Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ dưới 5 tuổi tại một số xã miền núi tỉnh Bắc Kạn

Số người sống trong gia đình đông đúc có phải là một nguy cơ tăng tỷ lệ mắc NKHHCT ở trẻ? điều này cũng được chỉ ra trong đề tài của nhóm nghiên cứu tại huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn. Khi một thành viên trong gia đình trẻ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, trẻ phơi nhiễm với nguy cơ đó và có khả năng bị lây bệnh . Cơ chế lây truyền qua không khí đã được giải thích. Những giọt nước bọt hoặc nước mũi bắt ra khi người bệnh hắt hơi hoặc khi thở, nói chuyện có kích thước trên 100 micromet thường lắng xuống rất nhanh , trong khi các giọt có kích thước nhỏ bị bốc hơi mạnh trong phòng ở thì đa số các giọt này (>100 micromet) bị khô trước khi lắng xuống đất. Những giọt chứa vi khuẩn gây bệnh có thể bay trong không khí khá lâu và làm lây truyền bệnh cho trẻ.

pdf73 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3086 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ dưới 5 tuổi tại một số xã miền núi tỉnh Bắc Kạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ách đưa ra các khuyến cáo là cần tăng cường công tác giáo dục sức khoẻ và nghiên cứu sâu hơn về niền tin của cộng đồng đối với NKHHCT ở trẻ, đặc biệt nhấn mạnh vào các dấu hiệu, triệu chứng của NKHHCT mà các gia đình có thể xác định được có phải con cái của họ có bị mắc NKHHCT hay không [50]. Nghiên cứu được tiến hành tại một cơ sở y tế tại Enugu, miền đông Nigeria để xác định kiến thức của các bà mẹ về việc nhận biết viêm phổi ở trẻ trước tuổi đi học [55]. Nhóm tác giả phỏng vấn 400 bà mẹ bằng bảng câu hỏi có cấu trúc và thấy rằng 65% bà mẹ nhận biết được viêm phổi qua dấu hiệu khó thở, 42% bà mẹ nhận biết được dấu hiệu thở nhanh và 26,5% biết dấu hiệu ho ở trẻ. Chỉ rất ít bà mẹ nhận biết được viêm phổi qua dấu hiệu: Rút lõm lồng ngực (8,5 %) và tím tái (1%). Nghiên cứu này cũng cho thấy điểm kiến thức của các bà mẹ về các dấu hiệu viêm phổi gia tăng một cách có ý nghĩa với trình độ học vấn và tầng lớp xã hội của các bà mẹ (p <0,05). Trong khi đó 51% các bà mẹ tin rằng dấu hiệu thở nhanh là một dấu hiệu quan trọng để xác định viêm phổi ở trẻ, một số khá lớn các bà mẹ (87,5%) không tin tưởng rằng các dấu hiệu muộn như là rút lõm lồng ngực, tím tái có phải là dấu hiệu biểu hiện của tình trạng bệnh nặng hay không. Trên cơ sở các các tiêu chuẩn của WHO, nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng nhận biết viêm phổi ở trẻ em của các bà mẹ ở mức trung bình, trong khi đó kiến thức của các bà mẹ về các dấu hiệu chỉ điểm viêm phổi nặng ở mức rất kém. Vì thế cần đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ về NKHHCT cho các bà mẹ đặc biệt là cách nhận biết các biểu hiện của viêm phổi và viêm phổi nặng [55]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17 Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu - Bà mẹ có con dưới 5 tuổi - Trẻ em dưới 5 tuổi - Sổ sách, báo cáo thống kê của trạm y tế xã 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Thời gian: Từ tháng 12/2006 – 12/2007 - Huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn. 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu mô tả: Sử dụng phương pháp điều tra cắt ngang để mô tả thực trạng tình hình NKHHCT tại cộng đồng nghiên cứu [2]. Cỡ mẫu được tính theo công thức sau: 2 2 . 1 2 p q n Z d Trong đó: n: cỡ mẫu cần có; 1 2 Z : hệ số giới hạn tin cậy với = 0,05 thì 1 2 Z = 1,96 p = 0,39; Tỷ lệ trẻ mắc NKHHCT = 39,75% [28] q = 1- p = 0,61; d= 0,06; Sai số mong muốn (d = 6%) -> n = 254 trẻ. Để tăng thêm độ chính xác khi nghiên cứu chúng tôi gấp đôi cỡ mẫu 2n = 508 trẻ. 2.3.2. Nghiên cứu bệnh chứng. Nhóm bệnh: Trẻ dưới 5 tuổi mắc NKHHCT Nhóm chứng: Trẻ dưới 5 tuổi không mắc NKHHCT Cỡ mẫu được tính theo công thức sau: [2] {1/[p1(1-p1)] + 1/[p2 (1- p2)} n = z2α/2 [Ln (1- ε) ] 2 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18 n: Cỡ mẫu cần có ở mỗi nhóm Z α/2 : Hệ số giới hạn tin cậy = 1,96 p1 : Tỷ lệ cá thể phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ ở nhóm bệnh. p2 : Tỷ lệ cá thể phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ ở nhóm chứng. Theo 1 nghiên cứu trước đây thì tỷ lệ trẻ có trọng lượng khi sinh thấp ở nhóm chứng p2 = 0,26 (26%)[28]. Với p1 = OR x p2 = 0,41 OR x p2 + (1 - p2) ε : Mức độ chính xác mong muốn: ε = 0,33 Thay vào công thức trên tính được cỡ mẫu: n = 224 trẻ 2.4. Phƣơng pháp chọn mẫu - Chọn mẫu chủ đích: Huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn. Huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn là một huyện miền núi vùng cao mới tách ra từ huyện Bạch Thông từ năm 1998. Diện tích của huyện là 606,11 km 2 gồm 15 xã và 1 thị trấn. Về vị trí : - Phía Đông giáp huyện Võ Nhai - tỉnh Thái Nguyên và huyện Na Rì - tỉnh Bắc Kạn. - Phía Tây giáp huyện Định Hóa - tỉnh Thái Nguyên - Phía Nam giáp huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên, - Phía Bắc giáp thị xã Bắc Kạn. Dân số của huyện là 38.443 người, gồm các dân tộc sinh sống: Tày, Kinh, Nùng, Dao, H'Mông, Hoa, Sán Chí. Trong đó dân tộc thiểu số chiếm hơn 70% dân số toàn huyện. Hơn 80% số hộ gia đình trong huyện làm nghề nông nghiệp, đời sống kinh tế của người dân nơi đây còn gặp rất nhiều khó khăn [10],[30]. - Lập danh sách các xã trong toàn huyện và chọn ngẫu nhiên 4 xã để điều tra hộ gia đình và khám trẻ. Chọn ngẫu nhiên bằng phương pháp bốc thăm. Kết quả gồm các xã: Bình Văn, Thanh Bình, Nông Hạ, Hòa Mục. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 19 - Với mẫu nghiên cứu mô tả: Lập danh sách trẻ dưới 5 tuổi trong từng xã chọn ra 508 trẻ vào diện nghiên cứu. Do tổng số trẻ dưới 5 tuổi trong 4 xã tương đương với cỡ mẫu nghiên cứu nên chúng tôi lấy toàn bộ số trẻ vào diện nghiên cứu (kết quả n = 552 trẻ). - Với mẫu nghiên cứu bệnh – chứng: Nghiên cứu cần tối thiểu là 224 trẻ mắc NKHHCT vào nhóm bệnh và 224 trẻ không mắc NKHHCT vào nhóm chứng. Mẫu nhóm chứng nghiên cứu yêu cầu cùng lứa tuổi, cùng vùng địa dư nghiên cứu với nhóm bệnh. Qua nghiên cứu mô tả, số trẻ mắc NKHHCT là 225, số trẻ không mắc NKHHCT là 327 xấp xỉ cỡ mẫu tối thiểu và tương đương với tỷ lệ 1:1 nên chúng tôi lấy toàn bộ 225 trẻ mắc vào nhóm bệnh và 327 trẻ không mắc vào nhóm chứng. 