Tích cực hóa quá trình dạy học toán

*Trong quá trình dạy học bài này chúng ta cần giúp các em thấy được cái hay của định lý cosin trong tam giác bằng việc đưa ra nhiều bài toán thực tế mà nếu không áp dụng định lý cosin thì khó mà giải được,để từ đó các em chủ động tìm hiểu, cảm thấy thích thú, có nhu cầu tìm hiểu.Trong quá trình giảng dạy những bài toán mà phức tạp thì nên cho các em họat động nhóm, một khi các em làm không ra thì giáo viên có thể đặt câu hỏi gợi mở,làm sao cho chính các em học sinh là người tìm ra đáp án của bài toán là tốt nhất. Sau đây là một số nguyên tắc có thể giúp quá trình dạy học có áp dụng lý thuyết kiến tạo diễn ra hiệu qủa hơn,cụ thể như sau:

ppt29 trang | Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 1953 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tích cực hóa quá trình dạy học toán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN :TÍCH CỰC HÓA QUÁ TRÌNH DẠY HỌC TOÁNTrần Thị Bích NhưHoàng Thị Thanh ThủyNguyễn Quí Hồng PhúcPhạm ThànhĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT KIẾN TẠO ĐỂ DẠY HỌC ĐỊNH LÝ COSINA. Mô hình dạy học của lý thuyết kiến tạo: Trong quá trình dạy học toán có vận dụng lý thuyết kiến tạo, thì chúng ta cần phải xác định rõ mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh, cụ thể như sau: Nhiều nhà kiến tạo trong quá trình dạy học đã thống nhất quan điểm như sau: HS hợp tác với nhau để tiến hành các hoạt động nhận thức một cách tự giác, tích cực và sáng tạo. Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mối quan hệ thầy áp đặt – trò phục tùng không thể phát huy được tính độc lập và sáng tạo của người học. Người học không có được hứng thú, sự tự tin và sự tôn trọng trong quá trình học tập. Ngược lại, họ luôn thấy gò bó, lo lắng. Tổ chức dạy học theo quan điểm của lí thuyết kiến tạo người GV cần xây dựng được mối quan hệ thầy trò thân thiện, giúp HS tự tin và thoải mái. Trong tiến trình dạy học theo quan điểm của lí thuyết kiến tạo, việc xác định rõ mối quan hệ thầy trò là hết sức quan trọng. Đặc biệt, người giáo viên phải coi trọng những kiến thức và kinh nghiệm đã có của người học. B.Phương pháp và kĩ thuật để vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy định lý cosin trong tam giác và ứng dụng: *Về phương pháp: -Vận dụng phương pháp học tập, hợp tác theo nhóm nhỏ -Vận dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp -Vận dụng phương pháp tự học có hướng dẫn *Về kĩ thuật: -Sử dụng kĩ thuật liên kết suy nghĩ của học sinh -Có kĩ thuật trong việc lấy thông tin phản hồi Để học sinh nắm dược nội dung của định lý cosin và biết cách vận dụng linh họat định lý này thì đòi hỏi người giáo viên phải có phương pháp ,kĩ thuật trong cách dẫn dắt sao cho người học cảm thấy hứng thú,muốn khám phá và nắm vững tri thức Tiến trình của bài học có thể được trình bày theo trình tự sau: 1) Kiểm tra bài cũ: Phần kiểm tra bài cũ cần kiểm tra được những kiến thức và kinh nghiệm đã có của người học,cần hướng đến được nội dung trọng tâm của bài sắp học. Ở đây, cụ thể trong bài này thi phần kiểm tra bài cũ có thể có nội dung như sau: Bài toán 1: Cho tam giác ABC vuông tại A, có đường cao AH= h, BC= a, AC= b, AB= c, AH= h, HC= b’, HB= c’. Hãy điền vào ô trống các hệ thức sau:Bài toán 2: Cho tam giác ABC, em hãy cho biết:Trả lời: Bài toán 3: Người ta muốn đo khoảng cách giữa 2 điểm A, B mà không thể đến trực tiếp được vì ở 2 bên đầm lầy? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta giải quyết vấn đề này! 2) Định lý: Định lý cosin: Giáo viên có thể đưa ra một bài tóan vừa liên quan đến kiến thức cũ, vừa là cơ sở để triển khai bài mới, chẳng hạn như: Bài toán: Hai tàu thủy cùng xuất phát từ một vị trí với vận tốc v1= 30km/h, v2= 50km/h theo hai huớng hợp với nhau một góc 45° (như hình vẽ). Hỏi sau một giờ thì hai tàu cách nhau bao xa?Vậy:Trả lời: Ở bài toán này, phần giải thì giáo viên từng bước gợi mở để chính học sinh là người tìm ra đáp án, từng bước làm đó một phần giúp các em củng cố lại kiến thức cũ, một phần giúp cho các em thêm hưng phấn khi tự tìm ra đáp án của bài toán. Sau khi học sinh đã giải được bài toán trên thì giáo viên giới thiệu đây chính là nội dung chính của định