Đề tài: Thực trạng về ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất của công nghiệp hoá chất ở VN những năm gần đây
LỜI MỞ ĐẦU
Công nghiệp là ngành kinh tế to lớn thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất, giữ vai trò chủ đạo trong nên kinh tế quốc dân. Sản phẩm của công nghiệp không những đáp ứng nhu cầu phong phú đa dạng của người tiêu dùng mà còn đóng vai trò tư liệu lao động của các ngành kinh tế khác. Tuy nhiên, ngoài những sản phẩm có ích, hoạt động sản xuất công nghiệp còn thải ra tự nhiên một lượng rác khổng lồ gây ô nhiễm môi trường. Mặt khác, sản phẩm công nghiệp sau một thời gian sử dụng, bị hư hỏng, cũng trở thành rác thải. Hậu quả là những hiện tượng bất thường của thiên nhiên như: mưa axit, hiệu ứng nhà kính do tầng ôzôn bị phá vỡ . xuất hiện ngày càng phổ biến, đe doạ sự sống trên trái đất. Đây là vấn đề mang tính toàn cầu, được tất cả các quốc gia trên thế giới quan tâm và tất nhiên, Việt Nam không phải là ngoại lệ.
Ở nước ta, chất thải công nghiệp đã và đang gây ô nhiễm không khí, đất và nguồn nước nhiều khu vực, ảnh hưởng nghiêm trọng đời sống của người dân. Trong đó, công nghiệp hoá chất, với đặc thù của ngành, được coi là một trong những ngành công nghiệp gây ô nhiễm nhiều nhất. Đây là ngành công nghiệp mà hầu hết các loại chất thải đều rất độc hại, gây nguy hiểm cho môi trường tự nhiên và con người không chỉ trong hiện tại mà ảnh hưởng của nó còn tồn tại rất lâu dài. Cũng như những ngành công nghiệp khác, sản phẩm của ngành hoá chất sau khi được sử dụng còn tồn dư trong tự nhiên ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Điều này càng nguy hại khi ở Việt Nam, ý thức của người sử dụng chưa cao dẫn đến việc lạm dụng các hoá chất. Do đó, việc tìm ra các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm trong công nghiệp nói chung và công nghiệp hoá chất nói riêng là nhiệm vụ rất cấp thiết, đòi hỏi sự nỗ lực không chỉ của ngành chuyên môn mà còn của các cơ quan Nhà Nước. Đây chính là một trong những mục tiêu của phát triển bền vững của nước ta: phát triển gắn với bảo vệ môi trường.
Do giới hạn về thời gian và khuôn khổ của đề tài, người viết chỉ nêu những nét chung nhất về vấn đề ô nhiễm môi trường trong công nghiệp thế giới và Việt Nam, sau đó tập trung tìm hiểu thực trạng ô nhiễm chất thải rắn trong ngành hoá chất ở Việt Nam; đưa ra một số giải pháp mà Nhà Nước cũng như ngành hoá chất đã và đang thực hiện để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và một số khuyến nghị.
Kết cấu đề tài bao gồm:
Phần mở đầu
I/ Công nghiệp đối với vấn đề ô nhiễm môi trường
I.1. Ô nhiễm môi trường trong hoạt động công nghiệp
I.2. Công nghiệp Việt Nam với vấn đề ô nhiễm môi trường.
II/ Thực trạng về ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất của công nghiệp hoá chất ở Việt Nam những năm gần đây
II.1. Vai trò của công nghiệp hoá chất trong nền kinh tế quốc dân
II.2. Vấn đề ô nhiễm chất thải rắn đặt ra cho ngành hoá chất ở nước ta
II.3. Một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng ô nhiễm trong quá trình sản xuất của công nghiệp hoá chất.
III/ Một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất của công nghiệp hoá chất.
III.1. Những giải pháp vĩ mô bảo vệ môi trường và giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của công nghiệp đến môi trường.
III.2. Các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm chât thải rắn trong hoạt động sản xuất của công nghiệp hoá chất.
III.3. Một số đề xuất nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác bảo vệ môi trường của ngành hoá chất.
Kết luận
31 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 15556 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng về ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất của công nghiệp hoá chất ở Việt Nam những năm gần đây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Công nghiệp là ngành kinh tế to lớn thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất, giữ vai trò chủ đạo trong nên kinh tế quốc dân. Sản phẩm của công nghiệp không những đáp ứng nhu cầu phong phú đa dạng của người tiêu dùng mà còn đóng vai trò tư liệu lao động của các ngành kinh tế khác. Tuy nhiên, ngoài những sản phẩm có ích, hoạt động sản xuất công nghiệp còn thải ra tự nhiên một lượng rác khổng lồ gây ô nhiễm môi trường. Mặt khác, sản phẩm công nghiệp sau một thời gian sử dụng, bị hư hỏng, cũng trở thành rác thải. Hậu quả là những hiện tượng bất thường của thiên nhiên như: mưa axit, hiệu ứng nhà kính do tầng ôzôn bị phá vỡ... xuất hiện ngày càng phổ biến, đe doạ sự sống trên trái đất. Đây là vấn đề mang tính toàn cầu, được tất cả các quốc gia trên thế giới quan tâm và tất nhiên, Việt Nam không phải là ngoại lệ.
Ở nước ta, chất thải công nghiệp đã và đang gây ô nhiễm không khí, đất và nguồn nước nhiều khu vực, ảnh hưởng nghiêm trọng đời sống của người dân. Trong đó, công nghiệp hoá chất, với đặc thù của ngành, được coi là một trong những ngành công nghiệp gây ô nhiễm nhiều nhất. Đây là ngành công nghiệp mà hầu hết các loại chất thải đều rất độc hại, gây nguy hiểm cho môi trường tự nhiên và con người không chỉ trong hiện tại mà ảnh hưởng của nó còn tồn tại rất lâu dài. Cũng như những ngành công nghiệp khác, sản phẩm của ngành hoá chất sau khi được sử dụng còn tồn dư trong tự nhiên ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Điều này càng nguy hại khi ở Việt Nam, ý thức của người sử dụng chưa cao dẫn đến việc lạm dụng các hoá chất. Do đó, việc tìm ra các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm trong công nghiệp nói chung và công nghiệp hoá chất nói riêng là nhiệm vụ rất cấp thiết, đòi hỏi sự nỗ lực không chỉ của ngành chuyên môn mà còn của các cơ quan Nhà Nước. Đây chính là một trong những mục tiêu của phát triển bền vững của nước ta: phát triển gắn với bảo vệ môi trường.
Do giới hạn về thời gian và khuôn khổ của đề tài, người viết chỉ nêu những nét chung nhất về vấn đề ô nhiễm môi trường trong công nghiệp thế giới và Việt Nam, sau đó tập trung tìm hiểu thực trạng ô nhiễm chất thải rắn trong ngành hoá chất ở Việt Nam; đưa ra một số giải pháp mà Nhà Nước cũng như ngành hoá chất đã và đang thực hiện để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và một số khuyến nghị.
Kết cấu đề tài bao gồm:
Phần mở đầu
I/ Công nghiệp đối với vấn đề ô nhiễm môi trường
I.1. Ô nhiễm môi trường trong hoạt động công nghiệp
I.2. Công nghiệp Việt Nam với vấn đề ô nhiễm môi trường.
II/ Thực trạng về ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất của công nghiệp hoá chất ở Việt Nam những năm gần đây
II.1. Vai trò của công nghiệp hoá chất trong nền kinh tế quốc dân
II.2. Vấn đề ô nhiễm chất thải rắn đặt ra cho ngành hoá chất ở nước ta
II.3. Một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng ô nhiễm trong quá trình sản xuất của công nghiệp hoá chất.
III/ Một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất của công nghiệp hoá chất.
III.1. Những giải pháp vĩ mô bảo vệ môi trường và giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của công nghiệp đến môi trường.