2.5. Các chỉ số nghiên cứu và tiêu chuẩn đánh giá các chỉ số. 2.5.1. Chỉ số về thông tin chung của đối tượng nghiên cứu. - Kinh tế hộ gia đình: Theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2006 – 2010 [1]. + Hộ nghèo: Thu nhập bình quân trên đầu người dưới 200.000 đồng /người /tháng (2.400.000 đồng/người/năm) + Hộ không nghèo: Thu nhập bình quân quân trên đầu người từ 200.000 đồng /người /tháng (2.400.000 đồng/người/năm) trở lên [1]. - Trình độ học vấn của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi. + Mù chữ: là những người không biết đọc, biết viết. + Biết đọc, biết viết là những người học chưa hết lớp 4/10 hoặc 5/12. + Tiểu học là những người đã học hết lớp 4/10 hoặc 5/12. + Trung học cơ sở là những người đã học hết lớp 7/10 hoặc lớp 9/12. + Phổ thông trung học là những người đã học hết lớp 10/10 hoặc lớp12/12. - Dân tộc: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Hoa, H’Mông, Sán Chí và các dân tộc thiểu số khác. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 20 - Nghề nghiệp của bà mẹ: Làm ruộng, buôn bán, công nhân, giáo viên, công chức, nghề khác. 2.5.2. Chỉ số về tình hình bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ. - Tỷ lệ NKHHCT chung của trẻ dưới 5 tuổi tại các điểm nghiên cứu. - Phân bố tỷ lệ NKHHCT trẻ em dưới 5 tuổi theo mức độ nặng, nhẹ của bệnh, gồm 3 thể [28],[3]. + Không viêm phổi; ho hoặc cảm lạnh. + Viêm phổi. + Viêm phổi nặng hoặc bệnh rất nặng. Tiêu chuẩn chẩn đoán NKHHCT trẻ em tại cộng đồng theo quy định của Bộ Y tế như sau [3],[28]. Với trẻ từ 2 tháng – 5 tuổi Dấu hiệu Phân loại - Trẻ có bất kỳ dấu hiệu nguy hiểm toàn thân nào hoặc - Rút lõm lồng ngực hoặc - Thở rít khi nằm yên Viêm phổi nặng hoặc bệnh rất nặng - Thở nhanh: Đếm nhịp thở của trẻ trong 1 phút, thở nhanh xác định theo tháng tuổi: Trẻ 2 -<12 tháng tuổi: ≥ 50 nhịp/1 phút Trẻ 12 đến 5 tuổi: ≥ 40 nhịp/1 phút Viêm phổi Trẻ bị ho hoặc khó thở và không có dấu hiệu viêm phổi hoặc viêm phổi nặng. Không viêm phổi; ho hoặc cảm lạnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 21 Với trẻ dưới 2 tháng tuổi Dấu hiệu Phân loại - Trẻ có bất kỳ dấu hiệu nguy hiểm toàn thân nào hoặc - Rút lõm lồng ngực hoặc - Thở nhanh: ≥ 60 nhịp/1 phút Viêm phổi nặng hoặc bệnh rất nặng Trẻ bị ho hoặc khó thở và không có dấu hiệu viêm phổi hoặc bệnh rất nặng. Không viêm phổi; ho hoặc cảm lạnh Các dấu hiệu nguy hiểm toàn thân gồm: Không uống được hoặc bỏ bú; li bì hoặc khó đánh thức; nôn tất cả mọi thứ; co giật. Dấu hiệu rút lõm lồng ngực: là dấu hiệu thấy được khi quan sát lồng ngực trẻ khi trẻ hít vào, có dấu hiệu rút lõm lồng ngực khi thấy phần dưới lồng ngực của trẻ lõm vào khi trẻ hít vào. Dấu rút lõm lồng ngực xảy ra khi trẻ phải gắng sức để hít vào. Dấu rút lõm lồng ngực chỉ có ý nghĩa khi nhìn thấy liên tục và rõ ràng, nếu chỉ thấy lúc trẻ đang khóc hoặc đang bú thì không phải có dấu rút lõm. Thở rít khi nằm yên: Tiếng thở rít là một tiếng thở thô ráp tạo ra khi trẻ hít vào. Muốn nghe rõ tiếng này phải để sát tai vào miệng của bệnh nhân . Thở rít xảy ra khi có hẹp thanh quản, khí quản hoặc nắp thanh quản làm cản trở không khí vào phổi. Khi trẻ không b ị bệnh nặng, tiếng thở rít chỉ nghe được nếu trẻ kêu khóc hoặc giắng sức. Do đó tiếng thở rít chỉ được xác định chính xác khi để trẻ nằm yên . Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 22 - Phân bố tỷ lệ NKHHCT của trẻ dưới 5 tuổi theo các nhóm tuổi, có 4 nhóm tuổi: 1 tháng tuổi; từ 2 – 11 tháng tuổi ; từ 12 – 35 tháng tuổi; từ 36 – 60 tháng tuổi. Cách tính tuổi theo quy ước của WHO (1983): + Tính tuổi theo tháng (đối với trẻ dưới 5 tuổi) Kể từ khi mới sinh đến tròn 1 tháng (từ 1 đến 29 ngày là tháng thứ nhất được) được gọi là tròn 1 tháng. Kể từ ngày tròn 1 tháng đến trước ngày tròn 2 tháng được gọi là 2 tháng tuổi. Các tháng tiếp theo tính tương tự. + Tính tuổi theo năm: Trẻ từ khi sơ sinh đến 11 tháng 29 ngày gọi là 0 tuổi hay dưới 1 tuổi. Các năm tiếp theo tính tương tự. Vậy trẻ dưới 5 tuổi là trẻ từ 0 – 4 tuổi hay từ 1 đến 60 tháng tuổi. - Phân bố tỷ lệ NKHHCT ở trẻ em dưới 5 tuổi theo giới. - Phân bố tỷ lệ NKHHCT của trẻ em dưới 5 tuổi theo dân tộc. - Phân bố tỷ lệ NKHHCT của trẻ em dưới 5 tuổi theo nghề nghiệp mẹ. - Tỷ lệ tử vong do NKHHCT tại các địa điểm điều tra. 2.5.3. Chỉ số về các yếu tố nguy cơ: - Bản thân trẻ: + Giới của trẻ. + Cân nặng khi sinh + Thời gian cai sữa cho trẻ:  Cai sữa sớm: Trước 18 tháng.  Cai sữa đúng: Từ 18 – 24 tháng. + Tình hình tiêm chủng phòng bệnh.  Tiêm chủng đủ, đúng lịch: là tiêm đúng thời gian theo lịch tiêm chủng đồng thời đủ số mũi tiêm và loại vacine theo độ tuổi của trẻ tại thời điểm điều tra. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 23  Tiêm chủng không đủ, hoặc đủ nhưng không đúng lịch: là không đảm bảo 1 trong 3 điều kiện: đủ số mũi, đủ loại vacine theo độ tuổi, đúng thời gian. - Kiến thức về NKHHCT của bà mẹ: Các câu hỏi được thiết kế để đánh giá bà mẹ về kiến thức phát hiện dấu hiệu bệnh NKHHCT ở trẻ, kiến thức xử trí khi trẻ mắc NKHHCT, kiến thức dự phòng NKHHCT cho trẻ. Có 10 câu hỏi đánh giá kiến thức, mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm. Đánh giá bằng cách cho điểm theo 3 mức độ: Kiến thức kém: < 5 điểm Kiến thức trung bình: Từ 5 đến <7 điểm. Kiến thức khá, tốt: Từ 7điểm trở lên. - Yếu tố môi trường sống của trẻ Loại nhà ở: Nhà tạm, nhà bán kiên cố, kiên cố. Tình trạng nhà ở phân thành 2 nhóm: Ẩm thấp, trống trải; Thoáng, sạch sẽ. Tình trạng bếp đun trong nhà: có bếp đun đặt trong nhà không được cách ly bếp đun với phòng ngủ, phòng khách. Loại bếp đun bằng củi, than. Gia đình có người hút thuốc lá, thuốc lào: Hút thuốc lá hoặc thuốc lào trong nhà hoặc hút gần trẻ. Hút thuốc hàng ngày, tần suất trung bình 5 điếu/ngày. Quy mô hộ gia đình: Hộ gia đình hạt nhân (phổ biến tại khu vực vùng cao, miền núi): Từ 6 người trở xuống, gồm 3 thế hệ ông bà, bố mẹ, con cháu cùng sinh sống trong một gia đình. Hộ gia đình đông người: trên 6 người cùng sinh sống trong một nhà. Chuồng gia súc dưới gầm sàn nhà, gần nhà dưới 10m, không đảm bảo vệ sinh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 24 2.6. Phƣơng pháp thu thập số liệu và xử lý sai số. Phỏng vấn các bà mẹ có con dưới 5 tuổi, kết hợp với quan sát tại hộ gia đình, các kết quả được ghi chép vào phiếu điều tra in sẵn. Phiếu phỏng vấn được thiết kế theo đúng qui trình, được thử nghiệm, chỉnh sửa trước khi đưa vào điều tra chính thức. Phỏng vấn bà mẹ bởi các cán bộ khối Y tế công cộng – Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên, được tập huấn kỹ các nội dung phỏng vấn trước khi điều tra tại khu vực nghiên cứu. Khám lâm sàng và phân loại NKHHCT cho trẻ dưới 5 tuổi bởi các bác sỹ chuyên khoa Nhi – Bệnh viện Đa khoa TW Thái Nguyên. Kết quả khám phân loại được ghi vào các phiếu khám in sẵn. 2.7. Phƣơng pháp xử lý số liệu: Các số liệu nghiên cứu được xử lý bằng các thuật toán thống kê y học dựa trên các phần mền EPIDATA 3.02, SPSS 16.0. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 25 Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thông tin chung về đối tƣợng nghiên cứu. Qua nghiên cứu 552 trẻ dưới 5 tuổi tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn chúng tôi đưa ra một số kết quả sau. Bảng 3.1. Phân bố trẻ theo tình hình kinh tế hộ gia đình Kinh tế Số trẻ (n) Tỷ lệ (%) Hộ nghèo 407 73,73 Hộ không nghèo 145 26,27 Tổng 552 100 Nhận xét: Tỷ lệ trẻ sống trong hộ gia đình được xếp loại nghèo tại địa điểm nghiên cứu chiếm 73,73%. Còn lại 26,27% số trẻ ở các hộ không nghèo. Biểu đồ 3.1. Phân loại trẻ theo kinh tế hộ gia đình Kinh tế Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 26 Bảng 3.2. Phân bố trẻ theo trình độ học vấn của bà mẹ Trình độ học vấn của bà mẹ Số trẻ (n) Tỷ lệ (%) Mù chữ 9 1,63 Biết đọc biết viết 11 1,99 Tiểu học 108 19,57 THCS 333 60,33 THPT trở lên 91 16,49 Tổng 552 100 Nhận xét: Bảng trên cho thấy 60,33% trẻ là con các bà mẹ có trình độ học vấn ở bậc THCS; Bậc THPT trở lên là 16,49%; Bậc tiểu học là 19,57%; Còn lại 3,62% số trẻ là con các bà mẹ trong nhóm mù chữ, biết đọc biết viết. Biểu đồ 3.2. Phân bố trẻ theo trình độ học vấn của các bà mẹ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 27 Bảng 3.3. Phân bố trẻ theo dân tộc Dân tộc Số trẻ (n) Tỷ lệ (%) Kinh 110 19,93 Tày 322 58,33 Nùng 15 2,72 Dao 87 15,76 Sán Chí 18 3,26 Tổng 552 100 Nhận xét: Dân tộc thiểu số chiếm đa số: 80,07% trong đó dân tộc Tày là 58,33%, dân tộc Dao là 15,76%, các dân tộc thiểu số còn lại là 5,98%. Dân tộc Kinh chiếm 19,93%. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 28 Biểu đồ 3.3. Phân bố trẻ theo dân tộc Bảng 3.4. Phân bố trẻ theo nghề nghiệp của các bà mẹ Nghề nghiệp mẹ Số trẻ (n) Tỷ lệ (%) Làm ruộng 479 86,78 Giáo viên, công chức 29 5,25 Công nhân, buôn bán, nghề khác 44 7,97 Tổng 552 100 Nhận xét: Phần lớn trẻ là con các bà mẹ có nghề nghiệp là làm ruộng, tỷ lệ này là 86,78%, trẻ là con các bà mẹ làm giáo viên, công chức chiếm 5,52%, còn lại là nhóm công nhân, buôn bán, nội trợ hoặc nghề khác chiếm 7,97 %. Biểu đồ 3.4. Phân bố trẻ theo nghề nghiệp của các bà mẹ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 29 Bảng 3.5. Phân bố trẻ theo loại nhà ở Loại nhà n % Kiên cố 42 7,61 Bán kiên cố 284 51,45 Nhà tạm 226 40,94 Tổng 552 100 Nhận xét: Số trẻ sống trong nhà tạm là 226/552 trẻ chiếm tỷ lệ 40,94 %; Số trẻ ở nhà kiên cố chỉ chiếm 7,61%, còn lại 51,45% số trẻ ở nhà bán kiên cố. Biểu đồ 3.5. Phân bố trẻ theo loại nhà ở Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 30 Bảng 3.6. Tình trạng bếp đun trong nhà ở của trẻ Bếp đun trong nhà Số trẻ (n) Tỷ lệ (%) Có 239 43,30 Không 313 56,70 Tổng 552 100 Nhận xét: Tỷ lệ trẻ sống trong các hộ gia đình sử dụng bếp đun trong nhà tại khu vực nghiên cứu là 43,30 %. Bảng 3.7. Khoảng cách từ nhà của trẻ đến chuồng gia súc Khoảng cách Số trẻ (n) Tỷ lệ (%) Gần nhà (dưới 10m) 264 62,56 Xa nhà (≥10 m) 158 37,44 Tổng 422* 100 * 130 hộ gia đình không có chuồng gia súc Nhận xét: 62,56% số trẻ ở các hộ làm gia đình làm chuồng gia súc gần nhà Bảng 3.8. Quy mô hộ gia đình của trẻ Quy mô gia đình Số trẻ (n) Tỷ lệ (%) Hộ gia đình đông người 228 41,30 Hộ gia đình hạt nhân 324 58,70 Tổng 552 100 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 31 Nhận xét Tỷ lệ hộ gia đình quy mô đông người tại khu vực nghiên cứu là 43,06%; Quy mô bình thường chiếm 58,7 % 3.2. Thực trạng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dƣới 5 tuổi Bảng 3.9. Tỷ lệ mắc NKHHCT chung của trẻ dưới 5 tuổi NKHHCT n % Không mắc NKHHCT 327 59,24 Mắc NKHHCT 225 40,76 Trong đó: - Không viêm phổi: Ho hoặc cảm lạnh - Viêm phổi - Viêm phổi nặng hoặc bệnh rất nặng 197 23 5 35,69 4,17 0,91 Tổng 552 100 Nhận xét: - Tỷ lệ mắc NKHHCT chung của trẻ dưới 5 tuổi tại cộng đồng là 40,76%. - Phân loại theo mức độ bệnh: Thể không viêm phổi, ho hoặc cảm lạnh chiếm 35,69 %; Thể viêm phổi là 4,17 %; Thể viêm phổi nặng hoặc bệnh rất nặng là 0,91%. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 32 Biểu đồ 3.6. Tình hình mắc NKHHCT của trẻ Bảng 3.10. Phân bố tỷ lệ NKHHCT chung theo nhóm tuổi NKHHCT Nhóm tuổi Tổng số trẻ nghiên cứu Số trẻ mắc NKHHCT Tỷ lệ (%) 1 tháng tuổi 39 10 25,64 Từ 2 - 11 tháng 81 26 32,10 Từ 12 – 35 tháng 211 95 45,02 Từ 36 – 60 tháng 221 94 42,53 Tổng 552 225 40,76 Nhận xét: Tỷ lệ mắc NKHHCT tăng dần theo nhóm tuổi. Nhóm trẻ từ 12 – 35 tháng tuổi có tỷ lệ mắc cao nhất: 45,02 %. % Tháng tuổi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 33 Biểu đồ 3.7. Phân bố tỷ lệ NKHHCT theo nhóm tuổi của trẻ Bảng 3.11. Phân bố mức độ NKHHCT ở trẻ theo nhóm tuổi NKHHCT Nhóm tuổi KVP: ho hoặc cảm lạnh Viêm phổi VPN hoặc bệnh rất nặng n % n % n % 0 - 1 tháng (n=39) 8 20,51 - - 2 5,13 2 - 11 tháng (n=81) 20 24,69 4 4,94 2 2,47 12 – 35 tháng (n=211) 82 38,86 12 5,69 1 0,47 36 – 59 tháng (n=221) 87 39,37 7 3,17 0 0 Nhận xét Ở thể không viêm phổi, ho hoặc cảm lạnh trẻ có tỷ lệ mắc tăng dần theo nhóm tuổi, mắc cao nhất ở nhóm 36 – 59 tháng tuổi: 39,37% Ở thể viêm phổi nặng hoặc bệnh rất nặng trẻ có tỷ lệ mắc cao ở nhóm trẻ từ 0 – 1 tháng tuổi: 5,13%, trẻ càng lớn tỷ lệ mắc viêm phổi nặng giảm dần. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 34 Biểu đồ 3.8. Phân mức độ NKHHCT theo nhóm tuổi Bảng 3.12. Phân bố tỷ lệ NKHHCT theo giới của trẻ NKHHCT Giới Tổng số trẻ nghiên cứu Số trẻ mắc NKHHCT Tỷ lệ (%) Nam 305 117 38,36 Nữ 247 108 43,72 Tổng 552 225 40,76 Nhận xét: Trẻ nam tại khu vực nghiên cứu có tỷ lệ mắc NKHHCT là 38,36 %, tỷ lệ mắc ở trẻ nữ là 43,72%. Bảng 3.13. Phân bố tỷ lệ NKHHCT theo dân tộc của trẻ (*) NKHHCT Dân tộc Tổng số trẻ nghiên cứu Số trẻ mắc NKHHCT Tỷ lệ (%) Kinh 110 47 42,73 Tháng tuổi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 35 Tày 322 131 40,68 Dao 87 34 39,08 Sán chí 18 7 38,89 Nùng 15 6 40,00 Tổng 552 225 40,76 (*) X2= 8,10 ; p>0,05 Nhận xét: - Tỷ lệ mắc NKHHCT ở nhóm trẻ dân tộc Kinh là 42,73%, trẻ dân tộc Tày là 40,68%; trẻ dân tộc Dao là 39,08 %; trẻ dân tộc Sán chí là 38,89%; trẻ dân tộc Nùng là 40,0%. - Không có sự khác biệt về tỷ lệ mắc NKHHCT ở các nhóm dân tộc khác nhau (p>0,05). 