Lý do chọn đề tài
MỞ ĐẦU
Trong chương trình giáo dục quốc dân, Đ ịa lý là môn học quan trọng nên được đưa vào giảng dạy ở các trường phổ thông từ lớp 6 cho đến lớp 12, nhằm mục đích trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về khoa học địa lý, cũng như vận dụng những kiến thức đó vào cuộc sống để biết cách ứng xử với môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh, đồng thời đáp ứng với yêu cầu phát triển của đất nước, xu thế tất yếu của thời đại.
Địa lý là môn học có nhiều thuận lợi về giáo dục tình yêu quê hương đất nước, trong đó các kiến thức địa lý địa phương có vai trò cực kỳ quan trọng. Vì thế, một nhà văn Nga đã nói: tình yêu quê ưhơng đất nước phải được bắt nguồn từ tình yêu đối với sự vật, hiện tượng gần gũi, thân quen nơi xóm, làng của mình và chúng ta chỉ thực sự yêu chúng khi hiểu biết sâu sắc về chúng. Chính việc giảng dạy địa lý địa phương tạo điều kiện cho thế hệ trẻ tìm hiểu và đánh giá đúng tiềm năng các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và thực trạng kinh tế - xã hội của địa phương, từ đó giúp họ định hướng nghề nghiệp, lao động sản xuất, góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp.
Kiến thức địa lý địa phương (quê hương) có liên quan nhiều đến địa lý đại cương, địa lý thế giới, địa lý Việt Nam, trong đó đặc biệt là địa lý lớp 10. Hệ thống kiến thức Địa lý lớp 10 là nền tảng của môn Địa lý THPT, bao gồm: các khái niệm, các quy luật địa lý, các mối quan hệ nhân quả nhưng nhiều nhất là các khái niệm chung. Kiến thức địa lý địa phương là tài liệu sống động để nắm những kiến thức địa lý cơ bản đó. Bởi vì thông qua những hiểu biết ban đầu về các sự vật, hiện tượng hết sức gần gũi, thân quen mà học sinh nhìn thấy hàng ngày ở địa phương sẽ tạo điều kiện để hình thành biểu t ượng địa lý cho học sinh. Trong khi đó, biểu tượng địa lý lại là cơ sở để tạo nên khái niệm địa lý, vì nó phản ánh đượ c những thuộc tính của khái niệm địa lý tương ứng . Ngược lại, việc đưa kiến thức địa lý địa ph ương trong d ạy học địa lý sẽ góp phần bổ sung kiến thức về địa phương cho học sinh và làm giàu tình yêu quê
hương đất nước tro ng tâm hồn các em . Đồng thời, bài giảng địa lý có sự liên hệ, chứng minh bằng thực tiễn nơi các em đang sinh sống và học tập sẽ trở nên hấp dẫn và có tính thuyết phục với học sinh hơn.
Ở nước ta vấn đề dạy học địa lý địa phương ở các trường phổ thông hiện nay đã được chú ý nhiều hơn trước. Tuy nhiên, dung lượng kiến thức này vẫn còn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong chương trình địa lý phổ thông. Ngoài các tiết dạy địa lý địa phương theo quy định, thầy (cô) giáo chưa thường xuyên đưa kiến thức địa lý địa phương vào bài giảng . Đặc biệt, giáo viên nắm kiến thức địa lý địa phương chưa sâu, chưa rộng đã phần nào ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh. Do đó, kiến thức địa lý địa phương của học sinh thường nghèo nàn, việc cung cấp và bổ sung kiến thức địa lý địa phương cho học sinh còn nhiều hạn chế, đây là vấn đề cần khắc phục.
Rõ ràng, đề tài sẽ thực hiện được nhiều mục đích phù hợp với đòi hỏi cả về mặt lý thuyế t và thực tiễn. Vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Tích hợp kiến thức địa lý địa phương vào dạy học địa lý lớp 10 trường THPT”.
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
4 Giới hạn nghiên cứu 3
5 Phương pháp nghiên cứu 3
6 Lịch sử nghiên cứu 5
7 Những đóng góp của luận văn 6
8 Cấu trúc luận văn 6
NỘI DUNG 7
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của v iệc tích hợp kiến 7
thức địa lý địa phương vào dạy học địa lý lớp 10 THPT
1.1. Kiến th ức địa lý địa ph ương trong ch ương trình địa lý trường 7 phổ thông các nước trên thế giới
1.1.1. Vai trò của kiến thức địa lý địa phương trong dạy học địa lý 7
1.1.2. Một số kiểu cấu tạo chương trình địa lý trường phổ thông ở các 8
nước trên thế giới
1.2. Kiến th ức địa lý địa ph ương trong ch ương trình địa lý trường 9 phổ thông ở nước ta
1.2.1. Vị trí của kiến th ức địa lý địa ph ương trong phân phối chương 9 trình địa lý trường phổ thông
1.2.2. Thực trạng kiến thức địa lý địa phương của giáo viên và học sinh 13 phổ thông hiện nay, lấy thí dụ ở tỉnh Thái Nguyên
1.3. Vai trò của kiến thức địa lý địa phương đối với việc dạy học địa 17 lý lớp 10 THPT
1.4. Tình hình sử dụng các kiến thức địa lý địa phương vào dạy học 21
địa lý lớp 10 ở tỉnh Thái Nguyên
Chương 2: Tích hợp kiến thức địa lý địa phương vào dạy học 29
Địa lý lớp 10 THPT. Lấy ví dụ ở tỉnh Thái Nguyên
2.1. Hệ thống kiến thức Địa lý lớp 10 29
2.2. Hình thành khái niệm địa lý chung cho học sinh lớp 10 THPT 33
2.2.1. Khái niệm và vai trò của khái niệm đối với quá trình nhận thức 33 của học sinh
2.2.2. Con đường hình thành khái niệm chung Địa lý lớp 10 35
2.3. Tích hợp kiến th ức địa lý địa phương vào dạy học Địa lý lớp 10 39
THPT
2.3.1. Khái quát về tích hợp và tích hợp kiến thức địa lý địa phương 39 vào dạy học Địa lý lớp 10
2.3.2. Các nguồn tài liệu thu thập kiến th ức địa lý địa ph ương để tích 43 hợp vào dạy học địa lý 10
2.3.3. Định hướng một số nguyên tắc chung để tích hợp kiến thức địa 45
lý địa phương vào dạy học địa lý lớp 10
2.3.4. Các phương pháp dạy học cụ thể để tích hợp kiến thức địa lý địa 51
phương vào dạy học Địa lý lớp 10
2.4. Kiến thức địa lý địa phương tỉnh Thái Nguyên và vệic tích hợp 60 vào dạy học địa lý lớp 10 trong tỉnh
2.4.1. Kiến thức địa lý địa phương tỉnh Thái Nguyên: nội dung và 60 nguồn tài liệu thu thập
2.4.2. Định hướng một số nội dung và phương pháp dạy học để tích 73 hợp kiến thức ĐLĐP tỉnh Thái Nguyên vào dạy học địa lý lớp 10
2.4.3. Thí dụ về tích hợp kiến thức ĐLĐP tỉnh Thái Nguyên vào dạy 84 học địa lý lớp 10
2.4.4. Giới thiệu một số giáo án tích hợp kiến thức ĐLĐP tỉnh Thái 87
Nguyên vào dạy học địa lý lớp 10 trong tỉnh
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 88
3.1. Mục đích, nhiệm vụ, nguyên tắc của thực nghiệm sư phạm 88
3.1.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm 88
3.1.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 88
3.1.3. Nguyên tắc tiến hành thực nghiệm 89
3.2. Tổ chức thực nghiệm sư phạm 89
3.2.1. Đối tượng thực nghiệm sư phạm 89
3.2.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 91
3.3. Căn cứ và tiêu chí để đánh giá, xếp loại kết quả thực nghiệm 91
3.3.1 Căn cứ đánh giá, xếp loại kết quả thực nghiệm 91
3.3.2 Tiêu chí đánh giá, xếp loại kết quả thực nghiệm 91
3.3.3 Cách xử lý kết quả thực nghiệm 92
3.4. Phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm 93
3.5. Đánh giá chung về thực nghiệm sư phạm 105
KẾT LUẬN 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO 112
PHỤ LỤC
142 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6934 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tích hợp kiến thức địa lý địa phương vào dạy học địa lý lớp 10 trường THPT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cao hơn nhóm
đối chứng: [bảng 3.6]
Bảng 3.6: Tổng hợp kết quả 3 lần kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
Kiểm tra
SL HS
TBKT
Điểm giỏi
Điểm khá
Điểm TB
Điểm yếu
TN
ĐC
TN
ĐC
TN
ĐC
TN
ĐC
TN
ĐC
TN
ĐC
Lần 1
208
207
7.11
6.57
30
15
114
96
62
84
2
12
%
%
-
-
14.4
7.2
54.8
46.4
29.8
40.6
1.0
5.8
Lần 2
208
207
7.25
6.60
39
19
110
93
54
84
5
11
%
%
-
-
18.8
9.2
52.8
44.9
26.0
40.6
2.4
5.3
Lần 3
208
207
7.24
6.62
44
20
103
99
55
65
6
23
%
%
-
-
21.1
9.7
49.5
47.8
26.4
31.4
2.9
11.1
+ Điểm trung bình cộng của học sinh nhóm thực nghiệm luôn đạt mức điểm trên 7, được nâng cao d ần qua các tiết d ạy; còn học sinh nh óm đ ối chứng chỉ dao động trong mức điểm trên 6.
