Đầu tư xây dựng mới trường Phổ thông Hoàng Diệu Asean tạo ra một cơ sở vật chất đủ mọi điều kiện đáp ứng mục đích đào tạo hiện đại, khu nội trú cho học sinh, nhà khách cho giáo viên, cảnh quan cây xanh, khu vui chơi thể thao rèn luyện thể chất, nâng cao kỹ năng và điều kiện sống cho học sinh. Với số lượng 810 học sinh và 100 giáo viên học tập và giảng dạy.
Thực hiện đúng và tốt chủ chương chính sách của Đảng và Nhà nước về xã hội hoá giáo dục, đúng với nguyện vọng của Bác Hồ : “Ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Đúng với mục tiêu chiến lược của nhà trường là đào tạo một thế hệ trẻ ưu tú có đủ khả năng hội nhập khu vực và thế giới.
29 trang |
Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 11542 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng công trình Trường phổ thông Hoàng Diệu Asean, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I
THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
Tên dự án, địa danh liên lạc
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH:
TRƯỜNG PHỔ THÔNG HOÀNG DIỆU ASEAN
Tên giao dịch bằng tiếng Anh: Hoang Dieu Asean school JSC
Địađiểm liên lạc: 39 Hàn Mạc Tử, TP Pleiku, Gia Lai
Điện thoại: 0596 250796
Chương I
SỰ CẦN THIẾT VÀ MỤC TIÊU ĐẦU TƯ
I. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ:
- Căn cứ nghị định 53/2006//NĐ-CP ngày 25/5/2006 của Chính phủ, về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập.
- Căn cứ quyết định số 39/2001/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2001 của bộ trưởng Bộ Giáo dục đào tạo về quy chế tổ chức và hoạt động của các trường ngoài công lập.
- Căn cứ công văn số 08.12/CV-ACG ngày 30/5/2012 của Công ty cổ phần phát triển văn hoá giáo dục cộng đồng Asean gửi UBND tỉnh Gia Lai về việc thuê đất xây dựng trường tư thục chất lượng cao Asean..
- căn cứ văn bản số 2684/UBND-CNXD ngày 21/8/2012 của UBND tỉnh Gia lai về việc thống nhất vị trí, diện tích đất cho thuê để xây dựng trường tư thục chất lượng cao Asean.
- Các thông tư liên Bộ hướng dẫn quy trình lập dự án đầu tư.
- Căn cứ Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003
- Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dưng.
- Tiêu chuẩn thiết kế trường học phổ thông: TCVN 3978 : 1984
- Quy phạm, quy chuẩn của Nhà nước về thiết kế công trình công cộng, thiết kế kết cấu, điện, nước, PCCC, chống mối mọt, chống sét.
- Định mức suất vốn đầu tư và xây dựng năm 2012 của Bộ xây dựng ban hành kèm - quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29//09/2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
- Định mức suất vốn đầu tư và xây dựng năm 2012 của Bộ xây dựng ban hành kèm theo quyết định số 725/QĐ-BXD ngày 09/08/2012 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
- Các tài liệu do công ty cổ phần phát triển văn hoá giáo dục cộng đồng Asean cung cấp về hiện trạng đất đai, nhiệm vụ, mục tiêu đầu tư
- Hợp đồng số ./2012/HĐ-TVXD về việc lập dự án đầu tư, thiết kế KT thi công ký ngày tháng năm 2012 giữa công ty cổ phần phát triển văn hoá giáo dục cộng đồng Asean và Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng Bắc Á-Hà Nội.
II-CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC -BIÊN CHẾ
1- KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN:
Với mục tiêu kết hợp những nét ưu việt của giáo dục Việt Nam với công nghệ giáo dục hiện đại thế giới. Trường Phổ thông Hoàng Diệu-Asean được thành lập nhằm mục tiêu đào tạo một thế hệ trẻ ưu tú có đủ điều kiện và khả năng hội nhập với khu vực và thế giới. Đồng thời với việc hoàn thành chương trình của Bộ giáo dục và Đào tạo, nhà trường tăng cường dạy môn tiếng Anh, giảng dạy Toán và các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh .
Về đội ngũ giáo viên, nhà trường kết hợp xây dựng quan hệ hai chiều giữa các giáo viên lâu năm, giàu kinh nghiệm như Nhà giáo nhân dân Vũ Hữu Bình, Nhà giáo ưu tú Vũ Dương Quỹ, Nhà giáo ưu tú Hàn Liên Hải, PGS.TS Nhà giáo ưu tú Vũ Dương Thuỵ, PGS.TS . Nhà giáo ưu tú Đỗ Trung Hiệu, cô Phạm Thị Thuý.... với một lớp giáo viên trẻ, tốt nghiệp loại khá giỏi ở đại học sư phạm có khả năng sử dụng tiếng Anh và máy vi tính thành thạo. Để đảm bảo chất lượng việc dạy và học tiếng Anh, Toán và các môn tự nhiên bằng tiếng Anh, nhà trường có TS. Hà Cẩm Tâm là cố vấn khoa học về chương trình và bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh cùng một đội ngũ giáo viên nước ngoài có bằng cấp sư phạm để giảng dạy cho học sinh.
2-CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA NHÀ TRƯỜNG:
2.1. Trường Phổ thông Hoàng Diệu - Asean có tư cách pháp nhân đầy đủ theo quy định của pháp luật, có con dấu, hoạt động độc lập về tài chính, có tài khoản và Điều lệ của Trường.
2.2 Xây dựng chiến lược phát triển kế hoạch giáo dục, đào tạo phù hợp với chức năng, nhiệm vụ đã đăng ký và chịu trách nhiệm về các chứng chỉ của mình trước pháp luật.
2.3. Chịu trách nhiệm chuyên môn trước Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai. Hoạt động theo phương thức lấy thu bù chi, tự chủ về tài chính, có tài khoản tại Ngân hàng theo quy định của Nhà nước.
2.4. Chịu trách nhiệm tài chính hữu hạn đối với các khoản nợ trong phạm vi vốn .
2.5. Được lập các quỹ theo quy định của Nghị quyết của Đại hội cổ đông, cam kết thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của Trường đối với pháp luật của Nhà nước và ngành giáo dục.
2.6 Tuyển chọn, thuê, bố trí, sử dụng, đào tạo đội ngũ giáo viên và công nhân viên, cho thôi việc, lựa chọn các hình thức trả lương, thưởng trên cơ sở cống hiến, hiệu quả công việc, thực hiện các quyền khác của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật lao động.
2.7 Quyết định sử dụng và phân phối lợi nhuận cho cổ đông mai sau khi đã làm đủ nghĩa vụ với Nhà nước. Lập và sử dụng các quỹ theo quy định của Nhà nước và quyết định của Hội đồng quản trị.
3. TỔ CHỨC NHÀ TRƯỜNG:
Trường hoạt động theo nguyên tắc bình đẳng dân chủ và tôn trọng pháp luật. Cơ quan quyết định cao nhất của trường là Hội đổng quản trị và đại hội cổ đông của trường.
Đại hội cổ đông bầu Hội đồng quản trị, bầu ban kiểm soát từ nhiệm kỳ thứ hai trở đi.