3.3. Kết quả về các yếu tố nguy cơ đến nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính 3.3.1. Nhóm yếu tố nguy cơ thuộc về bà mẹ. Bảng 3.14. Liên quan giữa trình độ học vấn của mẹ với tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính NKHHCT Học vấn mẹ Mắc Không mắc OR CI95% p THCS trở xuống 199 262 1,90 1,13 – 3,20 <0,05 THPT trở lên 26 65 Nhận xét: Trình độ học vấn của các bà mẹ có ảnh hưởng tới tỷ lệ mắc NKHHCT ở trẻ. Nhóm trẻ là con các bà mẹ có trình độ học vấn từ bậc THCS trở xuống có nguy cơ mắc NKHHCT cao gấp 1,90 lần so với nhóm trẻ con các bà mẹ có trình độ học vấn từ bậc THPT trở lên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 36 Bảng 3.15. Liên quan giữa nghề nghiệp của bà mẹ với tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ NKHHCT Nghề nghiệp Mắc Không mắc OR CI95% p Làm ruộng, buôn bán, nghề khác 219 304 2,76 1,05 – 7,70 <0,05 Giáo viên, công chức 6 23 Nhận xét Nhóm trẻ là con các bà mẹ có nghề nghiệp là làm ruộng, công nhân, buôn bán hoặc nghề khác có nguy cơ mắc NKHHCT cao gấp 2,76 lần so với nhóm trẻ là con các bà mẹ làm giáo viên hoặc công chức nhà nước Bảng 3.16. Liên quan giữa yếu tố dân tộc với tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ NKHHCT Dân tộc Mắc Không mắc OR CI95% p Kinh 47 63 1,11 0,71–1,73 > 0,05 Dân tộc thiểu số 178 264 Nhận xét: Bảng trên cho thấy không có mối liên quan giữa yếu tố dân tộc với tỷ lệ mắc NKHHCT ở trẻ em ( p>0,05). Bảng 3.17. Liên quan giữa kiến thức của bà mẹ về nhiêm khuẩn hô hấp cấp tính với tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 37 NKHHCT Kiến thức Mắc Không mắc OR CI95% p Kém 200 263 1,54 1,08-2,10 <0,05 Trung bình 25 64 Nhận xét: Nhóm trẻ là con của các bà mẹ có kiến thức kém có nguy cơ mắc NKHHCT cao gấp 1,54 lần nhóm trẻ con của các bà mẹ có kiến thức trung bình. Sự khác biệt có ý nghĩa với p< 0,05. 3.3.2. Nhóm yếu tố nguy cơ thuộc về bản thân trẻ. Bảng 3.18. Liên quan giữa cân nặng khi sinh của trẻ với tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính NKHHCT Cân nặng khi sinh Mắc Không mắc OR CI95% p Thấp (<2500g) 24 19 1,96 1,03 – 3,84 <0,05 Bình thường (≥ 2500g) 195 302 (*12 bà mẹ không nhớ cân nặng khi sinh của trẻ) Nhận xét: Nhóm trẻ có cân nặng thấp khi sinh có nguy cơ mắc NKHHCT cao gấp 1,96 lần so với nhóm trẻ có cân nặng bình thường khi sinh với p< 0,05. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 38 Bảng 3.19. Liên quan tỷ lệ mắc NKHHCT với thời gian cai sữa của trẻ NKHHCT Thời gian cai sữa Mắc Không mắc OR CI95% p Cai sữa sớm 92 101 1,53 1,05 – 2,40 <0,05 Cai sữa đúng 60 101 (* 198 trẻ chưa cai sữa) Nhận xét: Sự khác biệt về tỷ lệ mắc NKHHCT giữa nhóm trẻ được cai sữa sớm với nhóm trẻ cai sữa đúng thời gian có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Nhóm trẻ cai sữa sớm có nguy cơ mắc NKHHCT cao gấp 1,53 lần so với nhóm trẻ được cai sữa đúng thời gian. Bảng 3.20. Liên quan giữa tỷ lệ mắc NKHHCT với tình trạng tiêm chủng NKHHCT Mắc Không mắc OR CI95% p Không đủ, không đúng lịch 29 6 7,92 3,06 – 21,65 <0,01 Đủ đúng lịch 196 321 Nhận xét: Tình trạng tiêm chủng của trẻ có ảnh hưởng rõ rệt tới tỷ lệ mắc NKHHCT. Các trẻ được tiêm chủng không đủ hoặc đủ nhưng không đúng lịch có nguy cơ mắc NKHHCT cao hơn hẳn (gấp 7,92 lần) các trẻ được tiêm chủng đủ và đúng lịch (p<0,01). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 39 3.3.3. Nhóm yếu tố nguy cơ thuộc về môi trường sống của trẻ. Bảng 3.21. Liên quan giữa loại nhà ở với tỷ lệ mắc NKHHCT NKHHCT Loại nhà Mắc Không mắc OR CI95% p Nhà tạm 105 121 1,49 1,04 – 2,14 <0,05 Nhà kiên cố hoặc bán kiên cố 120 206 Nhận xét Kết quả bảng trên cho thấy nhóm trẻ sống trong nhà tạm có nguy cơ mắc NKHHCT cao gấp 1,49 lần so với nhóm trẻ sống trong nhà kiên cố hoặc bán kiên cố. (p<0,05). Bảng 3.22. Liên quan giữa tình trạng nhà với tỷ lệ mắc NKHHCT Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 40 NKHHCT Mắc Không mắc OR CI95% p Ẩm thấp, trống trải 99 83 2,31 1,58 – 2,37 <0,01 Thoáng, sạch sẽ 126 244 Nhận xét: Tình trạng nhà ở có ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc NKHHCT của trẻ em. Trẻ ở trong nhà ẩm thấp, trống trải có nguy cơ mắc NKHHCT cao gấp 2,3 lần trẻ ở trong nhà thoáng, sạch sẽ. Bảng 3.23. Liên quan tình trạng bếp đun trong nhà với tỷ lệ mắc NKHHCT NKHHCT Bếp đun nấu Mắc Không mắc OR CI95% p Trong nhà 110 129 1,25 1,03 - 1,53 <0,05 Ngoài nhà 115 198 Nhận xét: Nhóm trẻ sống trong các hộ gia đình có bếp đun trong nhà có tỷ lệ mắc NKHHCT cao gấp 1,25 lần so với nhóm trẻ sống trong các hộ gia đình sử dụng bếp đun nấu ngoài nhà. Bảng 3.24. Liên quan giữa tình trạng hút thuốc lá, thuốc lào trong nhà với tỷ lệ mắc NKHHCT với Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 41 NKHHCT TT hút thuốc lá, lào Mắc Không mắc OR CI95% p Gia đình có người hút thuốc lá, thuốc lào 175 220 1,39 1,07-1,79 <0,05 Không có người hút thuốc lá, thuốc lào. 50 107 Nhận xét Nhóm trẻ sống trong các hộ gia đình có người lớn hút thuốc lá, lào trong nhà có nguy cơ mắc NKHHCT cao hơn 1,39 lần so với trẻ nhóm sống trong các hộ gia đình có người lớn hút thuốc lá, lào trong nhà (p<0,05). Bảng 3.25. Liên quan giữa khoảng cách từ nhà ở của trẻ đến chuồng gia súc với tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính NKHHCT Chuồng gia súc Mắc Không mắc OR CI95% p Gần nhà 131 133 2,55 1,67 - 3,90 <0,05 Xa nhà 44 114 Nhận xét Trẻ ở các hộ gia đình làm chuồng gia súc gần nhà dưới 10 mét có nguy cơ mắc NKHHCT cao gấp 2,55 lần so với trẻ ở các hộ có chuồng gia súc xa nhà từ 10 mét trở lên (p<0,05). Bảng 3.26. Liên quan giữa điều kiện kinh tế với tỷ lệ mắc NKHHCT Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 42 NKHHCT TH Kinh tế Mắc Không mắc OR CI95% p Nghèo 177 230 1,56 1,03-2,36 <0,05 Không nghèo 48 97 Nhận xét: Yếu tố kinh tế của các gia đình tại địa điểm nghiên cứu có ảnh hưởng tới tỷ lệ mắc NKHHCT ở trẻ. Trẻ ở các hộ nghèo có nguy cơ mắc NKHHCT cao gấp 1,56 lần so với trẻ sống trong hộ không nghèo. Bảng 3.27. Liên quan quy mô hộ gia đình với tỷ lệ mắc NKHHCT ở trẻ NKHHCT Quy mô gia đình Mắc Không mắc OR CI95% p Gia đình đông người 124 104 2,63 1,83 – 3,80 <0,05 Gia đình hạt nhân 101 223 Nhận xét Có mối liên quan giữa số người sống trong gia đình với tỷ lệ mắc NKHHCT ở trẻ. Trẻ sống ở các hộ đông người có nguy cơ mắc NKHHCT cao hơn trẻ sống trong hộ không nghèo với p< 0,05. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 43 Chƣơng 4 BÀN LUẬN 4.1. Tình hình kinh tế – văn hóa – xã hội tại địa điểm nghiên cứu Qua nghiên cứu về NKHHCT trẻ em tại huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn chúng tối thấy đời sống kinh tế của người dân nơi đây còn gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ trẻ ở hộ nghèo khá cao, chiếm 73,73%, nghề nghiệp tạo thu nhập chính cho gia đình các trẻ tại đây chủ yếu là làm ruộng (86,78%), tỷ lệ trẻ phải sống trong điều kiện nhà ở tạm bợ còn khá cao (40,49%). Trình độ học vấn của các bà mẹ tại địa điểm nghiên cứu còn thấp. Các bà mẹ có trình độ THPT trở lên chỉ chiểm 16,49%. Phần lớn từ bậc THSC trở xuống là 80,44% đặc biệt trong số này vẫn còn các bà mẹ mù chữ (1,63%). Thảo luận nhóm với lãnh đạo cộng đồng trước thời điểm điều tra cho thấy, tuy đa số các bà mẹ đạt trình độ học vấn ở bậc THCS nhưng kiến thức chung về y học - phòng bệnh của các bà mẹ rất hạn chế, mặt khác đa số các bà mẹ chỉ học hết THCS mà ít có điều kiện học tiếp ở bậc học Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 44 cao hơn. Điều này chắc chắn là một yếu tố khó khăn cho bà mẹ khi tiếp nhận các kiến thức về chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em. Từ thực tế đó, khi xem xét vấn đề trình độ học vấn của bà mẹ với tỷ lệ mắc NKHHCT ở trẻ, chúng tôi xếp các bà mẹ có trình độ học vấn từ bậc THCS trở xuống vào 1 nhóm để so sánh với nhóm từ THPT trở lên. Trong nghiên cứu này, dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ khá cao tại khu vực nghiên cứu (80,07%) trong đó dân tộc Tày chiếm đa số 58,33%. Dân tộc Kinh chỉ chiếm 19,93% và đa số có nguồn gốc định cư lâu đời, rất ít trường hợp người Kinh tái định cư tại đây. Có thể nói dân tộc Kinh trở thành thiểu số tại đây, một số hành vi sức khỏe của người Kinh gần như tương tự với các dân tộc thiểu số khác tại khu vực nghiên cứu [32]. 4.2. Thực trạng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dƣới 5 tuổi Khám lâm sàng các trẻ dưới 5 tuổi tại 4 xã trong diện nghiên cứu chúng tôi thấy tỷ lệ NKHHCT chung ở trẻ em là 40,76%. Theo chúng tôi, tỷ lệ này là khá cao trong cộng đồng nhưng phù hợp với tình hình thực tế của khu vực nghiên cứu trong đề tài. Chợ Mới là một huyện vùng cao miền núi của tỉnh Bắc Kạn, 4 xã trong diện nghiên cứu đều là những xã thuộc chương trình 135 của Chính Phủ và hơn 80% số dân trong các xã là người dân tộc thiểu số [11]. So sánh với những nghiên cứu gần đây về NKHHCT cho thấy tỷ lệ mắc NKHHCT trẻ em trong nghiên cứu của chúng tôi tại huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn cao hơn so với các nghiên cứu ở các địa phương khác. Như trong nghiên cứu của các tác giả Hà Văn Thiệu, Nguyễn Hữu Kỳ về NKHHCT ở trẻ dưới 5 tuổi tại Huế năm 2003 kết luận tỷ lệ mắc là 39,75%. Theo khảo sát của Phạm Thị Minh Hồng (2004) vùng đồng bằng sông Cửu Long thì tỷ lệ NKHHCT trong cộng đồng là 40,03%, xấp xỉ kết quả nghiên cứu của chúng tôi [18], [28]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 45 So sánh với số liệu tại các bệnh viện cho thấy, các trẻ nhập viện được chẩn đoán là NKHHCT có tỷ lệ khác biệt so với kết quả của chúng tôi khi nghiên cứu tại cộng đồng. Tại bệnh viện Nhi Trung ương, tỷ lệ trẻ mắc NKHHCT vào điều trị là 32,5%. Tỷ lệ này cao gấp gần 2 lần bệnh tiêu chảy (17,7 %) và đứng đầu trong các nguyên nhân nhập viện điểu trị ở trẻ. Tử vong do NKHHCT chiếm 20,2% tổng số tử vong ở trẻ. Số trẻ mắc NKHHCT vào viện điều trị tại khoa Nhi bệnh viện Đa khoa thành phố Đà Nẵng là 45,6%, số trẻ chết do viêm phổi 32,5%. Tại bệnh viện tỉnh Sơn La, tử vong do viêm phổi ở trẻ em chiếm 63,2% số tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Tại bệnh viện huyện Chiêm Hoá, Tuyên Quang số trẻ mắc NKHHCT vào điều trị là 92,8%, tử vong do viêm phổi chiếm 88,9% tổng số tử vong nhi tại bệnh viện [8]. Có thể thấy tỷ lệ mắc và tử vong do NKHHCT ở trẻ tại khu vực miền núi có xu hướng cao hơn hẳn khu vực đồng bằng thành thị. Tác giả Nguyễn Thu Nhạn khi khảo sát 20 bệnh viện tại Việt Nam để tìm hiểu tình hình bệnh tật trẻ em cho thấy: vấn đề chẩn đoán, phân loại và điều trị của CBYT tuyến cơ sở không tốt, đây là một 1 trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ trẻ nhập viện và tỷ lệ tử vong do NKHHCT tăng cao, đặc biệt là ở các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc trong đó có Bắc Kạn. Khi phân loại NKHHCT theo các thể, tỷ lệ mắc cao nhất ở thể không viêm phổi ho hoặc cảm lạnh (35,69%). Tỷ lệ trẻ mắc viêm phổi và viêm phổi nặng chiếm 5,08 % tổng số trẻ điều tra (Bảng 3.9). Theo "Đánh giá hoạt động y tế cơ sở" năm 2004, viêm phổi vẫn là nguyên nhân tử vong cao nhất (31,3%) trong tổng số các nguyên nhân tử vong ở trẻ nhỏ, cao gấp 6 lần so với tử vong do tiêu chảy cấp (5,1%). Kết quả điều tra của dự án NKHHCT cho thấy hàng năm có khoảng 1600 lượt trẻ bị viêm phổi, tỷ lệ tử vong do viêm phổi khoảng 2,8/1000 trẻ. Với 7 triệu trẻ dưới 5 tuổi trên cả nước, ước tính số tử vong do viêm phổi không dưới 20.000 trẻ/ năm [8]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 46 Các nghiên cứu tại bệnh viện cũng kết luận viêm phổi là nguyên nhân gây tử vong cao nhất trong các nguyên nhân gây tử vong ở trẻ khi nhập viện. Tác giả Bế Văn Cẩm khi nghiên cứu 482 bệnh nhi tử vong tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên thì có 223 trẻ dưới 1tuổi chết do viêm phổi chiếm 51,74% đứng hàng đầu trong các nguyên nhân gây tử vong ở trẻ nhỏ [10]. Điều này cho thấy việc duy trì tiến tới giảm tỷ lệ mắc viêm phổi trẻ em tại khu vực này cần phải được thực hiện tích cực hơn nữa. Đây cũng chính là một trong các mục tiêu chung của Bộ Y tế trong phương hướng hoạt động của chương trình NKHHCT giai đoại 2006 – 2010[8]. Khi phân loại NKHHCT theo lứa tuổi của trẻ tại địa điểm nghiên cứu chúng tôi nhận thấy: tỷ lệ mắc NKHHCT chung có xu hướng tăng cao sau 12 tháng tuổi. Ở nhóm trẻ từ 12 đến 35 tháng, tỷ lệ mắc NKHHCT ở nhóm này là 45,02% cao