Tiến tới một triết học về hợp tác vì sự giải phóng con người
Vượt thời gian là một khả năng tuyệt vời của nhận thức. Khả năng vượt thời gian cho phép người ta có thể truy đuổi, suy ngẫm về tương lai, hay ít nhất là chuẩn bị tiền đề tâm lý để đi đến với nó. Và ngay cả những người hôm nay đã tìm ra công nghệ để đi đến tương lai, nếu trong quá trình tiến đến tương lai tiếp theo, tương lai cấp hai, vẫn khư khư giữ lấy bản đồ án của tương lai thứ nhất thì cũng sẽ trở thành kẻ bảo thủ trong giai đoạn thứ hai này. Cơ sở của công nghệ đi đến tương lai là tư duy không ngừng, lựa chọn không ngừng và loại bỏ không ngừng.
Nhưng tôi không nghĩ rằng phương thức đi đến tương lai chỉ được hình thành trong tương lai. Phương thức đi đến tương lai phụ thuộc vào trí tưởng tượng và năng lực nhận thức của con người hôm nay. Vì thế, văn hoá là nền tảng của mọi kế hoạch phát triển.
Văn hoá là quy trình của ứng xử, là tiêu chuẩn của ứng xử. Trong đó, nhận thức cũng là một trong các loại ứng xử. Trong cuộc sống người ta chỉ thể hiện hành vi của mình thông qua hành vi. Thông điệp của tôi trong quyển sách thật ra rất giản dị: Văn hoá chính là con người, nghiên cứu văn hoá là nghiên cứu tiêu chuẩn của con người. Các tiêu chuẩn của cuộc sống hôm nay được hình thành trong quá khứ nhưng con người phải xây dựng cả các giá trị cho tương lai. Vì vậy, chúng ta xây dựng cuộc sống hôm nay như thế nào để cho ngày mai con cháu của chúng ta có thành tựu để tổng kết.
Lịch sử phát triển của nhân loại nói chung và của các quốc gia nói riêng không có tính liên tục về mặt văn hoá. Chúng ta đã từng có một hệ tư tưởng đầy sức sống trong điều kiện chiến tranh, nhất là trong thời kỳ chiến tranh lạnh vừa qua. Đó là triết học của các mặt đối kháng. Nhưng trong thời bình người ta không thể tạo ra chiến tranh để có triết học. Nhiều người tiếp tục tư duy cũ, ra sức chuẩn bị cho những xung đột, nhiều người khác, ngược lại, sợ diễn biến hoà bình. Tôi cho rằng đó là những nỗi lo sợ không có cơ sở. Hoà bình đã trở thành tất yếu, đến mức sự chuẩn bị chiến tranh là điên rồ và không gì bào chữa được. Vì thế chúng ta phải di chuyển tâm lý con người từ đời sống chiến tranh sang đời sống hoà bình, tức phải cấu trúc tại đời sống tâm lý con người cho phù hợp với đời sống hoà bình. Mỗi người, mỗi tầng lớp đều bị mất mát quyền lợi sau một chu trình thay đổi đời sống chính trị. Nỗi sợ đó là nỗi sợ ích kỷ nên cũng không thể bào chữa được.
2 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2789 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiến tới một triết học về hợp tác vì sự giải phóng con người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiến tới một triết học về hợp tác vì sự giải phóng con người
Vượt thời gian là một khả năng tuyệt vời của nhận thức. Khả năng vượt thời gian cho phép người ta có thể truy đuổi, suy ngẫm về tương lai, hay ít nhất là chuẩn bị tiền đề tâm lý để đi đến với nó. Và ngay cả những người hôm nay đã tìm ra công nghệ để đi đến tương lai, nếu trong quá trình tiến đến tương lai tiếp theo, tương lai cấp hai, vẫn khư khư giữ lấy bản đồ án của tương lai thứ nhất thì cũng sẽ trở thành kẻ bảo thủ trong giai đoạn thứ hai này. Cơ sở của công nghệ đi đến tương lai là tư duy không ngừng, lựa chọn không ngừng và loại bỏ không ngừng.Nhưng tôi không nghĩ rằng phương thức đi đến tương lai chỉ được hình thành trong tương lai. Phương thức đi đến tương lai phụ thuộc vào trí tưởng tượng và năng lực nhận thức của con người hôm nay. Vì thế, văn hoá là nền tảng của mọi kế hoạch phát triển.Văn hoá là quy trình của ứng xử, là tiêu chuẩn của ứng xử. Trong đó, nhận thức cũng là một trong các loại ứng xử. Trong cuộc sống người ta chỉ thể hiện hành vi của mình thông qua hành vi. Thông điệp của tôi trong quyển sách thật ra rất giản dị: Văn hoá chính là con người, nghiên cứu văn hoá là nghiên cứu tiêu chuẩn của con người. Các tiêu chuẩn của cuộc sống hôm nay được hình thành trong quá khứ nhưng con người phải xây dựng cả các giá trị cho tương lai. Vì vậy, chúng