Các cổ đông cùng góp vốn, cùng hưởng cổ tức và cùng chịu rủi ro tương ứng với phần góp vốn và chịu trách nhiệm về các khoản nợ của trường trong phạm vi phần vốn của mình và quyết định của đại hội cổ đông.
Điều hành hoạt động hành ngày của trường là Hiệu trưởng, ban giám đốc do Hội đồng quản trị lựa chọn hoặc thuê.
Ban giám đốc gồm có Giám đốc điều hành và các chức danh Hiệu trưởng đối với khối giáo dục phổ thông, Giám đốc trung tâm ngoại ngữ và Giám đốc liên kết đào tạo (trong nước và ngoài nước)
Trường tư thục chất lượng cao Asean có Chi bộ Đảng hoạt động theo Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam và điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam.
Tổ chức công đoàn, thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội khác hoạt động theo pháp luật nước CHXHCN Việt Nam và điều lệ của tổ chức này.
Bao gồm các nhà giáo nhiều kinh nghiệm: Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú, PGS.TS...
Với một lớp giáo viên trẻ, tốt nghiệp loại khá giỏi ở đại học sư phạm có khả năng sử dụng tiếng Anh và máy vi tính thành thạo.
4. QUI MÔ ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG
Quy mô đào tạo cấp III dự kiến khoảng 560 đến 750 ( dự kiến khi phát triển qui mô)
Gồm : + 16 lớp , số lượng học sinh: 35 học sinh 1 lớp
Lớp 10 4 lớp , 11- 4 lớp, 12- 4 lớp
+ 4 lớp song ngữ
5. MỤC TIÊU ĐẦU TƯ
5.1. Mục tiêu
- Thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục của Nhà nước và thực hiện nguyện vọng “Ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” của Bác Hồ và không ngừng nâng cao chất lượng của học sinh tiến kịp với trình độ kiến thức hiện đại.
- Tạo điều kiện cho các cháu học sinh có đủ trình độ văn hóa, ngoại ngữ cũng như tính tự lập để có thể đi du học nước ngoài và các trường đại học trong nước.
- Giúp cho các phụ huynh có ít thời gian gần gũi chăm sóc con cái học tập yên tâm về phẩm chất và năng lực của con em mình.
- Tập thể các thầy, cô giáo tâm huyết với nghề, say mê và hết lòng vì sự nghiệp giáo dục cùng nhau góp công sức, trí tuệ và kinh tế mang lại lợi ích cho xã hội và bản thân.
- Thực hiện một công việc mang đậm tính nhân văn của nhà trường là tổ chức đón các con em dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa về trường nuôi dưỡng và đào tạo giáo dục làm hạt giống giúp cho dân tộc họ phát triển hội nhập với các vùng đồng bằng, thành thị và thế giới.
5.2. Phạm vi giáo dục:
- Đào tạo học sinh phổ thông ở bậc trung học phổ thông theo chuẩn của Bộ Giáo dục đào tạo và quốc tế.
- Đào tạo tiếng Anh các hệ.
- Liên kết đào tạo liên thông trung học phổ thông và đại học với các trường đại học nước ngoài.
- Đào tạo hướng nghiệp.
- Tổ chức nghiên ứng dụng khoa học kỹ thuật từng bước đổi mới công tác giáo dục, mở thêm các nội dung đào tạo trong phạm vi cho phép.
6. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG
- Vị trí địa lý, địa bàn chiến lược vùng tây nguyên: thành phố Pleiku là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học... nơi hội tụ các nhân tài của vùng Tây nguyên.
Hiện nay trên địa bàn vùng Tây Nguyên nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng, nền kinh tế thị trường, hội nhập thế giới nên các gia đình có con nhỏ đang cần một mô hình đào tạo liên thông có chất lượng quốc tế; học nội trú, bán trú để các phụ huynh yên tâm về con cái mình được giáo dục tốt cả về tri thức, thể chất, có tính tự lập cao, để hoàn thiện cuộc sống.
Với chủ trương đào tạo cấp III, định hướng nghề nghiệp cho học sinh, đào tạo song ngữ, du học, định hướng hội nhập, đào tạo chất lượng theo mô hình quốc tế, liên doanh liên kết với các doanh nghiệp lớn đảm bảo cung cấp nguồn lao động có tay nghề cao cho định hướng đào tạo nghề; Đây là những ưu điểm rõ nét nhất để đảm bảo nguồn tuyển sinh của nhà trường.
Ngoài ra nhà trường còn liên kết với các doanh nghiệp để hướng dẫn, thực hành học nghề, kết hợp với các trường Cao đẳng, Đại học để liên kết đào tạo và hướng nghiệp cho học sinh học hết THPT vào Đại học hay đi học nghề.
Kế hoạch tuyển sinh đến năm học 2013-2014 tổng số là 500 đến 750 học sinh
Để đáp ứng đầy đủ các điều kiện dạy và học của nhà trường, đúng với mục tiêu phấn đấu khi thành lập trường và tâm huyết của Hội đồng quản trị cũng như của toàn thể giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh. Cho nên việc đầu tư xây dựng mới một ngôi trường đạt tiêu chuẩn Quốc tế về cơ sở vật chất trên khu đất mới được giao để phát triển trường Phổ thông Hoàng Diệu - Asean trở thành trường Trung học phổ thông đẳng cấp khu vực Tây Nguyên và Quốc tế tại Việt Nam là cần thiết và cấp bách.
7. ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Địa điểm xây dựng trường xin xây dựng tại trên diện tích đất 2,44ha
- căn cứ văn bản số 2684/UBND-CNXD ngày 21/8/2012 của UBND tỉnh Gia lai về việc thống nhất vị trí, diện tích đất cho thuê để xây dựng trường tư thục chất lượng cao Asean.
Vị trí thuận lợi về giao thông đi lại, nằm trong khu dân cư,
8. ĐIỀU KIỆN CUNG CẤP NGUYÊN VẬT LIỆU
Vị trí xây dựng trường nằm trên địa bàn thành phố Pleiku, rất thuận lợi cho việc cung cấp các loại vật tư, thiết bị cho công tác xây dựng công trình. Khoảng cách vận chuyển vật tư thiết bị gần, tạo điều kiện cho công tác xây dựng đẩy nhanh được tiến độ.
Thành phố Pleiku là nơi tập trung đầy đủ các loại vật tư, thiết bị cung cấp cho ngành xây dựng như: cát, đá , sỏi, xi măng, sắt thép, các trạm trộn bê tông tươi, các vật tư hoàn thiện công trình, các thiết bị đồ dùng dạy học, khoảng cách vận chuyển gần... đảm bảo mọi điều kiện thuận lợi cho quá trình xây dựng và đưa công trình vào sử dụng một cách nhanh nhất.
