Dự án đầu tư: Sơn lại toàn bộ mặt ngoài các khối nhà; hạ ngầm đường dây điện, dây thông tin thuộc Học viện Cảnh sát nhân dân tại Phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Tp. Hà Nội không chỉ khắc phục được tình trạng xuống cấp nghiêm trọng về cơ sở vật chất hiện nay mà còn mang lại những hiệu quả kinh tế - xã hội to lớn, thiết thực.
Vì vậy, chúng tôi Kính đề nghị Tổng cục IV và các cơ quan chức năng có liên quan của Bộ Công An sớm thẩm định và trình lãnh đạo Bộ Công An phê duyệt để dự án sớm được triển khai thực hiện, kịp thời đáp ứng cơ sở vật chất cho Học viện trong dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện quan trọng như Đại hội đại biểu Đảng bộ khóa XII của Học viện Cảnh sát nhân dân, kỷ niệm 70 năm thành lập lực lượng Công an nhân dân (19/8/1945 - 19/8/2015) và phục vụ công tác giảng dạy, học tập của Học viện từ năm học 2015-2016.
26 trang |
Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 6485 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thuyết minh công trình Sơn lại toàn bộ mặt ngoài các khối nhà; hạ ngầm đường dây điện, dây thông tin tại Học viện cảnh sát nhân dân, phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
Chương I. Khái quát về dự án đầu tư
1. Tên dự án
2. Địa điểm xây dựng
3. Chủ đầu tư.
4. Hình thức quản lý dự án
5. Đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư
6. Tổng mức đầu tư (giai đoạn I)
7. Thời gian thực hiện dự án
Chương II. Căn cứ pháp lý để lập dự án. Mục tiêu và sự cần thiết phải đầu tư.
I. Căn cứ pháp lý để lập dự án, các tiêu chuẩn và quy định liên quan.
I.1. Các căn cứ pháp lý.
I.2. Các tài liệu tham khảo, áp dụng.
I.3. Các tiêu chuẩn, quy định áp dụng.
I.4. Các định mức, đơn giá áp dụng.
II. Mục tiêu và sự cần thiết phải đầu tư
II.1. Mục tiêu đầu tư
II.2. Sự cần thiết phải đầu tư
Chương III. Địa điểm xây dựng - Hiện trạng khu đất xây dựng.
I. Vị trí địa lý;
II. Điều kiện tự nhiên.
III. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật khu vực
Chương IV. Quy mô đầu tư - Hình thức đầu tư.
I. Quy mô đầu tư
II. Giải pháp thiết kế
IV. Hình thức đầu tư
Chương VII. Bảo vệ môi trường và phương án phòng chống cháy, nổ
I. Các tác động môi trường
II. Các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường
III. Cam kết bảo vệ môi trường
Chương VIII. Tổng mức đầu tư của dự án
I. Tổng mức đầu tư
II. Khái toán chi phí xây lắp
III. Hiệu quả xã hội của dự án
Chương IX. Kết luận
Phụ lục 1. Tổng mức đầu tư
Phụ lục 2. Các văn bản pháp lý
THUYẾT MINH
BÁO CÁO KINH TẾ KỸ THUẬT
CÔNG TRÌNH
:
SƠN LẠI TOÀN BỘ MẶT NGOÀI CÁC CÔNG TRÌNH; HẠ NGẦM ĐƯỜNG DÂY ĐIỆN, DÂY THÔNG TIN
ĐỊA ĐIỂM
:
HỌC VIỆN CẢNH SÁT NHÂN DÂN, PHƯỜNG CỔ NHUẾ 2, QUẬN BẮC TỪ LIÊM, TP. HÀ NỘI.
CHƯƠNG I
KHÁT QUÁT VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. Tên công trình: Sơn lại toàn bộ mặt ngoài các khối nhà; hạ ngầm đường dây điện, dây thông tin.
2. Địa điểm xây dựng: Học viện Cảnh sát Nhân dân, Phường Cổ Nhuế 2, Quận Bắc Từ Liêm, Tp. Hà Nội.
3. Chủ đầu tư:
Học viện Cảnh sát nhân dân
Địa chỉ : Phường Cổ Nhuế 2, Quận Bắc Từ Liêm, Tp. Hà Nội.
Điện thoại : 0438 362 809 - 069 46001.
Fax : 0438 362 801.
4. Đơn vị trực tiếp quản lý và khai thác dự án:
Học viện Cảnh sát nhân dân
5. Hình thức quản lý dự án:
Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án.
6. Đơn vị tư vấn lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật và hồ sơ thiết kế cải tạo:
Công ty Cổ phần Kiến trúc cản quan Thăng Long
Địa chỉ : P. 1307, N03 Dịch Vọng - Quận Cầu Giấy - Tp. Hà Nội.
VPGD : Tầng 2 tòa nhà 113 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại : 04.6290 3579 Fax: 04.6250 6988
Email : thanglongdebico@gmail.com
Website : www.debico.com.vn
Đăng ký kinh doanh số: 0104506111 do Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch & Đầu tư Tp. Hà Nội cấp lần đầu ngày 02/3/2010.
7. Tổng mức đầu tư cải tạo: 4.137.000.000 đồng
(Bằng chữ: Bốn tỷ, một trăm ba mươi bảy triệu đồng chẵn).
8. Thời gian thực hiện dự án: từ Quý II năm 2015.
CHƯƠNG II
CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ LẬP BÁO CÁO KINH TẾ KỸ THUẬT, MỤC TIÊU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ CẢI TẠO CÔNG TRÌNH
I. CÁC CĂN CỨ:
I.1. Các căn cứ pháp lý.
Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam tại kỳ họp thứ 6 khóa XIII thông qua ngày 26/11/2013;
Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;
Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng về quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009;
Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
Quyết định số 957/2009/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng về chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình;
Tờ trình số 478/HC-T32 ngày 10/4/2015 của Học viện Cảnh sát nhân dân về việc xin kinh phí đầu tư phục vụ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập CAND và Đại hội đại biểu Đảng bộ Học viện CSND;
Quyết định số ....../QĐ-T32 ngày ..../..../2015 của Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân v/v chỉ định đơn vị tư vấn lập báo cáo kinh tế kỹ thuật hạng mục công trình: Sơn lại toàn bộ mặt ngoài các khối nhà; hạ ngầm đường dây điện, dây thông tin - Học viện Cảnh sát nhân dân;
Hợp đồng tư vấn xây dựng số ...../2015/HĐ-TVXD ký ngày ..../..../2015 giữa Học viện Cảnh sát nhân dân với Công ty Cổ phần Kiến trúc cảnh quan Thăng Long về việc Tư vấn lập báo cáo kinh tế kỹ thuật hạng mục công trình: Sơn lại toàn bộ mặt ngoài các khối nhà; hạ ngầm đường dây điện, dây thông tin - Học viện Cảnh sát nhân dân.
Các vản bản pháp lý khác có liên quan.
I.2. Các tài liệu tham khảo, áp dụng:
Hồ sơ thiết kế BVTC và Bản vẽ hoàn công các khối nhà đã xây dựng của Học viện Cảnh sát nhân dân đã được phê duyệt.
I.3. Các tiêu chuẩn, quy định áp dụng:
Quy chuẩn xây dựng Việt Nam tập I, II, III.
TCVN 3981: 1985 - Tiêu chuẩn thiết kế, cải tạo trường Đại học;
Yêu cầu vệ sinh học đường, phòng học: TCVN 5713:1993;
TCVN 2737: 1995 Tải trọng và tác động. Tiêu chuẩn thiết kế;
TCVN : 5573-1991: Kết cấu gạch đá và gạch đá cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế;
TCXDVN 356 - 2005 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép. Tiêu chuẩn thiết kế;
Tiêu chuẩn ngành: thoát nước mạng lưới bên ngoài và công trình. Tiêu chuẩn thiết kế 20TCN 51-84;
Tiêu chuẩn PCCC: TCVN 2622:1995;
TCVN 3991-1995: Tiêu chuẩn phòng cháy trong thiết kế xây dựng. Thuật ngữ, định nghĩa.
