Thực trạng vấn đề rác thải và quản lí rác thải trên địa bàn chợ Tân An Thành phố Buôn Ma thuột ,Tỉnh Đăk Lăk

- Xử lý rác thải tại nguồn trước khi bỏ rác vào thùng, tái chế và tái sử dụng những loại rác thải có thể sử dụng được - Tăng cường ý thức bảo vệ môi trường, thực hiện các phương pháp quản lý rác thải sinh hoạt hiệu quả như bỏ rác đúng nơi quy định, đúng giờ, đóng phí vệ sinh môi trường đúng định kỳ - Vận động cộng đồng tham gia các hoạt động và phong trào vệ sinh môi trường của địa phương. - Giáo dục ý thức về môi trường, quản lý rác thải cho trẻ em trong gia đình và cộng đồng. - Mỗi tháng, mỗi quý bình chọn ra hộ gia đình, các hộ kinh doanh có ý thức tốt nhất trong việc giữ gìn vệ sinh riêng và công cộng để tuyên dương và có món quà khích lệ tinh thần để mọi người cùng phấn đấu giữ gìn vệ sinh.

doc51 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 6284 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng vấn đề rác thải và quản lí rác thải trên địa bàn chợ Tân An Thành phố Buôn Ma thuột ,Tỉnh Đăk Lăk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Rác thải sinh hoạt nếu không được thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý, thu gom không hết, vận chuyển rơi vãi dọc đường, tồn tại các bãi rác nhỏ lộ thiên… đều là những hình ảnh gây mất vệ sinh môi trường và làm ảnh hưởng đến vẻ mỹ quan đường phố, thôn xóm. - Một nguyên nhân nữa làm giảm mỹ quan đô thị là do ý thức của người dân chưa cao, tình trạng người dân đổ rác bừa bãi ra lòng lề đường và mương cống rãnh vẫn còn rất phổ biến, đặc biệt là khu vực nông thôn nơi mà công tác quản lý và thu gom vẫn chưa được tiến hành chặt chẽ. 1.3.3. Ảnh hưởng của rác thải tới môi trường * Ô nhiễm nước Theo thói quen nhiều người thường đổ rác tại bờ sông, hồ, ao, cống rãnh. Lượng rác này sau khi bị phân hủy sẽ tác động trực tiếp và gián tiếp đến chất lượng nước mặt, nước ngầm trong khu vực. rác có thể bị cuốn theo nước mưa xuống ao, hồ, sông, ngòi, kênh rạch, sẽ làm nguồn nước mặt ở đây bị nhiễm bẩn. Mặt khác lâu dần những đống rác này sẽ làm diện tích ao hồ, giảm khả năng tự làm sạch của nước gây cản trở các dòng chảy, tắc cống rãnh thoát nước. hậu quả của hiện tượng này là nước trong các ao hồ bị hủy diệt, việc ô nhiễm các nguồn nước mặt này cũng là một trong các nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, trực khuẩn thương hàn, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng. Nước rò rỉ trong bãi rác đi vào nguồn nước ngầm gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, như ô nhiễm kim loại nặng, nồng độ nitrogen, phospho cao, chảy vào sông hồ gây ô nhiễm nguồn nước mặt. *Ô nhiễm không khí Nguồn rác thải từ các hộ gia đình thường là các loại thực phẩm chiếm tỷ lệ cao trong toàn bộ khối lượng rác thải ra. Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và mưa nhiều ở nước ta là điều kiện thuận lợi cho các thành phần hữu cơ phân hủy, thúc đẩy nhanh quá trình lên men, thối rữa và tạo nên mùi khó chịu cho con người. Các chất thải khí phát ra từ các quá trình này thường là H2S, NH3, CH4, SO2, CO2. * Ô nhiễm đất Thành phần rác thải có chứa nhiều chất độc, do đó khi rác thải được đưa vào môi trường thì các chất độc xâm nhập vào đất sẽ tiêu diệt nhiều loài sinh vật có ích cho đất như: giun, vi sinh vật, nhiều loài động vật không xương sống, ếch nhái… làm cho môi trường đất bị giảm tính đa dạng sinh học và phát sinh nhiều sâu bọ phá hoại cây trồng. Đặc biệt hiện nay sử dụng tràn lan các loại túi nilon trong sinh hoạt và đời sống, khi xâm nhập vào đất cần tới 50-60 năm mới phân hủy hết và do đó chúng tạo thành các “ bức tường ngăn cách” trong đất, hạn chế mạnh đến quá trình phân hủy, tổng hợp các chất dinh dưỡng, làm cho đất giảm độ phì nhiêu, đất bị chua và năng suất cây trồng giảm sút. 1.4. Tình hình quản lý rác thải tại việt nam Việc bảo vệ môi trường ở nước ta cũng như công tác kiểm tra, chống ô nhiễm môi trường được quan tâm rất muộn. Mãi đến năm 1980, hiến pháp sửa đổi mới có điều 36 quy định về nghĩa vụ thực hiện chính sách bảo vệ và cải tạo tái sinh các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Bảo vệ và cải thiện môi trường sống đối với mọi công dân. 1.4.1. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn toàn quốc Quá trình phát sinh chất thải rắn gắn liền với quá trình sản xuất và sinh hoạt của con người, khi đời sống của nhân dân được nâng lên cũng là lúc lượng rác thải tăng lên rất nhiều. Tuy nhiên vấn đề thống kê số liệu về chất thải rắn chưa được thực hiện một cách nghiêm túc, số liệu thống kê chưa đầy đủ. Theo thống kê năm 2004, lượng rác thải đô thi là 0,7kg/người/ngày và nông thôn là 0,3kg/người/ngày thì đến năm 2008 con số này đã tăng lên đáng kể, lượng rác thải đô thị thống kê trong năm này là 1,45kg/người/ngày và vùng nông thôn là 0,4kg/người/ngày. Chúng ta có thể thấy rằng tốc độ đô thi hóa ở Việt Nam diễn ra nhanh chóng, dân cư ngày càng đông đúc và lượng rác phát sinh ngày một diễn biến phức tạp. Bảng 2: Hiện trạng phát sinh chất thải rắn toàn quốc Loại rác thải Đơn vị Năm 2003 Năm 2008 Rác thải đô thị Tấn/năm 6.400.000 12.802.000 Rác thải nông thôn Tấn/năm 6.400.000 9.078.000 Rác thải công nghiệp Tấn/năm 2.638.000 4.786.000 Rác thải y tế Tấn/năm 21.500 179.000 Rác thải làng nghề Tấn/năm 774.000 1.023.000 Tổng cộng Tấn/năm 15.459.900 27.868.000 Phát sinh rác thải sinh hoạt bình quân tại khu vực đô thị Kg/người/ngày 0,7 1,45 Phát sinh rác thải sinh hoạt bình quân tại khu vực nông thôn Kg/người/ngày 0,3 0,4 (Nguồn: tailieu.vn) Trên phạm vi toàn quốc, từ năm 2003 đến năm 2008, lượng rác thải phát sinh trung bình từ 150-200%, rác thải sinh hoạt đô thị tăng lên 200%, rác thải công nghiệp tăng 181% và còn tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Dự báo của bộ tài nguyên và môi trường đến năm 2015, khối lượng rác thải phát sinh ước tính khoảng 44 triệu tấn/năm, đặc biệt là rác thải đô thị và công nghiệp. Tổng lượng rác thải sinh hoạt ở các đô thị phát sinh trên toàn quốc khoảng 35.000 tấn/ngày, rác thải sinh hoạt ở khu vực nông thôn khoảng 24.900 tấn/ngày. Tại hầu hết các đô thị, khối lượng rác thải sinh hoạt chiếm 60-70% tổng lượng rác thải đô thị( một số đô thị tỷ lệ này còn lên tới 90%). Cũng theo kết quả nghiên cứu đã chỉ ra trong báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2008 cho thấy tổng hợp lượng phát sinh rác thải sinh hoạt từ đô thị có xu hướng tăng đều, trung bình 10-16% mỗi năm. 1.4.2. Hiện trạng thu gom, vận chuyển rác thải Công tác thu gom và vận chuyển rác thải đô thị vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu khi mà lượng rác thải phát sinh không ngừng tăng lên, tỷ lệ thu gom trung bình không tăng tương ứng, đây là nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm môi trường nước mặt, không khí, đất, cảnh quan đô thị và tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng. Mặc dù công tác thu gom và vận chuyển rác thải ngày càng được chính quyền các địa phương quan tâm nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Năng lực thu gom và vận chuyển rác thải cả về nhân lực và vật lực đều chưa đáp ứng được nhu cầu, mạng lưới thu gom còn yếu và thiếu. Bên cạnh đó do nhận thức của người dân chưa cao trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường nên hiện tượng đổ rác bừa bãi vẫn còn diễn ra phổ biến không chỉ ở khu vực nông thôn mà còn tại các khu vực nội thị. Hầu hết rác thải không được phân loại tại nguồn, được thu gom lẫn lộn và được chuyển đến bãi chôn lấp. Công việc thu nhặt và phân loại phế thải có khả năng tái chế, hoàn toàn do những người nghèo sinh sống bằng nghề bới rác thực hiện. Tỷ lệ thu gom trung bình ở các đô thị trên toàn quốc tăng từ 65% năm 2003 lên 72% năm 2004 và lên đến 80-82% năm 2008. Đối với khu vực nông thôn, tỷ lệ thu gom đạt trung bình từ 40-45% (năm 2003 , con số này chỉ đạt 20%). Hiện có khoảng 60% số thôn, xã tổ chức dọn vệ sinh định kỳ, trên 40% thôn, xã đã hình thành các tổ thu gom rác tự quản. 1.4.3. Hiện trạng xử lý và quản lý rác thải. Công nghệ xử lý rác còn nhiều vấn đề bức xúc, việc lựa chọn các bãi chôn lấp, khu trung chuyển, thu gom chưa đủ căn cứ khoa học và thực tiễn chưa đủ thuyết phục, công nghệ xử lý chất thải chưa đảm bảo kỹ thuật vệ sinh môi trường nên chưa thu được nhiều ủng hộ của người địa phương. Các công trình xử lý rác thải còn phân tán theo đơn vị hành chính nên công tác quản lý chưa hiệu quả, suất đầu tư cao, hiệu quả sử dụng thấp, gây lãng phí đất… Công tác xử lý rác thải đô thị hiện nay vẫn là chôn lấp với số lượng trung bình là 1 bãi chôn lấp/1 đô thị ( Hà Nội và TP HCM, mỗi đô thị có từ 4-5 bãi chôn lấp/khu xử lý). Trong đó 85% đô thị (từ thị xã trở lên) sử dụng pháp chôn lấp rác thải không hợp vệ sinh. Thống kê, hiện nay toàn quốc có 98 bãi chôn lấp chất thải tập trung đang vận hành nhưng chỉ 16 bãi thải được coi là chôn lấp hợp vệ sinh ( tập trung ở các thành phố lớn). Các bãi còn lại, rác thải phần lớn được chôn lấp sơ sài. 1.4.4. Một số công nghệ xử lý chất thải được áp dụng tại Việt Nam 1.4.4.1. Xử lý rác bằng phương pháp đốt Đốt rác là giai đoạn xử lý cuối cùng cho một số loại rác nhất định không thể xử lý bằng các phương pháp khác. Đây là một giai đoạn oxy hóa nhiệt độ cao với sự có mặt của oxy trong không khí, trong đó các loại rác độc hại được chuyển hóa thành khí và các chất thải rắn khác không cháy. Các chất khí được làm sạch hoặc không được làm sạch thoát ra ngoài không khí. Việc xử lý bằng phương pháp đốt có ý nghĩa quan trọng là làm giảm tới mức nhỏ nhất chất thải cho khâu xử lý cuối cùng, nếu xử dụng công nghệ tiên tiến còn có ý nghĩa cao bảo vệ môi trường. Đây là phương pháp xử lý rác tốn kém nhất so với phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh thì chi phí để đốt một tấn rác cao hơn khoảng 10 lần. Công nghệ đốt rác thường áp dụng ở các thành phố phát triển vì phải có một nền kinh tế đủ mạnh để bao cấp cho việc thu đốt rác sinh hoạt như là một dịch vụ phúc lợi xã hội toàn dân. Tuy nhiên đốt rác sinh hoạt bao gồm nhiều chất khác nhau sinh khói độc và dễ sinh đioxin nếu việc xử lý khói không tốt ( phần xử lý khói là phần đắt nhất trong công nghệ đốt rác). 1.4.4.2. Xử lý chất thải bằng công nghệ ép kiện Phương pháp ép kiện được thực hiện trên cơ sở toàn bộ rác thải tập trung thu gom vào nhà máy. Rác được phân loại bằng phương pháp thủ công trên băng tải, các chất trơ và các chất có thể tận dụng được như kim loại, nilon, giấy, thủy tinh, nhựa… được thu hồi để tái chế. Những chất còn lại sẽ được băng tải chuyền qua hệ thống ép nén rác bằng thủy lực với mục đích làm giảm tối đa thể tích khối rác và tạo thành các kiện với tỷ số nén cao. Các kiện rác đã nén ép này được sử dụng vào việc đắp các bờ chắn hoặc san lấp những vùng đất trũng sau khi được phủ lên các lớp đất cát. Trên diện tích này có thể sử dụng làm mặt bằng các công trình như: công viên, vườn hoa, các công trình xây dựng nhỏ và mục đích là làm giảm tối đa mặt bằng khu vực xử lý rác. 1.4.4.3. Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp ủ sinh học Ủ sinh học là quá trình ổn định sinh hóa các chất hữu cơ để hình thành các chất mùn, với thao tác sản xuất và kiểm soát một cách khoa học tạo môi trường tối ưu đối với quá trình. Quá trình ủ hữu cơ là một phương pháp truyền thống được áp dụng phổ biến tại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Quá trình ủ coi như quá trình lên men yếm khí mùn hoặc chất mùn. Sản phẩm thu hồi là hợp chất mùn không mùi, không chứa vi sinh vất gây bệnh và hạt cỏ. Để đạt mức độ ổn định như lên men, việc ủ đòi hỏi năng lượng để tăng cao nhiệt độ của đống ủ. Trong quá trình ủ oxy sẽ được hấp thụ hàng trăm lần và hơn nữa so với bể aeroten. Quá trình ủ áp dụng với chất hữu cơ không độc hại, lúc đầu là khử nước, sau là xử lý cho đến khi nó thành xốp và ẩm. độ ẩm và nhiệt độ được kiểm tra và giữ cho vật liệu ủ luôn ở trạng thái hiếu khí trong suốt thời gian ủ. Quá trình tự tạo ra nhiệt riêng nhờ quá trình oxy hóa các chất thối rữa. Sản phẩm cuối cùng là CO2, nước và các hợp chất hữu cơ bền vững như: lignin, xenluco, sợi… 1.4.4.4. Xử lý rác thải bằng biện pháp chôn lấp Phương pháp chôn lấp rác được áp dụng ở nhiều nước phát triển. Người ta chọn các vùng đồi núi, thung lũng để bố trí bãi chôn lấp. Đáy của bãi rác được ngăn cách với đất và nước ngầm bằng lớp chất dẻo không thấm nước. Rác sẽ được đổ vào các ô chia sẵn, khi các ô rác đầy thì sẽ được lấp lại bằng đất hoặc dùng xe lu nén chặt lại sau đó đổ tiếp lên cho đến khi đầy hố rồi phủ đất – khoảng 60cm – và trồng cây lên. Nước trong bãi chôn lấp được thu gom về một chỗ và dược xử lý trước khi cho xuống sông hồ. Đây là phương pháp xử lý chất thải hợp vệ sinh nhưng tốn kém. 1.4.4.5. Nhà máy xử lý rác thải Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt công suất 400 tấn/ngày chính thức đi vào hoạt động tại khu phố 3, phường Trảng Dài, thành phố Biên Hoà. Ưu điểm của dây chuyền công nHYPERLINK ""ghệ này là có thể xử lý rác tươi trực tiếp mà không qua phân loại và chôn lấp. Rác được xử lý theo quy trình công nghiệp hoàn toàn có thể kiểm soát mức độ thổi khí, nhiệt độ, độ ẩm nên khả năng phân giải của vi sinh vật ổn định, nhanh chóng. Ngoài ra do trực tiếp nhập rác từ xe ép rác thu gom từ trong dàn vào thẳng hệ thống xử lý rác của nhà máy nên hạn chế được nước rỉ từ bãi rác xuống tầng nước ngầm, thu hồi các thành phần hữu cơ trong rác tái chế thành phân hữu cơ vi sinh (compost), giảm thiểu tối đa chất thải rắn phần chôn lấp và thu hồi các thành phần vô cơ có trong rác. Đặc biệt công nghệ này có thể tái chế nilon, nhựa, kim loại, thủy tinh. Do vận hành khép kín nên giải quyết được vấn đề mùi hôi và rác thải, đồng thời giảm thiểu nước rỉ rác, cải thiện tình trạng ô nhiễm không khí và ô nhiễm nguồn nước. Rác thải sinh hoạt sau khi xử lý sẽ cho ra loại rác sạch không có vi sinh vật gây bệnh, thân thiện với môi trường và có thể dùng làm phân bón vi sinh hữu cơ để cải tạo đất nông nghiệp. 