Chương II
QUY MÔ VÀ DIỆN TÍCH
I . QUY MÔ CÔNG TRÌNH:
Xây mới đồng bộ 100%
Cấp công trình: Cấp III
Cấp PCCC : Cấp III
Chiều cao trung bình: 3,0 tầng
Mật độ xây dựng: 12-15%
Diện tích xây dựng: 3.173m2
Diện tích khu đất: 24.744m2
Tuổi thọ công trình : Từ 20 đến 30 năm
Gồm các khối chức năng:
Khối nhà học lý thuyết
Khối nhà học thực hành
Khối nhà hiệu bộ,
Khối phục vụ học tập
Khối nhà nội trú học sinh
Nhà khách trường
Sân bãi thể dục thể thao
Sân vườn, giao thông nội bộ, cây xanh, hàng rào, nhà bảo vệ, nhà để xe
Khu kỹ thuật: trạm bơm nước, trạm điện
II. QUY MÔ DIỆN TÍCH, GIẢI PHÁP THIẾT KẾ:
Tình hình phát triển kinh tế hiện nay ở nước ta nói chung và ở địa bàn thành phố Pleiku nói riêng đang trên đà đổi mới và hội nhập, nền kinh tế thị trường đang phát triển, nhu cầu về đào tạo giáo dục cho thế hệ trẻ từ mẫu giáo đến đại học có trình độ ngày càng cần thiết và cấp bách.
Bố cục quy hoạch vị trí công trình dựa trên quy hoạch tổng thể phân khu chức năng hợp lý.
1-CÔNG NĂNG, DIỆN TÍCH :
Do tính chất đặc thù của trường chất lượng cao là đào tạo theo tiêu chuẩn cao, hiện đại, có nội trú cho học sinh và nhà khách cho thầy cô giáo và chuyên gia. Do vậy việc thiết kế quy hoạch tổng thể, phân khu chức năng phải rõ ràng, thể hiện được đầy đủ tính chất của từng chức năng trong cùng một tổng thể, nhưng phải gắn kết được thành một chuỗi liên hoàn thể hiện được trọng tâm về đào tạo trong giáo dục hiện đại.
Quy hoạch tổng thể toàn trường phải đầy đủ các công năng phục vụ cho công tác đào tạo của trường và đảm bảo theo tiêu chuẩn trường cấp III: Khu học tập, khu nhà hiệu bộ, khu nhà xưởng dạy nghề, phòng thí nghiệm, khu sinh hoạt văn hóa và trưng bày sản phẩm đào tạo của nhà trường ; ngoài ra còn phải đầy đủ các dịch vụ như nhà nội trú cho học sinh, nhà ăn, khu thể dục thể thao, khu vui chơi giải trí, học tập ngoài trời, khu nhà khách cho giáo viên trong nước và giáo viên nước ngoài....
Vì mục tiêu và chiến lược đào tạo của nhà trường là nguồn học sinh khắp cả nước nên điều kiện phải có Nhà nội trú cho học sinh theo tiêu chuẩn đáp ứng ít nhất là 30% học sinh .
Điều kiện có các giáo viên nước ngoài, chuyên gia giảng dạy nên phải có Nhà khách đáp ứng điều kiện cho số lượng khoảng 33,5% giáo viên
BỐ TRÍ CÔNG NĂNG LÀM VIỆC CHO KHỐI NHÀ
Số lượng: gồm 12 lớp + 4 lớp song ngữ mỗi lớp 35 học sinh
16 x 35 = 560hs 4 lớp 10, 4 lớp 11, 4 lớp 12
Tổng cộng số lượng học sinh năm đầu: 560 học sinh.
Số lượng giáo viên: 120
A. KHỐI HỌC LÝ THUYẾT
Tiêu chuẩn diện tích cho một phòng học là 66m2. Khối cấp III có đầy đủ các phòng thí nghiệm của bộ môn Sinh, Lý, Hóa, phòng học nghề
Bảng diện tích sử dụng tiêu chuẩn (Tiêu chuẩn 3978 - 1994)
TT
Tên phòng
Diện tích tiêu chuẩn (m2)
Số lượng
Tổng diện tích (m2)
1
Phòng học bộ môn
66,0
36
2376,0
2
Phòng học song ngữ
66,0
12
792,0
3
Phòng nghỉ giáo viên
24,0
03
72,0
4
Phòng kho dụng cụ thí nghiệm lí - hoá - sinh
24,0
03
72,0
5
Phòng thí nghiệm thực hành lí - hoá - sinh
66,0
03
198,0
7
Phòng ăn
0,75m2/1hs x 1680hs x 50%
01
630,0
Cộng
4140,0
-Tính toán diện tích thiết kế:
- Áp dụng công thức tính diện tích thiết kế như sau:
+ Hệ số sử dụng : Ksd = 0,60
+ Hệ số sàn : Ksàn = 0,9
- Diện tích sử dụng = Diện tích tính toán tiêu chuẩn / Ksd
- Diện tích sàn = Diện tích sử dụng / Hệ số Ksàn
+ Diện tích sử dụng tiêu chuẩn: 4140,0m2
+ Diện tích phụ trợ: 40% x 4140,,0m2 = 1656,0m2
+ Cộng diện tích sử dụng: 1656,0m2 + 4140,0m2 = 5796,0m2
Tổng diện tích sàn: 5796,0m2: 0,9 = 6440,0m2
B. KHỐI THỰC HÀNH:
Bảng diện tích sử dụng tiêu chuẩn
TT
Tên phòng
Diện tích tiêu chuẩn (m2)
Số lượng
Tổng diện tích (m2)
1
Xưởng thực hành về mộc
72,0
01
72,0
2
Xưởng thực hành về cơ khí
72,0
01
72,0
3
Xưởng thực hành điện
72,0
01
72,0
4
Phòng học nữ công may, thêu
54,0
01
54,0
5
Kho các xưởng
24,0
04
96,0
Cộng
366,0
-Tính toán diện tích thiết kế:
- Áp dụng công thức tính diện tích thiết kế như sau:
+ Hệ số sử dụng : Ksd = 0,60
+ Hệ số sàn : Ksàn = 0,9
- Diện tích sử dụng = Diện tích tính toán tiêu chuẩn / Ksd
- Diện tích sàn = Diện tích sử dụng / Hệ số Ksàn
+ Diện tích sử dụng tiêu chuẩn: 366,0m2
+ Diện tích phụ trợ: 40% x 366,,0m2 = 146,4m2
+ Cộng diện tích sử dụng: 146,4m2 + 366,0m2 = 512,4m2
Tổng diện tích sàn: 512,4m2: 0,9 = 569,3m2
C. KHỐI HIỆU BỘ:
Bảng diện tích sử dụng tiêu chuẩn
TT
Tên phòng
Diện tích tiêu chuẩn (m2)
Số lượng
Tổng diện tích (m2)
1
Phòng Chủ tịch HĐQT kiêm hiệu trưởng + tiếp khách
30,0
01
72,0
2
Phòng hiệu phó + tiếp khách
24,0
02
48,0
3
Phòng văn phòng trường
24,0
01
24,0
4
Phòng họp ban giám hiệu
54,0
01
54,0
5
Phòng nghỉ giáo viên
12
02
24,0
6
Phòng hội đồng giáo viên
72,0
01
72,0
7
Phòng tài vụ-kế toán
24,0
01
24,0
8
Phòng Đào tạo
24,0
01
24,0
9
Phòng phục vụ
12,0
02
24,0
10
Phòng tiếp khách đối ngoại
30,0
01
30,0
11
Phòng hợp tác- phát triển
24,0
01
24,0
Cộng
420,0
-Tính toán diện tích thiết kế:
- Áp dụng công thức tính diện tích thiết kế như sau:
+ Hệ số sử dụng : Ksd = 0,65
+ Hệ số sàn : Ksàn = 0,9
- Diện tích sử dụng = Diện tích tính toán tiêu chuẩn / Ksd
- Diện tích sàn = Diện tích sử dụng / Hệ số Ksàn
+ Diện tích sử dụng tiêu chuẩn: 420,0m2
+ Diện tích phụ trợ: 35% x 420,0m2 = 147,0m2
+ Cộng diện tích sử dụng: 147,0m2 + 420,0m2 = 567,0m2
Tổng diện tích sàn: 567,0m2: 0,9 = 630,0m2
D. KHỐI PHỤC VỤ HỌC TẬP
Bao gồm hội trường lớn phục vụ cho toàn trường; phòng truyền thống, phòng thư viện cho học sinh và giáo viên; phòng y tế; phòng học thể thao; phòng giới thiệu sản phẩm đào tạo, dụng cụ học tập của nhà trường; trụ sở đoàn đội....