III.2. Các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm chât thải rắn trong hoạt động sản xuất của công nghiệp hoá chất.
III.3. Một số đề xuất nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác bảo vệ môi trường của ngành hoá chất.
Kết luận
I/ Công nghiệp và vấn đề ô nhiễm môi trường
I.1. Vấn đề ô nhiễm môi trường trong công nghiệp
Công nghiệp là ngành kinh tế to lớn thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất, là hoạt động sản xuất duy nhất mà sản phẩm của nó đóng vai trò tư liệu sản xuất trong các ngành kinh tế. Do vậy, vai trò chủ đạo trong nên kinh tế quốc dân của công nghiệp là một tất yếu khách quan. Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, công nghiệp cũng phát triển không ngừng cả về quy mô, phạm vi, tốc độ và cơ cấu. Nó không ngừng khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phục vụ lợi ích của con người và đồng thời cũng làm biến đổi mạnh mẽ môi trường tự nhiên. Nhưng không phải tất cả tài nguyên khai thác được đều biến thành sản phẩm có ích, một phần trong số đó trở lại môi trường dưới dạng chất thải công nghiệp. Đây là vấn đề vô cùng nan giải bởi vì hầu hết các loại rác thải công nghiệp đều rất khó phân huỷ thậm chí độc hại làm ô nhiễm môi trường. ( Xem bảng 1 )
Do giới hạn về công nghệ cũng như ý thức của con người, chất thải công nghiệp đã và đang gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí... dẫn đến những hậu quả to lớn như:
Lượng ôxy và nguồn nước giảm, trong khi các loại khí độc như CO2 , SO2 ... tăng lên nhanh chóng.
Mưa axit do nhiên liệu sử dụng trong công nghiệp thải vào không khí gây tác động xấu tới nông nghiệp và sức khoẻ của con người.
Hiệu ứng nhà kính do các chất CFC thải ra trong công nghiệp lam thủng tầng ozon và làm cho trái đất nóng lên- nguyên nhân của việc băng tan nhanh trên các cực của trái đất, các hiện tượng elnino, danila, và nhiều hiện tượng thiên nhiên bất thường khác.
Bảng 1: Phát sinh chất thải rắn công nghiệp ( nghìn tấn/ năm ) ở một số nước Châu Âuu năm 1990(1)
Nước
Khai mỏ
Chế tạo
Năng lượng
áo
21
31.081
1.150
Bỉ
27.000
1.069
Bungary
1.506.755
370.757
195.560
CH Séc
533.373
39.604
25.774
Đan Mạch
2.304
1.532
Phần Lan
21.650
10.160
950
Pháp
100.000
500.000
Đức
19.296
81.906
29.598
Hy Lạp
3.900
4.304
7.680
Hungary
45.000
Iceland
135
Italy
34.710
Luxembourg
1.300
Hà Lan
391
7.665
1.553
Na Uy
9.000
2.000
Ba Lan
85.200
27.000
18.800
Bồ Đào Nha
202
662
165
Tây Ban Nha
70.000
13.800
Thuỵ Điển
28.000
13.000
625
Thuỵ Sỹ
1.000
Thổ Nhĩ Kỳ
Anh
107.000
56.000
13.000
Công nghiệp càng phát triển, vấn đề ô nhiễm do chất thải công nghiệp càng trở nên nóng bỏng và hiện nay nó đã trở thành vấn đề mang tính toàn cầu, đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả các nước trên thế giới trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường do hoạt động của công nghiệp. Biện pháp trước mắt là phải xử lý chất thải công nghiệp, về lâu dài, cần phải tiến đến một nên công nghiệp sạch, thân thiện với môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững cho cả con người và môi trường.
I.2. Công nghiêp Việt Nam và vấn đề ô nhiễm môi trường.
Công nghiệp Việt Nam là một bộ phận của công nghiệp thế giới, vì vậy đặc trưng và sự phát triển của công nghiệp nước ta tuân theo quy luật chung của thế giới. Những vấn đề môi trường do hoạt động công nghiệp mà các nước trên thế giới gặp phải đồng thời cũng là những khó khăn của nước ta. Việt Nam là một nước đang phát triển, công nghiệp Việt Nam so với khu vực và thế giới còn nhỏ bé và lạc hậu. Tuy nhiên, không vì vậy mà vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp ở nước ta không trở nên nóng bỏng. Ngược lại, đây là một trong những thách thức khó khăn mà chúng ta đang phải đối mặt.
Hàng năm, ở nước ta, có tới 2.638.000 tấn chất thải công nghiệp thải vào môi trường, trong đó có tới 128.400 tấn là chất thải nguy hại(2). Công nghiệp có thể được coi là nguồn phát sinh chất thải lớn thứ hai sau chất thải sinh hoạt ( chất thải sinh hoạt chiếm 80%, chất thải công nghiệp chiếm 17% tổng lượng chât thải rắn phát sinh.(3)) Các ngành công nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố miền Đông Nam Bộ phát sinh gần một phần hai lượng chất thải công nghiệp cả nước, tiếp đến là các cơ sở công nghiệp đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Theo báo cáo của cục môi trường năm 2002, tổng lượng chất thải nguy hại phát sinh mỗi năm của ba vùng kinh tế trọng điểm khoảng 113.118 tấn. (4) Trong đó lượng chất thải nguy hại phát sinh từ vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gấp ba lần phía Bắc và gấp hai mươi lần miền Trung ( xem bảng 2 ). Với trình độ công nghệ lạc hậu hiện nay và khả năng giới hạn về tài chính, giải quyết lượng chất thải công nghiệp ngày càng tăng như trên qủa là một vấn đề nan giải đối với Việt Nam, tuy nhiên vì sự phát triển lâu dài của đất nước, chúng ta không thể làm ngơ trước nguy cơ này. Đây cũng là một vấn đề quan trọng đặt ra trong sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước: cần phát triển công nghiệp đi đôi với bảo vệ môi trường.
Bảng 2: lượng chất thải công nghiệp phát sinh năm 2002 của ba vùng kinh tế trọng điểm(5)
Vùng kinh tế trọng điểm
Khối lượng ( tấn/năm )
Phía Bắc
Hà Nội
Hải Phòng
Quảng Ninh
28.739
24.000
4.620
119
Miền Trung
Đà Nẵng
Quảng Nam
Quảng Ngãi
4.117
2.257
1.768
92
Phía Nam
Thành phố Hồ Chí Minh
Đồng Nai
Bà Rịa- Vũng Tàu
80.332
44.413
33.976
1.943
Tổng
113.188
II/ Thực trạng về ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất của công nghiệp hoá chất ở Việt Nam những năm gần đây
II.1. Vai trò của công nghiệp hoá chất trong nền kinh tế quốc dân
Hoá chất là ngành công nghiệp có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Đặc biệt là từ khi thực hiện công cuộc đổi mới (1986), công nghiệp hoá chất nước ta đã có những bước phát triển nhảy vọt cả về số lượng và chất lượng.
Về cơ cấu ngành, trong công nghiệp hoá chất đã hình thành một số chuyên ngành quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân: công nghiệp hoá chất phục vụ nông nghiệp ( phân bón, thuốc bảo vệ thực vật ), công nghiệp mỏ hoá chất, công nghiệp cao su, công nghiệp hoá chất cơ bản, công nghiệp các sản phẩm điện hoá, công nghiệp chất giặt rửa...và các chuyên ngành này có tỷ trọng tương đối cao trong giá trị tổng sản lượng công nghiệp.