1.4.4.6. Quản lý rác thải theo phương thức 3R Trong quản lý và xử lý chất thải rắn hiện nay, vấn đề được quan tâm nhất là phương thức quản lý đồng bộ chất thải rắn 3R (Reduce – Giảm thiểu, Reuse – Tái sử dụng, Recycle – Tái chế) để giảm thiểu lượng chất thải rắn phải chôn lấp. Phương thức 3R được coi là giải pháp để ngăn ngừa các vấn đề suy thoái môi trường, tiết kiệm nguồn tài nguyên, tiết kiệm chi phí thu gom và xử lý rác thải, giảm thiểu quỹ đất cần cho chôn lấp. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện 3R ở Việt Nam vẫn tồn tại một số khó khăn như sau: - Reduce – Giảm thiểu: giảm thiểu là công việc khó khăn nhất vì lý do công nghệ, tổ chức sản xuất và nhân lực còn chưa phù hợp, việc giảm thiểu chất thải trong các hoạt động sản xuất, dịch vụ, tiêu dùng đến nay vẫn chưa được chú trọng. - Reuse – Tái sử dụng: mới bắt đầu áp dụng, đang tiếp tục nghiên cứu để định ra hướng đi có hiệu quả. - Recycle – Tái chế: còn mang tính tự phát, chưa có định hướng. Hoạt động tái chế hiện nay vẫn chưa xem chất thải rắn là nguồn nguyên liệu nên thiếu cách tiếp cận đúng mực. Hơn nữa, vấn đề môi trường trong quá trình tái chế, sản phẩm của tái chế như thế nào trong quan hệ với tài nguyên, môi trường cũng chưa được nghiên cứu. Đối với vần đề chất thải nói chung trong quá trình sản xuất thì định luậHYPERLINK ""tHYPERLINK "" Luật Học Bảo toàn vật chất của Newton hoàn toàn đúng, tất cả nguyên vật liệu tham gia vào quá trình sản xuất cuối cùng đều thải vào môi trường, khác nhau ở chỗ thời gian thải vào đó nhanh hay chậm, như các phế phẩm của sản xuất, nước thải, khí thải, chất thải rắn. Chất thải được thải vào môi trường ngay trong quá trình sản xuất, còn sản phẩm cuối cùng sẽ được thải vào môi trường sau khi đã qua sử dụng, mặc dù có tái sử dụng, tái chế như thế nào đi nữa thì cuối cùng chúng cũng đi vào môi trường và trở thành rác thải. Đôi khi chính việc tái chế có thể làm tăng thêm độc tính của sản phẩm hay tạo ra các chất ô nhiễm môi trường hơn thông qua việc tái chế tự do, không có khoa học. Do đó việc giảm thiểu và phân loại chất thải rắn ở đây cần được quan tâm nhiều hơn, nhìn nhận trong phạm vi rộng hơn, không chỉ là kêu gọi mọi người giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng mà còn phải đưa ra chiến lược giảm thiểu, tái chế và tái sử dụng, sau đó đạt được mục đích cuối cùng là giảm việc phát thải và xả thải vào môi trường, hạn chế gây ô nhiễm môi trường từ chất phải rắn. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG RÁC THẢI SINH HOẠT CHỢ TÂN AN, THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT 2.1/ Giới thiệu chung về thành phố Buôn Ma Thuột: Buôn Ma Thuột (Ban Mê Thuột) là thành phố của tỉnh Đắk Lắk và là thành phố lớn ở vùng Tây Nguyên Việt Nam. Buôn Ma Thuột gốc tiếng Ê Đê, nghĩa là "làng của Cha của Thuột", nó xuất phát từ tên gọi buôn của A ma Thuột - tên vị tù trưởng giàu có và quyền uy. A Ma Thuột tiếng Ê Đê nghĩa là : bố (ba) của Thuột. Thuột là tên người con trai cả. Người Lào gọi vùng đất này là Ban Mê Thuột, nghĩa là: Bản của Mẹ của Thuột. Vùng đất này nổi tiếng với những rừng mưa nhiệt đới và hương vị café nổi tiếng, nền văn hóa ÊĐê, M'Nông được lưu tồn. Tuy nhiên Rừng hiện nay có tỉ lệ che phủ thực tế rất thấp. Rừng bị tàn phá kiệt quệ bởi các nông lâm trường. Nguồn tài nguyên đất đai đang bị khai thác quá mưc, sự xói mòn đất và rủa trôi diễn ra thường xuyên. Diện tích đất (đvt: Ha), khối lượng đất (đvt: m3)rất lớn. Vấn đề bóc lột tài nguyên và suy thoái tài nguyên chưa thực sự giành được sự chú ý. * Vài mốc lịch sử đáng nhớ: - Thuở xưa, đây là vùng đất của người Ê Đê Kpă với khoảng 50 nhà dài Ê Đê nằm dọc theo suối Ea Tam do A Ma Thuột làm tù trưởng. - Năm 1904, Vùng cao Nguyên chính thức được chính quyền liên bang Đông Dương sát nhập vào lãnh thổ Việt Nam, Tỉnh Đắk Lắk được thành lập, Buôn Đôn được người Pháp chọn làm cơ quan hành chính tỉnh, về sau cơ quan hành chính tỉnh được chuyển lên Buôn Ma Thuột (Ban Mê Thuột) - Ngày 5 tháng 6 năm 1930, Khâm sứ Trung Kỳ ra Quyết định thành lập thị xã Ban Mê Thuột. Tên gọi Ban Mê Thuột được đổi thành Buôn Ma Thuột sau khi chính quyền Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ. - Năm 1995, Thị xã Buôn Ma Thuột được xếp hạng thành phố, mức phân hạng đô thị: đô thị hạng 3. Năm 2005 được nâng hạng: đô thị hạng 2. * Dân số (Năm 2005) Dân số 340.000 người Dân số nội thị khoảng 230.000 người. Thành phố có 43.469 người Ê Đê, sinh sống tại 33 buôn, trong đó có 7 buôn trong trung tâm. Số lượng người Kinh di cư năm 1954 tăng đáng đáng kể đã làm tăng dân số của Buôn Ma thuột * Hành chính Buôn Ma Thuột là thành phố đô thị loại 1; có 13 phường, 8 xã. Đặc biệt có 7 buôn (làng) nội thành với gần chục nghìn người Êđê, họ vẫn giữ kiến trúc nhà ở và lối sản xuất riêng ngay trong lòng thành phố. Kết quả phân định 3 khu vực của thành phố Buôn Ma Thuột theo quyết định số 03/2009/QĐ-UBND của UBND Tỉnh Đắc Lắc ngày 13/01/2009 như sau : Khu trung tâm, gồm các phường: Tân Tiến, Thắng Lợi, Thống Nhất, Thành Công, Tân Lợi, Tự An, Tân Lập, Tân Thành. Khu cận trung tâm, gồm các phường: Khánh Xuân, Tân Hòa, Thành Nhất, Ea Tam, Tân An; Khu ven nội, gồm các phường, xã: Cư Êbur, Hòa Thắng, Hòa Khánh, Hòa Thuận, Ea Tu, Ea Kao, Hòa Phú, Hòa Xuân. * Giao thông - Đường bộ - Quốc lộ 14 : Hướng Bắc đi Pleiku (195 km), Kon Tum (244 km), Đà Nẵng, Hướng Nam đi ĐăkNông, Bình Phước, Bình Dương, Tp Hồ Chí Minh (350 km). - Quốc lộ 26 : Hướng Đông đi Ninh Hòa, Nha Trang (198 km). - Quốc lộ 27 : Hương Đông đi Đà Lạt (193 km). * Đường không Trước năm biến cố 1975: Buôn Ma thuột có 2 sân bay (phi trường): Phi trường L19, Phi trường Phụng Dực. Phi trường Phụng Dực hiện nay được đổi trên thành Cảng hàng không Buôn Ma Thuột. Phi trường L19 được phá hủy. Cảng hàng không Buôn Ma Thuột, trực thuộc