Bảng diện tích sử dụng tiêu chuẩn
TT
Tên phòng
Diện tích tiêu chuẩn (m2)
Số lượng
Tổng diện tích (m2)
1
Phòng truyền thống
72,0
01
72,0
2
Hội trường
0,6m2 x640hs
01
384
3
Thư viện
72,0
02
144,0
4
Phòng y tế
12,0
02
24,0
5
Phòng đồ dùng học tập
40,0
03
120,0
6
Phòng học thể thao
540m2
01
540,0
7
Phòng dụng cụ thể thao
24
01
24,0
8
Phòng thay quần áo
16,0
02
32,0
9
Phòng trưng bày giới thiệu sản phẩm
54,0
01
54,0
10
Phòng bảo vệ
12,0
01
12,0
11
Phòng trụ sở đoàn đội
24,0
01
24,0
Cộng
1430,0
-Tính toán diện tích thiết kế:
- Áp dụng công thức tính diện tích thiết kế như sau:
+ Hệ số sử dụng : Ksd = 0,60
+ Hệ số sàn : Ksàn = 0,9
- Diện tích sử dụng = Diện tích tính toán tiêu chuẩn / Ksd
- Diện tích sàn = Diện tích sử dụng / Hệ số Ksàn
+ Diện tích sử dụng tiêu chuẩn: 1430,0m2
+ Diện tích phụ trợ: 40% x 1430,0m2 = 572,0m2
+ Cộng diện tích sử dụng: 572,0m2 + 1430,0m2 = 2002,0m2
Tổng diện tích sàn: 2002,0m2: 0,9 = 2224,0m2
E. KHỐI Ở NỘI TRÚ
Bao gồm khu ở nội trú của học sinh, giáo viên theo tiêu chuẩn phòng nghỉ từ chung đến cao cấp, đáp ứng mọi điều kiện ở nội trú tốt nhất cho học sinh và giáo viên trong nước và nước ngoài
Bảng diện tích sử dụng tiêu chuẩn
TT
Tên phòng
Diện tích tiêu chuẩn (m2)
Số lượng
Tổng diện tích
(m2)
1
Phòng ở nội trú
6,0 x 560hs x30%
1008,0
2
Phòng quản lý nội trú
24
01
24
3
Phòng y tế
12
02
24
4
Nhà khách giáo viên
8,0 x 120gv x 33,5%
321,0
5
Nhà ăn nội trú
168hs x 0,75 m2
126,0
Cộng
1503,0
-Tính toán diện tích thiết kế:
- Áp dụng công thức tính diện tích thiết kế như sau:
+ Hệ số sử dụng : Ksd = 0,6
+ Hệ số sàn : Ksàn = 0,9
- Diện tích sử dụng = Diện tích tính toán tiêu chuẩn / Ksd
- Diện tích sàn = Diện tích sử dụng / Hệ số Ksàn
1. Khối nội trú học sinh
+ Diện tích sử dụng tiêu chuẩn: 1.182,0m2
+ Diện tích phụ trợ: 40% x 1.182,0 = 472,8m2
+ Cộng diện tích sử dụng: 472,8m2 + 1.182,0m2 = 1.654,8m2
Tổng diện tích sàn: 1.654,8m2: 0,9 = 1.839m2
2. Khối nhà khách giáo viên dành cho 120 giáo viên
+ Diện tích sử dụng tiêu chuẩn: 321,0m2
+ Diện tích phụ trợ: 40% x 321,0m2 = 128,4m2
+ Cộng diện tích sử dụng: 128,4m2 +321,0m2 = 449,4m2
Tổng diện tích sàn: 449,4m2: 0,9 = 499,0m2
F.KHU PHỤ TRỢ
1. Nhà để xe đạp xe máy = 70% học sinh: 650hs x 0,9m2 x 70% = 535,8m2
2. Nhà bảo vệ : 1 tầng diện tích: 18m2
Tổng diện tích sàn toàn trường
TT
Khối công năng
Diện tích sử dụng
(m2)
Diện tích sàn
(m2)
1
Khối lớp học lý thuyết
5796
6440,0
2
Khối thực hành
512
579,0
3
Khối hiệu bộ
567
630,0
4
Khối phục vụ
2002
2224,0
5
Khối nội trú
1.654,8
1.839
Nhà khách giáo viên
449,4
499
6
Nhà để xe, Nhà bảo vệ
370,8
7
Sân bóng đá mini KT
1125,0
8
Bể bơi ngoài trời
375,0
Tổng cộng
14.082,0
Chương III
CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
I. PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, HẠ TẦNG CƠ SỞ
- Mặt bằng khu đất dự kiến xây dựng được cấp theo mặt bằng sạch, các công tác giải phóng đền bù theo quy định hiện hành của Nhà nước.
- Hệ thống hạ tầng cơ sở : Nằm trong quy hoạch khu đô thị mới nên hệ thống đường giao thông, hệ thống thoát nước, cấp nước , cấp điện sử dụng có điểm đấu nối chung của khu đô thị.
- Mặt bằng nền: không phải san lấp nền.
II- PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ KIẾN TRÚC:
1. MẶT BẰNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ:
- Khu đất xây dựng trường có diện tích 2,4744ha
- Mặt bằng tổng thể được bố cục thành ba khu riêng, bố trí khối phòng truyền thống, giới thiệu quảng bá hoạt động của trường ở phía sát cổng vào. Khối nhà hiệu bộ nằm vị trí trung tâm, khối học nằm về một bên, khối nội trú cho lượng học sinh khoảng 30%
- Bố cục hướng lớp học theo hướng Bắc - Nam theo tiêu chuẩn, quy phạm.
- Mật độ xây dựng 20% đến 25%; chiều cao tầng trung bình: 3 tầng.
- Hệ thống sân vườn cây xanh đường dạo, bể cảnh non bộ, vườn sinh vật... tạo môi trường xanh sạch đẹp cho trường.
