Thuế tiêu Thu nhập doanh nghiệp và một số vấn đề liên quan

Trong công cuộc cải cách hành chính thuế, quản lý thuế bằng công cụ tin học đặt ra như một tất yếu và đây là một bước đột phá lớn của ngành thuế. Hiện nay toàn ngành thuế đã thực hiện nối mạng nội bộ ở tất cả 61 tỉnh thành và hơn 50 chi cục thuế lớn trong cả nước tạo nên một hệ thống thông tin thống nhất ở các tỉnh. Để có thể phát huy nững kết quả đã đạt được và khắc phục những tồn tại của công tác công nghệ tin học nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác quản lí thuế cần phải quan tâm những vấn đề sau: - Ưu tiên đầu tư và phát triển các hệ thống thông tin phục vụ chuyên ngành như chương trình quản lý mã số đối tượng nộp thuế, quản lí hóa đơn, tính thuế, theo dõi nợ đọng, quyết toán thuế. - Ưu tiên cung cấp trang thiết bị cho các địa phương có địa giới hành chính rộng, có số thu nhập lớn nhằm giảm bớt công việc thủ công, phát triển tin học một cách đồng bộ đến tất cả các địa phương, xây dựng hệ cơ sở dữ liệu đồng nhất, phát triển chương trình ứng dụng, từng bước phát huy hiệu quả hệ thống mạng máy tính ở từng cục thuế, chi cục thuế.

docx42 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2354 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thuế tiêu Thu nhập doanh nghiệp và một số vấn đề liên quan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động làm việc toàn bộ thời gian và có doanh thu dưới 20 tỷ đồng/năm). Chi phí quảng cáo, khuyến mại hoa hồng, cũng sẽ được nới lên mức 15% thay vì 10% như trước. Theo tính toán của Bộ Tài chính, dự kiến số thu giảm do điều chỉnh thuế suất thuế TNDN năm 2014 khoảng 14 nghìn tỷ đồng (trong ngắn hạn)… tuy nhiên thuế suất có giảm nhưng vẫn giữ được mức động viên ngân sách. Một thực tế các chuyên gia kinh tế chỉ ra rằng, cần phải có lộ trình giảm thuế suất TNDN xuống nhằm tăng sức cạnh tranh cho DN. -Mặt khác, ở Việt Nam thuế suất là một chuyện, nhưng khi thực thi số thuế phải nộp cao hơn nhiều. Nhìn vào luật thì tưởng chừng đơn giản, nhưng tại các văn bản hướng dẫn thì vô vàn các văn bản là thông tư, công văn hướng dẫn. Mức thuế TNDN của Việt Nam về mặt chính thức là 25%, nhưng thực tế số tiền thuế mà hầu hết DN phải nộp là trên 25%, thậm chí lên 30% đối với một số lĩnh vực. “Bởi căn cứ để tính thuế, chi phí hợp lý, hợp lệ đáng lẽ được khấu trừ nhưng người đi thu thuế lại không công nhận. Ở các nước giảm trừ đi nhiều lĩnh vực, như đóng góp xã hội chẳng hạn, còn ở Việt Nam cơ quan thuế vẫn tính vào” -Các quy định trong Luật thuế TNDN về định mức khấu hao không phù hợp thực tiễn, tính khả thi thấp. Cụ thể, trong thực tế DN có thể phải chi phí khi mua bán với các cá nhân không kinh doanh, với kinh tế hộ gia đình... nên không thể có hóa đơn để tính chi phí hợp lý được trừ thuế. Chính vì vậy, trong văn bản “Chiến lược cải cách thuế giai đoạn 2011 - 2020” do Bộ Tài chính trình và đã được Thủ tướng phê duyệt, Bộ Tài chính đã đề nghị cần giảm ngay mức thuế TNDN và lộ trình giảm cần được tính toán kỹ lưỡng. Nếu trước đó mức giảm đề xuất từ từ là khoảng 22 - 23% vào năm 2015, sau đó đến tận 2020 mới giảm xuống còn khoảng 20%. Thì nay mức đề xuất giảm xuống 23% được áp dụng ngay từ 2014. Điều này sẽ DN cải thiện môi trường và thu hút đầu tư, tạo điều kiện tích lũy vốn, nâng cao năng lực cạnh tranh... Nhìn ra các nước trên thế giới, hầu hết các nước châu Âu đã giảm thuế suất bình quân từ 33% năm 2000 xuống 25% năm 2011, riêng lĩnh vực phi tài chính thì thuế suất chỉ là 21%. Gần đây, nhiều nước và lãnh thổ trong khu vực đang có kế hoạch giảm mạnh thuế suất thuế TNDN xuống hơn nữa. Tại châu Á, Singapore chỉ còn 17%, Đài Loan hiện có mức thuế 23% và dự kiến sẽ giảm còn 20% vào năm 2013 này... Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định với tỉ lệ thu thuế,  phí trên GDP tới 26,3%, Việt Nam cần giảm xuống tương đồng với các quốc gia trong khu vực. 2. Về thu nhập chịu thuế: Về phương pháp xác định doanh thu, chi phí được trừ, không được trừ làm cơ sở tính thuế TNDN chưa cụ thể, chưa đảm bảo tính thực thi. Cụ thể là các quy định vềthời điểm xác định doanh thu; cách xác định doanh thu trong một số trường hợp cụ thể ; các khoản chi phí được trừ và chưa được trừ chưa được quy định rõ ràng ; một số khoản chi phí thực tế cần thiết cho sản xuất kinh doanh nhưng không được chấp nhận khi tính thuế. Điều này vô hình chungđã khiến các doanh nghiệp phải chịu thuế nhiều hơn. Phải thừa nhận rằng thuế suất thực tế mà các doanh nghiệp phải chịu cao hơn nhiều so với con số 25% thuế suất danh nghĩa quy định trong luật. Bởi lẽ, nhiều khoản doanh nghiệp chi ra nhưng không được cơ quan thuế chấp nhận là chi phí hợp lý hợp lệ, vì vậy mà thu nhập chịu thuế cao hơn thu nhập thực tế, làm tăng số thuế phải nộp và thuế suất thực tế. Điều này một phần bắt nguồn từ chính doanh nghiệp trong việc không tuân thủ việc lưu giữ hóa đơn chứng từ theo quy định, một phần là do những bất cập trong quy định hiện hành của luật thuế TNDN và cách hiểu khác nhau của các cơ quan thuế địa phương về cùng một vấn đề. Ví dụ như quy định về mức khống chế đối với chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại là 15% chung cho mọi loại hình doanh nghiệp và mọi ngành nghề là không hợp lý. Có khi ngành này cần nhưng ngành kia thì không, hoặc có đơn vị cùng ngành nhưng nhu cầu quảng cáo cho từng thị truờng lại khác nhau. Điều này góp phần gây nên tình trạng bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp, tạo ra những bất cập không nhỏ trong quá trình thực hiện và là một điểm hạn chế lớn trong quá trình ra quyết định đầu tư. 3. Về vấn đề chuyển lỗ: Quy định về vấn đề chuyển lỗ tại Thông tư 18/2011/TT-BTC đã thuhẹp quyền lợi của doanh nghiệp hơn so với quy định của Luật thuế TNDN. Đây cũng là một trong những bất cập trong cách thức ban hành văn bản pháp luật bởi vì Luật thuế TNDN là văn bản quy phạm pháp luật, là Luật khung cho việc áp dụng pháp luật, trong khi các Nghị định và Thông tư hướng dẫn là các văn bản áp dụng pháp luật, các văn bản này là sự cụ thể hóa các quy định của Luật nhưng không được trái với quy định của Luật. Thu nhập từ bất động sản kê khai riêng để nộp thuế Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNDN quy định: Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, dự án đầu tư, quyền tham gia dự án đầu tư, quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản phải xác định riêng để kê khai nộp thuế. Thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư, quyền tham gia dự án đầu tư (trừ dự án thăm dò, khai thác khoáng sản); chuyển nhượng bất động sản nếu lỗ thì số lỗ này được bù trừ với lãi của hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ tính thuế. Theo đó,trong trường hợp hoạt động này có lãi mà hoạt động sản xuất kinh doanh bị lỗ mà không được bù trừ là không hợp lý. Cần quy định theo hướng: thu nhập chịu thuế của hoạt động chuyển nhượng bất động sản gắn liền với đất được hạch toán riêng để kê khai nộp thuế; trường hợp lỗ thì được bù trừ với lãi của hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp hoạt động sản xuất kinh doanh chính bị lỗ thì số lỗ này được bù trừ với lãi từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản gắn liền với đất. 4. Về một số khoản chi cụ thể: Luật thuế TNDN hiện hành quy định về một số khoản chi cụ thể chưa hợp lý. Chẳng hạn: quy định về phần giá trị hàng hóa tổn thất, cá khoản chi khấu hao tài sản cố định, khoản chi nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa, khoản chi là tiền lương, tiền công và các khoản phải trả cho người lao động, phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới... Một trong những bất cập của pháp luật thuế TNDN hiện hành là liệt kê các tài sản cố định hiện hữu được để xác định trích khấu hao tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Ngoài ra, hạn chế của Luật thuế TNDN hiện hành là chưa có quy định cụ thể nào vềviệc xác định doanh thu, chi phí làm căn cứ cho thu nhập chịu thuế của các hình thức kinh doanh như bán hàng đa cấp, bán hàng qua mạng. 5.Về ưu đãi thuế TNDN: Việc xác định thu nhập chịu thuế và thu nhập được ưu đãi thuế theo quy định của Luật thuế TNDN hiện hành là chưa hợp lý khi toàn bộ các khoản thu nhập khác đều không được ưu đãi thuế (trong đó có nhiều khoản thu nhập khác liên quan đến hoạt động kinh doanh được ưu đãi thuế) là bất hợp lý, ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của các doanh nghiệp. Chưa có chính sách ưu đãi thuế cho các sản phẩm mới như: quỹ mở, quỹ ETF, quỹ bất động sản. Các quỹ đầu tư nước ngoài có văn phòng đại diện tại Việt Nam bị đưa vào diện tính thuế TNDN, thay vì nộp thuế khoán.và NĐT không được trừ nhiều loại chi phí thực tế phát sinh trong quá trình đầu tư, nên mức thuế mà họ phải đóng có khi lên đến 50 – 60%. Luật thuế TNDN hiện hành quy định các doanh nghiệp nằm trong khu kinh tế cũng hưởng ưu đãi như là doanh nghiệp trên địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn là chưa phù hợp. Luật hiện hành giảm mức thuế suất chung trong khi vẫn giữ nguyên mức thuế suất ưu đãi 10% và chỉ giảm mức thuế suất ưu đãi từ 20% xuống 17% là chưa thật sự hợp lý và công bằng. Như vậy, chỉ có các DN thuộc diện không được ưu đãi mới thụ hưởng được những lợi ích của mức thuế suất mới, trong khi các DN thuộc diện được hưởng ưu đãi thì vẫn hưởng mức thuế suất ưu đãi 10%.Từ đó cho thấy khoảng cách về lợi thế ưu đãi trong nghĩa vụ nộp thuế giữa các DN thông thường và DN thuộc diện được hưởng ưu đãi về thuế suất đã được rút ngắn đáng kể.Điều này làm giảm tính hấp dẫn của chính sách ưu đãi thuế TNDN, ảnh hưởng đến mục tiêu khuyến khích đầu tư phát triển kinh tế của Nhà nước. 6. Trong kê khai hóa đơn nộp thuế Hóa đơn là chứng từ kế toán do người bán lập để ghi nhận thông tin bán hàng hóa hoặc dịch vụ. Đây là một loại chứng từ gốc đặc biệt quan trọng cả trên phương diện quản lý tài chính doanh nghiệp (DN) và trên phương diện quản lý thuế của cơ quan nhà nước. Về phía người bán, hàng hóa, dịch vụ, hóa đơn là chứng từ gốc xác định doanh thu (giá) tính nhiều sắc thuế quan trọng liên quan đến DN như: thuế TNDN (TNDN), thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, thuế xuất khẩu. Về phía người mua hàng hóa, dịch vụ, hóa đơn là chứng từ gốc để xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, chi phí tính thuế TNDN Quy định về quản lý hóa đơn bán hàng còn chưa chặt chẽ. .Thứ nhất, đối tượng tự in hoặc tự đặt in quá rộng. Thông tư 153/2010/TT-BTC quy định chỉ bán hóa đơn do cơ quan thuế đặt in cho DN siêu nhỏ và DN ở địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn và một số ít đối tượng khác, còn các DN thì phải tự đặt in hóa đơn hoặc nếu đủ điều kiện thì sử dụng hóa đơn tự in. Thông tư 64/2013/TT-BTC thay thế Thông tư 153/2010/TT-BTC tiếp tục mở rộng đối tượng tự đặt in hoặc tự in hóa đơn. Theo đó, DN siêu nhỏ và DN ở địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn cũng phải tự đặt in hoặc tự in hóa đơn, cơ quan thuế không bán hóa đơn cho các DN này nữa. Quy định này có mặt tích cực là trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho người nộp thuế và nó đặc biệt tốt cho các DN sử dụng số lượng lớn hóa đơn lớn. Tuy nhiên, điều này không phù hợp với DN sử dụng ít hóa đơn, vì như vậy, giá thành hóa đơn sẽ rất cao. Thêm vào đó, với đối tượng được tự đặt in hóa đơn rộng mà không có những điều kiện chặt chẽ để kiểm soát thì nguy cơ xuất hiện hành vi sử dụng hóa đơn giả là khá cao. Thứ hai, chưa quy định cụ thể phương thức thông báo thông tin về hóa đơn hợp pháp được sử dụng để người nộp thuế dễ dàng tiếp cận. Quy định pháp luật hiện hành về hóa đơn có yêu cầu người nộp thuế phải gửi thông báo phát hành hóa đơn và hóa đơn mẫu cho cơ quan thuế và dán thông báo phát hành cũng như hóa đơn mẫu tại trụ ở DN. Tuy vậy, trên thực tế, các DN chủ yếu tuân thủ được yêu cầu thông báo phát hành và hóa đơn mẫu cho cơ quan thuế, còn việc thông báo tại trụ sở DN còn chưa tuân thủ đầy đủ. Hơn nữa.Chưa có công cụ hữu hiệu để giúp người nộp thuế nhận biết hóa đơn bất hợp pháp. Trong trường hợp DN cố tình sử dụng hóa đơn giả vẫn dán thông báo công khai tại trụ sở của mình thì những người đến mua hàng không có cơ sở để phát hiện ngay được. Trong khi đó, nguồn thông tin xác nhận từ cơ quan thuế thì lại chưa kịp thời, chưa đầy đủ và khó tiếp cận. Thứ ba, quy định về xử phạt hành vi vi phạm về hóa đơn chưa bao quát hết các vi phạm cần xử lý. Chưa áp dụng hiệu quả công nghệ thông tin vào đối chiếu, xác minh hóa đơn. Cụ thể là: - Chưa có quy định xử phạt hành chính đối với hành vi sử dụng sai loại hóa đơn. Chẳng hạn như theo quy định thì DN xuất khẩu hàng hóa phải sử dụng hóa đơn xuất khẩu. Nếu DN sử dụng hóa đơn GTGT khi xuất khẩu hàng hóa là không đúng quy định, nhưng Nghị định 51/2010/NĐ-CP lại chưa có quy định trong trường hợp này xử phạt như thế nào. - Hiện nay, đã có quy định về xử phạt trong trường hợp DN không thông báo việc mất hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập. Tuy vậy, nếu không phải mất mà bị hỏng do những nguyên nhân khách quan (nhưng chưa mất) mà không thông báo cơ quan thuế thì chưa có quy định xử phạt. - Chưa phân biệt rõ cách thức xác định trách nhiệm của bên bán và bên mua trong một số sai phạm về hóa đơn để từ đó áp dụng