I.4. Các định mức, đơn giá được áp dụng:
Định mức dự toán xây dựng công trình - phần xây dựng ban hành kèm theo văn bản số 1776/2007/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng;
Định mức dự toán xây dựng công trình - phần lắp đặt ban hành kèm theo văn bản số 1777/2007/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng;
Định mức dự toán xây dựng công trình - phần khảo sát ban hành kèm theo văn bản số 1779/2007/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng;
Định mức dự toán xây dựng công trình - phần sửa chữa ban hành kèm theo văn bản số 1129/2009/QĐ-BXD ngày 07/12/2009 của Bộ Xây dựng;
Định mức dự toán xây dựng công trình - phần chiếu sáng ban hành kèm theo văn bản số 340/2011/QĐ-UBND ngày 20/01/2011 của UBND Tp. Hà Nội;
Đơn giá xây dựng theo Quyết định số 5481/2011/QĐ-UBND ngày 24/11/2011 của UBND Tp. Hà Nội;
Đơn giá xây dựng theo Quyết định số 462/2014/QĐ-UBND ngày 21/01/2014 của UBND Tp. Hà Nội;
Đơn giá khảo sát theo Quyết định số 5478/2011/QĐ-UBND ngày 24/11/2011 của UBND Tp. Hà Nội;
Đơn giá lắp đặt theo Quyết định số 5479/2011/QĐ-UBND ngày 24/11/2011 của UBND Tp. Hà Nội;
Đơn giá sửa chữa theo Quyết định số 5480/2011/QĐ-UBND ngày 24/11/2011 của UBND Tp. Hà Nội;
Đơn giá chiếu sáng theo Quyết định số 340/2011/QĐ-UBND ngày 20/01/2011 của UBND Tp. Hà Nội;
Bảng giá ca máy và thiết bị thi công ban hành kèm theo Quyết định số 5477/2011/QĐ-UBND ngày 24/11/2011 của UBND Tp. Hà Nội;
Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng về việc ban hành Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình.
Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/07/2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn việc lập & quản lý chi phí dự án đầu tư XD công trình.
Quyết định số 3976/QĐ-UBND ngày 16/7/2014 của UBND Tp. Hà Nội v/v hướng dẫn điều chỉnh dự toán với các công trình sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn Tp. Hà Nội;
Nghị định số 103/2014/NĐ-CP ngày 11/11/2014 của Chính phủ về việc quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động;
Công văn số 551/BXD-KTXD ngày 02/4/2013 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn điều chỉnh chi phí nhân công để lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo Nghị định số 103/2012/NĐ-CP;
Các Thông báo giá vật liệu của liên Sở Tài chính - Xây dựng Tp. Hà Nội;
Các thông báo giá vật tư tại thị trường Hà Nội tại thời điểm lập dự toán.
II. MỤC TIÊU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ
II.1. Mục tiêu đầu tư:
Cải tạo cơ sở vật chất đã xuống cấp, đảm bảo khang trang, an toàn nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập và sinh hoạt của đội ngũ cán bộ, giảng viên, học viên Học viện Cảnh sát nhân dân trong các năm học từ năm 2015.
II.2. Sự cần thiết phải đầu tư:
Các khối nhà của Học viện Cảnh sát nhân dân tại cơ sở hiện nay ở Phường Cổ Nhuế 2, Quận Bắc Từ Liêm, Tp. Hà Nội được xây dựng từ đầu những năm 2000. Đến nay, mặc dù về khả năng chịu lực, độ bền của kết cấu và tuổi thọ công trình vẫn được đảm bảo. Tuy nhiên, trước tình hình quy mô đào tạo của Học viện ngày càng tăng cao, với số lượng gần 1.300 cán bộ giảng viên và gần 18.000 sinh viên (trong đó có hơn 7.000 học viên nội trú) thường xuyên sử dụng cơ sơ vật chất, sống và làm việc trong khuôn viên của Học viện nên hiện nay Học viện CSND rất khó khăn về cơ sở vật chất. Do quá tải về nhà ở, giảng đường cũng như các công trình công cộng nên các công trình xây dựng bị xuống cấp trầm trọng.
Qua nhiều năm sử dụng chịu ảnh hưởng khắc nghiệt của thời tiết mưa nắng và môi trường khí hậu khu vực bị ô nhiễm nặng và hiện tượng quá tải nêu trên nên các hạng mục thuộc phần hoàn thiện (trát, ốp lát, sơn bả, chống thấm) nói chung đã có sự xuống cấp ngày càng trầm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng sử dụng và tiện nghi trong công tác giảng dạy, học tập, sinh sống. Đặc biệt, lớp vữa trát tường và lớp sơn phủ mặt ngoài các khối nhà đã có hiện tượng bong tróc, thấm dột trên diện rộng làm ảnh hưởng xấu đến kiến trúc cảnh quan tổng thể của toàn Học viện, có phần gây nguy hiểm trong quá trình sử dụng.
Để chuẩn bị kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện quan trọng như Đại hội đại biểu Đảng bộ khóa XII của Học viện Cảnh sát nhân dân, kỷ niệm 70 năm thành lập lực lượng Công an nhân dân (19/8/1945 - 19/8/2015) và quan trọng hơn là nằm trong lô trình chuẩn hóa cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy và học tập của Học viện. Do đó việc triển khai gói thầu sơn lại toàn bộ mặt ngoài các hạng mục đã được xây dựng của Học viện Cảnh sát Nhân dân là hết sức cần thiết và cấp bách, là nhiệm vụ chính trị quan trọng cần được khẩn trương triển khai và hoàn thành ngay trong Quý II/2015.
Theo kết quả khảo sát của Đơn vị tư vấn là Công ty Cổ phần Kiến trúc cảnh quan Thăng Long cho thấy toàn bộ các khối Nhà Hiệu bộ, Hội trường A, Hội trường B, Nhà làm việc + giảng đường H1, H2, H3; các khối ký túc xá K1, K2, K3, K4, K6, K7, K8; các khối nhà ăn Quốc tế, nhà ăn 3 tầng; Nhà thi đấu + Khu căng-teen; Khu vực trạm điện; Nhà bảo vệ + cổng chính + tường rào hiện nay lớp sơn mặt ngoài đã bị lão hóa qua quá trình hàng chục năm sử dụng, chịu ảnh hưởng khắc nghiệt của thời tiết; đã đến lúc cần phải được cải tạo, hoàn thiện lại bằng các loại vật liệu sơn mới hiện đại để tránh tình trạng ẩm mốc, xuống cấp và hư hỏng sẽ ảnh hưởng đến độ bền kết cấu và tuổi thọ công trình, đặc biệt là đảm bảo an toàn trong công tác dạy và học của giảng viên và học viên trong các năm học mới từ niên khóa 2015-2016.
Về phần lưới điện hiện trạng: hiện nay hệ thống cáp trục cấp điện và đường dây thông tin liên lạc cấp cho các hạng mục của Học viện đang là hệ cáp đi nổi, treo trên các cột đèn chiếu sáng hoặc chạy trên các bề mặt tường nhà gây mất mỹ quan trầm trọng và rất nguy hiểm cho mọi người xung quanh. Vì vậy, nhu cầu bức thiết là cần khẩn trương hạ ngầm lưới điện và mạng cáp, dây thông tin liên lạc, đảm bảo an toàn sử dụng khi mùa mưa bão sắp đến, bên cạnh đó việc hạ ngầm “mạng nhện” này sẽ đem lại diện mạo mới khang trang, thông thoáng hơn nhiều cho cảnh quan tổng thể của Học viện Cảnh sát nhân dân.