- Hệ thống sân bãi tập thể thao: bể bơi, sân bóng đá mini, sân tập bóng rổ, sân tenis.
- Khu nội trú của học sinh được bố trí một bên nằm về phí sau và song ngăn cách với khu học tập bằng dải cây xanh và hàng rào cây, có nhà cầu nối sang khu học tập, có lối đi riêng ra hệ thống giao thông đường phố.
- Hệ thống đường giao thông nội bộ được bố trí hợp lý và linh hoạt đảm bảo cho việc đi lại học tập của học sinh và thầy cô giáo được thuận lợi nhất.
- Khu vực để xe đạp của học sinh và xe của giáo viên được bố trí ngay sát cổng vào đảm bảo thuận tiện và không gây tiếng ồn cho các lớp học.
Tóm lại: Mục đích của quy hoạch tổng thể nhằm tạo ra một môi trường khí hậu tốt cho con người mà ở đây là các cháu học sinh và thầy cô giáo, giúp các cháu có một sức khoẻ tốt để học tập; tạo một môi trường lành mạnh về giáo dục, có định hướng tư duy tốt về kiến thức cuộc sống hiện đại và hội nhập thế giới.
Tạo một tổng thể hoàn chỉnh đáp ứng đầy đủ các điều kiện ăn, ở, vui chơi, rèn luyện sức khoẻ, học tập và hoà nhập thế giới của học sinh lứa tuổi cấp III và thầy cô trong nhà trường.
2. Ý TƯỞNG KIẾN TRÚC:
Từ mục đích đào tạo của nhà trường, tạo một môi trường giáo dục hoàn chỉnh, kết hợp truyền thống dân tộc và hiện đại.
Kiến trúc được thiết kế chuyển hẳn sang kiến trúc hiện đại đầy đủ công năng về không gian học, không gian nghiên cứu... phù hợp với lứa tuổi từ 15 đến 18 đã phát triển đầy đủ về mặt tâm sinh lý và định hướng được mục đính học tập, nghiên cứu khoa học và tính kỷ luật cao để vươn tới những tầm cao mới của thế giới khoa học hiện đại...
Kiến trúc khối nhà hiệu bộ được thiết kế hiện đại hợp khối với khối nhà học tạo ra một trung tâm kiến trúc hiện đại, đồng nghĩa với trung tâm về khoa học, về bộ não điều khiển...nơi định hướng đào tạo giáo dục và kết quả của định hướng đó. Tất cả các khối được liên kết với nhau bằng các nhà cầu tạo sự liên thông giữa các khối chức năng đáp ứng tốt nhất về giao thông cho toàn trường .
3- NỘI DUNG THIẾT KẾ KIẾN TRÚC:
3.1 Bố cục khối nhà học
Bố cục mặt bằng nhà gồm 1 khối hình chữ L
Khối nhà học hình chữ nhật dài có chiều dài 50 m, rộng 11 chiều cao 3 tầng. Kích thước lớp học 9m x 7,5m hành lang một bên rộng 2,4m chiều cao tầng 3,6m
Tầng 1: Bố trí sảnh đón tiếp , cầu thang, khối nhà ăn học sinh , hành lang, một khu wc chung, một phần không gian trống làm sân chơi cho học sinh; các phòng học thực hành nghề; nhà cầu nối khu nội trú và hợp khối với khối nhà hiệu bộ
Tầng 2, 3: Bố trí lớp học, cầu thang, hành lang, các phòng thí nghiệm bộ môn sinh – lí – hóa; khu wc chung. Nhà cầu nối với khối nhà Hiệu bộ.
Giao thông đứng: bố trí 2 cầu thang bộ, giao thông ngang bố trí hành lang đủ rộng đảm bảo đi lại sinh hoạt của học sinh.
Khối nhà tháp cánh chữ T cao 4 tầng hợp khối với nhà Hiệu bộ bố trí phòng nghỉ của giáo viên, kho đồ dùng học tập kết hợp làm tháp kiến trúc tạo ấn tượng cho khối cấp III.
Khối nhà ăn, kho bếp phục vụ được bố trí sử dụng chung và khối nội trú.
Hình khối kiến trúc mặt đứng
Công trình khối lớp học được thiết kế theo phong cách kiến trúc hiện đại bằng các khối hình hộp, chất liệu kính , màu sắc khối tháp...phù hợp các không gian đào tạo kết hợp và liên hoàn. Hợp khối với khối nhà Hiệu bộ tạo ấn tượng mạnh về thẩm mỹ kiến trúc cũng như ý nghĩa đào tạo cho ngôi trường.
Mái nhà được tổ chức thành không gian sử dụng cho các hoạt động học ngoài trời, nơi nghỉ vui chơi giữa giờ của học sinh, treo cây cảnh sinh vật...
- Màu sắc kiến trúc: Kết hợp các gam màu phù hợp lứa tuổi từ 15 đến 18, đảm bảo tính thẩm mỹ và đặc trưng của nhà trường cũng như cảnh quan kiến trúc thành phố.
Ưu điểm:
- Mặt bằng bố cục hợp lý, các lớp học có diện tích đảm bảo, tầm nghe, góc nhìn, tốt nhất cho học sinh
- Hành lang rộng thông thoáng, đủ diện tích cho các cháu lúc ra chơi,
- Hệ thống cửa sổ, cửa đi đảm bảo lối thoát và ánh sáng tự nhiên tốt nhất cho lớp học, tránh phải sử dụng ánh sáng nhân tạo.
- Các không gian phục vụ như kho, phòng nghỉ giáo viên, khu wc, cầu thang đảm bảo cho các sinh hoạt về quản lý, đi lại phục vụ của thầy và trò một cách thuận lợi nhất.
- Đảm bảo các điều kiện che mưa nắng mùa hè và gió lạnh cho các lớp học.
3.2. Khối nhà hiệu bộ, thư viện, hội trường
Bố cục khối nhà Hiệu bộ hình chữ nhật cao 5 tầng được kết hợp các chức năng của khối làm việc Hiệu bộ tầng 5, tầng 3, tầng 4 bố trí thư viện , phòng đọc của học sinh và giáo viên, tầng 1, tầng 2 bố trí Hội trường lớn và không gian trống nghỉ ngơi và sảnh đón tiếp.
3.3 Khối nhà ở nội trú
Khối nhà ở nội trú xây 3 tầng, bố cục hình chữ L , thiết kế theo phong cách truyền thống, mái lợp ngói, bao gồm các phòng ở khép kín, mỗi phòng bố trí cho 4 học sinh; Khối nhà khách giáo viên được hợp khối với nhà nội trú học sinh. Có đầy đủ các phòng sinh hoạt chung, phòng y tế, phòng ăn, đáp ứng đầy đủ điều kiện sống nội trú cho học sinh. Có phòng quản lý nội trú
3.4. khối nhà truyền thống, giới thiệu sản phẩm đào tạo, thường trực bảo vệ
Xây 2 tầng hình khối kiến trúc hiện đại, tầng 1 một phần làm gara để xe đạp cho học sinh và xe máy cho giáo viên, gắn liền với cổng trường.