nhất trong các nhóm tuổi. Theo chúng tôi có thể ở lứa tuổi này sức đề kháng của trẻ bị hạn chế do kháng thể từ mẹ sang trong thời kỳ bào thai đã không còn, khả năng cung ứng các kháng thể bề mặt cũng đã hết, khả năng tự đề kháng còn đang bị hạn chế. Vì vậy, trẻ vẫn có thể có tỷ lệ mắc NKHHCT cao ở giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi. Trong nghiên cứu này, tỷ lệ mắc NKHHCT không giảm mà vẫn còn khá cao khi trẻ được 36-59 tháng tuổi (42,53%). Kết quả của chúng tôi khác với kết quả của Hà Văn Thiệu: nhóm trẻ dưới 1 tuổi có tỷ lệ mắc cao nhất (53,29%) còn nhóm trẻ từ 4 – 5 tuổi lại có tỷ lệ mắc thấp nhất (28,27%) [31]. Phân loại NKHHCT theo mức độ bệnh và tiến hành so sánh ở từng nhóm tuổi nghiên cứu đã cho thấy trong những trẻ mắc viêm phổi nặng thì cao nhất ở nhóm trẻ dưới 2 tháng tuổi và giảm dần khi trẻ lớn lên. Điều này là phù hợp vì ở nhóm tuổi dưới 2 tháng, do sự chưa hoàn thiện về đặc điểm giải phẫu cũng như sinh lý của hệ hô hấp nên ở tuổi này trẻ rất dễ mắc NKHHCT, còn khi trẻ đã bị viêm phổi thì sẽ chuyển sang viêm phổi nặng rất nhanh do vậy mà WHO xếp loại viêm phổi ở trẻ dưới 2 tháng tuổi. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 47 Trong nghiên cứu tại huyện Chợ Mới – Bắc Kạn, chúng tôi không thấy có sự khác biệt về tỷ lệ mắc NKHHCT giữa trẻ trai và trẻ gái (p>0,05). Tương tự như kết quả nghiên cứu của Hà Văn Thiệu, Nguyễn Hữu Kỳ (2003) trên 400 trẻ dưới 5 tuổi: tỷ lệ trẻ nam mắc NKHHCT là 40,57%; ở trẻ nữ là 39,11% nhưng p<0,05. Nghiên cứu 5524 trẻ dưới 5 tuổi tại Tanzania [46] cũng cho kết quả tương tự khi tìm hiểu mối liên quan giữa giới và tỷ lệ mắc ARI. Trong nghiên cứu này, trẻ nam có tỷ lệ mắc NKHHCT là 11,21%, trẻ nữ là 9,85 tuy nhiên OR =0,86(0,72-1,03). 4.3. Các yếu tố nguy cơ đến nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính 4.3.1. Các yếu tố nguy cơ thuộc về bà mẹ Trình độ học vấn của bà mẹ luôn là yếu tố được xem xét trong các nghiên cứu về NKHHCT trẻ em tại cộng đồng [14],[15],[28]. Bà mẹ có trình độ học vấn thấp thì khả năng tiếp nhận các thông tin y tế phổ cập qua các phương tiện truyền thông đại chúng (đài, sách báo, tivi…) rất hạn chế. Càng khó khăn hơn khi tiếp nhận các thông tin TT – GDSK từ phía CBYT đặc biệt ở những vùng tập trung đông dân tộc thiểu số mà CBYT lại không thông thạo tiếng của người dân tộc. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra: Nhóm trẻ là con của bà mẹ có học vấn từ bậc THCS trở xuống có nguy cơ mắc NKHHCT cao gấp 1,90 lần so với nhóm trẻ con các bà mẹ có trình độ học vấn từ THPT trở lên. Tác giả Nguyễn Thanh Hà và cộng sự cũng nghiên cứu về yếu tố học vấn liên quan đến NKHHCT trẻ em và chỉ ra rằng con của các bà mẹ có trình độ từ tiểu học có nguy cơ mắc NKHHCT cao gấp 1,75 lần so với con của các bà mẹ có trình độ THCS Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 48 [15]. Kết luận của chúng tôi cũng tương tự như kết quả nghiên cứu của Nascimento khi xem xét các vấn đề xã hội liên quan đến NKHHCT của trẻ, trong đó trình độ học vấn của bà mẹ thấp được chứng minh là một yếu tố nguy cơ [51]. Trong gia đình, bà mẹ luôn là người gắn bó, trực tiếp chăm sóc trẻ nhất là trong giai đoạn trẻ từ 0 – 5 tuổi. Những hành vi CSSK của bà mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức khỏe của trẻ, bà mẹ có kiến thức hiểu biết đúng về bệnh là một yếu tố khởi đầu quan trọng để bà mẹ có một hành vi sức khỏe tốt [22]. Kiến thức, sự hiểu biết của bà mẹ về bệnh NKHHCT có phải là yếu tố nguy cơ đến tình trạng NKHHCT trẻ em tại địa điểm nghiên cứu hay không? Nghiên cứu của chúng tôi đã trả lời câu hỏi này, các bà mẹ có hiểu biết chung về NKHHCT kém thì con của họ có nguy cơ mắc NKHHCT cao gấp 1,54 lần so với các bà mẹ có kiến thức trung bình (Bảng 3.18). Chúng tôi đánh giá kiến thức của các bà mẹ thông qua bộ câu hỏi phỏng vấn. Các câu hỏi được thiết kế để thu thập những kiến thức rất cơ bản về bệnh như các kiến thức phát hiện triệu chứng NKHHCT, kiến thức xử trí và phòng bệnh. Một thực tế là dù CBYT có trình độ giỏi, được trang bị thuốc men và các phương tiện y tế đầy đủ nhưng khi bà mẹ thiếu kiến thức, không biết phát hiện sớm các dấu hiệu NKHHCT, chỉ đưa con đến cơ sở y tế khi bệnh đã nặng thì khả năng tử vong của đứa trẻ là rất cao. Không có kiến thức, hiểu biết đúng về bệnh bà mẹ sẽ không thấy hoặc không thấy hết mối đe dọa đến tính mạng trẻ, từ đó sẽ có thái độ không đúng với việc chăm sóc trẻ và hậu quả là không có hành vi tốt với vấn đề NKHHCT cho con mình. Việc các bà mẹ quan niệm trẻ NKHHCT chỉ đơn thuần là ho sốt mà không biết bệnh có thể tiến triển rất nhanh thành viêm phổi ở trẻ nhỏ hay việc các bà mẹ tự mua thuốc ngoài về chữa, hay không cần đưa trẻ đến cơ sở y tế khám vẫn là một hiện tượng phổ biến. Vậy rõ ràng là việc thiếu hiểu biết của bà mẹ về bệnh NKHHCT là một trong những yếu tố nguy cơ quan Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 49 trọng cần phải can thiệp hàng đầu vào để giảm tỷ lệ mắc và tử vong do NKHHCT ở trẻ. Một nghiên cứu tại Ethiopia cho thấy nếu bà mẹ biết phát hiện sớm dấu hiệu viêm phổi và đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời, đồng thời trẻ được xử trí đúng thì tỷ lệ tử vong ở trẻ sẽ giảm được khoảng 20% (p<0,05) [50]. Một nghiên cứu tương tự đã được tiến hành tại Enugu-Nigeria xác định kiến thức của các bà mẹ về việc nhận biết viêm phổi ở trẻ trước tuổi đi học: 65% bà mẹ nhận biết được viêm phổi qua dấu hiệu khó thở, 42% bằng dấu hiệu thở nhanh và 26,5% bằng dấu hiệu ho nặng. Chỉ rất ít bà mẹ nhận biết được dấu hiệu viêm phổi: Rút lõm lồng ngực (8,5%) và tím tái (1%) [55]. Cũng trong nghiên cứu này điểm kiến thức của các bà mẹ về nhận biết các dấu hiệu viêm phổi gia tăng một cách có ý nghĩa với trình độ học vấn và tầng lớp xã hội của các bà mẹ (p<0,05). Trong khi một số đáng kể các bà mẹ (51%) nhận biết được dấu hiệu thở nhanh là một chỉ số xác định viêm phổi thì một số khá lớn các bà mẹ (87,5%) có thái độ không tin tưởng liệu các dấu hiệu muộn như là rút lõm lồng ngực, tím tái có phải là dấu hiệu biểu hiện của tình trạng bệnh nặng ở trẻ hay không? [55]. Vì thế cần đẩy mạnh công tác TT - GDSK về NKHHCT mà các dấu hiệu thở nhanh, rút lõm lồng ngực là biểu hiện nặng và là nguy cơ tử vong do viêm phổi. Mỗi dân tộc có những phong tục tập quán riêng có thể ảnh hưởng tốt hoặc không