điều khoản xử phạt phù hợp. -PHẦN III- MỘT SỐ HÌNH THỨC GIAN LẬN THUẾ TNDN I..Một số vụ gian lận thuế thời gian qua Gian lận thuế TNDN là hoạt động diễn ra thường xuyên từ doanh nghiệp nhỏ đến các tập đoàn lớn, từ các công ty trong nước đến các doanh nghiệp nước ngoài. Thời gian vừa qua,hàng loạt vụ việc trốn thuế, lách thuế bị phát giác với những con số cực kỳ lớn, gắn với những danh hiệu đình đám thậm chí rất nhiều án trốn thuế thuế khủng lại do chính những DN nghiệp lớn, luôn tự hào về thành công kinh doanh thực hiện. Coca-cola và Pepsi Co Cục Thuế TP HCM cho biết, 10 năm qua, số lỗ của Coca-Cola luôn ở mức trên 100 tỷ đồng/năm, còn tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu của PepsiCo chỉ là 2% vào năm 2011 Đến 30/9/2011, “đại gia” Coca-Cola lỗ lũy kế hơn 3.768 tỷ đồng; PepsiCo có doanh thu tới hơn 6.915 tỷ đồng năm 2011, nhưng đến nay mới nộp 40,2 tỷ đồng thuế TNDN. Tuy vậy, cả 2 ông lớn này vẫn đang thống lĩnh thị trường nước giải khát Việt Nam và liên tục có kế hoạch mở rộng đầu tư .Lỗ khủng lãi bèo Sự có mặt tràn ngập các sản phẩm đồ uống của Coca-Cola và PepsiCo trên thị trường Việt Nam khiến bất cứ người tiêu dùng nào cũng tin tưởng rằng 2 “đại gia” này kinh doanh thành công tuyệt đỉnh. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Bia - Rượu và Nước giải khát Việt Nam, năm 2010, PepsiCo và Coca-Cola chiếm tới hơn 80% thị phần nước giải khát Việt Nam. Và thực tế thì, hai ông lớn này cũng đang “làm mưa làm gió” trên thị trường. Nhưng trên bản báo cáo tài chính, cũng như quyết toán thuế của hai doanh nghiệp này khiến dư luận không khỏi giật mình, bởi nó khác quá xa với tưởng tượng. Số liệu của Cục Thuế TP HCM cho biết, Coca-Cola lỗ dài dài kể từ khi chính thức hoạt động tại Việt Nam đến nay. 10 năm qua, số lỗ của Coca-Cola luôn ở mức trên 100 tỷ đồng/năm, có năm số lỗ chiếm gần 1/3 doanh thu. Thậm chí, trong hai năm 2006 - 2007, Coca-Cola lỗ tương ứng lên tới 228 tỷ đồng và 198 tỷ đồng. Năm 2011, tình hình có vẻ khá hơn, công ty này “chỉ còn” lỗ 39 tỷ đồng. Tuy nhiên, tính đến ngày 30/9/2011, Coca-Cola đã lỗ lũy kế 3.768 tỷ đồng - một khoản “lỗ sụ”. Không chỉ lỗ lớn, tính đến thời điểm cuối tháng 9/2011, Coca-Cola thậm chí đã “âm” vốn chủ sở hữu đến hơn 800 tỷ đồng. Có nghĩa rằng, công ty này hiện chỉ đang “sống nhờ” vào các khoản vay, kể cả vốn vay từ công ty mẹ, hoặc tiền của khách hàng... Trong khi đó, tình hình từ phía PepsiCo có vẻ có khả quan hơn, mặc dù, kể từ khi thành lập cho tới năm 2007, PepsiCo cũng lỗ liên tục (tới năm 2006 vẫn lỗ 122 tỷ đồng). Lỗ kéo dài từ năm 1991, nên trên bảng cân đối tài sản của PepsiCo, lỗ lũy kế tính đến ngày 31/12/2010 là 1.206 tỷ đồng. Năm 2007 là năm đầu tiên PepsiCo có lãi, với tổng thu nhập chịu thuế là 58 tỷ đồng. Nhưng vì vẫn được điều chỉnh chuyển lỗ, nên Công ty chưa phải nộp thuế TNDN. Năm 2008, PepsiCo lại lỗ 58 triệu đồng, sang năm 2009 lãi 141 tỷ đồng. Con số này của năm 2010 là 137 tỷ đồng, năm 2011 là 191 tỷ đồng. Tuy nhiên, do vẫn được điều chuyển lỗ, nên tổng số thuế TNDN mà công ty này đã nộp từ năm 2009 cho đến nay chỉ là 40,2 tỷ đồng. Năm 2009, PepsiCo đạt doanh thu 3.840 tỷ đồng, còn năm 2011 là 6.915 tỷ đồng. Tức là, tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu rất thấp, chỉ trên 2%. Không chỉ Coca-Cola, PepsiCo, mà cả BigC, Metro Cash&Carry… đều là những đại gia thua lỗ lớn mà vẫn liên tục mở rộng đầu tư.Lỗ vẫn đầu tư khủng Sau 18 năm kinh doanh ở thị trường Việt Nam, không chỉ lỗ quá lớn, Coca-Cola thậm chí đã cạn cả vốn chủ sở hữu. Trong khi đó, PepsiCo chỉ có một khoản lãi khiêm tốn. Vậy nhưng, cuối tháng 10 vừa qua, Chủ tịch, kiêm Tổng giám đốc điều hành Coca-Cola, ông Muhtar Kent, đã tới Việt Nam và công bố Coca-Cola sẽ rót thêm 300 triệu USD vào Việt Nam trong 3 năm tới, đưa tổng vốn đầu tư vào thị trường này lên nửa tỷ USD trong vòng 5 năm. Trong khi đó, PepsiCo cũng liên tục khai trương các nhà máy mới ở Đồng Nai (45 triệu USD), và mới đây nhất là Bắc Ninh (73 triệu USD). Tổng vốn đầu tư của đại gia này tại Việt Nam cũng vào khoảng 500 triệu USD. Tất nhiên, PepsiCo đã báo cáo lãi và dù lỗ lũy kế cũng đã lên tới hơn 1.200 tỷ đồng, nhưng trên bảng cân đối tài sản, công ty này vẫn “dương” khoảng 700 tỷ đồng. Còn Coca-Cola, đã “cụt cả vốn”, vậy đâu là động lực để doanh nghiệp này tiếp tục đầu tư ở thị trường Việt Nam? Bởi thế, nghi án về chuyện “lỗ giả, lãi thật và chuyển giá” đã từng được đặt ra ngay từ thời điểm Coca-Cola lỗ lớn, các đối tác Việt Nam “chịu không thấu”, phải lần lượt rút khỏi liên doanh, và doanh nghiệp này tiếp tục hoạt động với mô hình 100% vốn nước ngoài. Theo Cục Thuế TP HCM, nguyên nhân thua lỗ của Coca-Cola Việt Nam là vì tỷ lệ nguyên phụ liệu trên giá bán rất cao. “Mà nguyên vật liệu này lại do công ty mẹ ở nước ngoài độc quyền cung cấp, do đó giá hương liệu Coca-Cola Việt Nam hạch toán vào giá thành chiếm tỷ trọng rất cao (trên 60% giá bán sản phẩm)”, ông Lê Duy Minh, Trưởng phòng Kiểm tra số 1, Cục Thuế TP HCM cho biết. Riêng với PepsiCo, công ty này đang làm ăn có lãi, và tỷ trọng hương liệu trong giá bán thành phẩm của công ty này cũng không lớn như của Coca-Cola. “Tuy nhiên, chúng tôi cũng phải xem xét liệu lợi nhuận của doanh nghiệp này có tương xứng với doanh thu hay không”, ông Minh nói. Thực tế, ở thị trường nước giải khát Việt Nam, sau “cái chết đắng ngắt” của Tribeco lừng lẫy một thời, thì gần như, vắng bóng các thương hiệu Việt có thể được xếp vào diện “có đai đẳng” để cạnh tranh với PepsiCo, hay Coca-Cola. “Ban đầu, khi các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam, chúng ta chỉ cho phép họ lập liên doanh, vì sợ họ thâu tóm hết doanh nghiệp trong nước. Nhưng cuối cùng, doanh nghiệp nội đã gần như bị loại bỏ gần hết”, một vị chuyên gia bình luận. Các tập đoàn đa quốc gia mạnh về tiềm lực tài chính, đầy bản lĩnh và kinh nghiệm kinh doanh không khó có “chiêu trò” để làm khó đối thủ cạnh tranh, hoặc doanh nghiệp mà họ muốn thâu tóm, kể cả việc muốn “cho” doanh nghiệp đó lãi hay lỗ. Bởi thế, chuyện chuyển giá thường cũng chỉ nảy sinh ở các tập đoàn, công ty hoạt động xuyên quốc gia, chứ ít khi có ở các doanh nghiệp kinh doanh đơn lẻ. Nhưng khi việc chống chuyển giá xem ra không dễ dàng, thì có một câu chuyện đáng lưu tâm. Đó là ở Lào, cơ quan thuế sẽ thu một tỷ lệ nhất định từ doanh thu của mỗi lon Coca-Cola bán ra, bất kể doanh nghiệp hạch toán lỗ hay lãi. “Chỉ cần mỗi lon Coca-Cola bán ra, chúng ta thu được 10 đồng, thì mỗi năm ngân sách đã có thêm hàng trăm tỷ đồng”, ông Lê Duy Minh nói. Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Điện lực Việt Nam (EVN), Keangnam Vina Không chỉ giới DN tư nhân, DN nước ngoài,… mà ngay cả những DNNN kinh doanh hàng thiết yếu nhất cũng vướng vào án “trốn thuế”. Đó là ngành xăng dầu với con số 470 tỷ đồng thuế nhập khẩu mà Kiểm toán Nhà nước vừa phát hiện.Vụ việc thực tế đã gây ồn ào từ tháng 4 năm nay. Chiếm tới gần 40% con số kỷ lục trên của “anh cả” Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), tương ứng 170 tỷ đồng. Các DN không mở tờ khai mới khi chuyển hàng từ mục đích tái xuất sang tiêu thụ nội địa, dẫn tới tính thuế sai thời điểm. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng không thoát tai tiếng về nộp thuế. Số thuế bị phát giác khai thiếu không lớn, chỉ hơn 1 tỷ đồng tiền thuế nhập khẩu điện.Lỗi chính bắt nguồn từ việc, EVN đã không báo trước cho hải quan việc tính sản lượng điện mua của Trung Quốc hồi năm 2007 chỉ là tạm thời. Việc chấp hành luật thuế của nhóm các doanh nghiệp lớn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) còn tệ hơn.Những phi vụ chuyển giá hàng nghìn tỷ đã bị phanh phui. Tập đoàn Keangnam Vina- chủ sở hữu tòa nhà cao nhất Việt Nam hiện nay chuyển giá hơn 1220 tỷ đồng, số thuế bị truy thu 95,2 tỷ đồng. Hay như một liên doanh khác trong ngành dệt đến từ Malaysia- Đài Loan..cũng bị buộc phải nộp hơn 78 tỷ đồng với tổng giá trị chuyển giá gần 1.200 tỷ. Danh sách đen 122 vị doanh nghiệp FDI chuyển giá, bị truy thu hơn 214 tỷ đồng cũng đang dần đưa ra ánh sáng. Cùng đó, hàng loạt những ông chủ hàng tiêu dùng nổi tiếng toàn cầu như Adidas, Metro, Cocacola cũng đang trong tầm ngắm xem xét việc chuyển giá. Thế nên, một cuộc thanh tra, kiểm tra của ngành thuế chỉ mới tính đến tháng 9, đã cho ra kết quả, thu hồi hơn 9.600 tỷ đồng cho ngân sách. Nhiều vụ việc gian lận thuế đã bị cơ quan công an, cảnh sát khởi tố điều tra. Gần đây nhất là vụ xin hoàn thuế khống lên tới 109,4 tỷ đồng, cho tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu khống là hơn 1.094 tỷ đồng do cơ quan công an tỉnh Kiên Giang triệt phá. II.Các hành vi gian lận thuế Căn cứ theo công thức tính thuế TNDN Thuế TNDN = Doanh thu-Chi phí x Thuế suất thuế TNDN Các doanh nghiệp có thể gian lận thuế bằng cách giảm doanh thu, tăng chi phí hoặc đồng thời cả giảm doanh thu và tăng chi phí 1.Giảm doanh thu 1.1.Bỏ ngoài sổ sách kế toán Định nghĩa: là hình thức mà người nộp thuế không ghi đầy đủ các giao dịch kinh tế, vì vậy mà làm giảm doanh thu của cơ sở sản xuất kinh doanh-àlàm giảm thuế TNDN phải nộp Đây là thủ đoạn khá phổ biến hiện nay. Hình thức: người nộp thuế thường sử dụng đồng thời hai hệ thống sổ sách kế toán, một hệ thống sổ kế toán nội bộ phản ánh đầy đủ các giao dịch kinh tế, hệ thống kế toán còn lại chỉ phản ánh một phần các giao dịch kinh tế để khai thuế. Đối tượng:Kiểu hành vi này thường xảy ra ở các doanh nghiệp (DN) dân doanh hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ, ăn uống, khách sạn, xây dựng dân dụng và sản xuất nhỏ. Đây chính là một kiểu hoạt động kinh tế ngầm mà môi trường thuận lợi của nó là nền kinh tế tiền mặt. Rất khó có thể xác định được số thuế thất thu do hành vi trốn thuế này gây ra vì nếu xác định được thì đã không xảy ra thất thu thuế.  Liên hệ thực tế:Một số vụ trốn thuế bị phanh phui thời gian qua cho thấy hành vi này khá phổ biến và gây thất thu ngân sách. Chẳng hạn, Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) thông tin tín nhiệm và xếp hạng DN Việt Nam đã trốn thuế 1.028 triệu đồng qua hành vi không ghi sổ kế toán tiền bán quyền mua căn hộ; Công ty Viễn thông điện lực bán hàng không xuất hóa đơn, không phản ánh vào sổ kế toán để trốn thuế 37 tỷ đồng. 1.2.Ghi giá bán thấp hơn giá thực tế Định nghĩa:Hành vi này được gọi là “down” giá. Đây là hành vi ghi giá bán trên hóa đơn và kê khai doanh thu tính thuế thấp hơn giá khách hàng thực tế thanh toán. Đối tượng:Hành vi này thường gặp ở các DN kinh doanh nhà hàng khách sạn, vận tải tư nhân, xăng dầu, kinh doanh vật liệu xây dựng, bán ô tô và xe máy, hàng trang trí nội thất... Các công ty xây dựng (nhà dân và đơn vị xây dựng vãng lai) khi thi công các công trình ở các địa phương khác hay xây nhà tư nhân thường khai báo không trung thực, không kê khai hoặc giấu bớt một phần công trình. Hành vi gian lận này làm giảm thuế GTGT và thuế TNDN (TNDN) phải nộp, gây ảnh hưởng không nhỏ đến số thu ngân sách hàng năm.  Liên hệ thực tiễn: Theo các phòng công chứng, tình trạng các bên mua bán, chuyển nhượng thỏa thuận với nhau để ghi thấp giá trị nhà đất trong hợp đồng diễn ra rất thường xuyên. Trên thị trường nhà đất hiện nay, việc mua bán nhà đất có giá trị vài trăm lượng vàng không hiếm, nhưng thống kê tại các phòng công chứng cho thấy trị giá hợp đồng được ký hầu hết chỉ... vài trăm triệu đồng/căn nhà! Những hợp đồng công chứng giá trị từ một vài tỷ đồng trở lên rất ít. Theo quy định, khi mua bán nhà, người bán sẽ phải đóng thuế chuyển quyền sử dụng đất là 4% trị giá tiền sử dụng đất. Người mua phải đóng 1% lệ phí trước bạ (nhà và đất). Chẳng hạn, khi mua căn nhà trị giá 1 tỷ đồng thì người mua phải nộp thuế trước bạ 10 triệu đồng. Chính vì vậy, thay vì ghi giá nhà 1 tỷ đồng, các bên bán - mua thống nhất chỉ khai giá 200-300 triệu đồng để giảm tiền thuế trước bạ phải đóng xuống còn 2-3 triệu đồng Ngoài ra, đối với các cửa hàng bán ô tô,xe máy, hành vi down giá cũng diễn ra phổ biến.Để chống hành vi “down” giá ô tô và xe máy, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 71/2010/ TT-BTC hướng dẫn ấn định thuế đối với cơ sở kinh doanh ô tô, xe hai bánh gắn máy ghi giá bán ô tô, xe hai bánh gắn máy trên hóa đơn giao cho người tiêu dùng thấp hơn giá giao dịch thông thường trên thị trường. Đây là căn cứ pháp lý quan trọng để cơ quan thuế đấu tranh ngăn chặn tình trạng “down” giá nhằm trốn thuế ở hai mặt hàng này. Tuy vậy, còn một số lĩnh vực khác chưa có biện pháp quản lý hữu hiệu. 2.Tăng chi phí 2.1.Tạo giao dịch bán hàng giả mạo Định nghĩa:tạo giao dịch bán hàng giả là hình thức giao dịch diễn ra giữa 2 hay nhiều bên, tuy nhiên hàng hóa giao dịch thực chất không có chuyển giao quyền sử dụng (sở hữu)-àtăng chi phí cho bên mua-àgiảm thuế TNDN Mục tiêu của thủ đoạn này là chiếm đoạt tiền ngân sách nhà nước (NSNN) thông qua hoàn thuế hoặc tiếp tay cho hành vi tham nhũng NSNN của một bộ phận công chức được giao nhiệm vụ mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ cho cơ quan nhà nước. Thủ đoạn này cũng liên quan đến hành vi giao dịch mua hàng giả mạo sẽ phân tích dưới đây nhằm giúp cho bên mua tăng thuế giá trị gia tăng (GTGT) đầu vào được khấu trừ và giảm chi phí tính thuế thu nhập DN. Hình thức: Giao dịch bán hàng giả mạo có nhiều