CHƯƠNG III. QUY MÔ VÀ HÌNH THỨC ĐẦU TƯ
I. QUY MÔ ĐẦU TƯ:
1. Quy mô cải tạo các hạng mục của dự án:
1.1. Cấp công trình:
- Toàn bộ các hạng mục là công trình cấp III, bậc chịu lửa bậc 2.
1.2. Nội dung cải tạo các khối nhà Nhà lớp học:
Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Ban Giám đốc Học viện Cảnh sát về việc lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, Công ty Cổ phần Kiến trúc cản quan Thăng Long đã khảo sát xác định quy mô cải tạo đối với các khối nhà như sau:
Bảng thống kê khối lượng sơn sửa các hạng mục (tạm tính)
TT
Tên công việc
ĐV Tính
Khối lượng
1
2
3
4
I
HẠNG MỤC: NHÀ HIỆU BỘ
1
Cạo bỏ lớp sơn cũ trên tường bên ngoài nhà Hiệu bộ
m2
3.200,0000
2
Phá lớp vữa trát tường, cột, trụ
m2
1.280,0000
Khối lượng tính bằng 40% diện tích tường ngoài nhà: 3200*40% = 1280
3
Lắp dựng dàn giáo ngoài, cao <= 50 m
100m2
15,3600
1,2*1280/100 = 15,36
4
Trát tường ngoài, dày 2 cm, VXM M75
m2
1.280,0000
5
Sơn tường ngoài nhà không bả bằng sơn KOVA, 1 nước lót 2 nước phủ
m2
3.200,0000
6
Vận chuyển bằng gánh vác bộ 10m khởi điểm - cát các loại, than xỉ, gạch vỡ
m3
38,4000
1280*0,03 = 38,4
7
Vận chuyển bằng gánh vác bộ 50m tiếp theo - cát các loại, than xỉ, gạch vỡ
m3
38,4000
1280*0,03 = 38,4
8
Vận chuyển phế thải tiếp 5km, ôtô 7T, dày lớp bóc <= 3 cm
100m2
12,8000
1280/100 = 12,8
II
HẠNG MỤC: NHÀ H1
1
Cạo bỏ lớp sơn cũ trên tường bên ngoài nhà H1
m2
2.500,0000
2
Phá lớp vữa trát tường, cột, trụ
m2
750,0000
Khối lượng tính bằng 30% diện tích tường ngoài nhà: 2500*30% = 750
3
Lắp dựng dàn giáo ngoài, cao <= 50 m
100m2
9,0000
1,2*750/100 = 9
4
Trát tường ngoài, dày 2 cm, VXM M75
m2
750,0000
5
Sơn tường ngoài nhà không bả bằng sơn KOVA, 1 nước lót 2 nước phủ
m2
2.500,0000
6
Vận chuyển bằng gánh vác bộ 10m khởi điểm - cát các loại, than xỉ, gạch vỡ
m3
22,5000
750*0,03 = 22,5
7
Vận chuyển bằng gánh vác bộ 50m tiếp theo - cát các loại, than xỉ, gạch vỡ
m3
22,5000
750*0,03 = 22,5
8
Vận chuyển phế thải tiếp 5km, ôtô 7T, dày lớp bóc <= 3 cm
100m2
7,5000
750/100 = 7,5
III
HẠNG MỤC: NHÀ H2
1
Cạo bỏ lớp vôi, sơn cũ trên tường ngoài nhà H2
m2
2.600,0000
2
Phá lớp vữa trát tường, cột, trụ
m2
520,0000
Khối lượng tính bằng 20% diện tích: 2600*20% = 520
3
Lắp dựng dàn giáo ngoài, cao <= 50 m
100m2
6,2400
1,2*520/100 = 6,24
4
Trát tường ngoài, dày 2 cm, VXM M75
m2
520,0000
5
Sơn tường ngoài nhà không bả bằng sơn KOVA, 1 nước lót 2 nước phủ
m2
2.600,0000
6
Vận chuyển bằng gánh vác bộ 10m khởi điểm - cát các loại, than xỉ, gạch vỡ
m3
15,6000
520*0,03 = 15,6
7
Vận chuyển bằng gánh vác bộ 50m tiếp theo - cát các loại, than xỉ, gạch vỡ
m3
15,6000
520*0,03 = 15,6
8
Vận chuyển phế thải tiếp 5km, ôtô 7T, dày lớp bóc <= 3 cm
100m2
5,2000
520/100 = 5,2
IV
HẠNG MỤC: NHÀ H3
1
Phá lớp vữa trát tường, cột, trụ
m2
110,0000
2
ốp chân tường, viền tường, viền trụ, cột KT gạch 200x400 mm
m2
110,0000
V
HẠNG MỤC: HỘI TRƯỜNG A
1
Cạo bỏ lớp vôi, sơn cũ trên tường ngoài khu vực hội trường A
m2
500,0000
2
Phá lớp vữa trát tường, cột, trụ
m2
150,0000
Khối lượng tính bằng 30% diện tích: 500*30% = 150
3
Trát tường ngoài, dày 2 cm, VXM M75
m2
150,0000
4
Sơn tường ngoài nhà không bả bằng sơn KOVA, 1 nước lót 2 nước phủ
m2
500,0000
VI
HẠNG MỤC: HỘI TRƯỜNG B
1
Cạo bỏ lớp vôi, sơn cũ trên tường ngoài khu vực hội trường B
m2
300,0000
2
Phá lớp vữa trát tường, cột, trụ
m2
60,0000
Khối lượng tính bằng 20% diện tích: 300*20% = 60
3
Trát tường ngoài, dày 2 cm, VXM M75
m2
60,0000
4
Sơn tường ngoài nhà không bả bằng sơn KOVA, 1 nước lót 2 nước phủ
m2
300,0000
VII
HẠNG MỤC: NHÀ ĂN 3 TẦNG
1
Cạo bỏ lớp vôi, sơn cũ trên tường ngoài nhà ăn 3 tầng
m2
1.000,0000
2
Phá lớp vữa trát tường, cột, trụ
m2
200,0000
Khối lượng tính bằng 20% diện tích: 1000*20% = 200
3
Trát tường ngoài, dày 2 cm, VXM M75
m2
200,0000
4
Sơn tường ngoài nhà không bả bằng sơn KOVA, 1 nước lót 2 nước phủ
m2
1.000,0000
5
ốp chân tường, viền tường, viền trụ, cột KT gạch 200x400 mm
m2
120,0000
VIII
HẠNG MỤC: NHÀ ĂN QUỐC TẾ
1
Cạo bỏ lớp vôi, sơn cũ trên tường ngoài nhà ăn quốc tế
m2
300,0000
2
Phá lớp vữa trát tường, cột, trụ
m2
60,0000
Khối lượng tính bằng 20% diện tích: 300*20% = 60
3
Trát tường ngoài, dày 2 cm, VXM M75
m2
60,0000
4
Sơn tường ngoài nhà không bả bằng sơn KOVA, 1 nước lót 2 nước phủ
m2
300,0000
5
ốp chân tường, viền tường, viền trụ, cột KT gạch 200x400 mm
m2
50,0000
I
HẠNG MỤC: NHÀ THI ĐẤU - KHU CANTEEN
1
Cạo bỏ lớp vôi, sơn cũ trên tường ngoài nhà thi đấu, khu bán nước sạch
m2
300,0000
2
Phá lớp vữa trát tường, cột, trụ
m2
90,0000
Khối lượng tính bằng 30% diện tích: 300*30% = 90
3
Trát tường ngoài, dày 2 cm, VXM M75
m2
90,0000
4
Sơn tường ngoài nhà không bả bằng sơn KOVA, 1 nước lót 2 nước phủ
m2
300,0000
5
ốp chân tường, viền tường, viền trụ, cột KT gạch 200x400 mm
m2
50,0000
IX
HẠNG MỤC: NHÀ K1
1
Cạo bỏ lớp sơn cũ trên tường bên ngoài nhà K1
m2
3.000,0000
2
Phá lớp vữa trát tường, cột, trụ
m2
600,0000
Khối lượng tính bằng 20% diện tích tường ngoài nhà: 3000*20% = 600