Sản phẩm của ngành công nghiệp hoá chất không chỉ là nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp mà còn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đời sống hàng ngày của người dân. Trong số hàng trăm sản phẩm mà ngành hoá chất đang sản xuất và cung cấp cho thị trường, phải kể đến các loại phân bón và hoá chất bảo vệ thực vật. Hiện nay, tổng công ty hoá chất Việt Nam đang sản xuất và cung cấp cho thị trường 1,4 triệu tấn phân chứa lân ( supe phốt phát và phân lân nung chảy ), đáp ứng 100% nhu cầu cả nước; khoảng 1,4 đến 1,6 triệu tấn phân NPK và 150 nghìn tấn phân đạm,(6) thoả mãn hầu hết nhu cầu thuốc bảo vệ thực vật của cả nước. Đối với một nước nông nghiệp như Việt Nam, những số liệu trên đây thể hiện rõ nhất tầm quan trọng của ngành hoá chất đối với nền kinh tế: góp phần to lớn vào việc tăng năng suất trong hoạt đông sản xuất nông nghiệp và hơn nữa, những sản phẩm này có liên quan đến vấn đề an ninh lương thực quốc gia.. Ngoài ra, ngành hoá chất còn sản xuất thoả mãn hầu hết nhu cầu về săm lốp xe đạp, ô tô, xe máy; bột giặt; pin điện; ắc quy... Nhiều loại sản phẩm trong ngành có thương hiệu nổi tiếng, được bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao và nhiều mặt hàng đã được xuất khẩu sang thị trường khu vực và thế giới, được người tiêu dùng đánh gía cao.
Có thể nói, hoá chất là ngành công nghiệp quan trọng có ảnh hưởng to lớn đối với sự phát triển của công nghiệp, nông nghiệp và đời sống nhân dân. Vì vậy, ngành công nghiệp này cần nhận được sự quan tâm thích đáng của Nhà Nước và các cơ quan hữu quan, tạo điều kiện cho ngành phát triển toàn diện, thực hiện tốt vai trò của mình.
II.2. Vấn đề ô nhiễm chất thải rắn đặt ra cho ngành hoá chất ở nước ta
Tuy đóng vai trò vô cùng quan trọng như đã trình bày ở trên, nhưng công nghiệp hoá chất lại là ngành công nghiệp có mức gây ô nhiễm lớn nhất. Ngành hoá chất sử dụng nhiều loại vật tư nguyên liệu độc hại (chì, clo, SO2...) nếu không được quan tâm đúng mức, hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ các sản phẩm hoá chất có khả năng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Hầu hết các loại chất thải trong quá trình sản xuất hoá chất đều rất độc hại, gây nguy hiểm cho môi trường tự nhiên và con người không chỉ trong hiện tại mà ảnh hưởng của nó còn tồn tại rất lâu dài. Cũng như những ngành công nghiệp khác, sản phẩm của ngành hoá chất sau khi được sử dụng còn tồn dư trong tự nhiên ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Điều này càng nguy hại khi ở Việt Nam, ý thức của người sử dụng chưa cao dẫn đến việc lạm dụng các sản phẩm hoá chất.
Một số vấn đề môi trường gặp phải trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hoá chất là: ô nhiễm môi trường do chất thải rắn, ô nhiễm không khí, ô nhiễm do hoá chất tồn dư trong môi trường.... trong khuôn khổ đề tài, chỉ đề cập tới ô nhiễm môi trường do chất thải rắn.
Trong quá trình sản xuất, công nghiệp hoá chất đã thải vào môi trường những loại chất thải rắn như:
Xỉ than: hình thành từ quá trình đốt than để thu khí sản xuất NH3 và sản xuất điện. Thành phần chủ yếu của xỉ than là silic oxit, sắt oxit, CaO và than chưa cháy.
Xỉ lò: được hình thành từ quá trình dản xuất phốt pho vàng có thành phần chủ yếu là silic oxit, nhôm oxit, CaO và flo.
Photphogip: là chất thải của quá trình sản xuất axit photphoric theo phương pháp ướt ở nhà máy DAP. Cứ sản xuất một tấn axit photphoric thì tạo ra năm tấn photphogip. Thành phần chủ yếu của photphogip là CaSO4 và các tạp chất.
Đá thải: là chất thải của quá trình khai thác quặng phốt phát và quặng bô xít. Đá thải nói chung có hình dạng thô, hoặc được đập nhỏ ở các kích thước khác nhau.
Bùn thải: là chất thải của quá trình tuyển quặng apatit và quặng bô xít ( bùn phốt phát, bùn nhôm ), chất thải này ở dạng huyền phù, có hàm lượng chất rắn thấp, được lắng trong các hồ tuần hoàn. thành phần chủ yếu của bùn photphat là silic oxit, sắt oxit, còn trong bùn nhôm là nhôm oxit, sắt oxit, silic oxit.
Dự kiến đến năm 2010 lượng chất thải rắn được sinh ra trong các quá trình sản xuất hoá chất như sau: ( bảng 3 )(7)
Chất thải
Lượng thải ( tấn/ năm )
Xỉ than
300.000
Xỉ lò
120.000
Photphogip
1.000.000
Đá thải
400.000
Bùn thải
1.800.000
Đến năm 2010, dự báo tổng lượng chất thải rắn này sẽ vào khoảng 3,7 đến 4 triệu tấn.
Đây là mối hiểm hoạ tiềm tàng và có xu hướng gia tăng. Việc xử lý chất thải rắn vẫn còn ở mức rất thô sơ ( Theo thống kê, hiện nay gần 100% chất thải rắn sinh ra từ các quá trình sản xuất hoá chất là bị thải bỏ ), gây ra nhiều vấn đề môi trường cho các cư dân quanh vùng và ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm.
II.3. Một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng ô nhiễm trong quá trình sản xuất của công nghiệp hoá chất.
Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, vấn đề ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất công nghiệp nói chung và hoạt động sản xuất hoá chất nói riêng là một thách thức rất lớn mà chúng ta phải vượt qua. Có rất nhiêu nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên bao gồm những nguyên nhân chung và do đặc điểm của ngành hoá chất.
Những nguyên nhân chung:
Trình độ công nghệ sử dụng trong quá trình sản xuất công nghiệp nói chung và công nghiệp hoá chất nói riêng và trình độ công nghệ xử lý chất thải ở nước ta còn rất lạc hậu, gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm môi trường, lượng chất thải chưa được xử lý tốt.
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu công nghiệp từ các ngành truyền thống sang các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp hoá chất làm tăng lượng chất thải độc hại vào môi trường.
Bộ máy quản lý và năng lực quản lý môi trường chưa đáp ứng nhu cầu, vừa thiếu về lực lượng, vừa yếu về năng lực.
Kết cấu hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường lạc hậu, nguồn lực của Nhà Nước và các doanh nghiệp đều bị hạn chế.
Mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm với yêu cầu bảo vệ môi trường chưa được xử lý đang là thách thức lớn trong bảo vệ môi trường.
Nguyên nhân do đặc điểm của ngành:
Đặc điểm nổi bật của ngành hoá chất là sử dụng nhiều loại vật tư nguyên liệu độc hại ( chì, axit, clo, SO2... ) vì vậy, mức độ ô nhiễm trong quá trình sản xuất hoá chất cao hơn nhiều so với nhiều ngành công nghiệp khác.
Do việc phân bố các nhà máy hoá chất chưa hợp lý, nhiều nhà maý được xây dựng gần khu dân cư nên chất thải hoá chất ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân.
Do ý thức bảo vệ môi trường của nhiều doanh nghiệp hoá chất chưa cao, chưa quan tâm đầu tư thích đáng cho công nghệ xử lý chất thải.
Trên đây là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường trong công nghiệp hoá chất. Muốn giải quyết triệt để và hiệu quả vấn đề môi trường, cần phải tập trung từ những nguyên nhân cơ bản nêu trên.
III/ Một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất của công nghiệp hoá chất.
III.1. Những giải pháp vĩ mô bảo vệ môi trường và giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của công nghiệp đến môi trường.