hình thức, tuy nhiên, nổi bật nhất là hình thức xuất khẩu khống. Xuất khẩu khống chủ yếu diễn ra đối với phương thức xuất khẩu tiểu ngạch qua biên giới. Dạng gian lận này đã có một thời bị ngăn chặn đấu tranh quyết liệt nên giảm bớt nhưng trong vài năm gần đây lại có xu hướng bùng phát với những hình thức tinh vi hơn, đặc biệt có dấu hiệu trầm trọng là ở các tỉnh giáp ranh Campuchia. Lợi dụng hệ thống sông ngòi chằng chịt để quay vòng hàng hóa: Sau khi làm thủ tục xuất khẩu sang nước bạn thì lại đưa hàng hóa quay trở lại Việt Nam không qua cửa khẩu, rồi sau đó lại làm thủ tục xuất khẩu. Trong trường hợp này, các đối tượng cấu kết với đối tác nước ngoài để hoàn tất các thủ tục để đủ điều kiện đề nghị hoàn thuế GTGT. Cùng với đó, các đối tượng này cũng áp dụng chiêu thức mua hóa đơn để hợp thức hóa thuế GTGT đầu vào và chi phí tính thuế thu nhập DN. Không phải ngẫu nhiên mà kim ngạch xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Campuchia tăng nhanh đáng ngờ, kèm theo đó, số tiền hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩu sang Campuchia cũng tăng nhanh chóng: Năm 2011 tăng 196,4% so với năm 2010, năm 2012 tăng 190% so với năm 2011. Ngoài xuất khẩu khống, giao dịch bán hàng hóa, dịch vụ giả mạo còn được thực hiện chủ yếu thông qua các hợp đồng bán hàng khống; các hợp đồng cung cấp dịch vụ khống và xuất hóa đơn khống. Hành vi này được thực hiện ở cả DN “ma” và cả ở các DN đang hoạt động kinh doanh bình thường. 2.2.Tạo giao dịch mua hàng giả mạo Định nghĩa:Tạo giao dịch mua hàng giả tạo là hành vi giao dịch giữa 2 hay nhiều bên, tuy nhiên không có sự chuyển quyền sử dụng (sử hữu)của hàng hóa -àtăng chi phí bên mua-àgiảm thuế TNDN Đây là hành vi trốn thuế khá phổ biến hiện nay Hình thức:thực tế DN không có khoản chi này nhưng đã tự tạo ra chứng từ để hợp pháp hóa khoản chi không có thực, vì thế có thể gọi đây là chi khống. Chi khống thể hiện qua những bảng kê thanh toán giả mạo với chữ ký giả, hợp đồng lao động giả mạo (có trường hợp tên người lao động không có thật; có trường hợp tên người lao động là có thật nhưng thực sự không làm việc cho DN đó) và thể hiện ở những hóa đơn đi mua của cơ sở kinh doanh khác. Bằng hành vi này, DN không chỉ trốn thuế thu nhập DN mà còn trốn cả thuế GTGT thông qua việc khấu trừ khống thuế GTGT đầu vào. Đối với những hóa đơn đi mua, để phát hiện, cơ quan thuế phải làm tốt công tác đối chiếu, xác minh. Thực tế thời gian qua, thông qua công tác đối chiếu hóa đơn, cơ quan thuế các địa phương đã phát hiện khá nhiều trường hợp gian lận. Liên hệ Năm 2012, Cục Thuế Hà Nội đã gửi 10.200 phiếu xác minh hóa đơn, gồm 28.444 số; kết quả trả lời xác minh 7.570 phiếu, chiếm 74,21% số phiếu gửi đi. Qua xác minh hóa đơn và thanh tra, kiểm tra, phát hiện 786 hóa đơn vi phạm, truy thu thuế GTGT là 1.198 triệu đồng, thuế thu nhập DN là 1.658 triệu đồng và xử phạt hành vi trốn thuế 646 triệu đồng, xử phạt hành chính 369 triệu đồng”. Tuy nhiên, với công nghệ đối chiếu hóa đơn thủ công như hiện nay thì hiệu quả còn rất thấp, bởi vì tỷ lệ hóa đơn có thể đối chiếu so với số hóa đơn cần đối chiếu là quá nhỏ. Hơn nữa, trong trường hợp DN bán hóa đơn sử dụng hóa đơn của những khách hàng không lấy để bán cho những người có nhu cầu mua hóa đơn thì việc đối chiếu cũng không đem lại kết quả. Thủ đoạn tạo giao dịch mua hàng giả mạo không hoàn toàn trùng với thủ đoạn thành lập DN “ma”, do việc tạo giao dịch mua hàng giả mạo không chỉ thực hiện thông qua hành vi mua hóa đơn, song giữa chúng có mối liên hệ mật thiết. DN “ma” là DN được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhưng thực tế không sản xuất kinh doanh, chỉ nhằm mục đích đủ điều kiện để được phát hành hoá đơn, từ đó bán hóa đơn cho các đối tượng khác hoặc trung gian lập hoá đơn mua bán khống, lập hồ sơ giả mạo để xin hoàn thuế. Mức độ thiệt hại do những hoá đơn trôi nổi này gây ra là không thể kiểm soát được, bởi nó hoàn toàn phụ thuộc vào số chi phí đầu vào cần hợp thức hoá của DN mua bán hoá đơn.  Hiện nay, hình thức gian lận này càng được tổ chức tinh vi hơn và có hệ thống, tuy nhiên có một số đặc điểm mang tính định vị như: Các DN “ma” thường thành lập dưới dạng công ty TNHH hay DN tư nhân; chủ DN thường là người có hộ khẩu thường trú ở địa phương khác đến đăng ký thành lập DN, hạn chế về trình độ học vấn, không am hiểu pháp luật; văn phòng giao dịch thường đi thuê thời hạn ngắn, trụ sở chật hẹp, tài sản không tương xứng với mô hình tối thiểu của một DN bình thường; đăng ký kinh doanh nhiều ngành nghề, chủ yếu là thương mại, dịch vụ tổng hợp, những ngành nghề không cần phải đăng ký vốn pháp định và không bắt buộc có chứng chỉ hành nghề; doanh thu lớn nhưng chênh lệch giữa thuế GTGT đầu vào và thuế GTGT đầu ra ít nên kê khai thuế thấp, thậm chí có thuế GTGT phải nộp âm nhiều kỳ nhưng không làm thủ tục xin hoàn thuế… 2.3.Chuyển giá a.Định nghĩa: Chuyển giá được hiểu là việc thực hiện chính sách giá đối với hàng hóa,dịch vụ và tài sản được chuyển dịch giữa các thành viên trong tập đoàn qua biên giới không theo giá thị trường nhằm tốt thiểu hóa số thuế của các công ty đa quốc gia trên toàn cầu b.Cơ sở của hành vi chuyển giá -Xuất phát từ quyền tự do định đoạt trong kinh doanh, các chủ thể có quyền quyết định giá cả của 1 giao dịch.Do đó,họ có quyền mua hay bán hàng hóa,dịch vụ với giá họ muốn -Các mối quan hệ gắn bó chung về lợi ích giữa nhóm liên kết nên sự khác biệt về giá giao dịch được thực hiện giữa các chủ thể kinh doanh có cùng lợi ích không làm thay đổi lợi ích toàn cục -Việc quyết định giá giao dịch giữa các thành viên trong nhóm liên kết không làm thay đổi tổng lợi ích chung hưng làm thay đổi tổng nghĩa vụ nộp thuế. c.Những hình thức chuyển giá tại Việt Nam - Tăng chi phí quảng cáo và marketing - Gía bán thấp hơn chi phí - Khai quá giá trị đầu tư d.Liên hệ thực tế Keangnam Mới đây, "đại gia"Keangnam đã buộc phải thừa nhận hành vi chuyển giá với giá trị phải điều chỉnh lên tới hơn 1.200 tỷ đồng. Theo các chuyên gia, từ phi vụ Keangnam Vina, ngành thuế cần nhìn thấy được lỗ hổng chuyển giá mà những "con voi" bất động sản có thể "chui" qua. Mọi chuyện chỉ bắt đầu khi chủ sở hữu của Keangnam Vina trong suốt 5 năm qua liên tục "than nghèo kể khổ". Mặc dù tính từ năm 2011, khi tòa nhà bắt đầu đi vào vận hành với doanh thu lên đến 5.200 tỷ đồng nhưng họ vẫn than lỗ 140 tỷ đồng. Cũng chính từ đó, "vị" đại gia có 100% vốn đầu tư từ xứ Kim Chi này bắt đầu bị đưa vào tầm ngắm của các cơ quan thuế. Khi vào cuộc, những "quái chiêu" của họ mới bắt đầu lộ diện. ừ tháng 10/2007, sau 3 tháng được cấp phép và đặt chân đến Việt Nam, Keangnam