+ Điểm khá, giỏi của học sinh nhóm thực nghiệm cao hơn hẳn nhóm đối chứng (đạt từ 70% trở lên), điểm số tập trung nhiều ở mức 7, 8, 9; ngược lại nhóm đối chứng có số điểm trung bình, yếu kém nhiều hơn, gần gấp đôi nhóm thực nghiệm (trên 45%), điểm số dao động ở mức 5, 6, 7.
+ Ở nhóm thực nghiệm, bài kiểm tra nào cũng có học sinh đạt điểm
tuyệt đối (10), còn nhóm đối chứng thì không có học sinh nào.
+ Điểm thấp nhất của nhóm thực nghiệm sau 3 lần kiểm tra là điểm 4, trong khi đó lớp đối chứng là điểm 3, số điểm dưới 5 rất nhiều (trên 5%).
+ Nhìn vào các biểu đồ biểu diễn chất lượng học tập của học sinh sa u mỗi lần kiểm tra, ta thấy đường biểu diễn của nhóm thực nghiệm luôn nhích dần về phía bên phải của biểu đồ. Điều đó chứng tỏ chất lượng học tập của nhóm thực nghiệm có xu hướng tốt lên, còn nhóm đối chứng hầu như không thay đổi.
- Khi phân tích nguyên nhân chất lượng lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng thấy rằng do lớp thực nghiệm thầy trò vận dụng kiến thức địa lý tỉnh Thái Nguyên vào bài học đã làm cho học sinh hiểu rõ bản chất kiến thức, học sinh hứng thú học tập, nhớ kiến thức lâu hơn, làm bài kiểm tra có tính chặt chẽ logic hơn.
KẾT LUẬN
Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất n ước, giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu, bởi vì con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Để x ứng đ áng với vị trí của mìn h, ngành giáo dục cần phải nâng cao và đổi mới trên mọi phương diện: nội dung, phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học ở tất cả các bậc học, ngành học, môn học. Theo tinh thần đó, đối với bộ môn địa lý nói chung và chuyên đề địa lý địa phương nói riêng thì ngoài vệi c cải cách, biên soạn lại nội dung chư ơng trình và hướng dẫn phương pháp gải ng dạy, chúng ta có thể tiến hành hình thức lồng ghép, tích hợp các kiến thức này với nhau để chúng hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Bởi vì, địa lý địa phương l à một bộ phận của bộ môn địa lý, cho nên về đối tượng nghiên cứu của chúng gần giống nhau, chỉ khác về phạm vi nghiên cứu. Đối t ượng nghiên cứu của địa lý địa phương lại là những sự vật, hiện tượng địa lý hết sức thân quen, gần gũi với học sinh cho nên việc tích hợp nội dung này vào việc dạy học địa lý không những giúp cho quá trình tiếp thu tri thức địa lý được tốt hơn, mà đây còn là một biện pháp hiệu quả để cung cấp, bổ sung, làm giàu kiến thức địa lý địa phương cho các em.
Khi bài giảng có sự tích hợp kiến thức địa phương sẽ mang tính thuyết phục và thu hút sự chú ý của học sinh nhiều hơn, thậm chí nó còn có thể làm thay đổi cả nhận thức, thái độ, hành vi của học sinh về quê hương, giáo dục tình yêu quê hư ơng đất nước cho các công dân tương lai. Mặt khác, nội dung kiến thức địa lý lớp 10 chủ yếu là những khái niệm địa lý tự nhiên, địa lý kinh tế - xã hội đại cương nên để làm rõ được các khái niệm này, giáo viên phải sử dụng khá nhiều các đối tượng địa lý cụ thể nhằm minh hoạ và giải thích các khái niệm đó. Những đối tượng địa lý ở xa trên thế giới, ở nước ngoài hay địa phương khác chỉ đư ợc biểu hiện trên bản đồ, tranh ảnh nên vẫn không có sức truyền tải thông tin tốt bằng các đối tượng, hiện tượng địa lý ở ngay tại địa phương, nơi học sinh sinh s ống và học tập. Hơn nữa, việc sử dụng các ví dụ là kiến thức địa lý địa phương trong bài giảng sẽ giúp chúng ta bồi dưỡng kiến
thức tự nhiên, kinh tế - xã hội của quê hương cho học sinh, quan trọng là qua đó giáo dục tình cảm, hành vi tốt đẹp cho các em , không thể thực hiện được bằng 6 tiết địa lý địa phương ở lớp 9 và lớp 12 mà phải được tích hợp ở các giáo trình địa lý khác, đặc biệt là địa lý lớp 10. Vì thế, chẳng có cách làm nào hay hơn việc giáo viên lấy ngay các sự vật, hiện tượng địa lý có ở tỉnh, huyện, xã của các em để làm ví dụ cho các kiến th ức b ài g iản g. Sự k ết hợp hài hoà giữa kiến thức khoa học địa lý trong SGK với kiến thức địa lý địa phương sẽ
mang lại một chất lư ợng mới cho bài giảng địa lý.
Trên cơ ởs
đó, đề tài nghiên cứu “Tích hợp kiế n thức địa lý địa
phương vào dạy học địa lý lớp 10 trường THPT” , đã làm đ ược một số công
việc sau:
- Xác định được cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
- Tiếp thu những phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản và quan điểm dạy học tích cực của dạy học địa lý nói chung vàđịa lý địa phương nói riêng trong quá trình thực hiện đề tài.
- Luận văn được tiến hành nghiên cứu dựa trên thực trạng dạy học địa lý địa phương và cách thức tích hợp nội dung này vào dạy học địa lý lớp 10, lấy thí dụ ở các trường THPT tỉnh Thái Nguyên. Có thể xem đây là cơ sở thực tiễn hết sức quan trọng để tác giả nghiên cứu và thực hiện đề tài.
- Xác định được hình thức và các phư ơng pháp dạy học để tích hợp
kiến thức địa lý địa phương vào dạy học theo hướng tích cực và thiết kế bài
giảng địa lý lớp 10 theo hướng dạy học tích cực.
- Qua thực n g hệmi
sư phạm ở các trườn g THPT của tỉn h Th ái
Nguyên, tác gải
nhận thấy những ưu điểm bư ớc đầu của hình thức tích hợp
kiến thức địa lý địa phương vào dạy học mà đề tài nêu ra:
+ Về phía giáo v iên: Công tác soạn giảng được đầu tư về mặt thời gian, việc lựa chọn nội dung kiến thức cũng như cải tiến phương pháp dạy học theo hướng tích cực đã mang lại hiệu quả giảng dạy và học tập cao, phù hợp với yêu cầu cần phải đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
+ Về phía học sinh: Trong giờ học, học sinh không bị gò bó, mà luôn chủ động tự tìm tòi tri thức, giờ học biểu hiện rõ sự hứng thú, sôi nổi tham gia tích cực vào bải giảng của học sinh, kiến thức khoa học địa lý trở nên sinh động, gần gũi với thực tế cuộc sống, học sinh tiếp thu bài tốt, nhớ bài lâu.
Tuy nhiên, do tờhi gian nghiên cứu có hạn cho nên quá trình thực nghiệm ch ưa được thực h iện rộng khắp ở các tr ờng THPT trên địa b àn của các tỉnh trong cả nước, tác giả dự định nếu có điều kiện sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này không chỉ đối với lớp 10 mà còn tiến hành với nhiều lớp khác và địa bàn nhiều tỉnh (thành phố) khác.
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, tác giả có đưa ra một số kiến nghị sau đây:
- Cần phải tăng cường đ ầu tư cở sở vật chất kỹ thuật cho các nhà trường phổ thông để giáo viên và học sinh có điều kiện giảng dạy và học tập theo hướng tích cực, phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội.
- Cung cấp đầy đủ và kịp thời các tài liệu giảng dạy và h ớng dẫn giảng dạy chuyên đề địa lý địa phương trong các nhà trường phổ thông. Ngoài ra, cần phải có một tài liệu chính và dành riêng cho từng cấp để học sinh có thể học tập và tham khảo một cách dễ dàng.
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng, các hội nghị chuyên đề dành riêng cho việc hướng dẫn giáo viên dạy học địa lý địa phương đạt hiệu quả cao, trong đó cần phải hướng dẫn cách thức tích hợp nội dung kiến thức này vào dạy học địa lý ở các lớp.
- Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập địa lý của học sinh nên có sự phối hợp giữa kiểm tra kiến thức và kiểm tra kỹ năn g, g iữa kiểm tra tự luận với kiểm tra trắc nghiệm, giữa kiểm tra nội dung khoa học địa lý trong SGK với kiểm tra k iến th ức thực tế ở đ ịa phương. Có như vậy, việc đánh giá chất lượng học sinh mới đảm bảo tính toàn diện.
- Bản thân giáo viên địa lý cần chủ động, sáng tạo, sư u tầm, tìm tòi, nghiên cứu kiến th ức địa lý địa ph ươn g, trong đó đ ặc biệt là kiến th ức tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện (quận), xã (phường) - quê hương gần gũi của học sinh để tích hợp vào bài giảng của mình. Đây là những kiến thức vô cùng thiết thực, quý báu đối với học sinh - những công dân tương lai của đất nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ GD&ĐT (2006), Địa lý lớp 10, sách giáo khoa, nxb Giáo ụdc,
Hà Nội.
2. Bộ GD&ĐT (2006), Địa lý lớp 10, sách giáo viên, nxb Giáo dục,
Hà Nội.
3. Bộ GD&ĐT (1999 ), Địa lý địa phương, nxb Giáo dục, Hà Nội.
4. Cục Thống kê Thái Nguyên (2002), Niên giám thống kê tỉnh Thái
Nguyên 1997 - 2001, nxb Thống kê, Hà Nội.
5. Cục Thống kê Thái Nguyên (2004), Niên giám thống kê tỉnh Thái
Nguyên 1999 - 2003, nxb Thống kê, Hà Nội.
6. Cục Thống kê Thái Nguyên (2007), Niên giám thống kê tỉnh Thái
Nguyên 2002 - 2006, nxb Thống kê, Hà Nội.
7. Hoàng Chúng (1983), Phương pháp thống kê toán học trong khoa
học giáo dục, nxb Giáo dục, Hà Nội.
8. Lê Khánh Bằng (1995), Công nghệ dạy học với vấn đề tổ chức quá
trình dạy học ở PTTH, Bộ GD&ĐT.
9. Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc (2001), Lý luận dạy học Địa lý,
nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Nguyễn Dược, Trung Hải (2003), Sổ tay địa danh Việt Nam, nxb
Giáo dục, Hà Nội.
11. Nguyễn Dược, Trung Hải (2002), Thuật ngữ Địa lý, nxb Giáo dục,
Hà Nội.
12. Lâm Quang Dốc (2002), Bản đồ chuyên đề, nxb Đại học sư phạm,
Hà Nội.
13. Lâm Quang Dốc (2004), Bản đồ giáo khoa, nxb Đại học sư phạm,
Hà Nội
14. Lâm Quang Dốc (2006), Hướng dẫn sử dụng Atlat Địa lý Việt
Nam, nxb Đạihọc sư phạm, Hà Nội.
15. Đặng Văn Đức (2008), Lý luận dạy học Địa lý , phần đại cương,
nxb Giáo dục.
16. Đặng Văn Đức, Nguyễn Thu Hằng (2001), Kỹ thuật dạy học Địa
lý, sách bồi dưỡng giáo viên, nxb Giáo dục, Hà Nội.
17. Đặng Văn Đức, Nguyễn Thu Hằng (2001), Phương pháp dạy học
Địa lý theo hướng tích cực, nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.
18. Đỗ Ngọc Đạt (1997), Tiếp cận hiện đại hoạt động dạy học, nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội.
19. Nguyễn Phi Hạnh, Nguyễn Thị Thu Hằng (2 002), Giáo dục môi trường qua môn Địa lý, nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.
20. Nguyễn Kim Hồng và nnk (1997), Giáo trình Địa lý kinh tế - xã hội đại cương, nxb Đại học sư phạm tp.Hồ Chí Minh.
21. Giang Văn Kham (2007), Hội nhập kinh tế quốc tế: Nội dung và vận dụng trong dạy học Địa lý lơp12 trường THPT tỉnh Thái Nguyên theo hướng tích cực, Luận văn Thạc sĩ KHGD, Đại học sư phạm Thái Nguyê n.
22. Nguyễn Trọng Lân, Trần Trọng Hà (1984), Một số vấn đề trong
giảng dạy Địa lý tự nhiên Việt Nam ở trường phổ thông, nxb Giáo dục, Hà
Nội.
23. Trịnh Trúc Lâm, Nguyễn Quận (1998), Địa lý tỉnh Thái Nguyên, Sở GD&ĐT Thái Nguyên.
24. Vũ Tự Lập (1999), Địa lý tự nhiên Việt Nam, nxb Giáo dục, Hà
Nội.
25. Nguyễn Trọng Phúc (1997), Phương pháp sử dụng số liệu thống
kê trong dạy học Địa lý kinh tế - xã hội, nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
26. Nguyễn Trọng Phúc (2001), Phương tiện thiết bị dạy học Địa lý ,
nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
27. Nguyễn Trọng Phúc (2001), Phương pháp sử dụng số liệu thống
kê trong dạy học Địa lý kinh tế - xã hội thế giới, nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội.
28. Nguyễn Trọng Phúc (2001), Trắc nghiệm khách quan và vấn đề đánh giá trong giảng dạy Địa lý, nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
29. Nguyễn Trọng Phúc (2002), Thiết kế bài giảng Địa lý ở trường phổ thông có sử dụng Power point và các phần mềm Địa lý , Hội thảo quốc tế về Công nghệ thông tin và Truyền thông trong Giáo dục.
30. Nguyễn Trọng Phúc (2004), Một số vấn đề trong dạy học Địa lý ở trường phổ thông, nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
31. Nguyễn Trọng Phúc (2004), Thiết kế bài giảng Địa lý ở trường
phổ thông, nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.
32. Đinh Trung Quỳnh (1997), Tình hình, đặc điểm dạy và học địa lý ở các trường PTTH miền núi phía bắc và việc xây dựng chương trình đào tạo đại học chính quy tập trung ở khoa Địa lý trường ĐHSP - ĐH Thái Nguyên, Đề tài NCKH cấp Bộ GD&ĐT, Thái Nguyên.
33. Phạm Thị Sen và nnk (2006), Giới thiệu giáo án Địa lý 10, nxb Hà
Nội.
người.
34. Sở Văn hoá thông tin Thái Nguyên (2006), Thái Nguyên - Đất và
35. Nguyễn Giang Tiến (1985), Hệ thống khái niệm và phương pháp
hình thành khái niệm trong giáo trình địa lý kinh tế các nước ở các lớp 10 và
11 trường PTTH, Luận án Phó giáo sư KHGD, Đại học sư phạm I Hà Nội.
36. Tổng cục thống kê (2007), Niên giám thống kê Việt Nam 2006 , nxb Thống kê, Hà Nội.
37. Thái Duy Tuyên (1998), Những vấn đề cơ bản giáo dục học hiện đại, nxb Giáo dục, Hà Nội.
38. Lê Bá Tảho và nnk ( ), Cơ sở địa lý tự nhiên , nxb Giáo ụdc,
Hà Nội.
39. Lê Bá Thảo (2003), Thiên nhiên Việt Nam, nxb Giáo dục, Hà Nội.
40. Đỗ Hưng Thành (1998), Địa hình bề mặt Trái đất, nxb Giáo dục,
Hà Nội.
41. Nguyễn Viết Thịnh, Đỗ Thị Minh Đức (2003), Giáo trình Địa lý
kinh tế - xã hội Việt Nam, nxb Giáo dục, Hà Nội.
42. Nguyễn Thị Thịnh (2004), Xây dựng xêri bản đồ tỉnh Thái Nguyên phục vụ dạy học địa lý địa phương, Luận văn Thạc sĩ KHGD, Đại học sư phạm Thái Nguyên.
43.Lê Thông (2003), Địa lý các tỉnh và thành phố Việt Nam, tập 2,
nxb Giáo dục, Hà Nội.
44. Lê Thông và nnk (2004), Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam, nxb Đại
học sư phạm, Hà Nội.
45. Nông Thị Thuý (2004 ), Nghiên cứu biên soạn tài liệu địa lý tỉnh Thái Nguyên theo chương trình và SGK Địa lý lớp 9 hệ THCS, Luận văn Thạc sĩ KHGD, Đại học sư phạm Thái Nguyên.
46. Phạm Ngọc Thương (2000), Địa lý tỉnh Thái Nguyên và việc vận dụng vào các bài thực hành “Tìm hiểu một số vấn đề địa lý kinh tế - xã hội của địa phương” trong SGK Địa lý lớp 12, Luận văn tốt nghiệp Đại học, Đại học sư phạm Thái Nguyên.
47. Thái Nguyên, di tích danh thắng - triển vọng tương lai (2007), nxb
Văn hoá thông tin.
48. Nguyễn Đức Vũ, Phạm Thị Sen ( ), Đổi mới phương pháp dạy học
Địa lý ở THPT, nxb Giáo dục, Hà Nội.
