lịch có thể chia thành doanh thu từ các hoạt động dịch vụ và doanh thu từ các hoạt động lữ hành. Hình 3. Doanh thu dịch vụ du lịch phân theo doanh thu dịch vụ và doanh thu lữ hành 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Triệu đồng 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% % Dịch vụ Lữ hành Dịch vụ Lữ hành Nguồn: Niên giám Thống kê thành phố Đà Nẵng (2000, 2006, 2009) Hình 3 cho thấy cơ cấu và tốc độ tăng trưởng bình quân của doanh thu từ ngành du lịch trong giai đoạn 1997-2008. Trong đó, doanh thu từ các hoạt động dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so doanh thu từ các hoạt động lữ hành. Trong hơn 10 năm, tỷ trọng của doanh thu từ dịch vụ luôn giữ mức trên 60% trong tổng doanh của ngành du lịch với tốc độ tăng trưởng bình quân năm là 15%. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 113 Năm 1997, doanh thu của ngành du lịch từ các hoạt động dịch vụ là 90.241 triệu đồng tăng lên 161.942 triệu đồng trong năm 2001 với mức tăng trưởng bình quân trong giai đoạn này là 16%/năm. Trong hai giai đoạn tiếp theo, doanh thu từ dịch vụ biến đổi tương đối ổn định với tốc độ tăng trưởng bình quân tương ứng là 15% trong giai đoạn 2001-2005 và 17,6% trong giai đoạn 2005-2009. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng bình quân của doanh thu từ các hoạt động lữ hành lại biến đổi tương đối khác biệt qua ba giai đoạn 1997-2001 (tốc độ tăng bình quân năm là 21%); 2001-2005 (tăng trưởng âm bình quân năm là 0.47%) và 2005-2009 (tăng trưởng bình quân năm 19,82%). 2.3. Dịch vụ khách sạn và lữ hành 2.3.1. Dịch vụ khách sạn Hình 4 cho thấy sự thay đổi của số lượng khách sạn hiện có trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ 1997-2009. Trong giai đoạn 1997-2001, số lượng khách sạn tương đối ít biến động với tốc độ tăng bình quân năm là 2%, số lượng khách sạn bình quân mỗi năm là 61 khách sạn trong đó có 24 khách sạn thuộc loại có sao. Trong giai đoạn 2001-2005, tốc độ tăng bình quân của số lượng khách sạn hầu như không thay đổi, tuy nhiên, số khách sạn có sao bình quân năm lại tăng lên đến 32. Có thể nói, thị trường kinh doanh khách sạn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có qui mô mở rộng trong giai đoạn 2005-2009. Năm 2005, Đà Nẵng có 69 khách sạn trong đó có 32 khách sạn có sao, đến năm 2009 những con số này tương ứng là 100 và 37 với tốc độ tăng bình quân năm trong giai đoạn này là 9,71%. Hình 4. Hoạt động khách sạn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng 0 20 40 60 80 100 120 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Số khách sạn Số khách sạn có sao 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 0% 20% 40% 60% 80% 100% Số phòng Hệ số sử dụng phòng Nguồn: Niên giám Thống kê thành phố Đà Nẵng (2000, 2006, 2009) Hoạt động kinh doanh của các khách sạn giữ tốc độ tăng trưởng khá ổn định trong suốt thời kỳ 1997-2004 với công suất sử dụng phòng bình quân là 59%. Đặc biệt, trong giai đoạn 2005-2009, hoạt động kinh doanh khách sạn đạt mức tăng trưởng đáng kể với công suất sử dụng phòng bình quân tăng cao từ 76% - 83%. Theo Báo cáo tổng kết công tác năm 2009 của Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch thành phố Đà Nẵng, các TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 114 khách sạn ven biển và khách sạn 3-5 sao có công suất sử dụng phòng vào mùa hè có thể lên đến 90-100%. 2.3.2. Dịch vụ lữ hành Hoạt động kinh doanh lữ hành của thành phố Đà Nẵng trong những năm qua tiếp tục phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Sau gần 8 năm, số lượng các đơn vị kinh doanh lữ hành đã tăng lên hơn gấp đôi. Hình 5. Số lượng các đơn vị kinh doanh lữ hành trên địa bàn thành phố Đà Nẵng 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 N ăm Số lượng Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Đà Nẵng Tính đến cuối năm 2009 có 77 đơn vị kinh doanh lữ hành, trong đó có 43 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế và 34 đơn vị kinh doanh lữ hành nội địa. Nhìn chung, các đơn vị đã tổ chức được nhiều chương trình tham quan trong nước và nước ngoài khá hấp dẫn, tạo được ấn tượng tốt đối với du khách về chất lượng, chương trình tham quan và chất lượng phục vụ của đội ngũ hướng dẫn viên, lái xe du lịch. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp có chức năng kinh doanh lữ hành quốc tế của thành phố chưa có khả năng tổ chức các tour du lịch quốc tế, đưa khách nước ngoài vào Việt Nam (Inbound) và đưa khách Việt Nam ra nước ngoài (Outbound) do đó phải nối tour dẫn đến tình trạng bị động về nguồn khách, khả năng khai thác nguồn khách du lịch quốc tế trực tiếp còn thấp. 2.4. Sản phẩm du lịch Thành phố đã nỗ lực tìm giải pháp xây dựng, phát triển, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch; tích cực mở rộng, liên kết giữa các tỉnh, vùng, miền để nối tour du lịch nội địa và quốc tế. Nhờ đó, nhiều sản phẩm du lịch mới đã ra đời thu hút được khách du lịch tham gia như du lịch văn hóa, du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch làng quê, du lịch làng nghề, du lịch công vụ (MICE-Meeting Incentive Conference Event), du lịch đường sông. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 115 2.5. Nguồn nhân lực du lịch Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch của thành phố trong những năm qua đã và đang được quan tâm. Tốc độ tăng của lực lượng lao động có trình độ tham gia vào lĩnh vực du lịch đang ngày càng tăng lên. Đến năm 2009, số lao động làm việc trong ngành du lịch đã có khoảng 4,3 ngàn lao động, với tỷ lệ lao động có trình độ trên cao đẳng, đại học tăng lên là 45%. Điều đáng chú ý là tốc độ tăng của lực lượng lao động có trình độ tham gia vào lĩnh vực du lịch đang ngày càng tăng lên. Trong khi đó, lực lượng lao động có trình độ sơ cấp và chưa qua đào tạo lại đang có xu hướng giảm nhanh. Sỡ dĩ có được kết quả trên là do ngày càng có nhiều doanh nghiệp áp dụng được mô hình quản trị nguồn nhân lực tiên tiến, làm tốt các khâu tuyển chọn, đào tạo bồi dưỡng, sử dụng và duy trì nguồn nhân lực. Đặc biệt, các đơn vị liên doanh nước ngoài và các công ty lữ hành lớn, đội ngũ lao động có chất lượng khá cao, cũng như xét trên các mặt phong thái, thái độ nghề nghiệp, kỹ năng thực hành, kiến thức và trình độ giao tiếp bằng tiếng nước ngoài. Tuy nhiên, chất lượng lao động nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của từng nghề, trong quá trình phục vụ vẫn hay mắc sai sót, tỷ lệ khách phàn nàn về chất lượng dịch vụ còn khá cao, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên du lịch của thành phố. Trong tổng số lao động trực tiếp, đội ngũ hướng dẫn viên chiếm từ 13-14%. Đây là lực lượng nòng cốt, trực tiếp tổ chức và tiếp xúc với khách du lịch nhưng số lượng quá ít nên cường độ làm việc của họ trong mùa du lịch khá cao, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng phục vụ. 3. Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng 3.1. Tập trung xây dựng một số sản phẩm du lịch đặc trưng của Đà Nẵng Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch Đà Nẵng phù hợp với đặc điểm nhu cầu thị trường khách quốc tế và nội địa, gắn sản phẩm với thị trường đặc biệt là những thị trường có khả năng chi trả cao, lưu trú dài ngày và nguồn khách lớn, trong đó đặc biệt chú trọng đến các sản phẩm du lịch biển; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; du lịch văn hóa, làng quê, làng nghề; du lịch công vụ và các loại hình dịch vụ vui chơi giải trí, bằng cách: Ưu tiên phát triển du lịch biển và nghỉ dưỡng biển chất lượng cao theo hướng hình thành các khu nghỉ dưỡng ven biển quy mô lớn, chất lượng cao có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới; đây là hướng đột phá để xây dựng du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố. Bên cạnh đó, cần chú trọng khai thác các dịch vụ vui chơi, giải trí như thuyền buồm, lướt sóng, câu cá thể thao trên biển, lặn biển, du thuyền ban đêm… Phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng: tập trung đầu tư, xây dựng Khu Du lịch Bà Nà và vùng phụ cận trở thành khu nghỉ dưỡng núi đặc trưng, riêng có của thành phố phục vụ nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí. Đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái vùng Sơn Trà, Hải Vân, Đồng Nghệ - Phước Nhơn trở thành các khu du lịch sinh thái đa dạng và đặc sắc. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 116 Phát triển du lịch đường sông; tham quan làng nghề, làng quê: khai thác thế mạnh của các làng nghề, làng quê phía Nam và phía Tây thành phố Đà Nẵng; du lịch đường sông đối với sông Hàn, sông Cu Đê tạo thêm sự phong phú hấp dẫn cho các chương trình, tuyến, tour du lịch tại Đà Nẵng. Phát triển du lịch văn hóa, lịch sử, lễ hội - Trên cơ sở khai thác các giá trị văn hóa lịch sử của thành phố cụ thể như Bảo tàng Điêu khắc Chăm, công viên văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn, Thành Điện Hải và các di sản văn hoá tinh thần khác... gắn kết với các di sản văn hóa nổi tiếng của khu vực như Phố cổ Hội An, Cố đô Huế, văn hóa Chăm, thánh địa Mỹ Sơn. - Nâng cấp Lễ hội Quán Thế Âm mang tầm cỡ quốc gia, phát triển Cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế thành sự kiện thường niên, mang tính quốc tế. Triển khai sản phẩm tham quan nghiên cứu làng văn hóa du lịch của người Cơ tu ở 02 xã Hòa Bắc và Hòa Phú thuộc huyện Hòa Vang. Nâng cao hiệu quả khai thác đối với khu trung tâm thành phố bao gồm khu phố du lịch Bạch Đằng, các khu mua sắm và ẩm thực tập trung, các điểm tham quan tại khu vực xung quanh Nhà hát Trưng Vương, chợ Hàn. Tóm lại, cần tập trung triển khai nhanh các dự án du lịch trên địa bàn thành phố nhằm hình thành đồng bộ một hệ thống các khu du lịch, cơ sở lưu trú chất lượng cao, cung cấp nhiều loại hình dịch vụ du lịch đa dạng, đạt tiêu chuẩn quốc tế như các cụm du lịch Non Nước, Bắc Mỹ An; các khu du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp Sơn Trà ; Công viên văn hoá lịch sử Ngũ Hành Sơn ; quần thể khu du lịch Bà Nà - Suối Mơ; các khu du lịch hồ Đồng Nghệ, Nam đèo Hải Vân ; khu phức hợp du lịch và giải trí tổng hợp Làng Vân có nội dung dịch vụ vui chơi có thưởng dành riêng cho người nước ngoài. 3.2. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch và nghiên cứu mở rộng thị trường Phối hợp lực lượng thông tin đối nội và đối ngoại, đặc biệt chú trọng sự phối hợp thường xuyên, chặc chẽ với Tổng cục Du lịch và các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài nhằm tăng cường quảng bá hình ảnh của du lịch Việt Nam nói chung và du lịch của Đà Nẵng nói riêng, đặc biệt tại các thị trường có nguồn khách lớn để thu hút ngày càng nhiều khách quốc tế đến du lịch tại Đà Nẵng. Đầu tư ngân sách thành phố, thiết lập hệ thống đại diện du lịch Đà Nẵng tại các thị trường trọng điểm như các nước Đông Nam Á và Đông Bắc Á. Quan tâm hơn nữa đến việc tuyên truyền về du lịch Đà Nẵng tại các cửa khẩu quốc tế, các trung tâm và đô thị du lịch lớn. Phối hợp tổ chức và tham gia các hội chợ, các lễ hội du lịch trong và ngoài nước để giới thiệu, quảng bá du lịch Đà Nẵng đến các khách hàng tiềm năng. Bên cạnh việc tiếp tục giữ vững và đẩy mạnh khai thác thị trường nội địa – thị trường chính của Đà Nẵng trong những năm gần đây, thành phố cần có kế hoạch cụ thể để khai thác các thị trường quốc tế nhiều tiềm năng như: Asean, Trung Quốc, Nhật Bản, TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 117 Mỹ, Pháp, Úc, Anh…cũng như khôi phục các thị trường truyền thống như Nga và các nước Đông Âu. 3.3. Tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư cho phát triển du lịch Đầu tư phát triển du lịch phải kết hợp tốt việc sử dụng ngân sách nhà nước với việc khai thác, sử dụng nguồn vốn nước ngoài và huy động nguồn lực trong dân theo phương châm xã hội hoá phát triển du lịch. Trong đó, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng dẫn đến và tại các điểm du lịch bằng ngân sách của Trung Ương hoặc địa phương, huy động vốn đầu tư nước ngoài hoặc từ các nguồn khác vào phát triển và đa dạng hoá các sản phẩm du lịch đặc biệt là hoạt động vui chơi giải trí nhằm tăng số ngày lưu trú của khách. Bên cạnh