Để bảo vệ môi trường, giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của chất thải công nghiệp, đặc biệt là chất thải công nghiệp hoá chất đến môi trường, cần phải có một hệ thống các giải pháp bao gồm chính sách, luật pháp, thể chế, và phải xác định những mục tiêu cụ thể cần phấn đấu đạt được trong những khoảng thời gian nhất định. Những giải pháp này cần được thực hiện đồng bộ để đem lại hiệu quả cao nhất, đạt được những mục tiêu đã đề ra.
Về chính sách, luật pháp, thể chế:
- Chính sách: Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã nêu rõ: “ Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.” trên tinh thần đó, Nghị quyết số 41- NQ/TW của Bộ chính trị đã khẳng định quan điểm chỉ đạo xuyên suốt về bảo vệ môi trường, theo đó, bảo vệ môi trường phải được gắn kết chặt chẽ, hài hoà với phát triển kinh tế và bảo đảm công bằng xã hội.
Luật pháp: Các quan điểm của Đảng về bảo vệ môi trường trong phát triển bền vững đã được thể chế hoá bằng các công cụ chính sách và pháp luật cụ thể. Từ năm 1991, kế hoạch quốc gia về môi trường phát triển lâu bền ( 1991- 2000 ) đã được thông qua và thực hiện. Hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường đã được phát triển khi luật Bảo vệ môi trường được thông qua năm 1993. Dự thảo luật Bảo vệ môi trường sửa đổi đang trình Quốc Hội thông qua đã đưa vào các quy định mới về gỉam thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải rắn đô thị và công nghiệp nhằm cải thiện tình hình quản lý chất thải ở nứơc ta.
Thể chế: Hệ thống quản lý Nhà Nước về bảo vệ môi trường bắt đầu được thànhlập từ năm 1992 với Bộ Khoa Học, Công nghệ và Môi trường chịu trách nhiệm quản lý về Nhà Nước về bảo vệ môi trường cấp trung ương,và các sở Khoa Học, Công nghệ và môi trường ở cấp tỉnh, thành phố. Năm 2002, cùng với việc thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường, hệ thông quản lý Nhà Nước về bảo vệ môi trường được phát triển đến cấp huyện và cấp xã ở một số địa phương. Các bộ ngành cũng đã hình thành các đơn vị chuyên trách quản lý môi trường của ngành mình. Một số tổng công ty lớn cũng đã thành lập các phòng, ban hay bộ phận chuyên trách về quản lý môi trường.
Công cụ kinh tế quản lý ô nhiễm môi trường:
Giao quyền sở hữu khu vực thải ( thuyết Coase ): phương pháp này cho rằng, bằng cách xác định quyền sở hữu rõ ràng khu vực thải, dù người bị ô nhiễm hoặc người gây ô nhiễm có quyền sở hữu khu vực thải cũng sẽ bàn bạc giải quyết vấn đề ônh nhiễm một cách hiệu quả nhất trên góc độ kinh tế môi trường.
Thuế ô nhiễm ( thuế Pigou ): Được dùng khi cơ chế thị trường hoạt động tương đối tốt. Thuế ô nhiễm sẽ dần đi vào giá cả hàng hoá.
Chuẩn mức thải: Đây là công cụ thường được sử dụng để quản lý ô nhiễm, đặc biệt với những chất thải độc hại. Nó khuyến khích các cơ sở nghiên cứu các công nghệ giảm thải hiệu qủa hơn.
Giấy phép xả thải có thể chuyển nhượng: hình thành một thị trường giấy phép, các cơ sở có lượng chất thải lớn có thể mua lại giấy phép xả thải của những cơ sở có lượng chất thải ít hơn. Như vậy, tổng lượng chất thải ra môi trường được kiểm soát. Trong dài hạn các doanh nghiệp muốn giảm chi phí phải đầu tư nghiên cứu công nghệ sử lý chất thải hiệu quả hơn.
Chính sách trợ cấp giảm thải cho các hãng gây ô nhiễm: Các hãng nhận trợ cấp sẽ giảm lượng chất thải theo quy định để nhận lợi do trợ cấp đem lại, chính sách này chỉ có tác dụng trong ngắn hạn.
Những công cụ kinh tế trên đây đều có những mặt tích cực và hạn chế riêng, và chỉ phù hợp trong từng trường hợp cụ thể, vì vậy việc áp dụng chúng cần có sự cân nhắc kỹ càng cả hai mặt đó sao cho hiệu quả mang lại cho môi trường là cao nhất và lâu dài nhất.
Mục tiêu bảo vệ môi trường trong công nghiệp được thể hiện rõ thông qua chiến lược quốc gia bảo vệ môi trường giai đoạn 2001- 2010 được Chính phủ thông qua, trong đó mục tiêu cao nhất của chiến lược là “Giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường của ngành công nghiệp”. Mục tiêu tổng thể của chiến lược bảo vệ môi trường của ngành công nghiệp là: đến năm 2020 tạo dựng được năng lực và thể chế cần thiết cho phép tự kiểm soát và thực hiện phòng ngừa chủ động, tăng cường hiệu quả khai thác và sử dụgn tài nguyên đạt các tiêu chuẩn môi trường đề ra.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2010:(8)
Hình thành thể chế về quản lý và bảo vệ môi trường ngành công nghiệp trong đó lấy doanh nghiệp là mục tiêu trọng tâm.
Lồng ghép các điều chỉnh phân bố công nghiệp, các cân nhắc về môi trường trong các quy định ( quy chế ngành ) và chính sách phát triển công nghiệp nhằm giảm thiểu chất thải, khuyến khích xu hướng phát triển bền vững.
Thực hiện sản xuất sạch hơn tại 79% số cơ sở sản xuất công nghiệp chủ chốt, gắn sản xuất sạch hơn với nâng cao năng lực cạnh tranh theo hướng thận thiện và hội nhập.
Đến năm 2010, 50% các cơ sở sản xuất công nghiệp được cấp chứng chỉ ISO 14000, SA8000, HACCP.
Thực hiện việc di dời 100% các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, thuộc danh sách theo quyết định 64 của Thủ Tướng Chính phủ. Đến năm 2020 xử lý về cơ bản các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Phấn đấu 100% các khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Mục tiêu đến 2020:
Hoàn thiện thể chế quản lý và bảo vệ môi trường, đặc biệt là thể chế tài chính nhằm đưa hạch toán môi trường vào chi phí sản xuất.
Đến năm 2020, 100% sản phẩm công nghiệp xuất khẩu và 50% tiêu dùng trong nước đạt nhãn hiệu xanh.
100% cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn; 100% các cụm công nghiệpcó hệ thống sử lý nước thải và quản lý thống nhất; phục hồi trên 50% các khu vực khai thác khoáng sản.
Đến năm 2020, 80% các cơ sở công nghiệp đạt chứng chỉ ISO 14000; cải thiện đáng kể mức tiêu thụ năng lượng và nguyên liệu tính trên đầu sản phẩm; điều chỉnh cơ cấu công nghiệp theo hướng thân thiện và hội nhập.
Để thực hiện được các chiến lược nêu trên, cần có các giải phápnhư:
giải pháp quy hoạch: xây dựng và điều chỉnh các quyhoạch về phân bố công nghiệp theo vùng nhằm phát huy lợi thế môi trường. Định hướng theo ba khu vực chủ đạo: Đồng bằng châu thổ sông Hồng, miền Trung và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên.
Giải pháp tăng cường sức ép đối với các doanh nghiệp bằng những chế tài.
Giải pháp thông tin.
Các chính sách hỗ trợ về tài chính, nghiên cứu công nghệ, môi trường, chuyển giao và hỗ trợ công nghệ.
Phát triển dịch vụ tư vấn nghiên cứu.
III.2. Các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm chât thải rắn trong hoạt động sản xuất của công nghiệp hoá chất.