3
Lắp dựng dàn giáo ngoài, cao <= 50 m
100m2
7,2000
1,2*600/100 = 7,2
4
Trát tường ngoài, dày 2 cm, VXM M75
m2
600,0000
5
Quét vôi 1 nước trắng 2 nước mầu
m2
3.000,0000
6
ốp chân tường, viền tường, viền trụ, cột KT gạch 200x400 mm
m2
84,0000
7
Vận chuyển bằng gánh vác bộ 10m khởi điểm - cát các loại, than xỉ, gạch vỡ
m3
18,0000
600*0,03 = 18
8
Vận chuyển bằng gánh vác bộ 50m tiếp theo - cát các loại, than xỉ, gạch vỡ
m3
18,0000
600*0,03 = 18
9
Vận chuyển phế thải tiếp 5km, ôtô 7T, dày lớp bóc <= 3 cm
100m2
6,0000
600/100 = 6
X
HẠNG MỤC: NHÀ K2
1
Cạo bỏ lớp vôi, sơn cũ trên tường ngoài nhà K2
m2
2.800,0000
2
Phá lớp vữa trát tường, cột, trụ
m2
560,0000
Khối lượng tính bằng 20% diện tích: 2800*20% = 560
3
Lắp dựng dàn giáo ngoài, cao <= 50 m
100m2
6,7200
1,2*560/100 = 6,72
4
Trát tường ngoài, dày 2 cm, VXM M75
m2
560,0000
5
Quét vôi 1 nước trắng 2 nước mầu
m2
2.800,0000
6
Vận chuyển bằng gánh vác bộ 10m khởi điểm - cát các loại, than xỉ, gạch vỡ
m3
16,8000
560*0,03 = 16,8
7
Vận chuyển bằng gánh vác bộ 50m tiếp theo - cát các loại, than xỉ, gạch vỡ
m3
16,8000
560*0,03 = 16,8
8
Vận chuyển phế thải tiếp 5km, ôtô 7T, dày lớp bóc <= 3 cm
100m2
5,6000
560/100 = 5,6
XI
HẠNG MỤC: NHÀ K3
1
Cạo bỏ lớp vôi, sơn cũ trên tường ngoài nhà K3
m2
2.500,0000
2
Phá lớp vữa trát tường, cột, trụ
m2
500,0000
Khối lượng tính bằng 40% diện tích: 2500*20% = 500
3
Lắp dựng dàn giáo ngoài, cao <= 50 m
100m2
6,0000
1,2*500/100 = 6
4
Trát tường ngoài, dày 2 cm, VXM M75
m2
500,0000
5
Quét vôi 1 nước trắng 2 nước mầu
m2
2.500,0000
6
Vận chuyển bằng gánh vác bộ 10m khởi điểm - cát các loại, than xỉ, gạch vỡ
m3
15,0000
500*0,03 = 15
7
Vận chuyển bằng gánh vác bộ 50m tiếp theo - cát các loại, than xỉ, gạch vỡ
m3
15,0000
500*0,03 = 15
8
Vận chuyển phế thải tiếp 5km, ôtô 7T, dày lớp bóc <= 3 cm
100m2
5,0000
500/100 = 5
XII
HẠNG MỤC: NHÀ K4
1
Cạo bỏ lớp vôi, sơn cũ trên tường ngoài nhà K4
m2
3.100,0000
2
Phá lớp vữa trát tường, cột, trụ
m2
1.960,0000
Khối lượng tính bằng 60% diện tích: 3100*60% = 1860
chân tường: 100 = 100
3
Lắp dựng dàn giáo ngoài, cao <= 50 m
100m2
22,3200
1,2*1860/100 = 22,32
4
Trát tường ngoài, dày 2 cm, VXM M75
m2
1.860,0000
5
Sơn tường ngoài nhà không bả bằng sơn KOVA, 1 nước lót 2 nước phủ
m2
3.100,0000
6
ốp chân tường, viền tường, viền trụ, cột KT gạch 250x400 mm
m2
100,0000
7
Vận chuyển bằng gánh vác bộ 10m khởi điểm - cát các loại, than xỉ, gạch vỡ
m3
58,8000
1960*0,03 = 58,8
8
Vận chuyển bằng gánh vác bộ 50m tiếp theo - cát các loại, than xỉ, gạch vỡ
m3
58,8000
1960*0,03 = 58,8
9
Vận chuyển phế thải tiếp 5km, ôtô 7T, dày lớp bóc <= 3 cm
100m2
19,6000
1960/100 = 19,6
XIII
HẠNG MỤC: NHÀ K6
1
Cạo bỏ lớp vôi, sơn cũ trên tường ngoài nhà K4
m2
3.100,0000
2
Phá lớp vữa trát tường, cột, trụ
m2
1.960,0000
Khối lượng tính bằng 60% diện tích: 3100*60% = 1860
chân tường: 100 = 100
3
Lắp dựng dàn giáo ngoài, cao <= 50 m
100m2
22,3200
1,2*1860/100 = 22,32
4
Trát tường ngoài, dày 2 cm, VXM M75
m2
1.860,0000
5
Sơn tường ngoài nhà không bả bằng sơn KOVA, 1 nước lót 2 nước phủ
m2
3.100,0000
6
ốp chân tường, viền tường, viền trụ, cột KT gạch 250x400 mm
m2
100,0000
7
Vận chuyển bằng gánh vác bộ 10m khởi điểm - cát các loại, than xỉ, gạch vỡ
m3
58,8000
1960*0,03 = 58,8
8
Vận chuyển bằng gánh vác bộ 50m tiếp theo - cát các loại, than xỉ, gạch vỡ
m3
58,8000
1960*0,03 = 58,8
9
Vận chuyển phế thải tiếp 5km, ôtô 7T, dày lớp bóc <= 3 cm
100m2
19,6000
1960/100 = 19,6
XIV
HẠNG MỤC: NHÀ K7
1
Cạo bỏ lớp vôi, sơn cũ trên tường ngoài nhà K7
m2
2.500,0000
2
Phá lớp vữa trát tường, cột, trụ
m2
1.000,0000
Khối lượng tính bằng 40% diện tích: 2500*40% = 1000
3
Lắp dựng dàn giáo ngoài, cao <= 50 m
100m2
12,0000
1,2*1000/100 = 12
4
Trát tường ngoài, dày 2 cm, VXM M75
m2
1.000,0000
5
Sơn tường ngoài nhà không bả bằng sơn KOVA, 1 nước lót 2 nước phủ
m2
2.500,0000
6
Vận chuyển bằng gánh vác bộ 10m khởi điểm - cát các loại, than xỉ, gạch vỡ
m3
30,0000
1000*0,03 = 30
7
Vận chuyển bằng gánh vác bộ 50m tiếp theo - cát các loại, than xỉ, gạch vỡ
m3
30,0000
1000*0,03 = 30
8
Vận chuyển phế thải tiếp 5km, ôtô 7T, dày lớp bóc <= 3 cm
100m2
10,0000
1000/100 = 10
XV
HẠNG MỤC: NHÀ K8
1
Cạo bỏ lớp sơn cũ trên tường bên ngoài nhà K8
m2
3.000,0000
2
Phá lớp vữa trát tường, cột, trụ
m2
750,0000
Khối lượng tính bằng 25% diện tích tường ngoài nhà: 3000*25% = 750
3
Lắp dựng dàn giáo ngoài, cao <= 50 m
100m2
9,0000
1,2*750/100 = 9
4
Trát tường ngoài, dày 2 cm, VXM M75
m2
750,0000
5
Quét vôi 1 nước trắng 2 nước mầu
m2
3.000,0000
6
ốp chân tường, viền tường, viền trụ, cột KT gạch 200x400 mm
m2
100,0000
7
Vận chuyển bằng gánh vác bộ 10m khởi điểm - cát các loại, than xỉ, gạch vỡ
m3
22,5000
750*0,03 = 22,5
8
Vận chuyển bằng gánh vác bộ 50m tiếp theo - cát các loại, than xỉ, gạch vỡ
m3
22,5000
750*0,03 = 22,5
9
Vận chuyển phế thải tiếp 5km, ôtô 7T, dày lớp bóc <= 3 cm
100m2
7,5000
750/100 = 7,5
XVI