Cụm cảng hàng không miền Nam. Các tuyến bay chính gồm: + Buôn Ma Thuột - Tân Sơn Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh + Buôn Ma Thuột - Đà Nẵng, Đà Nẵng + Buôn Ma Thuột - Nội Bài, Hà Nội * Kinh tế - Xã hội (2011) Buôn Ma Thuột năm 1975 còn là một thị xã miền núi bé nhỏ, nghèo nàn với vài con đường nhựa quanh Ngã 6 trung tâm, công nghiệp hầu như không có gì. Nay, Buôn Ma Thuột đã trở thành thành phố năng động và phát triển nhanh nhất Tây Nguyên, năm 2010 trở thành đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh là một điểm mốc lịch sử quan trọng để thành phố tiếp tục phấn đấu, phát triển thành đô thị loại 1 trực thuộc Trung ương vào năm 2015 theo tinh thần kết luận 60 của Bộ Chính trị. Hiện nay, Buôn Ma Thuột được chính phủ công nhận là thành phố có quy hoạch tốt nhất Việt Nam. Cùng với thành phố Bắc Ninh, Đà Lạt, Hòa Bình, Huế, Thái Nguyên, Sơn La, Vinh, Việt Trì, Hà Nội , Buôn Ma Thuột đã được chọn là 10 đô thị sạch trên cả nước và được tuyên dương trong lễ kỷ niệm Ngày đô thị Việt Nam (8/11). Tốc độ tăng trưởng hàng năm bình quân: 18% Tổng thu ngân sách nhà nước: gần 2.500 tỷ đồng, trong đó thu ngân sách theo phân cấp: 1.150 tỷ đồng. Huy động tổng vốn đầu tư toàn xã hội: > 5.000 tỷ đồng. Giá trị sản xuất công nghiệp: 2.100 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người: 1.650 USD/người/năm. Tổng mức bán lẻ hàng hóa doang thu dịch vụ: 13.500 tỷ đồng. Tỷ trọng các ngành: 44% công nghiệp-xây dựng, 47% thương mại-dịch vụ, 9% nông-lâm nghiệp. Giao thông: 98% đường nội thành được nhựa hóa, là đầu mối giao thông cấp vùng và quốc gia. Tỷ lệ hộ nghèo: 1.5% Tỷ lệ cây xanh đô thị: 18m²/người Cấp điện: 100% đường phố chính và 80% đường hẻm đã được chiếu sáng. Cấp-thoát nước: 80% dân số được dùng nước sạch với định mức 137 lít/người/ngày. Ngoài ra Buôn Ma Thuột có hệ thống xử lí nước thải do Đan Mạch tài trợ được đánh giá tiên tiến nhất Việt Nam hiện nay mà chưa có thành phố nào ở Việt Nam đạt được. Văn hóa-giáo dục: đã có 21/21 xã, phường hoàn thành phổ cập trung học cơ sở. Bình quân cứ 2,5 người thì có 1 người đi học. Y tế: 21/21 xã, phường đã có y, bác sĩ túc trực. Tuổi thọ bình quân: 70 tuổi. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 1,3% Thông tin liên lạc: 124 máy điện thoại/100 dân (vượt chuẩn đô thị loại 1 là 40 máy/100 dân). * Vị trí địa lý Về mặt địa lý, diện tích tự nhiên của thành phố Buôn Ma Thuột hiện nay có 377,18Km2 chiếm khoảng 2,87% diện tích tự nhiên tỉnh Đắk Lắk. Phía Bắc giáp huyện CưM’gar. Phía Nam giáp huyện Krông Ana, CưKuin. Phía Đông giáp huyện Krông Pắc. Phía Tây giáp huyện Buôn Đôn và Cư Jút ( tỉnh Đắk Nông). Về Vị trí Buôn Ma Thuột có độ cao trung bình 536 m (1.608 ft). Buôn Ma Thuột cách Hà Nội 1.410 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km, Là một thành phố có nhiều đồn điền, nông trường xung quanh. * Điều kiện tự nhiên: Nằm trên Cao Nguyên Đắk Lắk rộng lớn ở phía Tây dãy trường sơn, có địa hình dốc thỏai từ 0,5 – 10, cao độ trung bình 500mét so với mặt biển. Thời tiết khí hậu vừa được chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa vừa mang tính chất khí hậu cao nguyên, trong năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa ( tháng 5 đến tháng 10), mùa khô ( tháng 10 đến tháng 4 năm sau), nhiệt độ trung bình hàng năm là 230C. Về thủy văn, trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột có một đoạn sông Sêrêpok chảy qua phía Tây ( khoảng 23Km) và mạng lưới suối thuộc lưu vực sông Sêrêpok, có nhiều hồ nhân tạo lớn nhất như hồ EaKao, EaCuôrKăp và nguồn nước ngầm khá phong phú, nếu khai thác tốt phục vụ ổn định cho phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Về tài nguyên đất, chủ yếu là đất nâu đỏ trên đá cục BaZan (70%), đất nông nghiệp 73,78%, đất lâm nghiệp 22% ( chủ yếu rừng trồng), tài nguyên khoáng sản chính là đá bazan làm vật liệu xây dựng, sắt, cao lin, sét gạch ngói. Bản đồ hành chính thành phố Buôn Ma Thuột (Nguồn: buonmathuot.gov.vn) 2.2/ Giới thiệu về chợ Tân An 2.2.1/ Qúa trình thành lập của chợ Tân An Trước đây, chợ Tân An chỉ là một chợ nhỏ, tự phát, nhiều người mang hàng hoá tới khu đất trống gần lô Cao su buôn bán, do ở đây lúc đó không có chợ nào nên nhiều người thường xuyên đến trao đổi hàng hoá, và nhu cầu mua bán gần bến xe cũ ( Hiện nay là siêu thị Coopmart bây giờ), gần nông trường Cao su và khu Công ngiệp Cao su, khu dân cư dần có nhiều hộ gia đình mộc lên, và là nơi giao các tuyến đường về huyện, trạm xe liên tỉnh nên việc buôn bán ở đây khá đông đúc. Đồng thời, ở nơi đây thuận tiện cho việc trao đổi hàng hoá lớn từ các nơi mang đến từ các huyện, hàng hoá tươi sống ở Nha Trang, và một số mặt hàng phong phú từ các tỉnh từ miền Bắc vào. Khu chợ tự phát này không được sự quản lý của phường, thành phố nên việc ý thức tự bảo vệ, giữ gìn khu chợ sạch sẽ, gây nên tình trạng nhơ nhuốt, nước thải từ khu chợ rất mất vệ sinh, rác thải bừa bãi khắp nơi không ai có ý thức dọn dẹp cho khu chợ được sạch sẽ, không có tổ chức, gây mất trật tự, gây nên tình trạng ô nhiễm, có nhiều mùi hôi khó chịu cho người dân ở khu dân cư gần đó. Khi có quyết định của Thành Phố, do Phường Tân An xin được thành lập khu chợ mới của Phường, được người dân của Phường ủng hộ nhiệt tình để khu chợ được quản lý chặt chẽ, có tổ chức hơn, sạch đẹp hơn. Năm 2001, chợ Tân An được thành lập. ( Hình ảnh cổng chính của chợ Tân An vào ban ngày ) Bên cạnh đó chợ đầu mối, chợ đêm Nông sản Tân An cũng thuộc là của chợ Tân An được thành lập cùng lúc đó. Vì vậy, Chợ Tân An là một khu chợ của Phường Tân An tương đối lớn và khá nhộn nhịp đông đúc vào các thời điểm ban ngày và ban đêm. ( Trong khu chính của chợ đêm, thường là kho để hàng hóa nông sản) 2.2.2/ Vị trí địa lý: Chợ Tân An nằm ngay vị trí được gọi là trung tâm buôn bán, trao đổi hàng hoá khá sầm uất. Bên cạnh đó, nó cũng là khu chợ đầu mối về Nông sản, được phân phối hàng hoá đi các chợ trong thành phố, và các huyện lân cận. Chợ Tân An nó nàm vị trí thuận lợi cho việc tập kết các hàng hoá hải sản tươi sống từ tuyến đường ở Nha Trang, Cam Ranh về. Và mặt hàng phổ biến nhất là thịt, cá từ các huyện mang lên tiêu thụ. Chợ Tân An nằm trung tâm ở đoạn Km3,Km4. Phía Đông của chợ là gần Bệnh viện Thiện Hạnh, bến xe tỉnh, Uỷ ban nhân dân phường Tân An, về hướng sân bay tỉnh Đăklăk, tuyến đường quốc lộ 14 đi về phía Bắc, các tỉnh lân cận như Gia Lai, KumTum,…Phía Tây của chợ là hướng đi về trung tâm thành phố, trên đường Ngô Quyền nơi buôn bán tấp nập, các trường học, gần Phường Tân Lợi có nhiều dân cư sinh sống. Phía Nam là ngay con đường chính của thành phố là đường Nguyễn Thất Thành thuận tiện đi lại, biết đến . Phía Bắc gần ngay bến xe cũ, khu dân cư của phường Tân An, Metro, các trường học từ cấp 1 đến cấp 3, các trường trung cấp giáo dục thường xuyên, huyện CưM’gar. Bên cạnh chợ là chợ đầu mối Nông Sản. Sau lưng chợ là siêu thị Coopmart. 