ta xây dựng cuộc sống hôm nay như thế nào để cho ngày mai con cháu của chúng ta có thành tựu để tổng kết.Lịch sử phát triển của nhân loại nói chung và của các quốc gia nói riêng không có tính liên tục về mặt văn hoá. Chúng ta đã từng có một hệ tư tưởng đầy sức sống trong điều kiện chiến tranh, nhất là trong thời kỳ chiến tranh lạnh vừa qua. Đó là triết học của các mặt đối kháng. Nhưng trong thời bình người ta không thể tạo ra chiến tranh để có triết học. Nhiều người tiếp tục tư duy cũ, ra sức chuẩn bị cho những xung đột, nhiều người khác, ngược lại, sợ diễn biến hoà bình. Tôi cho rằng đó là những nỗi lo sợ không có cơ sở. Hoà bình đã trở thành tất yếu, đến mức sự chuẩn bị chiến tranh là điên rồ và không gì bào chữa được. Vì thế chúng ta phải di chuyển tâm lý con người từ đời sống chiến tranh sang đời sống hoà bình, tức phải cấu trúc tại đời sống tâm lý con người cho phù hợp với đời sống hoà bình. Mỗi người, mỗi tầng lớp đều bị mất mát quyền lợi sau một chu trình thay đổi đời sống chính trị. Nỗi sợ đó là nỗi sợ ích kỷ nên cũng không thể bào chữa được.Chúng ta phải xây dựng hệ thống tâm lý hoà bình. Trong chiến tranh, tôi là người tham gia chủ động: tôi xung phong đi bộ đội. Nội dung chủ nghĩa yêu nước Việt Nam vào thời đó buộc một người có lương tri phải hành động như vậy. Tôi rất tự hào về hành động của mình. Tôi đã từng nói chuyện với một số người Mỹ và họ cũng rất thích điều đó. Thế nhưng chủ nghĩa yêu nước của Việt Nam trong giai đoạn này không đòi hỏi tôi phải có thái độ xa lánh hay hằn học với quốc tế để chia cắt mình với nhân loại. Người Việt phải thay đổi thái độ để phù hợp với thời đại của chúng ta. Và trên thực tế người Việt đã thay đổi. Những điều vừa nói về Việt Nam cũng đúng cho đại đa số các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước thuộc thế giới thứ ba. Người Mêhicô, Indonexia, Phillipin, chẳng hạn. Họ đều còn mang nặng và đầy đủ các yếu tố dựa dẫm, quê mùa, hằn họe trước sự phát triển của người khác. Thời đại đã thay đổi và chúng ta phải thay đổi theo.Các nhà chính trị của các nước phát triển hãy nhận biết được hậu quả cực đoan của các hành vi của mình. Khi đó nhân loại mới có thể hợp tác với họ được. Còn giới trí thức phải đóng góp phần trí tuệ thực sự của mình, những trí tuệ bất vụ lợi, để tạo ra sự đúng đắn cho các giải pháp chính trị của xã hội.Các dân tộc đang phát triển cần dũng cảm nhận thức ra rằng mọi quyền lợi khu trú đều dẫn đến sự tàn sát lẫn nhau. Con người phải biết tìm ra lợi ích của chính mình trong giao lưu một cách rộng rãi. Bởi sự trao đổi toàn cầu sẽ tạo ra khả năng chống rủi ro toàn cầu. Vấn đề không phải là sự chênh lệch giàu nghèo mà là nâng mức sống tối thiểu của con người lên để làm cho con người được giải phóng ra khỏi những ràng buộc vật chất tối thiểu, để họ có những năng lực sáng tạo tự do hơn.Một trong những thành tựu vĩ đại nhất của thế kỷ XX là sự giải phóng về mặt chính trị của các dân tộc. Cho đến nay đại bộ phận các quốc gia đã giành được độc lập dân tộc. Nhưng đại bộ phận những quốc gia độc lập mới này đang vấp phải một vấn đề còn nan giải hơn gấp bội: họ luẩn quẩn trong đói nghèo và không tìm được con đường phát triển.Vấn đề là ở chỗ giải phóng dân tộc không đồng nghĩa với giải phóng về mặt chính trị. Một quốc gia được giải phóng về mặt chính trị chỉ khi nào nhân dân của nó được giải phóng về mặt chính trị. Nếu nhân dân không được giải phóng thì quốc gia được giải phóng hay không giải phóng là vô ích. Khi đó, những quốc gia được giải phóng khỏi chủ nghĩa thực dân lại rơi vào sự cầm tù của những định kiến chính trị. Và sự phát triển chỉ có thể có chừng nào nhân dân được giải phóng. Mọi sự phát triển đều bắt nguồn từ sự giải phóng nhân dân, giải phóng nguồn năng lực của con người. Còn hơn thế nữa, chúng ta có thể nói rằng phát triển, đó là sự giải phóng các năng lực của con người.Đó là con đường duy nhất để các dân tộc tiến lên.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tiến tới một triết học về hợp tác vì sự giải phóng con người.docx