HẠNG MỤC: KHU VỰC TRẠM ĐIỆN
1
Cạo bỏ lớp vôi, sơn cũ trên tường ngoài khu vực bốt điện
m2
300,0000
2
Phá lớp vữa trát tường, cột, trụ
m2
90,0000
Khối lượng tính bằng 30% diện tích: 300*30% = 90
3
Trát tường ngoài, dày 2 cm, VXM M75
m2
90,0000
4
Sơn tường ngoài nhà không bả bằng sơn KOVA, 1 nước lót 2 nước phủ
m2
300,0000
5
ốp chân tường, viền tường, viền trụ, cột KT gạch 200x400 mm
m2
50,0000
XVII
HẠNG MỤC: NHÀ BẢO VỆ, CỔNG CHÍNH
1
Cạo bỏ lớp vôi, sơn cũ trên tường ngoài khu vực nhà bảo vệ, cổng chính
m2
400,0000
2
Phá lớp vữa trát tường, cột, trụ
m2
120,0000
Khối lượng tính bằng 30% diện tích: 400*30% = 120
3
Trát tường ngoài, dày 2 cm, VXM M75
m2
120,0000
4
Sơn tường ngoài nhà không bả bằng sơn KOVA, 1 nước lót 2 nước phủ
m2
400,0000
5
ốp chân tường, viền tường, viền trụ, cột KT gạch 200x400 mm
m2
20,0000
XVIII
HẠNG MỤC: TƯỜNG RÀO + KHÁC
1
Cạo bỏ lớp vôi, sơn cũ trên tường, trụ, cột tường rào
m2
3.000,0000
2
Quét vôi 1 nước trắng 2 nước mầu
m2
3.000,0000
XIX
HẠNG MỤC: HẠ NGẦM ĐƯỜNG ĐIỆN
1
Thi công hạ ngầm đường cáp quang, đường thông tin, đường điện trong toàn học viện
trọn gói
1,0000
IV. HÌNH THỨC ĐẦU TƯ:
a) Hình thức đầu tư: Cải tạo, sửa chữa.
b) Nguồn vốn đầu tư: Vốn ngân sách, vốn an ninh thường xuyên và các nguồn vốn khác của Bộ Công An.
c) Hình thức quản lý dự án: Chủ đầu tư tự tổ chức quản lý dự án.
d) Thời gian thực hiện dự án: từ Quý II năm 2015.
CHƯƠNG IV
CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHƯƠNG ÁN PHÒNG,
CHỐNG CHÁY, NỔ
Thực hiện nghiêm chỉnh Điều 18 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, theo Phụ lục 2 quy định tại Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định về Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường, dự án đầu tư xây dựng, cải tạo trường học không nằm trong danh mục các dự án bắt buộc phải đánh giá tác động môi trường mà chỉ cần phê duyệt Cam kết bảo vệ môi trường.
I. Các tác động môi trường:
1. Bụi và khí thải
1.1. Giai đoạn giải phóng mặt bằng và thi công xây dựng
Trong quá trình giải phóng mặt bằng và thi công các hạng mục công trình, môi trường không khí sẽ bị tác động bởi các yếu tố như: ồn, bụi, khí thải (CO2, SO2, NOx...) của các thiết bị dùng trong thi công, và chủ yếu phát sinh từ các hoạt động - là nguồn gây ô nhiễm không khí:
Đào phá nền đường, đào đất, quá trình san lấp tạo mặt bằng thi công khu vực dự án;
Vận chuyển, tập kết các loại vật liệu xây dựng;
Hoạt động của các loại xe tải vận chuyển nguyên vật liệu;
Hoạt động của các thiết bị thi công...
1.2. Giai đoạn vận hành
Trong giai đoạn vận hành, các chất khí phát sinh có thể gây ra mùi khó chịu trong khu vực các khu vệ sinh tại các khối nhà và khu vệ sinh chung phía gần sân vận động nhưng nồng độ các chất gây ô nhiễm này không cao và chỉ ảnh hưởng ở phạm vi nhỏ. Như vậy, tác động của giai đoạn vận hành này đối với chất lượng không khí không đáng kể và có thể kiểm soát được.
2. Nước thải
2.1. Giai đoạn thi công xây dựng
Giai đoạn giải phóng mặt bằng hầu như không có tác động đáng kể đến môi trường nước, hầu hết chỉ là những tác động mang tính chất vật lý như làm tăng hàm lượng các chất rắn lơ lửng và một số các chất do quá trình rửa trôi như dầu mỡ trong môi trường nước nhưng nói chung là không có tác động đáng kể.
Giai đoạn thi công, môi trường nước mặt bị ảnh hưởng bởi các nguồn: nước thải xây dựng, nước thải sinh hoạt khi thi công và nước mưa chảy tràn.
Nước mưa chảy tràn mang theo đất đá, các chất thải dẫu mỡ bôi trơn của máy móc thi công gây ô nhiễm cục bộ nguồn nước mặt.
Nước thải sinh hoạt của công nhân có chứa hàm lượng các chất lơ lửng, chất hữu cơ, chất cặn bã và vi sinh,...
Nước thải của quá trình thi công bao gồm: nước rửa nguyên vật liệu, nước rửa vệ sinh máy móc thiết bị thi công...
2.2. Giai đoạn vận hành
Môi trường nước bị ảnh hưởng với các nguồn gây ô nhiễm chủ yếu là nước mưa chảy tràn và nước thải sinh hoạt của công nhân vận hành, nước thải rửa lọc và cặn bùn từ các công trình xử lý...
Mức độ ảnh hưởng nguồn ô nhiễm này là đáng kể, cần có sự quan tâm và phương hướng giải quyết triệt để. Điều này sẽ được trình bày cụ thể trong các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm.
3. Chất thải rắn
3.1. Giai đoạn thi công xây dựng
Chất thải rắn trong giai đoạn này chủ yếu là cây cối, cỏ dại và các vật liệu khác (rác thải, túi bóng, nhựa). Các chất thải rắn được xử lý dễ dàng với các công đoạn thu gom, nhặt rác của một số người thu, nhặt rác và chuyển đến các cơ sở tái chế, tái sử dụng các vật liệu có thể ; các chất thải rắn hữu cơ như cây cối, cỏ được chất đống đốt hoặc được gom thành đống ủ cho người dân canh tác nông nghiệp địa phương sử dụng.
Như vậy, các tác động về chất thải rắn trong giai đoạn này nói chung là không đáng kể và có thể kiểm soát dễ dàng.
Các chất thải nguy hại phát sinh như: giẻ lau dính dầu mỡ, sơn; dầu nhớt thải; thùng sơn... Tuy nhiên, khối lượng phát sinh loại chất chải này là không đáng kể.