2.3/ Thực trạng rác thải sinh hoạt của chợ Tân An, thành phố Buôn Ma Thuột. 2.3.1 Nguồn phát sinh rác thải Chợ Tân An là khu chợ tương đối lớn, rất nhộn nhịp vì đây là khu chợ của khu vực phường Tân An, chợ đầu mối,chợ đêm Tân An, siêu thị Coopmart, khu dân cư buôn bán gần chợ... Chính vì vậy mà mức độ tiêu dùng hàng hoá ở đây cũng khá mạnh. Nguồn phát sinh rác thải trên địa bàn chợ chủ yếu từ sinh hoạt buôn bán của các hộ bán rau, trái cây, cá, thịt, khu giết mổ gia cầm trong khu chợ là chủ yếu, ngoài ra rác thải còn phát sinh từ hộ gia đình, các quán ăn. Rác thải từ nguồn này chủ yếu là chất hữu cơ dễ phân huỷ như thức ăn thừa, rau củ, quả bị hỏng…ngoài ra còn một số lượng lớn bao bì, túi nilon.. RÁC THẢI Bán rau Bán thịt, cá Cửa hàng tạp phẩm Người đi chợ Hộ gia đình Kinh doanh dịch vụ Bán hoa quả Quán ăn Sơ đồ 2: Sơ đồ nguồn phát sinh chất thải 2.3.2/ Thành phần rác thải Phân loại thành phần rác thải có thể dựa vào nguồn gốc phát sinh, đặc tính rác thải, mục đích quản lý…Rác thải sinh hoạt trên địa bàn Chợ Tân An chủ yếu là chất hữu cơ, tỷ lệ này chiếm khoảng 50% bao gồm: vỏ rau củ, hoa quả thối; tỷ lệ chất thải phi hữu cơ là 60% bao gồm chủ yếu là túi nilon, vỏ trai, giấy, giẻ vụn, các loại vỏ hộp…được thể hiện ở bảng dưới đây: Bảng 2: Thành phần rác thải tại chợ Tân An Thành phần rác Tỷ lệ Chất hữu cơ 50% Giấy, giẻ rách, tre nứa 10% Nhựa, cao su, bao nilon 15% Kim loại, vở đồ hộp 6% Thuỷ tinh, mảnh vụn 5% Lông gà, vịt, xương động vật 14% (Nguồn từ đội quản lý chợ Tân An ) Qua bảng cho thấy tỷ lệ chất hữu cơ cao nhất (50%) do ở đây chủ yếu là các hộ gia đình kinh doanh, buôn bán, phong phú với nhiều loại hàng hóa chủ yếu là thực phẩm. - Rác thải thực phẩm bao gồm rau,củ, quả …Loại rác thải này mang tính chất dễ phân huỷ sinh học,quá trình phân huỷ tạo ra các chất có mùi khó chịu, đặc biệt trong thời tiết nóng ẩm. Không có hoạt động chăn nuôi nên thực phẩm, thức ăn thừa từ các hàng ăn uống không được tận dụng mà thải bỏ toàn bộ. Do vậy, tỷ lệ chất hữu cơ trong rác thải ở đây là rất cao chủ yếu là chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học, còn thành phần chất vô cơ không đáng kể chủ yếu là túi nilon,nhựa,lông gà vịt, xương động vật… (Hình ảnh rác hữu cơ được xã bừa bãi ở trong lồng chợ và ở ngoài đường khu vực xung quanh của chợ ) - Rác thải từ thực phẩm tươi sống như thịt thối, ruột mang cá,..những loại này có mùi hôi khó chịu,gây nên các loại vi sinh vật như ruồi, dòi…làm ảnh hưởng tới môi trường vệ sinh khu thực phẩm tươi sống. - Rác thải trực tiếp (rác ướt) từ các chất thải từ phân gia cầm ở khu chợ gà,vịt, khu giết mổ gia cầm… - Rác thải từ chất lỏng chủ yếu là bùn ga, cống rãnh, là các chất thải ra từ các khu giết mổ gà vịt, heo, cá, các loại hải sản trong khu chợ lồng… (Hình ảnh ở khu chợ gia cầm, và giết mổ gia cầm) - Tro và các chất dư thừa thải bỏ khác từ các vật liệu sau khi đốt cháy, các ản phẩm sau khi đun nấu bằng than, và các chất thải dễ cháy.. - Các loại rác thải từ các loại chất rắn như là các loại nhựa, bao bì nolon, giấy, các loại tre nứa… 2.3.3. Tác động của rác thải 2.3.3.1/ Ảnh hưởng đến môi trường không khí Đa số các loại rác thải ở chợ Tân An đều là những loại rác thải có chất dễ thối rữa, dễ cháy, các chất thải nhiễm khuẩn dễ lây lan,các chất thải khí phát ra từ các quá trình này thường là H2S, NH3, CH4, SO2, CO2 …. Khí hậu lạnh, ẩm và mưa nhiều ở thành phố Buôn Ma Thuột là điều kiện thuận lợi cho các thành phần hữu cơ phân hủy, thúc đẩy nhanh quá trình lên men, thối rửa và tạo nên mùi khó chịu cho con người, có nguy cơ đe doạ tới sức khoẻ người và động vật, không khí môi trường sinh hoạt của các hộ gia đình khu dân cư gần chợ. 2.3.3.2/ Ảnh hưởng đến môi trường đất Trong thành phần rác thải có chứa nhiều chất độc. Do đó, khi rác thải được đưa vào môi trường thì các chất độc xâm nhập vào đất sẽ tiêu diệt nhiều loài sinh vật có ích cho đất như: giun, vi sinh vật, nhiều loài động vật không xương sống, làm cho môi trường đất bị giảm tính đa dạng sinh học. Đặc biệt hiện nay việc sử dụng tràn lan các loại túi nilon trong việc buôn bán trong chợ, khi xâm nhập vào đất, nilon cần tới 50 – 60 năm mới phân hủy hết và do đó chúng tạo thành các “bức tường ngăn cách” trong đất hạn chế mạnh quá trình phân hủy, tổng hợp các chất dinh dưỡng, làm cho đất giảm độ phì nhiêu, đất bị chua, chất lượng giảm sút, ô nhiễm đất xung quanh khu vực chợ. 2.3.3.3/ Ảnh hưởng đến sức khỏe con người Trong thành phần rác thải, thông thường hàm lượng hữu cơ chiếm tỉ lệ lớn. Loại rác này rất dễ bị phân hủy, lên men và bốc mùi hôi thối. Rác thải không được thu gom, tồn tại trong không khí, lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người sống xung quanh. Chẳng hạn, những người tiếp xúc thường xuyên với rác như những người làm công việc thu nhặt, vệ sinh môi trường của khu chợ Tân An, trong quá trình thu gom các phế liệu từ đóng rác, dễ mắc các bệnh như viêm phổi, sốt rét, các bệnh về mắt, tai, mũi, họng, ngoài da và phụ khoa. Đặc biệt là những xác động vật bị thối rửa, thực phẩm tươi sống trong hơi thối có chất amin và các chất dẫn xuất sunfua hydro hình thành từ sự phân hủy rác thải, kích thích sự hô hấp của con người, kích thích nhịp tim đập nhanh gây ảnh hưởng xấu đến những người mắc bệnh tim mạch. Ngoài ra, trong các bãi rác thường chứa nhiều loại vi trùng gây bệnh thật sự phát huy tác dụng khi có các vật chủ trung gian gây bệnh tồn tại trong bãi rác như chuột, ruồi, muỗi và nhiều loại ký sinh trùng gây bệnh cho người dân xung quanh chợ một số bệnh điển hình do các trung gian truyền bệnh như: chuột truyền bệnh dịch hạch, bệnh sốt vàng da do xoắn trùng, ruồi, gián truyền bệnh đường tiêu hóa, muỗi truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết. 2.3.3.4/ Ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị Rác thải chưa qua xử lý để gom đóng,bừa bãi khu chợ,trên mặt đường Ngô Quyền,Lý Tự Trọng, kéo theo việc gây ô nhiễm môi trường xung quanh chợ ảnh hưởng đến sự phát triển buôn bán khu chợ. Hiện nay, tình trạng vứt rác bừa bãi trên đường là tại các khu vực chợ đã làm mất đi vẻ đẹp của cảnh quan đô thị. Đây là vấn đề xuất phát từ ý thức mỗi người. 