Đảm bảo đầy đủ các không gian trưng bày giới thiệu, quảng bá thông tin hình ảnh của nhà trường cũng như các chức năng phụ khác.
III-HÌNH THỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN:
1. HÌNH THỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN:
- Chủ đầu tư trực tiếp quản lí và thực hiện dự án thông qua Ban quản lí công trình.
2. PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN:
- Phương thức thực hiện theo hình thức tổng thầu tư vấn lập dự án, thiết kế thi công, thi công hệ thống hạ tầng, thi công xây dựng công trình, sân vườn....
- Thực hiện hình thức cuốn chiếu song từng khối nhà và đưa vào khai thác sử dụng, kết hợp song song với xây dựng các khối nhà tiếp theo.
3. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN:
- Giai đoạn 1 năm 2012-2015 mức đầu tư 54.500.000.000đ
+ Chuẩn bị đầu tư: Quý IV năm 2012
+ Thi công xây lắp: Tháng 10/2012
Nhà học thực hành, nhà học lý thuyết, thư viện: đến tháng 8/2013 hoàn thành;
Hạ tầng tường rào, sân trường, sân đường nội bộ, cấp thoát nước tổng thể, cấp điện: đến tháng 8/2013 hoàn thành;
Nhà hiệu bộ và nhà khách giáo viên: tháng 12/2014 hoàn thành;
Hoàn thiện các công trình trên: 12/2015.
Tuyển sinh năm học 2013-2014: Tháng 6,7, 8 năm 2013
- Giai đoạn 2 năm 2015-2017: còn lại 22.852.000.000 đ: Thi công xây lắp các hạng mục công trình: Khối phục vụ; Nhà để xe, nhà bảo vệ; khối nội trú; sân bóng đá mini, bể bơi ngoài trời. Thi công hoàn thành năm 2017.
+ Thi công xây dựng các phần còn lại của khối hiệu bộ, phục vụ học tập khối nội trú, nhà khách giáo viên các công trình thể thao: 20.324.000.000 đ.
+ Thiết bị cho khối nội trú, nhà khách: 740.000.000đ
+ Chi phí tư vấn: 1.788.738.000đ
IV. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
1- PHƯƠNG ÁN PHÒNG CHỐNG CHÁY:
- Phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình- Tiêu chuẩn thiết kế -TCVN-2622-95.
- Trang bị 01 trung tâm điều khiển chia thành 3 vùng báo cháy tự động nối liền với các đầu báo nhiệt, báo khói được lắp thành mạng ở hầu như tất cả các tầng và các phòng của khối hiệu bộ, khối các phòng thí nghiệm thực hành và hội trường;
- Trang bị hệ thống chữa cháy tự động cho các phòng học thí nghiệm;
- Trang bị các bình bọt khí CO2 loại 5 kg tại các vị trí thích hợp và hệ thống trụ nước cứu hoả chung của toàn khu;
- Bố trí hệ thống chữa cháy bằng nước cho tất cả các tầng của các khối nhà học khối nhà hiệu bộ, khối nhà nội trú...
- Các cửa và cầu thang thoát hiểm trường hợp khẩn cấp ra ngoài nhà đã được tính toán hợp lý, đảm bảo thoát hiểm nhanh nhất từ các phòng học đến lối thoát;
Đảm bảo đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy cho công trình.
2-PHƯƠNG ÁN CẤP NƯỚC:
+ Hệ thống các tiêu chuẩn quy phạm áp dụng theo Tiêu chuẩn thiết kế “Hệ thống kỹ thuật cho nhà ở và công trình công cộng” Tập VI thuộc Tuyển tập tiêu chuẩn xây dựng của Việt Nam do Nhà xuất bản xây dựng phát hành năm 1997, gồm:
- Tiêu chuẩn thiết kế cấp nước bên trong TCVN- 4513-88.
- Tiêu chuẩn thiết kế thoát nước bên trong TCVN- 4474-87.
- Nguồn nước: nguồn nước sạch lấy từ nguồn cấp nước của thành phố.
Xây dựng hệ thống bể nước ngầm chứa nước sạch kết hợp cứu hoả.
- Hệ thống: nước sạch đưa nước lên hệ thống bể inox có dung tích 5m3 một bể, đặt trên mái từng khối nhà và cấp trực tiếp xuống các khu sử dụng nước. Từ bể mái nước theo mạng ống đến các đầu ra.
Nhu cầu tiêu thụ nước của toàn trường
- Chỉ tiêu tính cho giáo viên là 100 lít/gv/ ngđ: 100 lít/1000 x 120 =12,0 m3
- Chỉ tiêu tính cho học sinh nội trú: 100lít/hs/ngđ 100/1000 x 168 = 16,8m3
- Chỉ tiêu tính cho học sinh bán trú: 50lít/hs/ngđ 50/1000 x 560 = 28,0m3
Cộng: 56,8m3
- Nước dự phòng vãng lai và thất thoát, 56,8 x 0,25 = 14,2 m3
- Nước dự phòng cho cứu hoả :
Quy chuẩn cứu hoả trong nhà: 5 l/s
Quy chuẩn cứu trụ cứu hoả ngoài nhà: 15 l/s
Thời gian cứu hoả : 3 giờ
Nước cứu hoả (5 + 15) x 3 giờ = 216,00 m3
Tổng lượng nước : 56,8 + 14,2 + 216,0 = 287 m3
3-PHƯƠNG ÁN THOÁT NƯỚC:
Hệ thống thoát nước thải và nước mái trong công trình đi độc lập với nhau.
Nước mưa trên mái thu qua phễu thu, theo ống đứng xuống vào ga tiêu năng và được dẫn thoát ra cống ngoài nhà. Trên đường xuống, ống đứng kết hợp thu nước mưa cho hành lang, ban công nếu có.
Nước thải trong công trình phân thành 2 tuyến là tuyến thoát nước tắm rửa và tuyến thoát nước xí tiểu. Tuyến thoát nước xí tiểu dẫn nước vào bể tự hoại, bùn trong bể định kỳ 2 năm hút một lần.
Để đảm bảo điều kiện vệ sinh và tránh mùi hôi, ngoài hệ thống thoát nước, trong công trình còn bố trí hệ thống thông hơi cho các tuyến thoát nước.
Vật liệu thoát nước: ống thoát nước thải sinh hoạt trong nhà ở các tầng trên là ống PVC, ở các tầng dưới là ống gang miệng bát nối bằng zoăng cao su (ống EU); tuyến thông hơi là ống PVC cống trong sân f>200 dùng ống BTCT, f[200 dùng ống PVC
Tất cả nước thải của toàn trường được thải ra một bể xử lý chung trước khi thải cống thoát chính của thành phố, đảm bảo tiêu chuẩn không gây ô nhiễm môi trường.
4- PHƯƠNG ÁN CẤP ĐIỆN:
Các tiêu chuẩn thiết kế.
- Qui phạm trang bị điện 11 TCN - 18 - 84; 11 TCN - 19 - 84; 11 TCN - 20 - 84; 11 TCN - 21 - 84
- Tiêu chuẩn ngành: Đặt đường dây dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng 20TCN - 25 - 91.