Với những đặc trưng riêng của ngành, công nghiệp hoá chất không chỉ chấp hành những quy định của Nhà Nước về bảo vệ môi trường, mà còn nghiên cứu những giải pháp phù hợp với ngành để giảm thiểu ô nhiễm trong quá trình hoạt động sản xuất của mình. Từ những mục tiêu chiến lược trên, công nghiệp hoá chất cần tập trung vào chiến lược về nguyên liệu và công nghệ, chiến lược về chăm sóc trách nhiệm.
Chiến lược về chăm sóc trách nhiệm(9)
Xuất phát từ mục tiêu của tổ chức chăm sóc trách nhiệm ( RC ) và nhu cầu của ngành hoá chất về bảo vệ môi trường, cuối năm 2003, Hội hoá học Việt Nam ( CSV ) đã đề nghị Bộ Công nghiệp cho phép thành lập tổ chức này. Đến đầu năm 2004, CSV đã được Bộ Công nghiệp quyết định giao cho việc thành lập Hội đồng RC Việt Nam.
Năm 2004, CSV đã thành lập Nhóm chủ chốt của Hội đồng RC Việt Nam, để tiến hành các công việc:
Thành lập văn phòng của tổ chức RC. Văn phòng này có chung địa chỉ với văn phòng của CSV và chịu sự quản lý của Tổng Thư Ký Hội, đồng thời là uỷ viên thường trực của Nhóm chủ chốt.
Nhóm chủ chốt đã soạn và xuất bản được bộ tài liệu giới thiệu về tổ chức RC, mục tiêu, lợi ích và nội dung hoạt động của tổ chức này. Qua đó giới thiệu tình hình hoạt động của các tổ chức RC ở các nước trong khu vực và trên thế giới.
Từ tháng 10/2004 đến nay, với sự phối hợp giúp đỡ của Bộ công nghiêp, Tổng công ty hoá chất Việt Nam, tổ chức môi trường Mỹ Á ( US-AEP ), nhóm đã tổ chức những cuộc hội thảo cả ở miền Bắc và miền Nam giới thiệu nội dung và phương thức hoạt động RC ở các doanh nghiệp hoá chất.
Trong thời gian tới, nhóm sẽ tiếp tục thực hiện những công việc:
Dự thảo và thông qua các nguyên tắc hướng dẫn thực hiện RC.
Lựa chọn và mời những doanh nghiệp hoá chất đại diện cho các lĩnh vực và thành phần kinh tế có triển vọng thực hiện chương trình RC tham gia tổ chức này. Thu thập thư cam kết tham gia thực hiện chương trình, làm cơ sở thành lập Hội đồng RC Việt Nam bao gồm những đại diện là các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực chủ yếu của ngành công nghiệp hoá chất.
Thành lập và tiến hành đào tạo nhóm điều phối viên từ các công ty cam kết tham gia tổ chức RC .
Xây dựng sáu code quản lý, chọn ba code liên quan đến các hoạt động trong phạm vi nhà máy để ưu tiên thực hiện trong một hoặc hai năm đầu. Các code còn lại liên quan đến cộng đồng bên ngoài nhà máy sẽ được thực hiện những năm tiếp theo. Áp dụng các code quản lý tại các công ty tham gia hội đồng RC.
Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động RC ở các đơn vị.
Lập hồ sơ xin gia nhập tổ chức RC quốc tế.
Những công việc trên dự kiến sẽ được hoàn thành vào đầu quý IV/2005.
Giải pháp công nghệ:
Giải pháp tái chế chất thải để sản xuất vật liệu xây dựng.( 10)
+ Xỉ than còn chứa nhiều cacbon, xỉ lò khí hoá than có hàm lượng cacbon khoảng 10%, tro bay từ các lò hơi đốt than có hàm lượng cacbon khá cao từ 15-30%. Đây là một trở ngại lớn cho việc sử dụng trực tiếp xỉ than, tuy nhiên cũng có thể sử dụng phương pháp Lytag để sản xuất vật liệu nhẹ. Đối với xỉ than đáy lò có hàm lượng cacbon thấp có thể sử dụng để sản xuất vật liệu xây dựng.
+ Xỉ lò sản xuất photpho vàng là vật liệu có giá trị. Có thể sản xuất nhiều loại vữa khác nhau từ các thành phần của nó. Vữa sản xuất từ xỉ lò có tính ổn định thể tích cao, có loại có khả năng chịu được môi trường ănmòn như muối sunfat và có thể được sử dụng để sản xuất gạch chịu axit. Trung tâm kỹ thuật môi trường và công nghiệp hoá chất đã sử dụng xỉ từ lò đốt lưu huỳnh và xỉ lò khí hoá than để sản xuất gạch chịu axit. Các nghiên cứu chỉ ra rằng chất lượng của sản phẩm này đảm bảo đáp ứng yêu cầu. Ngoài ra xỉ lò có thể được sử dụng sản xuất gạch lát đường, việc này đã được áp dụng trên thực tế.
+ Photphogip đã được viện nghiên cứu photphat của trường đại học Miami ( Mỹ ) nghiên cứu, có thể được sử dụng để sản xuất vật liệu sản xuất gạch, làm nền đường.
+ Đá thải nói chung không chứa các chất nguy hiểm, có thể sử dụng để san nền.
Giải pháp xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại.(11)
Đối với những chất thải rắn, chất thải nguy hại không thể tái chế, cần có những biện pháp xư lý thích hợp.
+ phân loại và xử lý cơ học:
Đây là khâu ban đầu không thể thiếu trong quy trình xử lý chất thải. Nó làm tăng hiệu quả xử lý ở những bước tiếp theo. Các công nghệ dùng để phân loại, xử lý cơ học chất thải gồm: cắt nghiền, sàng, tuyển từ, tuyển khí nén... ví dụ: các loại chất thải có kích thước lớn phải được phân loại ngay khi tiếp nhận. Các chất thải rắn chứa chất độc hại, cần phải được đập thành những hạt nhỏ trước khi được hoà tan để xử lý hoá học. Các chất thải hữu cơ dạng rắn có kích thước lớn phải được băm và nghiền nhỏ đến kích thước nhất định rồi trộn với chất thải hữu cơ khách để đốt.
+ Giải pháp thiêu đốt:
Là quá trình oxy hoá chất thải ở nhiệt độ cao. Công nghệ này phù hợp để xử lý chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại hữu cơ ( cao su, nhựa, dung môi, thuốc bảo vệ thực vật... ).
Một trong những hình thức của công nghệ này là tiêu huỷ chất thải bằng lò nung xi măng.(12) Những chất thải có thể đốt trong lò nung xi măng là: dung môi hữu cơ, dầu thải chứa PCB, sơn, keo dán, vecni, chất dẻo, thuốc trừ sâu có nguồn gốc hữu cơ, chất lỏng kiềm, đất nhiễm bẩn, tro công nghiệp, xỉ, bùn cặn sau xử lý nước thải... công nghệ này chỉ áp dụng với những lò nung xi măng kiểu quay hiện đại, có lắp đặt hệ thống thiết bị thiêu đốt chất thải. Nguyên lý hoạt động như sau: chất thải tập kết đến nhà máy được xử lý sơ bộ, phối trộn theo tỷ lệ thích hợp với nguyên liệu xi măng, rồi đưa vào buồng đốt. Tại buồng đốt, nhiệt độ lên tới 1.400-2.000 độ C đủ để phá huỷ hoàn toàn cấu trúc bền vững của các chất thải. Lò nung cũng tận dụng nhiệt năng từ các chất thải hữu cơ để thay thế, tiết kiệm một phần nhiên liệu. Cặn bã còn lại của chất thải sau khi thiêu đốt là CaO, SiO2, Al2O3, Fe2O3... trở thành nguyên liệu cho xi măng. Hơn thế nữa, theo PGS Nguyễn Văn Lâm, Phó giám đốc Trung tâm Tư vấn công nghệ môi trường, thuộc liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, loại lò này có thời gian lưu cháy lâu ( 6-10 giây ) nên các chất thải sẽ bị phân huỷ triệt để hơn nhiều so với lò thiêu bình thường ( chỉ có thời gian lưu cháy là 2 giây ). Khí thải có tính axit từ lò nung được tuần hoàn trở lại buồng nguyên liệu. Do tính kiềm của các nguyên lệu tại đây, khí thải sẽ được trung hoà, làm sạch phần lớn. Cũng do quá trình tương tác này, nhiệt của dòng khí thải lạnh đi đáng kể, ngăn chặn sự tạo ra các chất độc hại như doxin, furan... Thử nghiệm đốt 40 tấn thuốc bảo vệ thực vật tại công ty xi măng Holcim, Kiên Giang tháng 10/2003 cho hiệu suất 100% chất lượng xi măng không bị ảnh hưởng. Cũng theo ông Lâm, việc lắp đặt hệ thống xử lý chất thải tuy đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn, nhưng thời gian thu hồi vốn ngắn, và có thể tiết kiệm đến 20- 25% nhiên liệu, 5- 10% nguyên liệu. Nó hạn chế gần như hoàn toàn ô nhiễm môi trường, mở ra hướng kết hợp giữa công nghiệp sản xuất xi măng và những ngành công nghiệp có nhu cầu xử lý rác thải, đặc biệt là công nghiệp hoá chất.