Vina đã ký hợp đồng với công ty Keangnam Enterprise - một thành viên cùng công ty mẹ để làm tổng thầu EPC. Được biết khi đó, tổng giá trị hợp đồng của hai công ty này khiến giới bất động sản Việt Nam "sốc lên sốc xuống" với 871 triệu USD. Theo hợp đồng, Keangnam Enterprise sẽ khảo sát, thiết kế dự án, cung cấp thiết bị máy móc, thi công xây dựng và cung cấp cả dịch vụ tư vấn tài chính, dàn xếp vốn vay cho Keangnam Vina. Sau đó một năm, riêng khoản phí tư vấn tài chính này đã được chủ đầu tư Keangnam Vina chi trả cho người "anh em ruột" lên tới 485 tỷ đồng. Phí dịch vụ sắp xếp nguồn vay lên tới 20 triệu USD, chi phí tư vấn quảng cáo, tư vấn cấp quyền sử dụng đất, cấp giấy phép đầu tư cũng lên tới vài triệu USD. Sau này, trong khi Keangnam Vina lại "khóc mếu" vì thua lỗ liên tục, không nộp thuế TNDN thì "người anh em" EPC Keangnam Enterpise ở Hàn Quốc vui mừng vì khoản lãi lớn. Khi đó, "người huynh đệ" của Keangnam Vina chỉ phải nộp thuế nhà thầu cho Việt Nam thấp hơn nhiều so với việc nộp thuế TNDN. Bằng "quái chiêu" đó, Keangnam Vina đã chuyển được một khoản lợi nhuận kếch sù về "đất mẹ" Hàn Quốc. Cũng trong năm 2007, để chuẩn bị tài chính cho dự án, Keangnam Vina cũng ký hợp đồng vay vốn ở ngân hàng Kookmin Bank. Đến nay, công ty này đã vay tổng cộng 400 triệu USD từ ngân hàng này và tổng số lãi vay, chi phí tài chính của việc vay lãi lên đến 2.000 tỷ đồng. Khi đó, các chuyên gia của ngành thuế Hà Nội đã tính rằng, Keangnam Vina đã trả lãi suất trung bình khoảng 12% mỗi năm cho khoản vay từ Kookmin Bank. Trong khi đó, lãi suất vay vốn bằng USD tại Việt Nam trong thời gian gần đây chỉ dao động trong khoảng từ 5-7% mỗi năm. Sự chênh lệch quá lớn này khiến nhiều chuyên gia kinh tế Việt Nam phải thốt lên vì "bực mình". Ai cũng cảm thấy có điều gì đó bất ổn từ đại gia bất động sản có 100% vốn từ Hàn Quốc này. Tuy nhiên, ngay trước thời điểm đoàn thanh tra thuế đến làm việc, khoản vay này đã được chủ đầu tư tự khai hạ thấp lãi suất xuống còn 5-7%. Vì động thái "sửa sai" nên Keangnam Vina không bị phạt chuyển giá ở hành vi này. Được biết, hiện tại, với tổng giá trị bị điều chỉnh 1.220 tỷ đồng, toàn bộ số lỗ mà Công ty TNHH một thành viên Keangnam Vina khai báo phát sinh 2007-2011 đã hiển nhiên giảm hết. Đại gia này bị truy thu thuế TNDN lên tới 95,2 tỷ đồng. Coca-cola Ngoài Keangnam, Coca-cola cũng có những dấu hiệu chuyển giá Thời gian vừa qua, dư luận xã hội bức xúc trước "nghi án" Công ty Coca Cola Việt Nam chuyển giá để trốn thuế trong nhiều năm liền. Đơn cử năm 2010, doanh thu của Coca Cola Việt Nam lên đến 2.529 tỷ đồng nhưng chi phí lại lên đến 2.717 tỷ đồng, dẫn đến số lỗ 188 tỷ đồng. Tuy lỗ lớn như vậy nhưng doanh nghiệp này vẫn tuyên bố trong 3 năm tới sẽ tiếp tục đầu tư thêm tại Việt Nam 300 triệu USD Báo cáo kết quả kinh doanh của Coca Cola tại Việt Nam luôn là một chuỗi thua lỗ kéo dài. Mười năm gần đây, mỗi năm trung bình hãng này báo lỗ 100 tỷ đồng. Số lỗ lũy kế tính đến năm 2011 đã là hơn 3.700 tỷ đồng. Theo cục Thuế TP.HCM, doanh nghiệp này có dấu hiệu trốn thuế hơn 3.000 tỷ đồng Sự việc Coca Cola Việt Nam không phải đóng đồng nào cho Nhà nước về thuế TNDN đã được cơ quan chức năng mà trực tiếp là cục Thuế TP.HCM đặc biệt chú ý đưa doanh nghiệp này vào danh sách công ty có nghi vấn về dấu hiệu "chuyển giá". Qua việc mua nguyên liệu sản xuất từ công ty mẹ, doanh nghiệp này luôn khai báo với cơ quan thuế giá thành nguyên liệu cao nhằm đẩy giá chi phí sản xuất tăng khiến tình trạng kinh doanh luôn ở mức lỗ. Điều đáng nói là cơ quan thuế trong nhiều năm vẫn không thể xác minh tính xác thực của vụ việc. Lý do là hiện nay Việt Nam vẫn chưa có hệ thống, những quy phạm pháp luật tương thích có thể điều chỉnh biểu hiện chuyển giá. 3..Đồng thời tăng chi phí và giảm doanh thu 1.Hạch toán kế toán và kê khai thuế sai quy định(tăng chi phí, giảm doanh thu) Mục tiêu chủ yếu của hành vi hạch toán kế toán sai quy định pháp luật là che giấu doanh thu tính thuế, hạch toán tăng chi phí tính thuế thu nhập DN và tăng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Các kiểu hạch toán sai chế độ kế toán rất đa dạng. Khi bị kiểm tra phát hiện, cán bộ kế toán có thể lấy cớ là hạch toán nhầm để tránh bị phạt vì hành vi trốn thuế. Kế toán có thể hạch toán giảm trừ doanh thu thông qua các hình thức giảm giá, chiết khấu không đúng quy định. Kế toán có thể hạch toán tài khoản kế toán để che giấu doanh thu. Chẳng hạn, khi phát sinh doanh thu bán hàng, lẽ ra phải hạch toán vào tài khoản 511 thì kế toán lại hạch toán vào các tài khoản kế toán khác, như hạch toán vào tài khoản 338, 138... Một số DN nhượng bán, trao đổi vật tư không ghi nhận doanh thu mà chỉ hạch toán thay đổi cơ cấu tài sản lưu động bằng các bút toán nhập, xuất, thu, chi hoặc công nợ phải thu, phải trả; bán phế liệu không xuất hóa đơn, không ghi nhận doanh thu hoặc hạch toán giảm chi phí sản xuất. Các dạng hạch toán sai nhằm tăng chi phí được trừ tính thuế TNDN và tăng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ chủ yếu là: hạch toán toàn bộ chi phí mua sắm tài sản cố định, xây dựng cơ bản vào chi phí quản lý DN; đưa khấu hao tài sản cố định phúc lợi vào chi phí khấu hao tài sản cố định; tài sản cố định hết thời gian khấu hao vẫn trích khấu hao; hạch toán vào chi phí được trừ các khoản chi từ thiện, các khoản chi thuộc nguồn kinh phí khác đài thọ, chi mang tính chất tiêu dùng cá nhân của chủ DN... Hành vi gian lận này chỉ có thể bị phát hiện qua kiểm tra báo cáo quyết toán thuế hoặc qua thanh tra tại cơ sở kinh doanh. Muốn phát hiện được hành vi này, cán bộ thanh tra, kiểm tra phải vững vàng về nghiệp vụ kế toán và phải nhanh nhạy trong đánh giá báo tài chính của DN. -CHƯƠNG IV – GIẢI PHÁP NGĂN CHẶN,HẠN CHẾ HÀNH VI GIAN LẬN THUẾ I.Các văn bản pháp luật hạn chế gian lận thuế Thời gian qua, nhà nước đã có chỉ thị số: 1007/CT-TCHQ về việc tăng cường các biện pháp chống buôn lậu, gian lận thương mại & chống thất thu thuế. Cụ thể, Trong thời gian qua tình hình buôn lậu, gian lận thương mại có nhiều diễn biến phức tạp, xuất hiện nhiều phương thức, thủ đoạn và hình thức gian lận, xảy ra tại hầu hết các khâu, các lĩnh vực trong quá trình làm thủ tục Hải quan cụ thể như: Khai báo không đúng tên hàng, khai báo nhiều chủng loại hàng hóa với một tên hàng để áp mã có mức thuế suất thấp; làm giả C/O để được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt; khai báo không đúng trị giá thực thanh toán để gian lận trị trí; bán nguyên phụ liệu, thành phẩm ra thị trường nội địa đối với loại hình nhập khẩu đầu tư gia công, sản xuất – xuất khẩu để trốn thuế với số lượng lớn, xuất