2.4/ Thực trạng thu gom và sử lý rác thải sinh hoạt tại chợ Tân An. 2.4.1/ Thực trạng thu gom rác thải tại khu vực chợ Tân An. Chợ Tân An là một khu chợ tương đối lớn, có khối lượng hàng hoá lớn. Bên cạnh đó,còn có một khu chợ đầu mối (chợ đêm) thuộc của chợ Tân An tập trung nhiều loại hàng hoá số lượng lớn để phân ra nhiều chợ vừa và nhỏ trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột và các huyện lân cận. Do đó, nó làm tăng số lượng rác thải ở khu chợ rất lớn. Từ đó, tác động xấu đến môi trường không khí làm cho người dân trong chợ hàng ngày luôn đối mặt với mùi hôi thối, ảnh hưởng đến sức khỏe của họ. Những ngày bình thường thì tại khu vực chợ Tân An vẫn được đội nhân viên công ty TNHH Môi trường Đông Phương quét dọn, việc quét dọn thường được diễn ra vào khoảng từ 5-8h tối sau khi phiên chợ tan. Vì vậy, tới cuối ngày rác thải tại khu chợ khá nhiều rác dồn ứ tạo nên một mùi hôi thối tanh nồng nặc, rác rưởi khắp mọi nơi, từ các hàng trái cây, quần áo, cá, thịt, rau…tới những nơi ăn uống cũng đầy rác thải, tại hàng ăn uống, ngôi trên ghế ăn mà ở dưới chân rác thải, giấy lau rãi khắp, ruồi nhặng bay xung quanh rất mất vệ sinh. Đã có nhiều trường hợp khi ăn uống tại khu chợ đã gây nhiều người đau bụng. Các hộ buôn bán trong khu vực chợ hầu hết là những người buôn bán nhỏ lẻ và không có đăng kí giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm nên việc quản lý từ cơ quan chức năng là hoàn toàn không có, việc buôn bán nhỏ lẻ như vậy nên khi phát sinh ra chất thải họ cũng chỉ để ngay dưới chân hay bến cạnh chỗ bầy bán của mình, việc không có ý thức về quản lý rác thải càng thể hiện rõ hơn. ( Hình ảnh về việc người dân buôn bán khu vực chợ xả rác bừa bãi sau khi tan chợ chiều) Tại chợ Tân An được công ty TNHH Môi trường Đông Phương thu gom rác bằng cách cho nhân viên đến quét, thu gom rác dồn gọn một chổ điểm hẹn, lấy rác bằng xe kéo tay, sau đó tập trung rác tại bãi điểm hẹn trung chuyển. Một số công nhân sẽ thu gom rác vào xe đẩy tay đưa lên xe tải ép lớn khoảng (7-10 tấn) tiếp nhận và vận chuyển về bãi rác Thành phố để xử lý. Khu vực chợ Tân An tình hình thu gom rác thải cũng giống như tại các chợ trong khu vực Thành phố, trong quá trình thu gom rác mỗi ngày nên xe chở rác không được vệ sinh, vì vậy khi đến lấy rác tại khu chợ, xe rác mang lại mùi hôi khó chịu, điều này ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân trong chợ, và những người sống ven tuyến đường xe chuyển rác đi qua cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ. Việc tập trung rác ở các điểm hẹn gây mất mỹ quan, gây ô nhiễm môi trường và gây cản trở giao thông. Công đoạn này được thực hiện bằng thủ công là chính nên ảnh hưởng đến sức khoẻ của người công nhân do thời gian tiếp xúc với chất thải kéo dài. 2.4.2/ Khả năng đáp ứng của công tác thu gom Thiết bị thu gom Thiết bị và phương tiện thu gom rác thải tại chợ Tân An là: chổi, xẻng, quần áo bảo hộ lao động, đôi ủng, găng tay, khăn bịch mặt bảo hộ lao động, 2 xe chuyên dùng , 1xe kobe loại3 và 12 xe đẩy tay, 50 thùng nhựa chứa rác trong khu chợ và ngoài chợ, khu ven chợ. Những trang thiết bị này do công ty TNHH Môi trường Đông Phương cấp cho đội nhân viên vệ sinh môi trường khu chợ Tân An và các khu chợ khác. b. Thành phần và tiền công thu gom Mức phí thu : Tại chợ vào buổi sáng sớm có một nhóm người chuyên làm nhiệm vụ đi thu gom rác trước khi chợ họp.Trước đây, mức phí thu cho từng hộ có gian hàng trong khu vực chợ và các gian hàng bán qua ngày ở ngoài chợ là 30 ngàn đồng/1tháng. Và hiện nay, mức phí rác thải cho người có hộ khẩu tại chợ là 10.000ngàn đồng/ gian hàng kinh doanh/ 1tháng và 10.000 ngàn đồng/ gian hàng bán qua ngày/ 1tháng ( được áp dụng mức phí thu xuống thấp vào năm 2011). Phương thức thu: Căn cứ vào thoã thuận trong hợp đồng thu gom rác giữa dịch vụ thu gom rác và các hộ gian hàng trong chợ được nhân viên trong đội quản lý chợ Tân An đi thu từng hộ gian hàng trong và ngoài chợ (Hình thức thu phí hàng tháng) và khi thực hiện thu tiền phải có biên lai theo quy định của nhà nước. Sau đó, bên đội quản lý chợ sẽ đi thanh toán số tiền thu gom rác cho Công ty TNHH Môi trường Đông Phương. Tần suất thu gom rác: Chợ Tân An có đặc điểm hoạt động buôn bán nhộn nhịp cả ngày. Nên việc thu gom rác cũng gặp khó khăn. Tần suất thu gom rác ở chợ là mỗi ngày một lần. Ngày nào cũng thu gom rác ở chợ. Trong khoảng thời gian từ 17h khi chợ vắng hơn thì những người công nhân thu gom rác sẽ đi quét rác, gom rác vào một điểm nhỏ cho tới khi gọn sạch khu chợ. Sau khi thu gom rác xong, rác sẽ được tập kết tại thùng rác hoặc gom thành một đóng lớn cho đến khi xe rác sẽ đến gom lúc 20h tối khi chợ đã vắng việc xe rác đến thu gom thuận tiện hơn và được chia làm hai khu vực khu ngoài chợ Tân An và khu trong chợ Tân An, sau đó sẽ chở đi đến bãi rác Thành phố chôn lắp. Thời gian chợ đêm Tân An hoạt động buôn bán sỉ lẻ về đêm từ 21h tối đến 3,4h sáng, thời điểm đó số lượng rác càng nhiêu hơn, đa phần số lượng rác đó là rau, củ, quả hư được phân loại bỏ dồn một đóng lớn rác hữu cơ bên con đường Ngô Quyền. Một khu khác của chợ đêm là khu giết mổ phân phối hàng thịt, cá tươi sống từ nơi khác đến. Nhiều loại rác chủ yếu là bì nilon, giỏ tre nứa đựng cá, các loại bao lớn đựng thịt, xương bừa bãi khắp chợ. Loại rác còn đặc biệt chú ý là loại rác ướt từ máu từ các động vật được giết mổ tại chỗ, gây nên mùi hôi tanh khó chịu ở khu đường Lý Tự Trọng. Bữa sáng có đội nhân viên quét rác thu gom dồn gọn một đóng lớn đễ đợi cuối ngày xe chở rác đến thu gom. Nhưng việc xử lý rác thải vào bữa sáng sớm còn đang chưa được phân công chuyên chở, chỉ có nhân viên thu quét dọn mà thôi. 2.5/ Thái độ của nhà quản lý, công nhân thu gom và hộ gia đình đối với công tác quản lý rác thải sinh hoạt: 2.5.1/ Thái độ của nhà quản lý: Theo nhóm chúng em đi thu thập thông tin và điều tra thực tế tại chợ Tân An, và có gặp trực tiếp nhân viên bên đội quản lý chợ Tân An, những người có trách nhiệm trong việc quản lý, xử lý rác thải ở khu vực chợ chưa có sự nhiệt tình trong việc quản lý chặt chẽ trong vấn đề thu gom, xử lý rác thải của những người dân buôn bán, chưa răng đe, nhắc nhở thường xuyên từng hộ buôn bán trong chợ. Quản lý chặt chẽ các nhóm người dân buôn bán rong ngoài chợ. Tình hình quản lý môi trường cũng chưa được ban quản lý chợ Tân An quan tâm đúng mức. Vấn đề về hướng dẫn người dân cách phân loại và xử lý rác thải hàng ngày vẫn còn rất ít được chú trọng thậm chí có nơi hoàn toàn không có. Do đó, vấn đề về nâng cao công tác vận động hướng dẫn người dân phân loại rác trước khi xử lý đang là nhu cầu cần thiết trong công tác bảo vệ môi trường của chợ .Việc tuyên truyền cho người