Ảnh hưởng đến đất từ quá trình sinh hoạt của công nhân tại các lán trại tạm do rác thải sinh hoạt. Khối lượng chất thải rắn này nếu không được xử lý sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người trực tiếp thi công.
Ngoài ra, chất thải rắn còn được đề cập đến là các chất thải rắn xây dựng do quá trình thi công để lại. Lượng chất thải này sau đó sẽ được tái sử dụng như đun nấu, tái sử dụng trong các công trình tiếp theo, một phần được đem đi san lấp ở khu vực khác, một số nhỏ được tái chế ở các khu tái chế thông qua những người thu mua, nhặt nên hầu như chất thải này không đáng kể và vì vậy, các tác động của nó cũng không đáng kể.
Cần có các biện pháp xử lý và hướng dẫn cụ thể để giảm các tác động đến người lao động và môi trường. Điều này sẽ được trình bày cụ thể trong các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
3.2. Giai đoạn vận hành
Chất thải rắn sinh ra do hoạt động học tập và sinh hoạt của học sinh và giáo viên. Nếu lượng chất thải rắn này không được thu gom và xử lý triệt để sẽ tạo ưu thế cho quá trình phát sinh các mầm bệnh ảnh hưởng đến học sinh, giáo viên và lan truyền ra nguồn nước mặt, không khí xung quanh. Do vậy, những ảnh hưởng này cần được xem trọng để hạn chế thấp nhất mức độ tác động của chúng trong quá trình vận hành.
4. Các tác động khác
4.1. Tác động đến cảnh quan và hệ sinh thái
Việc đào đất, san lấp mặt bằng và thi công xây dựng các hạng mục của dự án sẽ phải đi qua khu vực sinh sống của học viên, cán bộ chiến sỹ. Các vấn đề cần lưu ý là:
Nếu không có giải pháp thi công phù hợp sẽ làm cản trở giao thông hoặc gây ô nhiễm môi trường không khí, nước, mất mỹ quan, an ninh trật tự trên toàn bộ khu vực thi công.
Nếu không có bàn bạc thống nhất, sự phối hợp giữa người sử dụng và nhà cung cấp, sẽ nảy sinh các mâu thuẫn, thậm chí là giữa các hộ gia đình cũng có thể phát sinh bất đồng.
4.2. Tác động đến các vấn đề xã hội
Giai đoạn giải phóng mặt bằng chủ yếu sẽ thực hiện các công việc chuẩn bị mặt bằng để thi công các hạng mục công trình của dự án. Trước hết là công tác thu hồi đất đai, bồi thường cho các hộ gia đình bị ảnh hưởng, san lấp mặt bằng, mở đường vào khu vực dự án... Các tác động chính trong giai đoạn này là những tác động về mặt xã hội, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân khu vực dự án. Các tác động này có thể làm mất quyền sử dụng đất, thiệt hại về tài sản, hoa màu của những hộ gia đình bị ảnh hưởng, giảm thu nhập hoặc mất nguồn sinh sống. Nếu công tác bồi thường được thực hiện đúng theo quy định và có sự thống nhất giữa chính quyền địa phương và cộng đồng thì những tác động về mặt xã hội không lớn. Ngược lại, việc bồi thường hỗ trợ không thỏa đáng sẽ gây ra những bất đồng, mâu thuẫn giữa các gia đình bị ảnh hưởng hoặc giữa các gia đình bị ảnh hưởng với chính quyền địa phương.
Trong giai đoạn thi công các hạng mục công trình việc đi lại, sinh hoạt của các hộ gia đình xung quanh khu vực dự án cũng bị ảnh hưởng. Vì vậy trong giai đoạn chuẩn bị thi công, cần có biện pháp để giảm thiểu các ảnh hưởng này.
4.3. Các sự cố môi trường trong quá trình thi công và vận hành sau này
Ách tắc giao thông, tai nạn lao động, đặc biệt là trong quá trình thi công
Sự cố về cháy, nổ điện do dùng quá tải; chập dây điện; cháy do kỹ thuật nối; do tia lửa tĩnh điện...
II. Các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường.
1. Biện pháp giảm thiểu tác động trong giai đoạn thi công xây dựng
1.1 Giảm thiểu tác động gây ô nhiễm môi trường không khí:
Làm hàng rào tạm che chắn khu vực thi công để hạn chế bụi phát tán ra môi trường xung quanh;
Tránh vận chuyển vật liệu xây dựng trong các giờ cao điểm (10h30'¸11h30', 16h30'¸17h30'). Tất cả các loại xe vận tải và các thiết bị thi công cơ giới phải đạt tiêu chuẩn quy định của Cục Đăng Kiểm về mức độ an toàn kỹ thuật và an toàn môi trường mới được phép hoạt động. Khi chuyên chở vật liệu (xi măng, cát, gạch ngói) các xe vận tải phải được phủ bạt kín để tránh rơi vãi và giảm phát tán bụi trên đường. Không sử dụng các loại xe vận chuyển quá cũ và không chở vật liệu rời quá tải;
Các loại máy móc thiết bị thi công phải được kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên nhằm giảm lượng khí thải và tiếng ồn; Sử dụng máy khoan, búa máy phải đúng công suất để hạn chế độ ồn, rung ảnh hưởng đến các công trình phụ cận khác. Nghiêm cấm khoan, đào, đóng cọc bê tông và các máy móc gây ồn lớn hoạt động vào ban đêm (từ 22h hôm trước đến 5h sáng hôm sau) và giờ nghỉ trưa (từ 11h30 phút đến 13h30 phút);
Tại các khu vực đường giao thông không bằng phẳng các phương tiện vận chuyển phải giảm tốc độ để hạn chế độ rung, ồn và đảm bảo an toàn.
1.2. Giảm thiểu tác động gây ô nhiễm môi trường nước:
Đối với nước thải sinh hoạt của công nhân: Bố trí xây dựng bể tự hoại 3 ngăn để xử lý, đảm bảo nước thải sinh hoạt sau khi được xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT mới được phép thải ra môi trường ngoài. Nguyên tắc hoạt động của bể là lắng cặn và phân hủy sinh học trong điều kiện yếm khí.
Đối với nguồn nước thải từ các khu vệ sinh được thu gom vào bể tự hoại có ngăn lắng để lắng cặn, sau đó thoát ra hệ thống thoát nước chung của khu vực.
1.3. Giảm thiểu tác động gây ô nhiễm môi trường đất:
San lấp vào chỗ trũng hoặc mặt bằng các chất thải rắn vô cơ như đất đá, cát sỏi, gạch vỡ, bê tông...
Tái sử dụng làm nguyên liệu sản xuất đối với chất thải rắn là kim loại, nhựa, giấy, bao bì ...
Rác thải sinh hoạt dễ phân huỷ được thu gom hàng ngày và đổ đúng nơi quy định của địa phương.
2. Biện pháp giảm thiểu tác động khi dự án đi vào hoạt động
2.1. Giảm thiểu tác động gây ô nhiễm môi trường không khí:
Vì nguồn gây ô nhiễm và tác động đến môi trường không khí trong giai đoạn này là không lớn nên việc trồng cây xanh trong khuôn viên trường vừa cải thiện điều kiện vi khí hậu vừa hạn chế bụi, tiếng ồn. Cây xanh tạo bóng mát thường được trồng trong trường chủ yếu là các loại cây có tán lá rộng và phát triển chiều cao vừa phải như bàng, xoài, bằng lăng, điệp, hoa sữa... và trồng một số loại cây cảnh, vườn hoa, thảm cỏ để tạo mỹ quan cho khuôn viên trường. Các cây được trồng dọc theo tường rào, dọc các trục đường giao thông nội bộ và trong khu vực hồ điều hòa, mật độ khoảng 5m2/cây.