- Tiêu chuẩn ngành - Chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng 20TCN-16-86.
- Chiếu sáng nhân tạo bên ngoài công trình xây dựng dân dụng.
- Chống sét cho các công trình xây dựng 20TCN 46 - 84. TCN 68 – 174/1998 Tiêu chuẩn chống sét cho các công trình viễn thông của tổng cục Bưu Điện.
2. Tổng công suất điện tiêu thụ dự kiến 670,23 kw trong đó:
+ Điện chiếu sáng: 24 V.A x 0,86 w x 11.323,6m2 = 233,7kw
+ Điều hoà nhiệt độ: 500BTU x 0,09 x 6.794m2 = 305,7 kw
+ Thang máy: 2 thang 2,6Kw
+ Máy bơm nước sinh hoạt, bơm nước cứu hỏa; 15,0Kw
+ Các thiết bị khác: quạt, vi tính; phòng thực hành:
10w x 11.323,6m2 = 113,23kw
- Công suất tiêu thụ điện có tính đến sự phát triển trong tương lai và trong trường hợp các thiết bị đồng loạt sử dụng hết công suất.
Dự kiến trạm biến áp công suất: 750KVA.
5- RÁC THẢI:
Trong quá trình thi công, giải phóng mặt bằng công trình phải được che chắn, tưới nước chống bụi, vận chuyển bằng xe chuyên dụng đến nới tập kết của thành phố.
Rác thải của công trình trong quá trình sử dụng được thu gom theo hố rác về thiết bị thu gom rác hàng ngày đảm bảo vệ sinh môi trường chung.
Rác thải sinh hoạt của nhà trường được thu gom hàng ngày và kết hợp với công ty vệ sinh môi trường để vận chuyển ra bãi xử lý rác tập chung của thành phố.
6- THIẾT BỊ:
- Điều hoà cho các làm việc, không gian trưng bày sản phẩm, Hội thảo; Hội trường; phòng thí nghiệm và các phòng có các thiết bị tin học; phòng ở; phòng học; nhà ăn...
- Hệ thống quạt hút gió, quạt thông thoáng.
- Hai thang máy tải trọng: 600 kg cho khối nhà Hiệu bộ.
- Hệ thống điện thoại nội bộ.
- Hệ thống báo cháy tự động và chữa cháy bằng bơm nước, bình bọt.
- Hệ thống chống sét tia tiên đạo.
- Máy phát điện dự phòng 400KVA.
- Trạm biến áp 750KVA
- Máy bơm cứu hoả, máy bơm nước.
- Thiết bị dạy học: bàn ghế, máy tính, giáo cụ trực quan, mạng máy tính
7. YÊU CẦN VỀ AN NINH QUỐC PHÒNG
- Yêu cầu an ninh cho nhà trường trong quá trình hoạt động phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh và giáo viên trong trường. Xây dựng hàng rào bảo vệ xung quanh trường, có đội an ninh bảo vệ của nhà trường, kết hợp công tác an ninh với cảnh sát khu vực địa bàn nhà trường để bảo vệ an toàn cho học sinh, thầy cô giáo, phụ huynh đưa đón, các đơn vị hợp tác với nhà trường .
- Vì đây là trường học nơi đào tạo giáo dục con người nên không có vấn đề ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội và an ninh quốc phòng.
- Yêu cầu an ninh trật tự trong quá trình thi công xây dựng Đơn vị thi công xây dựng phải cam kết vấn đề an ninh trật tự xã hội, có biện pháp an toàn cho con người và thiết bị thi công, kết hợp chặt chẽ với an ninh địa phương nơi xây dựng trường để đảm bảo an ninh trật tự chung trên địa bàn xung quanh nhà trường và địa bàn thành phố.
Chương IV
XÁC ĐỊNH VỐN ĐẦU TƯ
I. NGUỒN VỐN
1. HÌNH THỨC ĐẦU TƯ:
- Đầu tư xây dựng mới đồng bộ 100%
- Đầu tư vào các hạng mục:
+ Nhà học, Nhà ăn .
+ Khối nhà hiệu bộ.
+ Khối nhà ở nội trú của học sinh.
+ Khối nhà khách giáo viên.
+ Khối nhà truyền thống, giới thiệu sản phẩm đào tạo, hợp tác quốc tế.
+ Hệ thống sân và đường vào công trình, bể cảnh đài phun nước, vườn sinh vật cảnh...cây xanh, công trình thể dục, thể thao.
+ Hàng rào xung quanh
+ Đầu tư trang thiết bị nội thất phòng làm việc, hội trường, điều hoà ....
2. NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ:
- 50% vốn tự có của trường + vốn đóng góp của các cổ đông.
- Một phần nguồn vốn vay ngân hàng : 50%
II- TỔNG VỐN ĐẦU TƯ:
1- CĂN CỨ XÁC ĐỊNH:
- Định mức suất vốn đầu tư và xây dựng năm 2012 của Bộ xây dựng ban hành kèm - quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29//09/2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
- Căn cứ suất vốn đầu tư xây dựng năm 2012 của Bộ xây dựng ban hành theo quyết định 725/QĐ-BXD ngày 9/8/2012.