dân hiểu trách nhiêm và nghĩa vụ của mình trong việc bảo vệ môi trường trong khu chợ và ngoài chợ là rất kém. 2.5.2/ Thái độ của người thu gom: Theo kết quả phỏng vấn người thu gom rác thải của chợ họ đều phản ánh là họ phàn nàn về ý thức vệ sinh của người dân còn kém, xã rác bừa bãi, hành vi đổ rác một cách bừa bãi không đúng quy định. Khi quét dọn khu vực này xong, tí sau quay lại vẫn còn rác, vẫn xã rác lại, việc quét dọn một vị trí phải quét nhiều lần. Và việc nhận được mức lương chưa thoả đáng hiện lương của nhân viên thu gom rác hiện giờ là 3triệu đến 3,5triệu vnđ (được biết mức lương này từ ban quản lý chợ, và phỏng vấn một vài nhân viên vệ sinh), ngoài lương ra họ chưa có chế độ đãi ngộ nào trong khi phải tiếp xúc với mùi hôi thối từ rác thải, với mức lương phù hợp với thời gian làm việc vào buổi chiều tối, ngày họ nghĩ ngơi ở nhà, nhưng vào những giờ trực ca quét dọn từ sáng sớm từ 3-> 5h sáng thời gian rất nhiều rác được xả ra rất nhiều, với số người trực ca từ 3,4 nhân viên tương đối nặng với họ. Vào những ngày thời tiết xấu như mưa gió, nắng gắt, lạnh sẽ dẫn đến tình trạng sức khoẻ của họ, hay nhưng lúc thời tiết thuận lợi cho các loại vi sinh vật, vi khuẩn sinh sôi ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ. Vì vậy, với công việc nặng, tiếp xúc nhiều với rác thải hôi thối thì tương đương phải phù hợp với mức lương và chế độ ưu đãi của nhân viên vệ sinh. (Hình ảnh nhân viên thu dọn vệ sinh về đêm trời lạnh ) 2.5.3/ Thái độ của người dân: Thái độ, nhận thức hiện tại của người dân nói chung là rất quan trọng, vì đó là nền tảng để có thể xây dựng các chính sách và chiến dịch thay đổi hành vi trong tương lai để có thể mang đến kết quả tốt nhất.Đa số ý thức người dân trên địa bàn đều chấp hành tốt việc đổ rác thành đống gọn gàng, nhưng bên cạnh đó vẫn có hành vi đổ rác và xả rác ra một cách bừa bãi không đúng nơi quy định. Nhìn chung Người dân đã ý thức được việc xử lý rác là rất quan trọng nhưng họ chỉ quan tâm đến việc làm cho gia đình mình sạch sẽ, gọn gàng không còn rác, còn rác sau khi đem đi bỏ được xử lý như thế nào thì ít được ai quan tâm đến. Nguyên nhân của việc xả rác bừa bãi, gây ô nhiễm môi trường một phần là do người dân chưa quan tâm môi trường sống chung, những thói quen xả rác bừa bãi và hành động theo người khác làm cho môi trường ngày càng ô nhiễm hơn. Trong khi phần đông dân số dường như nhận thức rõ về sự ô nhiễm không khí, bằng chứng là hầu hết mọi người đều đeo khẩu trang khi lưu thông trong nội thị, thì gần như có rất ít người quan tâm đến ô nhiễm đất và nước. Vứt rác bừa bãi cũng không phải là vấn đề về tầng lớp trong xã hội khi mà cả người nghèo, trung lưu hoặc những gia đình giàu có đều xả rác một cách bừa bãi thiếu ý thức. 2.5.4/ Thái độ của các hộ kinh doanh Một vài hộ kinh doanh cho rằng không cần đóng phí vệ sinh vì họ cho rằng họ không có mấy rác thải và họ có thể tự xử lý được không cần thu gom. Địa điểm thường xuyên đổ rác: Kết quả điều tra và khảo sát thực tế cho thấy chủ yếu là họ xả rác lung tung , không tập trung lại một chỗ dẫn đến việc thu gom rác lâu và vất vả hơn vì phải quét gọn rác vào. Bên cạnh đó vẫn còn có một số hộ có ý thức bỏ rác gọn gàng. Ý kiến của người dân về chất lượng của dịch vụ thu gom rác thải: Theo kết quả điều tra người dân về chất lượng hoạt động thu gom rác tại chợ thì có 40% số người được hỏi là tốt, 20% cho là bình thường, 33% cho là chưa tốt, 7% có ý kiến khác. Một phần nhỏ người được hỏi phản ảnh thái độ người thu gom rác còn chưa tốt, chỉ thu gom rác của các nhà kinh doanh mà có rác để gọn gàng mà không quét dọn chỗ có rác rơi vãi lung tung. Như vậy, công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định cần phải khắc phục. CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM GÓP PHẦN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ RÁC THẢI TẠI CHỢ TÂN AN Môi trường luôn đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Nó đảm nhận 3 chức năng chính: Cung cấp tài nguyên, cung cấp không gian sống và là nơi chứa đựng rác thải. Môi trường xanh sạch không chỉ đơn thuần tạo nên vẻ mỹ quan cho xã hội mà còn ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe của con người. Tuy nhiên, trong hoạt động sống thường ngày con người đã thải ra môi trường một khối lượng rác rất lớn và ngày càng nhiều. Điều này đã làm cho môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Chính vì vậy, ta cần đưa ra một số biện pháp quản lý rác thải tại chợ Tân An sau: 3.1/ Một số giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại chợ Tân An Dựa vào thực trạng các nguồn phát sinh rác thải tại chợ, kết hợp với thực trạng quản lý rác thải và điều kiện thực tế của chợ chúng ta cần có một số giải pháp quản lý và xử lý rác thải như sau: - Tiến hành phân loại rác tại nguồn (tại các sạp bán hàng) thành 2 loại là rác vô cơ và rác hữu cơ, mỗi sạp phải có 2 dụng cụ chứa rác để phân loại góp phần thuận lợi trong công tác thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại chợ. - Tăng cường lắp đặt thùng rác ở nhiều nơi để người dân thuận tiện bỏ rác vào thùng, thường xuyên đi thu rác ở nơi đông người qua lại, tránh để lâu phát sinh ô nhiễm môi trường. - Nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường bằng nhiều hình thức như tuyên truyền qua đài phát thanh của phường, mở các lớp tập huấn kỹ thuật bảo vệ môi trường cho người dân, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu và giữ gìn vệ sinh môi trường, chỉ rõ cho người dân trong cộng đồng và các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn phường đặc biệt là những hộ dân, tổ chức đang hoạt động tại chợ hiểu rõ quyền lợi và trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ môi trường. - Áp dụng phương thức 3R trong xử lý rác thải sinh hoạt tại sạp của các thương buôn là nên giảm thiểu số lượng rác thải bằng cách tái chế và tái sử dụng lại rác thải để hạn chế ô nhiễm môi trường và tránh lãng phí nguồn tài nguyên thiên nhiên. - Giáo dục ý thức biết bảo vệ môi trường cho học sinh ở mọi cấp học để nâng cao ý thức vệ sinh môi trường. - Các cơ quan chức năng, Ban quản lý chợ cần phải quan tâm và chú trọng đến vấn đề môi trường bằng nhiều hình thức trong đó có việc tổ chức các chương trình để vận động sự tham gia của người dân như: Tổ chức kêu gọi người dân dọn vệ sinh khu chợ, hay tổ chức các buổi họp các hộ buôn bán trong chợ để người dân phản ánh về tình trạng môi trường tại khu chợ…. - Vận động quần chúng bỏ thói xấu vứt rác bừa bãi, cùng nhau xây dựng một khu chợ văn minh và giàu mạnh bằng cách lập các tổ trực vệ sinh, thường