59. Jean-Marc Denommé et Madeleine Roy ( ), Tiến tới một phương pháp sư phạm tương tác, Nxb Thanh Niên.
50. Kalexnic ( ), Những quy luật Địa lý chung của Trái đất, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
PHỤ LỤC
PHIẾU KHẢO SÁT VỀ VIỆC TÍCH HỢP KIẾN THỨC ĐỊA LÝ ĐỊA PHƯƠNG
VÀO BÀI GIẢNG ĐỊA LÝ LỚP 10
(Kính gửi các thầy (cô) giáo Địa lý THPT)
Để thực hiện đề tài Luận văn thạc sĩ KHGD, chúng tôi cần có cơ sở thực tiễn để nghiên cứu về việc tích hợp kiến thức địa lý địa phương vào dạy học Địa lý lớp 10, kính mong nhận được sự ủng hộ giúp đỡ của các thầy (cô) giáo. Xin các thầy (cô) giáo vui lòng cho biết một số vấn đề sau đây.
Họ và tên:……………………………………………………………… Đơn vị công tác:……………………………………………………….. Năm tốt nghiệp Đại học:………………………………………………. Khối lớp đang giảng dạy:………………………………………………
(1). Dạy bài 6: “Hệ quả của chuyển động xung quanh Mặt Tr ời của Trái Đất”, thầy (cô) có lấy thí dụ ở địa phươ ng để chứng minh cho ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh không? Nếu có thì đó là ngày bao nhiêu?
………………………………………………………………………………………………………...
...………………………………………………………………………………………………………
…………………………………................................................................................................ (2). Dạy bài 7: ”Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng”,
thầy (cô) có lấy thí dụ về các loại đá có ở địa phương để minh hoạ cho các tầng đá của
Lớp vỏ Trái Đất không? Nếu có thì đó là các loại đá nào, phân bố ở đâu?
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
............................................................................................................................................... (3). Dạy bài 12: “Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính”, thầy (cô) lấy thí dụ
về gió mùa tại địa phương là những loại gió nào? Tại sao?
………………………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………………………...
…………………………………................................................................................................ (4). Dạy bài 17: “Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng”, thầy
(cô) có lấy thí dụ về các loại đất có ở địa phương để giải thích cho các nhân tố hình thành
đất không? Đó là những các loại đất nào, phân bố ở đâu?
………………………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………………………...
(5). Dạy bài 20: “Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ Địa lý”, theo thầy (cô) nếu lấy thí dụ về biểu hiện của quy luật này ở địa phương thì thí dụ nào được coi là điển hình? Tại sao?
………………………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………………………...
……………………………….................................................................................................... (6). Dạy bài 26: “Cơ cấu nền kinh tế”, thầy (cô) lựa chọn thí dụ nào để nói về
nguồn lực phát triển kinh tế của địa phương?
………………………………………………………………………………………………………...
…...……………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………... (7). Dạy bài 37: “Địa lý các ngành giao thông vận tải”, thầy (cô) có lấy thí dụ về
các loại hình vận tải ở địa phương không? Đó là những loại hình nào?
………………………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………………………... (8). Dạy bài 42: “Môi trường và sự phát triển bền vững”, thầy (cô) lấy ví dụ nào
về vấn đề ô nhiễm môi trường của địa phương để mang lại hiệu quả cao? Tại sao?
………………………………………………………………………………………………………...
.…...…………………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………………………...
Chúng tôi xin chân thành c ảm ơn!
PHẠM HƯƠNG GIANG
Học viên Cao học Địa lý khoá 14
Trường Đại học sư phạm Thái Nguyên
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN VỀ VIỆC TÍCH HỢP KIẾN THỨC ĐỊA LÝ ĐỊA PHƯƠNG VÀO DẠY HỌC ĐỊA LÝ LỚP 10 THPT
(Dành cho giáo viên Địa lý THPT)
Để thực hiện đề tài Luận văn thạc sĩ KHGD, chúng tôi cần có cơ sở thực tiễn để nghiên cứu về việc tích hợp kiến thức địa lý địa phương vào dạy học Địa lý lớp 10, kính mong nhận được sự ủng hộ giúp đỡ của các thầy (cô) giáo. Xin các thầy (cô) giáo vui lòng cho biết một số vấn đề sau đây.
Họ và tên:……………………………………………………………… Đơn vị công tác:……………………………………………………….. Năm tốt nghiệp Đại học:………………………………………………. Khối lớp đang giảng dạy:………………………………………………
STT
Nội dung l ấy ý kiến thăm dò
Phương án trả lời
ý kiến GV
(%)
1
Anh (chị) lấy ví dụ minh hoạ cho bài học
ĐL lớp 10 chủ yếu từ nguồn kiến thức
nào?
- Sách giáo khoa
- Sách tham kh ảo
- Thực tế địa phương
2
Anh (chị) thường lấy ví dụ cho minh hoạ
bài học ĐL lớp 10 là những sự vật, hiện tượng địa lý ở phạm vi lãnh thổ nào?
- Thế giới
- Việt Nam
- Địa phương
3
Theo anh (cị)h, việc đưa kiến thức
ĐLĐP vào bài học ĐL lớp 10 có ý nghĩa như thế nào?
- Cần thiết
- Không cần thiết
4
Anh (chị) đưa các kiến thức ĐLĐP vào
bài học ĐL lớp 10 chủ yếu nhằm mục đích gì?
Giải thích, minh hoạ cho
bài học
- Bổ sung kiến thức
ĐLĐP cho học sinh
- Làm cho bài gải ng có
tính thuyết phục
- Giáo dục tình yêu quê
hương cho HS
5
Theo anh (chị) đánh giá thì vệi c đưa
kiến thức ĐLĐP vào bài học ĐL lớp 10 có ảnh hưởng như thế đối với tâm lý của học sinh?
- Hứng thú
- Bình thường
- Phân tán
6
Anh (chị) đưa kiến thức ĐLĐP vào các
bài học ĐL lớp 10 ở mức độ nào?
- Thường xuyên
- Đôi khi
- Không bao giờ
7
Anh (chị) thường sử dụng biện pháp
nào để đưa kiến thức địa lý địa phương
vào bài học ĐL lớp 10?
- Lồng ghép
- Tích hợp
8
Anh (chị) thường lấy bao nhiêu ví dụ là
kiến thức ĐLĐP để minh hoạ cho một
bài học ĐL lớp 10?
- Dưới 2
- Từ 2 - 4
- Trên 4
9
Anh (chị) thường lấy các ví dụ đưa vào
bài học ĐL lớp 10 là những kiến thức
ĐLĐP cấp nào?
- Cấp tỉnh
- Cấp quận (huyện)
- Cấp phường (xã)
10
Anh (chị) thường sử dụng nguồn tài liệu
nào nhất để thu thập kiến thức ĐLĐP
đưa vào bài h ọc ĐL lớp 10?
- Sách và các tàiệuli
ĐLĐP
- Phát thanh, trềuny
hình, báo chí
- Các website và pầhn
mềm trên Internet
- Kiến thức thực tế của
bản thân
11
Anh (cịh ) thường sử dụng nhóm phương pháp nào để đưa kiến thức địa lý địa phương vào bài h ọc ĐL lớp 10?
- Nhóm các phương pháp trềuny thống, dùng lời để trình bày
- Nhóm các phương
pháp hướng dẫn HS tích cực, chủ động khai thác tri thức ĐL v ới các phương tiện trực quan
12
Anh (chị) thường sử dụng hình thức dạy
học nào để đưa kiến thức địa lý địa phương vào bài h ọc ĐL lớp 10?
- Nội khoá
- Ngoại khoá
- Tự học
Chúng tôi xin chân thành c ảm ơn!
PHẠM HƯƠNG GIANG
Học viên Cao học Địa lý khoá 14
Trường Đại học sư phạm Thái Nguyên
PHIẾU KHẢO SÁT VIỆC NẮM KIẾN THỨC ĐỊA LÝ ĐỊA PHƯƠNG
(Thân gửi các em học sinh THPT)
Để thực h iện đề tài Lu ận văn th ạc sĩ KHGD, chúng tôi cần có cơ sở thực tiễn để nghiên cứu, rất mong nhận được sự ủng hộ giúp đỡ của các em và các em hãy vui lòng trả lời các câu hỏi sau đây.
Họ và tên:…………………………………………………………….............. Lớp:…………………………………………………………………………….. Trường:………………………………………………………………………… I. Câu hỏi dành cho tất cả học sinh trong tỉnh
Câu 1: Em hãy kể tên một số núi ở tỉnh Thái Nguyên có cấu tạo từ:
- Đá mắc ma (granit, riôlit, gabrô):…………………………………….
- Đá vôi:………………………………………………………………..
- Đá sa phiến thạch:…………………………………………………….
Câu 2: Đại bộ phận tỉnh Thái Nguyên nằm ở hệ thống sông nà o? Kể
tên một số phụ lưu của sông này chảy trong địa phận của tỉnh?
………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………. Câu 3: Tỉnh Thái Nguyên chịu ảnh hưởng của những loại gió mùa
nào?