2- CHI PHÍ XÂY LẮP (A): (Đơn vị tính:triệu đồng)
TT
Hạng mục
Diễn giải
Thành tiền (làm tròn)
1
Xây lắp
4,0trđ x 14.082
56.328,0
Cộng CP xây lắp (A)
Gxl
56,328,0
PHẦN HẠ TẦNG (B)
1
Giải phóng mặt bằng
Tạm tính
2.000,0
2
Bể cảnh, đài phun, vườn sinh vật cảnh, trồng cây xanh, sân
tạm tính
500,0
3
Đường giao thông nội bộ, thoát nước bẩn, trạm bơm nước, trạm điện
1500,0
Cộng CP xây lắp (B)
Gxl
4.000,0
Tổng cộng A +B
60.328,0
3. CHI PHÍ THIẾT BỊ (C): (Đơn vị tính: triệu đồng)
TT
Chi phí
Cách tính
Thành tiền
1
Thiết bị bàn ghế, dụng cụ thực hành, thí nghiệm, giáo cụ học tập
4,0trđ x 560hs
2.240,0
Cộng (C)
2.240,0
4. CHI PHÍ KHÁC (D): (Đơn vị tính: triệu đồng)
TT
Chi phí
Cách tính
Thành tiền
1
Chi phí ban quản lý dự án
1.146.232.000
2
Khảo sát, đo vẽ
18.000.000
3
Khảo sát địa chất công trình
200.000.000
4
Chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng, hạ tầng
Theo thông báo số 1147 của STC
2.963.000.000
5
Chi phí lập dự án đầu tư xây dựng
Theo quyết định 957/QĐ của BXD
259.410.000
6
Quy hoạch chi tiết 1/500
NT
112.500.000
7
Chi phí thiết kế
NT
1.327.216.000
8
Chi phí thẩm tra TKKTTC
NT
161.679.000
9
Chi phí giám sát thi công
NT
1.170.363.000
10
Chi phí lập hồ sơ mời thầu , xét hồ sơ thầu TCXD
NT
91.698.560
11
Chi phí bảo hiểm
NT
301.640.000
Cộng chi phí khác (D)
12% x 62.568,0
7.751.738.000
Cộng A + B + C + D :
60.328,0 + 2.240.0 + 7.751.738 = 70.319.738
Dự phòng phí 10% : = 7.032.0
*Tổng mức đầu tư: 70.319.738 + 7.032.0 = 77.351.738
Làm tròn: 77.352 tỷ đồng
Bằng chữ: Bảy mươi bảy tỷ ba trăm năm mươi hai triệu đồng chẵn
HIỆU QUẢ SAU ĐẦU TƯ
- Sau khi xây dựng và đưa vào khai thác công trình: “Trường Phổ thông Hoàng Diệu Asean” với đầy đủ các điều kiện cơ sở vật chất tiện nghi, hiện đại, môi trường sống, học tập rèn luyện tri thức , tính tự lập và một trình độ tri thức đẳng cấp khu vực và quốc tế. Để đáp ứng đầy đủ các điều kiện dạy và học của nhà trường đúng với mục tiêu phấn đấu khi thành lập trường và tâm huyết của Hội đồng quản trị công ty cũng như của toàn thể giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh. Cho nên việc đầu tư xây dựng mới một ngôi trường đạt tiêu chuẩn quốc tế về cơ sở vật chất trên đất mới được giao để phát triển thành trường phổ thông đẳng cấp khu vực Tây Nguyên và quốc tế tại Việt Nam là hoàn toàn hợp lý, đúng đắn và cấp bách
- Công trình hoàn thành với kiểu dáng kiến trúc hiện đại kết hợp hài hoà với kiến trúc dân tộc và tổng thể cảnh quan môi trường cây xanh toàn trường, góp phần hình thành cơ sở vật chất và thẩm mỹ chung cho kiến trúc học đường và đóng góp cho thành phố những công trình kiến trúc đẹp.
DỰ TOÁN KINH DOANH NĂM HỌC 2013-2014 TRƯỜNG PTTH HOÀNG DIỆU - ASEAN
HIỆU QUẢ KINH DOANH
Năm học thứ 1 dự kiến khoảng 600 học sinh - 70% lớp AD - 30% lớp VIP
STT
NỘI DUNG
SỐ HS DỰ KIẾN
ĐƠN GIÁ/THÁNG
SỐ TIỀN THU
10 THÁNG
SỐ TIỀN CHI
TỶ LỆ %
I
Phần thu (1+2)
11.988.000.000
1
Học phí
5.010.000.000
1
Thu học phí
600
835.000
5.010.000.000
2
CSVC + Bán trú
2.478.000.000
1
Nội trú
180
2.500.000
4.500.000.000
2
Bán trú
390
520.000
2.028.000.000
3
Cơ sở vật chất
600
750.000
450.000.000
II
Phần chi
9.300.980.000
100%
1
Mua sắm TTB
450.000.000
4,84%
2
Sửa chữa lớn
419.580.000
4,51%
3
Khấu hao TS + mua TTB
599.400.000
6,44%
4
Lương giảng dạy
700.000.000
7,53%
5
Lương CBCNV
780.000.000
8,39%
6
Lương ban lãnh đạo
696.000.000
7,48%
7
Hoạt động dạy và học
315.000.000
3,39%
8
Hoạt động ngoại khóa
210.000.000
2,26%
9
Quảng cáo, quan hệ công chúng
350.000.000
3,76%
10
Quản lý VP (điện, nước, điện thoại, in ấn, VPP.)
286.000.000
3,07%
11
Chi phí Quản lý tài chính, lãi vay ngân hàng
250.000.000
2,69%
12
Chi phí tiếp khách, ngoại giao, quà tặng,hội họp, đào tạo và bồi dưỡng giáo viên
195.000.000
2,10%
13
Quỹ rủi ro
200.000.000
2,15%
14
Chi phí phát sinh
250.000.000
2,69%
15
Chi họat động Nội trú
3.600.000.000
38,71%
III
Chênh lệch thu chi
2.687.020.000
22,41%
Ghi chú: Cơ sở vật chất thu 1năm học
Chương VI
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN:
Đầu tư xây dựng mới trường Phổ thông Hoàng Diệu Asean tạo ra một cơ sở vật chất đủ mọi điều kiện đáp ứng mục đích đào tạo hiện đại, khu nội trú cho học sinh, nhà khách cho giáo viên, cảnh quan cây xanh, khu vui chơi thể thao rèn luyện thể chất, nâng cao kỹ năng và điều kiện sống cho học sinh. Với số lượng 810 học sinh và 100 giáo viên học tập và giảng dạy.
Thực hiện đúng và tốt chủ chương chính sách của Đảng và Nhà nước về xã hội hoá giáo dục, đúng với nguyện vọng của Bác Hồ : “Ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Đúng với mục tiêu chiến lược của nhà trường là đào tạo một thế hệ trẻ ưu tú có đủ khả năng hội nhập khu vực và thế giới.
II. KIẾN NGHỊ:
Kiến nghị các cơ quan ban ngành giáo dục và các cơ quan chức năng của thành phố Pleiku và tỉnh Gia Lai tạo mọi điều kiện tốt nhất để nhà trường có điều kiện xây dựng trường một cách sớm nhất, đúng mục tiêu nguyện vọng của Hội đồng quản trị nhà trường, các thầy cô, học sinh, phụ huynh học sinh và toàn thể xã hội quan tâm đến vấn đề giáo dục nước nhà.
Kiến nghị Hội đồng quản trị và ban lãnh đạo công ty sớm phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng: “Trường Phổ thông Hoàng Diệu Asean” để công trình sớm đi vào xây dựng và sử dụng đúng mục tiêu đào tạo và tâm huyết của Nhà trường. Đúng chủ trương của Nhà nước và tỉnh Gia Lai, thành phố Pleiku về xã hội hoá giáo dục theo tinh thần nghị định 53/2006/NĐ-CP.
CHỦ ĐẦU TƯ
c«ng ty cæ phÇn t vÊn gi¸o dôc céng ®ång asean
ĐƠN VỊ TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN
c«ng ty cæ phÇn t vÊn ®Çu t x©y dùng b¾c ¸-hµ néi
MỤC LỤC
Phần I: Các căn cứ pháp lý
Giấy phép đăng ký kinh doanh của công ty
Tờ trình đề nghị cho phép thành lập Trường
Công văn đầu tư dự án tổ hợp Văn hóa giáo dục cộng đồng ASEAN
Công văn của tỉnh Gia Lai ủng hộ việc thành lập Trường Phổ thông Hoàng Diệu ASEAN
Công văn thống nhất vị trí, diện tích thuê đất để lập dự án.
Biên bản giao nhận mốc giới đất.
Công văn đề xuất xử lý tài sản trên đất
Biên bản cuộc họp kiểm tra, đề xuất xử lý tài sản trên đất.
Thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường.
Phần II: Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng
Phần III: Thiết kế sơ bộ công trình
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuyetminh_0395.doc