+ Giải pháp xử lý hoá- lý:
Công nghệ xử lý hoá- lý là sử dụng các quá trình biến đổi vật lý, hoá học để làm thay đổi tính chất của chât thải nhằm mục đích giảm thiểu khả năng gây nguy hại của chất thải đối với môi trường. Công nghệ này rất hiệu quả đối với những loại chất thải như dầu, mỡ, dung môi... chỉ nên áp dụng công nghệ này trong những nhà máy quy mô lớn, công nghệ hiện đại.
Một số biện pháp hoá- lý trong sử lý chất thải là:
Trích ly: là quá trình tách các cấu tử ra khỏi hỗn hợp nhờ một dung môi có khả năng hoà tan chọn lọc một số chất trong hỗn hợp đó. Quá trình này thường được sử dụng dể tách hoặc thu hồi các chất hữu cơ có lẫn trong chất thải như dung môi, hoá chất bảo vệ thực vật... Sau khi trích ly, dung môi được thu hồi lại bằng cách chưng cất, sản phẩm trích ly còn lại có thể được sử dụng hoặc xử lý bằng cách khác.
Chưng cất: là quá trình tách hỗn hợp chất lỏng bay hơi thành nhữn cấu tử riêng biệt dựa vào độ bay hơi khác nhau, ở những nhiệt độ sôi khác nhau của những cấu tử trong hỗn hợp bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần bay hơi và ngưng tụ. Chất có nhiệt độ sôi thấp hơn sẽ bay hơi trước và được tách ra khỏi hỗn hợp. Trong thực tế quá trình này thường kết hợp với quá trình trích ly để tăng cường khả năng tách sản phẩm.
Kết tủa, trung hoà: dựa trên phản ứng tạo sản phẩm kết tủa lắng giữa chất bẩn hoá chất để tách kết tủa ra khỏi dung dịch. Quá trình này được áp dụng để tách kim loại nặng trong chất thải lỏng dạng hydroxit kết tủa hoặc muối không tan. Ví dụ tách Cr, Ni trong nước thải mạ điện nhờ phản ứng giữa Ca(OH)2 với các Cr3+ và Ni2+ tạo ra kết tủa Cr(OH)3, Ni(OH)2 lắng xuống, lọc tách ra đem xử lý tiếp để trở thành Cr2O3 và NiSO4 được sử dụng làm bột màu, mạ Ni.
Oxy hoá- khử: là quá trình sử dụng các tác nhân oxy hoá- khử để tiến hành phản ứng oxy hoá- khử, chuyển chất thải độc hại thành chất thải không độc hoặc ít độc hại hơn. các chất oxy hóa- khử thông dụng là: Na2SO4, NaHSO4, H2, KMnO4, K2Cr2O, H2O2, O3, Cl2. Trên thực tế, quá trình oxy hóa được ứng dụng để xử lý các kim loại đa hoá trị ( Cr, Mn ) biến chúng từ mức oxy hoá cao, dễ hoà tan ( Cr6+, Mn7+ ) thành dạng oxyt bền vững, không hoà tan ( Cr3+, Mn4+ ). Ngược lại, quá trinh khử cho phép phân huỷ các chất hữu cơ nguy hại như phenol, mecraptan, thuốc bảo vệ thực vật và các cyanua thành những sản phẩm ít độc hại hơn.
+ Chôn lấp hợp vệ sinh:
Đây là một biện pháp khá phổ biến ở các nước, thường được áp dụng khi không thể sử dụng những biện pháp nêu trên. Tuy nhiên, biện pháp này đòi hỏi phải tuân thủ nghiêm ngặt một số nguyên tắc để bảo đảm an toàn và bảo vệ môi trường như: phải thêm một số chất để hoá rắn chất thải, tăng sức bền, giảm độ hoà tan, giảm độ truyền chất thải độc hại ra môi trường; các hố chôn lấp có ít nhất hai lớp lót chống thấm, có hệ thống thu gom nước rò rỉ để xử lý,có hệ thống thóat khí, có giếng khoan để giám sát khả năng ảnh hưởng đến nước ngầm; địa điểm xây dựng bãi chôn lấp phải cách xa khu dân cư trên 5km, giao thông vận tải thuận lợi, nền đất ổn định, mực nước ngầm thấp, thiết kế đúng quy chuẩn về kích thước, độ dốc... những chất thải đáp ứng được những chỉ tiêu theo tiêu chuẩn sẽ được phép chôn ở bãi rác công nghiệp. Hiện nay, chúng ta chưa có hệ thống tiêu chuẩn này, những có thể tham khảo hệ thống tiêu chuẩn của Nhật Bản. theo tiêu chuẩn này, chất thải rắn cần ngâm và khuấy trộn liên tục sáu giờ trong nước cất, sau đó lọc và phân tích nước dịch lọc để xác địnhmột số chỉ tiêu đặc trưng cho loại chất thải đó, rồi so sánh với tiêu chuẩn.( bảng 4 )
Bảng 4: tiêu chuẩn chôn lấp của Nhật Bản( 13 )
Stt
(1)
Chỉ tiêu phân tích
(2)
Tiêu chuẩn của Nhật Bản
(3)
1
Độ ẩm
< 85%
2
Dẫn xuất ankan của thuỷ ngân
Thuỷ ngân và hợp chất thuỷ ngân
Không phát hiện được
0,005 mg/l
3
Cadmium và hợp chất cadmium
0,3 mg/l
4
Chì và hợp chất của chì
0,3 mg/l
5
Hợp chất photpho hữu cơ
1,0 mg/l
6
Hợp chất Cr6+
1,5 mg/l
7
Asen và hợp chất của asen
0,3 mg/l
8
Hợp chất cyanua
1 mg/l
9
PCB
0,003 mg/l
10
Triclo etylen
0,3 mg/l
11
Tetraclo etylen
0,1 mg/l
12
Diclo metan
0,2 mg/l
13
Tetra clorua cacbon
0,02 mg/l
14
1,2 diclo etan
0,04 mg/l
15
1,1 diclo etylen
0,2 mg/l
16
Cis- 1,2 diclo etylen
0,4 mg/l
17
1,1,1 triclo etan
3 mg/l
(1)
(2)
(3)
18
1,1,2 triclo eten
0,06 mg/l
19
1,3 diclo propan
0,02 mg/l
20
Thiurium
0,06 mg/l
21
Enthiocarb
0,2 mg/l
22
Benzen
0,1 mg/l
23
Selen và hợp chất của selen
0,3 mg/l
24
Niken và hợp chất của niken
1,5 mg/l
Bảng 4 ( tiếp )
- Giải pháp lâu dài của ngành chính là hướng tới công nghệ sản xuất sạch hơn. Trên thực tế, công nghệ sản xuất sạch hơn đã mang lại những lợi ích không nhỏ cho các doanh nghiệp công nghiệp, không chỉ có vậy, công nghệ sản xuất sạch hơn cũng góp phần giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ môi trường. Điều đó được thể hiện trong bảng 5:
Bảng 5: lợi ích kinh tế và môi trường do áp dụng sản xuất sạch hơn tại các cơ sở công nghiệp.( 14 )
Các lợi ích
Mức tiết kiệm/ giảm thiểu chất ô nhiễm
( % )
Tiết kiệm nước sản xuất
40-70
Tiết kiệm năng lượng
20-50
Chất thải nguy hại
50-100
Tổng chất rắn lơ lửng ( TSS )
40- 60
Kim loại nặng trong dòng thải
20- 50
Trên đây là một số những giải pháp nhằm gỉam thiểu ô nhiễm chất thải rắn trong quá trình sản xuất của công nghiệp hoá chất. Với điều kiện hiện nay, cần ưu tiên các giải pháp tái chế nhằm làm giảm lượng chất thải rắn thải ra môi trường đồng thời đây cũng là một hình thức sử dụng triệt để nguyên liệu, đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Mặt khác, những chất thải không có khả năng tái chế đặc biệt là những chất thải độc hại, cần có biện pháp xử lý thích hợp với từng loại chất thải như đã nêu trên. trong dài hạn cần tính đến khả năng đổi mới công nghệ sản xuất sạch không chỉ để phát triển toàn ngành mà còn góp phần bảo vệ môi trường chung, nâng cao chất lượng cuộc sống.