2.2. Giảm thiểu tác động gây ô nhiễm môi trường nước:
Nhà trường sẽ tiến hành xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước mưa, nước thải hoàn chỉnh và đồng bộ.
Đối với nước mưa chảy tràn: Nhà trường xây dựng hệ thống mương thoát để thu dẫn và thoát nước mưa. Dọc hệ thống mương được bố trí các hố ga để lắng đất cát, khoảng cách đặt hố ga là 30m/hố. Nhà trường thường xuyên nạo vét mương và hố ga để tránh tắc nghẽn. Nước mưa sau khi chảy vào hệ thống mương thoát của trường sẽ chảy ra hệ thống thoát nước chung của khu vực.
Đối với nước thải sinh hoạt:
Nước thải từ nhà bếp được dẫn vào mương thoát có song chắn rác tới bể tách mỡ để tách và thu các loại mỡ động vật và thực vật, các loại dầu... có trong nước thải. Bể gồm hai phần: ngăn thu cặn và ngăn thu chất nổi. Trong phần thu cặn, các tạp chất rắn (chủ yếu là chất hữu cơ) lắng xuống đáy bể. Mỡ và các chất nổi được vớt lên thường xuyên bằng gàu múc. Thể tích bể: 3 m3.
Nước thải nhà vệ sinh của các phân khu chức năng được xử lý bằng bể tự hoại cải tiến với các vách ngăn mỏng và ngăn lọc kỵ khí (BASTAF) tại mỗi nhà, sau đó thoát ra hệ thống thoát nước chung của khu vực.
Nước thải nhà vệ sinh sau khi được xử lý bằng bể tự hoại cải tiến, hiệu quả xử lý đạt trên 80% dẫn về bể lắng chung để lắng cặn và khử trùng trước khi thải ra môi trường ngoài. Tại các bể phốt của từng phân khu riêng định kỳ 01 tuần/lần, Nhà trường sẽ dùng chế phẩm sinh học EM để thúc đẩy sự phân hủy của vi sinh vật và khử mùi nước thải.
2.3. Giảm thiểu tác động do chất thải rắn:
Đối với rác thải sinh hoạt: Thu gom rác thải, đựng trong bao bì, để đúng nơi quy định. Cuối mỗi ngày, công nhân vệ sinh sẽ chuyển về vị trí tập kết. Nhà trường ký hợp đồng với Công ty Môi trường đô thị để thu gom và vận chuyển rác thải về bãi chôn lấp rác của xã Đại Đồng.
Nhà trường bố trí các thùng rác ngay trong phòng làm việc của các phòng ban và ngoài hành lang của các khối nhà. Ngoài ra, trước các nhà cao tầng bố trí 2 thùng rác lớn để tập trung rác thải hàng ngày từ các phòng làm việc, phòng học. Các loại rác thải như giấy loại, chai lọ được tận dụng để bán phế liệu tái sử.
2.3. Biện pháp giảm thiểu sự cố rủi ro:
Có đầy đủ phương tiện và trang thiết bị chữa cháy như bình bọt, chăn chiên, hố cát, họng nước cứu hỏa Lắp đặt các thiết bị phòng cháy ở tất cả các tầng của Trường, bố trí nơi dễ nhìn thấy. Lắp đặt mạng lưới cấp nước chữa cháy có áp lực cao, đủ lưu lượng sử dụng cần thiết khi có hỏa hoạn xảy ra;
Các hạng mục công trình đều được chống sét đảm bảo đạt tiêu chuẩn về chống sét cho các công trình xây dựng TCXD 46-84. Hệ thu sét của mỗi nhà được thiết kế là hệ thu sét lưới nối với hệ tiếp địa qua kẹp kiểm tra.
Cán bộ, giáo viên và học sinh, được chỉ dẫn nội quy an toàn về điện và phòng chống cháy nổ, cách sử dụng thiết bị chữa cháy.
Học sinh cũng như giáo viên phải thực hiện tốt nội quy trường học; chấp hành tốt pháp luật liên quan đến bảo vệ môi trường để tránh những tai nạn đáng tiếc.
III. Cam kết bảo vệ môi trường.
Học viện Cảnh sát Nhân dân cam kết:
Thực hiện nghiêm chỉnh luật bảo vệ môi trường, chiến lược và kế hoạch hành động Quốc gia, tiêu chuẩn nhà nước về bảo vệ môi trường trong các hoạt động thi công, xây dựng; các quy định hiện hành về việc quản lý môi trường, phòng ngừa, kiểm soát, xử lý, khắc phục ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường;
Tuân thủ nghiêm ngặt và đảm bảo các thông số môi trường đạt tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam theo hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường được ban hành mới nhất về các thông số chất lượng môi trường trong giới hạn cho phép.
Thực hiện tất cả các biện pháp bảo vệ môi trường và bảo vệ nguồn nước cấp trong biện pháp giảm thiểu tác động môi trường đối với từng hạng mục công trình như đã trình bày ở trên.
Chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam nếu vi phạm các công ước Quốc tế và các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam về Môi trường.
CHƯƠNG VIII
TỔNG MỨC ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN
I. Tổng mức đầu tư
STT
Khoản mục chi phí
Ký hiệu
Thành tiền
Trước VAT
Thuế VAT
Sau VAT
I
CHI PHÍ XÂY DỰNG
Gxd
5.444.644.722
544.464.472
5.989.109.194
Chi phí xây dựng
I.1
5.444.644.722
544.464.472
5.989.109.194
II
CHI PHÍ THIẾT BỊ
Gtb
-
III
CHI PHÍ QUẢN LÝ DỰ ÁN
Gqlda
137.422.833
13.742.283
151.165.116
IV
CHI PHÍ TƯ VẤN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
Gtv
411.597.002
37.159.700
408.756.702
4,1
Chi phí khảo sát địa hình (tạm tính)
40.000.000
4.000.000
44.000.000
4,3
Chi phí thẩm tra hiệu quả dự án đầu tư
5.335.752
533.575
5.869.327
4,5
Chi phí lập báo cáo kinh tế - kế thuật
182.722.277
18.272.228
200.994.505
4,6
Chi phí thẩm tra thiết kế
11.215.968
1.121.597
12.337.565
4,7
Chi phí thẩm tra dự toán
10.889.289
1.088.929
11.978.218
4,8
Chi phí lập HSMT & đánh giá HSDT xây lắp
18.348.453
1.834.845
20.183.298
4.10
Chi phí giám sát thi công XD
143.085.263
14.308.526
157.393.790
V
CHI PHÍ KHÁC
Gk
73.992.722
7.399.272
81.391.994
5.1
Lệ phí thẩm định dự án đầu tư
20.090.739
2.009.074
22.099.813
5.2
Chi phí bảo hiểm công trình
-
5.3
Chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán
20.090.739
2.009.074
22.099.813
5.4
Chi phí kiểm toán
33.811.244
3.381.124
37.192.368
VI
CHI PHÍ DỰ PHÒNG
GDP
565.606.028
56.560.603
622.166.630
6.1
Dự phòng cho yếu tố khối lượng phát sinh
GDP1
282.803.014
28.280.301
311.083.315
6.2
Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá
GDP2
282.803.014
28.280.301
311.083.315
TỔNG CỘNG
6.633.263.306
659.326.331
7.252.589.636
LÀM TRÒN
7.252.590.000
(Bảy tỷ, hai trăm năm mươi hai triệu, năm trăm chín mươi nghìn đồng ./. )
(Chi tiết xem Dự toán cải tạo kèm theo)
II. Dự toán chi phí xây lắp:
1. Căn cứ xác định dự toán chi phí xây lắp:
Khối lượng chủ yếu các công tác xây lắp cơ bản xác định theo hồ sơ thiết kế cải tạo công trình: Sơn lại toàn bộ mặt ngoài các khối nhà; hạ ngầm đường dây điện, dây thông tin - Học viện Cảnh sát nhân dân do Công ty Cổ phần Kiến trúc cảnh quan Thăng Long lập tháng 4/2015.