hiện tình trạng doanh nghiệp bỏ trốn khi nợ thuế ngân sách nhà nước; tình hình trên đã một phần ảnh hưởng đến việc điều hành chính sách xuất nhập khẩu của nhà nước. Để khắc phục tình trạng trên, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính về các giải pháp kiềm chế lạm phát, nhập siêu; kiểm soát tăng giá, tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại qua thuế, giá, chống nợ đọng, Tổng cục trưởng yêu cầu thủ trưởng các đơn vị trong ngành thực hiện tốt những việc sau đây: 1. Đối với Cục trưởng các Cục Hải quan tỉnh, thành phố: a) Quán triệt tư tưởng cho toàn thể cán bộ công chức trong đơn vị về tình hình phát triển kinh tế xã hội, những khó khăn, thách thức do sự biến động, ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới, trách nhiệm và nghĩa vụ của ngành Hải quan đối với sự phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế của nước ta trong giai đoạn hiện nay. Từ đó, cần phát huy tinh thần trách nhiệm, nâng cao ý thức và hành động của mỗi cán bộ công chức trong thực thi công việc góp phần thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Ngành. b) Thường xuyên chỉ đạo và tổ chức kiểm tra việc chấp hành nghiêm chỉnh các quy định, quy trình, quy chế của Ngành và các văn bản pháp luật về hải quan tại tất cả các khâu nghiệp vụ, đơn vị nghiệp vụ thuộc phạm vi quản lý. Thực hiện đầy đủ chế độ kiểm tra, báo cáo theo quy định của Ngành. c) Tăng cường công tác chống buôn lậu, chống gian lận thương mại, có biện pháp thu thập thông tin, phân tích xử lý thông tin cho các Chi cục hải quan cửa khẩu. Thực hiện cập nhật thông tin kịp thời bổ sung cho việc thực hiện quản lý rủi ro. d) Tập trung chỉ đạo việc kiểm tra hoạt động nghiệp vụ tại các Chi cục trực thuộc, đặc biệt lưu ý các nội dung sau: - Áp mã số đối với những mặt hàng nhạy cảm, có thuế suất cao, hàng hóa áp mã chưa thống nhất giữa các Chi cục, kiểm tra tính xác thực của C/O và thực tế hàng hóa nhập khẩu đối với các lô hàng được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt. - Tham vấn, xác định trị giá tính thuế đối với các nhóm hàng trọng điểm có thuế suất cao, kim ngạch lớn nhưng trị giá khai báo thấp như mặt hàng: ô tô du lịch, ô tô tải, ô tô bus (bao gồm cả xe cũ và xe mới); xe máy; … - Kiểm tra định mức tiêu hao nguyên liệu thực tế; công tác thanh khoản hợp đồng gia công, sản xuất – xuất khẩu đối với loại hình gia công, sản xuất – xuất khẩu. - Thực hiện phân loại nợ, xử lý, đôn đốc và áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với các khoản nợ phát sinh trước ngày 01/07/2007 theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính tại công văn số: 17685/BTC-TCHQ ngày 28/12/2007. Kiên quyết không để nợ mới phát sinh đồng thời thực hiện theo đúng các biện pháp cưỡng chế theo quy định của Luật quản lý thuế. - Khâu quản lý rủi ro: Tăng cường kiểm tra các đối tượng lợi dụng luồng xanh để vi phạm pháp luật về hải quan trên cơ sở thường xuyên nắm thông tin, theo dõi, phân tích các đối tượng hủy tờ khai đã đăng ký với cơ quan Hải quan đồng thời thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra ngẫu nhiên đối với các tờ khai được phân vào luồng xanh, cập nhật thông tin và kết quả kiểm tra để toàn Ngành tham khảo. - Chú trọng khâu kiểm tra phúc tập hồ sơ để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những sai sót trong khâu thông quan. - Tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan tại trụ sở hải quan và doanh nghiệp đối với các mặt hàng trọng điểm, mặt hàng có thuế suất cao và doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm thường xuyên xin hủy tờ khai. 2. Đối với Thủ trưởng các Cục, Vụ và đơn vị tương đương thuộc cơ quan Tổng cục: a) Tăng cường chỉ đạo đơn vị, hướng dẫn, kiểm tra các Cục Hải quan tỉnh, thành phố trong việc triển khai các hoạt động nêu tại điểm 1 trên đây. Kịp thời tham mưu, giải quyết các vướng mắc phát sinh trong hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại của các Cục Hải quan tỉnh, thành phố. b) Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục Kiểm tra sau thông quan tăng cường công tác thu thập thông tin, nắm tình hình, xây dựng các phương án kiểm tra, kiểm soát để chủ động thực hiện hoặc cung cấp thông tin cho Cục Hải quan tỉnh, thành phố triển khai thực hiện. Kiểm tra, hướng dẫn các Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện các quy định quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ của ngành. c) Vụ Giám sát quản lý phối hợp với các đơn vị chức năng để tăng cường kiểm tra công tác phân loại mã số hàng hóa thống nhất giữa các Cục hải quan địa phương trong toàn Ngành. d) Vụ Kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu tăng cường kiểm tra công tác tham vấn, xác định trị giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu. 3. Nghiên cứu, đề xuất tổ chức các đoàn kiểm tra hoạt động nghiệp vụ của các Cục Hải quan tỉnh, thành phố khi cần thiết. Tăng cường sự phối hợp, trao đổi thông tin giữa các Cục Hải quan tỉnh, thành phố với nhau; giữa Cục Hải quan tỉnh, thành phố với các Vụ, Cục chuyên môn thuộc cơ quan Tổng cục để kịp thời phát hiện và xử lý triệt để các trường hợp buôn lậu, gian lận thương mại gây thất thu thuế; thông báo trong toàn Ngành và tổ chức rút kinh nghiệm để có biện pháp kiểm tra phù hợp. 4. Tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng dưới các hình thức trao đổi thông tin trong hoạt động kiểm hóa, chống buôn lậu, gian lận thương mại cũng như trong hoạt động tuyên truyền, đào tạo, phổ biến các văn bản pháp luật về Hải quan để nâng cao tính tự giác, tuân thủ pháp luật về Hải quan của doanh nghiệp. 5. Định kỳ hàng tháng, thủ trưởng các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố báo cáo kết quả thực hiện chỉ thị qua báo cáo tháng về Văn phòng Tổng cục để tổng hợp báo cáo Tổng cục trưởng. 