III.3. Một số đề xuất nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác bảo vệ môi trường của ngành hoá chất.
Để nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác bảo vệ môi trường, cần tập trung giải quyết những vấn đề sau:
Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, ứng dụng công nghệ thân thiện với môi trường.
Cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học nhằm tìm ra những giải pháp mới bảo vệ môi trường ( tái chế, xử lý chất thải, tìm ra những nguyên liệu mới thân thiện với môi trường... ) theo quan điểm tập trung ngăn ngừa sự phát sinh chất thải hơn là xử lý hay làm sạch chúng. Không chỉ đẩy mạnh nghiên cứu trong nước, mà chúng ta cần tham khảo những nghiên cứu trong lĩnh vực môi trường trên thế giới và lựa chọn những công nghệ phù hợp để ứng dụng vào Việt Nam.
Ví dụ: ứng dụng màng polyme chứa sắt làm màng chắn các chất ô nhiễm(15) :
Trong công nghệ chôn lấp chất thải rắn và chất thải rắn nguy hại, việc xử lý nền đáy để chống rò rỉ nước rác đóng vai trò rất quan trọng. Nếu nên đáy không được xử lý tốt, nước rác chứa kim loại nặng, chất hữu cơ độc... sẽ thấm xuống sâu hơn gây ô nhiễm nước ngầm và làm mất cân bằng hệ sinh thái xung quanh. Một trong những giải pháp để ngăn chặn vấn đề này là gắn vật liệu có khả năng phân huỷ và cố định các chất ô nhiễm lên các màng polyme, đó chính là bột sắt. Sắt có khả năng xử lý các dung môi hữu cơ chứa clo, nitro vòng thơm và kim loại nặng, chuyển chúng thành các hợp chất không độc hay ít độc hơn. trong môi trường nước, sắt kim loại sẽ bị oxy hoá dần, từ Fe0 thành Fe2+ rồi Fe3+. Nhờ các electron mất đi từ quá trình này, các chất ô nhiễm sẽ bị khử thành các hợp chất ít độc hơn. nghiên cứu cho thấy: đối với đồng, khả năng lưu giữ tăng 100 đến 400 lần, đối với cacbon tetraclorua là 300 lần, nitro vòng thơm là 20 đến 100 lần. Công nghệ này đã được ứng dụng tại nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Canada, còn ở nước ta, mới chỉ được ứng dụng trong các xí nghiệp quốc phòng. Tuy nhiên, do tính ưu việt của mình, công nghệ này cần được nhân rộng và áp dụng trong các ngành công nghiệp khác.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm soát ô nhiễm.( 16 )
Thông tin và công nghệ thông tin không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hoạt đông sản xuất và kinh doanhcủa doanh nghiệp mà còn trong quá trình kiểm soát ô nhiễm công nghiệp. Vai trò đó thể hiện ở những điểm như sau:
+ Chia sẻ tài nguyên thông tin liên quan đến công nghệ và ô nhiễm một cách nhanh chóng.
+ Hỗ trợ tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường ( EST ), đặc biệt là những ngành công nghiệp quan trọng nhưng tiềm ẩn khả năng gây ô nhiễm môi trường cao như ngành hoá chất.
+ Tạo một phương pháp mới trong thiết kế: yếu tố môi trường và các lợi ích, chi phí ô nhiễm được tính toán như là một thông số thiết kế của dây chuyền sản xuất hay sản phẩm, với sự hỗ trợ của máy vi tính và các phần mềm.
+ Hỗ trợ hiệu quả việc đánh giá, lựa chọn và thiếtkế công nghệ xử lý chất thải.
+ Hỗ trợ việc lựa chọn và đánh giá các giải pháp sản xuất sạch hơn thông qua việc cung cấp cơ sở dữ liệu đã được nghiên cứu áp dụng trên thế giới.
+ Chia sẻ kinh nghiệm trong việc tuân thủ tiêu chuẩn phát thải giữa các nhà công nghiệpvà các nhà quản lý môi trường, giữa các quốc gia với nhau.
+ Thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng và của thị trường vào quá trình giảm thiểu ô nhiễm công nghiệp thông qua phổ biến, cập nhật thông tin tạo động lực cho việc nâng cao tính tuân thủ của doanh nghiệp công nghiệp.
+ Hỗ trợ đắc lực cho hoạt động cứu hộ khi sự cố công nghiệp xảy ra.
Công nghệ thông tin có thể hỗ trợ việc quản lý ô nhiễm thông qua những hình thức như:
+ Các trang web về thiết bị và công nghệ xử lý chất thải công nghiệp, giúp doanh nghiệp tìm kiếm thông tin và lựa chọn công nghệ phù hợp.
+ Hệ thống mạng máy tính đóng vai trò quan trọng hỗ trợ công tác kiểm soát chất lượng sản phẩm và quản lý môi trường liên quan đến ô nhiễm công nghiệp theo tiêu chí của ISO 14000. (Đây là hệ thống quản lý chất lượng được rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam áp dụng.)
+ Tiến bộ về thiết bị quan trắc được ứng dụng trong quản lý ô nhiễm, nhằm tối ưu hoá quá trình sản xuất.
+ Những dữ liệu thống kê phát sinh một số chất ô nhiễm công nghiệp đã và đang được xây dựng để kiểm soát ô nhiễm trong từng ngành.
Để ứng dụng hiệu quả công nghệthông tin vào quản lý ô nhiễm, cần phải đảm bảo một số điều kiện như:
+ Nhận thức đúng đắn của các cấp lãnh đạo.
+ Sự hợp tác giữa cán bộ chuyên ngành và cán bộ công nghệ thông tin.
+ Sự đầu tư thoả đáng vào những thiết bị công nghệ thông tin.
+ Tập trung đào tạo đôi ngũ cán bộ công nghệ thông tin chuyên ngành về kiểm soát ô nhiễm công nghiệp.
Đây là một hướng phát triển công tác quản lý ô nhiễm công nghiệp đầy tiềm năng đòi hỏi không chỉ ngành hoá chất mà còn toàn ngành công nghiệp phải nghiên cứu nghiêm túc để có hướng phát triển thích hợp.