lý cosin rồi ghi ra 1 công thức,sau đó gọi một em đọc 2 công thức còn lại. Định lý cosin: Trong tam giác ABC bất kì, BC= a, AC=b, AB= c. Ta có: Bài toán 2: Hãy sử dụng định lý vừa tìm được để tìm lời giải bài toán đo khoảng cách giữa các điểm không đến tới được (như hình vẽ). Đối với bài này giáo viên hướng dẫn là áp dụng định lý cosin để làm để các em có thể nghĩ tới là chọn thêm 1 điểm để có được 1 tam giác. Hướng dẫn: Ta chọn điểm C sao cho từ điểm C ta có thể nhìn thấy 2 điểm A, B, đo được AB, AC và góc ACB. Giả sử các số liệu đo được như hình vẽ: Khi đó, áp dụng định lý cosin ta có:Vậy: Câu hỏi 1: Có tính được các góc của tam giác khi biết độ dài 3 cạnh không ? Trả lời: Từ đẳng thức Ta có: Hệ quả: Câu hỏi 2: Hãy tìm điều kiện của các cạnh để tam giác ABC có: 1/ A là góc vuông? 2/ A là góc nhọn? 3/ A là góc tù? Trả lời: A vuông: A nhọn: A tù: Bài toán 3: Cho tam giác ABC có BC= a, AC=b, AB= c. M là trung điểm BC, hãy tính Trả lời: Áp dụng định lý cosin vào tam giác AMN, ta có: Mà: Thay vào đẳng thức (1) ta có: Hệ quả: TỔNG KẾT: Qua nội dung bài học các em cần: 1. Hiểu đuợc cách chứng minh định lý cosin. 2. Buớc đầu vận dụng định lý cosin. 3. Biết cách suy ra hệ quả và các truờng hợp đặc biệt của định lý cosin. *Trong quá trình dạy học bài này chúng ta cần giúp các em thấy được cái hay của định lý cosin trong tam giác bằng việc đưa ra nhiều bài toán thực tế mà nếu không áp dụng định lý cosin thì khó mà giải được,để từ đó các em chủ động tìm hiểu, cảm thấy thích thú, có nhu cầu tìm hiểu.Trong quá trình giảng dạy những bài toán mà phức tạp thì nên cho các em họat động nhóm, một khi các em làm không ra thì giáo viên có thể đặt câu hỏi gợi mở,làm sao cho chính các em học sinh là người tìm ra đáp án của bài toán là tốt nhất. Sau đây là một số nguyên tắc có thể giúp quá trình dạy học có áp dụng lý thuyết kiến tạo diễn ra hiệu qủa hơn,cụ thể như sau: +Trong dạy lý thuyết: 1. Hãy đặt mình vào vị trí của HS. Điều quen thuộc đối với thầy giáo có thể là điều rất mới đối với HS. 2. Cố gắng tạo ra tình huống có vấn đề làm xuất hiện ở HS nhu cầu nghiên cứu kiến thức mới. 3. Đừng dạy theo cách truyền đạt kiến thức một chiều. Chọn hệ thống câu hỏi hợp lý để lôi cuốn HS tham gia vào bài học. 4. Đừng bỏ qua, mà hãy khai thác ngay câu trả lời của HS. Khuyến khích các câu trả lời tốt. 5. Tăng cường những câu hỏi mà HS phải phán đoán và lựa chọn. Nếu có thể, hướng dẫn HS cùng tranh luận mà thầy giáo là trọng tài. 6. Nên vừa giảng vừa luyện. Vận dụng kiến thức là cách tốt nhất để nắm vững kiến thức. 7. Nên sơ kết ý trước để chuyển sang ý sau. Chú ý cân đối giữa củng cố từng phần và củng cố toàn bài. Hãy để dành những điều cần thiết cho bước củng cố cuối bài. +Trong dạy luyện tập: 1. Đừng biến tiết luyện tập thành tiết chữa bài tập.Tiết luyện tập phải là tiết dạy cách suy nghĩ giải toán. 2. Đừng đưa ra quá nhiều bài tập trong tiết luyện tập.Nên chọn một số lượng bài vừa đủ để có điều kiện khắc sâu các kiến thức được vận dụng và phát triển các năng lực tư duy cần thiết trong giải toán. 3. Nên sắp xếp các bài tập thành một chùm bài có liên quan với nhau. 4. Trong tiết luyện tập, có những bài được giải chi tiết và có những bài chỉ giải vắn tắt. 5. Hãy để cho HS có thời gian làm quen với bài toán, cùng với HS nghiên cứu tìm tòi lời giải bài toán và để cho HS được hưởng niềm vui khi tự mình tìm được chìa khóa của lời giải. +Trong dạy ôn tập 1. Tiết ôn tập không phải tiết nhắc lại các kiến thức đã học. Cố gắng tìm ra được "sợi chỉ" liên kết các kiến thức ấy với nhau. 2. Nên có các bảng hệ thống mà các kiến thức trong bảng liên quan với nhau cả theo hàng lẫn theo cột. Tận dụng các sơ đồ để hệ thống kiến thức. 3. Nên chọn những bài tập có nội dung tổng hợp liên quan đến nhiều kiến thức cần ôn tập, qua đó khắc sâu, hệ thống và nâng cao các kiến thức cơ bản đã học. 4. Luôn luôn thay đổi hình thức ôn tập cho phong phú, đa dạng và hiệu quả. Trong bất cứ hình thức nào, HS cũng phải được chủ động tham gia vào quá trình ôn tập kiến thức.CÁM ƠN THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE BÀI TRÌNH BÀY CỦA NHÓM

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptlop1_6134.ppt
Luận văn liên quan