Định mức dự toán xây dựng công trình - phần xây dựng ban hành kèm theo văn bản số 1776/2007/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng;
Định mức dự toán xây dựng công trình - phần lắp đặt ban hành kèm theo văn bản số 1777/2007/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng;
Định mức dự toán xây dựng công trình - phần khảo sát ban hành kèm theo văn bản số 1779/2007/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng;
Định mức dự toán xây dựng công trình - phần sửa chữa ban hành kèm theo văn bản số 1129/2009/QĐ-BXD ngày 07/12/2009 của Bộ Xây dựng;
Định mức dự toán xây dựng công trình - phần chiếu sáng ban hành kèm theo văn bản số 340/2011/QĐ-UBND ngày 20/01/2011 của UBND Tp. Hà Nội;
Đơn giá xây dựng theo Quyết định số 5481/2011/QĐ-UBND ngày 24/11/2011 của UBND Tp. Hà Nội;
Đơn giá xây dựng theo Quyết định số 462/2014/QĐ-UBND ngày 21/01/2014 của UBND Tp. Hà Nội;
Đơn giá khảo sát theo Quyết định số 5478/2011/QĐ-UBND ngày 24/11/2011 của UBND Tp. Hà Nội;
Đơn giá lắp đặt theo Quyết định số 5479/2011/QĐ-UBND ngày 24/11/2011 của UBND Tp. Hà Nội;
Đơn giá sửa chữa theo Quyết định số 5480/2011/QĐ-UBND ngày 24/11/2011 của UBND Tp. Hà Nội;
Đơn giá chiếu sáng theo Quyết định số 340/2011/QĐ-UBND ngày 20/01/2011 của UBND Tp. Hà Nội;
Bảng giá ca máy và thiết bị thi công ban hành kèm theo Quyết định số 5477/2011/QĐ-UBND ngày 24/11/2011 của UBND Tp. Hà Nội;
Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng về việc ban hành Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình.
Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/07/2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn việc lập & quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình.
Quyết định số 3976/QĐ-UBND ngày 16/7/2014 của UBND Tp. Hà Nội v/v hướng dẫn điều chỉnh dự toán với các công trình sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn Tp. Hà Nội;
Nghị định số 103/2014/NĐ-CP ngày 11/11/2014 của Chính phủ về việc quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động;
Công văn số 551/BXD-KTXD ngày 02/4/2013 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn điều chỉnh chi phí nhân công để lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo Nghị định số 103/2012/NĐ-CP;
Các Thông báo giá vật liệu của liên Sở Tài chính - Xây dựng Tp. Hà Nội;
Các thông báo giá vật tư tại thị trường Hà Nội tại thời điểm lập dự toán.
Các văn bản khác có liên quan.
2. Giá trị dự toán chi phí xây lắp:
STT
Tên hạng mục
Giá trị sau thuế
Ghi chú
1
NHÀ HIỆU BỘ
707.907.784
Xem dự toán chi tiết
2
NHÀ K4
827.886.965
Xem dự toán chi tiết
3
NHÀ K6
827.886.965
Xem dự toán chi tiết
4
NHÀ H1
496.351.142
Xem dự toán chi tiết
5
NHÀ H2
473.706.467
Xem dự toán chi tiết
6
NHÀ H3
66.213.648
Xem dự toán chi tiết
7
NHÀ K7
537.215.296
Xem dự toán chi tiết
8
NHÀ ĂN QUỐC TẾ
81.162.498
Xem dự toán chi tiết
9
NHÀ K1
238.036.326
Xem dự toán chi tiết
10
NHÀ K2
177.665.148
Xem dự toán chi tiết
11
NHÀ K3
158.629.597
Xem dự toán chi tiết
12
NHÀ K8
271.636.877
Xem dự toán chi tiết
13
NHÀ ĂN 3 TẦNG
244.052.320
Xem dự toán chi tiết
14
NHÀ THI ĐẤU - KHU CANTEEN
85.127.509
Xem dự toán chi tiết
15
KHU VỰC TRẠM ĐIỆN
85.127.509
Xem dự toán chi tiết
16
HỘI TRƯỜNG A
94.576.791
Xem dự toán chi tiết
17
HỘI TRƯỜNG B
52.781.063
Xem dự toán chi tiết
18
NHÀ BẢO VỆ, CỔNG CHÍNH
87.014.006
Xem dự toán chi tiết
19
TƯỜNG RÀO + KHÁC
92.281.545
Xem dự toán chi tiết
20
HẠ NGẦM ĐƯỜNG ĐIỆN
383.849.736
Xem dự toán chi tiết
TỔNG GIÁ TRỊ DỰ THẦU :
5.989.109.194
Bằng chữ: Năm tỷ, chín trăm tám mươi chín triệu, một trăm lẻ chín nghìn, một trăm chín mươi tư đồng ./.
(Chi tiết xem bảng Dự toán cải tạo kèm theo)
III. Hiệu quả xã hội của dự án
Thực trạng xuống cấp của hệ thống các khối nhà tại Học viện Cảnh sát nhân dân đã diễn ra trong một thời gian dài và đang ngày càng nghiêm trọng theo từng năm do cơ sở vật chất nhà trường đã được đầu tư xây dựng từ lâu và không được duy tu, bảo trì thường xuyên. Điều này đã ảnh hưởng không tốt đến tâm lý cũng như điều kiện dạy và học của tập thể giảng viên, học viên trong Học viện.
Trước thực trạng đó, dự án đầu tư: Sơn lại toàn bộ mặt ngoài các khối nhà; hạ ngầm đường dây điện, dây thông tin - Học viện Cảnh sát nhân dân không chỉ giải quyết được những vấn đề bất cập trên, tạo môi trường rèn luyện học tập, tốt cho các đối tượng học viên thuộc đội ngũ những cán bộ nòng cốt trong tương lai của lực lượng cảnh sát nhân dân các tỉnh, thành phố trên cả nước mà còn mang lại diện mạo hoàn toàn mới cho Học viện Cảnh sát nhân dân góp phần nâng tầm Học viện Cảnh sát nhân dân sánh ngang với các đơn vị đầu ngành khác của Bộ Công An.
CHƯƠNG IX
KẾT LUẬN
Dự án đầu tư: Sơn lại toàn bộ mặt ngoài các khối nhà; hạ ngầm đường dây điện, dây thông tin thuộc Học viện Cảnh sát nhân dân tại Phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Tp. Hà Nội không chỉ khắc phục được tình trạng xuống cấp nghiêm trọng về cơ sở vật chất hiện nay mà còn mang lại những hiệu quả kinh tế - xã hội to lớn, thiết thực.
Vì vậy, chúng tôi Kính đề nghị Tổng cục IV và các cơ quan chức năng có liên quan của Bộ Công An sớm thẩm định và trình lãnh đạo Bộ Công An phê duyệt để dự án sớm được triển khai thực hiện, kịp thời đáp ứng cơ sở vật chất cho Học viện trong dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện quan trọng như Đại hội đại biểu Đảng bộ khóa XII của Học viện Cảnh sát nhân dân, kỷ niệm 70 năm thành lập lực lượng Công an nhân dân (19/8/1945 - 19/8/2015) và phục vụ công tác giảng dạy, học tập của Học viện từ năm học 2015-2016.
Người Lập
CÔNG TY CỔ PHẦN
KIẾN TRÚC CẢNH QUAN THĂNG LONG
Ks. KTXD Phan Thị Minh Thảo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuyet_minh_bcktkt_cai_tao_hoc_vien_canh_sat_4026.doc