Thuyết trình và thực trạng giao thông tại Việt Nam

Thực trạng của hệ thống giao thông đô thị cho thấy một số bất cập ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển giao thông đô thị bền vững ở nước ta gồm: - Còn thiếu sự gắn kết giữa quy hoạch đô thị và giao thông đô thị. Chính điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển hệ thống giao thông đô thị mang tính bền vững, thể hiện cơ bản đó là thiếu quỹ đất dành cho giao thông. Tỷ lệ đất dành cho giao thông chưa đảm bảo theo yêu cầu đối với sự phát triển giao thông đô thị bền vững. - Sự gia tăng nhanh các phương tiện giao thông, tập trung lớn tại các đô thị, nhất là đối với Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh (Tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2009 có trên 4 triệu xe mô tô, xe gắn máy, tăng 159% so với cuối năm 2000, trên 400 nghìn xe ô tô, tăng 211% so cuối năm 2000. Tại thành phố Hà Nội, năm 2009 có trên 300 nghìn xe ô tô và gần 4 triệu xe mô tô, xe gắn máy, tốc độ tăng phương tiện cá nhân 12 - 15%/năm). - Lòng đường, hè phố bị lấn chiếm sử dụng, thiếu quy hoạch hệ thống bến xe, bãi đỗ phương tiện. - Vấn đề ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn, điển hình là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có diễn biến phức tạp, công tác tổ chức giao thông đã có nhiều cố gắng song còn mang tính trước mắt, chưa đồng bộ và lâu dài; tai nạn giao thông mặc dù đã được áp dùng nhiều biện pháp để kéo giảm số vụ tai nạn và số người chết, người bị thương song còn chưa đạt được theo mong muốn của xã hội. - Thiếu quy hoạch cho sự phát triển đối với loại hình vận tải hành khách bằng xe taxi, một trong các yếu tố tác động đến sự phát triển bền vững của giao thông đô thị. II.Khái niệm phát triển giao thông bền vững a.Khái niệm: Phát triển giao thông đô thị bền vững chính là quá trình phát triển giao thông đảm bảo sự cân bằng hài hoà giữa các mục tiêu kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. b.Quy tắc thực hiện: Các nước thuộc tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế thế giới đã thông qua các quy tắc hướng dẫn về giao thông bền vững với môi trường bao gồm : quy hoạch giao thông và quản lý nhu cầu đi lại, kiểm soát khí thải từ phương tiện giao thông, kiểm tra và bảo dưỡng phương tiện, quản lý chất lượng nhiên liệu, phát triển cơ sở hạ tầng, đảm bảo an toàn giao thông, quan trắc chất lượng không khí, thông tin và nâng cao ý thức cộng đồng. Như vậy, việc phát triển giao thông đô thị bền vững chính là phát triển một hệ thống giao thông đồng bộ, có cơ cấu sử dụng phương tiện hợp lý trong đó tập trung phát triển giao thông công cộng, hiện đại, văn minh có khả năng đáp ứng nhu cầu đi lại của mọi người dân một cách nhanh chóng, thuận tiện, an toàn với giá cước vận tải hợp lý và trên cơ sở bảo vệ môi trường.

pptx5 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 18048 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thuyết trình và thực trạng giao thông tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Click to edit Master title style Click to edit Master text styles Second level Third level Fourth level Fifth level 05-11-2010 ‹#› I.Thực trạng giao thông tại Việt Nam Việt Nam có một hệ thống giao thông vận tải đủ các loại hình . GTVT đã và đang gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường ,ô nhiễm không khí, tiếng ồn, gia tăng nhiên liệu cũng như diện tích đất sử dụng, phương thức giao thông bền vững ngày càng mất cân đối. Do tỷ lệ phương tiện cá nhân quá cao nên giao thông vận tải ở các đô thị ngày càng xấu đi biểu hiện qua việc ùn tắt giao thông. Từ thực trạng đó, vấn dề phát triển giao thông bền vững được đặt ra. I.Thực trạng giao thông tại Việt Nam Còn thiếu sự gắn kết giữa quy hoạch đô thị và giao thông đô thị Sự gia tăng nhanh các phương tiện giao thông, tập trung lớn tại các đô thị, nhất là đối với Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh Lòng đường, hè phố bị lấn chiếm sử dụng, thiếu quy hoạch hệ thống bến xe, bãi đỗ phương tiện Vấn đề ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn tai nạn giao thông Thiếu quy hoạch cho sự phát triển đối với loại hình vận tải hành khách II.Khái niệm phát triển giao thông bền vững a.Khái niệm: Phát triển giao thông đô thị bền vững chính là quá trình phát triển giao thông đảm bảo sự cân bằng hài hoà giữa các mục tiêu kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. b.Quy tắc thực hiện: Quy hoạch giao thông và quản lý nhu cầu đi lại Kiểm soát khí thải từ phương tiện giao thông, Kiểm tra và bảo dưỡng phương tiện Quản lý chất lượng nhiên liệu Phát triển cơ sở hạ tầng Đảm bảo an toàn giao thông Quan trắc chất lượng không khí Thông tin và nâng cao ý thức cộng đồng Như vậy:Việc phát triển giao thông đô thị bền vững chính là Phát triển một hệ thống giao thông đồng bộ Có cơ cấu sử dụng phương tiện hợp lý trong đó tập trung phát triển giao thông công cộng, hiện đại, văn minh Có khả năng đáp ứng nhu cầu đi lại của mọi người dân một cách nhanh chóng, thuận tiện, an toàn với giá cước vận tải hợp lý và trên cơ sở bảo vệ môi trường.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptxslide thuyet trinh.pptx
  • docxthuyet trinh.docx