A. Gió mùa Đông Bắc B. Gió mùa Đông Nam C. Gió mùa Tây Nam D. Gió phơn Tây Nam
Câu 4: Kết cấu dân số của tỉnh Thái Nguyên thuộc loại kết cấu nào?
A. Kết cấu trẻ
B. Kết cấu già
C. Kết cấu ổn định
Câu 5: Tỉnh Thái Nguyên có những quốc lộ nào chạy qua?
………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………….....
…………………………………………………………………………. Câu 6: Dân ột c thiểu số nào đang chiếm tỉ lệ cao nhất ở tỉnh Thái
Nguyên?
A. Sán Dìu
B. Tày C. Nùng D. Dao
Câu 7: Ngành công nghiệp nào đang chiếm tỷ trọng lớn nhát trong cơ
cấu GDP công nghiệp tỉnh Thái Nguyên?
A. Cơ khí
B. Luyện kim
C. Vật liệu xây dựng
D. Chế biến nông sản
II. Câu hỏi dành riêng cho học sinh từng huyện (thị) trong tỉnh
1. Huyện Đồng Hỷ
Câu 8: Sông Cầu được hình thành do nguyên nhân gì?
A. Đứt gãy B. Xói mòn C. Nhân tạo
Câu 9: Đồng Hỷ có những loại khoáng sản chủ yếu nào?
…………………………………………………………………………. Câu 10: Núi Voi được cấu tạo bằng loại đá gì?
………………………………………………………………………….
2. Huyện Phú Bình
Câu 8: Huyện Phú Bình có con sông nào chảy qua, nguồn gốc của nó?
…………………………………………………………………………. Câu 9: Đất ở vùng đồi huyện Phú Bình là đất gì?
A. Đất phù sa B. Đất phèn C. Đất
feralit
Câu 10: Huyện Phú Bình có những loại hình vận tải nào hoạt động?
………………………………………………………………………….
3. Huyện Phú Lương
Câu 8: Huyện Phú Lương có những con sông nào chảy qua?
…………………………………………………………………………. Câu 9: Núi Chúa (huyện Phú Lương) được cấu tạo bằng loại đá gì?
A. Mắc ma B. Trầm tích
Câu 10: Huyện Phú Lương giàu có loại khoáng sản nào?
………………………………………………………………………….
4. Thành phố Thái Nguyên
Câu 8: Thành phố Thái Nguyên thuộc đô thị loại mấy?
…………………………………………………………………………. Câu 9: Kể tên các ngành công nghệip chủ yếu của thành phố Thái
Nguyên?
…………………………………………………………………………. Câu 10: Em hãy cho bếi t nguyên nhân chủ yếu nào làm ô nhiễm môi
trường thành phố Thái Nguyên?
………………………………………………………………………….
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
Phạm Hương Giang
HỌC VIÊN CAO HỌC ĐỊA LÝ KHOÁ 14
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÁI NGUYÊN
Bài 24
PHÂN BỐ DÂN CƯ. CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ VÀ ĐÔ THỊ HOÁ
I. Mục tiêu bài học
Sau bài học, HS cần:
- Trình bày được khái niệm phân bố dân cư, đặc điểm phân bố dân cư trên thế giới, ở Việt Nam và ngay tại địa phương và các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư.
- Phân biệt được các loại hình quần cư, đặc điểm và chức năng của chúng. Liên
hệ thực tế địa phương.
- Hiểu được bản chất, đặc điểm của đô thị hoá và ảnh hưởng của đô thị hoá đến
phát triển kinh tế - xã hội và môi trường. Chứng minh bằng thực tế địa phương.
- Biết cách tính mật độ dân số.
- Nhận xét, phân tích bản đồ, lược đồ, bảng số liệu, ảnh địa lý về tình hình phân
bố dân cư, các hình thái quần cư và dân thành thị.
II. Thiết bị dạy học
- Bản đồ, dân cư và đô thị thế giới, Việt Nam.
- Lược đồ dân cư địa phương.
- Một số hình ảnh về các hình thái quần cư trên thế giới và Việt Nam.
III. Hoạt động dạy học
*Vào bài: Giáo viên nêu ra một số câu hỏi nhằm định hướng hoạt động nhận thức của HS. Ví dụ: Dân cư trên thế giới phân bố ra sao? Có những nhân tố nào ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư? Có mấy loại hình quần cư? Mỗi loại hình có chức năng và đặc điểm gì? Liên hệ với thực tế Việt Nam và địa phương nơi các em sinh sống có tuân theo các quy lu ật đó không?
*Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động 1: Học sinh làm việc cá nhân
- GV giao nhiệm vụ: Đọc mục 1, tìm hiểu khái niệm phân bố dân cư và mật độ dân số (5 phút).
- HS trình bày khái nệi m phân bố dân cư và
mật độ dân số.
- GV giải thích, làm rõ khái niệm và yêu cầu HS lấy ví dụ tại địa phương về phân bố tự phát, tự giác.
I. Sự phân bố dân cư
1. Khái niệm
- Phân bố dân cư (SGK - Tr.93).
- Mật độ dân số và công thức tính mật độ dân số (SGK - Tr.93).
Ví dụ: Thái Nguyên vào những năm 60 của TK XX dân cư đi khai hoang ở Đại Từ, Định Hoá hoặc là việc hình thành các khu công nghiệp, các nhà máy, xí nghệip mọc lên thu hút lao động đến tỉnh ta làm việc là tự giác; còn tình trạng dân cư, lao động khắp các huyện và tỉnh ngoài đổ dồn về tp.Thái Nguyên làm việc, sinh sống là tự phát.
- GV cung cấp số liệu về diện tích, dân số của địa phương và yêu cầu HS vận dụng công thức tính mật độ dân số (HS làm vệi c theo
nhóm).
2. Đặc điểm phân bố dân cư thế giới
Diện tích
(Km2)
Dân số
(Nghìn người)
Cả nước
329.247
80.000
Tỉnh Th.Nguyên
3.541
1.085
Tp. Th.Nguyên
177
229
Huyện Võ Nhai
845
62
Hoạt động 2: HS làm việc theo nhóm
Bước 1: GV giao nhệi m vụ: Đọc mục 2 và mục 3.I kết hợp với bảng số liệu 24.1 và 24.2 (SGK) để trả lời các câu hỏi dưới đây:
- Em hãy nhận xét về tình hình phân bố dân cư trên thế giới? (bảng 24.1)
- Hãy nêu sự thay đổi về tỷ trọng phân bố dân cư trên thế giới trong thời kỳ 1650 - 2005? (bảng 24.2)
Bước 2: HS thảo luận nhóm (10 phút).
Bước 3: Tổng kết vấn đề thảo luận
- HS báo cáo kết quả thảo luận, chỉ trên bản đồ các vùng đông dân, thưa dân (đại diện một vài nhóm).
- GV tóm tắt, chuẩn xác kiến thức.
- GV có thể bổ sung thêm kiến thức và số liệu cho 2 đặc điểm phân bố dân cư trên.
+ Sự phân bố không đều trong không gian:
giữa các châu lục, các khu vực, các nước, các
- Mật độ dân số trung bình trên thế giới là 48 người/km2.
- Dân cư trên thế giới phân bố không đều:
+ Các khu vực tập trng đông dân như: Tây Âu, Nam Âu, Caribê, Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á…
+ Các khu ựvc thưa dân là châu Đại Dương, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Trung Phi, Bắc Phi…
- Dân cư thế giới có sự biến động theo
vùng trong một nước, các tỉnh trong một vùng,
các huyện trong một tỉnh (miền núi >< thành thị).
GV hỏi: ở tỉnh ta, huyện nào dân cư phân bố thưa thớt?
+ Sự phân bố dân cư không ềđu theo thời gian là do gia tăng cơ ớgi (chủ yếu) và gia tăng tự nhiên. GV chứng minh ngay ở nước ta: thời kỳ chiến tranh; thời kỳ phát động đi xây dựng vùng kinh tế mới; thời kỳ CNH - HĐH.
GV đặt câu hỏi: Vì sao nói nhân tố quyết định đến sự phân bố dân cư là phương thức sản xuất, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất?
Hoạt động 3: HS làm việc cá nhân
Bước 1: GV nêu khái nệi m quần cư và giải thích các điều kiện làm xuất hiện và phát triển mạng lưới điểm dân cư.
Bước 2: GV yêu cầ u HS đọc mục 2 và xác định nội dung kiến thức điền vào bảng sau:
thời gian (thể hiện ở sự thay đổi tỷ
trọng dân cư của các châu lục giai đoạn
1650 - 2000).
3. Các nhânốt ảnh hưởng tới sự
phân bố dân cư
- Các nhân tố tự nhiên: khí hậu, nước, địa hình, đất, khoáng sản.
- Các nhân tố kinh tế - xã hội: phương thức sản xuất. trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tính chất của nền kinh tế…
II. Các loại hình quần cư
1. Khái niệm
- Quần cư là một tập hợp của tất cả các điểm dân cư tồn tại trên một lãnh thổ nhất định.
- Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội
=> xuất hiện và phát triển các điểm dân cư.