xuyên thực hiện dọn dẹp vệ sinh và nhắc nhở các thương buôn về ý thức giữ vệ sinh chung. - Treo các băng rôn sử dụng những câu nói vui có tác động tâm lý ăn sâu vào tiềm thức của quần chúng - Tăng cường nhân lực và phương tiện cho đội vệ sinh môi trường ở những nơi cần thiết. - Lập ra ngày “Môi Trường”, trong ngày đó tất cả mọi người đều cùng chung tay dọn dẹp vệ sinh khu sạp của mình và dọn vệ sinh chung. - Cần phải có quy định xử phạt nghiêm những trường hợp gây tác động xấu đến môi trường trong chợ và phải khắc phục, bồi thường thệt hại theo đúng quy định. - Từ thực tế cho thấy lượng rác càng ngày càng nhiều, lực lượng thu gom rác lại ít. Vì vậy cần tăng cường thêm lực lượng thu gom rác, vì rác không thể để lâu được, sẽ bốc mùi và gây ô nhiễm môi trường. Ban quản lý có thể thành lập những tổ, lực lượng thu gom rác dân lập để thu gom rác ở chợ, để giải quyết vấn đề rác ở chợ mình cho môi trường xanh sạch hơn. - Để cải thiện được vấn đề này đòi hỏi phải có sự hiểu biết về nguồn gốc và tác hại của rác thải, xác định rõ những hướng đi khác để vận chuyển và tiêu huỷ, cần có những hỗ trợ về công nghệ xử lý rác và tiến hành các giải pháp, đặc biệt các biện pháp phối hợp giữa người dân, ban quản lý, chính quyền địa phương. 3.2/ Kết luận và kiến nghị 3.2.1/ Kết luận Hiện nay, tình hình thu gom rác thải tại chợ gặp rất nhiều bất cập do ý thức của người dân chưa cao về vấn đề quản lý rác thải mặc dù đa số điều biết rác thải ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng, người dân vứt rác bừa bãi, không đúng nơi quy định ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên và sức khỏe con người. Với tình hình ô nhiễm môi trường trên địa bàn như hiện nay thì bảo vệ môi trường ở toàn thành phố nói chung và ở khu vực chợ nói riêng là việc làm có ý nghĩa rất quan trọng nhằm bảo đảm sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế của thành phố theo chiến lược xây dựng thành phố văn minh, tiến bộ xứng đáng là đô thị loại một. 3.2.2/ Kiến nghị 3.2.2.1. Đối với chính quyền địa phương - Cần có các giải pháp xử lý rác thải hiệu quả và tổ chức tham quan một số mô hình quản lý rác thải hiệu quả ở nơi khác - Cần vận động các quầy hàng ăn uống, tạp phẩm, thực phẩm tươi sống… tham gia tốt vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường như đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định - Cần phải cân nhắc phí đóng vệ sinh môi trường cho hợp lý để công tác quản lý rác thải được duy trì và mang lại hiệu quả cao (kể cả khi xử lý) - Cần có biện pháp xử lý nghiêm các hành vi vứt rác bừa bãi, không đúng nơi quy định - Khen thưởng các tổ chức, cá nhân có những hoạt động tích cực về bảo vệ môi trường. - Khuyến khích thành lập các công ty tư nhân xử lý rác. - Áp dụng các khoản tiền phạt khắc khe đối với cá nhân hay doanh nghiệp không tuân thủ quy định thời gian và nơi đỗ rác. - Nên đưa ra các chế tài đối với những người không đóng lệ phí vệ sinh môi trường 3.2.2.2/ Đối với ban công trình Công cộng - Tổ chức thu gom rác mỗi ngày trên các tuyến đường thu gom và nên tiến hành thu gom rác vào ban đêm để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. - Phải vệ sinh xe vận chuyển rác mỗi ngày để tránh đi mùi hôi gây ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng nói chung - Vận động người dân tái chế và tái sử dụng rác, sử dụng thùng chứa rác và phân loại rác trước khi đưa vào xử lý. -Tuyển dụng nhiều nhân viên làm việc có tinh thần trách nhiệm cao. Trả lương khuyến khích và tương xứng. 3.2.2.3/ Đối với người dân và các sạp bán buôn trong chợ - Xử lý rác thải tại nguồn trước khi bỏ rác vào thùng, tái chế và tái sử dụng những loại rác thải có thể sử dụng được - Tăng cường ý thức bảo vệ môi trường, thực hiện các phương pháp quản lý rác thải sinh hoạt hiệu quả như bỏ rác đúng nơi quy định, đúng giờ, đóng phí vệ sinh môi trường đúng định kỳ - Vận động cộng đồng tham gia các hoạt động và phong trào vệ sinh môi trường của địa phương. - Giáo dục ý thức về môi trường, quản lý rác thải cho trẻ em trong gia đình và cộng đồng. - Mỗi tháng, mỗi quý bình chọn ra hộ gia đình, các hộ kinh doanh có ý thức tốt nhất trong việc giữ gìn vệ sinh riêng và công cộng để tuyên dương và có món quà khích lệ tinh thần để mọi người cùng phấn đấu giữ gìn vệ sinh. Trong quá trình hoàn thành báo cáo, nhóm chúng em đã cố gắng vận dụng những kiến thức đã học, nghiên cứu thực tế trong quá trình học tập, Ban quản lý chợ và cùng một số nhân viên vệ sinh của Công ty TNHH Đông Phương tận tình cho một số thông tin và số liệu để hoàn thành bài báo cáo này. Song vì thời gian cũng hạn cũng như năng lực bản thân hạn chế, nên bài báo cáo này không tránh khỏi những thiếu sót, khuyết điểm. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ, góp ý của quý thầy bộ môn Môi trường và Con người và các bạn để báo cáo được hoàn thiện hơn. Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn ! Thông điệp riêng mà nhóm chúng em muốn gửi cho đề tài báo cáo này là: “Mọi người hãy chung tay bảo vệ môi trường sống của chính mình bằng cách phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt. Góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm diện tích bãi rác, tiết kiệm ngân sách nhà nước, đặc biệt là bảo vệ  sức khỏe của chính mình.” TÀI LIỆU THAM KHẢO Đoàn Thị Uyên Trinh và Nguyễn Văn Quán (2010), Phương thức mới trong việc giảm thiểu chất thải rắn sinh hoạt, Đại Học Tôn Đức Thắng: Khoa Môi trường và Bảo hộ Lao động. Lê Thanh Hiếu (2010). Thực trạng và định hướng quản lý, xử lý chất thải rắn trên địa bàn Hà Nội, Hà Nội: Sở Khoa học và Công nghệ. Lê Văn Khoa (2000). Khoa học môi trường, Hà Nội: Nxb. Giáo Dục. Lê Văn Khoa (2010). Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, tái chế và tái sử dụng là giải pháp có ý nghĩa kinh tế, xã hội và môi trường ở các đô thị, Hà Nội: Nxb. Nông Nghiệp. Trần Thị Thu Hiền (2010), Hiện trạng và giải pháp về tài nguyên và môi trường theo định hướng xây dựng nông thôn mới, Phòng Tài nguyên – Môi trường, thị xã Tân Châu. Vũ Kim Tùng, đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lí rác thải sinh hoạt trêm địa bàn quận Bình Tân, bài báo cáo thực tập, tài liệu tham khảo từ tailieu.vn. Mạng Internet trên trang Tailieu.vn Một số tài liệu tham khảo từ các anh chị khoá trước. GIỚI THIỆU CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM SevenM Cải Thị Thanh Mai Đỗ Thị Mỹ Hạnh Nguyễn Thị Bình Phạm Thị Thanh Trâm Võ Thị Trà My Trần Đình Thắng Trần Anh Tuấn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbao_cao_moi_trg_cho_tan_an_6754.doc
Luận văn liên quan