tốt đến chăm sóc sức khỏe trẻ em nói chung trong đó có chăm sóc trẻ NKHHCT. Tuy nhiên, chúng tôi không thấy sự liên quan khi so sánh tỷ lệ mắc NKHHCT giữa nhóm trẻ dân tộc Kinh với nhóm trẻ dân tộc thiểu số, trong nghiên cứu của chúng tôi yếu tố dân tộc không phải là một yếu tố nguy cơ với NKHHCT ở trẻ. Có thể do đặc thù khu vực nghiên cứu tỷ lệ dân tộc thiểu số chiếm đa số (trên 80%) dân tộc Kinh chỉ chiếm gần 20%. Để làm rõ hơn điều này, theo chúng tôi, cần phải có những nghiên cứu cụ thể hơn về hành vi chăm sóc trẻ NKHHCT trong các dân tộc thiểu số tại địa điểm nghiên cứu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 50 4.3.2. Các yếu tố nguy cơ thuộc về bản thân trẻ. Các yếu tố về bản thân trẻ được xem xét như cân nặng thấp khi sinh thấp (<2500gam), cai sữa không hợp lý, tiêm chủng không đầy đủ đều là những yếu tố có liên quan đến việc gia tăng tình trạng NKHHC của trẻ nhỏ dưới 5 tuổi ở khu vực nghiên cứu. Trẻ có cân nặng thấp khi sinh <2500g và trẻ đẻ non thì sức đề kháng của trẻ với bệnh tật kém hơn các trẻ cân năng khi sinh bình thường, quá trình phát triển của những trẻ này thường chậm và khả năng thích nghi với môi trường thấp. Với trẻ cân nặng thấp các kháng thể từ mẹ truyền giảm ngay trong thời gian sau đẻ do đó khả năng miễn dịch của trẻ kém, trẻ dễ mắc các bệnh truyền nhiễm trong đó có NKHHCT. Sữa mẹ có vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng và miễn dich cho trẻ. Trẻ cai sữa sớm trong nghiên cứu này có nguy cơ mắc NKHHCT cao gấp 1,53 lần so với nhóm trẻ được cai sữa đúng thời điểm. Nghiên cứu về các yếu tố này đã có một số tác giả đề cập đến. Các nghiên cứu về sự liên quan giữa sữa mẹ và viêm phổi trẻ em ở Trung Quốc, Brazil, Canada, Argentina đã chỉ ra rằng trẻ em không được nuôi bằng sữa mẹ có nguy cơ vào viện cao gấp từ 1,5 đến 4 lần, trẻ em cân nặng sơ sinh thấp có nguy cơ vào viện gấp 2 lần [14],[39]. Điều này giải thích là do đáp ứng miễn dịch kém, chức năng phổi bị tổn thương do đường kính của của đường hô hấp trên nhỏ hơn và có khuynh hướng tắc nghẽn đường thở ngoại vi. Nghiên cứu ở Brazil cho thấy trẻ đẻ non tháng và trẻ có cân nặng thấp có nguy cơ viêm phổi trong 1 và 2 năm đầu cao hơn bao gồm cả viêm phổi nói chung [37], [39]. Tiêm chủng là một hoạt động rất qua trọng trong chiến lược chăm sóc sức khỏe trẻ em. Trẻ được tiêm chủng đủ, đúng lịch sẽ tạo được miễn dịch bền vững cho trẻ chống lại 6 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm [22]. Trẻ không được tiêm phòng đầy đủ hoặc đủ nhưng không đúng lịch sẽ không có kháng thể chống lại các bệnh truyền nhiễm và là yếu tố làm gia tăng tỷ lệ mắc NKHHCT ở trẻ nhỏ. Kết quả của chúng tôi cho thấy nhóm trẻ không được Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 51 tiêm phòng đầy đủ có nguy cơ mắc NKHHCT rất cao gấp 7,92 so với nhóm chứng. Đây là một yếu tố cần được quan tâm trong các nghiên cứu can thiệp sau này về NKHHCT tại huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn. 4.3.3. Các yếu tố nguy cơ thuộc về môi trường sống của trẻ. Những nghiên cứu ở Kerala, Nepal, Gambia, Zimbabwe, Nam Phi, Tanzania về các yếu tố nguy cơ NKHHCT ở trẻ cho thấy tỷ lệ NKHHCT cao hơn ở nhóm trẻ nhỏ bị phơi nhiễm với ô nhiễm không khí trong nhà [46], [47]. Các tác giả Jame H và Satoshi Nakai nghiên cứu tại Tanzania cho thấy nguồn ngây ô nhiễm không khí lớn nhất trong nhà là do bố , mẹ hoặc người lớn hút khác thuốc lá, thuốc lào trong nhà. Trẻ nhỏ có bố mẹ hút thuốc lá, thuốc lào có tỷ lệ mắc các bệnh NKHHCT cao gấp 2 lần so với trẻ nhỏ mà bố/mẹ không hút thuốc. Nghiên cứu tại Brazil cho thấy tỷ lệ mới mắc bệnh hô hấp của những đứa trẻ bị phơi nhiễm với khói thuốc lá do bố mẹ gấp 1,5 đến 2 lần so với con của những người không hút thuốc lá. Nghiên cứu tại xã Thủy Dương (Huế) năm 2003 cũng cho thấy tỷ lệ trẻ phơi nghiễm với khói thuốc mắc NKHHCT (63,15%) cao hơn nhóm trẻ mắc NKHHCT nhưng không phơi nhiễm với khói thuốc (29,75%) với p< 0,05 [31]. Nghiên cứu của chúng tôi tại huyện Chợ Mới cũng cho kết quả tương tự. Nhóm trẻ có bố mẹ hút thuốc lá, lào có nguy cơ mắc NKHHCT cao gấp 1,39 lần so với nhóm chứng. Rõ ràng trẻ hít phải khói thuốc từ người lớn (hút thụ động) là một yếu tố nguy cơ đến NKHHCT. Trong đề tài của chúng tôi, các yếu tố môi trường như loại nhà ở tạm bợ, điều kiện nhà ở ẩm thấp là những yếu tố nguy cơ NKHHCT ở trẻ nhỏ. Trẻ phải sống trong điều kiện nhà ở tạm, tình trạng nhà ẩm thấp sẽ dễ bị nhiễm lạnh hơn sơ với trẻ sống trong điều kiện tốt hơn. Nhà ở quá gần chuồng gà, vịt và các gia súc khác như trâu, bò, lợn thì tỷ lệ mắc NKHHCT ở nhóm trẻ thường xuyên phải tiếp xúc với các yếu tố như trên cao hơn hẳn nhóm trẻ ít hoặc không tiếp xúc với các yếu tố đó. Việc phải thay đổi nhận Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 52 thức của nhân dân khu vực này thực sự là một vấn đề mang tính thách thức vì tập quán ở nhà sàn và nuôi gia súc dưới gầm sàn đã là một truyền thống có từ lâu đời của hầu hết các hộ gia đình nơi đây. Thực tế nhiều người dân biết tác hại đó nhưng họ vẫn không thay đổi hành vi vì nguy cơ mất trộm gia súc làm họ phải quan tâm tới vấn đề bảo vệ gia súc của mình nhiều hơn mà ít để ý đến nguy cơ cho trẻ nhỏ. Số người sống trong gia đình đông đúc có phải là một nguy cơ tăng tỷ lệ mắc NKHHCT ở trẻ? điều này cũng được chỉ ra trong đề tài của nhóm nghiên cứu tại huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn. Khi một thành viên trong gia đình trẻ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, trẻ phơi nhiễm với nguy cơ đó và có khả năng bị lây bệnh. Cơ chế lây truyền qua không khí đã được giải thích. Những giọt nước bọt hoặc nước mũi bắt ra khi người bệnh hắt hơi hoặc khi thở, nói chuyện có kích thước trên 100 micromet thường lắng xuống rất nhanh , trong khi các giọt có kích thước nhỏ bị bốc hơi mạnh trong phòng ở thì đa số các giọt này (>100 micromet) bị khô trước khi lắng xuống đất. Những giọt chứa vi khuẩn gây bệnh có thể bay trong không khí khá lâu và làm lây truyền bệnh cho trẻ. Nguy cơ mắc bệnh tăng lên khi số người sống trong gia đình đông đúc và điều kiện ở chật chội [40]. Cũng trong một nghiên cứu tại Brazil đã chứng minh rằng gia đình có từ 3 con dưới 5 tuổi trở lên có nguy cơ tử vong do viêm phổi cao gấp 2 đến 5 lần so với gia đình ít con. Theo chúng tôi điều này rất phù hợp khi xem xét