đó, cần khuyến khích các tổ chức tín dụng tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và dân cư trên địa bàn Thành phố vay vốn đầu tư phát triển khu vực dịch vụ du lịch, đặc biệt là vốn ưu đãi đầu tư vào phát triển các ngành dịch vụ du lịch chất lượng cao như xây dựng khách sạn 3 sao trở lên và nâng cấp các khách sạn chưa đủ điều kiện này, quy hoạch phát triển các nhà hàng đạt chuẩn.... Ngoài ra, thành phố cần ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng giao thông phục vụ cho du lịch. Trong đó, đặc biệt chú ý đến việc nâng cao năng lực của vận chuyển đường không bằng cách xây dựng sân bay căn cứ tại Đà Nẵng nhằm giảm bớt việc điều máy bay không từ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đến Đà Nẵng để giảm chi phí và tăng sự chủ động cho hành khách đi và đến thành phố. Bên cạnh đó cũng cần nâng cao chất lượng của các ngành vận chuyển khác để tạo thuận lợi cho sự phát triển du lịch thành phố. 3.4. Mở rộng hợp tác liên kết khu vực và hợp tác quốc tế Du lịch Đà Nẵng cần phối hợp với các tỉnh lân cận hình thành một mạng lưới không gian du lịch với các tuyến, điểm, tour du lịch phong phú, đa dạng gắn kết với con đường di sản văn hoá thế giới (Phong Nha - Huế - Hội An - Mỹ Sơn – Tây Nguyên), trong đó cần chú trọng liên kết với Quảng Nam và Huế để làm phong phú thêm cho sản phẩm du lịch của Đà Nẵng bằng cách thu hút khách đến nghỉ tại Đà Nẵng và chỉ đi tham quan tại Huế và Hội An sau đó về lại Đà Nẵng, và trong việc hợp tác này, Đà Nẵng với sự thuận lợi về vị trí địa lý và cơ sở hạ tầng du lịch đã trở thành một điểm dừng chân thay vì chỉ là điểm trung chuyển như trước đây. Ngoải ra, cần tăng cường hợp tác quảng bá du lịch ngay từ cửa ngõ sân bay quốc tế Đà Nẵng và tại các điểm đến ở Đồng Hới, Huế, Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Quy Nhơn… Đồng thời với các giải pháp phát huy nội lực, cần coi trọng việc mở rộng hợp tác quốc tế để phát triển nhanh hơn nữa du lịch Đà Nẵng, gắn thị trường du lịch Đà Nẵng với thị trường du lịch quốc gia, khu vực và thế giới. Đa dạng hoá, đa phương hoá hợp tác du lịch với các cá nhân và tổ chức quốc tế để tranh thủ kinh nghiệm, vốn và nguồn khách góp phần đưa du lịch Đà Nẵng nhanh chóng đuổi kịp và hội nhập với trình độ phát triển chung của du lịch khu vực và thế giới. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 118 3.5. Chú trọng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch Hoàn thiện cơ cấu nguồn nhân lực trong ngành du lịch trên quan điểm tập trung ưu tiên đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có trình độ nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao như đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và cán bộ khoa học, công nghệ đầu đàn... Tiếp tục hoàn thiện chính sách thu hút nguồn nhân lực, chú trọng thu hút nguồn nhân lực trình độ cao là các chuyên gia, nhà khoa học là người nước ngoài, Việt kiều, nghệ nhân có tay nghề cao để góp phần phát triển du lịch thành phố. Đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ hiện có. Hình thành hệ thống các cơ sở đào tạo du lịch trên địa bàn thành phố gắn lý thuyết với thực hành ở các cấp dạy nghề, trung cấp, cao đẳng, đại học trên đại học. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Báo cáo của Sở Du lịch (cũ) và Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (mới) các năm 2000-2008 [2] Báo cáo Phân tích hành vi và đánh giá của khách du lịch quốc tế đối với hình ảnh điểm đến Đà Nẵng (2010). Viện Nghiên cứu phát triển Kinh tế-xã hội Đà Nẵng. [3] Cục Thống kê Đà Nẵng, Niên giám Thống kê Đà Nẵng 2000, NXB Thống kê, 2001. [4] Cục Thống kê Đà Nẵng, Niên giám Thống kê Đà Nẵng 2006, NXB Thống kê, 2007. [5] Cục Thống kê Đà Nẵng, Niên giám Thống kê Đà Nẵng 2009, NXB Thống kê, 2010. [6] Nguyễn Thị Như Liêm và các cộng sự, 2009, Phát triển dịch vụ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, Đề tài khoa học thành phố Đà Nẵng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf14_hoangthanhhien_nguyenthinhuliem_732.pdf
Luận văn liên quan