6. Chỉ thị này được quán triệt tới tất cả cán bộ, công chức trong ngành Hải quan. Yêu cầu Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, thành phố, Thủ trưởng các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan căn cứ vào chức năng nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị này trước ngày 25/4/2008. Đơn vị, cá nhân nào không nghiêm túc thực hiện chỉ thị này, để xảy ra hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và thất thu thuế trên địa bàn quản lý của mình thì tùy mức độ phải chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Bộ trưởng Bộ Tài chính./. Đó là các giải pháp chung nhất của Chính phủ đưa ra nhằm ngăn chặn hoạt động gian lận thuế, tuy nhiên với mỗi hành vi gian lận cụ thể, cần có những biện pháp ngăn chặn và xử lí riêng đúng với tính chất của hành vi mới có thể triệt tận gốc tình trạng này. II. CÁC GIẢI PHÁP CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH THUẾ Để áp dụng thuế TNDN một cách có hiệu quả ngoài việc tiếp tục hoàn thiện luật thuế TNDN cần phải không ngừng hoàn thiện cơ chế đảm bảo thực hiện thuế TNDN trên cơ sở đẩy mạnh cải cách hành chính thuế. Cải cách hành chính thuế là một tất yếu khách quan, bởi hành chính là yếu tố, là động lực cơ bản thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội trong bối cảnh hội nhập kinh tế, quốc tế, là công cuộc đổi mới sâu sắc và toàn diện xây dựng Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa. 1.Cải cách thể chế hành chính thuế: Trong cải cách thể chế hành chính thuế bao gồm cải cách thể chế pháp luật và cải cách thủ tục hành chính thuế.. Cải cách thể chế pháp luật là cải cách việc xây dựng ban hành các văn bản pháp luật quy định về thuế chú Chính phủ, Bộ Tài Chính. Cụ thể: đổi mới quy trình xây dựng văn bản pháp quy, mở roonhj việc tổ chức nghiên cứu soạn thảo các văn bản pháp quy bằng nhóm chuyên gia liên ngành, nghiêm chỉnh thực hiện đứng các quy định của luật ban hành các văn bản quy định pháp luật. Cải cách thủ tục hành chính thuế là cải cách thực hiện thủ tục thẩm quyền trong hoạt động hành chính thuế. Hay nói cách khác, là cải cách trình tự thực hiện mọi hình thức hoạt động của cơ quan thuế bao gồn trình tự thành lập cơ quan thuế, trình tự bổ nhiệm, miễn nhiệm điều động cán bộ thuế, trình tự áp dụng quy phạm để đảm bảo các quyền chủ thể và xử lí vi phạm, trình tự hoạt động tổ chức, tác nghiệp hành chính. 2.Cải cách bộ máy hành chính thuế gồm: - Cải cách mô hình tổ chức bộ máy hành chính thuế. - Cải cách sự phan cấp quản lí giữa các cơ quan thuế và sự phân công nộ bộ trong từng cơ quan thuế. - Cải tiến phương thức chỉ đạo, hoạt động điều hành của tổng cục thuế, cục thuế chi cục thuế để nâng cao chất lượng hoạt động, đáp ứng những biến động của nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế có nhiều thách thức. 3.Xây dựng kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức thuế cả về trình độ và trách nhiệm. Trong cải cách hành chính thuế, nếu cải cách thủ tục hành chính thuế là khâu đột phá thì trọng tâm lại là vấn đề kiện toàn đội ngũ cán bộ công chức thuế. Bởi vì rằng có thể xây dựng được một hệ thống thể chế tốt về thuế và thiết kế mô hình tổ chức bộ máy hành chính thuế tối ưu nhưng nếu không có đội ngũ cán bộ công chức thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ tâm huyết với công việc để đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa hành chính thì mọi ý đồ cải cách hành chính thuế cũng không thực hiện được, mặt khác muốn thực thi được thuế TNDN tốt thì trước hết cần có sự gương mẫu của đội ngũ cán bộ. Các yếu kém của đội ngũ cán bộ có thể do 2 lý do: Thứ nhất là sự yếu kém trong trình độ, thứ hai là sự yếu kém trong quản lý. Đối với yếu kém trong trình độ thì cần có chính sách để đào tạo lại những cán bộ đã làm việc lâu năm, tránh việc hiểu sai, áp dụng sai. Và tạo nguồn cán bộ mới phù hợp với yêu cầu. Đối với yếu kém trong quản lý thì cần có chế tài xử lý nghiêm khắc để răn đe và cần quy định thêm hệ thống cán bộ thanhtra các bộ thuế. 4.Tăng cường mạnh mẽ công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Có thể thấy rằng, kiểm tra, thanh tra thuế là một trong những chức năng quan trọng của cơ quan thuế và được quy định trong các luật thuế. Tuy nhiên, hiện nay công tác này còn nhiều hạn chế do các nguyên nhân khác nhau. Vì vậy cần khắc phục những hạn chế đó bằng nhiều cách: - Phải thực hiện tốt cả hai mặt thanh tra và kiểm tra đối tượng nộp thuế, thanh tra, kiểm tra nội bộ ngành thuế. - Để tránh tình trạng chồng chéo trong kiểm tra, thanh tra thuế hiện nay phải có sự thống nhất trong quy định ở các văn bản pháp luật về cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra đối tượng nộp thuế về thực hiện nghĩa vụ thuế đã được quy định trong luật thuế. Đây cũng là thông lệ của nhiều nước trên thế giới. - Cần phân biệt giới hạn thanh tra, kiểm tra thuế với những tác nghiệp trong nghiệp vụ thuế, tránh gây phiền hà cho các cơ sở sản xuất kinh doanh. - Củng cố bộ máy, đội ngũ kiểm tra, thanh tra thuế, nguồn lực phân bổ cho công tác thanh tra, kiểm tra cần phải được tăng cường tối thiểu là 30% nguồn lực của ngành thuế. - Thực hiện nghiêm túc đúng quy trình, quy chế thanh tra, kiểm tra thuế đồng thời phải có tổ chúc giám sát chặt chẽ cán bộ thanh tra thuế, giám sát từng cuộc thanh tra thuế. Đảm bảo cho mục tiêu của công tác thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện các hành vi trong gian lận thương mại để trốn thuế, lậu thuế cũng như giảm xuống mức thấp nhất sự chênh lệch giữa đối tượng tự kê khai và số thuế phải nộp theo luật thuế. 5.Hiện đại công tác quản lí thuế bằng công cụ tin học. Trong công cuộc cải cách hành chính thuế, quản lý thuế bằng công cụ tin học đặt ra như một tất yếu và đây là một bước đột phá lớn của ngành thuế. Hiện nay toàn ngành thuế đã thực hiện nối mạng nội bộ ở tất cả 61 tỉnh thành và hơn 50 chi cục thuế lớn trong cả nước tạo nên một hệ thống thông tin thống nhất ở các tỉnh. Để có thể phát huy nững kết quả đã đạt được và khắc phục những tồn tại của công tác công nghệ tin học nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác quản lí thuế cần phải quan tâm những vấn đề sau: - Ưu tiên đầu tư và phát triển các hệ thống thông tin phục vụ chuyên ngành như chương trình quản lý mã số đối tượng nộp thuế, quản lí hóa đơn, tính thuế, theo dõi nợ đọng, quyết toán thuế. - Ưu tiên cung cấp trang thiết bị cho các địa phương có địa giới hành chính rộng, có số thu nhập lớn nhằm giảm bớt công việc thủ công, phát triển tin học một cách đồng bộ đến tất cả các địa phương, xây dựng hệ cơ sở dữ liệu đồng nhất, phát triển chương trình ứng dụng, từng bước phát huy hiệu quả hệ thống mạng máy tính ở từng cục thuế, chi cục thuế. - Cần chú trọng đến công tác đào tạo cán bộ tin học phải tiến hành đào tạo thường xuyên và chất lượng đào tạo phải đặt lên hàng đầu theo nhiều trình độ khác nhau như đào tạo các cán bộ theo trình độ cao để có thể quản lí các dự án tin học lớn trong ngành đào tạo các cán bộ sử dụng chương trình ứng dụng cho các cán bộ không chuyên hiện đang làm việc ở các phòng ban khác. - Thực hiện kết nối mạng giữa cơ quan thuế và đối tượng nộp thuế và các cơ quan quản lí chức năng khác để luôn có đầy đủ nững thông tin và dữ liệu cần thiết giữa chủ thể quản lí và đối tượng bị quản lí phục vụ cho công tác quản lí thuế.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxthuetndn_new_7953.docx
Luận văn liên quan