2. Phân loại và đặc điểm
Căn cứ vào chức năng, mức độ tập trung dân cư, kiến trúc quy hoạch … => hai loại hình quần cư: nông thôn và thành thị (có thể kẻ bảng so sánh).
- Quần cư nông thôn: chức năng sản xuất nông nghiệp, phân tán trong không gian.
Đặc điểm
quần cư
Nông thôn
Thành thị
Chức năng sản
xuất
Tập trung dân cư
Vị trí địa lý kinh tế
Kiến trúc quy
hoạch
Bước 3:
- HS trình bày nội dung đã tìm hiểu.
- GV tóm tắt và chuẩn xác kiến thức.
- GV đặt câu hỏi: Quần cư nông thôn có hoàn toàn giống nhau không? Tại sao? Hãy so sánh quần cư của đồng bào người Kinh với đồng bào dân tộc thiểu số ở các huyện Định Hoá, Võ Nhai?
Chuyển ý: Chúng ta thường nghe nói đến “đô thị hoá”. Vậy đô thị hoá là gì? Đô thị hoá có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển kinh tế
- xã hội.
Hoạt động 4: HS làm việc theo cặp
Bước 1:
- Đọc mục 1 kết hợp với bảng số liệu về tỉ lệ dân cư thành thị và nông thôn, lược đồ tỉ lệ dân thành th ị thế giới, nêu đặc điểm của đô thị hoá và cho d ẫn chứng chứng minh.
- HS trao đổi theo cặp (5 - 7 phút)
Bước 2:
- HS trình bày kết quả làm việc.
- Quần cư thành thị: chức năng sản xuất phi nông nghiệp (công nghiệp - xây dựng, dịch vụ), quy mô dân số đông, mức độ tập trung dân số cao.
III. Đô thị hoá
1. Đặc điểm
- Dân cư thành thị có xu hướng tăng
- GV tóm tắt, chuẩn xác kiến thức và bổ sung
thêm một số kiến thức, số liệu để làm rõ đặc
nhanh: ừt
(2005).
13,6% (1990) đến 48%
điểm của đô thị hoá.
+ Thế giới: Hơn 50 thành phố có số dân trên 5
triệu người. Một số khu vực, châu lục có tỉ lệ
- Dân cư tập trung đ ông vào các thành phố lớn và cực lớn.
- Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.
dân thành
Ôtxtrâylia…)
ị thcao (Bắc Mỹ, Nam Mỹ,
+ Em có ếbti
thành phố Thái Nguyên của
chúng ta đang là thành ph ố loại mấy?
Bước 3:
- GV đặt câu hỏi: Từ các đặc điểm trên, em
nào có thể cho biết đô thị hoá là gì?
- GV hỏi thêm: Bằng sự hiểu biết của bản thân, hãy nêu những ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế - xã hội và môi
2. Khái niệm đô thị hoá
(SGK - Tr.95)
3. Ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát trểi n kinh tế - xã hội và môi trường
- Tích cực: góp phần đẩy nhanh tốc độ
trường (nhấn mạnh vấn đề môi trường)? Lấy ví dụ ở địa phương các em đang sinh sống để chứng minh.
Gợi ý: Tp.Thái Nguyênđang bị ô nhiễm bởi khói bụi công nghiệp do các nhà máy thải ra; nước sông Cầu đang bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi rác thải và nước thải của các khu công nghiệp và khu dân cư sống dọc theo sông chảy ra…
phát triển kinh tế, thay đổi lại phân bố dân cư…
- Tiêu cực: đô thị hoá không xuất phát
từ công nghiệp hoá, không phù hợp, cân đối với quá trình công nghiệp hoá
=> thiếu hụt lương thực, thiếu công ăn việc làm, điều kiện sinh hoạt chật trội, thiếu thốn, ô nhiễm môi trường (không khí, tiếng ồn, nước…)
Bài 12
SỰ PHÂN BỐ KHÍ ÁP. MỘT SỐ LOẠI GIÓ CHÍNH
I. Mục tiêu bài học
Sau bài học, HS cần:
- Biết được nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của khí áp, sự phân bố khí áp trên
Trái Đất. Chứng minh qua thực tế địa phương.
- Trình bày nguyên nhân sinh ra một số loại gió chính và sự tác động của chúng
trên bề mặt Trái Đất. Liên hệ với thực tế địa phương.
- Đọc, phân tích lược đồ, bản đồ, biểu đồ, hình vẽ về khí áp, gió.
II. Thiết bị dạy học
- Bản đồ khí áp và gió thế giới
- Bản đồ khí hậu Việt Nam
- Bản đồ khí hậu địa phương
III. Hoạt động dạy học
*Vào bài: GV hỏi HS “Ở lớp 6, các em đã được học về khí áp và gió. Em nào có thể cho biết khí áp là gì ? Trên Trái Đất có những đai khí áp và gió thường xuyên nào?”. Sau khi HS trả lời, GV dẫn dắt vào bài: Chúng ta học qua các loại gió Mậu dịch (Tín phong), Tây ôn đới, Đông cực. Nhưng ngay những nơi diễn ra sự hoạt động của các loại gió này (là nh ững loại gió được coi là ổn định và điều hoà nhất), vẫn có những khu vực có hoạt động xen kẽ của các loại gió khác như là gió mùa, các loại gió mang tính chất địa phương (gió đ ất, gió biển, gió fơn). Vậy nguyên nhân nào đã sinh ra các loại gió đó?
*Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động 1 : Cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc mục I SGK k ết hợp v ới kiến thức đã học ở lớp 6 THPT, để biết khái niệm khí áp, giải thích được nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi khí áp.
- GV chuẩn kiến thức :
+ Càng lên cao, không khí càng loãng, sức ép
nhỏ, khí áp giảm và ngược lại.
+ Nhiệt độ cao KK nở ra, tỉ trọng giảm đi, khí
áp giảm và ngược lại.
+ KK chứa nhiều hơi nước làm khí áp giảm bởi
I. Sự phân bố khí áp
1.Khái niệm khí áp
Khí áp là sức nén của không khí xuống
bề mặt Trái Đất.
2. Nguyên nhân thay đổi khí áp
- Khí thay đổi theo độ cao
- Khí áp thay đ ổi theo nhiệt độ
- Khí áp thay đổi theo độ ẩm
một lít hơi nước nhẹ hơn một lít không khí khô
(VD: vùng XĐ).
- GV có thể cung cấp thêm : Đơn vị thường được dùng để đo khí áp là mmHg. ở ĐKTC (vĩ
KK
độ tb, T0
là 00C), khí áp tb chẩun là 760
mmHg (thí nghệi m của nhà vật lý người ý - Tônixene).
- HS quan sát hình 12.1, 12.2 và 12.3 kết hợp
với kiến thức đã học, cho biết:
+ Trên bề mặt Trái Đất, khí áp được phân bố như thế nào ?
+ Các đai khí áp tấhp và khí áp cao từ xích đạo đến cực có liên tục không ? Tại sao ?
- GV chuẩn kiến thức kết hợp với chỉ bản đồ khí áp Thế giới. Chứng minh các đai khí áp không liên ụt c bằng cách đọc tên các trung tâm áp hoạt động mạnh trên thế giới:
+ Trung tâm áp cao: Bắc ĐTD (Axôrat ), Nam ĐTD, Bắc TBD (Haoai), Nam Thái Nam, ấn Độ Dương, Xibia …
+ Trung tâm áp th ấp: Alêut, Aixơlen, Iran...
- Sau khi chỉ bản đồ, GV hỏi thêm HS: VN chịu ảnh hưởng của các trung tâm áp nào?
Hoạt động 2 : Chia nhóm
Bước 1:
- GV sử dụng sơ đồ các đai gió để gợi ý và yêu cầu HS nhắc lại khái quát kiến thức cũ về khái niệm gió, nguyên nhân sinh ra gió, lực criôlit làm ệl ch hướng chuyển động của gió trên Trái Đất.
- GV nhấn mạnh : Các vành đai áp là nữhng trung tâm hoạt động điều khiển các hoạt động chung của khí quyển làm sinh ra các loại gió có tính chất vành đai như gió Mậu dịch, gió
3. Sự phân bố các đai khí áp trên
Trái Đất
- Các đai áp cao và áp tấhp phân bố xen kẽ và đối xứng nhau qua đai áp thấp xích đạo.
- Gồm: 1 đai áp thấp xích đạo, 2 đai áp cao cận chí tuyến (300B và 300N), 2 đai áp thấp ôn đới (60 0B và 600N), 2 áp cao ở cực Bắc và Nam.
- Các đai áp cao và áp thấp không giữ nguyên vị trí mà dịch chuyển theo mùa (theo sự dịch chuyển của Mặt Trời).
- Các đai khí áp không liênụtc mà bị chia cắt thành từng khu khí áp riêng biệt do sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương (trừ dải áp thấp ôn đới NBC).
II. Một số loại gió chính
1. Gió Tây ôn đới
- Thổi từ áp cao cận chí tuyến về áp
thấp ôn đới (vĩ độ 600).