đến vấn đề đông con liên quan đến NKHHCT ở các khu vực vùng cao miền núi tại Việt Nam. Mặt khác, gia đình đông con không chỉ tạo ngánh nặng về kinh tế mà còn làm giảm thời gian mà bà mẹ dành chăm sóc cho từng đứa con do đó làm tăng nguy cơ mắc NKHHCT ở trẻ. Tuy nhiên, trong đề tài này nhóm nghiên cứu chưa tìm hiểu được mối liên quan giữa số con trong gia đình với bệnh NKHHCT ở trẻ nhỏ. Đây là một hạn chế của đề tài mà chúng tôi cần phải rút kinh nghiệm cho những nghiên cứu sau này. Nếu khẳng định được vấn đề Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 53 đông con là một nguy cơ NKHHCT tại khu vực này, nghiên cứu sẽ góp phần khuyến cáo người dân trong vùng về việc tích cực thực hiện công tác kế hoạch hóa gia đình, góp phần hạn chế bệnh tật, tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội [14], [39], [51]. KẾT LUẬN 1. Thực trạng bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dƣới 5 tuổi - Tỷ lệ mắc NKHHCT chung ở trẻ dưới 5 tuổi là 40,76% - Phân loại NKHHCT theo mức độ: Thể không viêm phổi: ho hoặc cảm lạnh: 35,69%. Viêm phổi: 4,16%. Viêm phổi nặng hoặc bệnh rất nặng là: 0,91%. - Nhóm tuổ i mắc NKHHCT: cao nhất ở nhóm trẻ từ 12 – 35 tháng tuổi chiếm tỷ lệ 45,02%. - Giới tính: Tỷ lệ trẻ nam mắc NKHHCT: 38,36%; Trẻ nữ: 43,72%. 2. Các yếu tố nguy cơ NKHHCT ở trẻ dƣới 5 tuổi. - Các yếu tố nguy cơ thuộc về bà mẹ Nghề nghiệp mẹ làm ruộng (OR=2,76) Trình độ học vấn của bà mẹ thấp (OR=1,90) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 54 Kiến thức của bà mẹ về NKHHCT cho trẻ kém (OR=1,54 ) - Các yếu tố nguy cơ thuộc về trẻ Tiêm chủng không đầy đủ (OR=7,92) Cân nặng thấp khi sinh (OR=1,96) Thời gian cai sữa cho trẻ quá sớm (OR=1,53) - Các yếu tố nguy cơ thuộc về môi trường sống Làm chuồng gia súc gần nhà (OR=2,55) Tình trạng nhà ở ẩm thấm, trống trải (OR=2,31) Kinh tế gia đình nghèo (OR= 1,56) Loại nhà ở tạm (OR=1,49) Gia đình trẻ có người hút thuốc lá, thuốc lào (OR=1,39) Bếp đun trong nhà (OR=1,25) Quy mô gia đình đông người (OR = 2,63) KHUYẾN NGHỊ Qua nghiên cứu về tình hình NKHHCT và một số yếu tố liên quan đến NKHHCT ở trẻ dưới 5 tuổi tại huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn chúng tôi xin đưa ra một số khuyến nghị sau: - Tăng cường truyền thông giáo dục sức khỏe cho các bà mẹ về phòng chống NKHHCT cho trẻ nhỏ. Tăng cường công tác chăm sóc trước sinh, giảm số trẻ có cân nặng thấp khi sinh, thực hiện tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch cho trẻ. Giữ vệ sinh môi trường nhà ở đặc biệt với những hộ sống trong nhà tạm. Vận động người dân làm chuồng gia súc xa nhà từ 10m trở lên, hạn chế bếp đun trong nhà hoặc có biện pháp thông khói, cách ly trẻ với khói bếp. Vận động người lớn trong gia đình không nên hút thuốc lá, lào trong nhà hoặc gần trẻ. - Cần triển khai cụ thể các giải pháp can thiệp về NKHHCT ở trẻ dưới 5 tuổi theo nhiều kênh khác nhau tập trung vào các vấn đề: Truyền thông Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 55 giáo dục sức khỏe cho người dân, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ y tế hoặc dự phòng NKHHCT bằng vaccin cho trẻ. MỤC LỤC Nội dung Trang Đặt vấn đề ................................................................................................ 1 Chƣơng 1. Tổng quan ............................................................................... 3 1.1. Khái niệm, phân loại nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính và một số đặc điểm giải phẫu sinh lý bộ phận hô hấp của trẻ em? ............................................... 3 1.1.1. Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là gì?. ................................................... 3 1.1.2. Phân loại các trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. ...................... 3 1.1.3. Một số đặc điểm giải phẫu sinh lý bộ phận hô hấp của trẻ em. ............. 4 1.2. Tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi trên Thế giới và tại Việt Nam........................................................................................... 5 1.2.1. Tình hình nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ dưới 5 tuổi trên Thế giới............. 5 1.2.2. Tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính tại Việt Nam .......................... 8 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 56 1.3. Các yếu tố nguy nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. .................................... 12 Chƣơng 2. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu ................................. 17 2.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 17 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ....................................................... 17 2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 17 2.4. Phương pháp chọn mẫu ...................................................................... 18 2.5. Các chỉ số nghiên cứu và tiêu chuẩn đánh giá các chỉ số. ..................... 19 2.6. Phương pháp thu thập số liệu và xử lý sai số........................................ 24 2.7. Phương pháp xử lý số liệu: ................................................................. 24 Chƣơng 3. Kết quả nghiên cứu .............................................................. 25 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu............................................ 25 3.2. Thực trạng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi .................... 31 3.3. Kết quả về các yếu tố nguy cơ đến nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính .......... 35 Chƣơng 4. Bàn luận ............................................................................... 43 4.1. Tình hình kinh tế – văn hóa – xã hội tại địa điểm nghiên cứu ............... 43 4.2. Thực trạng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi .................... 44 4.3. Các yếu tố nguy cơ đến nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính .......................... 47 Kết luận ................................................................................................. 53 Khuyến nghị............................................................................................ 54

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_va_mot_so_yeu_to_nguy_co_ve_nhiem_khuan_ho_hap_cap_tinh_cu_.pdf
Luận văn liên quan