Mở rộng phạm vi trách nhiệm của ngành hoá chất trong việc bảo vệ môi trường.
Do đặc thù của ngành, không chỉ hoạt đông sản xuất của công nghiệp hoá chất mới gây ô nhiễm môi trường mà ngay cả một số sản phẩm của ngành, nếu không biết sử dụng đúng cách cũng sẽ gây ô nhiễm không nhỏ. Một trong những sản phẩm có nguy cơ gây ô nhiễm nặng môi trường sống đó là thuốc bảo vệ thực vật.
Hàng năm, có khoảng 8.600 tấn các loại thuốc trừ sâu, bao bì và thùng chứa thuốc trừ sâu bị thu giữ và thuốc trừ sâu quá hạn sử dụng.( 17 ) tình trạng sử dụng bừa bãi thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp nước ta đang là một vấn đề đáng báo động, không chỉ gây ảnh hưởng đến môi trường mà còn nguy hại với sức khoẻ người sản xuất nông nghiệp cũng như người tiêudùng. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này đó là sự hạn chế trong hiểu biết về an toàn trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. (bảng 5 ).
Sự thiếu hiểu biết trên chủ yếu là do công tác hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật chưa được thực hiện chu đáo.( bảng 6 )
Bảng 5: Hiểu biết về an toàn trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho cộng đồng.(18)
STT
Nội dung
Số lượng
Tỷ lệ ( % )
1
Hơi rửa bình phun sau khi phun HCBVTV(*):
Mương ngoài ruộng
Sông suối ngay gần đó
Mang về nhà
Không rửa
74
31
19
0
59,68
25
15,32
0
2
Xử lý bao bì đựng HCBVTV sau khi sử dụng:
Vứt lung tung
Mang về nhà
Chôn
Đốt
68
11
19
26
54,84
8,87
15,32
20,97
Bảng 6: Thực trạng công tác hướng dẫn sử dụng HCBVTV (n = 124)
STT
Nội dung
Số lượng
Tỷ lệ ( % )
1
Hướng dẫn về an toàn trong sử dụng HCBVTV:
Đã được hướng dẫn
Chưa được hướng dẫn
52
72
41,94
58,06
2
Nguyên tắc an toàn vệ sinh lao động khi sử dụng HCBVTV:
Nắm vững
Biết đại khái
Không nắm vững
36
41
47
29,03
33,06
37,91
3
Mục đích phun HCBVTV:
Phòng sâu bệnh
Diệt sâu bệnh
Phòng và diệt sâu bệnh
Khác
87
19
18
70,16
15,52
14,52
(*) Hoá chất bảo vệ thực vật
Thực trạng trên cho thấy, việc tuyên truyền phổ biến kiến thức về sử dụng và an toàn trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật còn yếu và cần được đẩy mạnh hơn nữa. Thực hiện tốt công tác này, không phải là trách nhiệm của riêng cán bộ địa phương, mà còn là trách nhiệm của ngành hoá chất, đặc biệt là những doanh nghiệp sản xuất mặt hàng này. Các doanh nghiệp nêu trên có trách nhiệm ghi rõ hướng dẫn sử dụng, cách thức xử lý sau khi sử dụng và những khuyến cáo liên quan đến bảo hộ cho người sử dụng trên bao bì sản phẩm. Bởi vì hơn ai hết, người sản suất sẽ là người có hiểu biết toàn diện nhất về sản phẩm do mình sản xuất. Ngoài ra, các doanh nghiệp nên hỗ trợ công tác truyên truyền giáo dục bà con nông dân để họ có những nhận thức đúng đắn về mặt tích cực cũng như ảnh hưởng tiêu cực của hoá chất bảo vệ thực vật đến cây trồng, môi trường và sức khoẻ con người, để họ có thái độ đúng đắn và tự giác trong sử dụng các hoá chất này. Tổ chức thu gom vật chứa thuốc bảo vệ thực vật ( thùng chứa, vỏ bao ) để xử lý (bằng phương pháp thiêu đốt hay tái chế... ) tránh gây ô nhiễm môi trường. Công tác này nếu thực hiện thành công sẽ mang lại lợi ích không những cho doanh nghiệp mà còn cho cả xã hội. Đối với doanh nghiệp, nó thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp với khách hàng của mình, nâng cao uy tín cho doanh nghiệp, từ đó tạo mối quan hệ tốt đẹp, lâu dài với khách hàng và đảm bảo cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Đối với xã hội, nền nông nghiệp sẽ có được sự phát triển bền vững, lâu dài trên cơ sở bảo vệ môi trường và sức khoẻ của người dân.
Trên đây là một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả của công tác bảo vệ môi trường của ngành hoá chất. Trong đó, việc bảo vệ môi trường không chỉ bó hẹp trong khuôn khổ xử lý chất thải trong quá trình sản xuất, mà còn là những giải pháp phòng ngừa và hạn chế những khả năng tạo ra chất thải ngay từ khâu thiết kế sản phẩm, trong và sau khi sử dụng sản phẩm hoá chất. Điều đó thể hiện trách nhiệm của ngành đối với quá trình hoạt động và sản phẩm do mình sản xuất ra, là việc đúng đắn cần thực hiện không chỉ trong ngành hoá chất mà còn cần thiết trong những ngành công nghiệp khác.
Kết luận
Ngày nay, ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp nói chung, ngành hoá chất nói riêng là một trong những vấn đề bức xúc cần có giải pháp khắc phục. Với những nhận thức ngày càng đầy đủ về tình trạng ô nhiễm và tác hại của tình trạng đó đến đời sống con người, chúng ta đã có rất nhiều biện pháp trước mắt cũng như lâu dài để giảm thiểu ô nhiễm. Do khuôn khổ đề tài, nên đề án chỉ đưa ra những giải pháp giảm thiểu ô nhiễm chất thải rắn của ngành công nghiệp hoá chất Việt Nam. Giải pháp bao gồm từ những định hướng tái sử dụng chất thải rắn, sử lý chất thải rắn đến việc hướng tới công nghệ sản xuất sạch hơn. Tuy nhiên, do đặc thù của ngành, chất thải rắn không chỉ phát sinh trong quá trình sản xuất, mà còn trong quá trình sử dụng, và sau khi sử dụng. Đặc biệt, Việt Nam là môt nước nông nghiệp, những sản phẩm hoá chất phục vụ nông nghiệp được sử dụng phổ biến. Vì vậy, những hiểu biết toàn diện về sản phẩm (đặc biệt là hoá chất bảo vệ thực vật) việc sử dụng sản phẩm hiệu quả và xử lý chúng sau khi sử dụng của người sản xuất sẽ là nguồn thông tin hữu ích cần phổ biến cho người tiêu dùng, hỗ trợ tích cực các cơ quan hữu quan trong việc tuyên truyền nâng cao ý thức người dân. Thông qua việc làm này, doanh nghiệp đã góp phần không nhỏ trong việc giảm thiểu việc phát sinh chất thải rắn nông nghiệp, bảo vệ môi trường và sức khoẻ người dân. Mặt khác, nó thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với khách hàng, phát triển mối quan hệ bền vững với khách hàng, và là cơ sở cho việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây cũng chính là chiến lược kinh doanh ngày nay của các doanh nghiệp trong điều kiện cạnh tranh gay gắt: tập trung vào khách hàng, hướng mọi hoạt động của mình nhằm thoả mãn tốt nhất nhu cầu khách hàng.
Do giới hạn về thời gian cũng như nguồn tài liệu, đề án nghiên cứu không tránh khỏi sơ xuất, kính mong thầy cô giáo thông cảm. Xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn- thạc sĩ Trần Thị Thạch Liên đã giúp đỡ em hoàn thành đề án này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng về ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất của công nghiệp hoá chất ở Việt Nam những năm gần đây.doc