- Thời gian hoạt động quanh năm
- Hướng gió: hướng tây là chủ yếu
- Tính chất của gió: độ ẩm rất cao,
thường mang theo mưa.
2. Gió Mậu dịch
- Thổi từ hai áp cao cận chí tuyến về đai áp thấp xích đạo.
Tây ôn đới, gió Đông cực v.v... Các loại gió này thổi quanh năm, có hướng gần như cố định nhưng tính chất lại khác nhau do nguồn gốc sinh ra chúng khác nhau.
Bước 2: Chia nhóm, HS làm việc theo nhóm.
- Nhóm 1: Gió Tây ôn đ ới và gió Mậu dịch
- Nhóm 2: Gió mùa
HS dựa vào kiến thức đã học, nội dung trong
SGK kết hợp với phân tích các hình 12.1, 12.2,
12.3 để trình bày các vấn đề sau đây:
+ Nguyên nhân hình thành
+ Phạm vi hoạt động
+ Hướng gió
+ Thời gian hoạt động
+ Tính chất của gió
Bước 3:
- Đại diện các nhóm dựa vào bản đồ khí áp và
gió Thế giới trình bày kết quả.
- GV chuẩn kiến thức, GV có thể hỏi thêm các
nhóm:
+ Nhóm 1: VN có chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch và gió Tây ôn đới không? Tại sao? Khu vực nào bị ảnh hưởng rõ nhất? Tại sao? (VN chỉ chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch vì nước ta nằm trong vùng nhiệt đới. Biểu hiện rõ nhất là từ đèo Hải Vân trở vào trong mùa đông, bởi ngoài bắc gió mùa ĐB hoạt động rất mạnh nên lấn át cả loại gió này)
+ Nhóm 2: Tỉnh Thái Nguyên chịu ảnh hưởng của những loại gió mùa nào? Tính chất và thời gian hoạt động của chúng?
Đó là: gió mùa ĐB - t/c khô lạnh, từ tháng XI -> IV; gió mùa ĐN- t/c ấm ẩm, từ tháng V -> X Hoạt động 3: Chia nhóm
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho các nhóm
- Thời gian hoạt động: quanh năm
- Hướng gió: Đông Bắc (BCB), Đông
Nam (BCN).
- Tính chất: khô, ít mưa.
3. Gió mùa
- Là loại gió thổi theo mùa, hướng gió hai mùa có chềi u ngược nhau với tính chất khác nhau.
- Thường có ở đới nóng (ấn độ, Đông Nam Á…) và một số nơi thuộc phía đông các ụl c địa có vĩ độ trung bình như Trung Qu ốc, LB Nga, Hoa Kỳ…
- Nguyên nhân hình thành: do sự nóng lên hoặc nguội đi không đều giữa lục địa và đại dương, làm xuất hiện các vùng khí áp cao và khí áp ấthp ở lục địa và địa dương.
- Có 2 loại gió mùa:
+ Hình thành từ sự chênh lệch về nhiệt độ và khí áp giữa lục địa và đại dương.
+ Hình thành từ sự chênh lệch về nhiệt độ và khí áp giữa BCB và BCN (vùng nhiệt đới).
4. Gió địa phương
a. Gió biển, gió đất
- Hình thành ở vùng bờ biển.
- Nhóm 1: Nghiên
ức u gió biển, gió đất. HS
- Thay đổi hướng theo ngày và đêm:
quan sát hình 12.4,đọc nội dung mục 4.a để
hoàn thành n ội dung sau:
+ Trình bày hoạt động của gió biển, gió đất
+ Giải thích nguyên nhân hình thành hai loại
gió này
- Nhóm 2: HS dựa vào hình 12.5 và kiến thức
trong mục 4.b để trình bày các nội dung sau:
+ Trình bày hoạt động của gió fơn
+ Nêu tính chất của gió ở hai sườn núi
+ Giải thích sự hình thành và tính chất của gió fơn.
Bước 2: GV chốt lại kiến thức và có thể hỏi
thêm HS:
- Gió biển và gió đất ở Việt Nam có ở khu vực
nào của nước ta?
- Nêu ví dụ những nơi có gió này ở Việt Nam? ở tỉnh Thái Nguyên, em có biết ngọn núi nào cũng gây ra hiện tượng fơn không? (Dãy Tam Đảo: lượng mưa sườn đông Tam Đảo lớn hơn sườn tây, ngược lại nhiệt độ lại nhỏ hơn do sườn đông ngăn gió mùa đông bắc và frông lạnh).
Ban ngày, gió từ biển thổi vào đất liền. Ban đêm, gió t ừ đất liền thổi ra biển.
b. Gió fơn
- Là loại gió khô nóng khi vượt qua núi
cao.
- Có sự khác biệt giữa hai sườn núi: sườn tây ấm ẩm, mưa nhiều >< sườn đông khô nóng, ít mưa.
- Nguyên nhân hình thành: càng lên cao nhệi t độ càng giảm 0,6 0C/100m, càng xuống thấp nhiệt độ càng giảm
10C/100m.
Bài 32
ĐỊA LÝ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP
I. Mục tiêu bài học
Sau bài học, HS cần:
- Hiểu và trình bày được vai trò, cơ cấu, tình hình sản xuất và phân bố của
ngành năng lư ợng, khai thác than, khai thác dầu và công nghiệp điện lực.
- Hiểu và trình bày được vai trò, tình hình sản xuất của ngành công nghiệp luyện
kim.
- Xác định được trên bản đồ những khu vực phân bố chủ yếu của dầu mỏ,
những nước khai thác than, sản xuất nhiều điện, thép trên thế giới. Liên hệ với thực tiễn
Việt Nam và địa phương.
- Nhận thức được tầm quan trọng của ngành năng lượng và luyện kim trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phát triển kinh tế của địa phương. Những thuận lợi và những hạn chế của 2 ngành này so với mặt bằng chung của thế giới.
II. Thiết bị dạy học
- Bản đồ công nghiệp thế giới, Việt Nam, địa phương.
- Bản đồ khoáng sản thế giới, Việt Nam, địa phương.
- Các hình ảnh minh hoạ về các ngành công nghiệp: năng lượng và luyện kim
trên thế giới, Việt Nam và địa phương.
III. Hoạt động dạy học
*Vào bài: Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu địa lý các ngành công nghiệp. Trước hết là ngành công nghiệp năng lượng, công nghiệp luyện kim, là những ngành kinh tế cơ bản và quan trọng làm tiền đề cho các ngành công nghiệp khác, đồng thời đóng góp rất lớn vào quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá của đất nước.
*Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
HS dựa vào SGK để nêu vai trò và cơ cấu của
ngành công nghi ệp năng lượng.
I. Công nghiệp năng lượng
1. Vai trò
Là ngành kinh tế quan trọng và cơ bản, nền sản xuất hiện đại chỉ phát triển được với sự tồn tại của cơ sở năng lượng, là tiền đề của tiến bộ khoa học - kỹ thuật.
2. Cơ cấu, tình hình sản xuát, phân bố
Gồm: Công nghiệp điện lực, khai thác than,
Hoạt động 2: Cặp/nhóm
Bước 1: HS kết hợp bảng hệ thống hoá kiến thức phần I với các hình 32.3 và 32.4 (SGK) để trả lời:
- Ngành công nghệi p khai thác than, khai thác dầu, công nghiệp điện lực có vai trò, trữ lượng, phân bố như thế nào?
- Xác định trên bản đồ khoáng sản và công nghiệp thế giới, các vùng và các nước có nhiều than, dầu mỏ và điện. Nhận xét sự phân bố đó có đặc điểm gì?
Bước 2: GV chuẩn kiến thức và cung cấp cho
học sinh một số kiến thức như:
*Sản lượng khai thác than:
- Trên thế giới:
+ Trung Quốc: 1357 triệu tấn
+ Hoa Kỳ: 992 triệu tấn
+ Ấn Độ, LB Nga, Pháp, Ôxtrâylia, Nam Phi
- Việt Nam: nhiều nhất ở Quảng Ninh (90%),
than Angtraxit.
- Thái Nguyên: GV đ ặt câu hỏi
Thái Nguyên nằm trong bể than nào? (Bể than Đông Bắc). Than được phân bố ở đâu? (Núi Hồng, Bá Sơn - Đại Từ, Làng Cẩm, Phấn Mễ, Khánh Hoà - Phú Lương).
*Trữ lượng dầu mỏ:
- Trên thế giới:
+ Trung Đông (65% tr ữ lượng của thế giới)
+ Bắc Mỹ 4,4%; Mỹ La Tinh 7,2%; Châu Phi
9,3%; LB Nga và Đông Âu 7,9%; Tây Âu 1,6%; Châu Á và Châu Đ ại Dương 4,5%
- Việt Nam đứng thức 31 trong 85 nước sản
xuất dầu khí (thềm lục địa phía nam).
-> Các nước xuất khẩu dầu mỏ lập thành một tổ
chức gọi tắt là OPEC.
khai thác dầu.
a. Khai thác than
- Vai trò:
+ Nguồn năng lượng truyền thống cơ bản
+ Nhiên liệu cho CN điện, luyện kim
+ Nguyên liệu cho CN hoá chất
- Trữ lượng: Khoảng 13.000 tỉ tấn (3/4 là than đá)
- Khai thác kho ảng 5 tỉ tấn/năm
- Nước khai thác nhiều là những nước có trữ lượng lớn như: Hoa Kỳ, LB Nga, Trung Quốc.
b. Khai thác d ầu
- Vai trò:
+ Nhiên liệu quan trọng “vàng đen”
+ Nguyên liệu cho CN hoá chất
- Trữ lượng: ước tính 400 - 500 tỉ tấn, chắc
chắn: 140 tỉ tấn
- Khai thác khoảng 3,8 tỉ tấn/năm
- Nước khai thác nhiều là các nước đang
phát trển thuộc khu vực Trung Đông, Bắc
*Công nghiệp điện lực: GV hỏi
- Các nước trên thế giới sử dụng những nguyên liệu nào để sản xuất điện? So sánh nguyên liệu sx điện của các nước phát triển và các nước đang phát tri ển?
- Hãy kể tên một số nhà máy sản xuất điện lớn ở nước ta?
- Thái Nguyên có nhà máy sản xuất điện không? Nó sử dụng nguyên liệu gì để sản xuất? (Nhà máy điện Cao Ngạn, trước kia dùng than cám loại 1 Quảng Ninh để sx, nay đã dùng than Thái Nguyên).
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
Bước 1: HS dựa vào hình 32.5 và kênh chữ SGK để lập bảng so sánh 2 ngành: luyện kim đen và luyện kim màu về: vai trò, đặc điểm kinh tế - kỹ thuật, phân bố của ngành công nghiệp luyện kim.
Bước 2: HS trả lời.
Phi, Mỹ La Tinh, Đông Nam á.
c. Công nghiệp điện lực
- Vai trò: cơ sở để phát triển nền công nghiệp
hiện đại, nâng cao đời sống, văn minh.
- Cơ cấu: n hiệt điện, thuỷ điện, điện nguyên
tử, điện tử năng lượng gió, mặt trời…
- Sản lượng: khoảng 15.000 tỉ KWh.
- Phân bố: chủ yếu ở các nước phát triển và các nước có công nghiệp hoá.
II. Công nghiệp luyện kim
GV kẻ bảng:
Công
nghiệp
Luyện kim đen
Luyện kim màu
Vai trò
- Hầu như tất cả các ngành kinh tế
đều sử dụng sản phẩm của ngành
luyện kim đen.
- Là cơ sở phát triển công nghiệp chế tạo máy, sản xuất công cụ lao động.
- Nguyên lệi u tạo sản phẩm tiêu
dùng.
- Cung cấp vật liệu cho xây dựng.
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế
tạo máy, chế tạo ô tô, máy bay…
- Phục vụ cho công nghiệp hoá học và các
ngành kinh t ế quốc dân khác.
- Kim loại màu quý hiếm phục vụ cho công
nghiệp điện tử, năng lượng nguyên tử.
Đặc điểm
kinh ết - kỹ thuật
Đòi hỏi quá trì nh công nghệ phức
tạp:
Phải sử dụng các biện pháp tổng hợp nhằm
rút tối đa các nguyên tố quý có trong quặng.
Phân bố
- Những nước sản xuất nhiều kim
loại đen là những nước phát triển
như: Nhật Bản, LB Nga, Hoa Kỳ…
- Những nước sản xuất nhều kim loại màu
trên thế giới là những nước công nghiệp phát
triển.
- Những nước có trữ lượng sắt hạn
chế thì chủ yếu nhập quặng ở các nước đang phát triển.
- Các nước đang phát triển có kim loại màu
nhưng chỉ là nơi cung cấp quặng như:
Braxin, Jamaica…
Bước 3: GV chuẩn hoá và bổ sung kiến thức
- Xác định trên bản đồ khoáng sản và công nghiệp thế giới, các nước khai thác và sản xuất nhiều quặng của thế giới? Nhận xét và giải thích sự khác biệt giữa các nước khai thác và các nước sản xuất kim loại?
- GV bổ sung kiến thức:
+ Luyện kim đen:
VN có nhiều tiềm năng để phát triển ngành công
nghiệp LK.
Thái Nguyên là một trong những tỉnh có nhiều
sắt của nước ta.
GV hỏi: Sắt có ở khu vực nào của tỉnh Thái
Nguyên? (Trại Cau - Đồng Hỷ).
-> Thái Nguyên đợưc mệnh danh là “thủ đô
gang thép” của cả nước.
+ Luyện kim màu:
VN có nhiều mỏ kim loại có giá trị.
GV hỏi: Em hãy kể tên một số mỏ KL màu ở tỉnh ta mà em bếi t? (kẽm, nhôm - Võ Nhai, đồng - Định Hoá, thiếc - Đại Từ, vàng - Đồng Hỷ).
PHIẾU KHẢO SÁT KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
Bài 12: Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính
Họ và tên:........................................................ Lớp:............................................ Trường:................................................. Giáo viên dạy:...................................... Thời gian làm bài: 10 phút
Câu 1: Nguyên nhân làm thay đổi khí áp gồm có những nguyên nhân gì?
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
............................................................................................................................. Câu 2: Loại gió nào thổi quanh năm, thường mang theo mưa?
A. Gió Đông cực B. Gió Tây ôn đới C. Gió Mậu dịch D. Gió mùa
Câu 3 : Gió mùa là loại gió thổi :
A. Thường xuyên, có mưa nhiều quanh năm
B. Thường xuyên, hướng gió hai mùa ngược nhau
C. Theo mùa, hướng gió hai mùa ngược nhau
D. Theo mùa, tính chất gió hai mùa như nhau
Câu 4: Có những loại gió mùa nào ảnh hưởng đến khí hậu tỉnh Thái Nguyên?
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
............................................................................................................................. Câu 5: Gió mùa khác với gió địa phương (gió biển, gió đất, gió fơn) ở những đặc điểm nào?
A. Nguyên nhân hình thành
B. Hướng gió
C. Phạm vi ảnh hưởng
D. Thời gian hoạt động
PHIẾU KHẢO SÁT KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
Bài 24: Phân bố dân cư. Các loại hình quần cư và đô thị hoá
Họ và tên:................................................................ Lớp:.................................... Trường:.................................................... Giáo viên dạy:................................... Thời gian làm bài: 10 phút
Câu 1: Khoanh tròn một ý mà các em cho là đúng nhất trong các câu sau:
a, Phân bố dân cư là sự sắp dân số một cách:
A. tự phát trên một lãnh thổ nhất định
B. tự giác trên một lãnh thổ nhất định
C. tự phát hoặc tự giác trên một lãnh thổ nhất định
D. tự phát hoặc tự giác trên một lãnh thổ nhất định, phù hợp với điều kiện
sống và các yêu cầu của xã hội
b, Nhân tố quyết định đến sự phân bố dân cư là: A. Điều kiện tự nhiên
B. Các dòng chuyển cư
C. Phương thức sản xuất
D. Lịch sử khai thác lãnh thổ
c, Quần cư nông thôn và quần cư thành thị có sự khác nhau cơ bản về:
A. Chức năng
B. Mức độ tập trung dân cư
C. Phong cảnh kiến trúc
D. Cả hai ý A và B
Câu 2: Đặc điểm của quá trình đô thị hoá là:
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
............................................................................................................................. Câu 3: Chứng minh ảnh hưởng tiêu cực của quá trình đô thị hoá đến môi trường qua thí dụ thành phố Thái Nguyên?
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
PHIẾU KHẢO SÁT KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
Bài 32: Địa lý các ngành công nghiệp
Họ và tên:................................................................ Lớp:.................................... Trường:..................................................... Giáo viên dạy:...................................
Thời gian làm bài: 10 phút
Câu 1: Khoanh tròn vào một ý mà các em cho là đúng nhất trong các câu sau:
a, Nước có nhiều than nhất của thế giới là:
A. Hoa Kỳ
B. Liên Bang Nga
C. Trung Quốc
D. Pháp
b, Khu vực tập trung dầu mỏ lớn nhất thế giới là:
A. Bắc Phi
B. Mỹ La Tinh C. Đông Nam Á D. Trung Đông
c, Các nước sản xuất nhiều điện của thế giới là: A. Các nước phát triển
B. Các nước đang phát triển
C. Các nước kém phát triển
D. Các nước công nghiệp hoá
Câu 2: Câu nói sau đúng hay sai ? Tại sao?
“Ngành luyện kim đen chỉ phát triển mạnh ở các nước có nhiều quặng sắt”
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
............................................................................................................................. Câu 3: Kể tên một số nhà máy sản xuất gang thép lớn của Thái Nguyên?
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tích hợp kiến thức địa lý địa phương vào dạy học địa lý lớp 10 trường THPT.doc